" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Cái thấy từ bên trong
Cách ta nhìn cuộc sống và người khác là thước đo bên trong lòng ta cạn, hẹp, sâu, dày ra sao.
1. Chuyện xưa kể rằng, một hôm, Tô Đông Pha(*) đến chùa Kim Sơn viếng thăm Thiền sư Phật Ấn. Đàm đạo cả ngày, bấy giờ Tô Đông Pha mới hỏi Thiền sư Phật Ấn rằng: - Bạch Đại sư! Ngài ngồi đây nhìn thấy tôi giống cái gì? Thiền sư Phật Ấn trả lời một cách trang nghiêm và trân trọng: - Xem ra giống một vị Phật!
Trong tâm của Tô Đông Pha nghe vậy hớn hở vui mừng. Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại Tô Đông Pha: - Ông thấy ta ra sao? Bấy giờ Tô Đông Pha nhìn thấy Thiền sư Phật Ấn mập tròn, bèn đáp: - Nhưng mà tôi nhìn ngài giống một đống phân trâu.
Tô Đông Pha sung sướng tươi cười cứ nghĩ là mình đã chiến thắng. Khi đó, Tô Đông Pha mới hỏi Thiền sư Phật Ấn rằng: - Ngài tôn tôi là Phật, nhưng tôi nói ngài là một đống phân, ngài không giận sao?
Thiền sư Phật Ấn trả lời rằng: - Tôi nên vui mừng mới đúng làm sao mà nổi giận được.
Tô Đông Pha hỏi tại sao? Thiền sư Phật Ấn trả lời: - Bởi vì mình là Phật nên nhìn người khác là Phật, chính mình là đống phân thì nhìn người khác là đống phân mà thôi!
2. Chuyện xưa, nhưng ai đọc và bao giờ đọc, chịu khó suy ngẫm cũng đều học được bài hay. Thực tế cho thấy, ta thường ngó bên ngoài, thích soi mói, chỉ lỗi người khác hơn là kiểm điểm tự thân. Vì vậy, ta sẽ ngày càng xấu đi thay vì sẽ tốt lên vì bản thân không tự sửa mà đem mong cầu người khác sửa để rồi khổ theo cái chưa tốt của họ (theo mình).
Ta dễ thấy cái dở của người, đó là một tập khí. Vì trong ta dở. Dở ở chỗ thực tập chưa có hay bốn tâm: từ, bi, hỷ, xả. Nếu thiệt thương, thiệt hoan hỷ... thì ta nhìn cuộc sống tươi hơn, dẫu nó biểu hiện thế nào thì lòng ta cũng luôn có sẵn bốn chữ “tư duy tích cực” để nhìn nhận, sống cùng thực tại một cách an vui, an ổn nhất có thể. Và, dẫu người ta có xấu xí cỡ nào thì xả là việc của mình cần nhớ để thăng bằng nội tâm.
Thực sự, ở một ai đó, ở cuộc sống và cõi Ta-bà mình đang sống không đến nỗi nào, nếu ta dùng “mắt thương nhìn cuộc đời”. Tất nhiên, đó là đôi mắt đã được rèn trui từ sự tĩnh lặng, quán chiếu sâu sắc theo cách Phật dạy: nhân quả, vô thường, vô ngã... Trên công thức “Tứ diệu đế”, thấy rõ “Bát Chánh đạo” là con đường đưa tới giác ngộ, giải thoát thì ta bồi tô cho tự thân thêm vững chãi.
Như một người học trò hay thuộc làu công thức và các phương pháp đi tới bài giải thì đáp số cho một bài toán (dẫu khó) mà mình gặp phải trong cuộc đời cũng sẽ không thành vấn đề hoặc không là quá khó. Khi đó, tham-sân-si đã được ta kiểm soát ngay từ khi khởi lên những ý niệm nhỏ nhiệm thì việc chuyển hóa chắc chắn dễ dàng và không cần phải kìm nén gì cả thì ta cũng nói lời ái ngữ, làm điều từ bi. Trong tâm ta tự toát ra cách nghĩ, lời nói, ứng xử như thế nên thân ta toát ra năng lượng bình an mà ai cũng có thể cảm nhận được.
3. Cách ta nhìn cuộc sống và người khác là thước đo bên trong lòng ta cạn, hẹp, sâu, dày ra sao. Trong dân gian người ta thường nói “lấy bụng ta suy ra bụng người” là vì vậy. Do đó, dẫu ta có là người khéo diễn cỡ nào thì việc ứng xử với cuộc sống sẽ khiến “cái kim trong bọc có ngày sẽ lòi ra”. Tức là, khi đó “tướng từ tâm sanh”, mọi người sẽ thấy được tâm hồn ta qua cách ta nói, ta làm.
Đương nhiên, cách ta nói, ta làm sẽ khiến cho cách ta nghĩ được kiện toàn theo hướng tốt lên hay sẽ càng trở nên ấu trĩ - đó là sự tương tức, nương nhau mà biểu hiện của ba nghiệp. Vì thế, không phải tự nhiên nhà thiền khuyên dùng lời ái ngữ, cử chỉ nhẹ nhàng trong mọi trường hợp, mà bởi chính việc giữ thân (oai nghi) cũng là phương tiện giúp tâm trở nên ngăn nắp dần và ngược lại, theo một quy luật phát triển của vòng xoắn ốc.
Nhớ câu chuyện của Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn để nhớ rằng, đừng tưởng khi ta chê bai, hạ bệ người khác thì người khác sẽ xấu đi. Đừng quên, đó là thước đo lòng mình và nếu cái nhìn và đánh giá của ta là một sự cố ý trù dập thì chẳng khác gì hốt cát mà ném lên trời, bụi bay vào mắt cay xè, ta là người lãnh đủ mà thôi...
Lưu Đình Long
____________________
(*) Tô Đông Pha là một nhà thơ lớn vào thời Tống ở Trung Quốc, được mệnh danh là Bát đại Đường Tống; có thời ông làm quan ở Thiểm Tây và Hàng Châu. Ông cũng rất hâm mộ đạo Phật và tự xem mình như một Phật tử. Ông và Thiền sư Phật Ấn là đôi bạn thân. Hai người thường xuyên đàm đạo về Phật giáo và thơ phú.
Tình Yêu Là Đem Không Gian Đổi Lấy Thời Gian
Em yêu dấu:
Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng “Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”.
1) Không gian là cái gì hữu hình, thời gian là cái gì vô hình. Marcel Proust đã đánh đổi cái hữu hình để lấy cái vô hình hay cái Khôngcũng thế. Bởi thể tính của Không vốn trừu tượng cho nên Proust tha hồ bay nhảy chụp bắt. Proust có thể tự do xây lâu đài hạnh phúc của mình trong trí tưởng. Proust có thể bay bổng vào cõi thiên đàng để rong chơi trong khu vườn hạnh phúc. Proust có thể sục sạo vào tận chốn địa ngục để tận hưởng những cảm xúc nóng bỏng đang bần bật run trong người chàng.
Proust thật ngu dại mà cũng thật khôn ngoan. Proust có thể thả lỏng tâm hồn mình như chú bé đang mơ màng dõi nhìn cánh diều bay bổng ở không trung. Proust nào khác đứa bé đang chớp mắt mơ màng ngủ trong nôi mà nó tưởng như đang nằm trong bàn tay âu yếm của bà mẹ. Proust là con quỷ dữ mang trái tim của một thiên thần. Proust là một chàng đãng tử đang ngồi tụng Kinh Bát Nhã. Proust là một người điên, một thiên thần biết yêu.
2) Không gian là cái gì nhiễu loạn, thời gian là cái gì âm thầm. Nói một năm, một tháng, một niên đại vui ư? Thời gian nó lặng lẽ qua đi nào có biết gì? Hôm nay anh vui bên em trong khoảnh khắc và thời gian đó được ước tính một ngày. Nhưng thực ra chỉ có con phố ấy, khu vườn ấy, con đường ấy chợt bừng lên trong giây lát và người ta đã tạm ghi nhận dấu ấn ấy bằng chiếc đồng hồ hay chiếc lịch trơ trẽn, khôi hài.
Em yêu dấu:
Sở dĩ con người có ý thức về thời gian là vì có ngoại cảnh. Nhìn tòa lâu đài mới ngày nào nay đã trở thành hoang phế. Nhìn mái đầu xanh nay đã bạc trắng. Nhìn trẻ con dần lớn lên. Bao nhiêu diễn tiến hình thành, hủy hoại xảy ra quanh mình cho nên con người mới ý thức về thời gian.
Vốn có ý thức về thời gian, con người lại muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Khi nó vui, nó thấy con phố ấy cũng vui. Khi nó buồn, nó thấy con phố ấy cũng buồn. Hôm nay anh vui bên em, bối cảnh ấy là thiên đường và thời gian ấy cũng thật tuyệt diệu.
Thế đấy, cả anh và em cũng đều muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Có thể nào xóa đi cái ảo tưởng sai lầm đó trong đầu óc con người không?
- Chỉ khi nào chúng ta không thấy cái gì Già – Chết, cái gì Sinh ra rồi Diệt mất, chẳng thấy cái gì Trước – Sau, chẳng thấy cái gì Hình Thành rồi Hủy Hoại – thì thời gian là cái gì? Nó chẳng phải là cái gì kéo dài từ vô thủy đến vô chung mà chỉ là cái chớp mắt hiện giờ.
- Khi không gian trộn lẫn với thời gian rồi thì còn đâu là thời gian nữa? Lúc ấy còn gì để mà nói nữa? Nó khẽ tựa đầu vào vai người đàn bà nó yêu dấu. Có một cái gì đó nhẹ nhàng như hương bay trong gió, tinh khiết như đóa hoa dược lan, sâu xa như vực thẳm, lớn tựa không trung. Không gian và vũ trụ quy vào đây. Chẳng còn ngày còn tháng. Chẳng còn anh còn em. Chỉ còn nhịp đập của trái tim. Thời gian đã quỳ xuống. Thần thánh cũng cúi đầu.
- Khi khônng gian đã hòa lẫn với thời gian thì thời gian biến mất. Lúc bấy giờ hiện tại cũng là quá khứ, cũng là vị lai vì ba thời đã nhập làm một. Do đó anh yêu em vào giờ phút này đây thì từ vô lượng kiếp trước anh đã yêu em và mãi mãi sau này anh vẫn yêu em. Do đó đem không gian đổi lấy thời gian là lời thề nguyền thắm thiết không thể mờ phai. Cũng như Proust, anh đã yêu em bằng trái tim bất hoại, trái tim bất diệt cũng thế.
3) Không gian là cái gì thay đổi, thời gian là cái gì bất biến. Cho dù trái đất này có gặp cơn đại hồng thủy đi nữa, cho dù trái đất này có xụp đổ tan tành thì thời gian nó vẫn còn đó. Thế cho nên tất cả những gì anh và em nhìn thấy trước mắt đây chỉ là những cái hữu hạn và sẽ bị con Quỷ Vô Thường lấy đi qua bốn giai đoạn Thành, Trụ, Hoại, Không. Chỉ có thời gian là tồn tại mãi. Vậy thì nếu như có một đấng sáng tạo giữa chúng ta thì đấng sáng tạo đó chính là Thời Gian vậy.
Em yêu dấu:
Proust đã quá khôn ngoan để đổi cái tạm thời lấy cái vĩnh cửu. Proust quá tham lam. Khi yêu, Proust muốn ôm cả vũ trụ vào trong tay. Proust là một người điên biết yêu mà trái tim đã hóa thạch bằng những cảm nghiệm tinh khôi nhất.
Đối với Proust anh khônng còn gì để nói nữa. Anh cũng nguyện như Proust để được yêu em bằng trái tim không tưởng, bằng niềm hoài vọng khốn cùng. Bởi vì nếu không phải như thế thì đó không phải là tình anh.. ..mà đó chỉ là sự toan tính, lừa gạt. Hay nói đúng hơn – một sự trao đổi.
Em yêu dấu:
Hãy đem không gian để đổi lấy tình này,
Hãy đem thời gian để ghi dấu tình này.
Marcel Proust (1871 – 1922) vừa là nhà văn vừa là bình luận gia Pháp nổi tiếng với tác phẩm À la recherche du temps perdue (Remembrance of Things Past: Tiếc Thương Thời Đã Qua)
Đào Văn Bình
CÁ NHẢY KHỎI LƯỚI MỚI HAY
Thích Đạt Ma Phổ Giác |
Chuyện kể rằng có một ngư dân đi đánh cá. Ông thả lưới suốt buổi sáng mà không bắt được con nào, tức quá ông ta bao lưới xung quanh khúc sông rồi đập nước ầm ầm. Nhiều con cá hốt hoảng chạy loạn xạ nên bị dính vào lưới.
Có một con cá đang bơi thong thả thì gặp một bầy cá khác đang chạy hoảng loạn và kêu lớn rằng: “ Hãy cứu chúng tôi với, vì con người đang tìm cách bắt chúng tôi dưới nhiều hình thức”.
Con cá kia lại bảo: “Các bạn hãy bình tĩnh lặn sâu xuống đáy”. Nói xong cá kia liền thong thả trầm mình lặn sâu xuống đáy. Bầy cá bây giờ đã có chỗ trú ẩn an ổn nên lại hỏi: “Tại sao hồi nãy anh không chạy cuống lên như chúng tôi vậy?”
Con cá kia trả lời: “Khi có sự cố xãy ra con nào chạy trong hoảng loạn là sẽ bị mắc vào lưới. Chúng ta là những loài ở trong biển lúc nào cũng gặp sóng gió và biến cố do loài người gây ra, nếu không biết giữ bình tĩnh thì sẽ mắc lưới của họ.
Trong khi đó ông ngư dân kéo lưới lên, bắt được một số cá và bỏ hết chúng vô một cái lu lớn. Lúc này trong lu có hai con cá đang nói chuyện với nhau: “Mày biết không? Lúc nãy do mình hốt hoảng nên mới chạy loạn mà bị dính vào lưới, còn mấy con cá kia nó bình tĩnh nên thoát được.
Bây giờ chúng ta đã bị bắt rồi, đành phải chịu thôi, con kia mới hỏi bây giờ chị còn sợ không? Con này nói: Bây giờ tôi đã hết sợ, nhưng đã bị loài người bắt rồi.
Chuyện ngụ ngôn trên là một ẩn dụ sâu sắc để nói lên sự tu hành của chúng ta, cần phải có hàng rào giới luật, cây cung thiền định và lưỡi kiếm trí tuệ.
Quý vị thấy không? Thế gian rất nhiều cái bẫy, nếu mình không bình tĩnh và sáng suốt thì sẽ bị dòng đời cuốn trôi bởi cái bẫy tiền tài, bẫy sắc đẹp, bẫy danh vọng, bẫy ăn ngon mặc đẹp, quyền lực và khủng bố.
Giới luật là hàng rào có công năng giúp cho chúng ta không rơi vào hố sâu của tội lỗi. Thiền định giúp ta dừng lắng các vọng niệm xấu ác mà sống với tâm Phật sáng suốt.
Thiền quán và soi xét để chúng ta phát sinh trí tuệ mà biết rõ thật giả thân tâm hoàn cảnh, nhằm biết cách buông xả các tham ái chấp trước ở đời.
Một hôm có hai huynh đệ muốn thoát tục lìa trần nên quyết tâm tiếp nối con đường của Phật. Họ thấy thế gian vui ít, khổ nhiều, nên sớm xuất gia học đạo. Trên đường tầm sư, hai người đi ngang qua một dòng sông, thấy người trên ghe đang kéo chiếc lưới lên, và một con cá nhảy vọt ra khỏi lưới.
Vị sư huynh thấy thế, liền vỗ tay khen, “hay quá, hay quá! Con cá giống người tu.
Tiểu sư đệ mới nói, “có gì đâu mà hay. Cá ở ngoài lưới mới hay”.
Vị sư huynh nói, “sư đệ chưa hiểu hết thâm ý của ta”.
Câu chuyện trên là bài học đạo lý sống thiết thực trong cuộc đời. Ta học chuyện xưa để cùng nhau suy ngẫm, thấy được sự đam mê luyến ái dục vọng làm ta buồn rầu, lo lắng, khổ đau. Ai trong cuộc đời chưa một lần nếm trải trái đắng của khổ đau? Vậy cá ở ngoài lưới mới hay, hay là cá bị mắc lưới mà nhảy ra được mới hay?
Nếu cá ở ngoài lưới thì còn gì để bàn cãi ở đây nữa, cá đã vào lưới mà còn biết cách nhảy ra được mới thật là hay. Đạo lý nhà Phật dạy cho chúng ta ngay nơi vòng lẫn quẫn của sự luyến ái buộc ràng, bởi vợ chồng, con cái, gia đình, người thân, mà ta thoát ra được quả là điều phi thường hiếm có.
Ta đang sống trong sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn sung, mặc sướng, bởi chiếc lưới ái ân và dục vọng; nó làm cho ta mê muội, đắm say, giống như cục nam châm gặp sắt tự động hít vào. Ái dục cũng lại như thế. Từ vô thủy kiếp đến nay, con người lúc nào cũng khao khát, thèm muốn, quyến luyến giống như dòng nước đã thấm ướt.
Dù không ai chỉ dạy mà con người vẫn tự cảm biết, nên khi gặp người khác phái thì trái tim ta xao xuyến, rung động, thổn thức, làm ta rạo rực trong lòng dẫn đến hò hẹn yêu thương và kết tình chồng vợ. Cứ như thế, từ đời này sang kiếp nọ, nghiệp nhân tình ái luyến mến yêu thương được phát triển mạnh mẽ ngày thêm sâu kín, đậm đà, khó rời xa.
Phật dạy, trong đời này, có hai hạng người đáng được tán thán, ca ngợi và cung kính cúng dường. Hạng người thứ nhất từ nhỏ đến lớn chưa từng vi phạm lỗi lầm, lại hay thương yêu, bình đẳng, giúp đỡ mọi người. Hạng người thứ hai đam mê hưởng thụ dính mắc hay làm các điều xấu xa tội lỗi, để làm tổn hại cho người và vật. Nhưng họ nhờ gặp các thiện hữu tri thức hướng dẫn chỉ dạy, biết ăn năn sám hối chừa bỏ những thói quen tật xấu, mà làm mới lại chính mình, để vươn lên, vượt qua số phận tối tăm.
Hình ảnh cá nhảy khỏi lưới là chỉ cho hạng người thứ hai, đã vào lưới, mắc lưới rồi, mà còn nhảy ra được. Vậy không phải hay là gì?
Cũng như đức Phật của chúng ta trước khi thành tựu đạo pháp, Ngài đã có tất cả cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, thần dân, thiên hạ, quyền hành cao nhất trong tay. Vậy mà Phật vẫn hiên ngang, dũng mãnh, vượt qua được lưới ái dục khi tuổi đời đang sung mãn và hưng phấn nhất.
Chính vì vậy, ngày hôm nay ta tôn kính Phật, thờ Phật, lạy Phật suốt đời, suốt kiếp, để bắt chước, học hỏi, tu tập, cho được bằng Phật mới thôi. Thật ra, ta đi tu hiện giờ đâu có gì để buông xả, và dính mắc nặng nề như đức Phật ngày xưa. Nhất là các thầy tu trẻ đâu có gì để ôm giữ, chất chứa trong lòng. Vậy mà thầy tu như bông xoài, thấy thì dường như quá nhiều, nhưng đến khi thành trái xoài chẳng còn được mấy trái.
Ở đây, chúng ta đã thấy cũng đồng là cá, nhưng biết bao con cá khác khi bị dính vào lưới rồi thì chỉ nằm chờ chết, không khi nào đủ sức để vùng vẫy thoát ra.
Riêng chú cá kia hiên ngang dũng mãnh nhảy ra khỏi lưới, quả thật là quá tuyệt vời. Như vậy không giống người tu là gì? Nếu mới sinh ra ai cũng là Thánh hết thì chúng ta đâu cần phải vào chùa tu làm gì cho mệt và uổng công vô ích.
Thái tử chấp nhận bỏ hết tình riêng với tuổi đời đang còn hưng phấn mãnh liệt nhất về tình dục, thật ra cũng đắng cay chua xót lắm chứ, cái mà nhiều người mong muốn được như Ngài mà không bao giờ có được.
Ngài đã vô lượng kiếp tu tâm từ rộng mở, muốn tìm ra nguồn gốc và thân phận của tất cả chúng sinh để tìm ra giải pháp giúp cho con người thoát ly sinh, già, bệnh, chết. Nhờ có lý tưởng cao cả và lập trường vững chắc đó, thái tử mới thoát ra được lưới ái, lìa buộc ràng, để ra đi tìm đạo giải thoát. Nếu Ngài không có tâm nguyện cao cả, lớn lao, để cứu khổ chúng sinh, thì cũng khó mà vượt qua khỏi chiếc lưới luyến ái vợ đẹp, con xinh.
Con người sống muốn làm được việc gì lớn lao, quan trọng cần phải có lý tưởng cao cả để phục vụ. Ta phải biết bỏ tình riêng để làm việc chung. Chính vì vậy, những người làm cách mạng thường sống độc thân để hoạt động, vì khi sống độc thân, họ có can đảm nói và làm những điều họ cho là đúng, để đem lại an vui, lợi ích cho đất nước.
Cuộc sống độc lập đó cho phép họ sống thực sự là một người có bản lĩnh, dám chấp nhận xả thân, hy sinh để phục vụ, vì lợi ích đất nước, mà không bị vướng bận bởi sự đam mê luyến ái vợ chồng, con cái.
Những người ngoài đời muốn làm cách mạng còn phải xa lìa ái dục như thế, huống hồ là người có chí hướng cao thượng như thái tử Sĩ Đạt Ta, đã phát tâm vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Chính vì vậy, ngày hôm nay ta tôn kính Phật, thờ Phật, lạy Phật suốt đời, suốt kiếp, để bắt chước, học hỏi, tu tập, cho được bằng Phật mới thôi. Thật ra, ta đi tu hiện giờ đâu có gì để buông xả, và dính mắc nặng nề như đức Phật ngày xưa. Nhất là các thầy tu trẻ đâu có gì để ôm giữ, chất chứa trong lòng. Vậy mà thầy tu như bông xoài, thấy thì dường như quá nhiều, nhưng đến khi thành trái xoài chẳng còn được mấy trái.
Ở đây, chúng ta đã thấy cũng đồng là cá, nhưng biết bao con cá khác khi bị dính vào lưới rồi thì chỉ nằm chờ chết, không khi nào đủ sức để vùng vẫy thoát ra.
Riêng chú cá kia hiên ngang dũng mãnh nhảy ra khỏi lưới, quả thật là quá tuyệt vời. Như vậy không giống người tu là gì? Nếu mới sinh ra ai cũng là Thánh hết thì chúng ta đâu cần phải vào chùa tu làm gì cho mệt và uổng công vô ích.
Thái tử chấp nhận bỏ hết tình riêng với tuổi đời đang còn hưng phấn mãnh liệt nhất về tình dục, thật ra cũng đắng cay chua xót lắm chứ, cái mà nhiều người mong muốn được như Ngài mà không bao giờ có được.
Ngài đã vô lượng kiếp tu tâm từ rộng mở, muốn tìm ra nguồn gốc và thân phận của tất cả chúng sinh để tìm ra giải pháp giúp cho con người thoát ly sinh, già, bệnh, chết. Nhờ có lý tưởng cao cả và lập trường vững chắc đó, thái tử mới thoát ra được lưới ái, lìa buộc ràng, để ra đi tìm đạo giải thoát. Nếu Ngài không có tâm nguyện cao cả, lớn lao, để cứu khổ chúng sinh, thì cũng khó mà vượt qua khỏi chiếc lưới luyến ái vợ đẹp, con xinh.
Con người sống muốn làm được việc gì lớn lao, quan trọng cần phải có lý tưởng cao cả để phục vụ. Ta phải biết bỏ tình riêng để làm việc chung. Chính vì vậy, những người làm cách mạng thường sống độc thân để hoạt động, vì khi sống độc thân, họ có can đảm nói và làm những điều họ cho là đúng, để đem lại an vui, lợi ích cho đất nước.
Cuộc sống độc lập đó cho phép họ sống thực sự là một người có bản lĩnh, dám chấp nhận xả thân, hy sinh để phục vụ, vì lợi ích đất nước, mà không bị vướng bận bởi sự đam mê luyến ái vợ chồng, con cái.
Những người ngoài đời muốn làm cách mạng còn phải xa lìa ái dục như thế, huống hồ là người có chí hướng cao thượng như thái tử Sĩ Đạt Ta, đã phát tâm vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Dưới cội Bồ Đề với đủ thứ loại ma uy hiếp, khủng bố tinh thần, nhưng thái tử vẫn bất động trước những hình thù quỷ quái nhất, cùng những lời hăm dọa khủng khiếp nhất. Ngay đến tuyệt chiêu cuối cùng của chúa ma là hóa hiện ra hình ảnh của các cung phi mỹ nữ và công chúa Da Du Đà La thật xinh đẹp đến trước mặt thái tử.
Một trang tuyệt sắc giai nhân sà vào lòng chàng ôm khóc nức nở, trông hết sức tội nghiệp và đáng thương làm sao. Nếu giả sử lúc đó bạn là người đang trong hoàn cảnh như vậy, liệu bạn sẽ xử trí ra sao? Hay là bạn đành chấp nhận quay gót trở về theo tiếng gọi con tim, mà vùi dập lý trí..
Nước mắt đàn bà sắc đẹp nghiêng thành, đổ nước và những lời tỏ tình âu yếm, ngọt ngào thì khó ai mà chịu nổi bỏ qua. Vậy mà, đức Phật của ta vẫn bình tĩnh, sáng suốt, thấu rõ hết mọi vấn đề, nên vẫn như như bất động, mặc cho người đẹp khổ sở khóc lóc, van xin.
Một phàm phu bình thường sao có đủ can đảm ngoảnh mặt làm ngơ, khi người vợ yêu thương, đầu ấp tay gối thuở nào, nhất là bây giờ nàng lại xinh đẹp dễ thương hơn xưa rất nhiều, bởi sự biến hóa tài tình của ma vương.
Giờ đây, nàng đang nằm gọn trong lòng chàng, kể lễ khóc thương tha thiết, “thiếp năn nỉ, van lạy chàng, hãy về sống với thiếp và con. Bao năm rồi, thiếp phòng the gối chiếc một mình, mòn mỏi trông ngóng đợi chờ chàng.
Bao nhiêu vương công, tôn tử con nhà quý phái đến xin cầu hôn, thiếp đều một mực từ chối hết, vì thiếp hy vọng chàng sẽ là con người rộng mở trái tim yêu thương, quay về với thiếp và con. Chàng ơi, con mình nó cứ hỏi thiếp hoài “cha con đâu rồi mẹ?”, thiếp chỉ nói “cha con bận học đạo hiền Thánh, để giúp dân, cứu nước. Con yên chí đi, cha con sẽ về trong một ngày gần đây nhất con ạ”.
Thiếp và con lúc nào cũng cần có tình yêu thương của chàng bên cạnh, để được chàng thương yêu, bảo bọc, chở che cho những tháng ngày còn lại.
Chàng ơi, thiếp van lạy chàng mà, chàng hãy quay về với thiếp và con đi, hỡi chàng yêu dấu! Nếu chàng không chấp nhận đoái hoài đến thiếp thì cũng phải thương nhớ đến đứa con trai của chàng chứ. Giờ đây thiếp không còn thiết tha để sống nữa vì không có chàng bên cạnh, thiếp sẽ chết liền tức khắc cho chàng coi”.
Nói xong, nàng liền rút cây trâm trên đầu ra đưa thẳng vào tim. Lúc bấy giờ, không gian như ngưng đọng, vạn vật đều im lặng chờ xem thái tử giải quyết ra sao.
“Đi đi, ta không dùng đâu, đồ đãi da hôi thúi”.
Chỉ một câu nói nhẹ nhàng, tất cả lũ ma thảy đều biến mất.
Vậy lúc ấy, thái tử đã xử dụng độc chiêu gì để vượt qua luyến ái tình dục chứ? Ngài chỉ dùng cây cung thiền định, cùng lưỡi kiếm trí tuệ, để quét sạch mọi ma mị trong tâm, nên ma quỷ bên ngoài không thể nào xâm nhập nổi. Đó là phương pháp độc nhất vô nhị, có một không hai trên cõi đời này, để chuyển hóa ham muốn luyến ái tình dục.
Hình ảnh con cá nhảy khỏi lưới và hình ảnh thái tử từ bỏ cung vàng, điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan nói lên việc chúng ta quyết tâm dứt khoát xa lìa ái ân khi biết được sự tác hại của nó. Đức Phật đã ví dụ sự si mê luyến ái, ham muốn khoái lạc ngũ dục, giống như chiếc lưới ái ân, chiếc lưới dục vọng, một khi ai đã dính vào lưới này, thì khó bề thoát ra.
Người thật tâm muốn vượt qua lưới ái buộc ràng, thì trước tiên phải có niềm tin vào Tam bảo, tin vào chính mình, có chí nguyện thoát ly sinh tử, có thầy lành, bạn tốt và gìn giữ giới luật oai nghi, cùng với cây cung thiền định và lưỡi kiếm trí tuệ.
Kế đến, họ phải điều phục ngay nơi tâm ý của mình để thanh lọc nội tâm, dẹp hết tâm ma bên trong thì tâm ma bên ngoài không thể xâm nhập nổi. Cũng như chú cá kia, khi bị mắc vào lưới mà nhảy ra khỏi lưới mới thật là hay.
Đúng thế! Đúng thế! Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chí và quyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này. Tuy nhiên, mọi người đều có tâm Phật sáng suốt, nên ai cũng có khả năng vượt thoát vòng luyến ái trần tục.
Cưỡng Bách Nô Lệ của Đế Quốc Mỹ
Ở thế kỷ 21 này Cưỡng bách nô lệ là một tội ác đã bị lên án khắp nhân loại, vậy mà Đế quốc Mỹ vĩ đại, hùng mạnh, tân tiến, giàu có nhất địa cầu lại đang hằng giờ cưỡng bách tù nhân lao công với giá lương $1.00 cho 1 ngày lao lực của họ. Xem ra con số tù nhân cao nhất thế giới của Đế quốc Mỹ có cái mục đích của nó: CÀNG NHIẾU TÙ NHÂN thì CÀNG NHIỀU LAO CÔNG NÔ LỆ BỊ CƯỠNG BÁCH CHO LỢI NHUẬN TẬP ĐOÀN TƯ BẢN.
Không biết những não trạng người Mỹ (nhất là Mỹ vàng Việt Nam) luôn to mồm "nước Mỹ của Tao là số 1" và " người Mỹ chúng Tôi là Biệt lệ " đang "TỐT khoe, XẤU che" không ta???....hehehe.
Nước Mỹ quả đúng là số 1, số 1 CƯỠNG BÁCH NÔ LỆ (từ thời lập quốc đến giờ luôn), số 1 CON NỢ QUỐC GIA, số 1 DÂN VÔ GIA CƯ, số 1 TÙ NHÂN TRONG NHÀ TÙ, số 1 TRA TẤN TÙ NHÂN, số 1 BINH LÍNH TỰ TỬ, số 1 CẢNH SÁT BẠO LỰC..........gỉ gì gi nữa cà.......!!!
DS
=========Nguồn: www.alternet.org/civil-liberties/americas-slave-empire
America’s Slave Empire
The resistance movement against US prisons continues to grow.By Chris Hedges / Truthdig
June 22, 2015
Three prisoners—Melvin Ray, James Pleasant and Robert Earl Council—who led work stoppages in Alabama prisons in January 2014 as part of the Free Alabama Movement [3] have spent the last 18 months in solitary confinement. Authorities, unnerved by the protests that engulfed three prisons in the state, as well as by videos and pictures of abusive conditions smuggled out by the movement, say the men will remain in solitary confinement indefinitely [4].
The prison strike leaders are denied televisions and reading material. They spend at least three days a week, sometimes longer, in their tiny isolation cells. They eat their meals while seated on steel toilets. They are allowed to shower only once every two days despite temperatures that routinely rise above 90 degrees.
The men have become symbols of a growing resistance movement [5] inside American prisons. The prisoners’ work stoppages and refusal to co-operate with authorities in Alabama are modeled on actions that shook the Georgia prison system [6] in December 2010. The strike leaders argue that this is the only mechanism left to the 2.3 million prisoners across America. By refusing to work—a tactic that would force prison authorities to hire compensated labor or toinduce the prisoners to return to their jobs by paying a fair wage—the neoslavery that defines the prison system can be broken. Prisoners are currently organizing in Arizona, California, Florida, Illinois, Ohio, Pennsylvania, Mississippi, Texas, Virginia and Washington.
“We have to shut down the prisons,” Council, known as Kinetik, one of the founders of the Free Alabama Movement, told me by phone from the Holman Correctional Facility in Escambia County, Ala. He has been in prison for 21 years, serving a sentence of life without parole. “We will not work for free anymore. All the work in prisons, from cleaning to cutting grass to working in the kitchen, is done by inmate labor. [Almost no prisoner] in Alabama is paid. Without us the prisons, which are slave empires, cannot function. Prisons, at the same time, charge us a variety of fees, such as for our identification cards or wrist bracelets, and [impose] numerous fines, especially for possession of contraband. They charge us high phone and commissary prices. Prisons each year are taking larger and larger sums of money from the inmates and their families. The state gets from us millions of dollars in free labor and then imposes fees and fines. You have brothers that work in kitchens 12 to 15 hours a day and have done this for years and have never been paid.”
“We do not believe in the political process,” said Ray, who spoke from the St. Clair Correctional Facility in Springville, Ala., and who is serving life without parole. “We are not looking to politicians to submit reform bills. We aren’t giving more money to lawyers. We don’t believe in the courts. We will rely only on protests inside and outside of prisons and on targeting the corporations that exploit prison labor and finance the school-to-prison pipeline. We have focused our first boycott on McDonald’s. McDonald’s uses prisoners [7] to process beef for paddies and package bread, milk, chicken products. We have called for a national Stop Campaign against McDonald’s. We have identified this corporation to expose all the others. There are too many corporations exploiting prison labor to try and take them all on at once.”
“We are not going to call for protests outside of statehouses,” Ray went on. “Legislators are owned by corporations. To go up there with the achy breaky heart is not going to do any good. These politicians are in it for the money. If you are fighting mass incarceration, the people who are incarcerated are not in the statehouse. They are not in the parks. They are in the prisons. If you are going to fight for the people in prison, join them at the prison. The kryptonite to fight the prison system, which is a $500 billion enterprise, is the work strike. And we need people to come to the prisons to let guys on the inside know they have outside support to shut the prison down. Once we take our labor back, prisons will again become places for correction and rehabilitation rather than centers of corporate profit.”
The three prisoners said that until the prison-industrial complex was dismantled there would be no prison reform. They said books such as Stokely Carmichael’s “Ready for Revolution” and Michelle Alexander’s “The New Jim Crow,” along with the failure of prison reform movements, convinced them that the only hope to battle back against a prison system that contains 25 percent of the world’s prisoners was to organize resistance. And they find no solace in a black president.
“To say that we have a black president does not say anything,” Ray said. “The politicians are the ones who orchestrated this system. They are either directly involved as businessmen—many are already millionaires or billionaires, or they are controlled by millionaires and billionaires. We are not blindsided by titles. We are looking at what is going on behind the scenes. We see a coordinated effort by the Koch brothers, ALEC [the American Legislative Exchange Council [8]] and political action committees that see in prisons a business opportunity. Their goal is to increase earnings. And once you look at it like this, it does not matter if we have a black or white president. That is why the policies have not changed. The laws, such as mandatory minimum [sentences], were put in place by big business so they would have access to cheap labor. The anti-terrorism laws were enacted to close the doors on the access to justice so people would be in prison longer. Big business finances campaigns. Big business writes the laws and legislation. And Obama takes money from these people. He is as vested in this system as they are.”
In Alabama prisons, as in nearly all such state facilities across the United States, prisoners do nearly every job, including cooking, cleaning, maintenance, laundry and staffing the prison barbershop. In the St. Clair prison there is also a chemical plant, a furniture company and a repair shop for state vehicles. Other Alabama prisons run printing companies and recycling plants, stamp license plates, make metal bed frames, operate sand pits and tend fish farms. Only a few hundred of Alabama’s 26,200 prisoners—the system is designed to hold only 13,130 people—are paid to work; they get 17 to 71 cents an hour. The rest are slaves.
The men bemoaned a lack of recreational and educational programs and basic hygiene supplies, the poor ventilation that sends temperatures in the cells and dormitories to over 100 degrees, crumbling infrastructures, infestations of cockroaches and rats, and corrupt prison guards who routinely beat prisoners and sell contraband, including drugs and cell phones. These conditions, coupled with the overcrowding, are, they warned, creating a tinderbox, especially as temperatures soar. There was a riot in St. Clair in April. There has been a rash of stabbings and fights in the prison. Prisoners have assaulted 10 guards in St. Clair during the last four weeks.
“The worst thing is the water [9],” said James Pleasant, a St. Clair prisoner who has served 13 years of a 43-year sentence. “It is contaminated. It causes kidney, renal failure and cancer. The food causes stomach diseases. We have had three to four outbreaks of food poisoning in the last four months.”
He said that the prolonged caging of prisoners and the closing of rehabilitation programs, including education programs, guarantee recidivism, something sought by the corporations that profit from prisons. An estimated 80 percent of prisoners entering the Alabama prison system are functionally illiterate.
“Sleeping on a concrete slab is not going to teach you how to read or write,” Pleasant said. “Sleeping on a concrete slab will not solve mental health issues. But the system does not change. It does what it is designed to do. It makes sure people are driven back into the system to work without pay.”
“For years we were called niggers to indicate we had no value or worth and that anything could be done to us,” Ray said. “Then the word ‘nigger’ became politically incorrect. So they began calling us criminals. When you say a person is a criminal it means that what happens to them does not matter. It means he or she is a nigger. It means they deserve what they get.”
Prisons, the men said, have increasingly placed larger and larger financial burdens on families, with the poorest families suffering the most. Prisoners, too, suffer as a result.
“If you don’t get money from your family, your poverty blocks you out from buying items at the commissary or making phone calls,” Council said. “You can’t communicate with your family. If you don’t have someone to send you money you can’t even buy stamps to write home. They [authorities] are supposed to give us two free stamps a week, but I have never seen them do it in my 16 years of incarceration. We pay a $4 medical co-pay if we make a sick call. Every additional medication we receive is $4. If you have a cold and you get something for sinuses, pain meds and something for congestion, that becomes a $16 visit. And if you get $20 from a family member, the state will take $16 off the top to pay for the visit. You end up with $4 to spend at a jacked-up canteen. There are a lot of brothers walking around in debt. ...”
“It takes brutality and force to make a person work for free and live in the type of conditions we live in and not do anything about it,” Ray said. “The only way they made slavery work was to use force. It is no different in the slave empire of prisons. They use brutality to hold it together. And this brutality will not go away until the system goes away.”
The men described numerous horrific beatings by guards.
Pleasant said, “They stood me up against the wall [with my hands cuffed behind me]. There were about 10 officers. They started swinging, punching and hitting me with sticks. They knocked my legs out from under me. My face hit the floor. They stomped on my face. They sent me to the infirmary to hide what they did, for 30 days. When I looked in the mirror I could not recognize my facial features. This was the fourth time I was beaten like this.”
I asked the three men, speaking to me on a conference call, what prison conditions said about America. They laughed.
“It says America is what it has always been, America,” said Ray. “It says if you are poor and black you will be exploited, brutalized and murdered. It says most of American society, especially white society, is indifferent. It says nothing has really changed for us since slavery.”
xxxxxxxx
Chris Hedges, a Pulitzer Prize-winning reporter, writes a regular column for Truthdig every Monday. Hedges' most recent book is "Empire of Illusion: The End of Literacy and the Triumph of Spectacle."
Chris Hedges, a Pulitzer Prize-winning reporter, writes a regular column for Truthdig every Monday. Hedges' most recent book is "Empire of Illusion: The End of Literacy and the Triumph of Spectacle."
Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ
Nguyễn Hưng Quốc
Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.
Đọc thơ, hơn nữa, là truy tìm những cấu trúc và những mối quan hệ liên quan đến những cấu trúc ấy. Có thể nói, hiểu một bài thơ là phát hiện ra được cái quan hệ ẩn tàng trong và ngoài bài thơ ấy. Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc. Hiểu một bài thơ, do đó, thực chất là khám phá ra cấu trúc của nó.
Trước, với các nhà Phê bình Mới và các nhà cấu trúc luận, cấu trúc ấy là một cái gì khép kín, bao gồm các quan hệ nội tại giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt trong bài thơ. Với các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo sau này, một cái cấu trúc khép kín như vậy là một điều phi thực. Cái được biểu đạt không phải là những gì cố định, bất biến và tự tại. Cái được biểu đạt ấy, đến lượt nó, lại trở thành cái biểu đạt cho một cái gì khác nữa. Cứ thế, liên tục. Hệ quả, cái gọi là hiểu một bài thơ là một tiến trình hầu như vô tận. Không ai có thể đi đến cùng nó cả. Nó không ngớt được mở rộng và cũng ngớt được/bị hóa thân, ở mỗi người đọc cũng như ở từng lần đọc. Chính vì thế, nhiều người ví bài thơ cũng như dòng sông của Heraclitus, triết gia cổ đại Hy Lạp, ở đó, không ai có thể tắm hai lần được.
Tiến trình nào cũng có sử tính: sử tính của việc tìm hiểu. Do đó, đằng sau một bài thơ, bất cứ là bài thơ nào, cũng có đến hai lịch sử: một, lịch sử nó được sáng tác và phổ biến; hai, lịch sử nó được đọc. Chỉ có loại lịch sử thứ hai mới trở thành tài sản của bài thơ: nó làm cho bài thơ giàu có và sâu sắc hơn hẳn. Nói cách khác, cái chúng ta quen gọi là ý nghĩa của bài thơ vừa là những gì chất chứa bên trong và/hay được khơi gợi từ bài thơ vừa là lịch sử của các phát hiện mà người đọc, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang đến cho nó. Cũng là Truyện Kiều, nhưng cái Truyện Kiều chúng ta có hiện nay chắc chắn là giàu có và sâu sắc hơn cái Truyện Kiều lúc Nguyễn Du còn sinh thời.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Đọc, do đó, không phải chỉ là một tiến trình hướng ngoại, hướng đến tác phẩm và sau đó, tác giả, mà còn là một tiến trình hướng nội, hướng vào thế giới mênh mông nhưng bí ẩn bên trong chính bản thân mình.
Tôi muốn ví việc đọc thơ với việc uống rượu: để thấy được cái ngon của rượu, người ta phải lắng nghe những cảm giác còn lại trên lưỡi và trong họng của mình. Lúc rượu đã chảy hẳn vào bụng.
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.
Đọc thơ, hơn nữa, là truy tìm những cấu trúc và những mối quan hệ liên quan đến những cấu trúc ấy. Có thể nói, hiểu một bài thơ là phát hiện ra được cái quan hệ ẩn tàng trong và ngoài bài thơ ấy. Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc. Hiểu một bài thơ, do đó, thực chất là khám phá ra cấu trúc của nó.
Trước, với các nhà Phê bình Mới và các nhà cấu trúc luận, cấu trúc ấy là một cái gì khép kín, bao gồm các quan hệ nội tại giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt trong bài thơ. Với các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo sau này, một cái cấu trúc khép kín như vậy là một điều phi thực. Cái được biểu đạt không phải là những gì cố định, bất biến và tự tại. Cái được biểu đạt ấy, đến lượt nó, lại trở thành cái biểu đạt cho một cái gì khác nữa. Cứ thế, liên tục. Hệ quả, cái gọi là hiểu một bài thơ là một tiến trình hầu như vô tận. Không ai có thể đi đến cùng nó cả. Nó không ngớt được mở rộng và cũng ngớt được/bị hóa thân, ở mỗi người đọc cũng như ở từng lần đọc. Chính vì thế, nhiều người ví bài thơ cũng như dòng sông của Heraclitus, triết gia cổ đại Hy Lạp, ở đó, không ai có thể tắm hai lần được.
Tiến trình nào cũng có sử tính: sử tính của việc tìm hiểu. Do đó, đằng sau một bài thơ, bất cứ là bài thơ nào, cũng có đến hai lịch sử: một, lịch sử nó được sáng tác và phổ biến; hai, lịch sử nó được đọc. Chỉ có loại lịch sử thứ hai mới trở thành tài sản của bài thơ: nó làm cho bài thơ giàu có và sâu sắc hơn hẳn. Nói cách khác, cái chúng ta quen gọi là ý nghĩa của bài thơ vừa là những gì chất chứa bên trong và/hay được khơi gợi từ bài thơ vừa là lịch sử của các phát hiện mà người đọc, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang đến cho nó. Cũng là Truyện Kiều, nhưng cái Truyện Kiều chúng ta có hiện nay chắc chắn là giàu có và sâu sắc hơn cái Truyện Kiều lúc Nguyễn Du còn sinh thời.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Đọc, do đó, không phải chỉ là một tiến trình hướng ngoại, hướng đến tác phẩm và sau đó, tác giả, mà còn là một tiến trình hướng nội, hướng vào thế giới mênh mông nhưng bí ẩn bên trong chính bản thân mình.
Tôi muốn ví việc đọc thơ với việc uống rượu: để thấy được cái ngon của rượu, người ta phải lắng nghe những cảm giác còn lại trên lưỡi và trong họng của mình. Lúc rượu đã chảy hẳn vào bụng.
“Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”
TS Phạm Duy Nghĩa:
Tư Giang lược ghi - (TBKTSG Online)
Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã có bài thảo luận về quyền sở hữu tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25-6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi.
.Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển? Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn….
Nền kinh tế tư nhân chia thành hai loại. Một loại giàu lên rất nhanh. Ngay như điểm tin sáng nay cũng thấy, có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi.
Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó.
Còn về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì bao nhiêu năm nay vẫn không có gì mới. Chúng ta đã nói từ mấy chục năm nay rồi. Sở hữu không rõ, thành ra nhiều anh khai thác quyền của mình để kiếm được lợi tư từ khối DNNN.
Vì vậy, DNNN thích hợp với những ai nắm quyền quản trị, và can thiệp được vào khối tài sản này. Cũng có những DNNN thành công như Vinamilk, Viettel… Nhưng còn các DNNN khác thì cũng có nhiều khó khăn lắm. Những khó khăn này dẫn đến thoái vốn, bán tống bán tháo tài sản nhà nước đi. Rồi dưới chiêu bài xã hội hóa, công tư hợp doanh để phân phối tài sản công cho tư nhân cũng khá nguy hiểm.
Khu vực thứ 3 là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thì lại đang phát triển tốt, ngày càng tăng trưởng. Lập luận của chúng tôi là, hóa ra khu vực này nó không dùng luật Việt Nam mình. Tài lực, vật lực nó mang từ bên ngoài vào, thuê đất, nhân công của mình, lắp ráp ở mình rồi bán đi. Tài sản của họ ở mình thì có nhiều đâu. Nếu có tranh chấp thì họ có nhờ tòa mình xử đâu, họ mang ra nước ngoài.
Như vậy, thể chế của Việt Nam mình chỉ làm khổ dân mình thôi, chứ không làm khổ khu vực nước ngoài nhiều lắm. Chính vì vậy, họ vay mượn từ bên ngoài, họ vượt qua được thể chế của mình. Đó là lý do giải thích vì sao khu vực FDI có thể đóng góp vào xuất khẩu lớn với lý do không vướng vào những phiền nhiễu của chế độ sở hữu trong nước.
Bây giờ cải cách thế nào? Nếu mà đất nước nói rõ cái gì của ai thì đã khác. Chỉ đơn giản thế thôi chứ có gì đâu mà phải nghĩ ngợi cho nhiều. Chẳng hạn như lô đất này của VCCI, thì chủ của nó là VCCI. VCCI không thích thì bán, hay cho thuê. Như vậy sẽ rõ chủ sở hữu của mảnh đất là ai…
Hơn 10 năm trước, chúng tôi từng nói một ý rằng: sở hữu toàn dân là cái ý chí chính trị, nhưng khái niệm ấy không dùng được, không có ý nghĩa về pháp lý. Nó phải có chủ thể rõ ràng. Lấy ví dụ, Hà Nội hay TP.HCM là một pháp nhân. Là pháp nhân thì họ có đất, cây… khi cây đổ vào ô tô của tôi thì tôi có thể kiện chính quyền. Sở hữu toàn dân như là một vòng kim cô. Việt Nam mình phải làm như Trung Quốc năm 2007 khi ban hành luật về vật quyền.
Sở hữu toàn dân rất có lợi cho những người biến ao ruộng, miếng đất đáng giá thành bao nhiêu cây vàng. Cái lợi ấy chạy hết vào túi của những người đó, nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào, vì phần lớn sẽ nằm trong tay những người có quyền quyết định đối với những lô đất đó. Vì thuộc về toàn dân, thuộc quyền nhà nước nên xảy ra nhũng nhiễu, hạnh họe người ta. Nếu sở hữu rõ ràng thì phải thương lượng. Vì không rõ sở hữu nên nay anh thu hồi, mai anh chuyển đổi. Những người đó giàu lên rất dữ nhưng nó làm cho doanh nghiệp không dám đầu tư lớn. Thể chế sở hữu không chắc chắn thì không ai dám đầu tư.
Rất nhiều đại gia Việt Nam bây giờ đang bán tài sản cho nước ngoài. Đây cũng là điều cảnh báo cho những nhà làm chính trị tại Việt Nam. Khi những đại gia này làm ăn đến mức nào đó … người ta bán đi.
Ngoài ra còn có những loại sở hữu thông qua hợp đồng. Chẳng hạn có người sở hữu biệt thự ở Vũng Tàu, cho thuê 2 tuần/lần. Người ta sẽ sáng tạo ra đủ thứ sở hữu. Đáng ra luật pháp phải đảm bảo sự tự do đó, và dùng hệ thống tòa án bảo vệ những điều đó.
Thứ 3, giả sử một người làm ăn tồi, vỡ nợ, thì tài sản đó phải nhanh chóng chuyển sang tay chủ nợ. Chẳng hạn một ngày đẹp trời, OceanBank, Ngân hàng Xây dựng sẽ chuyển sang cho anh khác. Nên luật phá sản là cái roi rất dữ đe nẹt những anh làm ăn dở. Nhưng mình chưa bảo vệ được những chủ nợ.
Nhưng vấn đề sở hữu ở đất nước mình chưa ai dám thảo luận rộng, sâu.
Giới nhà giàu có được quyền lợi từ cái đó cũng không muốn đổi, còn những thành phần khác muốn đổi thì tiếng nói không mạnh.
Bây giờ, nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo… Thế thì vòng vo tam quốc nhưng mình có chữa được luật đâu. Hôm nay mình nói mạnh hơn để cố gắng 20 năm sau con cháu mình nó có cái nhà của nó là của nó, không phải của nhà nước. Nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi không.
Nền kinh tế tư nhân chia thành hai loại. Một loại giàu lên rất nhanh. Ngay như điểm tin sáng nay cũng thấy, có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi.
Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó.
Còn về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì bao nhiêu năm nay vẫn không có gì mới. Chúng ta đã nói từ mấy chục năm nay rồi. Sở hữu không rõ, thành ra nhiều anh khai thác quyền của mình để kiếm được lợi tư từ khối DNNN.
Vì vậy, DNNN thích hợp với những ai nắm quyền quản trị, và can thiệp được vào khối tài sản này. Cũng có những DNNN thành công như Vinamilk, Viettel… Nhưng còn các DNNN khác thì cũng có nhiều khó khăn lắm. Những khó khăn này dẫn đến thoái vốn, bán tống bán tháo tài sản nhà nước đi. Rồi dưới chiêu bài xã hội hóa, công tư hợp doanh để phân phối tài sản công cho tư nhân cũng khá nguy hiểm.
Khu vực thứ 3 là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thì lại đang phát triển tốt, ngày càng tăng trưởng. Lập luận của chúng tôi là, hóa ra khu vực này nó không dùng luật Việt Nam mình. Tài lực, vật lực nó mang từ bên ngoài vào, thuê đất, nhân công của mình, lắp ráp ở mình rồi bán đi. Tài sản của họ ở mình thì có nhiều đâu. Nếu có tranh chấp thì họ có nhờ tòa mình xử đâu, họ mang ra nước ngoài.
Như vậy, thể chế của Việt Nam mình chỉ làm khổ dân mình thôi, chứ không làm khổ khu vực nước ngoài nhiều lắm. Chính vì vậy, họ vay mượn từ bên ngoài, họ vượt qua được thể chế của mình. Đó là lý do giải thích vì sao khu vực FDI có thể đóng góp vào xuất khẩu lớn với lý do không vướng vào những phiền nhiễu của chế độ sở hữu trong nước.
Bây giờ cải cách thế nào? Nếu mà đất nước nói rõ cái gì của ai thì đã khác. Chỉ đơn giản thế thôi chứ có gì đâu mà phải nghĩ ngợi cho nhiều. Chẳng hạn như lô đất này của VCCI, thì chủ của nó là VCCI. VCCI không thích thì bán, hay cho thuê. Như vậy sẽ rõ chủ sở hữu của mảnh đất là ai…
Hơn 10 năm trước, chúng tôi từng nói một ý rằng: sở hữu toàn dân là cái ý chí chính trị, nhưng khái niệm ấy không dùng được, không có ý nghĩa về pháp lý. Nó phải có chủ thể rõ ràng. Lấy ví dụ, Hà Nội hay TP.HCM là một pháp nhân. Là pháp nhân thì họ có đất, cây… khi cây đổ vào ô tô của tôi thì tôi có thể kiện chính quyền. Sở hữu toàn dân như là một vòng kim cô. Việt Nam mình phải làm như Trung Quốc năm 2007 khi ban hành luật về vật quyền.
Sở hữu toàn dân rất có lợi cho những người biến ao ruộng, miếng đất đáng giá thành bao nhiêu cây vàng. Cái lợi ấy chạy hết vào túi của những người đó, nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào, vì phần lớn sẽ nằm trong tay những người có quyền quyết định đối với những lô đất đó. Vì thuộc về toàn dân, thuộc quyền nhà nước nên xảy ra nhũng nhiễu, hạnh họe người ta. Nếu sở hữu rõ ràng thì phải thương lượng. Vì không rõ sở hữu nên nay anh thu hồi, mai anh chuyển đổi. Những người đó giàu lên rất dữ nhưng nó làm cho doanh nghiệp không dám đầu tư lớn. Thể chế sở hữu không chắc chắn thì không ai dám đầu tư.
Rất nhiều đại gia Việt Nam bây giờ đang bán tài sản cho nước ngoài. Đây cũng là điều cảnh báo cho những nhà làm chính trị tại Việt Nam. Khi những đại gia này làm ăn đến mức nào đó … người ta bán đi.
Ngoài ra còn có những loại sở hữu thông qua hợp đồng. Chẳng hạn có người sở hữu biệt thự ở Vũng Tàu, cho thuê 2 tuần/lần. Người ta sẽ sáng tạo ra đủ thứ sở hữu. Đáng ra luật pháp phải đảm bảo sự tự do đó, và dùng hệ thống tòa án bảo vệ những điều đó.
Thứ 3, giả sử một người làm ăn tồi, vỡ nợ, thì tài sản đó phải nhanh chóng chuyển sang tay chủ nợ. Chẳng hạn một ngày đẹp trời, OceanBank, Ngân hàng Xây dựng sẽ chuyển sang cho anh khác. Nên luật phá sản là cái roi rất dữ đe nẹt những anh làm ăn dở. Nhưng mình chưa bảo vệ được những chủ nợ.
Nhưng vấn đề sở hữu ở đất nước mình chưa ai dám thảo luận rộng, sâu.
Giới nhà giàu có được quyền lợi từ cái đó cũng không muốn đổi, còn những thành phần khác muốn đổi thì tiếng nói không mạnh.
Bây giờ, nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo… Thế thì vòng vo tam quốc nhưng mình có chữa được luật đâu. Hôm nay mình nói mạnh hơn để cố gắng 20 năm sau con cháu mình nó có cái nhà của nó là của nó, không phải của nhà nước. Nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi không.
Cuộc sống gắn liền với súng đạn của dân Mỹ
"Văn hóa súng đạn" đóng vai trò không thể thay thế trong xã hội Mỹ trong khi các nhà lập pháp coi sở hữu súng là quyền cơ bản của con người.
Theo thống kê mới nhất của Small Arms Survey (SAS), tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trường vũ khí có trụ sở tại Thụy Sĩ, khoảng 90% dân số Mỹ sở hữu súng. Theo đó, gần như gia đình nào cũng có ít nhất một khẩu súng hợp pháp trong nhà. Các loại súng phong phú về chủng loại được bày bán bên trong những cửa hàng vũ khí trên khắp cả nước.
Theo các nhà lập pháp Mỹ, sở hữu súng là một trong những quyền cơ bản của con người, chỉ xếp sau quyền tự do ngôn luận. Sau hàng loạt vụ xả súng nghiêm trọng, nhiều người tỏ ra nghi ngại về quyền sử dụng súng của người dân khi mọi người dễ dàng mua và sở hữu vũ khí. Nhiều bang tại Mỹ đang kêu gọi thông qua luật quản lý súng đạn nhằm hạn chế vũ khí nguy hiểm lọt vào tay những phần tử cực đoan.
Theo các nhà lập pháp Mỹ, sở hữu súng là một trong những quyền cơ bản của con người, chỉ xếp sau quyền tự do ngôn luận. Sau hàng loạt vụ xả súng nghiêm trọng, nhiều người tỏ ra nghi ngại về quyền sử dụng súng của người dân khi mọi người dễ dàng mua và sở hữu vũ khí. Nhiều bang tại Mỹ đang kêu gọi thông qua luật quản lý súng đạn nhằm hạn chế vũ khí nguy hiểm lọt vào tay những phần tử cực đoan.
Trẻ em đi cùng cha mẹ tới các quầy bán súng. Trung bình hàng năm, có khoảng 100.000 vụ nổ súng gây thương vong ở Mỹ. Khoảng 270 triệu khẩu súng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người dân. Người Mỹ dễ dàng mua súng ở các của hàng chuyên dụng hoặc trung tâm bán lẻ.
Nhiều đứa trẻ được dạy cách sử dụng súng như một cách bảo vệ bản thân. Rất nhiều bang của Mỹ cho phép mang súng tới nơi công cộng. Người dân được phép sử dụng súng trong trường hợp nhận thấy mình bị đe dọa.
Tuy nhiên, tính riêng năm 2010 tại Mỹ, có tới 30.000 người chết vì những sự việc có liên quan tới súng, bao gồm tự tử, tai nạn và đặc biệt là giết người. Ngày 14/12/2012, Adam Lanza giết 26 người, trong đó có 20 trẻ em, ở trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, trước tự sát. Đây là vụ thảm sát trường học đẫm máu thứ 2 ở Mỹ, thổi bùng tranh cãi về việc xiết chặt luật quản lý súng đạn.
Trong suốt 2 thế kỷ qua, "văn hóa súng" đã lan truyền và thống trị xã hội Mỹ. Chính quyền từng nhiều lần nỗ lực hạn chế sự phổ biến của súng nhưng đều không đạt được hiệu quả. Hiện tại, người dân đang yêu cầu chính phủ của Tổng thống Barack Obama mạnh tay ngăn cấm súng sau hàng loạt vụ thảm sát, xả súng vào trường học, nhà thờ hay nhằm vào người da màu.
Người dân Mỹ được phép mua nhiều loại vũ khí, bao gồm cả súng trường tấn công hay súng trường bắn tỉa.
Theo Guardian, người mua súng ở Mỹ cần đáp ứng quy định về tuổi, lý lịch trong sạch, không mắc bệnh tâm thần, được cấp giấy phép mua và sở hữu súng.
Tuy nhiên, tính riêng năm 2010 tại Mỹ, có tới 30.000 người chết vì những sự việc có liên quan tới súng, bao gồm tự tử, tai nạn và đặc biệt là giết người. Ngày 14/12/2012, Adam Lanza giết 26 người, trong đó có 20 trẻ em, ở trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, bang Connecticut, trước tự sát. Đây là vụ thảm sát trường học đẫm máu thứ 2 ở Mỹ, thổi bùng tranh cãi về việc xiết chặt luật quản lý súng đạn.
Trong suốt 2 thế kỷ qua, "văn hóa súng" đã lan truyền và thống trị xã hội Mỹ. Chính quyền từng nhiều lần nỗ lực hạn chế sự phổ biến của súng nhưng đều không đạt được hiệu quả. Hiện tại, người dân đang yêu cầu chính phủ của Tổng thống Barack Obama mạnh tay ngăn cấm súng sau hàng loạt vụ thảm sát, xả súng vào trường học, nhà thờ hay nhằm vào người da màu.
Người dân Mỹ được phép mua nhiều loại vũ khí, bao gồm cả súng trường tấn công hay súng trường bắn tỉa.
Theo Guardian, người mua súng ở Mỹ cần đáp ứng quy định về tuổi, lý lịch trong sạch, không mắc bệnh tâm thần, được cấp giấy phép mua và sở hữu súng.
Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) còn tổ chức triển lãm thường niên để người dân học cách ngắm bắn và mua những khẩu súng mà họ thích. Rất nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối việc cấm sở hữu súng đạn, có khả năng gây tổn hại tới ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ.
Trẻ em Mỹ biết về súng qua phim ảnh và được tiếp cận loại vũ khí này ngay trong gia đình hoặc ở các cửa hàng. Rất nhiều sự cố liên quan tới súng và trẻ em xảy ra ở Mỹ trong khi FBI cho biết, 90% vụ án mạng ở Mỹ được thực hiện bằng súng.
Phụ nữ Mỹ có nguy cơ bị giết bởi súng cao gấp 11 lần các quốc gia phát triển khác. Trong năm 2014, giới chức Mỹ ước tính 12.000 người có tiền án tiền sự vẫn được sở hữu hung khí này.
Trẻ em Mỹ biết về súng qua phim ảnh và được tiếp cận loại vũ khí này ngay trong gia đình hoặc ở các cửa hàng. Rất nhiều sự cố liên quan tới súng và trẻ em xảy ra ở Mỹ trong khi FBI cho biết, 90% vụ án mạng ở Mỹ được thực hiện bằng súng.
Phụ nữ Mỹ có nguy cơ bị giết bởi súng cao gấp 11 lần các quốc gia phát triển khác. Trong năm 2014, giới chức Mỹ ước tính 12.000 người có tiền án tiền sự vẫn được sở hữu hung khí này.
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Con rùa nói lên lời
Tấn Nghĩa
Chuyện tiền thân Kachapa (chuyện số 215, phẩmĐám cỏ thơm [biranatthambahaka]) nói về cái hại của việc nói nhiều.
Chuyện kể rằng:
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba- la-nại, Bồ-tát sanh ra trong gia đình một đại thần; lớn lên, ngài trở thành vị cố vấn của vua về thánh sự và thế sự. Nhưng vua có tánh nói nhiều. Khi vua nói, không ai cơ hội xen vào. Và Bồ-tát muốn ngăn chặn vua nói nhiều, nên cố tìm một cơ hội.
“Nói” là hành vi cơ bản của con người. Hành vi này xuất phát từ việc phát âm những ngôn từ trong suy nghĩ và dùng để truyền đạt các ý nghĩ từ cá nhân này đến cá nhân khác. Nếu xét về mặt mục đích, khi bàn về việc“nói”, người ta không chỉ đề cập đến hành vi phát âm theo một ngôn ngữ nào đó mà có thể chỉ chung cho các cách truyền đạt bằng ngôn từ. Chẳng hạn, viết sách là một cách “nói”, chat trên mạng cũng là một cách “nói”. Ngày nay, việc thanh thiếu niên nghiện lướtweb, chơi facebook cũng ở dạng “nói nhiều” mặc dù họ chỉ bấm phím hay kéo chuột. Ngoài ra, mọi người còn có các cuộc “độc thoại”trong đầu mình, đó cũng là hành vi “nói”. Hành vi này có đặc điểm là chẳng cần có đối tượng để truyền đạt thông tin, chỉ cần “một mình mình biết, một mình mình hay”.
Lúc bấy giờ, trong khu vực Tuyết Sơn, một con rùa sống ở một hồ nước. Hai con ngỗng trời trẻ đi tìm mồi, đến kết thân với con rùa ấy. Dần dần, chúng trở thành rất thân thiết. Một hôm ngỗng trời con nói với rùa:
– Này bác rùa, chỗ chúng tôi ở tại Tuyết Sơn, trên cao nguyên núi Cittakùta, trong một cái hang bằng vàng, trú xứ rất đẹp. Hãy đi với chúng tôi nhé!
– Làm sao tôi đi được?
– Chúng tôi sẽ đưa bác đi, nếu bác có thể giữ gìn cái miệng của bác và đừng nói một điều gì hết.
– Ðược, tôi sẽ giữ gìn. Hãy đem tôi đi.
Chúng chấp thuận,bảo con rùa ngậm một cây gậy, còn chúng cắn vào hai đầu gậy, rồi bay lên hư không.
Yêu cầu của hai con ngỗng trời là con rùa phải ngậm miệng, nghĩa là không được nói bằng cách phát âm. Con rùa cảm thấy điều này cũng dễ nên đồng ý ngay. Thật ra, việc này rất khó. Nếu ai thực hành “tịnh khẩu”, im lặng trong một thời gian sẽ thấy việc này hoàn toàn không dễ dàng.
Bọn trẻ con trong làng thấy con rùa được các con ngỗng trời trẻ đưa đi như vậy, liền la lên:
– Hai con ngỗng trời mang con rùa lên cái gậy!
Con rùa muốn nói lên: Nếu bạn ta đưa ta đi thì có can hệ gì đến các ngươi, đồ vô loại kia?
Chắc là bọn trẻ con chỉ trỏ lên con rùa, có thể có đứa rắn mắt còn ném đá hay bắn sỏi… Các câu reo hò của bọn trẻ làm cho con rùa bực mình. Nó thầm nghĩ trong đầu: nếu bạn ta đưa ta đi thì có can hệ gì đến các ngươi, đồ vô loại kia. Các ý nghĩ này chính là “lời nói”, mặc dù nó chưa được phát âm ra. Lỗi của lời nói có bốn loại. Loại đầu tiên là nói dối. Loại thứ hai là nói ác. Loại thứ ba là nói lời gây chia rẽ. Loại thứ tư là nói chuyện phiếm hay nói lời vô ích. Con rùa khi nghĩ trong đầu “nếu bạn ta đưa ta đi thì có can hệ gì đến các ngươi” là đang phạm vào lỗi nói lời vô ích. Còn việc mắng thầm lũ trẻ “đồ vô loại kia” phạm vào lỗi nói ác. Một người vi phạm điều khoản không nói lời vô ích nếu có đủ hai phần:
– Có ý muốn nói lời vô ích.
– Đã nói những chuyện vô ích.
Lời nói vô ích là lời nói không đem lại lợi ích gì cho bản thân và cho người khác.
Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, đối với các thầy, khi gặp mặt nhau có hai việc nên làm là: nói về việc tự điều chỉnh hay nên im lặng như các bậc thánh”. Nói lời vô ích gồm cả việc bàn tán những tin tức trên báo chí, tivi, radio, internet khi nó không dính dáng tới bản thân mình và mình cũng không có khả năng gây một tác động nào làm biến chuyển tình hình ấy. Một số lời nói vô ích cụ thể gồm các chuyện tầm phào về: Vua, Chủ tịch, Tổng thống, Quan chức, Chính phủ, Trộm cướp, Quân đội, Tai họa, Chiến tranh, Cơm gạo, Đồ uống, Vải vóc, quần áo, Loại hoa, vòng hoa, Chỗ ở, chỗ nằm, Mùi thơm, dầu thơm, Bà con, dòng họ, Xe cộ, Xóm làng, Quận huyện, Thành phố, Vùng quê, Đàn bà, Đàn ông, Chàng trai, Cô gái, Các cuộc đấu bóng đá, Thể thao, Sự can đảm, Đường sá, Bến nước, Bà con quá cố, Nhảm nhí, Sự tạo thiên lập địa, Số phận, luân hồi, Đại dương, Rừng, núi, Sông, biển…
Nói lời vô ích gồm cả việc không thực hiện những lời đã hứa hoặc việc đặt kế hoạch lớn lao rồi không tiến hành, không theo dõi để cho kế hoạch hoàn thành. Hiện tượng này xảy ra trong các hội nghị, khi mà người ta thảo luận các sự kiện và các giải pháp không có thực tế làm nền tảng: nhiều người đều biết như vậy nhưng vẫn tham gia phát biểu. Sự nói lời vô ích cũng bao gồm các cuộc tự thoại trong đầu vào mọi lúc, từ lúc thức dậy tới lúc đi ngủ và ngay cả trong giấc mơ. Cách điều chỉnh chính là giữ im lặng (với các câu chuyện bên ngoài) và thực tập một hình thức làm ổn định suy nghĩ (tự thoại bên trong).
Những người phạm lỗi nói lời vô ích cũng bao gồm cả những người làm nghề sáng tác văn học, kịch bản, những người diễn kịch, đóng phim… với các nội dung phục vụ sự tranh đoạt, bạo lực, tình dục, vì họ làm cho người khác tiêu khiển, say mê mà không đem lại ý thức tự điều chỉnh cho người khác.
Trong khi ấy, hai con ngỗng trời đã bay mau đến khoảng trên cung điện vua trong thành Ba-la-nại. Con rùa vừa nhả cây gậy định nói, liền rơi xuống trong sân trống và bị vỡ làm hai.
Con rùa đã nói thầm trong đầu từ trước. Theo quán tính, các câu nói thầm đó sẽ được phát âm ra để cho đối phương biết. Khi mở miệng, con rùa bị rơi xuống vỡ làm đôi. Đấy là hậu quả thấy ngay của việc không giữ gìn lời nói. Lỗi lời nói vô ích là lỗi nhẹ nhưng nó lại được tích lũy thường xuyên và có khuynh hướng phát triển thành một loại bệnh: nghiện nói. Do đó, lỗi nói lời vô ích cũng dẫn đến những hậu quả nặng. Nếu hậu quả nhẹ cũng là:
– Nhiều người không tin lời tâm huyết mà mình nói.
– Nhiều người không có cảm tình với mình.
– Không được kính trọng.
– Không thể nói cho người khác tin.
– Nghèo khổ.
– Không có quyền lực.
– Suy nghĩ không sâu.
Trở lại với câu chuyện, khi thấy con rùa rơi xuống sân thì tiếng ồn ào nổi lên. Chuyện kể tiếp:
Vua đem theo Bồ-tát cùng với các đại thần vây quanh, đi đến chỗ ấy, thấy con rùa, hỏi Bồ-tát:
– Này bậc Hiền trí, vì sao con rùa này rơi xuống?
Bồ-tát suy nghĩ: ‘Chờ đợi đã lâu, ta muốn giáo huấn vua và đang tìm một phương tiện. Nay thời cơ đã đến. Chắc con rùa này kết thân với những con thiên nga, được chúng đưa đi đến Tuyết Sơn. Chúng bảo rùa ngậm cây gậy và đưa nó đi giữa hư không, rồi có lẽ con rùa nghe lời ai đó nói, không thể giữ gìn cái miệng, nó muốn nói nên nhả cái gậy ra, liền rơi từ hư không xuống như vậy, và đi đến chỗ chết’. Và Bồ-tát thưa với vua:
– Thưa Ðại vương, những ai lắm mồm miệng, nói không dừng nghỉ, đều phải gặp tai họa như vậy. Rồi Bồ-tát đọc bài kệ này:
Con rùa nói lên lời, Lời nói tự hại mình,
Tuy khéo ngậm cái gậy, Mở miệng tự sát hại. Hãy thấy rõ điều này, Bậc Nhân chủ vĩ đại, Hãy nói lên vừa phải, Cẩn thận nói đúng thời. Kẻ nào nói nhiều lời, Như con rùa gặp nạn.
Lời nói thiện là lời nói lợi mình, lợi người, lợi cho môi trường. Nó có các đặc tính:
– Không phạm vào bốn lỗi của lời nói (dối, ác, chia rẽ, vô ích).
– Nói đúng thời điểm.
– Nói lời hòa dịu.
– Nói lời có lợi ích.
– Nói lời thông cảm thương xót (từ bi).
Trong kinh Vương tử Vô Úy (kinh số 58 thuộc Trung Bộ), Đức Phật phân tích rõ các trường hợp nên nói hoặc không nên nói; trong đó có bốn trường hợp không nên nói và hai trường hợp nên nói.
Bốn trường hợp không nên nói, theo Đức Phật dạy, có thể được diễn giải như sau:
Điều tự thân mình biết là không chân thật, không đem lại lợi ích, và khiến người nghe không ưa thích.
Điều tự thân mình biết là chân thật nhưng không đem lại lợi ích và khiến người nghe không ưa thích.
Điều tự thân mình biết là không chân thật cũng không đem lại lợi ích, mặc dù khiến người nghe ưa thích.
Điều tự thân mình biết là chân thật nhưng không đem lại lợi ích, mặc dù lời nói ấy khiến người nghe ưa thích.
Chỉ có hai trường hợp nên nói là:
Điều chân thật và đem lại lợi ích, mặc dù người nghe không hài lòng. Điều này cần phải nói đúng nơi, đúng lúc.
Điều chân thật, đem lại lợi ích, người nghe hài lòng. Vua biết Bồ-tát vì mình kể chuyện này, nói rằng: Thưa bậc Hiền trí, có phải vì tôi mà bậc Hiền trí nói? Bồ-tát trình bày rõ ràng và trả lời: Đại vương hay người khác nếu nói quá nhiều đều gặp nạn như vậy. Nhà vua từ đấy trở đi từ bỏ tánh nói nhiều và trở thành người ít nói. ■
Bài thơ gửi những người đồng bào ở hải ngoại
Hãy một lần về lại với quê hương
Vui cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường
Oán thù xưa như bụi, gió, như sương
Ta chuyển hoá, mang tình thương hàn gắn,
Hãy để tay anh, lên trái tim tôi nóng chảy
Để anh hiểu nỗi, tình dân tộc cay cay
Dù ai đã lỡ, làm những điều sai quấy
Xin hãy về đây, nơi Tổ Quốc sum vầy,
Tôi vẫn thương anh, người đồng bào nơi ấy
Phút lạc lòng, đời ai chẳng từng sai ?
Nhưng thôi hãy, ôm chầm nhau, dừng lại
Để ta cùng nhau, bước tiếp giấc mộng dài ...
Chỉ có đồng bào mới mãi thương nhau
Chỉ có đồng bào mới dám chết vì nhau
Khi quê hương chẳng còn nơi nương náu !
Khi lũ ngoại bang, tắm máu đồng bào !
Chỉ có đồng bào mới nhường nhau mạng sống
Chỉ có đồng bào mới chung tiếng khóc ròng
Chỉ Tổ Quốc nơi cùng chung giọng nói !
Chung từng câu hò, điệu lý, ánh trăng trôi
Chung câu ca dao, tục ngữ, tấm thân còi
Chỉ nơi đó, tâm hồn ta vẫy gọi
Lá vàng kia, ngày mai sau, còn biết rơi về cội
Chẳng lý nào, ta để hồn mình, nghìn kiếp đơn côi …
Chẳng lý nào, ta để hồn mình, mãi lạc loài thổn thức !
“Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một.
Sông có thể cạn ! Núi có thể mòn !
Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi! ” (Hồ Chí Minh)
Nguyễn Ái Dân
Hãy cho nhau tình yêu
Hãy cho nhau tình yêu, cho một lẩn mùa Xuân nào trở lại
Hãy cho nhau tình yêu, cho ước mơ nở trên ngàn tuổi dại
Cuộc đời này còn đó những vết thương đời phận người u tồi
Cuộc đời này còn đây những dấu hoang tàn, tủi hờn trên môi…
Hãy cho nhau tình yêu, cho cuộc đời còn xanh hương cỏ lạ
Hãy cho nhau tỉnh yêu, cho tóc xanh còn thơm mùi nắng hạ
Cuộc đời này còn đó những đóa môi hồng thở lởi ân ái
Cuộc đời này còn đây những trái tim đầy tình thương chứa chan
Xin cho nhau thiên đường còn xanh trong mắt ngây thơ
Tình mềm trong mắt hay trên những nụ cười
Đời người phiêu lãng như ngàn mây vẫn trôi
Xin cho nhau một đời, cho hạnh phúc sẽ khơi nguồn trong tôi
Hãy cho nhau tình yêu, cho lửa tình thiêu đốt thân phận buồn
Hãy cho nhau tình yêu, cho trái tim còn vang ngàn tiếng đời
Dù loài người đã vắng những tiếng yêu đầu thuở trời yên vui
Rồi một ngày người sẽ có lúc quay về dựng đời bão lên.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)