" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018
DÂN CHỦ -CỘNG HÒA VÀ NƯỚC MỸ
Hầu hết người Mỹ và khắp nơi trên thế giới hiện nay đã bị thuyết phục rằng hệ thống chính phủ của Mỹ là một nền Dân chủ, cái tên nền Cộng hòa đã bị rơi vào quên lãng và trở nên khó hiểu. Sự khác biệt giữa 2 hệ thống chính trị này là căn bản để hiểu được chủ nghĩa biệt lệ Mỹ (Americanism) và tại sao nước Mỹ lại có một lịch sử thành công nhất thế giới.
Từ Dân chủ – Democracy – có nguồn gốc từ 2 chữ tiếng Hy Lạp: Demos – người dân và Kratin – cai trị, Dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ hay số đông cai trị. Điều này nghe thì rất hay, nhưng nếu số đông người dân muốn cướp lấy cơ sở kinh doanh, nhà cửa hay con em của một nhóm thiểu số thì sao? Quyền lực này rõ là cần phải có giới hạn. Thiếu sót của nền Dân chủ nằm ở chỗ số đông không bị kiềm chế. Trong nền Dân chủ, nếu có người thuyết phục được hơn một nửa số người dân muốn một điều gì đó, bất kể điều đó sai trái như thế nào, thì nó sẽ trở thành sự thực.
Khác với Dân chủ, từ Cộng hòa – Republic – đến từ 2 từ tiếng La-tinh: Res – điều, thứ và Pulica – của chung, công cộng. Hai từ gộp lại có nghĩa là điều của chung, trong nền Cộng hòa, điều của chung này chính là luật pháp. Một nền Cộng hòa thực sự là hình thức chính trị trong đó chính phủ bị giới hạn bởi luật và không can thiệp vào sự vụ của người dân. Những nhà lập quốc của nước Mỹ có một cơ hội kiến tạo hình thức chính phủ bắt đầu từ con số không. Họ hoàn toàn có thể lập chế độ Tập quyền, thực sự là có một số người đã muốn George Washington làm Vua. Nhưng những bài học từ lịch sử đã khiến họ lựa chọn cho người dân Mỹ một quốc gia cai trị bằng pháp luật trong một nền Cộng hòa, chứ không phải cai trị bằng số đông trong một nền Dân chủ. Tại sao lại như vậy?
Lấy ví dụ trong bối cảnh của miền Viễn Tây hoang dã: 40 chàng cao bồi đuổi một tên trộm có súng. Họ bắt được tên trộm và bỏ phiếu 40/1 để treo cổ hắn. Nền Dân chủ đã được áp dụng và chúng ta có ít hơn 1 người có thể bỏ phiếu. Bây giờ lấy cùng ví dụ này nhưng trong nền Cộng hòa, 40 cao bồi bắt được 1 tay súng. Cuộc bỏ phiếu được lập ra, kết quả 40/1 đồng ý treo cổ hắn ta. Nhưng cảnh sát trưởng đến và ông ta nói: “Các vị không thể giết ông ta, ông ta có quyền được xét xử công bằng trước một tòa án”. Do đó họ mang tên trộm về thị trấn, một Bồi thẩm đoàn từ công dân trong thị trấn được chọn ra, và họ được cho xem cả bằng chứng buộc tội cũng như lời bào chữa cho kẻ cầm súng, Bồi thẩm sẽ quyết định liệu hắn ta có bị treo cổ hay không. Quyết định của Bồi thẩm đoàn cũng không được đưa ra theo kiểu số đông quyết định. Tên trộm chỉ bị luận tội khi tất cả thành viên Bồi thẩm nói anh ta có tội, nếu không anh ta được tự do. Quyền của tay súng không do số đông chi phối, mà do pháp luật chi phối. Đây là cốt lõi của một nền Cộng hòa.
Những người nói Mỹ là nền dân chủ lớn nhất thế giới chưa bao giờ hiểu rõ lịch sử đất nước này. Thậm chí rất nhiều người Mỹ ngày nay sẽ ngạc nhiên khi biết rằng từ “Dân chủ – Democracy” không hề xuất hiện trong Tuyên ngôn Độc lập hoặc Hiến pháp liên bang Hoa Kỳ, hoặc trong bất kỳ hiến pháp của toàn bộ 50 bang. Những nhà lập quốc đã làm mọi thứ họ có thể để người Mỹ không tồn tại một nền Dân chủ. James Maddison, người được biết đến như là “cha đẻ” của Hiến Pháp Mỹ đã viết trong bài viết số 10 của cuốn Liên Bang Thư Tập (The Federalist Papers: “… các nền Dân chủ đều đã tồn tại trong những tình cảnh hỗn loạn và bất hòa, đã được phát hiện là không phù hợp với an toàn cá nhân hay quyền tư hữu và nhìn chung đều chết yểu trong những cảnh tượng bạo lực tại thời điểm cái chết của nó”.
Alexander Hamilton đồng ý với quan sát này và ông khẳng định:
“Chúng ta là chính phủ Cộng hòa. Tự do thực sự không bao giờ được tìm thấy trong chế độ chuyên quyền hay trong sự cực đoan của một nền Dân chủ”.
Samuel Adams, một người ký tên trong Tuyên ngôn Độc lập nói: “Nền Dân chủ không bao giờ tồn tại lâu dài. Nó sẽ tự phí phạm, kiệt quệ và tự giết chính mình”. Những nhà khai quốc này có lý do khi xem lại quá khứ để nhìn vào cái xưng danh nền Dân chủ với một thái độ ghẻ lạnh. Bởi họ biết những nền Dân chủ sớm của Hy Lạp đã tạo ra những chính phủ với quy mô thừa thãi không thể tưởng tượng được. Trong tất cả các trường hợp, các chính phủ này đều tiêu vong cùng với cướp bóc, hỗn loạn, vô chính phủ và cuối cùng là sinh ra một chế độ độc quyền của thiểu số. Trong thời gian đó tại thành Athen, có một chính khách tên là Solon, người đã vận động tạo ra một cơ quan pháp luật cố định, không bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng hoang đường bất chợt của số đông. Trong khi Hy Lạp không bao giờ chọn dùng lời khuyên khôn ngoan đó, người La Mã đã học theo. Dựa theo ý tưởng của Solon, họ tạo ra 12 Cột trụ của Luật pháp La Mã và theo đó xây dựng một chính phủ Cộng hòa với quyền lực giới hạn và không can thiệp vào quyền tự do của cá nhân.
Nhà nước La Mã từng xây dựng được một nền Cộng hòa thịnh vượng.
Khi chính phủ giới hạn, người dân được tự do sản xuất với đảm bảo rằng họ được quyền giữ lại thành quả lao động của mình. Chẳng mấy chốc, La Mã trở nên giàu có và là sự ganh tị của thế giới. Nhưng qua thời gian, trong sự giàu sang của mình người La Mã lại quên mất cái giá của việc đảm bảo tự do do là gì, họ quên mất căn bản của tự do là phải giữ cho chính phủ ở một mức độ giới hạn phù hợp. Khi quyền lực của chính phủ càng lớn, tự do cá nhân càng thu hẹp. Khi người La Mã không đề phòng, những chính trị gia thèm khát quyền lực bắt đầu mở rộng vai trò của họ được quy định trong Hiến pháp La Mã. Một số người phát hiện ra rằng họ có thể bầu cho những chính trị gia để dùng quyền lực nhà nước để lấy tài sản từ người này chia cho người khác. Trợ cấp nông nghiệp được đưa ra, tiếp sau là các chương trình trợ cấp nhà ở và phúc lợi xã hội. Tăng thuế là không thể tránh được và nhà nước bắt đầu kiểm soát chặt chẽ khu vực tư nhân. Chẳng bao lâu sau những hộ sản xuất tại La Mã đã không còn đủ tiền trang trải, họ phá sản và gia nhập đội quân xin trợ cấp. Năng suất lao động sụt giảm, lương thực thiếu hụt và những băng nhóm bắt đầu tụ tập tràn ra đường phố yêu cầu chính phủ cung cấp bánh mỳ. Rất nhiều người đã đồng ý từ bỏ tự do lấy cái lợi trước mắt và cuối cùng cả hệ thống chính trị La Mã sụp đổ. La Mã đi từ một nền Cộng hòa tới Dân chủ và cuối cùng kết thúc là Tập quyền dưới chân Julius Caesar.
Chính vì thế Dân chủ cũng không phải là hình thức ổn định của một chính phủ, nó là sự chuyển tiếp lâu dài từ chính phủ giới hạn tới sự toàn trị của những kẻ độc tài tập quyền. Hiểu biết được điều này, người dân nước Mỹ chỉ có hai sự lựa chọn: Bảo vệ nền Cộng hòa hay cuối cùng sẽ phải sống dưới sự chuyên quyền của những kẻ đầu sỏ chính trị.
Nhật Minh/TrithucVN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét