Florian Znaniecki, Lê Hải dịch và chú thích[1]
[...] Giới sử gia từ lâu và hoàn toàn tận dụng hồi ký và nhật ký cho công việc của mình, cũng nhiều lần bàn luận và phê bình loại hình tư liệu này. Tuy nhiên, đối với sử gia, vai trò của người viết hòi ký ngay từ đầu đã giới hạn trong phạm vi tác giả viết về ký ức cuộc đời mình có thành thật hay không. Tại ví sử gia cần nhất là xác định các sự kiện cá nhân từ quá khứ khách quan một cách chắc chắn, cho nên không chỉ sự dối trá cố ý trong nhật ký, mà ngay cả những lỗi vô ý cũng làm giảm giá trị của toàn bộ văn bản. Vai trò của tác giả nhật ký đối với sử gia đầu tiên hết không phải là đối tượng nghiên cứu, mà là chứng nhân thuật lại sự kiện mà người đó đã nhìn thấy hoặc nghe thấy, và những ghi chép đó sẽ là cơ sở để mô tả lại sự việc đã xảy ra một cách khách quan[2].
Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận là qua ánh sáng của các nghiên cứu mới nhất về tâm lý học (của quá trình xác nhận), chỉ cần dao động rất nhỏ về cá tính, sắc tộc, nghề nghiệp, giai cấp, dân tộc và quan điểm tôn giáo, hay nhu cầu quan sát và ghi nhận hiện tượng một cách chủ quan, thậm chí ngay cả trong trường hợp có ý định khách quan nhất, vẫn khó mà thuật lại hay viết lại một cách đáng tin cậy nhất kết quả quan sát của bản thân (chưa nói đến của người khác), và sau cùng là cũng kết quả đối với những người không được đào tạo về kỹ năng quan sát cũng sẽ không đúng với hiện thực khách quan vốn là kết quả của nhiều mối nối, ngay cả đối với những quan sát thông thường nhất, sẽ được nhân lên nhiều trong ký ức. Vì vậy mà sử gia có thói quen chỉ dựa vào hồi ký sau khi kết hợp với các nguồn khác cũng như các đánh giá nnghiêm khắc về trình độ, mức độ thẳng thắn và lương tâm của người viết; chỉ coi họ hoàn toàn đáng tin cậy từ góc độ nằm ngoài ý thức, tức là không phải những mô tả về sự kiện hay con người, mà là phong tục hay lòng tin của một thời đại và môi trường xung quanh.
Đến thời hiện đại người ta mới bắt đầu chú ý đến hồi ký như nguồn nghiên cứu cho ngành tâm lý học cá nhân. Những bản lý lịch kinh điển như Thánh Augustyn, Rousseau, Amiel, Marie Bashkirtseff, v.v. được sử dụng như tài liệu nghiên cứu cho nhiều nhà tâm lý học, đặc biệt là người Pháp. [...] Ngược với sử gia, nhật ký chẳng qua chỉ là phương tiện truy cập thông tin về môi trường mà cá nhân đó đang sinh hoạt, nhà tâm lý quan tâm đặc biệt tới cảm nhận riêng tư, chủ quan của người viết nhật ký, chỉ chú ý đến khách quan nếu tạo ra một phản ứng tâm lý nhất định. Như vậy nhà tâm lý coi môi trường xã hội như dữ liệu, mà một phần cho phép xác định chính xác cảm giác, tưởng tượng, khái niệm, cảm nhận, cảm xúc, ươcớnguyện, thói quen và chịu đựng của tác giả, v.v. cũng như xác định các mối quan hệ giữa chúng. Với nhà tâm lý thì quan trọng nhất là lời kể của người viết nhật ký về cảm nhận riêng của mình, cho nên đánh giá rất cao hồi ký, nơi có nhiều thành phần tự phân tích, như vừa mô tả. Đến đây có thể thấy thêm một nguồn sai lệch, đó là người viết có ý thức phát biểu sai về bản thân, hay tác giả không hiểu sai về bản thân do không có khả năng nhận thức nội tâm và tự đánh giá. Trong cả hai truờng hợp, trải nghiệm thực tế của người viết nhật ký có thể hoàn toàn khác với những gì đã viết ra. Quá trình điều chỉnh các sai lầm đó đối với nhà tâm lý học, từ một phía khi đối chiếu các nhật ký với nhau thì kết quả khó có thể là lừa dối, còn nhầm lẫn về bản thân cũng dễ dàng được phát hiện, từ phía khác khi so sánh tâm lý một con người với những người khác sẽ cho phép nhận định chúng ta đã biết gì về tâm lý nói chung.
Tổng thể hành động
Tính hữu dụng của hồi ký trong các nghiên cứu xã hội bây giờ mới bắt đầu khởi sắc. Chúng tôi đã cùng giáo sư W.I. Thomas giới thiệu sơ qua trong phần mở đầu cho tập thứ ba của bộ sách về "Nông dân Ba Lan"; mà các nghiên cứu sau đó buộc chúng tôi phải bổ sung và mở rộng các định lý trong đó. Khác với nhà tâm lý, nhà xã hội học xét toàn bộ lý lịch tác giả và chỉ riêng trên nền môi trường xã hội của họ, trong mối quan hê ệhông tách rời với họ; cũng khác với sử gia chỉ xét đến môi trường xã hội của người viết nhật ký, hoàn toàn cách ly và qui chiếu đối với cá tính con người đó. Cá nhân tiêu biểu và môi trường xung quanh anh ta tạo thành một thế thống nhất trong mắt nhà xã hội học. Có nghĩa là, trước hết, cá nhân từ góc độ xã hội học không phải là tổng thể trải nghiệm, có tồn tại riêng, mà chỉ tồn tại trong phạm vi dữ liệu có được, trong chừng mực là đối tượng của nhận thức. Cá nhân có thể coi như là tổng thể các hoạt động mà mỗi hoạt động biểu hiện một chủ thể trong môi trường và cho phép tóm bắt và mô tả chỉ trong mối quan hệ với chủ thể đó, mà hoạt động này tác động hoặc làm ảnh hưởng, nhưng từ góc cạnh ngược lại nhà xã hội học không quan tâm xem cá nhân đó có nhận thức được hành động của mình hay không, hay là có trình bày xem đã suy tính như thế nào, mà chỉ là nó đã xuất hiện hay không và xuất hiện như thế nào trong kết quả, tức là có tác động hay không và tác động như thế nào đối với môi trường xung quanh cá nhân đó. Hai là, nhà xã hội học không quan tâm đến môi trường như là 'chính nó'; nhà xã hội học hoàn toàn không quan tâm đến việc tạo lập một góc nhìn đáng tin cậy và khách quan của một quan sát viên không thiên vị một cách hoàn hảo, mà ngược lại, xét môi trường như chính cá nhân nọ đã giới thiệu, đã sống và hoạt động bên trong đó, để mà nhận thức được môi trường là như thế nào đối với cá nhân đó, các chủ thể mang tính chất gì trong hệ quả nhận thức về bản thân. Bởi vì ảnh hưởng của sự vật và con người lên nhận thức cuộc sống của chúng ta phụ thuộc không chỉ vào việc chúng là như thế nào đối với bản thân và những người khác, mà còn vào việc chúng là như thế nào đối với chúng ta và trong các ứng xử thực tế của chúng ta.
Hệ quả của góc nhìn xã hội học như vừa trình bày, hồi ký chắc chắn chứa nhiều giá trị mang tính chất tài liệu khoa học hơn là đối với nhà tâm lý hay sử gia: tức là những gì đối với họ là nguồn tạo sai lầm thì với nhà xã hội học lại là dữ liệu để nghiên cứu, dù thường là có giới hạn và không đầy đủ. Đặt giả sử là người viết nhật ký lừa dối hoặc nhầm lẫn khi viết lại cảm giác hoặc ước mơ của chính mình, rằng thay vì chính những cảm giác hoặc ước mơ người đó thực sự trải nghiệm trong một khung cảnh nhất định, trong hồi tưởng lại thể hiện cái khác. Với nhà tâm lý thì lời khai của người này bị mất giá trị hoặc thậm chí đối với khoa học còn có hại nếu không thể thuyết phục người đó nhìn nhận sai lầm. Thế nhưng nhà xã hội học thì lại nhìn thấy trong lời khai đó một hành động thực tế của hiện tượng thể hiện rõ ràng về một xu hướng; phát biểu bằng ngôn từ về nhu cầu ít nhất là một phần nhu cầu của xã hội được hiện thực hóa. Chuyện lời khai đúng hay sai không có giá trị, vì lời khai là hiện thực, bản thân đã có giá trị, thông qua những gì người nói ra đã đặt giá trị cho nó. Ví dụ như trong trường hợp người đó xác nhận là cầu chúc tốt lành cho người bạn, hoặc tuyên bố mình là người chồng chung thủy, thì riêng lời nói đó đã có nghĩa là ít nhất tại thời điểm người đó nói ra câu đó, và nhiều khả năng là trong khoảng thời gian mà nội dung lời nói đó liên quan tới, đã tồn tại bên trong người đó một ý tốt lành nhất định đối với người bạn, cùng với một phần ý nguyện muốn trở thành người chồng chung thủy. Trừ trường hợp rất hiếm gặp với đối tượng lừa dối có mục tiêu, mà phần không phù hợp với thực tế rất cần để thực hiện ý đồ, người ta không nói ra những ước nguyện mà họ không hề có; và ngay cả kẻ lừa đảo lúc đó cũng chỉ có thể - nếu bản thân là diễn viên giỏi - dù chỉ thoáng qua và mong muốn thực sự, khát vọng và cảm giác về những gì mình đang đóng giả.
Tổng thể ý thức
Khó khăn chỉ bắt đầu khi cần xác định vai trò mà ước nguyện đó đã giữ trong hoạt động cuộc sống của con người đó trong mối quan hệ với những ước nguyện khác. Người tuyên bố muốn chúc tốt lành cho bạn mình có thể trong những khoảnh khắc khác có thể muốn làm hại người bạn đó, khi mà lòng tốt chỉ là trên lời nói hoặc trong xúc cảm xã hội nhất thời. Người mà có lúc muốn trở thành người chồng chung thủy có thể có những nhu cầu khác trái ngược với ước nguyện này và trong lúc ước muốn trở thành chung thủy chỉ giới hạn trong khu vực tưởng tượng, còn những nhu cầu trái ngược lại xuất hiện ra bên ngoài thông qua các hoạt động vật chất. Cho nên khó khăn của nhà xã hội học phát xuất không phải ở chỗ người viết nhật ký nói gì, mà là người đó giấu diếm điều gì, không phải là không có giá trị, mà từ những tư liệu cá nhân chưa đầy đủ nằm trong hồi ký. Mọi phát biểu đều giá trị như dữ liệu, nhưng không phải tất cả dữ liệu đều chiếu sáng như cần đến vào toàn bộ cá tính nhân vật hoặc một phần nhất định của tổng thể ý thức.
Nói một cách khác, tất cả những lời khai cá nhân được trình bày trong hồi ký chắc chắn trở thành vật liệu cho các phân tích xã hội học, để phân chia các thành phần đơn vị cho cá nhân đại diện trong xã hội; nhưng vật liệu đó có thể không đủ cho khối tổng hợp, trong mối quan hệ thực tế bền vững, tạo thành từ các thành phần đó. Hồi ký càng "đúng" bao nhiêu, tức là tác giả càng có lương tâm và biết cách ghi chép bao nhiêu từ những gì anh ta suy nghĩ, cảm nhận và ước muốn quan trọng nhất trong cuộc đời, thì càng ít một cách caeteris paribus cảm nhận thấy thiếu số lượng vật liệu; nhưng và những lừa dối xét về tâm lý của hồi ký, mà vật liệu chứa đến bão hòa, có thể được sử dụng làm cơ sở cho những tổng hợp quan trọng, vì cho phép kết luận gián tiếp về những ước nguyện và tổng thể mà tác giả không trực tiếp nói ra. Cũng cần phải nói thêm rằng càng thành công theo lối này bao nhiêu trong việc xây dựng ước nguyện, mà tác giả có thể cố tình hoặc vô ý lấp đi, thì càng chiếu sáng thêm vào vật liệu bấy nhiêu, hơn là sự thẳng thắn toàn bộ, khi chính hành động giấu diếm ước muốn thường chứa đựng những vấn đề tâm lý xã hội rất cơ bản.
