Câu chuyện bi hài ở các hội văn nghệ địa phương, và không chỉ có thế - của nhà văn Trần Đức Tiến, Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Trần Đức Tiến, ủy viên BCH Hội Nhà văn VN, nguyên Chủ tịch Hội VHNT Bà Rịa-Vũng Tàu (1998-2007).
Tác phẩm: Tiểu thuyết Giờ của quỷ, Bụi trần. Tập truyện ngắn Bão đêm, Mười lăm năm mưa xói, Tuyệt đối yên tĩnh, Lỏng và tuột. Nhiều tập truyện cho thiếu nhi.
Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam (2004), Giải thưởng Hội Nhà ăn Việt Nam (2010) và nhiều giải thưởng khác.
Nhà văn Trần Đức Tiến: “Để hội văn nghệ địa phương tồn tại thì nghĩ tiếc tiền. Nhưng nói trộm vía, nếu xóa nó đi thì có lẽ phải xóa khối thứ khác!”.
Anh có quan tâm vụ nhà thơ Đăng Hạ “Chủ tịch Câu lạc bộ Sáng tác Văn học Nghệ thuật Việt Nam” làm mưa làm gió ở các địa phương thời gian qua? Nào lập hơn 30 CLB sáng tác, kết nạp 4 nghìn hội viên, ban phát bằng khen người “có công lao đối với sự nghiệp VHNT Việt Nam”, thu tiền vô tội vạ …
Có chuyện này một phần cũng bởi phong trào nhà nhà làm thơ người người làm thơ, dẫn đến tình trạng “ta nhất định thắng thơ nhất định thua” như có người đã khái quát? Và tại tâm lý muốn “có danh gì với núi sông” của con người ta?
Tôi quan tâm quá đi chứ, vụ lùm xùm của ông chủ tịch cái câu lạc bộ văn thơ gì đó. Do thói quen của 20 năm công tác ở một hội VHNT địa phương. Ô, nói thật, với những kiểu làm ăn như của “me xừ” Đăng Hạ, thì tỉnh lẻ là mảnh đất màu mỡ lắm.
Phải nói thế này cho công bằng: Mê thơ, mê làm thơ không phải là một cái tội. Cùng lắm cũng chỉ như mê một số thứ khác thôi! Như mê đồ cổ, mê sưu tầm các loại xe máy đồng hồ, mê chim hoa cá gái… Nhưng mê đến độ không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết nữa, thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chẳng hạn, sao cứ nhất thiết phải trở thành hội viên của một hội thơ văn nào đó? Sao cứ nhất thiết phải in cho mình tập thơ bìa cứng, giấy tốt, đứng tên một nhà xuất bản hoành tráng mới… thỏa mãn bần cố nông? Mà sách in ra có phải nhiều nhặn gì đâu, chỉ vài ba trăm cuốn để phân phát cho bạn bè, người thân. Nhưng thế cũng đủ mất toi năm, bảy tháng lương hưu. Hoặc “cấu” vào tiền cơm, tiền sữa của con, cháu. Không đủ “lực” in sách thì cố chạy để in vài ba bài cùng cái ảnh chân dung thật oách vào một tuyển tập giời ơi đất hỡi! Rồi đôn đáo chạy đông chạy tây, gửi hồ sơ, điện thoại đi khắp nơi để xin vào hội này hội nọ…
Vào hội địa phương đã khó. Hội trung ương càng khó. Bây giờ tự nhiên lại có một hội, “trung ương” hẳn hoi, mở cửa với những điều kiện mềm hơn, người ta không nhảy vào lao xao như tép tươi mới lạ. Đấy, tôi nói “màu mỡ” là ở chỗ đấy. Những anh như anh Đăng Hạ người ta tinh lắm. Ngửi ra “hơi đồng”, ngửi ra mùi lời lãi ngay.
Mà trong thực tế, không chỉ có Đăng Hạ. Mới năm ngoái, con dâu tôi làm việc ở phòng văn hóa thành phố về mách: Có một hội VHNT gì đó ngoài Hà Nội đang xin đất xây chi nhánh ở Vũng Tàu. Tôi giật mình, Hội Nhà văn à? Hay Liên hiệp các hội VHNT? Nhưng mà chi chánh chi nhiếc gì ở đây mà mình không biết nhỉ? Cháu bảo: Công văn xin đất có dấu đỏ hẳn hoi! Cháu cầm cái công văn kia về. Hóa ra là của một đơn vị trực thuộc hội X ở Hà Nội. Dấu đỏ choét thật, nhưng là dấu bầu dục! Thế, dù là bầu dục, nhưng người ta đã được phép lập hội này câu lạc bộ kia, thì người ta phải hoạt động. Nhiều bố ở địa phương u u minh minh, không phân biệt được đầu cua tai nheo, ăn quả nhầm là chắc.
Hội Nhà văn Việt Nam có vẻ không còn độc quyền về mặt hành chính đối với tình hình văn nghệ địa phương. Trong ảnh là giấy mời dự ra mắt một trong ba chục CLB trực thuộc “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam”.
Nhân chuyện anh kể, nhớ lại, nhiều năm trước đã có ý kiến cho rằng các hội văn nghệ địa phương rất nhiều vấn đề? Và cũng có người phản biện giùm “sếp” Đăng Hạ rằng đấy là cuộc kinh doanh chân chính- có cung có cầu, chả nhẽ chỉ Hội Nhà văn “quốc doanh” độc quyền chi phối làng văn nghệ.
Đúng là khoảng chục năm trước, báo chí từng đặt ra vấn đề các hội VHNT địa phương “tồn tại hay không tồn tại”? Lúc ấy tôi đang làm ở hội Vũng Tàu. Nhiều ý kiến xác đáng quá, khiến mình phải nghĩ. Báo chí đặt vấn đề, các cấp có thẩm quyền chưa ai bảo xóa, nhưng thực tế thì Chính phủ từng có những thông tư, nghị định, nêu rõ đến năm này năm nọ sẽ ngừng cấp kinh phí cho các hội văn nghệ địa phương. Biên chế cán bộ cho các hội này cũng chỉ có “teo” lại, chứ dứt khoát không “phình” ra nữa.
Rồi mọi chuyện lại êm xuôi, cho đến tận hôm nay. Tranh cãi chuyện hiệu quả hay không rất khó. Anh thì bảo: Một năm tôi làm được vài cuộc triển lãm tranh ảnh, mở một trại sáng tác, in dăm ba cuốn sách, tổ chức vài đợt đi thực tế… cho hội viên, thế là hiệu quả. Anh khác bảo: Triển lãm cho ma nó xem! (vì vắng như chùa bà đanh), trại sáng tác chủ yếu để các bác hội viên đến nghỉ dưỡng; in sách thì phát không cho hội viên, còn lại chất đống trong văn phòng; đi thực tế thực chất là đi tham quan những nơi lạ, tổ chức gặp gỡ bù khú với đồng nghiệp… Thế mà là hiệu quả à? Nói tóm lại, “hệ quy chiếu” để nhìn nhận hiệu quả khác nhau, nên không thể phân định phải quấy với nhau được.
Riêng tôi, nếu được hỏi ý kiến, tôi sẽ nói: Nghĩ đi thì thấy tiếc tiền. Tiền triệu, tiền tỷ hẳn hoi. Nhưng nghĩ lại, nói trộm vía: Nếu xóa hội văn nghệ ở địa phương đi thì có lẽ những thứ không hiệu quả khác phải xóa trước!
Ngày trước Nguyễn Huy Thiệp trong một tiểu luận, có ý chế giễu “đám giặc già lăng nhăng thơ phú”, bị phản ứng cũng nhiều, rằng “chúng ta ai rồi cũng đến lúc già, kể cả ông Thiệp. Các cây bút cao tuổi mà còn cặm cụi lao động chạy đua với lớp trẻ thì tốt quá chứ, đáng kính trọng gấp hai lần. Hà cớ gì lại tẩy chay những người cầm bút đáng thương của kiếp cầm bút chúng ta”. Anh nghiêng về quan điểm nào?
Một câu của ông Thiệp không hiểu sao lập tức gợi ra trong đầu tôi hình ảnh của nhiều người. Rồi sau này, ở chỗ này chỗ khác, thấy sự hiện diện của nhiều người, tôi lại phì cười vì chợt nhớ ra một câu ấy!
Con số hàng tỷ đồng kinh phí chi cho các hội địa phương mỗi năm, rồi thường xuyên tổ chức trại sáng tác, in sách hội viên… có lẽ là hình thức ưu đãi, nâng đỡ một giới thường được hình dung là khá “hoàn cảnh”. Tuy vậy ở bên ngoài nhìn vào, như nhà văn hải ngoại Phạm Thị Hoài hàng chục năm trước, thấy: “Người viết văn trong nước sống sướng quá - được nhà nước, xã hội cưng chiều. Ở nước ngoài khó khăn khổ sở hơn rất nhiều”.
Nghe thế có vẻ như nhà văn ta sắp giàu to! Hoặc chí ít cũng có bát ăn bát để, nhờ vào đồng tài trợ của Nhà nước.
Thực tế không phải thế. Ở hội địa phương, mỗi năm nhận tài trợ từ nhà nước hàng trăm triệu, hàng tỷ thật (hội nhỏ như hội Vũng Tàu cũng khoảng trên dưới 500 triệu đồng, còn nghe nói một số hội lớn thì một vài tỷ). Nhưng tiền này phần lớn để chi vào các hoạt động chung của hội viên. Tài trợ cho cá nhân (để sáng tác, công bố tác phẩm) chỉ được mươi, mười lăm suất, mỗi suất chục triệu là nhiều. Hàng trăm hội viên, xoay cho hết vòng thì cũng phải năm, bảy năm mới đến lượt. Đa số nhà văn vẫn nghèo. Họ vẫn phải thường xuyên “chiến đấu” vã mồ hôi để nuôi vợ nuôi con đấy. Viết văn thì nhuận bút quá thấp. Phải xoay ra viết báo, viết kịch bản phim… Thậm chí có người phải làm nhiều việc không dính dáng gì tới viết lách.
Nói thế, nhưng thực tâm tôi vẫn thích coi văn chương là một nghề, như tất cả nghề khác. Phải có tài, phải chuyên nghiệp, phải sống được bằng chính cái nghề đó thì hãy làm. Còn nếu bất tài thì phải mau tìm cách bán xới đi mà làm nghề khác chứ?
Nhưng nhiều ông văn nghệ sĩ lại không nghĩ thế. Có cái mác “nhà” này “nhà” kia rồi là nghĩ ngay đến việc bám vú nhà nước. Tôi làm ở hội địa phương, có ông họa sĩ dọa: Không tài trợ cho ông, ông ứ vẽ nữa, ông đi bán phở! Tôi bảo: Tốt quá, nhà ông mặt tiền, ông mở quán đi là vừa, cho vợ con đỡ khổ, chứ tranh ông vẽ ra cứ chất đống trong bếp thế thì vẽ làm gì.
Vú nhà nước nhẽo lắm, ít sữa lắm, nhưng nhiều văn nghệ sĩ vẫn thích bám chằng vào là có thật.
Nghe thật cám cảnh. Song các “vĩ nhân tỉnh lẻ”- thứ đặc sản địa phương này, nếu là đặc sản thật, làm cho vùng đất đó thêm đáng nhớ. Ngày xưa trong bài ký “Nhan sắc phố phường” tôi cũng từng viết rằng “Các nhan sắc nổi tiếng của phố phường Hà Nội rồi phôi pha như lẽ tự nhiên nhưng không có họ, phố phường khá tẻ, như tỉnh lẻ mà thiếu vĩ nhân”.
Tuy nhiên một khi đã là đặc sản địa phương thật, thì chẳng cần hội đoàn vẫn có giá? Gần đây tôi đọc cuốn “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” của Nguyễn Trí một người chưa bao giờ là nhà văn, trải qua đủ nghề mưu sinh nhọc nhằn trong đó có đào vàng. Nhưng ông viết truyện ngắn đầy trải đời và ngồn ngộn chất liệu sống. Đó, đâu cần phải hội đoàn nào mới làm nên chuyện?
Tôi biết có ông nhà thơ ở tỉnh, in xong tập thơ đi đâu cũng khoe: Tôi được nhà nước đầu tư chục triệu để in tập này. Cả năm nay chỉ có anh Nguyễn Khải và tôi được thôi. Anh Khải viết văn xuôi thì được nhiều hơn (hồi ấy Nguyễn Khải chưa mất). Đến nhà in, ông khoe với anh “cò” (thợ sửa mo-rat) rằng tập thơ của ông phải in thêm 5.000 cuốn để gửi ra nước ngoài cho bà con Việt kiều!... Đại khái cứ dựng đứng lên như thế. Khoe đi khoe lại mãi, thản nhiên, trơn tru đến mức mình cảm thấy ông ta tin thế thật, và khối người tin theo. Những “vĩ nhân” như thế thì đương nhiên phải gắn bó với hội rồi.
Họ cũng là “đặc sản” của địa phương chứ, theo một nghĩa nào đó.
Anh thấy sao về dự kiến đề nghị UNESCO công nhận thơ lục bát là quốc thi?
Tôi thấy mâm bát. Cứ đà này thì không biết đến bao giờ mới đủ cỗ nhỉ? Chị lại làm tôi sực nhớ đến câu nói lúc nãy của ông Nguyễn Huy Thiệp đấy. Hi hi.
Anh có quan tâm vụ nhà thơ Đăng Hạ “Chủ tịch Câu lạc bộ Sáng tác Văn học Nghệ thuật Việt Nam” làm mưa làm gió ở các địa phương thời gian qua? Nào lập hơn 30 CLB sáng tác, kết nạp 4 nghìn hội viên, ban phát bằng khen người “có công lao đối với sự nghiệp VHNT Việt Nam”, thu tiền vô tội vạ …
Có chuyện này một phần cũng bởi phong trào nhà nhà làm thơ người người làm thơ, dẫn đến tình trạng “ta nhất định thắng thơ nhất định thua” như có người đã khái quát? Và tại tâm lý muốn “có danh gì với núi sông” của con người ta?
Tôi quan tâm quá đi chứ, vụ lùm xùm của ông chủ tịch cái câu lạc bộ văn thơ gì đó. Do thói quen của 20 năm công tác ở một hội VHNT địa phương. Ô, nói thật, với những kiểu làm ăn như của “me xừ” Đăng Hạ, thì tỉnh lẻ là mảnh đất màu mỡ lắm.
Phải nói thế này cho công bằng: Mê thơ, mê làm thơ không phải là một cái tội. Cùng lắm cũng chỉ như mê một số thứ khác thôi! Như mê đồ cổ, mê sưu tầm các loại xe máy đồng hồ, mê chim hoa cá gái… Nhưng mê đến độ không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết nữa, thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chẳng hạn, sao cứ nhất thiết phải trở thành hội viên của một hội thơ văn nào đó? Sao cứ nhất thiết phải in cho mình tập thơ bìa cứng, giấy tốt, đứng tên một nhà xuất bản hoành tráng mới… thỏa mãn bần cố nông? Mà sách in ra có phải nhiều nhặn gì đâu, chỉ vài ba trăm cuốn để phân phát cho bạn bè, người thân. Nhưng thế cũng đủ mất toi năm, bảy tháng lương hưu. Hoặc “cấu” vào tiền cơm, tiền sữa của con, cháu. Không đủ “lực” in sách thì cố chạy để in vài ba bài cùng cái ảnh chân dung thật oách vào một tuyển tập giời ơi đất hỡi! Rồi đôn đáo chạy đông chạy tây, gửi hồ sơ, điện thoại đi khắp nơi để xin vào hội này hội nọ…
Vào hội địa phương đã khó. Hội trung ương càng khó. Bây giờ tự nhiên lại có một hội, “trung ương” hẳn hoi, mở cửa với những điều kiện mềm hơn, người ta không nhảy vào lao xao như tép tươi mới lạ. Đấy, tôi nói “màu mỡ” là ở chỗ đấy. Những anh như anh Đăng Hạ người ta tinh lắm. Ngửi ra “hơi đồng”, ngửi ra mùi lời lãi ngay.
Mà trong thực tế, không chỉ có Đăng Hạ. Mới năm ngoái, con dâu tôi làm việc ở phòng văn hóa thành phố về mách: Có một hội VHNT gì đó ngoài Hà Nội đang xin đất xây chi nhánh ở Vũng Tàu. Tôi giật mình, Hội Nhà văn à? Hay Liên hiệp các hội VHNT? Nhưng mà chi chánh chi nhiếc gì ở đây mà mình không biết nhỉ? Cháu bảo: Công văn xin đất có dấu đỏ hẳn hoi! Cháu cầm cái công văn kia về. Hóa ra là của một đơn vị trực thuộc hội X ở Hà Nội. Dấu đỏ choét thật, nhưng là dấu bầu dục! Thế, dù là bầu dục, nhưng người ta đã được phép lập hội này câu lạc bộ kia, thì người ta phải hoạt động. Nhiều bố ở địa phương u u minh minh, không phân biệt được đầu cua tai nheo, ăn quả nhầm là chắc.
Hội Nhà văn Việt Nam có vẻ không còn độc quyền về mặt hành chính đối với tình hình văn nghệ địa phương. Trong ảnh là giấy mời dự ra mắt một trong ba chục CLB trực thuộc “Câu lạc bộ sáng tác VHNT Việt Nam”.
Nhân chuyện anh kể, nhớ lại, nhiều năm trước đã có ý kiến cho rằng các hội văn nghệ địa phương rất nhiều vấn đề? Và cũng có người phản biện giùm “sếp” Đăng Hạ rằng đấy là cuộc kinh doanh chân chính- có cung có cầu, chả nhẽ chỉ Hội Nhà văn “quốc doanh” độc quyền chi phối làng văn nghệ.
Đúng là khoảng chục năm trước, báo chí từng đặt ra vấn đề các hội VHNT địa phương “tồn tại hay không tồn tại”? Lúc ấy tôi đang làm ở hội Vũng Tàu. Nhiều ý kiến xác đáng quá, khiến mình phải nghĩ. Báo chí đặt vấn đề, các cấp có thẩm quyền chưa ai bảo xóa, nhưng thực tế thì Chính phủ từng có những thông tư, nghị định, nêu rõ đến năm này năm nọ sẽ ngừng cấp kinh phí cho các hội văn nghệ địa phương. Biên chế cán bộ cho các hội này cũng chỉ có “teo” lại, chứ dứt khoát không “phình” ra nữa.
Rồi mọi chuyện lại êm xuôi, cho đến tận hôm nay. Tranh cãi chuyện hiệu quả hay không rất khó. Anh thì bảo: Một năm tôi làm được vài cuộc triển lãm tranh ảnh, mở một trại sáng tác, in dăm ba cuốn sách, tổ chức vài đợt đi thực tế… cho hội viên, thế là hiệu quả. Anh khác bảo: Triển lãm cho ma nó xem! (vì vắng như chùa bà đanh), trại sáng tác chủ yếu để các bác hội viên đến nghỉ dưỡng; in sách thì phát không cho hội viên, còn lại chất đống trong văn phòng; đi thực tế thực chất là đi tham quan những nơi lạ, tổ chức gặp gỡ bù khú với đồng nghiệp… Thế mà là hiệu quả à? Nói tóm lại, “hệ quy chiếu” để nhìn nhận hiệu quả khác nhau, nên không thể phân định phải quấy với nhau được.
Riêng tôi, nếu được hỏi ý kiến, tôi sẽ nói: Nghĩ đi thì thấy tiếc tiền. Tiền triệu, tiền tỷ hẳn hoi. Nhưng nghĩ lại, nói trộm vía: Nếu xóa hội văn nghệ ở địa phương đi thì có lẽ những thứ không hiệu quả khác phải xóa trước!
Ngày trước Nguyễn Huy Thiệp trong một tiểu luận, có ý chế giễu “đám giặc già lăng nhăng thơ phú”, bị phản ứng cũng nhiều, rằng “chúng ta ai rồi cũng đến lúc già, kể cả ông Thiệp. Các cây bút cao tuổi mà còn cặm cụi lao động chạy đua với lớp trẻ thì tốt quá chứ, đáng kính trọng gấp hai lần. Hà cớ gì lại tẩy chay những người cầm bút đáng thương của kiếp cầm bút chúng ta”. Anh nghiêng về quan điểm nào?
Một câu của ông Thiệp không hiểu sao lập tức gợi ra trong đầu tôi hình ảnh của nhiều người. Rồi sau này, ở chỗ này chỗ khác, thấy sự hiện diện của nhiều người, tôi lại phì cười vì chợt nhớ ra một câu ấy!
Con số hàng tỷ đồng kinh phí chi cho các hội địa phương mỗi năm, rồi thường xuyên tổ chức trại sáng tác, in sách hội viên… có lẽ là hình thức ưu đãi, nâng đỡ một giới thường được hình dung là khá “hoàn cảnh”. Tuy vậy ở bên ngoài nhìn vào, như nhà văn hải ngoại Phạm Thị Hoài hàng chục năm trước, thấy: “Người viết văn trong nước sống sướng quá - được nhà nước, xã hội cưng chiều. Ở nước ngoài khó khăn khổ sở hơn rất nhiều”.
Nghe thế có vẻ như nhà văn ta sắp giàu to! Hoặc chí ít cũng có bát ăn bát để, nhờ vào đồng tài trợ của Nhà nước.
Thực tế không phải thế. Ở hội địa phương, mỗi năm nhận tài trợ từ nhà nước hàng trăm triệu, hàng tỷ thật (hội nhỏ như hội Vũng Tàu cũng khoảng trên dưới 500 triệu đồng, còn nghe nói một số hội lớn thì một vài tỷ). Nhưng tiền này phần lớn để chi vào các hoạt động chung của hội viên. Tài trợ cho cá nhân (để sáng tác, công bố tác phẩm) chỉ được mươi, mười lăm suất, mỗi suất chục triệu là nhiều. Hàng trăm hội viên, xoay cho hết vòng thì cũng phải năm, bảy năm mới đến lượt. Đa số nhà văn vẫn nghèo. Họ vẫn phải thường xuyên “chiến đấu” vã mồ hôi để nuôi vợ nuôi con đấy. Viết văn thì nhuận bút quá thấp. Phải xoay ra viết báo, viết kịch bản phim… Thậm chí có người phải làm nhiều việc không dính dáng gì tới viết lách.
Nói thế, nhưng thực tâm tôi vẫn thích coi văn chương là một nghề, như tất cả nghề khác. Phải có tài, phải chuyên nghiệp, phải sống được bằng chính cái nghề đó thì hãy làm. Còn nếu bất tài thì phải mau tìm cách bán xới đi mà làm nghề khác chứ?
Nhưng nhiều ông văn nghệ sĩ lại không nghĩ thế. Có cái mác “nhà” này “nhà” kia rồi là nghĩ ngay đến việc bám vú nhà nước. Tôi làm ở hội địa phương, có ông họa sĩ dọa: Không tài trợ cho ông, ông ứ vẽ nữa, ông đi bán phở! Tôi bảo: Tốt quá, nhà ông mặt tiền, ông mở quán đi là vừa, cho vợ con đỡ khổ, chứ tranh ông vẽ ra cứ chất đống trong bếp thế thì vẽ làm gì.
Vú nhà nước nhẽo lắm, ít sữa lắm, nhưng nhiều văn nghệ sĩ vẫn thích bám chằng vào là có thật.
Nghe thật cám cảnh. Song các “vĩ nhân tỉnh lẻ”- thứ đặc sản địa phương này, nếu là đặc sản thật, làm cho vùng đất đó thêm đáng nhớ. Ngày xưa trong bài ký “Nhan sắc phố phường” tôi cũng từng viết rằng “Các nhan sắc nổi tiếng của phố phường Hà Nội rồi phôi pha như lẽ tự nhiên nhưng không có họ, phố phường khá tẻ, như tỉnh lẻ mà thiếu vĩ nhân”.
Tuy nhiên một khi đã là đặc sản địa phương thật, thì chẳng cần hội đoàn vẫn có giá? Gần đây tôi đọc cuốn “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” của Nguyễn Trí một người chưa bao giờ là nhà văn, trải qua đủ nghề mưu sinh nhọc nhằn trong đó có đào vàng. Nhưng ông viết truyện ngắn đầy trải đời và ngồn ngộn chất liệu sống. Đó, đâu cần phải hội đoàn nào mới làm nên chuyện?
Tôi biết có ông nhà thơ ở tỉnh, in xong tập thơ đi đâu cũng khoe: Tôi được nhà nước đầu tư chục triệu để in tập này. Cả năm nay chỉ có anh Nguyễn Khải và tôi được thôi. Anh Khải viết văn xuôi thì được nhiều hơn (hồi ấy Nguyễn Khải chưa mất). Đến nhà in, ông khoe với anh “cò” (thợ sửa mo-rat) rằng tập thơ của ông phải in thêm 5.000 cuốn để gửi ra nước ngoài cho bà con Việt kiều!... Đại khái cứ dựng đứng lên như thế. Khoe đi khoe lại mãi, thản nhiên, trơn tru đến mức mình cảm thấy ông ta tin thế thật, và khối người tin theo. Những “vĩ nhân” như thế thì đương nhiên phải gắn bó với hội rồi.
Họ cũng là “đặc sản” của địa phương chứ, theo một nghĩa nào đó.
Anh thấy sao về dự kiến đề nghị UNESCO công nhận thơ lục bát là quốc thi?
Tôi thấy mâm bát. Cứ đà này thì không biết đến bao giờ mới đủ cỗ nhỉ? Chị lại làm tôi sực nhớ đến câu nói lúc nãy của ông Nguyễn Huy Thiệp đấy. Hi hi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét