Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

VINH DANH ÔNG NGUYỄN GIA KIỂNG - KIỆN TƯỚNG NÓI XẤU CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM




Muốn trở thành một nhà dân chủ thành công ở nước Việt, anh phải thông thạo nhiều kĩ năng. Ngoài kỹ năng biểu tình, viết status và xin tiền ra, quan trọng không kém phần là kỹ năng nói xấu.

Kỹ năng nói xấu lại có nhiều loại. Trước tiên, phàm là nhà dân chủ, anh phải biết cách nói xấu chính thể mọi nơi mọi lúc, càng nói lớn tăng Like càng mạnh, Like càng mạnh càng dễ xin fund. Đây là cách làm giàu bằng hoạt động dân chủ dễ nhất, bởi chừng nào chỉ nói mà không làm gì hết, thì chừng đó, anh còn được xem là một tiếng nói ôn hòa, khách quan và trung lập vì các giá trị dân chủ, nhân quyền. Mọi bè đảng, bang hội đều sẽ thân hiện với anh, vì cái mồm của anh có lợi cho mọi cánh và có thể bị lợi dụng bởi mọi cánh. Thêm nữa, kì thực chính quyền chỉ diệt những lực lượng chống đối có tổ chức và liên hệ với tình báo ngoại quốc thôi, chứ ngày nay chẳng ai bắt anh vì tội chửi chế độ.


Nhưng nếu anh đã vào bang hội, bè đảng rồi thì tình hình hơi khác. Bây giờ, chửi chế độ là không đủ, anh còn phải thành thạo cách chửi nhau. Nghĩa là nói xấu các nhà dân chủ khác, cả đối thủ lẫn đồng đội, để giành giật danh tiếng, tài chính và uy quyền. Những cuộc lời qua tiếng lại giữa Mẹ Nấm và No-U, rồi giữa cánh miền Nam và miền Bắc trong CLB Nhà Báo Tự Do bản chất là như thế.

Nhưng nói xấu thế là còn quá lộ liễu và thô thiển. Kiện tướng nói xấu của phong trào dân chủ phải là ông Nguyễn Gia Kiểng cùng các con nhang đệ tử trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Họ phi thường ở chỗ biết nói xấu đối thủ bằng một giọng đức cao vọng trọng, bằng một thái độ đau đời của bậc sĩ phu ưu thời mẫn thế, dưới cái danh nghĩa "xả thân nói thật vì đại cục", đến nỗi giấu được hết cái thâm tâm hằn học và độc địa của mình. Nếu nhân vật Triệu Chính Nghĩa trong truyện Cổ Long được biết ông Nguyễn Gia Kiểng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, hẳn ông này phải xem ông kia là hiện thân xứng đáng.

Giờ hãy điểm qua vài nạn nhân của ngài kiện tướng nói xấu Nguyễn Gia Kiểng.

Thứ nhất, phải kể đến đảng Dân Chủ của các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Tiến Trung. Hồi đảng này mới lập nên, băng ông Kiểng nguy to vì gặp phải một đối thủ cạnh tranh vừa ôn hòa, vừa có học, vừa chính danh, vừa có nền tảng trong nước và được lòng giới trí thức. Họ lập tức tung ra một chiến dịch truyền thông khéo léo và dai dẳng, để vu đàng Dân Chủ là một "đảng cuội" do Cộng Sản lập, ông Nguyễn Sĩ Bình là một điệp viên được Cộng Sản đào tạo, ông Nguyễn Tiến Trung là một thanh niên bồng bột được Cộng sản chủ ý thổi lên, ông Hoàng Minh Chính là một cụ già lẩm cẩm bị Cộng sản lừa và bị Sĩ Bình bắt cóc... Ông Kiểng cùng bộ sậu thành công, đảng Dân chủ nhanh chóng bị cánh hải ngoại cô lập. Không lâu sau đó, khi cánh hoạt động hải ngoại và trong nước quay lại nghi kị và cô lập lẫn nhau, chính quyền thừa cơ bắt Trung, đưa đảng Dân chủ và cơ hội cải cách lớn nhất kể từ sau thập kỉ 80 vào dĩ vãng.

Thứ hai, phải kể đến đông đảo giới trí thức trong nước. Nhà "dân chủ đa nguyên" Nguyễn Gia Kiểng đạt đến đỉnh cao mới của sự trịch thượng và độc tài, khi ông đòi áp đặt cho từ "trí thức" một định nghĩa mới toanh. Bằng vài chục bài viết mà các lập luận và khẩu hiệu chính lặp lại y nguyên từ năm này qua năm khác, ông Kiểng không ngừng rao truyền rằng trí thức không phải là lớp người có hiểu biết và năng lực trí tuệ, mà là lớp người... nhận thức được và thực hiện được những nghĩa vụ chính trị mà tập thể giao phó cho mình. Theo ông, trí thức là một khái niệm chính trị, và không làm chính trị thì không phải là trí thức!

Dù ông Kiểng đã tốn nhiều nước bọt để tỏ ra chống Khổng giáo và chống độc tài, định nghĩa trí thức của ông thực ra khá tương đồng với định nghĩa Nho sĩ của Khổng Tử và định nghĩa "trí thức xã hội chủ nghĩa" của các chính thể Cộng sản. Cả ba đều phủ nhận tính cá thể, độc lập của người trí thức, và chỉ coi trí thức là công cụ phục vụ cho các tính toán chính trị của bản thân. Cả ba đều khinh thường trí tuệ và sáng kiến, nên dần đánh mất trí tuệ và sáng kiến trong lực lượng của mình. Phải nói rằng trong tiến trình chia tách các trí thức trong nước khỏi hoạt động đối lập, để từ đó ngu hóa, cực đoan hóa và hải ngoại hóa các hội đoàn chống Cộng còn sót lại hiện nay, về công tác tư tưởng mà nói, thì ông Kiểng là người chiến sĩ tiên phong và có công lớn nhất.

Nạn nhân đáng kể thứ ba của ông Kiểng là ông Nguyễn Tấn Dũng - đương kim thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong nhiều bài trình bày trước đám đông, ông Kiểng vẫn thường khoe lặp đi lặp lại rằng ông "rất thân" với một vị cố vấn của Dũng, tới mức từng được ông này đến thăm và dùng bữa nhân chuyến công tác ở Pháp. Chuyện này đương nhiên là phóng đại hoặc hư cấu, bởi phong cách coi trọng sự bảo mật và thực tiễn của Nguyễn Tấn Dũng vốn đối nghịch với bản chất của ông Kiểng và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên - một tập hợp những cái mồm đít vịt ưa phao tin đồn, ra vẻ nói chữ và khoe khoang. Với Dũng, quan hệ với hạng người như Kiểng chẳng khác nào tự sát. Dũng đương nhiên chẳng có lí do để làm vậy khi đang nắm giữ đỉnh cao quyền lực. Dầu vậy, tin đồn mà ông Kiểng "buột miệng" loan đi hết lần này đến lần khác, như thể nằm trong kế hoạch, hẳn đã gây nhiều rắc rối cho Dũng trong cuộc đấu quyền lực ở cấp trung ương.

Cái tài của Nguyễn Gia Kiểng - kể chuyện phiếm vu vơ mà đạt hiệu quả còn hơn nói xấu - đã bộc lộ rõ nhất trong những chiến dịch thế này.

Cùng một phương thức như trên đã được dùng lại trong vụ nhập nhằng tên tuổi giữa "Câu lạc bộ Phan Chu Trinh" - tiền đồn tuyển người của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên - với Quỹ Phan Chu Trinh của cánh Nguyên Ngọc trong nước.

Còn những vụ lặt vặt, như nói xấu người đồng đội Nguyễn Thanh Giang sau khi ăn chia không đều, thì đã là chuyện thường ngày, kể ra không hết.

[Nhà Dân Chủ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét