Ngày 8/8/2013, Huỳnh Ngọc Chênh post bài viết “Tôi khát khao vào đảng” và được nhiều tờ báo hải ngoại đưa lại. Đến bài viết này thì Chênh đã lộ bộ mặt của một tên bồi bút giả dối, ngu dốt và ngụy quân tử. Tư Mã Thiên sẽ phân tích bài viết “Tôi khát khao vào đảng” với một bài viết cũng của Chênh là “Tôi và cộng sản”, cả hai bài viết đều có cùng thời điểm khi Huỳnh Ngọc Chênh đã trở cờ.
Giả dối
Trong bài “Tôi khát khao vào đảng” Chênh viết: “Khi tôi bước vào lứa tuổi hai mươi thì đất nước cũng vừa thống nhất, cả nước đặt dưới quyền lãnh đạo của môt đảng duy nhất đó là đảng CSVN. Sau một thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng như tiếp xúc với thực tế qua các đảng viên, tôi thấy rằng với quan điểm sống và phương pháp tư duy của tôi, tôi không thích hợp với đảng này. Từ đó tôi từ bỏ ý định phấn đấu vào đảng mặc dù tôi vẫn liên tục làm việc trong hệ thống Nhà Nước do đảng nầy độc tôn lãnh đạo”.
Nhưng trong bài “Tôi và cộng sản” thì y viết thế này: “Các chú, các bác, các cậu tôi đang từ miền Bắc trở về hoặc từ trên núi xuống đang giữ các cương vị kha khá ở Đà Nẵng cũng như ở Hòa Vang, đến gợi ý tôi tham gia vào chính quyền mới như làm công an, cán bộ huyện, ngành du lịch…nhưng tôi đều từ chối. Tôi thích về quê làm nông với ba mẹ và em gái của tôi. Chênh viết tiếp: “Cuối cùng tôi thấy nghề dạy học là có thể sử dụng được chuyên môn của mình, hơn nữa lại không dính líu gì nhiều đến chính trị”, hay “Hồi đó tôi không lăn xăn tham gia vào chính quyền không có nghĩa là tôi không yêu chính quyền mới xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, do thích làm nông, không muốn dính đến chính trị chứ không phải là “40 năm tôi luôn khao khát có một tổ chức chính trị hợp pháp nào đó phù hợp với lý tưởng sống, với phương pháp tư duy của tôi để tôi gia nhập”. Đến lúc cuối đời thì Chênh mới khai quật được cái lý tưởng mà y không hề có cách đây 40 năm !
Để củng cố cho điều này, chúng ta có thể đọc lại một bài viết của Huỳnh Ngọc Chênh trên báo Thanh Niên về ngày 30/4 lịch sử khi Chênh là Thư ký tòa soạn của báo này: “Sáng sớm 30-4, các sinh viên Hà Thúc Huy và Nguyễn Tân, Huỳnh Ngọc Chênh cùng một nhóm anh em tập trung ở đại học Vạn Hạnh. Họ đã gặp giáo sư Huỳnh Văn Tòng và Nguyễn Hữu Thái, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu và được phân công xuống trường đại học Nông lâm súc đối diện đài truyền hình Sài Gòn để tiếp thu đài…”.
Huỳnh Ngọc Chênh đã kể lại giây phút lịch sử có sự đóng góp công sức của mình với thái độ rất hào hứng. Như vậy là đến mấy chục năm sau thì ông Huỳnh Ngọc Chênh vẫn đang rất sung sướng với cái kết quả do đảng cộng sản Việt Nam tạo ra. Khác hẳn với cái gọi là “để khỏi bị đẩy ra ngoài vòng pháp luật, tôi phải cắn răng chấp nhận cuộc sống không có đảng, nghĩa là tôi phải lầm lũi cô độc sống giữa cuộc đời”.
Ngu dốt
Dù sao thì Chênh cũng đã thay đổi nhận thức về cộng sản, nhưng lý do tại sao lại thay đổi thì khác: “Tôi làm thẻ thư viện và quen với cô phụ trách ở đó nên mỗi lần tôi mượn được hàng đống sách. Đó là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…và các sách về triết học Mác Lenin. Trong bốn tháng làm nông, tôi đã đọc say mê rất nhiều sách cũ và sách mới . Tôi tiếp thu chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử một cách nhanh chóng với niềm đam mê thích thú. Tôi là dân khoa học, hơn nữa năm lớp 12, tôi là học sinh rất giỏi môn triết. Hồ Chí Minh và Trường Chinh tôi không thích lắm nhưng tôi rất thích Lê Duẩn. Cuốn “Dưới lá cờ vẻ vang…” của ông giúp tôi khai phá ra bao nhiêu điều về chủ nghĩa xã hội. Vì quá say mê Lê Duẩn nên sau nầy tôi nhanh chóng bị hụt hẫng bởi chính ông ta. Khi đó tôi đã đi dạy học được một năm, một lần tôi vớ cuốn Stalin Tuyển tập trong thư viện nhà trường, đọc xong tôi ngỡ ngàng. Những gì Lê Duẩn viết đều gần như sao y từ Stalin, chỉ sửa lại đôi chữ cho phù hợp với Việt Nam. Ngay cả cái viết ra tưởng như từ sự xúc động chân thành tận đáy lòng là điếu văn đọc trước linh cửu HCM của Lê Duẩn cũng hao hao giống điếu văn của Staline đọc trước Lê nin. Không lâu sau đó, thần tượng Hồ Chí Minh cũng sụp đổ trong tôi khi tôi phát hiện ra tác giả Trần Dân Tiên ca ngợi bác Hồ hết lời trong tác phẩm “Những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ” chính là Hồ Chí Minh. Trái tim hồn nhiên non trẻ của tôi bị một nhát đâm rướm máu”.
Hóa ra cái mà làm cho Chênh chán ghét cộng sản lại có nguyên nhân… cảm tính, chẳng có phương pháp tư duy nào ở đây cả. Huỳnh Ngọc Chênh khoe khoang đọc nhiều sách, học giỏi môn triết, nhưng rốt cục thì ông ta ghét cộng sản không phải vì bản thân ông ta đánh giá lý thuyết đó đúng hay sai mà vì thấy hai bài viết hao hao giống nhau, rồi nghe theo những lời bịp bợm rằng Hồ Chí Minh là Trần Dân Tiên (đọc bài của Đôi Mắt ở đây). Một kẻ khoe khoang trình độ mà lại đưa các lý do ngu dốt như vậy để từ bỏ cộng sản thì còn gì để nói !?
Ngụy quân tử
“Tôi và những người cùng thế hệ không có đảng như tôi, xem như có thể cho qua, thiệt thòi bất hạnh thì cũng đã chịu rồi, cũng đã qua rồi, nào có được sửa lại, nào có bù đắp được đâu”.
Thật tội nghiệp, Huỳnh Ngọc Chênh chịu thiệt thòi, bất hạnh trong 40 năm vừa qua là vì không có một đảng phù hợp cho ông ta. Cái ngụy quân tử ở đây chính là người chính trực không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, Huỳnh Ngọc Chênh có mộng tưởng trở thành lãnh tụ, nhưng vì bất tài nên đến cuối cuộc đời vẫn chỉ có cái giải thưởng công dân mạng do nước ngoài ban cho. Vậy là đổ lỗi cho hoàn cảnh, đáng ra một Huỳnh Ngọc Chênh có thể làm nhiều việc vĩ đại hơn nhưng vì không có một đảng phù hợp nên đành chỉ đến thế thôi.
Có một người quân tử hay một người yêu nước nào đòi phải có đảng thì mới đóng góp được tâm trí, sức lực của mình cho đất nước ? Hàng trăm ngàn, hàng chục triệu con người ở đất nước Việt Nam ngày hôm nay (lớn hơn gấp nhiều lần con số vài triệu đảng viên cộng sản) chắc không cần phải kể tên ra nhưng hàng ngày chúng ta vẫn biết được những đóng góp to lớn, đầy ý nghĩa của họ trên tất cả lĩnh vực của cuộc sống. So sánh với họ thì ông Huỳnh Ngọc Chênh không cảm thấy nhục nhã sao?
Chẳng lẽ, để tìm một con đường sống khác theo ý thích của mình, Huỳnh Ngọc Chênh đã phải đánh đổi tất cả ? Phải viết, phải nói làm sao để hài lòng quan thầy của y. “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”, đối với Huỳnh Ngọc Chênh, đó chỉ có thể là tai tiếng!
(http://tumathien.wordpress.com/2013/08/12/huynh-ngoc-chenh-ten-boi-but-gia-doi-ngu-dot-va-nguy-quan-tu/)
Tư Mã Thiên