Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Bài học từ một dòng sông



Chu Thụy Nguyên




tôi đã được học
vẫn nhắm một con mắt lại
và tin
những điều tôi vẫn khăng khăng
cho là chết tiệt
một ánh mắt còn lại
tôi luôn dán chặt
nơi lỗ châu mai
để nhìn rõ từ thâu đêm suốt sáng
đích ngắm
lúc nào là rõ nhất
miệng của tên dâm tặc
vừa chui vào chỗ ấy chưa kịp chùi
đã oang oang giảng điều đạo lý
miệng của ả kỹ nữ chưa mặc kịp quần lót
đã hùng hồn dạy chương đức dục
bên dưới ngọn đồi
là trường đời gai góc
nơi những gã dốt nát nhưng lắm mép
dạy bạn cách cài nút quần sao cho thật nhanh
sau những lần hiếp dâm
dòng sông bên kia ngọn đồi
nơi bạn tôi nằm xuống
ngay trong ngày ký kết hưu chiến
nơi ít nhất một lần nó loang máu
nơi ít nhất một lần nó ngưng chảy
nơi nó từng dạy tôi
hãy vốc nước rửa sạch cả hai mắt
lúc nào cũng phải tận dụng hết nhãn quan
để nhìn thấy sự thật
dẫu trước khi phải chìm lĩm …

Phục sinh tôi




Võ Công Liêm



tôi tàn phai chiều rụng xuống trên lưng đồi
nắng đợi . đôi chân mòn lê bước
nhớ
bâng khuâng lòng dại dột vô cùng
thổi lên tóc . thất lạc bốn phương . hề!
ngoảnh cổ về tư cố hương
một dòng sông ấp mộng cũ
đuổi theo trăng ngút ngàn mưa gió xoáy
để mai rồi tình chết vẫn như không . trôi xuôi câu mái đẩy
núi vẫy gọi
biển vỗ về
lệ chảy xuôi vai mềm . đắng con tim
động giữa thinh không một tiếng . rền
phục sinh tôi
đoái hoài như chó ốm
nằm ôm đàn mà gảy nhịp tiêu tương
xin ân xá một lần . để thấy trăng sao mà cảm tạ đôi điều
làm thân tế độ kiếp lưu đày . vực thẳm đen
em
tháng năm buồn vời vợi
ta
bỏ lại những mảng tình da diết . cuối chân trời
làm hình tượng một thời quá vãng . vết chân chim
in dấu dã tràng . ta xe cát đời ta con sóng bạc
để trở về thăm thẳm nhớ . một hình hài xiêu vẹo chốn phong ba
sát na ơi! mi là ai? – là cõi thời gian vô tận số
ngừng lại để nghe lời tha thiết gọi
oái
trong đôi mắt rướm máu
phục sinh tôi
một linh hồn ốm nặng
giữa bãi đời hư vô :

chết
chưa
chôn

amen !

“Mây của trời cứ để gió cuốn đi”




*Photo: Any Direct Flight


Người ta muốn chia tay, có nên níu kéo không?

Sẽ rất nhiều người khuyên bạn rằng không nên níu kéo làm gì một người đã muốn ra đi nhưng cũng sẽ có người bảo bạn rằng hãy biết dũng cảm níu giữ hạnh phúc của chính mình, như vậy mới là yêu thực sự. Mỗi người một cách suy nghĩ và vì thế sẽ cho bạn những lời khuyên khác nhau. Hãy trân trọng những lời khuyên và những con người ấy vì họ thực sự quan tâm đến bạn đấy. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi đó là người ta không phải bạn, người ta không trải qua cuộc tình đó nên tuyệt nhiên không thể hiểu rõ mọi cơ sự để mà đưa ra lời khuyên hợp tình hợp lý nhất. Người duy nhất bạn nên lắng nghe để đưa ra quyết định cuối cùng đó là chính mình.

Khi người kia nói lời chia tay, bạn có cả ngàn lý do để buồn đau, để muốn người đó ở lại bên mình, để tình yêu không vỡ nát ngay trước mắt mình. Nhưng hãy xem những lý do đó là vì mình hay vì người kia, nếu đa số lý do bạn muốn níu chân người kia là vì mình thì xin bạn đấy… hãy để cho người ta đi đi còn nếu lý do là vì người kia thì hãy dũng cảm giữ người đó lại…
Níu kéo người ta vì mình

Chia tay người đó, bạn buồn đau và lo lắng cho chuỗi ngày sắp tới một-mình không-người-yêu? Sẽ không có ai đưa bạn đi xem phim vào mỗi tối cuối tuần, không có ai đưa bạn đi dạo, đi chơi cũng như bạn ốm cũng sẽ không có người mua cháo đến thăm bạn, lúc tức giận không có chỗ để trút? Chưa hết, bạn lo không thể yêu thêm một ai nữa hay bi kịch hơn sẽ chẳng có ai để mắt đến bạn nữa rồi thì “ế”. Những lý do này rất nhiều nhưng tựu chung thì chúng cùng giống nhau ở một điểm “bạn đang lo cho chính mình”. Nếu lý do bạn không đành lòng để cho người đó ra đi là thuộc về kiểu lý do này thì xin bạn… hãy để cho người ta đi đi.

Người đấy đang bất hạnh trong chính mối quan hệ này vì bạn đâu có yêu người ta, bạn chỉ yêu chính bản thân mình mà thôi. Tất cả những gì bạn muốn người ấy làm chỉ là để làm cho bạn vui, thậm chí những gì bạn làm cho người ấy cũng chỉ là vì… mình. Hãy nhìn lại cuộc tình vừa qua, bạn có thấy đúng như vậy không? Bạn muốn người ta phải thế này thế khác, phải làm xem có vừa ý đẹp lòng bạn thì bạn vui không thì bạn cáu giận làm tổn thương người ta. Đây vốn dĩ không phải là tình yêu thì níu kéo làm gì cho khổ người khổ ta. Hãy trả lại tự do cho một tâm hồn, người ấy xứng đáng có một tình yêu trọn vẹn hơn với một người yêu mới biết quan tâm và chia sẻ với anh ấy. Còn bạn, bạn sẽ sớm tìm được một người bạn muốn mang lại cho người ấy hạnh phúc thôi.
Níu kéo vì hạnh phúc của người ấy

Bạn thực sự yêu là khi bạn quan tâm đến người ấy hơn cả chính bản thân mình. Chỉ cần thấy người đó vui và hạnh phúc, chỉ thế là đủ. Bạn chẳng đòi hỏi người đó phải thế này thế kia chỉ để làm bản thân mình hài lòng. Ngay đến cả khi người ấy muốn chia tay, thậm chí bạn cũng giấu nước mắt mà buông tay chỉ để cho người ấy được hạnh phúc hơn, tìm thấy ai đó tốt hơn bạn để yêu. Nhưng bạn ạ… sẽ chẳng có ai yêu anh ta nhiều hơn bạn cũng như không ai có thể làm cho anh ta hạnh phúc bằng bạn được đâu.

Nếu thực sự yêu, hãy dũng cảm giữ lấy bàn tay ấy. Dù khó khăn nhưng hãy thử một lần được hết lòng hết sức với tình yêu của mình. Cho dù có thất bại thì cũng đã trọn vẹn với tình cảm của con tim mình. Hãy chân thành cho người ấy thấy tình cảm của bạn, rằng bạn thực sự yêu và luôn cố gắng để cho người ấy được hạnh phúc. Nếu anh ta cũng thực sự yêu bạn, hai người sẽ có thêm một cơ hội nữa để yêu thương. Nếu không thì bạn cũng hiểu rằng đã đến lúc nên buông tay vì… mình. Anh ta không yêu bạn thì cũng không xứng đáng với tình yêu của bạn. Hãy để dành tình cảm đó cho một người xứng đáng hơn. Yên tâm nhé, người ấy nhất định sẽ đến mà!

Chuyện tình yêu vốn dĩ đã rất phức tạp vì con tim và lý trí đôi khi cứ chạy ngược chiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, là tình yêu và hạnh phúc của mình thì đừng đặt lên tay người khác. Hay là người đưa ra quyết định, bạn nhé!



Bảo Bình

1% sẽ ăn hết của 99%


Nguyễn Vạn Phú

Thomas Piketty: “Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”.



(TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ New York Times.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”.

Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng?

Trước tiên phải nói ngay sự bất bình đẳng trong thu nhập mà tác giả đề cập chủ yếu không xoay quanh chuyện lương các CEO cao gấp mấy trăm lần lương công nhân (có nhưng không phải là điểm chính). Sự bất bình đẳng này thể hiện giữa hai xu hướng: thu nhập từ tư bản, có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sức lao động, thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Lương của Bill Gates nay có thể không là bao nhiêu cả khi không còn làm cho Microsoft nhưng so với năm ngoái, tài sản của ông năm nay đã tăng thêm 9 tỉ đô la, lên 76 tỉ đô la Mỹ. Mức tăng ấy đến từ lợi tức tư bản mà dân gian chúng ta thường nói “tiền đẻ ra tiền”.Tốc độ tăng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP của nước Mỹ - điều đó có nghĩa,dù không muốn nhưng Bill Gates sẽ tiếp tục ngày càng giàu, trong khi đại đa số dân Mỹ thấy thu nhập hầu như không tăng. Vì vậy khoảng cách giàu nghèo giữa Bill Gates và những người có thu nhập từ tư bản như ông và những người làm công ăn lương sẽ ngày càng giãn ra, giãn dần ra đến một tỷ lệ không tưởng nổi.

Đó chính là lập luận chính của cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21”. Tư bản, theo định nghĩa của Piketty gồm tất cả những tài sản mà người ta có thể sở hữu và mua bán trên thị trường, như bất động sản, vốn trong doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, kể cả tài sản sở hữu trí tuệ.


Tư bản tạo ra thu nhập và theo Piketty, hiện nay ở các nước phát triển, thu nhập từ tư bản vào khoảng 4-5%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân của các nước này chỉ vào khoảng 1-2%/năm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai tốc độ chênh lệch nhau này cứ thế tiếp diễn trong suốt thế kỷ 21 này? Chắc chắn sẽ đến lúc những người nắm tư bản trong tay sẽ chiếm gần hết thu nhập của một nước trong khi những người còn lại, tức chỉ biết dùng sức lao động để tạo ra thu nhập, sẽ phải chia miếng bánh ngày càng nhỏ đi. Cuối cùng thế giới sẽ quay trở lại hình ảnh của châu Âu vào thế kỷ 19 khi giới thượng lưu không làm gì cả, chỉ biết hưởng lợi tức trên điền trang như trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển và giới lao động bình dân luôn sống trong chật vật nghèo khó.

Lập luận này đi ngược lại những gì kinh tế học lâu nay thường giả định, rằng kinh tế thị trường sẽ làm cho bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng nhỏ lại nhưng Piketty thuyết phục được nhiều người nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ trải dài suốt mấy trăm năm mà ông từng thu thập, phân tích để viết cuốn sách. Ví dụ ông cho rằng giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, sự bất bình đẳng không rõ nét lắm là bởi tư bản hay sản nghiệp của nhiều người đã bị hủy diệt qua hai cuộc đại thế chiến, qua những cơn khủng hoảng và chỉ mới tích lũy lên lại mức xưa vào nửa cuối thế kỷ 20.

Điều gây ấn tượng trong lập luận của tác giả là: nền kinh tế càng rơi vào trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm thì sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao (vì chênh lệch giữa thu nhập từ tư bản và thu nhập từ lao động càng cách biệt).

VỤ NHÃ THUYÊN- "BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU", AI PHẠM PHÁP?




Trong những người ký tên vào BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU gửi PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt nhất chúng ta lại thấy có những “gương mặt thân quen”, luôn ở trên tuyến đấu chống đối như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Tương Lai, Nguyễn Quang Lập. Tôi cũng chỉ ra thêm một số những ngưởi tôi biết, những người tôi quen, và thật tiếc có cả những người từng thân thiết với tôi như Chu Văn Sơn, Hoàng Hưng, Ngô Văn Giá, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Từ Huy, Trần Đình Sử, Trần Ngọc Vương, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thuý, Trương Đăng Dung “Đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam”. Họ ký tên “để phản đối và yêu cầu ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý” vì:
“Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ... của Bộ Giáo dục và Đào tạo... không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định””
“Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ ... của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo... đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng... Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này”.
Thật tiếc cho những “nhà trí thức này” không biết có phải do “nghiên cứu” nhiều quá mà “tẩu hỏa nhập ma”, không thấy trong 5 trường hợp “văn bằng, chứng chỉ” bị thu hồi thì có trường hợp“b) Cấp cho người không đủ điều kiện”.
PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan chính vì điều “b” đó nên hoàn toàn hợp pháp. Như vậy, chính “BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU ” của các vị tố ông Hiệu trưởng “phạm pháp” thì chính các vị lại phạm pháp. Còn nếu các ông, bà không hiểu điều này thì chứng tỏ các vị chưa đọc luận văn của Đỗ Thị Thoan, còn đọc rồi mà vẫn chưa hiểu thì là do các vị dốt!
Với nước ngoài, theo TRẦN VIỆT QUANG - HỒ NGỌC THẮNG trên nhandan trong bài Ho-đâu-cần-quan-tâm-tới-khoa-học: “Ðiều 21 quy định thủ tục thi, bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành kinh tế Trường Ðại học Tổng hợp Dortmund ghi rõ: Học vị thạc sĩ có thể bị tước nếu sau khi trao, phát hiện người làm luận văn lừa dối hoặc có sự ngộ nhận của hội đồng chấm luận văn”.
Thật buồn cười khi thấy có cái “BẢN” trên thì lại quá bất ngờ khi có thêm “Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội” của 4 ông GS dạy ở nước ngoài: Hồ Tú Bảo (Nhật Bản), Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Cao Huy Thuần (Pháp) và đặc biệt nhà toán học nổi danh thế giới Ngô Bảo Châu (Hoa Kỳ). Riêng Ngô Bảo Châu, với toán học, GS Ngô Bảo Châu đúng là châu, ngọc. Tiếc là Châu không hiểu điều một nhà chuyên môn rất giỏi rất có thể lại là một nhà trí thức tồi. Nên khi dấn thân sang lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội cần một loại tư duy khác mà Châu không có, đó là tư duy minh triết, thì nên tránh xa là hơn, nếu không Châu phải sửa lại tên mới đúng đó!
Trong “Thư” trên 4 ông GS viết: “Chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy”. Điều này chứng tỏ các vị này cũng chưa đọc, hoặc dốt đọc không hiểu luận văn của Đỗ Thị Thoan. 4 vị cần phải hiểu, việc thu hồi bằng không phải do Đỗ Thị Thoan nghiên cứu thơ Mở Miệng mà do Đỗ thị Thoan “không đủ điều kiện” theo đúng “Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” nói trên.
***
Việc thu hồi luận văn của Đỗ Thị Thoan vì “không đủ điều kiện” bởi những điều cụ thể như sau:
1- Đỗ Thị Thoan sai lầm về cơ sở lý luận:
Về cơ sở lý luận để viết luận văn, theo Nhà phê bình - dịch giả Nguyễn Văn Dân, trong bài Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm - ngoại vi trên http://nhavantphcm.com.vn/, từ đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều lý thuyết về trung tâm và ngoại vi thế nhưng không hiểu sao tác giả luận văn lại chọn Derrida, Foucault và Lacan, nhất là Derrida, trong khi nếu nói về lý thuyết trung tâm – ngoại vi thì họ không phải là đại diện. Cụ thể Nguyễn Văn Dân viết:
“Hầu hết toàn bộ phần giới thuyết của mục 1 chương I luận văn là những đoạn văn dịch lại các bài lược thuật về các lý thuyết trong cuốn từ điển đã dẫn ở trên (Encyclopedia of Contemporary Literary Theory [Irena R. Mararyk chủ biên], University of Toronto Press, Toronto – Buffalo – London, 1993-1997, tr. 585) (thỉnh thoảng mới được để trong ngoặc kép, còn nhiều chỗ viết như thể chính tác giả đang lược thuật tác phẩm gốc vậy), và đều có nhiều chỗ dịch sai”.
Nguyễn Văn Dân đã dẫn chứng cách hiểu sai. Đỗ Thị Thoan viết:
“Khái niệm” ‘Lề’ (Margin) và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ ra những giới hạn được kiến tạo gắn chặt với tiến trình hình thành những cặp đối lập có tính chất thứ bậc”.
Mà theo ông phải là:
“Thuật ngữ” ‘lề’ [ngoại vi] và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ những giới hạn được tạo dựng gắn với một quá trìnhvượt khỏi những quan hệ đối lập nhị nguyên và có thứ bậc”.
Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” là hai khái niệm để chỉ ra “những giới hạn” bởi các cặp đối lập. Còn theo cách hiểu của Nguyễn Văn Dân, “Lề” và “Trung tâm” cũng chỉ ra “những giới hạn” nhưng “gắn với” một quá trình “vượt khỏi những quan hệ đối lập”.
Như vậy là hai cách hiểu ngược nhau, Đỗ Thị Thoan cho hai khái niệm “Lề” và “Trung tâm” dùng để chỉ ra cái “giới hạn” xác định giữa hai cái. Còn Nguyễn Văn Dân cho “Lề” và “Trung tâm” là hai thuật ngữ dùng để chỉ ra sự “vượt khỏi” cái “giới hạn” ấy.
Nếu ai hiểu thuyết Giải cấu trúc (Deconstruction) của Derrida thì sẽ thấy cách hiểu của Nguyễn Văn Dân là đúng.
Cấu trúc luận (structuralism) cho ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm. Nhà ngôn ngữ học F. Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ là sự kết hợp hai phần: cái biểu đạt (Signifier, SFR) và đối tượng được biểu đạt (Signified, SFD). Ngôn ngữ là đối tượng chính để xác định cấu trúc của một văn bản. Cấu trúc luận coi cấu trúc văn bản là vị trí trung tâm tạo nghĩa, loại trừ những yếu tố chủ quan mà cái TÔI chủ thể luôn đóng vai trò then chốt của thái độ phê bình. Chính tại điều này, cấu trúc luận đã bộc lộ những khuyết điểm, mở đường cho một học thuyết mới ra đời: Giải Cấu Trúc (Deconstruction).
Deconstruction (giải cấu trúc) là sự kết hợp của hai từ construction/destruction (xây dựng và phá hủy). Giải cấu trúc lật đổ quan niệm cấu trúc ngôn ngữ của cấu trúc luận. Coi cấu trúc ngôn ngữ không tồn tại như những khuôn mẫu bất biến, mà tính chất năng động của ngôn ngữ sống (“sinh ngữ”) luôn luôn vượt qua mọi quy ước đã có, sẽ mở ra một loạt những ý nghĩa mới.
Giải cấu trúc cho mọi hệ thống đều được tạo nên từ ít hoặc nhiều các cặp đối lập nhị phân (binary oppositional pair). Theo Derrida, một trong hai phần của cặp sẽ quan trọng hơn phần còn lại. Như Tốt/xấu, Hiền hậu/gian ác, Sáng/tối, Nam/nữ, Phải/trái, các yếu tố đứng trước bao giờ cũng có giá trị hơn so với phần đứng sau. Trong một hệ thống nguyên tắc của sự khác biệt (différance, principle of difference) sẽ chỉ ra cái “trung tâm”. Nhưng trung tâm là một phần của hệ thống nhưng lại vượt thoát tính chất cấu trúc của hệ thống.
(Tham khảo Nguyễn Minh Quân trong bài Lý thuyết và phê bình văn học đương đại: từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc).
Sự vượt thoát khỏi khuôn mẫu được xác lập bởi tính đối lập nhị phân, vượt thoát sự đối lập giữa “Trung tâm” vả “Lề” chính là tư tưởng “giải cấu trúc” của Derrida. Vì vậy, Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” chỉ ra cái giới hạn xác định do “hình thành các cặp đối lập” là hiểu ngược. Rồi cho nền văn chương chính thống là “Trung tâm” và thơ nhóm Mở miệng là “Lề” theo lý thuyết Derrida là sai!
Nói đến Derrida là nói đến Giải cấu trúc mà bản chất lý thuyết của Derrida là về việc đọc chứ không phải là lý thuyết văn học. Theo CATHERINE HALPERN trong danh-nhan-triet-hoc trên tranghttp://www.triethoc.edu.vn/, Giải cấu trúc là trình bầy một cách tiếp cận riêng các văn bản: “Derrida thích phô bày những vùng tối … Ông tỉ mỉ đọc đi đọc lại, phân tích kỹ lưỡng và cạn kiệt các văn bản, đưa ra ánh sáng những gì bị kìm nén, ẩn giấu trong văn bản, làm cho văn bản nói lên một điều gì đó hoàn toàn khác với những gì văn bản có vẻ biểu nghĩa: “Văn bản chỉ là văn bản nếu người đọc lần đầu không thấy được quy luật bố cục và quy tắc kết cấu của nó. Văn bản luôn luôn vô hình.” Đó là đặc điểm của “giải kiến tạo”, khái niệm đã đi khắp thế giới”.
2-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm chính trị sai lầm:
Trần Mạnh Hảo, quen thói lu loa đã viết bài “Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh”cho Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên là “nghiên cứu khoa khọc… các ông lại dùng chính trị để làm hệ quy chiếu quy kết một văn bản khoa học là hoàn toàn chống lại phương pháp luận Marxism”. Trên BBC tiếng Việt, Phạm Xuân Nguyên gọi vụ Nhã Thuyên là "chính trị hóa", "phi khoa học" của "những thế lực" nào đó. Mặc Lâm (RFA, Bangkok) cũng theo gót tiền bối Trần Mạnh Hảo cho “Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học”.
Không muốn cãi lý với những người này vì họ cố tình không hiểu sao cãi? Nhưng tôi vẫn phải viết ra sự thật cho bạn đọc hiểu. Trong luận văn của mình chính Nhã Thuyên đã “Chính trị hóa” văn chương. Điều này cũng tốt thôi, có thể cần khuyến khích, nhưng hơi khó đấy. Không ai cầm bàn chuyện chính trị, người ta chỉ cấm hoặc có thể xử tù những bàn luận sai trái, xuyên tạc, thổi phồng để chống đối. Tiếc là chính Nhã Thuyên có những sai trái như vậy. Cô viết:
“nghiên cứu từ góc độ chính trị học văn hóa… có ý nghĩa gợi ý quan trọng với tôi trong quá trình thực hiện đề tài này… Soi chiếu vào Việt Nam hiện nay, có thể hiểu rõ hơn khái niệm „tự do‟ mà chúng ta có. Một hệ thống tư tưởng được cấu trúc trên cơ sở chủ nghĩa Marx không chấp nhận sự ngoại biệt đơn lẻ, không chấp nhận những hoài nghi, bởi khi chấp nhận những hoài nghi mang tính ngoại biệt, ý thức hệ này sẽ mất đi … quyền lực tuyệt đối, và tất yếu toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế sẽ bị sụp đổ”.
Như vậy, Nhã Thuyên đã viết với một giọng điệu y như của một kẻ chống cộng thứ thiệt. Cô hoàn toàn không hiểu nên đã xuyên tạc bản chất của Chủ nghĩa Mác. Bởi quy luật quan trọng nhất củaphép biện chứng duy vật trong triết học Mác là “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Có điều để vận dụng sao cho đúng các quy luật vào thực tiễn cuộc sống là điều không dễ, nó phụ thuộc vào trình độ lý luận cũng như trình độ mọi mặt của xã hội.
Từ lầm lạc trên, Đỗ Thị Thoan không ngần ngại cho cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười là “bảo thủ”:
“sau chấn thương Thiên An Môn tại Trung Hoa… Tại Việt Nam, Đỗ Mười được bầu làm làm Tổng bí thư, đánh dấu sự khôi phục quyền lực của Đảng với tư tưởng bảo thủ về văn nghệ, bằng cách „tái chế‟ định nghĩa của Nguyễn Văn Linh về Đổi Mới: - Văn học ta chỉ có thể Đổi Mới đúng hướng trong sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta theo hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng.”…Tinh thần của Đổi Mới đã bị bóp méo, hay là vo tròn lại” (Luận văn, tr.27).
Từ quan điểm như vậy, Đỗ Thị Thoan có những nhận thức ngược trước những hiện tượng văn chương “phản đạo lý” bị quan điểm chính thống phê phán:
“Sau Đổi Mới, tác phẩm của những nhà văn tỏ thái độ không theo chỉ thị và đường lối, như Dương Thu Hương, bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng, chống chế độ cộng sản… Đó rõ ràng là một cách nói bị áp chế bởi quan niệm chính trị… tính chất văn học đều không được đặt lên hàng đầu. Chúng là một thứ công cụ của tuyên truyền, về bản chất không có gì khác biệt”.
Những tác phẩm: Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Đỉnh cao chói lọi không phải như Đỗ Thị Thoan viết “bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng” mà là “bị dán một cái nhãn đúng”. Dương Thu Hương đúng là đã chống đối chính trị một cách sai trái bằng văn chương nên đã bị chính trị trừng trị bằng pháp luật, nghĩa là bắt bỏ tù! Thế thôi!
Đỗ Thị Thoan tiếp:
“Cao trào thời Đổi Mới bộc lộ tương đối rõ hai hướng đi: giai đoạn nỗ lực „nói sự thật‟ với Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, và nỗ lực cách tân lối viết, chẳng hạn Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư trong thơ… Nhưng không khó thấy rằng việc chính quyền tạo ảo giác cho văn nghệ sĩ về việc „làm nghệ thuật một cách bình thường‟ „làm gì thì làm miễn không động đến chính trị‟ là một chiếc bánh vẽ của quyền lực (Luận văn, tr.30).
Rồi so sánh:
“Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai… Mở Miệng… thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn... Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng… vì niềm tin vào sự thật cũng không còn”; “Mở Miệng, sinh ra trong bối cảnh „thống nhất đất nước‟đã tiếp thu cả hai nguồn nổi loạn ấy, để bị/được gánh vác thêm vai trò của „những kẻ phản đảng‟ bên cạnh ý hướng văn chương”; “với những tác giả phản biện và đổi mới văn chương, những người đang giữ chặt lấy vị trí bên lề của mình để nuôi dưỡng một kinh nghiệm chống đối, năng lực chống đối, sáng tạo một thế giới thay thế”.
3-Đỗ Thị Thoan có hành vi kích động làm loạn và lật đổ:
Từ bối cảnh trên, Đỗ Thị Thoan cho nhóm Mở Miệng ra đời với sứ mệnh nổi loạn và lật đổ cái “xã hội không chấp nhận đa nguyên về ý thức hệ và tư tưởng, Cái Khác là cái cần bị loại trừ, bị chèn ép”; “ở từ khóa Cộng Sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ”; “Cuộc chiến đấu để phá vỡ tính chất đơn nhất của ý thức hệ mà nhà nước muốn duy trì ít nhiều trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, bởi ý thức hệ theo mô hình Marx Lenin này đã tự tan rã và phần nhiều chỉ là những tuyên truyền trống rỗng”.
Về cái lý tưởng cả xã hội theo đó mà phấn đấu, Đỗ Thị Thoan cho biết Bùi Chát muốn “giải bỏ”; “Kết tinh trong từ „lý tưởng‟ đó, là cả một quá khứ đau thương, hào hùng, đầy bi kịch của dân tộc, mà cái kết cục vừa bi thảm vừa hài hước: thế là hết. Bùi Chát lôi tuột những lý tưởng cao vời, những suy tư sâu xa xuống các vấn đề thực hữu, vui nhộn như một câu chuyện tiếu lâm dân gian”; “thực hành thơ của Mở Miệng như là nỗ lực giải trung tâm cái chính thống”, “Cùng với sự nổi tiếng của Mở Miệng, nxb Giấy Vụn đã trở thành một huyền thoại… nơi tụ hội các anh em giang hồ, huyền thoại về sự thăm dò của an ninh, huyền thoại của những kẻ sẵn sàng „đái vào Chúa‟… hình ảnh Mở Miệng: Lạ, Phá Phách, phá hỏng tiếng Việt, phản kháng về chính trị, chống đối chính quyền. Họ là kết hợp của Cách Tân và Phản Kháng”; “bức tường Berlin có thể chỉ mất một ngày để xây và mất mấy chục năm để phá. Vậy có nên ca ngợi sự phá của Mở Miệng?”
4-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm phản thẩm mỹ, phi nhân tính, cũng với mục đích chống đối chính trị:
Đỗ Thị Thoan viết:
“Xin đọc lại một số bài thơ đầu tiên của các nhà thơ Mở Miệng … hé lộ phẩm chất của những kẻ có tài. Bùi Chát đem đến phong vị đầy thi tính của đời thường” với những câu: “Tôi ném nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè”; “Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời”; “Tôi cải tạo âm hộ”.
Dường như giới thiệu như trên chưa đủ, cô bình thêm:
“Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ „thi phẩm‟) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng lẫn cảm xúc”(Luận văn, tr.64-65).
“có hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ Mở Miệng và những người đồng ý hướng xuyên thủng. Sự giải phóng trước hết thể hiện trong những cuộc chơi ngôn từ”.
Thơ nói riêng và văn chương nói chung là sản phẩm văn hóa, tức từ cuộc sống bề bộn và bụi bặm, phải tinh lọc, phải chưng cất công phu qua tài và tâm của thi sĩ thì mới có thể có được. Con người khác con vật vì biết xấu hổ. Bị lột truồng giữa đám đông ai cũng phải thấy xấu hổ. Nên làm thơ bằng cách lột truồng chữ nghĩa một cách vô cảm cũng là mất nhân tính. Vậy mà Đỗ Thị Thoan khen loại thơ tục tĩu và dơ dáy đó như thế này: “Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kị tài tình và hấp dẫn đến thế”. Cô cho là “mĩ học của cái tục”: “Quan niệm về ngôn ngữ của họ, khi dùng một cách công khai và vô tội [vạ] các từ chỉ bộ phận sinh dục, hành vi tính giao như… là nỗ lực, theo họ, trả lại sự bình đẳng của từ ngữ”.
Đòi trả lại “sự bình đẳng của từ ngữ” là lý sự mất nhân tính, vì không thể lột truồng chữ nghĩa trong văn chương cũng như người ta không thể lột truồng trước đám đông. Kể cả cô Thoan này tôi tin là cũng không dám cởi truồng tiếp chuyện nhà thơ “tài tình” cởi truồng viết loại “thơ cởi truồng” giữa chốn đông người. Chỉ có súc vật và những người bị điên không còn biết xấu hổ thì mới có thể như thế mà thôi!
Nhưng Đỗ Thị Thoan lại giải thích: “Vấn đề bị phản ứng nhất của Mở Miệng là Mở Miệng bị đồng nhất với văng tục”; nhưng “văng tục xuất hiện như một cách xả bỏ, một nỗi uất ức… Liên quan đến chính trị khi nó văng tục để chửi, để căm uất, … là cách nhổ vào ngôn ngữ tuyên huấn giả trá”; “Cái “bức tường Berlin”, hữu hình là chế độ kiểm duyệt, vô hình là ý thức làm thơ – và cùng với nó – ý thức đọc thơ lừng lững ngự trị, kiên cố, những thiết chế bảo toàn chân lý trong ngôn ngữ mang nặng tính chất ý thức hệ”;“Lịch sử không còn được là một sự thật, nó bị hoài nghi, và bản thân lịch sử hoài nghi chính nó, nó bị nhạo báng, và bản thân nó là một nỗi nhạo báng…Những cuộc lật mặt nạ liên tục diễn ra dưới hình thức phủ định, chơi đùa, hay mua vui với việc kể chuyện tiếu lâm lịch sử. Như thể chỉ cần gỡ bỏ những tấm áo đạo đức thần thánh đang choàng lên lịch sử, chúng ta có thể vạch mặt sự gian xảo của nó, tội lỗi của nó, chúng ta có thể tìm lại gương mặt đã bị giày xéo và bị xóa hết các đường nét của chúng ta…các nhà thơ Mở Miệng đã … phản ứng với quá khứ với một thái độ hủy diệt và lật đổ trong sự nhạo báng”
Và rồi Đỗ Thị Thoan không ngần ngại kêu gọi “đập phá triệt để” như sau:
“Cái đập ngăn khủng khiếp không chỉ là vấn đề ngôn ngữ và tìm tòi ý hướng thể loại, thơ ca, nhập lưu với hiện đại mà là cả một đập ngăn về ý thức hệ, tư tưởng, chính trị. Sau Mở Miệng, người ta mới thấy thơ Việt cần một sự đập phá triệt để, một cuộc đập phá dữ dội, chấp nhận trả giá. Những người này không vị tương lai, mà họ trở thành kẻ dọn đường cho tương lai”.
Đỗ Thị Thoan còn liều mạng bình tán một hành động liều mạng không kém đó là việc làm thơ diễu nhại cả tác phẩm của Bác Hồ, người được cả một đất nước tôn thờ:
“Tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa cộng sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn: “Đường Kách Mệnh Đi một ngày đàng, học [& hành] một giường khôn. Con đường nối những con đường. Dẫn tới các nhà thương. Ngồi một mình. Em nói như mưa. Thì tại sao chúng ta không lên giường. Để đào những cái mương. Giữ mãi lời thề xưa…”.
(Đường Kách Mệnh: một tác phẩm của cố chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa Hồ Chí Minh) (Luận văn, tr. 71-72).
Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu viết:
“Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá - Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên - người đã đọc bản thảo “Những tiếng nói ngầm” cho Nhã Thuyên - rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn”.
Với Nhã Thuyên cũng vậy, cô nên nhớ Trường ĐHSP HN là một cơ quan thuộc thể chế này. Cô muốn chống thể chế nên xin nghỉ dậy, chọn vị trí đối nghịch để viết như trên thì có lý hơn! Chỉ với tư cách công dân, việc cố tình cổ vũ những kẻ nhân danh “thơ” để chống và đòi lật đổ chế độ là phạm pháp. Để có được những ngày hòa bình hôm nay, máu của biết bao người đã đổ, tại sao những kẻ thế hệ sau và kẻ đứng ngoài cuộc chiến, không đổ dù chỉ một giọt mồ hôi, cũng được hưởng cuộc sống thanh bình, lại muốn làm loạn, đòi lật đổ? Phải chăng chỉ vì ghen ăn tức ở, vì bất tài mà tham vọng không đạt, đã chống đối?
***
Còn thơ Mở Miệng, không phải làm theo lý thuyết của Derrida như sai lầm của Đỗ Thị Thoan và những người đã cho cô điểm 10, mà tất cả những cái kỳ quái của nhóm này đã dựa trên lý thuyết Hậu hiện đại. Các nhà phê bình cho rằng, tất cả những sự khác thường đó của bút pháp Hậu hiện đại, theo Lyotard: “Hiện nay chúng ta đang ở trong một hình thức mới của bệnh thần kinh phân liệt". Mọi sự việc và con người đều bị bóp méo; tính trung thực và lành mạnh bị phế bỏ; lịch sử bị làm méo mó một cách có ý thức. Sự nhại phỏng (pastiche): một loại hoán vị, xáo trộn những kiểu viết cũ, đó là lối lai tạp tạo ra sự giật gân và nhại văn để giễu cợt. Nhà văn hậu hiện đại Phá vỡ cấu trúc, gắng hết sức đập nát bốn yếu tố của tiểu thuyết là cốt chuyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài, v.v…
Riêng về nhóm Mở Miệng tôi đã viết: “đã có những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn thay thế, còn chỉ chống đối suông thì quá đơn giản, chỉ đơn giản là “quậy”, cái thái độ không cần đến nghệ sĩ mà những kẻ bất hảo vô học còn làm tốt hơn. Có quá nhiều sự thô bỉ, bẩn thỉu, nhầy nhụa và hằn học, thậm chí lưu manh, trong văn chương “hậu hiện đại” này. Trong văn chương có hỗn loạn, thô tục, bẩn thỉu, bởi cuộc sống có phần như thế, nhưng coi chúng là “đặc trưng”, là “thi pháp” thì đã phi lý, phi mỹ, phi luân và cuối cùng là phi nhân hóa những đặc tính của văn chương”.
Họ làm ra một loại thơ đi ngược lại luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ, nhạo báng cả lịch sử, cả lãnh tụ, cả Chúa, cả Phật! Muốn dùng “bên lề” để chống lại “trung tâm”, tức là dùng tư tưởng vô chính phủ chống lại nhà nước. Chính vì thế họ đã được lực lượng chống phá nhà nước tung hô.
Tôi đã viết:
“Ngoài hành động kích động có tính chất phạm pháp của những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh là hành động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp ra tòa!”
***
Và thật lạ, trong những ngày hôm nay, trước việc thu hồi luận văn của Nhã Thuyên tuy muộn nhưng rất đúng và cần thiết, vậy mà lại xuất hiện cái BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU. Trong danh sách hơn trăm “nhà trí thức” đã ký tên dưới đó, những người ngoài ngành văn chương “nói leo” không kể làm gì, tôi chỉ nêu ra vài nhà văn.
Nguyên Ngọc từ 1979, khi còn được trọng dụng, từng nói: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật”. Vậy mà vì cái gì bây giờ ông bênh vực sự ca ngợi loại thơ mà đến con vật đọc cũng phải xấu hổ?
Trong danh sách đó, thật tiếc, cũng có người tôi từng coi là “bạn vong niên”, GS Trần Đình Sử. Ông cho phê phán Nhã Thuyên là do không hiểu chuyện “trung tâm, ngoại biên”; là “phê bình kiểm dịch”. Tôi đã viết: “tưởng ông sẽ có cái nhìn minh triết về cuộc đời, để có thể hiểu sâu sắc về lịch sử của đất nước này, hiểu hạn chế của dân tộc này, hiểu được những giá trị quý giá mà chúng ta đang có được bằng một cách đầy nhọc nhằn; ánh sáng của tư duy ông có thể nhìn xa, xuyên qua được những tăm tối vây quanh mình; nhưng không, ông lại có tên trong danh sách bênh vực Phương Uyên; và gần đây nhất, ông cũng bênh vực Nhã Thuyên!”.
Còn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNV Hà Nội, cho: “Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học” nên phải đọc “có lý thuyết và phương pháp”, không thể hồ đồ suy diễn “ngoài văn học, ngoài khoa học”. Tôi đã viết: “trong vụ Nhã Thuyên, nếu không thấy được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên tung hô sai thì Nguyên đã lấy cách đọc “mù chữ” của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của ông Lưu!”
***
Với Đỗ Thị Thoan, một cô gái Tỉnh Đông (Hải Dương), đồng hương với tôi, nghe nói từng là học sinh chuyên văn của tỉnh nữa. Tại sao cháu lại có hành động như thế? Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên trong bài Thực chất vấn đề đằng sau cái gọi là “Vị trí của kẻ bên lề” trên trang nguyenhuuquy đã trả lời trọn vẹn nỗi băn khoăn của tôi:
“Và Nhã Thuyên cũng không giấu giếm ý đồ của mình… Tôiapply grant (có mối quan tâm lớn) của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á… Thời điểm đó, ở VN, hầu như chỉ có các nghệ sĩ visual art (nghệ thuật thị giác) apply các tài trợ nghệ thuật, và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương”.
Vậy là ý đồ làm tiền của Nhã Thuyên đã rõ ràng. Chỉ có điều để kiếm được tiền của một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập của nước ngoài thì chắc chắn là “Ông mất chân giò, bà thò chai rượu” là chuyện đương nhiên … Theo đó, Đỗ Thị Thoan đã chọn thơ của nhóm Mở Miệng để vừa khảo sát phục vụ cho dự định làm tiền trong tương lai, vừa đóng cho mình một cái mác “Thạc sĩ” bằng một “luận văn cao học”. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc để nhận được tiền tài trợ buộc Đỗ Thị Thoan phải tiến từ “phản biện” thơ ca đến phản kháng xã hội như một logic tất yếu… vì làm tiền mà Đỗ Thị Thoan sẵn sàng bán đứng tất cả những điều thiêng liêng nhất mà pháp luật nước ta không cho phép”. 

26-4-2014
ĐÔNG LA

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

KÝ ỨC MONG MANH





Ấy là lúc tôi nhớ về thời thơ trẻ
quê hương dang tay rộng mở một khung trời
như cánh cửa lòng vừa hé mở tinh khôi
trên trời cao mong manh làn mây trắng xóa
hạ thật trong xanh

Lũ phượng thi nhau đỏ thắm
nghiêng bóng phía đầu thu
phía có những con gái con trai tuổi đôi tám đôi chín
từ mọi nẻo đường cùng về tựu trường năm học mới
với những rung cảm lạ lẩm đầu đời
phượng đỏ như môi

Ấy là lúc sắc tím lục bình phủ kín mặt sông
nhánh sông cuối phố của dòng Hương Giang
dáng xưa áo tím
bèo nước trôi mau để lại màu nhung nhớ
in sâu vào ký ức không quên
đủ để viết nên trang thơ tình lãng mạng
người đi kẻ ở đằng đẳng đến muôn sau
điều còn lại tất cả là hiện tại
buồn chăng vui chăng

Một buổi sớm thức dậy
nhặt vài cánh hoa vừa rơi đêm qua
trong khu vườn tình ái của Appolinaire
còn nồng hương thạch thảo
trên từng cánh mỏng còn đọng sương mai
màu sắc thắm xinh như một nét môi tươi
như muốn níu giữ cuộc tình mãi mãi lung linh
khi mùa thu đã chết

Và đôi tay tình nhân dìu nhau…dìu nhau
qua những vai cầu
Mirabeau – Thê Húc - Trường Tiền …
tiếng sóng vỗ nhẹ dưới chân cầu
như tiếng nhạc chơi vơi
tiếng nhạc không lời
không xưa
không nay
không vĩnh viễn
không thiên thu.

Hồng Vinh ( Nha Trang)

Chiếc lá cuối cùng

  O'Henry


Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là "biệt khu". Những "biệt khu" này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần.

Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào. Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô dến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên "khu hoạ sĩ". Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California. Họ gặp nhau tại Table d'hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời. Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những "biệt khu" đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt. Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện. Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.


- Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, - ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống.

- Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?

- Bạn ấy - bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples, - Sue đáp.

- Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? - một chàng trai, chẳng hạn?

- Một chàng trai à? - Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. - Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.

- À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, - bác sỹ nói. - Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ. Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật. Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz. Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ. Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học. Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường. Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm - đếm lùi lại. - Mười hai, - cô đếm, ngừng một lát, - "mười một", rồi "mười", "chín"; rồi gần như cùng một lúc "tám" và "bảy". Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cài gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.

- Cái gì vậy hả bạn? - Sue hỏi.

- Sáu, - Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. - Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.

- Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.

- Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?

- Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, - Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. - Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là - để mình nhớ chính xác lời ông ấy - ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York. Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.

- Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, - Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. - Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo. - Bạn Johnsy yêu quý ơi, - Sue cúi người xuống nói,

- bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.

- Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? - Johnsy hờ hững hỏi.

- Mình thích ở đây, bên bạn, - Sue đáp. - Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy. - Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, - Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, - bởi vì mình mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.

- Hãy cố ngủ đi, - Sue nói. - Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại. Ông lão Behrman là họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉng thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu "hoạ sĩ" ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên. Sue tìm thấy lão Behrman nồng nặc mùi rượu dâu nặng trong cái hang mờ tối của lão bên dưới. Trong góc phòng, một tấm vải trống, căng sẵn trên giá, vẫn đợi suốt hai mươi lăm năm nay chờ nét vẽ đầu tiên của bức kiệt tác. Cô kể cho lão nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và cái cách bạn ấy thực sự đuối đi, sắp lìa tung như một chiếc lá bay xa khi sự níu giữ mỏng manh của bạn ấy với thế giới này ngày một yếu hơn. Lão Behrman, đôi mắt đỏ ngấn lệ, oang oang biểu lộ sự khinh thường và công kích của mình trước chuyện tưởng tượng ngu ngốc như thế.

- Chà! Trên thế gian này còn có người ngốc đến độ muốn chết vì những chiếc lá lìa xa cái dây leo dớ dẩn kia ư? Ta chưa bao giờ nghe chuyện nào như thế cả. Không, ta sẽ không ngồi làm mẫu lão già đần độn khắc khổ ù lì của cô đâu. Sao cô lại để cái chuyện ngu ngốc ấy chui vào óc của cô ta? Ôi, tội nghiệp thay cho Johnsy bé bỏng.

- Bạn ấy ốm yếu lắm, - Sue nói, - và sốt đã làm đầu óc bạn ấy đâm bệnh hoạn, đầy rẫy những ý tưởng hoang đường. Thôi được, bác Behrman à, nếu bác không ngồi mẫu cho cháu thì cũng chẳng sao. Nhưng cháu nghĩ bác là một lão già cục cằn, ba hoa, lọm khọm.

- Cô đúng là đồ đàn bà! - lão Behrman hét lên. - Ai bảo ta không ngồi mẫu? Ði nào. Ta đi cùng cô. Ta đã nói suốt nửa tiếng đồng hồ rằng ta sẽ làm mẫu rồi cơ mà. Lạy Chúa! Ðây không phải là nơi để một người tử tế như cô Johnsy nằm dưỡng bệnh. Hôm nào đó ta sẽ vẽ kiệt tác đó và tất cả chúng ta sẽ giã từ chốn này. Lạy Chúa! Ðúng đấy. Johnsy đang ngủ khi hai người lên gác. Sue kéo rèm xuống che kín cửa sổ rồi ra hiệu cho lão Behrman sang phòng bên. Ở đấy, họ lo lắng nhìn ra cửa sổ, về phía cây trường xuân. Rồi hai người im lặng nhìn nhau một lát. Một cơn mưa lạnh, dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi. Vận chiếc sơ mi xanh cũ, Behrman ngồi trên cái ấm lật úp, giả làm hòn đá trong tư thế người thợ mỏ khắc khổ. Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ. - Kéo hộ nó lên đi; mình muốn nhìn, - cô thì thào giục. Sue miễn cưỡng nghe lời. Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại; chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.

- Ðấy là chiếc lá cuối cùng, - Johnsy nói. - Mình tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Mình nghe tiếng gió. Hôm nay chắc nó sẽ rơi và lúc ấy mình cũng sẽ chết.

- Bạn yêu quý, - Sue nói, mặt hốc hác cúi xuống gối, - nếu bạn không nghĩ về bản thân thì hãy nghĩ đến mình. Mình biết làm gì bây giờ? Nhưng Johnsy không trả lời. Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó. Ý nghĩ đó dường như chế ngự cô mạnh hơn khi từng tí, sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này đang chùng ra. Ngày trôi qua và ngay đến khi trong ánh hoàng hôn họ vẫn còn thấy chiếc lá trường xuân cô đơn bám chặt lấy thân cây tựa trên bờ vách. Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan. Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên. Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó. Johnsy nằm nhìn nó hồi lâu. Lát sau cô gọi nhẹ Sue, đang nấu cháo gà cho cô trên cái bếp ga.

- Mình đúng là đồ tệ thật, Sudie à, - Johnsy nói. - Cái điều đã khiến chiếc lá cuối cùng kia nằm đấy đã cho mình thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi. Bây giờ bạn cho mình xin một tí cháo, ít sữa có pha tí rượng vang, và... khoan đã, đưa cho mình chiếc gương tay trước rồi sắp mấy cái gối quanh mình, mình sẽ ngồi dậy xem bạn nấu. Một giờ sau cô nói:

- Sudie à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Naples. Buổi chiều bác sỹ đến, khi ông về, Sue kiếm cớ để theo ra hành lang.

- Thoát rồi, - bác sỹ nắm bàn tay gầy guộc run run của Sue và nói. - Bằng tài chăm sóc khéo léo, cô đã chiến thắng. Bây giờ tôi phải đi thăm một ca khác ở dưới lầu. Behrman, tên ông ấy... tôi chắc đó là một nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ấy đã già yếu mà bệnh tình thì lại nguy kịch. Không còn hi vọng, nhưng hôm nay ông ấy sẽ nhập viện để được chăm sóc kỹ càng hơn. Hôm sau bác sỹ bảo Sue:

- Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi. Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.

- Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này, - cô nói. - Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và... nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman... bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.

O'Henry.

Thói quen làm việc tốt



Trong lúc lên cầu thang để lên phòng họp, tôi gặp một người phụ nữ mang bầu. Bạn ấy dừng chân để “thở” và nhìn những bậc cầu thang dài hun hút một cách “ngao ngán”, dưới chân để một chiếc túi xách. Tôi hỏi: “Bạn có cần không? Mình xách túi giúp.” Bạn ý gật đầu và giải thích: “Mình vừa đi khám về nên mệt quá bạn ạ!” Khi mình vào phòng họp, rất nhiều người nói mình vưa làm một ” nghĩa cử”. thật ngạc nhiên vì việc mình làm nhiều người thấy và họ quan tâm đến điều đó. Còn mình, mình thấy rất hiển nhiên việc đó không có gì đáng chu ý dù rất thất vọng với nhiều người đã nhìn thấy bạn gái mang bầu đó và bước qua.

Tôi tin rằng, trong số những người nhìn thấy phụ nữ kia chắc chắn hơn 1/2 muốn giúp, chỉ có rất ít nguời “vô cảm” bước qua không nghĩ suy gì. Nhưng họ không dám đề nghị. Vì sao? Vì họ ngại ngùng.

Không biết từ bao giờ, đa số mọi người ngại thực hiện một hành động tốt nhưng sẵn sàng thực hiện một hành vi xấu mà chẳng hề xấu hổ. Lỗi này, thói quen này là lỗi hệ thống giáo dục mà chủ yếu là giáo dục từ gia đình. Giáo dục trong gia đình là nền tảng hình thành nhân cách con người. Các hành vi con người thực hiện đều xuất phát từ việc được giáo dục tại gia ra sao? Người lớn thường kêu ca về việc con cái ngày càng khó bảo do môi trường xã hội phức tạp, do nhà trường, do văn hoá du nhập… nhưng căn nguyên của mọi vấn đề chính là xuất phát từ ý chí và mưu cầu của người lớn. Từ đâu mà các trường học ngày càng đề ra những chương trình học nặng nề, từ đâu mà con người càng ngày càng ích kỷ, càng ngày càng chỉ chăm chăm nghĩ đến những việc làm có lợi cho bản thân mình để những việc làm thiện tâm càng ngày càng trở nên phi lý và khó hiểu.

Chúng ta cứ đổ lỗi cho những cái chung chung, trừu tượng, đổ lỗi cho xã hội, môi trường… mà chẳng nhận thấy rằng tất cả những cái đó được tạo nên bởi con người. Ý thức hệ tư tưởng của lớp người trước truyền tụng và kế thừa cho lớp người sau. Nó dần trở thành đặc trưng, bản sắc, lối sống của dân tộc, quốc gia để phân biệt nhận biết giữa người của quốc gia này với người của quốc gia khác.

Nguoi Việt mình có cái rất lạ là luôn thấy mình vô can trong các vấn đề xấu, hoặc đổ lỗi, bao biện cho hành vi ứng xử của mình. Họ có thể lên án, chỉ trích vanh vách những hành động của cộng đồng: Nào là thiếu ý thức, hay chen lấn, vô ý thức nơi công cộng… nhưng chỉ trích, lên án là vậy những người chỉ trích lại luôn trừ mình ra. Tôi đã chứng kiến, một nhóm khoảng 3,4 người đàn ông ngồi bàn luận sôi nổi lên án gay gắt thói bẩn thỉu, thiếu ý thức của mọi người nơi công cộng. Nhưng xung quanh họ đầy rẫy những mẩu thuốc lá. Họ hùng hồn phê phán ngươi khác trong khi thản nhiên búng mẩu thuốc xuống sàn không chút đắn đo. Thật là lạ lùng…

Điều đáng buồn là phần lớn cộng đồng quốc tế nhìn nhận những hành vi xấu như một nét đặc trưng của người Việt Nam. Họ lấy những hành vi thiếu ý thức, vô văn hoá để phân biệt người Việt Nam với những người châu Á khác. Một nhóm người châu Á ồn ào trong nhà hàng nước ngoài, hầu hết những người trong đó đêu kết luận: Họ đến từ Việt Nam. Một người không chịu xếp hàng theo thứ tự, họ luôn nghĩ: Chỉ có người Việt Nam. Lấy đồ ăn dư thừa trong bữa tiệc, họ nói: Việt Nam là thế….

Có lần, người bạn sống lâu năm ở nước ngoài bóc chai nước lavie, anh ý nhìn quanh tìm thùng rác không thấy, liền bỏ vỏ bao vừa xé vào túi quần. Những lần sau, mình để ý anh ấy luôn mang theo một túi đựng rác nhỏ kiểu cuộn (rất tiếc lần đó, mình đã không lấy khi anh hỏi có cần nó không). Bạn chia sẻ: Tuy anh xa quê từ bé nhưng mỗi khi anh đi đến các nước thấy có những biển yêu cầu kiểu như: “Không ăn thừa, lấy thừa thức ăn phạt….” Hay “đái vào đây” hay “hãy xếp hàng” rồi “theo chỉ dẫn” anh thấy tức giận lắm! Có lần, anh tức quá, yêu cầu khách sạn nơi anh ở xé bỏ cái dòng mệnh lệnh “quỷ quái” kia trong WC. Trời ơi! Một khách sạn 5 sao mà sao bất công vậy? Phân biệt người nước này với nước khac là sao?

Anh ý phẫn nộ nói với người quản lý. Anh ta rất kinh ngạc hỏi: “Thưa ông! Ông là người Việt Nam sao?” Anh giận dữ nói: ” Ông có bao nhiêu năm kinh nghiệm mà không thể nhận ra tôi là người Việt Nam?” Người đó ôn tồn: “Tôi nghĩ rằng ông là người đã lâu không sống ở đó rồi.” Anh ý cứ thắc mắc với mình: Ông ta nói vậy là sao?

Tôi mỉm cười, không biết giải thích ra sao vì đúng là anh đã xa đất nước lâu quá rồi.

Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết chúng ta đều ý thức được việc tốt việc xấu. Những nhưng việc làm không tốt thường đem lại cho ta cái lợi tức thì hoặc thoả mãn nhu cầu của ta ngay lập tức. Trong khi đó, hệ thống giáo dục không chú trọng dạy con người hành vi tốt hay xấu gắn liền với danh dự, tự trọng của con người. Mỗi khi ta thực hiện một hành vi xấu xí, vi phạm những chuẩn mực đao đức cơ bản dù là nhỏ nhặt nhất như khạc nhổ nơi công cộng, chửi thề, phóng uế bừa bãi là chúng ta đang hạ cấp liêm sỉ của mình. Nhưng nó dần trở thành thói quen của nhiều người khi họ không bị một sự lên án nào và về cơ bản họ không được giáo dục từ ý thức.

Những hành động vô ý thức thường không bị đánh giá về mặt danh dự, tự trọng con người mà chúng được nhìn với con mắt “vờ như không thấy”. Chính vì vậy, cái xấu cứ đều đặn diễn ra hình thành thói quen bình thản khi làm việc xấu, bình thản thực hiên những hành vi thiếu văn hoá. Dần dà, con người ta ngại làm những việc tốt không hẳn họ sợ phải bỏ công sức mà họ xấu hổ khi việc thực hiện một hành động tốt trở nên khác biệt với số đông.

Điều nguy hại to lớn đối với xã hội, với dân tộc đó là nhưng hành vi xấu đã được chấp nhận một cách hiển nhiên đến nỗi ngươi ta không còn cảm thấy nó là xấu xa cần loại bỏ. Điều này, đang khiến chúng ta những người Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế. Sẽ có nhiều người thấy nóng mắt khi đọc bài viết này, sẽ có nhiều người nói ở đâu cũng có người này ngươi kia và không phải tất cả chúng ta đều như vậy. Vâng, đúng là như thế nhưng như tôi đã nói nhưng cái phổ biến, những cái chiếm đa số tạo nên sự đặc trung và cái nhìn tổng quát.

Bạn thân mến, tôi cũng như các bạn chẳng phải là người tri thức uyên thâm hay đạo đức nhân cách gì ghê gớm. Toi chỉ là một người bình thường với nhận thức cơ bản và đôi khi tôi cũng “buông” mình làm những việc “vô ý thức” ” thiếu văn hoá” viết lên những dòng này và chia sẻ với các bạn là cách để tôi tự kiểm điểm lại mình và mong muốn cùng mọi người thay đổi những thói quen ngại thực hiện những hành vi xấu, thay đổi thái độ thờ ơ khi gặp những hành vi xấu mà ta gặp trong cuộc sống.

Không cần phải làm việc gì to lớn chỉ cần bạn thay đổi chính mình và nhắc nhở người thân, bạn bè không thực hiện những hành vi trên thì văn hoá công cộng của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều. Mỗi người một chút thôi, mỗi người suy nghĩ dành vài phút để suy nghĩ về điều này, dành vài giây để cân nhắc trước khi thực hiện một hành vi thiếu ý thức thì chúng ta sẽ có một cộng đồng văn hoá, một đặc trưng văn hoá, một dân tộc văn minh. Bạn thân mến, hãy để tâm tới những gì tôi chia sẻ bạn nhé!



May1980

Dân phản ứng công an



Tác giả: Theo Minh Hòa (Người Đô thị)

Công an, cảnh sát, an ninh là lực lượng bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội trên tinh thần “do dân, vì dân”: họ hưởng lương từ thuế của dân, được nhà nước trao quyền lực, phương tiện để giữ gìn kỷ cương phép nước. Trong quá trình tác nghiệp, lực lượng này và người dân đôi khi có khúc mắc là khó tránh khỏi, nhưng một tình trạng bất thường đang diễn ra ngày một nhiều và nghiêm trọng hơn, đó là quan hệ giữa công an và nhân dân không còn thuận thảo, nhiều trường hợp trở thành đối đầu quyết liệt.




Ảnh: GDVN


Niềm tin không còn, dân tự xử 

Nguyên nhân đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất: niềm tin của người dân vào cơ quan và nhân viên công lực đã sút giảm nghiêm trọng.
Hãy bắt đầu từ một vụ gần đây nhất: câu chuyện bắt đầu từ việc người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phản đối việc xây nghĩa trang rộng 28ha làm mất đất sản xuất của dân và ảnh hưởng đến môi trường khi mở rộng quy mô lớn hơn.

Khi 6 công an đến bắt anh Trương Văn Trường, một người bị nghi là cầm đầu gây rối chống lại việc triển khai dự án làm mất trật tự công cộng thì hàng trăm người dân phản ứng, bắt giam 4 công an và sau đó còn làm bị thương một số công an đến giải vây.
Bên trong câu chuyện chắc còn những uẩn khúc khác, nhưng rõ ràng là làng xóm bà con của anh Trường làm vậy vì không tin chắc anh có trở lại và trở lại lành lặn như trước khi bị bắt không!


Bởi trong thời gian gần đây, không ít trường hợp bị bắt vào đồn công an đến khi trở về nếu còn sống thì thân tàn ma dại, dở điên dở khùng, khiến người dân (mà ở quê thì toàn là anh em trong nhà, bà con dòng họ, lối xóm cả) không còn niềm tin vào những người đại diện cho công lý!

Một chuyện khác nữa mà xã hội bất bình lên án là chuyện bắt được trộm chó thì thay vì giao cho công an người dân lại đánh đến chết, khi công an đến dẫn giải người dân hành hung luôn công an, có trường hợp cả làng cùng nhau đứng đơn nhận đánh chết người trộm chó!

Chuyện chưa có tiền lệ này chứng tỏ người dân không tin vào những người thực thi công vụ nên thay cho luật quốc gia, quy trình xét xử theo phép nước là cách hành xử của thời mông muội, nhưng lại làm người dân hả hê.
Họ có lý của họ, rằng quan xử không nghiêm thì để dân xử theo kiểu của dân cho xã hội bớt đi những kẻ xấu, cho dù họ thừa biết hành động của mình là phạm luật.


Chừng nào các vị công bộc chưa thực sự hiểu rằng chỗ ngồi của họ là do dân bầu lên, họ sống bằng thuế của dân, thì dân chúng vẫn bị coi là đối tượng cần phải giáo dục, dạy dỗ, trừng phạt, chứ không phải là đối tượng phục vụ trong sự tôn trọng.

Luật rừng thay phép nước: đại loạn

Kinh nghiệm cho thấy bất cứ mâu thuẫn nào ở bất cứ cấp độ nào từ cá nhân đến quốc gia đều có thể hòa giải được nếu các bên cùng tôn trọng nguyên tắc: công khai, minh bạch, công bằng, nhân nhượng và tôn trọng lẫn nhau.
Mọi chuyện về quy hoạch, đất đai, tranh chấp, đền bù giải tỏa, bắt bớ phải được công khai, minh bạch với dân, mọi khuất tất đều dẫn đến nghi ngờ sẽ làm cho “một lần bất tín, vạn lần bất tin” và rồi “cái sảy nảy cái ung”.
Mọi giải pháp thiên vị, nghiêng vê các nhà đầu tư, đi đêm với các “đại gia” để ép dân chỉ làm cho tình trạng mất lòng tin càng thêm trầm trọng. Trong trường hợp ở xã Bắc Sơn, ông bí thư Đảng ủy xã phát biểu:
“Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân” và đã báo cáo lên lãnh đạo huyện, tỉnh. Nhưng cấp trên không những không nghe mà còn đưa lực lượng xuống cưỡng chế, vậy là thảm họa xảy ra mặc dù được báo trước.
Ở các nước phát triển, chính quyền bao giờ cũng ưu tiên cho giải pháp đối thoại, tiếng nói của người dân được tôn trọng, người dân được quyền bày tỏ chủ kiến thông qua diễn đàn nhân dân trong hội họp, ngoài công viên, qua trưng cầu dân ý, thăm dò dư luận xã hội và biểu tình.

Bắt bớ, đàn áp chỉ là giải pháp cuối cùng, mà việc này hầu hết phải được sự phê chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền với sự chứng kiến của luật sư, chứ không phải muốn bắt ai thì bắt.
Trong trường hợp chính quyền ra quyết định sai thì phải thực sự cầu thị, xin lỗi dân và thu hồi quyết định (lâu nay tồn tại một tư duy thẳng băng là các quyết định của chính quyền bao giờ cũng đúng và người dân chỉ có “quyền” chấp hành).

Chừng nào các vị công bộc chưa thực sự hiểu rằng chỗ ngồi của họ là do dân bầu lên, họ sống bằng thuế của dân, thì dân chúng vẫn bị coi là đối tượng cần phải giáo dục, dạy dỗ, trừng phạt, chứ không phải là đối tượng phục vụ trong sự tôn trọng.

Chỉ khi nào điều này thay đổi thì khi đó mới giảm và chấm dứt hẳn tình trạng công an và dân đứng về hai phía đối kháng nhau. Công an khi ấy trở về đúng với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh cho ngành công an: “Vì Nước quên thân, vì Dân phục vụ”.

—————


http://motthegioi.vn/Columnist/nghi-tu-chuyen-dan-phan-ung-cong-an-65374.html

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

..:TÔI VẪN ĐỢI CHỜ:..



Tác giả: Xuân đức









Tôi vẫn đợi chờ
Một điều gì đó...
Từ xoay vần vũ trụ?
Từ thế sự nhân gian?
Từ đức tin?
Hay cõi tục trần?

Tôi không biết, nhưng tôi vẫn đợi
Con tim vẫn nhói thắt từng canh
Giấc ngủ vẫn chập chờn
Ai cho tôi giấc mơ hoải cố?

Với tôi, tất cả đã trở nên lặng lẽ
Chuyến tàu muộn đi qua trút lại hồi còi
Lòng tôi- một cõi ga khuya.

Mà sao tôi vẫn đợi
Bất ngờ có thể tiếng còi tàu
Có thể bất ngờ ai đó cất tiếng chào
Chào ai cũng được
Không nhất thiết là tôi.
Miễn sao ga xép này vẫn còn có ai..