Nguyễn Vạn Phú
Cả tuần trước, rất nhiều người bày tỏ
sự phẫn nộ trước một chiêu thức câu khách của một tờ báo mạng. Tờ báo này đưa tin “Rùng mình vì Lê Khánh bị tạt axit nát nửa mặt” với những câu mở đầu y như thật:
“Nữ diễn viên Lê Khánh xinh đẹp bị chính mẹ đẻ tạt axit hủy hoại nhan sắc khiến người hâm mộ rùng mình”… Chỉ đến khi đọc đến một nửa tin, xem nhiều hình ảnh ghê rợn, người ta mới biết đây chỉ là một vai diễn mới của Lê Khánh.
Người đọc tức giận, mách bạn bè về tin này. Đến lượt họ, tức thì tức nhưng ai nấy đều nhấn vào đường dẫn để đọc tin cho thỏa óc tò mò. Thỏa óc tò mò xong lại tức nên chia sẻ cảm giác bị lừa trên các mạng xã hội, kèm theo đường dẫn đến tin. Thế là một mẩu tin cố tình sai lệch đã lan tỏa như đám cháy rừng.
Có lẽ bản thân tờ báo này cũng không muốn sử dụng thủ thuật câu khách như thế này đâu, nhưng vì hiện nay khách hàng quảng cáo đang bị chi phối bởi số lượng người vào xem, họ nghĩ càng nhiều người xem, quảng cáo của họ càng có cơ may được chú ý đến.
Thế là các báo nghĩ đủ trò, đủ kiểu, càng gây sốc chừng nào càng tốt, miễn sao cái cuối cùng là “lượng người ghé vào xem” vì tình hình làm ăn nói chung đang rất khó khăn. Loại ví dụ về chuyện câu khách bị phản ứng như trên nhiều vô kể, hầu như ngày nào cũng thấy một vài vụ.
Giả thử bây giờ nhà quảng cáo quyết định quảng cáo ở các tờ báo điện tử, nhưng chọn tờ nào thì không dựa vào “lượng người xem” nữa mà dựa vào một số yếu tố khác, ví dụ xếp hạng, đánh giá tin bài thì sao nhỉ?
Ngay lập tức, các loại tin giật gân câu khách bằng sex, xìcăngđan, chuyện hậu trường nhảm nhí của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang sẽ giảm hẳn (cứ hi vọng là thế). Thị trường báo điện tử bỗng chốc sạch sẽ hẳn lên. Ai lại không muốn một phép lạ như thế?
Muốn vậy phải có ít nhất hai giả định. Giả thử các công ty quảng cáo ngồi lại với nhau, cùng đồng lòng không dùng “lượng người xem” như yếu tố quyết định đặt chỗ quảng cáo nữa. Giả thử tiếp là các tờ báo điện tử ngồi lại với nhau ra quy ước, dưới mỗi tin bài sẽ thiết kế một nút tương tự nút “like” trên Facebook, có thể gọi bằng một cái tên Việt hóa nào đó và để độc giả đánh giá tin bài họ thích, lấy đó làm tiêu chí mới cho nhà quảng cáo chọn lựa.
Đối chiếu với tâm lý hiện nay, dù vào đọc tin bài nhảm nhí nhưng không ai thích cả, thậm chí còn “ném đá” trên mạng xã hội thì có thể tin rằng họ sẽ dùng nút “thích” để bình chọn cho tin bài hữu ích với họ chứ không phải loại tin bài họ vào xem vì tò mò, vì muốn biết trình độ câu khách của báo đến đâu!
Vậy là một vấn nạn của báo chí sẽ có thể được giải quyết.
Nhưng thật ra sự đời đâu có đơn giản như thế. Trước tiên phải khẳng định trong câu chuyện này vai trò can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước là hầu như không thể có. Không thể kêu gọi hay trông chờ Nhà nước có những quy định buộc dưới bài báo phải có nút “thích”, điều này là chắc chắn và cũng là chuyện hợp lý.
Ngược lại, vai trò của các hội đoàn là rất lớn nếu không muốn nói là quyết định. Hội nhà báo, Hiệp hội quảng cáo… chính là nơi phải khởi xướng những thay đổi một khi xã hội đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhưng chưa tới mức cần sự can thiệp của Nhà nước. Các công ty quảng cáo không thể tự dưng ngồi lại với nhau, các tờ báo điện tử cũng không bỗng nhiên ngồi xuống bàn chuyện lấy lại uy tín đang bị xuống thấp.
Từ đó mới thấy vai trò của các hội đoàn vừa hỗ trợ việc quản lý xã hội, giúp cho Nhà nước một tay, vừa là tấm gương phản chiếu lương tâm xã hội để khuyến khích điều đúng, ngăn chặn điều sai.
Việc đánh giá xếp hạng phim ảnh, sách báo, việc duy trì đạo đức nghề nghiệp trong các giới như luật sư, bác sĩ… đều đi theo con đường này cả. Cái đó gọi là người dân chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội. Một chuyện rất bình thường ở các nước.
“Nữ diễn viên Lê Khánh xinh đẹp bị chính mẹ đẻ tạt axit hủy hoại nhan sắc khiến người hâm mộ rùng mình”… Chỉ đến khi đọc đến một nửa tin, xem nhiều hình ảnh ghê rợn, người ta mới biết đây chỉ là một vai diễn mới của Lê Khánh.
Người đọc tức giận, mách bạn bè về tin này. Đến lượt họ, tức thì tức nhưng ai nấy đều nhấn vào đường dẫn để đọc tin cho thỏa óc tò mò. Thỏa óc tò mò xong lại tức nên chia sẻ cảm giác bị lừa trên các mạng xã hội, kèm theo đường dẫn đến tin. Thế là một mẩu tin cố tình sai lệch đã lan tỏa như đám cháy rừng.
Có lẽ bản thân tờ báo này cũng không muốn sử dụng thủ thuật câu khách như thế này đâu, nhưng vì hiện nay khách hàng quảng cáo đang bị chi phối bởi số lượng người vào xem, họ nghĩ càng nhiều người xem, quảng cáo của họ càng có cơ may được chú ý đến.
Thế là các báo nghĩ đủ trò, đủ kiểu, càng gây sốc chừng nào càng tốt, miễn sao cái cuối cùng là “lượng người ghé vào xem” vì tình hình làm ăn nói chung đang rất khó khăn. Loại ví dụ về chuyện câu khách bị phản ứng như trên nhiều vô kể, hầu như ngày nào cũng thấy một vài vụ.
Giả thử bây giờ nhà quảng cáo quyết định quảng cáo ở các tờ báo điện tử, nhưng chọn tờ nào thì không dựa vào “lượng người xem” nữa mà dựa vào một số yếu tố khác, ví dụ xếp hạng, đánh giá tin bài thì sao nhỉ?
Ngay lập tức, các loại tin giật gân câu khách bằng sex, xìcăngđan, chuyện hậu trường nhảm nhí của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thời trang sẽ giảm hẳn (cứ hi vọng là thế). Thị trường báo điện tử bỗng chốc sạch sẽ hẳn lên. Ai lại không muốn một phép lạ như thế?
Muốn vậy phải có ít nhất hai giả định. Giả thử các công ty quảng cáo ngồi lại với nhau, cùng đồng lòng không dùng “lượng người xem” như yếu tố quyết định đặt chỗ quảng cáo nữa. Giả thử tiếp là các tờ báo điện tử ngồi lại với nhau ra quy ước, dưới mỗi tin bài sẽ thiết kế một nút tương tự nút “like” trên Facebook, có thể gọi bằng một cái tên Việt hóa nào đó và để độc giả đánh giá tin bài họ thích, lấy đó làm tiêu chí mới cho nhà quảng cáo chọn lựa.
Đối chiếu với tâm lý hiện nay, dù vào đọc tin bài nhảm nhí nhưng không ai thích cả, thậm chí còn “ném đá” trên mạng xã hội thì có thể tin rằng họ sẽ dùng nút “thích” để bình chọn cho tin bài hữu ích với họ chứ không phải loại tin bài họ vào xem vì tò mò, vì muốn biết trình độ câu khách của báo đến đâu!
Vậy là một vấn nạn của báo chí sẽ có thể được giải quyết.
Nhưng thật ra sự đời đâu có đơn giản như thế. Trước tiên phải khẳng định trong câu chuyện này vai trò can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước là hầu như không thể có. Không thể kêu gọi hay trông chờ Nhà nước có những quy định buộc dưới bài báo phải có nút “thích”, điều này là chắc chắn và cũng là chuyện hợp lý.
Ngược lại, vai trò của các hội đoàn là rất lớn nếu không muốn nói là quyết định. Hội nhà báo, Hiệp hội quảng cáo… chính là nơi phải khởi xướng những thay đổi một khi xã hội đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhưng chưa tới mức cần sự can thiệp của Nhà nước. Các công ty quảng cáo không thể tự dưng ngồi lại với nhau, các tờ báo điện tử cũng không bỗng nhiên ngồi xuống bàn chuyện lấy lại uy tín đang bị xuống thấp.
Từ đó mới thấy vai trò của các hội đoàn vừa hỗ trợ việc quản lý xã hội, giúp cho Nhà nước một tay, vừa là tấm gương phản chiếu lương tâm xã hội để khuyến khích điều đúng, ngăn chặn điều sai.
Việc đánh giá xếp hạng phim ảnh, sách báo, việc duy trì đạo đức nghề nghiệp trong các giới như luật sư, bác sĩ… đều đi theo con đường này cả. Cái đó gọi là người dân chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội. Một chuyện rất bình thường ở các nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét