NGUYỄN VĂN
1. Kế hoạch thống trị toàn cầu của Mỹ
Một kế hoạch nhằm đưa Mỹ lên địa vị thống trị toàn cầu đã được soạn thảo một cách rất chi tiết hơn hai năm trước (trước khi cả ông George W. Bush đắc cử tổng thống), nhưng mới bị tiết lộ ra ngoài báo chí gần đây. Theo kế hoạch này, yếu tố cần thiết để Mỹ có thể thống trị nguồn tài nguyên thế giới là vài biến cố lớn như trận tấn công vào Trân châu cảng hơn 50 năm về trước (nguyên văn: “some catastrophic and catalysing event - like a new Pearl Harbor”).
Biến cố xảy ra hôm 11 tháng 9 năm 2001 được giới chiến lược Mỹ xem là một “Tân Trân châu cảng”, là một cơ hội ngàn vàng ngàn năm có một. Những người dầy công nghiên cứu và tìm cách khai thác biến cố 11/9 là những cựu quan chức trong Chính phủ của Tổng thống Ronald Reagan, thời gian mà các nhóm quá khích hữu khuynh và những cơ quan nghiên cứu
chiến lược (“think-tanks”) được thành lập để trả thù cho sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam. Trong thập niên 1990s, họ có thêm một mục mới trong chương trình nghị sự: tìm cách hợp thức hóa một cuộc chiến mới sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Để nghiên cứu sâu về chủ đề này, một dự án có tên là “Project for the New American Century” được thành lập, cùng với các tổ chức nghiên cứu như American Enterprise Institute, Hudson Institute, và vài nhóm nhỏ khác, hiện đang tìm cách thực hiện những tham vọng còn tồn đọng
[dưới thời Tổng thống Reagan] trong thời Tổng thống George W. Bush
Một trong những “nhà tư tưởng” cho George W. Bush's là Richard Perle. Tôi (John Pilger) từng phỏng vấn Perle khi ông ta còn làm cố vấn cho Tổng thống Reagan; và lúc đó ông ta nói về một cuộc chiến tranh toàn diện (“total war”), nhưng tôi lầm tưởng phớt lờ qua vì tôi nghĩ ông ta điên. Nhưng mới đây, Perle lại dùng chữ đó một lần nữa để mô tả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Perle khẳng định rằng không có chiến tranh từng giai đoạn (stages war), mà là chiến tranh toàn diện. Ông nói thêm: chúng ta đang chiến đấu với nhiều kẻ thù, kẻ thù ở khắp nơi ngoài Mỹ. Theo Perle, việc đánh A Phú Hãn rồi mới đến Iraq là một chiến lược sai lầm; Perle muốn Mỹ ôm gọn cả thế giới không phải bằng các phương tiện ngoại giao, mà bằng chiến tranh toàn diện. Ông mơ tưởng về tương lai, khi mà vài mươi năm sau, thế hệ con cháu ông sẽ ca ngợi sự sáng suốt của tiền nhân như ông.
Perle là một trong những sáng lập viên của “Project for the New American Century” hay còn gọi là PNAC. Các sáng lập viên khác gồm những người như Dick Cheney, nay là Phó tổng thống; Donald Rumsfeld, Bộ trưởng quốc phòng; Paul Wolfowitz, Thứ trưởng quốc phòng; I. Lewis Libby, Chánh văn phòng của Cheney; William J. Bennett, Bộ trưởng giáo dục thời Reagan; và Zalmay Khalilzad, Đại sứ Mỹ ở A Phú Hãn. Đây là những tên tuổi mới của chủ nghĩa tân đế quốc. Trong một báo cáo tựa đề “Rebuilding America's Defences: strategy, forces and resources for a new century”, nhóm PNAC soạn thảo ra một kế hoạch cho Mỹ trong tương lai. Hai năm trước đây, PNAC đề nghị tăng thêm 48 tỉ đô-la cho ngân sách vũ khí để Hoa Thịnh Đốn có thể đánh và thắng nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Điều này thực ra đã xảy ra. Trong báo cáo, PNAC còn đề nghị Mỹ nên phát triển các vũ khí hạt nhân có khả năng truy tầm và xâm nhập vào các hầm trú ẩn (gọi là “bunker-buster nuclear weapons”) và đưa chương trình “Star wars” lên một trong những ưu tiên hàng đầu cho quốc gia. Chương trình này đang được thực hiện. Báo cáo còn đặt ra một kế hoạch rằng nếu George W. Bush đắc cử, Iraq phải là mục tiêu quân sự. Và Iraq đang là một đối tượng cho Mỹ gây chiến tranh.
