Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

LÊ VĂN LANG-THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG TIẾP TỤC KHOE DỐT



THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG QUẢ XỨNG DANH LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT. đỌC CÁI COM NÀY CỦA NÓ CƯỜI ĐẾN CHẾT ĐƯỢC.qUẢ NHIÊN NÓ CHỈ BIẾT CÓ NGÔN NGỮ ĐỘNG VẬT MÀ THÔI. KỂ RA NÓ CŨNG THUỘC LOẠI ĐẶC BIỆT BỚI TIẾNG CHÓ, TIẾNG MÈO, TIẾNG CHUỘT, TIẾNG DÊ, TIẾNG BÒ , TIẾNG HEO.,TIẾNG CỌP...CHI CHI NÓ CŨNG HỌC ĐƯỢC. CHỈ TIẾC LÀ VỚI NGÔN NGỮ NGƯỜI THÌ CÁI ĐẦU BÒ VÀ CÁI THANH QUẢN VẸT CỦA NÓ CHỈ CÓ THỂ TRỌ TRẸ CHẲNG RA NGÔ RA KHOAI GÌ CẢ

GIÁO SƯ MAI NGỌC CHỪ CÓ VIẾT 22 PHỤ ÂM ĐẦU KHÔNG HẢ THẰNG TẠP CHỦNG MÀY MỞ TO CON MẮT MÀ ĐỌC
3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:

/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/


*TRÍCH CHƯƠNG VIII
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt

* Tác giả: Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến
* Thông tin xuất bản:
Nxb: Giáo dục
Nơi in: Xí nghiệp in Đường sắt Hà Nội
Số XB: 466/177–97. Số in 690
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 1997

http://ngonngu.net/index.php?p=64
http://ngonngu.net/extra.php?s=2&b=2
HE HE...

NGUYÊN TẮC BỎ DẤU DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM LÀ THẾ NÀY ĐÂY THẰNG ĐỘNG VẬT LÊ VĂN LANG NGU DỐT RÁNG MÀ HỌC

TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI
Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM  *NHƯ THẰNG NGU DỐT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG DIỄN SỦA *NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ 
BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. 
CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT LÊ VĂN LANG
GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC NÈ
TRƯỚC TIÊN LÀ WIKIPEDEA
KIỂU CŨ

Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng
Nếu là tập hợp hai (2) nguyên âm (nhị trùng âm) thì đánh dấu ở nguyên âm đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (tam trùng âm) hoặc hai nguyên âm + phụ âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nhì. 

KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG?
KIỂU MỚI

Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. 

CÁI NÀY CŨNG KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG

HE HE... WIKI THẰNG ĐỘNG VẬT MÀY CÒN CHÊ THÌ TAO GIÚP CHO MÀY THÊM NÈ
CÒN ĐÂY LÀ GIÁO TRÌNH CỦA MỘT GIÁO SƯ TRUNG HỌC ĐANG DẠY HỌC

Quan điểm chính thống

Quan điểm tương đối hợp lí hiện nay như sau:

Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...

Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...

Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:

Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...

Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...

http://voer.edu.vn/m/quy-tac-dat-dau-thanh-trong-tieng-viet/51e0a441

HE HE... 

CÒN ĐÂY LÀ BÀI CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI BỈ
Nguyên tắc viết dấu thanh tiếng Việt

Trong các tính cách trên đây cuả nguyên âm kép tiếng Việt có một tính cách liên quan trực tiếp đến cách viết dấu thanh: ta biết rằng trong nguyên âm kép tiếng Việt, yếu tố nguyên âm thứ nhì luôn luôn mạnh hơn, làm thành đỉnh cao cuả âm tiết. Ðiều này dẫn đến quy tắc viết dấu thanh tiếng Việt, trong các tiếng có nguyên âm kép, như sau: dấu thanh luôn luôn đặt trên các nguyên âm đứng sau. Không có ngoại lệ.

http://www.mevietnam.org/NgonNgu/DXK/dxk-danhdauthanh.html

CÁI NÀY CŨNG HỎNG PHẢI DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG
HE HE...CÒN NHIỀU LẮM LẮM NHƯNG BAO NHIÊU ĐÓ CŨNG ĐỦ CHỨNG TỎ NGUYÊN TẮC BỎ DẤU THANH LÀ DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM RỒI

THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG MÀY NÊN CHUI XUỐNG HẦM CẦU MÀ LUYỆN THÊM VẬY. HA HA...
Công Tử Rừng Phong15:15


1
Trả lời

Này, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu kia!
Mày đừng đổ cái ngu của mày lên người khác nhé!

1/ Gs Mai Ngoc Chừ viết tiếng Việt có 22 phụ âm đầu à? Đâu? Một lần nữa, mày có dám viết ra đây 22 chữ phụ âm đầu đó cho mọi người chiêm ngưỡng xem? Mày có hiểu "phụ âm đầu" là gì không?

2/ Mày viết "Nguyên tắc bỏ dấu là dựa trên nguyên âm" nghĩa là sao?

Mày viết một câu ngu dốt đến thế còn cãi chày cãi cối được à? Mày có phân biệt được chữ nào là phụ âm, chữ nào là nguyên âm không? Có ai đánh dấu thanh tại chữ ghi phụ âm bao giờ?!

3/ Đối với những thằng đầu tôm dốt nát như mày, những thông tin trên Wiki đều là "khuôn vàng thước ngọc" :)))

Mày có đủ trình độ để nhìn ra cái "quy tắc ghi dấu thanh" trong link Wiki của mày viết sai như thế nào không?

"Wikipedea ghi ràng ràng" à? Mày chắc ăn nhể! Hèn chi! Chỉ có thằng ngu và hồ đồ mất dạy như mày mới làm cái chuyện "đếm cua trong lỗ" ấy!

Phạm Đình Trúc Thu à! Cái độ ngu dốt của mày đã đền mức báo động rồi! Mày chớ có hồ đồ mất dạy như thế! Hết lần này, tới lần khác, mày cứ le te lên mạng lùng sục một cách ngu dốt, rồi cứ vơ thêm cái ngu vào người!

Mày thử đọc kỹ lại cái link đấy, xem cái đầu tôm của mày có ngộ được chút gì không nào!?


VỚI NHỮNG GÌ DẪN CHỨNG TRÊN CHỨNG TỎ THẰNG ĐỘNG VẬT NÀY CHẲNG HIỂU GÌ VỀ KHOA HỌC NGÔN NGỮ THẾ NHƯNG NÓ VẪN TIẾP TỤC CHỨNG TỎ CÁI NGU DỐT CỦA NÓ BẰNG CÁI COM NÀY VÀ TÌM CÁCH LA LÀNG, GẦM RÚ ĐỂ CỐ ĐÁNH LẠC HƯỚNG NGƯỜI ĐỌC

Công Tử Rừng Phong

Hôm qua 22:59

Ê, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu!
Nghe đây!
Vần của tiếng Việt có 3 dạng cấu tạo như sau:

1/ ÂM ĐỆM + ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: oang, oanh, oem, oen, oet, uyên, uynh, uyêt, v.v...)

2/ ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI (ví dụ: ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at... ươm, ương, yêt, v.v...)

3/ ÂM CHÍNH (ví dụ: a, ai, ao, au, ay,... ư, ưu, yêu, v.v...)

Trong đó:
- ÂM ĐỆM: được viết bởi con chữ O hoặc U. Ví dụ: các vần OA, OE, và UY.
- ÂM CUỐI: được viết bởi 1 trong 8 con chữ sau: C, CH, M, N, NG, NH, P, hoặc T



LẠI PHẢI CHẾT CƯỜI VỚI CÁI NGU DỐT CỦA THẰNG TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG

HE HE... VẬY CÁC ÂM CHÍNH KHÔNG LÀ NGUYÊN ÂM THÌ LÀ CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT LÊ VĂN LANG

THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG TỐI TĂM MẶT MŨI NÊN COM TIẾP LUÔN

Công Tử Rừng Phong

Hôm qua 23:05

1
Trả lời

Sao mày ngu thế hở thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu?!
Mày đọc có hiểu mấy chữ "HỆ THỐNG ÂM VỊ" không? Con nít nào học 22 ký tự IPA này hở ngợm Thu?! Mày cứ le te lên mạng copy những cái link không liên quan về để khoe cái dốt của mày miết! Chán mày thật!

=================
3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

GS MAI NGỌC CHỪ LÀ TIẾN SĨ NGÔNG NGỮ HỌC, KHI VIẾT TIẾNG VIỆT CÓ 22 PHỤ ÂM ĐẦU THÌ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG HIỂU LÀ KÝ TỰ IPA

TÔI ĐÃ NÓI THẰNG NÀY KHÔNG HỀ BIẾT PHỤ ÂM LÀ GÌ, THÔI THÌ DẠY CHO NÓ VẬY

Phụ âm là những âm khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở, bị tắc (lưỡi va chạm môi, răng, 2 môi va chạm... nhau trong quá trình phát âm.

NÓI NÔM NA CHO NHỮNG THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT PHÂN BIỆT THẾ NÀO LÀ NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM

PHÂN BIỆT NGUYÊN ÂM VÀ PHỤ ÂM LÀ DỰA VÀO CÁCH PHÁT ÂM

Nguyên Âm: Âm phát từ những dao động của thanh quản, tự nó đứng riêng biệt hay phối hợp với phụ âm thành tiếng trong lời nói, phụ âm có thể ở trước hay ở sau hoặc cả trước lẫn sau
gồm: u, e, o, a, i

Phụ Âm: Âm phát từ thanh quản qua miệng, chỉ khi phối hợp với nguyên âm mới thành tiếng trong lời nói. (các từ còn lại trong bảng chữ cái)



TRƯỚC ĐÂY TÔI CHỬI NÓ THẰNG LÊ VĂN LANG NÀY LÀ THẰNG LƯU MANH TRÍ THỨC NHƯNG GIỜ XEM RA 2 CHỮ TRÍ THỨC BAN CHO NÓ KHÔNG ĐÚNG TÍ TI NÀO. LÊ VĂN LANG CHỈ LÀ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT MÀ THÔI

NHÂN TIỆN TỘI NGHIỆP NÓ MUỐN HỌC NGÔN NGỮ NGƯỜI NÊN CHỈ CHO NÓ CUỐN NÀY MÀ ĐỌC. HI HI...NÓ ĐỌC MÀ HIỂU THÌ CŨNG LÀ SỰ LẠ. HA HA...

NGỮ ÂM HỌC ÂM VỊ HỌC của Peter Roach (NXB Trẻ)

LÊ VĂN LANG-XEM THÊM VỀ SỰ NGU DỐT CỦA THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG



THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG QUẢ XỨNG DANH LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU DỐT. đỌC CÁI COM NÀY CỦA NÓ CƯỜI ĐẾN CHẾT ĐƯỢC.qUẢ NHIÊN NÓ CHỈ BIẾT CÓ NGÔN NGỮ ĐỘNG VẬT MÀ THÔI. KỂ RA NÓ CŨNG THUỘC LOẠI ĐẶC BIỆT BỚI TIẾNG CHÓ, TIẾNG MÈO, TIẾNG CHUỘT, TIẾNG DÊ, TIẾNG BÒ , TIẾNG HEO.,TIẾNG CỌP...CHI CHI NÓ CŨNG HỌC ĐƯỢC.

GIÁO SƯ MAI NGỌC CHỪ CÓ VIẾT 22 PHỤ ÂM ĐẦU KHÔNG HẢ THẰNG TẠP CHỦNG MÀY MỞ TO CON MẮT MÀ ĐỌC


3. Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
3.1. Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/


*TRÍCH CHƯƠNG VIII
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
* Tác giả: Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiế
* Thông tin xuất bản:
Nxb: Giáo dục
Nơi in: Xí nghiệp in Đường sắt Hà Nội
Số XB: 466/177–97. Số in 690
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 1997
http://ngonngu.net/index.php?p=64
http://ngonngu.net/extra.php?s=2&b=2


HE HE...

NGUYÊN TẮC BỎ DẤU DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM LÀ THẾ NÀY ĐÂY THẰNG ĐỘNG VẬT LÊ VĂN LANG NGU DỐT RÁNG MÀ HỌC

TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI
Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. cÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT LÊ VĂN LANG
GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC

ĐẦU TIÊN LÀ WIKIPEDEA
KIỂU CŨ

Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng
Nếu là tập hợp hai (2) nguyên âm (nhị trùng âm) thì đánh dấu ở nguyên âm đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (tam trùng âm) hoặc hai nguyên âm + phụ âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nhì.


KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG?

KIỂU MỚI

Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. 

CÁI NÀY CŨNG KHÔNG DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG

HE HE... WIKI THẰNG ĐỘNG VẬT MÀY CÒN CHÊ THÌ TAO GIÚP CHO MÀY THÊM NÈ
CÒN ĐÂY LÀ GIÁO TRÌNH CỦA MỘT GIÁO SƯ TRUNG HỌC ĐANG DẠY HỌC


Quan điểm chính thống

Quan điểm tương đối hợp lí hiện nay như sau:
Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...

Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...


Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:

Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...

Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...

Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia":

Với "ia" thì thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (có trong từ "giặt gịa" và đọc là zịa [ʐie6]).

Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như "gi, nh, ng, ph, th"... Khi đó, sẽ coi "quán, quà, quạ"... như là những âm tiết có âm đệm /zero/.
http://voer.edu.vn/m/quy-tac-dat-dau-thanh-trong-tieng-viet/51e0a441


HE HE... CÒN ĐÂY LÀ BÀI CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM TẠI BỈ


Nguyên tắc viết dấu thanh tiếng Việt

Trong các tính cách trên đây cuả nguyên âm kép tiếng Việt có một tính cách liên quan trực tiếp đến cách viết dấu thanh: ta biết rằng trong nguyên âm kép tiếng Việt, yếu tố nguyên âm thứ nhì luôn luôn mạnh hơn, làm thành đỉnh cao cuả âm tiết. Ðiều này dẫn đến quy tắc viết dấu thanh tiếng Việt, trong các tiếng có nguyên âm kép, như sau: dấu thanh luôn luôn đặt trên các nguyên âm đứng sau. Không có ngoại lệ.

http://www.mevietnam.org/NgonNgu/DXK/dxk-danhdauthanh.html

CÁI NÀY CŨNG HỎNG PHẢI DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM THÌ DỰA TRÊN CÁI GÌ HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG

HE HE...CÒN NHIỀU LẮM LẮM NHƯNG BAO NHIÊU ĐÓ CŨNG ĐỦ CHỨNG TỎ NGUYÊN TẮC BỎ DẤU THANH LÀ DỰA TRÊN NGUYÊN ÂM RỒI

THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NGU DỐT LÊ VĂN LANG MÀY NÊN CHUI XUỐNG HẦM CẦU MÀ LUYỆN THÊM VẬY. HA HA...

Công Tử Rừng Phong15:15

1
Trả lời

Này, thằng súc vật Phạm Đình Trúc Thu kia!
Mày đừng đổ cái ngu của mày lên người khác nhé!


1/ Gs Mai Ngoc Chừ viết tiếng Việt có 22 phụ âm đầu à? Đâu? Một lần nữa, mày có dám viết ra đây 22 chữ phụ âm đầu đó cho mọi người chiêm ngưỡng xem? Mày có hiểu "phụ âm đầu" là gì không?


2/ Mày viết "Nguyên tắc bỏ dấu là dựa trên nguyên âm" nghĩa là sao?


Mày viết một câu ngu dốt đến thế còn cãi chày cãi cối được à? Mày có phân biệt được chữ nào là phụ âm, chữ nào là nguyên âm không? Có ai đánh dấu thanh tại chữ ghi phụ âm bao giờ?!


3/ Đối với những thằng đầu tôm dốt nát như mày, những thông tin trên Wiki đều là "khuôn vàng thước ngọc" :)))

Mày có đủ trình độ để nhìn ra cái "quy tắc ghi dấu thanh" trong link Wiki của mày viết sai như thế nào không?

"Wikipedea ghi ràng ràng" à? Mày chắc ăn nhể! Hèn chi! Chỉ có thằng ngu và hồ đồ mất dạy như mày mới làm cái chuyện "đếm cua trong lỗ" ấy!


Phạm Đình Trúc Thu à! Cái độ ngu dốt của mày đã đền mức báo động rồi! Mày chớ có hồ đồ mất dạy như thế! Hết lần này, tới lần khác, mày cứ le te lên mạng lùng sục một cách ngu dốt, rồi cứ vơ thêm cái ngu vào người!


Mày thử đọc kỹ lại cái link đấy, xem cái đầu tôm của mày có ngộ được chút gì không nào!?

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

CƠN MƯA DẺ






Em thả vào anh bất chợt cơn mưa
Mưa không nặng mà lời mưa da diết

Mưa!
Như em
Dỗi hờn
Ẩm ướt

Chỉ mưa thôi
Mà bạo liệt
Như mùa...

Em bất ngờ giăng kín đóa hoa mưa
Nở rất muộn trong anh như vờ vĩnh
Lời em ngoan như một cơn gió nghịch
Tựa cơn mưa đang thổi hắt sau ta...

Những hàng dẻ gai oằn dưới bóng mưa qua
Rơi như vỡ từng chùm căng rất tội
Tiếng lá rơi
Như một vầng mưa vội
Tràn qua sân
Lênh láng phía không người...

Mưa dịu dàng
Mưa ngỗ nghịch của anh ơi!
Vai em nhỏ hắt đầy cơn gió lớn
Lối em về chùm dẻ theo mưa xuống
Vai rất mềm hỏi khẽ: Có đau không?

Nếu là anh, gai dẻ sẽ rũ buông
Quăng như quật trên quầng môi khát bỏng
Những gai xù cắm sâu trong nhức buốt
Cũng nguôi đi nỗi nhớ đã mang tên...

Em đâu xa có cắt nửa hoàng hôn
Cho dòng nước nghiêng về anh, chút nữa...
Cơn mưa khát băng qua miền lá đổ
Chỉ mưa khan
Mà ướt...
Giấc mơ anh...

KIỀU THỊ AN GIANG

Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại


Khoảng 100 triệu người bỏ mạng vì xung đột giữa thổ dân và người châu Âu trên lục địa châu Mỹ, trong khi chừng 60 triệu người chết vì các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.



Nạn buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương bắt đầu từ thế kỷ 16, đạt đỉnh thế kỷ 17, rơi vào thoái trào và chấm dứt vào thế kỷ 19. Nó bùng phát do nhu cầu thiết lập và khẳng định sự hùng mạnh của các đế chế tại châu Âu trong thế giới mới. Những người châu Âu và châu Mỹ chủ yếu sử dụng các nô lệ Tây Phi để làm việc trong các đồn điền. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết về số nô lệ tử vong trong thời kỳ này. Tuy nhiên, con số 15 triệu người phần nào phản ánh mức độ khốc liệt của nạn buôn người. Theo thống kê của họ, 4/10 nô lệ phục vụ trên tàu thiệt mạng vì chủ nô ngược đãi.




Hơn 30 triệu người chết trong thời kỳ chuyển giao quyền lực cuối nhà Nguyên, đầu nhà Minh. Khả hãn Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn, là người lập ra triều đại nhà Nguyên năm 1260. Tuy nhiên, đây là một trong số những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó tồn tại gần một thế kỷ, từ năm 1271 tới 1368. Trong suốt thời kỳ ấy, dân chúng phải hứng chịu nhiều nỗi thống khổ. Họ phải sống trong loạn lạc, chiến tranh và nạn đói. Sau đó, nhà Minh đoạt quyền lực từ nhà Nguyên.




Hơn 36 triệu người chết trong cuộc binh biến An Lộc Sơn ở Trung Quốc. Khoảng 500 năm trước khi nhà Nguyên ra đời, nhà Đường thống trị Trung Quốc. An Lộc Sơn, một võ tướng thống lĩnh quân đội phía bắc, tạo phản và lập ra nhà An. Cuộc binh biến An Lộc Sơn kéo dài từ năm 755 tới năm 763. Cuối cùng nhà Đường cũng đánh bại nhà An, thống nhất giang sơn.



Trong lịch sử thế giới, Thành Cát Tư Hãn là một trong những người "nhuốm máu thiên hạ" nhiều nhất. Dưới sự lãnh đạo của ông, đế chế Mông Cổ đã phát triển lớn mạnh chưa từng thấy. Diện tích đất của đế chế Mông Cổ chiếm 16% diện tích bề mặt trái đất. Quân đội Mông Cổ tràn qua châu Á, cướp phá và giết người tàn bạo. Theo các nhà nghiên cứu,khoảng 60 triệu người đã bỏ mạng trong các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ.Con số ấy có thể tăng cao hơn nếu đội quân của Thành Cát Tư Hãn hướng sang phía tây để xâm lược các nước châu Âu.



Đại chiến thế giới thứ nhất là sự kiện tiếp nối chuỗi những vụ việc đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới. Trong cuộc chiến, khoảng 65 triệu người đã mất mạng. Vào năm 1914, thời điểm các đế chế tại châu Âu bắt đầu khẳng định tầm ảnh hưởng, họ chia thành hai phe và gây chiến để tranh giành sự thống trị. Cuộc chiến đã chia cắt châu Âu và kéo phần còn lại của thế giới vào vòng xoáy chiến tranh. Chiến thuật chiến tranh lỗi thời làm gia tăng số lượng binh lính tử trận.



Đại chiến thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939. Các thế lực chia thành hai phe, tự xưng là phe Đồng minh và phe Phát xít. Trong giai đoạn giữa Đại chiến thế giới thứ nhất và thứ hai, các nước đã chế tạo nhiều cỗ máy giết người trên không, dưới biển và phát triển các loại phương tiện chiến đấu hạng nặng hay vũ khí tự động. Một số quốc gia còn sản xuất các loại bom lớn để phục vụ cuộc chiến. Phe Đồng minh giành thắng lợi sau cùng. Tuy nhiên họ cũng phải trả một giá đắt. 85 % trong tổng số 72 triệu người thiệt mạng thuộc về phe Đồng minh. Liên Xô và Trung Quốc hứng chịu tổn thất nặng nề nhất.



Khi Christopher Columbus, John Cabot cùng các nhà thám hiểm khác phát hiện châu Mỹ ở thế kỷ 15, đó dường như là khởi đầu của một kỷ nguyên. Châu Mỹ trở thành thiên đường mà các nhà thám hiểm châu Âu gọi là ngôi nhà mới của họ. Tuy nhiên, vùng đất này không phải mảnh đất vô chủ bởi thổ dân bản địa đã sinh sống tại đây. Cuộc xung đột giữa "chủ mới" và "chủ cũ" đã khiến khoảng 100 triệu người thiệt mạng.


Bên cạnh chiến tranh và các cuộc xâm chiếm, các căn bệnh lan từ châu Âu cũng cướp sinh mạng của vô số người dân bản địa. Theo ước tính của giới học giả, 80 % thổ dân châu Mỹ chết do tiếp xúc với người châu Âu nhiễm bệnh.

Nguyễn Thái

Hoàng Tuấn Công - 'Tự ái rởm' hay là chuyện 'Giận Tàu, chém chữ Nho'








Bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? của tác giả Xuân Dương đăng trên báo “Giáo dục Việt Nam”, chúng ta có thể xem như một trong những trường hợp tiêu biểu cho hiện tượng “Giận Tàu, chém chữ Nho”, bài ngoại cực đoan, gây nhiễu loạn thông tin và ngộ nhận về văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Sau khi đồng tình chủ trương "truy bắt" sư tử Tàu, bình hoa Tàu tùy tiện đưa vào các di tích và lên án việc sử dụng chữ Hán trên hoành phi, câu đối ở các ngôi đền chùa, đặc biệt là loại mới trùng tu, xây dựng, tác giả XD đặt ra câu hỏi:


“Mốt lai căng đang tràn ngập mọi hang cùng, ngõ hẻm, đang len lỏi vào các cơ quan công quyền, vào tận chốn thờ tự linh thiêng vì sao vẫn chưa làm thức tỉnh những người có trách nhiệm ở ngành Văn hóa. Vì sao ngành này và các địa phương mới chỉ để ý đến mấy con sử tử đá mà không chú ý đến những điều sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn như hoành phi, câu đối, bia đá… trong di tích?”

Như vậy, chỉ xem cách đặt tên bài viết “Thưa ông Bộ trưởng, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai ?” và trích đoạn trên cũng đủ hiểu, tác giả Xuân Dương xem chữ Hán là phần chìm của tảng băng “văn hóa ngoại lai” và “mốt lai căng” mà Việt Nam cần bài trừ triệt để (!).


Chúng tôi xin được trao đổi đôi điều, những điều mà lẽ ra không cần phải nhắc lại nữa.


1. Chữ Hán có phải là “lai căng”, là “văn hóa ngoại lai” cần phải bài trừ không?

Chưa có bằng chứng nào cho thấy người Việt cổ từng có chữ viết (hiểu theo đúng nghĩa). Không văn tự này thì văn tự khác, chúng ta đều phải sử dụng chữ viết của dân tộc khác. Bởi thế không có cơ sở để nói rằng chữ Hán xâm lăng, triệt tiêu chữ của người Việt.


Điều đặc biệt là trong không ít cuộc chiến tranh giữ nước, người Việt đã biến chữ Hán-chữ vốn do kẻ đô hộ, xâm lược ấy truyền sang với mục đích đồng hóa, thành một thứ vũ khí lợi hại để đánh và chiến thắng chính kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã thực hiện kế “Tiên phát chế nhân” soạn bài hịch “Phạt Tống lộ bố văn” bằng chữ Hán, kể tội nhà Tống, thu phục được nhân tâm vùng quân sĩ sẽ đi qua, rồi đem quân đánh sang tận đất Tống, phá thành Ung Châu, triệt hạ kho lương chuẩn bị để xâm lược Đại Việt. Khi giặc Tống xâm lăng, bài thơ thần "Nam Quốc sơn hà" lại vang lên làm giặc phương Bắc rụng rời... Những giai thoại đối đáp chữ nghĩa giữa sứ ta và sứ Tàu khẳng định chữ Hán đã được ông cha ta tiếp thu nhuần nhuyễn, uyên thâm không thua kém gì bên "Thiên triều". Trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi vây hãm thành Đông Quan lâm vào thế bế tắc, Lê Lợi đã mưu "phạt tâm công" dùng những bức thư chữ Hán lời lẽ vừa cương quyết vừa mềm mỏng, khôn khéo để dụ Vương Thông đầu hàng, tránh đầu rơi máu chảy và bảo vệ vẹn nguyên kinh thành. Khi thiên hạ đại định, "Bình Ngô đại cáo" bằng chữ Hán lại vang lên sang sảng tự hào: "Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác..." "Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có..." (Bản dịch)


Cho tới tận bây giờ, những thư tịch cổ bằng chữ Hán của các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục đứng về phía dân tộc Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, tố cáo với thế giới sự ngang ngược của Trung Quốc. Và nhiều, rất nhiều ví dụ khác không thể kể hết.


Chữ Hán có nguồn gốc ngoại lai, nhưng yếu tố ngoại lai đã được ông cha tiếp thu có sáng tạo, và đã trải qua hàng ngàn năm bồi đắp, chắt lọc, trở thành bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam. Nó khác hẳn kiểu bắt chước, sao chép, vay mượn một cách sống sượng, kệch cỡm của văn hóa lai căng.


Vậy lý do gì ông Xuân Dương xếp chữ Hán vào diện "lai căng", "ngoại lai" cần bài trừ ?


2.Vì sao hoành phi câu đối lại viết bằng chữ Hán ?


