|
" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
Những trang báo ma quái
Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013
Trung thành
Phạm Văn
ADEWALE MAJA-PEARCE
Sinh năm 1953 tại Nigeria, lớn lên tại London. Truyện của ông không mang màu sắc chính trị phe phái và gạt bỏ những tin tưởng của các thế hệ trước ông về chiến tranh chống thực dân giành độc lập, mà tập trung vào những vấn đề thời hậu chiến của một đất nước đang tái thiết nhanh nhờ dầu hỏa nhưng đạo đức và chính trị suy đồi.
Loyalties (Trung Thành) trích trong tuyển tập Global Culturesdo Elisabeth Young-Bruehl tuyển chọn; Wesleyan University Press, New Hampshire, xuất bản năm 1994.
Hồi đó tôi mười hai tuổi. Một bữa chiều cha tôi chạy vội về nhà sớm hơn thường lệ. Ông quát với mẹ tôi đang nấu ăn sau nhà:
- Mình, mình nghe tin gì chưa?
Ông kích động tới nỗi chạy xuyên qua nhà. Tôi chạy theo ông. Mẹ tôi nói:
- Ông không biết ngượng, lớn đầu như ông mà chạy khắp nhà như đứa con nít? Chuyện gì vậy?
Ông mỉm cười:
- Ojukwu tuyên bố thành lập một quốc gia Biafra mới. Mình hết là dân Nigeria rồi, bà nghe chửa? Bây giờ mình là dân Biafra.
Mẹ tôi hỏi:
- Thì sao?
- Đúng là đàn bà, nói mà không biết mình nói gì? Bà không thấy đây là một ngày trọng đại, một cơ hội lịch sử hay sao?
Mẹ tôi đứng lên, tay chống nạnh. Mặt bà bừng ánh lửa. Bà bảo:
- Nigeria hay Biafra thì mình cũng gần hết củi rồi.
Cha tôi giơ tay lên trời. Ông bỏ đi mà nói:
- Biến cố chấn động thế giới mà bà nói chuyện củi với tôi. Chuyện đàn bà.
Chiều hôm đó thầy hiệu trưởng, bác thợ cạo và ông sếp Bưu điện tới nhà tôi. Thầy hiệu trưởng gọi:
- Nhóc con, lại đây.
Cha tôi ra lịnh:
- Lại nghe thầy giáo bảo.
- Bẩy lần chín?
Tôi đáp:
- Sáu mươi ba.
Ông hỏi:
- Giỏi. Nào, nếu hai chục lính Nigeria vô làng mình, năm bà xách xoong chảo ra tấn công thì ai sẽ thắng?
Bác thợ cạo cười lăn cười lộn ra sàn nhà. Mẹ kéo tay tôi ra khỏi phòng. Nhưng tôi rón rén trở lại đứng bên cửa.
Cha tôi đang nói:
- Bữa trước tôi nói với các bác rồi phải không? Ojukwu đáng mặt anh hùng, đúng là loại lãnh tụ mình cần có để hành động. Tôi nói cho các bác biết, tụi Nigeria dơ dáy đó sẽ nếm mùi chua cay nếu chúng định tấn công mình.
Thầy hiệu trưởng nói:
- Đúng. Cứ để tụi nó thử cái coi. Biafra sẽ chứng tỏ hơn người.
Ông bưu điện nói:
- Tin tức nói có năm nước đã công nhận mình.
Mẹ gọi tôi:
- Con đâu? Sao con cứ phải rình nghe mấy ông ngốc nói chuyện vậy? Biafra hay Nigeria thì có khác gì đâu? Bộ thình lình mình mọc ra hai cái đầu chắc?
Và bà nói thêm:
- Rốt cuộc bây giờ con dê là con dê Biafra vì vậy mình phải chăm sóc nó kỹ hơn.
Mọi người bàn tán suốt mấy tuần sau. Nhưng như mẹ tôi nói, khác biệt duy nhất chỉ là giá thực phẩm tăng lên.
Rồi có tin đồn quân Liên bang đang tiến về phía chúng tôi. Sáng hôm sau lính Biafra xuất hiện. Trông họ bảnh bao trong bộ quân phục mới và súng ống sáng choang. Họ lái xe jeep chạy lên chạy xuống làm bụi tung khắp nơi. Bạn bè tôi đứa nào cũng ngưỡng mộ họ hết.
Một hôm tôi thức dậy nghe có tiếng súng từ xa. Trên đầu có tiếng máy bay. Cha tôi la:
- Lẹ lên, lẹ lên, mình bị tấn công.
Mẹ tôi hỏi:
- Mình đi đâu?
Cha tôi nói:
- Bà có mù không, bà không thấy người ta chạy ra rừng hay sao?
Tôi hỏi:
- Nhưng lính mình đâu?
- Lính tráng gì? Tối hôm qua tụi nó dông mất tiêu rồi.
Mẹ tôi chạy vội vào phòng ngủ rồi lôi quần áo bỏ lên giường. Cha tôi nói:
- Không kịp đâu.
Khi ra đến ngoài tôi thấy đúng. Cả làng chạy ra rừng, thầy hiệu trưởng dẫn đầu.
Chúng tôi sống trong bụi rậm hai ngày đêm. Mẹ tôi nói:
- Thì ra đây là Biafra vĩ đại của ông. Ojukwu đâu, tôi không thấy ổng?
Cha tôi nói:
- Im đi, đồ đàn bà.
Đến ngày thứ ba, cha tôi bảo tôi:
- Con đi xem lính tráng có còn đó không.
Mẹ giữ tôi lại:
- Ông muốn thằng bé chết hả?
Cha tôi nói:
- Để nó đi, người ta không hại đứa con nít.
Và ông bảo tôi:
- Ba bảo con đừng có lộ diện, nghe chưa?
Tôi bò tới bìa rừng. Làng mạc vắng tanh ngoại trừ vài chị gà mái. Rồi tôi thấy con dê của mình đang ăn trước bưu điện. Tôi biết ông sếp bưu điện sẽ giận lắm. Tôi quên lời cảnh cáo của cha và bắt đầu chạy. Ba ông lính Nigeria võ trang bước ra khỏi tiệm cắt tóc, súng trường trong tay đợi tôi. Một ông hỏi:
- Dân mày đâu?
Tôi chỉ.
- Bộ họ sợ tụi tao hả?
Tôi gật.
- Đi bảo với họ là tụi tao không hại ai đâu.
Ngay khi tôi về lại khu rừng thưa, mọi người tranh nhau nói. Tôi kể chuyện xảy ra. Lại nhốn nháo. Kẻ muốn ở người muốn đi, nhưng chúng tôi đều đói meo và hết thực phẩm. Muỗi mòng nên chẳng ai ngủ ngon.
Thế là chúng tôi đi.
Lính tráng giữ lời. Hôm sau mọi chuyện trở lại bình thường. Đến cuối tuần lính rút.
Một bữa chiều bác thợ cạo, thầy hiệu trưởng và ông sếp Bưu điện tới nhà tôi. Cha sai tôi đi mua chai bia. Khi tôi trở lại cha đang nói:
- Tụi Biafra dơ dáy đó, tôi đã nói với các bác rồi phải không? Cũng chỉ toàn là nói suông như mọi lần. Nói thì đứa nào chẳng nói được.
Thầy hiệu trưởng gọi tôi:
- Nhóc con, nếu lính Biafra chạy hai chục dặm một ngày thì chừng nào tụi nó tới Cameroons?
Bác thợ cạo ôm bụng rên. Cha tôi bảo:
- Dẹp mấy ổng đi.
Mẹ từ phía sau nhà réo tôi:
- Đi kiếm con dê.
Kinh tế Áo ảm đạm - Thất nghiệp tăng kỷ lục
Thất nghiệp tại Áo đang ở mức cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng số hơn 360 ngàn người hiện nay thất nghiệp, thậm chí thua cả năm 2009, năm khủng hoảng nặng nhất thời gian qua. Theo dự đoán của cơ quan chuyên về thị trường lao động, năm 2014 khả năng sẽ còn tăng cao hơn, có thể đạt tới 450 ngàn người và sẽ trở thành kỷ lục cao chưa từng có.
Viện nghiên cứu kinh tế Áo cho biết khả năng tăng trưởng kinh tế của Áo tới năm 2018 bình quân có thể đạt tới 1,8%. Con số đó dựa trên khả năng đối phó với tình hình xấu của doanh nghiệp và giảm nợ công theo yêu cầu ngặt nghèo của liên minh châu Âu. Tuy nhiên thị trường lao động sẽ còn rất căng thẳng cho tới thời điểm đó.
Những ví dụ về ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường lao động như tập đoàn bán lẻ hàng tạp hóa Dayli sau khi phá sản chỉ có một số chưa tới 1/3 nhân viên của họ tìm được việc làm mới, còn lại đều thất nghiệp. Ngoài ra văn hóa sa thải người lao động lớn tuổi ở đây cũng nghiêm trọng không khác gì con số những người lao động trẻ bị thất nghiệp.
Cả nước tính cho tới thời điểm đầu tháng 11 vừa qua có 76.250 người ở độ tuổi từ 15 tới 24 không có việc làm hoặc đang phải đi tìm chỗ đào tạo nghề, cao hơn năm 2000 tới 87,6%. Một trong những nguyên nhân chính là con số các doanh nghiệp có năng lực đào tạo nghề giảm rất mạnh, từ trên 46 ngàn vào năm 1990 tới năm 2012 chỉ còn trên 35 ngàn, tức là giảm hơn 10 ngàn doanh nghiệp.
Thất nghiệp hiện nay tới từ hầu hết các ngành nghề nhưng nhiều nhất là ngành xây dựng: tăng 18%. Tiếp theo đó là về y tế, xã hội tăng 16,4%. Thương mại: 13,8%. Sản xuất: 12,4%, du lịch với 9,7% và dịch vụ lao động 5,7% có thể là con số thấp nhất.
Năm 2015 có thể sẽ là năm kinh tế Áo còn suy giảm nghiêm trọng so với bình quân của liên minh châu Âu và điều này sẽ còn tác động rất nhiều tới thị trường lao động nước này.
Cô Ấy Không Xinh Đẹp
Cô ấy không xinh đẹp. Cô ấy chẳng có gì đặc biệt. Cô cũng chẳng có gì khiến mình nổi bật giữa đám đông. Cô là chị cả trong một gia đình có sáu người; nên cô đã phải học cách chịu trách nhiệm khi còn nhỏ.
Cô lớn lên với tính cách mạnh mẽ và thông minh ho, cô tỏa ra sự hiểu biết và khuyến khích bất cứ ai cô ấy gặp. Cô ấy không xinh đẹp, nhưng cô ấy khiến cho người khác cảm thấy thoải mái hơn. Cô gặp một chàng trai có tính cách chống đối, anh ta nghĩ rằng tất cả đàn ông trên thế giới chẳng có ai ngoài mình, cô đối xử tốt với anh ta. Cô dạy anh ta cách đọc sách và với một chút khích lệ, chàng trai muốn đi học cao đẳng, họ nhanh chóng trở thành bạn và cô cảm thấy mình đã yêu cậu học sinh thô ráp nhưng đẹp trai này.
Chàng trai cũng yêu một cô gái khác. Cô gái ấy thật là xinh đẹp. Tóc cô như toả ra hào quang bao quanh Mắt cô xanh thẳm như đại dương. “Giống như một thiên thần” anh ta nói với người cô của mình “ giống như một thiên thần xinh đẹp”. Cô nuốt nỗi nghẹn ngào. Cô không xinh đẹp, cô không sở hữu trái tim của người mà anh ấy yêu, nhưng cô không quan tâm. Chỉ cần anh ấy vui, cô cũng sẽ vui, vì vậy cô tiếp tục cố gắng.
Cô giúp anh viết những lá thư hay nhất cho thiên thần của anh. Cô luôn ảo tưởng mình là người được nhận những lá thư ấy. Và vì vậy cô giúp anh chọn quần áo đẹp, nói những lời hay và mua những món quà thích hợp cho thiên thần.
Thiên thần mang lại cho anh nhiều niềm vui nhưng không ít nỗi buồn khiến cô nhỏ lệ. Nhưng điều đó không khiến cô ngừng cho đi nhiều hơn cả những gì mình được nhận. Chẳng bao lâu sau, thiên thần bỏ anh để theo một người đàn ông khác.Một người giàu và thành đạt hơn anh. Anh đã sốc. Anh rất đau lòng và không nói gì trong nhiều ngày. Rồi cô đến bên anh. Anh khóc trên bờ vai cô và cô cũng khóc.
Cô giúp anh viết những lá thư hay nhất cho thiên thần của anh. Cô luôn ảo tưởng mình là người được nhận những lá thư ấy. Và vì vậy cô giúp anh chọn quần áo đẹp, nói những lời hay và mua những món quà thích hợp cho thiên thần.
Thiên thần mang lại cho anh nhiều niềm vui nhưng không ít nỗi buồn khiến cô nhỏ lệ. Nhưng điều đó không khiến cô ngừng cho đi nhiều hơn cả những gì mình được nhận. Chẳng bao lâu sau, thiên thần bỏ anh để theo một người đàn ông khác.Một người giàu và thành đạt hơn anh. Anh đã sốc. Anh rất đau lòng và không nói gì trong nhiều ngày. Rồi cô đến bên anh. Anh khóc trên bờ vai cô và cô cũng khóc.
Anh đau nhưng cô còn đau hơn. Thời gian trôi qua và vết thương lòng kia đã dứt. Chàng trai bỗng nhận ra điều gì đó về người bạn của anh- người dạy phụ đạo cho anh.Một điều mà anh chưa từng nhận ra.Nụ cười của cô thật đẹp, nụ cười ấy đã thắp sáng những ngày đen tối nhất và đối với anh cô bỗng mang một vẻ đẹp giản dị lạ thường!
Thật là đẹp! Anh thấy cô gái chất phác, giản dị trước mắt mới đẹp làm sao. Và anh bắt đầu xiêu lòng. Anh yêu cô gái xinh đẹp này. Một ngày nọ, anh đã lấy hết can đảm đến gặp cô.
Anh đến nhà cô với tâm trạng lo lắng, sốt ruột.Những suy nghĩ cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh.
Anh nói với cô rằng đối với anh cô ấy đẹp như thế nào.Và tuyệt vời như thế nào khi anh yêu cô ấy.Anh gõ cửa,không ai ở nhà.
Ngày hôm sau,anh biết rằng người con gái mà anh đã phải lòng đã mắc bệnh u não và đang ở trong cơn hôn mê. Các bác sĩ và gia đình cô ấy đã quyết định để cô ấy ra đi.Đến phút cuối cùng anh phải đến để gặp cô.Anh cầm tay cô.Anh vuốt tóc cô và khóc vì người con gái xinh đẹp này.Anh khóc, nhưng đã quá muộn.Cô gái xinh đẹp đã được chôn và thiên đường đã mở ra.Một cơn mưa xuân xinh đẹp đã dứt,là tiếng khóc vì sự mất mát của họ. Cô ấy là cô gái xinh đẹp nhất trên thế gian và cô ấy đã dạy cho người đàn ông nổi loạn biết yêu và thế nào là được yêu.
Cô là cô gái xinh đẹp nhất trên thế giới.
Nhìn xung quanh bạn.Không phải không có nhiều những khuôn mặt trần ?
Hãy nhìn thật kĩ. Một cái nhìn thật tốt hoặc có thể bạn sẽ bỏ lỡ người đẹp đó.
Nhi và Song Thư dịch
Thật là đẹp! Anh thấy cô gái chất phác, giản dị trước mắt mới đẹp làm sao. Và anh bắt đầu xiêu lòng. Anh yêu cô gái xinh đẹp này. Một ngày nọ, anh đã lấy hết can đảm đến gặp cô.
Anh đến nhà cô với tâm trạng lo lắng, sốt ruột.Những suy nghĩ cứ lặp đi lặp lại trong đầu anh.
Anh nói với cô rằng đối với anh cô ấy đẹp như thế nào.Và tuyệt vời như thế nào khi anh yêu cô ấy.Anh gõ cửa,không ai ở nhà.
Ngày hôm sau,anh biết rằng người con gái mà anh đã phải lòng đã mắc bệnh u não và đang ở trong cơn hôn mê. Các bác sĩ và gia đình cô ấy đã quyết định để cô ấy ra đi.Đến phút cuối cùng anh phải đến để gặp cô.Anh cầm tay cô.Anh vuốt tóc cô và khóc vì người con gái xinh đẹp này.Anh khóc, nhưng đã quá muộn.Cô gái xinh đẹp đã được chôn và thiên đường đã mở ra.Một cơn mưa xuân xinh đẹp đã dứt,là tiếng khóc vì sự mất mát của họ. Cô ấy là cô gái xinh đẹp nhất trên thế gian và cô ấy đã dạy cho người đàn ông nổi loạn biết yêu và thế nào là được yêu.
Cô là cô gái xinh đẹp nhất trên thế giới.
Nhìn xung quanh bạn.Không phải không có nhiều những khuôn mặt trần ?
Hãy nhìn thật kĩ. Một cái nhìn thật tốt hoặc có thể bạn sẽ bỏ lỡ người đẹp đó.
Nhi và Song Thư dịch
Rượu của những người nhặt rác
Một ông lão nhặt rác bước qua, ngật ngưỡng cái đầu
Chân vấp hè, trán húc tường như một chàng thi sĩ
Chẳng thèm nhìn cả bầy cớm như đầy tớ theo sau
Dốc cả tâm hồn vào những mưu đồ hùng vĩ
Thét to những lời thề, ban bố những luật thiêng
Quật ngã kẻ bạo tàn, nâng dậy người oan ức
Dưới cái tán mênh mông của bầu trời đêm
Lặng lẽ say sưa của mình những hào quang đạo đức
Phải những con người hàng ngày cuộc sống giày vò
Sớm tối mệt nhừ, trĩu vai tuổi tác
Đầu ngập, lưng còng dưới cái đống rác khổng lồ
Mà Paris mênh mông, ngày đêm khạc mửa.
(Vũ Đình Liên dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 157)
Chân vấp hè, trán húc tường như một chàng thi sĩ
Chẳng thèm nhìn cả bầy cớm như đầy tớ theo sau
Dốc cả tâm hồn vào những mưu đồ hùng vĩ
Thét to những lời thề, ban bố những luật thiêng
Quật ngã kẻ bạo tàn, nâng dậy người oan ức
Dưới cái tán mênh mông của bầu trời đêm
Lặng lẽ say sưa của mình những hào quang đạo đức
Phải những con người hàng ngày cuộc sống giày vò
Sớm tối mệt nhừ, trĩu vai tuổi tác
Đầu ngập, lưng còng dưới cái đống rác khổng lồ
Mà Paris mênh mông, ngày đêm khạc mửa.
(Vũ Đình Liên dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995, tr. 157)
Đồng cảm buồn
Nguyễn Phong Hoàng
..
Trong cơn phiền não bữa rượu giữa chừng,
Quật chiếc ly thủy tinh vào tường
Tiếng vỡ giòn Ghê người hơn xé lụa
Như một tiếng chửi thề..
Những mảnh vỡ
Có mảnh chứa cả bầu trời chứa nửa phần gương mặt
Có con mắt trừng trừng nhìn lại
Cả thế gian không vẹn nguyên
Vậy mà vẫn lấp lánh
Trong những phần thủy tinh vỡ
Tiếng chửi thề mất hút đi đâu.??
Mà vẫn thế,
Những gương mặt người không biến sắc
Cả nhân gian cũng chẳng chút tan nát nào
Tiếng chửi thề mất hút đi đâu.??
Bạn tôi khóc,
Có lẽ nỗi đau vẩn vương quanh đó!
'Xóa hội văn nghệ địa phương cũng được, nhưng…'
Câu chuyện bi hài ở các hội văn nghệ địa phương, và không chỉ có thế - của nhà văn Trần Đức Tiến, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Trần Đức Tiến, ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bà Rịa-Vũng Tàu (1998-2007).
Tác phẩm: Tiểu thuyết Giờ của quỷ, Bụi trần. Tập truyện ngắn Bão đêm, Mười lăm năm mưa xói, Tuyệt đối yên tĩnh, Lỏng và tuột. Nhiều tập truyện cho thiếu nhi.
Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam (2004), Giải thưởng Hội Nhà ăn Việt Nam (2010) và nhiều giải thưởng khác.
Nhà văn Trần Đức Tiến: “Để hội văn nghệ địa phương tồn tại thì nghĩ tiếc tiền. Nhưng nói trộm vía, nếu xóa nó đi thì có lẽ phải xóa khối thứ khác!”.
Anh có quan tâm vụ nhà thơ Đăng Hạ “Chủ tịch Câu lạc bộ Sáng tác Văn học Nghệ thuật Việt Nam” làm mưa làm gió ở các địa phương thời gian qua? Nào lập hơn 30 CLB sáng tác, kết nạp 4 nghìn hội viên, ban phát bằng khen người “có công lao đối với sự nghiệp VHNT Việt Nam”, thu tiền vô tội vạ …
Có chuyện này một phần cũng bởi phong trào nhà nhà làm thơ người người làm thơ, dẫn đến tình trạng “ta nhất định thắng thơ nhất định thua” như có người đã khái quát? Và tại tâm lý muốn “có danh gì với núi sông” của con người ta?
Tôi quan tâm quá đi chứ, vụ lùm xùm của ông chủ tịch cái câu lạc bộ văn thơ gì đó. Do thói quen của 20 năm công tác ở một hội VHNT địa phương. Ô, nói thật, với những kiểu làm ăn như của “me xừ” Đăng Hạ, thì tỉnh lẻ là mảnh đất màu mỡ lắm.
Phải nói thế này cho công bằng: Mê thơ, mê làm thơ không phải là một cái tội. Cùng lắm cũng chỉ như mê một số thứ khác thôi! Như mê đồ cổ, mê sưu tầm các loại xe máy đồng hồ, mê chim hoa cá gái… Nhưng mê đến độ không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết nữa, thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chẳng hạn, sao cứ nhất thiết phải trở thành hội viên của một hội thơ văn nào đó? Sao cứ nhất thiết phải in cho mình tập thơ bìa cứng, giấy tốt, đứng tên một nhà xuất bản hoành tráng mới… thỏa mãn bần cố nông? Mà sách in ra có phải nhiều nhặn gì đâu, chỉ vài ba trăm cuốn để phân phát cho bạn bè, người thân. Nhưng thế cũng đủ mất toi năm, bảy tháng lương hưu. Hoặc “cấu” vào tiền cơm, tiền sữa của con, cháu. Không đủ “lực” in sách thì cố chạy để in vài ba bài cùng cái ảnh chân dung thật oách vào một tuyển tập giời ơi đất hỡi! Rồi đôn đáo chạy đông chạy tây, gửi hồ sơ, điện thoại đi khắp nơi để xin vào hội này hội nọ…
Vào hội địa phương đã khó. Hội trung ương càng khó. Bây giờ tự nhiên lại có một hội, “trung ương” hẳn hoi, mở cửa với những điều kiện mềm hơn, người ta không nhảy vào lao xao như tép tươi mới lạ. Đấy, tôi nói “màu mỡ” là ở chỗ đấy. Những anh như anh Đăng Hạ người ta tinh lắm. Ngửi ra “hơi đồng”, ngửi ra mùi lời lãi ngay.
Mà trong thực tế, không chỉ có Đăng Hạ. Mới năm ngoái, con dâu tôi làm việc ở phòng văn hóa thành phố về mách: Có một hội VHNT gì đó ngoài Hà Nội đang xin đất xây chi nhánh ở Vũng Tàu. Tôi giật mình, Hội Nhà văn à? Hay Liên hiệp các hội VHNT? Nhưng mà chi chánh chi nhiếc gì ở đây mà mình không biết nhỉ? Cháu bảo: Công văn xin đất có dấu đỏ hẳn hoi! Cháu cầm cái công văn kia về. Hóa ra là của một đơn vị trực thuộc hội X ở Hà Nội. Dấu đỏ choét thật, nhưng là dấu bầu dục! Thế, dù là bầu dục, nhưng người ta đã được phép lập hội này câu lạc bộ kia, thì người ta phải hoạt động. Nhiều bố ở địa phương u u minh minh, không phân biệt được đầu cua tai nheo, ăn quả nhầm là chắc.
Hội Nhà văn Việt Nam có vẻ không còn độc quyền về mặt hành chính đối với tình hình văn nghệ địa phương. Trong ảnh là giấy mời dự ra mắt một trong ba chục CLB trực thuộc “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam”.
Nhân chuyện anh kể, nhớ lại, nhiều năm trước đã có ý kiến cho rằng các hội văn nghệ địa phương rất nhiều vấn đề? Và cũng có người phản biện giùm “sếp” Đăng Hạ rằng đấy là cuộc kinh doanh chân chính- có cung có cầu, chả nhẽ chỉ Hội Nhà văn “quốc doanh” độc quyền chi phối làng văn nghệ.
Đúng là khoảng chục năm trước, báo chí từng đặt ra vấn đề các hội VHNT địa phương “tồn tại hay không tồn tại”? Lúc ấy tôi đang làm ở hội Vũng Tàu. Nhiều ý kiến xác đáng quá, khiến mình phải nghĩ. Báo chí đặt vấn đề, các cấp có thẩm quyền chưa ai bảo xóa, nhưng thực tế thì Chính phủ từng có những thông tư, nghị định, nêu rõ đến năm này năm nọ sẽ ngừng cấp kinh phí cho các hội văn nghệ địa phương. Biên chế cán bộ cho các hội này cũng chỉ có “teo” lại, chứ dứt khoát không “phình” ra nữa.
Rồi mọi chuyện lại êm xuôi, cho đến tận hôm nay. Tranh cãi chuyện hiệu quả hay không rất khó. Anh thì bảo: Một năm tôi làm được vài cuộc triển lãm tranh ảnh, mở một trại sáng tác, in dăm ba cuốn sách, tổ chức vài đợt đi thực tế… cho hội viên, thế là hiệu quả. Anh khác bảo: Triển lãm cho ma nó xem! (vì vắng như chùa bà đanh), trại sáng tác chủ yếu để các bác hội viên đến nghỉ dưỡng; in sách thì phát không cho hội viên, còn lại chất đống trong văn phòng; đi thực tế thực chất là đi tham quan những nơi lạ, tổ chức gặp gỡ bù khú với đồng nghiệp… Thế mà là hiệu quả à? Nói tóm lại, “hệ quy chiếu” để nhìn nhận hiệu quả khác nhau, nên không thể phân định phải quấy với nhau được.
Riêng tôi, nếu được hỏi ý kiến, tôi sẽ nói: Nghĩ đi thì thấy tiếc tiền. Tiền triệu, tiền tỷ hẳn hoi. Nhưng nghĩ lại, nói trộm vía: Nếu xóa hội văn nghệ ở địa phương đi thì có lẽ những thứ không hiệu quả khác phải xóa trước!
Ngày trước Nguyễn Huy Thiệp trong một tiểu luận, có ý chế giễu “đám giặc già lăng nhăng thơ phú”, bị phản ứng cũng nhiều, rằng “chúng ta ai rồi cũng đến lúc già, kể cả ông Thiệp. Các cây bút cao tuổi mà còn cặm cụi lao động chạy đua với lớp trẻ thì tốt quá chứ, đáng kính trọng gấp hai lần. Hà cớ gì lại tẩy chay những người cầm bút đáng thương của kiếp cầm bút chúng ta”. Anh nghiêng về quan điểm nào?
Một câu của ông Thiệp không hiểu sao lập tức gợi ra trong đầu tôi hình ảnh của nhiều người. Rồi sau này, ở chỗ này chỗ khác, thấy sự hiện diện của nhiều người, tôi lại phì cười vì chợt nhớ ra một câu ấy!
Con số hàng tỷ đồng kinh phí chi cho các hội địa phương mỗi năm, rồi thường xuyên tổ chức trại sáng tác, in sách hội viên… có lẽ là hình thức ưu đãi, nâng đỡ một giới thường được hình dung là khá “hoàn cảnh”. Tuy vậy ở bên ngoài nhìn vào, như nhà văn hải ngoại Phạm Thị Hoài hàng chục năm trước, thấy: “Người viết văn trong nước sống sướng quá - được nhà nước, xã hội cưng chiều. Ở nước ngoài khó khăn khổ sở hơn rất nhiều”.
Nghe thế có vẻ như nhà văn ta sắp giàu to! Hoặc chí ít cũng có bát ăn bát để, nhờ vào đồng tài trợ của Nhà nước.
Thực tế không phải thế. Ở hội địa phương, mỗi năm nhận tài trợ từ nhà nước hàng trăm triệu, hàng tỷ thật (hội nhỏ như hội Vũng Tàu cũng khoảng trên dưới 500 triệu đồng, còn nghe nói một số hội lớn thì một vài tỷ). Nhưng tiền này phần lớn để chi vào các hoạt động chung của hội viên. Tài trợ cho cá nhân (để sáng tác, công bố tác phẩm) chỉ được mươi, mười lăm suất, mỗi suất chục triệu là nhiều. Hàng trăm hội viên, xoay cho hết vòng thì cũng phải năm, bảy năm mới đến lượt. Đa số nhà văn vẫn nghèo. Họ vẫn phải thường xuyên “chiến đấu” vã mồ hôi để nuôi vợ nuôi con đấy. Viết văn thì nhuận bút quá thấp. Phải xoay ra viết báo, viết kịch bản phim… Thậm chí có người phải làm nhiều việc không dính dáng gì tới viết lách.
Nói thế, nhưng thực tâm tôi vẫn thích coi văn chương là một nghề, như tất cả nghề khác. Phải có tài, phải chuyên nghiệp, phải sống được bằng chính cái nghề đó thì hãy làm. Còn nếu bất tài thì phải mau tìm cách bán xới đi mà làm nghề khác chứ?
Nhưng nhiều ông văn nghệ sĩ lại không nghĩ thế. Có cái mác “nhà” này “nhà” kia rồi là nghĩ ngay đến việc bám vú nhà nước. Tôi làm ở hội địa phương, có ông họa sĩ dọa: Không tài trợ cho ông, ông ứ vẽ nữa, ông đi bán phở! Tôi bảo: Tốt quá, nhà ông mặt tiền, ông mở quán đi là vừa, cho vợ con đỡ khổ, chứ tranh ông vẽ ra cứ chất đống trong bếp thế thì vẽ làm gì.
Vú nhà nước nhẽo lắm, ít sữa lắm, nhưng nhiều văn nghệ sĩ vẫn thích bám chằng vào là có thật.
Nghe thật cám cảnh. Song các “vĩ nhân tỉnh lẻ”- thứ đặc sản địa phương này, nếu là đặc sản thật, làm cho vùng đất đó thêm đáng nhớ. Ngày xưa trong bài ký “Nhan sắc phố phường” tôi cũng từng viết rằng “Các nhan sắc nổi tiếng của phố phường Hà Nội rồi phôi pha như lẽ tự nhiên nhưng không có họ, phố phường khá tẻ, như tỉnh lẻ mà thiếu vĩ nhân”.
Tuy nhiên một khi đã là đặc sản địa phương thật, thì chẳng cần hội đoàn vẫn có giá? Gần đây tôi đọc cuốn “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” của Nguyễn Trí một người chưa bao giờ là nhà văn, trải qua đủ nghề mưu sinh nhọc nhằn trong đó có đào vàng. Nhưng ông viết truyện ngắn đầy trải đời và ngồn ngộn chất liệu sống. Đó, đâu cần phải hội đoàn nào mới làm nên chuyện?
Tôi biết có ông nhà thơ ở tỉnh, in xong tập thơ đi đâu cũng khoe: Tôi được nhà nước đầu tư chục triệu để in tập này. Cả năm nay chỉ có anh Nguyễn Khải và tôi được thôi. Anh Khải viết văn xuôi thì được nhiều hơn (hồi ấy Nguyễn Khải chưa mất). Đến nhà in, ông khoe với anh “cò” (thợ sửa mo-rat) rằng tập thơ của ông phải in thêm 5.000 cuốn để gửi ra nước ngoài cho bà con Việt kiều!... Đại khái cứ dựng đứng lên như thế. Khoe đi khoe lại mãi, thản nhiên, trơn tru đến mức mình cảm thấy ông ta tin thế thật, và khối người tin theo. Những “vĩ nhân” như thế thì đương nhiên phải gắn bó với hội rồi.
Họ cũng là “đặc sản” của địa phương chứ, theo một nghĩa nào đó.
Anh thấy sao về dự kiến đề nghị UNESCO công nhận thơ lục bát là quốc thi?
Tôi thấy mâm bát. Cứ đà này thì không biết đến bao giờ mới đủ cỗ nhỉ? Chị lại làm tôi sực nhớ đến câu nói lúc nãy của ông Nguyễn Huy Thiệp đấy. Hi hi.
Anh có quan tâm vụ nhà thơ Đăng Hạ “Chủ tịch Câu lạc bộ Sáng tác Văn học Nghệ thuật Việt Nam” làm mưa làm gió ở các địa phương thời gian qua? Nào lập hơn 30 CLB sáng tác, kết nạp 4 nghìn hội viên, ban phát bằng khen người “có công lao đối với sự nghiệp VHNT Việt Nam”, thu tiền vô tội vạ …
Có chuyện này một phần cũng bởi phong trào nhà nhà làm thơ người người làm thơ, dẫn đến tình trạng “ta nhất định thắng thơ nhất định thua” như có người đã khái quát? Và tại tâm lý muốn “có danh gì với núi sông” của con người ta?
Tôi quan tâm quá đi chứ, vụ lùm xùm của ông chủ tịch cái câu lạc bộ văn thơ gì đó. Do thói quen của 20 năm công tác ở một hội VHNT địa phương. Ô, nói thật, với những kiểu làm ăn như của “me xừ” Đăng Hạ, thì tỉnh lẻ là mảnh đất màu mỡ lắm.
Phải nói thế này cho công bằng: Mê thơ, mê làm thơ không phải là một cái tội. Cùng lắm cũng chỉ như mê một số thứ khác thôi! Như mê đồ cổ, mê sưu tầm các loại xe máy đồng hồ, mê chim hoa cá gái… Nhưng mê đến độ không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết nữa, thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chẳng hạn, sao cứ nhất thiết phải trở thành hội viên của một hội thơ văn nào đó? Sao cứ nhất thiết phải in cho mình tập thơ bìa cứng, giấy tốt, đứng tên một nhà xuất bản hoành tráng mới… thỏa mãn bần cố nông? Mà sách in ra có phải nhiều nhặn gì đâu, chỉ vài ba trăm cuốn để phân phát cho bạn bè, người thân. Nhưng thế cũng đủ mất toi năm, bảy tháng lương hưu. Hoặc “cấu” vào tiền cơm, tiền sữa của con, cháu. Không đủ “lực” in sách thì cố chạy để in vài ba bài cùng cái ảnh chân dung thật oách vào một tuyển tập giời ơi đất hỡi! Rồi đôn đáo chạy đông chạy tây, gửi hồ sơ, điện thoại đi khắp nơi để xin vào hội này hội nọ…
Vào hội địa phương đã khó. Hội trung ương càng khó. Bây giờ tự nhiên lại có một hội, “trung ương” hẳn hoi, mở cửa với những điều kiện mềm hơn, người ta không nhảy vào lao xao như tép tươi mới lạ. Đấy, tôi nói “màu mỡ” là ở chỗ đấy. Những anh như anh Đăng Hạ người ta tinh lắm. Ngửi ra “hơi đồng”, ngửi ra mùi lời lãi ngay.
Mà trong thực tế, không chỉ có Đăng Hạ. Mới năm ngoái, con dâu tôi làm việc ở phòng văn hóa thành phố về mách: Có một hội VHNT gì đó ngoài Hà Nội đang xin đất xây chi nhánh ở Vũng Tàu. Tôi giật mình, Hội Nhà văn à? Hay Liên hiệp các hội VHNT? Nhưng mà chi chánh chi nhiếc gì ở đây mà mình không biết nhỉ? Cháu bảo: Công văn xin đất có dấu đỏ hẳn hoi! Cháu cầm cái công văn kia về. Hóa ra là của một đơn vị trực thuộc hội X ở Hà Nội. Dấu đỏ choét thật, nhưng là dấu bầu dục! Thế, dù là bầu dục, nhưng người ta đã được phép lập hội này câu lạc bộ kia, thì người ta phải hoạt động. Nhiều bố ở địa phương u u minh minh, không phân biệt được đầu cua tai nheo, ăn quả nhầm là chắc.
Hội Nhà văn Việt Nam có vẻ không còn độc quyền về mặt hành chính đối với tình hình văn nghệ địa phương. Trong ảnh là giấy mời dự ra mắt một trong ba chục CLB trực thuộc “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam”.
Nhân chuyện anh kể, nhớ lại, nhiều năm trước đã có ý kiến cho rằng các hội văn nghệ địa phương rất nhiều vấn đề? Và cũng có người phản biện giùm “sếp” Đăng Hạ rằng đấy là cuộc kinh doanh chân chính- có cung có cầu, chả nhẽ chỉ Hội Nhà văn “quốc doanh” độc quyền chi phối làng văn nghệ.
Đúng là khoảng chục năm trước, báo chí từng đặt ra vấn đề các hội VHNT địa phương “tồn tại hay không tồn tại”? Lúc ấy tôi đang làm ở hội Vũng Tàu. Nhiều ý kiến xác đáng quá, khiến mình phải nghĩ. Báo chí đặt vấn đề, các cấp có thẩm quyền chưa ai bảo xóa, nhưng thực tế thì Chính phủ từng có những thông tư, nghị định, nêu rõ đến năm này năm nọ sẽ ngừng cấp kinh phí cho các hội văn nghệ địa phương. Biên chế cán bộ cho các hội này cũng chỉ có “teo” lại, chứ dứt khoát không “phình” ra nữa.
Rồi mọi chuyện lại êm xuôi, cho đến tận hôm nay. Tranh cãi chuyện hiệu quả hay không rất khó. Anh thì bảo: Một năm tôi làm được vài cuộc triển lãm tranh ảnh, mở một trại sáng tác, in dăm ba cuốn sách, tổ chức vài đợt đi thực tế… cho hội viên, thế là hiệu quả. Anh khác bảo: Triển lãm cho ma nó xem! (vì vắng như chùa bà đanh), trại sáng tác chủ yếu để các bác hội viên đến nghỉ dưỡng; in sách thì phát không cho hội viên, còn lại chất đống trong văn phòng; đi thực tế thực chất là đi tham quan những nơi lạ, tổ chức gặp gỡ bù khú với đồng nghiệp… Thế mà là hiệu quả à? Nói tóm lại, “hệ quy chiếu” để nhìn nhận hiệu quả khác nhau, nên không thể phân định phải quấy với nhau được.
Riêng tôi, nếu được hỏi ý kiến, tôi sẽ nói: Nghĩ đi thì thấy tiếc tiền. Tiền triệu, tiền tỷ hẳn hoi. Nhưng nghĩ lại, nói trộm vía: Nếu xóa hội văn nghệ ở địa phương đi thì có lẽ những thứ không hiệu quả khác phải xóa trước!
Ngày trước Nguyễn Huy Thiệp trong một tiểu luận, có ý chế giễu “đám giặc già lăng nhăng thơ phú”, bị phản ứng cũng nhiều, rằng “chúng ta ai rồi cũng đến lúc già, kể cả ông Thiệp. Các cây bút cao tuổi mà còn cặm cụi lao động chạy đua với lớp trẻ thì tốt quá chứ, đáng kính trọng gấp hai lần. Hà cớ gì lại tẩy chay những người cầm bút đáng thương của kiếp cầm bút chúng ta”. Anh nghiêng về quan điểm nào?
Một câu của ông Thiệp không hiểu sao lập tức gợi ra trong đầu tôi hình ảnh của nhiều người. Rồi sau này, ở chỗ này chỗ khác, thấy sự hiện diện của nhiều người, tôi lại phì cười vì chợt nhớ ra một câu ấy!
Con số hàng tỷ đồng kinh phí chi cho các hội địa phương mỗi năm, rồi thường xuyên tổ chức trại sáng tác, in sách hội viên… có lẽ là hình thức ưu đãi, nâng đỡ một giới thường được hình dung là khá “hoàn cảnh”. Tuy vậy ở bên ngoài nhìn vào, như nhà văn hải ngoại Phạm Thị Hoài hàng chục năm trước, thấy: “Người viết văn trong nước sống sướng quá - được nhà nước, xã hội cưng chiều. Ở nước ngoài khó khăn khổ sở hơn rất nhiều”.
Nghe thế có vẻ như nhà văn ta sắp giàu to! Hoặc chí ít cũng có bát ăn bát để, nhờ vào đồng tài trợ của Nhà nước.
Thực tế không phải thế. Ở hội địa phương, mỗi năm nhận tài trợ từ nhà nước hàng trăm triệu, hàng tỷ thật (hội nhỏ như hội Vũng Tàu cũng khoảng trên dưới 500 triệu đồng, còn nghe nói một số hội lớn thì một vài tỷ). Nhưng tiền này phần lớn để chi vào các hoạt động chung của hội viên. Tài trợ cho cá nhân (để sáng tác, công bố tác phẩm) chỉ được mươi, mười lăm suất, mỗi suất chục triệu là nhiều. Hàng trăm hội viên, xoay cho hết vòng thì cũng phải năm, bảy năm mới đến lượt. Đa số nhà văn vẫn nghèo. Họ vẫn phải thường xuyên “chiến đấu” vã mồ hôi để nuôi vợ nuôi con đấy. Viết văn thì nhuận bút quá thấp. Phải xoay ra viết báo, viết kịch bản phim… Thậm chí có người phải làm nhiều việc không dính dáng gì tới viết lách.
Nói thế, nhưng thực tâm tôi vẫn thích coi văn chương là một nghề, như tất cả nghề khác. Phải có tài, phải chuyên nghiệp, phải sống được bằng chính cái nghề đó thì hãy làm. Còn nếu bất tài thì phải mau tìm cách bán xới đi mà làm nghề khác chứ?
Nhưng nhiều ông văn nghệ sĩ lại không nghĩ thế. Có cái mác “nhà” này “nhà” kia rồi là nghĩ ngay đến việc bám vú nhà nước. Tôi làm ở hội địa phương, có ông họa sĩ dọa: Không tài trợ cho ông, ông ứ vẽ nữa, ông đi bán phở! Tôi bảo: Tốt quá, nhà ông mặt tiền, ông mở quán đi là vừa, cho vợ con đỡ khổ, chứ tranh ông vẽ ra cứ chất đống trong bếp thế thì vẽ làm gì.
Vú nhà nước nhẽo lắm, ít sữa lắm, nhưng nhiều văn nghệ sĩ vẫn thích bám chằng vào là có thật.
Nghe thật cám cảnh. Song các “vĩ nhân tỉnh lẻ”- thứ đặc sản địa phương này, nếu là đặc sản thật, làm cho vùng đất đó thêm đáng nhớ. Ngày xưa trong bài ký “Nhan sắc phố phường” tôi cũng từng viết rằng “Các nhan sắc nổi tiếng của phố phường Hà Nội rồi phôi pha như lẽ tự nhiên nhưng không có họ, phố phường khá tẻ, như tỉnh lẻ mà thiếu vĩ nhân”.
Tuy nhiên một khi đã là đặc sản địa phương thật, thì chẳng cần hội đoàn vẫn có giá? Gần đây tôi đọc cuốn “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” của Nguyễn Trí một người chưa bao giờ là nhà văn, trải qua đủ nghề mưu sinh nhọc nhằn trong đó có đào vàng. Nhưng ông viết truyện ngắn đầy trải đời và ngồn ngộn chất liệu sống. Đó, đâu cần phải hội đoàn nào mới làm nên chuyện?
Tôi biết có ông nhà thơ ở tỉnh, in xong tập thơ đi đâu cũng khoe: Tôi được nhà nước đầu tư chục triệu để in tập này. Cả năm nay chỉ có anh Nguyễn Khải và tôi được thôi. Anh Khải viết văn xuôi thì được nhiều hơn (hồi ấy Nguyễn Khải chưa mất). Đến nhà in, ông khoe với anh “cò” (thợ sửa mo-rat) rằng tập thơ của ông phải in thêm 5.000 cuốn để gửi ra nước ngoài cho bà con Việt kiều!... Đại khái cứ dựng đứng lên như thế. Khoe đi khoe lại mãi, thản nhiên, trơn tru đến mức mình cảm thấy ông ta tin thế thật, và khối người tin theo. Những “vĩ nhân” như thế thì đương nhiên phải gắn bó với hội rồi.
Họ cũng là “đặc sản” của địa phương chứ, theo một nghĩa nào đó.
Anh thấy sao về dự kiến đề nghị UNESCO công nhận thơ lục bát là quốc thi?
Tôi thấy mâm bát. Cứ đà này thì không biết đến bao giờ mới đủ cỗ nhỉ? Chị lại làm tôi sực nhớ đến câu nói lúc nãy của ông Nguyễn Huy Thiệp đấy. Hi hi.
Ảnh đoạt giải tại Triển lãm Ảnh nghệ thuật quốc tế
Trong số 48 tác phẩm đoạt giải tại Triển lãm Ảnh nghệ thuật quốc tế có 24 tác phẩm là của các nghệ sĩ Việt Nam, trong đó 3 tác phẩm đoạt Huy chương Vàng
Sáng 1/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã tổ chức trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc đoạt giải tại Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 7 tại Việt Nam năm 2013
Triển lãm do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế.
Tamara (Thể loại Chân dung) – tác giả Peter Leyendecker (Germany)- Huy Chương Bạc FIAP.
Dịp này, 250 trong số 663 tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn trưng bày để phục vụ công chúng yêu nghệ thuật nhiếp ảnh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội. Bộ ảnh sẽ tiếp tục được triển lãm tại một số tỉnh, thành trên cả nước.
Đôi bạn (Thể loại Chân dung) – tác giả Trần Thị Tuyết Mai (Việt Nam) - Huy chương Đồng FIAP
Arabian princess (Thể loại Chân dung) – tác giả Ahmad Akbar (Kuwait) - Huy chương Đồng VAPA
Camels in desert (Thể loại Du lịch) – tác giả Lai Yin Bianca Ho (Australia) - Huy chương Bạc FIAP
Last train (Thể loại Du lịch) – tác giả Fan Hui Ling (Taiwan) - Huy chương Bạc VAPA
Lễ hội Nghinh Ông (Thể loại Du lịch) – tác giả Ngô Đình Hòa (Việt Nam) - Huy chương Đồng FIAP
Non nước hữu tình (Thể loại Du lịch) – tác giả Ngô Thị Thu Ba (Việt Nam) - Huy chương Đồng VAPA
Prosperity (Thể loại du lịch) – tác giả Fan Hui Ling (Taiwan) - Huy chương Vàng FIAP
Đồng Kỵ lễ hội quê tôi (Thể loai jDu lịch) – tác giả Nguyễn Á (Việt Nam) - Huy chương Vàng VAPA
Polar lights 108 (Thể loại Thiên nhiên) – tác giả Achim Koepf (Germany) - Huy chương Bạc FIAP
Tanzanian elephant (Thể loại Thiên nhiên) – tác giả Brian Ross (United Kingdom) - Huy chương Đồng FIAP
Honey lovers (Thể loại Thiên nhiên) – tác giả Fan Hui Ling (Taiwan) - Huy chương Vàng FIAP
Peacock dance 1 (Thể loại Tự do) – tác giả Manfred Kluger (Germany) - Huy chương Bạc FIAP
Nào cùng bay lên (Thể loại Tự do) – tác giả Phan Văn Hiền (Việt Nam) - Huy chương Bạc VAPA
Duyên hoa (Thể loại Tự do) – tác giả Nguyễn Phúc Lộc (Việt Nam) - Huy chương Đồng VAPA
Jet between buildings (Thể loại Tự do) – tác giả Leif Alveen (Denmark) - Huy chương Vàng FIAP
Hồng Vĩnh
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
Pháp đưa ra luật trừng phạt người mua dâm
Nước Pháp đã theo gương Thụy Điển chính thức ra luật phạt người bán và mua dâm. Theo đó người mua dâm sẽ bị phạt 1500 Euro, nếu tái phạm sẽ bị phạt 3750 Euro. Tuy nhiên luật cho phép người mua dâm thay vì nộp tiền phạt sẽ buộc phải tham gia một khóa học về "nhậy cảm". Ngoài ra luật không trừng phạt những người phụ nữ "quảng cáo" bán thân thể, điều theo luật cũ khiến cho người phụ nữ phải ngồi tù 2 tháng vì tội công khai mời gọi khách làng chơi.
Bên cạnh đó luật cũng chấp thuận thành lập một quĩ tiền mỗi năm 20 triệu Euro nhằm hỗ trợ những phụ nữ muốn hoàn lương. Những người phụ nữ nước ngoài đang hành nghề mại dâm và muốn giúp đỡ cho việc giải nghệ họ sẽ được cấp giấy lưu trú 6 tháng và tiếp tục gia hạn nếu cần thiết.
Tuần trước khi luật này mới đưa ra đã gây tranh cãi rất nhiều, phía những người có danh tiếng như các nghệ sĩ đã lên tiếng phải đối việc phạt người mua dâm. Theo thống kê sơ bộ, tại Pháp có vào khoảng 20 ngàn phụ nữ làm nghề mại dâm, trong đó khoảng 80 tới 90% tới từ nước ngoài: Đông Âu, châu Phi, Trung quốc và châu Mỹ La tinh. Phần đa trong số họ là nạn nhân của việc buôn người và cưỡng ép mại dâm.
Bộ luật này sẽ được đưa ra hạ viện biểu quyết vào thứ 4 tới đây sau đó trình lên thượng viện.
Tại Đức hiện nay các đảng phái cũng đang cân nhắc việc hủy bỏ hoặc thay đổi luật hợp pháp hóa mại dâm nhằm giảm bớt tệ nạn buôn người và cưỡng ép mại dâm. Mặt khác bộ luật đó cũng đã biến nước Đức trở thành một trung tâm du lịch tình dục cho các nước châu Âu.
Khi nào thì tính nữ Việt tỏa hương?
Trong một cuốn sách cũ đã đọc từ lâu đến mức quên cả tên sách lẫn tác giả, có một đoạn cứ như in vào đầu. Trong đó, tác giả (hẳn là một người đàn ông đứng tuổi) kể về những kỷ niệm thuở ấu thơ, khi ông ta là một chú bé mải chơi ngoài vườn. Chú bé ham chơi lấm lem đó, thỉnh thoảng chạy vào nhà bếp ôm chầm lấy mẹ – đang loay hoay bận bịu với bếp núc-, rúc đầu vào lòng mẹ, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời.
Nhưng thật bất ngờ, tác giả hạ một câu đại để thế này: “Đã bao nhiêu năm trôi qua, nếm đủ mùi sung sướng trên cuộc đời này, tôi vẫn chẳng thể nào quên được mùi mồ hôi, mùi áo quần được giặt giũ thơm tho của mẹ. Và mùi bánh mì mẹ làm trong bếp. Thế thì các vị tranh đấu cho nữ quyền, đòi hỏi bình đẳng giới kia ơi, các vị làm sao thuyết phục lão già này được?”
Có thể, những hồi ức rất đẹp của người viết kia là đầy tính cá vị và không phổ quát. Nhưng nó đã nói lên một chân lý đơn giản: sự bình đẳng giới không thể, và không bao giờ là việc cho rằng phụ nữ có thể, và nên làm tất tần tật những công việc của nam giới để thể hiện cái gọi là “sự bình đẳng giới”.
Đàn ông giữ vị trí hàng đầu trong nhiều nghề khéo như nấu bếp, may mặc. Tuy vậy, nhìn một gã đực rựa loay hoay trong bếp, người ta chỉ thấy khía cạnh kỹ thuật thuần túy của việc nấu nướng. Khó mà thấy được cái tình yêu thương, lòng nhẫn nại, sự dịu dàng… của một người đàn bà đang trổ “tay ngọc bên bếp hồng”, đang chăm chút bữa ăn cho chồng con như tác giả kia trong hồi ức về bà mẹ thân yêu của mình.
Với những tình cảm tương tự, nhiều người Việt Nam cũng sẽ dễ dàng bồi hồi nhớ lại bếp lửa của mẹ, của bà trong ngày 8.3, nếu như họ không mê mải với các lễ lạt chúc tụng, tặng hoa cho những người phụ nữ khác. Những ký ức rất chân thành đó sẽ dễ dàng dẫn họ về với mùi rơm rạ, mùi khói, mùi cơm chín tới… của một góc bếp nghèo nào đó, sâu thẳm trong trí nhớ.
Những tình cảm thật thà như vậy là đẹp! Và chỉ cần một chút văn tài, người ta sẽ dễ dàng đánh đồng những hình ảnh bếp nghèo đen đúa, tối tăm đó thành những đức tính vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, nhẫn nại chiến đấu với sự bần hàn, lam lũ…Theo kiểu Tú Xương cảm thán thương vợ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông.
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Một cách vô thức, hình ảnh đẹp của người đàn bà Việt Nam được đánh đồng với sự nghèo khó, bần hàn, tủi cực… Và được tôn vinh với kha khá tiếc nuối (thành thật lẫn giả tạo)
Tuy nhiên, không có gì đẹp đẽ trong sự khốn cùng, lam lũ cả! Xin đừng quên bẵng chính cuộc đời của chủ nhân những góc bếp đen đúa này thì “mắt cả đời chưa một lần trẩy hội” (Trịnh Công Sơn). Thương lắm, nhưng lấy cuộc đời nhọc nhằn đó để lấy làm chuẩn mực, e rằng có phần nào không phải? Đánh đồng sự nhẫn nại chịu đựng cả cuộc đời lam lũ với các giá trị “trung hậu, đảm đang”, lại càng không phải!
Vì sự bần hàn chưa bao giờ là một giá trị đáng tôn vinh cả! Ta nên mong ước sự sung sướng, no đủ cho những người phụ nữ của đời mình.
Đó là chưa tính đến, nhiều khi trong sự vất vả đó, có sự tham dự của một người đàn ông thất thời, bất lực như trường hợp của cụ Tú thành Nam với những thói hư tật xấu như “cao lâu thường ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường”.
Trong một thái cực khác của sự xưng tụng nữ quyền, người ta thả sức tung hô những người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phủ đầy các loại huy chương, danh hiệu anh hùng lao động sáng tạo… Các giá trị này tự nó không xấu. Nhưng vừa “giỏi việc nước”, lại “đảm việc nhà” là một chuyện rất đáng ngờ vực. Vì nó quá khó! Và vì một ngày chỉ có 24 giờ, con người ta thường chỉ lựa chọn được một trong hai. Và vì hai giá trị ấy, cái này sẽ chiếm chỗ của cái kia. Sự lựa chọn nào tốt hơn, e rằng không ai dám xác tín!
Lịch sử Việt Nam dày đặc những bậc nữ kiệt “giỏi việc nước”. Đến nỗi nhớ lại chuyện xưa, người viết không thể không kinh ngạc vì chưa hề biết đến lịch sử một dân tộc nào mà các bậc nữ anh hùng lại xuất hiện nhiều và oanh liệt đến thế. Từ Nhị Trưng trả nợ nước thù nhà, cho đến bà Triệu, kẻ muốn “đạp luồng sóng dữ”, đến bà Bùi Thị Xuân, cô Bắc, cô Giang… Thật tiếc, ngoài những ghi chép lịch sử, chúng ta không có một bức hình họa chân xác về dung mạo của các bậc nữ lưu này. Họ đẹp hay xấu, duyên dáng hay cục mịch, đảm đang hay thô vụng…? Thật tiếc khi chúng ta không am tường về công dung ngôn hạnh của họ như với những điều hiển hách đã ghi vào sử xanh.
Hai nữ sinh Trưng Vương cưỡi voi diễn hành trong ngày lễ Hai Bà Trưng tại Sài Gòn
Ắt hẳn, họ là những giai nhân kiều diễm. Trước nhất vì gia thế quyền quí, hay nơi chốn nề nếp mà họ xuất thân. Họ là những người phụ nữ được giáo dục nghiêm cẩn, hẳn thế. Và không túng cực quanh năm để bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nên tôi thật thà mong mỏi, và tin tưởng tột bực các bậc nữ lưu của chúng ta là những lady – quí bà thanh tú, đẹp đẽ, có học vấn hơn người. Những người tổ chức lễ hội Hai Bà Trưng cưỡi voi trận trên đường phố Sài Gòn năm xưa ắt cũng tin tưởng như tôi, nên mới khắt khe chọn những nữ sinh con nhà gia thế, dung nhan kiều mị, học hành giỏi giang… để mặc áo dài, đóng khăn vành đóng thế Hai Bà.
Nói chuyện xưa để gật gù tự thán: sự nghèo túng và thiểu năng về giáo dục không bao giờ làm nên cái đẹp của người phụ nữ cả. Chỉ trong một xã hội ấm no, và lấy các giá trị nhân bản làm đầu, mới có thể sản sinh những bậc mệnh phụ, những bậc mẫu nghi thiên hạ đúng nghĩa, và cả những người đàn bà đẹp từ trong lẫn ngoài. Nói theo Karl Marx: “con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội”, chừng nào chúng ta còn xót xa với những người con gái Việt đi làm dâu xứ người như một cách thoát nghèo, chừng nào họ còn làm nghề bán thân không phải để nuôi miệng mà để học thói xa hoa, chừng đó chúng ta còn phải đấm ngực ăn năn. Thay cho các lễ hội cờ đèn kèn trống ngoài kia.
Phụ nữ Phillipines không đẹp, không duyên dáng mặn mòi như phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Phi cũng đi làm nghề mãi dâm nhiều nơi trên thế giới, như phụ nữ ở những xứ nghèo cực khác. Nhưng phụ nữ Phi cũng hình thành một thương hiệu toàn cầu và rất đỗi lương thiện với ba nghề: giúp việc nhà, chơi nhạc jazz và y tá. Điều đó chẳng đáng cho chúng ta suy nghĩ về một hình tượng cho phụ nữ Việt Nam hay sao?
Dr. Nikonian
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)