Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Lê Văn Lang trọn bộ NGÔN NGỮ; Phụ âm Ngu, Âm chinh Dốt và Âm cuối Lú



1.PHỤ ÂM NGU

Cách đây hơn tháng thằng động vật tạp chủng Lê Văn lang đã hùng hồn tuyên bố

CTRP CÓ NHÃ Ý DẠY "NHÀ BÁO TỰ DO" KIÊM "NHÀ HÁNg HỌC" ĐẦU TÔM +PHAMDINH TRUCTHU VIẾT CHỮ VIỆT.

Này, +PHAMDINH TRUCTHU!
Xem ra, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu của miệt vườn Tây Ninh sẽ sẵn sàng chui bất cứ gầm giường nào để săn lùng bất cứ tin gì! Đặc biệt, suốt hơn 2 năm nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vẫn miệt mài săn lùng (thậm chí thách đố) CTRP tiết lộ thông tin về buổi hội thảo chính tả tiếng Việt tại ĐHSP HN ngày 28 tháng 5 năm 2012!

Nay, CTRP trân trọng thông báo cho "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh biết rằng:

1/ Buổi hội thảo đó chẳng xa lạ và cũng không có gì bí mật đối với những cán bộ đầu ngành có liên quan đến lãnh vực ngôn ngữ và giáo dục tại Việt Nam. Và buổi hội thảo đó, với những người không liên quan thì hầu như chẳng ai để ý tới, duy chỉ có một kẻ tự xưng là "nhà báo tự do", ở miệt vườn Tây Ninh, tên là Phạm Đình Trúc Thu, vẫn cố moi móc thông tin cho bằng được!

2/ Từ cuối tháng 5/ 2012, buổi hội thảo đã được một số báo ở VN đề cập và đăng tải một cách bình thường. Bình thường như họ đã từng đăng tải những tin liên quan tới mọi hoạt động văn hoá, giáo dục khác, Nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh lại thách đố CTRP công khai nội dung buổi hội thảo đó trên mạng ảo Google+ này - không biết "nhà báo tự do" có mục đích gì (?)

3/ Thiết nghĩ, mạng ảo Google+ này chỉ là nơi chốn vui chơi giải trí. Người bình thường chẳng ai dùng nơi này để làm trò "khoe mẻ", hoặc làm "diễn đàn / hội thảo" cho những vấn đề nghiêm túc. Tuy nhiên, xét thấy rằng để hỗ trợ cho một số bạn trẻ hiểu thêm về chính tả tiếng Việt - đặc biệt là để đáp ứng lời thách đố của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu, nay CTRP quyết định trình bày một số vấn đề về chính tả tiếng Việt tại trang Google+ này. Nhưng với một điều kiện sau đây:

Bất luận là "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU có mục đích gì khi thách đố CTRP đưa vấn đề này ra ở đây (dù là với mục đích tranh luận hoặc là với mục đích học hỏi), CTRP vẫn muốn đo lường và xác định sự quan tâm, cũng như kiến thức, về chính tả tiếng Việt của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.

Để đo lưòng và xác định những điều trên, CTRP yêu cầu "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU đáp ứng một điều kiện sau đây:

Trong buổi hội thảo ngày 28 tháng 5 năm 2012, tại ĐHSP HN, diễn giả đã chứng minh rằng: Tiếng Việt ta có 28 con chữ ghi âm đầu và 161vần. (con chữ 'p' không được xem là âm đầu của tiếng Việt).

Nay, nếu "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu có thể liệt kê và đưa ra bất cứ đường link, hoặc bất cứ tài liệu nào (của bất cứ học giả / tác giả nào khác) có đề cập tới con số 28 âm đầu và 161 vần của tiếng Việt (để chứng minh rằng 28 phụ âm đầu và 161vần ấy đã được ai đó đề cập từ trước ngày 25/5/2011) thì CTRP sẽ bàn tiếp với "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.
Trong trường hợp không thể đáp ứng được điều kiện trên, cũng dám mong rằng "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU sẽ không dùng những ngôn từ mất dạy, vô văn hoá, để "thảo luận" một đề tài rất văn hoá và rất nghiêm túc như thế này.

CTRP chờ hồi đáp và trân trọng cảm ơn "nhà báo tự do" của miệt vườn Tây Ninh đã quan tâm đến những bất cập hiện hành của chính tả tiếng Việt! :)))

Quả thật là chưa có đường link, hoặc bất cứ tài liệu nào của bất cứ học giả nào, tác giả nào khác để chứng minh rằng 28 phụ âm đầu đã được ai đó đề cập đến từ trước ngày 25/5/2011 vì 28 phụ âm đầu vốn là sản phẩm độc nhất vô nhị của thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang
Làm sao mà tìm ra được tiếng việt có 28 phụ âm đầu kia chứ? các nhà ngôn ngữ Việt Nam đều chỉ có thể biết Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu *hoặc 23 nếu tính phụ âm zero* với 24 cách đọc và được được ghi lại bằng 27 chữ cái
Tất cả những nhà ngôn ngữ Việt nam đều bị thằng động vật tạp chủng này chửi là ngu , với tôi thì rõ ràng vì tôi ngu nên mới chép lại đường link,tài liệu của các nhà ngôn ngữ  Việt
Thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang mạnh dạng đưa ra đường link để dạy tôi thế này đây 

*Cái link dưới đây có liệt kê 27 phụ âm đầu. "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vào đó mà ghi danh học lớp 1 nhá!

Còn con chữ ghi phụ âm đầu thứ 28 thì chờ khi nào Phạm Đình Trúc Thu bái sư, CTRP sẽ truyền dạy. :)))

b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
http://thebao.com.vn/cac-yeu-to-ngu-am-trong-tieng-viet.html

Thế nhưng phụ âm đầu thứ 28 đâu tôi vẫn chưa được nhà ngôn ngữ động vật này chỉ bảo mà chỉ thấy từ từ 28 phụ âm đầu chắc như đinh đóng cột nhà ngôn ngữ tụt xuống 24 

*Vâng. Nếu tính theo âm vị, thì:
"G và (GH) cùng âm "gờ", NG và (NGH) cùng âm "ngờ", Q và (QU) cùng âm "quờ". Tổng cộng là 3 âm.

Vậy, theo cái danh sách dưới đây, chú mày tính kiểu gì mà ra "22 phụ âm đầu"??? Cho dù chú mày mò mẫm theo dấu phảy sau mỗi con chữ ghi âm đầu, hoặc trừ đầu trừ đuôi, chú mày cũng không thể có con số 22 quý hiếm đó nhà! :))

B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X

Rồi từ 24 xuống còn 22 phụ âm đầu

Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/


Cuối cùng thì như chúng ta đã thấy các nhà ngôn ngữ Việt Nam đúng là ngu vì không thể biết 28 phụ âm Ngu của thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang này. Ha ha...

2. ÂM CHÍNH DỐT

Việc bỏ dấu thanh trong Tiếng Việt thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang - không đúng nhà ngôn ngữ Lê văn lang của chúng ta khẳng định và dạy bảo tôi, cũng như các nhà ngôn ngữ việt nam như sau

*Công Tử Rừng Phong00:42 Ngày 24 tháng 09 năm 2014

*THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CỤC NGU - Cục NGU thứ nhì*.

Ngợm Thu khoe dốt rằng:

_"TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI_
_Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. *CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT*. GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC"_

Ê, thằng súc vật mất dạy Phạm Đình Trúc Thu! Mày lắng nghe cho rõ này!
1/ "Dựa vào nguyên âm" hở?! Vậy cả 3 con chữ "O", "A", và "I" trong vần "OAI" đều là NGUYÊN ÂM, mày phải "dựa vào nguyên âm" nào hở thằng ngu?!!


2/ Mày thắc mắc tại sao dấu thanh không được ghi tại "trung tâm" (chữ O) mà lại ghi tại chữ "A" hở?! Nghe đây.

Khi người ta nói "quy tắc cũ, ghi dấu thanh ở giữa (trung tâm) - theo khuynh hướng thẩm mỹ - để nhìn cho cân đối con chữ" là chỉ áp dụng cho 3 vần, đó là: OA, OE, và UY, thằng ngu ạ! Và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 quy tắc cũ và mới. Mày hiểu không?

Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A). Quy tắc cũ viết là ÒA - HÒA - HOÀNG là để nhìn cho cân đối. Mày nhìn ra chưa?!

3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).

Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!

Nếu mày chưa hiểu ra, mày hãy nhìn vào vần "UYA" và phát âm thật lớn, mày sẽ thấy ÂM CHÍNH nó nằm ở con chữ nào!

Bây giờ, trả lại cho thằng súc vật tạp chủng +PHAMDINH TRUCTHU mày mớ chữ này. Mày mang về mà gối đầu giường.

TRƯỚC HẾT TAO GIẢNG CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI. TRONG VẦN "OAI", "O" LÀ ÂM ĐỆM, 

"AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.

VÂNG, DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI TẠI ÂM CHÍNH - KHÔNG PHẢI "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM" NÀO CẢ, THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VỪA NGU, VỪA HỒ DỒ MẤT DẠY Ạ!
GIỜ THÌ MÀY NÊN MỞ TO CON MẮT CHÓ VÀ CÁI ĐẦU SÚC VẬT TẠP CHỦNG CỦA MÀY RA MÀ HỌC!"



Thế nhưng sau khi tôi trích dẫn tài liệu của các nhà ngôn ngữ Việt nam thì nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang  cũng khẳng định luôn

Công Tử Rừng Phong12:38 Ngày 28 tháng 09 năm 2014


Từ lớp 2, con nít đã được dạy rằng:

- ÂM CHÍNH là 1 trong 3 bộ phận cấu tạo VẦN của tiếng Việt. ÂM CHÍNH đóng vai trò hạt nhân của TIẾNG nên DẤU THANH ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.

- Và đây là thứ tự cấu trúc VẦN của tiếng Việt:
*ÂM ĐỆM + ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI*.

- ÂM CHÍNH được ghi bằng những chữ ghi NGUYÊN ÂM. Trường hợp có MỘT nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐƠN, hoặc có HAI nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐÔI.

- ÂM ĐỆM được ghi bằng 1 trong 2 NGUYÊN ÂM: "O" hoặc "U". ÂM ĐỆM đứng trước ÂM CHÍNH, có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết (tiếng).


he he...- ÂM CHÍNH được ghi bằng những chữ ghi NGUYÊN ÂM. Trường hợp có MỘT nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐƠN, hoặc có HAI nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐÔI.Thế nhưng việc bỏ dấu thanh thì không dựa vào nguyên âm.
Chắc chắn là các nhà ngôn ngữ Việt nam cũng không thể nào hiểu nổi bởi cái Âm chính Dốt nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang

3. ÂM CUỐI LÚ


*Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?

Tôi đành phải tiếp tục ngu chép  các tài liệu của các nhà ngôn ngữ Việt Nam ra cho nhà ngôn ngữ Lê văn lang này đọc vậy

Âm cuối

Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó. Ví dụ: trong "cúi", thì "i" là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại. Trái lại, trong "quý", do "y" không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như "t" trong "quýt", "nh" trong "quýnh", v.v. Những âm tiết còn có khả năng thêm vào âm cuối như "quý" ở trên, trong thực tế vẫn được kết thúc như một âm tiết hoàn chỉnh. Bởi vì ở vị trí cuối (vị trí kết thúc âm tiết) lúc ấy có mặt một âm cuối, được gọi là âm cuối zero đối lập với tất cả các âm cuối khác.

Âm cuối là bán nguyên âm /u/ (ngắn) có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung hoà, trừ nguyên âm "ơ" ngắn, ví dụ trong níu, áo, bêu diếu, cầu cứu... Bán nguyên âm cuối /i/ (ngắn) có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung hoà, ví dụ trong tôi, chơi, túi, gửi, lấy...


http://maxreading.com/sach-hay/dai-cuong-ve-tieng-viet/am-tiet-29202.html

Như vậy O, I,U đóng vai trò âm cuối cũng rất rõ ràng.
Tuy nhiên chắc chắn rằng các nhà ngôn ngữ Việt nam cũng sẽ chẳng thể nào hiểu nổi khi nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang oang oang bảo
 trong vần OAI   thì O là Âm đệm và AI LÀ ÂM CHÍNH bởi AI không phải là nguyên âm và I cũng không là Âm cuối

*Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?

làm sao có thể hiểu nổi ÂM CUỐI LÚ  của nhà ngôn ngữ Lê văn Lang?

Đến giờ tôi quả thật thắc mắc VÌ SAO MỘT THẰNG DỐT VỀ NGÔN NGỮ NHƯ LÊ VĂN LANG LẠI CÓ THỂ CHƯỜNG MẶT THAM LUẬN TẠI MỘT BUỔI HỘI THẢO VỀ NGÔN NGỮ CỦA MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NHƯ VẬY? 
Đây quả là một sự ô nhục của trường Đại học sư phạm Hà Nội.

PS/ trọn bộ ngôn ngữ Lê văn Lang quả xứng đáng là NGU-DÔT-LÚ  

Thơ Đàm Huy Đông



ĐÀM HUY ĐÔNG




Sinh ngày 26/10/1976
Quê quán: Tân Tiến, Văn Giang, Hưng Yên
Nghề nghiệp: Giáo viên
Tác phẩm đã xuất bản: Thời hoa đỏ (tập truyện), Hội thi tài mùa hạ (tập truyện thiếu nhi),Miền không có gió (tập thơ).
Giải thưởng báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò, Giải Khuyến khích cuộc thi viết truyện lịch sử do Nxb Giáo dục và Hội Sử học Việt Nam tổ chức, Giải Khuyến khích của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2011, Giải thưởng Phố Hiến năm 2005.


Hòn vọng phu

Người đàn bà mất chồng
Trong một cơn bão biển
Vái lạy vào mênh mông
Chân hư­ơng run, đỏ lịm


Nắng và Gió và Cát
Và gai góc xương rồng
Mảnh lưới nghìn nút thắt
Vạn mắt buồn rỗng không


Trước mặt là biển sóng
Đằng sau lưng - biển người
Hòn vọng phu xương thịt
Hai tay gầy buông xuôi.



Trốn

Tôi về trốn trong căn bếp tro than của mẹ
Những nỗi buồn bồ hóng bám đen
Nghẹn ngào những que cời cháy dở
Cái ang sứt đựng hồn biển cả
Trong bao diêm
lửa đợi tay người

Tôi trốn trong thùng trấu tối thui
Lặng nghe
Tiếng lép bép bỏng rơm thơm trong bếp
Lục bục nồi cám lợn đang sôi
Tiếng siêu nước thở dài
cay mờ khói


Tôi về trốn trong móm mém xa xưa câu chuyện cổ của bà
Sau bức vách loang cốt trầu nồng ấm
Có ghét, có yêu, có đen, có trắng
Có đúng, có sai, ân báo, oán đền
Níu vào thơ dại niềm tin
Mà chỉ còn mây trắng
Dáng còng in vệt nắng chiều nghiêng


Tôi chạy về trốn trong cánh đồng của cha
Lúa ngô hiền lành, sá cày thẳng thắn
Gã bù nhìn bị bỏ quên không trách ai phụ bạc
Hát với cỏ xanh và áo đỏ cào cào


Tôi chạy về trốn phía dòng sông
Vạt hoa cải hoang mang vàng chiều năm cũ
Ai quăng chài bắt niềm tin đã vỡ
Sông cong gầy như vệt mi em.



Hạnh phúc

Chiều hôm nay tôi nhìn thấy hạnh phúc ngời lên trong mắt cô bé
hàng xóm
Cô bé tật nguyền ngồi trên xe lăn
Nhưng con sẻ gãy chân cô nuôi thì nhảy lại được rồi. Những
bước nhảy lách chách liu riu trên
mảnh sân xi măng con con đầy nắng
Nó mổ những hạt cỏ trong kẽ nứt của buổi chiều
Những bước nhảy gợi niềm mơ ước
Vũ điệu hạnh phúc

Tôi nhìn thấy hạnh phúc về với người mẹ già
Hạnh phúc dẫn về cho bà đứa con trai từ trường cai nghiện
Trong chiếc áo choàng lúc ấy của hạnh phúc
Vẫn còn những vết sẹo dài và những vết kim
Hạnh phúc hình giọt lệ
Giọt lệ hình trái tim


Tôi nhìn thấy hạnh phúc ngời trong đôi mắt em
Ngày váy áo theo chồng mênh mang gió
Hạnh phúc
Giản đơn nghĩa là còn được thở
Và biết thế nào là hạnh phúc, thế thôi.

Khởi tố chủ tọa toà phúc thẩm xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn




Tác giả: Nguyễn Quyết

Ông Phạm Tuấn Chiêm – nguyên thẩm phán TAND Tối cao, Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyễn Thanh Chấn – đã bị cơ quan điều tra VKSND Tối cao khởi tố bị can về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”

.
Ông Nguyễn Thanh Chấn (thứ 2 từ trái qua) đã gặp TAND Tối cao giữa tháng 8 vừa qua để được hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường

Ngày 30-9, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội), nguyên thẩm phán TAND Tối cao, về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật Hình sự. Đồng thời áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với bị can Chiêm để phục vụ công tác điều tra.



Thông tin ban đầu, trong quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết người xảy ra vào ngày 15-8-2003, ông Chiêm với tư cách là thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa, đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra tài liệu đánh giá chứng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định, tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn tội Giết người.

Mặc dù thời điểm xảy ra vụ án này, có nhiều nhân chứng có đơn và xác nhận ông Chấn đang gọi điện thoại cho người khác tại nhà riêng. Gia đình nạn nhân cũng đề nghị xem xét việc chị Nguyễn Thị Hoan (nạn nhân trong vụ án mạng xảy ra ngày 15-8-2003) mất 2 chiếc nhẫn đeo trên tay trước khi bị sát hại tại cấp sơ thẩm nhưng ông Chiêm thiếu trách nhiệm không kiểm tra đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra nên không phát hiện sai sót vi phạm về tố tụng hình sự.

Trong quá trình xét xử phúc thẩm, ông Chiêm đã sử dụng chứng cứ duy nhất là lời khai nhận tội của ông Chấn tại cơ quan điều tra và sử dụng biên bản xác định kích thước bàn chân ông Chấn nhận định gần đúng với dấu hết bàn chân thu thập được tại hiện trường làm chứng cứ quy kết ông Chấn tội giết người.

Việc làm của ông Chiêm đã gây nên hậu quả làm ông Nguyễn Thanh Chấn phải ngồi tù oan hơn 10 năm.

Trước đó, sau khi vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn được đưa ra ánh sáng, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với: Trần Nhật Luật, nguyên điều tra viên công an tỉnh Bắc Giang; Đặng Thế Vinh, nguyên kiểm sát viên VKSND tỉnh Bắc Giang về tội làm sai lệch vụ án theo điều 300 Bộ luật Hình sự.

Trong đó, ông Đặng Thế Vinh được phân công tham gia giám sát vụ án nhưng đã không đưa vào hồ sơ vụ án 2 biên bản hỏi cung bị can thể hiện việc ông Chấn kêu oan, tố cáo bị đe dọa phải nhận tội. Còn ông Trần Nhật Luật đã tự bỏ bản tự thú của ông Chấn ra khỏi hồ sơ vụ án thay vào đó là bản tự thú có sửa chữa, khi lấy mẫu vân chân của 16 người tình nghi trong đó có ông Chấn, đã được bộ phận kỹ thuật hình sự thông báo miệng cho bị can Luật biết kết quả giám định, dấu chân thu được tại hiện trường không phải của ông Chấn nhưng Luật vẫn vẽ, in kích thước bàn chân của ông Chấn và buộc ông này phải khai nhận đã đi chân đất vào nhà nạn nhân rồi sát hại.

Ngoài ra, Luật còn buộc ông Chấn phải tập diễn các động tác gây án cho phù hợp với hiện trường.

Như Báo Người Lao Động đã đưa, khoảng 19 giờ 30 phút ngày 15-8-2003, Lý Nguyễn Chung (SN 1988, quê Lạng Sơn, thời điểm này đang ở với bố là Lý Nguyễn Chức ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã đến cửa hàng chị Nguyễn Thị Hoan (người cùng thôn Me) mua dầu gội đầu.

Thấy trong tủ kính có hộp đựng tiền, Chung nảy sinh ý định giết chị Hoan để lấy tiền. Chung đã dùng dao bấm đâm chị Hoan và sát hại chị này ngay sau đó. Sau khi giết chị Hoan, Chung đã tháo 2 chiếc nhẫn rồi tắt điện, đóng cửa ra về. Vài ngày sau, Lý Nguyễn Chung bỏ trốn rồi lấy vợ sinh con tại tỉnh Đắk Lắk cho đến ngày 25-10-2013 mới ra đầu thú.

Vụ án gây chấn động dư luận khi ông Nguyễn Thanh Chấn (ở cùng thôn Me) đã bị bắt và bị quy kết tội giết chị Nguyễn Thị Hoan, phải nhận án chung thân qua 2 cấp xét xử. Dù tại cơ quan điều tra, trong quá trình giam giữ cũng như tại toà và sau khi ngồi tù, ông Chấn liên tục kêu oan song không được xem xét.

Cuối năm 2013, ông Chấn được trả tự do, Hội đồng tái thẩm (TAND Tối cao) đã tuyên hủy bản án của 2 phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm có hiệu lực từ gần 10 năm trước với ông Nguyễn Thanh Chấn. Ngày 25-1-2014, ông Chấn mới chính thức được minh oan.

Vừa qua, ông Chấn mới nộp đơn yêu cầu Toà phúc thẩm phải bồi thường cho 10 năm ngồi tù oan của mình số tiền gần 10 tỉ đồng.

—————

http://nld.com.vn/phap-luat/khoi-to-chu-toa-toa-phuc-tham-xu-vu-an-nguyen-thanh-chan-20141001085248361.htm

Cải Đạo … Theo Phật, Sao Lại Không?






Thiên Lôi

http://sachhiem.net/THLOI/TG/ThienLoi009.php


25-Jan-2012


LTS: Nêu ra việc "cải đạo ngược lại" lúc này đã là quá trễ, nhưng thà trễ còn hơn không. Đành rằng các Phật tử tin vào chữ Duyên, nhưng một con nai đứng giữa đoàn sói, thì không thể chờ "duyên lành" đến cho đoàn sói tự động rút lui dành đường an toàn cho nai đi. Quí vị nên hiểu cho rằng, việc truyền giáo của những người theo đạo Chúa nói chung, Tin lành, nói riêng, là sứ mạng chính yếu, là điều kiện phát triển trong giáo hội của họ. Bất cứ nơi nào có nhà thờ, là ở đó thành lập ngay đội binh truyền giáo, gửi sinh viên học sinh và những người tình nguyện đi khắp thế giới nếu có thể, để "rao giảng tin mừng" (!) kèm theo những món dụ khị như cứu trợ, xây cầu, đắp đường, nhà trẻ,... kể cả tài chánh, chức vị, hứa hẹn được này được nọ,... Những "nhà truyền giáo này đều được tài trợ, phụ cấp, giúp đỡ từ các nhà thờ gốc. Do đó, "duyên lành" cho các tôn giáo truyền thống được phát triển thật vô vọng, như chờ sao xuất hiện giữa ban ngày.

Nhưng chúng ta có thể tự tạo ra "Duyên lành". Sau đây là một ý kiến nhỏ của chúng tôi. Thật ra, không cần chúng ta phải nỗ lực như họ, vì ta không có hệ thống tổ chức giàu có như họ, nhưng nếu biết lợi dụng những gì họ có sẵn, chúng ta có thể làm được việc của chúng ta. Ngay từ bây giờ, chúng ta nên đọc thật nhiều những bài viết nào mang lại kiến thức về triết lý Đông phương, đọc thật nhiều các bài về tôn giáo của tác giả Trần Chung Ngọc để biết rõ những lập luận cần thiết. Sau đó, sẽ "xông trận" như sau:



Khi gặp bất cứ những người truyền giáo đạo Chúa, chúng ta cứ ân cần mời vào nhà, và đặt điều kiện trước khi cho họ phát thanh: Xin anh/chị, hay ông /bà cho chúng tôi đối thoại công bằng, nghĩa là ông nói 5 phút, thì phải ngưng, và cho tôi nói phần của tôi, hoặc phản biện lại. Ngày nay không xong thì hẹn ngày khác. Chúng tôi chắc chắn những người con Chúa này sẽ ngộ được "Duyên lành" từ chúng ta. Mong các bạn đọc thí nghiệm thử xem, và chúc thành công. (SH)



I. Bối Cảnh:
Gần đây trên các trang mạng, nhất là các trang Phật giáo luôn xôn xao về những tin cải đạo, thường là cảnh cáo về những hoạt động gia tăng truyền giáo Ki-tô vào Việt Nam gần đây đầy bất chính xảo quyệt của những nhóm truyền đạo Ca-tô Rô-ma và Tin Lành có tổ chức chỉ đạo từ bên ngoài dựa vào chính sách mới cỡi mở tự do tôn giáo của Nhà Nước.

Ngôn từ Việt đã biến chuyển theo thời gian và lịch sử nên từ “Cải Đạo” thường làm cho người đọc hiểu như là sự thay đổi tôn giáo một chiều từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Ki-tô, chứ không ngược lại để gọi một tín đồ Ki-tô quay lại đạo Phật. Vì sao? Có lẽ kể từ ngày mấy cố đạo tây phương dựa dẫm vào súng đạn của các thế lực thực dân o ép dân bản địa “cải đạo” … để có gạo mà ăn.

Khi chiếm đóng được nước ta thì cả một hệ thống cai trị liền cưỡng bức người dân Cải đạo theo bài bản đã vạch từ Vatican từ lâu với hiệu lệnh “thập giá và lưỡi gươm”. Dần dà họ đã thiết lập được một tổ chức giáo hội địa phương làm tay sai cho Vatican, xác thì ở đất Việt mà linh hồn thì đã bán cho bạch quỉ ở phương tây, nhằm khuynh loát lãnh đạo để bành trướng quyền lực của mình.

Đất nước bị thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm nhờ công lao không nhỏ của đám bản địa làm tay sai này và thêm 20 năm dưới các chế độ Ca-tô do Mỹ bảo hộ ở miền Nam đã chứng minh điều đó. Bây giờ người ta đã vội quên những nổi thống khổ cùng cực của người dân nô lệ dưới gót giày thực dân và đạo phiệt Vatican trong các giai đoạn đó do những bộ máy tuyên truyền đồ sộ của ngoại bang cố xóa nhòa và đám tay sai tìm cách chạy tội ho chúng, lại còn đòi vinh danh các tên phản quốc.

Đã không biết hối lỗi, Vatican còn bồi thêm một sự lăng nhục quốc sử ta là đã phong thánh tử đạo cho 118 kẻ tội đồ dân tộc bị triều đình xử tử, hòng khích lệ cho đám tay sai tiếp tục đi vào con đường phản quốc. Cũng vậy, trong lúc nhân dân Việt vui mừng khôn xiết khi chế độ Ca-tô độc tài gia đình trị họ Ngô bị lật đổ trong Nam thì trong một góc âm u nào của các Nhà thờ trong và ngoài nước, giáo dân lại thương khóc tưởng niệm hằng năm; trong lúc Đất nước đã hoàn toàn thống nhất và được giải phóng khỏi những kềm kẹp của ngoại bang thì con chiên ở trong nước dưới sự dẫn dắt của các chủ chăn tụ tập gây rối đòi đất ăn cướp lại cho Vatican. Ở hải ngoại cũng thế, dưới ảnh hưởng của các thế lực đen các xóm đạo lưu vong tha phương cầu thực vẫn tiếp tục vọng ngoại để không ngừng chống phá tổ quốc.

Tại sao trên đời lại tồn tại một loại đạo lý như vậy? Ngẫm đáng tiếc cho vua Lê Chiêu Thống chỉ vì cầu viện ở một nơi không đúng chỗ nên mang nổi nhục đời đời trong lịch sử, chứ nếu được bọn cố đạo xúi giục ôm chân Vatican thì có thể nay đã thành bậc đại thánh để bọn tay sai bản địa tôn thờ trong thánh đường rồi. Hoặc nếu Vatican thành công trong việc cải đạo toàn cõi Việt Nam thì ngày nay chắc chẳng còn ai biết đến quốc tổ Hùng Vương, ngoài đường sẽ đầy các tượng thánh phản quốc, nhà thờ sẽ mọc lên như nấm và quạ đen sẽ bay đầy trời Nam …

Rõ ràng là tâm tình và quyền lợi của đám tay sai này luôn hoàn toàn đối nghịch với lợi ích quốc gia và không thể hòa đồng vào với văn hóa dân tộc được kể từ ngày cái đạo ngoại lai này nẩy mầm trên đất nước Việt cách đây khoảng 4, 5 trăm năm. Vậy mà luôn có những kẻ chăn chiên than khóc rằng bầy cừu An-nam bị lạc loài ngay trên chính quê hương mình. Thật là một câu nói ngây ngô buồn cười. Bọn họ không hề tự hỏi một khi mắc phải sinh tử phù do Vatican cấy vào thì đám con chiên đã trở thành phi dân tộc, rồi chỉ một bước ngắn là biến thành phản dân tộc suốt đời.

II. Bọn Cố Đạo Gian Manh:

Với những tên cố đạo gian manh vô đạo đức chuyên làm nghề mật thám ngay từ các thế kỷ 16, 17, đơn cử như Alexandre de Rhodes hoặc Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale đã không đem đến cho nhân dân ta “tin mừng” mà toàn là “tin buồn hay thảm họa” giống như Chúa cha Chúa con của họ đã từng dạy trong Thánh Kinh.

Ta cứ thử đọc lại vài trích đoạn trong dấu [ ] dưới đây trong cuốn ‘Phép giảng tám ngày’ của Alexandre de Rhodes để thấy sự vô lễ xấc xược của y đối với nền văn hóa tín ngưỡng tam giáo của nước ta mà còn thấy rõ sự dốt nát của tên cố đạo lếu láo này, ấy vậy mà cũng đã có khối tên tay sai Vatican xì xụp ca tụng đòi nâng họ lên hàng thánh, đòi đặt tên đường tri ân:

[Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.] (1)

Hoặc trong ‘Những thư chọn trong các thư chung’ của hai tên cố đạo khác kể trên chủ yếu bắt con chiên tân tòng không được làm ma chay cho cha mẹ quá vãng, không được thờ cúng tổ tiên, phải sống cách ly trong những làng đạo, xóm đạo và không được chung chạ với dân tộc (An-nam) trong các dịp hội hè đình đám giổ chạp. (2)

Với tâm cảnh kỳ thị chủng tộc đầy nham hiễm và các lời dạy bệnh hoạn như thế thì không trách gì bọn cải đạo tay sai Vatican đã không khỏi vong thân theo quỉ, trở mặt tiếp tay với giặc để giày xéo quê cha đất tổ, chế nhạo tiền nhân, phĩ báng phong tục tập quán nhiều đời, và đày đọa dân tộc trong một thời gian khá dài cho đến năm 1975.

Sử Việt vẫn còn ghi đậm nét những việc làm phản quốc nhiều đời của bọn tay sai bản đia này. Họ đã từng tiếp tay cho giặc để từng bước xâm lược toàn bộ đất nước; như năm 1858 Nguyễn Trường Tộ theo hầu cố đạo Pellerin xúi tây đánh chiếm Đà Nẵng, năm 1859 Petrus Ký dẫn đường cho quân Pháp chiếm thành Gia Định, năm 1867 giặc chiếm toàn bộ nam kỳ lục tỉnh. Năm 1861 có tên giáo dân Tạ văn Phụng mà sử gọi là Giặc tên Phụng cùng đồ đảng theo tướng Charner đánh phá Quảng Nam và về sau được bọn cố đạo xúi giục làm loạn ở Bắc kỳ mạo xưng là Lê duy Minh dòng dõi nhà Lê để phục hung, nhưng bọn này đều bị quan quân triều đình dưới quyền thống lĩnh của quân-vụ đại-thần Nguyễn tri Phương tiêu diệt vào năm 1865.

Chúng vẫn tiếp tục tiếp tay với giặc nên năm 1873 quân xâm lược Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, dẫn đến hòa ước Giáp tuất 1874. Nguyễn Trường Tộ báy giờ đã theo hầu cố đạo Gauthier hô hào các làng đạo tổ chức các đội thân binh võ trang với vũ khí của Pháp tiếp viện, rồi kéo quân đi tiêu diệt các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Vì chuyện này nên năm 1874 ở đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai tụ hội tất cả văn thân, sĩ phu trong vùng viết lên bài hịch “Bình Tây Sát Tả” tạo nên Phong trào Văn Thân. Hịch viết dù triều đình hòa với tây nhưng sĩ phu nước Nam không phục, nên trước hết phải giết bọn giáo dân Việt gian, sau mới đánh đuổi được quân xâm lược Pháp. Tiếc thay Phong trào Văn Thân chỉ keo dài được 4 tháng thì bị quân Pháp và bọn tay sai triệt hạ tàn bạo; và năm 1881 thì chúng chiếm toàn bộ đất bắc, và việc cải đạo đã tiến hành ồ ạt nên đã nâng con số giáo dân gia tăng nhanh chóng.

Sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 thì liền năm sau 1884, Pháp đặt nền bảo hộ lên đất nước ta với hòa ước Patenotre và chia cắt làm 3 kỳ khởi đầu cho thời kỳ gọi là “vong quốc sử” và từ đấy bọn phản quốc được cơ hội nối nhau nhiều thế hệ làm tay sai cho ngoại bang tung hoành ngang dọc giày xéo quê hương, làm nhục tổ quốc và đày đọa dân tộc cho đến năm 1975. [Đọc thêm: “Vì sao đám dân Chúa …” ở http://sachhiem.net/THLOI/CT/ThienLoi1.php]

Vào giai đoạn mất nước ấy, nhất là sau khi phong trào Văn Thân và Cần Vương bị thất bại thì ngoài số dân chúng nghèo đói thất học bị cải đạo hay theo đạo để sống còn, lại có những bọn hoạt đầu tuy thiểu số nhưng hăng say nhất trong việc làm tay sai cho Vatican mong được vinh thân phì gia; còn phải kể đến nhiều nhà cách mạng hay các bậc trí thức khác trong nỗi tuyệt vọng có thể đã hoang tưởng rằng cải đạo theo tây phương tức là chạy theo nền văn minh kỷ thuật để hy vọng giành lại được nền độc lập của đất nước từ bọn thực dân.

Vì hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, sự hiểu biết về thế giới còn quá hạn hẹp nên cha ông ta đã ngây thơ rơi vào những cạm bẩy do bọn tây phương giăng ra mà mắc phải quá nhiều lổi lầm để di họa cho con cháu về sau kể từ thời Trịnh Nguyễn, đến Nguyễn Ánh và mãi vế sau với Bảo Đại, Cường Để vv...

Họ đã làm sao biết được những nước nhược tiểu như Phi-Luật-Tân, và các nước Nam Mỹ, châu Phi một khi rơi vào vòng kim cô của Ca-tô Rô-ma giáo là không thể nào thoát ra khỏi tình trạng nghèo khổ lạc hậu triền miên; thân phận dân tộc họ bị lăng nhục xuống hàng súc vật biến thành một bầy chiên mất cả trí tuệ, không còn khả năng tự lực tự cường.

Trong lúc ấy những nhà lãnh đạo của Nhật và Trung Quốc sáng suốt và dứt khoác nên tránh cho dân tộc họ hiễm họa chia rẽ nội trùng này. May mắn thay cho 2 nước này là nhờ không có “con ma thánh Chúa nằm phủ lên” mà ngày nay càng phú cường hùng mạnh. Còn Việt Nam thì dù đã giành được độc lập nhưng Nhà Nước vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách dứt khoác nào nhằm giải quyết mối chia rẻ dân tộc bắt nguồn từ cái đạo ngoại lai này.

Ngày nay việc cải đạo vẫn được các thế lực tây phương tiến hành liên tục với nhiều mặt như chính trị, kinh tế, kỷ thuật, truyền thông vv... với những đám tay sai mới mang chiêu bài mới “toàn cầu hóa dân chủ, nhân quyền” mà vẫn không che giấu được tham vọng nham hiểm là khống chế cả nhân loại dưới văn hóa tín ngưỡng và sức mạnh quân sự của mình.

III. Hồn Nước:

Nay lắng lòng suy xét lại lịch sử thì phải thừa nhận công lao to lớn của Đảng Cộng Sản dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quần chúng đánh đuổi được quân thù Pháp Mỹ ra khỏi đất nước để giành lại được độc lập cho dân tộc. Đảng CSVN đã biết vận dụng thời cơ để tranh thủ được sức mạnh của phong trào Cộng sản thế giới đang lớn mạnh mà tiến hành thành công các cuộc kháng chiến chống lại quân cướp nước hùng mạnh gấp vạn lần; trong khi các đảng phái khác cứ mãi loanh quanh thất bại với nhiếu sách lược từ hòa hoãn đến hợp tác với địch.

Thành quả vĩ đại này dĩ nhiên sẽ được sử sách ghi những nét son vàng sánh cùng Trưng Vương, Lý Nam Đế, Lê Lợi, Nguyễn Huệ vv…

Người dân cũng sẽ tự hỏi cái gì đã tạo nên sức mạnh vô song của dân tộc để một khi được vận động đúng cách thì sẽ trở thành trận cuồng phong phi thường quét sạch bọn cướp nước? Xin thưa đó là hồn nước lưu truyền qua nhiều thế hệ dân Việt hơn bốn ngàn năm văn hiến. Chính nhờ nó mà tổ tiên ta đã đánh đuổi được biết bao mưu toan cướp nước của mọi loại quân thù.

Hồn nước là gì? là một thứ tình cảm thiêng liêng khó định hình đã quyện lẫn trong xác thịt của con dân, trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào, trong non song cẫm tú của quê hương đất nước.

Nếu bất chợt bị hỏi định nghĩa một cách cụ thể về “hồn nước” thì khó có ai có thể nói cho rành rọt dù vẫn cảm nhận được nó vấn vương lãng đảng trong đời sống hàng ngày ở quê hương, và lộ rõ hơn vào những ngày tết, dịp lễ hội lớn của dân gian.

Nó có thể là tình cảm ghi nhớ công ơn tiền nhân, thờ cúng bụt thần tổ tiên, tinh thần bảo bọc “đồng bào”, là đụn rơm, mái rạ, là những con cò trắng bay trên cánh đồng lúa thơm biên biếc, là mái chùa đền miếu với hương khói tản mác trong không gian bàng bạc, là tiếng hồng chung thu không vang vọng ngân nga, là lũy tre xanh ôm ấp cây đa với những giòng sông uốn khúc thanh bình, là những đứa bé chăn trâu nghêu ngao trên bờ đê, là mùi khói đốt đồng, là những chiếc cầu tre khấp khỉu, là màu khói lam chiều trên buôn bản lưng chừng dãy núi, là những thành quách cũ đượm màu rêu phong quá khứ, là mùi cốm thơm, là hương sen trên đầm, là những nét nhăn trên mặt mẹ già tần tảo, những giọt mồ hôi trên trán của cha ngoài đồng áng, là món ăn thức uống đặc thù đã nuôi lớn bao nhiêu thế hệ, là những vần thơ Kiều lục bát, là những câu ca dao ý nhị, là những giọng hò trên sông vắng, là lời ru ầu ơ của mẹ đưa con vào những giấc ngủ êm đềm, là chén nước chè hay miếng cau trầu ở quán cốc đầu làng, là những câu hỏi han nồng ấm của bà con lối xóm …

Làm sao mà nắm bắt được những điều mà ngưới ta chỉ cảm nhận khi được thực sống trong nó để rồi còn lưu luyến mãi trong nổi nhớ khi rời xa. Những vật thể văn hóa ấy có thể theo thời gian mà biến đổi nhưng không mất hẳn trong tâm thức dân tộc. Đó là điều bất khả thuyết diệu vợi mà chỉ có người cùng giòng giống, gọi là đồng bào mới san xẻ được.Gần đây, bài hát Quê Hương, do cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ của Đỗ Trung Quân đã làm thổn thức bao nhiêu trái tim Việt trong và ngoài nước bởi nếu ai hỏi “quê hương là gì hở mẹ?” thì câu trả lời chỉ là những điều đơn giản có thể diễn tả bằng những lời thơ mộc mạc nhưng tình cảm, nổi niềm yêu quê hương yêu dân tộc thì nặng sâu và man mác vô ngần….




Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

...

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

(Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi)

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người

...

Hinh như dân tộc ta luôn muốn lưu giữ những chân tình gắn bó đơn thuần giản dị ấy dù phải sống trong cảnh thiếu thốn vật chất, nhưng nền độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của tổ quốc là điều tối thượng bất khả xâm phạm, chứ không muốn đánh đổi cho những thứ dụ dỗ dư dật mà vô hồn để rơi vào vòng lệ thuộc ngoại bang. Có đồng tiền nào đã có được tất cả?

Dĩ nhiên hồn nước Việt không giống hồn nước Pháp hay Mỹ và lại càng không thể nào đồng hóa với hồn nước Vatican được.



Có người bảo cứ mỗi độ tết đến ở xứ người thì càng thấm thía nổi buồn ly hương. Cũng áo dài khăn đóng, cũng tụ họp ở một hội trường ăn uống bánh chưng bánh tét ê hề, cũng ca hát, chúc tụng … nhưng sao vẫn thấy nó lai căng xa lạ và thiếu thốn một cái gì khó tả quá không như ở quê nhà. Đến bây giờ dù đã đạt được những thứ mà bấy lâu ở quê nhà thèm khát, nhà cao cửa rộng, xe cộ dập dìu, áo xống xênh xang, thực phẩm thừa mứa nay mới thấy chỉ là phần vật chất phù du, vẫn thiếu cái phần tinh thần, phần hồn thấm đẳm thì cuộc sống chưa hẳn đã hạnh phúc… ở thiên đường. Đó cũng là lý do vì sao càng ngày càng có nhiều người Việt xa xứ luôn tìm dịp để về thăm đất nước quê hương để làm tươi nhuận lại phần hồn kia.

Bọn ngoại lai cướp nước luôn âm mưu chặt đứt những sợi dây vô hình ấy vốn là giềng mối đoàn kết dân tộc bằng bã mồi vật chất hay gây chia rẽ với một tôn giáo xa lạ dưới chiêu bài tự do tôn giáo (chỉ áp dụng cho những nước nhược tiểu mà thôi), để tàn phá nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời của cha ông ta.

IV. Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc:
Đạo Phật từ ngày du nhập êm ả vào Việt Nam hơn hai ngàn năm luôn gắn bó cùng dân tộc trong mọi tình huống thăng trầm vinh nhục, và chưa một lần nối giáo cho giặc ngoại xâm. Có những triều đại vinh hiển mà vua quan đều lấy điều nhân nghĩa, từ bi, trí tuệ của đạo Phật để trị nước làm cho quốc thái dân an, binh cường tướng mạnh.

Ở thời hiện đại, một đại lão hòa thượng suốt đời chỉ lo việc giáo dục đạo đời đã không dạy chúng những điều uyên áo thoát trần mà giản dị nghiêm huấn về tứ trọng ân thực dụng trong đời sống hằng ngày: ơn cha mẹ, ơn quốc gia, ơn chúng sinh và ơn tam bảo. Phật giáo không hề dạy tín đồ tri ân một hình tướng thần quyền hảo huyền xa vời nào hay phục vụ cho một giáo quyền ngoại bang nào.



Điều cụ thể nhất Ngài dạy là đạo Phật là đạo làm người, và Phật Giáo Việt Nam là đạo làm người Việt Nam tốt nhất. Như thế tu tập theo đạo Phật là bồi dưỡng tâm đạo làm người, kiện toàn tự thân, sống đời an lạc để rồi giúp người giúp đời. Giáo pháp ấy có gì đâu mà khó hiểu.

Vì thế trong thế trận toàn cầu hóa ta phải luôn tỉnh táo phân tích những chiêu bài những sách lược của ngoại bang, mới nghe qua thì có vẻ rất êm tai đầy quyến rũ như “tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”, nhưng hãy quan sát cục diện thế giới xem có đúng như là bọn tây phương thực tâm tin vào những lời hoa mỹ ấy hay chúng chỉ là tấm bình phong che đậy những mưu toan “nô lệ hóa” toàn cầu?



Quyền lực tây phương hiện nay nằm trong tay của một nhóm nhỏ tài phiệt có cùng gốc gác tín ngưỡng lâu đởi nên sách lược toàn cầu của họ chỉ thiên vị và bảo vệ quyền lợi của nhóm này mà thôi, và cố tiêu diệt cho kỳ được những nền văn hóa khác giống như thời của những đế quốc tây phương trước đây. Ngay cả ảnh hưởng của Vatican ngày nay còn bị khống chế vì đã bị lật ngược.



V. Phải Tiến Hành Cải Đạo Những Người Con Lãng Tử:
Với dân trí Việt ngày nay thì không còn mấy ai tin vào những lời kêu gọi hoa mỹ kia của bọn tây phương xảo tra và các chiêu bài rởm đã mất đi phần hấp dẫn.

Ngày nay dân chúng tây phương đã đang tìm cách tránh xa đạo Ki-tô đầy hoang tưởng. Các thập niên gần đây đã có khá nhiều giáo dân Ki-tô phản tỉnh, gắn bó nhiều hơn với đất nước và góp phần làm cho nước nhà ngày càng thêm thịnh vượng và văn minh.



Con cái của các tín hữu
Tin Lành đi truyền đạo

Đã qua một thời có những đứa con lãng tử khinh chê cha mẹ nghèo hèn để chạy theo bọn xâm lược, đạp đổ bàn thờ tổ tiên mong được ban cho ít cơm thừa canh cặn. Nay đất nước đã được phát triễn phồn thịnh và giàu đẹp đã làm cho những đứa con kia không khỏi hối hận dày vò mong được quay về trong vòng tay cao thượng của mẹ của cha. Dân tộc ta và nhất là Phật tử nên mở rộng vòng tay từ bi cứu độ giúp họ có nơi nương tựa.

Người Phật tử không cớ gì cứ phải âu lo đến việc cải đạo Ki-tô của đám truyền giáo chuyên nghiệp vì đó là công ăn việc làm của họ để kiếm sống qua ngày, mà nên lập thế chủ động trong việc cải đạo họ để trở về với đạo Phật truyền thống. Hàng ngủ tăng ni trẻ đầy năng động nên luôn chấn chỉnh hạnh nguyện làm trang nghiêm giáo hội bằng chính thân giáo chân chính của mình rồi mang ảnh hưởng ấy lan rộng khắp hang cùng ngỏ hẽm để mưa pháp được thấm nhuần mọi nơi.

Thời đại này là thời đại đất nước đã được hoàn toàn thống nhất, độc lập và không ngừng phát triển từng ngày về mọi mặt làm cho mọi người đều hãnh diện là người Việt. Bổn phận của mọi con dân là hãy chung tay vun bồi cho sự đoàn kết dân tộc thêm keo sơn, làm cho đất nước càng giàu đẹp hùng cường hơn. Nếu người Phật tử hay bảo “đạo Phật luôn đồng hành hay gắng bó cùng dân tộc” thì không có thời cơ nào thuận lợi bằng lúc này. Hãy tăng trưởng “đạo làm người” và nhất là “đạo làm người Việt Nam”, đồng thời làm hết sức mình và vận dụng mọi cách mọi phương tiện để kêu gọi những con chiên lạc đàn thức tỉnh mà biết đâu là quê nhà để sớm quay về.









- Video: Bài học nhân quả 01 (ĐĐ Nhật Từ giảng)

- Video: Cõi âm, cõi dương (ĐĐ Nhật Từ giảng)

- Video: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi (TT. Chân Quang giảng)

- Audio: Triết Học Phật Giáo (HT Thích Trí Quảng)

- Video: Hiểu về bản ngã (Thượng tọa Thích Chân Quang tôn kính!)

....

Làm như thế không những là lợi mình lợi người mà vun bồi cho sự trường tồn của nền độc lập xứ sở. Nhà Nước tự chủ đã luôn cảnh giác với những âm mưu quay lại của các tập đoàn đạo đời phi dân tộc, thì chúng ta nên tiếp tay trong sự nghiệp chung; bởi nếu không thì một khi số dân cải đạo theo Ki-tô càng cao thì với tiền rừng bạc biển của ngoại bang, trò chơi đầu phiếu chỉ là trò chơi hợp thức hóa sự lệ thuộc ngoại bang của đất nước mà thôi.

Mọi người dân, mọi Phật tử nên nổ lực đóng góp vào việc cải đạo phi dân tộc để những đứa con lạc loài có thể trở về với đạo dân tộc tức là giúp họ đáo bĩ ngạn. Quay đầu lại là bờ!



Thiên Lôi




Ghi chú:

(1) ‘Phép giảng tám ngày’ của Alexandre de Rhodes đã viết:

[Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại Minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. … Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hay chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.

….

Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại Minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.



Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy.

Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ấy vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê, cho nên ma quỷ dối được nó vậy.

Trong Đại Minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại Minh. Nhân vì sự ấy trong Đại Minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết.



Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.



Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi.]

(2) Cuốn "Những thư chọn trong các thư chung các Đấng Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale về giòng Thánh Domingo đã làm từ 1859" - Xuất bản tại Kẻ Sặt 1903, đã viết:

"Ta truyền cho bổn đạo phải vâng lời như sau:

1. Đức thánh Pha Pha (có lẽ là Jehovah) phán rằng mọi sự kẻ vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết, thì ta phải kể là sự dối trá hay là có lí mạnh mà hồ nghi có phải là sự dối trá chăng, cho nên chẳng có lã nào bổn đạo được giữ lễ phép ấy.

2. Khi đã cất xác kẻ có đạo, thì chẳng nên để kẻ vô đạo đến hợp làm một cùng kẻ có đạo, kẻo kẻ ấy ngờ ta thờ kẻ chết có đạo cũng như nó thờ kẻ chết vô đạo vậy.

3. Chẳng có lẽ gì cho bổn đạo được ở làm cùng với kẻ vô đạo ăn uống của lễ nơi mới tế đoạn, dù mà đang khi tế thì dù kẻ có đạo chẳng có mặt ở đấy, hay là kẻ có đạo ăn của chẳng tế mà thôi, thì cũng chẳng nên ở làm một đấy.

...

6. Cấm lạy xác kẻ chết.

7. Cấm xông hương , đốt nến cho kẻ chết.

...

9. Cấm đọc văn tế, cấm mặc áo tang.

...

27. Đang khi người ta làm việc dối trá như khi làm chay, hát, đánh vật, làm trò, thờ thần, kéo hội, v.v... thì bổn đạo chẳng nên xem.

...

33. Bổn đạo chẳng nên bắt chước kẻ vô đạo rẫy mả tháng Chạp hay là cải táng chỗ nọ đem đi chỗ kia,...thì cũng dối.

Các bài về cải đạoYêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)



"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)

43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)

Cải Đạo (SH)

Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)

Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)

Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)

Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)

Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)

Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)

Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)

Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)

Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)

Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)

Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)

Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)

Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)

Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)

Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)

THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)

Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)

Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)

Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)

Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)

Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)

Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)

Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)

“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)





Lang Tử Dã Tâm!





Sách có câu: “Lang tử dã tâm” chỉ con người có lòng ác như lang sói.

Thế giới thuở sơ khai là chốn sơn lâm hoang dã với muôn loài muông thú. Người Pháp vốn lãng mạn “galant” lịch thiệp tự hào như con gà trống cất vang tiếng gáy báo hiệu buổi bình minh của nhân loại. Người Anh tự hào với hình ảnh mãnh sư chúa tể của muôn loài trên giải đất không bao giờ tắt ánh mặt trời. Người Nga tự hào với hình ảnh con “gấu bắc cực” đầy sức mạnh mà chỉ “nổi sùng” lên với ai hại nó dù có bị chê là ngờ nghệch! Có quốc gia lấy hình tượng con chim ưng đứng đầu các loài chim và là nỗi khiếp sợ của các loài cầm thú trên trời dưới đất.

. Người do Trời sinh ra. Dưới Trời là “thiên hạ” mà chỉ một giống người Hoa Hạ là “thiên tử”, được giao việc trông coi bách tính (muôn dân). Trung Quốc ở trung tâm vũ trụ. Bốn phương là những hạng người hèn kém như: Bắc địch, Nam man, Tây nhung, Đông di… có bổn phận phải thần phục con Trời.

Sau gần ba ngàn năm chiến tranh giữa vô vàn nước nhỏ tranh giành bờ cõi thôn tính lẫn nhau, từ hàng ngàn tới hàng trăm, hàng chục, đến thời Chiến quốc còn bảy nước Tần-Sở-Tề-Triệu-Hàn-Ngụy-Yên tranh hùng, gom lại một nhàTần thâu tóm đất Trung nguyên, sau qua tay nhà Hán. Để củng cố uy quyền Hoàng đế, quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Khổng-Mạnh được coi là giáo lý căn bản để giữ gìn kỷ cương xã hội. Mẫu người quân tử “trị quốc–bình thiên hạ” là cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Trung Hoa. Với tham vọng “bá quyền”, “bình thiên hạ” là mục tiêu xuyên suốt của người “trị quốc”. Thiên hạ khắp bốn phương tám hướng không hề bị giới hạn về không gian dù là đồng bằng phì nhiêu, sa mạc hoang vắng, núi rừng hiểm trở hay biển cả bao la. Chỉ khi gặp biến nó tạm thời chịu nén lại, đến khi thoát họa, hưng nghiệp lên nó khởi phát lại tùy theo thời thế. Nó đối lập hoàn toàn với tinh thần “Tự do–Bình đẳng–Bác ái” trên cơ sở “thượng tôn pháp luật” của văn hóa phương Tây. Ở Trung Quốc có một thời Khổng giáo bị bài xích, coi như “con chó giữ nhà” của chế độ phong kiến tập quyền. Nhưng thực chất thì tư tưởng Đại Hán vẫn chi phối mọi mối bang giao nhất là với các nước lân bang, đặc biệt là khi nước Trung Hoa cố vươn lên địa vị cường quốc hàng đầu.

Mấy ngàn năm ông cha ta hiểu thâm căn cố đế gan ruột của “người láng giềng vĩ đại không thể không chơi” và mỗi khi lỡ xơ xẩy lơ là cảnh giác ta đều bị nếm đòn! Khốn thay chọn người láng giềng dù khó nhưng còn có thể, chớ với quốc gia láng giềng thì “Đất nước Nam vua nước Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời” (Lý Thường Kiệt). Nên khi “lũ giặc tới xâm phạm” tất phải “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh” (Trần Hưng Đạo) “cho chúng biết nước Nam này là có chủ” (Quang Trung) thì mới giữ yên được bờ cõi, bảo vệ được giống nòi.

Dân gian dù ở Á hay Âu đều có những chuyện cổ tích, ngụ ngôn về một loài vật đặc biệt mà người người đều khinh bỉ không ai muốn dây dưa. Người lớn thì luôn cảnh giác đề phòng mà trẻ con thì luôn khiếp hãi. Đó là một loại chó rừng sống hoang dã, mang rất nhiều cái tên nghe tới ai ai cũng muốn lánh xa bởi sự độc ác, dã tâm, mưu mẹo, quay quắt, tráo trở của nó. Đó chính là con sói, con lang, con cáo hay con hồ ly đều cùng một họ. Tính quỷ quyệt, độc ác, tham lam, là bản năng của nó! “Lang tử dã tâm” – con người đã có lòng dạ độc ác như lang sói luôn kiếm chuyện hại người, gây tai họa cho xã hội không sao lường được.



Ông La Fontaine có nhiều chuyện ngụ ngôn về loại sói rừng này. Có lúc nó bộc lộ ngay dã tâm chẳng cần che dấu như chuyện “Chó sói và chiên”: Một hôm sói lảng vảng bên bờ suối tìm mồi. Vớ ngay được chú chiên đang uống nước. Sói lớn giọng nạt nộ:

“Sao mày dám cả gan vục mõm
Làm đục ngầu nước uống của ta?”.

Chiên hiền lành cung khiêm giãi bày:

“Nơi tôi uống nước quả là
Hơn hai chục bước cách xa dưới này
Đã biết thân mọn này đâu dám
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên!”.

Sói lại gầm lên:

“Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là!
Mày còn nói xấu ta năm ngoái!”.

Chiên thanh minh:

“Nói xấu ngài… Khuấy nước năm xưa?
Khi tôi chưa kịp ra đời!”.

Kẻ ác xiết tội, người ngay giải trình:

“Không phải mày thì anh mày đó!” –
“Quả tình tôi chẳng có anh em!” –
“Thế thì một mống nhà chiên?
Lũ bay có đứa nào kiềng sói đâu!”.

Mới hay “Kẻ mạnh cái lẽ vốn già!”.

Suối là dòng nước thiên nhiên ban tặng cho muôn loài muôn vật để bảo đảm sự sinh tồn, không ai được quyền chiếm làm của riêng mình. Vậy mà quen thói “hạ mục vô nhân”, sói tự cho mình được quyền thao túng! Xem ra người, vật chẳng khác chi nhau. Giữa lúc quan hệ Việt-Trung “vừa là đồng chí vừa là anh em”, cho dù có sự bất đồng thì người Việt ta vẫn giữ chữ tình, chỉ dùng lời lẽ khiêm nhường để người anh em hiểu rằng trong tham vọng của anh, tôi chỉ chấp nhận một điều hợp lý thôi.

Cụ thể trong công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rõ là chỉ công nhận “Quyết định về hải phận của Trung Quốc” và “sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể”. Tuyệt nhiên không có một câu từ nào thừa nhận và tán thành lãnh thổ Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa) thuộc về Trung Quốc! Nếu nói thẳng ra thì chẳng lẽ anh em một nhà lại “vạch áo cho người xem lưng” sao! Người anh em hiểu đấy nhưng khi đã có mưu gian thì dù có hay không có công hàm ấy họ cũng bằng mọi mưu mô toan tính tìm cớ giàng buộc người ngay giống như con sói bức ép con chiên!

Theo các nhà khảo cổ học, ở nước Trung Hoa cũng như ở nước Việt Nam ta, đều để lại những di tích của con người từ thưở sơ khai. Người Hoa Hạ ở Trung nguyên sống nhờ vào ruộng đồng sông nước, núi non trùng điệp, biển khơi xa vời vợi chưa là điều thiết thân với họ. Trái lại, người Nam Việt ở dọc ven bờ biển Đông, sống nhờ vào tài nguyên trên rừng dưới biển nên mới nhận ra và gắn bó với “rừng vàng biển bạc”. Từ xa xưa, hải đảo chỉ là nơi tạm lánh của tàu thuyền ra khơi đánh bắt sản vật hoặc là nơi tạm lánh của các tàu bè gặp nạn hoặc là các tàu thương khách hải hồ.

Từ thời trung cận đại, nhà nước Việt Nam đã là chủ nhân cai quản các hải đảo tiền tiêu cửa ngõ của mình với những bằng chứng pháp lý không thể phủ nhận được. Rõ ràng cả về tình và lý đó mới là “quyền lợi cốt lõi” của một quốc gia có chủ quyền chính đáng. “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển” (UNCLOC) năm 1982 là cơ sở luật pháp quốc tế đương nhiên thừa nhận. Cớ sao chỉ một chuyến đi vụng trộm của viên tướng hải quân Tàu qua vùng biển của người ta rồi về nhà thầy tớ ngồi vẽ ra “cái lưỡi bò” 11 đoạn gom tất tật những hải đảo và vùng biển rộng lớn là nguồn sống truyền đời của hàng trăm triệu ngư dân các nước Việt Nam, Philippine, Malaxia, Inđônêxia, Brunei?!

Bây giờ nhà cầm quyền Trung Hoa lu loa rằng họ làm chủ biển Đông từ hơn hai ngàn năm trước với những bằng chứng vu vơ! Là người lãnh đạo quốc gia mà họ nói xằng không sợ hổ ngươi với truyền thống của một dân tộc từng có nền văn hiến tiêu biểu ở phương Đông. Họ cố tình quên đi lịch sử của dân tộc họ! Từ nhà Hán về sau, đất Trung nguyên từng trải bao nhiêu biến động thăng trầm. Thời Tam quốc: Ngụy-Thục-Ngô thì ai làm chủ? Thời Nam-Bắc triều (Ngụy-Tề-Chu/Tống-Lương-Trần) thì ai làm chủ? Thời Ngũ triều (những là hậu: Lương-Đường-Tấn-Hán-Chu) thì ai làm chủ? Rồi đến triều đại ngoại nhân Nguyên (người Mông), Thanh (người Mãn) thì giới hạn đất đai của người Hán đến đâu và họ có thật sự được làm chủ tổ quốc của mình?

Lịch sử cận và hiện đại từ khi chủ nghĩa tư bản phương tây bành trướng, nước Trung Hoa bị xâu xé, để lọt vào tay người những nhượng địa Hồng Kông, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Ma Cao, vùng Đông-bắc rộng lớn… Người Hán đâu còn thật sự làm chủ hoàn toàn đất Trung nguyên! Để kích động tinh thần dân tộc, ông trùm ở Trung Nam Hải nói rằng: “Những kẻ hiếu chiến đã hàng trăm lần phá vỡ tuyến phòng thủ trên biển và trên đất liền, đẩy Trung Quốc xuống vực thẳm tai ương” là nói về giai đoạn lịch sử đen tối ấy chớ không thể lẫn lộn mập mờ vu vạ để người dân lương thiện Trung Hoa hướng hận thù sang người hàng xóm “cùng tắm hai bờ một dòng sông, sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng” ở phương Nam này.

Trong một hoàn cảnh khác, nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine lại cho đời thêm bài học về con vật quen thói lừa đảo xấu xa trong truyện “Quạ và cáo” như sau:



“Thầy Quạ đậu trên cây
Mỏ ngậm miếng pho mát
Thầy Cáo thấy thơm ngát
Bèn lại tán thế này:

“Kính chào tôn ông Quạ
Khôi ngô và phong nhã!
Tôi trông đẹp nhất ngài!
Lại dám đâu nói sai:

Nếu giọng ngài bẻ bai
Như lông ngài hào nhoáng
Thì ngài quả xứng đáng
Là chúa phượng lâm sơn!”

Quạ nghe nói sướng rơn
Muốn tỏ mình tốt giọng
Mở toang cái mỏ rộng
Để rơi quách miếng mồi!

Cáo cuỗm phắt ngỏ lời:
Cảm ơn tôn ông Quạ!” (Tú Mỡ dịch).

Thì ra kẻ nịnh hót xằng chỉ sống bám vào người nhẹ dạ!

Người viết bài này từng có người anh cùng với nhà văn Thôi Hữu hy sinh ở“Thập vạn đại sơn” trên đất Trung Hoa trong khi giúp bạn tham gia tiễu tàn quân thổ phỉ Quốc Dân Đảng vào những năm đầu nước CHNDTH mới ra đời. Ở tuổi thiếu niên người viết từng được sang học ở Khu học xá Quế Lâm. Lúc ấy nước bạn rất nghèo và nhân dân khổ lắm mà chúng tôi vẫn được ăn no mặc ấm. Ngày về nước, lũ trẻ chúng tôi còn được dự buổi mít tinh khánh thành “Hữu nghị quan” chớ không gọi là “Ải” hay là “Mục” Nam quan nữa bởi quan hệ giữa hai dân tộc đã sang trang sử mới. Tại cái “cửa quan” lịch sử nơi ngày nào cha con Nguyễn Phi Khanh–Nguyễn Trãi đầm đìa nước mắt rời tay nhau vĩnh biệt kẻ Bắc người Nam thì lúc này là hình ảnh Bác Hồ với Bác Chu Ân Lai tươi cười tay trong tay giơ cao lên trước sự vui mừng hớn hở không sao kể xiết của người dân vùng hai bên biên giới.

Thế nhưng khi xây cột mốc biên giới mới thì cái “quan hữu nghị” năm xưa đã thành “phế tích” nằm sâu hàng trăm mét trên đất nước người bởi dựa vào cái mốc qui ước là “khúc nối đường sắt” giữa hai quốc gia do ông bạn giúp ta thiết kế và xây dựng! Cũng như thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn nằm trong địa hạt tỉnh Cao Bằng. Nhưng vì tình bạn thương nhau, bát cơm manh áo cùng chia sẻ, ta cứ để cho người láng giềng nghèo khổ qua xin đất hoang làm nương rẫy. Lúc đầu là ngày qua, tối lại về đất bạn, sau là dựng lán tạm trú nắng mưa khuya sớm nhưng dần dà quây tụ thành làng xóm. Khi phân chia ranh giới thì cứ theo thỏa thuận lấy nguyên canh nguyên cư làm cơ sở. Thế là một cái thác tự nhiên đẹp nổi tiếng ở Đông Nam Á thì ông bạn chiếm nửa phần trên, còn chủ nhân thật sự chỉ được nửa phần dưới thác! Nghĩ mà đau nhưng vì mọi sự đã rồi! Bà con ta ngậm ngùi than thở:

“Kết tình bạn với người ta
Giúp nhau thì ít hại nhau thì nhiều!”.

Thế mà ông trùm ở Trung Nam Hải nói ráo hoảnh rằng: “Người Trung Quốc không có gien xâm lược nước khác hay thống trị thế giới bằng máu”. Hẳn ông ta vẫn biết người thầy vĩ đại của cách mạng Trung Hoa từng căn dặn những người lính “giải phóng quân” Trung Quốc khi được cử sang giúp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống sự xâm lược từ phương tây rằng: “Các đồng chí qua nước bạn lúc này là dịp để trả những món nợ lớn mà ông cha ta đã gây ra ở Việt Nam!”. Đúng là “người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình” như bao nhiêu dân tộc khác trên thế gian này. Nhưng với những người đã lọt vào ngồi ở Trung Nam Hải thì hoàn toàn không phải là “Trung Quốc sẵn sàng sống hòa thuận với tất cả người dân trên thế giới trong một sự phát triển hài hòa!”. Những sự kiện đang xảy ra trên biển Đông và với các quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc đã không thể đánh lừa được ai. Đến nay các dân tộc trên thế giới nghe ông Tập Cận Bình rêu rao: “Trung Quốc không chấp nhận một logic rằng một quốc gia mạnh cứ phải là bá chủ!” đều thừa hiểu chỉ là điều ba xạo!

Trong giáo lý của đạo Khổng có nói một điều muôn thuở vẫn đậm tính nhân văn nhân bản là: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người). Điều đó thật dễ thực hành mà sao các thế hệ cầm quyền ở đất Trung Nguyên chưa bao giờ làm được?!



Nguyễn Văn Thịnh

Canada có thật sự là “thiên đường y tế”?





Canada Health. Ảnh: Internet


ACA – Obamacare

Từ năm 2010 cho đến nay, cả nước Mỹ ồn ào xung quanh vấn đề bênh hay chống Obamacare. Cuộc khảo sát của ABC News / Washington Post cho hay 36% công dân có ý kiến đồng thuận với luật cải tổ y tế bị kiện lên Tối cao Pháp viện (TCPV). Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành cũng chỉ được 39% chấp nhận. Tuy đa số không thấy hài lòng nhưng có đến 75% đánh giá phẩm chất chăm sóc sức khỏe hiện tại của họ là “tốt”. Vì thế, điều thách thức là làm sao thực hiện các giải pháp mà không khiến cho người dân cảm thấy sợ mất loại dịch vụ họ cho là tích cực.
ABC News và Washington Post nhận thấy 38% kịch liệt chống ACA (Obamacare), 52% không tán đồng và 12% không ý kiến. Trong số người đánh giá thấp hệ thống y tế hiện hành, chỉ có 35% chấp nhận ACA – với những người không bằng lòng hệ thống hiện hành, cũng chỉ có 32% ủng hộ ACA. Vào tháng 4-2012, 38% nghĩ rằng TCPV nên loại bỏ hoàn toàn ACA, 25% muốn giữ lại tất cả và 29% tin rằng nên giữ lại một phần.
Ngày 28-6-2012, Chánh án TCPV John Roberts, đã phán quyết: Đạo luật ACA không đi ngược lại Hiến pháp. Obamacare được xem là một trong những thắng lợi chính trị lớn lao nhất của TT Obama.
Mặc dù phải chờ cho tới ngày 1-1-2014, ACA mới bắt đầu có hiệu lực, nếu đủ khả năng tài chính, mỗi cá nhân phải mua bảo hiểm y tế hoặc tự mua hoặc thông qua người thuê việc.
Nếu ai không có bảo hiểm y tế sẽ bị phạt bằng biện pháp là tiền của họ bị rút ra từ những ngân khoản hoàn thuế (tax return).
Tuy nhiên nếu hỏi kỹ một công dân Mỹ, nhất là những người di dân, người gốc Việt, dường như rất nhiều người còn khá mù mờ về khái niệm cải tổ y tế Obamacare. Đặc biệt người cao tuổi hay bàn tán “Y tế Mỹ không bằng Canada”, rồi có người kết luận: “Obama đang bắt chước Canada”. Sự thật như thế nào?

Thuế và chăm sóc sức khỏe tại Canada

Thật ra thì từ lâu người dân Mỹ đã nghe nhiều về chế độ bảo hiểm y tế toàn dân tại Canada. Người thán phục, kẻ ước ao, nhưng cũng có không ít những nghi ngờ, thắc mắc: “Tiền đâu mà chính phủ Canada chi trả nổi?”. Tại sao như vậy thì ta nên hiểu hệ thống thuế.
Người dân Canada, cũng như dân Mỹ, đều phải trả thuế lợi tức cho 2 chính phủ: liên bang và tiểu bang. Thuế suất được tính tùy thuộc vào 4 nhóm lợi tức (income bracket).
Thuế liên bang: Nhóm lợi tức thấp nhất (dưới 37.885 Mỹ kim) thuế suất 15%, nhóm lợi tức cao nhất (trên 123.184 Mỹ kim) thuế suất 29%.
Thuế tiểu bang: thay đổi theo tiểu bang, nhưng cao nhất là 18% và thấp nhất là 10%.
Như thế, người dân Canada chịu mức thuế lợi tức tối đa là 47%. Nhưng đây là mức thuế cho nhóm dân có lợi tức cao nhất, sống tại tiểu bang đánh thuế cao nhất, chứ đa số dân Canada chỉ trả thuế suất khoảng 25%.
Hệ thống y tế của Canada là hệ thống y tế công cộng, toàn dân (universal public health care insurance) nghĩa là tất cả mọi người dân đều được bảo hiểm y tế, không tùy thuộc vào việc làm hay lợi tức.
Trên nguyên tắc, người dân phải đóng tiền bảo hiểm y tế hàng tháng. Nhưng nếu lợi tức sau khi trừ thuế (net income) của gia đình dưới 28.000 $CAN/năm thì được giảm và dưới 20.000/năm được miễn thuế. Lương trên 28.000$CAN, mỗi tháng đóng 54 $CAN/ cá nhân hay 96 $CAN/đôi vợ chồng, hay 108$CAN/gia đình (3 người trở lên).
Những người đi làm việc, tùy theo cơ quan hay công ty, có thể được chủ thuê trả cho phân nửa hoặc bao luôn tiền này. Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng quá thấp, chỉ có tính chất rất tượng trưng, nên nói y tế Canada miễn phí cũng không sai, và toàn bộ dân chúng Canada đều có bảo hiểm y tế: đi khám bệnh miễn phí, làm các xét nghiệm y khoa miễn phí, sinh đẻ miễn phí, chữa trị bệnh viện miễn phí, gần như cái gì liên quan đến y tế thì đều miễn phí.

Hệ thống bệnh viện Canada

Bác Sĩ P. N. V. Trang, hiện đang sinh sống tại miền Nam California nói với nhật báo Viễn Đông: “Mình từng là bác sĩ, sống cùng bố mẹ ở Vancouver, Canada. Sau đó mình lập gia đình với ông xã mình, anh Hưng, là bác sĩ hành nghề tại vùng Riverside và mình quyết định qua Hoa Kỳ định cư luôn. Có hai lý do khiến mình sang Mỹ.
Thứ nhất là tại Canada, mức lương bác sĩ bị hạn chế chứ không như tại Mỹ, mình lại thuộc vào thành phần lợi tức cao, nên phải đóng thuế ở mức tối đa, trong khi tại Mỹ thì mức thuế thấp hơn.
Thứ hai là khi đó mình còn trẻ, 30 tuổi nên sức khỏe tốt, đó là lý do mình không muốn trả thuế quá cao khi mình hầu như không bao giờ cần đến các dịch vụ y tế.



Xếp hàng vào viện. Ảnh vui internetVì thế, khi sang Mỹ, không lấy lại được bằng hành nghề bác sĩ (các bác sĩ từ các nước khác hầu như không thể lấyđược bằng tương đương để hành nghề vì các điều kiện khá gắt gao của Bộ Y Tế Hoa kỳ nhằm hạn chế số lượng bác sĩ từ nước ngoài), mình vẫn chấp nhận bỏ nghề và cho đến nay mình vẫn hài lòng với quyết định này. Từ đó đến nay mình làm thư ký tại phòng mạch của ông xã”.
Khi được hỏi về bảo hiểm y tế tại các bệnh viện Canada, cô Trang cho biết: “Trước kia, khi sống tại Vancouver, mình làm việc tại bệnh viện và còn có phòng mạch riêng, mình biết khá rõ về nền bảo hiểm y tế của Canada.
Người dân đất nước này, khi bệnh đi gặp bác sĩ để được khám bệnh miễn phí. Còn nếu bệnh nặng phải vào nhà thương, những người dân thường chỉ hơn người ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) ở chỗ là họ có thể được nằm một phòng riêng, còn những ai ăn welfare phải nằm chung phòng với vài người khác, nhưng chữa trị và thuốc thang như nhau.
Ngay cả người homeless (không nhà cửa) cũng có thể nằm cùng bệnh viện với một triệu phú, hay thậm chí với vị Thủ Tướng vì Canada không có bệnh viện tư và không có bệnh viện riêng dành cho các quan chức. Một khi đã vào bệnh viện, không người dân nào trả một đồng xu. Đây là điểm mà người dân Canada thường tự hào về phương diện y tế”.
Khi được yêu cầu so sánh về chất lượng phục vụ giữa các bệnh viện tại Canada và Mỹ, cô Trang cười: “Thế nếu như bạn phải trả 10 ngàn, thậm chí hai, ba chục ngàn đô la để được ở tại khách sạn 5 sao, và được cho ở free trong một khách sạn 3 sao thì bạn chọn cái nào? Theo cái nhìn rất cá nhân, cho phép mình tạm xếp loại phẩm chất các bệnh viện tại Mỹ và tại Canada như thế”.
Bác sĩ Canada lãnh lương như thế nào?
Cô Trang tiếp, tuy y tế Canada theo kiểu XHCN nhưng không phải toàn bộ bác sĩ y tá lãnh lương cố định như công nhân viên chức. Thay vì có hàng trăm hãng bảo hiểm y tế chi trả cho bác sĩ nhà thương như ở Mỹ, chính quyền các tiểu bang ở Canada đóng vai trò medical insurer (nhà bảo hiểm y tế).
Chính quyền quy định các chi phí dịch vụ, khám bệnh bao nhiêu tiền, một lần thử máu bao nhiêu tiền, một ca phẫuthuậtbao nhiêu tiền… và trả cho bác sĩ, bệnh viện thực hiện các dịch vụ đó. Thay vì gởi hóa đơn tính tiền cho các hãng medical insurance (bảo hiểm y tế) như ở Mỹ, bác sĩ và bệnh viện ở Canada gởi bill cho Bộ Y Tế tiểu bang.
Do đó, giữa các bác sĩ vẫn có sự chênh lệch lợi tức, ít bệnh nhân thì lợi tức thấp, nhiều bệnh nhân lợi tức cao.Bệnh viện đông bệnh nhân, khéo quản lý thì thặng dư ngân sách, ngược lại, chính phủ phải bù lỗ, nhưng nếu bệnh viện bị thâm hụt quá, rất có thể sẽ nằm trong danh sách bị đóng cửa nếu có cắt giảm ngân sách”.
Tuy nhiên, bác sĩ ở Canada không kiếm được nhiều tiền như bác sĩ ở Mỹ, vì giá cả dịch vụ do chính phủ ấn định. Theo Viện Thông Tin Y Tế Canada (Canadian Institute for Health Infomation), trung bình bác sĩ gia đình (family doctor) tại Canada có mức thu nhập hằng năm chừng 240 ngàn $CAN, trong khi bác sĩ chuyên môn (specialist) kiếm chừng 340 ngàn, thua xa nếu so với các bác sĩ tại Hoa Kỳ.

Ngành dược tại Canada

Người viết bài này, đã hành nghề dược sĩ tại Québec, Canada, trong 12 năm, và sang Mỹ tiếp tục với nghề này cho đến nay thêm 12 năm nữa. Gần 13 năm sống tại Canada, tôi chưa hề, dù chỉ một lần, cần đến dịch vụ y tế (đi bác sĩ, mua thuốc, chích ngừa, vào bệnh viện, vân vân).
Với nghề dược sĩ, tôi thuộc vào thành phần lợi tức khá, và phải đóng thuế 44%, trong khi tại California thì chỉ đóng 30%. Nếu tính theo mức lương dược sĩ thì 14% chênh lệch thuế tương đương chừng 1.300 Mỹ kim một tháng.
Cứ xem như số tiền này người dược sĩ mang quốc tịch Canada tự mua bảo hiểm y tế cho mình (health insurance), coi như họ mua sự an tâm vì e rằng mai này khi về già đổ bệnh ra thì sẽ có chính phủ đài thọ.
Chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng số tiền đóng hằng tháng này (1.300 Mỹ kim) là “vô cùng đắt đỏ” cho một người trong độ tuổi từ 20 đến 35. Đó chính là câu trả lời vì sao tôi cùng hằng ngàn dược sĩ khác đã rời bỏ Canada vào cuối thập niên 1990 để nhập vào Mỹ khi “cơn đói” dược sĩ lên cao nhất tại khắp nước Mỹ.
Theo Bộ Y Tế Canada thì hiện nay tỉ lệ dược sĩ nằm trong lứa tuổi từ 23 đến 45 (lứa tuổi được xem là có xác suất bệnh tật thấp) là 42% và từ 46 đến 65 tuổi là 54%. Và chính nhờ thu số tiền này của những ngườiđi làm đóng thuế hàng năm mà chính phủ có khả năng chi trả cho những bệnh nhân lớn tuổi đang cần đượcđiều trị.
Người dân Canada mua thuốc ra sao?
Khi bị bệnh thì người dân Canada đi gặp bác sĩ miễn phí. Khi được bác sĩ cho toa mua thuốc, nếu thuộc vào thành phần lợi tức thấp thì người bệnh hoặc làkhông phải trả hay trả rất ít.
Nếu là thành phần tự làm chủ (self-employed) sẽ phải móc tiền túi ra trả, còn những người đi làm thuê và trong nơi làm việc có bảo hiểm y tế phụ trội (extended medical insurance plan) , sẽ phải trả 20% tiền thuốc, bảo hiểm trả 80%.
Có thể nói là hầu hết bệnh nhân mua thuốc đều được bảo hiểm bởi chính phủ, nhà thuốc gửi hóa đơn cho chính phủ hàng tháng, và sẽ được trả một số tiền phí phục vụ cố định cho một toa thuốc, nghĩa là cho dù dược sĩ bán một món thuốc X trị giá 10 Mỹ kim hay thuốc Y trị giá 1.000 Mỹ kim, cũng sẽ được nhận một số tiền lệ phí phục vụ bằng nhau.

Lạm dụng và gian lận

Ông Tim Menke – cố vấn của phòng Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Y Tế Xã Hội Hoa Kỳ có cho biết: “Theo ước lượng, các vụ gian lận Medicare tại Mỹ đã gây thiệt hại cho quỹ thuế do công dân đóng góp khoảng 60 tỉ Mỹ kim hàng năm”.
Khi còn làm việc tại bệnh viện và các nhà thuốc tại Montréal trong những năm 1990, người viết cũng đã từng đọc nhiều bài báo về các trường hợp gian lận khi một vài bệnh viện hay dược phòng gửi hóa đơn tính tiền cho chính phủ, nhưng trên thực tế họ không hề thực hiện các dịch vụ như trên giấy tờ.
Nhưng vì đã lâu và không đi sâu vào các con số thống kê, nên không còn nhớ được là vấn đề này gây thiệt hại bao nhiêu cho đất nước Canada, nhưng chắc chắn phải là một con số không nhỏ.
Gian lận thường xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là vì không đủ lợi tức (profit) nên con người phải gian lận để duy trì thương vụ của mình mà tồn tại, thứ hai là vì lòng tham.
Nếu gạt bớt lòng ,tham, theo ý kiến cá nhân của người viết, hiện nay các bệnh viện, phòng mạch, nhà thuốc không cần phải gian lận, chỉ vì số lượng người bệnh đã quá đông rồi, không cần thiết phải gian lận mới đủ sống hay có lời.
Tính trung bình hiện nay, các nhà thuốc tây tại miền Nam Cali bán thuốc cho hơn 100 toa một ngày (tiệm nào được chừng hơn 200 thì khá lắm rồi đó), trong khi tại Montréal hiện nay, 400-500 toa là chuyện thường, thậm chí có tiệm đến 800 toa, một điều mà các chủ nhân nhà thuốc tại Mỹ “không dám mơ tới nổi”. Lý do: Số người già tại Canada đông quá mức nên nhu cầu thuốc men gia tăng mau như diều gặp gió.
Cầm giữ bệnh nhân trong bệnh viện vì mục đích moi tiền chính phủ
Ở Canada, khingười sản phụ sinh con, đa sốbệnh viện đều có khuynh hướng kéo giữ bệnh nhân nằm lại thật nhiều ngày để”theo dõi bệnh tình”, mặc dù người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh và xin cho về nhà sớm.
Lý do bệnh viện chưa cho về đôi lúc khá buồn cười, như vì bệnh nhân còn “hơi táobón” nên cần ở lại để được điều trị. Thật ra, đó chỉ là cái cớ để bệnh viện tiếp tục gửi hóa đơn cho chính phủ.

Lạm dụng đi khám bệnh

Người bệnh ở Canada động tí là đi bác sĩ, và dù bác sĩ bảo “ông/bà không sao, không bệnh gì nặng, chỉcần về nghỉ ngơi”, bệnh nhân vẫn luôn luôn kỳ kèo bác sĩ cho một toa thuốc “gì đó” mới an tâm.



Chính phủ làm gì cũng hỏng. Ảnh vui internetThế là để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, các bác sĩ thường cho 100 viên Tylenol (thậm chí nhiều bác sĩ đã in sẵn trên toa, chỉ cần ký tên), mua về để cho chật tủ thuốc. Còn nếu bác sĩ để bệnh nhân ra về “tay không”, rất dễ mất khách, nhất là khách Việt Nam.
Các nhà thuốc tây hầu như nơi nào cũng đếm sẵn trước 100 viên Tylenol, hễ khách vào đưa toa ra thì có ngay lọ thuốc, chỉ cần dán nhãn vô thôi. Tylenol rất rẻ, cứ gửi hóa đơn cho chính phủ lấy tiền lệ phí bán thuốc, hóa ra cả 3 bên đều lợi win win win (bệnh nhân, bác sĩ, dược sĩ).
Nói thì có người không tin, hơn 15 năm trước, chính phủ Canada còn “khá giả” nên trả luôn tiền thuốc vitamin, calcium, thứ gì cũng trả… nên người ta thường giả bộ bệnh, đi bác sĩ xin các loại thuốc này để… gửi về Việt nam làm quà cho thân nhân, bè bạn.
Nói chung, đây là hiện tượng lạm dụng nền y tế công cộng tràn lan tại Canada.

Nạn “chảy máu chất xám” – Y tế cào bằng Canada giúp toàn dân nhưng không giữ chân tài năng trẻ.

Anh V. John Bình, kỹ sư điện toán đang làm việc tại miền Bắc California, kể lại, tôi rời Toronto năm 1998 để sang San Jose làm việc khi cơn sốt computer lên đỉnh điểm ở cả hai nước. Tại xứ sở Canada, nơi mà rất nhiều người ca ngợi là thiên đường y tế, và thậm chí từ vài năm nay toàn nước Mỹ đang ồn ào tranh luận, và hằng triệu người Hoa Kỳ đang tự vẽ ra một viễn cảnh an nhàn kiểu như tôi làm việc tàng tàng, đóng thuế chút chút, thậm chí không cần làm, nhưng hễ bệnh tật thì đã có chính phủ lo.
Nếu chỉ suy nghĩ thô thiển như thế thì Canada đâu có tình trạng chảy máu chất xám nhức nhối từ gần 15 năm nay. Giới trẻ (với nhu cầu y tế thấp nhất) và giới trí thức (thành phần đóng thuế cao nhất) đều cảm thấy bất bình khi họ phải đóng thuế quá cao, làm bao nhiêu đều phải nộpcho chính phủ để mà nuôi những ai không làm việc được, dù vì lý do bệnh tật hay thất nghiệp. Tuy rằng ai già cũng sẽ đến lúc đó, nhưng tuổi trẻ không nghĩ như vậy.

Đòi hỏi sự công bằng…

Anh Bình nhận xét: “Với họ, đó không phải là sự công bằng. Mỉa mai nhất cho chính phủ Canada là khi các tầng lớp trí thức (còn được gọi là tầng lớp chất xám như bác sĩ, dược sĩ, y tá, nha sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư…, được đào tạo hầu như miễn phí(hay với tiền học phí rất thấp so với M), thì khi vừa tốt nghiệp đi làm việc vài năm là họ nhận ra ngay sự bất công này. Thế là đất nước Canada với nền y tế tuyệt vời không còn cầm giữ nổi chân họ nữa.
Và đó chính là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám, giới trẻ và thành phần trí thức ồ ạt bỏ Canada sang Hoa Kỳ làm việc đã khiến chính phủ Canada nhức đầu và bất lực.
Và tôi nằm trong số đó. Tôi rời Toronto năm 28 tuổi, khi hầu hết các bạn bè đều rời đất nước lá
phong để tìm đến xứ sở cờ hoa – quốc gia biểu tượng cho sự công bằng. Tôi siêng năng thì tôi giàu, còn anh làm biếng thì anh nghèo, anh khổ.
Với tôi, Hoa Kỳ làđất nước của những người siêng năng và thành công, không phải là quốc gia của những ai chờ người khác đóng thuế nuôi mình và hưởng y tế miễn phí”. – (TV)

Tác giả: Thanh Võ – VienDongDaily.Com 

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Tật xấu người Việt qua tục ngữ (làm trai cứ nước hai mà nói)


Nguyễn Đức Dân


Kho tàng tục ngữ Việt phản ánh triết lý, xã hội và văn hóa người Việt. Những ưu điểm, phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta được bộc lộ trong tục ngữ. Tay có ngón ngắn ngón dài, người có năm bảy hạng, nên có những quan điểm sống trái ngược nhau. Do vậy TN cũng là tấm gương phản chiếu những tật xấu, nhân sinh quan của một bộ phận người Việt.
Quanh năm sống trong lũy tre làng, với phương thức sản xuất cá thể, đi sau con trâu và cái cầy chìa vôi cả bao đời không đổi với cây lúa phát triển từ từ, người nông dân thấy mình là trung tâm. Những điều này tạo ra ở một bộ phận người Việt, trước hết là nông dân, những tật xấu về tính cách và suy nghĩ được đọng lại trong TN.
Trước hết đó là tính cá nhân, vị kỷ, chỉ biết vơ vén cho mình, cho gia đình, họ hàng, với lối sống khôn lỏi, ranh vặt khôn sống mống chết, khôn ăn người dại người ăn. Và tạo ra những vây cánh họ tộc, trong họ ngoài làng, một người làm quan cả họ được nhờ. Người Việt trọng miếng ăn, đánh mõ không bằng gõ thớt, muốn ăn trước người, còn khó khăn, nguy hiểm đùn cho người khác, ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau. Của chùa,của người thì bồ tát mặc sức xài xả láng, còn của mình thì lạt buộc. Điều gì cá nhân không hưởng lợi thì không làm: Ôm rơm rặm bụng. Việc chung sẽ có người khác lo, tội gì ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng, chỉ tổlắm thóc, nhọc xay. Ấy vậy nên cha chung không ai khóc. Lối sống vô cảm cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi cũng sinh ra từ tính cá nhân, ích kỷ.
Muốn sống yên ổn trong một xã hội nhiều tai bay vạ gió con người phải thu mình lại, tránh những vạ miệng, nói năng nước đôi, người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo, làm trai cứ nước hai mà nói hoặc mũ ni che tai, việc ai chẳng biết. Có lối sống an phận lão giả an chi, nhẫn nhục im lặngngậm miệng ăn tiền, cam chịu thân hèn không dám động đến những người quyền chức, còn do miệng quan trôn trẻ, lươn lẹo khó lường. Thấp cổ bé họng, nhưng muốn sống an toàn nên sẵn sàng lo lót, chạy chọt. Trong bức tranh dân gian Đông Hồ Đám cưới chuột nổi tiếng, họ nhà chuột biết đồng tiền đi trước là đồng tiền khônnên cũng phải lo lót quà cáp cho mèo để được đầu xuôi đuôi lọt. Dẫu nghề nào cũng “ăn”, cũng “tham nhũng vặt” thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ, thợ bồ ăn nan, thợ hàn ăn thiếc… nhưng nghề làm quan thì hết biết: quan thấy kiện như kiến thấy mỡ. Nghề làm quan kiếm ăn dễ nhất, “khủng” nhất, tham nhũng lớn nhất khiến bà mẹ phải thốt lên con ơi mẹ bảo con này//cướp đêm là giặc cướp ngày là quan. Quan mới hay bới chuyện. Vô phúc mới lôi nhau lên quan. Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc, bởi nén bạc đâm toạc tờ giấy. Dân gian châm biếm về “lẽ phải” khi quan xử kiện: Họ lôi nhau lên quan. Một người lo lót 5 nén bạc. Ra công đường, người này bị xử thua. Tức quá, anh này xòe 5 ngón tay ra hiệu quan đã “ăn” 5 nén bạc. Quan xòe hai bàn tay 10 ngón ra nói: nó phải “bằng hai” mày (!). Kiện những chức sắc là chuyện con kiến mà kiện củ khoai.Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã mà.
Ông chánh án Lương Quang xử vụ 5 công an đánh chết người phân trần “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực…chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt” (dẫnNLĐ, 5.4.2014). Ông đã nói huỵch toẹt không cần xử theo công lý mà xử theo kiểu đánh chó phải ngó chủ, gió chiều nào che chiều ấy, cốt sao được an toàn. Và cũng là lối sống phù thịnh, chẳng ai phù suy. Ai chẳng may gặp rủi ro, thất thế thì người ta nhờ gió bẻ măng, thừa cơ đục nước béo cò, giậu đổ bìm leo dìm cho chết luôn.
Coi mình là trung tâm, cái gì của mình cũng hơn, và thiên lệch đến vô lý ta về ta tắm ao ta… dù đục ao nhà vẫn hơn. Mình là nhất nên không thích và cũng không có khả năng hợp tác, nhất là khi quyền hành nắm trong tay. Hậu quả là lắm thày thối ma, lắm cha con khó lấy chồng. Tự cao đấy nhưng cũng lại tự ti đấy: văn mình, vợ người. Từ đây, sinh lối sống hưởng thụ, hám của lạ: L. lạ, cá tươi.
Anh em sinh đôi của tính ích kỷ, cá nhân là bệnh háo danh, dẫu là hư danh. Trạng Quỳnh từng được người làng cầu cạnh giúp họ trở nên ông nọ bà kia, với cuộc đời một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Sinh thói trọng hình thức, rồi nạn mua quan bán tước. Có cầu ắt có cung. Hình thành những người hành nghề “chạy” (chạy chức, chạy quan, chạy bằng cấp, chạy huân chương, chạy danh hiệu…) và những người làm giả tất tần tật mọi thứ, tạo ra một xã hội đầy rẫy những giá trị giả. Háo danh nên chỉ thích được khen, khó chịu cả với những lời chê hợp lý. Người Việt chỉ sợ mang tiếng chứ không sợ làm điều xấu. Trong các từ điển tiếng Việt, chỉ có cụm từ (sợ) mang tiếng, (sợ) mất mặt mà không thấy (sợ) cái xấu. Còn công việc thì lại đùn đẩy nhau trách nhiệm, biên chế càng phình lên thì công việc càng rối và bê trễ, lắm sãi không ai đóng cửa chùa. Đáng sợ nhất là thói kèn cựa con gà tức nhau tiếng gáy, trâu buộc thì ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văn dài quầnvà thậm chí không ăn thì đạp đổ.
Một xã hội mà tính cá nhân, đố kỵ nổi trội lại rất háo danh và coi trọng hình thức sẽ không có chỗ đứng cho những người tài, muốn đóng góp cho đất nước luôn vươn tới những tầm cao mới.

VÀ EM MỘT CHÚT DỊU DÀNG

   

Ngưng Thu


Tháng mười theo mùa đưa hương
nồng nàn hoa sữa
mùa thu bây giờ dường như không còn là mùa thu nữa
vội vàng,vội vàng
những chiếc lá cuối cùng bịn rịn tiễn đưa nhau
***
Mùa đông rồi sang
gió gõ lên bức tường rêu những ngôn từ màu trắng
cơn mưa chiều tưởng thương khúc mùa thu lẳng lặng
trút nỗi buồn lên cả vách mùa đông
mùa đông thì chênh vênh
mà em thì dịu dàng rất đỗi
tìm tôi
bổi hổi tháng mười
***
Trên bậu cửa nhà ai có đóa hồng nhung lung lay cánh gọi
tình yêu về bên khóm mưa
rong rây rong rây
đợi em một ngày
một ngày qua tôi,qua tôi
tháng mười rồi cũng bỏ đi như chưa từng bao giờ đến
em đến rồi
em nhé đừng đi
***
Rồi cũng sẽ đến lúc tôi nhìn thấy
những con đường li ti trên khuôn mặt em
những sợi mây trắng vờn trên mái tóc em
tôi muốn níu chân tháng mười
và ngưng lại chút thu
mãi mãi…

Cái giá của sự nổi tiếng



Thấy một câu hay hay của Francis Fukuyama về sự nổi tiếng như sau: "Một qui luật căn bản của đời sống trí thức là cái danh tiếng làm triệt tiêu phẩm chất: một tác gia càng nổi tiếng thì càng sản sinh ra nhiều sáo ngữ (1). Trong giới học thuật, các siêu sao rời bỏ thư viện để đi làm xiếc giảng. Các nhà báo có thương hiệu thu thập những thông tin hay và tốt từ những bữa ăn tối, thay vì chịu khó đào sâu. Quá nhiều bài diễn văn và quá nhiều cái vỗ vai chiếm hết thì giờ cho những suy nghĩ nghiêm chỉnh." Tờ báo mỉa mai nói rằng tuy ông Fukuyama nói như thế nhưng chính ông là một ngoại lệ vì ông từng nổi tiếng với cuốn sách "The End of History and the Last Man" và cũng được mời đi làm xiếc giảng khắp nơi trên thế giới.



Viện Garvan của tôi thường hay mời các siêu sao khoa học (cỡ giải Nobel) đến … tán dóc. Sau khi ông Peter Doherty (một người Mĩ gốc Úc) được trao giải Nobel, Viện mời ông ấy đến giảng một bài. Ông là một người rất vui tính và rất … Úc. Ông ấy mở đầu bài giảng nói rằng từ ngày ông được giải Nobel, ông rất khổ sở vì tối ngày đi làm xiếc giảng (circuit lecture) mà không có thì giờ làm nghiên cứu. Từ chối lời mời của đồng nghiệp thì kì, mà nhận lời thì ông sợ trở thành thợ xiếc giảng, nên ông ấy rất khổ tâm. Trong buổi ăn tối, ông ấy nói rằng từ ngày mang cái "dây nịch Nobel", việc xin grant còn khó khăn hơn, vì bị đồng nghiệp săm soi từng chi tiết nên dễ bị từ chối! Ông còn hài hước nói rằng cũng may là báo chí chưa đến sưu tra con cái ông làm gì, vợ ông nói gì, và ông cố nội và cố ngoại dạy ông ra sao như trong thế giới cộng sản. Bữa dinner làm cho nhiều người cười ngất ngây.


Có một lần ông James Watson cũng đến Viện Garvan làm "sabbatical leave" vài tuần, và Viện tận dụng thời gian ông để mời giảng và tư vấn cho các faculties. Tôi cũng có dịp gặp ổng một giờ gì đó. Thú thật, chẳng riêng gì tôi mà hầu hết faculties gặp ổng đều có cảm giác là nhạt nhẽo, chẳng có ích gì, vì ông chẳng có ý tưởng gì hay ho cả. Mà, trách sao được khi lúc đó ông đã gần 80 tuổi, đâu có thì giờ để quan tâm đến khoa học khoa hiếc gì. Có một điều tôi nhớ là ông ấy rất "defensive" khi đề cập đến Roselind Franklin, và chính ông ấy tự biện minh trong hầu hết các bài giảng. Ông ấy cũng nói là từ ngày có giải Nobel ông rất ít làm nghiên cứu, chỉ đi thăm đây đó và nói chuyện khoa học mà chúng tôi gọi đùa là … tán dóc.


Những người nổi tiếng, bất kể là trong khoa học hay ngoài khoa học, thường có thói quen nói bạo, và nói theo tiếng Anh là nói kiểu "hot air". Chẳng hạn như một ông mới được trao giải Nobel y sinh học tuyên bố rằng các tập san như Nature và Science đang làm hư hỏng khoa học, và còn nói đừng công bố trên mấy tập san đó! Nhưng ông không nói cho người ta biết rằng chính nhờ những bài trên đó, ông mới được trao giải Nobel. Ông cũng không nói rằng chính ông đứng ra lập một tập san mới có tính cạnh tranh với Nature và Science. Một ông khác là Peter Higgs tuy không khuyến khích không công bố nhưng ông thú nhận là 10 năm gần đây ông chẳng có công trình nào để công bố, và thế là báo chí – nhất là báo chí VN – nhảy vào nói "Đó, đâu cần công bố", có người thì nói chẳng cần công bố trên ISI! Nhưng sự thật là thời gian trước khi chiếm giải Nobel ông công bố rất nhiều và chỉ công bố trên tập san ISI, ông chỉ giảm công bố sau khi ông nghỉ hưu mà thôi. Thế giới đã thay đổi: thời đại này mà nói nhà khoa học không cần công bố thì tôi nghĩ thật là lạc điệu, và người đó nên tìm việc làm khác là vừa. Do đó, mấy câu nói hoa mĩ, chỉ để nói suông triết lí cuộc đời của những người nổi tiếng, theo tôi, tốt nhất là nên bỏ ngoài tai, hay nếu có tích cực hơn thì xem như là những giải trí cho vui mà thôi, vì nó chẳng có ý nghĩa gì trong thực tế cả.


Thành ra, nghiệm lại câu nói của Fukuyama, tôi thấy rất có lí. Nhiều khi trở thành một nhân vật nổi danh cũng là lúc sự nghiệp mình có nguy cơ đến hồi kết thúc. Có khi đó là cái giá phải trả cho sự nổi danh. Nhưng người mình có câu cũng hay hay: thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt còn hơn là le lói cả trăm năm. Có lẽ vì cái tâm lí này nên người Việt mình hay chạy theo sự nổi tiếng và chuộng hư danh, nhưng ít khi chịu khó suy nghĩ sau cái hư danh là gì. VN thích có đại học nằm trong danh sách "Top 200" nhưng sau đó là gì thì không rõ. Nói xa hơn một chút, có thể nói VN chỉ dồn hết sức lực để có "sao", mà không nghĩ đến lâu dài, và chính vì thế mà ở bất cứ lĩnh vực nào VN có phát triển nhưng là loại phát triển thiếu bền vững.

Nguyễn Văn Tuấn
====


(1) http://www.economist.com/news/books-and-arts/21620053-how-benefits-political-order-are-slowly-eroding-end-harmony. Nguyên văn ông ấy dùng chữ "hot air", là thành ngữ có nghĩa là những lời nói sáo rỗng, thiếu thành thật, chẳng có ý nghĩa gì trong thực tế.