Về tố cáo rằng Iraq đang sản xuất các vũ khí tàn sát hàng loạt (weapons of mass destruction), báo cáo của PNAC bác bỏ đó chỉ là những cái cớ. Bản báo cáo nhận định rằng trong khi chuyện xung đột với Iraq tự nó là một lý do cho một cuộc chiến mới, việc duy trì một lực lượng quân sự Mỹ ở vùng Vịnh sẽ làm cho vấn đề chế độ Saddam Hussein dễ giải quyết hơn. Chiến lược vĩ mô này được thực thi như thế nào? Một loạt bài báo trên tờ Washington Post do Bob Woodward (người từng phanh phui vụ Watergate thời Nixon) viết cho thấy biến cố 11/9 đã được khai thác ra sao.
Sáng ngày 12 tháng 9, năm 2001, dù chưa có bằng chứng nào về gốc gác của nhóm cướp máy bay đâm vào hai tòa nhà ở New York, Donald Rumsfeld yêu cầu Mỹ tấn công Iraq. Theo Woodward, Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld tuyên bố trước Nội các rằng Iraq nên là một mục tiêu đầu tiên và chủ yếu trong vòng đầu của cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng mục tiêu Iraq tạm thời được bỏ qua bên, vì Bộ trưởng ngoại giao Colin Powell, thuyết phục Tổng thống Bush rằng dư luận công chúng cần phải được uốn nắn trước khí tấn công Iraq (nguyên văn: “public opinion has to be prepared before a move against Iraq is possible”). A Phú Hãn được chọn làm mục tiêu tấn công. Nếu ước tính của Jonathan Steele (ký giả của tờ Guardian) đúng thì khoảng 20,000 (20 ngàn) người A Phú Hãn đã bỏ mạng cho những tranh luận và lựa chọn mục tiêu của Tòa Bạch Ốc.
Hết ngày này sang tháng nọ, biến cố 11/9 được mô tả như là một cơ hội – một “opportunity”. Theo Nicholas Lemmann viết trên tờ New Yorker (số tháng Tư, 2002), Cố vấn an ninh quốc gia, Condoleezza Rice, báo cáo với ông Bush rằng bà ta đã triệu tập một cuộc mít-tinh gồm các thành viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council) và đặt vấn đề nên tận dụng biến cố 9/11 như thế nào (“to think about 'how do you capitalise on these opportunities'”), mà bà ta so sánh với những biến cố trong những năm 1945 – 1947: thời điểm khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. Kể từ ngày 11 tháng 9, năm 2001, Mỹ đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự tại các nước có dầu hỏa, nhất là ở vùng Trung Á. Công ty dầu hỏa Unocal xây dựng đường ống dẫn dầu ngang qua A Phú Hãn. Tổng thống Bush không ký vào Tuyên bố Kyoto về môi trường; quay lưng với Tòa án Quốc tế về tội phạm chiến tranh; và không ký hiệp định về hạn chế tên lửa. Bush còn tuyên bố, nếu cần, ông sẽ dùng vũ khí hạt nhân chống những nước không có vũ khí hạt nhân. [vì vậy đế quốc xâm lược Mỹ ngăn chận các quốc gia trên thế giới có vũ khí HỦY DIỆT NGUYÊN TỬ, đánh trả Mỹ xử dung NGUYEN TỬ, điển hình cuộc chiến tranh Nam Tư, Afghanistan, Irag… Mỹ đã dùng NGUYÊN TỬ GIẢM XẠ hủy hoại môi trường sinh thái ở các quốc gia này, trong số đó có một số binh sĩ Đức, Pháp…bị ung thư hoại huyết tại Nam Tư, bởi 32 ngàn viên đạn giảm xạ của Mỹ và 8 ngàn viên đạn giảm xạ của ANH, NDVN] Dưới chiêu bài tuyên truyền về Iraq có vũ khí tàn sát hàng loạt, Chính phủ Bush đang phát triển các vũ khí tàn sát hàng loạt, xem thường các quy ước quốc tế về vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Trên tờ Los Angeles Times, Nhà phân tích quân sự William Arkin mô tả một đội quân bí mật do Donald Rumsfeld thành lập, giống như đội quân do Richard Nixon và Henry Kissinger lập trước đây (nhưng bị Quốc hội cấm hoạt động). Theo một tài liệu mật được đề trình lên Donald Rumsfeld, một nhóm mới có tên là “Proactive Pre-emptive Operations Group”, hay P2OG, sẽ khiêu khích bọn khủng bố để chúng tấn công, và sau đó Mỹ sẽ phản công lại bất cứ quốc gia nào chứa chấp bọn khủng bố.
Nói một cách khác, nhiều người vô tội sẽ bị giết vì cái kế hoạch này. Kế hoạch này giông giống như Chiến dịch Northwoods (Operation Northwoods) từng được đệ trình lên Tổng thống Kennedy trước đây. Trong Kế hoạch Northwoods, giới quân sự Mỹ đề nghị tạo ra những cuộc khủng bố giả, với đánh bom, cướp phi cơ, rớt phi cơ, thậm chí gây tử vong cho dân Mỹ, [cho nên vụ 9/11/2001 do đế quốc xâm lược Mỹ dàn dựng, đã giết trên 2800 dân Mỹ, đọc: CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ TIẾN HÀNH VỤ TẤN CÔNG 11/9? và Những Lập Luận Trái Chiều Về Vụ 11/9, để hợp thức hóa xâm lăng Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria,….Iran…và bán vũ khí cho ASIA - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, NDVN] để hợp thức hóa cho một cuộc xâm lăng vào Cuba. Tổng thống Kennedy từ chối kế hoạch này. Vài tháng sau đó, ông bị ám sát chết. Ngay nay, Donald Rumsfeld làm sống lại Kế hoạch Northwoods, nhưng với những phương tiện quân sự mà người ta chỉ mơ đến trong thời thập niên 60s. Cần phải nhấn mạnh rằng bạn đọc không phải đang đọc một câu chuyện tưởng tượng: những nhân vật như Perle, Rumsfeld, và Cheney, đang nắm quyền lực ở Mỹ. Những người này đang tìm cách gây cảm tình và lấy lòng giới truyền thông. Một trong những ưu tư hàng đầu của họ là tìm những ký giả sẵn sàng chấp nhận ý tưởng của họ.
“Ý tưởng” ở đây là một cách nói, một mật mã cho sự giả dối. Thật vậy, trong đời làm ký giả, chưa bao giờ tôi chứng kiến những giả dối, nói láo lan rộng khắp nơi như hiện nay. Chúng ta có thể cười ngất ngưỡng về cái gọi là “Iraq dossier” (Hồ sơ Iraq) của Tony Blair và những lời nói láo vụng về của Jack Straw (Bộ trưởng ngoại giao Anh) rằng Iraq đã từng sản xuất bom hạt nhân, nhưng những giả dối, nói láo này càng ngày càng âm ỉ thì Chính phủ chúng ta càng có lý do để tấn công Iraq, hay gán ghép Iraq với mọi tai nạn trong thành phố, và chúng trở thành tin tức hàng ngày. Đó không phải là tin tức; đó là những tuyên truyền đen (black propaganda).
Tuyên truyền đen là lũng đoạn thông tin, và mục đích của nó là làm cho giới ký giả trở thành những con vẹt biết nói, chỉ lặp lại những gì chính phủ tuyên bố. Một cuộc tấn công vào một quốc gia với 22 triệu dân đã đau khổ vì chiến tranh được đem ra thảo luận giữa các “bình luận gia” như là đề tài của một cuộc bàn thảo khoa bảng trong đại học, mà trong đó từng mảnh được xô đẩy vòng quanh bản đồ, như giới đế quốc Anh, Pháp từng làm ngày xưa.
Đối với những người quan tâm đến nhân đạo, vấn đề đặt ra không phải là sự tàn bạo của chủ nghĩa tân đế quốc đang thống trị thế giới, nhưng Saddam Hussein là một người xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ không chịu thú nhận rằng quyết định tham gia vào cuộc chiến ở Iraq sẽ một cách gián tiếp niêm phong số mạng của hàng ngàn người dân vô tội ở Iraq. Không thể nào nhân danh nhân đạo để ủng hộ một hành động giết người được. Đó là một lối suy nghĩ kiểu ba phải và sai lầm. Ngoài ra, sự cực đoan của một số người Mỹ có quyền thế mà chúng ta gặp phải ngày nay đã và đang rọi chiếu xuống chúng ta quá lâu để những ai có trái tim không thể nào bỏ qua được.
(*) Phỏng dịch từ bài viết “America's Bid For Global Dominance” của John Pilger, trên tờ The New Statesman, số ra ngày 12 Tháng 12, 2002. Tác giả cám ơn Norm Dixon and Chris Floyd. Người dịch: Nguyễn Văn
Chiến tranh và buôn bán vũ khí
Chiến tranh, theo cách hiểu thông thường, là một việc tồi, bất lương. Đối với người lính ngoài chiến trường, hay người dân bị kẹt trong giữa hai lằn đạn, chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Nhưng đối với các công ti sản xuất và buôn bán vũ khí như Lockheed Martin, Northrop Grumman, hay cựu Tổng thư lệnh William Crowe, chiến tranh là một thương trường lí tưởng, một cơ hội thương mại để mở rộng hoạt động sản xuất và thị trường vũ khí.
Chẳng hạn như Boeing, trong thời gian gần đây, đã tăng gấp đôi sản lượng linh kiện, hay nói cho đúng hơn là bom loại JDAM (25.000 Mỹ kim một trái bom). Công ti Raytheon tăng thêm ca làm việc để sản xuất những loại bom Paveway do tia laser điều khiển ($55.000 Mỹ kim một trái). Công ti Alliant Techsystems bận rộn chế tạo khoảng 265 triệu viên đạn, với trị giá 92 triệu Mỹ kim.
Đây là thời đại của “chiến tranh hi-tech”. Và, đó là một tin mừng cho công ti General Atomics Aeronauticals Systems và chiến đấu cơ không người lái Predator. Giá cả của Predator được tính là 25 triệu Mỹ kim cho mỗi 4 chiếc. Còn công ti Northrop Grumman, với chiến đấu cơ có người lái Global Hawk (20 triệu Mỹ kim một chiếc), cũng làm ăn khấm khá ra. Công ti Northrop Grumman mới đây mua luôn công ti TRW với giá 7,8 tỉ Mỹ kim, và dự trù sẽ thu vào khoảng 26 tỉ Mỹ kim năm nay.
Để duy trì thông tin giữa những chiến đấu cơ này và tổng hành dinh của chiến dịch, Boeing chào hàng hệ thống vệ tinh Wideband Gap (1,3 tỉ Mỹ kim mỗi hệ thống), và Lockheed Martin, Hughes, và TRW thì rao bán hệ thống EHF Advanced Wideband với giá 2,7 tỉ Mỹ kim.
Nếu bạn là Đô đốc Crowe, bạn còn có dịp đầu tư vào một kĩ nghệ hết sức mầu mỡ. Năm 1998, chính phủ tiểu bang Michigan bán công ti Bioport, chuyên sản xuất vaccine, cho một nhóm đầu tư tư nhân. Lúc đó, Bioport bị Cơ quan Quản lí Thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration, hay FDA) phạt về vấn đề kiểm tra chất lượng trong sản xuất vaccine. Đô đốc Crowe và công ti của ông mua Bioport với giá rẻ mạt, và sau đó được ngay một hợp đồng trị giá 60 triệu Mỹ kim với Bộ quốc phòng.
Cố nhiên, bạn không cần phải giết người để làm ra tiền. Hãy lấy công ti Kellogg Brown & Root (KBR), do công ti cũ của Phó tổng thống Dick Cheney, Halliburton, làm chủ, ra làm một ví dụ. Từ thời Thế chiến thứ II và ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, KBR xây dựng hầu như tất cả các công trình quân sự cho quân đội Mỹ. Trong thập niên 1990s, KBR thu được 2,5 tỉ Mỹ kim từ các hợp đồng với Bộ quốc phòng. Hiện nay công ti này cũng đang xây dựng ở A Phú Hãn, nhưng chi phí không được tiết lộ cho công chúng biết.
Các căn cứ quân sự ở Yemen, Pakistan, Turkey, Georgia, Uzbekistan, Kyregyszstan, Ấn Độ, và Phi Luật Tân cũng đang được xây dựng. Nhưng cần gì phải đi đến những nơi xa xôi như thế để làm ra tiền, chỉ cần ở Mỹ cũng có cơ hội lớn vậy. Ngân sách cho an ninh quốc gia (Homeland Security) dành ra 37,7 tỉ Mỹ kim, và các công ti trên đã có hợp đồng.
Boeing muốn gắn hệ thống theo dõi tên lửa trên mỗi máy bay dân dụng (chở hành khách). Lockheed Martin muốn bán hệ thống computer dùng để huấn luyện các đội chữa lửa và cấp cứu. General Dynamics thì muốn bán xe bọc sắt (armored vehicles) cho các đồn cảnh sát địa phương (với giá đặc biệt là 200.000 Mỹ kim một chiếc), và loại máy bay nhỏ Gulfstream Executive cho quân đội. Northrop Grumman, nhà sản xuất máy bay B-2 Stealth Bomber (2 tỉ Mỹ kim một chiếc) cùng hợp tác với Lockheed Martin sản xuất một số chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter với giá 400 tỉ Mỹ kim để phòng chống khủng bố sinh học.
Tất cả những sản phẩm này, dĩ nhiên, đều được sản xuất dưới danh nghĩa ái quốc. Phó tổng giám đốc Boeing, John Stammreich, nói “Sự kiện 9/11 là một biến cố rất cá nhân đối với chúng tôi”. Nhưng với một cái giá rất lớn. Nếu cộng tất cả chi phí phụ, khoảng 355,5 tỉ Mỹ kim; an ninh quốc gia, 30 tỉ Mỹ kim; viện trợ quân sự cho nước ngoài, 25,5 tỉ; vũ khí hạt nhân, 16 tỉ; v.v... thì nước Mỹ chi ra hơn 465 tỉ Mỹ kim mỗi năm, tức là 1,2 tỉ Mỹ kim mỗi ngày.
Chỉ cần tiết kiệm một tháng chi tiêu cho quân sự cũng đủ lấp vào số tiền thiếu hụt trong ngân sách của cả tiểu bang California. Thay vào đó, tiểu bang California phải cống hiến 10,1 tỉ Mỹ kim tiền thuế của dân để chi cho chiến tranh sắp tới.
Ai nói chiến tranh là có hại? Không phải ai cũng là nạn nhân của chiến tranh. Có người vẫn làm lời với chiến tranh.
(*) Nguyễn Văn lược dịch từ bài viết “War is good business” của Conn Hallinan
Một trong những “nhà tư tưởng” cho George W. Bush's là Richard Perle. Tôi (John Pilger) từng phỏng vấn Perle khi ông ta còn làm cố vấn cho Tổng thống Reagan; và lúc đó ông ta nói về một cuộc chiến tranh toàn diện (“total war”), nhưng tôi lầm tưởng phớt lờ qua vì tôi nghĩ ông ta điên. Nhưng mới đây, Perle lại dùng chữ đó một lần nữa để mô tả cuộc chiến chống khủng bố hiện nay. Perle khẳng định rằng không có chiến tranh từng giai đoạn (stages war), mà là chiến tranh toàn diện. Ông nói thêm: chúng ta đang chiến đấu với nhiều kẻ thù, kẻ thù ở khắp nơi ngoài Mỹ. Theo Perle, việc đánh A Phú Hãn rồi mới đến Iraq là một chiến lược sai lầm; Perle muốn Mỹ ôm gọn cả thế giới không phải bằng các phương tiện ngoại giao, mà bằng chiến tranh toàn diện. Ông mơ tưởng về tương lai, khi mà vài mươi năm sau, thế hệ con cháu ông sẽ ca ngợi sự sáng suốt của tiền nhân như ông.
Perle là một trong những sáng lập viên của “Project for the New American Century” hay còn gọi là PNAC. Các sáng lập viên khác gồm những người như Dick Cheney, nay là Phó tổng thống; Donald Rumsfeld, Bộ trưởng quốc phòng; Paul Wolfowitz, Thứ trưởng quốc phòng; I. Lewis Libby, Chánh văn phòng của Cheney; William J. Bennett, Bộ trưởng giáo dục thời Reagan; và Zalmay Khalilzad, Đại sứ Mỹ ở A Phú Hãn. Đây là những tên tuổi mới của chủ nghĩa tân đế quốc. Trong một báo cáo tựa đề “Rebuilding America's Defences: strategy, forces and resources for a new century”, nhóm PNAC soạn thảo ra một kế hoạch cho Mỹ trong tương lai. Hai năm trước đây, PNAC đề nghị tăng thêm 48 tỉ đô-la cho ngân sách vũ khí để Hoa Thịnh Đốn có thể đánh và thắng nhiều cuộc chiến cùng một lúc. Điều này thực ra đã xảy ra. Trong báo cáo, PNAC còn đề nghị Mỹ nên phát triển các vũ khí hạt nhân có khả năng truy tầm và xâm nhập vào các hầm trú ẩn (gọi là “bunker-buster nuclear weapons”) và đưa chương trình “Star wars” lên một trong những ưu tiên hàng đầu cho quốc gia. Chương trình này đang được thực hiện. Báo cáo còn đặt ra một kế hoạch rằng nếu George W. Bush đắc cử, Iraq phải là mục tiêu quân sự. Và Iraq đang là một đối tượng cho Mỹ gây chiến tranh.
Về tố cáo rằng Iraq đang sản xuất các vũ khí tàn sát hàng loạt (weapons of mass destruction), báo cáo của PNAC bác bỏ đó chỉ là những cái cớ. Bản báo cáo nhận định rằng trong khi chuyện xung đột với Iraq tự nó là một lý do cho một cuộc chiến mới, việc duy trì một lực lượng quân sự Mỹ ở vùng Vịnh sẽ làm cho vấn đề chế độ Saddam Hussein dễ giải quyết hơn. Chiến lược vĩ mô này được thực thi như thế nào? Một loạt bài báo trên tờ Washington Post do Bob Woodward (người từng phanh phui vụ Watergate thời Nixon) viết cho thấy biến cố 11/9 đã được khai thác ra sao.
Sáng ngày 12 tháng 9, năm 2001, dù chưa có bằng chứng nào về gốc gác của nhóm cướp máy bay đâm vào hai tòa nhà ở New York, Donald Rumsfeld yêu cầu Mỹ tấn công Iraq. Theo Woodward, Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld tuyên bố trước Nội các rằng Iraq nên là một mục tiêu đầu tiên và chủ yếu trong vòng đầu của cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng mục tiêu Iraq tạm thời được bỏ qua bên, vì Bộ trưởng ngoại giao Colin Powell, thuyết phục Tổng thống Bush rằng dư luận công chúng cần phải được uốn nắn trước khí tấn công Iraq (nguyên văn: “public opinion has to be prepared before a move against Iraq is possible”). A Phú Hãn được chọn làm mục tiêu tấn công. Nếu ước tính của Jonathan Steele (ký giả của tờ Guardian) đúng thì khoảng 20,000 (20 ngàn) người A Phú Hãn đã bỏ mạng cho những tranh luận và lựa chọn mục tiêu của Tòa Bạch Ốc.
Hết ngày này sang tháng nọ, biến cố 11/9 được mô tả như là một cơ hội – một “opportunity”. Theo Nicholas Lemmann viết trên tờ New Yorker (số tháng Tư, 2002), Cố vấn an ninh quốc gia, Condoleezza Rice, báo cáo với ông Bush rằng bà ta đã triệu tập một cuộc mít-tinh gồm các thành viên cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council) và đặt vấn đề nên tận dụng biến cố 9/11 như thế nào (“to think about 'how do you capitalise on these opportunities'”), mà bà ta so sánh với những biến cố trong những năm 1945 – 1947: thời điểm khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. Kể từ ngày 11 tháng 9, năm 2001, Mỹ đã thiết lập nhiều căn cứ quân sự tại các nước có dầu hỏa, nhất là ở vùng Trung Á. Công ty dầu hỏa Unocal xây dựng đường ống dẫn dầu ngang qua A Phú Hãn. Tổng thống Bush không ký vào Tuyên bố Kyoto về môi trường; quay lưng với Tòa án Quốc tế về tội phạm chiến tranh; và không ký hiệp định về hạn chế tên lửa. Bush còn tuyên bố, nếu cần, ông sẽ dùng vũ khí hạt nhân chống những nước không có vũ khí hạt nhân. [vì vậy đế quốc xâm lược Mỹ ngăn chận các quốc gia trên thế giới có vũ khí HỦY DIỆT NGUYÊN TỬ, đánh trả Mỹ xử dung NGUYEN TỬ, điển hình cuộc chiến tranh Nam Tư, Afghanistan, Irag… Mỹ đã dùng NGUYÊN TỬ GIẢM XẠ hủy hoại môi trường sinh thái ở các quốc gia này, trong số đó có một số binh sĩ Đức, Pháp…bị ung thư hoại huyết tại Nam Tư, bởi 32 ngàn viên đạn giảm xạ của Mỹ và 8 ngàn viên đạn giảm xạ của ANH, NDVN] Dưới chiêu bài tuyên truyền về Iraq có vũ khí tàn sát hàng loạt, Chính phủ Bush đang phát triển các vũ khí tàn sát hàng loạt, xem thường các quy ước quốc tế về vũ khí sinh học và vũ khí hóa học.
Trên tờ Los Angeles Times, Nhà phân tích quân sự William Arkin mô tả một đội quân bí mật do Donald Rumsfeld thành lập, giống như đội quân do Richard Nixon và Henry Kissinger lập trước đây (nhưng bị Quốc hội cấm hoạt động). Theo một tài liệu mật được đề trình lên Donald Rumsfeld, một nhóm mới có tên là “Proactive Pre-emptive Operations Group”, hay P2OG, sẽ khiêu khích bọn khủng bố để chúng tấn công, và sau đó Mỹ sẽ phản công lại bất cứ quốc gia nào chứa chấp bọn khủng bố.
Nói một cách khác, nhiều người vô tội sẽ bị giết vì cái kế hoạch này. Kế hoạch này giông giống như Chiến dịch Northwoods (Operation Northwoods) từng được đệ trình lên Tổng thống Kennedy trước đây. Trong Kế hoạch Northwoods, giới quân sự Mỹ đề nghị tạo ra những cuộc khủng bố giả, với đánh bom, cướp phi cơ, rớt phi cơ, thậm chí gây tử vong cho dân Mỹ, [cho nên vụ 9/11/2001 do đế quốc xâm lược Mỹ dàn dựng, đã giết trên 2800 dân Mỹ, đọc: CHÍNH PHỦ MỸ ĐÃ TIẾN HÀNH VỤ TẤN CÔNG 11/9? và Những Lập Luận Trái Chiều Về Vụ 11/9, để hợp thức hóa xâm lăng Afghanistan, Iraq, Lybia, Syria,….Iran…và bán vũ khí cho ASIA - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, NDVN] để hợp thức hóa cho một cuộc xâm lăng vào Cuba. Tổng thống Kennedy từ chối kế hoạch này. Vài tháng sau đó, ông bị ám sát chết. Ngay nay, Donald Rumsfeld làm sống lại Kế hoạch Northwoods, nhưng với những phương tiện quân sự mà người ta chỉ mơ đến trong thời thập niên 60s. Cần phải nhấn mạnh rằng bạn đọc không phải đang đọc một câu chuyện tưởng tượng: những nhân vật như Perle, Rumsfeld, và Cheney, đang nắm quyền lực ở Mỹ. Những người này đang tìm cách gây cảm tình và lấy lòng giới truyền thông. Một trong những ưu tư hàng đầu của họ là tìm những ký giả sẵn sàng chấp nhận ý tưởng của họ.
“Ý tưởng” ở đây là một cách nói, một mật mã cho sự giả dối. Thật vậy, trong đời làm ký giả, chưa bao giờ tôi chứng kiến những giả dối, nói láo lan rộng khắp nơi như hiện nay. Chúng ta có thể cười ngất ngưỡng về cái gọi là “Iraq dossier” (Hồ sơ Iraq) của Tony Blair và những lời nói láo vụng về của Jack Straw (Bộ trưởng ngoại giao Anh) rằng Iraq đã từng sản xuất bom hạt nhân, nhưng những giả dối, nói láo này càng ngày càng âm ỉ thì Chính phủ chúng ta càng có lý do để tấn công Iraq, hay gán ghép Iraq với mọi tai nạn trong thành phố, và chúng trở thành tin tức hàng ngày. Đó không phải là tin tức; đó là những tuyên truyền đen (black propaganda).
Tuyên truyền đen là lũng đoạn thông tin, và mục đích của nó là làm cho giới ký giả trở thành những con vẹt biết nói, chỉ lặp lại những gì chính phủ tuyên bố. Một cuộc tấn công vào một quốc gia với 22 triệu dân đã đau khổ vì chiến tranh được đem ra thảo luận giữa các “bình luận gia” như là đề tài của một cuộc bàn thảo khoa bảng trong đại học, mà trong đó từng mảnh được xô đẩy vòng quanh bản đồ, như giới đế quốc Anh, Pháp từng làm ngày xưa.
Đối với những người quan tâm đến nhân đạo, vấn đề đặt ra không phải là sự tàn bạo của chủ nghĩa tân đế quốc đang thống trị thế giới, nhưng Saddam Hussein là một người xấu như thế nào. Tuy nhiên, họ không chịu thú nhận rằng quyết định tham gia vào cuộc chiến ở Iraq sẽ một cách gián tiếp niêm phong số mạng của hàng ngàn người dân vô tội ở Iraq. Không thể nào nhân danh nhân đạo để ủng hộ một hành động giết người được. Đó là một lối suy nghĩ kiểu ba phải và sai lầm. Ngoài ra, sự cực đoan của một số người Mỹ có quyền thế mà chúng ta gặp phải ngày nay đã và đang rọi chiếu xuống chúng ta quá lâu để những ai có trái tim không thể nào bỏ qua được.
(*) Phỏng dịch từ bài viết “America's Bid For Global Dominance” của John Pilger, trên tờ The New Statesman, số ra ngày 12 Tháng 12, 2002. Tác giả cám ơn Norm Dixon and Chris Floyd. Người dịch: Nguyễn Văn
Chiến tranh và buôn bán vũ khí
Chiến tranh, theo cách hiểu thông thường, là một việc tồi, bất lương. Đối với người lính ngoài chiến trường, hay người dân bị kẹt trong giữa hai lằn đạn, chiến tranh đồng nghĩa với chết chóc. Nhưng đối với các công ti sản xuất và buôn bán vũ khí như Lockheed Martin, Northrop Grumman, hay cựu Tổng thư lệnh William Crowe, chiến tranh là một thương trường lí tưởng, một cơ hội thương mại để mở rộng hoạt động sản xuất và thị trường vũ khí.
Chẳng hạn như Boeing, trong thời gian gần đây, đã tăng gấp đôi sản lượng linh kiện, hay nói cho đúng hơn là bom loại JDAM (25.000 Mỹ kim một trái bom). Công ti Raytheon tăng thêm ca làm việc để sản xuất những loại bom Paveway do tia laser điều khiển ($55.000 Mỹ kim một trái). Công ti Alliant Techsystems bận rộn chế tạo khoảng 265 triệu viên đạn, với trị giá 92 triệu Mỹ kim.
Đây là thời đại của “chiến tranh hi-tech”. Và, đó là một tin mừng cho công ti General Atomics Aeronauticals Systems và chiến đấu cơ không người lái Predator. Giá cả của Predator được tính là 25 triệu Mỹ kim cho mỗi 4 chiếc. Còn công ti Northrop Grumman, với chiến đấu cơ có người lái Global Hawk (20 triệu Mỹ kim một chiếc), cũng làm ăn khấm khá ra. Công ti Northrop Grumman mới đây mua luôn công ti TRW với giá 7,8 tỉ Mỹ kim, và dự trù sẽ thu vào khoảng 26 tỉ Mỹ kim năm nay.
Để duy trì thông tin giữa những chiến đấu cơ này và tổng hành dinh của chiến dịch, Boeing chào hàng hệ thống vệ tinh Wideband Gap (1,3 tỉ Mỹ kim mỗi hệ thống), và Lockheed Martin, Hughes, và TRW thì rao bán hệ thống EHF Advanced Wideband với giá 2,7 tỉ Mỹ kim.
Nếu bạn là Đô đốc Crowe, bạn còn có dịp đầu tư vào một kĩ nghệ hết sức mầu mỡ. Năm 1998, chính phủ tiểu bang Michigan bán công ti Bioport, chuyên sản xuất vaccine, cho một nhóm đầu tư tư nhân. Lúc đó, Bioport bị Cơ quan Quản lí Thực phẩm và thuốc (Food and Drug Administration, hay FDA) phạt về vấn đề kiểm tra chất lượng trong sản xuất vaccine. Đô đốc Crowe và công ti của ông mua Bioport với giá rẻ mạt, và sau đó được ngay một hợp đồng trị giá 60 triệu Mỹ kim với Bộ quốc phòng.
Cố nhiên, bạn không cần phải giết người để làm ra tiền. Hãy lấy công ti Kellogg Brown & Root (KBR), do công ti cũ của Phó tổng thống Dick Cheney, Halliburton, làm chủ, ra làm một ví dụ. Từ thời Thế chiến thứ II và ngay cả trong thời chiến tranh Việt Nam, KBR xây dựng hầu như tất cả các công trình quân sự cho quân đội Mỹ. Trong thập niên 1990s, KBR thu được 2,5 tỉ Mỹ kim từ các hợp đồng với Bộ quốc phòng. Hiện nay công ti này cũng đang xây dựng ở A Phú Hãn, nhưng chi phí không được tiết lộ cho công chúng biết.
Các căn cứ quân sự ở Yemen, Pakistan, Turkey, Georgia, Uzbekistan, Kyregyszstan, Ấn Độ, và Phi Luật Tân cũng đang được xây dựng. Nhưng cần gì phải đi đến những nơi xa xôi như thế để làm ra tiền, chỉ cần ở Mỹ cũng có cơ hội lớn vậy. Ngân sách cho an ninh quốc gia (Homeland Security) dành ra 37,7 tỉ Mỹ kim, và các công ti trên đã có hợp đồng.
Boeing muốn gắn hệ thống theo dõi tên lửa trên mỗi máy bay dân dụng (chở hành khách). Lockheed Martin muốn bán hệ thống computer dùng để huấn luyện các đội chữa lửa và cấp cứu. General Dynamics thì muốn bán xe bọc sắt (armored vehicles) cho các đồn cảnh sát địa phương (với giá đặc biệt là 200.000 Mỹ kim một chiếc), và loại máy bay nhỏ Gulfstream Executive cho quân đội. Northrop Grumman, nhà sản xuất máy bay B-2 Stealth Bomber (2 tỉ Mỹ kim một chiếc) cùng hợp tác với Lockheed Martin sản xuất một số chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter với giá 400 tỉ Mỹ kim để phòng chống khủng bố sinh học.
Tất cả những sản phẩm này, dĩ nhiên, đều được sản xuất dưới danh nghĩa ái quốc. Phó tổng giám đốc Boeing, John Stammreich, nói “Sự kiện 9/11 là một biến cố rất cá nhân đối với chúng tôi”. Nhưng với một cái giá rất lớn. Nếu cộng tất cả chi phí phụ, khoảng 355,5 tỉ Mỹ kim; an ninh quốc gia, 30 tỉ Mỹ kim; viện trợ quân sự cho nước ngoài, 25,5 tỉ; vũ khí hạt nhân, 16 tỉ; v.v... thì nước Mỹ chi ra hơn 465 tỉ Mỹ kim mỗi năm, tức là 1,2 tỉ Mỹ kim mỗi ngày.
Chỉ cần tiết kiệm một tháng chi tiêu cho quân sự cũng đủ lấp vào số tiền thiếu hụt trong ngân sách của cả tiểu bang California. Thay vào đó, tiểu bang California phải cống hiến 10,1 tỉ Mỹ kim tiền thuế của dân để chi cho chiến tranh sắp tới.
Ai nói chiến tranh là có hại? Không phải ai cũng là nạn nhân của chiến tranh. Có người vẫn làm lời với chiến tranh.
(*) Nguyễn Văn lược dịch từ bài viết “War is good business” của Conn Hallinan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét