Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Sự Thương-Ghét Của Con Người





Đào Văn Bình



...Hiện nay thế giới không còn đối đầu về chủ nghĩa, tức là sự khác biệt về xây dựng quốc gia, xã hội theo một mô thức chính trị nào đó - nhưng lại xuất hiện một sự đối đầu khốc liệt giữa đúng -sai và thương-ghét xuất phát từ tín điều - tức xây dựng quốc gia, xã hội theo mô thức tôn giáo. Cuộc xung đột này có nguy cơ nổ ra “thánh chiến” và có thể “thánh chiến” đã nổ ra rồi. Cuộc đối đầu này đang lan rộng trên quy mô “quốc gia đối đầu với quốc gia” hoặc “nhiều quốc gia đối đầu với nhiều quốc gia”. ... (ĐVB)



Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét. Rồi khi còn chập chững biết đi, chắc cũng chưa biết thương-ghét. Thế rồi khi vào trường Mầm Non (Preschool) lúc ba tuổi chắc cũng chưa biết thương-ghét. Có lẽ con người bắt đầu biết thương-ghét hay bộc lộ thương- ghét khi vào trường Mẫu Giáo (Kindergarten) lúc năm tuổi chăng? Một số thương-ghét do giáo dục mà có. Một số do nhồi sọ, tuyên truyền, đầu độc mà có. Một số do biên cương, biên giới khác biệt mà có. Một số thương-ghét có thể do tự nhiên mà có, mà Phật Giáo gọi là nghiệp lực của chúng sinh từ vô thủy tới nay. Sự thương-ghét có thể được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta không những thù ghét người sống mà thù ghét luôn cả những người đã chết và cả những người ở nơi xa lắc xa lơ mà chúng ta chưa hề biết mặt. Sự thương-ghét của con người, nếu có hình thù, cả hư không vô tận này chắc chứa cũng không hết. Chẳng hạn, ghét một người nhưng thù ghét luôn cả gia đình, họ hàng hay cả nước người ta.

Yêu nhau yêu cả đường đi.
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)

Sau đây là một số thương ghét, có thể do “bản chất” hay “bản tính” của con người và rất “tự nhiên”. Tự nhiên theo nghĩa nó bộc lộ liền mà không cần lý trí can thiệp.:

1) Ghét bỏ cái gì xấu xí. Thương quý cái gì đẹp đẽ. Đàn ông, đàn bà đẹp đẽ là nguồn mê đắm lớn nhất của kiếp người. Con cái trong nhà, đứa xấu xí nhiều khi bị hắt hủi. Cây trái thật ngon,nhưng trông bề ngoài xấu xí nhiều khi cũng không được ưa chuộng.

2) Ghét bỏ cái gì héo tàn. Trân trọng với cái gì tươi tốt. Hoa tươi trưng lên bàn thờ nhưng khi héo rồi thì quăng vào thùng rác không thương tiếc.

3) Ghét sợ cái gì nhọn sắc. Thích cái gì tròn trịa. Cho nên trong Phật Giáo hay dùng chữ “viên” để chỉ sự hoàn hảo như: viên dung, viên mãn, viên giác.

4) Ghét màu sắc chói lọi. Thích màu sắc dịu dàng. Màu sắc chói lọi làm chóa mắt người ta. Con bò thấy màu đỏ (màu máu) là lao vào húc.

5) Ghét thói điểm trang lỏe loẹt. Thích lối điểm trang nhã nhặn. Trong hội họa, trường phái sử dụng màu sắc của hoa rừng, thú rừng gọi là Trường Phái Dã Thú.

6) Ghét cái gì bề bộn. Thương cái gì ngăn nắp. Một thành phố dù văn minh như thế nào đi nữa mà đường phố nluộm thuộm, ngổn ngang, vẽ bậy lên tường thì cũng bị chê cười.

7) Ghét sợ cái gì bầy hầy. Thích cái gì lành lặn. Vào siêu thị, nhìn một đống thịt bầy hầy, người ta sợ. Nhưng cũng thịt đó, nếu được cắt và trình bày khéo léo thì người ta lại thích.

8) Không ưa cái gì méo mó, lệch lạc. Thích cái gì vuông vức cho nên người ta nói “Mẹ tròn con vuông” là để chỉ chuyện bình an, tốt lành. Một món đồ dù rất tốt nhưng nếu bị méo mó đi một chút, người ta cũng sẽ từ chối. Chiếc xe mới toanh, bị đụng móp một chút cũng mất giá trị.

9) Ghét sợ cái gì tối tăm. Ưa thích cái gì sáng sủa. Địa ngục thì tối tăm. Cung trời thì rực rỡ. Khi tham dự đám tang, người ta mặc quần áo màu đen. Nhưng hiện nay các chiến binh Hồi Giáo lại dùng màu đen làm biểu tượng cho ngọn cờ của mình. Màu đen đang là màu ưa chuộng của thế kỷ, nhất là ở Trung Đông và Hoa Kỳ.

10) Ghét cái gì tàn bạo. Kính trọng cái gì an lành.

11) Ghét cái gì ngông cuồng. Thích cái gì vừa vừa phai phải.

12) Ghét chiến tranh. Ưa chuộng hòa bình. Nhưng có rất nhiều người hay quốc gia thích chiến tranh, rất thích chém giết mà người ta gọi đó là “diều hâu”, hiếu chiến, trong Phật Giáo gọi là quỷ thần A Tu La.

13) Ghét lời nói dữ dằn. Thích lời nói ôn hòa.

14) Ghét thói tự cao. Ưa lời khiêm tốn.

15) Ghét và khinh miệt lối sống ích kỷ. Quý trọng sự vị tha.

16) Ghét lời nói mỉa mai. Thích lời nói ý tứ.

17) Ghét lời nói bịa đặt. Thương mến người “Có sao nói vậy”.

18) Ghét thù lời nói cay độc. Thích, ưa lời nói hiền hòa.

19) Ghét, khinh lời nói đâm thọc. Kính trọng lời nói ngay thẳng.

20) Ghét khinh lời nói chia rẽ. Kính trọng lời nói đoàn kết. Nhưng trên thế giới này cũng có rất nhiều người thích lời nói chia rẽ, phổ biến lời nói chia rẽ, kích động hận thù.

21) Ghét điều gian dối. Ưa điều chân thật.

22) Ghét thói lưu manh, lường đảo. Quý, thích sự thật thà.

23) Ghét thói côn đồ. Ưa kẻ hiền lành.

24) Ghét tham quan ô. Kính trọng, quý mến, có khi lập miếu thờ các vị quan liêm chính.

25) Ghét thù bạo chúa. Kính trọng vua hiền đức, có khi lập đền thờ.

26) Ghét bọn xu nịnh. Mến kẻ trung thần.

27) Ghét kẻ phản quốc. Yêu người ái quốc.

28) Ghét kẻ hại người. Quý kẻ cứu người.

29) Ghét kẻ phá hoại. Yêu người xây dựng.

30) Ghét kẻ gian dâm. Thương người đoan chính.

31) Ghét kẻ phản bội. Thương người trung tín.

32) Ghét kẻ phá giới. Kính người trì giới.

33) Khinh kẻ xuất gia mà còn bon chen thế tục. Kính người đạo hạnh.

34) Ghét kẻ nhố nhăng. Thương người mẫu mực. Nhưng hiện nay một số quốc gia Á Châu cũng đang bắt chước thói nhố nhăng của Âu-Mỹ. Nhố nhăng tại Âu-Mỹ lại là biểu tượng của “tự do tư tưởng” và hình như càng nhố nhăng càng được người ta chú ý và thành công nhất là ca sĩ và người mẫu. Sau vụ Chairlie Hebdo, Ô. Tony Blair nói rằng “Tự do ngôn luận không có giới hạn” tức báo chí muốn chửi ai, thóa mạ ai cũng được.

35) Ghét kẻ trọc phú. Quý kẻ thương người.

36) Ghét kẻ ăn chơi. Thương người cần kiệm.

37) Khinh kẻ ăn bám. Quý người tự lập.

38) Khinh kẻ lười biếng. Quý người chăm chỉ.

39) Ghét kẻ khinh người. Thương người khiêm tốn.

40) Ghét thói mánh mung. Yêu mến thật thà.

41) Ghét thói gian tà. Ưa người ngay thẳng.

42) Khinh ghét lối làm việc vô lương tâm. Kính trọng kẻ làm việc có lương tâm.

43) Ghét lối làm việc vô trách nhiệm. Thương người làm việc cẩn trọng.

44) Ghét thói kiêu căng, tự cho mình là “lãnh đạo”, “number one”, “số một” hay “ông nội” người ta. Quý kẻ biết điều.

45) Và còn cả ngàn vạn thứ thương-ghét khác nữa, không sao kể hết.

Cái mà mình thích thì thương. Thương thì quý trọng, có khi hy sinh cả thân mệnh để bảo vệ. Thử đụng tới con chó mà mình thương thử xem. Có khi giết người ta luôn không biết chừng.

Còn ghét… nhẹ lắm thì, chửi rủa, nói xấu, xa lánh, kỳ thị (không chơi, không giao tiếp), xua đuổi. Mạnh hơn là đốt phá nhà của người ta, giết hại cả gia đình người ta. Những vụ thanh lọc chủng tộc, giết cả trăm ngàn người là chuyện thường.

Đối phó và giải quyết chuyện đúng-sai, thương-ghét là chuyện hàng ngày của thế tục. Nhưng có rất nhiều nơi, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện nay, tôn giáo đã can dự vào để giải quyết, khiến giáo luật trở thành luật pháp quốc gia.

Đối với các tôn giáo thờ Thần Linh, đúng-sai, thương-ghét phải phân biệt rõ ràng và trong kinh điển, họ không ngần ngại tuyên bố loại trừ, tiêu diệt hoặc giết hại những gì “đáng ghét”, chẳng hạn ra lệnh giết chết những kẻ ngoại đạo/dị giáo, tức những người theo một tôn giáo khác với tôn giáo của họ. Sự thương-ghét này đã gây thảm họa cho nhân loại trong một thời gian rất dài.


Thế nhưng đối với Phật Giáo thì có khác. Phật Giáo không bao giờ dung chứa sự kỷ thị, loại trừ, ghét bỏ. Phật Giáo là đạo của bao dung, như biển cả có thể dung chứa cả ngàn con sông đổ vào, như một mẹ có thể nuôi được trăm con. Điều đó không có nghĩa là Phật Giáo “ba phải” hoặc không ý thức được thế nào là đúng-sai, phải-trái. Trong Kinh Viên Giác Đức Phật nói rằng, “Một hạt mưa trong thế giới ta-bà này Như Lai đều biết.” Thế nhưng do lòng thương xót chúng sinh, Đức Phật dạy đức Từ-Bi-Hỉ-Xả. Hơn thế nữa, bản thể của vũ trụ này vốn từ Nhất Nguyên/Nhất Thể rồi tách ra thành Nhị Nguyên/Âm Dương/Lưỡng Cực. Cái Tối cái Sáng, cáiSinh cái Diệt, cái Đúng cái Sai, cái Phải cái Trái, cái Thương cái Ghét cùng tồn tại và lấn đuổi nhau. Ngàn đời trước đã có đúng-sai và ngàn đời sau đúng-sai vẫn tồn tại.

Khi Đức Phật chưa ra đời, con chim đã ăn con sâu. Khi Đức Phật ra đời con chim vẫn ăn con sâu. Khi Đức Phật thành đạo và chuyển pháp luân, con chim vẫn ăn con sâu. Và khi Đức Phật nhập diệt, con chim vẫn ăn con sâu. Điều đó có nghĩa là “thế giới này vẫn y như thế” vẫn vận hành bởi “vô minh và tham dục”. Hình tướng thế giới này có đổi thay, nhưng tham-dục và bạo lực vẫn còn nguyên đó. Những cái tốt không bị hủy diệt đã đành mà những cái xấu, cái đáng ghét, cái bất ưng cũng không bao giờ bị hủy diệt. Do đó, không thể có chuyện toàn thể thế giới này chỉ có Thương và cũng không thể chỉ toàn có Ghét.

Tình cảm Thương hay Ghét, Đúng hay Sai đều do “nhân duyên giả hợp mà thành”. Khi mình thích và thương thì tội ác tày trời cũng thấy tốt. Còn khi mình đã ghét thì chuyện tốt, đúng cũng thấy sai. Chẳng hạn, cũng là cái xấu, nếu đứng ngoài thì chúng ta thấy đó là xấu. Nhưng nếu là “đồng bọn” thì chúng ta lại thương và yêu thích cái xấu đó. Một bọn trộm cướp ngồi trong quán nhậu, hả hê cụng ly, khoe khoang thành tích vừa ăn cắp được một chiếc xe hơi chẳng hạn …mà không hề biết đó là hành vi xấu xa. Thấy một người đàn bà bị ném đá tới chết, dù phạm bất cử tội gì, chúng ta đều rùng minh, thương xót. Thế nhưng ở tại các quốc gia như Saudi Arabia, Pakistan, A Phú Hãn, Ấn Độ…ở một vài nơi, đám đông reo hò, và cả bố mẹ cũng rất “hân hoan” khi người ta ném đá tới chết người con gái của mình chẳng may lỡ dại hoặc không nghe lời bố mẹ trong vấn đề hôn nhân.

Do đó, nếu tất cả trái đất này toàn là những người ác hay toàn là quỷ dữ thì: trộm cướp, hiếp dâm, giết người, gian trá, đâm cha chém chú, lừa thầy phản bạn, thác loạn… đều được coi là “đạo đức” hay “phẩm hạnh” đúng như lời Phật dạy ngài Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ dưới đây.

Chính vì giác ngộ được như thế cho nên Chư Phật, chư vị Bồ Tát ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai, đều đều vượt lên trên chân lý, đúng-sai, tức không bị chân lý hay đúng-sai, thương-ghét ràng buộc. Đó là giải thoát, là an nhiên tự tại. Và khi đã chứng đắc được điều này thì gọi là cái Tâm Viên Giác hay cái Tâm Bình Đẳng, Không Động.

Chúng ta hãy nghe Đức Phật dạy Ngài Phổ Nhãn Bồ Tát, “Thiện nam tử! Đã thành tựu được tính giác thì Bồ Tát không bị pháp buộc, không cầu pháp cởi, không nhàm chán sinh tử, không yêu mến nát-bàn, không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học, Là vì sao? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét. Vì sao thế? Cái thể của sáng không có hai, không có ghét, không có yêu.” (Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Và Đức Phật dạy Ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát, “Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại tức là giác hoàn toàn. Niệm chính hay niệm không chính đều là giải thoát. Lập được pháp hay phá pháp đều là Nát-bàn. Trí tuệ hay ngu si cũng là Bát Nhã. Bồ Tát hay ngoại đạo thành tựu các pháp đều là Bồ-đề. Vô minh, chân như không khác cảnh giới. Giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phẩm hạnh. Chúng sinh, quốc độ đều đồng một pháp tính. Địa ngục, cung trời đều là tịnh độ. Có tính, không tính đều thành Phật đạo. Tất cả phiền não hoàn toàn giải thoát. Bể tuệ pháp giới soi rõ các tướng cũng như hư không. Đấy gọi là tính giác tùy thuận của Như Lai.” (Kinh Viên Giác, Cụ Huyền Cơ dịch năm 1951)

Hiện nay thế giới không còn đối đầu về chủ nghĩa, tức là sự khác biệt về xây dựng quốc gia, xã hội theo một mô thức chính trị nào đó - nhưng lại xuất hiện một sự đối đầu khốc liệt giữa đúng -sai và thương-ghét xuất phát từ tín điều - tức xây dựng quốc gia, xã hội theo mô thức tôn giáo. Cuộc xung đột này có nguy cơ nổ ra “thánh chiến” và có thể “thánh chiến” đã nổ ra rồi. Cuộc đối đầu này đang lan rộng trên quy mô “quốc gia đối đầu với quốc gia” hoặc “nhiều quốc gia đối đầu với nhiều quốc gia”.

Bên cạnh đó, hiện nay tại Hoa Kỳ, tội phạm do thù ghét (hate crime) gia tăng, mặc dù luật pháp rất nghiêm minh trong việc xử trị tội phạm này. Thống kê của Viện Khảo Sát PEW cho biết số người chết từ sau vụ Khủng Bố 9/11 vì nhóm Da Trắng Là Ưu Việt (White Supremacy) và các nhóm cực đoan lớn hơn là do nhóm Hồi Giáo quá khích. Tội phạm “hate crime” xuất phát từ lòng thương-ghét: Ghét cái màu da không giống với màu da của mình. Ghét cái tôn giáo không giống với tôn giáo của mình. Ghét cái lối để râu tóc không giống với râu tóc của mình. Ghét lối ăn mặc, trang phục không giống với lối trang phục của mình. Ghét lối sống hay văn hóa không giống với văn hóa của mình. Sau cùng…cho rằng Da Trắng là thông minh, ưu việt hơn tất cả các sắc dân khác. Chỉ Da Trắng mới đáng sống, còn Da Màu thì không đáng sống hoặc chỉ làm nô lệ.

Ngày nay thương-ghét do khác biệt tôn giáo hoặc cùng tôn giáo nhưng khác hệ phái, đang là cội nguồn của biết bao tội ác, gây bất an trong xã hội và cho cả thế giới nói chung.

Trong cuộc sống hàng ngày, là Phật tử khiêm tốn, nương theo giáo lý của Đức Phật, để tạo an vui cho chính mình, cho cộng đồng và xa hơn cho đất nước, chúng ta:

-Không làm những gì bị loài người ghét bỏ. Chẳng hạn như chúng ta không gian dối.

-Cố gắng làm những gì mà mọi người thương mến. Chẳng hạn như chúng ta học đức tính thật thà.

-Nhưng chúng ta không bao giờ kỳ thị, ghét bỏ, loại trừ, thậm chí giết hại những người đang làm những chuyện bị người đời khinh ghét. Nhưng những người làm chuyện bị loài người khinh ghét sẽ gặp quả báo hay nhân quả. Thí dụ: Giết người, buôn bán, chuyển vận ma túy bị tử hình. Lưởng gạt, gian dối bị tù tội. Vu không bị bồi thường. Tắc trách bị mất chức. Hung hăng thì có nhiểu kẻ thù. Tham vọng thì chuốc nhiều đau khổ. Hiếu chiến thì đất nước lâm nguy, tan nát…Những quả báo này không phải lỗi của chúng ta hay do chúng ta làm ra.

Xin nhớ cho, một khi đã có lòng thương-ghét, đã khởi móng tâm thù ghét ai, tôi bảo đảm rằng khi có điều kiện chúng ta sẽ tạo ác nghiệp. Chẳng hạn khi đất nước yên bình thì không thấy gì. Nhưng nếu một cuộc đảo chính hay loạn ly xảy ra, người ta có thể vác dao kiếm, gậy gộc, súng ống đi giết hại, để trả mối thâm thù trước đó - có khi ba, bốn chục năm. Cứ nhìn vào những cuộc đảo chính, lật đổ chế độ trên toàn thế giới thì sẽ thấy.

Cũng là một chuyện “đáng ghét” - chẳng hạn như một cô ca sĩ ăn mặc quá lộ liễu, bẩn mắt trên sân khấu. Nếu chỉ phê bình rồi bỏ qua hoặc tha thứ thì không có gì. Nhưng nếu tất cả cùng xúm lại chửi rủa, lên án và đòi hành động thì sẽ thành chuyện lớn. Nếu như tại các quốc gia Hồi Giáo, cô ca sĩ này có thể bị ném đá tới chết. Do đó “Tâm bình, thế giới bình” là như vậy.

Không phân biệt, không kỳ thị, không thương-ghét, không loại trừ ai… là cốt tủy và sinh mệnh của Đạo Phật. Giáo lý của Đức Phật đang được trân quý trên toàn thế giới cũng vì những đức tính đó. Đánh mất những đức tính này thì Phật Giáo cũng giống như những tôn giáo khác. Do đó, dù ai có “nói ngả nói nghiêng” rằng Phật Giáo yếm thế, tiêu cực nhưng “ta đây vẫn vững như kiềng ba chân”. Chính cái đức tính bị gán cho là “tiêu cực” hay “yếm thế” đó đang là “ngọn đuốc trí tuệ” cho nhân loại ngày hôm nay. Còn cái gọi là “tích cực” tự hào là mình biết “thương-ghét ” đã gây thảm họa cho nhân loại hơn 2000 năm nay và còn dài dài mãi về sau này.



Đào Văn Bình

(California ngày 4/1/2016)

một thế giới chết vì vẻ đẹp vô biên






khi các vị thần co rúm lại
từ lòng bàn tay tôi nghe thấy tiếng kêu
một mặt trời nhỏ

bị giam cầm giữa các mùa
tôi mang bóng dáng nó vào công viên
và đặt xuống như một đứa trẻ
lẻn vào sào huyệt của mình
tôi nói với bụi rậm thời thơ ấu
thơ là vương miện các vị thần
một mảnh sáng trong các tập bản đồ thời gian
màu ánh kim của vỏ sò dưới nắng



tôi quét đường chân trời
để hiển thị những đám mây bông
những vùng nước quanh co trong gió rối
tôi muốn ôm cơ thể mềm mại và ướt át của tự do
mùi gió đồng bằng bắt đầu run rẩy
những cây thông thức dậy

rao giảng tin mừng
những toa tàu như con bướm đêm

ra khỏi nơi trú ẩn
những đường ray điêu khắc từ cát
và những đầu máy ăn thức ăn của một con chim sẻ



như đầu mối quan trọng của sự bí ẩn
chờ đợi là những gì một nhà thơ
chi tiêu cho cú pháp
cắt, tạo nhịp, treo lên
ẩu đả với các từ
di chuyển giữa những khả năng
thông qua các bọt âm lởm chởm
nghe sóng vỗ ở những khoảng cách khác nhau
nao núng trong ngữ điệu màu xanh của vịnh
một thế giới chết vì vẻ đẹp vô biên
bài thơ lớn lên từ từ
như đám rước bên trong bạn





Nguyễn Man Nhiên

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Người Việt đang từ bỏ quê hương


"...Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?..." Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.



Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi !

Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?

Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:

“trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại mình đang ngồi bó tay
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này?”


Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại.

Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.

Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. 

Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN.

Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?

Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.

Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương.

Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”.

Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp:

Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ?
Thôi không về đâu.

Tại sao lại không về?

Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình.

Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao?
Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác.

Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.

Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?

Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như (................................…). Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là (.............................). Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan.

Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi.

Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực năm 2016 – từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác 


© Nguyệt Quỳnh

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

LẢM NHẢM TÍ VỀ LÃO TỬ



Phạm Lưu Vũ





Không thể thống kê rằng trong mấy nghìn năm nay, có bao nhiêu "nhà" đã dịch và bình giảng Đạo Đức kinh của Lão Tử.

Tuy nhiên, đọc kĩ sách của các vị, thấy Lão Tử chẳng qua chỉ là 1 lão già tinh quái, nói rất kiệm (có 5000 chữ), sống rất khôn (tựa như nước tìm chỗ thấp nhất để an vị) và kết rất... hậu (lên giời làm Thái Thượng lão quân). Thế thôi! Tuyệt chẳng thấy bóng dáng cái sự "đắc đạo" nằm ở đâu cả.


Tại sao như thế?

Bởi người ta dịch sai. Dịch đã sai thì đương nhiên giảng cũng sai. Mà là sai khủng khiếp. Sai đến nỗi lôi cổ một bậc đắc đạo trở lại làm... phàm phu.

Ví dụ câu đầu tiên: "Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh"

Các sách thường dịch như sau:

"Đạo" mà có thể diễn tả được, thì không phải là (cái) đạo thường hằng, vĩnh cửu nữa. "Danh" mà có thể diễn tả được, thì cũng không phải là (cái) danh thường hằng, vĩnh cửu nữa.

Trên "mặt chữ" thì dường như đúng là như vậy. Nhưng đó là nghĩa của phàm phu.

Nghĩa của Lão Tử hoàn toàn khác kia.

"Đạo khả đạo phi thường đạo" nghĩa là đến được với "đạo" là ở chỗ những cái... không phải "đạo". Bởi có những cái không phải "đạo", cho nên mới có "đạo" (khả đạo). Nghĩa là "đạo" có trong tất cả những cái phi đạo (một có trong tất cả). Phật dạy tục đế chính là chân đế, Niết Bàn tức sinh tử, phiền não tức bồ đề... là ở chỗ này. Tìm chân đế (đạo) không ở đâu khác ngoài tục đế (phi thường đạo)...

"Danh khả danh phi thường danh" cũng tương tự. Danh ở đây chính là khái niệm "pháp" trong đạo Phật. Bất cứ một danh (pháp) nào, cũng chứa toàn bộ các danh (pháp) còn lại (tất cả có trong một). Vì vậy, sở dĩ có ý niệm về một cái "danh" (pháp) nào đó, là bởi tồn tại toàn bộ các "danh" (pháp) không phải nó. Ví dụ nhìn thấy chân dung ông Obama, sở dĩ ta nhận ra ông ta là tổng thống Mĩ, là bởi có tất cả những người Mĩ không phải "tổng thống". Nghĩa là trong cái "danh" tổng thống Mĩ ấy, chứa tất cả những người Mĩ... không phải tổng thống.

Tóm lại, "Đạo khả đạo phi thường đạo" nghĩa là trong tất cả những người VN không ăn cắp, đều có... một tên ăn cắp người VN (một có trong tất cả).

Và "danh khả danh phi thường danh" nghĩa là trong bất kì một tên ăn cắp nào người VN (khá nhiều và còn đương tranh nhau kia), đều có (90 - x) triệu người VN không ăn cắp còn lại (tất cả có trong một).

Lão Tử sinh cùng thời với đức Phật, nhưng cố nhiên là ngài không biết đến đạo Phật. Vậy ngài 1 bậc độc giác vậy. Mà đã là độc giác (Bích chi Phật), thì ngài nhập Niết Bàn (ra khỏi tam giới), chứ không thể có chuyện sinh lên cõi giời làm Thái thượng lão quân. Nghĩa là huyền sử Trung Hoa cũng... láo toét.

NGƯỜI ĐẾN SAU



Nồng Nàn Phố


Tặng những ai muốn xây lại ngôi nhà trên nền đất đã cũ

Khi đến bên trái tim hai đứa vỡ rồi
Những mảnh ghép cấu vào đau mãi
Vậy mà vì tin nhiều thành ra ở lại
Quấn chân nhau bằng lo sợ chia lìa


Đã nhàu nát một đời trong vụng dại đam mê
Lần đầu biết yêu cũng là lần đầu nếm nhạt
Bão giông nổi đầy trời mà khạo khờ hứng mát
Ngờ đâu hứng đủ một đời chiêm bao

Gia tài gom chung chỉ là nỗi đau
Nhạy cảm gấp trăm lần lứa đôi tìm thấy nhau lần thứ nhất
Khát thèm, bình yên, nhớ nhung, ngọt mật
Hi vọng cũng gấp đôi nên hạnh phúc quý giá gấp triệu lần

Em mang đến cho anh hai dòng sông ngân
Anh đặt vào lòng tay em đôi bàn chân mỏi
Chén canh chắt từ yêu thương nên chẳng bao giờ tạnh nguội
Vòng xe trông mong quay về nên mệt mỏi nhanh tan

Rồi anh sẽ lại làm chồng cừ khôi, em lại là vợ ngoan
Gia tài hai đứa mình chung nhau khổ đau, hạnh phúc
Có quá khứ, tương lai, cả nhạt phai và thương hết mực
Có riêng và có chung hai đứa giàu có hơn người

Chẳng thể xóa bỏ kí ức được nữa người ơi
Nên hãy cứ vẽ chồng lên thật nhiều yêu, nhớ
Đừng cắn đắn, ghen tuông vì mình đã làm chồng làm vợ
Lần thứ hai đã là quá nhiều cho một cuộc đời đau

Không được làm người đến trước thì hãy làm người đến sau
Bởi bàn chân bước sau sẽ vững vàng hơn trước muôn ngàn sóng gió
Hai mảnh gương vỡ sẽ soi tỏ
Tận cùng những xao xuyến trong nhau

... Hãy tin nương tựa được vậy rồi đã là nhiệm màu
Tình ạ!

P/s: Đã bỏ qua để bước tiếp, mong lắm sự an nhiên trong lòng

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

VINH DANH ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG - KIỆN TƯỚNG NÓI XẤU CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM




Muốn trở thành một nhà dân chủ thành công ở nước Việt, anh phải thông thạo nhiều kĩ năng. Ngoài kỹ năng biểu tình, viết status và xin tiền ra, quan trọng không kém phần là kỹ năng nói xấu.

Kỹ năng nói xấu lại có nhiều loại. Trước tiên, phàm là nhà dân chủ, anh phải biết cách nói xấu chính thể mọi nơi mọi lúc, càng nói lớn tăng Like càng mạnh, Like càng mạnh càng dễ xin fund. Đây là cách làm giàu bằng hoạt động dân chủ dễ nhất, bởi chừng nào chỉ nói mà không làm gì hết, thì chừng đó, anh còn được xem là một tiếng nói ôn hòa, khách quan và trung lập vì các giá trị dân chủ, nhân quyền. Mọi bè đảng, bang hội đều sẽ thân hiện với anh, vì cái mồm của anh có lợi cho mọi cánh và có thể bị lợi dụng bởi mọi cánh. Thêm nữa, kì thực chính quyền chỉ diệt những lực lượng chống đối có tổ chức và liên hệ với tình báo ngoại quốc thôi, chứ ngày nay chẳng ai bắt anh vì tội chửi chế độ.


Nhưng nếu anh đã vào bang hội, bè đảng rồi thì tình hình hơi khác. Bây giờ, chửi chế độ là không đủ, anh còn phải thành thạo cách chửi nhau. Nghĩa là nói xấu các nhà dân chủ khác, cả đối thủ lẫn đồng đội, để giành giật danh tiếng, tài chính và uy quyền. Những cuộc lời qua tiếng lại giữa Mẹ Nấm và No-U, rồi giữa cánh miền Nam và miền Bắc trong CLB Nhà Báo Tự Do bản chất là như thế.

Nhưng nói xấu thế là còn quá lộ liễu và thô thiển. Kiện tướng nói xấu của phong trào dân chủ phải là ông Nguyễn Gia Kiểng cùng các con nhang đệ tử trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Họ phi thường ở chỗ biết nói xấu đối thủ bằng một giọng đức cao vọng trọng, bằng một thái độ đau đời của bậc sĩ phu ưu thời mẫn thế, dưới cái danh nghĩa "xả thân nói thật vì đại cục", đến nỗi giấu được hết cái thâm tâm hằn học và độc địa của mình. Nếu nhân vật Triệu Chính Nghĩa trong truyện Cổ Long được biết ông Nguyễn Gia Kiểng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, hẳn ông này phải xem ông kia là hiện thân xứng đáng.

Giờ hãy điểm qua vài nạn nhân của ngài kiện tướng nói xấu Nguyễn Gia Kiểng.

Thứ nhất, phải kể đến đảng Dân Chủ của các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Tiến Trung. Hồi đảng này mới lập nên, băng ông Kiểng nguy to vì gặp phải một đối thủ cạnh tranh vừa ôn hòa, vừa có học, vừa chính danh, vừa có nền tảng trong nước và được lòng giới trí thức. Họ lập tức tung ra một chiến dịch truyền thông khéo léo và dai dẳng, để vu đàng Dân Chủ là một "đảng cuội" do Cộng Sản lập, ông Nguyễn Sĩ Bình là một điệp viên được Cộng Sản đào tạo, ông Nguyễn Tiến Trung là một thanh niên bồng bột được Cộng sản chủ ý thổi lên, ông Hoàng Minh Chính là một cụ già lẩm cẩm bị Cộng sản lừa và bị Sĩ Bình bắt cóc... Ông Kiểng cùng bộ sậu thành công, đảng Dân chủ nhanh chóng bị cánh hải ngoại cô lập. Không lâu sau đó, khi cánh hoạt động hải ngoại và trong nước quay lại nghi kị và cô lập lẫn nhau, chính quyền thừa cơ bắt Trung, đưa đảng Dân chủ và cơ hội cải cách lớn nhất kể từ sau thập kỉ 80 vào dĩ vãng.

Thứ hai, phải kể đến đông đảo giới trí thức trong nước. Nhà "dân chủ đa nguyên" Nguyễn Gia Kiểng đạt đến đỉnh cao mới của sự trịch thượng và độc tài, khi ông đòi áp đặt cho từ "trí thức" một định nghĩa mới toanh. Bằng vài chục bài viết mà các lập luận và khẩu hiệu chính lặp lại y nguyên từ năm này qua năm khác, ông Kiểng không ngừng rao truyền rằng trí thức không phải là lớp người có hiểu biết và năng lực trí tuệ, mà là lớp người... nhận thức được và thực hiện được những nghĩa vụ chính trị mà tập thể giao phó cho mình. Theo ông, trí thức là một khái niệm chính trị, và không làm chính trị thì không phải là trí thức!

Dù ông Kiểng đã tốn nhiều nước bọt để tỏ ra chống Khổng giáo và chống độc tài, định nghĩa trí thức của ông thực ra khá tương đồng với định nghĩa Nho sĩ của Khổng Tử và định nghĩa "trí thức xã hội chủ nghĩa" của các chính thể Cộng sản. Cả ba đều phủ nhận tính cá thể, độc lập của người trí thức, và chỉ coi trí thức là công cụ phục vụ cho các tính toán chính trị của bản thân. Cả ba đều khinh thường trí tuệ và sáng kiến, nên dần đánh mất trí tuệ và sáng kiến trong lực lượng của mình. Phải nói rằng trong tiến trình chia tách các trí thức trong nước khỏi hoạt động đối lập, để từ đó ngu hóa, cực đoan hóa và hải ngoại hóa các hội đoàn chống Cộng còn sót lại hiện nay, về công tác tư tưởng mà nói, thì ông Kiểng là người chiến sĩ tiên phong và có công lớn nhất.

Nạn nhân đáng kể thứ ba của ông Kiểng là ông Nguyễn Tấn Dũng - đương kim thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong nhiều bài trình bày trước đám đông, ông Kiểng vẫn thường khoe lặp đi lặp lại rằng ông "rất thân" với một vị cố vấn của Dũng, tới mức từng được ông này đến thăm và dùng bữa nhân chuyến công tác ở Pháp. Chuyện này đương nhiên là phóng đại hoặc hư cấu, bởi phong cách coi trọng sự bảo mật và thực tiễn của Nguyễn Tấn Dũng vốn đối nghịch với bản chất của ông Kiểng và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên - một tập hợp những cái mồm đít vịt ưa phao tin đồn, ra vẻ nói chữ và khoe khoang. Với Dũng, quan hệ với hạng người như Kiểng chẳng khác nào tự sát. Dũng đương nhiên chẳng có lí do để làm vậy khi đang nắm giữ đỉnh cao quyền lực. Dầu vậy, tin đồn mà ông Kiểng "buột miệng" loan đi hết lần này đến lần khác, như thể nằm trong kế hoạch, hẳn đã gây nhiều rắc rối cho Dũng trong cuộc đấu quyền lực ở cấp trung ương.

Cái tài của Nguyễn Gia Kiểng - kể chuyện phiếm vu vơ mà đạt hiệu quả còn hơn nói xấu - đã bộc lộ rõ nhất trong những chiến dịch thế này.

Cùng một phương thức như trên đã được dùng lại trong vụ nhập nhằng tên tuổi giữa "Câu lạc bộ Phan Chu Trinh" - tiền đồn tuyển người của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên - với Quỹ Phan Chu Trinh của cánh Nguyên Ngọc trong nước.

Còn những vụ lặt vặt, như nói xấu người đồng đội Nguyễn Thanh Giang sau khi ăn chia không đều, thì đã là chuyện thường ngày, kể ra không hết.

[Nhà Dân Chủ]

Sự Nhập Nhằng của Ngữ Nghĩa: Giải Thuyết, Giả Thuyết, và Giả Thiết




Trong ngôn ngữ trao đổi, dù ở bất cứ ngôn ngữ trong bất cứ thời điểm nàom một từ được dùng trong nhiều lãnh vực khác nhau, bởi nhiều giới người khác nhau, sẽ có những hàm nghĩa và chủ ý khác nhau. Nó gây ra nạn ngữ nghĩa nhập nhằng (semantic obfuscation) Ngay từ thời xa xưa, Khổng tử cũng đã than:
Luận Ngữ : "Cô bất cô, cô tai, cô tai" , , (Ung dã ) Cái cô mà không có cạnh góc thì sao gọi là cái cô! Sao gọi là cái cô! § Ghi chú: Cô vốn là cái bình đựng rượu có cạnh góc. Tới đời Khổng Tử, người ta biến đổi nó, bỏ cạnh góc đi, nhưng vẫn giữ tên cũ. Khổng Tử chỉ trích thói đương thời hữu danh vô thực, nhất là trong chính trị
Và ngay như trong Đạo Đức Kinh, hay Nam Hoa Kinh, nhiều từ được dùng với tầm tư duy triết giải sâu khác với hàm nghĩa quần chúng thường dùng ngay như từ ĐẠO và ĐỨC, và từ KINH cũng được dùng khác nghĩa!
Trong Anh ngữ cận đại, một từ gây nhiều ngộ nhận cũng như cố tình lạm dụng trong tranh luận là từ THEORY, hiểu tổng quát chung là LÝ THUYẾT. Nhưng khi được dùng trong giới hàn lâm nghiên cứu khoa học cũng đã có nghĩa và hàm ý khác với thói quen thường dùng của đa số. Giáo sư Sinh Học Richard Dawkins đã buộc phải giải trình bằng một bài viết khi nhóm tôn giáo lạm dụng từ THUYẾT này để "xí xóa" giữa tín lý GIẢ thiết niềm tin của họ và GIẢI thuyết về tiến trình của sự kiện khoa học với bằng chứng, sau khi một GIẢ THIẾT đã được chứng minh.


1- Theory như một GIẢI THUYẾT (Theory, Sense 1: A scheme or system of ideas or statements held as an explanation or account of a group of facts or phenomena; a hypothesis that has been confirmed or established by observation or experiment, and is propounded or accepted as accounting for the known facts; a statement of what are held to be the general laws, principles, or causes of something known or observed.
2- THEORY như là một GIẢ THIẾT - cái không thật, chưa thật, nhưng cần thiết để làm đích nghiên cúu chứng minh (hypothesis) hay giả định (assumptions- cứ tạm xác định cho cái giả này là có trước) -A hypothesis proposed as an explanation; hence, a mere hypothesis, speculation, conjecture; an idea or set of ideas about something; an individual view or notion.
-
Ngay cả hai định nghĩa căn bản nền tảng này cũng không thể BAO HÀM ĐẨY ĐỦ tiến trình thí nghiệm, thực nghiệm của MỘT GIẢI THUYẾT KHOA HỌC, trong đó có những phần hay phần lớn đã trở thành qui luật chặt chẽ (Law, không phải pháp luật- lại một từ đa dụng bị nhập nhằng); và nó tiếp tục gây tranh luận lạm dụng.
Trường hợp GIẢI Thuyết TIẾN HÓA nên được gọi cho đúng là SỰ KIỆN TIẾN HÓA- TIẾN TRÌNH TIẾN HÓA chứ không còn là một GIẢI THUYẾT chung nữa... Vì người ta đã tận dụng chứng nghiệm thực hiện SỰ KIỆN này hàng ngày với sinh vật cây cỏ người ta trồng cấy, pha giống chiết cành, phủ vòm kính, ép Bonsai v.v TỨC LÀ MỘT MÔI TRƯỜNG MỚI để có một cây mới theo Ý MUỐN, và NGAY CẢ BẢN THÂN của mỗi người chúng ta khi sống thay đổi chỗ ở, thổ ngơi , thức ăn nhà cửa, thay đổi chế độ chính trị, nó cũng làm người ta THAY ĐỔI - TÂM LÝ NGAY ĐẾN NHÂN DẠNG- THEO ĐỂ SINH TỒN! Đặc biệt thế hệ con cháu của họ đã gần như khác hẳn với con cháu của anh chị em ruột thịt còn ở lại "tổ cò cũ" từ nhân dạng đến nếp tư duy nhận thức, cũng đã minh chứng TIẾN HÓA là một SỰ KIỆN CỤ THỂ.
Người Bắc Hàn và Nam Hàn đã khác nhau xa- nhân dạng và tư duy- từ khi chia đôi đất nước. Người Việt từng khác nhau xa giữa NAM và BẮC, giữa Bắc di cư và Bắc còn lại- sau 1975 khi giao thương chung đụng môi trường gần cân bằng thì sự khác biệt giảm dần. Và một số Viêt Kiều càng cách xa Việt rặt đậu phọng đỏ! Người Anh khi qua 13 lục địa Mỹ, giờ đây khác hẳn Anh "chính gốc" v.v
Bản chất thiếu khuyết của ngôn ngữ không thể bắt kịp với đà tăng trưởng của sự vật, càng chậm hơn với sự việc, và càng khó bắt kịp tốc độ của ý tưởng tư duy- nói chung gọi là ngữ nghĩa nhập nhằng (semantic obfuscation) đã là một vấn đề. Nhưng não trạng TÍN LÝ về một GIỐNG NÒI THUẦN CHỦNG BẢN SẮC và do THƯỢNG DẾ CHÚA GIỜI TẠO RA -không cho phép bộ óc của tín đồ chấp nhận MỘT SỰ KIỆN mà ngay bản thân của họ là bằng chứng hiển nhiên mới là một vấn đề lớn! Nó đẩy vấ nạn ngữ nghĩa khó rõ ràng trở nên tồi tệ hơn!
TÔN GIÁO, thần quyền hay thế quyền nhà nước cũng hủy hoại khả năng chất vấn, lý giải, thừa nhận SỰ KIỆN như nhau mà thôi!
===
Is it a Theory? Is it a Law? No, it’s a fact.

Nov 30, 2015


 

by Richard Dawkins
I once tried to persuade an American atheist conference that the slogan, “In God We Trust”, on banknotes was a cosmetic trivium. We should stop bellyaching about it and concentrate our fire on more substantive issues such as the tax free status of churches. I was kicked around the room by the admirable Edwin Kagin, unfortunately now dead. It really matters, he said, not only because it’s unconstitutional but because many Americans, ignorant of history (the phrase was added as late as 1957) actually point to “In God We Trust” as evidence that America was founded in Christianity.
Our habit of referring to the “theory” of evolution is similarly used to mislead. Huge numbers of people are bamboozled by the phrase “Only a Theory.” This essay is designed to remove confusion by abandoning the word theory altogether, when talking to creationists.
Today the dominant reply to the creationist “only a theory” bleat is to explain that the meaning of “theory” in science is different from everyday usage, which is synonymous with “hypothesis”. In The Greatest Show on Earth I quoted two definitions from the Oxford English Dictionary:

Theory, Sense 1: A scheme or system of ideas or statements held as an explanation or account of a group of facts or phenomena; a hypothesis that has been confirmed or established by observation or experiment, and is propounded or accepted as accounting for the known facts; a statement of what are held to be the general laws, principles, or causes of something known or observed.
Theory, Sense 2: A hypothesis proposed as an explanation; hence, a mere hypothesis, speculation, conjecture; an idea or set of ideas about something; an individual view or notion.The party line among scientists arguing for evolution is to promote Sense 1, and I have followed it until today. But now I want to depart from the party line. I now think that trying to clear up this terminological point about the meaning of “theory” is a losing battle. We should stop using “theory” altogether for the case of evolution and insist, instead, that evolution is a fact.

Philosophers, I am aware, can be relied upon to cloud even the word “fact”. A fact can never be more than a hypothesis on probation, a hypothesis that has so far withstood all attempts to falsify it. The more strenuous those attempts, the closer we come to endowing the accolade of fact. I am fond of Stephen Jay Gould’s way of putting it. “In science, ‘fact’ can only mean ‘confirmed to such a degree that it would be perverse to withhold provisional assent. I suppose that apples might start to rise tomorrow, but the possibility does not merit equal time in physics classrooms.” Courts of law, newspapers, and all of us in everyday life use the word “fact” in a way that few have difficulty in understanding. It is a fact that New Zealand is in the Southern Hemisphere (Barack Obama is the US President, it is now raining in Oxford, grass is green etc). It is this everyday usage of “fact” that we should be concerned with when we advocate evolution to lay audiences. We are failing to get across “Theory, Sense 1”. Let’s dump it and talk frankly of evolution as a fact, from which it would be perverse to hold assent.

Our failure to get across Sense 1 is partly blamed on an everyday tendency to leap straight to Sense 2: theory as tentative “mere” hypothesis. But we must admit that scientists themselves use “theory” in a way that might strike the poor layman as confusingly inconsistent. “String Theory” has elements of Sense 1. It is indeed a “scheme or system of ideas or statements” but it is very far from being “confirmed or established by observation or experiment”. It isn’t even clear how anyone might set about testing it by observation or experiment. Yet it is always called String Theory, not String Hypothesis. “Theory of games” is not something that can be “confirmed or established”: it is, rather, a technique of reasoning which, originating in the mathematical study of games, has proved useful in a variety of different fields. Marxist Theory is definitely “a scheme or system of ideas, held as an explanation or account” of human economics and sociology (and as a normative recipe for politics) but again you have to ask “held by whom?”

Charles Darwin made frequent reference to his “theory”, and in his time it was a theory in Sense 2: a hypothesis whose supporting evidence at the time persuaded some scientists but by no means all. In the succeeding century and a half it has moved from Sense 2 to Sense 1, indicating that there is a continuum, in this case historically traceable, between Sense 2 and Sense 1. Nowadays no knowledgeable scientist has any doubt of the fact of evolution: it is an indisputable fact that we share common ancestors with our cousin gorilla, and with our more distant cousin kangaroo.

Some scientists speak of the fact of evolution, as distinct from Darwin’s hypothesis of its mechanism (natural selection). They would relegate natural selection, but not evolution itself, to a Sense 2 theory. Others feel that natural selection is so well established as the only known mechanism for producing adaptive evolution that its historical progression from Sense 2 to Sense 1 is now almost as complete as that of evolution itself.

In our tussles with creationists it is evolution itself rather than natural selection that bears the brunt of their attacks. So we can set aside the status of natural selection and concentrate on the fact of evolution as something so firmly established by evidence that to deny it would be perverse. It is a fact, beyond all reasonable dispute, that if you trace your ancestry and your dog’s ancestry backwards you’ll eventually hit a common ancestor. It is a fact, beyond reasonable dispute, that when you eat fish and chips you are eating distant cousin fish and even more distant cousin potato.

Confusion of a different kind is introduced by those who agree to abandon “theory of evolution” but try to replace it by “law of evolution.” It is far from clear that evolution is a law in the sense of Newton’s Laws or Kepler’s Laws or Boyle’s Law or Snell’s Law. These are mathematical relationships, generalisations about the real world that are found to hold true when measurements are made. Evolution is not a law in that sense (although particular generalisations such as Dollo’s Law and Cope’s Law have been somewhat dubiously introduced into the corpus of Darwinian theory).

Moreover, “Law of Evolution” conjures up unfortunate associations with grandiose overgeneralisations linking biological evolution, cultural evolution, linguistic evolution, economic evolution and evolution of the universe. So please, don’t make matters worse by turning evolution into a law.

Let’s simply give up on trying to explain the special scientific meaning of “theory”. It is begging to be misunderstood by laymen eager to misunderstand, and even scientists are not consistent in their usage. The ordinary language meaning of “fact” (it is a fact that New Zealand is in the Southern Hemisphere) and the scientific meaning (the evidence for evolution is so strong that to withhold assent would be perverse) are close enough to obviate confusion in the mind of all but the most doggedly pedantic philosopher. By all means postpone for another day the question of whether natural selection is also a fact. For now, when arguing with creationists, let’s sweep confusion aside by means of a strategic retreat from the word “theory”. Let’s sacrifice a pawn for strategic advantage and hammer home a clear message that everyone can understand, and which is undeniably true in the everyday sense. Evolution is a fact.

Evolution is a fact.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Làm ăn hay làm người?




Nghề quan trọng nhất trên đời này, theo nhà tư tưởng vĩ đại thời khai sáng Jean Jacques Rousseau, là “nghề làm người”. Một khi đã làm được người thì không gì là không thể làm được!

Không biết từ bao giờ, hễ nhắc đến “kinh doanh” nhiều người lại thường liên tưởng tới “buôn gian bán lận”?! Và người ta cũng đề cập đến “kinh doanh hướng thiện” như là một mong muốn, đòi hỏi bức xúc của xã hội đối với những người làm nghề kinh doanh.

Theo tư tưởng của Rousseau, vấn đề được giải quyết một cách rất đơn giản: Mỗi người kinh doanh trước hết phải là một con người đúng nghĩa và chỉ cần như vậy! Nói cách khác, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ liệu mỗi người có làm tốt trước hết cái nghề được xem là “nghề gốc”, nghề quan trọng nhất của mọi nghề: NGHỀ LÀM NGƯỜI hay không.

Từ con người đúng nghĩa…

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây có những giá trị chung về con người mà hàng ngàn năm không thay đổi. Đó là đã là con người thì phải “vô hại” và “hữu ích”, tức là không hại người và phải có ích với người.

Đó là những giá trị căn bản nhất mà vĩ nhân nào, dân tộc nào, thời đại nào cũng dạy cho con người ta. Khổng Tử, một người thầy lớn trong lịch sử phương Đông, khuyên: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác).

Còn người phương Tây thì quan niệm: “Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình”. Tuy có khác nhau về tâm thế (thụ động hay chủ động) nhưng tựu trung lại đều hướng tới giá trị của con người: sống thì phải hữu ích và vô hại.

Để có thể là con người đúng nghĩa thì cần phải có “năng lực làm người” hay còn gọi là “nền tảng văn hóa”. Đó là phải có cái đầu có khả năng phân biệt phải-trái, tốt-xấu, giả-chân, thiện-ác, cái gì đáng trọng-cái gì đáng khinh…, biết phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai, và đặc biệt là biết sống vì cái gì. Đó còn là phải có trái tim giàu lòng trắc ẩn, biết rung lên trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau, và biết phẫn nộ trước cái ác.

Những khả năng này hình thành nên một cái gọi là “hệ điều hành” cuộc đời, mà nếu như được cài đặt vào con người thì cuộc sống sẽ ít thù oán, bạo lực, chém giết, chiến tranh; kinh doanh sẽ không còn chỗ cho bất lương, gian lận… Và giáo dục (bao gồm giáo dục ở nhà trường, giáo dục trong gia đình và giáo dục ngoài xã hội) chính là công cụ để cài đặt “hệ điều hành” này cho mỗi người.



Đến làm ăn lương thiện

Doanh nhân là một con người có năng lực làm người thì sẽ có một doanh nghiệp tử tế và lương thiện. Tuy nhiên, điều này chưa đảm bảo một cách bền vững cho một nền kinh doanh lương thiện vì thường một người tử tế nếu kinh doanh trong môi trường chộp giật thì dần dần cũng sẽ trở nên chộp giật.

Ngược lại, họ không tử tế nhưng vào môi trường đàng hoàng thì dần dần cũng trở nên đàng hoàng. Ví dụ, một doanh nhân thuộc diện rất “có vấn đề” trong làm ăn ở một quốc gia kém phát triển nào đó, nhưng nếu sang Mỹ hoặc sang Nhật làm ăn thì họ sẽ phải đàng hoàng tử tế hơn.

Nếu như mỗi cá nhân và doanh nghiệp tử tế là điều kiện cần thì thể chế, cơ chế và môi trường kinh doanh là điều kiện đủ để có một nền kinh doanh hướng thiện. Ở cấp độ vĩ mô, nhà nước cần phải có những biện pháp để mọi doanh nhân và doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư làm ăn tại Việt Nam, đều phải coi trọng và nỗ lực hướng thiện, coi đó là chuyện sống còn của doanh nghiệp mình.

Với doanh giới, ngoài việc mỗi doanh nhân thực thi trọn vẹn “nghề làm người” thì cả cộng đồng doanh nghiệp cũng cần có thái độ rõ ràng đối với những kẻ “buôn gian bán lận”, làm hàng giả, hàng nhái, hàng độc hại…

Những câu chuyện đau lòng trong xuất khẩu tôm, cá ba sa, hay thanh long… mấy năm trước là minh chứng cho việc một số “con sâu” làm rầu “nồi canh”. Không chỉ các nước sở tại lên án, tẩy chay những doanh nghiệp bất lương đó mà chính cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tiên phong trong chuyện này để bảo vệ hình ảnh và thanh danh của nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Theo lẽ thường, người ta gần mực thì đen, gần đèn thì sáng nhưng có những người đặc biệt, có nền tảng văn hóa tốt, có “hệ điều hành” tốt và đủ mạnh thì “gần mực không đen” hay nói cách khác “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nghĩa là với những doanh nhân có nền tảng văn hóa vững chắc, những người có bản ngã thì bất kể kinh doanh ở môi trường nào, họ vẫn giữ được phẩm cách của mình, vẫn là những doanh nhân làm ăn đàng hoàng, tử tế.

“Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt”, đúc kết chua chát của dân gian có lẽ cần phải được đính chính lại thành “Thật thà thẳng thắn thường thắng to”. Trong kinh doanh, sẽ không thể “thắng to”, “thắng lâu” và được xã hội thực sự nể trọng nếu chỉ bằng ảo ảo, lọc lừa và gian dối. Ngược lại, với lương tâm và thiện tính, thời nay, một người bán rau cũng có thể trở thành triệu phú đô-la nếu như anh ta giải quyết được vấn đề rau “tử tế” cho hàng triệu người dân thành thị.

Tiền tài, địa vị và danh vọng là rất quan trọng, nhưng có những thứ còn quan trọng hơn, đó là, rốt cuộc “mình sống vì cái gì?”. Như cổ nhân đã dạy, “mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của con người sinh ra trên đời, đó là sống cho ra một con người!”, và như vậy “làm người” quan trọng hơn “làm ăn”!

Giản Tư Trung

MỘT CHUYỆN TÌNH CỦA BIỂN

Nghiêm Tới



Biển yêu em
Biển nằm chờ đợi
Trải lòng mình vời vợi trăng sao
Gọi tên em trong muôn lớp sóng gào
Em yêu biển
khát khao về với biển
Rồi một ngày bão đời ập đến
Mưa sỏi buồn, cát mịn oan khiên
Nàng giẫy giụa trên sa mạc chết
Đôi môi mềm đọng vết mơ hoang:
Ước gì biển cạn một gang
để em cõng sóng
dẫm cát vàng biển khơi
ướp mình thấm tháp mặn mòi
giữa mênh mông thả nhỏ nhoi bồng bềnh
Ước gì giữa cõi mông mênh
Em là duy nhất, một mình trong anh!
Biển chờ
không thấy bóng hình...
Sóng thần nổi trận lôi đình
nhớ thương
Anh đi đã gần hết nẻo đường hiu hắt
nhớ em nhiều se thắt nôn nao:
“Em thách anh lên trời hái sao
nhảy xuống biển nhốt mây vào rọ
và cứ yêu em như thế đó...”
Tiếng lòng em cọ cứa tim anh
Khi hoàng hôn rực rỡ ánh vàng
anh lang thang mơ màng trên cát
miền thùy dương mịn mát nhung yêu
nghe miên man trong ngọn gió chiều
tiếng ru biển hay em yêu?
Ngày ấy
"Đêm nay, anh ngủ ngon?
Trong mơ có hình em?
Trùng dương đang giận hờn
Biển yêu thương của em
Đừng giận em nghe anh!
Đừng dở dang nghe anh!
Lỡ mai ngày thân lạnh
em không còn ru anh
lỡ phai nhạt nắng chiều
hoàng hôn chìm trong đêm"
Ước gì Em hát dài thêm
ru anh, lính biển những đêm nhớ nhà
Hồn em về với bao la
cái nơi kỉ niệm hai ta chung tình
Biển xanh
biển của chúng mình.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

15 SUY NGẪM SÂU SẮC VỀ THẾ SỰ NHÂN SINH






1. Thể diện rốt cuộc bao nhiêu tiền một cân? Tại sao chúng ta phải để tâm đến cách nhìn của người khác.

2. Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.


3. Không nghe không hỏi không nhất định là đã quên, song chắc chắn là đã xa cách. Cả hai trầm lặng quá lâu, đến chủ động cũng cần có dũng khí.

4. Đừng nên dùng những lời tuyệt tình để làm tổn thương đến người mà bạn yêu vào lúc tâm tình tồi tệ nhất.

5. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội bắt đầu lại. Có những lúc, bỏ lỡ hiện tại, vĩnh viễn không còn cơ hội nữa.

6. Hãy dùng thái độ cam tâm tình nguyện để sống một cuộc sống an ổn.

7. Tất thảy mọi vấn đề đều là vấn đề của bản thân.

8. Đôi khi, rõ ràng chúng ta đã tha thứ cho người ta, song lại không thể thực lòng vui vẻ, đó là bởi vì, chúng ta quên tha thứ cho bản thân mình.

9. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ.

10. Họ tốt đến đâu không quan trọng, bởi những thứ đó thuộc về họ. Họ tốt với bạn thế nào mới quan trọng, bởi những thứ đó thuộc về bạn.

11. Thứ không cần, có tốt đến đâu cũng là rác.

12. Nếu bạn không mù, thì đừng dùng tai để hiểu tôi.

13. Sự lợi hại thực sự không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, mà là vào lúc bạn gặp hoạn nạn, có bao nhiêu người quen biết bạn.

14. Những chuyện không cần giải thích kia, vào giây phút bạn nói ra, bạn đã thua.

15. Những phiền não trong cuộc đời được gói gọn trong 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, nhìn không thấu, quên không nổi!

- ST -