Mối quan tâm tương tự cũng áp dụng cho mối quan hệ giữa những sự kiện khách quan mà tác giả hồi ký trình bày và những người xung quanh. Chúng ta hãy tưởng tượng ra trường hợp người viết hồi ký cố tình hoặc vô tình làm sai sự kiện, diễn giải môi trường chẳng hạn như là giới thiệu sai về hành động của người khác. Nếu thực chất tự suy luận là con người đó trong cách hành động vừa được mô tả, mà trong mọi trường hợp không có lợi ích gì đối với anh ta, hoặc nhầm lẫn, hay có lý do, khi quan điểm của cá nhân xã hội liên quan tới môi trường phụ thuộc vào chuyện cá nhân đó nhìn nhận xã hội như thế nào. Nếu như người viết hồi ký cố tình dẫn dắt sai lạc, thì chúng ta đã có một trường hợp rất phức tạp. Theo góc nhìn xã hội học thì sự dàn dựng hành động của người thứ hai không có gì là hoàn toàn không thật. Dù sao thì nó cũng tồn tại như một sáng tác của trí tưởng tượng, nhưng lại không phải chỉ là một cuộc chơi tưởng tượng không liên quan gì đến cuộc sống, mà là biểu hiện của một ước nguyện nào đó của tác giả, người muốn đẩy các hành động dàn dựng để chúng được hiểu như là thực sự xảy ra. Chúng ta giả sử như đó là hành động ăn thịt người - có nghĩa là đối tượng khát khao muốn con người nọ có hành động như đã giả thuyết, dù chỉ là làm như vậy để giải thích cho hành động nào đó của mình. Chúng ta cũng giả sử là người đó tuyên bố là người kia công nhận vị thế cao hơn của người đó trong một lãnh vực nào đó - tức là ước muốn là sự công nhận đó xảy ra trên thực tế. Các sự kiện được tạo dựng cũng chính là sự kiện thực tế ở chỗ là đối tượng thông qua nó mà cân bằng với ước nguyện của bản thân. Cho nên nó có quan hệ với môi trường thực tế - mối quan hệ mà đối với sử gia không có giá trị khách quan, mà mang tính chủ quan trong mắt đối tượng, và cũng chính là điều kiện giúp nhà xã hội học hiểu được hành vi của đối tượng. Để hiểu toàn bộ tất nhiên cần phải biết đủ các sự kiện, thực tế khách quan mà trong đó đối tượng đã tạo dựng ra các sự kiện tưởng tượng, bởi vì đối tượng biết các sự kiện đó và một cách nào đó phản ứng lại, cho nên sự thiếu hiểu biết của chúng ta bi che lấp bằng phần có liên quan tới những sự kiện bị giấu trong hành vi của đối tượng.
Nói cách khác, nhà xã hội học thường tìm thấy trong hồi ký những cơ sở mà những nhà khoa học khác coi như là tư liệu không đầy đủ: tất cả tài liệu có được, cho phép tạo ra kết quả khoa học, nhưng trong số tài liệu có được lại chưa đủ để giải quyết nhiều vấn đề. Cách duy nhất để thoát khỏi khu vực đó là tận dụng các dữ liệu có liên quan tới những vấn đề mà qua đó có thể giải quyết. Mỗi một hồi ký, đủ rộng và chi tiết, cho phép đạt đến các kết quả khoa học bền vững và có giá trị, đối với ít nhất một phần nghiên cứu rộng rãi như là cuộc sống xã hội; và chủ yếu là cần phải có càng nhiều hồi ký càng tốt.
Tổng thể các mối quan tâm
Trong số các vấn đề khoa học, mà nhà xã hội học đặt ra cho mình đối với một hồi ký nhất định, đầu tiên là vấn đề tạo thành và phát triển của cá tính tâm lý xã hội của tác giả dưới tác động của môi trường. Cá nhân mang theo mình một tổ hợp các quán tính tự nhiên, mà từng bước theo đà phát triển và mối quan hệ với điều kiện môi trường được mô tả như là những nhu cầu đặc biệt, tạo thành những thích nghi và chấp nhận ít nhiều bền vững, thể hiện một cách khách quan qua thói quen, tổ chức theo chuẩn mực và tư tưởng. Như vậy ở đây chúng ta sẽ có rất nhiều quá trình khác nhau, mà trước hết phải phân tích để phân chia các phần tử và sự kiện cơ bản nhất và quan trọng nhất, rồi sau đó khảo sát sự liên tưởng của chúng, mối quan hệ qua lại, rồi ít nhiều là các tổ hợp có thể giữa chúng. Cá tính cá nhân trong xã hội học không phải là một khối toàn phâầ và không thể phân chia. Nó là một tập hợp của ít nhiều những tổng thể hành động - rất đa dạng và có tổ chức, liên tục bổ sung theo thời gian - và những giá trị có liên quan, mà chúng ta có thể gọi là tổng thể các mối quan tâm. Giữa những tổng thể đó có thể xuất hiện mối quan hệ gần hoặc xa; nhưng thường thì cách biệt một khoảng nhất định. Cách biệt đó thường kết hợp với thực tế là chúng ta thuộc vào các nhóm xã hội khác nhau, mà thường thì không có quan hệ gì với nhau, và trong mỗi nhóm như vậy thì lại có một tổng thể mối quan tâm khác nhau. Và không ít lần chúng ta cố tình giữ sự phân biệt như vậy bên trong cá tính của mình, không cho phép ví dụ như là để cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến việc thực hiện các trách nhiệm công việc, hay để cho các khó khăn trong nghề nghiệp ảnh hưởng đến tình cảm cuộc sống, hay để việc hưởng thụ tình cảm ảnh hưởng tới nghiên cứu khoa học, và rồi những khám phá khoa học giằng xé cuộc sống tâm linh tôn giáo của chúng ta. Tương tự như vậy, chúng ta thường không muốn gặp bạn bè chính trị trong đám bạn bè giải trí, và bạn tâm giao trong mối quan hệ hợp tác chính trị hay cuộc sống gia đình. Ngay cả khi chúng ta cố gắng thống nhất con người mình lại, nối kết các tổng thể các mối quan tâm khác nhau vào trong một khu vực chung, thì chũng ta cũng không bao giờ có thể thực hiện hoàn toàn được mục tiêu đó: có những tổng thể thoát ra khỏi mối quan hệ đó hoặc mối quan hệ sẽ quá lỏng lẻo để có thể được coi như là một thể thống nhất.
Trong số các tổng thể đó, một số giữ vai trò xuất chúng trong toàn bộ cuộc sống của một cá nhân, khi quá đa dạng và móc nối, và nhất là cập nhật thường xuyên và lâu bền trong ý thức, còn những tổng thể khác thì lại nghèo nàn về thành phần, tách biệt và thường ít khi và có vai trò không đáng kể. Ví dụ chúng ta có thể so sánh tổng thể gia đình, nghề nghiệp hoặc công việc với những tổng thể các mối quan tâm lỏng lẻo nối kết chúng ta trong những chuyến du ngoạn nước ngoài. Thế nhưng cũng có những tổng thể được tổ chức chặt chẽ, các thành phần cụ thể của chúng hòa hợp và tác động qua lại với nhau, hay trong cơ cấu khác có thể hỗn loạn, hay có những thành phần đối nghịch với nhau, và có những quá trình đi ngược với nhau. Tổ chức của các tổng thể sẽ chủ yếu là ở thể tĩnh, dựa vào điều kiện các giá trị không đổi bền vững và sự lặp lại của các hoạt động tương tự, ví dụ như là mối quan tâm nghề nghiệp của người công nhân hay công chức trung bình, nhưng cũng có thể là ở thể động, đòi hỏi mở rộng khu vực giá trị và phát triển hoạt động ra các vùng mới, ví dụ như là mối quan tâm nghề nghiệp của nghệ sĩ và nhà khoa học, hay là các hoạt động xã hội mang tính yêu nước.
Cá nhân xã hội
Nếu tổng thể các mối quan tâm càng đa dạng và tổ chức tốt bao nhiêu thì tính chất xã hội học của cá nhân xã hội càng quan trọng bấy nhiêu. Khi đó cá nhân con người cùng toàn bộ những tổng thể nổi trội có thể tạo ra một cách khoa học khaí niệm gọi là cá nhân xã hội, tức là những gì được coi là quan trọng đối với người khác và chính cá nhân đó. Sự tái hiện đó sẽ dễ dàng hơn nếu tổ chức tốt hơn và cá nhân chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc sống xã hội của mình hơn. Nhà xã hội học đứng trước hai nhiệm vụ: một là nghiên cứu xem tổng thể các mối quan tâm được hình thành như thế nào qua các hoạt động định hướng của chủ thể vớI điều kiện môi trường và sau khi hình thành thì thay đổi như thế nào. Qua đó mà hiểu rằng nghiên cứu cá nhân xã hội chỉ là điểm khởi đầu cho các nghiên cứu so sánh rộng hơn với các cá nhân khác, mà mục tiêu cuối cùng là phát hiện qui luật chung của việc hình thành và thay đổi các cá nhân xã hội.
Hồi ký có cái lợi là một cách vô tình hay hữu ý các tổng thể các mối quan tâm hàng đầu được đưa lên trước. Thực sự thì không phải tất cả đều lộ ra như nhau. Trong mỗi xã hội đều có những thang bậc chung được công nhận về hoạt động và giá trị của con người. Một nhóm thì coi điều này cao hơn, hay tốt đẹp, hữu dụng, hay là bình thường v.v. và khuyến khích tiết lộ, còn nhóm khác thì lại coi đó là thấp hèn, xấu xa, có hạI, không bình thường và không chỉ ngăn điều đó hoạt động, mà còn thường nhìn tiêu cực vào chuyện nhắc đến bằng lời. Cho nên người viết hồi ký bị ảnh hưởng bởi các đánh giá và hoạt động đứng thấp trong thang bậc xã hội (cũng xảy ra dù hiếm trường hợp ngược lại, là tác giả giấu những gì được xã hội đánh giá là cao đẹp, do sợ bị coi là giả tạo). Nếu sự im lặng đó chỉ liên quan đến một giá trị hay hoạt động duy nhất, thì không có nhiều ý nghĩa, chỉ là sự kiện riêng lẻ, và không có gì quan trọng trong việc hiểu con người xã hội của tác giả, nhưng nếu là một phần của một tổng thể rộng hơn thì có thể qua so sánh mà lấp đầy khoảng trống này. Nếu toàn bộ một tổng thể lớn hơn của xã hội bị đặt trong im lặng thì mất mát là vô cùng lớn và không có cách nào đảo ngược.
Cũng may là sự im lặng toàn bộ một tổng thể lớn vẫn chưa ảnh hưởng tới nhận biết khoa học về các tổng thể công khai khác, và ngược với lý thuyết phân tâm học của ngày hôm nay, chìa khóa để hiểu toàn bộ cuộc sống nhận thức của một cá nhân nhìn qua chính các tổng thể đó - bị cấm và im lặng do ảnh hưởng xã hội - trước hết là tổng thể tính dục. Chẳng hạn như ta nhìn thấy mối quan hệ giữa các tổng thể cụ thể trong cuộc sống của một cá nhân có thể rất lỏng lẻo và tổng thể im lặng có thể không có ảnh hưởng gì đáng kể bằng cách này hay cách khác lên tổng thể công khai. Ví dụ như ở nhiều người mối quan tâm tính dục không hề có ý nghĩa đối với mối quan tâm nghề nghiệp hay xã hội. Nếu có tồn tại ảnh hưởng đó thì điều đó không phải là huyền thoại bí mật mà được công khai qua thực nghiệm trong thay đổi về tổng thể cuộc sống, cho phép tổng quát và dẫn nguồn. Ảnh hưởng của tổng thể tính dục lên sự sáng tạo của nghệ sĩ thể hiện ra rõ ràng qua các động cơ tính dục và nộI dung tác phẩm, còn nảh hưởng của điều đó lên công việc chuyên môn của trưởng phòng thì là qua việc chọn lựa nhân viên văn phòng và cư xử đối với nhân viên v.v.
còn đúng gần 1 trang nữa, lười rồi. Ai cần thì nói lý do hợp lý tớ sẽ dịch nốt cho nhé, hi hi
[1] Florian Znaniecki (1882-1958) là người sáng lập ra ngành xã hội học Ba Lan (1920), đồng thời cũng là chủ tịch Hội xã hội học Hoa Kỳ (1953-1954) với nhiều đóng góp mang tính sáng lập cho nhiều nhánh nghiên cứu trong đó có phương pháp thực nghiệm và phép phân tích dữ liệu liên quan đến cuộc sống của cá nhân. Bản gốc của bài dịch này bằng tiếng Ba Lan, được tập sách do Jerzy Szacki chỉ đạo biên tập (1995) sưu tầm và xuất bản (Stolat Socjologii Polskiej, PWN), trích từ Lời nói đầu do Znaniecki viết (1924) cho công trình của W. Berkan, Zyciorys wlasny, Poznan, trang III-XII.
[2] Xin nhớ là tác giả viết bài này từ thập niên 1920s, khi lý thuyết sử vẫn theo lối mòn trước khi bị dao động và thay đổi sau những tác động của thời hậu hiện đại, đặc biệt là phát biểu đòi "kết thúc lịch sử" của Francis Fukuyama (1989). Mời đọc thêm ở http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14651&rb=0302