" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016
Còn kẻ đê tiện hơn Lê Bá Thiềm
Bạch Hoàn.
Còn kẻ đê tiện hơn Lê Bá Thiềm
Ở một vùng quê nhỏ như Hồng Lĩnh, đường đường giữ chức phó bí thư, kiêm chủ tịch UBND thị xã, ông Nguyễn Văn Hổ là quan to. Chức tước ấy có thể khiến người khác run sợ như khi Hổ gầm lên. Nhìn vào cái cách ông ấy chỉ tay trong hình dưới là đủ hiểu.
Hồ sơ về chủ tịch Hổ khá dày. Câu chuyện gần nhất liên quan đến việc điều động 21 nữ giáo viên đi tiếp khách, uống rượu phục vụ quan khách trong sự kiện Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, tổ chức tại thị xã Hồng Lĩnh vào cuối 08-2016.
Khi dư luận có lời ra tiếng vào về việc giáo viên bị ép phải đi tiệc rượu với quan khách, phải chịu đựng những hành động khiếm nhã, quan Hổ điềm nhiên nói, "Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ".
Kẻ đi bằng đầu gối để tiến thân mới coi việc mua vui cho quan trên là vinh dự, mới coi gặp gỡ quan chức ở quán karaoke là cơ hội. Người tử tế không cần điều đó, thưa ông chủ tịch.
Nói về việc các giáo viên nữ phản ánh sau khi làm nhiệm vụ đón tiếp đoàn còn phải đi ăn uống, hát karaoke, Nguyễn Văn Hổ chối bay chối biến rằng không có chuyện đó. "Họ tự thêm thắt chuyện vào rồi để đánh lạc hướng và nhận xét là cán bộ thị xã thế này thế kia. Nhưng thực tế là không hề có
Này, Nguyễn Văn Hổ, ông định dối trên lừa dưới đến bao giờ?
Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, cả hai ông đều hùng hồn tuyên bố chỉ điều động giáo viên đi làm lễ tân, không đi tiếp khách, không tham gia tiệc rượu.
Vậy, ông nói gì về thông báo số 77 của UBND thị xã Hồng Lĩnh (hình dưới). Ông còn dám phủ nhận việc yêu cầu giáo viên đi tiếp khách nữa hay không, khi nó được ghi rõ trong thông báo 77. Để tôi bớt chút thời gian vàng ngọc của tôi gõ ra đây phục vụ ông.
"Các đồng chí Y., H., D., H. tham gia tiệc chiêu đãi Ban tổ chức, các đoàn vào chiều ngày 19-8-2016, tại nhà hàng Hoàng Quân.
...
Nhận được văn bản, đề nghị các cán bộ, giáo viên và các phòng ban liên quan tổ chức thực hiện".
(Việc tế nhị, tôi chủ động viết tắt tên giáo viên).
Thứ nhất, thông báo ghi rõ các giáo viên phải tham gia tiệc, ông cấm cãi nữa.
Thứ hai, nhà hàng Hoàng Quân ở thị xã Hồng Lĩnh chuyên tổ chức tiệc, hội nghị, đương nhiên họ có sẵn đội ngũ nhân viên bưng bê, phục vụ. Thế nên, việc yêu cầu giáo viên tham gia tiệc với quan khách, đương nhiên không phải để bưng bê. Họ phải ngồi đó làm gì? Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, các ông cứ từ từ mà trả lời dư luận.
Thứ ba, tôi được biết đó là tiệc chiêu đãi của thị xã Hồng Lĩnh. Vậy, ông có tham gia không? Ông có hành động khiếm nhã nào không mà giờ cãi nhem nhẻm vậy?
Vẫn một luận điệu như Lê Bá Thiềm, Nguyễn Văn Hổ nói rằng đó là điều động giáo viên đi làm nhiệm vụ chính trị. Vậy ông cho tôi hỏi, quan chức đi tiệc tùng là làm nhiệm vụ chính trị sao? Giáo viên phải ngồi mua vui cho các người là phục vụ nhiệm vụ chính trị sao?
Tôi tuyệt đối không tin rằng, làm nhiệm vụ chính trị là mua vui cho quan chức. Nguyễn Văn Hổ, ông quá coi thường nhân dân rồi.
----
Thông báo số 77 có ba trang. Hai trang trước tôi dùng hình đã xoá tên, hơi mờ, dù tôi có bản nét. Tuy nhiên, tôi cho rằng không cần thiết phải công khai tên các giáo viên bị điều động.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
HỮNG HỜ THIÊN THAI
Trần Hạ Vi
Đoan trang
rũ rượi
bên thềm
Thanh xuân em
cởi
dáng mềm thiên tiên
Tung
đầy đặn
hứng
triền miên
Gió hây hẩy gió
đào nguyên mơ màng
Mê man
ngọc chuốt
hoang đàng
Mắt hờ mi nhắm
sẽ sàng...
mơ yêu!
Một chút thôi,
chút sẽ chiều
Hững hờ
tay giữ
khóa kiều thiên thai...
MỘT BÀI THƠ ĐẶC SẮC VỀ ĐÀN BÀ CỦA PHẠM NGỌC THÁI (Nguyễn Thị Xuân)
NGƯỜI ĐÀN BÀ CHỨA LINH HỒN THÁNH LINH
Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?
Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh,
để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.
Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
PHẠM NGỌC THÁI
. Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai",
Nxb Văn hoá Thông tin 2012
Bài thơ gợi cho ta một thế giới: Thế giới đàn bà:
Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?
Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh,
để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.
Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
PHẠM NGỌC THÁI
. Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai",
Nxb Văn hoá Thông tin 2012
Bài thơ gợi cho ta một thế giới: Thế giới đàn bà:
Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
Đây là khổ thơ thứ ba. Đã tóm bắt từ nhân sinh cho tới vũ trụ của người đàn bà: Vĩ đại và vô biên /- Bởi vì sao?... vì nàng "gieo hoa cho thế thái nhân tình"- Biểu tượng của sự sống bất tử! Nhưng nàng cũng rất bình dị trong cuộc sống và thân thiết đối với người đàn ông. Là người vợ hiền cơm dẻo canh ngọt, đầu gối tay ấp. Bình dị trong tiếng nói nàng trìu mến, dịu dàng mà chiếm ngự cả trái tim chàng. Bình dị với ánh mắt nàng cười, mang đến mùa thu mát lành, trong xanh.
Câu thơ "Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em..." - Nó triết lí. Như người ta thường nói, người đàn bà là hoa thơm của đất trời... trái ngọt của sự sống. Ở đây, tác giả chỉ ra rằng "... cái của em để gieo hoa cho thế thái nhân tình" - Về nghĩa đen ta có thể hiểu: "cái của em"vừa để sinh nở, tức là sinh con đẻ cái bảo tồn nòi giống. Duy trì và phát triển trong thế thái nhân tình. Với nghĩa bao trùm: nó còn mang theo tính luyến ái trai gái. Là cội nguồn của cuộc sống. Đồng thời "cái của em" là nhân tố tạo ra cả hoà bình cùng chiến tranh, hạnh phúc và khổ đau của con người.
"thế thái nhân tình" mà không có hoa thì cũng không thể kết trái. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa. Thế giới sẽ không không...
Xin liên tưởng đến những thi phẩm khác của tác giả. Như ở bài "Nguyệt của chị Hằng và nguyệt của em", nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã viết:
Nếu như em không có nguyệt
Thì loài người cần gì tổng thống nữa, em ơi !
Hoặc bài "Có một thời như thế", anh cũng có những câu thơ bình luận về "cái của em" thật đặc sắc:
Tạo hoá sinh ra kỳ quan vĩ đại
Suy cho cùng nhất cái này thôi !
Nhân loại tồn sinh phát triển ở nơi này
Không có sẽ hư vô phù phiếm cả...
Trở lại với "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh". Sau đó nhà thơ trào ra cảm xúc:
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống...
Bởi vì, không có em thì không có gì cả. Sự luyến ái chính đáng gái trai là cao thượng và thiêng liêng.
Cô giáo Nguyễn Thị Xuân
Nếu nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov, đã viết những câu thơ bất hủ thần tượng tình yêu đối với người đàn bà:
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ....
Thì người đàn bà của tình yêu cũng được nhà thơ Phạm Ngọc Thái nâng lên ý nghĩa thần thánh. Nó đọng lại súc tích trong câu kết của khổ thơ:
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
Giờ xin trở về với những câu thơ đầu:
Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
Thế mà tất cả còn lại về nàng chỉ là một hồi ức xa xăm. Hình ảnh hai chữ "cát bụi" - Ý nói, tình yêu thuở xa xưa đã chìm lấp vào trong những tháng năm trôi dạt của cuộc đời. Khắc họa tình yêu trong bối cảnh nổi chìm ở dân dã. Tức là, tác giả đề cập về chủ đề "tình yêu và cuộc sống" chốn nhân quần. Tôi bỗng nhớ đến bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của thi nhân Nguyễn Bính. Ông tả về cảnh chia ly trong nhân tình:
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
Cuộc chia ly trong "những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính và cuộc chia ly tình yêu với người đàn bà của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, có gì khác nhau? Ta không rõ. Nhưng chắc tâm trạng thì cũng là... "buồn ở đâu hơn ở chốn này"? Chỉ biết rằng, sự chia ly tình yêu đó đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi buồn nhớ khôn nguôi, yêu thương da diết. Như câu thơ đã viết :
Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Hoặc một kiểu nuối cảm ở "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH chăng?
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Bởi sau đó nhà thơ đã đặt câu hỏi về nàng?
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?
Nghĩa là, nhà thơ không còn gặp lại và cũng không biết tin tức về em nữa. Không biết giờ em sống ra sao? Hạnh phúc hay là... "bèo dạt mây trôi"? Đó là ý của câu thơ "Nàng đã lẫn vào trong cát bụi..." - Trái tim nhà thơ thổn thức: em có còn nhớ những tháng năm, khi chúng mình yêu nhau? Người đàn bà ấy đã thành thần tượng của đời anh và của cả thi ca.
Cũng nỗi cảm hoài trên, có một khổ thơ được tác giả cảm xúc lại giây phút đã cùng nàng tận hưởng những khoái lạc yêu đương. Đó là khổ thơ thứ hai:
Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh
để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.
Đoạn thơ tả thực... nhưng hình ảnh thì lại mang màu sắc thơ mĩ học. Nào là: ánh mắt như sao sa; vòm ngực tiên trắng mềm; động trinh... Những hình ảnh mĩ học đó giúp cho tác giả dẫu tả thực vào xác thể của người yêu, cảm khoái của tình dục, mà thơ không bị thô. Ta đọc câu cuối của khổ:
Lúc sướng vui em đã uốn mình
Hoặc khi tác giả tả về sự khoái lạc tột cùng: Em mở rộng động trinh... để anh vào tận sâu trong hứng khởi /- Hình ảnh mang tính biểu tượng của thơ tượng trưng.
Nói về việc sử dụng biểu tượng thơ tượng trưng - Trong thế giới thơ tình của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, phải thừa nhận rằng: Bên cạnh những hình ảnh nhụy nhàng hoa mỹ, có một số bài anh tả khá sâu vào khoái lạc hay về thân thể người đàn bà, đã đạt được sự thành công. Vẫn đầy tính nghệ thuật ngôn ngữ. Cảm xúc sâu mà thơ huyền ảo, không bị tục. Thí dụ bài "cô áo trắng":
Em bọc trong anh không cần quần áo
Ôi, nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
Em đừng hỏi vì sao anh yêu em!
Rồi nhà thơ kết luận:
Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm!
Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi...
Hay bài "Người đàn bà trắng" - Một trong những tuyệt đỉnh thi ca của anh, đã tả về cái của người đàn bà như thế này:
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai...
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Thơ Phạm Ngọc Thái thường đi đến tột cùng sự viên mãn của thơ tự do hiện đại. Chính vì vậy mà tác giả đã được mệnh danh là "con đại bàng của thi ca hiện đại Việt Nam".
Nói về khổ thơ cuối cùng. Sau khi gieo một câu thơ đạt đến điểm đỉnh về người đàn bà: Trái tim em chứa linh hồn thánh linh /-Tác giả hạ một đoạn thơ kết bài:
Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
Tôi nhớ trong tác phẩm của thi hào Nga Pushkin - Ông từng nói ý rằng: Tình yêu của người đàn bà có thể hoá giải cả hận thù và cải hoá sự tàn ác. Tức là, người đàn bà có thể biến một tên bạo chúa trở nên nhân từ, xoá bỏ vợi đi những tội ác, mang lại lòng nhân ái lớn lao trong cuộc sống con người. Đó là ý nghĩa của câu thơ:
Trấn át ác quỉ bạo tàn...
Hình tượng của khổ thơ kết, nó phản ảnh cả về vị thế cũng như phẩm giá của người đàn bà, trong sự tồn tại của thế giới cộng đồng.
Nếu hai câu thơ trích của nhà thơ Nga Mikhail Lermontov ở trên: Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng / Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ /- Được xem là lời tuyên ngôn bất hủ của tình yêu !... thì hai câu kết ở đây, chính là bản tuyên ngôn của bài thơ "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh" này:
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
Hình tượng đúc kết cả tính vũ trụ, lịch sử và nhân sinh... trong ý nghĩa sinh tồn của xã hội loài người. Nó có thể đạt đến tầm vóc là một bài thơ đặc sắc mẫu mực của thơ tự do hiện đại, khi xây dựng biểu tượng về người đàn bà.
Nguyễn Thị Xuân
GV. Trường Tiểu học, Ba Đình, Hà Nội
Facebook, like, và nhu cầu được nhìn nhận
1. Một nghiên cứu
Elizabeth Martin, Facebook activity reveas clues to mental illness (Sinh hoạt Facebook cho thấy dấu hiệu bệnh tâm thần), University of Missouri, Medical Health News Today, 2013.
nói rằng phân tích sinh hoạt của một cá nhân trên mang xã hội Facebook có thể giúp bác sĩ tâm thần hiểu rỏ hơn về tình trạng sức khoẻ của người ấy – cũng cần như hỏi chuyện bệnh lý.
2. Sống ảo qua các hiện tượng mà các báo tường thuật gần đây như “like là cởi”,“nói là làm”, “mình thích thì mình chụp thôi”, … cho ta nhiều …bài học.
. một nữ sinh 13 tuổi tại Khánh Hòa đã giữ lời hứa đủ 1.000 likes đốt trường,
. một thanh niên tự tẫm xăng đốt và nhảy cầu khi đủ 40.000 likes
. L.H. viết là được 20.000 like thì cô ta sẽ trút áo ngực hoàn toàn.
Trong chừng mực nào đó các hiện tượng ấy cũng có thể là biểu hiệu của những tâm thần bất ổn.
.
Ở đây tác giả bài này không nói đến bệnh lý, chỉ phân tích hiện tượng dưới khía cạnh xã hội học.
3. Thông thường trên mạng xã hội mà điển hình là Facebook, người trẻ diễn tả được tâm trạng, lại có người đọc, người thích. Đó cũng là một cách …giải tỏa sự cô đơn – Dù là người đọc không hoàn toàn hiểu mình (Ai tri âm đó mặn mà với ai), nhưng còn hơn là có cảm tưởng … đang hét to trên hoang đảo. Ta cần …trút bầu tâm sự, ta cần có người đọc, người nghe, người thích.
Trên Facebook, dĩ nhiên là ta không gặp những người đối thoại chăm chú lắng nghe như một bác sĩ tâm thần nhưng ít nhất là ta có “bạn”, được cảm thấy không còn cô đơn, được kể chuyện của mình.
Ta cần liên hệ xã hội. Con người là một con vật sống trong xã hội. Ta còn có nhu cầu được thừa nhận, được đồng tình, như một nhu cầu tối cần thiết.
4. Thật vậy, con người không chỉ cần cơm no áo ấm mà còn cần sống với cộng đồng và được cộng đồng nhìn nhận như một thành viên.
Trẻ con thì cần được cha mẹ thương yêu bảo bọc – không có gì làm trẻ khổ hơn khi bị chính cha mẹ mình bỏ rơi, không chú ý đến – nếu ở trong trường hợp đó, cái đau khổ này sẽ theo đuổi cá nhân ấy ngay đến lúc trưởng thành sau này. Mỗi khi gặp khó khăn thì khó khăn sẽ bị phóng đại lên vì “vết thương” khó lành của thời thơ ấu ấy.
Lớn hơn thì cần thầy cô và bạn học ở trường, ở khu xóm, … nhìn nhận. Hiện với internet thì tha nhân là cả thế giới đại đồng. Nhu cầu được thừa nhận bởi xã hội cũng nằm trong ý muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của gia đình. Tuổi thiếu niên là lúc rất cần có “bạn” đồng trang lứa.
5. Mạng xã hội Facebook được giới trẻ tiếp đón nhiệt tình vì Facebook trả lời được nhu cầu được nhìn nhận của người trẻ. Hiện hữu là hiện hữu trong mắt của người khác.
Thế là hàng ngày hàng giờ, giới trẻ vào Facebook để truy cập những phản ứng của bạn mình mà cả những …yêu ghét của “vòng bằng hữu” của các bạn ấy. Tức là còn hơn kiểu … bán hàng đa cấp: chỉ cần có 10 bạn thì ta có thể đọc được trạng thái, status, của hàng trăm người hay nhiều hơn nữa. Ta hết cô đơn và ta được có cảm tưởng là thành viên của một cộng đồng rộng với nhiều phản ứng và liên hệ hổ tương!
6. Nhu cầu được thừa nhận có thể biểu hiệu qua nhiều hình thức
. cố gắng học giỏi để được cha mẹ khen
. làm việc hết sức mình để được chủ hay bạn bè khâm phục
. có nhiều tiền bạc để chi cho bè bạn để được, chẳng hạn, một ánh mắt đồng lõa, một cái bắt tay nồng nhiệt, một bữa nhậu vui, …
. …
Nhưng khi các em không có điều kiện để thể hiện các điều như thế thì các em sẽ làm bất cứ việc gì để được thừa nhận, để được yêu thương, ngay cả những việc điên cuồng nhất, những việc trái luân thường đạo lý hay phạm luật.
Các chuyên viên tâm lý học đã giải thích hiện tượng này: nếu ai đó làm bất cứ việc gì để không bị …bỏ rơi thì một là người đó thiếu bản thể, không tự đứng vững trên hai chân mình, cần người đối diện một cách quá đáng. Cũng có thể vì thời niên thiếu đã không đủ tình yêu, có thể vì không đủ tự tin, có thể vì lúc nào cũng có cảm tưởng bị bỏ ngoài lề, không ai biết mình có giá trị, có thể vì đã bị thương tổn lúc bé, …
Những người đó cần được giúp đở.
7. Nhu cầu được nổi tiếng
Báo chí trên mạng hàng ngày đưa nhiều tin của người nổi tiếng. Những người đẹp, người giàu, người có quyền lực, …
Nổi tiếng là … độ tích cực nhất, theo quan niệm của nhiều người, của sự được nhìn nhận.
Đẹp, giàu và có quyền lực, … không ở trong tầm tay của bất cứ trẻ nào. Thế nên sẽ có em tìm đủ mọi cách để … nổi tiếng. Tự đốt mình, đốt trường hay trút bỏ xiêm y là những cách để được nổi tiếng, trong lối suy nghĩ …ngắn của các em. Cái cần, không là kết án những em ấy mà phải hiểu tại sao các em đi đến những suy nghĩ như thế.
8. Cụ thể thì làm thế nào, làm những gì?
. Tôn trọng bản thể của trẻ. Chúng không đòi được chào đời. Cha mẹ đã cho chúng chào đời thì phải có trách nhiệm với chúng, phải thương yêu và bảo vệ chúng. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Trong một gia đình, trong một lớp học, tất cả trẻ đều độc nhất vô nhị. Làm sao để mỗi trẻ phát triển theo chiều hướng riêng của chúng. Đàn áp bản thể trẻ thì có khả năng là một ngày nào đó chúng “bùng nổ” dưới những dạng bất ngờ.
. Không giáo dục bằng bạo lực. “Yêu cho roi cho vọt” chỉ đúng cho cái thuở mà nhân loại còn dốt về tâm lý trẻ con. Cần nhiều khen thưởng và cần tránh cho trẻ những thất bại không đáng có. Nếu không, để được …yêu thương chúng có thể mạo hiểm “sáng tạo” ra những hình thức rất nguy hiểm để tự khẳng định.
. Đối thoại là cách hay nhất để hiểu trẻ và giúp trẻ phát triển. Đừng quên nói lời yêu thương. Văn hóa Á đông kín đáo, ít biểu lộ tình cảm nhưng dù là được sinh ra ở phương Đông, làm sao trẻ biết được là ta yêu chúng nếu ta không biểu lộ?
. Không đào tạo rập khuôn theo mẫu. Gia đình và trường học phải làm sao ngừng đào tạo những chú lính chì, hay những robot được lập trình trước và hoàn toàn giống nhau.
. Đồng thời môi trường cũng cần được … sạch hóa, báo chí bớt chuyện people (người nổi tiếng), xã hội cần chú trọng đến các sinh hoạt văn hóa giải trí cho trẻ để bồi dưỡng chúng, …
.
Có như thế thì mỗi trẻ sẽ biết tự …yêu mình, không có nhu cầu, bằng mọi giá, được tha nhân thừa nhận hay cần nổi tiếng.
Thí dụ của bạn trẻ sẳn sàng tẩm xăng đốt mình và nhảy cầu là điển hình của người không yêu mình chẳng hạn
.
Chuyện nghiện Facebook cũng là một vấn đề rất quan trọng, cũng cần đặt lên bàn thảo luận.
Nguyễn Huỳnh Mai
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016
“Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị”
Tác giả: GS.Hoàng Xuân Sính
Người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.
“Có thể có bạn đồng nghiệp nghĩ chúng tôi điên rồ” Có cơ sở đào tạo ra “tiến sĩ giấy”, gây bức xúc xã hội Chúng ta chỉ có toàn học sinh khá giỏi, giáo dục đã cất cánh rồi chăng?
LTS: Chia sẻ với độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) nói rằng, đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.
Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng kỳ dị, đó là không phải phấn đấu gì hết.
Chúng tôi xin nói rõ hiện trạng của bậc sau đại học: Trước hết Bộ Giáo dục chưa phân loại “thạc sĩ nghề nghiệp” và “thạc sĩ nghiên cứu”. Thạc sĩ nghề nghiệp th́ì có thể vừa học vừa làm, chỉ đến trường nghe giảng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhất mỗi tuần; nhưng thạc sĩ nghiên cứu thì phải dành toàn bộ thời gian để học và học rất căng.
GS.TSKH Hoàng Xuân Sính chỉ rõ, đào tạo sau Đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị. ảnh: Văn Chung.
Thạc sĩ nghề nghiệp nhằm giúp người đi làm có thêm kiến thức cho công việc được tốt hơn. Còn thạc sĩ nghiên cứu là để dành cho ai có mong muốn dấn thân vào nghiên cứu.
Cho tới nay tôi chưa thấy có quy chế về thạc sĩ nghiên cứu ở nước ta, và tôi đã đọc một văn bản của Bộ Giáo dục đề cập tới thạc sĩ nghiên cứu trong tương lai sắp tới, tôi xin hoan nghênh.
Cho nên khi làm tiến sĩ, các thày hướng dẫn phải chấp nhận nghiên cứu sinh chỉ có thạc sĩ nghề nghiệp, và đành phải làm hộ hoặc cho ra lò những luận án tồi. Vả lại người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.
Hiện nay người ta đi làm thạc sĩ, tiến sĩ thường là với mấy mục đích sau đây: Thứ nhất, mong tiến thân cho những chức vụ có bổng lộc. Thứ hai, xóa đi dĩ vãng học đại học không mấy hay ho như học tại chức, học liên thông, học dân lập bằng cách học thạc sĩ ở những trường đại học lớn – các trường đại học lớn của ta rất khắt khe trong việc tuyển sinh đại học nhưng lại rất nhẹ tay khi tuyển sinh cho bậc sau đại học, khó nghe thấy ai trượt tuyển sinh sau đại học.
Chúng tôi cũng xin nói về học phí học thạc sĩ trong nước. Học phí chính thức không đắt, các trường lấy hầu như bằng nhau, nhưng theo dư luận thì có khoản có biên lai (nghĩa có biên lai cho học phí chính thức), có khoản không có biên lai và khoản này thì tùy từng trường.
Các bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng đào tạo thạc sĩ có lời vì nhà trường không phải phấn đấu đào tạo gì cả do người học đã có công ăn việc làm không như với sinh viên ở bậc đại học, và do học phí đã được xác định giữa học viên và nhà trường với những khoản không có biên lai.
Chúng tôi là trường tư, không dám có những khoản không biên lai, cho nên với học phí chính thức thì chỉ đủ chi trả lương thày, mọi khoản khác không tính đến.
Nhiều lần họp Hội đồng quản trị, tôi không trả lời được câu hỏi của một số thành viên: Tại sao người ta lời nhiều với đào tạo thạc sĩ mà trường này lại kêu lỗ? Tôi chẳng biết trả lời ra sao.
Quan hệ người học với thày giáo và lãnh đạo một trường tư có khác: Cứ có chút chút điều gì không vừa lòng thì người học đòi hỏi phải có văn bản để đưa ra chính quyền. Tất nhiên chúng tôi chấp nhận điều đó và coi đó là quyền lợi của người học.
Chúng tôi bắt buộc phải có đào tạo sau đại học, nếu muốn làm công tác nghiên cứu, và cũng là để nâng cao trình độ giáo viên. Nhưng thế giới đều biết là đào tạo sau đại học rất tốn tiền, vì thế ta thấy ở những nước theo giáo dục Anh Mỹ tiền học phí rất cao, trừ các nước chủ trương đại học công là chính như Pháp, Đức thì học phí mới thấp.
Thầy Việt Nam cho điểm gì mà cao thế?
Bộ Giáo dục của ta rất khuyến khích các trường trong nước liên kết với đại học nước ngoài để đào tạo thạc sĩ, điều này cũng dễ hiểu vì chương trình của họ tốt, giáo viên có trình độ khoa học vững vàng và cập nhật; việc liên kết được Bộ khuyến khích bằng cách cho điểm trong xếp hạng phân tầng các trường đại học.
Sau một số năm làm liên kết, chúng tôi nhận thấy rằng áp lực của đối tác liên kết và của người học quá lớn: đối tác luôn đòi tăng phí đào tạo, người học thì không chịu học phí cao, cuối cùng chúng tôi phải chấp nhận bù lỗ. Chúng tôi cho đối tác biết áp lực phải chịu, họ trả lời chúng tôi muốn mua danh tiếng thì phải chịu.
Tôi không biết các bạn đồng nghiệp trong nước thấy thế nào về việc này, đối với chúng tôi, không thấy có danh tiếng gì thêm cho trường khi liên kết với đại học nước ngoài.
Người học đến chỗ chúng tôi học, chỉ chăm chăm có cái bằng nước ngoài mà xã hội coi trọng, không bao giờ kể đến cái trường nơi họ đến học, nó tiếp sinh viên thế nào, nó có đủ phương tiện đáp ứng việc học thế nào?
Hoàn toàn không, chúng tôi chẳng có danh tiếng gì với người học cũng như với xã hội. Nếu có danh tiếng thì là danh tiếng với nước ngoài như sau: họ nói với chúng tôi rằng tại sao mỗi lần thi lại quay cóp nhiều như vậy khiến họ bắt phải thi lại nhiều lần?
“Có thể có bạn đồng nghiệp nghĩ chúng tôi điên rồ”
(GDVN) – Nữ giáo sư, Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam, nay đã 83 tuổi nói chuyện về làm giáo dục ngày nay. Hóa ra, câu chuyện đâu phải chỉ có tiền nhiều hay ít?
Thày Việt Nam cho điểm gì mà cao thế (phía chúng tôi phụ trách dạy 1/3 chương trình để học phí hạ xuống) để tổng điểm tốt nghiệp bao giờ cũng cao nhất trong 3 nơi thi là Mỹ, Pháp, Việt Nam trong khi điểm đầu vào lại thấp nhất? Danh tiếng của chúng tôi chỉ có vậy.
Trước tình hình liên kết như vậy, cho nên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy không nên mở rộng liên kết với đại học nước ngoài mà phải tập trung vào nâng cao đào tạo sau đại học trong nước.
Chúng tôi đã có chủ trương mời thày nước ngoài dạy cho những môn mà chúng tôi thấy cần thiết cho việc hội nhập khi nước mình đã ký một loạt hiệp định thương mại với quốc tế. Vấn đề khó khăn ở đây là học viên không nghe giảng được bằng tiếng Anh.
Vì vậy, chúng tôi đã tung giảng viên của mình dịch bài giảng bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, phát bài giảng bằng cả hai thứ tiếng cho học viên trước khi lên lớp, và cuối cùng lúc giảng viên nước ngoài dạy thì giảng viên của chúng tôi ở bên cạnh để dịch và cũng để giải thích khi có thắc mắc.
Một lớp dạy như vậy rất tốn tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận, vì:
Thứ nhất giảng viên trẻ của chúng tôi được nâng cao trình độ và có nhiều cơ hội tiếp xúc với đại học nước ngoài.
Thứ hai, việc phát bài giảng cho học viên bằng hai thứ tiếng giúp học viên trong công việc họ đang làm khi họ gặp tình huống phải xử dụng tiếng Anh.
Thứ ba, học viên thấy rõ là chúng tôi tổ chức lớp học như vậy là vì người học.
Qua chuyện trên, là nhà quản lý, chúng tôi hiểu rằng để phản ứng tích cực, nhanh nhạy với tình hình thì phải được chủ động trong tài chính, trong học thuật và trong nhân sự. Tất nhiên là trường tư dễ dàng xử lý hơn trường công vì nhân sự lãnh đạo không nhiều và vì chúng tôi không nhận tài trợ của nhà nước.
Chúng tôi có thể tóm tắt sau các trình bày ở trên : chúng tôi được tự chủ với ít ràng buộc trong chi tiêu và tổ chức – nhân sự. Về học thuật thì chỉ được phần nào như việc tổ chức dạy cao học trong nước như kể trên; còn ngành nghề và khung chương trình thì hoàn toàn là nằm trong khung đã định sẵn.
Và còn việc xin phép liên kết với một đại học nước ngoài thì quả là khó khăn, nó có những quy định mà chúng tôi mong rằng trong tương lai sẽ bớt đi. Mọi người trong chúng ta đều hiểu rằng tự chủ trong học thuật làm trường nổi tiếng.
————–
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-Thac-si-Tien-si-o-Viet-Nam-la-mot-hien-tuong-ky-di-post172393.gd
Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016
GỢI TÌNH
Thị phi đen trắng đời mình
cuộc tình mua bán bóng hình đổi thay
máu tim ngọt vị đắng cay
nửa mê nửa tỉnh đêm ngày cơn say
Vắn dài nỗi nhớ trên tay
thương em thân gái lên đoài xuống đông
bọt bèo vỡ giữa bão giông
sang hèn một mớ bòng bong rối bời
Đua đòi duyên nợ cuộc chơi
đam mê đau đớn nửa đời lãng du
" bướm vàng đậu trái mù u
lấy chồng chi sớm lời ru càng buồn"*
Nẻo tình qua mấy đường truông
đứng lên ngã xuống vở tuồng hài bi
tấm thân cô lữ cần chi
mây trời sông núi chân đi gót mềm
Sạn chai thành quách con tim
nhân sinh một thuở ai tìm đợi nhau
khăn tang một mảnh người trao
câu thơ phúng điếu nhuộm màu thời gian
Một sợi tóc bạc mơ hoang
cắt ngang xẻ doc vầng trăng lọc lừa
em giờ đi sớm về trưa
ta giờ mòn mỏi đẩy đưa con thuyền
Tiếc chi hai chữ nợ duyên
lang thang phố chợ người điên gợi tình...
* Thơ Kiên giang - Hà Huy hà
Báo Tuổi Trẻ Lại Giỡ Trò Fauxtography
Hoàng Hữu Phước, MIB
Vào ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ, Tuổi Trẻ Online đã có thông tin sau:
trong khi theo sự theo dõi ghi nhận của tác giả bài viết này thì không bao giờ có con số 254, và vào thời điểm có 209 của Bà Clinton thì Ông Trump có 216
Sau đó, Ông Trump vượt lên 232, 238, và 244 (lúc 12g05 giờ Việt Nam)
và lúc 13g37 (giờ Việt Nam) thì lúc Ông Trump ngừng xe đổ thêm xăng ở 244 thì Bà Clinton đã lăn lê bò trườn lên 215
để rồi lúc 13g40 (giờ Việt Nam) thì Ông Trump băng vùn vụt lên 264
có nghĩa là chưa bao giờ Ông Trump ở một phút giây nào đó lại thèm ngự tại mức 254 mà Tuổi Trẻ Online công bố.
Chỉ có việc ghi lại kết quả cập nhật mỗi phút một từ các trang mạng nước ngoài mà Tuổi Trẻ Online cũng làm không ra chi cả, nói gì đến chuyện quốc gia đại sự để độc giả người Việt cậy tin!
Hôm nay, ngày Thứ Sáu 11-11-2016, Tuổi Trẻ có bài đăng lúc 19g 09-11-2016 tựa đề “Người Ủng Hộ Bà Clinton Biểu Tình, Ông Oobama Rơi Nước Mắt”
theo đó, Ông Obama đã “không thể ngăn được những giọt nước mắt buồn và tiếc nuối cho người phụ nữ ông đã dành nhiều tâm sức ủng hộ sau khi bà thất bại trước ông Trump”
Các bạn hãy nhìn chữ AP được ghép vào cho bức ảnh có thêm trọng lượng, và hãy lưu ý nguồn ảnh “Twitter/inespohl”.
Là một tờ báo lớn của Thành phố Hồ Chí Minh thế mà Tuổi Trẻ không thể lấy tin từ nguồn chính thống mà lại lấy từ nguồn loại vất sọt rác là Twitter!
Là một tờ báo lớn của Thành phố Hồ Chí Minh thế mà Tuổi Trẻ chỉ lo đơm đặt vu vạ nhét chữ vào mồm Nghị sĩ Quốc hội Khóa XIII Hoàng Hữu Phước rằng ông ấy tuyên bố nhân dân Việt Nam có “dân trí thấp”, chứ không lo sắm đủ trí tuệ để nhận ra một điều sơ đẳng rằng phải nên tập trung tìm đọc tất cả các bài viết blog của ông này để biết rằng trong bài “Quả Thôi Sơn: Nghịch Chiến Song Kỳ” đăng ngày 23-7-2016 thì ông ta đã tự ghép hình có cảnh Obama rơi lệ như sau:
Obama rơi lệ ngày 05-01-2016 khi phát biểu về cuộc nổ súng ở Trường Tiểu Học Sandy Hook ở New Town, bang Connecticut, năm 2012, khi sát thủ 20 tuổi Adam Lanza xả súng sát hại 20 học sinh và 6 giáo viên. Lẽ ra Obama nên nghe lời Tuổi Trẻ Online rơi vài giợt lệ hôm kia khi Hillary Clinton thất bại vì giợt lệ của ông lúc đó mới chứng tỏ rõ nét nhất sự sụp đổ hoàn toàn của Đảng Dân Chủ Con Lừa trong lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, lãnh đạo Thượng Nghị Viện, và lãnh đạo Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ.
Như bao tờ báo chính thống khác của Việt Nam đã thất bại thê thảm trong kiên trì kiếm tìm các bài báo rác nói xấu Donald Trump để đăng lại tràn ngập báo chí Việt Nam suốt nửa năm qua, Tuổi Trẻ Online đã rơi lệ vì sự thất bại của “The Whore of Babylon”, và đã che dấu sự tủi hổ của mình bằng cách bảo đó là nước mắt của Barack Obama!
Lời khuyên cho Tuổi Trẻ Online:
1) Một khi đã “cập nhật” tin sốt dẽo toàn cầu thì đừng phân công “nhà báo” nào vừa hay ngủ gục vừa không biết sử dụng máy vi tính;
2) Đừng bao giờ nghĩ rằng “báo chính thống” là quyền lực gớm ghê không ai dám “săm soi” tì vết nên muốn viết gì thì viết; và
3) Nên tìm đọc các bài viết của cái ông nghị sĩ bị “nhét chữ vào mồm” nêu trên vì ông ta là người duy nhất biết những thế ưu việt của Donald Trump qua bài viết “Tôi Ủng Hộ Donald Trump” ngày 01-01-2016 vào thời điểm Trump chưa được chọn làm ứng cử viên Đảng Cộng Hòa, và bài viết “Hoàng Hữu Phước Phỏng Vấn Donald Trump” ngày 12-10-2016 trong đó có kết luận bằng nhóm từ “Trump Triumphs” (tức Trump chiến thắng huy hoàng) mà mãi sau khi bầu cử 09-11-2016 thì tờ Nữu Ước Thời Báo mới dám dùng cụm từ ấy:
Biết bao giờ Việt Nam mới có những tờ báo chính thống của Đảng là nguồn thông tin nghiêm túc, chính đạo, thấu thị, trí tuệ, đáng tin cậy của người dân, và có uy tín với phần còn lại của thế giới!
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Nhân “Mở cửa”, bàn ngoài lề về từ ngữ
Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội ngày 15-12-1986, là đại hội mở màn cho thời kỳ Đổi Mới.
Ở cái thời 1986 rất chắc chắn là không ai nói “mở cửa” hết. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội 6 không có chữ “mở cửa” nào, trong khi có tới 81 lần dùng từ “đổi mới”.
Báo cáo còn nói thế này ạ:
“Về hoạt động văn hóa, văn nghệ: Công tác văn hóa, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh của các tầng lớp xã hội và các lứa tuổi.”
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Xí nghiệp may tư nhân Minh Châu trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng năm 1987, một năm sau đại hội VI. Hình từ trang này
Có vẻ như, Đại hội 6 chủ yếu (quan trọng nhất) là thừa nhận sai lầm và điều chỉnh sai lầm trong quan điểm và thực hành quản lý nền kinh tế thời kì quá độ. Về khái niệm “quốc tế” vẫn chia làm hai phe: Các nước quốc tế anh em và Bọn phản động quốc tế. Do đó hợp tác kinh tế quốc tế vẫn chủ yếu trong Hội đồng tương trợ kinh tế, thậm chí nghiên cứu khoa học cũng tham gia vào khối này. Đẩy mạnh xuất khẩu cũng chủ yếu vào các nước này, và do “nhà nước độc quyền ngoại thương”. Hình như giai đoạn này chúng ta còn thực hiện “nghĩa vụ quốc tế” bằng hình thức xuất khẩu lao động sang các nước trong Hội đồng.
Áp phích thời kỳ Đổi mới. Hình từ trang này
Nghĩa là: Thời 1986, ở tầng vĩ mô chưa thấy nói đến “kinh tế thị trường”, cũng chưa phải “mở cửa” để đón chào vị khách nào mới lạ từ bên ngoài đất nước (và hình thái ý thức) hết.
Mỹ thuật hồi đó hình như bảo nhau “cởi trói”. Chắc cởi trói xong còn vặn vẹo tập tành và ăn uống một thời gian mới có sức “mở cửa” chứ ạ.
Mãi đến Đại hội 8 (1996), tức là 10 năm sau Đổi Mới, mới có một từ “mở cửa” duy nhất trong báo cáo chính trị đại hội; Nhưng là nói rằng:
“Trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, MỞ CỬA với bên ngoài, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động nhiều nhân tố rất phức tạp, …”.
Sang Đại hội 9 không nói gì đến “mở cửa”, Đại hội 10 cũng chỉ có 1 lần “mở cửa” trong câu: ”MỞ CỬA thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.”
Đại hội 11 ngoài mở cửa ngân hàng, có thêm “lộ trình MỞ CỬA thị trường bảo hiểm”.
Đại hội 12 chẳng nói gì đến “mở cửa”.
Như vậy, Mở cửa đặt cạnh Đổi mới và ăn theo thời gian 30 năm là hơi khiên cưỡng.
Chưa kể, “mở cửa” vẫn hay được dùng cho bên Trung Quốc hơn (để dịch từ “khai phóng” của họ). Đều là sự nghiệp cải cách, nhưng gọi tên thì Trung Quốc là “mở cửa”, Việt Nam là “đổi mới”.
Áp phích thời kỳ Đổi mới. Hình từ trang này
*
Chuyện thêm, ai muốn đọc thì đọc
Tinh thần “mở rộng” và “bình thường hóa” quan hệ quốc tế của Đảng (như một cơ sở để còn mở cửa) có thể thấy qua một chi tiết thú vị của các Báo cáo chính trị (BCCT):
Trong BCCT đại hội 6 (1986): xuất hiện 1 từ “phương Tây”, 43 từ “quốc tế”, 9 từ “phản động”, trong đó có 4 từ “phản động quốc tế”
Trong BCCT đại hội 7 (1991): xuất hiện 2 từ “phương Tây, 46 từ “quốc tế”, 3 từ “phản động”, trong đó không có từ “phản động quốc tế”.
Trong BCCT đại hội 8 (1996): không còn từ “phương Tây”, 28 từ “quốc tế”, không còn từ “phản động”.
Trong BCCT đại hội 9 (2001): không có từ “phương Tây”, 34 từ “quốc tế”, không có từ “phản động”
Trong BCCT đại hội 10 (2006): 38 từ “quốc tế”
Trong BCCT đại hội 11(2011): 49 từ “quốc tế”, 2 từ “phản động” (liên quan đến đồi trụy và lối sống không lành mạnh)
Trong BCCT đại hội 12 (2016): 79 từ “quốc tế”, không nói gì về phản động, đồi trụy, và đổi thành “thiếu lành mạnh”.
Còn về văn nghệ sĩ, BCCT qua các kì đại hội cũng có các “chỉ đạo” tương ứng như sau:
Đại hội 6: “Kết hợp giữa cơ quan nhà nước với các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật và các đoàn thể quần chúng khác, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể văn nghệ sĩ, liên hệ với quần chúng lao động.”
Đại hội 7: “Sau Đại hội VI, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ra nghị quyết về văn hóa, văn nghệ, chỉ rõ những định hướng và chủ trương thúc đẩy quá trình đổi mới văn hóa, văn nghệ, khuyến khích anh chị em văn nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (thứ tư từ trái sang) trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy(thứ ba từ trái sang) và các văn nghệ sĩ vào ngày 7-10-1987 – Ảnh tư liệu, nguồn từ trang này
“Hoạt động văn hóa, văn nghệ có thêm sức sống, phong phú hơn về nội dung, đưa dạng hơn về hình thức, thể loại và phương thức hoạt động. Đội ngũ văn nghệ sĩ thuộc các thế hệ có nhiều cố gắng đóng góp vào sự nghiệp đổi mới. Trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, dân chủ được phát huy, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo.”
Đại hội 8: “Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hóa, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại.”
Đại hội 9: “Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, trước Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người.”
Đại hội 10: “Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi hoạt động sáng tạo văn hoá, văn học, nghệ thuật đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ.”
Đại hội 12: “tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ.”
(Văn phong của BCCT vẫn thường tỉnh lược chủ ngữ, có thể lí giải là mọi chủ thể liên quan, cả hệ thống, tất cả, bao gồm tự thân văn nghệ sĩ, đều phải làm chủ ngữ.)
Lưu ý: Mọi nguồn đều trích dẫn từ mục Văn kiện Đại hội của trang điện tử của Đảng ta
Nguồn Soi
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016
Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?
Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016
Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.
Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần.
Không sai khi cho rằng Pakistan là “điểm khởi đầu” (“ground zero”) của mối đe dọa khủng bố mà thế giới đang đối mặt. Dấu vết của nhiều vụ tấn công khủng bố ở phương Tây đã được truy ngược về Pakistan, bao gồm vụ đánh bom Luân Đôn năm 2005 và vụ thảm sát San Bernardino năm 2015. Hai phần tử quan trọng đằng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, và nhiều vụ tấn công khủng bố tại Hoa Kỳ – Osama bin Laden và Khalid Sheik Mohammed – được tìm thấy đang sống an toàn tại Pakistan. Trong các vụ đánh bom Manhattan và New Jersey gần đây, nghi phạm bị bắt giữ, Ahmad Khan Rahami, bị cực đoan hóa tại một trường tôn giáo ở Pakistan gần một cơ sở bí mật của Quân đội Pakistan dành cho lãnh đạo nhóm Taliban của Afghanistan.
Nhưng chính các quốc gia láng giềng đang chịu đựng hậu quả từ chủ nghĩa khủng bố được tài trợ bởi Nhà nước Pakistan. Các vụ tấn công khủng bố lớn tại Nam Á, như vụ tấn công Mumbai năm 2008 và các vụ tấn công vào Đại sứ quán Ấn Độ và Hoa Kỳ năm 2008 và 2011 tại Afghanistan rõ ràng đã được sắp đặt bởi ISI, cơ quan đã nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố như Lashkar-e-Taiba, Jaish-e-Mohammad, và Mạng lưới Haqquni để thi hành các mệnh lệnh của mình. Điều này không phải là lời đồn đại; cựu độc tài xuất thân từ Quân đội Pakistan Pervez Musharraf đã thừa nhận rộng rãi điều đó.
Chỉ tính riêng tại Ấn Độ, quân đội Pakistan – bất chấp việc là đội quân lớn thứ 6 trên thế giới, sẽ có rất ít cơ hội để chiến thắng một cuộc chiến tranh quy ước với người hàng xóm khổng lồ của mình – đã sử dụng các nhóm khủng bố ủy nhiệm nhằm phát động một cuộc chiến bí mật. Chỉ riêng trong năm nay, quân khủng bố được hậu thuẫn bởi quân đội Pakistan đã vượt qua biên giới hai lần để tiến hành tấn công các căn cứ quân sự Ấn Độ.
Vào tháng Giêng, Jaish-e-Mohammad đã tấn công căn cứ Không quân Pathankot của Ấn Độ, bắt đầu cho nhiều ngày giao tranh khiến bảy lính Ấn Độ hy sinh. Tháng trước, các thành viên cũng của nhóm này vượt qua biên giới lần nữa và tấn công căn cứ lục quân Ấn Độ ở Uri, giết 19 lính và khiến Ấn Độ tiến hành một cuộc tấn công trả đũa có chọn lọc (surgical strike) vào phiến quân đóng ở khu vực đường ranh giới kiểm soát tại vùng Kashmir đang bị tranh chấp và chia cắt.
Afghanistan và Bangladesh cũng cáo buộc ISI phá hoại an ninh của họ thông qua các đại diện khủng bố. Hai nước này đổ trách nhiệm cho Pakistan về các cuộc tấn công khủng khiếp vừa qua ở thủ đô của mình là Kabul và Dhaka, trong đó một trường đại học và một quán café nằm trong số các mục tiêu.
Những hoạt động như thế khiến Pakistan bị cô lập. Ngay gần đây, các nước láng giềng với quốc gia này – Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka – đã hủy bỏ một Hội nghị của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) được dự kiến tổ chức vào đầu tháng tới tại Thủ đô Islamabad của Pakistan. Thủ tướng Sri Lanka, Ranil Wickremesinghe, cảnh báo “khủng bố xuyên biên giới” đe dọa tương lai của SAARC.
Tuy nhiên, sự đi xuống về vị thế quốc tế và sự gia tăng cô lập trong khu vực là không đủ để khiến lực lượng quân đội đang thống trị của Pakistan suy nghĩ lại quan điểm của mình về chủ nghĩa khủng bố. Một trong các lý do là Pakistan tiếp tục có các nhà tài trợ đầy quyền lực. Ngoài nhận hỗ trợ tài chính từ Saudi Arabia, Pakistan, trên một vài phương diện, đã được bảo trợ bởi Trung Quốc, quốc gia cung cấp sự bảo vệ chính trị – thậm chí cho những kẻ khủng bố đóng tại Pakistan- tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tháng này, lần thứ 5 trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc đã phá hoại các nỗ lực trừng phạt được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc đối với Masood Azhar, thủ lĩnh của Tổ chức Jaish-e-Mohammed có căn cứ tại Pakistan, là nhóm mà Liên Hợp Quốc đã chỉ rõ là một tổ chức khủng bố vài năm trước. Các lệnh trừng phạt được ủng hộ bởi toàn bộ thành viên của Ủy ban chống khủng bố của Hội đồng Bảo an, đặc biệt khi Ấn Độ đưa ra bằng chứng cho thấy Azhar có mối liên hệ với các vụ giết choc khủng bố tại 2 căn cứ quân sự của họ.
Tuy nhiên, về viện trợ tài chính thì chính Hoa Kỳ lại đóng vai trò là nhà hảo tâm lớn nhất của Pakistan. Chính xác là thế vì thậm chí sau khi phát hiện các dấu hiệu của Bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, Hoa Kỳ – quốc gia dẫn đầu cái gọi là Cuộc chiến chống khủng bố – không chỉ tiếp tục chuyển hàng tỷ đô viện trợ cho Pakistan, mà còn cung cấp cho nước này một lượng lớn vũ khí sát thương. Chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng chống lại một bước đi tại Quốc hội để chính thức quy Pakistan là một quốc gia tài trợ khủng bố.
Cách tiếp cận này thể hiện cam kết của Obama đối với việc dụ dỗ quân đội Pakistan thuyết phục Taliban đồng ý về một thỏa thuận hòa bình tại Afghanistan. Nhưng chính sách đó đã thất bại. Hoa Kỳ vẫn mắc kẹt trong cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước này, khi mà một Taliban đang hồi sinh đã tiến hành ngày càng nhiều các cuộc tấn công đầy thách thức tại Afghanistan với sự trợ giúp của cơ cấu kiểm soát và chỉ huy của họ tại – như các bạn cũng đoán được – Pakistan. Không một chiến dịch chống khủng bố nào từng thành công khi mà các phiến quân được tận hưởng các nơi trú ẩn xuyên biên giới như thế.
Đạt được hòa bình tại Afghanistan, cũng như ngăn chặn sự lan truyền của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, sẽ là điều không thể nếu không làm cho quân đội Pakistan chịu trách nhiệm trước chính phủ dân sự của quốc gia này. Hoa Kỳ có rất nhiều đòn bẩy: Pakistan là một trong những nước có tỷ lệ thuế trên GDP thấp nhất trên thế giới, và phụ thuộc đáng kể vào viện trợ nước ngoài và Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nên sử dụng ảnh hưởng đó để chắc chắn quân đội Pakistan phải phục tùng – và có trách nhiệm.
Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi và nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The Pakistani Mecca of Terror
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/11/11/pakistan-thanh-dia-khung-bo/#sthash.I4Jv4NJC.dpuf
THƠ KHÓC
PILINSZKY JÁNOS
Một sợi tóc duy nhất chẳng thể cong
ta giữ gìn những nếp nhăn nhỏ nhất
bướng bỉnh khăng khăng hơn đá tảng
đến tận ngày xử án.
Nước mắt trốn chạy rụt rè trong ta
những mạch ngầm rỏ rỉ,
và những mùa xuân không đáy bới đào
sự lặng im toàn trí.
Trong những người tình khóc đến tận bình minh
tình yêu chết mòn như thế đấy,
và giờ đây không phải họ ôm choàng nhau nữa
sự bất tử quyện lấy nhau!
Một hiện thực tròn vẹn vĩnh hằng nào đó
giữ gìn tất cả số phận chúng ta;
kiên cường, như đá tảng,
giờ, không phải ta ôm chặt họ nữa rồi…
NGUYỄN HỒNG NHUNG dịch từ nguyên bản tiếng Hungary
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)