Trong bài viết, ông Xuân Dương luôn thắc mắc, tại sao hoành phi, câu đối trong các đình chùa, miếu mạo, đặc biệt loại mới xây dựng lại không viết bằng chữ Quốc ngữ: “Không nói đến các di tích được trùng tu, rất nhiều công trình tưởng niệm các danh nhân, đình, chùa mới xây dựng những năm gần đây (ví dụ chùa ở đảo Bạch Long Vĩ, khu lưu niệm danh nhân Cao Bá Quát – Phú Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) hoành phi câu đối đều bằng tiếng Hán. Bao nhiêu trong số chín mươi triệu người Việt ngày nay có thể đọc và hiểu những chữ đó? Chẳng lẽ phải viết bằng chữ Hán thì công trình mới có giá trị lịch sử?” (HTC nhấn mạnh)


Xin thưa: hoành phi, câu đối viết bằng chữ Hán vì nó vốn sinh ra để viết bằng chữ Hán, sinh ra bởi đặc điểm, cách "chơi" của chữ Hán; và hàng ngàn năm qua cha ông ta vẫn viết bằng chữ Hán chứ không phải bất cứ một loại văn tự nào khác. Cao Bá Quát được người đời suy tôn là ông “Thánh” chữ Nho (“Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán...”; “Thần Siêu, thánh Quát”). Bởi vậy, việc sử dụng hoành phi, câu đối chữ Nho để tưởng niệm (không phải “lưu niệm” như ông Xuân Dương viết) ông “Thánh chữ” là việc làm hoàn toàn hợp lý. Chỉ có người muốn đưa chữ Quốc ngữ --thứ chữ Tây đã “bóp chết” chữ Nho (Hán cổ) để “tưởng niệm” Cao Bá Quát mới là điều đáng nói.


Với chuyện hoành phi câu đối trong chùa ở đảo Bạch Long Vĩ dùng chữ Hán cũng hết sức bình thường và hợp lý. Bởi đó là nét đẹp truyền thống trong văn hóa và kiến trúc cổ truyền dân tộc, hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức của mỗi người. Ngoài đảo xa muôn trùng sóng gió mà lại hiện diện một ngôi chùa Việt có nét đẹp cổ kính, gần gũi như vốn đã tồn tại ở đó hàng trăm năm thì còn gì bằng? Nếu sử dụng chữ Quốc ngữ, thì hàng trăm năm sau, ngôi chùa vẫn chỉ mới như ngày hôm qua. Đình chùa, miếu mạo có nét cổ kính, một chút thâm trầm, bí ẩn cũng tạo được hiệu ứng tâm linh so với những nét quá mới và phô bày lồ lộ trước mắt.


Trở lại vấn đề đang bàn. Do nghĩa lý sâu xa, ý tại ngôn ngoại của chữ Hán, bức hoành phi chỉ cần 3 đến 4 chữ, đôi câu đối mỗi vế 5 hay 7 chữ đã nói lên được rất nhiều điều mà chữ Nôm, chữ Quốc ngữ khó nói được, hoặc phải diễn giải ra tới cả trang giấy. Mỗi chữ Hán dù ít nét hay nhiều nét đều được viết trong một ô vuông. Thư pháp chữ Hán đã có hàng ngàn năm tuổi, kết hợp nghệ thuật điêu khắc, sơn son thếp vàng, mỗi bức hoành phi, câu đối chữ Hán với đầy đủ chương pháp, lạc khoản, trở thành bức thư họa khắc gỗ lộng lẫy. Bởi vậy, hoành phi, câu đối chữ Hán không chỉ biểu đạt nội dung, mà hình thức của nó còn tham gia vào không gian kiến trúc nội thất đình chùa, miếu mạo, tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật chạm khắc gỗ hài hòa với những long ly, quy phượng, hoa văn, hương án, tượng thờ...


Nói về chữ Quốc ngữ, xưa ông bà ta gọi là “chữ Tây” vốn sinh ra để viết theo hàng ngang, nay đưa vào câu đối viết theo hàng dọc là bắt chước cách viết chữ Hán. Mặt khác một chữ Quốc ngữ có khi ít ký tự, nhiều ký tự, thòi ra, thụt vào trên hoành phi, câu đối rất thô, cứng và vô hồn. Trong khi đó thư pháp chữ Quốc ngữ lại chưa đủ “pháp” để vừa đảm bảo giá trị văn bản, vừa có yếu tố mỹ thuật. Càng kệch cỡm hơn khi chữ Quốc ngữ cũng được sơn son, thếp vàng, xung quanh chạm khắc vân mây, rồng hóa, đặt phía trên cửa võng làm theo lối cổ. Nó phá vỡ tính thống nhất trong phong cách kiến trúc, bài trí nội thất của đền chùa, di tích. Có lẽ chính bởi vậy mà đã có một thời khi sử dụng chữ Quốc ngữ viết câu đối, người ta phải "gò" các con chữ cái La tinh vào khuôn khổ ô vuông hoặc hình tròn rồi tìm cách viết cho nó na ná giống như chữ Hán để dễ coi hơn. Vậy là "Mèo lại hoàn mèo". Thậm chí mèo chẳng ra mèo, chuột chẳng ra chuột. Dân gian có câu: “Trò nào trống nấy”. Nếu chỉ xét riêng về yếu tố mỹ thuật và nguyên tắc phục cổ trong kiến trúc đền chùa thì cách làm "tân cổ giao duyên" mà ông Xuân Dương ca ngợi mới đáng gọi là lai căng khó chấp nhận.


Ông Xuân Dương cho rằng hoành phi, câu đối phải viết bằng chữ Quốc ngữ bởi "Bao nhiêu trong số chín mươi triệu người Việt ngày nay có thể đọc và hiểu những chữ đó?" (tức chữ Hán -HTC). Tuy nhiên, lại phải hiểu rằng, chữ trên hoành phi câu đối trong đền chùa không thuộc loại bắt buộc phải phổ cập. Nội dung của nó trước tiên là để thờ thần, phật, tiên, thánh, tiền nhân... Nếu cần, chỉ một phiến đá kích thước chừng 50x70 đã có thể làm sơ đồ, phiên âm, dịch, giải nghĩa rõ ràng nội dung các bức hoành phi câu đối Hán Nôm trong một ngôi chùa hay đền miếu.


Với chữ Hán, nhìn vào mặt chữ có thể biết được nghĩa. Tuy nhiên, nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa phiên âm Hán Việt, viết bằng chữ Quốc ngữ rất khó phân biệt. Ca ngợi vua tôi bằng chữ Hán mà viết bằng chữ Quốc ngữ: “Quân tắc cổ, thần tắc cổ...; Thượng ung tai, hạ ung tai...” thì khác gì những lời chửi rủa ? Bức đại tự "Đại hùng bảo điện" viết bằng Quốc ngữ ông Xuân Dương ca ngợi mọi người đều đọc được, thực chất chỉ là phiên âm Hán Việt. Bởi vậy đọc được rồi, liệu có bao nhiêu người hiểu "Đại hùng bảo điện" nó là cái chi? Để hiểu được, liệu có thể diễn giải nội dung chừng nửa trang giấy rồi khắc chữ lên đó làm “hoành phi” không? “Bảo điện” thờ Phật thì trước hết phải viết bằng chữ Hán --thứ chữ và nghĩa nhà Phật dùng để suy tôn đức hiệu của Phật (Đại Hùng) chứ? Rồi "Thần công mạc trắc", hay "Vân lai tập hội" nghĩa là gì? Ngay như 4 chữ "Cao sơn cảnh hành" trên đền Hùng nếu phiên âm Hán Việt và viết bằng chữ Quốc ngữ, già trẻ, lớn bé đều có thể đọc được. Nhưng trong khi các nhà Hán học còn ngồi “bàn nát” xem đọc là “cảnh hành” hay “cảnh hạnh” và nó có nghĩa là gì thì liệu mấy người đọc Quốc ngữ hiểu được? Hay cuối cùng vẫn là những người biết đọc chữ Hán mới hiểu ? Hơn nữa, không đọc được chữ Hán là do không được dạy, không được học, không thèm học chứ đâu phải tại thứ chữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm ?


Làm đình, làm chùa tức là kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống. Việc vứt bỏ chữ Hán đã có hàng ngàn năm lịch sử để thay vào một thứ chữ tuy được gọi là Quốc ngữ nhưng cũng là ngoại lai, với mẫu tự La tinh và cách ghép vần đa số theo tiếng Tây gốc Gaulois; cũng theo chân một kẻ xâm lược đô hộ khác, nhưng mới chỉ thành chữ Quốc ngữ trước 1945. Chữ này vốn không ai dùng để viết hoành phi, câu đối. Vậy cái nào lai căng, kệch cỡm hơn cái nào? Nếu ông Xuân Dương hoặc ai đó thấy cái hay, cái đẹp của chữ Quốc ngữ trên hoành phi câu đối trong đền chùa xin cứ dùng, không ai cấm. Không nên chỉ trích, thúc giục Bộ văn hóa, chính quyền TP Hải Phòng dùng cái mới để triệt tiêu cái cũ, coi sự hiện diện của chữ Hán trên “hoành phi, câu đối, bia đá… trong di tích” là “lai căng”, là “trái với đạo lý dân tộc” (!)


3. Hoành phi, câu đối viết bằng chữ Quốc ngữ có thoát được chữ Hán “lai căng” không ?

Phương án thay thế “văn hóa ngoại lai” và “mốt lai căng” chữ Hán của ông Xuân Dương là dùng chữ Quốc ngữ. Thế nhưng, tên nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” rồi mấy chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” hay bản thân tên tác giả Xuân Dương, “Đại hùng bảo điện” hay “Vạn đức từ tôn” viết bằng chữ Quốc ngữ mà Xuân Dương ca ngợi có tính dân tộc kia đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt ấy ở đâu ra ? Là do ta dùng chữ Hán, đọc theo cách phát âm của ta. Từ Hán Việt mang nghĩa chữ Hán, nó chỉ khoác cái áo phát âm Việt mà thôi. Nói một cách nôm na, cái “thằng” chữ Hán “lai căng” mà ông Xuân Dương cho rằng "trái với đạo lý dân tộc" và cần bài trừ kia chính là bố đẻ ra “thằng con” từ Hán Việt. Vậy, nếu đã kính “ông con”, sử dụng “ông con”, ta có khinh thường, hay “triệt hạ” được “ông bố” không ? Được! Bằng cách nào? Chỉ cho phép “thằng con” Hán Việt ở lại định cư, còn đuổi “ông bố” chữ Hán về nước. Hay! Vậy bức hoành phi có mấy chữ “Đại hùng bảo điện”, hay “Vạn đức từ tôn”, tên ông Xuân Dương, rồi mấy địa danh Hoàng Sa, Trường Sa, Song Tử Tây, Bạch Long Vĩ... kia nghĩa là gì nhỉ? Không biết ! Vậy muốn biết phải hỏi ai bây giờ? Hỏi "mẹ” từ Việt. Nhưng "mẹ Việt" chỉ ghi âm từ Hán chứ không ghi nghĩa. Làm sao bây giờ? Chỉ còn mỗi một cách là hỏi "bố đẻ" ra nó, hỏi chính cái "thằng" chữ Hán “lai căng” kia ! Nghĩa là ta phải tra “Hán Việt từ điển”. Nếu tra Từ điển, tự điển của Đào Duy Anh, của Thiều Chửu (vốn cũng phải tham khảo từ điển Tàu)... mà vẫn chưa thông, ta còn phải tìm sang tận bên Tàu trực tiếp hỏi “lão”“Khang Hy từ điển”, hỏi “Từ nguyên" hay "Hán ngữ đại từ điển"...của “Tàu khựa” nữa kia. Nếu ai đó nói rằng, mấy chữ "Đại hùng bảo điện" hay "Hoàng sa, Trường sa"... ấy có gì mà không hiểu nghĩa. Vâng, nhưng nhờ đâu mà hiểu? Cũng là do những người được học chữ Hán dạy cho ta, hoặc tra cứu từ điển chữ Hán mới hiểu được mà thôi. Còn nếu nói “cùng” rằng, tôi không thèm biết nghĩa Hán của nó là cái gì, chỉ biết nó là địa danh, nhân danh mà thôi. Cũng được. Đó là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, không nên hô hào, tuyên truyền cho người khác hoặc con cháu cũng phải có cái đức giống mình.


Cha ông ta từng sáng tạo ra chữ Nôm. Thế nhưng chữ Nôm lại cũng được hình thành trên cơ sở các bộ chữ Hán và phép cấu tạo chữ Hán. Mặt khác, rất nhiều chữ mang tiếng là chữ Nôm nhưng thực chất là Hán 100%. Ví dụ: thần, phật, đạo đức, học, hành, bút, mực (mặc) phúc, đức, nhân, tâm,v.v...Vua Quang Trung là người chủ trương triệt để sử dụng chữ Nôm, kể cả trong các văn bản hành chính Nhà nước.Thế nhưng, cái tên Nguyễn Huệ và niên hiệu Quang Trung, rồi thành Phượng Hoàng Trung đô xây dựng ở Nghệ An vẫn phải viết bằng chữ Hán 100% đó thôi.


Cuối cùng, như trên đã nói, hoành phi, câu đối vốn không phải của người Việt mà là cách “chơi” xuất phát từ Tàu. Vậy, ai đó có dám bỏ, và có thể bỏ hết, không dùng hoành phi câu đối nữa không? Có cho rằng những “Ẩm thủy tư nguyên”, “Mộc bản thủy nguyên” “Đức lưu quang” phía trên bàn thờ tổ tiên nhà mình là “lai căng”, là “trái với đạo lý dân tộc” không? Có dám đổi cái tên ý nghĩa, đẹp đẽ của mình hoặc đặt tên cho con cháu mình là cột, kèo, thúng, mủng, dần, sàng được không? Hay là nói như các cụ, “Kiêng cái nhưng ăn nước?”


4. Yếu tố ngoại lai có làm mất bản sắc và suy yếu dân tộc hay không?


Văn tự hay ngôn ngữ suy cho cùng chỉ là hình thức, phương tiện biểu đạt. Nội dung của nó mới là bản sắc. Rượu gạo Việt Nam đựng trong vỏ chai Mao Đài Trung Quốc vẫn mang hương vị Việt Nam, đâu có biến thành rượu Mao Đài? Các cụ nhà ta xưa học chữ Hán, thi bằng chữ Hán, làm quan "bằng chữ Hán", sáng tác thơ văn, chép sử bằng chữ Hán... thậm chí nghi lễ, thiết chế trong triều cũng theo phép Hán... Thế nhưng các cụ đâu có biến thành người Hán? Những tác phẩm văn chương bằng chữ Hán đó vẫn chứa đựng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. "Bắc hành tạp lục" của Nguyễn Du có 131 bài thơ chữ Hán thì 122 bài viết ngay trên đất Trung Quốc, lấy những điều mắt thấy tai nghe bên Trung Quốc làm đề tài, cảm hứng. Thế nhưng, nội dung những bài thơ chữ Hán đó vẫn mang tình cảm, tư tưởng của một người Việt Nam, đâu có thành của Trung Quốc? Rồi Truyện Kiều, từ câu chuyện có nguồn gốc Tàu 100%, Nguyễn Du bám sát từng chi tiết nguyên tác, "chuyển thể" thành thơ Nôm (cấu tạo bởi chữ Hán) sao vẫn mang tâm hồn Việt ?


Vua Quang Trung nổi tiếng với câu nói: “đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” phần đa đều là dùng từ Hán, ông vẫn đánh tan 20 vạn quân Thanh đến từ quê hương xứ sở của chính cái chữ Hán kia như thường! Lê Lợi ngày cày ruộng, đêm đọc sách Hán, mười năm nếm mật nằm gai, có cả “Quân trung từ mệnh tập”do ông sai mưu sĩ viết bằng chữ Hán... Vậy mà vẫn khiến kẻ xâm lược tự xưng là “Thiên triều” kia phải dùng chính chữ Hán của “Thiên triều” mà “quỳ gối dâng tờ tạ tội”! (“Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng...” -Bình Ngô đại cáo)... Bản thân Lê Lợi về cuối đời còn thân chinh đi đánh giặc, làm thơ chữ Hán với lời tuyên bố đanh thép: Ta già gan sắt vẫn còn đây (Lão ngã do tồn thiết thạch can)...


Văn hóa hay ngôn ngữ của một dân tộc văn minh không phải là cái ao tù. Nó trở thành dòng sông lớn nhờ tiếp thu được lưu lượng nước từ các nhánh sông nhỏ để cuộn chảy đời đời không dứt... Dòng sông lớn ấy vẫn mang tên và bản sắc của chính mình chứ không bị thay bởi cái tên hay sắc màu, hương vị của những khe ngòi đã chảy vào và góp thêm sự lớn mạnh cho nó.


Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên vốn là các nước đồng văn (cùng sử dụng chữ tượng hình) như Trung Quốc. Hiện nay, ở Hàn Quốc và Nhật Bản chữ Hán vẫn được sử dụng trong Quốc ngữ. Theo thống kê của Wikipedia, ở Nhật Bản: "Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ". Còn ở Hàn Quốc:"Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh".


Vậy người Hàn Quốc và Nhật Bản sử dụng chữ Hán do họ thấy cần thiết, hay do họ không yêu nước và không có tinh thần tự hào dân tộc? Hay do người Nhật Bản, Hàn Quốc không có mâu thuẫn gì với Trung Quốc? Trong 4 nước đồng văn với Trung Quốc trước đây, hiện chỉ có Việt Nam, Triều Tiên, chữ Hán không còn sử dụng trong Quốc ngữ. Vậy, Việt Nam và Triều Tiên có giàu mạnh hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc không? Tên nước Nhật Bản 日本 (phát âm theo tiếng Nhật là Nihon) được viết hoàn toàn bằng chữ Hán (Kanji) và hiểu theo nghĩa Hán là gốc của mặt trời. Tên núi Phú Sĩ -biểu tượng và niềm tự hào của người Nhật cũng được viết bằng chữ Hán là 富士, (đọc theo tiếng Nhật là Fuji). Vậy, người Nhật Bản có sợ mình bị nô dịch về văn hóa không? Nhật Bản, Hàn Quốc thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc bằng cách bài chữ Hán, vứt bỏ hoàn toàn chữ Hán trong bộ chữ Quốc ngữ, hay họ tìm cách khuất phục Trung Quốc bằng những thương hiệu như Toyota, Kubota, Sony, Nokia, Huyndai, Samsung... rồi tàu ngầm, máy bay, xây dựng đồng minh chiến lược, củng cố sức mạnh quốc phòng...?


4. Những ý tưởng nguy hiểm và sự nhiệt tình đáng lo ngại:


Theo ý của ông Xuân Dương, cần phải loại bỏ hoàn toàn chữ Hán khỏi các di tích. Tuy nhiên, ông tỏ ra là một người am hiểu luật pháp: "Sẽ là trái Luật Di sản khi đòi hỏi phải thay toàn bộ chữ Hán trong các di tích đã có hàng trăm năm tuổi, (nếu không “trái Luật Di sản”, hàng ngàn bia đá, rồi lớp lớp hoành phi câu đối trong các di tích --những thông điệp của quá khứ sẽ chịu thảm họa như thế nào trước ý tưởng của ông Xuân Dương? -HTC) nhưng sẽ là vô trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia và trái đạo lý dân tộc nếu những công trình văn hóa tâm linh được xây từ ngày thống nhất đất nước đến nay và từ nay về sau lại chỉ có chữ Trung Quốc. Nhà nước cần đưa vào Luật Di sản, hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc sử dụng chữ tiếng Việt trong trong tất cả các công trình văn hóa tâm linh xây mới trên lãnh thổ Việt Nam, có thể chọn thời điểm thi hành từ 1975 đến nay. Đây không chỉ là ý kiến của cá nhân người viết mà là của mọi người."


Không hiểu tại sao cũng là chữ Hán, nhưng trước năm 1975 lại không bị ông Xuân Dương xem là “lai căng”, còn sau năm 1975 lại cần phải bài trừ và bị coi là "trái với đạo lý dân tộc"? Ông căn cứ vào đâu để lập ra cái mốc đó? Các di tích, đền chùa miếu mạo vốn bị tàn phá rất nhiều (do bàn tay con người, do chiến tranh, thời gian...). Bởi vậy số lượng trùng tu (thực chất là xây dựng mới trên nền cũ) sau năm 1975 chiếm số lượng rất lớn (Ví dụ: Nhà Thái học Văn miếu Quốc tử giám được xây dựng hoàn toàn mới, bắt đầu năm 1999 với rất nhiều hoành phi, câu đối chữ Hán). Vậy, khi đề nghị “bắt buộc sử dụng chữ tiếng Việt trong trong tất cả các công trình văn hóa tâm linh xây mới trên lãnh thổ Việt Nam, có thể chọn thời điểm thi hành từ 1975 đến nay” ông Xuân Dương có tính đến hậu quả của việc đoạn tuyệt với truyền thống dân tộc và gây tốn kém cho đất nước như thế nào không? Đề xuất về văn hóa truyền thống của ông Xuân Dương sao đơn giản và giống như chính sách đối với người nhập cư vậy?


Sự lầm lẫn, đánh đồng Trung Quốc xâm lược, Trung văn ngoại ngữ với chữ Hán cổ (chữ Nho), đánh đồng việc tiếp thu yếu tố ngoại lai có chắt lọc, sáng tạo với văn hóa lai căng sống sượng của ông Xuân Dương khiến ta phải lạnh gáy! Vì sao? Vì trong quá khứ, người ta đã từng phạm những sai lầm không thể tưởng tượng được, và hậu quả tai hại của nó không thể sửa chữa:


- Đánh đồng giai cấp bóc lột, tầng lớp địa chủ, cường hào, ác bá với những người giàu có được học hành, thông minh chăm chỉ, khôn khéo làm ăn tích tụ được ruộng đất; đồng nghĩa những kẻ ngu dốt, siêng ăn nhác làm với những thân phận bị áp bức, bóc lột; đánh đồng quan hệ chủ-thợ với chủ-tớ... Thế là bắt bớ, đánh giết... kinh hoàng !


- Phản phong, bài trừ mê tín dị đoan thì quy cho tất cả những gì thuộc về phong kiến đều xấu xa, lạc hậu; đồng nghĩa đình chùa, miếu mạo, tôn giáo tín ngưỡng với mê tín dị đoan... Thế là phá hết, đốt hết... Biết bao nhiêu đình chùa, miếu mạo, tín ngưỡng của làng Việt cổ truyền, thờ cúng các bậc anh hùng, hào kiệt có công với nước bị đốt phá hoặc dỡ ra làm trường học...


- Sách vở, thơ văn chữ Nho của cha ông bị đồng nghĩa với sách bói toán, tướng số, mê tín, dị đoan; bị coi là sản phẩm của “phong kiến lạc hậu” cần phải bài trừ. Thế là bia đá làm cầu, nung vôi; hoành phi, câu đối, sắc phong, thần phả, gia phả,... chữ Hán bị đốt hết...


Vậy mà đến tận bây giờ vẫn còn những người cầm bút vạch đường, chỉ lối, thúc giục Bộ văn hóa thông tin truyền thông phải chống văn hóa "lai căng" và "ngoại lai" bằng cách bài trừ chữ Hán. Đồng thời, quy kết việc sử dụng chữ Hán trong các công trình văn hóa tâm linh là " vô trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia và trái với đạo lý dân tộc". Quá khứ đã từng diễn ra những câu chuyện tàn sát, bức tử văn hóa Việt không thể tin nổi. Vậy ai dám chắc một ngày, tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ chống Trung Quốc đi đôi với bài trừ “hoành phi, câu đối, bia đá… trong di tích” theo quan điểm của ông Xuân Dương lại không trở thành hiện thực ?


Lợi ích “thoát Trung” chưa thấy đâu, nhưng hậu quả của việc bài chữ Hán, không thèm dùng chữ Hán của ông Xuân Dương đã hiện ra nhãn tiền. Ví như trong bài viết, ông Xuân Dương đã nhầm lẫn, không phân biệt được hai từ Hán Việt “tưởng niệm” và “lưu niệm” khác nhau thế nào. Ở Phú Thị-Gia Lâm chỉ có Nhà “tưởng niệm” Cao Bá Quát, chứ không có nhà “lưu niệm” Cao Bá Quát. Người ta chỉ gọi là “lưu niệm” một khi Cao Bá Quát từng sống trong ngôi nhà đó, hoặc hiện ở đó vẫn lưu giữ, trưng bày những đồ đạc ông dùng lúc sinh thời, ít nhất là còn có bút lông, nghiên mực, bút tích các tác phẩm chữ Hán... Mặt khác, ông Xuân Dương bàn về chữ Hán nhưng lại không phân biệt được chữ Hán cổ viết trên hoành phi, câu đối (ông bà ta còn gọi là chữ Nho) trong văn ngôn (mà ngày nay dù ở ta hay ở Tàu đều đã trở thành tử ngữ), với chữ Hán trong văn bạch thoại (sinh ngữ, còn gọi Trung văn hay Hán ngữ hiện đại). Văn ngôn và văn bạch thoại khác nhau rất nhiều (về chữ nghĩa, ngữ pháp). Người Trung Quốc hiện nay có thể đọc được chữ trên hoành phi, câu đối Hán nhưng về nghĩa thì chưa chắc đã hiểu (vì họ chỉ hiểu một số từ ngữ Hán cổ thông dụng). Muốn hiểu “Luận ngữ” hay “Kinh thi” họ cũng cần phải có người chuyên nghiên cứu Hán cổ, dịch và chú giải bằng Hán ngữ hiện đại. Chữ Hán viết trên hoành phi, câu đối của người Việt Nam không dùng theo nghĩa và ngữ pháp của Hán ngữ hiện đại (“chữ Trung Quốc” hay “ngoại ngữ” theo cách gọi của ông Xuân Dương). Nói cách khác chúng ta dùng chữ Hán theo cách của cha ông ta từng dùng, từ thời “Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây dựng độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” (Bình Ngô đại cáo).


Ông Xuân Dương sợ rằng Trung Quốc vin vào cớ tìm thấy chữ Hán trên các đảo để đòi chủ quyền. Tuy nhiên, nếu sợ như vậy thì phải phá chữ Hán trên hoành phi câu đối trong các Hội quán Phúc Kiến, Triều Châu... ở Phố cổ Hội An trước. Mấy trò “khảo cổ học” kiểu như tìm thấy di cốt của người Trung Quốc ở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì Việt Nam đã từng đáp lại rất thuyết phục rằng: ngay tại Gò Đống Đa của kinh đô nước Việt, số di cốt của người Trung Quốc còn lớn hơn nhiều. Mặt khác nếu muốn khẳng định chủ quyền, người ta hoàn toàn có thể viết hoành phi câu đối chữ Nôm bằng thư pháp chữ Hán thời hậu Lê, chứ không dứt khoát phải viết bằng Quốc ngữ. Bởi chữ Nôm nhìn qua giống chữ Hán, nhưng người Trung Quốc hoàn toàn mù tịt. Còn thư pháp chữ Hán thời Lê của ta rất độc đáo, không giống bất cứ một trường phái thư pháp nào bên Trung Quốc. Mặt khác trên các đảo của Tổ quốc, chùa không phải là công trình kiến trúc duy nhất. Một phiến đá lớn khắc tên chủ quyền Việt Nam còn trường tồn hơn nhiều ngôi chùa gỗ.


Do không hiểu chữ Hán trên hoành phi câu đối là chữ thế nào, ông Xuân Dương đã tỏ ra gay gắt, bức xúc, so sánh với chữ Trung Quốc trên các biển quảng cáo nhà hàng, khách sạn. Từ đó, ông đưa ra những câu hỏi khó: tại sao cả thành phố Hải Phòng, cả Bộ Văn hóa lại tùy tiện để cho các công trình tâm linh trên đảo này sử dụng chữ Trung Quốc?". Rồi "Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ còn bắt buộc phải viết chữ nước ngoài bé hơn và phải đặt dưới chữ Việt, tại sao ở chốn tâm linh lại không bắt buộc như vậy?".


Ông Xuân Dương coi chữ Nho trên hoành phi câu đối “chốn tâm linh” là “trái đạo lý dân tộc” và phải tuân thủ theo quy định như dùng“chữ Trung Quốc” (với tư cách là một ngoại ngữ) trong “quảng cáo hàng hóa dịch vụ”. Phải chăng tất cả kho tàng tư liệu Hán Nôm rồi những Bia văn miếu Quốc tử giám, Bia Vĩnh Lăng-Lam Kinh, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm... thứ là Bảo vật Quốc gia, thứ thành Di sản thế giới, đều bị xếp vào diện đồ Tàu “lai căng” cần phải bài trừ? Liệu cụ Chu Văn An còn “an” được trong Văn miếu Quốc tử giám, hay cũng phải bật dậy ôm hai bức hoành phi “Vạn thế sư biểu” và “Truyền kinh chính học” bằng chữ Hán mà chạy bởi quan điểm cực đoan của ông Xuân Dương?


Việt Nam có cụ An Chi là người có công trong việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt, giúp chúng ta hiểu đúng và dùng đúng tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, có người (thức giả hẳn hoi) do không hiểu đã mỉa mai, gọi cụ là "anh Tàu" (vì cho rằng cụ thân Trung Quốc nên nhiều từ "thuần Việt" cụ vẫn cứ tìm cách "gán" hết cho nguồn gốc Tàu). Trong bài Từ nguyên của những từ chỉ quan hệ thân tộc cụ An Chi kết luận: “Cứ như trên thì toàn bộ các từ chỉ quan hệ thân tộc của tiếng Việt đều thuộc gốc Hán. Nhưng ta cũng chẳng cần phải tự ái rởm vì tiếng Pháp gốc vốn là tiếng Gaulois đã bị tiếng Latinh bình dân thay thế 100% mà dần dần trở thành tiếng Pháp hiện đại nhưng vẫn là một ngôn ngữ đã sinh ra một nền văn học rực rỡ và phong phú”.


Chúng tôi xin mượn ý kiến của cụ An Chi khả kính để kết thúc câu chuyện “Tự ái rởm hay chuyện “Giận Tàu chém chữ Nho” ở đây. Chúng tôi cũng xin lỗi và lấy làm tiếc vì đã khiến bạn đọc mất thời gian vào một câu chuyện đã quá cũ. Một vấn đề đã có hướng giải quyết đúng đắn từ thời cụ Đào Duy Anh biên soạn “Hán Việt từ điển” để phục vụ cho việc học Quốc văn !


Nguồn: Blog Tuấn công thư phòng

Sự lệch lạc nhận thức và thái độ vô trách nhiệm







Khi các thủ đoạn, luận điệu chống phá và sự dối trá của các thế lực thù địch cùng một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với sự phụ họa, cổ vũ của BBC, RFA, RFI,... ngày càng trở nên trơ tráo, trắng trợn thì thật đáng tiếc, là có người do sự hời hợt về lý luận và thiếu tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển đất nước, lại tạo cơ hội cho họ vu cáo, xuyên tạc, bình luận tiêu cực về Ðảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam...



Gần đây, ông X công bố trên internet mấy bài viết nhằm "thanh toán, tính sổ cuộc đời của mình, trang trải những món nợ còn lại", rồi dựa trên lý luận về "cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng" để kêu gọi "lập thêm các đảng đối lập với Ðảng Cộng sản Việt Nam"! BBC, RFA, RFI... vội chớp lấy cơ hội khai thác, công bố các tin tức, bình luận, qua đó càng thấy rõ tâm địa đen tối của mấy cơ quan truyền thông này trong khi liên tục cổ vũ, quảng bá các hành vi chống đối Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCS Việt Nam), Nhà nước Việt Nam. Sự kiện trở nên rùm beng hơn khi ông Y lên tiếng ủng hộ qua bài viết có tính chất hô hào, kêu gọi "phá xiềng"! Hẳn vì không tin cậy những điều hai ông công bố, Ngô Nhân Dụng - người Mỹ gốc Việt và là cây bút chống cộng cực đoan, phải đăng trên nguoi-viet bài báo đề nghị "Ông Y cần đổi cách suy nghĩ"; rồi đăng tiếp một bài nữa để "báo động" và khẳng định đó là điều "rất nguy hiểm, không phải là cách suy nghĩ trong xã hội dân chủ"! Trên danlambao - website ra đời chỉ để chống phá Việt Nam, người có bút danh là Tâm-8x xem đây là "bước đi khá phiêu, đầy nguy hiểm, không những cho chính người tuyên bố mà cũng gián tiếp gây nguy hiểm cho những người theo nó ở cả trước mắt lẫn lâu dài... Thiên thời - địa lợi - nhân hòa đều không có thì sự ra đời của tổ chức này không chết yểu thì cũng xem là lạ"! Trên internet, ý kiến của ông X còn gặp phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều. Nên, có lẽ cần lý giải tại sao khi đã qua tuổi "nhi nhĩ thuận" mà ông lại có phát ngôn để nhận được những đánh giá không có gì đáng tự hào, thí dụ: "tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa xét lại", "kẻ "đổ nước chân tường" chế độ", "lộ mặt phản trắc", "trò bịp bợm", "quay ngược lại "chà đạp" lên lý tưởng một thời mà bản thân ông từng theo đuổi", "một sự ngụy biện không hơn không kém, không có thực tiễn nào chứng minh cho sự nhận thức lại mà chẳng qua là sự phản bội", "một kẻ hô hào đa nguyên, đa đảng mà chẳng hiểu gì về thực chất đa đảng ở những nước vẫn vỗ ngực tự xưng dân chủ phương Tây",...!?
Nhân danh người từng là "giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học", từ tiền đề "Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà tôi hiểu được, có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó", ông X kết luận... "không thể không đa nguyên đa đảng"! Chỉ với tiền đề này, ông đã bộc lộ sự ấu trĩ, hời hợt. Vì, nếu thật sự am hiểu, ông phải biết ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là: Triết học Mác - Lê-nin (gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Do đó, muốn bàn về các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phải dựa trên thành tựu nghiên cứu của ba bộ phận cấu thành, không thể lấy quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - một nội dung của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, thay thế cho tất cả. Nếu muốn sử dụng phạm trù hình thái kinh tế - xã hội để bác bỏ một thực tế, ông phải phân tích từ những quan hệ có tính quy luật như: biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không thể cứ viết: "có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó" là sẽ giải quyết xong vấn đề! Rồi nữa, cơ sở hạ tầng là "tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định", nội hàm này không tương ứng với điều ông viết: "cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.)". Bàn về lý luận mà không nắm được nội hàm khái niệm, ông đã bộc lộ sự hời hợt, ấu trĩ rất đáng trách. Trả lời phỏng vấn BBC ngày 17-8, về cách hiểu của ông X với quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng từ đó suy ra... "không thể không đa nguyên đa đảng" (!), GS, TSKH Vũ Minh Giang coi đây là "suy luận logic hình thức", nhận xét này là rất chính xác. Triết học Mác - Lê-nin khẳng định, trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng, trong đó cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng, đặc biệt kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối... Xem xét quan hệ này như quan hệ cơ giới, hoặc bị chi phối bởi logic hình thức, thì chỉ có thể đưa tới kết cục là xuyên tạc lý luận, đẩy lý luận vào xu hướng sai lạc, xa rời thực tiễn, làm rối loạn nhận thức chung. Căn cứ vào ý kiến chủ quan, cảm tính của ông có thể nói: hoặc là ông không biết tri thức của mình còn hạn chế, hoặc là ông cố gồng lên để nói những điều ông không hiểu?
Vấn đề "đa nguyên, đa đảng" mà ông hô hào, về lý luận, dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, không phải có đa nguyên là có dân chủ. Dân chủ hay không phụ thuộc vào vai trò làm chủ của nhân dân, vào lý tưởng và bản chất của đảng cầm quyền. Mọi phân tích chứng minh tam quyền phân lập là mô hình cần áp dụng ở Việt Nam chỉ là một trong các thủ đoạn để đạt tới mục đích phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam và Nhà nước CHXHCN, dọn đường cho sự "lên ngôi" của các thế lực coi dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu bài phục vụ cho tham vọng chính trị. Nhiều lần có phóng viên về thăm Tổ quốc, được tự do tác nghiệp từ nam ra bắc, được trực tiếp chứng kiến, tiếp xúc, tìm hiểu, trong Thư Tòa soạn ngày 21.8, trang Việt Weekly - tờ báo của người Mỹ gốc Việt, đã viết: "Những du khách thế giới đến Việt Nam có cảm giác đây là một quốc gia khá tự do. Các giới hạn nhân quyền thường liên quan đến vấn đề bảo vệ an ninh trong một xã hội mà mức độ phát triển còn ở trạng thái sơ khai hơn là có tính cách cố tình đàn áp người dân. Có thể nói chính quyền Việt Nam đang cố gắng ngày càng mở rộng mức độ tự do người dân mà không đánh mất khả năng kiểm soát an ninh xã hội. Phần lớn những nỗ lực đánh phá Việt Nam về mặt nhân quyền bắt nguồn từ những đoàn thể chính trị ở nước ngoài mang động cơ muốn giành một chỗ đứng trong hệ thống quyền lực chính trị ở Việt Nam. Có nghĩa rằng, nhân quyền chỉ là một chiêu bài chính trị, hơn là một quan tâm có thực chất". Nhận xét này có điều rất thú vị là một nhà báo từ nước ngoài về nước tác nghiệp đã lập tức phát hiện bản chất của vấn đề, bắt mạch được bản chất các phát ngôn, hành động của mấy "nhà dân chủ", "người yêu nước" vẫn được tung hô trên internet!
Ðể khách quan hơn, xin dẫn lại một số ý kiến mà chắc chắn mấy người đang quảng bá "đa nguyên, đa đảng" ở Việt Nam sẽ không thể bác bỏ, vì ý kiến đó ra đời chính từ đất nước mà họ ngưỡng vọng: "Thực chất Mỹ là một chế độ độc đảng, và cái đảng cầm quyền là đảng kinh doanh", "Nghề "quan hệ công chúng" (PR) được phát minh ở đâu? Ở các xã hội tự do nhất thế giới, tại Mỹ và Anh. Và lý do? Vì ở các nước tự do, khó kiểm soát người dân bằng cách trực tiếp áp đặt quyền lực. Cho nên phải kiểm soát kiểu khác: bằng cách tác động vào ý kiến, vào quan điểm, thái độ của người dân. Trong các xã hội tự do, vấn đề là đưa đầu óc con người vào quy định" (N. Chomsky); "Hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã tạo ra hai đảng lớn mạnh nhất, thường xuyên thay nhau nắm giữ hành pháp, lập pháp. Do đó muốn được thắng cử, ứng cử viên phải là đảng viên của một trong hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Ứng viên độc lập hoặc của các đảng khác rất khó thắng trong cuộc đua vào quốc hội, và càng không thể tranh thắng trong cuộc tranh cử tổng thống. Ðiều này đã giới hạn rất nhiều cơ hội của ứng viên các đảng nhỏ, hay nói khác đi, cơ hội thắng cử của người dân tranh cử với tư cách độc lập, hoặc là đảng viên các đảng nhỏ rất ít, nếu không muốn nói là zéro. Chưa kể ứng viên phải được đảng ủng hộ, chi tiền, giúp vận động tiền bạc để quảng cáo đánh bóng tên tuổi. Nhìn ở khía cạnh đó, nền dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng trên tiền bạc, quảng cáo và đã bị "đấu thầu", thương mại hóa!... Người ta thường trích dẫn câu nói của Tổng thống A.Lincohn chính phủ của dân, do dân, vì dân để nhấn mạnh vai trò nhà nước trong nhu cầu phục vụ quần chúng. Thế nhưng càng ngày xã hội Hoa Kỳ có vẻ càng xa rời tiêu chí ấy. Những nhóm lợi ích và những người vận động hành lang, đa số là làm việc cho các tổ chức tài phiệt luôn tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của các dân cử, từ địa phương đến trung ương. Họ tìm cách tặng tiền bạc với danh nghĩa góp quỹ tranh cử, tặng của cải vật chất, tài trợ các chuyến du hí, ăn chơi, v.v., đổi lại, các dân cử phải bỏ phiếu ủng hộ cho mục tiêu của các nhóm lợi ích kia, nhiều phần là có lợi cho thiểu số và bất lợi cho đa số. Ðây chính là các cuộc đổi chác chứ không phải phục vụ" (Tạ Dzu, danchimviet, 08.11.2010)...
Nhân quyền là các quyền cơ bản của con người mà mọi xã hội văn minh phải tôn trọng. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và ngày nay là những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của con người. Ðiều đó không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người, mà được cụ thể hóa qua hoạt động thiết thực, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, như bảo đảm quyền: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc y tế, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, quyền của các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương... Nhưng một số người đã quay lưng với sự thật đó, bằng các thủ đoạn bất lương, họ sử dụng nhân quyền làm công cụ để vu cáo, xuyên tạc chính sách của Ðảng, Nhà nước Việt Nam. Họ cố gán ghép "đa nguyên, đa đảng" với nhân quyền. Họ yêu cầu chống tham nhũng, nhưng khi Nhà nước triển khai các biện pháp chống tham nhũng thì họ xuyên tạc thành... "phe phái thanh toán nhau"! Họ la lối ở Việt Nam "không có tự do ngôn luận", nhưng hàng ngày họ vẫn lên internet để đưa ra các ý kiến sai trái! Ông X lặp lại luận điệu của họ, nhưng để biện hộ, ông lại viết một điều khiến phải kinh ngạc: "Con người khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người"! Ðó là một ý kiến hàm hồ. Bởi, tự do là ý niệm nảy sinh, phát triển cùng quá trình nhận thức của mỗi người về sự tồn tại của họ trong xã hội, về khả năng hành động theo ý chí, nguyện vọng của bản thân. Nếu hiểu thuộc tính là "đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại" thì không thể viết: "Tự do là thuộc tính của con người". Ðứa trẻ mới sinh cũng là con người, nhưng chưa có ý niệm về tự do. Ý niệm ấy chỉ nảy sinh, phát triển cùng đứa trẻ trong quá trình trưởng thành giữa cộng đồng. Tự do là nhận thức được cái tất yếu. Con người biết nhận thức về tự do, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động để tự do của chính mình không làm ảnh hưởng, hoặc gây tổn hại tới tự do của người khác và của cộng đồng. Lấy tự do làm tiêu chí phân biệt giữa con người với con vật, xét đến cùng chỉ là biểu thị cho thái độ coi thường văn hóa, cổ vũ cho "thói vô chính phủ" - vốn là các nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn sự lành mạnh của xã hội.
Nói đi thì như vậy, còn nói lại thì ai cũng biết, sai lầm và lạc bước là các khả năng luôn có thể xảy ra với con người nếu họ thiếu tỉnh táo trong nhận thức, hành động. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là ở chỗ con người sẽ suy nghĩ, nhận thức như thế nào để không tiếp tục sai lầm, lạc bước. Và chúng ta đã biết, dân tộc luôn rộng lượng với những người biết nhận ra sai lầm, biết dừng lại và trở về với dân tộc. Với ông X, ông Y hay bất kỳ người nào khác, trong một thời điểm nào đó đã có suy nghĩ lệch lạc thì nên xem xét lại. Như một blogger đã viết rất chân thành rằng: "cầu chúc cho ông mau bình phục sức khỏe, để tỉnh táo nhìn nhận mọi vấn đề, xin đừng lú lẫn nữa, đừng tự biến mình thành con cờ trên bàn cờ chính trị cho những thế lực ngoại bang, những kẻ phản bội dân tộc, phản bội nhân dân lợi dụng".

HỒNG QUANG

CHIỀU NẮNG TÂY NINH



Chiều chầm chậm, nắng hôn vàng mái phố
Dốc Tòa nghiêng đôi bóng nhỏ bên nhau
Qua cầu Quan, rạch Tây Ninh đầy gió
Vô tình mang hương tóc ấy về đâu?

Nắng nhàn nhạt chạm má em bất chợt
Chín hồng lên như lúc mới yêu em!
Và nắng đậu trên bờ môi thản thốt
Em có giật mình như phút đầu tiên....

Nắng nhàn nhạt mà ít khi dịu mát
Biên giới này như thế đã quen rồi
Em ở miền Tây lần đầu mới gặp
Dễ yêu không chút rát rát da người?

Hai dải phố dọc con đường Tháng Tám
Giữ biết bao năm tháng học trò xưa
Góc chợ cũ nhắc giọt café đắng
Kể em nghe thời tôi mới biết làm thơ.

Và những chiều mỗi khi vừa tan học
Áo trắng bay nhiều lắm ngẩn ngơ chiều
Nghiêng bóng nắng, biết bao lòng bất chợt
Nhờ nắng nối thêm gần những trái tim yêu

Nắng nơi này...mai em về có lẽ
Khó mà quên như cả đất trời này
Một chút nắng hôn tóc em khe khẽ
Hẳn mang theo hơi ấm cả vòng tay..!
Vân Trinh Phan Kỷ Sửu

GS TRần Quốc Vượng nói về văn hóa Việt Nam (trong sự đối sách với văn hóa Trung Quốc)




Trần Quốc Vượng

Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp.

Trên bình diện ý thức, nhận ra sự khác nhau này là từ các vua đời Trần. Minh Tông nói:

“Nước ta đã có phép tắc nhất định: vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau”(1).

Nghệ Tông cũng nói:

“Triều đình dựng nước, tự có phép độ riêng, không theo chế độ nhà Tống, là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau(2).

Đến Nguyễn Trãi, nhận thức đó được thể hiện rạch ròi, trong Bình Ngô đại cáo:

“Như nước Đại Việt ta / Thật là một nước văn hiến! / Cõi bờ sông núi đã riêng. / Phong tục Bắc Nam cũng khác / Trải Triệu Đinh Lý Trần đời đời dựng nước. / Cùng Hán Đường Tống Nguyên làm đế một phương. / Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt bao giờ cũng có”(3)

Nhận thức ấy, sở dĩ được nói ra, là để chống với một khuynh hướng tư tưởng nảy sinh từ đời Trần và phát triển mạnh từ thời Lê, muốn cải biến văn hóa Việt Nam theo văn hóa Trung Quốc. Đó là khuynh hướng tư tưởng của Nho gia. Đại đa số các nhà Nho Việt Nam dù là các bậc đại Nho như Phạm Sư Mạnh đời Trần thịnh hay Lê Quý Đôn đời Lê suy, khi suy tư về văn hóa, tư tưởng… vẫn lấy văn hóa, văn minh Trung Quốc làm hệ thống qui chiếu. Đây là cái mặc cảm tự ti dân tộc, cái phong thái “Nam nhân Bắc hướng”(4). Dù là những người yêu nước, yêu nước kiểu nhà Nho, khi muốn chứng minh rằng nước ta là nước “văn hiến” thì họ cũng chỉ biết nói rằng “Hồ Việt đồng phong các đệ huynh” (Nguyễn Trung Ngạn), rằng văn hiến Việt Nam “bất dị Trung Quốc” “vô tốn Trung Quốc” (Lê Quý Đôn) (không khác không thua kém Trung Quốc). Như Hồ Quý Ly, người đã biết chê bai nhiều nhà Nho, từ Khổng Tử đến Trình Chu, có nhiều cái nhìn độc đáo về học thuật, văn hóa nhưng khi trả lời người Bắc hỏi về phong tục nước ta cũng chỉ đành nói:

“Dục vấn An Nam sự

An Nam phong tục thuần.

Y quan đường chế độ

Lễ nhạc Hán quân thần”.

“Lễ nhạc như Tiền Hán, y quan giống Thịnh Đường” được coi là tiêu chuẩn của một nước “văn hiến”.

Các nhà Nho yêu nước Việt Nam thường nhận thức được rõ “Thổ hữu chủ” (Lê Văn Thịnh), “Địa phận Nam Bắc (Phạm Sư Mạnh) “Giang sơn hữu hạn phân Nam Bắc” (Nguyễn Trung Ngạn) “Sóc Nam giới hạn tự an bài” (Ngô Thì Nhậm)… Nghĩa là có ý thức rõ về độc lập chính trị và chủ quyền lãnh thổ, nhưng lại khác mơ hồ trong ý thức độc lập về văn hóa. Mà văn hóa tức là lối sống, là tâm hồn dân tộc. Độc lập về văn hóa mới độc lập sâu sắc, vững chắc…

Dễ hiểu, khi một nhà trí thức “thấm nhuần” văn hóa Trung Quốc thì thậm chí “quên” cả thiên nhiên Việt Nam. Những câu thơ tả cảnh thu chẳng hạn, từ đời Lê về sau này đều chịu ảnh hưởng của Trung Hoa. Mùa thu trong “truyện Hoa tiên” của Nguyễn Huy Tự chẳng hạn, giống như mùa thu của Đỗ Phủ.

“Lác đác rừng phòng hạt móc sa

Ngàn lau hiu hắt khi thu mờ

Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

Mặt đất mây đùm cửa ải xa”!

(Phan Huy Vịnh dịch)

Đến như Nguyễn Du mà cũng thế:“Rừng phong khi lá rủ vàng”

Phải tới Nguyễn Khuyến mới tái tạo một mùa thu thuần túy Việt Nam (xem: Thu vịnh, Thu điếu..)

Tâm thức Việt Nam thời Lý Trần, chừng nào đó, đã có sự suy tư hồi cố (pensée rétra spective) về thời trước Bắc thuộc (Sử ký Đỗ Thiện. Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái…)

“Lô Thủy phiên ly, Thao tụ lạc /Văn Lang nhật nguyệt, Thục sơn hà”(Sông Lô phên giậu, Thao dân họp /Văn Lang ngày tháng, Thục non sông).(Hành quân, Phạm Sư Mạnh).

Song nói chung, nhận thức về một nền văn minh Việt Nam đặc sắc, khác cách mạng Trung Hoa, tồn tạo hàng ngàn năm trước thời Bắc thuộc của giới trí thức phong kiến Việt Nam (sư tăng, đạo sĩ, nho sĩ…) còn mơ hồ lắm. Bảo là về cơ bản họ không biết gì thì e quá, song cũng không hoàn toàn là nói ngoa…

***

Giới trí thức mác-xít Việt Nam bắt đầu đem lại một nhận thức ngày càng rõ ràng và đầy đủ về một nền văn hóa, văn minh Việt Nam buổi đầu dựng nước và giữ nước, trước thời Bắc thuộc. Đó là cái gốc của văn hóa Việt Nam. Đó là văn minh Đông Sơn hay có người muốn gọi, là văn minh sông Hồng (để đối sánh với văn minh Hoàng Hà, văn minh sông Nin, văn minh Lưỡng Hà v.v… Quả thật, những nền văn minh đầu tiên của thế giới, có thể gọi là “văn minh của những dòng sông lớn”, về thực chất, là văn minh nông nghiệp(civilisationagncole). Qua thời đại chống Bắc thuộc và qua kỷ nguyên Đại Việt, cái gốc đó không hề bị trốc rễ, tuy, sự thực “cây văn hóa Việt Nam” bị chặt trụi khá nhiều cành, bị (và được) lắp ghép nhiều cành nhánh mới…(5)

Nghĩa là, tuy có sự giao tiếp và hỗn dung văn hóa Việt Hoa, thì khuynh hướng giao tiếp và hỗn dung vẫn là Việt Hóa chứ không phải là Hoa hoá; và văn hóa Việt Nam không bao giờ là một bản sao chép của văn hóa Trung Hoa.

Khi tình trạng nhị nguyên văn hóa diễn ra mạnh mẽ (chủ yếu là từ thời Lê Thánh Tông trở về sau, chứ ở thời đại Lý Trần thì văn hóa cung đình vẫn gần gũi với văn hóa làng xóm) thì tất cả những đặc điểm độc đáo và ưu tú của văn hóa Việt Nam vẫn kết tinh ởvăn hóa làng xóm, tức là nền văn hóa dân gian. Do nhiều nguyên nhân và điều kiện lịch sử, cái nói lên bản sắc và văn hóa dân tộcViệt Nam là văn hóa dân gian Việt Nam.

Văn hóa dân gian không ra đời một sớm một chiều. Cái gốc của nó là nền văn hóa dân tộc trước thời Bắc thuộc. Và theo tôi, không nên chỉ ngược lên đến thời đại Đông Sơn (đồng thau muộn – sắt sớm) mà phải ngược lên đến tận thời đại ĐÁ MỚI (Hòa Bình – Bắc Sơn), thời đại nẩy sinh NÔNG NGHIỆP và LÀNG XÓM, khi tim hiểu cội nguồn đặc điểm văn hóa Việt Nam.

Có lẽ chưa chắc ai trong chúng ta cũng tán thành cái quan điểm của Claude-Lévi-Strauss khi ông cho rằng “Con người chỉ thực sự sáng tạo những công trình vĩ đại vào buổi đầu. Trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ có bước đầu hoàn toàn có giá trị, những giai đoạn kế tiếp chỉ là sự lặp lại những giai đoạn đã qua”(6)

Những điều ông nói sau đây, theo tôi, là đúng:

“Một trong những giai đoạn nhiều sáng tạo nhất của lịch sử nhân loại xảy ra vào thời đại đá mới với sự phát minh ra trồng trọt, chăn nuôi… Muốn đạt đến những thành quả vĩ đại này, không phải trong chốc lát là được, mà trái lại, những tập thể loài người bé nhỏ lúc bấy giờ đã phải trải qua hàng mấy nghìn năm quan sát, thí nghiệm và truyền đạt kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Sự nghiệp vĩ đại này đã diễn ra một cách tốt đẹp, liên tục và thành công…”(7)

Bất cứ nhà khảo cổ học, dân tộc học và sử học nào cũng biết rằng nếp sống thời đá mới, trên cơ bản, vẫn được duy trì trong nếp sống nông thôn của nhân loại, thậm chí cho mãi đến thế kỷ XVIII, XIX(8).

Nói đến nông nghiệp, làng xóm… là phải nói đến THIÊN NHIÊN, TỰ NHIÊN, mà thực ra, nói rộng hơn, đã nói đến VĂN HÓA là phải nói đến TỰ NHIÊN, vì xét cho cùng, cái VĂN HÓA chỉ là cái TỰ NHIÊN, được thích ứng và biến đổi bởi con người, để thỏa mãn những NHU CẦU về mọi mặt của con người.(9)

Có người đã và sẽ bảo tôi là không mác-xít, là nghiêng theo “quyết đinh luận địa lý” khi xem xét những đặc điểm của văn hóa Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa Trung Quốc:


Việt Nam (lưu vực sông Hồng)

Trung Quốc ban đầu (lưu vực sông Hoàng Hà)


- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa ẩm ướt

- Khí hậu đại lục, mùa đông băng giá, lượng mưa chỉ tập trung vào cuối mùa hè, độ bốc hơi cao.


- Đất phù sa nâu, do sông bồi

Hoàng thổ, do gió cuốn


- Nông nghiệp tưới nước (nước mưa, nước tát, từ hệ thống tưới nước)

- Đất phát sinh nông nghiệp là vùng hoàng thổ nửa khô hạn. Nông nghiệp trồng khô.


- Cây lương thực: cây có củ, mía, rau, dưa bầu bí, và đặc biệt cây lúa.

- Cây lương thực: túc tức tiểu mễ (kê), cao lương, sau nữa là mạch cho đến trước đời Tần vẫn chưa chiếm địa vị chủ đạo


- Ăn cơm, xôi: đôi đũa

- Ăn bánh, cháo


Trong văn hóa Viễn Đông là xuất phát từ đất Việt trồng lúa nước




- Ở nhà sàn: nhà mái cong của văn hóa Viễn Đông là một thành tựu văn hóa gốc Việt…

- Ở nhà hầm và nửa hầm


- Đi lại: chủ yếu dùng đường nước: thuyền mảng. Trên bộ dùng voi. Thủy binh, bộ và tượng binh

- Đi lại trên bộ: ngựa, xe, bộ và kỵ binh. Lấy xe, ngựa làm độ số sức mạnh quyền lực (bánh xa quốc, thiên xa quốc…) (xem: Luận ngữ, Xuân Thu)


- Nỏ, rìu chiến

- Cung 2 cánh, qua.


- Đắp đê

- Giếng, nước ngầm

- Khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy


- Cồng, trống

- Chuông, khánh…


- Khèn

- Tiêu


- Găn nghề nông với nghề cá

- Cạnh đồng bằng là thảo nguyên, cạnh khu trồng trọt là khu chăn nuôi lớn. Đan xen văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục. Hướng đại lục


- Chữ viết, đô thị ra đời muộn. Văn hóa xóm l àng. Vai trò phụ nữ cao, gia đình hạt nhân (nhà) ra đời sớm. Làng ra đời sớm. Nhà – Họ – Hàng – Làng – Nước là một thể thống nhất hữu cơ. Nền dân chủ làng mạc (dân chủ dân cày)

- Chũ viết, đô thị ra đời sớm. Văn hóa đế vương, chế độ phụ hệ nghiêm khắc. Khuynh hướng chính trị – xã hội tập quyền, chuyên chế, phục tùng tư tưởng, đặc trị, quân sự.




Cội nguồn của những đặc điểm văn hóa dân tộc cố nhiên phải tìm trong những điều kiện lịch sử cả dân tộc. Nhưng trước đó, và trong suốt quá trình lịch sử, cũng như phải thấy những điều kiện địa lýtừ đó ảnh hưởng đến phương thức canh tác, đến hình thái kinh tế… và áp lực của chúng lên hình thái xã hội – chính trị. Văn hóa, trước hết, là một sự trả lời, một sự ứng phó của một cộng đồng cư dân, trước những thách thức của những điều kiện địa lý – khí hậu (géoclimatique), và sau đó là sự trả lời, ứng phó, trước những thách thức của những điều kiện xã hội – lịch sử. Tôi muốn nhắc lại ở đây một ý kiến của K. Mác bàn về mối quan hệ giữa người với thiên nhiên:

“Con người trong sự sản xuất chỉ có thể tiến hành giống như thiên nhiên, tức là nó chỉ có thể biến đổi cái hình thái của các thể chất. Hơn nữa ngay trong sự lao động biến đổi hình thái như thế, con người luôn luôn vẫn được sự giúp đỡ của những lực lượng tự nhiên, như thế thì lao động không phải là nguồn gốc duy nhất của những giá trị sử dụng mà nó sản xuất, không phải là nguồn gốc duy nhất của những của cải vật chất. Lao động là bố và đất đai là mẹ của những của cải này, như William Petty đã nói”(10)

Theo quan điểm duy vật lịch sử mà tôi hiểu, thì nền tảng địa lý và môi trường thiên nhiênkhông nằm bên ngoài xã hội như ông Mao hiểu (xem Mâu thuẫn luận trong: “Mao Trạch Đông Tuyển tập”,tập I, Nxb Sự thật, 1960. Tr. 434-435) mà nằm ngay trong cơ sở kinh tế của xã hội.

K.Mác nói: “Cái toàn thể những liên hệ giữa những người sản xuất với thiên nhiên và giữa họ với nhau, cái toàn thể những sự liên hệ như thế, trong ấy người ta sản xuất, thì chính là xã hội, xét về cái cơ cấu kinh tế của nó”(11)

P. En-ghen cũng nói: “Bàn về những quan hệ kinh tế mà chúng tôi gọi là cơ sở quyết định của lao động xã hội, thì chúng tôi hiểu đấy là cái cách thức và phương thức theo đó người ta sản xuất những điều kiện sinh sống của mình và trao đổi sản phẩm với nhau. Tức là trong ấy có bao hàmtoàn bộ kỹ thuật sản xuất và vận tải… trong khái niệm quan hệ kinh tế cũng có bao hàm cái nền tảng địa lý… và lẽ cố nhiên là cả cái môi trường bên ngoài bao bọc cái hình thái xã hội như thế”(12)

Hiểu như vậy, thì cơ sở kinh tế, nguyên nhân căn bản của sự phát triển của xã hội gồm ba phần:Quan hệ sản xuất, địa lý và môi trường thiên nhiên và kỹ thuật sản xuất.

Vậy thì khi bàn đến những đặc điểm của văn hóa Việt Nam, phải tìm cội nguồn của nó từ thời đại đá mới, thời đại phát sinh nông nghiệp và làng xóm, phải chú ý đến những điều kiện nền tảng địa lý và môi trường thiên nhiên đã sản sinh ra những đặc điểm văn hóa ấy trước khi xét đến những điều kiện lịch sử của dân tộc đã duy trì và củng cố những đặc điểm văn hóa ấy. Đừng tách rời văn hóa với thiên nhiên.

Như vậy, đứng về mặt thiên nhiên, nhân chủng, văn hóa… Việt Nam thoạt kỳ thủy là một với khu vực Đông Nam Á chứ không phải là một với Trung Hoa. Cái không gian địa lý thiên nhiên Đông Nam Á cần phải hiểu rộng hơn cái không gian chính trị Đông Nam Á hiện nay: Nó bao gồm cả lưu vực Trường Giang trở xuống phía Nam, khu vực phía Nam dải Tần Lĩnh và bao gồm cả khu vực Átxam hiện tại. Đó là cái không gian địa lý, cái môi trường thiên nhiên ở đó nảy sinh và phát triểnvăn hóa nông nghiệp lúa nước.

Về mặt nhân chủng, cho tới khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên (-500), về cơ bản, đó là vùng phi Hoa – phi Ấn, vùng Việt theo nghĩa rộng (Việt là một tộc danh phiếm xưng, chỉ toàn bộ các cư dân phi Hoa phi Ấn, thuộc các ngữ hệ Môn-Khơme, Tày – Thái, Mèo – Dao, Tạng – Miến, Anh-đô-nê- diêng (Mã Lai, Đa Đảo), Việt – Mường. Cho tới trước khi Trung Quốc bành trướng xuống vùng lưu vực Trường Giang, thì Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau trên căn bản: Việt Nam là vùng châu Á gió mùa. Trung Quốc là vùng châu Á đại lục; Việt Nam là vùng nông nghiệpnước (hệ thống ngập nước) (systèmesinnondés), rồi hệ thống tưới nước (systèmes irrgués). Trung Hoa là vùng nông nghiệp khô (culture sèche); Việt Nam là vùng lúa nước, Trung Hoa là vùng kê, cao lương, rồi mạch. Từ giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên, bành trướng Trung Quốc tràn xuống lưu vực Trường Giang và xa mãi về phía Nam; vùng “Bách Việt” co lại dần, tưởng “mất hết” nhưng cuối cùng vẫn còn một Việt Nam, đại biểu duy nhất còn sót lại của phức hợp Bách Việt ngày xưa, tồn tại vừa với tính chất Dân tộc – Nhà nước (Nation-Etat) vừa với tính chất Dân tộc – Nhân dân (Nation – Peuple). Từ đó xuất hiện trên thực tiễn những sự giống nhau, những cái “bất dị” giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vậy cái khác nhau (dị, thù, theo ngôn từ Nguyễn Trãi) là có trước, cái giống nhau là có sau. Và phải nói ngay là cái giống nhau là văn hóa, vốn về bản chất, là phồn tạp, là đa dạng. Đông Nam Á là một vùng thiên nhiên phong phú, thống nhất nhưng đa dạng. Cho nên văn hóa bản địa của vùng này cũng vậy tuy có nhiều hằng số thống nhất nhưng cũng cực kỳ đa dạng. Với trào lưu lịch sử, những nền văn hóa vùng này lại tiếp thu, với những phương thế và liều lượng khác nhau, các nhân tố ngoại sinh (éléments exogènes) khác nhau, từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây… (chỉ kể về mặt tôn giáo, là đạo Phật, đạo Bà La môn, đạo Nho, đạo Lão, đạo Hồi, đạo Thiên chúa…) nên lại càng đa dạng và càng có vẻ che lấp cái gốc, những nhân tố văn hóa nội sinh (éléments endogènes) của chính vùng này.

Hãy nói đến cái giống nhau giữa một Việt Nam và một Trung Quốc cổ truyền (từ giữa thế kỷ XIV trở về trước).

Cái giống nhau đã từng được giới học giả trong ngoài nước, một thời quá nhấn mạnh khiến thế giới tưởng đâu Việt Nam là một “vùng phía trước” (Avant Monde) của văn minh Trung Hoa ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ nhấn mạnh đến cái giống nhau và về cái giống nhau, người ta chỉ nói đến và cắt nghĩa là do Việt Nam học, vay mượn, tiếp thu của Trung Quốc: một cái khung chính trị, hành chính (armature pol itico adminisitrative): một nhà nước Hoa hóa (Etat sinisé) với hoàng đế và một bộ máy quan liêu các cấp, một ý thức hệ: Nho giáo với “kẻ sĩ” v.v… Cái giống nhau ở kiến trúc thượng tầng ở trên bề mặt – mà cũng không hoàn toàn như nhau: vua Việt khác hoàng đế Trung Hoa, chức danh quan lại có thể giống nhau mà chức năng và sự vận hành của bộ máy cũng có khác(13). Thời Tống, Trung Quốc theo Tống – Nho (néo – Cofucianisme); thời Lý Trần, ngang thời Tống, Đại Việt sùng Phật nhưng không bài Nho, Lão. Luật Hồng Đức soạn ngay dưới thời ông vua sùng Nho, thích mô phỏng Trung Quốc và Lê Thánh Tông, mà do áp lực của lịch sử – vẫn phải tôn trọng những nhân tố nội sinh trong nền văn hóa, phong tục dân gian…

Người ta thường “quên” một sự kiện là từ Tần Hán trở về sau, khi Trung Quốc đã thôn tính xong lưu vực Trường Giang rồi Châu Giang… thì nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước ở phương Nam được chồng lên (surimpostion) nền văn hóa nông nghiệp trồng khô ở Hoa Bắc và hội nhập (intégrer) vào văn minh Trung Quốc. Trung Quốc đã “chữ nghĩa hoá” (nhờ ưu thế văn tự) nhiều thành tựu văn hóa của phương nam và nhận làm của mình. Văn hóa phương Bắc là văn hóa chữ nghĩa, văn hóa phương nam là văn hóa truyền miệng. Qua sách vở Trung Quốc về sau người Việt học lại nhiều điều vốn là kinh nghiệm, ký ức của tổ tiên mình nhưng đã qua sự sửa đổi “khái niệm hoá” của học giả Trung Quốc. Sơ nguyên tượng (archétipe) của “Bàn Cổ” vốn là huyền thoại “Bàn Hồ” của tổ tiên người Dao. “Thần Nông” (theo ngữ pháp Trung văn thì phải là “Nông thần”) vốn là “anh hùng văn hóa” (héros culturel) của người Việt). Truyện Ngưu Lang – Chức Nữ gắn với hiện tượng ‘mưa ngâu” ở phương Nam cũng là một tích Việt được ghi lại bằng Hán văn. Lịch Tầu (âm lịch như đang dùng hiện nay) chỉ mới lưu hành từ thời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) và chỉ đúng với khí hậu Hoa Bắc. Các lễ hội 5-5 âm lịch (lễ hội ngày Hạ chí), 15-7 âm lịch, trung thu 15-8 âm lịch vốn đều không xuất phát từ Hoa Bắc mà đều có gốc tích ở miền Sở, Việt… tức vùng trồng lúa nước phương Nam… Còn có thể kể ra nhiều lắm. Nhiều cái giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là do Trung Quốc đã tích hợp văn hóa lúa nước vào cấu trúc văn hóa Trung Hoa.

Song dù có bao nhiêu sự giống nhau thì cũng không xóa mờ được những sự khác nhau, đặc biệt, ở dưới bề sâu, trong dân gian. Làng Việt là một cấu trúc xã hội thuần Việt còn bảo lưu đậm nét tính chất công xã hơn nhiều những tổ chức “lân” “li” “hương”… của Trung Quốc.

Nó dựa trên một cơ sở kinh tế tiểu nông là phổ biến, trong khi ở Trung Quốc, bên cạnh kinh tế tiểu nông có hẳn một cơ cấu kinh tế trang viên của một giai cấp đại địa chủ.

Ở Việt Nam, cho đến thế kỷ XVI, chỉ có một “kẻ chợ”, một đô thị là Thăng Long – Đông Đô (Hà Nội), còn tất cả là “kẻ quê”, với một hệ thống “chợ quê” và những luồng buôn bán nhỏ chứ hầu như không có những luồng thương mại lớn.

Trong khí đó, từ Xuân Thu chiến quốc qua Đường Tống; Minh Thanh… Ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều đô thị vương công với những luồng thương mại lớn (đường lụa, đường trà…) và một tầng lớp đại thương nhân. Kẻ sĩ Trung Quốc nằm ở các đô thị vương công này và phục vụ vương công: xuất hiện các “chư tử” với rất nhiều học thuyết chính trị xã hội – triết học v.v… – Trí thức Việt – phần lớn nằm ở làng quê, là các sư sãi, thầy đồ, thầy lang, thầy cúng, thầy bói… gắn với nông dân và không xuất hiện nhiều “tử” lớn. Ít sách vở, ít lý luận khái quát.

Cơ cấu kinh tế: tiểu nông.

Cơ cấu xã hội: làng xóm

Tính chất xã hội: cộng đồng công xã

Cơ cấu tâm lý dân tộc: tâm lý tiểu nông, hạn hẹp, chủ tình (sentimentalisme), ưa dung hòa(compromis), làm ăn nhỏ, biện pháp nửa vời (demimesure)…

Có đại địa chủ, đại thương nhân, có nhiều đô thị lớn, có chữ viết sớm, sách vở nhiều, Trung Quốc có cả một nền văn minh đế chế, một nền văn hóa đế vương, (culture impériale) tách biệt hẳn và đè nén mạnh dân cày nơi nông trang, với một tâm lý làm lớn, làm lố (chinoiserie démesure) duy ý chí (volontarisme).

… Văn hóa Việt Nam cổ truyền, về bản chất, là một nền văn hóa xóm làng (culturevillageoise). Là sức mạnh (grandeur) vừa là điểm yếu (faiblesse) của Truyền thống Việt Nam cũng là ở đó.

* Nguồn: VĂN HÓA VIỆT NAM – Tìm tòi và suy ngẫm, nhà xuất bản Văn học, 2003. Tác giả:TRẦN QUỐC VƯỢNG.

(1) Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển VII. Sự việc chép vào năm 1357.

(2) Như trên, sự việc chép vào năm 1370.

(3) Nước Đại Việt là một nước văn minh có lãnh thổ riêng, có văn hóa (với cốt lõi làphong tục)riêng, có chủ quyền độc lập đầy đủ, diễn tiến, biến chuyển trong lịch sử, có khi thăng, khi trầm, lúc mạnh, lúc yếu nhưng thời nào cũng có một hằng số bất biến, là NHÂN DÂN, mà đại biểu là những anh hùng hào kiệt.

Tuy chưa trình bày bằng những khái niệm (concepts) hiện đại, nhưng, 600 năm trước đây, Nguyễn Trãi đã công thức hóa đầy đủ, cùng một lúc, cả Dân tộc – Nhà nước (Niton Etal) và Dân tộc – Nhân dân (Nation-Peuple). Năm trăm năm sau Nguyên Trãi, tư tưởng phương Tây mới có một định nghĩa đủ đầy tương tự về Dân tộc (Nation, bao gồm Nation – Etat và Nàtion – Peule). Định nghĩa về dân tộc nổi tiếng của Sta-lin, nhấn mạnh về kinh tế chung, thị trường thống nhất, tuy đã nói đến lãnh thổ chung nhưng chưa nhấn mạnh đến quyền sở hữu cộng đồng về địa bàn đất đai, chủ quyền độc lập thống nhất bao trùm lên lãnh thổ đó, tuy đã nói đến cộng đồng tâm lý biểu hiện trong một nền văn hóa chung nhưng lại thiếu nhắc tới một cộng đồng về ký ức (communauté de mémoire) biểu hiện trong một cộng đồng tư duy thần thoại và nhất là trong một lịch sử chung, một quá khứ chung, một truyền thống lịch sử, từ đó mà xuất hiện một cộng đồng tộc danh(communauté de nom) và một cộng đồng giá trị (communauté de valeurs). Dân tộc vừa có tính giai cấp (giai cấp thống trị), vừa có tính cộng đồng (nhân dân), vừa biến chuyển(theo các chế độ xã hội, các giai cấp thống trị) vừa trường tồn (cái bản chất nhân dân).

(4) Thời Hùng, buổi sơ nguyên của dân tộc, người Việt chỉ có một hệ qui chiếu: quy chiếu vào chính mình. (Tương tự như thời Socrate với châm ngôn: “Hãy tự biết anh” (Connais toi-même). Do đó, quốc hiệu và sự “xưng danh” chỉ là: nước Việt, là Lạc là Âu hay sau đó là Âu Lạc.

Trong và sau thời Bắc thuộc, bắt đầu hình thành thế đối sánh Bắc Nam. Người Việt, đầy tự hào, không bao giờ chịu coi cái Nhà nước đã từng thống trị mình và luôn luôn lăm le bành trướng thôn tính mình là Trung Quốc (nước ở giữa) như bọn thống trị nhà nước đó tự gọi, mà chỉ gọi là Bắc quốc, Bắc Nhân, Bắc đế…

Đó là những khái niệm của ta, khái niệm Việt Nam, lấy ta làm chuẩn mực đối sách. Nhưng cũng do một yếu tất lịch sử, trong thời Bắc thuộc, trong tâm thức người Việt đã hình thành hai hệ quy chiếu:

- Hệ qui chiếu dân tộc, Việt. – Hệ qui chiếu Trung Hoa, Tàu.

Vì thế mà tự ý thức từ thời Lý Bí (Lý Nam Đế) giữa thế kỷ VII, đã xuất hiện khái niệm Nam(lấy Trung Hoa làm chuẩn mực đối sách): Nam quốc, Nam nhân, Nam đế… đó cũng là những khái niệm của ta, khái niệm Việt Nam, nhưng lấy cái khác ta (Bắc) làm chuẩn mực đối sách, từ đó, người Việt tự định nghĩa bằng cách đối lập với cái khác ta (Tàu, Bắc).

Sau khi giành lại được độc lập dân tộc, trong quốc hiệu chính thức (Đại Cồ Việt, Đại Việt) không có yếu tố “Nam”, nhưng trong thơ văn thì đã có. Đến thế kỷ XIX (thời Gia Long, Minh Mạng) mới xuất hiện yếu tố “Nam” trong quốc hiệu chính thức (Việt Nam, Đại Nam). Trong quốc hiệu thời Lý Trần Lê, không có khái niệm “Nam” đi liền khái niệm “Việt” nhưng lại thêm yếu tố “Đại”. Đó là một mặc cảm dân tộc (dưới hình thức mặc cảmtự tôn) và sở dĩ có thêm yếu tố “Đại” này, cũng là do đã xuất hiện thế đối sánh Trung Hoa – Việt Nam với tinh thần “vô tốn” (không thua kém)

(5) Lịch sử Viêt Nam, từ trước sau Công nguyên đến đầu thế kỷ X, về mặt chính trị, là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Về mặt văn hóa, có nhiều quá trình giao thoa:

a. Giải thể văn hóa (déculturation): nhiều yếu tố văn hóa Việt cổ bị mất mát. Văn minh Đông Sơn bị giải thể cấu trúc (déstructurée), những yếu tố của nó hòa trong nền văn hóa dân gian.

b Hỗn dung văn hóa (acculturation). Trên nền tảng văn hóa Việt cổ, tiếp thụ (vừa cưỡng chế vừa ôn hoà) những yếu tố văn hóa ngoại sinh (elénonts exogènes) từ Trung Hoa, Ấn Độ… Có hỗn dung, mà cũng có giao lưu văn hóa (contacts culturels), nhiều yếu tố văn hóa Việt được truyền vào Trung Quốc.

c Chống hỗn dung văn hóa (contre-acculturation). Làng Việt là những “pháo đài xanh” cưỡng chống âm mưu đồng hóa của bọn phong kiến Hán – Đường. Những quá trình đó đan xen, xoắn xuýt vào nhau, tạo nên một thời kỳ chuyển biến lâu dài, từ văn minh Đông Sơn đến văn minh Thăng Long.

Vấn đề này cần một chuyên luận văn hóa học riêng.

(6) Claude-Lévi – Strauss. Tristes tropiques (Nhiệt đới buồn), Paris Plon, 1955, tr.269.

(7) Như trên, 264-265

(8) Khi bàn đến nền tảng kinh tế và văn hóa cổ truyền Việt-Nam, chúng ta thường nhấn mạnh – một cách đúng đắn – đến nghề nông trồg lúa nước (riziculture) với những hệ của kỹ thuật, xã hội… của nó (một cái “ngưỡng kỹ thuật” (seui technique), một cái“ngưỡng dân số” (seuil démographique) quan hệ đất ruộng – số dân), sự xuất hiện sớm của “gia đình hạt nhân” (famille nuléaire) (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành), của kinh tế tiểu nông, của cấu trúc làng xóm…Nghề nông trồng lúa nước xuất hiện ở Đông Nam Á từ 6,7 nghìn năm nay, có trước và làm nền tảng cho sự ra đời của văn minh Đông Sơn. Nhưng không nên quên rằng, trước hoặc đồng thời và song song với nghề nông trồng lúa nước còn có nghề nông trồng khoai củ, mía, cây ăn quả. Khoai củ, mía (mật), mâm ngũ quả… là những lễ vật không thể thiếu được trong nhiều nghi lễ tế thần làng, thần nông nghiệp và trong việc cúng giỗ tổ tiên – một tín ngưỡng dân tộc – dân gian đặc sắc của Việt Nam. Cây mía được dùng làm “gậy chống ông vải trong ngày Tết Việt là một ví dụ điển hình. Mía, khoai, có thể có nguồn gốc hải đảo, từ hải đảo Thái Bình Dương truyền vào miền ven biển, ven sông với các cư dân nguyên – Mã Lai (Proto – Mailais), có thể là những cây trồng chủ yếu của chủ nhân các nền văn hóa hậu kỳ và hậu đá mới Hạ Long, Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Thạch Lạc, Bàu Tró… kết hợp với nền văn hóa chài cá ven sông, ven biển. Những thành tựu văn hóa đá mới ấy còn được bảo lưu và nối tiếp đến ngày nay.

(9) Sự đối lập (một chiều) giữa văn hóa (culture) và tự nhiên (nature) là một tư tưởng thuần túy Tây phương. Tư tưởng phương Tây cổ truyền, từ triết học Hi-La, qua Thiên chúa giáo đến duy lý luận Descartes như tiến sĩ Fécbớt tổng kết, là “khuynh hướng khuyến khích một thái độ thù nghịch từ năm bản đối với thiên nhiên… Thiên nhiên phải được chinh phục, vì nó là thù nghịch” (V.C.Ferkiss Technological man (Con người kỹ thuật).

Văn hóa là của con người. Con người là một sinh vật xã hội, vừa là sản phầm của tự nhiên, vừa đứng đối diện với tự nhiên và có tham vọng làm chủ thiên nhiên. Văn hóa, do đó, cũng có một tính cách lưỡng diện (dualiste) lưỡng trị (ambivalen te): vừa thích ứng, hòa điệu, vừa biến đổi thiên nhiên. Khoa sinh thái học (Ecologie) và khoa văn hóa học (Cultuologie) mới bác bỏ khái niệm có tính chất thù hận “chinh phục thiên nhiên” và kêu gọi loài người thế kỷ XX tôn trọng những thế quân bình của thiên nhiên, sự hòa điệu (harnonie) của thiên nhiên. “Con người là một phần của thiên nhiên hơn là một cái gì cách biệt với thiên nhiên”: “Con người và thiên nhiên là một, xã hội và ngoại cảnh là một”: “vấn đề của con người không phải là chiến thắng thiên nhiên mà là sống trong một sự hòa hợp có ý thức và tế nhị hơn với thiên nhiên” (xem lại F. En-ghen, Phép biện chứng của tự nhiên).

(10) K.Mác. Tư bản, quyển I. Dietz Veslag, tr 47-48. Nói theo cách nói của phương Đông, thì trong vũ trụ có 3 thế lực cùng tham dự vào quá trình làm ra những của cải vật chất:trời (khí hậu, thời tiết…), đất (thổ nhưỡng, tài nguyên trong lòng đất), người (lao động, kỹ thuật với cả trí, cả lý, cả tình và cả chí…) “Tam tài giả, thiên địa nhân”. Con người đứng ở trung tâm của quá trình sản xuất, nhưng con’người phải “tham thiên, thuận địa”, “Trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông gió trông ngày trông đêm” thì mới có khả năng sản xuất ra nhiều của cải vật chất.

(11) K Mác. Tư bản -quyển III, Dietz Veslag tr.872.

(12) P.En-ghen. Thư ngày 35-01-1893. Trong: “Mác – En-ghen toàn tập” Moskau, 1971, tr 723-724.

(13) Xem: Trần Quốc Vượng – Ngô Thế Long – Đối chiếu tổ chức hành chính và bộ máy quan liêu Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến (sẽ in).





Nguồn : VHNA)

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Không có một thiên đường…






Tôi để dành tiền mua một thiên đường
từ ngày người con gái nói
muốn sống một cuộc đời hạnh phúc

Tôi gom lại những lon nước đã uống
những tờ báo cũ rồi vẫn chẳng dám cho ai
kiệm cả bịch ni lông sũng nước
chờ một buổi sáng gặp bà ve chai

Đêm tôi nằm nghe gió ngoài trời
bớt xài quạt máy
vệt kem đánh răng dùng một nữa cũng đủ vậy
cuộc đời con bao kẻ khó khăn!

Thỉnh thoảng người con gái hỏi thăm
tôi có hạnh phúc ?
đừng để ý làm gì

Có lần thèm thứ cảm giác ăn chơi
tôi vục mặt vào bồn nước
sặc gần chết...
nhưng không sao tôi cần một thiên đường

Khi người con gái nhắn tin
thiên đường làm gì có
làm ơn đừng để dành tiền nữa
người con gái phải đi...

Tôi không biết làm sao vào lúc này
một thiên đường không có người con gái

Chẳng ai có để bán cho tôi một thiên đường như vậy ?


Nguyễn Phong Việt

Jackie Chan đổ lỗi: Nạn hối lộ ở Trung Quốc du nhập từ... Mỹ



(Petrotimes) - Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình HongKong Phoenix TV hôm 14/1, nhân dịp giới thiệu một bộ phim mới, ngôi sao phim hành động Mỹ và HongKong Thành Long (Jackie Chan) cho rằng Mỹ là mới quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới và rằng nạn hối lộ ở Trung Quốc ngày nay đã du nhập từ nước ngoài, trước hết là từ Mỹ.






Jackie Chan trả lời phỏng vấn kênh truyền hình HongKong Phoenix TV hôm 14/1

Khi được phóng viên của kênh truyền hình Phoenix TV hỏi về nạn tham nhũng ở Trung Quốc, Jackie Chan lưu ý rằng hiện tượng này có ở tất cả các quốc gia chứ không chỉ mỗi ở Trung Quốc, và còn nhấn mạnh rằng tình hình tồi tệ nhất là ở Mỹ.

Nam diễn viên này nói thêm rằng thời gian qua các cường quốc thế giới đã tạo ra một hình ảnh tiêu cực về Trung Quốc, điều này không đúng với thực tế, còn việc hối lộ thực chất là được du nhập vào nước này từ nước ngoài, trước hết là từ Mỹ.

Ngay lập tức các phương tiện truyền thông của Mỹ đã lên tiếng chỉ trích bình luận này của nam diễn viên. Một trong những tờ báo lớn nhất nước Mỹ, The Washington Post viết rằng Jackie Chan tốt nhất chỉ nên bàn về vấn đề phim ảnh, thậm chí một số diễn đàn mạng ở Mỹ còn lên tiếng yêu cầu Jackie Chan xin lỗi về lời bình phẩm trên nếu không họ sẽ kiến nghị các nhà chức trách Mỹ tước quốc tịch Mỹ của anh.

S.Phương (Theo AP)