Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Thái độ phi chính trị chỉ là ảo tưởng!


Cách đây gần 2400 năm, nhà triết học Hy lạp Aristote ( 384-322 trước Tây lịch) đã nói : « Con người là một con vật chính trị. » Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng,con người đã
tự qui tụ lại,sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một tốt đẹp hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn ; đó là chính trị.
Theo như Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền :
« Xét rằng sự xao nhãng và trà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả của nhân loại. »
« Xét rằng quả là một điều cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo
đảm bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áP bức, bóc lột ; trong trường hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống lại độc tài, áp bức và bóc lột. »

Cách hành xử đúng, những luật lệ, những cơ chế giúp cho đời sống con người thăng tiến về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần, tất cả những việc đó đều liên quan đến chính trị. Vì vậy nên Aristote mớI nói con người là con vật chính trị.
Cũng có người cho rằng ở những xã hội nguyên thủy, không có chính trị, vì ở những xã hội này, không có những hình thức chính quyền, tổ chức nhân xã như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Nhưng nếu chúng ta hiểu chính trị là hình thức ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, thì ngay dù dưới bất cứ một xã hội nào, bắt đầu bằng xã hội 2 người là gia đình lúc ban đầu, thì cũng đã có chính trị.
Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị.
Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đế Chân, Thiện, Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền.

Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay thich và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.
Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của ngưòi bị trị mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần ; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dai, cầm thú,

Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường dưa đến cái học lớn, như đức Khổng Tử, gốc người nước Tống, hiện là tỉnh Hà Nam bên Tàu, vào thế kỷ thứ V trước tây nguyên, khi ngài nói : « Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện » ( Con đường dại học, đó là làm sáng cái đức sáng, làm mới người dân, ngừng lại chỗ tốt cao nhất. » Đó cũng là quan niệm về tám cái chính ( Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị.

Bát chính đó là :
1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng
2) Chính kiến là nhìn đúng :
3) Chính niệm là quan niệm đúng ;
4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ;
5) Chính ngôn là nói đúng ;
6) Chính nghiệp là hành động đúng ;
7) Chính tín là tin tưởng đúng ;
8) Chính mạng là số mạng đúng.

Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết,
khi ngài nói : « Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh » có nghĩa là dân quí nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền.
Ở Việt Nam ta, đức Trần hưng Đạo, được ngừơi dân tự động coi như thánh nhân. Trước khi chết ngài nói đến chính trị, con đường vương đạo, với vua Anh Tôn : 

« Khoan sức dân để làm kế xâu rễ, bền gốc, đó là cách giữ nước hay hơn cả ! » 

Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : 

« Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo .... Đem nhân nghĩ để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo » ( Bình Ngô Đại Cáo).
Ở Tây phương chữ chính trị ( Politique ) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất ( La politique : science ou art de gouverner
un Etat, qui montre une prudence calculée) ( Larouuse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do ( la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.
Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiều nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình.
Theo người xưa, như theo Aristote ( 384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị ( La Politique) : 

« Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn. »
Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chân, Thiện , Mỹ, chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệt, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, mọi công dân tốt, vì chỈ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.

Làm chính trị là một cái nghề như nghề bác sĩ kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì là do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm
Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phânbiệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị.

Chúng ta đã hiểu chính trị theo quan niệm của trường phái vương đạo hay bá đạo. Nhưng làm thế nào để chính trị được hiểu và áp dụng như vương đạo ?
– Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill : 

" Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ;
nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất »

2 nhận xét:

  1. « Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn. »
    – Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill :

    " Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ;
    nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất » (Trích theo bài viết ở trên)
    -----------
    Không thể tranh cãi, rất tâm đắc! Bài viết thật hay và ý nghĩa...
    NĐ thăm anh, Chúc anh luôn an vui !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng phần phải nói rõ hơn : Nhân quyền là quyền dành cho người. Thế gian tự xét người đã được bao nhiêu? Có một số quyền giúp cho phần "con" phát triển thành người, một số quyền chỉ dành cho " người" chứ không dành cho "con".Chỉ người Việt nam mới đặc biệt có" Đạo làm người". Trước hết mình phải tự rèn luyện để mình làm " người" đi đã. Luật pháp qui định từ 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự là vì vậy. Phong trào dân chủ hiện tại ở Viêt nam hầu hết chỉ là dân chủ cuội. Nếu bạn đồng ý chính trị cũng là " đạo đức"thì mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có" đạo đức" xã hội khác nhau và ở mỗi quốc gia "đạo đức xã hội" cũng tồn tại và phát triển khác nhau. Cũng vì vậy mà luật pháp của mỗi quốc gia cũng khác nhau bởi " luật pháp" chính là " đạo đức xã hội" qui chuẩn tại thời điểm đó.
      Dân chủ với một lũ cướp thì chẳng khác nào trao mạng cho chúng. Nếu bạn đọc truyện " xứ sở người mù của Herbert George Wells thì sẽ thấu đáo hơn cái gọi là dân chủ.
      Chúc bạn nhiều thành công và hạnh phúc trong cuộc sống
      Bạn có thể đọc " xứ sở người mù" ở đây : http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2013/09/xu-so-cua-nguoi-mu.html

      Xóa