Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Chiến Tranh


Thơ Thái Bá Tân
57
Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Bẩy mốt tuổi bác tôi vào Quảng Ngãi
Từ Nghệ An tìm xác con, trở lại
Với một gói xương mùn trên vai.

Quảng Ngãi - Nghệ An đường khó và dài,
Bác tôi cõng, đưa con về đất tổ,
Vâng, người con lẽ ra nuôi cõng bố...
Tôi biết nói gì về chiến tranh?


58

Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Năm 67 nhà tôi ba lần sập.
Tôi thoát chết, thằng em tôi bị lấp.
Qua một năm mà mẹ tôi lưng còng.

Bây giờ nhà tôi đã dựng xong.
Tất cả hầu như xưa, có lẽ.
Chỉ cái lưng của mẹ tôi vẫn thế.
Tôi biết nói gì về chiến tranh?

59
Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Em tôi sinh đúng khi nhà bom nổ.
Mẹ tôi ngất, bụi bám đen người nó.
Nhưng lạ lùng nó sống tận hôm nay.





Ốm, thần kinh, yếu gầy -

Mười lăm tuổi, em tôi chưa biết nói,
Và tất nhiên không bao giờ biết nổi
Thế nào là chiến tranh.

60
Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Anh trung sĩ phục viên gặp vợ
Sau mười năm - buồn vui bỡ ngỡ,
Bỗng bàng hoàng biết vợ mới sinh.

Năm năm chung sống hòa bình,
Anh trung sĩ không cho con gọi bố.
Họ cùng sống, ba người ba nỗi khổ,
Cái khổ những ngày sau chiến tranh.

61
Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Nhiều cô gái rất ngoan và có lẽ
Cũng rất xinh, nhưng chiến tranh, cứ thế,
Cứ thế mà vui, mà muộn chồng.

Là một trong nghìn, trong triệu đàn ông,
Tôi cứ nghĩ không hiểu sao, điều đó
Có thể lỗi một phần tôi, dù nhỏ...
Tôi biết nói gì về chiến tranh?

62
Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Khi làng tôi, cả bây giờ cũng vậy,
Cũng như xưa, đi khắp làng chỉ thấy
Phụ nữ, trẻ con và người già..

Biết nói gì? Khi đâu đó xa xa,
Mỗi lần nghe máy bay, thấy khói,
Là mẹ tôi nhìn tôi lo lắng hỏi:
Không lẽ, lạy trời, không lẽ lại chiến tranh?





63

Tôi biết nói gì về chiến tranh?
Vâng, nói thẳng như một người chân thật,
Khi đất nước những ngày gian khổ nhất,
Tôi đã mừng được tới học đất Nga.

Và học song, cũng là khi nước nhà
Được thống nhất, chiến tranh kết thúc.
Nhưng trong tôi, chiến tranh còn tiếp tục -
Giữa tôi cuộc đời và tôi lương tâm.

64
Tôi biết nói gì về chiến tranh,
Cả chiến tranh thiêng liêng, vĩ đại?
Anh chiến đấu, hy sinh và mãi mãi
Mọi người sẽ nhắc tên?

Chưa bao giờ là thằng hèn,
Tôi không muốn làm anh hùng, được nhớ.
Tôi cầm súng nếu cần, nhưng vẫn sợ,
Và ghét vô cùng các loại chiến tranh.

Phú Quang: Đắp tượng đài cho những người tình bằng âm nhạc


PNCN - Phú Quang lúc nào cũng mặc đẹp, ngồi quán cà phê đẹp, xung quanh là những phụ nữ đẹp. Có nhà báo nói đùa, mỗi đêm nhạc Phú Quang hết mấy dãy ghế là tình cũ, vừa nghe nhạc vừa rút mùi-xoa chấm nước mắt (hẳn do đinh ninh những tình khúc đó là về mình?).
Đàn ông kỹ lưỡng từ áo chemise ủi thẳng nếp, túi xách sang trọng (một cách kín đáo), đến chiếc bật lửa, cái bút… mang theo phải “đủ chuẩn” lịch lãm - hẳn phải là người yêu bản thân lắm. Thế nhưng trong các câu chuyện của Phú Quang, luôn có gì đó thật cay đắng, ẩn sau những hài hước, những cố tình diễu nhại chính mình và sự đời…


Còn nhớ, vào trước buổi diễn đêm nhạc Phú Quang tại Nhà hát Hòa Bình TP.HCM (tháng 4/2011), nhạc sĩ phải đi cấp cứu. Những người vào thăm kể, tình trạng sức khỏe của ông thê thảm lắm. Trước đó, ông vẫn bị bạn bè tếu táo gọi là “chủ tịch hội tiểu đường VN” (Phú Quang chung sống với bệnh đái tháo đường suốt 20 năm nay, lại hay khoe “có một đống u cục trong người”) - nên những người yêu mến ông không khỏi lo lắng. May mọi chuyện lại ổn. Lần này gặp lại, thấy Phú Quang tóc (nhuộm) đen nhánh, da dẻ hồng hào, phục sức thời trang, trẻ trung hơn rất nhiều so tuổi thật. Câu chuyện với ông bắt đầu bằng chủ đề sức khỏe và chợt nhận ra lý do Phú Quang vượt qua được những lần bạo bệnh có vẻ như không phải nhờ yoga như ông nói; mà hình như nhờ chính “màu” thanh xuân trong tinh thần và cách sống của ông.



Cuộc đời bị thử thách đến tận cùng

* Quá nhiều lần bệnh tật, ông có còn bị sốc khi nghe những chẩn đoán xấu của bác sĩ về sức khỏe của mình?

- Ngày xưa bác sĩ từng bảo, giỏi lắm cậu sống được tới 30 tuổi. Hồi trẻ, tôi đã ốm đau quặt quẹo: gai đôi cột sống, thần kinh tọa, áp huyết cao 180/140… đến nỗi cứ đến trưa là đầu tôi như bốc khói, mạch đập rần rật muốn nổ tung. Tôi luôn đau đớn đến mức mỗi bước chân là một giọt nước mắt phải bật ra. Lần đầu đối diện với cảm giác sinh tử là năm 23 tuổi, tôi bị một khối u ở lưng có chín cái “chân” đã ăn lan vào gần phổi. Phẫu thuật xong, một đoàn bác sĩ của Pháp thăm khám, tôi nghe họ trao đổi riêng với nhau “khổ thân, bệnh nhân trẻ này bị ung thư”. Sau đó, tôi sống trong tâm trạng của người chờ tuyên án tử chính thức. Trong 15 ngày hậu phẫu, chứng kiến sự qua đời của những bệnh nhân cạnh giường mình - cảm giác ở ngưỡng cửa cái chết thật khủng khiếp. May là đến lần xét nghiệm thứ ba, có kết quả là không phải u ác tính. Sau cú sốc năm 23 tuổi, những tin dữ về bệnh tật sau này không làm tôi chấn động như thế nữa. Ngay cả chuyện đời sống cũng vậy, khi bạn đã phải trải qua một chuyện khủng khiếp quá ngưỡng rồi, những tai nạn đều là bình thường, bạn có thể thản nhiên và bình tĩnh đối diện. Cách đây hơn 10 năm, bác sĩ cũng ba lần báo tôi bị ung thư tuyến giáp, chẳng biết có thật hay không nhưng đến giờ tôi vẫn ổn. Người Hà Nội có câu rất hay: “Những thằng hay ăn hay chơi, sống 30 tuổi bằng người 100” - thì tính ra, tôi đã sống quá dài ấy chứ…

* Ông luôn có phong thái như một đại gia nhàn tản, ngoài 60 tuổi vẫn là một trong những nhạc sĩ đắt show nhất, vợ mới thì trẻ đẹp, con cái là nghệ sĩ tài danh… Ông trời đã bù đắp cho sự thiệt thòi về sức khỏe để tặng Phú Quang một đời sống có thể gọi là nhung lụa đó thôi…

- Nhung lụa là cái bề mặt mọi người vẫn thấy, còn phía sau nó là biết bao vết sẹo của sự hồ nghi, tổn thương và vùi dập mà suốt thời trai trẻ tôi đã phải trải qua. Nhìn lại, tôi thấy cả cuộc đời mình đều bị thử thách đến tận cùng. Tôi có câu hát “Một đời đam mê, một đời giông tố”, nó như vận vào mình. Vì thế, âm nhạc là để tôi trả ơn cho những gì tốt đẹp và cả những nỗi buồn mà cuộc đời đã dành cho mình.

* Để vượt qua được “những vết sẹo” của đời sống như ông nói, hẳn phải có một phương cách?

- Để sống được đơn giản, mình là chính mình, khó khăn lắm. Tôi phải tự nhắc mình nhìn cuộc đời bằng cách nhìn của A.Q, để dễ sống. Khi gặp cay đắng quá, tôi thường tự nhủ “Trời có mắt, không phụ ai có lòng”. Hình như bây giờ ông trời ấy nôn nóng khẩn trương hơn? Luật nhân quả không chờ cho tới kiếp sau đâu bạn, vay kiếp này - trả luôn kiếp này đấy! Mình cứ sống cho phải với chính cái tâm của mình.



Tôi rất dễ tổn thương

* Cái tôi cốt lõi của Phú Quang có gì gần với hình ảnh người đàn ông bảnh bao, phụ nữ đẹp vây quanh, dùng đôi mắt A.Q để nhìn cuộc đời?

- Có vẻ như tôi được cuộc đời cho nhiều. Nhưng, cái giá Phú Quang thật sự phải trả lại luôn đắt hơn người khác. Thực tế tôi rất dễ tổn thương, nhưng tự thấy việc chảy nước mắt hay nhận lòng thương hại của người khác là việc đáng xấu hổ nên đã luôn phải tìm cách giấu con người thật của mình, diễn vai vui vẻ và giễu cợt. Tôi không được yên tĩnh lắm, nhưng bộ mặt nhăn nhó hay buồn bã thì hầu như không ai có thể thấy. Bạn sẽ luôn gặp tôi với diện mạo bảnh bao và hài lòng.

* Cái vai diễn vui vẻ và hài lòng ấy hẳn đã làm yên tâm nhiều người và biết đâu cũng là cách ám thị để bản thân sống dễ hơn? Bạn bè ông vẫn bảo, Phú Quang tỉnh táo lắm, ông ta chẳng dại gì mà điên dở kiểu “nghệ khùng” đâu…

- Điên dở có khi chỉ là cái vỏ để dọa ma, nó không quyết định năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Cái tỉnh táo nhất của tôi là điều gì đã đổ vỡ, thì không loay hoay tìm cách cứu vãn hay lấy lại, tôi sẽ dùng phương pháp A.Q để khỏi vật vã: mình không có điều đó trong đời, mất công tiếc làm gì!



* Nhưng nếu đổ vỡ lại liên quan đến biến cố cuộc đời của những người khác, thì sự tỉnh táo ấy có khi lại là lạnh lùng nhẫn tâm?

- Có phải bạn muốn ám chỉ đến chuyện tan vỡ hôn nhân của tôi và biến cố lên những đứa con? Có những chuyện thuộc về số phận thì ta dù cố gắng cũng không thể cứu vãn. Tôi đã hết sức thận trọng trước khi sự đổ vỡ xảy ra, còn đến lúc khóc lóc cũng không đem điều gì trở lại được, thì ích gì nếu ta tự mình day dứt? Tôi không quan niệm, phải duy trì cuộc hôn nhân duy nhất trong đời mới là người tử tế. Điều đó trong nhiều trường hợp là áp đặt khiên cưỡng và đày đọa. Với tôi, quan trọng là các con đều trưởng thành lành mạnh, chúng yêu thương và coi bố như người bạn lớn. Và, tôi có thể đàng hoàng gặp tất cả những vợ cũ, tình cũ như bạn bè.

* Một người đàn ông trải nghiệm nhiều cuộc hôn nhân, thì sướng hay khổ?

- Nếu anh ta định có nhiều vợ thì cũng nên lần lượt, chứ đồng thời thì đương nhiên khổ rồi (cười to).

* Những người đàn bà để lại trầm tích sâu sắc trong đời ông, có dễ quên họ được không?

- Tôi đã đắp tượng đài cho những người tình bằng âm nhạc. Theo bạn có thể quên được không?

* Phú Quang không có chuyện tình ái với các ca sĩ (hoặc có mà chưa bị lộ), vì sao nhỉ?

- Khi làm việc với một ca sĩ, nghĩa là phải “bóc” tâm hồn của họ đến tận cùng. Mà tình yêu thì luôn cần những khoảng mờ tối và bí ẩn. Nếu rõ ràng quá như thế, tôi không còn rung động để yêu được.



Không còn thời gian để oán ghét


* Ông bán vé các liveshow của mình thật giỏi, người ghét Phú Quang cũng phải công nhận điều ấy…


- Cũng có không ít nhà sản xuất hỏi tôi “vì sao ông tổ chức bán vé siêu thế?”. Câu hỏi đã cho thấy sự thất bại của họ, bởi băn khoăn gốc rễ phải là “làm thế nào để khán giả xúc động và muốn gặp lại?” thì họ lại không nghĩ đến. Tôi tự hào, vé các đêm nhạc của tôi có thể bị chê đắt, nhưng chương trình Phú Quang thì không có người bỏ về giữa chừng. Người ta cứ nói vì ông Phú Quang quan hệ giỏi, nhiều người nể nang ủng hộ mua vé. Cứ cho là đúng như thế, thì tôi cũng chỉ bán được một lần thôi, hoặc nể quá họ thà cho tiền để khỏi đi xem cho phí thời gian. Làm sao có thể bịp được khán giả suốt hơn 20 năm nếu tôi không hết lòng trân trọng khán giả? Tôi quan niệm trân trọng khán giả nghĩa là mình phải làm tử tế hết khả năng, từ âm nhạc của mình, những yếu tố sân khấu, cho đến tấm vé người ta cầm trên tay…

* Bài hát Điều giản dị của ông có cái tứ rất thú vị: càng xa thì càng yêu. Ông nhận ra điều này từ chia cách nào?

- Tôi viết bài này không chỉ qua chiêm nghiệm về tình yêu trai gái như người ta vẫn nghĩ, mà còn về những điều tha thiết trong cuộc sống. Sẽ có nhiều lúc trong đời mỗi người, đến khi mất mát hay cách xa mới biết là đáng quý. Trường hợp cá nhân tôi thì “càng xa em, ta càng thấy yêu em” là cảm xúc với “người tình” Hà Nội. Chính vì thế, cuối cùng tôi phải trở về, bởi Hà Nội là cội rễ tâm hồn của tôi.

* Trong chuyện tình yêu, ông có phải trải qua mất mát nào mới nhận ra là mình tha thiết?

- Cái gì quý giá, tôi đều tự biết để ý thức giữ gìn. Nhưng tôi không có cái vĩ đại là chết vì mối tình không đạt đến. Nói thật, tôi chẳng mất công đau khổ để yêu những người không yêu mình. Nếu mình không xứng đáng được người ta yêu thì họ cũng không xứng đáng với tình yêu của mình. Ở đây, trường hợp nào thì cũng đủ lý do để không cần tồn tại tình yêu ấy.

* Không còn ở tuổi có thể phung phí năm tháng, ông dành ưu tiên cho điều gì?

- Đã đến tuổi phải bình thản trước mọi điều, tôi vẫn tiếc và lúc nào cũng thấy mình thiếu thốn thời gian. Bây giờ, tôi không còn thời gian và tâm trạng để nghĩ đến kẻ xấu và những chuyện oán ghét nữa. Tôi nhận ra rằng, sống ở đời phải biết, chứ không phải là sống khôn hay sống dại.

* Ông đã từng cho ai đó niềm tin không?

- Có! Tôi đã cho bằng âm nhạc. Tôi nhớ mãi câu chuyện của một bệnh nhân suy thận, cô ấy định tự tử để chấm dứt cuộc sống không lối thoát. Tôi đã tặng cô ấy những album của mình, cô gái nhỏ khóc, nói rằng: “Âm nhạc của chú đã tái sinh cháu, cho cháu biết là không được đầu hàng số phận”. Bạn tin không, cảm giác khi biết âm nhạc của mình đã cứu vớt được cho một ai đó, đấy chính là hạnh phúc!

* Cảm ơn nhạc sĩ Phú Quang về cuộc chuyện trò này.

Quỳnh Lam (thực hiện)

Lá ngô đồng rụng

(Lời bài hát Ca trù)
Tác giả: Khuyết danh 缺名
Dịch Đỗ Quang Liên

梧桐一葉落

天下共知秋

十分明鏡在南楼

鴈聲斷衡陽之浦

孤鶴半江橫白露

牧牛一笛老秋風

姑蘇城外寒鐘

半天落江楓漁火

客遊於赤壁之下

一闌船泛泛過欄杆

少焉月出東山


Ngô đ
ng nht dip lc
Thiên h  cng tri thu
Thp phn minh kính ti Nam lâu
Nhạn thanh đon Hành Dương chi ph
Cô hc bán giang hoành bch l
Mc ngưu nht đch lão thu phong
Cô Tô thành ngoi hàn chung
Bán thiên lc giang phong ngư ha
Khách du ư Xích Bích chi h
Nht lan thuyn phiếm phiếm quá lan can
Thiu yên nguyt xut đông san

Lá ngô đồng rụng

 Khắp nhân gian cùng cảm dáng thu sang; 
Đỉnh lầu Nam vằng vặc ánh trăng vàng, 
Tiếng nhạn vẳng bến Hành Dương vắng vẻ. 
Hạc lẻ sông qua sương trắng rẽ, 
Trâu về sáo vọng gió thu đưa. 
Thành Cô Tô lạnh lẽo tiếng chuông chùa, 
Giữa trời rớt lửa chài phong bến; 
Dòng Xích Bích khách lãng du thầm mến, 
Một lá thuyền bịn rịn vượt lan can. 
Núi đông chợt ló trăng vàng…

Nguyệt dạ ca (2)


Lưu Hương Ký留香記

Tác giả: Hồ Xuân Hương 
胡春香

月夜歌(二) 
花其字兮葩其詩
霞為裳兮雲為衣
亦既遘兮我心則怡
語曷寄兮递遲
愁留湘水聴
悶壓蜀山低
日月兮無根兮
情之所鐘
不知其期



Hoa kỳ tự hề ba kỳ thi 
Hà vi thường hề vân vi y 
Diệc ký cấu hề ngã tâm tắc di 
Ngữ hạt ký hề thê trì 
Sầu lưu tương thủy thính 
Muộn áp thục sơn đê 
Nhật nguyệt hề vô căn hề 
Tình chi sở chung
Bất tri kỳ kỳ

Dịch Bùi Hạnh Cẩn

Bài ca đêm trăng (2) 
Hoa làm chữ chừ, nhụy làm thơ, 
Ráng làm xiêm chừ, áo là mây, 
Cũng đã gặp nhau chừ, lòng ta vui vầy; 
Lời gửi chừ sao chậm chầy; 
Sông Tương nghe buồn chảy, 
Non Thục sầu nên đầy; 
Trời trăng chừ không gốc chừ, 
Chung đúc mối tình,
Biết bao giờ đây?

Cầu vồng tháng bảy






Tháng bảy mặt trời ngỡ ngàng treo nắng
Cho ta  lóng ngóng  đợi cầu vồng
Mưa ngâu chưa đến tình đã tắt ?
Nửa mảnh tim yêu đã lụi tàn.

Thu về mang lá vàng ủ ấm
Nhặt mảnh tim khô đốt chút tình
Niềm tin bật lửa run rẩy cháy
Hoài nghi lặp lòe thả nhớ bay

Trời vẫn vô thường mây che nắng
Lá vẫn vô tình xây mộ vàng
Bờ vai gầy guộc nào đủ chắn
Cơn giông tháng bảy đến sỗ sàng

Mưa ngâu đến cầu vồng có bắc
Em có cùng tôi bước qua sông?
Lửa tình sợ hãi rồi sẽ tắt
Còn mảnh tim nào để đớn đau.

NẮNG SÀI GÒN





Sài gòn  loang nắng
Quán  vắng tôi ngồi
Kỉ niệm nhỏ giọt
Đặc quánh đơn côi

Nắng rơi dang dở
Lạc khúc tình ca
Bóng mây rề rà
Nỗi nhớ ngã ra




Em đã đi qua
Xác ve mùa hạ
Bụi đường bay xa
Xốn xang giọt lạ

Thu về với ta
Lá nêm vào nắng
Nỗi nhớ đổ vàng
Sài Gòn thang lang

7/2013

MÙA SƯA VÀNG





Vẫn biết không thể gọi đó là mùa nếu xét vào những “tiêu chí” rằng thì là mà thời gian phải dài, phải nhiều, phải trở thành thông lệ hàng năm ….

Vả lại nó vẫn chưa phải là một cái gì đó đặc trưng nổi bật, một cái gì đó đủ để đánh thức hoài niệm, một cái gì đó khiến người ta liên tưởng …

Huống hồ ngay cả cái tên của nó cũng gây nhiều bàn cãi.

Nó được người ở đây quen gọi là sưa, nhưng các nhà khoa học, các nhà …(nhiều lắm) không công nhận nó là cây sưa, bởi vì nó có hoa vàng trong khi theo họ thì  sưa chỉ có hai loại hoa trắng và hoa đỏ mà thôi. Còn cây ở đây chỉ là cây hương vườn mà thôi. Nói thế đấy, dứt khoát, như đúng rồi, như thể chỉ có sưa trắng đỏ thì mới là sưa, thì chỉ được gọi là sưa, chỉ được mang cái tính quý giá của sưa (nghe đâu tiền trăm triệu cho một ký sưa, haiza)

Sưa ở Hà Nội trắng muốt, bồng bềnh, lãng mạn …

Sưa đỏ thì quý phái, quý giá …

Bất chợt hôm trước bắt gặp những chùm hoa sưa vàng nghệ rực rỡ gần nhà. Chợt thấy xao xuyến bâng khuâng, chợt thấy lòng mình chùng xuống, chợt thấy nhẹ hơn những đớn đau, và mình đã lại có thể cười được, một nụ cười không còn méo mó gượng gạo khi bắt buộc phải cười. Đã có thể nói đùa một câu, sau nhiều ngày "thâm trầm" khiến mọi người lo lắng.

Chưa kịp chụp ảnh những đám hoa sưa vàng ươm thao thiết ấy thì sáng nay đồng loạt các cây sưa đã không còn hoa nữa. Lục tìm trên google mới biết, sưa chỉ nở hoa trong mấy ngày mà thôi…

Tiếc thật…đành đợi mùa hoa năm sau vậy

Mình vẫn thích được gọi mùa hoa sưa. Cái lý nằm ở chỗ là cái xao xuyến bâng khuâng ấy sẽ theo mình từ năm này đến năm khác.

Có lẽ phải trồng trước nhà 1 cây sưa (hương vườn) này vậy để mỗi tháng tư về lại thao thức chờ ra hoa. 

Ớt xanh

Câu chuyện bịa về con cò và dòng sông


(Làm bài thơ này cách nay đúng 20 năm. Hồi ấy đi thăm Hòn Kẽm - Đá Dừng. Một địa danh đầu nguồn sông Thu Bồn. Đó cũng là 1 căn cứ địa cách mạng)
                                                                 Ngó lên Hòn Kẽm - Đá Dừng
                                                       Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi
                                                                                      (ca dao)
 Ngày ta chưa quen nhau
Con cò trắng ẩn mình trong bụi lác,
Chẳng có dòng sông mênh mông bát ngát,
Chỉ có núi rừng và biển xa thôi.
Ngày ta quen nhau rồi
Con cò trắng vút lên
Chấp chới cánh cò khắc khoải
Con nước quặn mình xẻ đôi ngọn núi
Đưa mít non em hái về kho với cá chuồn
Thành dòng sông xanh mang tên Thu Bồn
Cá chuồn ngược lên theo cánh cò bay lượn
Thành biền dâu xanh và cánh đồng lúa chín
Như lá thư tình anh gửi đến cho em…
Em có thấy không cánh cò chao nghiêng
Nếu em không nói yêu anh
Con cò trắng sẽ lại dỗi hờn trốn mất
Sẽ chẳng còn dòng sông chiều nay nghe em hát
Hòn Kẽm, Đá Dừng chôn chặt nỗi nhớ mong.
                                                                                                                             Ớt xanh            1993

Hai phe một đường


Diêm vương đang đau đầu vì tình trạng quá tải của địa phủ thì được tin dương thế mở hội nghị an toàn giao thông, ngài mừng rỡ gọi tổng biên tập tờ Tiếng nói ngưu đầu mã diện đến bảo:

- Ta đang rầu vì địa phủ ngày càng đất chật hồn đông. Đang thời bình mà vong trên đó cứ đổ xuống đây như thời còn chiến tranh! Chỉ sáu tháng đầu năm mà dương thế đưa xuống gần 5.000 người chết trong hơn 5.500 vụ tai nạn giao thông, khiến cõi âm xưa thoáng rộng mà nay chen chúc ngột ngạt như… địa ngục! Đang khủng hoảng kinh tế mà ta cứ phải duyệt chi các khoản cải tạo hạ tầng, e năm nay bội chi mất! Nghe nói uỷ ban An toàn giao thông quốc gia trên đó vừa mở hội nghị, ta rất mừng vì chắc họ đã tìm được cách cứu dân khỏi chết đường chết sá, chết bờ chết bụi, ngươi cử phóng viên lên theo dõi đặng loan báo tin vui cho ta mừng.
Chỉ vài giờ sau, phóng viên được cử lên dương gian mail về một bản tin gọn lỏn: “Trước tình hình tai nạn giao thông tiếp tục tăng dù các ngành chức năng đã làm đủ mọi cách kể cả thu thuế bảo trì đường bộ, dương gian vừa tổ chức một hội nghị tìm hiểu nguyên nhân. Tại hội nghị, phe này đổ trách nhiệm cho phe kia, phe kia lại đổ tại ý thức người đi đường. Cuối cùng hội nghị thành công tốt đẹp”.
Đọc xong, Diêm vương thở dài:
- Phe nào đúng thì dân cũng tiếp tục xuống đây. Thôi, các ngươi tiếp tục cơi nới phòng ốc!
Người già chuyện/SGTT

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

NHỮNG BÃI BIỂN HAY HAY


Có những bãi biển hay hay với quý ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bãi biển ở Đồ Sơn, tiếp đến là Quất Lâm (Nam Định), mới mẻ nhưng hấp dẫn không kém là Xuân Thành (Hà Tĩnh)...
Nói tới dịch vụ "mát mẻ" tại các bãi biển phía Bắc thì hầu hết nơi nào cũng có. Tuy vậy, có những bãi biển chỉ cần nhắc tới tên là nhiều người nghĩ ngay tới các dịch vụ từ A tới Z phục vụ cho các quý ông nếu muốn ghé tới đây. Tiêu biểu ở phía Bắc có bãi biển Đồ Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long (Nam Định), Trà Cổ (Quảng Ninh) và Xuân Thành (Hà Tĩnh).



Cũng không ít các bài báo, câu truyền miệng, "tips" về sự tấp nập hay cái sự mới khai phá về những nơi kể trên. Vào đầu mùa đông, khi khách du lịch vắng bóng, người ta lại lan truyền ở đây các cô gái mại dâm còn đông hơn khách du lịch. Cũng có rất nhiều chuyện dở khóc dở cười về chuyện các ông chồng "tòn ten" bên ngoài trong khi vẫn tay trong tay đi với vợ.



1. Đồ Sơn và "đồ nhà"






Đây chính là "thiên đường" mà bất cứ quý ông nào muốn "hư" hay nghĩ tới. Đúng là không có lửa thì làm sao có khói khi tới Đồ Sơn có hẳn một khu "đèn đỏ" mà chỉ cần "đánh tiếng" lập tức một "đàn cò" có thể đưa bạn đi để thỏa mãn nhu cầu. Người ta còn đồn đại, cô gái nào phục vụ ở quán ăn ở Đồ Sơn cũng có thể chính là đối tượng mà bạn có thể... gợi ý cái việc kia được!

Các cô gái tại Đồ Sơn cũng làm tốn kém bao giấy mực với hàng trăm thiên phóng sự về cái gọi là "tệ nạn" ở đây. Nơi đây nổi tiếng tới mức, nếu chồng (người yêu) có bị cử đi công tác xuống đây, lập tức vợ (người yêu) nhận được nhiều ánh mắt theo kiểu cảm thông, hoặc vài lời trêu trọc đến phát tức.

Địa điểm này cũng được nhiều "nhà thơ" bút tre cho ra đời hàng loạt những câu thơ nghe mà không thể không cười. Ví dụ như:



Chưa đi chưa biết Đồ Sơn

Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật, không là Đồ Sơn


Hay:



Không đi, không biết Đồ Sơn

Đi về mới thấy nó hơn đồ nhà.
Đồ Sơn là của Quốc gia,
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho!


Mặc dù vậy, qua mùa cao điểm du lịch, khung cảnh Đồ Sơn khiến ta muốn ghé qua: khí hậu mát mẻ, bãi biển trong hơn, hàng quán, nhà nghỉ thưa thớt cũng là một địa điểm nghỉ giao mùa thích hợp.



2. Bãi biển Thịnh Long






Bãi biển Thịnh Long thuộc xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bãi biển này chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch về các bãi biển đẹp, dịch vụ tốt. Tuy nhiên, nó lại là một địa điểm của nhiều quý ông ưa sự hoang sơ, mới mẻ hay rủ nhau đi. Trong một lần đi du lịch cùng nhóm bạn, chúng tôi chứng kiến một chuyện "dở khóc, dở cười".

Chẳng là một đôi vợ chồng tuổi đã "sồn sồn" rủ nhau đi tắm biển, trong khi bà vợ cùng hai đứa con còn vui đùa dưới biển thì ông chồng "lỉnh" lên trên bờ từ lúc nào không hay. Chẳng biết bị đám thanh niên trong quán ven biển "khích" đểu thế nào mà bà vợ chạy hớt ha hớt hải tìm ông chồng khắp bãi biển. Chủ quán nơi chúng tôi đang thuê cười trừ: "chắc lại tạp vào đâu đó để "thuyền nhanh" rồi.

Quan sát mấy quán ven bờ biển, chúng tôi mới thấy cái câu nói trên của ông chủ quán cũng có cơ sở, ngoài dãy bàn phục vụ khách, các quán này đều có những căn phòng nhỏ nhỏ kiểu như để nghỉ trưa. Tuy vậy, số lượng phòng khá nhiều, thi thoảng lại thấy một vài người ra vào đầy "bí ẩn".

Ngoài những điều nói trên thì đây cũng là điểm du lịch mới mẻ, nét hoang sơ của biển cả và thức ăn ở đây rất hấp dẫn những du khách ưa khám phá.



3. Bãi biển Quất Lâm






Bãi biển Quất Lâm thuộc thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) được giới "ham của lạ" xếp vị số 2 trên đất Bắc về độ "hot" của những dịch vụ "nhạy cảm" này. Cũng có thể cái tên địa danh này gây sự tò mò lẫn thích thú dành nhiều nhiều vị khách.

Người ta nói rằng, cứ khi nào biển Đồ Sơn "dậy sóng" bị kiểm tra gắt gao thì số đông các cô gái đủ mọi thành phần lại "chạy" về đây. Hơn thế, do ở vị trí "nhà quê" nên giá cả ở đây rất mềm và có nhiều "món ngon, của lạ".



4. Bãi biển Xuân Thành (Hà Tĩnh)






Bãi biển Xuân Thành nằm cách cửa Hội khoảng 5 km về phía Nam, thuộc xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cũng là một bãi biển rất mới được phát hiện vài năm gần đây. Ấy thế nhưng cũng như nhiều bãi biển "mát mẻ" kể trên, chưa kịp nổi tiếng về dịch vụ du lịch để hấp dẫn khách thì nơi đây đã là địa chỉ bỏ túi cũng những quý ông ưa khám phá của mới, của lạ.

Nhà nghỉ, cửa hàng mọc lên ầm ầm kéo theo đó là hàng loạt những "ổ", những "động" mà chỉ cần có ý lập tức bạn sẽ được đáp ứng nhu cầu.

Người ta nói, sự đô thị hóa kéo theo quá nhiều hệ lụy, một trong số đó chính là nhiều cô gái trẻ không có việc làm, ham chơi, hoàn cảnh nghèo khó... ở các tỉnh thành xung quanh đều dạt về đây.



5. Bãi biển Trà Cổ (Quảng Ninh)






Nằm ở gần biên giới, bãi biển Trà Cổ (huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cũng là một địa điểm du lịch được nhắc nhiều trong các điểm đến "thích thú" của các quý ông.

Mặc dù nói về khía cạnh du lịch, bãi biển này ngày càng được khách du lịch trong và ngoài nước biết tới bởi vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình cùng với màu nước trong xanh thuộc vào loại hiếm có ở bãi biển phía Bắc. Nhưng cái tiếng về dịch vụ "mát mẻ" còn nổi hơn. Một phần nguyên nhân cũng xuất phát từ "thiên đường" Đồ Sơn.

Nhiều người nói rằng, người Đồ Sơn không những khai phá Trà Cổ về đất đai mà còn "khai phá" nhiều thứ nơi đây, biến bãi biển tuyệt đẹp gần biên giới thành một địa chỉ "đỏ" của các quý ông thích chơi bời.



Nguồn: Vĩnh Chân