Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Trước khi nói đến chống tham nhũng cần phải học " Văn hóa Từ chức" !

 Có hay không "văn hóa từ chức" ở Việt nam?

Trong một xã hội văn minh , khi người được giao trách nhiệm đã cố tình hay không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó thường tự nguyện xin từ chức. Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ở các nước có nền dân chủ thật sự. Ở Nhật, một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức nhưng trong mắt người dân không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức, để nhường chỗ cho người khác lên thay. Một ông bộ trưởng chỉ vì một câu nói hớ hênh chưa ảnh hưởng đến ai nhưng không hợp lý cũng phải từ chức vì cảm thấy xấu hổ. Quan chức luôn phải xin lỗi người dân một cách công khai vì những việc người dân phản ánh mà mình chưa làm tốt... Dù quan chức to lớn nhưng có những rắc rối liên quan, dính dáng đến tên tuổi mình một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ chức và công khai xin lỗi. Xã hội luôn không thiếu người tài, không có người này thì ắt sẽ có người khác, đừng biện minh rằng chỉ có tôi mới làm được, nếu ai làm được hơn tôi thì tôi sẽ xuống sau khi hết nhiệm kỳ hay về hưu. Như thế thì có vẻ là không ổn? Anh không rời ghế thì ai có thể lên mà làm việc anh đang làm? Khi không có chế tài khiến người có chức, có quyền phải sợ thật sự thì có gì đảm bảo cho sự phấn đấu và gìn giữ nghiêm chỉnh đạo đức của họ? Tháng 6 vừa qua Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ông đưa ra quyết định này sau khi xảy ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn này không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông Bryson ý thức khó hoàn thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần phải để cho những người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng trách của quốc gia.



Một sự từ chức đáng kính trọng.Cách đây vài năm, sau khi xảy ra một vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức.Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa.



Tại Hàn Quốc, cựu Ngoại trưởng Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi và quyết định từ chức sau khi bị tố cáo đã tuyển con gái vào một vị trí được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao....



Còn rất nhiều ví dụ về chuyện các quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức. Có thể kể đến Tổng thống Hungary Pal Schmitt (vì đạo văn), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Guttenberg (cũng vì đạo văn)


Bộ trưởng Guttenberg

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae (vì bị tố cáo tham nhũng), Bộ trưởng Công vụ Pháp Georges Tron (vì bê bối tình dục), nữ Ngoại trưởng Pháp Michele Alliot-Marie (vì đề nghị dập tắt cuộc nổi dậy ở Tunisia)



Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Vassilios Rapanos (vì sức khỏe), Phó Tổng thống Myanmar Tin Aung Myint Oo (cũng vì sức khỏe)
Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long (vì để thủ đô ngập lụt), Tổng thống Đức Horst Koehler (vì bình luận về vai trò quân sự của Đức trên thế giới), Bộ trưởng Phụ nữ-Gia đình và Cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul Jalil (vì dùng ngân sách tậu nhà, xe và du lịch)


Cảnh sát trưởng Hàn Quốc Cho Hyun-oh (chỉ vì cấp dưới khống đáp ứng cầu cứu của một phụ nữ trước khi bị sát hại !)

Tổng thống Ai Cập Hosni Hubarak (vì bị dân phản kháng), Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại -Công nghiệp Nhật Bản Yoshio Hachiro (vì phát biểu nhạy cảm với cư dân bị ảnh hưởng của khủng hoảng hạt nhân), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox (chỉ vì quan hệ với người bạn đã giả làm cố vấn Chính phủ)...




Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng dân thì vì lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người đã được tin tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng sự việc đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều nước.
 TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: : "Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc... Nước Việt ta từ xưa, các nhà nho, những người có tri thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều, như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều là do không đồng ý với quan điểm của vua. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức. Tôi cho rằng, từ chức là câu chuyện văn hóa hơn là pháp lý. Như vậy, "chế tài" ở đây chính là lương tri.. 
Cách đây ít năm Vụ trưởng Vụ Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo- TS. Nguyễn Kế Hào đã kiên quyết xin từ chức. Ông cho biết: " Tôi có thể tự tin khẳng định rằng những gì mình làm đều không vì một động cơ nào hết. Nếu nghĩ đến bản thân tôi đã không từ chức. Vì không thể nhắm mắt bỏ qua, chấp nhận được những sai sót của CTTH mới, tôi phải lên tiếng. Tôi cũng muốn kiến nghị như một người làm quản lý, một nhà khoa học, nhưng ý kiến không được để ý nên phải lựa chọn cách này, để mình được đứng về phía quyền lợi của hàng triệu học sinh, của phụ huynh mà phát biểu. Tôi cũng tin rằng khi đã nói để dân biết thì có thể thay đổi được vì dân trí bây giờ đã khác, cao hơn, xã hội dân chủ hơn, không dễ gì buộc người dân phải chấp nhận một sản phẩm chưa đạt. Không thể chỉ dùng những quyết định để biến mọi thứ thành chuyện đã rồi." Rất tiếc những người như TS Hào hoặc ở cương vì cao hơn TS Hào xin từ chức chỉ vì phản đối một cách làm sai còn quá ít. Trường hợp vì tự giác thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm , hoặc sai sót liên qua đến lĩnh vực mình quản lý lại càng quá ít, nghe nói hình như chỉ duy nhất có Bộ trưởng Lê Huy Ngọ (?) 
( còn tiếp)
Trích bài viết của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét