Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

188 / 193 nước ủng hộ Cuba


Đại hội đồng liên hợp quốc bỏ phiếu về việc Mỹ cấm vận Cuba với kết quả áp đảo:
Tổng số 193 nước bỏ phiếu, trong đó có 2 nước đồng ý việc cấm vận, 188 nước phản đối và 3 nước không có ý kiến. Chúng ta xem thử trò chơi dân chủ trong Liên hợp quốc thú vị ra sao nếu Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.

Công dân Việt Nam ít vi phạm hình sự nhất trong số người nước ngoài tại Nga





© Photo: «The Voice of Russia»



Công dân Việt Nam thường ít vi phạm pháp luật Nga hơn so với những người nhập cư từ các nước khác. Đó là ý kiến khi phát biểu tại Duma Quốc gia của bà Ekaterina Egorova, phó giám đốc thứ nhất Cơ quan di trú Liên bang Nga.

Trả lời phỏng vấn Ban tiếng Việt đài "Tiếng nói nước Nga", bà Ekaterina Egorova nói:

“Người Việt Nam tại Nga hoàn toàn không phải là nhóm vi phạm hình sự. Nói như vậy không có nghĩa là họ không vi phạm luật nhập cư, nhưng họ không có khả năng thực hiện bất kỳ tội phạm bạo lực nào. Không quan sát thấy xu hướng vi phạm hình sự trong môi trường của họ.”

Trong một cuộc phỏng vấn với bình luận viên Aleksei Lenxov của chúng tôi, bà Egorova dẫn ra các dữ liệu chính xác. Năm ngoái, người Việt Nam tại Nga chỉ chiếm 0,2% tội phạm hình sự trong tổng số tất cả tội phạm người nước ngoài. Trong số tất cả người nước ngoài vi phạm luật cư trú và lao động bất hợp pháp, ngươi Việt Nam chỉ chiếm 2%. Phó giám đốc Cơ quan di trú LB Nga cho biết:

“Không có gì bí mật là ở Nga thường xuyên phát hiện các xưởng may đen có người Việt Nam làm việc. Nhưng lỗi này không chỉ riêng người lao động, mà còn là lỗi của những người đưa họ từ Việt Nam sang và các chủ Nga tổ chức các xưởng đen đó.”

Các xưởng may ngầm đã sử dụng phần lớn công dân Việt Nam, họ đã bị bắt giữ vào mùa hè này trong quá trình kiểm tra chợ, công trường xây dựng và các khu vực kho bãi Moskva. Sau đó họ được đưa về tập trung tại trại ở thủ đô Nga. Bà Ekaterina Egorova giải thích:

“Cảnh sát khi đó tiến hành kiểm tra các đối tượng, không chỉ bắt giữ người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp. Không đặt ra chỉ thị bắt giữ công dân một nước cụ thể nào cả. Nhưng tại địa bàn trên lại có các xưởng bất hợp pháp của ngời Việt Nam.”

Trong những tháng qua, nhiều xưởng đen như vậy đã bị phát hiện tại Moskva và ngoại ô. Hàng trăm người lao động Việt Nam bị bắt giữ. Đối với mỗi người trong số họ chúng tôi có cách tiếp cận riêng, bà Ekaterina Egorova nhấn mạnh:

“Chúng tôi không quyết định số phận họ theo kiểu chung chung. Bởi vì mỗi người có một số phận và hoàn cảnh riêng. Người nào có đầy đủ giấy tờ cần thiết thì được thả ngay. Người nào đến Nga bằng giấy phép du lịch mà ở lại lao động sẽ tiến hành làm thủ tục đưa về nước. Theo quy định, chi phí do chủ lao động chịu, hoặc có trường hợp thông qua ngân sách liên bang, nhưng không phổ biến.”

Người trả lời phỏng vấn đài chúng khẳng định rằng rằng người lao động nhập cư Việt Nam rất cần thiết cho nước Nga. Bà nói:

“Đó là những người lao động trầm tĩnh và chăm chỉ. Điều chính yếu là phải đưa họ vào với bộ phận lao động di cư hợp pháp để họ không bị bác lột tàn nhẫn. Ngày 31 tháng 10, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề này với các đồng nghiệp từ Bộ Công an Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng nỗ lực chung của chúng tôi sẽ giúp cải thiện tình hình hiện nay của người di cư Việt Nam ở Nga trở nên văn minh hơn.”

Trong vài ngày tới thỏa thuận liên chính phủ Nga - Việt Nam về lao động tạm thời của người Nga tại Việt Nam và người Việt Nam tại Nga sẽ có hiệu lực. Tài liệu này đã được Duma Quốc gia Nga thông qua.

Khép lại vấn đề phục hồi căn cứ hải quân của Nga tại Cam Ranh









Hãy chọn thứ tiếng


Liên bang Nga






© Flickr.com/JeriSisco/cc-by-nс-sa 3.0



Ông Vitaly Naumkin, giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho rằng cảng Cam Ranh của Việt Nam đã có thể Trạm hậu cần dành cho các tàu của Hải quân Nga. Tuy nhiên, vấn đề về sự phục hồi quy mô đầy đủ căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh sẽ không được đem vào chương trình nghị sự giữa Moscow và Hà Nội, ông Naumkin cho biết khi trả lời phỏng vấn "Interfax".

"Theo tôi, vấn đề này đã được đóng lại. Chúng tôi rời khỏi đó có nghĩa là đã đi hẳn,” - ông nói.

Tuy nhiên, ông Naumkin bày tỏ quan điểm rằng Việt Nam sẽ cho phép Nga sử dụng cảng như là một điểm dịch vụ hậu cần cho tàu của Hải quân, giống như cảng Tartus của Syria.

"Có thể tàu chiến và tàu của chúng tôi đến đó để tiếp nhiên liệu, nhận tiếp tế và sửa chữa nhỏ," – ông Naumkin nói.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng và an ninh Viktor Ozerov nói rằng thượng nghị sĩ ủng hộ việc khôi phục lại căn cứ hải quân tại Việt Nam. Năm 1979, Moscow và Hà Nội đã ký một thỏa thuận trong thời gian 25 năm về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là căn cứ của Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó đã trở thành trạm hậu cần 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại cảng có thể hiện diện đồng thời 10 tàu nổi, 8 tàu ngầm với cơ sở nổi, 6 tàu phụ trợ của Hải quân. Trong năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hợp đồng với Việt Nam và rút về trước thời hạn. Các binh sĩ cuối cùng của Nga rời vịnh Cam Ranh tháng 5 năm 2002.

Bí ngô mặt quỷ ghê rợn nhất đêm Halloween



Nhà điêu khắc Ray Villafane đã tạo ra những quả bí ngô mang mặt quỷ ghê rợn như vừa bước ra từ các bộ phim kinh dị.




Một tác phẩm điêu khắc bí ngô ấn tượng của anh Villafane.

Nhóm điêu khắc của Villafane còn có 2 thành viên khác là Andy Bergholtz và Chris Vierra. Mỗi mùa Halloween, 3 người lại tất bật chuẩn bị cho những buổi biểu diễn trên toàn thế giới. Năm nay, những quả bí ngô ấn tượng của họ đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Đức, Thụy Sĩ và Hong Kong (Trung Quốc).



Để làm được quả bí ngô có hồn như vậy, anh Villafane cần lựa chọn những quả đặc ruột nhất, trọng lượng của quả cũng là một yếu tố quan trọng.




































Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Tôi tín thác






Tôi tín thác vào bể khổ
Để hàng ngày lội lại lội qua
Vì biết kiếp này chưa ngộ
Nên tu chay, mặn ta bà

Tôi tín thác vào nhân quả
Để trồng cây sân ra trái si
Nên kiếp này vay mượn, quên trả
Nợ chưa mòn mà ta đã ra đi!

Tôi tín thác vào cõi hư vô
Để lỡ bước vô mà không hư
Nếu có hư thì hư thân ngoại
Còn “nội thất”: rau cỏ vô ưu!

Tôi tín thác tất cả vào em
Để mai kia mốt nọ tắt đèn
Em lo phúng điếu gom di chúc
Trộn tro chung. Lại khởi nghiệp duyên!

Tôi tín thác điều gì ở tôi?
Nhứt chín nhì bù lỡ vận rồi
Đường về đứt gánh, quê hương khóc
Tôi cũng khóc đây. Lục bình trôi!

Nghiêu Minh

Blog




Tương quan giữa người viết và người đọc là một tương quan lỏng lẻo. Người viết thường ẩn mặt và người đọc thường giấu mặt. Người viết bám lấy bàn viết hơn là xuất hiện ngoài đời thường. Hồi còn ở trong nước, sách từ tay người viết tới tay người đọc qua ngả trung gian của nhà sách. Quyển sách phất phơ giữa chợ, ai thương thì mang về. Người viết và người đọc lơ nhau. Ít khi người viết trông thấy một độc giả đọc sách của mình. Qua tới hải ngoại, vì không gian rộng lớn trải dài trên khắp các lục địa (chắc phải trừ Phi châu!), nhịp cầu trung gian của nhà sách coi bộ hụt nhịp, sách không tới tay người đọc. Người viết thường đích thân mang đứa con tinh thần tới tận tay người đọc qua các buổi ra mắt sách được tổ chức khắp nơi. Người viết phải lộ mặt và người đọc cũng hết giấu mặt. Ông Mai Thảo khi còn sinh thời không thích sự lộ mặt này của người viết. Ông bảo người viết phải ngồi bên bàn viết, còn sân khấu chỉ “dành cho Hùng Cường”!

Tung một cuốn sách ra giữa dòng đời, người viết không biết nó được đón nhận ra sao ngoài việc biết được sách bán chạy hay không. Sách được đọc ra sao, nâng niu thế nào, đọc xong phản ứng của người đọc ra sao, người viết mù câm. Vẫn có đó một khoảng trống bao la khó vượt qua. Đối với một tác phẩm văn nghệ được đăng trên những tạp chí văn nghệ, khoảng trống có ngắn bớt. Kỳ báo sau có thể có tiếng vang cho bài viết của mình.

Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc từng ra sách, từng làm báo in,cũng không thấy hoặc thấy rất ít dấu vết độc giả của mình. “Tôi làm báo từ lâu, ngay từ lúc mới rời Việt Nam sang định cư tại Pháp. Sang Úc, tôi cũng làm tờ Việt (1998-2001), tờ tạp chí văn học tiếng Việt thực sự chuyên nghiệp đầu tiên tại Úc. Ngoài ra, bài vở của tôi cũng được đăng tải trên hầu hết các tạp chí văn học ở hải ngoại. Rồi tôi viết sách. Viết khá nhiều. Và tất cả, theo các nhà xuất bản, đều thuộc loại bán được. Có thể nói, sau hơn hai mươi năm cầm bút, tôi có một lượng độc giả nhất định, chắc chắn không ít hơn bất cứ một cây bút chuyên về lý luận hay phê bình văn học nào. Vậy mà, trong một thời gian rất dài, tất cả các độc giả ấy đều giấu mặt, xa cách, vô danh, có cảm tưởng không hề hiện hữu bao giờ. Thì, thật ra, cũng có một số người lên tiếng đâu đó. Một số người viết thư hoặc gửi email đến tôi để bày tỏ cảm nghĩ này nọ. Nhưng, thứ nhất, con số ấy không nhiều; thứ hai, họ vẫn lên tiếng với tư cách cá nhân, thứ ba, hầu hết, nếu không nói là tất cả, đều là những người tán đồng hoặc ít nhiều mến mộ tôi; và thứ tư, họ vẫn là những độc giả cô đơn, khuất lánh: Tôi nghe họ như nghe những tiếng thầm thì, từ xa. Có khi xa lắc. Và chậm. Có khi thật chậm, nhiều lúc cả mấy năm, thậm chí, hàng chục năm sau khi bài viết đã đăng hoặc sách đã xuất bản. Nghe như những tiếng vọng muộn màng của một hòn đá ném vào hư không. Thăm thẳm”.

Nhưng từ khi có internet khoảng trống này thu hẹp lại nhiều. Qua điện thư hai bên đã có đối thoại nhưng đối thoại vẫn hạn chế trong hai cá nhân với nhau. Rồi các website được thiết lập, khoảng cách gần thêm chút nữa. Hầu như người viết nào cũng có những trang nhà riêng để post bài và liên lạc với độc giả. Khi thì trang nhà hạn chế trong các bài viết của chính mình như trường hợp trang nhà của tôi, khi thì cho đăng tùm lum các bài viết của người khác nữa như trường hợp các website của Du Tử Lê, Luân Hoán chẳng hạn. Nhưng cho tới khi các blog ra đời thì hai bên viết và đọc thân cận với nhau mới mật thiết.

Tại các trang blog, có mục comment dưới mỗi bài viết để các độc giả có thể để lại nhận xét hoặc ý kiến liền ngay sau khi đọc. Có những blog dành quyền lựa lọc trước khi cho comment xuất hiện, có những blog cho tự do tuyệt đối, người đọc nhận xét như thế nào là hiện nguyên con ngay lập tức trên màn ảnh. Mỗi loại có cái hay riêng. Kiểm soát trước sẽ tránh được những trường hợp của những comment viết quá đà. Không kiểm soát trước thì các commentphản ảnh trung thực và nhanh chóng hơn nhưng nhiều khi gặp những trường hợp quá khích không thận trọng khi viết.

Dủ thế nào thì khi mở blog, một tác giả cũng có cái thú biết được bài viết của mình được đón nhận như thế nào, điều mà với sách và báo in không thể có được. Đây là một cái thú hết sức hồi hộp. Thỉnh thoảng tôi có post bài trênblog của ông bạn Nguyễn Xuân Hoàng trong trang nhà của đài VOA. Bài của mình lên là có quyền trông chờ nhữngcomment của độc giả. Dù khen hay chê, dù bàn hay tán như thế nào thì cũng cứ khoái cái bụng. Ít nhất đã “gặp” được độc giả. Hòn đá mình ném đi đã có tiếng dội lại. Tiếng dội có ra sao cũng cứ mừng cái đã!

Ông nhà văn Nguyễn Quang Lập diễn tả nỗi mừng như vậy một cách hết sức hồn nhiên: “Thời đó còn Yahoo 360, mình thấy có mấy ông nhà văn cũng lập blog, nghĩ bụng mấy ông này buồn cười, khi không lại bờ lóc bờ leo, rõ là dở hơi chập mạch, hi hi. Thế rồi bỗng dưng mình nghiện blog từ khi nào không biết. Con gái học lớp 9 lập cho mình cáiblog, nói ba viết đi. Nó giục năm lần bảy lượt, nể con quá mới viết đại một entry ngắn. Viết xong post lên xong rồi cũng quên đi, không để ý. Ba bốn ngày sau sực nhớ mới mở ra xem, có tới mấy chục cái còm (comments- phản hồi, nhận xét) đổ xuống không biết tự lúc nào, thật quá ngạc nhiên. Đa số các còm đều chào hỏi và bình luận, có những bình luận rất sâu sắc, chẳng khác gì một bài phê bình ngắn gọn súc tích của giới phê bình chuyên nghiệp. Không ngờ văn học mạng có tính tương tác hay đến vậy. Xưa có một truyện ngắn đăng lên, giỏi lắm có vài cái thư bạn đọc, vài ba cú điện thoại bạn bè động viên chia sẻ. Thường thì ít khi nhận được những bình luận từ bạn đọc, tác phẩm đăng lên cứ như lọt thỏm vào hư vô, chẳng biết thiên hạ có đọc không, người ta khen chê thế nào. Văn học mạng hoàn toàn khác, chỉ cần mình post bài lên, vài phút sau đã thấy vài chục người, vài trăm người, thậm chí vài ngàn người vào đọc. Chừng một giờ sau bắt đầu nhận được vài chục cái còm, nếu cái mình viết có chút gì đó thú vị thì còm đổ xuống rào rào, một ngày có tới cả vài trăm comments, đặc biệt có entry số còm đổ xuống cả ngàn, không thèm nói ngoa”.

Vui thật vui. Thường thì ai cũng vậy, làm chuyện chi mà có người hưởng ứng, nếu vỗ tay thì càng hay, thú vị hết biết. Mình không cảm thấy cô đơn giữa cuộc đời. Làm văn nghệ được độc giả chú ý tới, đã hết biết! Chỉ có ở thời đại này, thời của blog, sự tương tác giữa người viết và người đọc mới thắm thiết, rộn rã. Đó là chất xúc tác làm cây viết (hay ngón tay?) của mình hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhà văn Nguyễn Quang Lập cho biết là trong bốn năm viết blog,số trang viết của ông gấp đôi số trang viết của 30 năm cẩm bút cộng lại. Được vậy vì blog có cái thần riêng. Lậm vào là mê.

Blog là một không gian tươi rói. Những bài viết trên blog thường là những bài có tính thời sự nóng bỏng. Nói một cách dân dã, đọc blog như vừa ăn vừa thổi. Vậy nên người viết và người đọc đều thú vị như nhau. Người viết khi tung bài lên blog thường nín thở theo dõi phản ứng của người đọc. Càng nhiều comment càng khoái. Khoái tới nỗi có những người “phục còm”, nín thở chờ mong những phản hồi của người đọc. Nhiều khi chờ còm còn hồi hộp hơn chờ người yêu! Vẫn ông chủ blog Quê Choa Nguyễn Quang Lập suýt soa: “Hạnh phúc của nhà văn là được bạn đọc đón đợi và chia sẻ, hơn ba chục năm cầm bút chưa khi nào mình mới được tận hưởng hạnh phúc của nhà văn như thời này. Đã quá trời!… Bây giờ thì nghiện rồi, nghiện nặng. Lắm khi mệt mỏi quá cũng muốn bỏ nhưng không cách sao bỏ được. Nói ra dại mồm, bỏ vợ còn được chứ bỏ blog thì không thể. Đi đâu lâu lâu là nôn nao muốn về nhà để vàoblog xem sao, xem được bao nhiêu còm, bao nhiêu pv (lượt người truy cập). Thấy nhiều người còm, pv tăng vù vù, sướng cái lỗ rốn kinh khủng. Xưa mới mở blog, những ngày đầu thấy pv một, hai trăm đã sướng củ tỉ. Một ngày có một, hai trăm lượt người vào đọc cái của mình đâu phải chuyện đùa. Đến khi pv lên đến một ngàn/ ngày thì tâm hồn treo ngược cành cây. Đến bây giờ pv mỗi ngày vài chục ngàn, hơn 10 triệu lượt người viếng thăm, thật còn hơn cả một giấc mơ”.

Những độc giả chịu khó viết phản hồi được gọi là những…còm sĩ cũng “lên đồng” với nhà văn. Họ cũng say sưa dự phần vào việc viết. Trò chuyện với nhà văn chán, họ xoay qua trò chuyện với nhau. Vậy là có những còm sĩ viết qua viết lại tranh luận bàn tán với nhau khiến ranh giới giữa người viết và người đọc bị xoá mờ. Không còn người viết và người đọc. Họ hoà đồng vào cùng viết về một vấn đề nào đó. Nhà văn thu hẹp vị trí thành người khơi mở vấn đề, sau đó các còm sĩ tranh luận rộn rã với nhau. Có những còm sĩ hăng hái comment đều đều trở thành một cái tên quen thuộc chẳng kém gì tên tuổi của nhà văn. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nói về hiện tượng tan hoà của người viết người đọc này: “Gần đây, mỗi lần tôi nói chuyện với bạn bè hay có khi chỉ là người quen tình cờ gặp gỡ đâu đó, đề tài hầu như bao giờ cũng xoay quanh các bài viết của tôi trên blog. Thì cũng bình thường. Trước kia, cũng thế. Phần lớn các bài viết của tôi đăng hoặc trên báo in hoặc trên website đều có khá nhiều phản hồi và cũng là đề tài trong các buổi chuyện gẫu. Nhưng từ ngày tôi viết trên blog thì khác. Người ta không chỉ nói về bài viết của tôi. Mà còn, có khi, nhiều hơn, về các ý kiến phản hồi ở dưới mỗi bài. Nhiều người khoe là mỗi ngày họ vào blog không phải một mà là hai, ba, hoặc, thậm chí, năm bảy lần. Dĩ nhiên không phải để đọc lại bài viết của tôi. Mà là để theo dõi các ý kiến đóng góp của bạn đọc. Và người ta nhớ tên một số người thường đóng góp ý kiến. Người ta bình luận. Người ta phân tích không những cái đúng cái sai mà còn cả các hậu ý, có khi là hậu ý chính trị, đằng sau các ý kiến ấy. Nhiều buổi nói chuyện để lại trong tôi ấn tượng là người ta không quan tâm mấy đến bài viết của tôi mà chỉ tập trung vào các ý kiến của người đọc. Đó là một điều lạ”.

Blog, như vậy, trở thành một mạng xã hội. Các chế độ độc tài bưng bít tin tức thấy sức mạnh của blog nên cũng phải nhanh chóng xía vô. Họ xua một số người ra làm còm sĩ với nhiệm vụ bênh vực một cách kín đáo cho chế độ. Dần dần họ có cả một đội ngũ những người chuyên đóng vai độc giả viết còm để mong hướng dẫn dư luận có lợi cho họ. Đó là đội ngũ mà dân còm sĩ gọi là “dư luận viên”. Đội ngũ này càng đông khi các blog phê bình, chỉ trích nhà nước độc tài bưng bít dư luận càng nhiều. Đó là những blog được gọi là “lề trái”, blog của những người không chấp nhận thân phận một đoàn cừu ngoan ngoãn đi theo chế độ. Đó là những blog như Quê Choa, Anh Ba Sàm, Bô Xít Việt Nam, Dân Làm Báo… Càng ngày càng xuất hiện nhiều. Vô số kể. Một hàng ngũ các blogger công khai chống đối chế độ không cần giấu giếm. Họ thuộc đủ thành phần, đã từng đi theo chế độ cũng có, từng chống đối chế độ cũng có, thanh niên sinh viên yêu nước cũng có. Thành phần trẻ chiếm đa số. Những con người can đảm này không một chút sợ sệt. Họ dùng tên thật, công khai địa chỉ, số điện thoại. Họ hiên ngang kết hợp nhau lại, truyền sức sống cho nhau, người này bị bắt có người khác đứng lên. Tù đầy chằng là cái đỉnh chi với những con người quả cảm này. Tên tuổi của họ nay đã đậm nét trong lòng những người yêu nước. Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Phương Bích, Điếu Cày, Người Buôn Gió, Tô Hải…Số lượng những con người bất khuất ngày càng đông. Nhiều lắm, kể ra không hết. Có những người đã bị tù tội có án, có những người bị theo dõi trù dập, có những người bị công an giả danh côn đồ, hay côn đồ được thuê, đón đường đánh đập tàn nhẫn. Máu me đã đổ, thương tích đã khắc lên thân thể những người không một tấc sắt trong tay. Vậy mà họ vẫn kiên trì, bước lên trên những trò ti tiện, đểu cáng mà đi.

Tôi vừa đọc được trên blog “Dân Làm Báo” một vụ “cướp giật” mới nhất. Nạn nhân là blogger Nguyễn Hoàng Vi. Cô kể lại: “Đêm qua, sau khi từ nhà bạn tôi về quán cafe của mấy đứa em. Tôi đi bộ ra đầu đường đón xe về nhà mẹ. Ra đến đầu đường hẻm thì đã có 4 thanh niên tuy lạ mà quen ngồi trên 2 xe máy chờ sẵn. Tính tôi cũng thích đi bộ mỗi khi được theo. Nên khi những người này theo, tôi mặc kệ, cứ đi bộ từ từ kiếm xe. Qua ngã tư Nguyễn Oanh & Phan Văn Trị ở Quận Gò Vấp, thì một xe bất ngờ áp sát gần tôi. Người thanh niên ngồi sau nắm tay tôi lôi đi một đoạn rồi giật phăng dây túi xách tôi đeo trên người rồi chạy mất. Xe còn lại cũng chạy lướt qua tôi rồi nhanh chóng biến mất. Tôi chạy theo la “Cướp! Cướp!” nhưng không kịp. Có người đến giúp xem tôi có bị làm sao không và gọi báo người nhà. Trong lúc đợi người nhà, một xe chở hai thanh niên đi theo mà không có tham gia giật đồ của tôi quay lại, đứng phía bên kia đường nhìn tôi nhếch mép cười. Đợi người nhà lâu, tôi thì đau cả người nên có người đã giúp đỡ đưa tôi về nhà. Về đến nhà, ngay lập tức tôi nhờ bạn tôi định vị giúp cái IPad của tôi đã bị cướp đang ở đâu (qua phần mềmFind My iPhone) thì bạn tôi báo là không tìm được vị trí vì có thể đã bị tắt nguồn, tháo sim ra rồi.”

Trả lời cho câu hỏi về “lạ và quen” của bốn khuôn mặt kẻ cướp trên hai xe gắn máy, Nguyễn Hoàng Vi nói: “Lạ vì tôi chẳng biết họ, nhưng quen vì họ hay đi theo tôi ngày này qua ngày nọ, cả ngày lẫn đêm mỗi khi tôi rời khỏi nhà, nên riết tôi quen mặt nhưng mà không biết tên tuổi, thông tin gì của họ cả. Thỉnh thoảng tôi có gặp mặt họ ở một vài sự kiện như biểu tình, tham dự phiên tòa, dã ngoại nhân quyền…”

Chẳng phải đây là lần đầu blogger này bị làm khó. Trước đây Nguyễn Hoàng Vi đã bị bắt vào đồn công an, bị lột hết quần áo. Cô đã quen với thân phận của người yêu nước ngày nay trong xã hội vô cảm của tà quyền. Bị liên miên đánh đập và làm nhục như vậy, cô có sợ không? Sức mấy!

Vẫn cứ hiên ngang đường ta ta cứ đi. “Vụ cướp đêm hôm qua làm ảnh hưởng và gây cản trở ít nhiều đến những việc tôi đã, đang và sẽ làm. Nhưng nó không thể làm tôi ngưng hoạt động được. Mà ngược lại, nó nhắc nhở tôi phải cẩn thận, có ý thức và trách nhiệm hơn với những việc tôi đang làm. Và phải nỗ lực hoạt động hơn nữa. Tôi không có nhận định gì ngoài việc tự rút ra bài học cho bản thân và cũng muốn chia sẻ để mọi người chú ý cẩn thận và đề phòng với mọi chuyện có thể xảy ra thôi”.

Tất cả những blogger đều can đảm như Nguyễn Hoàng Vi. Họ đã bước ra ngoài chiếc computer. Họ dấn thân. Chưa bao giờ tôi thấy chữ “dấn thân” nhọc nhằn như vậy. Cũng chưa bao giờ tôi thấy chữ “dấn thân” cao quý đến như vậy. Tôi ít khi đội mũ nhưng vẫn có cách ngả mũ riêng. Nghĩ tới họ và tự thẹn với mình!

10/2013
Song Thao

Nho Giáo - Việt Nam đang cần học chổ nào ?



Việt Nam ta, văn hóa gốc là văn minh lúa nước, tuy nhiên với hơn 1000 năm đô hộ đồng hóa cùng nhiều cuộc xâm lăng lớn nhỏ của các triều đại Trung Quốc thì không thể phủ nhận sự du nhập, giao thoa và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà chủ đạo là Nho giáo lên văn hóa nước ta.


Đến thế kỷ 20, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, Nho giáo mất vị thế, thậm chí bị bài trừ ở ngay tại Trung Quốc trong thập niên 1960-1970. Ở nước ta cũng vậy. Theo lẽ thường, những gì đã qua, người ta thường cho là cổ hũ, lạc hậu và đi đến phủ định toàn bộ. Phủ định xã hội phong kiến, phủ định luôn Nho giáo.


Lại nữa, ký ức 2000 năm của dân tộc hiện hữu với sự đe dọa chủ quyền đến từ Trưng Quốc, gần đây và bây giờ là sự căng thẳng ở Biển Đông, khiến cho người Việt có tâm lý ghét Trung Quốc. Và cũng theo lẽ thường. khi ghét, người ta bài trừ, và bài trừ toàn bộ, bài trừ Trung Quốc, bài trừ luôn Nho Giáo.


Nay xét thấy :


Trong lịch sử, dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ.


Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụn bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư... cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại quốc cũng khen ngợi.


Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo.


Lại nữa, một hệ tư tưởng tồn tại hơn 2500 năm, và hiện tại vẫn đang duy trì được một sức ảnh hưởng sâu rộng, được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, văn hóa ... trên thế giới bỏ công nghiên cứu thì tư tưởng đó khó lòng mà nói là "tư tưởng vứt đi" được.


Chúng ta luôn cầu sự tiến bộ, muốn tiến bộ thì cần học hỏi, học hỏi thì cần gạn lọc để tìm chổ hay, chổ phù hợp với hoàn cảnh của mình mà học, đó là lý do tôi viết bài này trình bày chổ hiểu vốn chưa nhiều (nhưng cũng tự nghĩ là tìm thấy chổ trọng tâm mình cần) của mình về Nho Giáo, rút ra cái chổ cần học theo suy nghĩ tạm thời của cá nhân. Cũng là nhân khi Việt Nam cho mở viện nghiên cứu về Khổng Tử vậy.


Tìm chổ học, chúng ta cần tìm đến cái chân tướng của lý thuyết ấy, việc chỉ nhìn bề mặt, hiện tượng cũng rất dễ dẫn đến sự phủ định một cách nông cạn. Ví như chổ Đạo Phật, nhiều người không nghiên cứu về Kinh - Luận hoặc nghiên cứu mà không hiểu được đến chổ nghĩa cùng tột của Kinh Luận, chỉ thấy một số hiện tượng như có nhiều người tới chùa cầu tài, cầu tự, cầu duyên ... mà quy kết Đạo Phật là mê tín, điều lạ lẫm nhất trong tư tưởng Phật Giáo.


Nay cũng thế, muốn tìm chổ học được của Nho Giáo, ta tìm về cái tư tưởng thật sự của Khổng Tử.


Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Đức Khổng Tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ngài bằng các ghi chép do các học trò của ngài để lại.


Lại nữa, khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc liền thực thi chính sách "đốt sách chôn Nho", đây là sự kiện khiến cho Kinh, sách bị thất truyền thất bản khiến đời sau có nhiều chổ hiểu lệch lạc.


Nhà Hán lập quốc, khôi phục Nho giáo, từ đây về sau, Nho giáo trở nên cực thịnh ở Trung Quốc, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt xã hội. Nhưng cũng vì 2 nguyên nhân kể trên, cũng như để phù hợp với trình độ nhận thức của từng thời kỳ, thêm nữa là những thủ đoạn lợi dụng Nho giáo để trục lợi chính trị mà Nho giáo có nhiều chổ biến tướng sai khác, có xu hướng cực đoan hóa.


Trong quá trình đó, có 2 bước ngoặt, tạo ra nhiều hệ phái trong đó có Hán Nho và Tống Nho.


Từ đời Xuân Thu Chiến Quốc về trước, quân quyền chưa thịnh, vả bấy giờ ở TQ, học thuyết chia ra nhiều phái, không phải một nhà nho mà thôi. Kế đó, nhà Tần thống nhất thiên hạ, Thủy Hoàng đặt ra những cái lễ "tôn quân ức thần", quân quyền mới mạnh lên.


Nhà Hán nối lấy, y theo cả lễ pháp nhà Tần, lại bãi bỏ cả chư tử bách gia mà bắt thiên hạ chỉ tôn một Khổng giáo, ấy là nhà Nho cũng nhờ quân quyền mà được mạnh.


Nghề thế, chén tạc phải có chén thù, nhà Nho mới càng tìm cách để quân quyền ngày một thịnh. Vua Hán hội chư nho gia viết sách Bạch Hổ Thông, các nhà nho đã mang sẵn tấm lòng đền ơn trả nghĩa, việc biên tập sách ấy lại thuộc dưới quyền quân chủ nữa, thì sinh ra ra thuyết Tam Cang.


Tam-Cang là: Quân-thần, Phụ-tử, Phu-phụ. Vua tôi, cha con, chồng vợ; Chúa ở với tôi có đạo-đức, thì tôi thờ chúa mới tận kỳ trung; Cha ở với con từ-thiện, thì con thờ cha chí hiếu; Chồng giữ trọn nghĩa với vợ, thì vợ phải thủ tiết thờ chồng ấy là Tam-cang tức là đời có Ðạo.


Theo thuyết ấy thì vua, cha, chồng như là trọng, còn tôi, con, vợ thì khinh. Một bên có quyền, nhưng không cần nghĩa vụ, một bên kém quyền nhưng lại nặng nghĩa vụ với bên kia.


Đẻ sau mà khôn trước! Từ đó các vua, triều đại thay đổi nhau nhưng vẫn trọng thuyết tam cang để gia cố quyền lợi cho mình, thành ra không bao lâu mà nó đè sấp cái thuyết ngũ luân của Khổng Tử. Cho đến bây giờ ai cũng nói “cang thường”, “cang luân” hay là “tam cang ngũ thường”.


Tống Nho cũng theo thuyết Tam Cang ấy, nhưng có nhiều chổ phát triển lên cực đoan hơn và hình thức hơn, làm cho tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử đang truyền mà gần như là bặt truyền.


Vậy, những gì là tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử và Nho Giáo ?


Khổng Tử dạy có Ngũ Luân rằng : “Vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bầu bạn : năm điều ấy là đạo thông trong thiên hạ vậy”, “Vua phải đạo vua, tôi phải đạo tôi, cha phải đạo cha, con phải đạo con”, “Làm vua người, đỗ ở nhân, làm tôi người, đỗ ở kính, làm con người, đỗ ở hiếu, làm cha người, đỗ ở từ, giao với người, đỗ ở tín”.
Như vậy chúng ta thấy, tư tưởng của Khổng Tử không hề có sự nâng một bên lên, hạ một bên xuống mà khi nào cũng đối đãi với nhau. Bên nào cũng được buộc cho một cái bổn phận đối với bên kia, chẳng qua bổn phận tùy theo địa vị mà khác. Đó chính là BÌNH ĐẲNG CÓ TRẬT TỰ vậy.

Học thuyết của Khổng Tử lập nên trên một chữ “nhân”. Nhân thì yêu người, yêu người thì cứu người. “Hiếu đễ là gốc sự làm nhân”, rồi suy đến “rộng ra ơn và giúp chúng”, cái mục đích của nhân là ở đó. Phương pháp thì là, bắt đầu từ cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, rồi đến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. “Từ thiên tử đến thứ nhân, hết thảy đều lấy tu thân làm gốc”. Nhờ cái gốc vững vàng mà hành động đúng đắn, mọi người ở với nhau như “đo vuông”, nghĩa là bốn bên không lấn nhau mà xã hội được yên ổn thái bình.

Trong chữ “nhân” có nghĩa bình đẳng. Vì chữ “nhân” bởi chữ “nhị là hai” và chữ “nhân là người” ráp lại. Cho nên nhân, nghĩa là cái lòng yêu thương, kính trọng của hai người đối với nhau, mà cũng là cái bổn phận của hai người đều phải có. Vì vậy mà trong ngũ luân, mỗi một luân, bên này phải có bổn phận đối với bên kia. Nếu chếch đi một bên thì mất cân bằng mà không gọi là nhân được. Nhờ một chữ nhân đó, mọi người ở với nhau đằm thắm, ấy là cái phước lớn của nhân loại. Đó chính là BÌNH ĐẲNG CÓ TRẬT TỰ vậy.

Tiếc rằng, Việt Nam ta chịu ảnh hưởng, nhưng lại là ảnh hưởng của Hán Nho, Tống Nho nên những gì tàn sót lại đều được cho là hủ lậu, không mấy có ấn tượng tốt đẹp với người đương thời.

Nay muốn học, nên học cái bình đẳng có trật tự ấy. Vì sao ?

Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau.

Dễ thấy, trò không còn là trò khi chẳng chịu lo học lại còn hỗn với thầy, thầy cũng chẳng còn là thầy khi chẳng làm gương cho trò, cha mẹ bỏ bê con cái, con cái lại chẳng biết đường hiếu kính, làm dân tính đủ đường lách luật, trốn thuế, chống người thi hành công vụ, hối lộ viên chức, làm cán bộ thì nhũng nhiễu, quan liêu, tham nhũng, tắc trách ... Mỗi người đã không giữ đạo cho riêng mình, trật tự mất đi, các giá trị đạo đức cũng tự đó mà băng hoại.

Nay ứng cái sự bình đẳng có trật tự ấy để biết, mỗi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau, có nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội như nhau, nhưng phải giữ "trật tự", con phải đúng là con, cha mẹ phải đúng là cha mẹ, cán bộ phải đúng là cán bộ, dân phải đúng là dân, chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ.

Nếu hỏi định nghĩa nào cho "thầy", "trò", "chồng", "vợ" ... thì câu trả lời tất nhiên là những chuẩn mực của xã hội đương thời dành cho địa vị ấy, chứ không thể áp dụng chuẩn mực cũ được, học có gạn lọc là như vậy.

Nói thêm rằng, song song với việc nghiên cứu, chắt lọc được cái đáng học ở Nho Giáo (mà theo cá nhân minh là chổ kể trên) thì cần xóa đi cái cái ảnh hưởng tiêu cực thâm căn cố đế của Hán Nho, Tống Nho lên xã hội đương thời, có như thế mới phát huy được hết tác dụng.

Kể ra đây 3 điều cần sớm gạt bỏ :

Thứ nhất : Tư tưởng khinh nông, dễ dàng nhận thấy tư tưởng của người nông dân ngay nay thường là "nghèo cũng phải cho cu Tèo đi học", "đi học lấy cái chữ, mà thoát khỏi cái cày con trâu con ạ" ... , những người thành đạt cũng từ đó mà sinh ra tâm lý khinh nhờn nghề nông, nhà nước thì "công nghiệp hóa, hiện đại hóa", có quan tâm nông nghiệp cũng đang trong tâm lý "nghĩa vụ phải làm". Đây rõ ràng là ảnh hưởng tiêu cực từ Nho Giáo.

Câu hỏi đặt ra là sao không đào tạo nông dân để từ đó có được những người làm nông tay nghề cao, đầu tư cho nông nghiệp để có được những sản phẩm chất lượng cao, mà lại xa rời nông nghiệp vốn là văn hóa gốc rễ của dân tộc.

Thứ hai : Bệnh học chữ, đời xưa, học chữ, thi đỗ, ra làm quan, đời nay cũng cầu cái chữ để cốt tiến thân lập nghiệp, giáo dục cũng thiên về dạy cái chữ, thành ra xã hội nhiều người nói hơn người làm, thừa thầy, thiếu thợ. Đây cũng là một cái ảnh hưởng của nho giáo.

Ngày nay, không chỉ học "cái chữ" mà kĩ năng thực hành, tinh thần, thể chất cũng cực kỳ quan trọng, phải có sự cơ cấu lại, bổ sung thêm, cải cách nền giáo dục để bỏ đi cái tàn sót tư tưởng này.

Thứ ba : Thói quen nịnh trên hiếp dưới, Hán Nho, Tống Nho hình thức hóa Nho Giáo, trọng thứ bậc, giai cấp cấp xa hội, khiến cho kẻ dưới sợ kẻ trên mà sinh xu nịnh, kẻ trên khinh kẻ dưới mà sinh hiếp đáp. Tàn sót đến tận ngày nay.

Vì vậy, phải làm cho dân hiểu luật, nắm bắt được quyền của mình mà không e sợ người trên, thủ tục hành chính đơn giản để dân không thấy phiền hà mà cầu cạnh. Răn đe đủ với người có quyền mà tắc trách, quan liêu.

Ngoài 3 điều ấy, tất nhiên còn nhiều chổ khác nữa, nhưng có lẽ thật khó hệ thống vì nó quá rộng, ở mọi khía cạnh của cuộc sống, vậy nên xin phép không kể ra.

Đông Tuyền

Khi Nhân Quyền Bị HRW Lợi Dụng



Nhân quyền nói một cách dễ hiểu là quyền con người, là những quyền tự nhiên của con người. Đó là những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một khi những quyền ấy theo luật tự nhiên thì nó phải đương nhiên phải được tồn tại không thể bị tước bởi bất cứ ai, bởi bất cứ chính thể nào. Từ thuở hồng hoang loài người đã từng được hưởng quyền bình đẳng ấy một cách đầy đủ nhất, trong sáng nhất. Sự chiếm hữu, sự áp đặt…không tồn tại ở thời kỳ này, ấy vậy mà từ khi loài người bước vào xã hội có tổ chức thì món quà mà tạo hóa ban tặng đã trở nên đắt giá, nhân loại đã phung phí biết bao nhiêu công sức kể cả máu xương với mục đích tìm lại cái quyền tự nhiên thuở hồng hoang đó. Chính luật tự nhiên thuần khiết đó đã bị mọi chính thể vi phạm bởi các luật thực định, luật thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Đã 68 năm trôi qua kể từ ngày 2-9-1945 khi bản “Tuyên ngôn độc lập vang lên trên Quảng trường Ba Đình, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang mới, từng bước tạo ra thế và lực mới, vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế phát triển năng động ấy, bên cạnh những thuận lợi, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi mà những kẻ thiếu thiện chí luôn sử dụng những chiêu bài dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền…nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước. Trước những thủ đoạn đó, những lời suy rộng trong Tuyên ngôn độc lập năm nào lại vang lên khẳng định lại ý chí của toàn dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và “Toàn thdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Các thế lực chống đối Việt Nam đang lợi dụng vấn “dân chủ”, “nhân quyền chống phá Việt Nam quyết liệt. Gần đây, trong tiến trình toàn dân góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xuất hiện một số đòi hỏi, yêu sách mang tính cực đoan rằng: Nhà nước phải cho người dân được tự do bày tỏ quan điểm chính trị, tự do lập hội, hội họp, biểu tình, tự do ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, tự do hoạt động tôn giáo…Họ đã ráo riết tuyên truyền và hoạt động bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành. Thậm chí, họ cũng không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, chính luật nhân quyền quốc tế cũng ghi rõ một số quyền có thể bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và tự do của người khác. Họ đã cố tình đổi trắng thay đen, vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước rêu rao “dân chủ, nhân quyền bị vi phạm, tín ngưỡng tôn giáo bị cấm đoán và “nhân dân phải sống trong đói khổ, bị sự ức hiếp, ai oán…” Ngày 24-10-2013 một văn thư của tổ chức HRW (Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền) gởi tới Quốc Hội Việt Nam nhân khi các đại biểu cơ quan lập pháp Việt Nam nhóm phiên họp nhằm xem xét và bỏ phiếu với các nội dung sửa đổi hiến pháp từ ngày 23 tháng này đến ngày 30 tháng 11 -2013 đã có những lời lẽ như: “Quốc Hội Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử, bất kỳ mệnh lệnh của đảng cộng sản đương quyền, hãy tận dụng thời cơ này mang lại sự thay đổi ý nghĩa cho hiến pháp cũng như cho một cơ chế pháp lý vốn luôn chối bỏ những quyền căn bản của người dân một cách có hệ thống” ?! Ông Philip Robertson, phó giám đốc Phân Ban Châu Á của tổ chức HRW đã có những phát biểu hồ đồ rằng: “Quốc hội nên tận dụng cơ hội này bảo đảm chắc chắn rằng diện mạo mới của bản hiến pháp được cải tiến phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Từ lâu Việt Nam đã ký kết Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền song trên thực tế điều đó không biến luật pháp Việt Nam thành một hệ thống pháp lý bảo vệ quyền con người theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế, và hiến pháp Việt Nam cũng đi theo con đường đó. Căn cứ vào Điều 4 Hiến Pháp chẳng hạn, khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, và bây giờ đang cầm quyền này đang muốn quốc hội bỏ phiếu vì những thay đổi hiến pháp, thì người ta có thể thấy rồi ra quyền dân sự và quyền chính trị của người dân sẽ một lần nữa bị khước từ bởi qui định một đảng duy nhất cầm quyền sẽ không thay đổi. Như vậy, đảng cầm quyền sẽ mặc sức can thiệp vào những phong trào dân chủ và nhân quyền của các tổ chức dân sự và tổ chức chính trị như đã làm trước nay”.?! HRW đã có dã tâm khi đưa ra những nhận định trên, âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy đâu là sự thật, đâu là bịa đặt giả dối đầy mưu đồ của tổ chức này ? Là những người dân của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã từng chịu nhiều tổn thất về nhân quyền do ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, quốc gây ra, nhân dân Việt Nam luôn ý thức rằng, quyền con người đầu tiên và cơ bản nhất là quyền được sống trong một đất nước có chính quyền, tự do và độc lập. Quyền con người là thành quá trình phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, quyền con người còn mang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hoá và tôn giáo. Chính từ những đặc điểm này mà trên thế giới tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người.

Việt Nam đã tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 8 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và nhiều công ước về quyền lao động, đang nghiên cứu gia nhập Công ước chống tra tấn. Bên cạnh việc tham gia các diễn đàn đa phương, nhất là một số cải cách của Liên hợp quốc về quyền con người. Việt Nam còn thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người, như đối thoại nhân quyền thường niên, triển khai các dự án hợp tác, chủ trì đăng cai tổ chức một số hội thảo, hội nghị quốc tế về nhân quyền. Các hoạt động hợp tác quốc tế nói trên đã góp phần tích cực vào việc quảng bá, tuyên truyền đến cộng đồng quốc tế về thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Qua đó, bạn bè và cộng đồng quốc thiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật và thực thi nhiệm vệ bảo đảm nhân quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và giải tỏa những thông tin không đúng về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Thực tế lịch sử Việt Nam khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay chứng minh rõ ràng rằng, chỉ khi dân tộc được tự do thì nhân quyền mới có cơ sở thành hiện thực. Cũng chính lịch sử giữ nước lâu dài của dân tộc đã cho thấy, bất kỳ sự chống phá, can thiệp nào từ bên ngoài, dù núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền hay bất cứ chiêu bài nào khác, cũng sẽ thất bại trước sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam. Họ không thừa nhận tính đặc thù của quyền con người, cho rằng quyền con người chỉ là giá trị chung không phụ thuộc vào pháp luật hay đạo đức của bất kỳ xã hội nào và phải được áp dụng với những chuẩn mực và phương thức đồng nhất mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hoá. Họ rêu rao quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, tuyệt đối hoá quyền tự do cá nhân, đặc quyền của cá nhân cao hơn chủ quyền của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh làm rõ âm mưu thâm độc này. Xây dựng nhà nước dân chvà pháp quyền, nâng cao dân trí ai ai cũng phải đặt mình dưới Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, được làm tất cả mọi việc mà pháp luật không cấm.
Các quyền con người được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được luật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy hơn cùng với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tquốc tế. Quan điểm về quyền con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hoá dân tộc và xem xét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi . Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chương v “Quyền con người” được đưa từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 2, Sự thay đổi thực tế này cũng phản ánh ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong thực hiện quyền con người, vừa phản ánh rõ nhận thức chân xác hơn của chúng ta về vị trí, tầm quan trọng về quyền con người, vừa phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế. Quyền con người được bổ sung vào cùng với quyền và nghĩa vụ công dân. Dự thảo cũng đã xác định rõ trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Qua kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, Đảng khẳng định rằng, Đấu tranh chống các thế lực thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc cũng là nhằm giành quyền tự do cho cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Ngày nay, quyền con người đẫ được quốc thóa về nhiều mặt nhưng việc bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu, vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này đã được Liên hợp quốc quy định trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Mặt khác, Hiến chương Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh “Không quốc gia nào , kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia”.
Xã hội vận động và phát triển bao giờ cũng do những cá nhân sống và hoạt động, theo đuổi những lợi ích khác nhau. Nhưng, chính những nhu cầu, lợi ích, mục đích, hoạt động ấy của con người lại bị ràng buộc trong mối quan hệ với những người khác, với xã hội. Do đó, nó luôn luôn bị chi phối bởi cái tất yếu trong mối quan hệ nhân quả. Giải quyết thoáng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là vấn cốt lõi của động lực phát triển xã hội. Lịch sử cho thấy bất cứ quốc gia nào, vấn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng đều có xung đột những mức khác nhau. Giải quyết những xung đột ấy, điều chỉnh nó sao cho có sự hài hoà tương đối, cùng chấp nhận được”, không gây xáo trộn trật tự xã hội hiện hành, Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền con người, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan hóa các quyền cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo về các quyền của mọi cá nhân? Một thực tế không thể phủ nhận, rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền và tựdo, nhưng nhất thiết không phải là những quyền, tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân đều có các quyền và tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của các cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự nhiện, mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Người dân Việt Nam kiên quyết phản đối cái gọi là “góp ý’ mà một số cá nhân tổ chức luôn luôn thiếu thiện chí với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền đưa ra, cũng như việc lợi dụng vấn nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng bị chính dư luận nhân dân trong nước yêu chuộng hòa bình và công lý lên án mạnh mẽ.

Hoa Kỳ 27-10-2013
Amari TX

Hãy nói, “Mình lại yêu nhau… thêm một lần nữa!” với người bạn yêu




Tôi nhớ đến một câu danh ngôn nổi tiếng, “Không phải tình bạn nào cũng biến thành tình yêu nhưng tình yêu trong sáng luôn xuất phát từ tình bạn đẹp”.

“Có những khi thượng đế ban tặng cho ta một thứ tình cảm thiêng liêng mà không phải tình yêu nhưng nó giúp ta mạnh mẽ và có sức mạnh hơn khi đương đầu với nỗi buồn, sự sợ hãi của cuộc sống. Những tình cảm đó như sợi dây vô hình không bao giờ mất đi nếu ta biết trân trọng và luôn đặt bên mình. Trong những tháng năm đi qua đời ta, ta có thể có nhiều bạn bè nhưng sau những thử thách, nhọc nhằn thì những người ở lại bên ta, lắng nghe ta và chia sẻ cho ta những gì họ nghĩ mới là một tình bạn đáng để trân trọng và coi như bảo bối mà khi làm mất đi rồi thì sẽ không bao giờ tìm lại được.” - (Trích từ tuyển tập).



Bìa cuốn sách


Tình yêu được sinh ra từ tình bạn thì ta chẳng bao giờ nhận biết được, đôi khi dù nhận biết được đi chăng nữa ta cũng cố tình không thừa nhận, bởi ta sợ rằng, nếu như tình yêu đó chỉ xuất phát từ một phái thì chính ta lại đánh mất đi tình bạn đẹp.


Tình yêu được bắt đầu từ tình bạn sẽ khiến ta bồn chồn, lo lắng… Ta muốn nắm lấy nhưng lại thấy nó rất mơ hồ, “Nhưng khoảng cách giữa lý trí và trái tim xa lắm, một lần nữa cô rơi vào hoang mạc của sự nhớ nhung, quay quắt và mơ hồ. Con đường cô vô tình lạc lối sang có đang đúng hay đi mãi vẫn chỉ có mình cô bước…

Hoang hoải trong miền nhớ, cô giật mình tỉnh giấc giữa đêm rồi loay hoay trong bộn bề những suy nghĩ, tình yêu cô đang mang có phải là tình yêu, rồi ngày nào đó nó sẽ trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim cô hay lại thiêu đôt đi mọi thứ mà cô đã có và đang có?!... Dừng lại hay bước tiếp cô cũng không đoán định được nữa bởi tình yêu cô dành cho anh đang lớn dần và cô muốn nói với anh dù có điều gì xảy ra ở phía trước…” - (Trích từ tuyển tập).

Tình yêu là thế đó, những lúc ta tưởng lấy được hết can đảm, dùng cảm xúc để bày tỏ tình cảm nhưng sự can đảm đó lại tan biến đi trong phút chốc khi phát hiện ra ta không phải là tình yêu mà người ta yêu đang kiếm tìm.

Tình yêu thật lạ, khi còn ở bên mình ta cảm thấy vô thường và không trân trọng, nhưng khi nó rời xa, ta lại thấy sự mất mát to lớn, ta cố nắm giữ, cố nứu kéo… bất thành.

Dù lý trí bảo quên, “nhưng trái tim cô vẫn âm thầm nhói đau, những ngày tháng hôm qua dù có bên nhau nhưng nó chỉ là miền đáng nhớ mà có lẽ anh dành cho cô như một món quà của một người bạn đáng quý dành cho nhau. Cô đang lầm lẫn tình cảm của mình hay trái tim cô cố chấp không chịu thừa nhận tất cả đã là ngày hôm qua, tất cả đã là ký ức ngủ quên, trái tim cô đang âm thầm luyến tiếc những ngày tháng bên anh mà cô vô tình không nhận ra cô đã yêu anh nhường nào và giờ trái tim ấy đang khóc khi cơn gió lạ đã mang anh đi xa cô. Những đêm thao thức với nỗi nhớ anh, cô không biết ngày mai khi gặp anh cô sẽ đối diện sao, vẫn coi anh là người bạn thân như khi nào hay khoảng cách lúc này đã là quá xa.” - (Trích từ tuyển tập).

Có người nói với tôi rằng, giữa nam và nữ rất khó có thể có một tình bạn thân thiết nhưng tôi lại nghĩ khác, khó chứ không phải là không thể. Nhưng chỉ đến khi chính bản thân mình rơi vào hoàn cảnh đó mình mới nhận ra rằng “giữa nam và nữ thật sự khó tồn tại một tình bạn thân” bởi khi quá thân thiết ta lại không nhận ra rằng tình yêu đang tồn tại trong ta. Chỉ khi có người thứ ba xuất hiện xen lẫn vào tình bạn đó ta mới thực sự hiểu rằng đó không đơn thuần là tình bạn mà chính nó là gốc rễ của tình yêu.

Tình yêu, tình bạn, là một ranh giới rất mong manh. Bởi ranh giới đó được hình thành từ sự quan tâm, lo lắng… hay sự nhớ mong khắc khoải.

Tôi nhớ đến một câu danh ngôn nổi tiếng, “Không phải tình bạn nào cũng biến thành tình yêu nhưng tình yêu trong sáng luôn xuất phát từ tình bạn đẹp”.
Hãy yêu khi mình có thể, hay lắng nghe con tim và hãy bộc lộ tình cảm, “Mình lại yêu nhau… thêm một lần nữa!” với người bạn yêu.
Vì thế,

Đừng bao giờ nói lời tạm biệt nếu bạn vẫn muốn cố gắng, đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn cảm thấy còn có thể tiếp tục. Đừng bao giờ nói bạn không yêu ai nữa nếu ánh mắt ai đó vẫn còn có thể giữ chân bạn!

Nguồn: NXBVH

Bản đồ xu hướng sex của các nước trên thế giới



Các quốc gia khác nhau có thói quen tình dục khác nhau, ở độ tuổi trung bình, ở mật độ quan hệ tình dục và cả mức hài lòng cũng khác nhau.

Nhà sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới Durex đã thực hiện một cuộc khảo sát về xu hướng tình dục trên toàn cầu trong quãng thời gian từ 2005 – 2009. Các xu hướng này được phản chiếu thông qua các bản đồ màu sắc có tên là ChartsBin. Sau đây là 3 bản đồ thể hiện các xu hướng chính trong đời sống tình dục của con người.

Tuổi đời trung bình của lần quan hệ tình dục đầu tiên







Trẻ nhất trong danh sách là Iceland ở độ tuổi trung bình là 15,6 tuổi. Người Israel có độ tuổi trung bình ở mức 16,7 tuổi, tiếp theo đó là Brazil với 17,4 tuổi. Đáng ngạc nhiên khi Mỹ có độ tuổi trung bình của lần quan hệ tình dục đầu tiên là 18 tuổi bởi nước này có khái niệm cuộc sống tự do nổi tiếng nhất thế giới. Đông Á là nơi phải chờ ​​đợi lâu nhất cho “lần đầu tiên” khi Trung Quốc là 22,1 tuổi, thậm chí Malaysia có mức trung bình tận tới 23 tuổi. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 18 tuổi.

Số người quan hệ tối thiểu một lần trong tuần




Hy Lạp đứng đầu danh sách có số người nhiều nhất quan hệ tình dục trong tuần với mức 87%. Brazil và Nga đứng khá cao trong danh sách lần lượt là 82% và 80%. Chỉ có khoảng một nửa số người ở Mỹ có quan hệ tình dục hàng tuần với mức 53%. Nhật Bản có mức dân số quan hệ tình dục hàng tuần 34%, cũng là quốc gia ít “đều đặn” nhất.

Mức độ hài lòng trong quan hệ tình dục







Nigeria có chỉ số hài lòng nhất đối với việc quan hệ tình dục với mức 67% và tiếp theo là Mexico với 63%. Chỉ có 51% người Hy Lạp hài lòng với quan hệ tình dục của họ ngay cả khi họ đứng đầu danh sách quốc gia "quan hệ tình dục nhiều nhất mỗi tuần". Mỹ chỉ có 48% người hài lòng, nhưng đứng cao hơn so với Brazil, Trung Quốc và Nga, các quốc gia này đều chỉ có 42% dân số thỏa mãn với đời sống tình dục của mình. Nhật Bản, nước có mức quan hệ tình dục thường xuyên ít nhất, cũng là quốc gia có sự hài lòng tình dục thấp nhất ở mức 15%.


Minh Anh