" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014
Khúc ca tháng mười một
Anh hát những ca từ rỗng toang bằng lồng ngực rỗng
bài ca tháng mười một lẩn quất trên đầu lưỡi
về cái chết của một giấc mơ
Mặt trời được tẩm ướp phoọc môn và treo lên chiếc đinh trên vách tường
trong cái khung pha lê rực rỡ.
Anh ngồi hát những ca từ ăn năn
của cánh diều lên quá cao và đứt dây
làm cho tiếng sao diều bị bắt cóc
Trên khuôn mặt đầy những đốm tàn nhang của thời gian
con sphinx trở mình bật khóc.
Anh ngồi hát bài ca lãng quên
nơi những đám mây trôi ồn ã
tình yêu chỉ còn là đóa hoa khô
rã cánh trong chiều tự ải
bên đường chân trời thâm quầng ánh mắt mộng du.
Anh ngồi hát khúc ca “biết em không trở lại”(*)
nghe đồng hồ gõ nhịp tiếng buồn
cơn đau chuồi qua cái lạnh của mùa đông cũ
chuồi qua vết nứt dưới cái đinh treo mặt trời trên vách tường
đi tìm trái tim Đan – Kô để được ủi an, dịu xoa trong ấm ngời ngọn lửa.
Phương Uy
P/s: (*) Bài hát Biết em không trở lại
Làm một việc tàn nhẫn
Featured image: spacenaftalina
Con người, rặt một tuồng hoang tưởng
Người, thực vật, động vật, vi khuẩn, hay các thể loại lúc nhúc nheo nhóc bé tí xíu khác,…cũng đều chỉ là một những siêu vi hạt nhỏ nhoi trong dòng chuyển động chung của năng lượng vũ trụ. Nói trắng ra thì tụi mình không là cái gì hết đó mấy dân chơi Las Vegas (không biết dùng danh xưng nào cho hợp, thấy mấy bạn nhiệt quá nên mình gọi vậy. Mình lơ ngơ đó giờ, nếu mấy bạn không thích thì bỏ qua đừng chấp phí công).
Tụi mình đừng tự cho bản thân cái quyền ảo tưởng sức mạnh nữa. Khi chính bạn còn không biết bạn có sức mạnh hay không (nếu có thì nó ở đâu, làm sao để khai phá nó) thì việc bạn tự hào khi nghĩ mình là con người – giống loài mạnh và thông minh bậc nhất đang thống trị hành tinh này nghe mắc cười lắm. Đã bao giờ bạn nghĩ thứ sức mạnh mà bạn và họ nói đến thực chất chỉ là nguồn năng lượng tự nhiên có sẵn bên trong mỗi cá thể? Nguồn năng lượng tự nhiên mạnh mẽ đó bất kì người nào, con nào, hay cái cây nào cũng đều có hết chứ không riêng biệt ưu ái.
Có thể tụi mình đều là siêu nhân hết trơn luôn đó nhưng không biết cách khai phá và điều khiển năng lượng thì tụi mình chỉ là đám người vô dụng thích hóa trang thành siêu nhân nhưng thậm chí còn không có nổi một bộ đồ siêu nhân tử tế để mặc cho ra dáng. Sẵn tiện, tụi anh hùng Marvel không ai bị phì lũ hết mà tạo hình rất hoàn hảo và siêu việt (chắc mấy bạn hiểu ý mình). Kiểu như tụi mình ảo tưởng, nửa mùa và màu mè dữ thần lắm. Biết đâu tụi mình nhảm tới mức đám động vật, thực vật khoan dung độ lượng chẳng thèm để ý, chấp nhặt làm chi cho mệt. Đâu có gì đáng tự hào mà mấy bạn lại lồng lộn lên đắc ý một cách thái quá cứ như vừa uống xong hai viên GHB trong câu lạc bộ thoát y nóng bỏng tại Las Vegas?
Mình cũng là con người, nhưng mình ghê sợ con người
Nếu chúng ta cùng nhắm mắt lại….mấy bạn có cảm nhận được gì không? Có ngửi được mùi tanh tưởi, có đang nhìn thấy những lời giả dối ứa tràn chảy khỏi khuôn miệng bọn họ, có nghe tiếng khóc ám ảnh vọng ra từ thiên nhiên đại ngàn? Mình không chắc liệu mấy bạn có nghe và thấy được những điều đó, một sự không chắc chắn rất đáng buồn. Bạn có đang ngạt thở? Ý mình là bạn có thực sự hô hấp một cách trọn vẹn nhất? Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng góp cơm thổi gạo ở đây nhưng còn thêm nhiều điều khác để nói. Từ lâu mình luôn cảm thấy ngạt thở, một phần do van tim của mình be bé xinh xinh (cái gì nhỏ cũng dễ thương mà đúng hông, nói đúng cho mình vui đi). Nguyên nhân lớn nhất mình không thể hô hấp đầy đủ là do mình phát bệnh với bầu không khí bệnh hoạn này và cũng phát bệnh với sự giả dối của loài người.
Sự dối trá, ích kỉ, xấu xa, đồi bại, tham vọng chiếm hữu, cuồng vọng thao túng thời cuộc,…tất cả các thứ chết tiệt đó được phù phép để trở nên thật đẹp đẽ, được thực thi bởi bạo lực và bằng mọi thủ đoạn.
Sự dơ bẩn hòa quyện lại tạo thành một bầu không khí quánh đặc và sặc sụa mùi hôi thối kinh tởm. Khi trong tâm trí ai đó nhen nhóm khởi phát một ý nghĩ xấu xí, nó được nuôi nấng, tâng tiu chiều chuộng lớn dần lên từng ngày. Đến một lúc tự khắc nó vỡ bục ra lây lan với tốc độ nhanh đến mức không một căn dịch bệnh quái gở nào trên hành tinh này có thể sánh kịp. Điều đáng nói ở đây nạn nhân bị lây lan đầu tiên lại chính là bầu khí quyển của chúng ta (có thể hiểu nghĩa bóng là bầu trời tâm thức). Hàng cơ số những ý nghĩ nhơ nhuốc đan cài làm bầu khí quyển giờ đây không thể gánh chịu nổi sức nặng nữa.
Theo quy luật tự nhiên, các ý nghĩ gớm ghiếc đó bão hòa rồi ngưng tụ lại thành từng mớ bùi nhùi trươn phình và chúng bắt đầu rơi rụng ngược xuống tâm trí của con người. Nhưng lần trở lại này chúng càng dơ bẩn hơn gấp hàng tỉ lần và cứ theo chu trình khép kín như thế, cái nhơ nhuốc đã ăn sâu vào tâm thức nhân loại. Ít nhất chúng đã khiến cho con người phần nào tin rằng đó chính là bản năng.
Con người là loài sinh vật sợ cô đơn bậc nhất, họ sợ bị nỗi cô đơn nuốt chửng khi phải độc bước trên hành trình của đời mình. Họ luôn khao khát có một người bạn đồng hành, một kẻ đồng lõa, bất kì ai. Nếu chiếc kim la bàn tâm thức của một người bị lệch lạc bởi những ý nghĩ xấu xa của họ thì chẳng sao cả đâu. Họ sẽ dùng món quà đầy ưu ái nhưng cũng thật bất công là “ý thức” mà tạo hóa đã ban tặng để tìm mọi cách cố bẻ cong cho bằng được chiếc kim la bàn tâm thức của những kẻ khác. Đám người đó đi cùng một hướng, có cùng những suy nghĩ nhơ nhuốc giống nhau, họ gật gù tán thưởng lẫn nhau và ôm nhau nhảy xuống cái vực thẳm nhơ nhuốc của tâm thức nhân loại.
Mọi thứ xung quanh chúng ta không có gì hoàn toàn là thật vì bằng cách này hay cách khác, sự thật đã bị bóp méo thành một thứ quá xa lạ so với bản thể thuần nguyên ban đầu. Ví dụ đơn giản và gần gũi nhất là những thể chế chính quyền đang phủ chụp toàn bộ hành tinh này. Thoạt đầu mọi người gật gù nghĩ thật là tuyệt khi tất cả công dân trên hành tinh này đều cầm trên tay một “phiếu bảo đảm” về mọi mặt của đời sống. Lầm to rồi, không có gì lý tưởng như vậy đâu mấy cưng ơi. Đó đích thực là những con quỷ cuồng loạn đói khát sẽ hút cạn máu của tụi mình theo vô số cách thức đê hèn nhất được trá hình dưới lớp vỏ bọc nhân đạo ngọt ngào.
Làm sao mấy bạn tưởng tượng ra được điều đó để quyết tâm tìm hiểu sự thật khi mà còn đang bận thụ hưởng sự ban phát trong vòng vây thao túng của bọn họ. Nè, tự nhiên bất thình lình một ngày đẹp trời mình dùng vũ lực hay thủ đoạn đê hèn nào đó cưỡng ép bạn mỗi tuần phải nộp cho mình 10 viên kẹo và mình hứa hẹn với bạn trăng sao đủ điều. Mình bảo vì mình lo lắng, quan tâm bạn nên mình mới lấy 10 viên kẹo của bạn để phục vụ cho nghĩa cử cao đẹp là bảo vệ bạn khỏi nguy cơ chết vì đói, bệnh tật, thế lực xấu, bất công,… Bạn sẽ là một người hạnh phúc, bụng luôn no, cơ thể luôn ấm, có một nơi chốn để đi đi về về.
Nhưng sự thật mình chi ra cho bạn bao nhiêu viên kẹo thì chỉ có cái bao tử của mình mới biết. Giỡn hả dân chơi, làm cái mèo gì huề? Nghĩ cũng lạ, hầu hết chúng ta đều không tự tin vào khả năng tự kiểm soát bản thân nên mới cậy nhờ chính phủ kiểm soát dùm. Tự hạ thấp bản thân và thỏa hiệp với cái gọng kìm thì bây giờ còn than trời trách đất làm chi. Đó chỉ là một ví dụ điển hình nhỏ xíu để thấy sự dối trá dàn trải khắp mọi ngóc ngách trên hành tinh này.
Vũ trụ bao la vô tận ở ngay trong tâm trí bạn. Bạn mới chính là nhà kiến tạo tài ba và vĩ đại nhất chứ không phải ai khác
Mình nghĩ cái số đen như nhọ nồi của mình tính ra cũng còn may mắn. Trong những ngày cùng cực nhất, mình hầu như không còn một chút hy vọng hay động lực. Mình nằm bẹp dí một chỗ ngày này qua ngày khác, chẳng buồn ăn uống hay làm bất cứ điều gì. Ý nghĩ tự sát chưa bao giờ hiện hữu mãnh liệt như vậy, thậm chí mình có thể đặt bàn tay lên sờ nó. Một đêm mình bật khóc, mười chín năm sống trên đời chưa bao giờ mình khóc tức tưởi và quằn quại như lúc đó (hên không có ai quay phim lại đăng lên Youtube). Mình khá mệt mỏi nên đã ngủ thiếp đi, giấc ngủ đầu tiên sau ba ngày liên tiếp không chợp mắt. Rồi mình bắt đầu chu du vào giấc mơ.…
Mình đang đứng ngấp nghé sát mép vực thẳm trong tư thế rất dè dặt và không kém phần kì quặc. Cách mình khoảng nửa bàn tay là một vực thẳm sâu ngút phả lên mùi hôi thối nồng nặc khiến mình gần như không thở được. Phía bên trái mình có một người chậm rãi tiến tới mép vực, chân bước thẳng và điểm nhìn của cặp đồng tử quăng vào trong vô định. Anh ta chẳng thèm để ý phía trước là gì và cứ thế bước xuống, chính xác là bước hụt chân rồi rơi lọt thõm xuống cái vực chết tiệt đó với phong thái bất cần không thèm kêu la tiếng nào. Đồng tử mình hơi giãn, mình thầm nghĩ “wor…thật là ngầu!”
Tất nhiên mình không chơi dại như thằng cha đó. Mình đứng ngẩn tò te hồi lâu không hiểu chuyện gì đang xảy ra và mình đứng đó để làm gì. Rồi bất giác sau lưng mình có gì đó chạm vào, mình dám chắc nó không phải là một cá thể, nó như một dòng năng lượng. Phải, cú chạm từ một dòng năng lượng. Cú chạm quá đỗi dịu dàng cho mình cảm giác vô cùng dễ chịu, mình quên mất cái vực thẳm quái đản kia và xoay người lại bước theo phía hơi ấm lan tỏa. Đi được một quãng thì trên đầu mình hiện ra một vùng trời, trông nó dơ bẩn không khác gì phiên bản thứ hai của cái vực ban nãy, mà hình như nó còn bốc mùi hôi nữa. Mình đang chăm chú quan sát thì bỗng vòm trời lóe bừng lên một tia sáng bé tí hin, tia sáng lấp ló ẩn hiện sau mớ bùi nhùi ghê rợn. Mình cứ mải mê chạy đuổi theo tia sáng nhỏ như đầu kim đó tới khi tỉnh giấc vào trưa ngày hôm sau….
Có cảm tưởng mọi thứ đã được sắp xếp để mình nằm đây, ngay khoảnh khắc hiện tại này, nghĩ về một điểm sáng êm dịu ló rạng trong tâm trí. Và nhận ra tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ ánh sáng. Cái nhận thức rõ mồn một về những cú chạm mơ hồ trong sâu thẳm từ rất lâu trước. Thứ ánh sáng dịu dàng, chan chứa nhưng mãnh liệt và tàn nhẫn đến độ không chút ngần ngại phá nát tan vòm trời u minh đang nhuốm màu vô vọng. Kết thúc để tái kiến tạo.
Vũ trụ thực sự nằm ở trong đầu chúng ta
Hãy nói với bản thân rằng bạn là nhà kiến tạo vĩ đại nhất và bắt tay vào làm một việc vô cùng tàn nhẫn – kết thúc để tái kiến tạo vũ trụ của chính bạn. Mọi thứ đều có thể, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như bớt ăn lại, dù năng lượng trong cơ thể bạn có uyển chuyển như một vũ công Ballet tài ba thì bạn cũng không thể nào khỏe mạnh và đi đứng uyển chuyển trong cái cơ thể kích cỡ XXXXL. Mình không có ý đả kích ai, mình mong các bạn thật khỏe mạnh để luôn giữ được tâm trí sáng suốt mà đi đúng hướng. Và nên nghĩ kĩ trước khi ăn vì bạn đang ăn sinh mạng của những loài khác để tồn tại, đừng bao giờ bỏ mứa khi ăn và giết chóc khi không thực sự đói. Quy luật của tự nhiên: “Không bao giờ giết chóc khi không thực sự đói.” Nhớ nha.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian quý báu để đọc những dòng chữ lan man này. Rất vui nếu ngày mai bạn ăn ít lại, nghĩ kĩ trước khi ăn, không lấy nhiều thức ăn hơn nhu cầu để bỏ mứa, ngủ thật sâu, không thỏa hiệp với bất kì chiếc gọng kìm nào, tìm hiểu những điều chưa từng biết, suy nghĩ xa rộng,…Hẹn gặp bạn ở đó, bãi cỏ xanh mượt có mấy con cào cào nhảy lóc chóc (chứ không phải ở một câu lạc bộ thoát y để “quậy” banh nhà lồng khi vừa nốc xong GHB, cocaine hay những thứ chất nguy hiểm làm hưng phấn tức thời và gây nghiện hoặc bất kì nơi nào đại loại). Ai mà cấm dân chơi trở thành một nhà kiến tạo kiệt xuất? Cùng tái kiến tạo nên những điều tốt đẹp hơn, bằng một thần thái chơi bời nhất!
Lục Lạc
Lê Văn Lang lạc trên hoang đảo
Thằng Lê văn Lang Thằng Miền Nắng Lạnh Huy Hoàng. Tran Chinh Ngô ...Tập hợp nhau thành lập Đạo quân Bắt Mấy Cụ Cộng Sản. Chúng hăng hái rượt đuổi mấy Cụ Cộng Sản với quyết tâm Bắt Cụ cho được. Từ nước Mẽo bọn chúng lên tàu truy đuổi đến tận bờ biển Đông. Chẳng may gặp phải một cơn bão tàu của chúng bị đắm. Cái thằng Huy Hoàng .Tran vốn chỉ biết theo đuôi nên chết đuối ngay tức khắc. Có lẽ ông trời không nỡ đoạn tuyệt chấm dứt cái Đạo độc nhất vô nhị là Đạo Bắt Cụ Cộng Sản nên cho sóng biển đưa chúng vào một đảo hoang
Ngày qua ngày không có gì ăn, đói quá nên cả 3 thằng quyết định mỗi ngày một người sẽ cắt 1 bộ phận thân thể của mình để ăn cho qua cơn đói.
Ngày thứ nhất thằng Chính Ngô quyết định cắt cái chân của mình.
Ngày thứ 2 thằng Miền nắng Lạnh quyết định cắt đi cánh tay của mình.
Đến ngày thứ 3, Thằng lê văn lang mới nghĩ:”Nếu mình cắt đi một cái chân phải nhảy lò cò ức chế lắm,cắt cái tay thì khi đi lại nó lại mất thăng bằng,hay là …”.
Sau một hồi suy nghĩ nóquyết định vạch quần ra, 2 thằng kia thấy thế reo lên:
-Hurahh, hôm nay có xúc xích nướng để ăn rùi
Thằng Lê văn Lang: – ” Chúng mày đừng có mơ, hôm nay tao chỉ cho chúng mày ăn sữa chua thôi “
HA HA... CÁI THẰNG LÊ VĂN LANG ĐẾN ĐẾN SẮP CHẾT VẪN...TỰ SƯỚNG. CHỈ TỘI NGHIỆP CHO 2 THẰNG KIA CUỐI ĐỜI KHÔNG BẮT ĐƯỢC MẤY CỤ CỘNG SẢN NHƯNG CŨNG AN ỦI LÀ ĐƯỢC UỐNG SỮA CHUA CỦA ĐỒNG BỌN
.
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 9 Ám Thị
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Ám Thị là gì?
Ám thị là dùng cách âm thầm mà chỉ thị để khiến người ta bất giác phải theo mình. Cái công dụng của nó ở thuật thôi miên như thế nào, ở đây không cần bàn đến, vì các bạn cũng đã thừa hiểu thế nào. Người bị ám thị là người đã mất tự chủ, chỉ làm theo kẻ khác làm, nói theo kẻ khác nói; mừng, giận, thương, vui cho đến tư tưởng cũng theo chỉ thị của kẻ khác.
Người điềm đạm, tức là người tự chủ, hết sức hữu tâm trong các hành động hay tư tưởng của mình, nhất định không để bị phải ám thị hay thôi miên vì một lẽ gì cả.
Con người khi sống một mình, ít bị sự ám thị hơn là khi phải sống giữa đô hội, quần đoàn.
Hơn nữa, sống ở trong một thế hệ văn minh máy móc ngày nay mà tránh cho khỏi bị ám thị thật là khó.
Máy móc thịnh hành, con người ngày nay không gì là không dùng đến máy. Bởi vậy thể chất, tình cảm, đến tinh thần của ta cũng đều không có dịp dùng đến. Lâu ngày chúng thành ra vô dụng. Con người hết biết suy nghĩ.
Ngay bây giờ, phải đề phòng cái nạn ấy: chống cự với ám thị. Giáo dục ở nhà trường rất thiếu sót về cái thuật này.
Theo tôi, muốn chống cự với ám thị chỉ có hai phương pháp:
1. Trước hết, phải dạy cho con người chỉ nên tin cậy nơi sức mình, và đừng bao giờ chịu sống nô lệ bởi những dẫn dụ, những kích thích của bên ngoài. Kẻ nào chỉ biết ỷ lại vào sự dẫn dụ của bên ngoài là sự hiến tâm hồn mình hoàn toàn cho sức mạnh của ám thị, bất kỳ là lối ám thị nào. Ai nói gì cũng nghe theo, phải quấy nên hư gì cũng mặc. Phần đông sống không mục đích, họ ghiền sách báo, ghiền radio, ghiền phát bóng, cũng như họ ghiền rượu hay á phiện vậy. Thiếu mấy món kích động ấy. Họ thấy đời sống như thiếu thốn bất thường.
Vậy, muốn dạy cho con người biết cậy lấy sức mạnh tinh thần của mình và chống cự với mọi sự quyến rũ bên ngoài đừng trở nên những kẻ ghiền nát báo chí, ghiền nát radio, cinema một cách thái quá, phải làm cách nào?
Trước hết, phải tập tự tiêu khiển bằng sức mình, tự chế tạo lấy đồ vật, tự học một nghệ thuật, hoặc nghiên cứu về một môn học nào. Hãy tùy thích tập lấy một nghề thủ công nào, như nghề thợ mộc, thợ máy, thợ sơn... hay học đ àn, học vẽ... chẳng hạn.
2. Phương pháp thứ hai để chống cự ám thị là thuật phân tích và phê bình những lời quảng cáo và tuyên truyền bất cứ là bằng món lợi khí nào: xi nê, rađiô, báo chí hay quảng cáo.
Điều trước hết, là phải tập phân tích những tiếng thường dùng của báo chí, của những nhà diễn thuyết, v.v...
Thường họ hay dùng những tiếng "trống rỗng" mà "kêu vang"...
Ta còn phải lo ngăn ngừa lối ám thị trên mặt giấy, bằng hình mà bọn con buôn vô liêm sỉ hay dùng để mê hoặc người như lối quảng cáo sử dụng phương pháp liên hợp một cách đột ngột ý tưởng của mình muốn quyến rũ với một vật, hoặc một cái hình, hoặc một thứ văn tả cảnh rất hay để gợi cho người ta một hứng thú tuyệt điểm. Ví dụ, họ đem cái hình một người đ àn bà rất đẹp, với một nước da bóng nhoáng, khêu gợi, sửa soạn đi tắm trong một cái phòng tắm bằng cẩm thạch màu hường rất xinh xắn, chưng dọn xa hoa cực điểm theo lối tân thời để làm quảng cáo, cho một thứ xà bông, Hoặc muốn quảng cáo thuốc điếu, thì họ vẽ một bức tranh dạ hội, có nhiều người cực kỳ sang trọng, quần áo tuyệt "mốt" cùng nhau ngậm điếu thuốc phì phà; hoặc đem hình ngôi sao điện ảnh nào lộng lẫy, hay một chàng thanh niên đẹp trai, bảnh bao nào cũng được. Hoặc muốn quảng cáo cho một món thuốc bổ, thì họ vẽ một chàng lực sĩ đả hổ, hay bẻ gãy sừng trâu, v.v... Tôn chỉ của nhà quảng cáo:
Bất kỳ là thuộc về loại nào cũng một thể.
Là tìm cách liên hợp cái món hàng của mình với những ý tưởng mà phần đông con người cho là khoái trá hơn hết, như ý tưởng dâm dật, mê ly, giàu sang, thế lực...
Lối quảng cáo ấy rất đắc lực: người ta mua thuốc điếu càng ngày càng nhiều.
Những món hàng khéo quảng cáo nhất là bán chạy nhất.
Thậm chí đến Văn chương là một món sản vật của Tinh thần, thuộc về phần thiêng liêng cao trọng nhất, mà người ta cũng đem nó làm món hàng "làm tiền", xúm nhau làm quảng cáo với những mánh khoé con buôn trăm phần trăm, thật là hèn hạ quá.
Sứ mạng của văn chương là phụng sự chân lý, mà lại hội hiệp được với sứ mạng của quảng cáo là nhồi sọ và lường gạt, thật là trạng thái của một tinh thần khủng hoảng đến cực điểm. Cả những bậc vĩ nhân như Stélan Zweig, Keyserling, R. Rolland, André Gida cũng đều lên án cái thói "làm ô nhục văn hoá" ấy. Người ta dùng những lối văn rườm rà nghe rất kêu để giới thiệu, quảng cáo, xu bợ, nịnh hót nhau, dẫn dụ ám thị độc giả mất cả sự phán đoán phê bình.
Phân giải những ý tưởng liên hiệp một cách đột ngột và vô lý ấy là một điều khẩn cấp, các tín đồ của Điềm đạm cần phải chuyên tập hơn hết.
Phải để ý tới cái chỗ quan hệ giữa lối quảng cáo với món hàng quảng cáo, phân tích nó ra sao mà so sánh phê bình... Ta sẽ thấy: có ăn chịu chỗ nào giữa cái hình người con gái đẹp điểm một nụ cười xinh xắn với cục kem đánh răng không? Kem đánh răng không chỉ làm cho mọi người đều có được một hàm răng đẹp như cô gái ấy và cũng chưa ắt là nhờ kem đánh răng mà cô gái đẹp kia được một hàm răng đẹp.
Đem bất kỳ lối quảng cáo nào để phân giải, ta sẽ thấy chỗ liên hợp của lối quảng cáo và món hàng không ăn chịu nhau chỗ nào cả.
Thế mà người ta chỉ thấy cái cách trình bày rất thoả mãn lòng khoái trá là đủ, không chịu để ý đến món hàng của mình như thế nào. Bởi vậy, cũng một món mà trình bày khéo léo, dễ quyến rũ khách mua hơn là để tự nhiên không tô điểm.
Gérare de Lacaze Dthiers nói rất chí lý: "Càng thấy làm quảng cáo chung quanh một người nào hay một vật nào, càng làm cho ta nên nghi ngờ chân giá trị của người ấy hay vật ấy. Đối với một quyển sách cũng vậy?
Đem cái thuật phân giải và phê bình đối với lối quảng cáo của con buôn, mà chuyển đi qua các lối quảng cáo khác, ta sẽ thấy bất kỳ là thuộc về giới nào đều cũng như thế. Phải tập quan sát, nghiên cứu mỗi sự vật theo cái giá trị thật của nó, đừng căn cứ theo quảng cáo của nó.
Tín đồ của Điềm đạm phải nhất định, suốt đời mình, không bao giờ chịu để cho ai ám thị hay thôi miên, dẫu để chữa bệnh cũng vậy. Hơn nữa, nhất quyết không để cho những sức mạnh âm u vô trách nhiệm của hoàn cảnh dẫn dụ mình, mê hoặc mình, sai sử mình đến mất cả sự suy nghĩ, phán đoán của mình. Đây là công trình của trí dục mà tôi đã dành sẵn ở một nơi khác.
Từ “Động Hoa Vàng” Tới Những Trang “Kinh Ngọc”
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi
Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa
Múc bình nước mát về qua
Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ”
Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
Là người Việt Nam yêu thơ, yêu nhạc, ít có ai chưa từng một lần được nghe những giòng nhạc mượt mà, phổ từ suối thơ lục bát Phạm Thiên Thư qua tập thơ “Động Hoa Vàng”
Phạm Thiên Thư tự họa:
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Mà nào gã có ngủ say! Chỉ là những giấc mộng tuyệt vời, qua cả tiếng cười lẫn lệ chảy.
Từ nhiều thập niên, Động Hoa Vàng cũng được nâng niu trong cặp sách học trò, được kín đáo tỏ bày trong thư tình gửi vội, được chắp cánh lên cao trong âm thanh lồng lộng không gian, được nức nở đợi chờ, được hân hoan hạnh phúc … vì ai bước vào Động Hoa Vàng cũng có thể thấp thoáng thấy bóng mình đâu đó, để gửi cho nhau, để hát với nhau, dù là phút chia tay hay hội ngộ.
Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa
Múc bình nước mát về qua
Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ”
Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
Là người Việt Nam yêu thơ, yêu nhạc, ít có ai chưa từng một lần được nghe những giòng nhạc mượt mà, phổ từ suối thơ lục bát Phạm Thiên Thư qua tập thơ “Động Hoa Vàng”
Phạm Thiên Thư tự họa:
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Mà nào gã có ngủ say! Chỉ là những giấc mộng tuyệt vời, qua cả tiếng cười lẫn lệ chảy.
Từ nhiều thập niên, Động Hoa Vàng cũng được nâng niu trong cặp sách học trò, được kín đáo tỏ bày trong thư tình gửi vội, được chắp cánh lên cao trong âm thanh lồng lộng không gian, được nức nở đợi chờ, được hân hoan hạnh phúc … vì ai bước vào Động Hoa Vàng cũng có thể thấp thoáng thấy bóng mình đâu đó, để gửi cho nhau, để hát với nhau, dù là phút chia tay hay hội ngộ.
“Chim từ bỏ động hoa thưa
Người từ tóc biếc, đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ đồng
Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay”
Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:Từ trong thơ, đã có nhạc. Và từ trong thơ nhạc, đã hóa hiện thành tranh, bức tranh thủy mạc linh động như vạn hữu đang dập dìu tình tự. Thể thơ lục bát dân tộc đấy, tìm chi tận thơ Đường thơ Mật mới vẽ được Hoàng Hạc Lâu “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ. Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu!”
Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:
Tiếng chim trong cõi vô cùng
Nở ra bát ngát trên rừng quế hương
Lạ!
Mỗi câu thơ là mỗi mênh mông của sát na giác ngộ. Ngộ cái thấy và cả cái không thấy. Người đó, tưởng như bình dị trần thân trong tầm tay với, mà sao thoáng chốc bỗng vượt chín tầng mây khiến mộng chợt tỉnh, mà đâu là thực:
Thư em ướp nụ lan vàng
Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa
Áo em phất cõi Di Đà
Ngón chân em nở đóa hoa Đại Từ
Cứ thế, mộng và thực đan nhau. Gã từ quan không ngủ say mà khách thơ theo chân gã, lại bồi hồi lần bước tới vô-môn-quan. Vì cửa-không-cánh-cửa nên người vào chẳng mở mà người ra cũng chẳng đóng. Vào hay ra đều tự tại đến, đi mới thấy ta và vạn hữu không hai:
Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động Nam Hoa có thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn!
A ha! Đạt tới thế thì đâu chẳng là Động Hoa Vàng của gã từ quan, và nhẹ nhàng từ luôn cả những trược phiền ràng buộc:
Thì thôi, tóc ấy phù vân
Thì thôi, lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi, mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé! Đoạn trường thế thôi!
Và khách thơ không băn khoăn gì khi thấy người ấy vẫy tay:
Trần gian chào cõi mộng này
Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.
Quả thật, người đã hóa duyên.
Thi sỹ Phạm Thiên Thư đã hóa duyên thành Thầy Tuệ Không. Người đã xuất gia năm 1964 và hoàn tục năm 1973. Những dấu mốc thời gian đó như chẳng làm nên khác biệt gì trong thâm tâm của một người đã:
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi.
Thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư “đã có sáng kiến và can đảm thi hóa kinh Kim Cang để cúng dường Chánh Pháp” như lời của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu đã giới thiệu cuốn Kinh Ngọc khi Ngài đang là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài viết rằng: “Tôi nói sáng kiến vì rất ít có Phật tử, nếu không phải là chưa có, đã dùng thể thơ mà diễn đạt nghĩa chân không diệu hữu của Đại Thừa. Tôi nói can đảm, vì chỉ có tuổi trẻ mới can đảm làm những chuyện phi thường, và thật là phi thường khi cả gan thi-hóa bản kinh “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”.
Trước khi khai kinh, thơ đã quỳ xuống, cực kỳ trang trọng:
Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa
Trải tam thế mộng một tòa sắc hương
Kiếp sau làm chim trong sương
Về bay hóa độ mười phương trời vàng
Đây cũng là lời nguyện của Chư Bồ Tát, quay lại Ta Bà độ chúng sanh. Từ đây, thơ không còn lục bát nữa, mà là nhịp mõ của thanh âm tiếng kệ diệu kỳ.
Cúng dường và phát nguyện rồi, thơ vẫn quỳ trước Tôn Kinh để:
Ngợi kinh:
Thân như sương đầu cỏ
Tụ mười cõi trăng sao
Nhập dòng thơ thâm diệu
Mộng thức dưới hoa đào.
Dâng kinh:
Cánh lan ngọc cong cong
Mười viền trăng thu khuyết
Hoa khép tay trầm hương
Quy-y tôn kính Phật.
Mở kinh:
Giấy cỏ hoa mây trắng
Chép đôi dòng kinh thơ
Suối nào vi diệu dụng
Trang nghiêm cõi Phật thừa.
Từ đây, cánh cửa Kim Cang đã mở rộng. Chuông đã điểm. Mõ đã ngân. Người thơ chắp tay mà thi-hóa từng trang kinh để mỗi lời Phật dạy là một đóa sen thơm:
Con chim thu cõi tịnh
Cũng về hội ta-bà
Trùng trùng mây mây biếc
Hoa trải cúng dường hoa
Trong khu vườn mai trắng
Sương đọng mấy tầng hoa
Sao tụ nước Xá Vệ
Hương ngát mười cõi xa
Trên trụ đá mây đỏ
Trải chiếu cõi Lưu-Ly
Phật kết kim cương tọa
Chim tụng pháp diệu kỳ
Hai ngàn năm trăm vị
Tỳ-kheo rực pháp y
Dưới thềm đá mây nổi
Dưới thềm hoa uy nghi
Địa danh và cảnh trí nơi Đức Thế Tôn sắp giảng Kinh Kim Cang Đại Thừa được thi-hóa như thế. Thơ đã thoát tục, bước lên pháp tòa:
Giữa đại chúng tịch mịch
Hiền giả Tu Bồ Đề
Đứng dậy chắp tay ngọc
Hoa trắng trải hoàng y
Đối tượng để Đức Thế Tôn giảng kinh Kim Cang là ngài Tu Bồ Đề, như đối tượng trong kinh A Di Đà là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ khác, trong kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề thỉnh hỏi và Đức Thế Tôn giải đáp, còn trong kinh A Di Đà là dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không ai hỏi, nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi, chọn ngài Xá Lợi Phất để giảng giải về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà do chúng sanh được lợi lạc.
Trang kinh Kim Cang đã mở.
Và từng bước thong dong, thơ rải hoa trên mỗi câu hỏi, đáp, làm kinh ngạc những ai lần đầu có tập thi-hóa này trên tay. Với thể thơ năm chữ, Kim-Cang-kinh bước vào hồn người như những đóa quỳnh hương nở nhẹ trong đêm, qua từng lời Phật dạy:
Chúng sinh như sương tụ
Chúng sinh như mây tan
Mười cõi bóng mây nổi
Nhập Vô-Dư Niết-Bàn
Vô lượng, vô biên độ
Mà không một chúng sinh
Người từ tóc biếc, đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ đồng
Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay”
Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:Từ trong thơ, đã có nhạc. Và từ trong thơ nhạc, đã hóa hiện thành tranh, bức tranh thủy mạc linh động như vạn hữu đang dập dìu tình tự. Thể thơ lục bát dân tộc đấy, tìm chi tận thơ Đường thơ Mật mới vẽ được Hoàng Hạc Lâu “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ. Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu!”
Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:
Tiếng chim trong cõi vô cùng
Nở ra bát ngát trên rừng quế hương
Lạ!
Mỗi câu thơ là mỗi mênh mông của sát na giác ngộ. Ngộ cái thấy và cả cái không thấy. Người đó, tưởng như bình dị trần thân trong tầm tay với, mà sao thoáng chốc bỗng vượt chín tầng mây khiến mộng chợt tỉnh, mà đâu là thực:
Thư em ướp nụ lan vàng
Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa
Áo em phất cõi Di Đà
Ngón chân em nở đóa hoa Đại Từ
Cứ thế, mộng và thực đan nhau. Gã từ quan không ngủ say mà khách thơ theo chân gã, lại bồi hồi lần bước tới vô-môn-quan. Vì cửa-không-cánh-cửa nên người vào chẳng mở mà người ra cũng chẳng đóng. Vào hay ra đều tự tại đến, đi mới thấy ta và vạn hữu không hai:
Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động Nam Hoa có thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn!
A ha! Đạt tới thế thì đâu chẳng là Động Hoa Vàng của gã từ quan, và nhẹ nhàng từ luôn cả những trược phiền ràng buộc:
Thì thôi, tóc ấy phù vân
Thì thôi, lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi, mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé! Đoạn trường thế thôi!
Và khách thơ không băn khoăn gì khi thấy người ấy vẫy tay:
Trần gian chào cõi mộng này
Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.
Quả thật, người đã hóa duyên.
Thi sỹ Phạm Thiên Thư đã hóa duyên thành Thầy Tuệ Không. Người đã xuất gia năm 1964 và hoàn tục năm 1973. Những dấu mốc thời gian đó như chẳng làm nên khác biệt gì trong thâm tâm của một người đã:
Thâu hương hiện kính bồ đề
Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi.
Thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư “đã có sáng kiến và can đảm thi hóa kinh Kim Cang để cúng dường Chánh Pháp” như lời của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu đã giới thiệu cuốn Kinh Ngọc khi Ngài đang là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài viết rằng: “Tôi nói sáng kiến vì rất ít có Phật tử, nếu không phải là chưa có, đã dùng thể thơ mà diễn đạt nghĩa chân không diệu hữu của Đại Thừa. Tôi nói can đảm, vì chỉ có tuổi trẻ mới can đảm làm những chuyện phi thường, và thật là phi thường khi cả gan thi-hóa bản kinh “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”.
Trước khi khai kinh, thơ đã quỳ xuống, cực kỳ trang trọng:
Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa
Trải tam thế mộng một tòa sắc hương
Kiếp sau làm chim trong sương
Về bay hóa độ mười phương trời vàng
Đây cũng là lời nguyện của Chư Bồ Tát, quay lại Ta Bà độ chúng sanh. Từ đây, thơ không còn lục bát nữa, mà là nhịp mõ của thanh âm tiếng kệ diệu kỳ.
Cúng dường và phát nguyện rồi, thơ vẫn quỳ trước Tôn Kinh để:
Ngợi kinh:
Thân như sương đầu cỏ
Tụ mười cõi trăng sao
Nhập dòng thơ thâm diệu
Mộng thức dưới hoa đào.
Dâng kinh:
Cánh lan ngọc cong cong
Mười viền trăng thu khuyết
Hoa khép tay trầm hương
Quy-y tôn kính Phật.
Mở kinh:
Giấy cỏ hoa mây trắng
Chép đôi dòng kinh thơ
Suối nào vi diệu dụng
Trang nghiêm cõi Phật thừa.
Từ đây, cánh cửa Kim Cang đã mở rộng. Chuông đã điểm. Mõ đã ngân. Người thơ chắp tay mà thi-hóa từng trang kinh để mỗi lời Phật dạy là một đóa sen thơm:
Con chim thu cõi tịnh
Cũng về hội ta-bà
Trùng trùng mây mây biếc
Hoa trải cúng dường hoa
Trong khu vườn mai trắng
Sương đọng mấy tầng hoa
Sao tụ nước Xá Vệ
Hương ngát mười cõi xa
Trên trụ đá mây đỏ
Trải chiếu cõi Lưu-Ly
Phật kết kim cương tọa
Chim tụng pháp diệu kỳ
Hai ngàn năm trăm vị
Tỳ-kheo rực pháp y
Dưới thềm đá mây nổi
Dưới thềm hoa uy nghi
Địa danh và cảnh trí nơi Đức Thế Tôn sắp giảng Kinh Kim Cang Đại Thừa được thi-hóa như thế. Thơ đã thoát tục, bước lên pháp tòa:
Giữa đại chúng tịch mịch
Hiền giả Tu Bồ Đề
Đứng dậy chắp tay ngọc
Hoa trắng trải hoàng y
Đối tượng để Đức Thế Tôn giảng kinh Kim Cang là ngài Tu Bồ Đề, như đối tượng trong kinh A Di Đà là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ khác, trong kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề thỉnh hỏi và Đức Thế Tôn giải đáp, còn trong kinh A Di Đà là dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không ai hỏi, nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi, chọn ngài Xá Lợi Phất để giảng giải về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà do chúng sanh được lợi lạc.
Trang kinh Kim Cang đã mở.
Và từng bước thong dong, thơ rải hoa trên mỗi câu hỏi, đáp, làm kinh ngạc những ai lần đầu có tập thi-hóa này trên tay. Với thể thơ năm chữ, Kim-Cang-kinh bước vào hồn người như những đóa quỳnh hương nở nhẹ trong đêm, qua từng lời Phật dạy:
Chúng sinh như sương tụ
Chúng sinh như mây tan
Mười cõi bóng mây nổi
Nhập Vô-Dư Niết-Bàn
Vô lượng, vô biên độ
Mà không một chúng sinh
Đồng cùng như tánh trí
Từ biển lặng vô minh
Khi Phật chỉ bày về pháp bố thí, thơ ngân nga như vầy:
Thực hành pháp bố thí
Vô ngã, vô sở trụ
Vô ngại cõi phù vân
Như mười phương sao biếc
Mười phương cõi hư không
Bố thí vô tướng trụ
Công đức chẳng suy lường
Tinh thần Kim-Cang-kinh cô đọng trong lời dạy:
Không pháp nào vô thượng
Phương tiện, phương tiện thôi!
Ngài chưa thuyết một pháp
Vì tánh chẳng y lời.
Đạt ý, như thực ý
Lìa lời, như thực lời
Đạt trí, như thực trí
Ý, lời, ngọn sóng khơi
Khi xưa, thi hào Nguyễn Du từng than thở là tụng Kim Cang ngàn lần vẫn chưa nắm bắt được ý kinh, dù ngay lời kinh, Phật đã dạy:
Người chấp Như-Lai pháp
Là không hiểu nghĩa mầu
Nghe pháp không chấp pháp
Cầu pháp không người cầu
Tôi hằng phương tiện thuyết
Mê ngộ có xa đâu!
Vô lượng kiếp kiếp sau
Người khởi tâm thanh tịnh
Biết cầu pháp nơi đâu?
Tìm mộng trong giấc mộng
Người mê, chẳng thấy mê
Xưa nay không ngã, pháp
Tìm đâu lối bồ-đề!
Trái tim của Kim-Cang-kinh là bốn câu kệ mà hành giả thường nương tựa kinh ngày đều khắc cốt ghi tâm:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
đã được nhà thơ thi-hóa như sau:
Trùng trùng pháp hữu vi
Như huyễn mộng bọt nước
Như bóng chớp sương mai
Thường quán tưởng như thị
Từ Động Hoa Vàng:
Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một viền tà dương
Ngón tay nở nụ đào hương
Cầm nghiêng Tịnh-Độ một phương diệu vời
Tới Kinh Ngọc:
Bồ Tát khởi sinh tâm
Thanh tịnh như hư không
Vô nguyện, vô sở trụ
Viên mãn một tâm đồng
Như mưa khắp phương cõi
Riêng gì chốn tây đông.
quả là tâm người chẳng lay động mới tạo nên gạch nối kỳ diệu, hiển lộ Bát Nhã Ba La Mật giữa mộng và thực, giữa tục và tăng, phá vỡ hàng rào chấp ngã từng cản bước bao người tìm vào biển tuệ. Nên qua Kim Cang, Đức Thế Tôn nghiêm túc mà dạy rằng:
Ba mươi hai tướng ngọc
Chẳng quán được Như Lai
Dùng sắc không thấy Phật
Pháp thân nào trong ngoài
Dùng thân vàng thấy Phật
Dùng khánh ngọc cầu t
Người đó lạc tà đạo
Đũa ngọc gắp sao tà.
Và thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã thi-hóa đoạn cuối kinh Kim Cang, thật trung thực như mỗi lần Đức Phật dứt lời thuyết giảng:
Phật nói kinh này rồi
Hoa cúng dường phơi phới
Chim tụng vi diệu âm
Mây về mười cõi giới
Trưởng lão Tu Bồ Đề
Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni
Ưu Bà Tắc, Bà-Di
Khắp cõi quỷ, trời, người
Hoan hỷ bừng pháp hội.
Khép kinh:
Chẳng nương bè trúc ngọc
Vượt qua suối mây hồng
Con chim vô lượng kiếp
Về tha trái nhãn không
Từ biển lặng vô minh
Khi Phật chỉ bày về pháp bố thí, thơ ngân nga như vầy:
Thực hành pháp bố thí
Vô ngã, vô sở trụ
Vô ngại cõi phù vân
Như mười phương sao biếc
Mười phương cõi hư không
Bố thí vô tướng trụ
Công đức chẳng suy lường
Tinh thần Kim-Cang-kinh cô đọng trong lời dạy:
Không pháp nào vô thượng
Phương tiện, phương tiện thôi!
Ngài chưa thuyết một pháp
Vì tánh chẳng y lời.
Đạt ý, như thực ý
Lìa lời, như thực lời
Đạt trí, như thực trí
Ý, lời, ngọn sóng khơi
Khi xưa, thi hào Nguyễn Du từng than thở là tụng Kim Cang ngàn lần vẫn chưa nắm bắt được ý kinh, dù ngay lời kinh, Phật đã dạy:
Người chấp Như-Lai pháp
Là không hiểu nghĩa mầu
Nghe pháp không chấp pháp
Cầu pháp không người cầu
Tôi hằng phương tiện thuyết
Mê ngộ có xa đâu!
Vô lượng kiếp kiếp sau
Người khởi tâm thanh tịnh
Biết cầu pháp nơi đâu?
Tìm mộng trong giấc mộng
Người mê, chẳng thấy mê
Xưa nay không ngã, pháp
Tìm đâu lối bồ-đề!
Trái tim của Kim-Cang-kinh là bốn câu kệ mà hành giả thường nương tựa kinh ngày đều khắc cốt ghi tâm:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
đã được nhà thơ thi-hóa như sau:
Trùng trùng pháp hữu vi
Như huyễn mộng bọt nước
Như bóng chớp sương mai
Thường quán tưởng như thị
Từ Động Hoa Vàng:
Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một viền tà dương
Ngón tay nở nụ đào hương
Cầm nghiêng Tịnh-Độ một phương diệu vời
Tới Kinh Ngọc:
Bồ Tát khởi sinh tâm
Thanh tịnh như hư không
Vô nguyện, vô sở trụ
Viên mãn một tâm đồng
Như mưa khắp phương cõi
Riêng gì chốn tây đông.
quả là tâm người chẳng lay động mới tạo nên gạch nối kỳ diệu, hiển lộ Bát Nhã Ba La Mật giữa mộng và thực, giữa tục và tăng, phá vỡ hàng rào chấp ngã từng cản bước bao người tìm vào biển tuệ. Nên qua Kim Cang, Đức Thế Tôn nghiêm túc mà dạy rằng:
Ba mươi hai tướng ngọc
Chẳng quán được Như Lai
Dùng sắc không thấy Phật
Pháp thân nào trong ngoài
Dùng thân vàng thấy Phật
Dùng khánh ngọc cầu t
Người đó lạc tà đạo
Đũa ngọc gắp sao tà.
Và thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã thi-hóa đoạn cuối kinh Kim Cang, thật trung thực như mỗi lần Đức Phật dứt lời thuyết giảng:
Phật nói kinh này rồi
Hoa cúng dường phơi phới
Chim tụng vi diệu âm
Mây về mười cõi giới
Trưởng lão Tu Bồ Đề
Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni
Ưu Bà Tắc, Bà-Di
Khắp cõi quỷ, trời, người
Hoan hỷ bừng pháp hội.
Khép kinh:
Chẳng nương bè trúc ngọc
Vượt qua suối mây hồng
Con chim vô lượng kiếp
Về tha trái nhãn không
TIẾT LỘ CỦA MỘT CỰU CHIẾN BINH MỸ: CIA TỪNG THỦ TIÊU LÍNH MỸ TẠI VIỆT NAM
Châu Minh Linh
Bìa cuốn sách của cựu binh Trent C.Young
Những ngày dài Một cuốn sách của cựu chiến binh Trent C.Young xuất bản gần đây kể rằng CIA đã bí mật thủ tiêu hàng trăm lính Mỹ đào ngũ hoặc vắng mặt không phép hồi năm 1973. Có nhiều ý kiến ngờ vực vào tính xác thực của cuốn sách nhưng tác giả quả quyết rằng đó là sự thật.
"Từ nhiều năm nay tôi biết rằng câu chuyện này phải được kể lại... Đây là chuyện về một chiến dịch bí mật ở Nam Việt Namsau khi cuộc chiến chính thức kết thúc (khi Mỹ rút quân)". Cựu chiến binh T.Young, 52 tuổi, giới thiệu về cuốn sách có tựa Và chuyện là như thế... lúc trời vừa hửng sáng (And that the way it was... By Dawn's Early Light) của mình. Cuốn sách dày 324 trang, kể việc Young cùng với 14 người khác được Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) giao nhiệm vụ trừng phạt "những kẻ phản bội tổ quốc".
Young kể nhóm của mình gồm 15 người thuộc nhiều đơn vị quân đội khác nhau tại Mỹ và Đông Nam Á, được triệu tập để thực hiện chiến dịch vào tháng 6.1973. Nhóm không biết tên nhau và chỉ làm việc chung trong 21 ngày. Họ truy tìm tất cả những lính Mỹ đào ngũ hoặc vắng mặt không phép tại Sài Gòn và vùng phụ cận để giết. "Anh ta rất trẻ, khoảng chừng 23 tuổi. Màu da anh ta bị ánh nắng Đông Nam Á làm sạm đen... Tôi chăm chú theo dõi khi anh ta từ biệt một phụ nữ trẻ và con cô ta... Tôi thấy trên ngón tay anh ta có nhẫn cưới... Máu tôi sôi lên khi chàng trai trẻ đi ngang qua. "Đứng im!", tôi gằn giọng: "Tôi là trung sĩ Young"... Rồi tôi ngửi thấy mùi chết chóc bay trong không khí khi khẽ nhấn cò khẩu AR-15"... Đó là vụ Young hạ sát một lính Mỹ trẻ tuổi "trong một ngày nóng nực và ẩm ướt ở trung tâm Sài Gòn" hồi tháng 6.1973. Anh lính "vắng mặt không phép" này gục xuống trước sự chứng kiến của người phụ nữ trẻ và đứa bé. Sau đó, xe jeep tới hốt xác chở đi và Young đọc được một vài dòng chữ trên tấm thẻ bài: Wilson, Marvin Lee, E-3... Có cả thảy 963 lính Mỹ vì lý do nào đó không muốn tham gia cuộc chiến và muốn ở lại Việt Nam đã bị nhóm của Young thủ tiêu. Họ chết rất đau đớn dưới tay của những người cùng quân ngũ. Số bị giết được đưa đến chôn tập trung trong một hố trũng cách sân bay Tân Sơn Nhất chừng 13 km.
"Bạn bè không thèm nhìn mặt tôi sau khi đọc. Nhưng nấm mồ còn đó, nó chỉ cách sân bay quân sự cũ ở Tân Sơn Nhất có 8 dặm (khoảng 13 km)", Young nói với hãng tin BBC. Ông ta khẳng định câu chuyện hoàn toàn có thật nhưng để không bị buộc tội giết người và tránh vướng vào chuyện kiện tụng nên ông đã viết ở phần lời tựa cuốn sách rằng độc giả hãy coi đó là điều giả tưởng. Young giải thích mục đích của chiến dịch mà CIA thực hiện: "Lúc đó chiến tranh khắc nghiệt nhưng Việt Nam là một đất nước quyến rũ. Nhiều lính Mỹ đã yêu và lập gia đình với các cô gái Việt. Nhưng Chính phủ Mỹ không muốn họ trở về cùng vợ, gia đình và cũng không muốn thông tin mật sau này rơi vào tay quân giải phóng".
Young kể sau khi rời Việt Nam vào năm 1973, ông đã làm cảnh sát rồi gia nhập quân đội nhưng luôn bị ám ảnh bởi quá khứ kinh hoàng nên không trụ được lâu. Ông cũng sợ bị CIA quay trở lại thanh toán, nhưng lại nói rằng mình có nấm mồ ở Sài Gòn làm bùa hộ mệnh. Young cho biết mình viết cuối sách để giải thích cho mẹ, vợ và con của những người lính xấu số: "Làm sao họ có thể hiểu khi mà hôm nay người thân còn đó mà ngày mai đã đi đâu mất rồi. Nhiều con lai Mỹ nay đã ở tuổi 30 và họ cần biết điều gì đã xảy ra với cha mình". (Theo BBC và cuốn And that the way it was... By Dawn's Early Light)
CIA BUÔN BÁN THUỐC PHIỆN
Mặc dù nhận được một khoản tài chính khổng lồ từ ngân sách quốc gia (hiện nay là 40 tỉ USD), CIA vẫn còn rất nhiều nguồn thu nhập khác để chi cho những hoạt động chống phá chính phủ các nước và chi cho bộ máy nhân viên của mình. Một trong những nguồn thu đó là buôn bán ma túy.
Ngoài thì chống nhưng trong thì buôn lậu
Tháng 4/1998, Celerino Castillo, điệp viên cấp cao kỳ cựu của Cơ quan Chống buôn bán thuốc phiện (DEA) đã cung cấp một thông tin cho Ủy ban Tình báo của Thượng nghị viện Mỹ một tin gây chấn động. Điệp viên này nói rằng, chính ông từng tận mắt chứng kiến sự đồng lõa thô thiển của các đồng nghiệp trong việc buôn bán và vận chuyển thuốc phiện vào nước Mỹ.
Castillo là một trong những mật vụ hàng đầu của DEA hoạt động ở Trung và Nam Mỹ từ năm 1984 đến năm 1990, sau đó trở thành người đứng đầu của DEA trong cuộc chiến chống lại chính quyền El Salvado. Khi còn làm việc, hàng ngày ông thường tiếp xúc trực tiếp với nhân viên “hợp đồng” của CIA và bận rộn với cuộc chiến chống nạn buôn thuốc phiện từ Colombia vào Mỹ. Trong quá trình điều tra, ông đã phát hiện ra rằng, người tiếp tay cho hoạt động mà ông đang phòng chống lại chính là CIA.
Sau khi đã thu thập một số lượng chứng cứ về những hoạt động bất hợp pháp của CIA, Castillo đã tố cáo cơ quan này. Tuy nhiên, ông đã thất vọng với các sếp trên của mình ởWashington sau khi họ từ chối phanh phui sự việc. Cuối cùng, Castillo đã quyết không giữ yên lặng đối với một vấn đề nghiêm trọng như vậy.
Sở dĩ CIA nhúng tay vào buôn bán thuốc phiện là nhằm tăng ngân sách để chi cho tổ chức Contra có trụ sở ở Nicaragua, với nhiệm vụ lật đổ chính phủ phái tả ở El Salvado. Trước đó, Quốc hội Mỹ đã không ủng hộ CIA làm chuyện này. Do vậy mà CIA không được nhận khoản ngân sách để chi cho hoạt động trên. Điều này buộc cựu Giám đốc CIA là Bill Casey phải tìm một nguồn tài chính khác.
Chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm thêm nguồn tài chính là Đại tá Oliver North, ở Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ. North đã tận dụng triệt để những lợi thế của CIA để kiếm thêm nguồn tài chính cho tổ chức này, nhờ vậy mà ông đã được phong tước là “Enterprise”.
Các hoạt động buôn bán ma túy của North không được mọi người biết đến trong nhiều năm liền, mãi cho tới khi có một loạt các bài viết được đăng tải trên tờ San Jose Mercury News vào tháng 8/1996. Tờ báo gọi hành động này là “Liên minh của những bóng đen” và khẳng định nguyên nhân bùng nổ nạn sử dụng ma túy ở Los Angeles trong suốt những năm 80 của thế kỷ trước là do ông trùm buôn thuốc phiện người Nicaragua gây ra. Tên này có mối liên hệ thân thiết với lực lượng Contra - “con đẻ” của CIA.
San Jose Mercury News cũng tố cáo rằng, chính CIA đã thông đồng với những kẻ buôn thuốc phiện này nên hành động của bọn chúng mới trót lọt. Các bài viết của phóng viên nổi tiếng Gary Webb đã gây ra một cú sốc trên toàn nước Mỹ, buộc các quan chức Mỹ phải vào cuộc.
Để phủ định cho những hành động bất chính của mình, CIA đã lập nên một nhóm phóng viên đồng minh để chống lại nhà báo Gary Webb và tờ báo của ông. Trong vòng một năm, Webb đã bị làm lung lay tinh thần và biên tập của tờ báo này đã phải rút lại các bài phóng sự đã đăng và đẩy Gary Webb vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
CIA đã rêu rao rằng, Webb không có “chứng thực” trong bài viết. Cuối cùng, Webb đã bị đẩy đến làm việc ở một căn phòng đen tối và nhỏ bé của tờ báo để mọi người lãng quên ông đi. Do bị khinh bỉ quá mức, Webb đã từ chức và đến làm việc cho Quốc hội Mỹ. Hai năm sau đó, CIA đã thừa nhận rằng, nhà báo Webb đã hoàn toàn viết đúng sự thật khi cơ quan tình báo này bị buộc phải tiết lộ một sự dàn xếp “bí mật” với Bộ Tư pháp Mỹ. Sự thỏa thuận này đảm bảo rằng, những người buôn bán ma túy được coi như những “con cưng” hay những “nhân viên hợp đồng” của CIA và họ sẽ không bị truy tố trước pháp luật. Điều luật này có nguồn gốc từ năm 1954 khi Bộ Tư pháp Mỹ chấp thuận cho CIA tự do quyết định nếu bất kỳ một hoạt động bất hợp pháp nào của cơ quan này bị truy tố.
Đây không phải là lần đầu tiên CIA dính líu đến buôn ma túy. Nhiều người còn nói rằng, CIA buôn thuốc phiện có tính chuyên nghiệp. Trước khi CIA được thành lập vào năm 1947, tiền thân của tổ chức này là Văn phòng Cục Chiến lược (OSS) cũng đã có những hoạt động bất chính. Điều này bắt đầu từ một hợp đồng giữa Allen Dulles (người sau đó đã trở thành Giám đốc của CIA) và một số tên phát xít sát nhân của nhóm Nazi SS. Khi ấy, những tên này đang cố gắng thoát khỏi bị xử là tội phạm chiến tranh sau khi Thế chiến II kết thúc.
Tướng Karl Wolff đã nắm giữ một loạt các cuộc gặp bí mật với Dulles, người đứng đầu của OSS ở Thụy Sĩ. Hai nhân vật này đã thẳng thắn đưa ra một thỏa thuận - trực tiếp chống lại những sắc lệnh được Tổng thống Rooservelt phê chuẩn. Điều này đã giúp cho nhóm phát xít Nazi SS thoát khỏi bị truy tố, đổi lại, những tên này phải đồng ý làm việc bí mật cho CIA để chống lại Nga trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Khi OSS không có tiền để tài trợ cho mạng lưới bí mật này, Dulles đã chấp nhận cho những tên phát xít này tạo ra nguồn tài chính từ những kho nha phiến khổng lồ, số vàng cướp bóc được và hàng loạt ngân khố Anh giả của tổ chức này. Những sản phẩm này đã được đưa sang Áo vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh và đã được giấu kín. Sau đó chúng đã được bán trên thị trường đen và chiến lợi phẩm này đã được sử dụng để cung cấp tài chính cho mạng lưới Nazi SS-OSS. Thủ đoạn này đã thành công đến nỗi mà sau đó nó đã trở thành một phương pháp có sức hấp dẫn mạnh mẽ bảo đảm cho hoạt động ngầm của CIA ít bị phát hiện và hiệu quả.
Buôn bán ma túy ở Đông Nam Á
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, CIA cũng đã tung ra hàng loạt các hoạt động bất hợp pháp. Cơ quan tình báo này và các thuộc hạ của mình là người Việt đã tất bật rao bán một khối lượng khổng lồ hêrôin lấy từ khu vực Tam giác vàng. Trước đó, thực dân Pháp đã kiểm soát hoạt động buôn bán thuốc phiện ở đây. Sau Thế chiến II, thực dân Pháp đã đồng ý cho các thành viên của thế giới tội ác quản lý hoạt động buôn bán thuốc phiện dưới danh nghĩa là Cục Tình báo quân sự Pháp 2eme. Đây là kế hoạch tuyệt mật với tên gọi là Operation X. Thuốc phiện thô đã được người dân tộc Mông của Việt Nam trồng, sau đó được đưa đến Sài Gòn, tại đây chúng được chuyển giao cho những tên cướp Bình Xuyên để phân phối cho toàn thành phố.
Vào giai đoạn này, các thành viên của thế giới tội ác Corsican đã đảm nhiệm một phần của công việc là chuyển chúng tới Marseilles của Pháp bằng đường biển và sau đó là đưa sang Mỹ. Con đường buôn lậu này sau đó đã trở nên nổi tiếng với tên gọi là “French Connection”. Đại tá hải quân Sanvani của 2eme đã giám sát toàn bộ hoạt động này.
Sau sự thất bại ê chề của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp bắt đầu rút quân khỏi Đông Dương. Nhân sự kiện này, CIA đã phái đặc vụ cấp cao Edward Lansdale tới Sài Gòn. Trước đó một năm, trong cuộc điều tra tìm kiếm sự thật ở Đông Dương, Lansdale đã biết được sự tồn tại của Operation X. Khi CIA nhảy vào, đã có các cuộc thanh toán lẫn nhau giữa bè phái của 2eme với các thuộc hạ của Lansdale, và Giám đốc CIA thời đó là Allen Dulles đã theo dõi rất sát sao sự việc này. Các cuộc chiến công khai đã diễn ra trên các đường phố và Lansdale đã không dưới một lần cận kề với cái chết. Tuy nhiên, sau đó thực dân Pháp đã rút lui hoàn toàn, Mỹ đã nhảy vào và hoạt động buôn bán thuốc phiện bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Ngay cả sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, CIA vẫn còn gặt hái được những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ vận chuyển hêrôin từ Tam giác vàng đến các nơi trên thế giới. Sự thật này chỉ được biết đến sau khi Đại tá Bo Gritz tiết lộ vào những năm cuối của thập niên 80.
Nổi tiếng là người gan dạ, Gritz là một huyền thoại trong Lực lượng đặc biệt của Mỹ. Năm 1989, Gritz đã cùng với hai người khác đến vùng xa xôi hẻo lánh Shanland, nằm ở phía bắc Myanmar. Người dân ở vùng Shanland sống dưới quyền cai trị của Tổng tư lệnh Khun Sa. Khun Sa có 10.000 quân lính điều hành hoạt động kinh doanh ở Tam giác vàng. Khun Sa từng nói với Gritz trong cuộc gặp mặt rằng, Chính phủ Mỹ đã mua toàn bộ số lượng thuốc phiện mà họ sản xuất ra hàng năm. Năm 1989, Mỹ mua 900 tấn nhưng đến năm 1992 là 3.000 tấn. Vô cùng sốc với hành động này, Gritz đã sắp xếp để quay trở lại gặp Khun Sa 5 tháng sau đó. Lần này, ông đã thu lại cuộc nói chuyện với Tổng tư lệnh xảo trá này. Khun Sa đã tiết lộ rằng, quan chức Chính phủ Mỹ (thực ra là người của CIA) mà ông đã có bản hợp đồng là Richard Armitage, trợ lý của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Những hoạt động ngầm của CIA ở Trung và Nam Mỹ
CIA còn tham gia vào một số hoạt động bất chính ở Trung và Nam Mỹ. Trước đây, Đại tá Manuel Noriega của Panama đã thừa nhận là “con cưng” của CIA. Vào năm 1975, ông đã từng tham gia chương trình hoạt động đen tối của CIA có tên Operation Watch-Tower. Nhân viên của hoạt động này có nhiệm vụ chở một khối lượng lớn côcain bằng tàu từ Botaga và Colombia tới Panama và Mỹ để tiêu thụ. Hoạt động này được chỉ đạo bởi những nhân vật xuất sắc của CIA là Edwin Wilson và Frank Terpil. Ngoài ra, hoạt động này còn được hỗ trợ bởi nhân viên của Cơ quan Mật vụ tình báo nước ngoài của Israel là Mossad. Hai phái đoàn của Watch-Tower do Đại tá Edward P. Cutolo, sĩ quan chỉ huy của Tổ lực lượng đặc biệt số 10 có trụ sở ở Fort Denvens, thuộc bang Massachusetts chỉ huy.
Tháng 3 và tháng 4/1976, Cutolo và những nhân viên của mình đã bí mật đột nhập vào Colombia nơi mà họ đã đặt 3 chiếc máy bay điện tử có thể soi sáng đường đi. Chúng được trang bị để cho phép nhân viên lái máy bay của CIA an toàn tìm ra đường của mình từ Botaga tới Panama. Trong vòng 51 ngày, 70 chuyến bay đã bay dọc theo con đường này. Tất cả đã tống đầy côcain. Chúng đã hạ cánh an toàn ở sân bay Albrook Air của Panama. Sau đó được bốc dỡ đến nơi tuyệt mật với sự giám sát của Đại tá Manuel Noriega, mật vụ Edwin Wilson của CIA và Mossad người Israel.
Wilson sau đó đã nói với Đại tá Cutolo rằng, Watch-Tower phải duy trì bí mật kẻo không nó sẽ trở thành rắc rối khi Chính phủ Mỹ biết. Ông nói thêm: “Có những hoạt động tương tự đang được thực hiện ở mọi nơi trên thế giới bao gồm cả Tam giác vàng ở Đông Nam Á và ở Pakistan. Lợi nhuận từ buôn bán narcotic đã được rửa tiền thông qua hàng loạt các ngân hàng ở Panama, Thụy Sĩ và Mỹ”. Với nguồn thu nhập này, CIA đã tài trợ cho những lực lượng quân sự để chống lại chủ nghĩa cộng sản ở nhiều nước.
Do ngày càng nghi ngờ và muốn biết rõ sự thật nên Cutolo bắt đầu điều tra tất cả các hoạt động trên. Lo ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình, Cutolo đã chuẩn bị và ký một bản khai có tuyên thệ chi tiết những phái đoàn khác nhau mà ông chỉ huy. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Cutolo đã bị ám sát. Bốn nhân viên cao cấp khác của Lực lượng đặc biệt, những người thân cận với Cutolo, tin rằng Cutolo đã bị giết hại bởi vì ông đang làm rõ những quan chức cấp cao của Mỹ có dính líu đến phái đoàn Watch-Tower. Tiếp bước Cutolo, bốn nhân viên này tiếp tục điều tra sự việc trên. Nhưng từng người một, họ đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn.
Bất chấp sự chấm dứt của cuộc Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, buôn bán thuốc phiện của CIA vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Nhiều người cho rằng, CIA vẫn nhúng bàn tay của mình vào các hoạt động phi pháp nhằm gây quỹ để chống lại chủ nghĩa cộng sản
Hồng Minh ( Tổng hợp )
Đạo đức truyền thông Lương tâm người làm báo
Như thế họ(NB) chẳng khác gì những kẻ bệnh hoạn, tự hạ thấp nhân cách khi lòng tự trọng bị xúc phạm. Thật đáng tiếc những kẻ làm báo, đồng hành với những kẻ lưu manh, những kẻ tâm thần hoang tưởng, những kẻ CCCĐ.
Mấy ngày gần đây một số trang mạng rộ lên những bài viết, Clips, comment trên các kênh như: KBCHN, Facebook, Blog, youtube… về việc trang mạng phố Bolsa TV do Vũ Hoàng Lân(VHL) dàn dựng tung ra Clips Ngô Kỷ một kẻ lưu manh, sống dặt dẹo như dân giang hồ chợ búa, một kẻ vô học, lẫn cả vô gia cư thuộc loại ăn mày ở xứ Hoa kỳ, chẳng khác gì Chí Phèo của Làng Vũ đại ấy của của cố Nhà văn Nam Cao. Một kẻ ngông cuồng và lộng ngôn nhất trong đám CCCĐ người Việt đã xúc phạm đến anh linh Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Để phản biện lại Clips mà Vũ Hoàng Lân kẻ đã nối giáo cho giặc(Ngô kỷ) dàn dựng Clips đầy tội lỗi kể trên. Bài viết của tác giả với tựa đề “Ngô kỷ tên phản quốc, tội đồ của dân tộc – Đôi lời với Vũ Hoàng Lân” đã được cư dân mạng quan tâm và dậy sóng. Người ta tự hỏi Nghề làm báo, lương tâm và đạo đức người làm báo ra sao khi những người làm báo dựng Clips này với mục đích gì?
Nghề làm báo ngày nay ở thời đại văn minh, thời đại của Internet người ta thường nhắc nhiều đến “Đa chiều” hay “Một chiều”, hay cách gọi khác Báo “Lề trái hay lề phải” Tuy nhiên dù có “Đa chiều hay một chiều” dù “Lề trái hay lề phải” có một vấn đề quan trọng được đặt ra đó là nhu cầu của người đọc. Bởi người đọc, người nghe, người ta tìm kiếm thông tin ở bất kỳ đâu, không riêng gì các kênh báo chí. Thị hiếu của họ(Người đọc báo) là muốn nghe những dư luận khác, thậm chí cả ngược chiều cùng cả những tin đồn thất thiệt họ cũng rất quan tâm, cũng muốn biết để xác minh sự thật. Chính vì thế, báo chí ngày nay cùng với người làm báo phải thực tế, phải công tâm để có các thông tin chuẩn xác, nhất là trong bối cảnh bùng nổ, nhiễu loạn thông tin như hiện nay. Khi có một vấn đề nào đó được đặt ra, được dư luận quan tâm, thì người làm báo cần kịp thời nhạy bén, nhưng thận trọng, đòi hỏi cần bản lĩnh, có định hướng cùng với tư duy sâu sắc, đó mới là trách nhiệm, lương tâm của người làm báo Chân chính, để vừa đưa tin nhanh nhạy, lại vừa chính xác đến với người dân, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người đọc lẫn người nghe đó mới là cái đích cần hướng đến.
Ấy thế nên mới có chuyện ví dụ như: Nhà báo Vũ hoàng Lân, cùng nhà báo Lý kiến Trúc họ là nhà báo có nghề, có nghiệp vụ nhưng họ lại cứ như nhà báo vô công dồi nghề, non yếu về nghiệp vụ truyền thông. Sở trường của họ là thích chọc ngoáy vào những vấn để nhạy cảm mang tính xã hội hay màu sắc chính trị để tạo “giật gân, câu khách”, nó cứ như một căn bệnh kinh niên, mãn tính nào đó trong cơ thể của họ. VHL, LKT rất quan tâm đến tiêu chí cái gọi là “Đa chiều” nên hai nhà báo này hay tìm đến những kẻ “Hợp gu”, khác người như Ngô kỷ, Bằng Phong Đặng kim Âu, hay Trung tá nhảy dù Cung củ đậu cùng những kẻ CCCĐ khác…… để phỏng vấn, đến như mụ Bùi kim Thành một kẻ dở hơi, mắc bệnh tâm thần hoang tưởng mở miệng ra là “Chống Cộng, Cộng sản khủng bố…. rồi bảo vệ Hoa kỳ”…… thế mà cũng được “vinh dự” xuất hiện trên các Clips của VHL.
Nhà báo Lý kiến Trúc(LKT) một kẻ cơ hội, lại sẵn thói gian manh “mặt Chuột tai Dơi ” lúc nào cũng lấm lét như Quạ vào chuồng Lợn để rình mò. Nhà nước VN mời ông ta về VN để trực tiếp chứng kiến sự đổi thay phát triển đến bất ngờ của đất nước sau những năm đổi mới, cùng với sự biến đổi đi lên của con người, đến xã hội VN. Ngoài những việc làm mang tính xã hội, thường nhật như các nhà báo khác đang tác nghiệp ở đất nước, thì ông ta (LKT)lại mò lên tận Đà lạt để phỏng vấn Nguyễn gia Kiểng….cùng với một số kẻ chống đối chính quyền, hay gặp Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Sài gòn để phỏng vấn, để lấy tin. Ai cũng biết Hòa thượng Quảng Độ là nhà Tu hành làm việc thiện, nhưng Thích Quảng Độlại không làm đúng bổn phận của người Tu hành(ông ta) lại có các tham vọng chính trị, đội lốt tôn giáo" để chống đối chính quyền, Thích Quảng Độ đã cầm đầu "một số phần tử cực đoan" để "hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối làm mất trật tự công cộng" đã"khiến dư luận hết sức bất bình và cực lực lên án coi ông ta như một kẻ phản động. Chính những cuộc phỏng vấn“Một chiều trong cái đa chiều” “Vô tiền khoáng hậu” của 2 nhà báo kể trên không đúng với tâm của người làm báo, đã biến nhà báo(VHL)và(LKT) Thành nhà báo lá mặt, lá trái không vì cộng đồng, chuyên kích động hận thù, gia tăng sự chia rẽ trong lòng dân tộc về sự hòa hợp và mất đi sự khách quan, trung thực, cùng đạo đức truyền thông và cái tâm, cái đức của người làm báo. Họ đã đánh mất đi niềm tin, tình cảm của người dân trong nước cùng với sự bất bình của người dân Hải ngoại.
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí với cái gọi “Tự do ngôn luận”, tự do thông tin “Đa chiều” như hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng trung thực, công tâm để thực hiện tốt được những yêu cầu này, đặc biệt là nhà báo cùng các tòa báo đã bị tiêm nhiễm nặng bởi cái thứ tự do dân chủ của phương tây, cũng có lúc vì miếng cơm manh áo mà họ đã Quy phục cái ác, đánh mất điều thiện làm ảnh hưởng đến giá trị của nền văn hóa Việt. Nguyên nhân chính là họ đã không tôn trọng cái “Đa chiều”, mà họ thường hay rao rảng đâm ra từ cái “Đa chiều” nay biến thành “Một chiều” điển hình như các báo lá cải BBC, RFA, RFI, Đàn chim Việt, báo Người Việt…..nay thêm cả báo Phố Bolsa TV bởi lúc nào, ở đâu họ vẫn có “Cái nhìn” lệch lạc thành kiến, phiến diện, một chiều “đổi trắng thành đen, biến cái thật thành không thật, biến cái không thật thành cái thật, biến cái có thành không có và ngược lại” để vừa lòng những kẻ phản động trong nước và những kẻ CCCĐ đó cũng là công việc từ trước đến nay họ vẫn làm. Vì thế họ chưa bao giờ công tâm, chưa bao giờ có cái nhìn tốt cho xã hội, con người VN. Trong con mắt họ lúc nào VN là một bức tranh mầu xám từ đầu đến cuối, nó thể hiện ở sự cực đoan, cố tình mũ ni che tai nhắm mắt trước sự thật đó là căn bệnh trầm kha không thể chữa của các báo “Lá cải”kiểu này. Bởi ở từng khâu, từng câu, từng chữ trong các quy trình sáng tác, để tạo ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí của họ, lúc nào cũng đều mang mầu sắc chính trị, sặc mùi chống Cộng .
Đã là một Nhà báo, một tòa báo cần phải hiểu rằng sự phê phán hay chỉ trích nào dù có “Đa chiều” hay “một chiều” đến mấy cũng phải có giới hạn, cần có chất nhân văn và thứ văn hóa được gọi là “Văn hóa Việt”, chứ không phải cái thứ “Tự do ngôn luận”, tự do “Thông tin đa chiều” kiểu Mỹ để áp đặt, cố tình dành cho những kẻ điên, tư duy chẳng khác gì con vật lên “Sủa bừa bãi” ở các Clíps, “Viết bừa bãi” trong tờ báo của mình thì chẳng khác nào nhà báo, cùng với tòa báo tự bôi bẩn lên mặt mình, thì chính các nhà Báo, tòa Báo cần phải xem lại chính mình, vì nó không tôn trọng độc giả, không thể hiện tầm cao của trí tuệ của một Tòa báo, của một Nhà báo chân chính nên sản phẩm của họ đưa ra đã và đang phản tác dụng sẽ làm cư dân mạng nổi sóng và người đọc báo chân chính sẽ vô cùng phẫn nộ và lên án.
Nhiều kẻ là người Việt làm báo chữ Việt, tiếng Việt nhưng lại tiêm nhiễm cái thứ tự do “Chửi nhau” kiểu Mỹ, đã biến diễn đàn văn hóa thành vô văn hóa. Nhà báo, cùng những kẻ CCCĐ đang tự biến mình như một cộng đồng hành tỏi. bởi họ xúc phạm đến CS đã đành vì CS là kẻ thù của họ, nay trên mặt báo, cùng các Clips họ xúc phạm lẫn nhau, họ chửi rủa nhau ỏm tỏi cứ như Đồng phú mổ Bò ngay tại đất Mỹ văn minh. Người làm báo nhưng lại chơi trò kích động kiểu báo chí làm gia tăng thù hận, không vì cộng đồng họ đã và đang tự coi nhẹ phẩm giá, cùng với lòng tự trọng của bản thân, họ góp phần làm xấu đi sự đoàn kết dân tộc, làm xấu hình ảnh người Việt trong mắt khinh rẻ của người dân bản địa.
Nói đến nhà báo hải ngoại người ta nghĩ ngay đến nhà báo Nguyễn Phương Hùng, nhà báo Etcetera Nguyễn, Amari TX, Vũ Hoàng Lân mới đây thêm nhà báo Lý kiến Trúc công khai về thăm tổ quốc. Họ có những chuyến tác nghiệp dài ngày ở Việt Nam nơi cội nguồn của dân tộc Việt. Là người Việt nhưng mang quốc tịch nước ngoài, họ xuất hiện ở mọi nơi của tổ quốc để làm báo. Người dân trong nước biết đến họ qua các Clips, trong các cuộc phỏng vấn của các các trang mạng hải ngoại. Nay họ về nước người dân vẫn coi họ là người Việt và vẫn dành cho họ tình cảm chân thành của con người Việt, cùng với sự kính trọng lẫn yêu thương. Nhìn họ thật ấn tượng(Các nhà báo HN) tay sách, nách mang lỉnh kỉnh đồ nghề để tác nghiệp, họ xuất hiện nơi biên cương địa đầu của tổ quốc, hay những chuyến vượt sóng ra khơi mục kích, sở thị biển đảo nơi Trường sa đầy sóng gió, xẻ chia cùng chiến sỹ nỗi khó khăn, vất vả, gian khổ nơi đảo xa.
Dũng cảm hơn nữa họ không sợ hiểm nguy cùng các chiến sỹ Cảnh sát biển, Kiểm ngư ra tận nơi nhà cầm quyền TQ hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép ở thềm lục địa thuộc lãnh hải VN, chứng kiến hành động dũng cảm của các chiến sỹ CSB cùng Kiểm Ngư đang đối đầu trực diện, đấu tranh trực tiếp chống hành vi ngang ngược, dã man của nhà cầm quyền BK để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Các nhà báo hải ngoại góp phần mang những tin tức quý giá, được cặp nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ của tổ quốc là những món ăn tinh thần không thể thiếu đến với đồng bào hải ngoại.
Cảm động hơn người ta nhìn thấy nhà báo anh Nguyễn phương Hùng tay cầm cờ tổ quốc, đứng trên nóc xe Ô tô cùng hàng nghìn người dân Thủ đô Hà Nội biểu tình, ủng hộ chính phủ trong cuộc đấu tranh chống TQ xâm lược. Lòng yêu nước được đặt đúng chỗ, đã phát huy được giá trị của tinh thần quả cảm và lòng quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc được thể hiện khi nhà báo Nguyễn phương Hùng viết Tâm thư gửi Chính phủ sẵn sàng về VN tác nghiệp, kề vai sát cánh với các chiến sỹ, đồng bào cả nước chiến đấu dù có phải hy sinh cũng sẵn sàng.
Lòng yêu nước của anh, một nhà báo còn được thể hiện ở tờ báo mạng mang tên KBCHN tờ báo này ngày càng có nhiều tác giả tham gia viết bài và nhiều độc giả trung thành truy cập thường xuyên vì sự nổi tiếng của nó. Bởi KBCHN có những bài viết hay, các phóng sự có định hướng, mang tính xây dựng, đưa tin trung thực và khách quan vì cộng đồng và sự hòa hợp dân tộc. Sự đặc biệt nữa là Tổng biên tập của tờ báo này lại là người lính VNCH năm xưa ở bên kia chiến tuyến một thời lầm lỗi chống cộng đến độ cực đoan, nay trở về với chính nghĩa với Nhân dân được mọi người kính trọng lẫn cả yêu thương, đâm ra họ yêu luôn cả tờ Báo mạng KBC của anh. Bởi tờ Báo được “sinh ra”hợp thời, vì chính nghĩa, vì lẽ phải, vì sự hòa hợp dân tộc,nên được đại đa số người dân trong nước cũng như HN ủng hộ. Với tiêu chí đa chiều nhưng có định hướng, tôn trọng sự thật của lịch sử cùng với nét nhân văn của nền văn hóa việt, Tờ báo mạng KBCHN ở xứ người nhưng gần gũi, thân thiết như tờ báo việt trong nước bởi nó không phù phiếm, không lai căng, không pha trộn cái thứ tự do ngôn luận kiểu phương Tây, phù hợp với thị hiếu con người Việt, văn hóa việt nên mọi người rất yêu thích, bởi nội dung sâu sắc, nhưng lại rất đa dạng cứ như món ăn tinh thần hợp khẩu vị hàng ngày không thể thiếu của họ.
Đối nghịch với các nhà báo chân chính như Nguyễn Phương Hùng, nhà báo Etcetera Nguyễn, Amari TX……… cùng với một số nhà báo khác. VHL, LKT Họ lại có cách làm khác cùng cách nghĩ khác, sự thiện cảm với quê hương đất nước là điều xa lạ, đang mất dần trong tâm thức đen tối của. Họ đang tôn sùng thứ tự do kiểu Mỹ, đa chiều kiểu Mỹ, hậu quả nhãn tiền là họ đang bị mọi người lên án, thậm chí chửi rủa coi họ không phải là giống người thế mà họ vẫn “Vui vẻ” cho đó là chuyện “Rất bình thường” rất “văn hóa kiểu Mỹ”. Như thế họ(NB) chẳng khác gì những kẻ bệnh hoạn, tự hạ thấp nhân cách khi lòng tự trọng bị xúc phạm. Thật đáng tiếc những kẻ làm báo, đồng hành với những kẻ lưu manh, những kẻ tâm thần hoang tưởng, những kẻ CCCĐ. Trên cổ họ có cái đầu người, nhưng não trạng cứ như không phải là người. Buồn thay cho những kẻ làm báo“Thiếu cả Đạo đức truyền thông lẫn cả Lương tâm người làm báo”
Ngày 4 tháng 11năm 2014
NÂNG BI THẰNG CUỘI
Nâng bi "ánh sáng Điếu Cày"
Ro ro bơm thổi, mặt mày đỏ lơ
Những thằng ca tụng ngu ngơ
Thần kinh điên loạn vẩn vơ tầm phào
Ngày xưa giặc Cộng đánh vào
Quân dân đã đổ máu đào thây phơi
Bây giờ những đứa trời ơi
Tung hô thằng cuội, nó cười nhe răng
Cờ Vàng đưa tặng lăng xăng
"Cám ơn" nó đẩy nó quăng trả về
Có nghe cay đắng não nề ?
Sao xưng "chống Cộng" (mà) u mê thế này ?
Nâng bi cuội giữa ban ngày
Thối hoăng cả đám mặt mày nhuốc nhơ
Tức mình viết một bài thơ
Đừng khoe "chống Cộng" ù ơ nhục nhiều
"Công lao" thằng cuội bao nhiêu ?
Tung hô điếu đóm nó kiêu quá rồi
Từ tên Bùi Tín lôi thôi
Kim Thành Bùi Thị ỉ ôi ra gì ?
Trần Khải Thanh Thủy cũng đi
Điếu Cày Nguyễn Hải có chi song tàng ?
Xua tay quăng trả Cờ Vàng
Sao không thấy nhục, bớ làng xóm tôi!
Từ nay, cẩn thận với đời
Đưa cờ bừa bãi phải lời khinh chê
Đưa cờ bị trả nhục ghê
Sao không tự trọng, có quê không nào ?
Hỡi anh em, hỡi đồng bào
Xin đừng "chống Cộng" mà sao cù lần!
Nâng bi như thánh như thần
Chúng khinh chúng chửi, chẳng cần nâng bi!
LHBB
NƯỚC MỸ-BÀNH TRƯỚNG-CHIẾN TRANH-BÁN VŨ KHÍ
NGUYỄN VĂN
1. Kế hoạch thống trị toàn cầu của Mỹ
Một kế hoạch nhằm đưa Mỹ lên địa vị thống trị toàn cầu đã được soạn thảo một cách rất chi tiết hơn hai năm trước (trước khi cả ông George W. Bush đắc cử tổng thống), nhưng mới bị tiết lộ ra ngoài báo chí gần đây. Theo kế hoạch này, yếu tố cần thiết để Mỹ có thể thống trị nguồn tài nguyên thế giới là vài biến cố lớn như trận tấn công vào Trân châu cảng hơn 50 năm về trước (nguyên văn: “some catastrophic and catalysing event - like a new Pearl Harbor”).
Biến cố xảy ra hôm 11 tháng 9 năm 2001 được giới chiến lược Mỹ xem là một “Tân Trân châu cảng”, là một cơ hội ngàn vàng ngàn năm có một. Những người dầy công nghiên cứu và tìm cách khai thác biến cố 11/9 là những cựu quan chức trong Chính phủ của Tổng thống Ronald Reagan, thời gian mà các nhóm quá khích hữu khuynh và những cơ quan nghiên cứu
chiến lược (“think-tanks”) được thành lập để trả thù cho sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Trong thập niên 1990s, họ có thêm một mục mới trong chương trình nghị sự: tìm cách hợp thức hóa một cuộc chiến mới sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Để nghiên cứu sâu về chủ đề này, một dự án có tên là “Project for the New American Century” được thành lập, cùng với các tổ chức nghiên cứu như American Enterprise Institute, Hudson Institute, và vài nhóm nhỏ khác, hiện đang tìm cách thực hiện những tham vọng còn tồn đọng
[dưới thời Tổng thống Reagan] trong thời Tổng thống George W. Bush
Một trong những “nhà tư tưởng” cho George W. Bush's là Richard Perle. Tôi (John Pilger) từng phỏng vấn Perle khi ông ta còn làm cố vấn cho Tổng thống Reagan; và lúc đó ông ta nói về một cuộc chiến tranh toàn diện (“total war”), nhưng tôi lầm tưởng phớt lờ qua vì tôi nghĩ ông ta điên. Nhưng mới đây, Perle lại dùng chữ đó một lần nữa để mô tả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Perle khẳng định rằng không có chiến tranh từng giai đoạn (stages war), mà là chiến tranh toàn diện. Ông nói thêm: chúng ta đang chiến đấu với nhiều kẻ thù, kẻ thù ở khắp nơi ngoài Mỹ. Theo Perle, việc đánh A Phú Hãn rồi mới đến Iraq là một chiến lược sai lầm; Perle muốn Mỹ ôm gọn cả thế giới không phải bằng các phương tiện ngoại giao, mà bằng chiến tranh toàn diện. Ông mơ tưởng về tương lai, khi mà vài mươi năm sau, thế hệ con cháu ông sẽ ca ngợi sự sáng suốt của tiền nhân như ông.
Perle là một trong những sáng lập viên của “Project for the New American Century” hay còn gọi là PNAC. Các sáng lập viên khác gồm những người như Dick Cheney, nay là Phó tổng thống; Donald Rumsfeld, Bộ trưởng quốc phòng; Paul Wolfowitz, Thứ trưởng quốc phòng; I. Lewis Libby, Chánh văn phòng của Cheney; William J. Bennett, Bộ trưởng giáo dục thời Reagan; và Zalmay Khalilzad, Đại sứ Mỹ ở A Phú Hãn. Đây là những tên tuổi mới của chủ nghĩa tân đế quốc. Trong một báo cáo tựa đề “Rebuilding America's Defences: strategy, forces and resources for a new century”, nhóm PNAC soạn thảo ra một kế hoạch cho Mỹ trong tương lai. Hai năm trước đây, PNAC đề nghị tăng thêm 48 tỉ đô-la cho ngân sách vũ khí để Hoa Thịnh Đốn có thể đánh và thắng nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Điều này thực ra đã xảy ra. Trong báo cáo, PNAC còn đề nghị Mỹ nên phát triển các vũ khí hạt nhân có khả năng truy tầm và xâm nhập vào các hầm trú ẩn (gọi là “bunker-buster nuclear weapons”) và đưa chương trình “Star wars” lên một trong những ưu tiên hàng đầu cho quốc gia. Chương trình này đang được thực hiện. Báo cáo còn đặt ra một kế hoạch rằng nếu George W. Bush đắc cử, Iraq phải là mục tiêu quân sự. Và Iraq đang là một đối tượng cho Mỹ gây chiến tranh.
Về tố cáo rằng Iraq đang sản xuất các vũ khí tàn sát hàng loạt (weapons of mass destruction), báo cáo của PNAC bác bỏ đó chỉ là những cái cớ. Bản báo cáo nhận định rằng trong khi chuyện xung đột với Iraq tự nó là một lý do cho một cuộc chiến mới, việc duy trì một lực lượng quân sự Mỹ ở vùng Vịnh sẽ làm cho vấn đề chế độ Saddam Hussein dễ giải quyết hơn. Chiến lược vĩ mô này được thực thi như thế nào? Một loạt bài báo trên tờ Washington Post do Bob Woodward (người từng phanh phui vụ Watergate thời Nixon) viết cho thấy biến cố 11/9 đã được khai thác ra sao.
Sáng ngày 12 tháng 9, năm 2001, dù chưa có bằng chứng nào về gốc gác của nhóm cướp máy bay đâm vào hai tòa nhà ở New York, Donald Rumsfeld yêu cầu Mỹ tấn công Iraq. Theo Woodward, Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld tuyên bố trước Nội các rằng Iraq nên là một mục tiêu đầu tiên và chủ yếu trong vòng đầu của cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng mục tiêu Iraq tạm thời được bỏ qua bên, vì Bộ trưởng ngoại giao Colin Powell, thuyết phục Tổng thống Bush rằng dư luận công chúng cần phải được uốn nắn trước khí tấn công Iraq (nguyên văn: “public opinion has to be prepared before a move against Iraq is possible”). A Phú Hãn được chọn làm mục tiêu tấn công. Nếu ước tính của Jonathan Steele (ký giả của tờ Guardian) đúng thì khoảng 20,000 (20 ngàn) người A Phú Hãn đã bỏ mạng cho những tranh luận và lựa chọn mục tiêu của Tòa Bạch Ốc.
Hết ngày này sang tháng nọ, biến cố 11/9 được mô tả như là một cơ hội – một “opportunity”. Theo Nicholas Lemmann viết trên tờ New Yorker (số tháng Tư, 2002), Cố vấn an ninh quốc gia, Condoleezza Rice, báo cáo với ông Bush rằng bà ta đã triệu tập một cuộc mít-tinh gồm các thành viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council) và đặt vấn đề nên tận dụng biến cố 9/11 như thế nào (“to think about 'how do you capitalise on these opportunities'”), mà bà ta so sánh với những biến cố trong những năm 1945 – 1947: thời điểm khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. Kể từ ngày 11 tháng 9, năm 2001, Mỹ đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự tại các nước có dầu hỏa, nhất là ở vùng Trung Á. Công ty dầu hỏa Unocal xây dựng đường ống dẫn dầu ngang qua A Phú Hãn. Tổng thống Bush không ký vào Tuyên bố Kyoto về môi trường; quay lưng với Tòa án Quốc tế về tội phạm chiến tranh; và không ký hiệp định về hạn chế tên lửa. Bush còn tuyên bố, nếu cần, ông sẽ dùng vũ khí hạt nhân chống những nước không có vũ khí hạt nhân. [vì vậy đế quốc xâm lược Mỹ ngăn chận các quốc gia trên thế giới có vũ khí HỦY DIỆT NGUYÊN TỬ, đánh trả Mỹ xử dung NGUYEN TỬ, điển hình cuộc chiến tranh Nam Tư, Afghanistan, Irag… Mỹ đã dùng NGUYÊN TỬ GIẢM XẠ hủy hoại môi trường sinh thái ở các quốc gia này, trong số đó có một số binh sĩ Đức, Pháp…bị ung thư hoại huyết tại Nam Tư, bởi 32 ngàn viên đạn giảm xạ của Mỹ và 8 ngàn viên đạn giảm xạ của ANH, NDVN] Dưới chiêu bài tuyên truyền về Iraq có vũ khí tàn sát hàng loạt, Chính phủ Bush đang phát triển các vũ khí tàn sát hàng loạt, xem thường các quy ước quốc tế về vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Trên tờ Los Angeles Times, Nhà phân tích quân sự William Arkin mô tả một đội quân bí mật do Donald Rumsfeld thành lập, giống như đội quân do Richard Nixon và Henry Kissinger lập trước đây (nhưng bị Quốc hội cấm hoạt động). Theo một tài liệu mật được đề trình lên Donald Rumsfeld, một nhóm mới có tên là “Proactive Pre-emptive Operations Group”, hay P2OG, sẽ khiêu khích bọn khủng bố để chúng tấn công, và sau đó Mỹ sẽ phản công lại bất cứ quốc gia nào chứa chấp bọn khủng bố.
Nói một cách khác, nhiều người vô tội sẽ bị giết vì cái kế hoạch này. Kế hoạch này giông giống như Chiến dịch Northwoods (Operation Northwoods) từng được đệ trình lên Tổng thống Kennedy trước đây. Trong Kế hoạch Northwoods, giới quân sự Mỹ đề nghị tạo ra những cuộc khủng bố giả, với đánh bom, cướp phi cơ, rớt phi cơ, thậm chí gây tử vong cho dân Mỹ, [cho nên vụ 9/11/2001 do đế quốc xâm lược Mỹ dàn dựng, đã giết trên 2800 dân Mỹ, đọc: CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ TIẾN HÀNH VỤ TẤN CÔNG 11/9? và Những Lập Luận Trái Chiều Về Vụ 11/9, để hợp thức hóa xâm lăng Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria,….Iran…và bán vũ khí cho ASIA - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, NDVN] để hợp thức hóa cho một cuộc xâm lăng vào Cuba. Tổng thống Kennedy từ chối kế hoạch này. Vài tháng sau đó, ông bị ám sát chết. Ngay nay, Donald Rumsfeld làm sống lại Kế hoạch Northwoods, nhưng với những phương tiện quân sự mà người ta chỉ mơ đến trong thời thập niên 60s. Cần phải nhấn mạnh rằng bạn đọc không phải đang đọc một câu chuyện tưởng tượng: những nhân vật như Perle, Rumsfeld, và Cheney, đang nắm quyền lực ở Mỹ. Những người này đang tìm cách gây cảm tình và lấy lòng giới truyền thông. Một trong những ưu tư hàng đầu của họ là tìm những ký giả sẵn sàng chấp nhận ý tưởng của họ.
“Ý tưởng” ở đây là một cách nói, một mật mã cho sự giả dối. Thật vậy, trong đời làm ký giả, chưa bao giờ tôi chứng kiến những giả dối, nói láo lan rộng khắp nơi như hiện nay. Chúng ta có thể cười ngất ngưỡng về cái gọi là “Iraq dossier” (Hồ sơ Iraq) của Tony Blair và những lời nói láo vụng về của Jack Straw (Bộ trưởng ngoại giao Anh) rằng Iraq đã từng sản xuất bom hạt nhân, nhưng những giả dối, nói láo này càng ngày càng âm ỉ thì Chính phủ chúng ta càng có lý do để tấn công Iraq, hay gán ghép Iraq với mọi tai nạn trong thành phố, và chúng trở thành tin tức hàng ngày. Đó không phải là tin tức; đó là những tuyên truyền đen (black propaganda).
Tuyên truyền đen là lũng đoạn thông tin, và mục đích của nó là làm cho giới ký giả trở thành những con vẹt biết nói, chỉ lặp lại những gì chính phủ tuyên bố. Một cuộc tấn công vào một quốc gia với 22 triệu dân đã đau khổ vì chiến tranh được đem ra thảo luận giữa các “bình luận gia” như là đề tài của một cuộc bàn thảo khoa bảng trong đại học, mà trong đó từng mảnh được xô đẩy vòng quanh bản đồ, như giới đế quốc Anh, Pháp từng làm ngày xưa.
Đối với những người quan tâm đến nhân đạo, vấn đề đặt ra không phải là sự tàn bạo của chủ nghĩa tân đế quốc đang thống trị thế giới, nhưng Saddam Hussein là một người xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ không chịu thú nhận rằng quyết định tham gia vào cuộc chiến ở Iraq sẽ một cách gián tiếp niêm phong số mạng của hàng ngàn người dân vô tội ở Iraq. Không thể nào nhân danh nhân đạo để ủng hộ một hành động giết người được. Đó là một lối suy nghĩ kiểu ba phải và sai lầm. Ngoài ra, sự cực đoan của một số người Mỹ có quyền thế mà chúng ta gặp phải ngày nay đã và đang rọi chiếu xuống chúng ta quá lâu để những ai có trái tim không thể nào bỏ qua được.
(*) Phỏng dịch từ bài viết “America's Bid For Global Dominance” của John Pilger, trên tờ The New Statesman, số ra ngày 12 Tháng 12, 2002. Tác giả cám ơn Norm Dixon and Chris Floyd. Người dịch: Nguyễn Văn
Chiến tranh và buôn bán vũ khí
Chiến tranh, theo cách hiểu thông thường, là một việc tồi, bất lương. Đối với người lính ngoài chiến trường, hay người dân bị kẹt trong giữa hai lằn đạn, chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Nhưng đối với các công ti sản xuất và buôn bán vũ khí như Lockheed Martin, Northrop Grumman, hay cựu Tổng thư lệnh William Crowe, chiến tranh là một thương trường lí tưởng, một cơ hội thương mại để mở rộng hoạt động sản xuất và thị trường vũ khí.
Chẳng hạn như Boeing, trong thời gian gần đây, đã tăng gấp đôi sản lượng linh kiện, hay nói cho đúng hơn là bom loại JDAM (25.000 Mỹ kim một trái bom). Công ti Raytheon tăng thêm ca làm việc để sản xuất những loại bom Paveway do tia laser điều khiển ($55.000 Mỹ kim một trái). Công ti Alliant Techsystems bận rộn chế tạo khoảng 265 triệu viên đạn, với trị giá 92 triệu Mỹ kim.
Đây là thời đại của “chiến tranh hi-tech”. Và, đó là một tin mừng cho công ti General Atomics Aeronauticals Systems và chiến đấu cơ không người lái Predator. Giá cả của Predator được tính là 25 triệu Mỹ kim cho mỗi 4 chiếc. Còn công ti Northrop Grumman, với chiến đấu cơ có người lái Global Hawk (20 triệu Mỹ kim một chiếc), cũng làm ăn khấm khá ra. Công ti Northrop Grumman mới đây mua luôn công ti TRW với giá 7,8 tỉ Mỹ kim, và dự trù sẽ thu vào khoảng 26 tỉ Mỹ kim năm nay.
Để duy trì thông tin giữa những chiến đấu cơ này và tổng hành dinh của chiến dịch, Boeing chào hàng hệ thống vệ tinh Wideband Gap (1,3 tỉ Mỹ kim mỗi hệ thống), và Lockheed Martin, Hughes, và TRW thì rao bán hệ thống EHF Advanced Wideband với giá 2,7 tỉ Mỹ kim.
Nếu bạn là Đô đốc Crowe, bạn còn có dịp đầu tư vào một kĩ nghệ hết sức mầu mỡ. Năm 1998, chính phủ tiểu bang Michigan bán công ti Bioport, chuyên sản xuất vaccine, cho một nhóm đầu tư tư nhân. Lúc đó, Bioport bị Cơ quan Quản lí Thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration, hay FDA) phạt về vấn đề kiểm tra chất lượng trong sản xuất vaccine. Đô đốc Crowe và công ti của ông mua Bioport với giá rẻ mạt, và sau đó được ngay một hợp đồng trị giá 60 triệu Mỹ kim với Bộ quốc phòng.
Cố nhiên, bạn không cần phải giết người để làm ra tiền. Hãy lấy công ti Kellogg Brown & Root (KBR), do công ti cũ của Phó tổng thống Dick Cheney, Halliburton, làm chủ, ra làm một ví dụ. Từ thời Thế chiến thứ II và ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, KBR xây dựng hầu như tất cả các công trình quân sự cho quân đội Mỹ. Trong thập niên 1990s, KBR thu được 2,5 tỉ Mỹ kim từ các hợp đồng với Bộ quốc phòng. Hiện nay công ti này cũng đang xây dựng ở A Phú Hãn, nhưng chi phí không được tiết lộ cho công chúng biết.
Các căn cứ quân sự ở Yemen, Pakistan, Turkey, Georgia, Uzbekistan, Kyregyszstan, Ấn Độ, và Phi Luật Tân cũng đang được xây dựng. Nhưng cần gì phải đi đến những nơi xa xôi như thế để làm ra tiền, chỉ cần ở Mỹ cũng có cơ hội lớn vậy. Ngân sách cho an ninh quốc gia (Homeland Security) dành ra 37,7 tỉ Mỹ kim, và các công ti trên đã có hợp đồng.
Boeing muốn gắn hệ thống theo dõi tên lửa trên mỗi máy bay dân dụng (chở hành khách). Lockheed Martin muốn bán hệ thống computer dùng để huấn luyện các đội chữa lửa và cấp cứu. General Dynamics thì muốn bán xe bọc sắt (armored vehicles) cho các đồn cảnh sát địa phương (với giá đặc biệt là 200.000 Mỹ kim một chiếc), và loại máy bay nhỏ Gulfstream Executive cho quân đội. Northrop Grumman, nhà sản xuất máy bay B-2 Stealth Bomber (2 tỉ Mỹ kim một chiếc) cùng hợp tác với Lockheed Martin sản xuất một số chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter với giá 400 tỉ Mỹ kim để phòng chống khủng bố sinh học.
Tất cả những sản phẩm này, dĩ nhiên, đều được sản xuất dưới danh nghĩa ái quốc. Phó tổng giám đốc Boeing, John Stammreich, nói “Sự kiện 9/11 là một biến cố rất cá nhân đối với chúng tôi”. Nhưng với một cái giá rất lớn. Nếu cộng tất cả chi phí phụ, khoảng 355,5 tỉ Mỹ kim; an ninh quốc gia, 30 tỉ Mỹ kim; viện trợ quân sự cho nước ngoài, 25,5 tỉ; vũ khí hạt nhân, 16 tỉ; v.v... thì nước Mỹ chi ra hơn 465 tỉ Mỹ kim mỗi năm, tức là 1,2 tỉ Mỹ kim mỗi ngày.
Chỉ cần tiết kiệm một tháng chi tiêu cho quân sự cũng đủ lấp vào số tiền thiếu hụt trong ngân sách của cả tiểu bang California. Thay vào đó, tiểu bang California phải cống hiến 10,1 tỉ Mỹ kim tiền thuế của dân để chi cho chiến tranh sắp tới.
Ai nói chiến tranh là có hại? Không phải ai cũng là nạn nhân của chiến tranh. Có người vẫn làm lời với chiến tranh.
(*) Nguyễn Văn lược dịch từ bài viết “War is good business” của Conn Hallinan
Một trong những “nhà tư tưởng” cho George W. Bush's là Richard Perle. Tôi (John Pilger) từng phỏng vấn Perle khi ông ta còn làm cố vấn cho Tổng thống Reagan; và lúc đó ông ta nói về một cuộc chiến tranh toàn diện (“total war”), nhưng tôi lầm tưởng phớt lờ qua vì tôi nghĩ ông ta điên. Nhưng mới đây, Perle lại dùng chữ đó một lần nữa để mô tả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Perle khẳng định rằng không có chiến tranh từng giai đoạn (stages war), mà là chiến tranh toàn diện. Ông nói thêm: chúng ta đang chiến đấu với nhiều kẻ thù, kẻ thù ở khắp nơi ngoài Mỹ. Theo Perle, việc đánh A Phú Hãn rồi mới đến Iraq là một chiến lược sai lầm; Perle muốn Mỹ ôm gọn cả thế giới không phải bằng các phương tiện ngoại giao, mà bằng chiến tranh toàn diện. Ông mơ tưởng về tương lai, khi mà vài mươi năm sau, thế hệ con cháu ông sẽ ca ngợi sự sáng suốt của tiền nhân như ông.
Perle là một trong những sáng lập viên của “Project for the New American Century” hay còn gọi là PNAC. Các sáng lập viên khác gồm những người như Dick Cheney, nay là Phó tổng thống; Donald Rumsfeld, Bộ trưởng quốc phòng; Paul Wolfowitz, Thứ trưởng quốc phòng; I. Lewis Libby, Chánh văn phòng của Cheney; William J. Bennett, Bộ trưởng giáo dục thời Reagan; và Zalmay Khalilzad, Đại sứ Mỹ ở A Phú Hãn. Đây là những tên tuổi mới của chủ nghĩa tân đế quốc. Trong một báo cáo tựa đề “Rebuilding America's Defences: strategy, forces and resources for a new century”, nhóm PNAC soạn thảo ra một kế hoạch cho Mỹ trong tương lai. Hai năm trước đây, PNAC đề nghị tăng thêm 48 tỉ đô-la cho ngân sách vũ khí để Hoa Thịnh Đốn có thể đánh và thắng nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Điều này thực ra đã xảy ra. Trong báo cáo, PNAC còn đề nghị Mỹ nên phát triển các vũ khí hạt nhân có khả năng truy tầm và xâm nhập vào các hầm trú ẩn (gọi là “bunker-buster nuclear weapons”) và đưa chương trình “Star wars” lên một trong những ưu tiên hàng đầu cho quốc gia. Chương trình này đang được thực hiện. Báo cáo còn đặt ra một kế hoạch rằng nếu George W. Bush đắc cử, Iraq phải là mục tiêu quân sự. Và Iraq đang là một đối tượng cho Mỹ gây chiến tranh.
Về tố cáo rằng Iraq đang sản xuất các vũ khí tàn sát hàng loạt (weapons of mass destruction), báo cáo của PNAC bác bỏ đó chỉ là những cái cớ. Bản báo cáo nhận định rằng trong khi chuyện xung đột với Iraq tự nó là một lý do cho một cuộc chiến mới, việc duy trì một lực lượng quân sự Mỹ ở vùng Vịnh sẽ làm cho vấn đề chế độ Saddam Hussein dễ giải quyết hơn. Chiến lược vĩ mô này được thực thi như thế nào? Một loạt bài báo trên tờ Washington Post do Bob Woodward (người từng phanh phui vụ Watergate thời Nixon) viết cho thấy biến cố 11/9 đã được khai thác ra sao.
Sáng ngày 12 tháng 9, năm 2001, dù chưa có bằng chứng nào về gốc gác của nhóm cướp máy bay đâm vào hai tòa nhà ở New York, Donald Rumsfeld yêu cầu Mỹ tấn công Iraq. Theo Woodward, Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld tuyên bố trước Nội các rằng Iraq nên là một mục tiêu đầu tiên và chủ yếu trong vòng đầu của cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng mục tiêu Iraq tạm thời được bỏ qua bên, vì Bộ trưởng ngoại giao Colin Powell, thuyết phục Tổng thống Bush rằng dư luận công chúng cần phải được uốn nắn trước khí tấn công Iraq (nguyên văn: “public opinion has to be prepared before a move against Iraq is possible”). A Phú Hãn được chọn làm mục tiêu tấn công. Nếu ước tính của Jonathan Steele (ký giả của tờ Guardian) đúng thì khoảng 20,000 (20 ngàn) người A Phú Hãn đã bỏ mạng cho những tranh luận và lựa chọn mục tiêu của Tòa Bạch Ốc.
Hết ngày này sang tháng nọ, biến cố 11/9 được mô tả như là một cơ hội – một “opportunity”. Theo Nicholas Lemmann viết trên tờ New Yorker (số tháng Tư, 2002), Cố vấn an ninh quốc gia, Condoleezza Rice, báo cáo với ông Bush rằng bà ta đã triệu tập một cuộc mít-tinh gồm các thành viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council) và đặt vấn đề nên tận dụng biến cố 9/11 như thế nào (“to think about 'how do you capitalise on these opportunities'”), mà bà ta so sánh với những biến cố trong những năm 1945 – 1947: thời điểm khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. Kể từ ngày 11 tháng 9, năm 2001, Mỹ đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự tại các nước có dầu hỏa, nhất là ở vùng Trung Á. Công ty dầu hỏa Unocal xây dựng đường ống dẫn dầu ngang qua A Phú Hãn. Tổng thống Bush không ký vào Tuyên bố Kyoto về môi trường; quay lưng với Tòa án Quốc tế về tội phạm chiến tranh; và không ký hiệp định về hạn chế tên lửa. Bush còn tuyên bố, nếu cần, ông sẽ dùng vũ khí hạt nhân chống những nước không có vũ khí hạt nhân. [vì vậy đế quốc xâm lược Mỹ ngăn chận các quốc gia trên thế giới có vũ khí HỦY DIỆT NGUYÊN TỬ, đánh trả Mỹ xử dung NGUYEN TỬ, điển hình cuộc chiến tranh Nam Tư, Afghanistan, Irag… Mỹ đã dùng NGUYÊN TỬ GIẢM XẠ hủy hoại môi trường sinh thái ở các quốc gia này, trong số đó có một số binh sĩ Đức, Pháp…bị ung thư hoại huyết tại Nam Tư, bởi 32 ngàn viên đạn giảm xạ của Mỹ và 8 ngàn viên đạn giảm xạ của ANH, NDVN] Dưới chiêu bài tuyên truyền về Iraq có vũ khí tàn sát hàng loạt, Chính phủ Bush đang phát triển các vũ khí tàn sát hàng loạt, xem thường các quy ước quốc tế về vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Trên tờ Los Angeles Times, Nhà phân tích quân sự William Arkin mô tả một đội quân bí mật do Donald Rumsfeld thành lập, giống như đội quân do Richard Nixon và Henry Kissinger lập trước đây (nhưng bị Quốc hội cấm hoạt động). Theo một tài liệu mật được đề trình lên Donald Rumsfeld, một nhóm mới có tên là “Proactive Pre-emptive Operations Group”, hay P2OG, sẽ khiêu khích bọn khủng bố để chúng tấn công, và sau đó Mỹ sẽ phản công lại bất cứ quốc gia nào chứa chấp bọn khủng bố.
Nói một cách khác, nhiều người vô tội sẽ bị giết vì cái kế hoạch này. Kế hoạch này giông giống như Chiến dịch Northwoods (Operation Northwoods) từng được đệ trình lên Tổng thống Kennedy trước đây. Trong Kế hoạch Northwoods, giới quân sự Mỹ đề nghị tạo ra những cuộc khủng bố giả, với đánh bom, cướp phi cơ, rớt phi cơ, thậm chí gây tử vong cho dân Mỹ, [cho nên vụ 9/11/2001 do đế quốc xâm lược Mỹ dàn dựng, đã giết trên 2800 dân Mỹ, đọc: CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ TIẾN HÀNH VỤ TẤN CÔNG 11/9? và Những Lập Luận Trái Chiều Về Vụ 11/9, để hợp thức hóa xâm lăng Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria,….Iran…và bán vũ khí cho ASIA - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, NDVN] để hợp thức hóa cho một cuộc xâm lăng vào Cuba. Tổng thống Kennedy từ chối kế hoạch này. Vài tháng sau đó, ông bị ám sát chết. Ngay nay, Donald Rumsfeld làm sống lại Kế hoạch Northwoods, nhưng với những phương tiện quân sự mà người ta chỉ mơ đến trong thời thập niên 60s. Cần phải nhấn mạnh rằng bạn đọc không phải đang đọc một câu chuyện tưởng tượng: những nhân vật như Perle, Rumsfeld, và Cheney, đang nắm quyền lực ở Mỹ. Những người này đang tìm cách gây cảm tình và lấy lòng giới truyền thông. Một trong những ưu tư hàng đầu của họ là tìm những ký giả sẵn sàng chấp nhận ý tưởng của họ.
“Ý tưởng” ở đây là một cách nói, một mật mã cho sự giả dối. Thật vậy, trong đời làm ký giả, chưa bao giờ tôi chứng kiến những giả dối, nói láo lan rộng khắp nơi như hiện nay. Chúng ta có thể cười ngất ngưỡng về cái gọi là “Iraq dossier” (Hồ sơ Iraq) của Tony Blair và những lời nói láo vụng về của Jack Straw (Bộ trưởng ngoại giao Anh) rằng Iraq đã từng sản xuất bom hạt nhân, nhưng những giả dối, nói láo này càng ngày càng âm ỉ thì Chính phủ chúng ta càng có lý do để tấn công Iraq, hay gán ghép Iraq với mọi tai nạn trong thành phố, và chúng trở thành tin tức hàng ngày. Đó không phải là tin tức; đó là những tuyên truyền đen (black propaganda).
Tuyên truyền đen là lũng đoạn thông tin, và mục đích của nó là làm cho giới ký giả trở thành những con vẹt biết nói, chỉ lặp lại những gì chính phủ tuyên bố. Một cuộc tấn công vào một quốc gia với 22 triệu dân đã đau khổ vì chiến tranh được đem ra thảo luận giữa các “bình luận gia” như là đề tài của một cuộc bàn thảo khoa bảng trong đại học, mà trong đó từng mảnh được xô đẩy vòng quanh bản đồ, như giới đế quốc Anh, Pháp từng làm ngày xưa.
Đối với những người quan tâm đến nhân đạo, vấn đề đặt ra không phải là sự tàn bạo của chủ nghĩa tân đế quốc đang thống trị thế giới, nhưng Saddam Hussein là một người xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ không chịu thú nhận rằng quyết định tham gia vào cuộc chiến ở Iraq sẽ một cách gián tiếp niêm phong số mạng của hàng ngàn người dân vô tội ở Iraq. Không thể nào nhân danh nhân đạo để ủng hộ một hành động giết người được. Đó là một lối suy nghĩ kiểu ba phải và sai lầm. Ngoài ra, sự cực đoan của một số người Mỹ có quyền thế mà chúng ta gặp phải ngày nay đã và đang rọi chiếu xuống chúng ta quá lâu để những ai có trái tim không thể nào bỏ qua được.
(*) Phỏng dịch từ bài viết “America's Bid For Global Dominance” của John Pilger, trên tờ The New Statesman, số ra ngày 12 Tháng 12, 2002. Tác giả cám ơn Norm Dixon and Chris Floyd. Người dịch: Nguyễn Văn
Chiến tranh và buôn bán vũ khí
Chiến tranh, theo cách hiểu thông thường, là một việc tồi, bất lương. Đối với người lính ngoài chiến trường, hay người dân bị kẹt trong giữa hai lằn đạn, chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Nhưng đối với các công ti sản xuất và buôn bán vũ khí như Lockheed Martin, Northrop Grumman, hay cựu Tổng thư lệnh William Crowe, chiến tranh là một thương trường lí tưởng, một cơ hội thương mại để mở rộng hoạt động sản xuất và thị trường vũ khí.
Chẳng hạn như Boeing, trong thời gian gần đây, đã tăng gấp đôi sản lượng linh kiện, hay nói cho đúng hơn là bom loại JDAM (25.000 Mỹ kim một trái bom). Công ti Raytheon tăng thêm ca làm việc để sản xuất những loại bom Paveway do tia laser điều khiển ($55.000 Mỹ kim một trái). Công ti Alliant Techsystems bận rộn chế tạo khoảng 265 triệu viên đạn, với trị giá 92 triệu Mỹ kim.
Đây là thời đại của “chiến tranh hi-tech”. Và, đó là một tin mừng cho công ti General Atomics Aeronauticals Systems và chiến đấu cơ không người lái Predator. Giá cả của Predator được tính là 25 triệu Mỹ kim cho mỗi 4 chiếc. Còn công ti Northrop Grumman, với chiến đấu cơ có người lái Global Hawk (20 triệu Mỹ kim một chiếc), cũng làm ăn khấm khá ra. Công ti Northrop Grumman mới đây mua luôn công ti TRW với giá 7,8 tỉ Mỹ kim, và dự trù sẽ thu vào khoảng 26 tỉ Mỹ kim năm nay.
Để duy trì thông tin giữa những chiến đấu cơ này và tổng hành dinh của chiến dịch, Boeing chào hàng hệ thống vệ tinh Wideband Gap (1,3 tỉ Mỹ kim mỗi hệ thống), và Lockheed Martin, Hughes, và TRW thì rao bán hệ thống EHF Advanced Wideband với giá 2,7 tỉ Mỹ kim.
Nếu bạn là Đô đốc Crowe, bạn còn có dịp đầu tư vào một kĩ nghệ hết sức mầu mỡ. Năm 1998, chính phủ tiểu bang Michigan bán công ti Bioport, chuyên sản xuất vaccine, cho một nhóm đầu tư tư nhân. Lúc đó, Bioport bị Cơ quan Quản lí Thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration, hay FDA) phạt về vấn đề kiểm tra chất lượng trong sản xuất vaccine. Đô đốc Crowe và công ti của ông mua Bioport với giá rẻ mạt, và sau đó được ngay một hợp đồng trị giá 60 triệu Mỹ kim với Bộ quốc phòng.
Cố nhiên, bạn không cần phải giết người để làm ra tiền. Hãy lấy công ti Kellogg Brown & Root (KBR), do công ti cũ của Phó tổng thống Dick Cheney, Halliburton, làm chủ, ra làm một ví dụ. Từ thời Thế chiến thứ II và ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, KBR xây dựng hầu như tất cả các công trình quân sự cho quân đội Mỹ. Trong thập niên 1990s, KBR thu được 2,5 tỉ Mỹ kim từ các hợp đồng với Bộ quốc phòng. Hiện nay công ti này cũng đang xây dựng ở A Phú Hãn, nhưng chi phí không được tiết lộ cho công chúng biết.
Các căn cứ quân sự ở Yemen, Pakistan, Turkey, Georgia, Uzbekistan, Kyregyszstan, Ấn Độ, và Phi Luật Tân cũng đang được xây dựng. Nhưng cần gì phải đi đến những nơi xa xôi như thế để làm ra tiền, chỉ cần ở Mỹ cũng có cơ hội lớn vậy. Ngân sách cho an ninh quốc gia (Homeland Security) dành ra 37,7 tỉ Mỹ kim, và các công ti trên đã có hợp đồng.
Boeing muốn gắn hệ thống theo dõi tên lửa trên mỗi máy bay dân dụng (chở hành khách). Lockheed Martin muốn bán hệ thống computer dùng để huấn luyện các đội chữa lửa và cấp cứu. General Dynamics thì muốn bán xe bọc sắt (armored vehicles) cho các đồn cảnh sát địa phương (với giá đặc biệt là 200.000 Mỹ kim một chiếc), và loại máy bay nhỏ Gulfstream Executive cho quân đội. Northrop Grumman, nhà sản xuất máy bay B-2 Stealth Bomber (2 tỉ Mỹ kim một chiếc) cùng hợp tác với Lockheed Martin sản xuất một số chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter với giá 400 tỉ Mỹ kim để phòng chống khủng bố sinh học.
Tất cả những sản phẩm này, dĩ nhiên, đều được sản xuất dưới danh nghĩa ái quốc. Phó tổng giám đốc Boeing, John Stammreich, nói “Sự kiện 9/11 là một biến cố rất cá nhân đối với chúng tôi”. Nhưng với một cái giá rất lớn. Nếu cộng tất cả chi phí phụ, khoảng 355,5 tỉ Mỹ kim; an ninh quốc gia, 30 tỉ Mỹ kim; viện trợ quân sự cho nước ngoài, 25,5 tỉ; vũ khí hạt nhân, 16 tỉ; v.v... thì nước Mỹ chi ra hơn 465 tỉ Mỹ kim mỗi năm, tức là 1,2 tỉ Mỹ kim mỗi ngày.
Chỉ cần tiết kiệm một tháng chi tiêu cho quân sự cũng đủ lấp vào số tiền thiếu hụt trong ngân sách của cả tiểu bang California. Thay vào đó, tiểu bang California phải cống hiến 10,1 tỉ Mỹ kim tiền thuế của dân để chi cho chiến tranh sắp tới.
Ai nói chiến tranh là có hại? Không phải ai cũng là nạn nhân của chiến tranh. Có người vẫn làm lời với chiến tranh.
(*) Nguyễn Văn lược dịch từ bài viết “War is good business” của Conn Hallinan
Vì sao nhân loại ghét nước Mỹ?
NDVN (www.nhandanvietnam.org), trích trang nhà giaodiemonline, bài viết Vì Sao Họ Ghét Nước Mỹcủa Harry Brown, để minh chứng học giả Noam Chomsky, lừng danh của Mỹ, Giáo sư Viện Kỹ Thuật Massachusetts (M.I.T.) viết: “Nếu những luật của Nuremberg ( tòa án xử tội phạm chiến tranh ) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.” (If the Nuremberg laws were applied, then every post-war American president would have been hanged).
Để rồi trong thời điểm này, Nhân loại đang sống trong thế kỷ 21, phải làm đại cuộc cách mạng nhân bản, là đem các Tổng thống Mỹ, từ Tổng thống thứ 25, William McKinley (1897-1901) cho đến Tổng thống Bush Con hiện nay, nhận bản án treo cổ trước tòa án tội phạm chiến tranh.
Qua bài viết này, chúng ta biết được Tổng thống Ford, Carter, và Bill Clinton, là những tội phạm chiến tranh diệt chủng, không thua gì những Tổng thống TRUMAN Cha Đẻ Trùm Chiến Tranh Lạnh,...và Tổng thống Reagan, Bush Cha và Bush Con Cha Đẻ Trùm Chiến Tranh Khủng Bố Với Chủ Thuyết Chiến Tranh Chống Khủng Bố, đã tàn sát diệt chủng nhân loại, nhất là hiện nay Bush Con đã và đang tàn sát diệt chủng Iraq. Nếu Mỹ vẫn còn chiếm đóng và đô hộ Iraq chỉ trong vòng 10 năm nữa, thì sẽ có vào khoảng từ 4 đến 5 triệu dân Iraq tử vong và hơn 50% dân Iraq tàn phế, không những thế hàng chục ngàn lính Mỹ tử thương và trên vài trăm ngàn phế binh Mỹ sẽ là gánh nặng an sinh xã hội cho nhân dân Mỹ….
Mc Kinley Wilson Rooservel Truman Kennedy
Johsnon Nixon Regan H.W Bush Cha G.W.Bush Con
(Noam Chomsky, học giả lừng danh của Mỹ, Giáo sư Viện Kỹ Thuật Massachusetts(M.I.T.) viết: “Nếu những luật của Nuremberg ( tòa án xử tội phạm chiến tranh ) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.” (If the Nuremberg laws were applied, then every post-war American president would have been hanged).
VÌ SAO HỌ GHÉT NƯỚC MỸ?Harry Brown – Tháng 5/2005 Kể từ Tổng thống thứ 25, William McKinley (1897-1901) cho đến nay, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường coi mạng sống người dân nước khác rất nhẹ. Một vài điểm chính: McKinley đã phản bội ngưòi Phi-Luật-Tân, vốn là dân đã từng theo quân đội Mỹ đánh Tây-Ban-Nha năm 1898 – nhưng rồi ông quay trở lại chống họ rồi chiếm đóng Phi Luật Tân trong 47 năm trời. Tổng thống Woodrow Wilson giúp hai nước Anh và Pháp vẽ lại biên giới theo cách làm cho các nước Âu châu đánh nhau và thù hận nhau hàng thế kỹ - và tiếp tục tạo chiến tranh cho đến gần đây nhất là các cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo trong những năm 1990. Và ông Wilson hợp tác với Anh khi đế quốc này từ chối trao trả độc lập và tự do cho các dân Ả-rập để được Anh ủng hộ Đồng Minh trong Đệ Nhất Thế Chiến. Còn nữa . . . Trong những năm 1920 và 1930, các Tổng thống Mỷ thường chơi trò “ngoại giao bằng hăm dọa” các nước Nam Mỹ - xâm lăng các nước như Nicaragua, Hondura - hoặc gửi lính đến Trung hoa, Thổ-Nhĩ-Kỳ. Franklin Roosevelt – cùng có một “viễn kiến” như W. Wilson và cũng dốt không kém gì Wilson về lịch sử và ngoại giao – đã hy-sinh tự do và độc lập của dân Hung-Gia-Lợi, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Bulgaria, Nam Tư, Albania, Latvia, Lithuana, Estonia và Trung Hoa, để thỏa mãn tham vọng lãnh đạo thế giới tự do. Harry Truman ủng hộ các nhà độc tài ở Á và Phi châu và gọi đó là “chủ nghĩa Truman.” Các dân tộc khác đã coi chủ nghĩa này là một chánh sách của Mỹ ủng hộ cho những thành phần bất hảo nhất trên thế giới – và Truman đã gửi quân Mỹ qua chết ở Triều Tiên để bảo vệ cho chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn. Và còn nữa . . . Dwight Eisenhower tán thành cuộc đảo chánh chế độ dân cử ở Iran và thay vào đó bằng một vua Shah rất đáng sợ, và Dwight Eisenhower tiếp tục “chủ nghĩa Truman” - ủng hộ các nhà độc tài ở Á châu, Nam Mỹ châu, đóng quân Mỹ tại 12 nước ngoại quốc, và nhắc nhỡ tất cả mọi người ở khắp thế giới biết là nước Mỹ đã trở thành một đế quốc. John F. Kennedy xâm lăng Cuba, gửi quân giúp dẹp một cuộc nổi dậy dành tự do ở Congo, ủng hộ một nhà độc tài tàn ác ở Nam Việt Nam rồi ám sát ông ta, giúp đàn áp ở Lào và Cao Mên, và triển hạn các căn cứ quân sự Mỹ ở ngoại quốc. Lyndon Johnson bóp méo sự thật để đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp ở Việt Nam - một cuộc chiến đã giết hàng triệu người Việt và vẫn để cho Việt Nam rơi vào tay Cọng sản. Richard Nixon bí mật oanh tạc Cao Mên và rồi cả thế giới cũng biết được bí mật này - và Ngoại trưởng Henry Kissinger được nổi tiếng qua việc thực hành chủ thuyết “chính trị thực tiễn” (realpolitik), một chủ thuyết giúp ông ta dùng mạng sống con người như lá bài để đánh cuộc khi ông ta họp đối mặt với các nhà độc tài quốc tế. Và còn nữa . . . Gerald Ford và Jimmy Carter (theo hiểu biết của tôi) đã không xúi đẩy một cuộc xâm nhập đáng kể nào vào các nước khác, nhưng hai ông này vẫn hăng hái tiếp tục lấy tiền đóng thuế của dân Mỹ đem cho các nhà độc tài và tiếp tục đem quân Mỹ đến đóng tại hơn 100 nước trên toàn cầu. Ronald Reagan đem quân Mỹ húc vào trong một cuộc nội chiến ở Lebanon, xâm lăng Grenada, oanh tạc Lybia, can thiệp vào nội bộ của Trung Mỹ Châu, gắn hỏa tiễn Mỹ trên lục địa Âu châu (tạo nguy hiểm cho người dân Âu châu) và ủng hộ các nhà độc tài ở El Salvador, Guatemala và các nước Nam Mỹ khác. George H. Bush xâm lăng Panama và Iraq - rồi áp đặt hình phạt và không kích làm tử vong hàng vạn đàn ông, đàn bà, trẻ con vô tội. Và còn nữa . . . Bill Clinton tiếp tục hình phạt và không kích Iraq, gừi quân Mỹ đi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Bosnia và Kosovo, dùng quân đội Mỹ để áp đặt một nhà độc tài ở Haiti - đồng thời tiếp tục dùng tiền thuế của dân Mỹ để ủng hộ các nhà độc tài quốc tế và tiếp tục rải quân Mỹ ở khắp mặt địa cầu giống như lính của đế quốc La Mã ngày xưa vậy. George W. Bush đã xâm lăng Afghanistan và Iraq, giết hàng vạn người dân, hăm dọa Iran và Syria, lật đổ chính quyền ở Haiti và thiếp lập ở đó một chế độ độc tài; ca ngợi và ủng hộ độc tài ở Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Nga và nhiều quốc gia khác; và đòi hỏi mọi người ủng hộ nước Mỹ nếu không muốn bị oanh tạc và xâm lăng - đồng thời tuyên bố ông ta muốn đem lại tự do và dân chủ (kiểu Mỹ ) đến cho toàn thế giới. Bây giờ thì chúng ta biết . . . Vậy thì tại sao mà hàng tỉ người ở khắp thế giới lại ghét nước Mỹ đến như vậy? Dĩ nhiên là vì tự do, thịnh vượng và dân chủ của chúng ta. Làm sao tôi biết được? Tại vì George Bush đã nói với tôi như vậy. Chứ có lý do nào khác mà người ngoại quốc phải oán giận nước Mỹ?
Harry Brown, giaodiemonline, ngày 20/6/07
nhandanvietnam.org, ngày 30/6/07
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)