Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

THẦN MAY MẮN ĐÃ MỈM CƯỜI VỚI U23 UZBEKISTAN




Đã lâu lắm rồi mới được xem một trận bóng hào hùng đến như vậy. Cứ như xem một bộ phim Mỹ về các cầu thủ là tù nhân phải chiến chiến đấu với các cầu thủ phát xít Đức. Ở trận đấu này, thì ông trời đúng là "phát xít" đối với các cầu thủ U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan là những thiên thần . Sân bóng phủ đầy tuyết tưởng chừng như đó là sân bóng lơ lững giữa trời, mà các cầu thủ U23 Việt Nam chỉ là những người phàm mắt thịt.


Với cái lạnh đó, người ta chỉ có thể trùm áo ấm ở trong nhà nhất là các cầu thủ Việt Nam chưa một lần được cọ xát , nói chi đến việc phải phơi mình trong bộ đồ mong manh. Thế nhưng, các chàng trai U23 Việt Nam đã ngâm mình suốt 120 phút trong hầm băng tuyết và trình diễn với toàn thế giới không chỉ nghệ thuật Bóng đá Việt Nam mà cái chính là TÍnh cách Việt Nam : Kiên cường và Bất Khuất trước mọi thế lực, cho dù đó là " Ông Trời".
Thiết nghĩ, nếu trận chung kết U23 Châu Á không diễn ra tại Trung Quốc thì trong điều kiện thi đấu như thế này chắc chắn sẽ được hoãn trận đấu, không thì cũng sẽ được dời địa điểm thi đấu. Nhưng đó là Trung Quốc và các cầu thủ Việt Nam bị ép buộc phải chiến đấu trong điều kiện có thể " nguy hiểm " đến sức khỏe của mình.
Tôi thực sự khâm phục các chàng trai U23 Việt Nam và tự hào về họ. Họ đã khiến cho các Thiên thần Uzbekistan " sợ hãi" buộc phải nhiều lần phạm lỗi và nóng nảy, cáu giận.


Ba mươi giây cuối cùng của Hiệp phụ thứ 2, nếu Thần may mắn không mỉm cười với U23 Uzbekistan thì điều gì sẽ xảy ra trong loạt đá "luân lưu" ?( cho dù việc thay đổi người đổi người ở phút cuối cùng của trận đấu chứng tỏ tài năng của huấn luyện viên U23 Uzbekistan đánh đúng vào yếu huyệt khi mà sức lực của các cầu thủ U23 Việt Nam đã hoàn toàn cạn kiệt).


Bóng đá Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với tài năng của các cầu thủ U23.
Cú đá phạt ngoài vòng 16m của Quang Hải vào góc chết khung thành Uzbekistan thật là tuyệt vời. Đó là cú sút phạt của một cầu thủ đẳng cấp quốc tế.
Cho dù trong điều kiện thời tiết thuận lợi, U23 Việt Nam có thể thua U23 Uzbekistan đi nữa, cũng không phải là điều quan trọng.
Quan trọng là nền bóng đá Việt Nam với các chàng trai U23 đã thay đổi thực sự. Một nền bóng đá có thể chơi " sòng phẳng" với bất cứ đội bóng nào của Châu Á và có thể ghi bàn chiến thắng!

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

SÁU MƯƠI





Em hỏi tôi : sáu mươi tuổi anh sẽ đi đâu?
Tôi mỉm cười : Anh sẽ đến nơi em không thể đến
Em ngơ ngẩn nhìn bầu trời tư lự

Như hỏi tôi như hỏi chính mình :
- Sáu mươi tuổi em sẽ ở đâu?
Tôi bật cười:
- Sáu mươi em sẽ ở trong vùng đất lạnh!

Em quắc mắt nhìn tôi giận dữ
Mắng là tôi độc ác quá chừng
Tôi mỉm cười bảo em sao ngốc vậy
Bởi  sáu mươi đã hết đời người

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

DÂN CHỦ -CỘNG HÒA VÀ NƯỚC MỸ



Hầu hết người Mỹ và khắp nơi trên thế giới hiện nay đã bị thuyết phục rằng hệ thống chính phủ của Mỹ là một nền Dân chủ, cái tên nền Cộng hòa đã bị rơi vào quên lãng và trở nên khó hiểu. Sự khác biệt giữa 2 hệ thống chính trị này là căn bản để hiểu được chủ nghĩa biệt lệ Mỹ (Americanism) và tại sao nước Mỹ lại có một lịch sử thành công nhất thế giới.


Từ Dân chủ – Democracy – có nguồn gốc từ 2 chữ tiếng Hy Lạp: Demos – người dân và Kratin – cai trị, Dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ hay số đông cai trị. Điều này nghe thì rất hay, nhưng nếu số đông người dân muốn cướp lấy cơ sở kinh doanh, nhà cửa hay con em của một nhóm thiểu số thì sao? Quyền lực này rõ là cần phải có giới hạn. Thiếu sót của nền Dân chủ nằm ở chỗ số đông không bị kiềm chế. Trong nền Dân chủ, nếu có người thuyết phục được hơn một nửa số người dân muốn một điều gì đó, bất kể điều đó sai trái như thế nào, thì nó sẽ trở thành sự thực.
Khác với Dân chủ, từ Cộng hòa – Republic – đến từ 2 từ tiếng La-tinh: Res – điều, thứ và Pulica – của chung, công cộng. Hai từ gộp lại có nghĩa là điều của chung, trong nền Cộng hòa, điều của chung này chính là luật pháp. Một nền Cộng hòa thực sự là hình thức chính trị trong đó chính phủ bị giới hạn bởi luật và không can thiệp vào sự vụ của người dân. Những nhà lập quốc của nước Mỹ có một cơ hội kiến tạo hình thức chính phủ bắt đầu từ con số không. Họ hoàn toàn có thể lập chế độ Tập quyền, thực sự là có một số người đã muốn George Washington làm Vua. Nhưng những bài học từ lịch sử đã khiến họ lựa chọn cho người dân Mỹ một quốc gia cai trị bằng pháp luật trong một nền Cộng hòa, chứ không phải cai trị bằng số đông trong một nền Dân chủ. Tại sao lại như vậy?
Lấy ví dụ trong bối cảnh của miền Viễn Tây hoang dã: 40 chàng cao bồi đuổi một tên trộm có súng. Họ bắt được tên trộm và bỏ phiếu 40/1 để treo cổ hắn. Nền Dân chủ đã được áp dụng và chúng ta có ít hơn 1 người có thể bỏ phiếu. Bây giờ lấy cùng ví dụ này nhưng trong nền Cộng hòa, 40 cao bồi bắt được 1 tay súng. Cuộc bỏ phiếu được lập ra, kết quả 40/1 đồng ý treo cổ hắn ta. Nhưng cảnh sát trưởng đến và ông ta nói: “Các vị không thể giết ông ta, ông ta có quyền được xét xử công bằng trước một tòa án”. Do đó họ mang tên trộm về thị trấn, một Bồi thẩm đoàn từ công dân trong thị trấn được chọn ra, và họ được cho xem cả bằng chứng buộc tội cũng như lời bào chữa cho kẻ cầm súng, Bồi thẩm sẽ quyết định liệu hắn ta có bị treo cổ hay không. Quyết định của Bồi thẩm đoàn cũng không được đưa ra theo kiểu số đông quyết định. Tên trộm chỉ bị luận tội khi tất cả thành viên Bồi thẩm nói anh ta có tội, nếu không anh ta được tự do. Quyền của tay súng không do số đông chi phối, mà do pháp luật chi phối. Đây là cốt lõi của một nền Cộng hòa.
Những người nói Mỹ là nền dân chủ lớn nhất thế giới chưa bao giờ hiểu rõ lịch sử đất nước này. Thậm chí rất nhiều người Mỹ ngày nay sẽ ngạc nhiên khi biết rằng từ “Dân chủ – Democracy” không hề xuất hiện trong Tuyên ngôn Độc lập hoặc Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ, hoặc trong bất kỳ hiến pháp của toàn bộ 50 bang. Những nhà lập quốc đã làm mọi thứ họ có thể để người Mỹ không tồn tại một nền Dân chủ. James Maddison, người được biết đến như là “cha đẻ” của Hiến Pháp Mỹ đã viết trong bài viết số 10 của cuốn Liên Bang Thư Tập (The Federalist Papers: “… các nền Dân chủ đều đã tồn tại trong những tình cảnh hỗn loạn và bất hòa, đã được phát hiện là không phù hợp với an toàn cá nhân hay quyền tư hữu và nhìn chung đều chết yểu trong những cảnh tượng bạo lực tại thời điểm cái chết của nó”.
Alexander Hamilton đồng ý với quan sát này và ông khẳng định:
“Chúng ta là chính phủ Cộng hòa. Tự do thực sự không bao giờ được tìm thấy trong chế độ chuyên quyền hay trong sự cực đoan của một nền Dân chủ”.
Samuel Adams, một người ký tên trong Tuyên ngôn Độc lập nói: “Nền Dân chủ không bao giờ tồn tại lâu dài. Nó sẽ tự phí phạm, kiệt quệ và tự giết chính mình”. Những nhà khai quốc này có lý do khi xem lại quá khứ để nhìn vào cái xưng danh nền Dân chủ với một thái độ ghẻ lạnh. Bởi họ biết những nền Dân chủ sớm của Hy Lạp đã tạo ra những chính phủ với quy mô thừa thãi không thể tưởng tượng được. Trong tất cả các trường hợp, các chính phủ này đều tiêu vong cùng với cướp bóc, hỗn loạn, vô chính phủ và cuối cùng là sinh ra một chế độ độc quyền của thiểu số. Trong thời gian đó tại thành Athen, có một chính khách tên là Solon, người đã vận động tạo ra một cơ quan pháp luật cố định, không bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng hoang đường bất chợt của số đông. Trong khi Hy Lạp không bao giờ chọn dùng lời khuyên khôn ngoan đó, người La Mã đã học theo. Dựa theo ý tưởng của Solon, họ tạo ra 12 Cột trụ của Luật pháp La Mã và theo đó xây dựng một chính phủ Cộng hòa với quyền lực giới hạn và không can thiệp vào quyền tự do của cá nhân.


Nhà nước La Mã từng xây dựng được một nền Cộng hòa thịnh vượng.
Khi chính phủ giới hạn, người dân được tự do sản xuất với đảm bảo rằng họ được quyền giữ lại thành quả lao động của mình. Chẳng mấy chốc, La Mã trở nên giàu có và là sự ganh tị của thế giới. Nhưng qua thời gian, trong sự giàu sang của mình người La Mã lại quên mất cái giá của việc đảm bảo tự do do là gì, họ quên mất căn bản của tự do là phải giữ cho chính phủ ở một mức độ giới hạn phù hợp. Khi quyền lực của chính phủ càng lớn, tự do cá nhân càng thu hẹp. Khi người La Mã không đề phòng, những chính trị gia thèm khát quyền lực bắt đầu mở rộng vai trò của họ được quy định trong Hiến pháp La Mã. Một số người phát hiện ra rằng họ có thể bầu cho những chính trị gia để dùng quyền lực nhà nước để lấy tài sản từ người này chia cho người khác. Trợ cấp nông nghiệp được đưa ra, tiếp sau là các chương trình trợ cấp nhà ở và phúc lợi xã hội. Tăng thuế là không thể tránh được và nhà nước bắt đầu kiểm soát chặt chẽ khu vực tư nhân. Chẳng bao lâu sau những hộ sản xuất tại La Mã đã không còn đủ tiền trang trải, họ phá sản và gia nhập đội quân xin trợ cấp. Năng suất lao động sụt giảm, lương thực thiếu hụt và những băng nhóm bắt đầu tụ tập tràn ra đường phố yêu cầu chính phủ cung cấp bánh mỳ. Rất nhiều người đã đồng ý từ bỏ tự do lấy cái lợi trước mắt và cuối cùng cả hệ thống chính trị La Mã sụp đổ. La Mã đi từ một nền Cộng hòa tới Dân chủ và cuối cùng kết thúc là Tập quyền dưới chân Julius Caesar.


Chính vì thế Dân chủ cũng không phải là hình thức ổn định của một chính phủ, nó là sự chuyển tiếp lâu dài từ chính phủ giới hạn tới sự toàn trị của những kẻ độc tài tập quyền. Hiểu biết được điều này, người dân nước Mỹ chỉ có hai sự lựa chọn: Bảo vệ nền Cộng hòa hay cuối cùng sẽ phải sống dưới sự chuyên quyền của những kẻ đầu sỏ chính trị.


Nhật Minh/TrithucVN

Nhà văn và con đĩ










Chu Mộng Long: Chuyện thật. Một cuộc chat chit với người tự xưng là “con đĩ”. Xin được tường thuật lại thay cho trả nợ một yêu cầu giản dị của một con người bị đời xem là “con đĩ”.
Đêm qua có một ả gõ cửa Chu gia:
– Anh ơi…
Khi đang đọc hay viết trực tiếp trên FB, những cách gõ cửa như vậy thường hiện ra trong inbox. Quen biết thì tôi chat, lạ thì nhiều khi bỏ mặc, vì có lúc 2, 3 ô inbox hiện ra cùng lúc. Lần này liếc qua thấy dòng chữ “anh ơi…” hiện ra nhiều lần, có vẻ tha thiết và ngọt ngào như bưởi đường. Bưởi em ngọt thì cam anh cũng nỏ ai bì. Đành dừng viết, chat vài câu với em nó:
– Chào em… Rất tiếc là anh không nhiều thời gian để chat dài đâu đấy.
– Em biết anh đang bận chuyện mấy nhà văn. Em hỏi ngắn thôi – Nói vậy nhưng ả mừng quá, chộp lấy cơ hội và viết dài cả tràng – Em dốt văn nhưng đọc được hết những điều anh đã viết. Lẽ nào anh dành tâm sức cho nhà văn mà không dành được chút gì cho chúng em?
– Chúng em nào vậy? – Tôi trả lời nhanh.
– Không giấu gì anh, chúng em là những con đĩ – Bên kia trả lời thẳng ruột ngựa.
Tôi ngập ngừng một lát rồi trả lời:
– Con đĩ thì quan tâm đến chuyện nhà văn làm gì?
Phải thừa nhận tốc độ inbox của ả cực nhanh. Miệng mồm gái đĩ có khác:
– Nhà văn lớn thường quan tâm đến gái đĩ thì gái đĩ lớn cũng phải quan tâm đến nhà văn chứ ạ?
Tôi cũng hỏi nhanh:
– Có gái đĩ lớn và gái đĩ nhỏ nữa sao?
– Sao lại không? – Enter một câu, tôi chưa kịp trả lời, ả đã enter câu tiếp – Em tưởng anh phân biệt được nhà văn lớn và nhà văn nhỏ thì cũng phải phân biệt được gái đĩ lớn và gái đĩ nhỏ chứ ạ?
Tôi đáp:
– Nhà văn lớn xem chuyện bán nước cầu vinh là nhục. Nhà văn nhỏ, tức đê tiện, xem chuyện bán nước cầu vinh là vinh…
– Gái đĩ cũng vậy anh à – Ả tiếp lời ngay – Gái đĩ lớn xem chuyện bán trôn nuôi miệng là nhục. Gái đĩ nhỏ, tức đê tiện, xem chuyện bán trôn nuôi cả họ là vinh. Nhưng thưa anh, gái đĩ dẫu đê tiện cũng biết xấu hổ che mặt, che thân khi bị bắt. Còn nhà văn đê tiện thì lúc nào cũng tự hào phơi trần cái mặt, leo lẻo cái mồm trước công luận khi bị phát hiện… làm bậy.
Hay quá! Tôi từng nói chuyện với cả ngàn trí thức, lớn có nhỏ có, chưa bao giờ có cuộc chat thú vị như thế này. Tôi tiếp lời:
– Nguyễn Duy viết: Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng/ Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn. Tưởng hay nhưng chưa hay. Ông ấy hạ nhục bọn nhà văn đê tiện nhưng vẫn coi thường gái đĩ. Nay không ngờ chính gái đĩ đã khai sáng cho anh biết tầm cao thấp và nỗi vinh nhục ở đời.
Nàng chat tiếp:
– Gái đĩ lớn khi bị hiếp luôn thấy nhục nên chống trả quyết liệt. Gái đĩ đê tiện khi bị hiếp thường sung sướng ngửa lồw (xin lỗi anh em phải dùng chữ Buồi Hiền) cho hiếp thỏa thuê. Cho nên, anh đừng quá bận tâm khi thấy bọn nhà văn đê tiện vểnh mồm ngợi ca giặc cướp là anh hùng hảo hán. Em dám chắc với anh, cái đám nữ nhà văn rửng mỡ ấy đang mơ thổi kèn của cái thằng Thoát Hoan, nên chúng mới miêu tả thằng chả cứ như hotboy vậy!
Chat đến đây thì tôi thấy kinh quá, bèn kết thúc cho nhanh:
– Tóm lại là em cần gì ở anh? Anh không nhiều thời gian, cũng không nhiều tiền…
Ả cũng trả lời nhanh:
– Em không thuộc loại gái đĩ đê tiện moi tiền của anh đâu. Chỉ xin anh bỏ chút thời gian cho chúng em. Anh hãy viết một bài đòi sự công bằng cho gái đĩ. Rằng người ta hợp pháp hóa cho bọn nhà văn đê tiện hoạt động công khai, trong khi lại cấm triệt để tất cả các loại gái đĩ chúng em, bất luận là gái đĩ lớn hay gái đĩ nhỏ. Có bất công không?
Tôi nói, tôi hèn, tôi không dám viết ra điều yêu cầu giản dị nhưng rất nhạy cảm ấy. Nhưng tôi sẽ kể lại cuộc chat chit hiếm có này cho thiên hạ nghe.


Chu Mộng Long

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Diễn.






Lưu Trọng Văn


Một đất nước mà đi đâu, ở đâu cũng thấy con người diễn thì đất nước ấy đang bị hủy diệt bởi sự dối trá.
Gã không muốn và cảm thấy ê chề xấu hổ nếu đất nước của gã là một Sân khấu vĩ đại với chỉ các màn diễn.

Gã không muốn và cảm thấy tận cùng đớn đau khi những đứa trẻ của đất nước gã lớn lên chỉ thấy sự diễn dối trá để rồi tin đó là thật, đến khi thấy sự thật, bộ mặt thật thì gào lên phản ứng bảo đó là sự dối trá chứ không phải sự thật.
Có nhiều ông quan, ông chúa của đất nước gã trước ống kính diễn bộ mặt đau khổ khi gặp kẻ bần hàn nhưng liền sau đó tưng bừng nâng ly cùng nhồm nhoàm sơn hào hải vị với các quan địa phương nơi có những kẻ bần hàn ấy.
Một nhà báo ở một tờ báo lớn viết chân dung một thượng thư nổi tiếng bình...dị, rằng ngài thượng thư chủ động tiếp nhà báo tại quán vỉa hè. Nhà báo xúc động khi ngài thượng thư kia kêu nóng, tuột chân ra khỏi đôi giầy mòn gót, một chiếc tất rách lòi ngón chân cái của ngài.
Gã bật cười vì sự ngây ngô đến... ngớ ngẩn của nhà báo kia vì gã thừa biết ngài thượng thư này ăn chơi thế nào và liên quan thế nào tới các doanh nhân bị lên thớt.
Một tối, lâu rồi gã nhận cú điện thoại của một nàng, lúc ấy nàng đang giữ một vị trí cao tại QH và bây giờ nàng đang là một trong ba người đàn bà quyền uy của hệ thống. Nàng khen một quan thượng thư rất xông xáo, nơi nào thiên tai, lũ lụt đếu có mặt. Gã cười bảo, ông ta diễn đấy, em ơi! Gã kể cho nàng nghe, cánh truyền hình khi đi theo ngài ấy, lúc nào ống kính chĩa về ngài, ngài bèn xắn quần lội bùn, mặt co rúm lại đau khổ trước thiên tai, mất mát của người dân.
Sau đó?
Tiệc tùng.
Hãy tưởng tượng đi các bạn của gã, nếu không bị ra tòa thì ngài phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh có thể lúc này đang trên diễn đàn của tỉnh thuyết giảng về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về tình thương dân. Ngài sẽ to giọng lên án kẻ nào tham nhũng, ăn cắp của dân...
Diễn, và diễn. Đau khổ là các diễn viên đại tài đó diễn giỏi đến mức con cái họ cứ tin là thật và khi bố mình ra toà rồi vẫn đau đớn khóc thảm thương vì cho rằng bố mình bị oan.
Diễn.
Bao giờ ở đất nước của gã có một Đạo luật cấm diễn?

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

THỜI TIẾT LÀNG VĂN...



TRẦN ĐỨC TIẾN


Như thường lệ, thời tiết làng văn vào dịp cuối năm lại trở nên khắc nghiệt. Năm nay đặc biệt khắc nghiệt. Những cơn bão hình thành chủ yếu từ hai loại áp thấp: giải thưởng và kết nạp hội viên. Có cơn mang yếu tố nước ngoài (Hội Nhà văn Hà Nội). Có cơn gây nguy cơ chết người (Hội Nhà văn Sài Gòn). Thật đau lòng khi viết dòng này. Ở Hội Nhà văn trung ương thì… “mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh”, nhưng không hẳn đã đảm bảo cho sự bùng nổ sẽ không xảy ra, vì cho đến giờ này vẫn chưa công bố chính thức danh sách hội viên mới và tác phẩm đăng quang giải năm nay.

Nguyên nhân của những sôi sục bất ổn đó, nghĩ cho cùng, cũng chỉ vì cái danh hão.

Nghề văn có cao quý không? Có. Rất cao quý. Nhưng những nghề nghiệp lương thiện khác trong xã hội cũng cao quý không kém đâu ạ. Mình chúa ghét mấy tên nhà văn khụng khiệng, hoang tưởng, tự vơ véo cho mình những thiên chức cao siêu này nọ. Giá trị thực của con người không phải ở những cái nhãn mác vớ vẩn, mà tùy thuộc vào chất lượng công việc của anh ta. Lái xe hàng nghìn cây số an toàn, nấu được bữa cơm ngon cho chồng cho con, hoàn toàn không thua kém việc viết ra những trang văn hay. Tết năm nào mình đã từng kêu lên trong một bài báo: thật bất công, khi có những chiếc bánh chưng ngon lành bị mua bằng tiền nhuận bút của những bài thơ dở.

Thế mà các loại giải thưởng văn chương to nhỏ, cái thẻ nhà văn, cái danh hội viên hội nhà văn, vẫn tiếp tục làm cho nhiều kẻ chới với lên bờ xuống ruộng. Liệu có mấy ai trong số đó đủ tỉnh táo, đủ cảnh giác để vẩn lên nỗi nghi hoặc: mỗi giải thưởng có thể sẽ dìm anh sâu thêm một chút vào giấc ngủ, và giờ phút được ông chủ tịch hội trao cho cái thẻ nhà văn, chưa biết chừng cũng chính là giờ phút cáo chung cho cả sự nghiệp viết lách?

Một lần, cũng vào dịp kết nạp hội viên, mình đang ở Hà Nội. 4 giờ sáng. Chuông điện thoại réo. Choàng dậy nghe. Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ não nùng: “Chiều qua em đến khách sạn tìm anh nhưng không gặp. Em biết sáng nay bỏ phiếu. Năm nay mà em không được thì không còn mặt mũi nào nhìn các con các cháu nữa anh ơi. Anh làm ơn làm phúc…”. Mình rất kém khả năng chịu đựng nước mắt phụ nữ (dù chỉ nghe chứ không nhìn), bèn gạt đi: “Thôi thôi thôi thôi! Chị khỏi phải nói thêm nửa câu. Tôi chắc chắn sẽ bỏ cho chị một phiếu”.
Đặt máy xuống. Ngồi thần ra hồi lâu. Tuổi đã cao, “thi” đã trượt nhiều lần, bẽ bàng ê chề quá đủ, giờ phải viện cả con cả cháu ra nữa, thì có họa là gỗ đá mình mới đủ gan từ chối!

Thú thật là cho đến hôm nay, nhiều năm đã qua, mình vẫn chưa biết mặt người mẹ, người bà thi sĩ ấy. Chỉ biết bà ở Hà Nội, và ngoài chuyện làm thơ, bà còn có trình độ chuyên môn rất cao để hành một cái nghề rất đáng kính trọng khác. Cái năm với những cú điện thoại đáng nhớ nọ (chắc chắn không chỉ gọi cho riêng mình), bà đã trở thành hội viên Hội Nhà văn VN. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, tịnh không thấy thơ bà đăng báo hay in sách nữa.

Hỡi ơi! Danh hão! Danh hão! Liệu còn bao nhiêu người phải tiếp tục khốn khổ vì mày?

THI NHÂN VÀ THIỀN NHÂN




Nhụy Nguyên

Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng. Còn thơ thiền chính là lúc kẻ phàm phu nhón tay vốc được linh tự nơi chân như khi vọng tưởng bỗng nhiên chừng lặng.
Daisetz Teitaro Suzuki – người cố giải mã công án trong 3 tập Thiền luận nói rằng “Thông thường thiền sư cũng là thi sĩ”. Theo ông, “văn học Thiền hưng khởi từ thời Huệ Năng (638 – 713) và nay còn giữ đủ, vẫn đáng cho các nhà thông thái và người tìm chân lí bỏ công nghiên cứu”. Có khoảng 1.750 công án mà Thiền giả thường tham cứu như một hấp hực của hậu nhân học Phật. Công án thuộc hàng khó giải nhất có nội dung: “Ý chỉ của Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang Tàu là gì?” Riêng luận về cuộc Đông du của Tổ này, Suzuki đã dẫn ra nhiều lời giải của các thiền sư dưới dạng gần như thơ, ví như hai câu của Đại Đồng Tế đậm đầy thi hứng:

Ta nghe gió rì rào qua khóm
Biết bao ngàn ngọn trúc đong đưa.

Ở Nhật, nhiều thiền sư sáng tác thơ haiku. Thơ haiku là sản phẩm của tâm thiền, là thơ thiền đúng nghĩa. Suzuki thử dẫn bài thơ của Basho: “Một vũng lầy hiu hắt/ Một con ếch nhảy vào/ Và tiếng nước; ôi chao!”; và luận: “Đấy là cái tiếng thức tỉnh đạo lý của Phật giáo Thiền tông. Kinh nghiệm tự nó không thể tỏ bày bằng cách khác, thế nên bài thơ hài cú chỉ mô tả cơ duyên, không tâm tình, không biện giải”. Suzuki nhận xét chuẩn xác hồn cốt của thể loại haiku; đáng lưu ý là mấy chữ “không tâm tình, không biện giải”. Tuy nhiên ở bài thơ này, có thể do người dịch nên nó đã rơi vào “biện giải”. “Ôi chao!” là một dạng thán từ, tiếng reo, một cảm xúc ứ trào, thì chính “tâm tình”. Phật thuyết Kinh Viên Dung Thuần Khiết: “Cái không còn ý nghĩ phân biệt là cái không thể nắm bắt được. Vì sao? Bởi vì trạng thái không có ý nghĩ phân biệt, dù ngay cả tâm cũng đã không thể nắm bắt được, huống chi là những hoạt động tâm sở. Trạng thái tâm không nắm bắt được đó gọi là không thể nghĩ bàn”.

Một bài thơ khác:

Ngày ngày trên lá sen
Giọt sương rơi xuống
Nát tan hình hài

Ở đây tuyệt nhiên vắng bóng tâm tình và biện giải, nghĩa là hoàn toàn vắng cái “ngã”, cái “tôi” tác giả, chỉ có hình ảnh những giọt sương “nát tan hình hài” khi gieo xuống lá sen, trong sự cô đơn và nhẫn nhịn tuyệt vời! Hình ảnh cứ đeo bám, ám ảnh người đọc, nó khơi lòng từ bi, nó “mắc nợ” vào người đọc. Chính đó là tâm trạng của thể haiku; hay nói ngược lại, với bậc thoát lụy trần, tâm thanh tịnh mới gửi được cái vi diệu không sắc vào thể thơ kiệm lời bậc nhất này.

Có một câu chuyện thiền tường minh mối tương giao giữa thơ thiền và thiền thơ. Tiền thân của Tô Đông Pha vốn là Giới Diễn thiền sư, tu đến độ có thể tự tịch. Một hôm cùng với sư huynh Quang Huệ ngồi thiền; giữa thời, Giới Diễn bỗng khởi niệm ái sắc. Lúc xuất thiền sư huynh mới hỏi xéo “lúc nãy đệ nghĩ gì vậy”? Biết sư huynh đi guốc trong bụng, hổ thẹn quá Giới Diễn nhắm mắt tịch luôn. Quang Huệ tự vấn: “Bạn ta trong khi thiền định có niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch… lỗi ấy một phần do ở nơi ta”. Thế nên Quang Huệ cũng tịch mà đuổi theo hóa độ. Tô Đông Pha – hóa thân của sư Giới Diễn, sau này ông là nhà thơ trứ danh đời Tống. Cư sĩ Tô Đông Pha kết thân với nhiều nhà sư, trong đó có sư huynh của mình ở kiếp trước là thiền sư Phật Ấn. Một hôm để chứng tỏ công phu tu tập, ông làm một bài thơ tứ tuyệt; câu luận: Bát phong xuy bất động, (“Tám gió” tung hoành không lay động), ý nói tám ngọn gió thế gian không thể lay động được tâm ông. Tấm tắc ngâm ngợi suốt ngày, rồi họ Tô gửi lên chùa Kim Sơn cho thiền sư Phật Ấn. Sư xem xong phê dưới “đồ đánh rắm“, nhờ tiểu đồng mang trả lại. Tô Đông Pha thấp thỏm đợi chờ lời khen, ai dè…, liền nổi giận chèo thuyền bạt gió qua sông. Mới bước đến cổng chùa ông thấy dòng chữ treo sẵn: “Tám ngọn gió không lay chuyển được mi/ [Thế nhưng] một cái đánh rắm cũng đủ thổi mi sang đến bờ bên này”.

Mới hay tâm còn ngã chấp tiểu kiến, dẫu vi tế, thơ vắt ra không thể là thơ thiền, dẫu mỗi mỗi chữ đều khoác áo thiền. Đánh bóng chữ dán mác thơ thiền, đâu hay thơ thiền không dễ sinh từ trí mà chảy từ suối tâm. Cũng như nếu đem trí để soi Đạo chẳng những không thấy trời đêm ngàn sao mà dưới mặt nước (tâm) động kia vầng trăng cũng lấp lóa mờ nhòa. Xưa, sư Trí Bảo tự thấy mình dốt Đạo đã rời chùa tìm lối vượt thoát sanh tử. Cơ duyên gặp được thiền sư Đạo Huệ khai ngộ liền thốt lên chứng đạo ca:

Không nhờ gió cuốn mây trôi sạch
Đâu thấy trời xanh muôn dặm thu.

Khi thuyết pháp, Phật, Bồ tát và thiên nhân thường diễn ý thành kệ. Xuất khẩu thành kệ. Kệ ấy, ở mức độ mờ/nhòa nghĩa của ngôn ngữ, cũng xem là thơ. Bài Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông, theo tinh thần “thiền đạo”, nó là kệ nhưng bây giờ nghiễm nhiên thành một bài thơ. Kinh Thi có ba trăm bài; Bộ Hoa Nghiêm kinh nguyên khởi có hơn một trăm ngàn câu kệ; Trường Bộ Kinh được Giới lạc Mai Lạc Hồng chuyển thể thơ 3 tập với 1500 trang theo thể song thất lục bát; Cuốn luận về Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajna Paramita Çastra) của Bồ tát Long Thọ (tổ Thiền thứ 14 của Ấn Độ, cũng là vị tổ trong Tịnh độ tông) in ra làm 3 bản; trong đó con số ước lượng, một bản gồm hàng trăm ngàn câu kệ; Kinh Pháp Cú nhắc người đời: “Tụng trăm câu kệ vô nghĩa/ Chẳng bằng một câu Pháp cú”. Kinh này cũng được tác giả Tịnh Minh dịch thành Thi kệ pháp cú kinh. Thử tụng câu 85:

Xem trong đám nhân quần
Ít người đến bờ kia
Còn bao nhiêu người khác
Quanh quẩn tại bờ này

Nghe qua có vẻ bình dân, song ai bước vào rừng kinh điển mới thấu lý bờ này, bờ kia, bao nhiêu người, quanh quẩn… Người sáng tạo thơ thiền thường phải khắc khắc nghiền ngẫm, vật lộn cùng chữ nghĩa. Luôn luôn trong tình trạng “nghi án”; và lạ thay, lúc người ấy thả lỏng mình trở về trạng thái vô nghiệm thì thơ thiền phát lộ. Có một đệ tử của ngài Qui Sơn Linh Hựu là Linh Vân, loanh quanh bên đời mãi vẫn đường đạo mịt mù, một lần chợt thấy hoa đào mà ngộ; liền làm thơ: “Tự tùng nhất kiến đào hoa hậu/ Trực chí như kim bất cảnh nghi”. Hoặc như tổ Hoàng Bá từng viết bài kệ với hai câu kết:

Không chịu trời lạnh thấu xương
Hương thơm hoa mai sao tỏa!

Thiền sư Hư Vân thuyết về thành quả hành trì của người tu đã có nhắc: “Hoa mai nở bông vào mùa đông lạnh giá chớ không nở trong tiết xuân ấm áp, tràn đầy ánh nắng hồng. Hoa tâm khai nở không phải ở nơi vui buồn, thương ghét, hay đúng sai giữa mình và người”.

Thiền quan sách tấn chép về Mông Sơn Đức Dị (thuộc dòng Thiền của Ngũ Tổ Sơn Pháp Diễn) đã trải qua quá trình ngộ đạo hết sức gian nan. Ông ôm nghi tình chữ Vô hàng chục năm không khai tỏ, có đến hai năm ròng chỉ tu ngồi. Thỉnh giáo biết bao cao nhân, một lần gặp thầy Kỉnh, “thầy hỏi: “Ai đến đây?” Đáp: “Chẳng phải ta chẳng phải người”. Thầy bảo: “Chẳng phải ta chẳng phải người, thế là cái gì?” Đáp: “Đói thì ăn mệt thì ngủ”.

Đây là tinh thần thiền đạo của những bậc đã hòa vào cảnh giới an lạc tự tại. Chúng ta nhớ đến Cư trần lạc đạo của Phật hoàng. Ý này chúng ta cũng có thể tìm thấy trong cuộc hội thoại của gia đình cư sĩ cùng chứng quả Bàng Uẩn. Chồng: “Khó! Khó! Khó! Đem hạt mè để trên đỉnh cây thật khó”; Vợ: “Dễ! Dễ! Dễ! Ý Tổ sư trên trăm đầu ngọn cỏ”. Con gái Linh Chiếu: “Không khó cũng không dễ. Đói thì ăn. Mệt ngủ liền”. Hoặc như với Tế Công Hòa thượng: “Người bảo Ngài điên, Ngài chẳng điên/ Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền”. Trần Nhân Tông thấm đẫm diệu lý “tùy duyên” từ Thiền tông: Người tu đạo chân chính là “sống với mọi cơ duyên của cuộc sống trần gian này. Buổi sáng, y lặng lẽ thức dậy, vận y phục và ra ngoài làm việc. Khi muốn đi dạo, y liền đi dạo, khi muốn ngồi, y liền ngồi. Y không làm Phật, không nghĩ tưởng xa vời. Sao lại có thể thế? Cổ nhân nói, nếu bạn chuyên tâm tinh tấn cần cầu Phật quả, Phật của bạn thực tình là căn nguyên của luân hồi” (Tổ Lâm Tế). Lý này khiến rất nhiều người đời sau tưởng dễ nhảy vào, buông thả sống, khiến thân còn sống mà tâm đã bị đọa đày trong tầng tâm linh ngột ngạt, mờ mịt, bán rẻ tương lai tiêu xài vào cơn mộng lợi danh siêu thoát. Đạt đến tùy duyên là Nhìn thấu – Buông xả – Tự tại – Tùy duyên; nghĩa là hết thảy vật tài, thân quyến cho đến vọng tưởng, chấp ngã mê lầm đều không dính mắc. Cái lý này với đời chừng như ngược, với đạo là xuôi. Xuôi theo đạo ấy mới là việc khó, nhân thế mấy ai!

Mãn Giác thiền sư cũng là người sống kỹ trong Đạo và học kỹ ngón thiền của các Tổ. Bài thơ nổi tiếng của ông, hai câu đầu: “Xuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khai” (Xuân đi trăm hoa rụng/ Xuân đến trăm hoa nở), ta nhớ đến Sử Quảng Phúc Đam Chương trả lời một thiền tăng tham vấn về tâm pháp của Đạt Ma: “Xuân đến, cây cối trổ hoa” (Xuân lai hoa tự phát); “Thu đến, lá lay rơi rụng” (Thu chí diệp tiên điêu). Và hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”, cũng là trên tinh thần lời Phật (thuyết kệ trong kinh Lăng Nghiêm): “Vi vi, thì không sinh, không diệt – Chẳng thật hư hoa đốm hư không”. Hoa nở hoa tàn ấy là “hoa đốm hư không”, do vọng tưởng hư diệu tạo thành, thực tế nhành mai là sự bất diệt của vạn pháp, là tự tánh trọn đủ hạt giống trong khiết; mai rồi lại nở vào những xuân sau.

Đức Thích Ca bảo “chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng của Như Lai”. Kinh điển chính là Phật. Người Tu mức cao sẽ thấy những câu kinh ấy vốn sẵn nơi chân tâm. Bậc triệt ngộ thì cả Đại tạng kinh cũng phơi ra như báu vật bao nhiêu kiếp vùi trong vọng tưởng chấp trước. Kinh Lăng Nghiêm: “Nếu chuyển được vật, tức đồng Như Lai”. Tu lại để tạp niệm làm chủ tức vật chuyển mình, vật lôi kéo, giật dây thành rối. Chân như tức tâm chuyển cảnh. Lúc đó muôn hoa nước trời cùng vươn nở chào mừng nói chi vạn vật nhân gian. Mối tương ưng giữa Phật và chúng sanh, là chân tâm. Thủ kiến dễ khiến người đời “giương án” cho những thiền sư làm thơ (và pháp sư thuyết pháp) – điều mà xưa nay trong giới chân tu chưa hề bỏ ra nửa lời. Thiền nhân hoát ngộ đề thơ chính là thi nhân, còn thi nhân một phen lạc thăng hoa tiết ra thơ thiền cũng chưa thể gọi họ là thiền nhân được; dẫu Thơ và Thiền muốn viên mãn phải đánh đổi danh lợi giữ tâm ý sáng trưng như kẻ phong lưu bước trên băng mỏng vậy.

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Bạo hành trẻ em là gì?





Theo thống kê của UNICEF, hiện có trên 300 triệu trẻ em là nạn nhân của bạo hành và ngược đãi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 70 triệu trẻ em trai dưới 18 tuổi là nạn nhân của bạo lực tình dục, bóc lột sức lao động. Cùng với đó, khoảng 1,2 triệu em nhỏ trở thành “hàng hóa” buôn bán mỗi năm. Đây là một vấn nạn nhức nhối trên toàn cầu
Tại Việt Nam, khoảng 20% trẻ em gái và trẻ em trai 8 tuổi nói rằng các em bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu) trẻ em độ tuổi 5-17 được coi là lao động trẻ em. Trong đó có 7,8% làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.Theo UNICEF, trong giai đoạn 2011-2015 ở Việt Nam đã ghi nhận 5.300 vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, chủ yếu là trẻ em gái.Theo báo cáo của Bộ Công an, mỗi năm cả nước xảy ra 3.000-4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện.

Vậy bạo hành trẻ em là gì? Bạo hành trẻ em được hiểu là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục hay bằng lời nói đối với các em nhỏ, những người chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Bạo hành trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ các tổ chức ngoài xã hội, trong nhà trường cho đến ngay cả trong gia đình của các em.

Có nhiều hình thức bạo hành trẻ em, trong đó có bỏ bê, bạo hành tình cảm / bạo hành tâm lý, bạo hành thể chất; bạo hành tình dục…

Bỏ bê: Trường hợp cha mẹ hoặc người bảo lãnh không thể hiện sự quan tâm, giám sát, tình cảm hay những hỗ trợ cần thiết cho sức khỏe, sự an toàn hay hạnh phúc của trẻ em.

Bạo hành tình cảm/ Bạo hành tâm lý: Là khi cha mẹ hoặc người bảo lãnh làm hại đến sự phát triển về mặt tinh thần và xã hội, hoặc gây hậu quả nặng nề về mặt cảm xúc. Bạo hành tâm lý thường hay đi kèm với bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần.

Bạo hành thể chất: Là hành vi cố tình gây ra tổn thương trên cơ thể của trẻ em từ cha mẹ hoặc người bảo lãnh.

Bạo hành tình dục: Là quá trình trong đó một người trưởng thành hoặc đứa trẻ lớn hơn lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục để thỏa mạn dục vọng và ham muốn của mình. 90% tội phạm tình dục là người thân của các em hoặc người các em tin tưởng, trong đó bao gồm họ hàng, giáo viên, người trông trẻ, hoặc thành viên trong gia đình (30-40%).

xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:

a) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền trẻ em:

"Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự", "Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật" (theo Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định);
Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm (theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định). Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:
Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.
Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.
Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, những hành vi được liệt kê cụ thể như trên có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

b) Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định);
Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);
Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS quy định).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em, có thể được hiểu một cách chung nhất là sự xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao, xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em. Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm trẻ em thường được tiếp cận theo độ tuổi, theo đó, trẻ em được coi là người chưa đủ 16 tuổi.
1. Quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ luật hình sự 2015
Các tội phạm xâm hại tình dục được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 tại Chương XIV, gồm 07 điều luật từ Điều 141 đến Điều 147, trong đó có 05 điều quy định về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, so với Bộ luật hình sự 2009, tội phạm về xâm hại tình dục trẻ em đã tăng lên 01 điều. Cụ thể như sau:
1.1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, trước đây, Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm này tại Điều 112 - Tội hiếp dâm trẻ em. Quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 đã mô tả cụ thể hơn khái niệm “hiếp dâm trẻ em” cụ thể đó là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ” hoặc “giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.
Khung hình phạt cho hai hành vi này từ 07 đến 15 năm tù.Nếu bị xác định có tính chất loạn luân, làm nạn nhân có thai, phạm tội hai lần trở lên, có tổ chức, nhiều người hiếp một người, phạm tội với người dưới 10 tuổi, làm nạn nhân chết hoặc tự sát…, người phạm tội sẽ bị phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
1.2. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015, trước đây, Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm này tại Điều 114 - Tội cưỡng dâm trẻ em.So với Bộ luật Hình sự 1999, quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 2015 đã mô tả cụ thể hơn khái niệm “cưỡng dâm trẻ em” cụ thể đó là hành vi “dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”.
Khung hình phạt cho tội phạm này từ 05 đến 10 năm tù. Mức hình phạt sẽ tăng cao dần khi người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng nghiêm trọng như: làm nạn nhân có thai, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội… Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
1.3. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 145)
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 trước đây, Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm này tại Điều 115 - Tội giao cấu với trẻ em. Chủ thể phạm tội của tội này là người đủ 18 tuổi trở lên, có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Người phạm tội bị phạt sẽ bị phạt tù thấp nhất một năm, cao nhất 5 năm.
Nếu có thêm các hành vi nguy hiểm như: phạm tội hai lần trở lên, phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh, biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội… sẽ bị áp dụng khung hình phạt 3-15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.
Như vậy, so với Bộ luật hình sự 1999, ba tội phạm nêu trên đều được đổi tên nhằm cụ thể hóa hơn độ tuổi của nạn nhân. Đồng thời, đối với những tội phạm này ngoài hành vi giao cấu, Bộ luật hình sự 2015 còn bổ sung thêm cụm từ mô tả hành vi là“hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”, đây là một nội dung hoàn toàn mới so với Bộ luật hình sự 1999. Việc quy định bổ sung hành vi này để phù hợp hơn với tình hình xã hội phức tạp hiện nay, tuy nhiên, việc không quy định cụ thể như thế nào là “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” thì cũng rất khó khăn trong quá trình áp dụng các điều luật này trên thực tế.
1.4. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146)
Trước đây, Bộ luật hình sự 1999 quy định tội phạm này tại Điều 116 - Tội dâm ô đối với trẻ em. So với Bộ luật hình sự 1999 tội dâm ô đối với trẻ em đã được đổi tên thành Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhằm cụ thể hóa độ tuổi của nạn nhân. Theo đó, tội phạm này được mô tả cụ thể là “hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”.
Khung hình phạt cho tội phạm này từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này đến 12 năm, kèm theo hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong 1-5 năm.
1.5. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147)
Đây là một tội phạm được bổ sung hoàn toàn mới so với quy định tại Bộ luật hình sự 1999 nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi phạm tội ở mọi cấp độ, Điều 147 xác định hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thể hiện ở các dấu hiệu: lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Trong xã hội hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều hình thức khiêu dâm thiếu lành mạnh, đặc biệt xuất hiện cả hiện tượng sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm này, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lý lành mạnh cho trẻ sau này, đây là một hành vi nguy hiểm, gây hậu quả xấu cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội. Trước đây, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định về tội dâm ô đối với trẻ em, tuy nhiên, tội phạm này không bao gồm hành vi sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm.Chính vì vậy, việc bổ sung thêm tội phạm này trong Bộ luật hình sự 2015 là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm tình dục trẻ em.
Khung hình phạt cho tội phạm này mức án từ 06 tháng đến 03 năm. Tương tự như các tội trên, người phạm tội cũng sẽ phải chịu khung hình phạt mở rộng đến 12 năm nếu có thêm các tình tiết tăng nặng. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

HÃY CHUẨN BỊ CHO MỘT SỰ TAN RÃ




Lê Tâm Minh



Ảnh minh họa

Đề tài nầy nghe có vẻ như không hề thích hợp với thế giới mà chúng ta đang sống. Hai chữ “tan rã” nói lên một sự tuyệt vọng khủng khiếp của một cái chết giữa một thế giới sinh động, đáng yêu và đầy sáng tạo hứa hẹn. Ai cũng sợ chết và muốn được hiện hữu vĩnh viễn. Thế mà thần chết không hề tha sót người nào. Vì vậy, từ ngữ “tan rã” được hiểu đầu tiên là tan rã thân xác. Ôi ! chuyện đó còn lâu lắm, biết tới nó làm gì ? Trên đời nầy còn rất nhiều chuyện để làm mà ! Thế rồi, lớn lên học hành, bon chen, đi làm, lập gia đình, làm lụng cực nhọckiếm cơm, sinh con, nuôi con , v.v…, toan tính đủ thứ, tranh dành, chụp giựt, tưởng chừng như mình sẽ không bao giờ chết. Làm như thế để tự cảm thấy mình hiện hữu hay sao, để rồi đùng một cái, một cơn bệnh trổ ra, bị thần chết rước đi trong đau khổ luyến tiếc ?

1) Diệt thuyết và Thường thuyết:

Ai có suy nghĩ thâm sâu, đều không vừa ý một cuộc đời như vậy, huống chi nó lại sẽ kết thúc một cách bất ngờ đau đớn nữa: cái chết ! Tất cả chỉ là một con số không. Nghĩ như vậy và ôm ấp điều nầy ắt rơi vào chủ nghĩa hư vô (Nihilism). “ Khốn thay cho kẻ nào ôm giữ sa mạc, vì sa mạc lớn dần”. Đó là câu nói của nhân vật tưởng tượng Zarathustra trong tác phẩm “ Zarathustra đã nói như thế ” ( Ansi parlait Zarathustra, Thus spoke Zarathustra) của triết gia Đức Nietzsche, ám chỉ rằng con người là những con lạc đà ngu si, bị chất lên lưng đầy những đảm đang gánh vác đi trong sa mạc, để rồi kết cuộc cũng chẳng được gì ngoài việc tiếp tục cái nghiệp phi lý nầy một cách vô tận.

Thật ra, hư vô chủ nghĩa không phải đầu tiên phát xuất từ triết gia Tây phuơng nầy, mà hẳn đã có từ lâu đời trong một vài trường phái tôn giáo của Ấn Độ trước thời đức Phật Thích Ca, gọi là Diệt thuyết. Chết là hết. Cái chết xóa sổ tất cả, chấm dứt tất cả. Tất cả đi vào hư vô, vào một con số không to tướng trong đó mọi giá trị đều sụp đổ và không còn gì để nói thêm nữa. Như là một nỗi tuyệt vọng não nùng, Diệt thuyết nầy dễ dàng làm mồi cho thuyết hiện sinh kiểu duy vật hoặc chủ nghĩa vô thần. Cả hai chủ thuyết nầy có thể làm nơi nương tựa cho những kẻ vô đạo bất nhân: không nhân, không quả, không tội, không phước. Tương tự Diệt thuyết cổ xưa nầy, một kiểu Diệt thuyết mới ngày nay lại xuất hiện, tự xưng là “Phật giáo”, quan niệm rằng chuyển biến của tâm tư từ sát na nầy sang sát na khác chính là luân hồi, và ngoài ra không có kiếp sau nào hết, chết là hết. [ Quí vị có thể tham khảo Tà kiến nầy đã được tôi nêu ra ở bài viết “ Thoát khỏi luân hồi” trong Đặc san Hiện Thực số 40/2017]. Ngược lại với Diệt thuyết là Thường thuyết, chủ trương rằng con người có một cái bản ngã thường hằng, đó là linh hồn bất tử, là tự ngã (Atman) hay Tiểu ngã, sống hòa hợp với Đại Ngã (Brahman) cũa vũ trụ. Cả hai Tiểu Ngã và Đại Ngã nầy đều bất biến và trường tồn vĩnh cữu. Đại Ngã của vũ trụ được xem là bản thểcủa muôn loài, hay là Thượng Đế, v.v... Để điều hành vũ trụ, Thượng Đế nầy lại có 3 ngôi: Sáng tạo(thần Brahman), Huỷ diệt (thần Shiva) và Bảo tồn (thần Vishnu). Khác hơn thế, người theo chủ thuyết Duy vật, tuy không tin có linh hồn, nhưng tin vào một Qui luật tự nhiên của vật chất. Qui luật nầy thường hằng bất biến, chi phối và điều hành thế giới vật chất của họ. Ngoài ra, tất cả những triết thuyết nào trên thế giới, bất kể là triết đông hay triết tây, chủ trương thế giới hay vũ trụ và con người có một bản thểthường hằng bất biến, bất kể là lấy tên gì (chẳng hạn như Đại Ngã Bà La Môn hay Thượng đế, v.v.), đều là những loại Thường thuyết. Những lý luận của Thường thuyết xem như khá hữu lý và có tính cáchthuyết phục hơn Diệt thuyết. Tuy nhiên, ngày xưa, khi bị chất vấn để dò hỏi về chân lý của ngoại đạo, trong tháI độ lặng thinh, đức Phật không trả lời chi cả. Sau nầy, các đệ tử của ngài hiểu rằng ngài đã bác bỏ cả hai, Diệt thuyết lẫn Thường thuyết vào thời đó.

Gần đây, ý niệm về Big Bang (tiếng nổ lớn) là nguyên nhân tạo thành vũ trụ đã làm lung lay niềm tincủa con người vào một đấng Sáng Tạo. Nếu thế giới có bản chất thường hằng hay một bản thể bất biếnnào đó, sao lại không ở lì như vậy mà lại phát ra tiếng nổ Big Bang ? Như vậy trong 2 thời kỳ tiền Big Bang và hậu Big Bang, cái nào là thường hằng bất biến ? Rõ là mâu thuẫn phi lý khi gán cho vũ trụ có một bản thể thường hằng bất biến. Nhưng khoa học vẫn là sự thật không thể chối cãi. Ngược lại với hiện hữu độc lập là hiện hữu trong thế tương quan gồm tương liên, tương tác và tương tạo giữa mọi sự vật, trong đó mọi cái gọi là bản chất hay bản thể nào đó đều phải tan biến đi không còn gì nữa. Hiện hữu trong thế tương quan là giáo lý cốt lõi của đức Phật Thich Ca với tên gọi là thuyết Duyên khởi( Pratyasamutpada). Theo thuyết nầy, không có sự hiện hữu nào độc lập, hiện hữu độc lập là một điềukhông tưởng, và do đó, không có một hữu thể nào là bản thể thường hằng bất biến. Thử suy nghĩ về 2 điểm:

1) Nếu thế gian nầy có một bản thể thường hằng bất biến thì nó phải hiện hữu độc lập. Bất kể là có con người hay không có con người, nó vẫn là thế ấy và không bị ảnh hưởng. Nó không có liên quan gì đến con người thì làm sao con người có thể hội nhập được vào nó để nhận lấy nó là bản thể của chính mình ? Tính bất khả tới gần nầy (the inaccessibility) của hữu thể ấy có thể ví như đi du lịch vào một quốc gia mà không thể mua vé, không thể có hộ chiếu và giấy thông hành, do là không có liên quan gì, thì làm sao vào được ? Nếu bản thể thường hằng nầy là thật có (thí dụ như Thượng đế, Đại Ngã hay Qui luật, v.v..) thì mọi sự tu hành, thiền tập hay hành thiện đều vô nghĩa vì không thể tới gần được những thực thể được gọi là cao cả ấy. Trong đạo Phật, nếu gọi chúng là những thực thể thì không đúng, phải nên gọi là “ảo thể” vì chúng vốn không có thật. Hướng về chúng là chạy theo ảo tưởng của chính mình, dĩ nhiên cũng có thể có ích lợi cho mọi người nếu ảo tưởng đó là thiện hoặc cũng có thể gây ác hại nếu ảo tưởng đó là ác, nhưng tuyệt nhiên không thể nào có giác ngộ giải thoát, cái mà người theo chủ thuyết Thường thuyết nầy gọi là “ nhập vào bản thể” hay “đường vào bản thể “ hay “đắc đạo”, v.v….

2) Còn nếu cho rằng thế gian hay vũ trụ hàm chứa luôn con người trong đó thì cái bản thể bất biếnthường hằng ấy của thế gian ở đâu không thấy, mà chỉ thấy sanh lão bệnh tử, một sự vô thường trơ tráo. Nếu bản chất nào là thường hằng thì ác là vẫn luôn là ác, không thể tu hành đắc đạo được, còn thiện là vốn thiện, không cần phải tu hành chi cả. Ác cũng không đáng trách, thiện cũng không đáng hoan nghênh, phi lý không ?

Tất cả những điều phi lý nầy cho chúng ta thấy rằng : bản thể thường hằng bất biến là một điều không tưởng, là một sản phẩm của trí tưởng tượng . Lý thuyết về Thường thuyết nầy trong kinh Phạm Võnggọi là Thường trú luận, một loại vọng tưởng về quá khứ, là một tà kiến với 4 luận chấp trong số 62 món tà kiến mà đức Phật đã giảng dạy.(Xem Trường Bộ Kinh- Kinh Phạm Võng- Digha-Nikaya- Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali). Với Thường thuyết nầy, ý niệm về linh hồn, về Thượng đế, hoặc về Qui luật được thành lập. Nhưng trong giáo lý đạo Phật, chúng ta luôn hiểu rằng: 1) Không có một linh hồn nào như vậy 2) Không có một Thượng đế nào như vậy và 3) Không có một qui luật nào như vậy.

Linh hồn: đức Phật thay thế chữ linh hồn bằng từ ngữ “thân trung ấm” để tránh hiểu lầm đó là một cái gì cố định và có bản chất hay tự tính. Thân trung ấm là một tập hợp, là một loại uẩn (skandha) không có tự tánh cố hữu, luôn thay đổi (thí dụ như khi thiện, khi ác)

Thượng đế: con người lọt vào ý niệm tôn thờ một “Thượng đế” khi chủ trương một phần thường trú luận và một phần vô thường luận, cho rằng: bản ngã và thế giới là thường hằng đối với một hạng hữu tình (Thượng đế, Hóa sanh chủ, Sáng tạo chủ) và vô thường đối với hạng hữu tình khác (chúng sanhđến sau trong thế giới ấy). Người tới sau trong thế giới nầy tưởng lầm rằng người tới trước sanh ra mình. Người tới trước do cô độc ban đầu, ước nguyện muốn có nhiều người tới ở chung; ước nguyệnđược thành tựu bèn vọng tưởng rằng chính mình sanh ra những kẻ tới sau. Đây là những vọng tưởngvề quá khứ của cả 2 loại hữu tình nói trên. Vọng tưỏng nầy là vô minh, là một tà kiến . Do vì nhờ có tu nên thấy biết được một đời quá khứ, chứ không thấy biết được nhiều đời trước nữa. Tà kiến nầy cũng được phân biệt thành 4 loại luận chấp trong số 62 món tà kiến mà đức Phật đã giảng dạy (Xem Trường Bộ Kinh- trang 17 kinh Phạm Võng, Thượng Tọa Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali).

Qui luật: thuyết vô thường đánh ngã tất cả những gì được gọi là thường hằng. Vì vậy không có qui luật nào cố định được xem như là bản thể.

2) Thuyết Duyên khởi và Tính Không:

Cả 3 ý niệm trên về linh hồn, Thượng đế và Qui luật đều trở thành phi lý trước thuyết Duyên khởi ( Pratityasamutpada= Dependent Origination) của đức Phật Thích Ca. Thuyết đó là: các pháp trên thế gian đều hiện hữu trong thế tương quan (tương liên, tương tác và tương tạo= interdependence, conditioning co-production), nên không có sự hiện hữu nào độc lập. Lý vô thường ( Impermanence) xuất hiện từ đây: sự vật luôn thay đổi nên không có bản chất bất biến, không có tự tính, đây là lý Vô ngã. Sự thay đổi tương tục nối tiếp nhau trong dòng thời gian tạo ra lý Nhân quả ( Theory of Cause and Effect= Karma). Từ lý Vô thường, con người có sinh lão bệnh tử. Từ Sinh Tử và Nhân quả, thuyết Luân hồiđược thành lập. Vì pháp thế gian biến đổi vô thường tương tục từ vô thủy đến vô chung, nên nó không có chơn tướng riêng, và do vậy cũng không có tên gọi nào cho xứng về phương diện tuyệt đối, đây gọi là vong thân danh từ, tức là Tính Không về đối tượng. Thuyết Nhị đế xác định tên gọi tương đối theo qui ước thế gian (thí dụ cái bàn, cái ghế,v.v…). Đó là Tục đế, còn tên gọi tuyệt đối thì bị vong thân, trở thành không tên trong Chân đế. Tính Không về chủ thể (người quan sát) là Tâm Không. Người chứng được Tính Không là người có Tâm Không (tâm rỗng rang trước đối vật), thấy được Tướng Không của sự vật ( “Thị chư pháp Không tướng” trong Bát Nhã Tâm Kinh), thấy sự vật là vô tướng. Đó là người đã dứt bặt Tham Sân Si.



So sánh Tính Không trong Hư vô chủ nghĩa và Tính Không trong Phật giáo, chúng ta thấy có một khác biệt lớn lao, đó là lý Nhân quả. Hư vô chủ nghĩa khơi dậy một nỗi tuyệt vọng tận đáy lòng khi mọi giá trịvề hành vi hay đạo đức đều bị sụp đổ trong ý niệm rằng: không nhân không quả, không tội không phước, chết là hết. Ngược lại, lý nhân quả trong đạo Phật dựng lại cho con người mọi ý nghĩa sáng tạocủa cuộc sống, một niềm tin về mọi giá trị của những hành vi của mình. Lại có thêm thuyết luân hồi, báo tin mừng cho mọi người biết rằng chúng ta không bao giờ chết, mà chỉ chuyển sang một thân thể khác ở kiếp sau, tuy không có một linh hồn được hiểu sai theo quan niệm thường kiến của mọi người.

3) Phật giáo có phải là vô thần không ?

Đạo Phật không tin vào một bản thể thường hằng bất biến, hay một Thượng đế siêu phàm vĩnh cữu. Điều nầy dẫn tới sự hiểu lầm hoặc nghi vấn rằng: đạo Phật là vô thần ? Sự thật là không. Chẳng hạn như Tông phái Tịnh độ Tông tuy tin rằng đức Phật A Di Đà là vô lượng thọ, là hiện hữu lâu dài không tính đếm nổi, nhưng không có nghĩa là đức Phật nầy hiện hữu vĩnh cữu, nghĩa là đến một thời điểm nào đó cũng sẽ lui mất. Lui mất đi rồi thì đi đâu và làm gì, ở đâu ? Chỉ có Phật với Phật mới biết. Phàm phu chưa giác ngộ như chúng ta chỉ có thể ước lượng rằng ngài biến thành một vị Phật khác ở một cõi Phậtkhác do một nguyện lực mới phát khởi tự chính ngài, và điều nầy không tạo ra do một bản chất bất biếncố hữu nào hết. Phật tánh là một cái gì sinh động, biến thiên không dừng nghỉ, chứ không phải là chết cứng, cố đặc theo một công thức hay qui luật nào hết, nghĩa là hoàn toàn sáng tạo. Vì vậy thuyết Vô ngã của đức Phật chi phối luôn cả Phật tính và Niết Bàn: hai thứ nầy cũng đều thiếu vắng tự tánh. Đối với người phàm phu như chúng ta, khi cái chết đến, thân xác tan rã biến thành một dạng năng lượng có ý thức gọi là trung ấm thân trước khi nhập thai hoặc sanh vào một thân xác mới, hữu hình hoặc vô hình trong 6 nẻo luân hồi: trời, người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, hoặc nếu có tu, đắc quả Vô Sanh thành A La Hán. Thuyết Duyên khởi trong ý nghĩa sự tương liên, tương tác và tương tạo giữa các chúng sinh hữu hình và vô hình, làm thành thuyết cứu độ của các vị Phật đã thành và của các vị Bồ tát, đối với các chúng sanh khác đang trên con đường tu tập. Đây là điều rõ ràng rằng đạo Phật không phải là vô thần.

4) Sự khác nhau giữa Phật và chúng sinh:

Trong kinh điển có ghi lời Phật rằng: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” ngụ ý dạy rằng mỗi chúng sinh đều có Phật tánh, là một mầm mống, một hạt giống để trở thành Phật, ví như một chiếc gương bị bụi Tham Sân Si bu bám, khiến nó lu mờ, vô minh. Chỉ cần ra công lau chùi, nó sẽ trở nên sáng bóng. Tham sân si (tam độc) cũng không có thực chất, không có tự tính, đều là những cấu hợp (aggregates), tạo nên thân thể con người, gọi là thân ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Khi tam độcnầy tan rã, hành giả chứng được Tánh không (tâm rỗng rang trước đối vật) từ địa hạt vi mô (từng giây phút) đến địa hạt vĩ mô (một thời gian dài), đắc quả giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Thân xác vật chấtkhông còn nữa. Đổi lại, hành giả nầy có được một thân mới có trí tuệ siêu việt, là thân năng lượng dưới dạng ánh sáng thuần khiết, có thể đi đây đi đó vô giới hạn để gặp gỡ giúp đỡ những người mình muốn giúp.

Người phàm phu và bậc giải thoát chỉ khác nhau ở chỗ là mê mờ và sáng suốt, nhưng cả hai đều đồng một Tánh giác (Tánh biết): Biến kế sở chấp tánh hoặc Y tha khởi tánh hay Viên thành thật tánh cũng đồng một thể, ví như cùng là nước trong đại dương, bất kể là lúc nổi thành sóng dữ gào thét (Biến kế sở chấp của Tham Sân Si) hay yên lặng như tờ lúc biển yên (Viên thành thật của vô tâm). Đó là phân tích theo Duy thức học tức Pháp Tướng tông. Tuy nhiên, với cái nhìn phóng khoáng về cùng một Tánh biết nói trên, Pháp Tánh tông (hay Thiên thai tông) qui gán hai đối cực lại thành một thể: Phật và chúng sanh là một (đã thành và chưa thành), Niết Bàn và Sanh tử là một, Giải thoát và Luân hồi là một, Bồ đềvà Phiền não là một. Ý niệm nầy của Pháp Tánh tông thật là hết sức vi diệu, nhưng lại trừu tượng khó hiểu nếu không được cụ thể hóa bằng hình ảnh một đồng xu gồm 2 mặt sấp và ngữa: Ngữa lên là Phật, lật lại là Chúng sanh, ngữa lên là Niết Bàn, lật lại là Sanh tử, ngữa lên là Giải thoát, lật lại là Luân hồi, ngữa lên là Bồ đề, lật lại là Phiền não. Đó chỉ là giả dụ trong cái nhìn phóng khoáng mà thôi trong bình diện vi mô (từng giây phút), chứ thật ra, trên bình diện vĩ mô (một thời gian dài), lật sấp muốn trở thànhlật ngữa, đồng xu (tức hành giả) phải trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp tu tập trong chánh pháp. Ví dụ về đồng xu nầy cũng cho ta thấy rằng: Niết Bàn hoặc Phật tánh, hay Giải thoát, không hề có một bản chấtbất biến trường tồn nào hay một bản thể vĩnh cữu nào chi phối. Và cũng nên nhớ rằng mặt sấp hay mặt ngữa của đồng xu không phải là một trò chơi hên xui của Hư vô chủ nghĩa, mà là một sự chuyển mình trong nỗ lực phi thường của hành giả bị chi phối bởi luật Nhân quả (karma) trong quá trình vĩ mô dài hạn mà ta gọi là tiệm ngộ. Không có cái gọi là “Hoát nhiên đại ngộ” hay đốn ngộ của “Pháp ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ chơn tâm, Kiến tánh thành Phật” . Ý nghĩa đốn ngộ nầy chỉ là thấy được một loé sáng rồi vụt mất trong đêm tăm tối (trong nghĩa vi mô) mà thôi. Nếu kiến tánh thành Phật dễ như vậy thìngười ta thành Phật hết rồi !

5) Tan rã và buông bỏ:

Trong môn Tâm lý học, Tham Sân Si được xem là bản ngã (self, ego) của con người. Tam độc Tham Sân Si nầy có thể rút gọn lại thành một cái ngắn gọn là Tánh tham, vì Sân và Si cũng từ Tham mà ra. Với thuyết Vô ngã, tánh Tham, như bao nhiêu pháp khác, cũng không có tự tánh của nó. Nó chỉ là một cấu hợp, là một uẩn (skandha). Đề tài “Hãy chuẩn bị cho một sự tan rã “ không phải chỉ có nghĩa là chuẩn bị cho cái chết, mà bây giờ là chuẩn bị cách thức để đập tan bản ngã. Hãy nhìn kỹ: Bản ngã, cũng như Tham Sân Si, vốn không có thật. Chúng ta không cần đập nó tan rã, mà chỉ cần buông bỏ nó. Những tâm tánh đặc trưng của các cõi là: tánh tham và dâm dục ở cõi quỉ đói, tính phóng dật thích thúở các cõi trời, tính kiêu mạn đố kỵ ở cõi A Tu La, tính ghen tỵ ở cõi người, tính thù hận giận dữ ở các cõi địa ngục, là những đối tượng bên trong cần buông bỏ. Ngoài ra, những đối tượng bên ngoài gồm thế giới và người thân cũng là những sợi dây oan trái ràng buộc, tù hãm chúng ta trong một cái rọ kiên cốkhó thoát ra được. Cách đối trị hai loại đối tượng bên trong và bên ngoài nầy đã được đề cập trong bài ”Thoát khỏi luân hồi” trong Đặc san Hiện thực số 40/2017 , quí vị có thể tìm thấy chi tiết ở đó. Dưới đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh và khai triển thêm phần khó làm nhất trong những đối tượng trên, đó là làm thế nào để khắc phục sự tham luyến thế giới và người thân trong giờ phút lâm chung. Nếu khôngkhắc phục được điều nầy, mục tiêu giải thoát sẽ không thể tiến tới được.

1. Tham luyến thế giới, quốc gia, quê hương, làng xóm mình đang sống:

Muốn khắc phục điều nầy cần có những chuẩn bị lâu dài về thói quen sống ẩn dật (hạnh A Lan Nhã) chẳng hạn như không muốn làm nổi bật mình giữa đám đông, cũng như về lối giao tiếp với bạn bè , thí dụ như giữ cân bằng và độc lập với họ. Đại sư Liên Hoa Sanh có khuyên rằng trong giờ phút lâm chunghãy buông bỏ mối quan tâm đối với thế giới nầy

2. Tham luyến người thân trong gia đình:

Đại sư Liên Hoa Sanh khuyên rằng: trong giờ phút lâm chung, hãy buông bỏ sự dính mắc với bất cứ ai mà bạn có mối quan liên mạnh mẽ nhất trong đời nầy.

Điều nầy phải được chuẩn bị từ trước trong thói quen suy nghĩ và hành động, hướng đến mục tiêu làm tròn bổn phận cho ngưòi thân của mình. Đây là nghiệp mà mình phải trả cho họ. Khi tròn bổn phận rồi thì đừng khởi tâm tham luyến nữa. Nếu vì quá thương tiếc không nỡ ra đi thì hãy nên nghĩ rằng: Ta đã từng có cả triệu người cha (hay mẹ, hay con cái) trong nhiều kiếp trước rồi, sao ta không thương tiếc họ đi ? Có ích lợi gì không ?

Nếu nghĩ như thế mà chưa hết tham luyến, hãy nghĩ thêm rằng: tất nhiên ta chắc chắn sẽ gặp lại cha ta, (hay mẹ ta, hoặc con ta). Hãy nhớ rằng, theo Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi) được thánh giả Vô Trước (Asanga) ghi chép lại từ Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) thì con người chết đi và đầu thai lại chỉ luẩn quẩn trong vòng những người thân của mình trong vô lượng lần. Điều nầy cũng dễ hiểu, vì rất hiếm ai tìm đến những nơi xa lạ không quen thuộc, thí dụ như Việt kiều khi đi du lịch, hầu hết là thích về Việt Nam hơn là về những xứ xa lạ như Ả Rập hay A Phú Hãn. Đầu thai lại, dầu là không nhận biết được nhau, nhưng gặp lại là được rồi. Nghĩ như vậy thì giảm bớt được tham luyến. Hãy nghĩ thêm một bước thứ hai nữa là: gặp lại trong hoàn cảnh của kiếp mới chưa chắc sống với nhau được tốt đẹp như kiếp nầy, biết đâu còn tệ hại hơn, do điều kiện sống có thể khác xa. Rồi thì, thân có thể trở thành thù, rồi thù có thể biến thành thân. Tình cảm nào cũng vô thường, cũng có 4 giai đoạn sinh trụ hoại diệt, đừng nên quan trọng nó làm gì. Suy nghĩ với những bước như vậy cho thành thói quen, đến lúc lâm chung sẽ thuần thục, sẽ không bị dính mắc.



Lê Tâm Minh

Con Rồng cháu Tiên ở… Myanmar





Myanmar là một quốc gia Phật giáo nổi tiếng với những ngôi chùa tháp, tượng Phật vàng khổng lồ và các dấu chân, xá lợi Phật như ở các thành phố Yagon, Mandalay … Thế nhưng ở Myanmar vẫn không khó nhận ra một lớp văn hóa bản địa truyền thống, không phải Phật giáo hay Ấn Độ giáo, mà lại là những nét văn hóa rất… Việt.
Trước hết phải nói về người Karen, là nhóm dân tộc tới nay vẫn còn dùng trống đồng ở Myanmar. Người Karen sống tập trung ở 2 bang Kayah và Kayin, là dân tộc lớn thứ ba của Myanmar, chiếm 7% dân số của nước này. Thực tế về nhóm người ở Myanmar dùng trống đồng có thể làm cho nhiều người phải ngỡ ngàng đặt câu hỏi, vậy những người dân này có liên hệ thế nào với nền văn hóa trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam?



Trống đồng ở Myanmar.

Trống đồng Karen thuộc loại trống đồng loại Heger III có trang trí là hình mặt trời ở trung tâm và nhiều vòng tròn đồng tâm với các mô típ chính là cá và chim. Trên mặt trống ở 4 góc là hình những con cóc chồng lên nhau, thường là 3 tầng. Do đó, loại trống này còn gọi là trống cóc (frog drum).
Trống đồng là nhạc cụ được người Karen rất coi trọng, sử dụng trong các buổi cúng lễ để gọi hồn tổ tiên về chứng giám các đám cưới, đám tang, mừng nhà mới hay để xua đuổi tà ma. Người Karen cũng tin rằng trong trống đồng có các linh hồn ngự trị nên họ cất giữ trống cẩn thận và phải làm lễ cúng trống nếu mặt trống bị thay đổi biến dạng.



Hoa văn trên trống đồng Myanmar.

Người Karen cũng thường để các đồ quý giá trong trống đồng và chôn cất ở nơi kín đáo, tin rằng đó là những của mà sau khi họ chết sẽ đem theo. Tục chôn trống đồng cùng với người chết cũng từng gặp ở người Karen, cho những thủ lĩnh của bộ tộc.
Trống đồng còn là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực đối với người Karen. Thậm chí bang Karenni (một bang nhánh của người Karen trước đây) dùng hình ảnh mặt trống đồng làm biểu tượng trên lá cờ của mình.

Cờ của người Karenni.

Người Karen có truyền thuyết nói rằng họ xuất phát từ một vùng “sông cát bay” (river of running sand). Người ta cho rằng đó là nói tới sông Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nhưng với nền văn hóa trống đồng sâu sắc vẫn còn tới nay như vậy thì người Karen không thể nào khởi nguồn từ vùng sông Hoàng Hà được. Nhóm dân tộc này chắc chắn có khởi nguồn ở khu vực văn hóa trống đồng tại Đông Nam Á. Vùng “cát bay” ở “Trung Quốc” cổ đại có thể là vùng miền Trung Việt vì nước Việt cổ chính là Trung Hoa.
Một nhóm người Karenni được biết đến nhiều nhất là nhóm người cổ dài Kayan, nổi tiếng bởi tục đeo các vòng đồng ở cổ. Những người phụ nữ Kayan quấn các vòng đồng quanh cổ từ khi còn nhỏ. Có truyền thuyết cho rằng những chiếc vòng cổ này là tượng trưng cho cổ rồng.



Phù điêu phụ nữ người Kayan với những chiếc vòng đồng trên cổ, cổ tay và cổ chân.

Người cổ dài Kayan không chỉ đeo các vòng đồng ở cổ mà ở cổ tay, cổ chân họ cũng đeo những chiếc vòng này. So sánh thì tục đeo vòng ở cổ tay cổ chân rất tương đồng với những chiếc vòng đồng trong văn hóa Đông Sơn.
Tín ngưỡng của người Kayan cho rằng dân tộc mình được hình thành do kết quả sự kết hợp giữa mẹ rồng (a female dragon) và cha tiên (a male angel). Họ được sinh ra từ một trong những quả trứng của rồng. Truyền thuyết khởi nguồn này của người Karen chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc trực tiếp với người Việt cổ, cùng là dòng giống Rồng Tiên, dùng trống đồng, vòng đồng.
Trong truyền thuyết Việt, Cha Tiên lấy Mẹ Rồng là chuyện Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình. Phải chăng người Karen là một nhánh tộc từ thời mở sử Việt này đã di cư về phía Tây?



Vòng ống chân ở di chỉ Làng Vạc, Nghệ An (Ảnh internet).

Hình tượng rồng trong văn hóa Myanmar tới nay còn rất phổ biến. Các bức chạm khắc gỗ hình rồng, hình chim phượng được dùng để trang trí khách sạn, công sở, gia đình ở nhiều nơi. Hình rồng còn dùng trong tạo hình các giá đỡ cho các bộ cồng chiêng. Cồng chiêng cũng là nhạc cụ và văn hóa phổ biến ở Myanmar.


Chạm gỗ hương hình rồng đỡ cồng ở Myanmar.

Con rồng ở Myanmar còn biến thể thành một loài linh thú đầu sư tử, sừng và chân hươu, vòi và ngà voi, thân và đuôi cá, cánh chim. Biểu tượng linh thú này dùng phổ biến trong các trang trí chùa đền, ngai vàng… ở Myanmar.

Hình mẫu một bộ giá cồng chiêng với linh thú dạng rồng ở Myanmar.

Một liên hệ khác của tộc người tại Myanmar với lịch sử Việt là nhóm người Shan. Người Shan ở Myanmar thuộc nhóm Tai-Kadai, là dân tộc lớn thứ hai ở nước này, chiếm 9% dân số. Bang Shan là bang có diện tích rộng nhất Myanmar, nằm ở phía Đông của nước này.



Bản đồ phân bố các nhóm dân tộc ở Myanmar
(Màu đỏ là nhóm Karen. Màu xanh xám là nhóm Shan).

Người Shan thuộc nhóm Tai Luang hay Tay Yai (Thái Lớn). Hiện người ta cho rằng người Shan di cư đến từ Vân Nam từ trước thế kỷ 10. Đối chiếu lịch sử các quốc gia Đông Nam Á có thể nhận ra rằng bang Shan chính là 1 trong 7 “chiếu” hình thành dưới thời Khun Borom hay Bố Cái đại vương Phùng Hưng ở thế kỷ 8. Khun Borom là vị vua đầu tiên khởi dựng nước Nam Chiếu dưới thời nhà Đường và được coi là ông tổ của người Thái Lào.
Theo sử Thái – Lào thì một hoàng tử của Khun Borom là Khun Lok Klom đã được cử tới Muang Hongsa (Mường Hồng Sa?) thuộc đất Myanmar ngày nay. Nguồn gốc của người Shan như thế không phải từ Vân Nam mà là từ vùng Tây Bắc Việt Nam vì Khum Borom đầu tiên lập thủ phủ ở Mường Then, nay là Điện Biên của Việt Nam.



Vị trí 7 chiếu dưới thời Khun Borom (Nam Chiếu).

Kiến trúc của người Shan còn để lại đáng kể những cụm di tích với hàng ngàn ngôi tháp tương đối nhỏ thờ Phật tại khu Indein cạnh hồ Inle hay ở thủ phủ Shan tại Taunggyi. Những trang trí trên các tháp này khá tương đồng với người Chăm ở Việt Nam, với nổi bật các hình chim và nét cong như tượng người chim (Kinnari), hình chim công, hình vũ nữ… Những trang trí tương tự có thể thấy trên các kiến trúc thời Lý Trần cùng thời ở Việt Nam.


Trang trí người chim và chim vẹt trên mái một ngôi tháp ở Indein, cố đô của tộc Shan.

Như thế 2 nhóm dân tộc lớn thứ hai và thứ ba của Myanmar là Shan và Karen đều có mối liên hệ với người Việt. Có thể coi nhóm Karen là dòng giống Rồng. Còn nhóm Shan là giống Tiên (Chim), là 2 nhánh của một nền văn hóa cổ con Rồng cháu Tiên xưa.



Chạm gỗ Rồng – Phượng ở Mandalay.

Theo Bách Việt Trùng Cửu