Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Ân oán của người ăn mày

Năm 1965, lúc đó tôi 23 tuổi đang là sinh viên sư phạm để ra làmmột ông thầy dạy văn chương trung học . Sáng hôm đó làmột buổi sáng sớm mùa Xuân, tôi đang ngồi học trong phòng mình trong căn hộ ở tầng 6một tòa chung cư . Đây là tòa nhà chung cư duy nhất trong dãy phố .
Hơi lo ra, tôi ngồi học mà cứ thỉnh thoảng lơ đãng nhìn ra cửa sổ . Bên dưới nhà tôi là đường phố . Bên kia đường là căn nhà ngay góc đường của ông Sĩ-giang. Ông này khó tính nhưng nhà ông này có mảnh vườn tuyệt đẹp mà tôi cứ hay nhìn xuống . Kế bên nhà ông Sĩ-giang là căn nhà cũng rất đẹp của gia đình Bình-nam . Gia đình Bình-nam là gia đình hiền lành, thân thiện, luôn làm những chuyện tử tế . Gia đình này có 3 cô con gái, mà tôi thì si tình cô lớn nhất, là Diễm-an . Sáng sớm lắm nên tôi biết Diễm-an chưa có ra ngoài nhà nhưng mà thỉnh thoảng tôi cứ liếc sang đó . Có lẽ chỉ vì trái tim sai khiến .
Theo thói quen, ông Sĩ-giang sáng sớm là đã tưới nước và dọn dẹp cho căn vườn yêu quý của ông ta . Căn vườn này nằm ngay trước nhà, có hàng rào sắt phía trước, cách đường phố phía dưới là 3 bậc tam cấp bằng đá .
Đường xá đang còn vắng tanh . Tôi thấy cómột người đàn ông đang đi từ xa tới bên phía lề đường của nhà Sĩ Giang và Bình Nam . Tôi bị lôi cuốn vì ông ta có vẻ làmột người ăn xin hay là dân du cư, áo quần là những tấm giẻ cũ kỹ đủ màu như cầu vồng .
Ốm yếu, râu ria, trên đầu thì đội cái mũ rơm màu vàng . Dù trời nóng, ông ta cũng khoác cái áo choàng rách rưới, xam xám . Ông ta còn mang thêm cáimột bị lớn, dơ dáy . Chắc là để đựng đồ ăn xin được và thức ăn thừa .
Tôi tiếp tục nhìn theo tay ăn mày . Ông ta ngừng trước nhà ông Sĩ Giang, leo lên bậc tam cấp, rồi hỏi hay xin cái gì đó với ông Sĩ Giang qua khe hở của cái hàng rào sắt . Tính ông Sĩ Giang làmột người thô lỗ , khó chịu cho nên trông ông có vẻ không muốn nghe người ăn xin nói gì mà chỉ hất tay đuổi ông ta đi . Nhưng ông ta cứ đứng nguyên đó nói gì không rõ . Rồi tôi nghe ông Sĩ Giang to tiếng :
- Đi ! Đi ngay ! Đừng có làm phiền nữa !
Tuy nhiên, không hiểu sao ông ăn mày cứ đứng đó, tay vịn vào hàng rào, kèo nài, lẩm bẩm . Giận dữ và mất hết kiên nhẫn, ông Sĩ Giang dùng hết sức đẩy mạnh ông ăn mày ra khỏi hàng rào . Kẻ ăn mày tuột tay khỏi hàng rào , trật chân lên bậc tam cấp, ngã chỗng chân lên trời, đầu đập mạnh vào bậc đá xanh .
Ông Sĩ Giang hoảng hốt chạy ra, cuối người lên lão ăn mày, tay để lên tim ông ta lắng nghe nhịp đập . Chắc không nghe thấy gì nên ông Sĩ Giang sợ hãi chạy xuống chân ông ăn mày rồi nắm chân kéo ông ta sền sệt xuống lề đường . Bỏ ông ta nằm đấy nhưmột người say rượu . Sau đó ông Sĩ Giang đi vào nhà, đóng khóa cửa vườn, cửa nhà lại, như là không biết gì xảy ra . Ông ta chắc cũng nghĩ rằng chẳng ai thấy cái tội ác vô tình ông gây ra cả .
Người nhân chứng duy nhất là tôi .
Không lâu sau đó có người đi ngang qua và thấy người ăn mày nằm chết bên đường . Cảnh sát đến và xe cứu thương được gọi đến . Xác người ăn mày được cho vào xe cứu thương va ` chở đi mất .
Mọi việc diễn ra như vậy . Ngoài người ăn mày thì đã chết, ông Sĩ Giang thì sống để bụng chết mang theo, chẳng ai còn nhắc đến cái chuyện người ăn mày chết đường chết chợ đó nữa .
Còn tôi, tôi rất cẩn thận không bao giờ hé ramột lời về chuyện này cho bất cứ ai . Có lẽ như vậy là không chính trực lắm nhưng tôi sẽ được gì khi tố cáo ông Sĩ Giang, người dù sao chẳng có làm gì xấu với tôi cả ? Hơn nữa, cũng không phải ông Sĩ Giang cố tình muốn sát hại người ăn mày kia . Tất cả chỉ là chuyện vô tình , lầm lỡ . Tôi nghĩ để cho ông Sĩ Giang đã lớn tuổi phải gánh chịu những phiền phức, rắc rối với pháp luật, có thể còn phải đi tù về chuyện này thì thật có gì đó hơi bất nhẫn . Tốt hơn hết là để cho ông ta chịu sự phán xử của lương tâm ông ta .
Lâu dần tôi cũng quên đi cái bi kịch thương tâm đó . Nhưng mỗi khi gặp ông Sĩ Giang tôi lại thấy xao xuyến bàng hoàng chút gì đó trong người vì nghĩ rằng ông ta không thể ngờ tôi là người duy nhất đã chứng kiến toàn bộ cái bí mật có lẽ ghê gớm nhất của cuộc đời ông . Sau đó tôi tránh mặt ông và không bao giờ còn dám nói chuyện với ông nữa .
***
Banăm sau, tôi đã 26 tuổi, tôi đã lấy bằng sư phạm về ngành ngôn ngữ và văn chương Tây ban nha . Diễm-an không lấy tôi làm chồng mà lấy 1 kẻ may mắn khác . Tôi cũng chẳng biết kẻ ấy yêu Diễm-an hơn tôi hay là xứng đáng với nàng hơn tôi hay không .
Thời gian đó, Diễm-an đang mang thai, sắp đến ngày sinh nở . Nàng vẫn sống trong căn nhà tuyệt đẹp đó và chính nàng vẫn đẹp hơn bao giờ hết .
Mộtbuổi sáng tháng 12 tôi đang dạy kèm văn phạm ở nhà cho vài em học sinh trung học , cũng trong căn phòng ngày xưa chứng kiến vụ án mạng . Cũng như ngày nào, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn xuống con đường phía trước dưới nhà .
Bỗng nhiên tim tôi nhảy lên loạn xạ . Tôi tưởng như mình bị ảo ảnh .
Trên con đường trước mặt, cómột người đang đi về phía nhà gia đình Diễm-an, chính là người ăn màyba năm trước bị ông Sĩ-giang giết chết . Không thể lẫn lộn vào đâu được . Bộ quần áo màu mè giẻ rách, chiếc áo choàng xám, cái mũ màu vàng, cái bị túi dơ bẩn .
Quên cả đám học sinh, tôi vội đi tới bên cửa sổ . Người ăn mày đang đi chậm lại , như là đang sắp đến nơi ông ta muốn đến .
“Ông ta trở về.” Tôi nghĩ “Và trở về để báo thù ông Sĩ-giang đây .”
Nhưng ông ta không ngừng lại trước nhà ông Sĩ-giang . Ông đi băng qua hàng rào vườn nhà ông Sĩ-giang . Ông ta đứng trước cửa nhà của Diễm-an, mở chốt cửa rồi đi vào nhà .
Tôi điên lên vì lo lắng . Tôi bảo đám học trò :
“Tôi sẽ trở lại ngay !”
Tôi chạy ra thang máy và đi ngay ra phố, băng qua đường, chạy vội tới nhà của Diễm-an ,
Mẹ cô ta, đang đứng trong nhà, ngay cửa chính . Bà nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói :”Ủa ? Chào cháu ! Cháu đó ư ? Thật làmột phép lạ !”
Mẹ Diễm-an luôn luôn có cảm tình với tôi . Bà ôm hôn tôi . Nhưng tôi chưa hiểu gì cả . Tại sao bà lại nói phép lạ gì ở đây ? Té ra là Diễm-an vừa mới lâm bồn . Và bà tưởng tôi đến thăm đúng lúc . Ai trong nhà cũng vui mừng . Tôi bèn đành bắt tay chúc mừng kẻ đã đánh bại tôi .
Tôi chưa biết phải hỏi thế nào và đang suy nghĩ không biết có nên giữ im lặng cho qua luôn không . Rồi sau đó tôi nghĩ ramột cách . Tôi bèn vờ hỏimột cách hơi lơ đãng :
“Thật ra thì tôi bước vào nhà mà không bấm chuông vì tôi thấymột ông ăn mày vớimột cái bị to mà dơ dáy lắm lẻn vào nhà này . Tôi sợ ông ta ăn cắp đồ trong nhà .”
Mọi người trong nhà nhìn tôi ngạc nhiên : ăn mày ? bị túi ? ăn trộm ? Hầu như cả nhà đang ở trong phòng khách này từ nãy giờ nên chẳng ai hiểu tôi nói gì .
Tôi bèn nói :
- Vậy chắc chắn là tôi nhìn lộn rồi .
Sau đó họ mời tôi vào phòng của Diễm-an và em bé mới sanh . Trong hoàn cảnh này tôi chẳng biết nói gì hơn là chúc mừng nàng, hôn tay nàng, suýt soa nhìn em bé, và hỏi vợ chồng nàng đã đặt tên cho em bé chưa . Họ nói rồi, và tên bé là Duy-thành .
Trở về nhà, tôi ngẫm nghĩ :
“Đó chính là người ăn mày bị giết bởi ông Sĩ-giang . Chắc chắn . Vậy ông ta không trở về để báo oán mà chỉ để đầu thai vào làm con của Diễm-an .”
Tuy nhiên, 2 – 3 ngày sau, tôi thấy giả thuyết của tôi có vẻ kỳ quặc quá cho nên tôi cũng từ từ quên nó đi mất .
***
Có lẽ tôi cũng quên đi những chuyện không vui, hơi quái dị đó luôn nếu sau này vào năm 1979 không cómột chuyện xảy ra làm tôi nhớ và liên hệ lại tất cả mọi việc xảy ra từ năm 1965 đến lúc đó .
Nhiều năm đã trôi qua . Tôi cũng đã qua tuổi thanh niên . Không còn nhiều ước vọng hăng hái như ngày xưa . Mỗi khi đọc sách cạnh cửa sổ tôi thường để tâm trí lãng đãng đây đó, mắt vãn thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, bên kia đường .
Con của Diễm-an, Duy-thành, bây giờ đã 11 tuổi, đang chơi trên sân thượng của nhà nó . Trò chơi hơi có vẻ trẻ con so với số tuổi của nó . Có lẽ thằng bé không thông minh lắm . Tôi nghĩ nếu nó là con của tôi thì chắc nó sẽ nghĩ ra nhiều cách để giải trí thú vị hơn .
Nó đang đặt 1 đống lon không trên đầu bức tường ngăn cách 2 căn nhà và đứng cách xa khoảng 3 hay 4 mét, lấy đá cố chọi cho trúng vào mấy cái lon . Làm vậy, dĩ nhiên là các cục đá sẽ rớt hết qua vườn nhà bên cạnh của ông Sĩ-giang . Bây giờ thì ông ta chưa thấy nhưng tôi biết lát nữa đây ông ta sẽ nổi trận lôi đình khi thấy cảmột khoảnh hoa trong vườn nhà ông ta bị đá rơi trúng làm bầm dập, gẫy nát .
Ngay lúc đó, tôi thấy ông Sĩ-giang mở cửa nhà và bưóc ra vườn . Lúc này ông già lắm rồi, bước từng bước chậm chạp, nghiêng nghiêng . Mỗi bước lại ngưng, mỗi buớc lại nhấc chân lên nặng nề . Nhưng ông ta không chú ý gì đến mảnh vườn mà lại đi thẳng tới cổng vườn, mở cổng rồi bước xuống bậc tam cấp bằng đá dẫn ra lề đường .
Trong lúc đó thì thằng bé Duy-thành, không nhìn thấy ông già, cuối cùng đã chọi trúngmột cái lon . Cái lon văng lên, rớt xuống bờ tường vài lần, rồi rớt xuống vườn nhà ông Sĩ-giang vớimột tiếng “beng” lớn , có lẽ do trúngmột bờ gạch hoạc chậu kiểng . Ông già đang đi chập choạng trên bậc tam cấp, nghe tiếng động bỗng giật mình quay lại . Ông bị mất thăng bằng rồi ngã quay trên bậc thềm, đầu giộng mạnh vào thềm đá xanh .
Tôi thấy hết . Nhưng ông già và thằng bé chẳng ai thấy ai cả . Chẳng hiểu tại sao, thằng bé bỗng ngưng chơi . Nó chạy đi mất . Chỉ vài giây sau, nguời ta bu lại chỗ ông Sĩ-giang té nằm đó . Trong chốc lát người ta xác định là ông đã chết vỡ sọ, do bị té bất ngờ .
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi đi ngay ra cửa sổ nhìn qua bên kia đường . Xác ông Sĩ-giang được quàng giữa nhà . Nhiều người đứng hút thuốc và tụ tập trên lề đường trước nhà ông .
Mọi người bỗng im lặng, đứng tránh ra có vẻ bối rối khi cómột lão ăn mày từ nhà Diễm-an bước ra, vẫn với bộ quần áo màu mè, cai áo choàng xám, cái mũ rơm màu vàng, cái bị túi dơ bẫn kia . Lão đi ngang qua nhóm người, chậm chạp nhưng từ từ khuất dần theo hướng mà trước đây ông ta đã theo hướng đó mà đến .
Cũng hôm đó,một tin buồn đến nhưng không làm tôi ngạc nhiên, là thằng bé Duy-thành bỗng nhiên không ai thấy nó ở trong nhà nữa . Họ tìm kiếm mãi mà không bao giờ tìm ra dấu vết thằng bé . Tôi chỉ biết khuyên gia đình Diễm-an thường xuyên đặt hoa lên bậc thềm chỗchỗ người đã tử nạn .
Một thời gian sau Duy-thành bỗng trở về nhưng không còn nói dược . Sau này nó phải học lại từ đầu và tuy chậm nhưng vẫn phát triễn bình thường .
- Hết -
Truyện ngắn kinh dị của Fernando Sorrentino (Argentina)
Bản tiếng Anh của Thomas Meehan

Hạnh phúc chân thật ?


image


Anh ta không đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình. Khi chúng ta trông cậy vào địa vị, tiền bạc, vào vợ hay chồng của mình để mang lại hạnh phúc, thì ta sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Vì chúng ta nương tựa vào những gì không phải của mình.


Ông Allen Wallace là một học giả và cũng là một nhà Phật học Hoa kỳ nổi tiếng. Ông đang điều hành những chương trình dài hạn tại Santa Barbara Institute và đại học UCLA, nghiên cứu về sự liên hệ giữa thiền tập và hạnh phúc. Trong bài này ông chia sẻ và giới thiệu về quyển sách mới của mình có tựa đề là Genuine Happiness, vừa mới được xuất bản. Xin được gửi đến các anh chị.

Một buổi sáng đầu Thu ở nhà Chuyển Hóa,
West Virginia, Hoa Kỳ
Duy Nhiên



-ooOoo-



Thế nào là một hạnh phúc chân thật (genuine happiness)?



- Tôi nghĩ ta dùng chữ "con người hưng thịnh" (human flourishing) thì chính xác hơn, vì nó có gốc từ chữeudaimonia của Hy lạp. Dịch là hạnh phúc chân thật cũng được, nhưng tôi nghĩ "hưng thịnh" (flourishing) thì chính xác hơn.



Và hạnh phúc ấy sẽ mang lại cho ta những gì?



- Một cuộc sống có ý nghĩa.



Cái gì làm cho cuộc sống ta có ý nghĩa?



- Theo tôi thì đó phải là cho mỗi ngày chứ không phải là chỉ cho một cuộc sống. Tôi thấy có bốn yếu tố cho một ngày hạnh phúc. Thứ nhất là ngày hôm nay mình có sống trong giới hạnh hay không? Mà ở đây tôi chỉ nói về những luân lý căn bản trong đạo Phật thôi, ví dụ như đừng làm hại ai, đừng nói nặng lời với ai, cố gắng thực tập từ bi và chánh niệm. Điều thứ hai là tôi cảm thấy hạnh phúc thay vì là khổ đau. Tôi đã gặp những người có tu tập, lúc nào họ cũng biểu lộ ra một sự bình an trong những bước đi của họ, trong lối hành xử của họ đối với những khó khăn trong cuộc sống và khi tiếp xúc với người khác. Điều thứ ba là đi tìm sự thật, muốn thấy và hiểu rõ được thực tại, chân tướng của chính mình và cuộc sống. Và ta có thể ngồi yên trong căn phòng nhỏ của mình mà vẫn có thể làm hết được những việc ấy. Nhưng có điều là trong chúng ta không có ai là riêng rẽ và độc lập hết. Vì vậy muốn có một đời sống hạnh phúc, ta phải trả lời câu hỏi thứ tư này "Ta mang lại gì cho cuộc đời này?"

Nếu tôi có thể nhìn lại một ngày trong đời mình và thấy có đủ bốn yếu tố: giới hạnh, hạnh phúc, sự thật và biết nghĩ đến chung quanh, thì tôi có thể nói rằng "Tôi là một người có hạnh phúc."

Vấn đề hạnh phúc không hề tùy thuộc vào trương mục ngân hàng của ta, hoặc thái độ của vợ hay chồng mình, vào công việc làm hay số tiền lương của ta. Ta có thể sống một đời tròn đầy ý nghĩa, cho dầu nếu ta chỉ còn lại mười phút để sống trên cuộc đời này.



Trong bốn yếu tố ấy không có yếu tố sức khoẻ, như vậy sức khoẻ không là một yếu tố quan trọng sao?



- Sự thật là không! Một người học trò của tôi bị mang một chứng bệnh rất hiếm và nan y, mỗi ngày anh ta đều phải vào bệnh viện để chữa trị và được cho thuốc. Và anh phải sống như vậy trọn cuộc đời còn lại của mình. Ta có thể nói rằng "Thật là tội nghiệp và khổ cho anh! Hoàn cảnh thấy đáng thương quá!" Nhưng ngày hôm kia tôi gặp anh, anh bảo tôi, "Allen này, tôi đang 'flourishing' đây!" Và tôi cảm thấy anh thật sự như thế. Anh ta tìm được cho mình con đường đi giữa những giới hạn, và trong những điều kiện nào đang có mặt với anh. Tâm ý anh trong sáng. Anh đọc sách, anh viết bài, anh tăng trưởng. Anh ngồi thiền mỗi ngày, và anh còn dạy thiền cho các bệnh nhân nan y khác trong bệnh viện nữa.

Anh ta sống một cuộc sống rất tròn đầy ý nghĩa, và anh có thể thành thật nói rằng mình đang có hạnh phúc.



Bí quyết của anh ta là gì?



- Anh ta không đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình. Khi chúng ta trông cậy vào địa vị, tiền bạc, vào vợ hay chồng của mình để mang lại hạnh phúc, thì ta sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Vì chúng ta nương tựa vào những gì không phải của mình. Và lại nữa, những người chung quanh cũng đang tranh dành với ta những thứ tiền bạc và địa vị ấy, mà chúng đâu có dư dã cho tất cả mọi người đâu. Đáng buồn là vậy.



Còn điều đáng vui?



- Điều đáng mừng là hạnh phúc chân thật không có đem bày bán ở ngoài phố chợ, mà hễ có tiền là ta có thể đi mua về cho mình. Một trong những điều bí mật mà ít có ai khám phá được là: cái hạnh phúc mà ta đang đi tìm ở những chức vụ cao, trong một người chồng hay người vợ gương mẫu, đứa con ngoan, sức khoẻ đầy đủ, việc làm tốt, có an ninh, có diện mạo đẹp… thật ra chúng lúc nào cũng đang có sẵn bên trong ta, chỉ cần ta tiếp xúc mà thôi. Thay vì đi tìm bên ngoài thì tại sao ta lại không thử quay vào tìm bên trong chính mình đi, thử xem sao!

Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta sẽ không lấy vợ hay chồng, đi mua xe, hay tìm một việc làm cho ưng ý. Nhưng tôi chỉ muốn nói rằng, nếu bạn có hạnh phúc thì hạnh phúc ấy không hề tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài, vì chúng không nằm trong sự kiểm soát của bạn.



Mọi người ai cũng nói rằng tiền bạc, địa vị không mang lại cho mình hạnh phúc, nhưng có mấy ai là thật sự sống như vậy đâu?



- Thật ra thì trong thâm tâm chúng ta chưa thật sự có niềm tin. Chúng ta vẫn đi tìm kiếm bên ngoài, đeo đuổi những gì mà ta nghĩ nó sẽ mang lại cho mình hạnh phúc - danh vọng, chức vụ, tình yêu, một sự an ninh về tiền bạc và tình cảm. Chúng ta không có hy vọng và niềm tin vào một hạnh phúc chân thật nào đó. Ta tự nhủ rằng, "Có lẽ một hạnh phúc chân thật không có mặt đâu, nói cho nghe hay ho vậy thôi. Mình thì bằng lòng với một iPod hay một big screen tivi, như vậy là vui rồi. Không đòi hỏi hay cầu mong gì xa xôi hết" Hoặc cũng có người nói rằng, "Thôi đừng nói chuyện hạnh phúc, chỉ ráng qua được ngày hôm nay là đủ khoẻ rồi!" Tôi nghĩ họ cũng đáng thương thật!



Như vậy đó có phải là một sự tuyệt vọng không?



- Nó là một trạng thái mà tâm ta không còn không gian nữa, ta đánh mất đi một cái nhìn rộng lớn. Tôi nghĩ tới tâm từ, metta. Khi thực tập tâm từ, chúng ta bắt đầu bằng một tình thương với chính mình. Nhưng điều ấy không có nghĩa là "Công việc nào là tốt nhất cho tôi đây? Lương bao nhiêu là xứng đáng với mình đây?" Nhưng chính là, "Làm cách nào để ta được hưng thịnh?" "Ta nên sống cách nào để ta có hạnh phúc, an lạc và có ý nghĩa đây?" Và sau đó, ta nới rộng cái nhìn đó ra, "Làm thế nào để những người đang sống trong khổ đau tìm được một hạnh phúc thật sự đây?"



Shantideva nói, "Những kẻ đi trốn tránh khổ đau lại cứ cắm đầu lao mình vào chốn khổ đau. Chính vì sự tham muốn hạnh phúc mà họ lại vô tình đi phá vỡ cái hạnh phúc mà họ đang có, và xem chúng như kẻ thù." Tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta lại ít ai chọn con đường tu học, nếu như nó có thể mang lại cho mình một hạnh phúc chân thật?



- Thật ra câu trả lời là vì chúng ta không hề biết cái gì có thể mang lại cho mình một hạnh phúc thật sự. Sẽ cần một thời gian dài và những kinh nghiệm khổ đau trước khi ta tỉnh thức dậy và ghi nhận được những gì đang xảy ra. Chúng ta bị kết chặt vào những hình tượng, ý niệm trong đầu "Phải chi vợ hay chồng tôi là người như vậy, phải chi tôi có được công việc như vậy, có được một số tiền như vậy, tướng diện tôi như vậy, sức khoẻ tôi như vậy… tôi sẽ có hạnh phúc." Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng mà thôi.

Chúng ta chắc ai cũng biết những người có đầy đủ sức khoẻ, có tiền bạc, địa vị, dư thừa tình yêu… nhưng họ cũng vẫn mang đầy khổ đau. Những người đó là thầy của chúng ta, vì họ dạy cho ta một bài học lớn. Họ dạy cho ta thấy rằng, mình có thể trúng một tấm vé số lớn của cuộc đời nhưng vẫn thua trật tấm vé số của hạnh phúc.



Khi Ông nói về một "hạnh phúc chân thật", thì có lẽ ý ông ám chỉ rằng trong cuộc đời còn có những loại hạnh phúc khác nữa?



- Phải rồi! Chúng ta thường lầm lẫn cái mà đức Phật gọi là Bát Phong, tám ngọn gió xao động của cuộc đời, và cho đó là hạnh phúc. Tám ngọn gió ấy là muốn thịnh mà không suy, muốn vui mà tránh khổ, muốn được khen mà không bị chê, muốn danh vọng mà không bị khinh thường. Nhưng mà ta phải nhớ điều này, thật ra không có gì là sai quấy với lại giàu, vui, được khen, và có danh tiếng hết. Ví dụ như nói về sự giàu có đi: giả sử như nếu ta có một chiếc áo lạnh mới. Nếu như ta bỏ chiếc áo mới ấy đi, ta có là một con người tốt đẹp hơn không? Lẽ dĩ nhiên là không! Thật ra không có gì là sai quấy với vấn đề được có hết, nhưng nó hết sức là sai lầm nếu ta cho rằng nó có thể mang lại cho mình hạnh phúc.

Hạnh phúc chân thật là tiếp xúc với cái gốc rễ của hạnh phúc, chứ không phải chỉ đi nắm bắt những yếu tố nào mà chúng có thể hoặc không có thể chế tác ra được hạnh phúc. Và sự khác biệt giữa tu tập và đi đuổi bắt theo tám ngọn gió xao động của cuộc đời là ở chỗ đó. Cũng có người đi tu tập vì mục đích muốn thoả mãn ngọn bát phong ấy, muốn tìm được một niềm vui thú trong thiền tập. Họ xem thiền tập như là một tách cà phê, một cuộc chạy bộ thể dục, hay là được mát-xa vậy. Mà thật ra cái đó cũng không có gì là sai quấy hết, nhưng có điều nó rất là giới hạn. Thiền tập có thể làm một việc mà mát-xa không thể làm được, nó có thể chữa lành được những vết thương trong tâm ta.



Con đường hạnh phúc này dường như đòi hỏi ta phải có một niềm tin và sự buông bỏ rất lớn. Điều ấy hơi đáng sợ một chút. Nếu như tôi buông bỏ hết những thứ bên ngoài ấy thì tôi sẽ trở thành gì đây?



- Thật ra chúng ta không cần phải nhảy vào chỗ nước sâu làm gì. Nó cũng giống như là một ngày nào đó tự nhiên ta hứng khởi lên rồi tuyên bố rằng "Thế giới này như căn nhà lửa. Đầy khổ đau. Tôi sẽ từ bỏ hết tất cả để đi tìm một niềm an lạc theo Phật pháp." Rồi độ chừng vài ngày, vài tuần hay giỏi lắm là vài tháng, ta sẽ nói, "Ái chà, cái tu tập này cũng đâu có gì là hạnh phúc hay an lạc gì như họ nói đâu, mà không biết cái iPod, cái tivi hay cô bồ củ của mình đâu rồi nhỉ, có ai biết đâu rồi không?"

Vì vậy vấn đề không phải là đột nhiên lập tức mà xả bỏ hết tất cả mọi thú vui, bát phong, của cuộc đời, và chỉ thực tập giáo pháp sâu xa của Phật pháp. Cũng giống như dạy một đứa trẻ mới tập bơi vậy, ta đâu có thảy đứa bé vào chỗ nước sâu rồi xem chuyện gì sẽ xảy ra! Ta tập cho nó bơi ở nơi cạn cho từ từ quen trước. Cũng vậy, ta hãy bước đi chậm mà vững. Bắt đầu bằng ngồi thiền một chút vào mỗi sáng và mỗi tối. Xem nó ảnh hưởng đến một ngày của ta như thế nào. Từ từ ta sẽ nếm được mùi vị của đạo pháp. Ta có thể sẽ cảm thấy rằng, "Cũng thú vị đó chứ! Ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Mà không phải chỉ có hạnh phúc thôi, ta còn có chút đạo hạnh nữa. Ta thấy được thực tại rõ ràng hơn. Và nếu muốn, bây giờ ta có khả năng giúp được người chung quanh và cuộc đời hữu hiệu hơn, nhờ sự thực tập của mình." Ta thật sự có hạnh phúc hơn, và ta cũng sẽ có niềm tin vào con đường mình đi hơn. Tám ngọn gió xao động của cuộc đời vẫn thổi, chúng vẫn tiếp tục đến rồi đi. Chúng vẫn có mặt, nhưng bây giờ ta có thể sử dụng chúng để hỗ trợ thêm cho sự thực tập của mình.



Như vậy ta có thể kết luận rằng con đường tu tập của đức Phật không phải chỉ để giác ngộ dưới cội bồ đề, mà là còn để mang lại hạnh phúc cho kẻ khác?



- Tôi tin rằng đức Phật đã chứng nghiệm được một điều rất sâu sắc và phi thường dưới cội bồ đề. Nhưng ngài cũng ý thức rằng, sự giác ngộ đó sẽ không có kết quả viên mãn nếu ngài không chia sẻ nó với kẻ khác. Giác ngộ không phải là cho riêng chính mình "Bây giờ thì tôi ngon lành rồi. Xong việc, đến nơi, nghỉ được rồi." Thế giới chúng ta được chuyển hóa nhờ sự có mặt của đức Phật trên cuộc đời này. Nhưng không phải là 49 ngày ngài ngồi dưới cội bồ đề khiến cho cuộc đời này được chuyển hóa, mà chính là 45 năm sau đó, khi đức Phật đi gặp gở và tiếp xúc với hạng bần cùng, vua chúa, bậc chiến sĩ, kẻ ăn mày... gặp ai ngài cũng chia sẻ sự giác ngộ của mình với kẻ khác.

Thế cho nên, trở lại bốn yếu tố mà tôi nêu lên ở trên, khi ngồi dưới cội bồ đề là đức Phật phát huy ba yếu tố đầu: đạo hạnh, hạnh phúc và sự thât. Và 45 năm sau đó ngài phát triển yếu tố thứ tư, mang hạnh phúc vào cuộc đời. Và theo tôi đức Phật chính là khuôn mẫu của một cuộc sống hạnh phúc và tròn đầy ý nghĩa.
Nhưng ở đây tôi cũng phải cảnh cáo các bạn trước, đôi khi muốn tiếp xúc với cái hạnh phúc chân thật (genuine happiness) của mình, bạn cũng phải chịu khó bỏ qua cái iPod và plasma tivi của mình một chút
!
Allen Wallace - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch

Chân Thật ?


Chân thật là trong tâm hồn, đầu óc không thấy khó chịu vì sự ghen ghét. Đó chính là sự chân thật. Chứ không phải chân thật là: “Tôi là người thẳng tính, hay nói thẳng nói thật, thấy sao nói vậy, có gì nói nấy bởi vì tôi là người trực tính và chân thật.” Quý vị đừng lầm lẫn cái này!



Rắc rối trong các mối quan hệ chính là cách sử dụng kiến thức trong cách diễn đạt điều mình muốn nói

Cái khó nhất và cũng quý nhất trong quan hệ giữa con người và con người là tình thương và sự chân thật. Khi nói đến hai chữ tình thương thì rất sâu và rộng nghĩa, tức khái niệm này bao gồm hai chữ nhưng có nhiều nghĩa và chỉ ra một thế giới sâu thẳm. Như vậy, khi nghe tới hai chữ đó thì người nghe cần đi vào được một thế giới sâu thẳm, một thế giới chiều sâu. Khi nghe nói đến khái niệm về tình thương hay chân thật thì người nghe nên liên tưởng đến trạng thái sâu bên trong đầu óc chứ không để tâm đến sự định nghĩa của các khái niệm ấy.

Ví dụ như chữ “yêu” thì không thể định nghĩa chữ "yêu" là gì được và tất cả mọi định nghĩa về chữ "yêu" đều sai. Khi chữ "yêu" được dùng giữa trai và gái thì chữ đó đưa đến người nghe cởi bỏ tất cả mọi khái niệm để đi vào một thế giới sâu thẳm, một trạng thái của đầu óc, chứ không phải chữ yêu đó được định nghĩa yêu như thế này hay yêu như thế kia…Không phải như vậy vì định nghĩa không có giá trị. Khi người cha nói yêu con thì nhờ chữ “yêu” đó mà hiện ra cả một thế giới rất sâu thẳm, và chỉ có người cha mới biết. Còn ngược lại, khi người con nói yêu cha mẹ lắm thì chữ “yêu” đó cũng hiện ra một thế giới sâu thẳm mà chỉ có người nói mới hình dung được hay chỉ có những người cùng chung cảnh ngộ thương cha mẹ thì mới hình dung được.

Như vậy, không thể định nghĩa được chữ “yêu” mà đó chỉ là chữ do con người sáng tạo ra để diễn đạt một trạng thái đang diễn ra trong đầu óc, trong sự nhìn thấy hay trong nhận thức, nhưng trong mỗi một hoàn cảnh khác nhau thì có một thế giới khác nhau. Đó là lí do chúng ta không nên định nghĩa nhiều chữ. Như hiện nay, chỉ vì một vài chữ trong sách vở đã tồn tại từ hàng ngàn năm mà chúng ta đã tự giết chết chúng ta. Đời sau lại tiếp tục đem ra định nghĩa, làm từ điển rồi đem ra giảng dạy thì không hiệu quả. Người giảng dạy lại không đủ trình độ hiểu nên tưởng đâu là hiểu đúng và tưởng đâu là giảng dạy đúng.

Thành ra, cái chết là ở chỗ này và rắc rối trong các mối quan hệ chính là cách sử dụng kiến thức trong cách diễn đạt điều mình muốn nói. Mỗi người đều có kinh nghiệm và kiến thức khác nhau nên cứ tự cho mình là người hiểu biết hơn người khác và có quyền này, quyền kia hay ưu tiên nọ, ưu tiên kia...

Đó là nỗi đau và là nỗi ung nhọt lớn nhất và rất khó giải quyết!

Khi bắt đầu củng cố địa vị tức là đánh mất hạnh phúc đang hiện hữu

Mỗi người khi đã đạt được quyền lợi rồi thì ưu tư riêng được tạm ổn, tinh thần tạm bình yên. Nghĩa là khi mơ ước đã thành hiện thực, trạng thái tinh thần sẽ tạm bình yên, nhưng rồi tình trạng này cũng sẽ qua rất nhanh vì người ấy chưa nhận ra giá trị đích thực và quý giá của trạng thái này nên đã không quan tâm đến các phương pháp nhận ra và thường sống với thực tại bình yên đó. Cũng có một ít người nhận ra và thường sống với thức tại bình yên đó nhưng còn lại thì tất cả phải coi chừng vì dễ đi tới chỗ bắt đầu thấy mình hay, mình giỏi... Tức là bắt đầu xuất hiện cái thấy thiếu chuẩn xác về mình và thế giới chung quanh nên đã để cho cảm xúc hạnh phúc trong tinh thần biến mất. Như vậy, khi bắt đầu xuất hiện cái thấy lệch lạc về chính mình dẫn đến nỗ lực củng cổ địa vị cá nhân tức là đánh mất hạnh phức đạt được.

“Địa vị” là một thế giới khái niệm mà hạnh phúc đạt được là thế giới thật thực sự hay một trạng thái thật sự thật, tức là trạng thái không có ý tưởng và chữ nghĩa. Nhưng hạnh phúc đi mất tại vì thấy mình hay, mình giỏi hay thấy mình hơn người… Và bất kể người lớn tuổi cho đến trẻ tuổi thì đều có sự thấy mà rất dễ đánh mất hạnh phúc có sẵn trong đầu óc của mình. Chắc chắn là trước nhất đánh mất trạng thái hạnh phúc của chính mình. Nếu có cười thì chỉ có giả bộ bên ngoài mà chắc chắn bên trong không có hạnh phúc.

Quý vị thử ngẫm nghĩ điều này!

Một người sống trong sự ghen ghét, ghen tị và hơn thua mà lòng không nói ra thì làm sao có hạnh phúc được? Người đó cũng giống như gặp món ăn thật ngon mình thèm khát mà không thưởng thức được và tự mình đẩy đồ ăn xuống dưới đất bởi vì ghen ghét, đố kị… Tại sao lại như vậy? Vì thấy mình hơn, hay, giỏi và thấy mọi người cần phải chú ý, để ý tới mình…Đó chính là cái bẫy mà người đời bị dính. Vì vậy, một người rất dễ bị sập bẫy khi được người khác khen ngợi, ca ngợi, ca cẩm…

Đó cũng là lí do mà người coi quẻ hay coi bói đánh trúng tâm lí. Nếu người coi quẻ, coi bói mà đạo đức thì rất tốt, tức là để cứu người thì có thể dùng tất cả mọi hình thức, kĩ xảo hay khả năng của mình… nhưng đa số không làm được điều đó. Đó cũng là điểm rắc rối trong các mối quan hệ.

Chân thật là gì?

Nói tới tình thương là nói đến sự chân thật, là không thấy mình hay, mình hơn người, mình xứng đáng hơn hay giá trị hơn người… Sự chân thật là gì? Không phải là nói thật, làm thật… cái này phải coi chừng. Mà cũng đừng chủ quan cho rằng thẳng tính là chân thật, là trực giác, phải coi chừng mấy điều này.

Chân thật là trong tâm hồn, đầu óc không thấy khó chịu vì sự ghen ghét. Đó chính là sự chân thật. Chứ không phải chân thật là: “Tôi là người thẳng tính, hay nói thẳng nói thật, thấy sao nói vậy, có gì nói nấy bởi vì tôi là người trực tính và chân thật.” Quý vị đừng lầm lẫn cái này!

Duy Tuệ

Quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc: Nhìn lại một chặng đường





Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ không ngừng được phát triển theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

Từ ngày 26 đến 28-9-2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên thảo luận Cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 68. Đây là một hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng XI và thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; qua đó đóng góp một cách tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào công việc của LHQ.

Việt Nam chính thức gia nhập LHQ ngày 20-9-1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với LHQ không ngừng được phát triển theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

Ngay sau khi tham gia LHQ, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của các nước thành viên để Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh.

Mặt khác, chúng ta cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của LHQ phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. LHQ trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại LHQ ngày càng được nâng cao.

Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết và đang phát triển để đấu tranh và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ (LHQ), như: nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực… đồng thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Sự phát triển của quan hệ Việt Nam và LHQ có thể chia thành 4 giai đoạn cụ thể là:

Giai đoạn 1977-1986: Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa phải giải quyết những hậu quả nặng nề của chiến tranh, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và từng bước khôi phục sản xuất. LHQ đã tích cực giúp Việt Nam giải quyết những khó khăn nhiều mặt với tổng viện trợ đạt hơn 500 triệu USD. Các tổ chức tài trợ chính bao gồm: Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tổ chức này đã hỗ trợ đáng kể cho đầu tư của Chính phủ Việt Nam về các hạng mục phát triển xã hội, tập trung cho giáo dục, y tế, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Hợp tác với LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học – kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển. Đồng thời trong bối cảnh bao vây cấm vận, hợp tác với LHQ tạo điều kiện để ta tiếp cận được nguồn viện trợ của nhiều nước phương Tây.

Giai đoạn 1986-1996: Đây là giai đoạn Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, theo đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Cho tới cuối những năm 1980, LHQ chiếm tới gần 60% tổng số viện trợ cho Việt Nam ngoài nguồn từ các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, viện trợ không hoàn lại của LHQ cho Việt Nam đạt trên 630 triệu USD. Từ đầu những năm 1990, nhiều nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nối lại viện trợ cho Việt Nam nhưng LHQ vẫn chiếm 30% viện trợ kỹ thuật từ bên ngoài.

Trong giai đoạn này, một số tổ chức đã nâng mức hỗ trợ như Quỹ Phát triển Nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO). Một số tổ chức khác cũng bắt đầu có hoạt động viện trợ trực tiếp, như: Chương trình Kiểm soát Ma túy LHQ (UNDCP), Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và thêm nhiều nước song phương cũng như các tổ chức tài chính tiền tệ như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tham gia trong các loại hình dự án hỗn hợp đa – song phương.

Các dự án hợp tác là nguồn hỗ trợ đáng kể cho Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chính sách phát triển, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cán bộ trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời LHQ tiếp tục có những đóng góp có giá trị đối với việc nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học – kỹ thuật, và giải quyết các vấn đề xã hội khác của Việt Nam.

Giai đoạn 1997-2011: Từ năm 1997 đến năm 2000, LHQ dành ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và các chính sách xã hội; cải cách và quản lý phát triển; quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; và điều phối viện trợ, quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực.

Trong thời kỳ hợp tác từ năm 2001 đến năm 2005, LHQ có ba ưu tiên chính là thúc đẩy hơn nữa cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, LHQ chuyển mạnh hướng hỗ trợ kỹ thuật sang hỗ trợ các biện pháp cải cách về chính sách và thể chế kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước, hành chính công, luật pháp, lập kế hoạch đầu tư công, phát triển hệ thống ngân hàng, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, tổ chức hằng năm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ v.v… Những ưu tiên chính trong giai đoạn này là thúc đẩy cải cách, tư vấn trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thực hiện Chương trình 135, lồng ghép với việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), hỗ trợ trong các nỗ lực bảo vệ thiên nhiên, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường, xây dựng chiến lược và chính sách, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường và đa dạng sinh học. Trong giai đoạn 2006-2011, viện trợ của LHQ cho Việt Nam đạt trên 400 triệu USD.

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã tranh thủ diễn đàn LHQ làm cơ sở để tăng cường quan hệ với các tổ chức trong hệ thống LHQ, mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các nước và tổ chức quốc tế. Hoạt động nổi bật nhất trong giai đoạn này là Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hoà bình, an ninh quốc tế trong bối cảnh Hội đồng Bảo an phải xử lý khối lượng công việc đồ sộ do xuất hiện nhiều vấn đề an ninh phức tạp, thêm vào đó là những thách thức an ninh toàn cầu mới và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu trầm trọng nhất lịch sử thế giới hiện đại.

Việt Nam tích cực thương lượng và trở thành thành viên chính thức của Công ước Cấm Vũ khí Hoá học (CWC) năm 1998, tham gia đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) năm 1996, tham gia và trở thành thành viên của Hội nghị Giải trừ Quân bị (CD) năm 1996.

Ngoài ra, Việt Nam sớm tham gia vào quá trình chuẩn bị cho các hội nghị lớn, như: Hội nghị Kiểm điểm NPT 2000, 2005 và 2010; Hội nghị về chống buôn bán bất hợp pháp vũ khí nhỏ năm 2001, 2003…

Việt Nam cũng tham gia đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 1997, Hội đồng Thống đốc IAEA (1991-1993, 1997-1999, 2003-2005), tham gia Hội đồng Kinh tế – Xã hội của LHQ (ECOSOC) (1998-2000).

Việt Nam không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ thu hút viện trợ của các tổ chức phát triển LHQ mà còn chủ động xây dựng các hình thức hợp tác và tham gia của ta vào các tổ chức này. Mô hình hợp tác 3 bên (ban đầu giữa Việt Nam, FAO, Senegal về trồng lúa) đã được mở rộng và áp dụng rộng rãi, được coi là hình mẫu cho hợp tác Nam – Nam. Ta cũng chủ động tham gia sâu hơn vào hệ thống LHQ thông qua việc là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA (nhiệm kỳ 2000-2002), Hội đồng Kinh tế – Xã hội (1998-2000), Ủy ban Phát triển Xã hội (2001-2004)… Hiện nay, Việt Nam đang tích cực phối hợp với các tổ chức phát triển LHQ thực hiện thí điểm sáng kiến “Một LHQ”, được cộng đồng các nhà tài trợ đánh giá cao.

Giai đoạn 2012-2016: Trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất Hành động – Một LHQ (DaO), Chính phủ Việt Nam và LHQ đang tích cực phối hợp triển khai kế hoạch chung tiếp theo của LHQ giai đoạn 2012-2016, phù hợp với dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (SEDP) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (SEDS) của Việt Nam. Kế hoạch chung này ưu tiên 03 lĩnh vực trọng tâm chính là: Chất lượng tăng trưởng; bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ xã hội; tăng cường tiếng nói và nâng cao quản trị công.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và LHQ là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên LHQ cũng như về vai trò của LHQ trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo. Tuy tổng số tiền viện trợ của LHQ dành cho Việt Nam trong hơn 30 năm qua chỉ hơn 2 tỉ USD nhưng đã có ý nghĩa hết sức to lớn vì LHQ tập trung hỗ trợ nhiều lĩnh vực thiết yếu về phát triển kinh tế, xây dựng thể chế, pháp luật, giải quyết nhiều vấn đề xã hội cấp bách. LHQ cũng đã hỗ trợ Việt Nam trong những giai đoạn khó khăn nhất sau chiến tranh trong điều kiện Việt Nam bị bao vây, cấm vận. Sự hợp tác này đã đạt được những kết quả tốt và có tác dụng tích cực, đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam về phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực chung của Việt Nam và LHQ trong việc khắc phục những mặt còn tồn tại, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên, hỗ trợ tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của LHQ trong thời kỳ mới.



Nguồn: chinhphu.vn

Trà Vigia: Tuổi biết buồn






… Chúng ta thường nhìn vào vết nhơ trên lưng người khác để phê phán vì không thể nhìn vào lưng mình đôi khi còn bẩn thỉu và đáng lên án hơn nhiều. Tagalau đang bị công phá dữ dội với đủ loại vũ khí thô sơ và hiện đại trong chiến dịch: Tagalau phải chết…

[Đó là Trà. Trà - với “người ngoài” thì đanh thép, quyết liệt; nhưng với “gà cùng một mẹ”, anh trở về bản tính nhân từ đến hiền khô. Buồn thâm trầm, cái buồn của triết nhân nhìn thấu nỗi thị phi cuộc người, cuộc đời. Inrasara]

*

Tôi xin khơi nguồn bài viết này bằng ca từ của Trịnh Công Sơn: “Tuổi biết buồn”. Đó là tuổi mà mỗi chúng ta mới bắt đầu chớm biết trong tâm trạng mơ hồ về một một thực tế nào đấy không như mình tưởng khiến ta hụt hẫng bâng khuâng. Thường thì đó là thời kỳ tinh khôi trong cảm giác mông lung về những điều không thật về nỗi thương yêu và niềm mong nhớ, về khát khao và hy vọng để rồi tuyệt vọng trên con đường tìm nhau để rồi mãi xa nhau!

Tình yêu không chỉ đơn thuần có trong đôi lứa để đày đọa hoặc thăng hoa mà còn lan tỏa bàng bạc bao trùm không gian và thời gian: tình yêu văn học nghệ thuật, tình yêu quê hương xứ sở và cao hơn là tình yêu nhân loại đại đồng. Một đứa bé sinh ra đã biết khóc vì sợ hãi một môi trường mới lạ biệt, một ngày nào đó sẽ biết cười khi có người chăm sóc vỗ về và một ngày nào đó sẽ biết buồn khi có ai đó rầy la hất hủi. Lớn lên những điều lạ biệt ngày càng nhiều, dĩ nhiên chúng ta phát khóc chớm buồn hơn là bật cười thoáng vui. Bởi vậy, tuổi biết buồn không là giới hạn theo từng giai đoạn thời gian và không thể khoanh vùng trong từng phạm vi không gian. Hôm nay, tôi không còn sơ sinh để khóc chào đời nữa rồi, không còn tuổi thơ để dỗi hờn mỗi khi phật ý, không còn tuổi trẻ để yêu đương nhung nhớ bâng quơ. Nhưng vẫn còn đấy tuổi biết buồn trinh trắng vẹn nguyên để cảm nhận cuộc đời ngày càng đau nhói. Không biết phải nói thế nào bạn nhỉ? Dường như đó không phải là thân phận riêng của mỗi chúng ta, mà là nỗi đau chung của cả loài người!

Tuổi biết buồn đã theo tôi đi suốt một chặng đường dài, chỉ nguôi ngoai từ khi Tagalau chào đời trong khó khăn vật vã không có nhiều bàn tay cưu mang nâng đỡ. Tuy vậy, nó vẫn lớn dậy theo thời gian khi có nhiều hơn tấm lòng chung tay góp sức để trưởng thành và ngày càng vững vàng từng bước đi. Điều ấy mang đến niềm vui cho những ai quan tâm đến đời sống tinh thần Chăm vốn dĩ đã đứt mạch từ lâu, từ khi tập san Panrang và Ước vọng đình bản vì nhiều lý do. Những nỗ lực phi thường ấy thật đáng trân quý ghi nhận cho dẫu còn nhiều vụng dại ngây ngô bởi Chăm nghèo, không phải ai cũng có điều kiện để dấn thân và hy sinh những điều có thể và không thể. Cho nên để đánh giá sự có mặt của Tagalaucần tránh sự tắc trách tùy tiện mang tính định kiến cá nhân dễ mang đến sự ngộ nhận hiểu lầm không nên có, hoặc gây nhiễu loạn sự cảm thụ của giới trẻ vốn đang cần hướng đạo một cách trong sáng và mẫu mực. Chúng ta luôn cần sự đa dạng trong thống nhất để rồi thống nhất trong đa dạng bởi mỗi người luôn nhìn từ một góc nhắm khác nhau chưa kể tọa độ cự ly và mục đích. Tốt hơn nên để người ngoài cuộc nhận định và người đời sau đánh giá, còn không cứ việc ai nấy làm cho tốt cũng như gửi lại những gì con người cần.Tại sao lại phải đánh đố nhau làm gì nhỉ?!

Tagalau còn non trẻ là tất nhiên, hụt hơi là tất yếu. Nhiều tạp chí khác đầy tâm huyết nhưng đành chết yểu cũng là xu thế của thời đại trong cơ chế thị trường nhiều thử thách cam go. Thế hệ đi trước già cỗi chuyển giao cho thế hệ sau sung sức là điều cần thiết để tiếp nối và hội nhập. Không ai tránh được thiếu sót cho dù chủ quan hay khách quan, quan trọng là biết phục thiện cầu tiến để sửa sai cho phù hợp với thế thời. Không nên chê bai miệt thị người khác bởi những lời nói nhẹ nhàng mới thực sự đi vào lòng người. Càng không thể yêu cầu những đòi hỏi cao mà khả năng ai đó không kham nổi hoặc thể hiện được. Nếu người nào đó chưa hay chưa tốt thì mình cố làm cho hay hơn tốt hơn, bới móc bắt bẻ chỉ thêm rối tung rách việc. Đố kị tị hiềm là thuộc tính của con người khó ai tránh khỏi nhưng vận dụng thế nào cho hợp đạo lý, ai sai người đó chịu không thể quàng xiên cả đám mà cơ sở nào để nói ai đúng ai sai?! Chúng ta thường nhìn vào vết nhơ trên lưng người khác để phê phán vì không thể nhìn vào lưng mình đôi khi còn bẩn thỉu và đáng lên án hơn nhiều. Tagalau đang bị công phá dữ dội với đủ loại vũ khí thô sơ và hiện đại trong chiến dịch: Tagalau phải chết, chỉ vì sự có mặt của nó làm tím cả một ngọn đồi mà lẽ ra nên trơ màu sỏi đá hoang sơ!

Về sau và ngàn năm sau nữa, có buồn mà vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay, Vũ Thành An đã rên rỉ than van khiến tôi đang hối tiếc thở dài: O thei ngak di drei o hai, tamuh di hatai drei ngak di drei! Cuộc đời tôi là một chuỗi ngày buồn, có buồn thêm cũng chẳng thể buồn hơn. Tưởng như tôi đặt tên Tagalaucho đứa con tinh thần mình có sức sống dẻo dai mãnh liệt như loài bằng lăng hoang dại vẫn đến mùa lại nở trong thầm lặng vô danh, chẳng ai đếm xỉa đến nó làm gì. Mọi người thường quan tâm đến sen cúc trúc tùng, nay thị trường lại ưa chuộng bằng lăng nên có nguy cơ bổ sung vào sách đỏ bìa đen. Ừ mình già rồi, tưởng như đã vĩnh biệt tuổi biết buồn. Nào ngờ nó lại chọn mình như một người bạn tình thủy chung vĩnh cửu. Cũng tốt, chẳng còn bao năm nữa để buồn nên cần tận dụng cho khỏi uổng phí một đời người. Tột đỉnh đã là hôm nay, ngày mai trời lại sáng. Hy vọng!

Inrasara

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Hoa hiếm nhất


10 loài hoa hiếm nở nhất
Jade Vine - Hoa móng cọp




Loài hoa này có nguồn gốc từ Philippines, có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là Hoa móng cọp (hoặc Dây hoa cẩm thạch). Thuộc họ đậu nên Jade Vine sử dụng rất nhiều đạm để nuôi dưỡng, phát triển. Thế nên trong môi trường tự nhiên, chúng thường xuyên bị thiếu chất, dẫn đến yếu dần đi, trơ trọi thân cành và không thể đâm hoa kết trái bình thường.


9. Rafflesia arnoldii - Hoa vua




Sở dĩ gọi Rafflesia arnoldii là hoa vua bởi chúng là loài hoa lớn nhất thế giới. Người ta từng đo được bông to nhất có đường kính tới 1,4 mét và nặng 50kg. Khi mới nở, chúng có mùi rất thơm, nhưng chỉ vài ngày sau lại phát ra mùi thịt thối rữa. Nhờ mùi thối này, ruồi nhặng và côn trùng đã xúm lại giúp chúng thụ phấn. Được biết, Rafflesia arnoldii chỉ mọc ở những khu rừng nhiệt đới.


8. Silene tomentosa




Silene tomentosa là chi nhỏ của loài hoa Cẩm chướng, rất quý hiếm và chỉ được tìm thấy trên các vách đá cao của Gibraltar. Năm 1992, các nhà thực vật học tuyên bố loài hoa này đã tuyệt chủng. Nhưng 2 năm sau, một nhà leo núi đã tìm ra một cá thể trên vách núi đá cao chót vót. Nhờ đó chúng mới được nhân giống.


7. Franklinia alatamaha




Franklinia alatamaha, được biết đến với cái tên cây Franklin có cánh thơm, hình chén, màu trắng. Nó được tìm thấy bởi nhà thực vật học tới từ Philadelphia là John và William Bartram. Tuy nhiên, chúng đã bị tuyệt chủng kể từ những năm 1800. Mãi đến gần đây, các nhà khoa học mới tìm thấy một vài cá thể, và theo thống kê, hiện chỉ có đúng 3 cây nở hoa.


6. Lotus berthelotii




Đây là loài hoa rất đẹp và được xếp vào loại rất hiếm từ năm 1884. Chúng được coi là hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên. Hiện Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí nghiệm.


5. Cosmos atrosanguineus - Cúc vạn thọ Socola




Giống với Lotus Berthelotii, loài Cúc vạn thọ Socola này được cho là không còn tồn tại trong tự nhiên hơn 100 năm nay. Phải có bàn tay chăm sóc của con người chúng mới có thể tồn tại. Vào mùa Hè, những cánh hoa thường toát ra mùi socola rất thơm.


4. Kokai cookei




Đây là loài cây rất hiếm, chỉ có ở Hawaii. Nó được phát hiện năm 1860, khi đó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và được coi là tuyệt chủng. Đến năm 1970, người ta lại tìm được một cá thể nữa, tiếc rằng nó đã bị phá hủy trong một vụ cháy 8 năm sau đó. Rất may, các nhà sinh vật học đã cứu được một nhánh cây và từ đó nhân giống thành 23 cây tồn tại cho đến ngày nay.


3. Cypripedium calceolus





Một nhánh hoa này có giá bán khoảng 5.000 USD, chừng đó là đủ để thấy chúng quý giá đến mức nào. Ở Anh, người ta coi loài hoa lan này là bảo vật quốc gia và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng loài này dù có hạt giống trong tay. Muốn nó phát triển phải ghép cùng với một loại nấm - nguồn cung cấp dinh dưỡng gián tiếp.


2. Epipogium aphyllum - Lan ma





Loài hoa lan này không có lá nên không thể tự quang hợp, tự phát triển mà phải lấy dinh dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân. Sở dĩ gọi là “ma” bởi chúng có thể sống dưới lòng đất nhiều năm (các nhà sinh vật học từng tin rằng chúng đã tuyệt chủng) và chỉ nở hoa khi hội tụ tất cả các điều kiện. Điều đó lý giải tại sao những người chơi lan chỉ mong một lần trong đời được nhìn thấy loài hoa này nở.


1. Middlemist camellia - Hoa trà




Trên thế giới chỉ còn duy nhất 2 cá thể của hoa trà này, một ở khu vườn tại New Zealand và một được trồng trong nhà kính của Anh. Thu Trang

Một Trà , Một Rượu, Một Đàn Bà







Trong đời sống con người, nhất là nam giới thường mắc phải vài thói hư tật xấu. Tứ đổ tường thường dính phải một, hai. Có nhiều người còn tự hào về những thói hư tật xấu của mình. Xin đọc câu chuyện vui sau đây: “Một người đàn ông đi làm việc về thấy một gã lạ mặt, quần áo rách rưới đứng trước sân nhà, liền hỏi: - Ông là ai mà đứng trước nhà tôi? Gã lạ mặt trả lời: - Thưa ông, tôi lỡ đường, lại đói quá, xin ông vui lòng giúp tôi ít tiền để tôi có được buổi ăn chiều. Người đàn ông từ chối: - Tôi có thể giúp anh nhưng tôi biết cho anh tiền anh sẽ đi uống rượu hoặc đánh bạc. Gã lạ trả lời: - Tôi thề với ông, đời tôi chẳng biết tứ đổ tường là gì, thì khi nào tôi lại đi uống rượu hay đánh bạc. Mắt người đàn ông sáng lên, vui vẻ nói: - Vậy thì mời anh bước vào nhà uống miếng nước rồi tôi giúp anh chút tiền ăn cơm chiều Gã lạ mặt ngạc nhiên: - Sao lại phải bước vào nhà, áo quần tôi rách rưới, dơ bẩn. Người đàn ông nói: - Tôi chỉ muốn vợ tôi nhìn thấy một người không có thói hư tật xấu nó như thế nào. Vậy thôi! Như ông Tú Vị Xuyên: “Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh.” Thế mà ông Tú chẳng ngại miệng đời, ngông nghênh làm thơ nói ra cho thiên hạ biết. Ðời người có tứ khoái: Ăn, ngủ, ấy, ể. Những cái khoái của ông Tú là: “Một trà, một rượu, một đàn bà Ba cái lăng nhăng nó quấy ta Chừa được thứ nào hay thứ nấy Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà.” Vậy ta hãy tán gẫu về những thứ mà ông Tú là Vị Xuyên vướng phải cho vui:
 
1- MỘT TRÀ: Trà là thức uống thanh nhã của người Á Ðông. Trà, tiếng miền Bắc gọi là chè. Có cặp vợ chồng, chồng Bắc, vợ Nam, cưới nhauchẳng được bao lâu. Một lần sau buổi cơm chiều, bà vợ đang rửa chén sau nhà thì nghe chồng gọi: “Bà nó ơi! Vào xơi chè với tôi.”
Bà vợ ngạc nhiên la lên: “Mới ăn cơm xong no muốn chết, bụng dạ đâu ăn chè cho nổi.” Ba miền Bắc, Trung, Nam có nhiều tiếng khiến dân ba miền hiểu lầm nhau. Có lần người viết bài nầy đến thăm cô bạn gái người Huế, thuộc dòng hoàng tộc, cũng là người trong giới cầm bút. Vừa mở cổng, có hai con chó chạy ào ra sủa toáng lên làm tôi sợ hãi. Lúc đó, người bạn từ trong nhà chạy ra vừa xua đuổi hai con chó vừa trấn an tôi: “Không răng mô! Không răng mô!” Tôi vừa sợ vừa giận, nói lớn: “Chó nhà em răng chơm
chởm thế kia, sao bảo không răng?”

Trở lại chuyện uống trà. Uống trà tinh thần sảng khoái, quên cả mệt nhọc.Trong trà có chất thebaine, giống như chất cafeine có tác dụng giúp cho tỉnh ngủ. Thuở xưa các dân du mục bên Tàu, mỗi lần đi săn hay chinh chiến về, thấy loài ngựa mệt nhọc, thường hay tìm một thứ lá cây để ăn. Ăn xong loài ngựa như khoẻ ra. Loài người thấy vậy bèn lấy lá nấu nước, uống thử, thấy nước có vị hơi đắng và chát nhưng hậu ngọt. Uống vào một lát sau thấy người khoẻ khoắn. Từ đó người ta tìm ra được một thức uống mới và mỗi ngày một cố gắng cải tiến để trà uống được ngon hơn.
Trà uống có nhiều cách. Có người tính tình giản dị, đun nước cho sôi, bỏ trà vào bình rồi châm nước vào. Ðợi một lúc cho ra trà, rót vào chén lớn uống ừng ực đến đã thì thôi. Uống như vậy gọi là “ngưu ẩm.”
Có nhiều người cách uống cầu kỳ. Họ không nấu trà bằng nước mưa mà bằng nước giếng khơi ở trên núi hoặc bằng nước suối. Các cụ bảo: “Tuyền dĩ trà vi hữu.” Suối là bạn của trà. Còn nước giếng thì phải trong, ngọt và không có phèn. Bậc vua chúa uống trà còn cầu kỳ hơn nữa. Mỗi sáng các cung phi ra vườn, hứng những giọt sương đêm đọng trên lá sen rồi đem đước đun sôi trên cái lò than
nhỏ. Than phải đốt đến lúc đỏ rực để không còn khói mới bắc ấm nước lên. Nước sôi, châm nước vào cái bình bằng đất nung màu đồng vỏ cua để tráng ấm. Rồi mới châm nước vào trà. Nước đầu tiên cốt để rửa trà cho sạch, gọi là nước Khất Cái. Kế đó châm nước lần thứ hai, đậy nắp bình lại giữ nóng cho ra trà. Nước nầy gọi là nước Hoàng Ðế. Xong đổ ra chén tống rồi chuyên sang chén quân,
mới uống. Loại bình trà tốt có màu như gan gà. Thứ nhứt Thế Ðức gan gà, thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần. Uống trà phải uống thong thả để tận hưởng hương vị trà. Nhiều người chỉ uống một mình vào buổi sáng tinh mơ, vừa uống vừa suy nghĩ chuyện đời. Uống như vậy gọi là độc ẩm. Nếu có thêm một tri kỷ ngồi uống với mình gọi là đối ẩm.
Trà có nhiều loại không sao biết hết. Loại trà Bạch Mao Hầu, trà Thiết Quan Âm, trà Trảm Mã thường thấy ở Việt Nam. Vùng Thái Hồ, huyện Bích La bên Tàu có trà Bích La Xuân nước trà màu xanh biếc, rất thơm có vị đắng nhưng hậu ngọt. Vùng Vân Nam có thứ sơn trà danh tiếng được mệnh danh là Ðiền Trà, màu vàng sậm. Ðắc tiền nhất là trà Mạn Ðà. Trà nầy chỉ có bậc vua chúa hoặc rất giàu có mới dùng nổi. Ngoài ra còn trà Mãn Nguyệt, trà Hồng Trang Tố Lý, trà Thập Bát Học Sĩ có mười tám bông màu sắc đều khác nhau. Trà Phong Trấn Tam Hiệp có ba bông. Trà Nhị Kiều có hai bông và còn nhiều nữa.
Người Tàu và người Việt Nam, không ai không biết uống trà. Miếng trà đậm đà câu chuyện. Có lẽ vì vậy, mỗi lần khách đến, chủ nhà vội vàng nấu nước pha trà ngay. Có một ông khách đến thăm ngay lúc nhà bà bạn đang sửa ống nước. Ống nước chính dẫn vào nhà bị khoá. Trong nhà không còn nước để nấu trà. Bà chủ hoảng quá, chạy vội vào phòng tắm vét hết số nước còn lại trong một cái xô” đem nấu trà đãi khách. Khi khách uống, bỗng thấy ở cổ vương vướng một vật gì, cố gắng khạc ra thì là một sợi lông. Ông khách là người thiếu tế nhị, đưa sợi lông ra hỏi: “Sao trong trà lại có lông?” Bà chủ nhà đỏ mặt, ấp úng đáp: “Thưa, đó là trà Ô Long.” Ông khách thầm nghĩ Ô Long là con rồng đen đâu phải sợi lông đen nhưng ông khách im lặng. Lúc ra về ông ghé qua khắp các tiệm trà trong phố, hỏi xem thì không có loại trà nào là Ô Lông cả.. Còn một thứ trà rất rẻ tiền, người nghèo cũng có thể uống được. Hương trà rất thơm ngon, tên là trà Thái Ðức. Uống
vào thức đái suốt đêm.
 
II- MỘT RƯỢU:
Rượu chữ nho gọi là tửu. “Nam vô tửu như kỳ vô phong.” Cờ không gặp gió, lá cờ rũ xuống, xem chẳng oai hùng chút nào. Ðàn ông thiếu rượu, giống như lá cờ rũ, kim đồng hồ thường chỉ sáu giờ, trông phát nản. Rượu cất bằng gạo nếp, nấu
xong, dùng men ủ, vài ngày sau mới đem ra cất. Rượu ngon hay dở còn tuỳ vào bí quyết và kinh nghiệm nấu. Rượu là lộc Trời cho.
Bậc vua chúa ngày xưa, đã biết dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc tế Trời, lễ Ðất, cầu phúc, cầu lợi. Vô tửu bất thành lễ.
Các bậc thánh nhân ngày xưa không ai không uống rượu. Lưu Bang Hán Cao Tổ nhân lúc rượu say, cầm gươm chém rắn bạch, khởi nghĩa, lập nên cơ đồ nhà Hán. Phàn Khoái dự tiệc Hồng Môn Phàn, lấy cao cắt thịt, uống rượu, thi đua múa gươm,mưu đồ đại sự. Khổng Tử lúc hứng uống cả ngàn chung. Tử Lộ uống như hũ chìm. Lý Bạch càng uống, làm thơ càng hay. Nhiều người không quen mùi rượu, đọc xong thơ của Lý Bạch cũng lăn quay ra say khước. Một lần Kinh Kha rượu đã ngà ngà, uống thêm một chén rượu tiễn đưa, rút gươm chỉ xuống dòng sông Dịch chửi thề: - Mẹ kiếp! Chuyến nầy không thành công thì ông đíu thèm
qua sông nầy nữa. Và lần đó Kinh Kha đã hát bài nhạc Pháp “Aller Sans Retour,” mua tấm vé tàu suốt rong chơi miền tiên cảnh.
Người tài hoa phải biết đủ cầm, ky,ø thi, hoạ, nhưng chưa sành sõi về rượu thì chưa trọn vẹn. Người sành rượu không phải chỉ biết vị, biết hương của rượu mà còn phải nhập vào linh hồn của rượu nữa.
Rượu giúp con người thêm can đảm. Nếu không say rượu thì có cho kẹo, Lưu Bang cũng không khi nào dám chơi dại cầm gươm chém rắn. Chỉ nhờ lúc có rượu làm liều mà dựng nên sự nghiệp. Rượu gây thêm hào hứng cho kẻ anh hùng. Ðàn ông có rượu vào,khí thế oai mãnh, thái độ hùng dũng như cờ gặp gió, như lân gặp pháo.
Thứ nhứt rượu đã ngà ngà,
Thứ nhì chàng ở phương xa mới về.
Chàng ở phương xa mới về thì phải biết. Ðá liên tu bất tận nhưng nói nào ngay đá chẳng được bền. Còn rượu đã ngà ngà thì không thể chê vào đâu được. Ðá mạnh, đá bền bĩ, đá đến lúc các bà ngả nón chào thua mới thôi.
Lờ rằng lờ chẳng sợ ai Sợ thằng say rượu ấy dai đau lờ.
Ðấy, thằng say rượu nó hung hăng đến như thế. Vì vậy các bà có kinh nghiệm sống lại thích có một ông chồng say. Thấy chồng đôi ba ngày không uống rượu thì tìm cách làm thức ăn ngon bày ra trước mắt. Dân nhậu thấy thức ăn ngon thì chém chết cũng đòi rượu mà đòi rượu coi như sụp bẫy các bà.
Ðốt than nướng cá cho vàng
Lấy tiền mua rượu cho chàng nhậu chơi.
Dân nhậu có tính thảo ăn. Có thức ăn ngon thì nghĩ ngay đến bạn hiền. Nếu trong lòng tâm sự đa mang, có được người bạn
hiền để chén chú, chén anh, nỉ non tâm sự thì còn gì bằng:
Một ly nhâm nhi tình bạn Hai ly uống cạn lòng sầu Ba ly mũi chảy tới râu Bốn ly ngồi đâu gục đó Năm ly cho chó ăn chè Sáu ly vợ đè cạo gió.
Thời gian Bác Hồ còn chui rúc trong hang Pắc Bó, đời sống đôi lúc thật kham khổ. Mờ sáng, Lê Duẩn phải thức dậy, tìm nơi vắng vẻ, ị một bãi, tay cầm que củi, núp vào một nơi, chờ chuột đến ăn. Ðập được con nào, Lê Duẫn cố gắng làm sạch sẽ, nướng cho vàng rồi dâng lên Bác Hồ. Một lần Lê Duẫn rình suốt cả ngày chỉ đập được hai con chuột, đem làm đồ nhậu dâng lên Bác. Lê Duẫn moi đâu ra được một xị rượu. Hai thầy trò hỉ hả ngồi xuống, chưa kịp chén chú, chén anh thì thình lình Phạm văn Ðồng vác mặt đến. Phạm văn Ðồng với đôi môi thâm dầy, răng mọc thiếu trật tự, trông như cái hàng rào ấp chiến lược, thuộc tướng người ăn tạp và láo ăn nên Hồ già ghét lắm. Bên ngoài Bác vẫn thơn thớt nói cười nhưng trong lòng rất cay cú. Bác cầm xị rượu rót vào ly Phạm văn Ðồng, Lê Duẫn ngồi bên cạnh mặt mày tái mét.Tiệc rượu tàn, Phạm văn Ðồng phú lĩnh. Lê Duẫn hỏi cáo Hồ:- Ðồng chí chủ tịch có thể nói cho em biết trong tiệc rượu vì lý do gì đồng chí giận đến như vậy?” Hồ già ngạc nhiên hỏi: - Tôi vẫn nói vẫn cười, sao chú biết tôi giận? Lê Duẫn đáp: Lúc nãy đồng chí chủ tịch rót rượu cho đồng chí Ðồng, tiếng rượu rơi bình bịch nghe như tiếng bò đá nên em biết đồng chí đang giận. Có phải đồng chí chủ tịch giận vì đồng chí Ðồng ăn bớt phần ăn của hai thầy trò mình không? Ðến lúc đồng chí chủ tịch rót rượu cho em, tiếng rượu rơi tí tách nghe như lời than thở. Có phải đồng chí buồn vì thầy trò mình ăn nhậu không được thoả tình chăng? Hồ già thích chí vỗ đùi cười ha hả:
- Hiểu Bá Nha có Tử Kỳ, hiểu Khổng Tử có Nhan Hồi. Hiểu rõ lòng ta chỉ có chú ha...ha...ha... Nghe tiếng rượu rơi mà chú hiểu lòng ta đang giận hay buồn thì quả tình khâm phục, khâm phục. Sau khi tôi nằm xuống để theo ông Các Mác thì chức Chưởng môn đảng Cộng Sản nhất định phải về tay chú ha.. ha...ha...”
Vì vậy không ai ngạc nhiên khi thấy cáo Hồ du địa ngục thì đã có cáo Duẫn lên thay để trị vì thiên hạ.”
Giai thoại về rượu rất nhiều, không sao kể xiết. Mỗi quốc gia có vài thứ rượu đặc biệt. Rượu Pháp nổi tiếng nhất thế giới như rượu vang Champagne. Ai cũng biết Champange là loại rượu sủi bọt (Sparkling wine) thường dùng trong các cuộc vui như đám cưới, sinh nhật v...v... Napoléon, Hoàng đế nước Pháp đã nói một câu để đời về rượu Champange: - Khi thắng trận ta uống Champange để mừng chiến thắng. Khi bại trận ta càng cần phải uống Champange để giải sầu. Nho để làm rượu Champange phải là loại Chardonnay (chát trắng) và loại Pinot noir (chát đỏ) của vùng Bourgonge mới số dzách. Mở Champagne cũng là một nghệ thuật. Mở thế nào cho rượu nổ một tiếng pop khá lớn mà rượu không vọt ra ngoài do áp suất của khí carbonique trong chai. Lan man về Champange đã hơi nhiều, người viết xin nói tiếp về rượu Pháp. Ngoài Champange còn rượu khai vị như Cointreau, Grand Marnier, rượu mạnh có Martell, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin, thứ nào cũng hết xảy nhưng phải loại XO mới tuyệt cú mèo.Ðó là rượu Tây.
Người Tàu coi trọng vấn đề ăn uống. Gặp nhau câu hỏi đầu tiên là: - Lứ chía pừng bòi? hay Nị xực phàl mì? hoặc Nị sứ phál mĩ dầu? có nghĩa là Anh ăn cơm chưa? Vì quý trọng miếng ăn nên người Tàu chủ trương miếng ăn, thức uống phải ngon và bổ nên người Tàu nghĩ ra rượu thuốc như: Nhứt dạ lục giao sinh ngũ quỷ. Một đêm lâm trận với sáu bà sinh ra năm thằng quỷ sống, hoặc nhứt long quần ngũ hổ, một con rồng quần với năm chị cọp cái. Ngoài ra còn Mai Quế Lộ, Ngũ Gia Bì. Thứ nào cũng cường dương, cũng số dzách. Nhật bản có Sa-kê. Nga có Vodka, Việt Nam có Whiskyson. Nói lái hai âm ky-song là công xi Rượu công xi Bạc Liêu thì hết xảy. Rượu đế Phước Long rất nổi tiếng. Chất rượu trong như nước mưa, rót ra, bọt nổi vòng quanh miệng ly, uống vào nóng muốn cháy cổ. Thở ra nếu ngồi gần vách lá có thể làm cháy nhà như chơi. Ngoài ra còn rượu Bình tây, rượu nếp than. Sau năm 1975, Việt Cộng mang vào Nam loại rượu cà-phê, rượu chanh, uống như đồ bỏ. Tôi có một người bạn là Công tử Bạc Liêu, tự pha chế một loại rượu thuốc và đặt tên là Phu ẩm phụ hoà hài tửu. có nghĩa là rượu chồng uống vợ khen. Nếu có văn thi hữu nào viếng nhà Công tử Bạc-liêu, nếm thử vài chung xem đức phu nhân có khen không cho biết. Rượu ngon, thức nhấm ngon, chỗ ngồi nhậu thoải mái, lại có thêm bạn hiền thì uống ngàn chung cũng còn quá ít.
“Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua là tại không tiền không mua.”
 
 III- MỘT ÐÀN BÀ:
Như trên đã nói, thời tiết có bốn mùa, con người có tứ khoái. Người ta thắc mắc không hiểu tại sao cái khoái thứ ba thường làm người ta điên đảo thần hồn, khốn khổ đến chết lên chết xuống mà vẫn muốn tìm hưởng cho bằng được lại bị xếp vào hàng thứ ba, sau ăn và ngủ? Thật ra cũng chẳng khó khăn gì để thắt mắc. Ca dao có câu:
Còn ăn, còn ngủ, còn gân, Hết ăn, hết ngủ, có mần được chi?
Ăn không được, ngủ không được làm gì có xí quách mà hưởng cái khoái thứ ba. Ăn không được thì thác, ngủ không được cũng đi đong. Không hưởng được cái khoái thứ ba tuy có buồn nhưng vẫn sống phây phây, lại không bị đau lưng nhức mỏi. Ðôi khi thèm quá thì làm bạn tình với chị của nữ chiến sĩ cách mạng Võ thị Sáu cũng xong hay nói nôm na là chơi trò năm thằng bóp cổ một thằng cũng tới La Mã như thường.
Con người vốn yếu đuối, thường làm nô lệ cho thói quen. Nghiện rượu, nghiện trà muốn bỏ không phải chuyện dễ nhưng theo cụ Tú Xương nghiện rượu, trà gì cũng có thể bỏ được, còn món đàn bà thì vô phương: Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà. Thế mới biết món đàn bà khó mà thiếu được.
Trà, rượu là sản phẩm của con người. Ðàn bà là tác phẩm của Thượng Ðế: Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời làm cho Adam ngủ mê bèn lấy xương sườn rồi lắp thịt thế vào. Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Adam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Adam. (Sáng Thế Ký 2: 21, 22.)
Từ lúc Adam có thêm bà Eve để đêm đêm đem gà ra chọi chơi cho đỡ buồn thì bao nhiêu chuyện khốn nạn xảy ra cho Adam và cũng từ đó bọn đàn ông thất điên bát đảo luôn cho tới bây giờ. Thế mà cũng không ai tởn.
Nhìn lại đời xưa, nụ cười của Ðắc Kỷ làm sụp đổ nhà Thương, Bao Tự làm tiêu tan nhà Chu, Dương Quý Phi chỉ mỉm cười cũng đủ làm Ðường Huyền Tôn són đái. Ðó là chuyện xưa. Còn ngày nay, xếp Edward Kennedy cũng vì nàng Mary Jo mà thân bại danh liệt. Chú nhỏ Gary Hart cũng vì cái “lima” của chị Donna Rice mà tiêu tùng sự nghiệp. Cả đến các bậc tu hành Jim Baker, Oral Robert, Marvin Gorman và Jimmy Swaggart cũng vì “cái sự đời” mà sự nghiệp tiêu ma. Thế mới biết, cổ nhân ngày xưa đã nói: Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Nhan sắc đàn bà không có
sóng mà đánh chìm được con người. Nhưng cứ đem đàn bà ra tố khổ là điều bất công. Ðàn bà cũng trăm thứ đàn bà. Ðàn bà của cụ Tú Xương thuộc loại: “Ðàn
bà lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non” nên Tú Xương không bỏ được, lại còn được sống trong chế độ ba nuôi: Nhỏ cha mẹ nuôi, lớn vợ nuôi, già con nuôi.
“Nhỏ thì nhờ mẹ nhờ cha, Lớn lên nhờ vợ về già nhờ con.”
Ðàn bà như vậy ngu sao mà bỏ. Cái đau là gặp phải loại đàn bà cột tìm trâu, tối ngày mò tới đàn ông, chằn ăn, trăn quấn:
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Từ anh chồng cũ đến chàng là năm Còn như yêu vụng nhớ thầm Họp chợ trên bụng có trăm con người.”
Gặp loại đàn bà như vậy mà vẫn không sao bỏ được mới là tai hoạ. Ðời sống tị nạn gặp phải cảnh gái thiếu trai thừa, cộng thêm cái hoạ là phong tục xứ người nữ trọng nam khinh. Lộ trình của các ông cứ dần dần đi xuống cực tiểu, trong khi lộ trình của các bà thênh thang như xa lộ không đèn. Nếu may mắn chớp được một bà dù đẹp, dù xấu, dù hư, dù nên chắc cũng phải khư khư giữ lấy và cũng bắt chước cụ Tú Xương mà ngâm nga: Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà !
QUÁCH TỐ VƯƠNG

chúng ta sẽ chẳng nhận ra nhau vào một ngày không xa



Chiều về. Lòng thành phố nhiều bụi và tiếng ồn
Mình chẳng nghe nổi tiếng trái tim mình
đập
cốc cốc cốc, trái tim mình ơi 
thổn thức - rộn ràng hay lơ đãng …
cho một người xa ?
có đôi khi nhìn trân trối mình trong gương nét mặt rầu rầu
ngắm giọt nước mắt mình rơi
chạm vào khóe môi 
chần chận
mặn – nóng – chát và xót xa
nụ cười trong cơn mơ bao giờ cũng đẹp
nụ cười khi người nhìn người ta chầm chậm
tay tìm bàn tay – môi tìm bờ môi – trăng chao nghiêng - sóng lặng đứng chờ
niềm kiêu hãnh vụng về
chớp mắt hồn nhiên …
nước mắt người ta đã có một thời
như mưa chiều đổ ướt vai của một người không dám khóc
(chỉ để người ta nghĩ mình mạnh mẽ. Có đâu !?)
như hy vọng gieo vào miền cổ tích
chẳng hiện thực nào mọc ra từ câu chữ
chẳng ai chết chẳng ai đau chẳng ai cô độc
chẳng ai phải tìm kiếm trên thế gian một nơi để ngồi lặng 
chẳng ai phải nằm khóc một mình
chẳng ai phải đói chẳng có ai lạc nhau chẳng có nỗi nghi ngờ không lối thoát
chẳng có ai phải đớn đau đến tận cùng 
phép màu nào rũ bụi thần tiên lên hiện thực
từ trong cổ tích
để thấy người khóc trên vai người
có một thời người đã đong đầy mắt những nụ cười
đong đầy nhớ nhung đong đầy hờn giận
đong xúc động
đong hoài niệm
đong những ước ao
phải chăng điều đó đã làm cho cuộc sống của người chật chội ?
người rũ bỏ người đi khi không còn nghe tiếng trái tim mình đập 
giữa lòng thành phố nhiều bụi và tiếng ồn
Blue Blog


Tập thơ VAY TRẢ



1. 

2. 

3. MƯA ĐÊM

Vầng trăng muộn chưa kịp mơ màng
Mây đã đến phũ tròn bóng tối
Mưa bất chợt đỗ ào lầm lỗi
Gió cồn cào hất lạnh vào song.

Mưa rền rả bước chân áp đặt
Ran rát tình dẫm nát bình yên
Bước lên  thềm vẫy vung nỗi nhớ
Vũng ngực em  nước mắt đầy vơi.

Giọt lệ rơi dỗi đời khinh bạc
Khoác áo trung thành cay đắng ái ân
Hạnh phúc dần lâng chơi trò cam phận
Khao khát xé từng mảnh vụn tin yêu

Em yếu đuối giữa dòng xiết nợ
Chìm vào trong ảo ảnh mơ yêu
Liêu xiêu thức cùng đêm chờ đợi
Một bàn tay đưa nắng vào chiều

Hương yêu tỏa ngọt ngào quyến rũ
Cháy trong tôi góc nhỏ hiền lương
Mưa úp lạnh thẳng thừng góc cạnh
Nỗi nhớ cắt từng thớ thịt hiến dâng





8. EM LÀ CỘI MAI VÀNG


Lặng thầm chắt lọc vắt khô cằn
Mặc mùa đông lạnh lùng hun đốt nắng
Uống từng hạt sương buông lãng đãng
Hút mạch nước ngầm tinh khiết trời ban
Dòng nhựa sống dịu dàng qua gian nan
Hội tụ trên cành những nụ hoa tươi tắn
Cội mai già khỏa thân khỏe khoắn
Đợi Xuân về rực rỡ hiến dâng.

Hạnh phúc nở vàng trên từng cánh hoa ngân
Khe khẽ rơi trong vòng ôm bè bạn
Hương thơm ngát trên môi cười con trẻ
Đêm nồng nàn em mở cửa hồn Xuân


9. MÊ KHÚC THU

Lang thang nửa cuộc đời
Chơi quá nửa cuộc chơi
Môi em ướt gọi mời
Mùa thu về lã lơi

Bàn tay em xa vời
Vẫy lên mừng cuộc chơi
Hạnh phúc còn chưa tới
Vết thương khâu rã rời

Hương ái ân rười rượi
Giật mình lũ chim dơi
Lồng ngực bung phơi phới
Cô đơn sầu trắng phơi

Mượt mà dối trá ngươi
Đường trơn bóng ngã đời
Cơn mê cười đứng đợi
Thật thà lá vàng rơi

Tim yêu nhỏ giọt tươi
Dấu thời gian tả tơi
Độc hành bước đầy vơi
Chập choạng vào cuộc chơi

Thu buông trọn kiếp người
Vàng ươm lấp lối đời
Em có vào cuộc chơi?


10.


11.



14.  Biển vắng bến đơn côi




Tôi đi mình tôi
Trên đường độc đạo
Bước chân lạo xạo nhát nhàu sỏi đá
Run rẩy đêm đen
Một vì sao rơi rụng
Cuối chân trời biển khơi

Tôi đi tìm tôi
Giữa biển đời tăm tối
Kiếm tìm một bến đợi
Neo con thuyền sám hối

Em ngồi bên bến đơn côi
Khép cửa dòng sông khát vọng
Con thuyền tôi mỏi mòn vô vọng
Lênh đênh biển động tội lỗi đếm đong

Tôi đi tìm lấy nỗi đau
Giữa dòng xoáy đợi chờ hấp hối
Góc giáo đường em thẹn thùng xưng tội
Chúa nghe chăng? 
Biển vắng bến đơn côi


15.   QUÊN ĐI LỜI ĐÃ HỨA


Tôi vẫn luôn nhủ lòng
Tìm mọi cách đừng yêu
Nhưng mỗi khi mặt trời bỏ chiều
Tôi lại trông chờ dòng tin nhắn của em

Tôi vô thức thả hồn lêu lổng
Phơi trần mình dưới cái lạnh của ánh trăng non
Con đường em về hẳn gió cũng héo hon
Nên bên tôi lá vẫn xót cành đeo vàng không chịu rớt

Úp mặt vào ngực mùa Thu
Tôi buông đời dung tục
Nỗi nhớ em sôi sục trong lòng chảo trăng treo
Rớt xuống tôi giọt tình nóng bỏng
Cháy xém tóc đen bạc trắng chiều tan

Tôi hồ đồ ngoạm câu thơ lắm bụi
Thả vào đêm vũng ngực thanh tân
Và tự nhủ yêu em lần cuối
Tiễn mùa Thu đi dỗ giấc ngủ Đông


16.   S
ÂN GA THỀ HẸN


Trên mảnh đất tình yêu
Em rơi những giot nước mắt
Mọc lên một mái vòm
Đủ để tôi trú mưa tránh nắng

Trong mái vòm nước mắt

Em thả nụ cười hồn nhiên
Xây  băng ghế dịu êm tôi ngồi
Chờ đợi
Và em bỏ lại lời thề hẹn
Hóa một sân ga

Trên băng ghế nụ cười

Dưới mái vòm nước mắt
Sân ga thề hẹn
Tôi lặng lẽ đợi chờ một con tàu.

Thỉnh thoảng

Từ xa
Một con tàu thấp thoáng hiện ra
Ẩn hiện trong màn sương buồn vui lãng đãng
Chưa đến gần đã biến mất
Như một con tàu ma

Mỗi một đời người chỉ có một sân ga

Đợi chờ con tàu duy nhất
Con tàu đưa người yêu trở lại
Sân ga của lời hẹn thề

Nơi tôi đến và chỉ ra đi khi viên mãn một kiếp người


17.   


18.   


19. CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG



Thời gian bên em đêm buồn tịch mịch
Thời gian nơi tôi ngồi nắng nhảy bum xum
Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa.

Tôi ngồi bên này đọc " Câu chuyện dòng sông" (*)
Mặc đôi tình nhân ngã trần quấn quít
Quả lắc thời gian im thin thít
Lẫn trốn nhịp tình toan tính vỡ toang

Em ở bên kia thời gian đóng cọc
Neo yên bình cô độc giữa dòng sông
Quả lắc khát khao vẫy  vùng chết ngộp
Hơi thở cuối cùng cũng chỉ là bong bóng co ro

Khoảng cách giữa tôi và em là chiếc đồng hồ trống rỗng
Nên tôi ngồi chờ em vẫn mãi xa
Có chăng là nỗi nhớ
Chung một đường phôi pha...

Dẫu sao cũng cám ơn Hermann Hesse
Cho cô độc một dòng sông để mang về bên ấy.

(*)Hermann Hesse , sinh ngày 2/7/1877 tại Calw ( Đức ), mất ngày 9/8/1962 tại Montagnola ( Thụy Sĩ ).Ông là nhà văn, nhà thơ, và là một họa sĩ. Ông từng đoạt giải thưởng Goethe và giải Nobel Văn Học.“ Câu Chuyện Dòng Sông “ là một trong những tập truyện của ông.



20.   


21. 

23.  





  

28.   Ốc đảo



Tôi vẫn luôn đi tìm câu trả lời
Và dường như chưa bao giờ tìm được
Bởi câu trả lời chưa kịp đến
Câu hỏi trong tôi đã vội sinh ra!


Tôi lại tiếp tục bước đi
Tìm câu trả lời độc đạo
Và vướng lại nơi khô cằn ốc đảo
Đợi chờ cơn mưa rào

Nhùng nhằng khát khao
Định mệnh ân sũng
Những hạt mưa ngọt ngào
Như tình yêu em trao

Cơn mưa đến vội và ra đi cũng thật vội
Trái tim tôi chảy máu hóa vôi
Sỏi đá kết tinh hằn in khuôn mặt
Sa mạc chôn vùi hạt tình nào có thể sinh sôi?



29.  


30.   Nửa dấu son môi



Đêm băng lạnh vỡ quên thành nhớ
Dưới ánh trăng tàn tôi đỡ lá rơi
Sương bịn rịn ru đời lá ngủ
Lá chao mình nhỏ từng giọt mồ côi.

Em nghiêng tình sầu lăn vũng ngực
Nước mắt mặn mòi lệ thấm phai phôi
Tôi mềm dĩ vãng ướt mồ hôi ký ức

Mơ vẽ lên trời nửa dấu son môi

Em với tôi đêm và ngày xa vợi
Hò hẹn chưa về đã bạc như vôi
Đêm rượu nhạt thương đời lá ngủ
Đợi trăng tàn uống cạn giọt đơn côi





31. Nụ hôn muối lòng


Con gió nô đùa xô biển cát
Bóng em tan tác nắng chiều tan
Hồn lang thang nhặt tình trôi giạt
Thật thà về đâu cho ai hỏi đi đâu?

Cánh bườm đã rách trông chờ cơn gió lạc
Con chim mỏi cánh đậu cột cô đơn
Bóng tan trên cát dỗi hờn
Người tan trên biển nụ hôn muối lòng




33. Nửa buồn run rẫy



Bàn tay nhỏ nhắn xinh gầy
Chạm vào anh nửa buồn run rẩy
Sợi vô tình em nào có thấy
Cột anh vào nỗi nhớ làn hương

Cánh đồng thân thương bầy cò quần ổ
Gió phơi mình trên sóng nước nhẹ tênh
Quên bộn bề rủi may khập khiểng
Khép ngày hoang anh mở cửa chiều mơ

Xinh gầy nhỏ nhắn bàn tay
Nửa buồn run rẩy tựa vai em về...







35. Con đường em đi



Em bước vào con đường cô độc
Đôi vai gầy gánh nặng ngày mai
Đêm thêm dài
Tiếng trẻ con ngây dại
Phấn son ngần ngại nhàn nhạt môi khô

Khoảng trống trong tim thượng đế nào bồi đắp
Thoi thóp thở đều gầy guộc bàn tay
Bước chân dài hằn dấu tương lai
Em đi mãi trên con đường cô độc

Người lướt đi chưa lần dừng lại
Kiếm tìm chi bóng ngã về sau...


36. Con bấc non trở mình...




Con bấc non se hồn gọi nắng
Xuân chàng ràng nở một bông mai
Ngày lại ngày tuổi rớt trên tay
Nụ cười chưa tắt trông đời đổi thay

Giọt rượu say lấp dòng đen bạc
Nắng gọi sầu trăng nhạt tìm mơ
Vung vẫy câu thơ chợ tình nhếch nhác
Gánh chữ rơi đầy mộ lá vàng tơ

Ta vẫn đi trên con đường tim vỡ
Nhặt sợi tơ lòng vá áo phong lưu
Cơn bấc non trở mình ru ngủ
Bóng hãy còn ôm vạt nắng ngàn thu…






38. Tự do


MƯỜI NĂM BỎ NGHIỆP BÚT NGHIÊN
RUỘNG VƯỜN TA Ở MỘT MIỀN TỰ DO
LÔI DANH NÀO CÓ PHẢI LO
TRẢ VAY -VAY TRẢ CÂN ĐO LÀM GÌ
TÌNH CỨ ĐẾN TÌNH CỨ ĐI
THỰC HƯ ĐƯỢC MẤT CÒN CHI CUỐI ĐỜI...


39. 

TA VẪN CÒN DU MIÊN

Không còn những cơn mưa để nhớ
mái tóc dài bết dính lưng ong
không còn hạt nước phanh phông
đôi vai nhỏ co ro chờ đợi
không còn...


Chỉ có những ngọn roi gió lạnh lùng
cắt làn da căng phồng nắng đốt
mái tranh khô trăng dột nát vàng
xẻ khô mảnh khốc trái tim tang...


Ngày tháng hất môi cười cô độc
giấc ngủ Đông thôi thúc Xuân về
cái chết mân mê
mầm sinh tái hiện


Sao ta vẫn còn du miên ..


40. Đi mãi trong vầng thơ


Những người đi mãi trong vầng thơ
họ tìm kiếm niềm tin rơi ra từ con chữ
mệt lữ vì con chữ sinh sôi, nảy nở không dừng
mà niềm tin vẫn dửng dưng không rơi rụng
trú yên bình trong con chữ khôn cùng

những người đi mãi trong vầng thơ
cô độc và sợ hải như lữ khách lang thang sa mạc bão cát
khát vọng khô rát
nhặt từng con chữ rời rạc
chút niềm tin trôi dạt
hy vọng cỗi cằn

Tôi đi trong vầng thơ
tìm kiếm niềm tin rơi ra từ con chữ
nơi ốc đảo của riêng mình
như đứa trẻ con vẫy vùng
trong dòng sông định mệnh

Tôi nhặt niềm tin vui vẻ gieo trên nhúm đất tình yêu
có hạt chưa nẩy mầm đã chết
có hạt đâm chồi lá chưa ra đã héo
có hạt thành cây rồi trổ hoa

Bao lần hoa nở hoa tàn
nơi ốc đảo tôi lặng lẽ buồn vui ngồi đợi...


4



43. Có một giấc mơ



Có một giấc mơ lặp đi ,lặp lại trong giấc ngủ của tôi
trong mơ, tôi thấy mình đi trên một con đường hoang vắng
hai bên là hàng cây cộ thụ già cỗi đã trụi lá trơ cành hứng chịu cái giá lạnh của đêm đông.

Tôi không nhận ra bóng của mình
cũng không nhận ra sự gập ghềnh sỏi đá
tôi không cảm thấy lạnh, không có cảm giác cô độc hay bất an
bởi, xa xa trước mặt tôi là một vầng trăng tỏa ra thứ ánh sáng huyễn hoặc
tôi bị cuốn hút theo vầng trăng ấy và tôi đã đuổi theo

Có những lúc tôi tưởng chừng như bắt kịp
nhưng tiếng động cơ từ bên ngoài đường phố vọng vào kéo tuộ tôi rời khỏi giấc mơ
và khi đó, tôi đón ánh sáng của mặt trời bằng cái cảm giác tiếc nuối.

Tôi tự hỏi, nếu tôi bắt kịp vầng trăng ấy tôi sẽ làm gì?
tôi mĩm cười nhớ đến em.
tôi sẽ tặng vầng trăng cho em
chắc chắn là vậy!



44. Chạng vạng



"Gần mực thì đen
gần đèn thì sáng"
Ta hoài chạng vạng
chẳng sáng chẳng đen

Em với ta chẳng lạ chẳng quen
chẳng quên chẳng nhớ
chẳng đi chẳng ở
xin em đừng chờ

Đời ta mù mờ
"gần mực chẳng đen
gần đèn chẳng sáng"
chỉ là chạng vạng

45. Đêm truy hoang


Đêm truy hoan uể oải tình
sáng tỉnh giấc bên bờ đông giá
con chim lạ hót lời giả trá
chói chang đời xa quá thằng tôi

Phố vẫn thế
em vẫn cười chừng mực
nỗi buồn nào rơi qua được vành môi
bóng lại đè bước chân độ lượng
thương làm sao sợi tóc lẻ loi

Con đường cô độc qua mùa ẩm mốc
gió khô khan đánh đĩ tình tang
nghe nằng nặng gánh tình tiền kiếp
đôi vai gầy nghiêng ngả vì ai...







49.Em về thăm lại ngày xưa






Em về thăm lại
ngày xưa
cánh đồng cỏ dại đợi mưa khô cằn
dòng sông
em đứng băn khoăn
cánh bèo trôi dạt
mỏng manh đôi bờ
hoa lục bình tím bồng nỗi nhớ
câu thơ dang dỡ ai mở cửa lòng

Qua mất rồi
một mùa đông
lóng ngóng đợi mong
người say thả bóng
men tình lay động giấc mộng nửa đêm

Bờ đông phẳng lặng. Im lìm
khăn tang trắng cả bến tính
ngày xưa






Phôi pha



Ôm lòng đêm 

Nhìn vầng trăng mới về
 nhớ chân giang hồ
 Ôi phù du 
Từng tuổi xuân đã già 
một ngày kia đến bờ 
Đời người như gió qua .....

Đi” và “về” là con đường mà mỗi người phải trải qua, như một mặc định của kiếp người, như sinh kí tử quy- sống gửi thác về.Trịnh Công Sơn là người hiểu biết điều đó từ rất trẻ. Thân phận và cái chết luôn là nỗi ám ảnh trong ông… và phả vào nhiều nhạc phẩm: Cát bụi, một cõi đi về, Chiếc lá thu phai,…, Phôi pha.

Trong “Phôi pha”, chủ yếu là thời gian tâm lý, thời gian của nhân vật. Thời gian hiện tại, có lẻ chi xuất hiện một lần ở câu:

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về.

Đó là cảm xúc khơi nguồn, là tâm trạng, là thời khắc tác giả muốn vượt lên cái cao rộng của thiên nhiên, vượt lên cái hữu hạn nhỏ bé của con người, kiếp người bằng động thái “ôm lòng đềm” và hòa vào sự vận động, chuyển biến của vầng trăng ký ảo. Trăng đi rồi, biến mất rồi xuất hiện, đó là sự tuần hoàn của một quy luật.

Tiếp theo sau đó, cho đến hết bài thơ ca là thời gian hồi niệm, liện tưởng và dự cảm tương lai. Con người, thơ ca cố bức phá, cố vượt qua cái cố định, cái khuôn khổ bằng những lần ra đi, rong chơi vô định… nhưng rồi cũng hiểu ra rằng: mọi thứ đều phù du, đều thoáng qua, đều sẽ phải đi đến bờ tịch diệt.

Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia bến bờ
Đời người như gió qua.


Trên con đường “về” phải đi một mình, đường bỗng trở nên dằn vặt trong nỗi trống trải, cô độc. Nhớ cuộc đời, nhớ con người, nhớ những mối tình đã qua đi; rượu uống tràn môi cũng không làm nguôi ngoai nỗi buồn trần thế! “Trời cao đất rộng một mình tôi đi,một mình tôi đi. Trời như vô tận một mình tôi về với tôi”-TCS.

Không còn ai
Đường về ôi quá dài!
Những đêm xa người
Chén rượu cay
Một đời tôi uống hoài…


Chỉ tồn tại riêng mình nỗi buồn nhân thế. Bao nhiêu điều hạnh phúc, tươi vui, đằm thắm xin gửi lại cho nhân gian.

Trả lại từng tin vui
Cho nhân gian chờ đợi.

Tâm tưởng trải dài trong hoài niệm: những ngày tháng đã trôi qua, tươi đẹp, buồn phiền, mỏng manh, thoáng chốc.

Nhìn từng khi nắng ngời
Nhìn từng hạt mưa bay.


Tất cả, bây giờ như ở tận cùng cuộc sống, như đang dần dần tan biến khói mây.

Về lại nơi cuối trời
Làn mây trôi…


Không gian trong “Phôi pha” vượt khỏi không gian ba chiều thông thường, nó vươn tới chiều thứ tư: chiều tâm tưởng, không gian của cảm xúc, của tâm trạng, của nhân sinh quan, thẩm mỹ quan của tác giả.

“Phôi pha” thấm đượm không gian lữ thứ. Những lần ra đi, những bước chân giang hồ, những lần gặp gỡ, chia xa; nhiều hôm uống rượu một mình, nhiều hôm lặng lẽ trong vườn khuya…sống hết mình trong từng khoảnh khắc hiện tại. Bởi vì, trước sau cũng phải “Một ngày kia bến bờ, đời người như gió qua”.

Trịnh Công Sơn cũng từng nói về mình: “ Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.

Do vậy, không gì sáng suốt hơn, thanh thản hơn là sự trở về!

Về ngồi trong những ngày
………………………….
Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời.


Đó thật sự là đích đến, là giới hạn cuối cùng của kiếp nhân sinh. Không có gì phải thản thốt, lo âu, luyến tiếc…

Bởi vì:
Đường trần đâu có gì.
Chỉ có :
Tóc xanh mấy mùa
Từng tuổi xuân đã già.


Phải biết quên đi những ám ảnh của tuổi tác và chuẩn bị tinh thần cho cái phút sau cuối của đời người. Hãy bình thản bước vào vườn khuya, tìm lại mình, tìm về với thiên nhiên cao rộng, nhẹ nhàng, êm ái…như người đi trước đã từng như vậy.

Có nhiều khi
Từ vườn khuya bước về
Bàn chân ai rất nhẹ
Tựa hồn những năm xưa.


Không gian vũ trụ được thể hiện sinh động trong cách nhìn của người nghệ sĩ hết sức cao rộng như: lòng đêm, đường trần,cuối đời, đời người; vĩnh viễn bất tận như thời gian, thời tiết: trăng về, nắng ngời, mưa bay, gió qua -(thiên nhiên). Nhưng cũng hết sức ngắn ngủi, hữu hạn, loay xoay, không thoát ra được: Bao nhiêu năng rồi còn mãi ra đi/ Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi xuống trăm năm "một cõi đi về"(con người)

Ôi phù du
Từng tuổi xuân đã già
Một ngày kia bến bờ
Đời người như gió qua.


Chính vì thế, người-thơ-ca giục giã: Về! có đến bảy lần từ “về” được lặp đi lặp lại trong “Phôi pha”. Khi nhẹ nhàng, khi hối thúc, lúc thanh thản: mới về, đường về, thôi về đi, bước về, quay về, về lại, về ngồi… tất cả chỉ để khẳng định một điều: mọi thứ rồi sẽ phôi pha, chỉ còn lại một trái khác sống, biết sống, bình tĩnh đón nhận những biến thiên của cuộc đời với tấm lòng yêu thương tha thiết

Tác giả bài viết: Từ Quang