Dân trí) - Xã hội phát triển, những giá trị hiện đại lên ngôi, đi đôi với đó là sự mai một những của những giá trị, ứng xử truyền thống. Vậy đâu là nguyên nhân? Tất cả đều do nhận thức mà ra, chúng ta đừng chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh.
(minh họa: Ngọc Diệp)
Chúng ta đã bàn, đã nói rất nhiều đến những vấn đề như sự vô ý thức trong giao thông, vô ý thức nơi công cộng. Rồi nào là y bác sỹ thiếu trách nhiệm, nhận phong bì. Nào tình trạng các điểm du lịch “chặt chém”, chửi mắng du khách...Vậy đâu là nguyên nhân?
Ở một đất nước mà cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém như ta, đường sá đa số nhỏ và xấu, lượng xe ngày một tăng, ngày nào cũng thấy tắc đường, thì ý thức của người tham gia giao thông rất quan trọng. Nhưng tiếc rằng ý thức của nhiều người còn kém quá: Vượt đèn đỏ, bóp còi bừa bãi. Sang đường dùng còi thay xinhan, không nhường đường... là những cảnh thường thấy. Chắc phải có đến 80-90% người điều khiển phương tiện trên đường không biết những luật cơ bản nhất? Cũng đúng thôi, vì nhiều khi công an, cảnh sát còn chạy xe không gương chiếu hậu, đội mũ bảo hiểm rởm, sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe... Những người bảo vệ, thực thi pháp luật mà còn vi phạm, đi xe không “gương” thì dân lấy gì để “soi”. Sự tùy tiện, vô ý thức đã đến mức đáng sợ rồi!
Vượt đèn đỏ là hiện tượng phổ biến trên đường, người ta bỏ thời gian dừng đèn đỏ là mong đến đèn xanh để được đi, chứ không phải đèn xanh rồi nhưng vẫn không đi được vì bị những người cố tình vượt đèn đỏ chiếm hết đường. Nếu không nhường thì lại có thể nhận những cái lườm nguýt, thậm chí là những câu chửi tục tĩu. Giá trị đảo lộn quá mất rồi!
Sống đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà vứt bỏ lợi ích của người khác, trên đường tất cả mọi người đều có quyền lợi như nhau (trừ phương tiện được ưu tiên). Có lần thấy nhiều người vượt đèn đỏ quá, tôi quát lên: “Các người không nhìn thấy đèn đỏ à?” nhưng dường như chẳng ai thèm quan tâm, mặt ai cũng tỉnh bơ và vẫn phóng xe ào ào. Lúc ấy tự nhiên thấy lòng buồn thế!
Dừng đèn đỏ, đỗ xe chiếm hết phần đường của phương tiện được phép rẽ phải, người ta không quan tâm đến biển báo được rẽ phải, cũng chẳng quan tâm đến vạch kẻ đường. Dừng cứ dừng, ai rẽ được thì rẽ, mặc xác người khác!!!
Có lần khi dừng đèn đỏ, có 1 xe máy đỗ chắn ngang phần đường cho người đi bộ sang đường, làm mấy du khách nước ngoài lúng túng không biết phải sang đường thế nào vì phần đường của mình bị chặn mất, một anh dừng bên cạnh tôi mỉa mai: “Đúng là người Việt Nam, cứ thể biết bao giờ khá được?” Người Việt mà còn chê người Việt như thế, thì không biết người nước ngoài họ sẽ nghĩ về ta thế nào?
Đi rút tiền ở cây ATM cũng gặp không ít trường hợp bức xúc, đến sau chen vào rút trước, không nhường cho người già, phụ nữ mang thai, người tàn tật. Nhiều khi người ta đang rút tiền trong buồng cũng nhảy vào đứng ngay cạnh, khiến người ta lo sợ như sợ cướp vậy. Văn hóa xếp hàng vẫn xa lạ với nhiều người quá.
Ở nơi công cộng, hiện tượng vứt rác bừa bãi, phì phèo thuốc lá vẫn diễn ra hàng ngày. Rất nhiều lần tôi thấy người ta đứng cạnh thùng rác nhưng vẫn có thể vứt rác ra đường. Ở nước ta, đường sá là bãi rác lớn nhất, bến tàu bến xe là nhà vệ sinh tiện dụng nhất. Luật cấm hút thuốc nơi công cộng xem ra chưa có tác dụng, người ta vẫn hút như không có chuyện gì xảy ra, trong bệnh viện cũng vậy thì nói gì ngoài bệnh viện.
Hiện tượng y bác sỹ nhận tiền, vòi tiền bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì không nói làm gì vì nó diễn ra nhiều quá, nhiều luồng tin phản ánh quá rồi. Nhưng gần đây lại còn có việc ăn bớt vắcxin, thì thật không thể chấp nhận được và không có lý do gì để ngụy biện nữa. Họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, do nghèo… Nếu nghèo thì nên tìm việc khác mà làm, chứ đừng làm những việc thất đức như thế!
Rồi giáo viên, giảng viên nhận tiền "chạy" điểm, gạ tình lấy điểm... cũng không có gì xa lạ. Y tế và giáo dục là 2 ngành cần nhiều y và đức nhất, nhưng nó đang bị vấy bẩn bởi những “con sâu” đáng sợ như thế!
Lào mới nhận giải “Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013”, không biết ngành Du lịch Việt Nam nghĩ gì, chỉ biết rằng bao năm nay người ta vẫn loay hoay đi tìm hướng phát triển. Trong khi đó, nạn “chặt chém”, chửi bới và thậm chí là cả hành hung du khách vẫn diễn ra. Mức sống ngày nay đã cao hơn, người dân nhiều người đã có thể đi du lịch. Nhưng người ta đi du lịch để giải trí, để thư giãn, khám phá chứ đâu phải để bị nghe chửi và bị lừa đảo???
Tất nhiên, những gì tôi viết trên đây không phải là tất cả. Vẫn còn rất nhiều người tốt, hiểu biết, tham gia giao thông với ý thức cao. Nhiều y bác sỹ hết lòng vì người bệnh, nhiều giáo viên tận tụy vì học trò... Quan trọng là chúng ta đừng để những điều tốt đẹp ấy bị che mờ bởi những thói xấu, thói vô ý thức, vô văn hóa. Muốn như vậy, thì không ai khác ngoài chúng ta, phải sống có trách nhiệm với những việc làm và hành động của chính mình.
Được như vậy, cuộc sống và xã hội sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu!
Hoàng Hưng
Có một câu nói rất hay: dù nấu ăn hay trong tình yêu bạn cũng cần dùng đến 100% trách nhiệm. Không chỉ là nấu ăn hay tình yêu mà trong cả cuộc sống thường nhật cũng cần đến 100% trách nhiệm. Nếu không bạn sẽ không bao giờ được người khác yêu mến. Bởi vì khi “bỏ của chạy lấy người” bạn không còn đáng để người khác tôn trọng nữa.
Với chính mình
Hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với cuộc đời của chính bạn đừng bao giờ để những người xung quanh bạn phải ghét bỏ bạn bởi lối sống buông thả, vô trách nhiệm của mình. Khi có ý thức phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân bạn sẽ mạnh mẽ hon, chín chắn hơn cũng như kiên cường hơn trong cuộc sống. Khi biết rằng có rất nhiều giây phút trong cuộc đời, chúng ta không thể bấu vứu vào ai ngoại trừ bản thân chúng ta… bạn sẽ có trách nhiệm hơn với chính mình.
Với những người xung quanh
Khi yêu thương một ai đó bạn hãy có trách nhiệm với mối quan hệ đó, dù hai người là bạn, là người yêu hay người thân thì bạn cũng cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ mối quan hệ của hai người. Đừng bao giờ tự tay phá bỏ những mối quan hệ tốt đẹp chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của bản thân.
Đừng bao giờ cho mình cái quyền được “vùi dập” người khác bạn nhé, dù đặt vào đó bao nhiêu tâm huyết, tình cảm thì bạn hãy nhớ đặt 100% trách nhiệm vào trong đó. Dù có chuyện gì xảy ra bạn cũng sẽ không buông tay người bạn của mình, không bỏ mặc họ với đau khổ và thất bại nặng nề. Bạn sẽ giúp đỡ họ và vực họ dậy khỏi thung lũng khổ đau nhé. Hãy sống có trách nhiệm với những người xung quanh bạn.
Với những việc mình làm
Dù làm gì thì bạn cũng đừng làm qua loa nhé, đừng làm chỉ để đã làm mà hãy làm thật tốt những gì người khác giao cho bạn. Với những việc bạn làm cũng vậy đã làm hãy làm thật tốt: đừng nghĩ mình phải bỏ ra quá nhiều mồ hôi công sức mà hãy nhớ rằng những gì mình bỏ ra chắc chắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Khi bạn làm công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao bạn sẽ khiến cho những người xung quanh cũng làm được như thế. Bạn đừng quên rằng, bất cứ công việc gì cũng cần phải có trách nhiệm mới làm tốt được. Hãy thử nghĩ, một tập thể mà ai cũng thiếu trách nhiệm với công việc thì công việc sẽ ra sao, tập thể đó sẽ ra sao?
Với những gì mình nói
Lời nói có sức mạnh cực kỳ to lớn, nó giống như một mũi dao vô hình đâm thẳng vào tâm hồn con người và nằm mãi trong đó. Luôn luôn khiến người khác cảm thấy nhức nhối về những lời nói của một ai đó, vĩnh viễn không thể quên được. Vậy nên nếu khi nói chuyện với một người nào đó, bạn không chú ý về ý nghĩa của những lời mình nói chắc chắn sẽ có ngày bạn phải ân hận. Người xưa nói “uốn lưỡi bảy lần rồi hãy nói”, đó là khuyên chúng ta nên cân nhắc lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để không làm tổn thương lẫn nhau.
Nếu bạn không tự chịu trách nhiệm cho những lời mình nói, thích gì nói nấy thì những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ xem trọng lời nói của bạn đâu. Vậy nên, trước khi nói cho “thỏa miệng” bạn hãy học cách chịu trách nhiệm lời nói của mình, những gì bạn nói ra hãy ghi nhớ chúng để tự vấn lại chính mình khi cần thiết.
Trách nhiệm là từ nặng nề nhất mà con người chúng ta ai cũng phải gánh vác trên người. Nếu không gánh lấy trách nhiệm thì bạn và những người thân của bạn sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ và thứ ràng buộc lẫn nhau đó chính là trách nhiệm. Trước khi chối bỏ trách nhiệm của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân làm như thế bạn có ân hận và day dứt không bạn nhé.
Đọc báo Tuổi trẻ cuối tuần,bài: "Sống có trách nhiệm" của Nguyễn Thị Oanh.
* Ý kiến: Sống có trách nhiệm với chính bản thân mình, với gia đình,với xã hội, với quê hương, với nhân loại, với tâm linh & tín ngưỡng của mình. Một trong những cái hay của người Nhật là họ sống có trách nhiệm & biết nhận lấy trách nhiệm.
“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
Đối với học sinh, đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mỗi trường tự chọn lựa hình thức sinh hoạt. Trường Nguyễn Thị Minh Khai đã làm khá chu đáo với hai cuộc hội thảo toàn trường, một dành cho học sinh, một dành cho giáo viên. Hai cuộc hội thảo được chuẩn bị bởi hai cuộc khảo sát xã hội học trên 2.334 học sinh ba khối 10-11-12 và 115 giáo viên. Nội dung các câu hỏi đề cập việc dạy và học, chuyện nghỉ ngơi thư giãn, kỷ cương nhà trường và mối quan hệ thầy trò.
Ở đây chúng tôi chỉ xem xét câu hỏi về mối quan hệ thầy trò trong khía cạnh dạy người mà thôi. Nội dung câu hỏi giống nhau cho học sinh và giáo viên: “Khi gặp khó khăn trong học tập hay trong cuộc sống, các em có tìm đến thầy/cô để tâm sự hay xin lời khuyên không?”. Câu trả lời khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Nếu đặt trọng tâm ở dạy người thì sự dẫn dắt học sinh ngoài giờ học thuộc về trách nhiệm của giáo viên. Đối với thanh thiếu niên, ngoài cha mẹ, thầy cô là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Có thể ở nước ta nhiệm vụ này chưa được qui định một cách chính thức trên giấy trắng mực đen và vai trò người thầy bị bó hẹp trong nhiệm vụ “đứng lớp”. Nhưng dù sao con số cũng làm ta giật mình. Sự đánh giá của giáo viên lạc quan hơn nhận xét của học sinh rất nhiều.
Con số áp đảo trên 60% học sinh “không bao giờ” tìm đến thầy cô có nghĩa gì đây?
Trong khi chỉ 12% giáo viên cho rằng học sinh không bao giờ tìm tới họ.
Lý do vì sao? Lẽ ra nếu cả đôi bên được trả lời thêm câu hỏi mở này thì ta sẽ khám phá nhiều điều lý thú. Nhưng dù sao tình hình cũng khá báo động.
Chắc các trường khác cũng không khác mấy với Trường Minh Khai. Trong buổi hội thảo tổ chức ngày 24-3 vừa qua, thầy cô có nêu lên một số ý kiến như học sinh thích hỏi bạn đồng trang lứa hơn, trường đã có phòng tham vấn tâm lý...
Nhưng ý kiến được đưa ra nhiều nhất là thầy cô không có giờ. Dạy xong một lớp phải nhanh chóng chạy qua lớp khác hay đi làm nhiệm vụ khác...
Và câu trả lời về nghỉ ngơi giải trí của thầy cô cũng làm ta giật mình. Giáo viên không có thời gian hay chỉ có dưới một giờ để nghỉ ngơi giải trí chiếm tới 67,8%! Có mặt tại buổi hội thảo, ông Huỳnh Công Minh, giám đốc Sở GD-ĐT, đã nhấn mạnh khía cạnh dạy người cho học sinh. Vì theo ông, giáo viên đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Nhưng chỉ về mặt thời gian vật chất thôi, giáo viên cũng đã không hoàn thành nổi nhiệm vụ dạy người của mình. Và ai chịu trách nhiệm về đời sống tinh thần của giáo viên trong tình trạng họ làm việc không kịp thở đây?
Chỉ một cuộc điều tra bỏ túi tại một trường học đã cho ta nhiều ý tưởng khác để nghiên cứu tiếp. Rất cần biết tại sao học sinh không tìm đến giáo viên khi chúng có vấn đề. Cũng cần đặt câu hỏi tại sao cho giáo viên. Có thể trong các câu trả lời ta phát hiện về mặt kỹ năng, giáo viên chưa được trang bị đủ để tiếp cận và tham vấn cho học sinh.
Kết quả chắc chắn sẽ gợi lên nhiều đề tài tập huấn, bồi dưỡng lý thú và cần thiết. Nó cũng sẽ bắt ta nghiên cứu kỹ hơn về trách nhiệm của ngành giáo dục đối với giáo viên..
HỌC SINH THẦY CÔ
Rất thường xuyên 1,32% 3%
Thường xuyên 4,4% 13%
Thỉnh thoảng 29% 73%
Không bao giờ 60,49% 12%
ghi chú: phần trả lời của giáo viên
nhiều hơn 100% vì có người đánh dấu ở nhiều
câu trả lời
Nguồn: Tuổi trẻ cuối tuần
Sống có ý nghĩa là sống có trách nhiệm
TTO - Câu hỏi của bạn Trần Thị Minh đặt ra khi bạn có cảm giác rằng bạn chưa thật sự có một cuộc sống có ý nghĩa thực sự, là khi bạn so sánh những phút giây sống hiện tại với những người xung quanh mình, với những ước mơ, hoài bão chưa đạt được của mình.
Thiết nghĩ, không phải ai trong chúng ta, những người hàng ngày tồn tại (tôi nghĩ TỒN TẠI khác với SỐNG) qua tháng năm đều có cảm nhận về sự tồn tại của mình đến dằn vặt, băn khoăn, lo lắng như bạn.
Thay vào đó, không ít những người trẻ trong chúng ta đang hoang phí sự sống để rồi tự huỷ hoại ước mơ, hoài bão, lý tưởng của mình cũng như niềm tin tưởng của gia đình, bạn bè và xã hội. Họ ăn chơi, nghiện ngập, đòi hỏi và tiêu phá những giá trị vật chất không do mình tạo nên với sự dửng dưng, vô cảm và trở nên lạc lõng trước sự bứt phá của cuộc sống vốn khi nào cũng cần sức lao động, kiến thức, sự dấn thân, tinh thần lao lên phía trước của người trẻ trong mọi mặt trận.
Sống có ý nghĩa, có dễ không?
Nếu chúng ta nhìn nhận ý nghĩa thực sự của cuộc sống một cách nghiêm túc, câu trả lời được đưa ra cho mỗi người là: "Khó!". Sự dằn vặt, lo lắng về bản thân mình của một người trẻ 22 tuổi như bạn đã phần nào nói lên sự "khó" ấy.
Làm sao đây, khi chúng ta hàng ngày vẫn phụ thuộc vào gia đình trong khi lại chưa có hành động thực tế nào cho thấy sự phụ thuộc của ta mang lại niềm tin tưởng nào đó. Làm sao đây, khi những cố gắng của ta cho đến bây giờ vẫn chưa cho thấy ý nghĩa nào được tạo ra, chưa cho thấy tương lai nào thực sự rõ ràng, chưa cho thấy một kết quả nào có thể nắm bắt một cách cụ thể.
Người trẻ, khi đặt ra những câu hỏi như trách mắng bản thân mình như thế, khẳng định rằng họ đã và đang đấu tranh với bản thân thật quyết liệt để tìm ra hướng đi cho cuộc sống vốn chưa trọn vẹn hiện tại đang diễn ra trong đời sống mỗi ngày.
"Live each day as it comes!" (Sống trọn mỗi ngày khi nó đến!), câu cách ngôn ưa thích mà tôi được thầy giáo giạy Anh văn trong một trung tâm ngoại ngữ truyền dạy và nhắc nhở cách đây hai ba năm bây giờ vẫn ám ảnh và theo tôi như một sự thách đố! Sống ý nghĩa, theo tôi có lẽ là bằng cách sống trọn vẹn mỗi ngày ta được ban cho. Nhưng làm sao để sống trọn vẹn, sống không uổng phí từng phút giây. Sẽ không bao giờ dễ dàng để mỗi ngày đến, mỗi chúng ta biết làm sao cho có ý nghĩa với mọi việc, với mọi người mà ta
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét