Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học- kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học- kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Khi chúng ta lùn hơn Campuchia, kém Thái Lan nửa cái đầu







Tôi tin rằng người Việt Nam có tố chất không thua gì người Campuchia hay người Thái Lan. Nếu chúng ta làm tốt vấn đề dinh dưỡng và thể chất thì chiều cao sẽ được cải thiện để khi gặp thì họ phải ngước nhìn ta thay vì ta ngước nhìn họ.
Trong một lần phát biểu mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm. Con số này khiến không ít người giật mình vì không ngờ chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp như vậy. Và chúng ta sẽ còn giật mình hơn nếu thấy chiều cao của Việt Nam đang thua kém cả người Campuchia và thấp hơn Thái Lan nửa cái đầu.
Theo thống kê của Average Height thì đàn ông Campuchia cao hơn Việt Nam 0,4 cm còn đàn ông Thái Lan đã cao vượt mốc 170 cm. Cũng theo thống kê của trang dữ liệu này thì phụ nữ Campuchia cao hơn chúng ta 0,2 cm còn phụ nữ Thái Lan đạt 159 cm. Con số này cũng khá phù hợp với thống kê mà báo Inquirer của Philippines đưa năm 2014 cho thấy người Campuchia cao hơn người Việt Nam.
Chiều cao thì có đáng quan tâm không? Rất đáng quan tâm vì khi bạn cao thì người khác sẽ phải ngước nhìn. Ở một góc độ nào đó, chiều cao trung bình cũng đánh giá mức độ phát triển của dân tộc đó so với thế giới. Nếu dân tộc đó no ấm thì người dân sẽ có chiều cao tốt hơn.
Lấy ví dụ ở bán đảo Triều Tiên. Ở phía nam vĩ tuyến 38 thì điều kiện kinh tế xã hội, người dân có chế độ dinh dưỡng tốt hơn và chiều cao rất đáng ngưỡng mộ. Số liệu của các tổ chức thế giới chỉ ra rằng đàn ông Hàn Quốc cao 173,5 cm và nữ giới là 161,1 cm. Còn ở phía bắc vĩ tuyến 38 thì điều kiện cuộc sống khó khăn hơn nên chiều cao cũng giảm đi. Đàn ông phía bắc bán đảo Triều Tiên chỉ cao 165,6 cm còn phụ nữ thì chỉ cao 154,9 cm. Cùng một dân tộc, cùng có điều kiện về địa lý, thổ nhưỡng như nhau nhưng chiều cao chênh lệch thì rõ ràng là do vấn đề dinh dưỡng.
Tôi tin rằng người Việt Nam có tố chất không thua gì người Campuchia hay người Thái Lan. Nếu chúng ta làm tốt vấn đề dinh dưỡng và thể chất thì chiều cao sẽ được cải thiện để khi gặp thì họ phải ngước nhìn ta thay vì ta ngước nhìn họ.
Vấn đề là phải có chiến lược để phát triển chiều cao mà nước Nhật đã từng thực hiện. Trước đây, khi Nhật đưa quân vào Đông Dương thì người ta thấy tầm vóc của họ nhỏ và gọi họ là Nhật lùn. Còn giờ chúng ta cần phải ngước nhìn khi chiều cao trung bình của người Nhật là 170,7 cm với nam, 158 cm với nữ. Người Nhật đã cao vọt sau nửa thế kỷ nhờ họ có chiến lược cải tạo nòi giống rất hiệu quả.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù kinh tế khó khăn nhưng Nhật vẫn tuyên truyền cho người dân hiểu chiều cao gắn với tự hào dân tộc, để khẳng định với thế giới rằng người Nhật không thấp kém. Họ khuyến khích phát triển thể thao từ trường học rất mạnh mẽ và nhờ phong trào thể dục tốt thì Nhật là cường quốc thể thao châu Á. Họ tạo điều kiện để áp dụng dinh dưỡng phương Tây một cách khoa học vào bữa ăn để tăng cường canxi phát triển xương. Và họ đã thành công.
Người Việt Nam sau 15 năm chiều cao gần như không cải thiện thêm. Tài liệu của tiến sĩ Paul Schultz của trường Đại học Yale chỉ ra rằng hồi đầu thập niên 90, chiều cao đàn ông Việt Nam là 162,1 cm, phụ nữ là 152,16 cm. Sau 15 năm mà chỉ cao thêm 1 cm là quá dở. Chúng ta chỉ lo đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng dường như bỏ quên việc đơn giản nhưng vĩ đại với nòi giống là tìm cách nâng chiều cao. Các biện pháp tuyên truyền khuyến khích dù có nhưng không đủ mạnh và hiệu quả để tác động tới xã hội.
Nhưng dù sao thì việc chăm lo chiều cao cho người Việt bây giờ cũng chưa muộn. Hãy tìm cách để 20 năm nữa, chúng ta ngang hàng khi đứng cạnh người Thái và không bị Campuchia vượt lên. Hay ít ra nếu khi đó có ngập lụt phức tạp thì chiều cao sẽ giúp con người chúng ta có cơ hội hít thở tốt hơn.

Anh Tú

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

“Vũ trụ là vô hạn về cả không gian và thời gian”


Tác giả: Sử Kha (chỉnh lý)



Tiểu sử của Trương Hành



Trương Hành (Nguồn: Internet)

Trương Hành, tự là Bình Tử, sinh ra ở quận Nam Dương, huyện Tây Ngạc, trấn Thạch Kiều (nay là thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, cách Thành Bắc 25 km), vào năm thứ ba Chương Đế Kiến Sơ tại vị (tức năm 78 SCN). Năm 16 tuổi, ông rời quê hương đi du học vòng quanh Trung Quốc. Ông đã gặp rất nhiều học giả nổi tiếng. Một lần ông đến Trường An, kinh đô cũ của triều Hán. Ở đó, ông đã đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử địa phương, và nghiên cứu địa hình, các sản vật, phong tục và nhân tình thế thái ở vùng núi xung quanh. Sau đó, ông đã đến Lạc Dương, thủ đô của Đông Hán, và theo học tại Đại học, trường học cao nhất ở đó.

Trương Hành cũng đặc biệt yêu thích văn học. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học với nhiều phong cách khác nhau, đáng chú ý gồm có Quy điền phú, Nhị kinh phú, Tứ sầu thi, Đồng thanh ca. Vào năm thứ tư An Đế Vĩnh Sơ tại vị (tức năm 111 SCN), Trương Hành theo lệnh tiến kinh, nhậm các chức Lang Trung, Thái Sử Lệnh, chức quan nhỏ Công Xa Tư Mã Lệnh, rồi đến cấp quan bậc trung. Trong đó thời gian đảm nhận chức Thái Sử Lệnh là dài nhất, được 14 năm. Thái Sử Lệnh là quan viên phụ trách các sự vụ như quan trắc thiên tượng, biên soạn hiệu đính lịch, dự báo thời tiết, và tổ chức các nghiên cứu về thời tiết và khí trời. Trong khoảng thời gian đảm đương chức vụ này, ông đã tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về lịch thiên văn, và đã có nhiều cống hiến vô cùng to lớn.

Theo kiến thức và quan sát thực tế của ông về quy luật vận hành của các thiên thể, Trương Hành đã tạo ra bộ máy “Hỗn thiên nghi”, diễn tả chính xác quy luật vận hành của các tinh cầu và thuyết Hỗn Thiên (cho rằng trời giống như một cái vỏ trứng gà, đất như lòng đỏ trứng gà). Ông tinh thông thiên văn và lịch toán. Ông đã viết rất nhiều sách về thiên văn học, trong đó có Linh hiến, Linh hiến đồvà Hỗn Thiên nghi đồ chú là các trứ tác về thiên văn học. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu cho những người theo thuyết Hỗn Thiên trong thời kỳ Đông Hán.

Linh hiến – Thiên văn học trứ tác

Linh hiến là tác phẩm nổi tiếng nhất trong những cuốn sách của Trương Hành. Đó là một cuốn sách thiên văn học mô tả sự phát triển và vận động của thiên, địa, nhật, nguyệt và các ngôi sao. TrongLinh hiến, Trương Hành nói rằng: các chiều không gian mà chúng ta có thể quan sát được là có giới hạn, còn những chiều không gian mà chúng ta không thể thấy được thì vô cùng vô tận. Tác phẩm của ông đề xuất một cách rõ ràng lý thuyết rằng vũ trụ là vô hạn về cả không gian và thời gian.

Trong Linh hiến, Trương Hành chỉ ra rằng Mặt Trăng tự nó không thể phát sáng mà là nhờ phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời. Ông cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng giống như nước với lửa. Lửa có thể phát ra ánh sáng và nước thì có thể phản chiếu ánh sáng. Ông chỉ ra rằng ánh sáng Mặt Trăng tỏa ra là do chiếu xạ ánh sáng Mặt Trời, và vào ban ngày không nhìn thấy được ánh trăng, là vì lúc đó nó bị ánh sáng Mặt Trời áp đảo. Đồng thời ông cũng giải thích về nguyên nhân xuất hiện nguyệt thực. Ông tin rằng khi trăng tròn, chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ mặt trăng; nhưng sẽ có lúc chúng ta không thể, đó là khi Trái Đất được mặt trời chiếu sáng, ông gọi bóng của Trái Đất là “Ám hư” và khi Mặt Trăng đi qua vị trí của “Ám hư”, hiện tượng nguyệt thực sẽ xảy ra. Lý giải của ông về nguyên lý của nguyệt thực rất sâu sắc.

Ngoài ra, trong Linh hiến, Trương Hành cũng tính toán đường kính góc của Mặt Trời và Mặt Trăng, và ghi chép lại 2.500 ngôi sao mà ông quan sát thấy trong thời gian ở Lạc Dương, các tính toán này rất gần với kết quả của các nhà thiên văn học hiện đại. Trong một cuốn sách thiên văn học khác tên là Hỗn thiên nghi đồ chú, ông đã đo được một năm Mặt Trời là “365 độ và một phần tư”, rất giống với con số mà các nhà thiên văn hiện đại tính toán được là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây.

Trong Linh hiến, Trương Hành sử dụng một số thuật ngữ hiện đại như đường xích đạo, hình e-lip, Nam Cực và Bắc Cực. Ông cũng là người đầu tiên vẽ hoàn chỉnh biểu đồ sao ở Trung Quốc, trong đó có 2.500 vì tinh tú. Theo Trương Hành: “Có 124 ngôi sao luôn phát sáng và 320 ngôi sao có tên. Tổng số các sao là 2.500, vẫn còn một số ngôi sao chưa được liệt kê vào đây.” Biểu đồ sao mà Trương Hành thực hiện không chỉ vượt qua rất nhiều những người tiền nhiệm trước đó, mà còn là biểu đồ hàng đầu trong một thời gian dài sau đó. Trong giai đoạn cuối triều Hán, Trung Quốc rơi vào hỗn loạn và biểu đồ sao của Trương Hành đã bị thất lạc. Vào đầu triều Tấn, biểu đồ sao Trương Hành chỉ còn 1.464 ngôi sao, trong đó chỉ có một nửa số ngôi sao được sắp xếp bởi Trương Hành. Phải đến thời Khang Hy Hoàng đế của triều Thanh, một biểu đồ sao phức tạp hơn đã được tạo ra nhờ sử dụng một kính viễn vọng, và biểu đồ lần này bao gồm hơn 3.000 ngôi sao.

Hỗn thiên nghi và Hậu phong địa động nghi


Hỗn thiên nghi (nhà Minh)

Vào năm 117 SCN, Trương Hành đã chế tạo ra máy định vị thiên thể Hỗn thiên nghi đầu tiên trên thế giới và nó được điều khiển bởi các bánh răng bằng đồng. Hỗn thiên nghi có một quả cầu bên ngoài và một quả cầu bên trong, cả hai quả cầu đều quay. Trên bề mặt được chạm khắc Nam Cực, Bắc Cực, đường xích đạo, hoàng đạo, 24 tiết khí, Mặt Trời, Mặt Trăng, và các tinh tú. Các vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao, cũng như trạng thái của quỹ đạo của chúng tương ứng với vị trí thực tế trong vũ trụ.

Vào năm 132 SCN, Trương Hành phát minh ra Hậu Phong địa động nghi, được làm bằng đồng tinh luyện, có hình một nồi rượu. Trên bề mặt có tám con rồng. Đầu của mỗi con rồng nhìn ra tám hướng đông, nam, tây, bắc, đông bắc, đông nam, tây bắc và tây nam. Mỗi con rồng ngậm một quả bóng đồng và có một con ếch ngồi dưới đầu của nó. Khi một trận động đất xảy ra, miệng của rồng ở hướng của trận động đất sẽ tự động mở ra, và quả bóng đồng sẽ rơi vào miệng của con ếch tương ứng, ngay lập tức các nhân viên sẽ ghi lại thời gian và phương hướng của trận động đất. Năm 138 SCN, chiếc máy địa chấn này đã phát hiện chính xác một trận động đất xảy ra ở Lũng Tây. Địa động nghi mà Trương Hành phát minh ra là bộ máy đầu tiên trên thế giới có khả năng đo được hướng của một trận động đất, và nó đã có từ 1.700 năm trước khi máy địa chấn châu Âu được phát minh.



Địa động nghi của Trương Hành

Trương Hành cũng phát minh ra máy đo quãng đường có thể gõ một tiếng trống sau khi xe đi được một lý (0,5 km), cơ cấu la bàn có kim luôn chỉ về hướng Nam, đồng hồ Mặt Trời của Trung Quốc cổ đại để đo vị trí của Mặt Trời, một con chim gỗ bay, và nhiều thứ khác nữa. Ông cũng ước tính pilà căn bậc hai của 10, ông đã viết hơn 30 cuốn sách về thiên văn học lẫn văn học và có nhiều đóng góp to lớn trong lịch pháp, toán học, văn học và nghệ thuật.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/1045

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Phát hiện người đàn ông sống bình thường mà hầu như không có não

 



GenK

  

Bí ẩn về việc con người chỉ thực sự sử dụng 10% não bộ và có những khả năng đặc biệt khi kích hoạt 100% đã được giải đáp. Lý thuyết này hoàn toàn sai, vì các nhà khoa học đã chứng minh rằng con người luôn sử dụng 100% não bộ. Mỗi một khu vực đều có chức năng riêng và vô cùng quan trọng.

Thế nhưng một người đàn ông tại Pháp có thể sống và hoạt động bình thường trong khi bị tổn thương tới 90% bộ não. Sự việc này đã thách thức sự hiểu biết và những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học, về sự thật có phải chúng ta đang chỉ sử dụng 10% của bộ não hay không?

Người đàn ông 44 tuổi tại Pháp được giấu tên cho biết ông vẫn có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Chỉ đến một hôm, ông đến khám bác sĩ vì cảm thấy chân trái của ông có vấn đề.

Sau khi tiến hành các công đoạn kiểm tra thông thường, ông được đưa đi chụp X-quang để kiểm tra chức năng của não bộ. Các bác sĩ sau khi nhìn kết quả đã vô cùng kinh ngạc.


 

Bên trong hộp sọ của người đàn ông này chứa đầy chất lỏng, chỉ có một lớp mỏng mô não ở bên ngoài. Các phần bên trong của bộ não gần như là không còn lại chút gì.

Các bác sĩ cho biết phần lớn bộ não của ông đã bị ăn mòn do sự tích tụ của chất lỏng bên trong suốt 30 năm qua. Căn bệnh kỳ lạ này được biết đến với cái tên "não úng thủy".

Tuy nhiên điều đáng nói là người đàn ông này không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về hoạt động cũng như cả tinh thần. Mặc dù qua bài kiểm tra IQ ông chỉ đạt 75 điểm, nhưng ông vẫn rất minh mẫn.

Thậm chí ông còn hoàn thành khá tốt công việc của mình như một công chức. Ông cũng đã lấy vợ và có 2 người con. Cuộc sống của ông không khác gì một người bình thường.

Có phải con người chỉ cần tới 10% não bộ?

Sự thật về người đàn ông Pháp ở trên đã phản bác lại tất cả những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về chức năng thực sự của bộ não. Liệu rằng bộ não của chúng ta có sử dụng hết 100% các khu vực, hay chỉ sử dụng 10% tiếp tục là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Nhà tâm lý học nhận thức Axel Cleeremans đến từ Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ đã đưa ra một giả thuyết gây tranh cãi nhưng có thể giải thích được hiện tượng trên. Đó là bộ não không chia thành những vùng với chức năng có sẵn khi chúng ta sinh ra.

Thay vào đó, bộ não sẽ tự học và tự phân chia nhiệm vụ cho từng khu vực trong quá trình chúng ta phát triển. Nếu như chúng ta phát triển một cách bình thường, bộ não sẽ phân chia nhiệm vụ cho toàn bộ các khu vực theo một cách đồng đều.

Nhưng trong trường hợp của người đàn ông chỉ có 10% bộ não, quá trình phát triển khác biệt khiến cho phần não còn lại tự học để có thể đảm nhiệm tất cả những nhiệm vụ này. Giả thuyết của ông Cleeremans có thể giải thích được lý do vì sao với 10% bộ não, một người vẫn có thể hoạt động và có ý thức như bình thường.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng nếu như bộ não có thời gian học tập để có thể phân chia lại nhiệm vụ. Nếu trong trường hợp khác, một người đã trưởng thành bị tổn hại 90% bộ não. Khi đó, bộ não đã phân bố nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng khu vực, nếu các khu vực đó bị tổn hại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động và nhận thức của người đó.

Giả thuyết này cũng mở ra một cánh cửa mới đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu những bí ẩn của bộ não. Có nghĩa là bộ não của con người mặc dù hoạt động hết 100%, nhưng vẫn có thể tiếp tục tăng lên nếu như được huấn luyện.

Những bí ẩn này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

https://vi.sott.net/article/962-Phat-hien-nguoi-dan-ong-song-binh-thuong-ma-hau-nhu-khong-co-nao

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Tầng ozon của Trái đất bắt đầu phục hồi






Núi lửa Kalbuco
Photo: Jason Quinn



Kichbu theo lenta.ru

Các nhà sinh thái đã phát hiện ra rằng lỗ thủng ozon ở Nam Cực trong thời gian từ năm 2000, khi nó đạt đến kích thước tối đa (trong thời gian quan sát), đã thu hẹp. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science, EurekAlert thông tin tóm tắt về nó!

Diện tích lỗ thủng ozon đã giảm bốn triệu km2. Mặc dù vậy, trong năm 2015, các nhà khoa học đã quan sát thấy lỗ thủng ozon lớn tối đa ở Nam Cực. Theo các nhà khoa học, điều này sẽ không xảy ra nếu núi lửa Calbuco ở Chile không phun trào.

Việc thải vào khí quyển một số lượng lớn các hạt nhỏ đã làm gia tăng số về số lượng và kích thước của đám mây cực, mà clo nhân tạo tương tác với chúng. Các nhà khoa học đã đi đến những kết luận này sau khi khái quát dữ liệu của các quan sát được tiến hành trong 15 năm quavới sự hỗ trợ của các vệ tinh và bóng thám không.

Các nhà khoa học khẳng định rằng đây bằng chứng phục hồi dần dần của lượng ozone trong tầng bình lưu. Các nhà môi trường xem việc tuân theo Nghị định thư Montreal, ký kết vào năm 1987 và nhằm giảm lượng khí thải của chlorofluorocarbons thấp nhất là nguyên nhân của điều này.

Tầng ôzôn ở các vĩ độ cực nằm ở độ cao 10-15 km so với bề mặt của hành tinh. Nó có đặc trưng bởi sự tập trung cao của ozon được tạo ra bởi bức xạ tia cực tím từ oxy phân tử. Lớp ozon bảo vệ các sinh vật trên Trái đất tránh tác động của tia cực tím mạnh.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Tồn tại những nền văn minh tiên tiến bên ngoài Trái Đất



Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Minh Phát




Ảnh một vành đai sáng rực (nơi các ngôi sao đang hình thành) đang bao quanh trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 1097. (Nguồn: NASA)

Hai nhà thiên văn học Adam Frank và Woodruff Sullivan, thuộc trường Đại học Rochester và Đại học Washington, đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên số báo ra tháng Năm của tạp chí Sinh vật học Vũ trụ (Astrobiology), khảo sát điều mà họ gọi là “nghi vấn về khảo cổ vũ trụ”: “Trong lịch sử tiến hóa vũ trụ, sự sản sinh ra các chủng loài có văn minh công nghệ (bất kể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn) tuân theo một chu kỳ như thế nào?”

Trong chuyên mục ý kiến phản hồi của tờ New York Times, phát hành ngày 10 tháng Sáu, Adam Frank đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau : “Mặc dù chúng tôi không biết liệu có nền văn minh ngoài Trái đất nào hiện đang tồn tại hay không, nhưng chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn đã từng tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ”.


Chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ.
Adam Frank, nhà thiên văn học thuộc Đại học Rochester

Hai nhà thiên văn học đã đi đến kết luận trên nhờ xử lý lại phương trình Drake nổi tiếng theo một góc nhìn khác và đồng thời bổ sung thêm các thông tin mới nhất. Phương trình này ban đầu được nhà thiên văn Frank Drake xây dựng vào năm 1961 để tính toán khả năng liên hệ được với sự sống ngoài Trái đất.


Drake theo học ngành thiên văn vô tuyến tại Đại học Harvard và giữ nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực này, gồm cả công việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ông đưa vào phương trình của mình nhiều thừa số khác nhau, như tốc độ hình thành các vì sao phù hợp với sự hình thành các sinh vật có trí tuệ và số lượng hành tinh có môi trường thích hợp cho sự sống trong mỗi một hệ hành tinh.

Phương trình Drake:

N = Số các nền văn minh trong hệ Ngân Hà mà có thể phát ra các sóng điện từ phát hiện được.

R* = Tốc độ hình thành các vì sao có môi trường phù hợp cho sự hình thành các sinh vật có trí tuệ.

fp = Phần trăm những vì sao có các hệ thống hành tinh xoay quanh.

ne= Số các hành tinh có môi trường phù hợp cho sự sống trong mỗi hệ hành tinh.

fl = Phần trăm các hành tinh trong ne mà sự sống có thể thực sự xuất hiện ở đó.

fi = Phần trăm các hành tinh trong fl có sự sống mà ở đó các sinh vật có trí tuệ có thể xuất hiện.

fc= Phần trăm các nền văn minh có thể sở hữu công nghệ phát ra các tín hiệu (có thể dò tìm) vào trong không gian.

L = Khoảng thời gian mà những hành tinh như vậy có thể phát vào trong không gian các tín hiệu có thể dò tìm.

Những cải tiến trong công nghệ quan sát thiên văn đã đẩy vọt kiến thức của chúng ta về các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Vào tháng 4 năm nay, nhóm làm việc trên tàu không gian Kepler thông báo đã phát hiện thấy 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Frank viết trên New York Times rằng: “Đến nay, ba trong bảy thừa số của phương trình Drake đã được tìm ra, đó là R*, fp (khoảng 100%), ne (20-25%). Điều này cho phép chúng ta lần đầu tiên có thể nói điều gì đó rõ ràng về những nền văn minh ngoài trái đất”.

Thay vì xét tới xác suất có một nền văn minh đang hiện hữu ngoài Trái đất, Frank và Sullivan đã dựa trên xác suất chúng từng xuất hiện trong quá khứ, qua đó bỏ qua được những ràng buộc về nhân tố thời gian trong các thừa số của phương trình Drake.

“Việc đó giúp chúng tôi giảm số thừa số chưa xác định trong phương trình Drake xuống còn 3, mà chúng tôi kết hợp lại thành xác suất “công nghệ sinh học” gồm: khả năng tạo ra sự sống, sinh vật thông minh, và năng lực công nghệ”, Frank viết. Ông kết luận: “Xác suất chúng ta không phải là nền văn minh công nghệ đầu tiên là rất cao. Đặc biệt, chỉ trừ khi xác suất mà một nền văn minh (trên các hành tinh thuộc vùng có thể sinh sống) có sự tiến hóa là dưới một phần 10 nghìn tỷ tỷ, chúng ta mới là nền văn minh đầu tiên”.

Năm 2013, hai nhà toán học của Đại học Edinburgh là Arwen Nicholson và Duncan Forgana đã đưa ra một tuyên bố tương tự về khả năng các nền văn hóa ngoài hành tinh đã và đang gửi các tàu thăm dò Trái đất.

Hai ông quan tâm đến những yếu tố như việc các tàu do thám có thể di chuyển bằng cách tận dụng năng lượng từ chuyển động của các vì sao và công nghệ tự tái tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến các giai đoạn thám hiểm.

Trong phần tóm tắt nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh vật học Quốc tế, họ trình bày rằng: “Chúng tôi kết luận rằng một hạm đội tàu có khả năng tự tái tạo thực sự có thể thám hiểm hệ Ngân Hà trong một khoảng thời gian đủ ngắn để đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”.

Nghịch lý Fermi được đặt tên theo tên nhà vật lý Enrico Fermi và nó nói đến xác xuất lớn có tồn tại các nền văn minh ngoài Trái đất, mặc dù thiếu hụt bằng chứng về sự tồn tại của chúng. Do đó khi Nicholson và Forgana nói những tính toán của họ “đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”, có nghĩa là họ chứng thực được khả năng rất cao có tồn tại nền văn minh ngoài Trái đất.

Họ lấy cảm hứng từ cuộc du hành của tàu thăm dò Voyager 1 thuộc NASA, vốn được đặc định sẵn là sẽ gặp ngôi sao tên AC+79 3888 vào 40 nghìn năm tới. Họ tự hỏi liệu một nền văn minh ngoài Trái đất có gửi đến chúng ta một tàu thăm dò bằng phương pháp tương tự của NASA từ 40 nghìn năm trước, và đã được đặc định đến chỗ chúng ta trong một ngày nào đó của thời điểm hiện tại không.

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Chó là loài "kỳ cục" nhất và đây là lý do






Đối với các nhà khoa học, chó chính là loài kỳ dị nhất thế giới. Lý do là gì?




Chó là một trong những loài vật phổ biến và đa dạng nhất trên hành tinh này. Những chú chó đầu tiên đã được con người thuần phục từ giai đoạn 30.000 - 100.000 năm trước.

Qua thời gian, nhiều giống chó khác nhau đã ra đời, từ loài nhỏ gọn như Chihuahua có thể dễ dàng cho vào túi xách, hay những chú chó Alaska khổng lồ đứng chơi chơi cũng ngang vai một người trưởng thành.





Nhưng bạn biết không - loài vật được xem là người bạn trung thành nhất của loài người thực chất lại là một loài vô cùng quái dị - ít nhất là theo khoa học. Và lý do chính là vì... con người.






Đầu tiên cần biết rằng hầu như tất cả các loài chó trên Trái đất đều rất giống nhau về mặt di truyền.






Bạn còn nhớ trường hợp của hổ và sư tử đúng không? Con của chúng sinh ra dù to khỏe nhưng không có khả năng sinh sản.

Còn chó thì bất kể giống nòi, chó đều có thể giao phối và tạo ra các thế hệ tiếp theo. Đặc biệt là ở chỗ con của chúng đều khỏe mạnh và có khả năng sinh sản rất bình thường.






Nguyên nhân là vì tất cả chó trên đời đều có ADN gần như là tương đồng - ngay cả khi ngoại hình của chúng trông khác hẳn nhau như hai con trong hình trên.

Nhưng vì sao với bộ gene tương đồng, chó vẫn có ngoại hình khác nhau? Đó là vì chỉ có một số gene của chó quy định ngoại hình và kích thước mà thôi.





Năm 2007, giới khoa học đã tìm ra một gene quy định sự tăng trưởng trong răng nanh của chó - IFG1.

Cách biểu hiện của gene này chính là nguyên nhân khiến cho một số loài chó như Chihuahua chỉ nhỏ bằng một cái nắm tay, nhưng ngao Tây Tạng thì trông như một quái vật khổng lồ.





Dựa trên các đặc điểm của từng loài, con người đã lai tạo thành công các giống khuyển phục vụ cho từng mục đích riêng. Và đây chính là nguyên nhân khiến chó trở nên rất... kỳ cục.

Ví dụ như loài chó Greyhound - nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và trang nhã - được lai tạo chỉ để giúp con người đi săn.




Đặc tính nhanh nhẹn đã đưa Greyhound làm bá chủ trường đua chó của con người ngày nay

Hoặc loài chó săn Basset - nổi bật với chiếc mũi hoạt động cực kỳ chính xác. Chúng được con người sử dụng để đánh hơi con mồi và sủa báo động.






Chú chó Sa bì (Shar-Pei) dưới đây là một minh chứng rõ rệt về việc con người đã "táy máy" can thiệp vào tính di truyền của loài chó như thế nào. Loài chó này có một làn da chảy xệ, nhăn nheo, cùng cái lưỡi màu xanh đen không đụng hàng.



Chú chó Sa bì (Shar-Pei).

Một số loài như Weimaraner của Đức lại có một lớp lông ngắn và rất mượt, nhằm phù hợp để... săn vịt. Lớp lông khô rất nhanh cho phép chúng di chuyển trên các vùng nước nông một cách dễ dàng.





Trong khi đó, chó Newfoundland tại Canada lại có một bộ lông dày, nhiều lớp và đặc biệt là chống thấm nước, cho phép chúng bơi qua các vùng biển lạnh giá quanh năm tại Canada.



Chó Newfoundland tại Canada.

Nhưng cách lai tạo của con người không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Hãy nhìn loài Bulldog dưới đây: qua thời gian, mũi của chúng ngắn đi một cách thảm hại. Điều này vô tình tạo nên áp lực khiến chúng bị nghẹt thở thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.




Qua thời gian, mũi của chú chó Bulldog ngắn đi một cách thảm hại

Và con người vẫn chưa dừng lại. Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục lai tạo các loài chó để tạo ra giống chó mới, như Goldendoodle - lai giữa chó Golden retriever và Poodle...





... Hay labradoodle - lai giữa labrador retriever (còn gọi là chó Lab) và Poodle.





Và điều này cũng đồng nghĩa rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều loài chó mới xuất hiện, biến chó trở thành loài vật đa dạng đến mức kỳ lạ trên thế giới.

Nguồn: Business Insider

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Ô nhiễm ánh sáng: Vấn nạn đang ảnh hưởng sức khỏe của 1/3 nhân loại




Ryankog


 

Mức độ ô nhiễm ánh sáng trên toàn thế giới đang trở nên đáng báo động, ở một số thành phố lớn, khái niệm màn đêm đã biến mất.

Ô nhiễm là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với thế giới. Chúng ta thường biết đến những loại như ô nhiễm không khí, nước, hay tiếng ồn, tuy nhiên, có một loại ô nhiễm mà ít người để ý đến, dù cho nó đang ngày càng tăng mạnh, đó chính là ô nhiễm ánh sáng.

Singapore, một trong những nơi được cho là sạch nhất thế giới, cũng là một trong những nơi bị ô nhiễm ánh sáng nặng nề nhất. Mức độ ô nhiễm ở đảo quốc sư tử này nặng đến mức mà mắt của những người sinh sống tại đây không bao giờ có thể thích ứng với bóng tối khi nhìn lên bầu trời đêm được.

Không chỉ ở Singapore, mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng vậy. Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Science Advances gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ đo lường mức độ ánh sáng nhân tạo trên toàn thế giới so với bầu trời ban đêm. Bản đồ này đã cho thấy rằng 1/3 nhân loại đang sống dưới bầu trời nơi họ không thể thấy được dải Ngân Hà.

Trong bản đồ phía dưới, những điểm màu trắng chính là nơi mà mắt con người không bao giờ thích nghi được với bóng tối. Những điểm màu đỏ cho thấy nơi con người không thấy được dải Ngân Hà. Trừ nơi có màu đen ra thì tất cả các màu khác đều cho thấy một mức độ ô nhiễm nhất định.



Ô nhiễm ánh sáng ở Châu ÁĐây là bản đồ thế giới:

 

Dưới đây là biểu đồ cho thấy những đất nước bị ô nhiễm ánh sáng nặng nhất. Như trên, màu trắng là cho thấy nơi mà bầu trời không bao giờ đủ tối để khiến mắt người làm quen với bóng đêm.

 

Ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc cản trở nghiên cứu thiên văn, nó còn ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học, thay đổi hành vi của các loài chim, bò sát và thậm chí là cả con người. Một tuyên bố gần đâu của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã cảnh báo về sự nguy hiểm của ánh sáng đèn LED, thứ đang được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế đèn đường cũ, do nó có khả năng tiết kiệm điện cao. Lượng ánh sáng xanh tỏa ra từ đèn LED gây ảnh hưởng đến con người nhiều hơn là ánh sáng vàng từ những bóng đèn truyền thống.

Ở nơi ô nhiễm ánh sáng nặng như Singapore, người dân tại đây khuyên rằng nếu muốn thấy một chút sao trên trời thì bạn phải đi đến những vùng hẻo lánh, hoặc nhìn lên bầu trời đủ lâu để mắt làm quen với bóng đêm, rồi sau đó dùng một biểu đồ thiên văn để chắc chắn là mình đang nhìn đúng nơi.

Người dân Singapore không đơn độc dưới bầu trời không sao. Theo nghiên cứu trên thì 99% dân số Mỹ và Châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng, và 80% người dân Bắc Mỹ cũng không thấy được dải Ngân Hà. Ở Châu Á thì có phần ít ơn nhưng những thành phố lớn vẫn ô nhiễm nặng. Những quốc gia ít bị ô nhiễm ánh sáng nhất là Chad, Cộng hòa Trung Phi và Madagascar, 75% dân số các nước này có thể thấy bầu trời đêm đầy sao.

Những nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng các kết quả của mình sẽ hỗ trợ những cá nhân, tổ chức khác quan tâm về vấn đề ô nhiễm ánh sáng để cùng nhau đưa ra giải pháp, vì việc các thành phố ngày càng sáng hơn đã là chuyện không thể tránh khỏi.

Nhận xét: Ô nhiễm ánh sáng là vấn đề nghiêm trọng vì cơ thể con người chỉ có thể có giấc ngủ sâu trong bóng tối hoàn toàn. Thiếu ngủ, hay thiếu giấc ngủ sâu, sẽ có tác hại lớn đến sức khỏe nếu kéo dài. May mắn là bạn có thể tự khắc phục điều này bằng cách che tối hoàn toàn phòng ngủ và không để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Sự yên lặng quan trọng cho bộ não hơn là bạn tưởng




Carolyn Gregoire


 

Trong một thế giới ồn ào và gây sao lãng, tìm thấy những khoảng lặng có thể đem lại ích lợi cho cơ thể và não bộ của bạn.

Chúng ta sống trong một thế giới ồn ào và gây sao lãng, nơi mà sự im lặng ngày càng khó tìm thấy — và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta.

Trên thực tế, một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2011 gọi ô nhiễm tiếng ồn là một "dịch bệnh thời hiện đại", kết luận rằng "Bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tiếp xúc với tiếng ồn môi trường có những ảnh hưởng có hại lên sức khoẻ của người dân."

Chúng ta liên tục lấp đầy lỗ tai của mình bằng âm nhạc, TV và những tin tức trên radio, các file dạng âm thanh và tất nhiên, vô số âm thanh không ngớt chúng ta tạo ra trong đầu mình. Hãy nghĩ về nó: Mỗi ngày bạn dành ra bao nhiêu khoảnh khắc hoàn toàn im lặng? Câu trả lời có lẽ là rất ít.

Khi môi trường bên trong và bên ngoài của chúng ta ngày càng ồn ào hơn thì có nhiều người đang bắt đầu tìm kiếm sự im lặng, cho dù thông qua thực hành ngồi im lặng trong 10 phút mỗi buổi sáng hay hướng đến một sự ẩn dật yên lặng trong 10 ngày.

Muốn có cảm hứng để đi tìm chút bình yên và tĩnh lặng? Sau đây là bốn cách khoa học ủng hộ rằng im lặng tốt cho bộ não của bạn - và dành thời gian cho nó có thể làm bạn thấy bớt căng thẳng, tập trung hơn và sáng tạo hơn ra sao.

1. Sự im lặng giải toả stress và căng thẳng

Florence Nightingale, một y tá và nhà hoạt động xã hội người Anh vào thế kỷ 19, từng viết rằng "Tiếng ồn không cần thiết là sự thiếu chăm sóc sức khỏe tàn nhẫn nhất có thể gây ra bệnh tật." Nightgale cho rằng những âm thanh thừa thãi, vô ích có thể gây ra lo lắng, mất ngủ và hoảng sợ ở những bệnh nhân đang hồi phục.

Hoá ra ô nhiễm tiếng ồn từng được phát hiện thấy là dẫn đến huyết áp cao và những cơn đau tim, cũng như làm suy yếu thính giác và sức khoẻ nói chung. Những âm thanh ồn ào làm tăng mức độ stress do kích hoạt hạch hạnh nhân của não bộ và làm phóng thích hóc mon stress cortisol, theo nghiên cứu.

Một bài báo chưa được xuất bản năm 2014 bởi nhà tâm lý học môi trường, tiến sỹ Craig Zimring cho rằng những mức độ ồn ào cao trong khu vực phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và làm gián đoạn giấc ngủ của bệnh nhân.

Trong khi quá ồn ào có thể gây ra stress và căng thẳng, thì nghiên cứu phát hiện thấy sự im lặng có một tác động ngược lại, giải toả căng thẳng trong cơ thể và não bộ.

Một nghiên cứu năm 2006 được đăng trên tạp chí Heart phát hiện thấy hai phút im lặng đem lại sự thư giãn nhiều hơn là nghe nhạc "thư giãn", dựa trên những thay đổi về huyết áp và tuần hoàn máu trong não bộ.

2. Sự im lặng giúp bổ sung nguồn lực tinh thần

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, các giác quan đang phải hấp thụ rất nhiều kích thích từ mọi phía. Khi chúng ta có thể thoát khỏi những âm thanh gây mất tập trung, trung tâm chú ý của não bộ mới có cơ hội để khôi phục lại.

Những yêu cầu phải tập trung không ngừng trong cuộc sống hiện đại tạo ra một gánh nặng lớn lên vỏ não trước trán, vốn là nơi đảm nhiệm những suy nghi tập trung cao độ, quyết định và giải quyết vấn đề.

Kết quả là, các nguồn lực dành cho việc tập trung của chúng ta trở nên cạn kiệt. Chúng ta sẽ bị phân tâm và tinh thần mệt mỏi, và có thể phải vất vả để tập trung, giải quyết vấn đề và đưa ra các ý tưởng mới.

Nhưng theo lý thuyết phục hồi sự chú ý, bộ não có thể khôi phục lại những nguồn lực nhận thức có hạn của nó khi chúng ta sống trong những môi trường có ít tác động lên các giác quan hơn. Trong sự im lặng — ví dụ, sự tĩnh lặng bạn tìm được khi đi bộ một mình trong thiên nhiên — bộ não có thể giảm mức độ bảo vệ các giác quan của nó xuống.

3. Trong im lặng, chúng ta có thể chạm vào mạng chế độ mặc định của bộ não.

Mạng chế độ mặc định của bộ não được kích hoạt khi chúng ta dấn mình vào cái mà các nhà khoa học gọi là "nhận thức tự tạo", ví dụ như mơ mộng, thiền, tưởng tượng về tương lai hoặc chỉ cần để cho tâm trí chúng ta suy nghĩ lan man.

Khi bộ não nhàn rỗi và ngắt khỏi kích thích bên ngoài, chúng ta có thể chạm vào dòng suy nghĩ, cảm xúc, ký ức và ý tưởng bên trong của chúng ta. Tham gia vào mạng này giúp chúng ta chiêm nghiệm ra nhiều điều từ kinh nghiệm của mình, thấu cảm với người khác, sáng tạo hơn và suy ngẫm về trạng thái cảm xúc và tinh thần của mình.

Để làm điều này, cần thoát khỏi sự sao lãng khiến chúng ta nấn ná trên bề mặt nông cạn của tâm trí. Sự im lặng là một cách để đạt đến đó.

Hoạt động chế độ mặc định giúp chúng ta suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo. Herman Melville từng viết rằng, "Tất cả những điều sâu sắc và cảm xúc được dẫn dắt và có sự tham dự của tĩnh lặng trong đó."

4. Sự yên tĩnh có thể tái tạo những tế bào não.

Sự im lặng theo nghĩa đen có thể làm bộ não phát triển.

Một nghiên cứu trên loài chuột năm 2013, được đăng trên tạp chí Brain, Structure, and Function, bao gồm việc so sánh những tác động của nhiễu môi trường, tạp âm trắng, tiếng kêu của chó con và sự im lặng lên bộ não của loài gặm nhấm. Mặc dù các nhà nghiên cứu chỉ định sử dụng sự im lặng như một cách làm dịu lại giữa các đợt thử nghiệm trong nghiên cứu, họ phát hiện thấy hai giờ im lặng mỗi ngày dẫn đến sự phát triển của những tế bào mới trong hồi hải mã, một vùng não quan trọng gắn liền với việc học tập, trí nhớ và cảm xúc.

Trong khi đó, những phát hiện sơ bộ cũng cho thấy sự yên tĩnh có thể được kết hợp để điều trị cho các bệnh như trầm cảm và Alzheimer, những bệnh có liên quan tới giảm tỷ lệ tái sinh tế bào thần kinh trong vùng Đồi Hải mã.

Dịch bởi Rubi / Tâm Lý Học Tội Phạm

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Trái đất nóng dần nhưng ngày càng xanh hơn



(Theo LiveScience.com)


Mặc dầu hãy còn nhiều tranh luận, nhưng hầu hết giới khoa học bây giờ đều đồng ý rằng khí hậu địa cầu đang ấm lên và sẽ gây nhiều hậu quả tai hại khó lường cho sinh hoạt của nhân loại trong tương lai. Những quan điểm phản bác sự kiện này hầu hết có nguồn gốc từ chính trị hay quyền lợi kinh tế và dần dần tỏ ra bị kém thế.





MẶT ĐỊA CẦU CHỈ CÒN LẠI ÍT NƠI HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CÂY CỎ (KHOẢNG TRẮNG), NHƯ SA MẠC SAHARA, GOBI, Á RẬP, HAY VÙNG BĂNG TUYẾT. (HÌNH: BOSTON UNIVERSITY/R. MYNENI/VIA AP)


Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, cùng với tình trạng nhiệt độ tăng lên, trái đất ngày càng xanh hơn. Nhiều vùng xưa kia băng giá bao phủ, đất trơ trụi hay chỉ là hoang mạc bây giờ cây xanh mọc lên. Trong hơn ¼ thế kỷ, từ 1982 đến 2009, cây cỏ che phủ một diện tích ngang với nội địa nước Mỹ.

Cây xanh là tốt với đời sống con người, tuy nhiên hiện tượng ấy đi cùng với những nguy cơ khác, và mọi sự không phải mãi mãi chuyển biến theo chiều hướng hiền hòa như thế. Vì vậy chưa thể biết hậu quả về lâu về dài sẽ như thế nào.

Tình trạng địa cầu ấm dần là do một hiệu ứng tương tự như ở các nhà kiếng để trồng cây. Các loại khí thải công nghệ, nhiều nhất là khí carbonic (CO2) tập trung trong bầu khí quyển tạo nên một lớp gọi là ‘khí nhà kiếng’ ngăn cản bức xạ nhiệt từ mặt đất thoát ra ngoài không gian.

Phản ứng quang hợp, hấp thụ khí carbonic và phối hợp với ánh sáng mặt trời, làm cây cối tạo ra nhựa để sống. Sự gia tăng khí carbonic giúp cho cây cối phát triển mạnh hơn. Chừng 32% diện tích mặt đất có cây cối bao phủ. Ngày nay, mỗi năm, những hoạt động của con người – bao gồm chạy xe, tàu, máy bay và năng lượng tiêu thụ ở các nhà máy – phát ra khoảng 10 tỷ tấn khí carbonic và phân nửa số này được giữ lại trong cây cối.

Zichun Zhu, nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Bắc Kinh, nói rằng “sự xanh tươi của cây cỏ có thể làm thay đổi hoàn toàn chu trình chuyển hóa của nước và carbon trong hệ thống khí hậu.”

Đồng tác giả của bản nghiên cứu được đăng trên tạp chí Live Science số phát hành tháng Năm, giáo sư Shilong Piao, phân khoa Khoa Học Đô Thị và Môi Trường, Đại học Bắc Kinh, giải thích: “Nghiên cứu của chúng tôi không đề cập về hiện tượng xanh tốt và lượng carbon tích tụ trong thảo mộc, nhưng các nghiên cứu khác đã cho biết có sự gia tăng carbon trong đất kể từ thập niên 1980 phù hợp với hiện tượng mặt đất xanh tốt hơn.”

Tuy nhiên, chưa rõ mặt đất xanh cây cỏ như các dữ kiện thu được bằng vệ tinh trong những năm gần đây có thể được giải thích bằng sự tập trung khí carbonic trên tầng cao của bầu khí quyển hay không (lượng khí thải tập trung lớn nhất của địa cầu từ 500,000 năm nay). Thêm nữa, mưa, nắng, nitrogen trong đất và việc sử dụng đất đai cũng tác động đến sự phát triển cây cỏ.

Phối hợp tất cả dữ kiện do vệ tinh cung cấp và những mẫu lập ra bằng toán học cũng như mô phỏng của máy điện toán, toán nghiên cứu của Đại Học Bắc Kinh kết luận rằng 70% sự xanh tốt của cây cỏ là do từ khí carbonic tập trung trong bầu khí quyển.

Một đồng tác giả khác, Ranga Myneni, khoa học gia đất và môi trường ở Boston University, nói rằng “tác động quan trọng thứ nhì là nitrogen, ảnh hưởng khoảng 9%. Như vậy có thể thấy rõ vai trò của khí carbonic như thế nào.”

Dù cho cây xanh là đáng mừng, quá nhiều khí thải carbonic vẫn đem đến một loạt hậu quả đáng ngại, bao gồm địa cầu ấm dần, băng tan, nước biển dâng cao và những hiện tượng nguy hiểm trong thời tiết.

Philippe Ciais, phó giám đốc Phòng Thí Nghiệm Khoa Học Khí Hậu và Môi Trường ở Gif-sur-Yvette, Pháp, giải thích thêm: “Những nghiên cứu đã cho thấy cây cối có thể thích nghi, hay điều chỉnh, với tình trạng tập trung khí carbonic và đất kém màu mỡ theo từng thời gian.” (HC)

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Vụ cá chết: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài



Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước... có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .
Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.
Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.
Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.
Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng.
Trường hợp 1: Nhiểm độc kim loại nặng (KLN)
Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như KLN và kể cả chất phóng xạ.
Theo thiết kế của khu công nghiệp, cổng xả thải được đặt ở vị trí 1,5 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển.
Tuy nhiên, đối với các KLN như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá).
KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy.
Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt.
Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa KLN chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.
Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”

So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite

Nước thải từ Formosa
Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.
Ta có thể thấy nước thải của Formosa có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.
Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43-

(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.
Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước.
Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá. 0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L).
Trường hợp 2: Nhiễm độc bởi cyanide
Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.
Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước. Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.
Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.
Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc. Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L.
Tuy không độc bằng KLN nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.
Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng. Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp
(Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)
Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng
Khi cống thải được đặt ở 1,5 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể dài vài chục đến cả trăm mét.
Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển.

Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc
Theo lí thuyết, những chất này nếu là KLN thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng.
Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài.
Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm KLN từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.
Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc KLN:

Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.
Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo.
Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào.
Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.
Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể.
Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ.
Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể.
Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm.
Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác KLN ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc.
Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối.
Nếu là NaCN thì sao?
Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như KLN, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu.
Người bị nhiễm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây.
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng. Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng. Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc.
Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là KLN thì hệ quả lớn hơn nhiều.
Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy.
Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải KLN hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.
Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%.
Ngay cả lí do lần này không liên quan đến KLN thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu những chất độc này đã gây ngộ độc cho một số người ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh), thì có thể thấy rõ tác hại của nó.
Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc).
Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang.
Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất.
Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất.
Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được.
Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân.
Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó.
Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố”.
Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.
Có ba nguyên nhân cá biển chết hàng loạt:
1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam),
2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh);
3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển. Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.
Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.
Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo”.
Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam. Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?
Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.
Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Kết luận
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là thảm họa khôn lường và lâu dài.
Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.
Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức.
Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc thủ phạm bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế.
Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi.
Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.
Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi.
Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.
ThS Trần Thị Thanh Thoả - Thiều Mai Lâm - GS.TS Trương Nguyện Thành
Nguồn dẫn: Tạp chí Khoa học Việt Nam (Vietnam Journal of Science)
__________________
* ThS. Trần Thị Thanh Thoả (Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản)
Thiều Mai Lâm (Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ)
GS.TS. Trương Nguyện Thành (Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ)
Theo: Cafebiz/Trí Thức Trẻ/Soha News

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Bốn Dạng Người Của Thế Gian -






Các nhà tâm lý học, xã hội học cũng như các nhà khoa học, kinh tế gia, chính trị gia và giới lãnh đạo cầm quyền... luôn tìm hiểu, nghiên cứu về con người để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Mặc dù họ vẫn còn tranh cãi và chưa đi đến một sự đồng thuận hoàn toàn nhưng họ đã bước đầu đồng ý với nhau về căn bản trong cách phân chia nhân loại nói chung ra làm bốn loại người chính sau đây:

1. Nhóm người điềm tĩnh, hiền lành, không ồn ào, to tiếng, không chửi bới cãi vả, không tranh chấp và có tâm địa tốt và luôn làm chuyện tốt, có ích cho nhân quần xã hội, không làm tổn thương ai và luôn giúp đỡ mọi người . Vừa tốt bề ngoài vừa tốt bên trong. Dạng người này rất ít, chỉ chiếm chưa tới 1% dân số .



2. Nhóm người nóng nảy, ồn ào, trực tính, sẵn sàng nói thẳng ra những lời khó nghe có thể làm tổn thương người khác, thích cãi vả tranh chấp, không chịu thua ai, không chịu nhường nhịn ai cả ... nhưng tâm địa lại tốt, không hiểm độc, không hại người, và có ý giúp người, thương người. Bề ngoài có vẻ hung hăn nhưng bên trong là tốt. Dạng người này có nhiều chiếm khoảng 33% dân số.


3. Nhóm người ít nói, kín đáo, thâm trầm, không ồn ào, không thích nói thẳng, nói thật ý mình ra, không thích cải vả, tranh cãi nhưng lại rất hiểm độc, ưa trả thù, ghi nhớ những chuyện người khác làm xấu cho mình rất lâu và tìm cách trả thù tàn bạo, ném đá giấu tay, xúi giục người khác gây rối gây hại . Đặc điểm của dạng người này nguỵ quân tử, Nhạc Bất Quần, giả nhân giả nghĩa. Có vẻ tốt bề ngoài nhưng bên trong vô cùng hiểm độc, độc ác. Dạng người này cũng chiếm 33% dân số .


4. Nhóm người nóng nảy, ồn ào, trực tính, sẵn sàng nói thẳng những điều nghĩ trong đầu mà không cần biết đúng hay sai và hậu quả như thế nào, thích cãi vả, tranh chấp và cũng không chịu thua ai, không bao giờ nhường nhịn ai nhưng đồng thời cũng hiểm độc, mưu mô ác độc, ném đá giấu tay, xúi giục người khác, Nhạc Bất Quần, nguỵ quân tử, nói một đằng làm một nẻo. Bề ngoài cũng xấu mà bên trong cũng xấu. Dạng người này chiếm 33% dân số .

Trần Minh Hiền Orlando

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Những nghiên cứu về cuộc sống sau khi chết


Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Phương Trân




(BestDesigns/iStock)

Có lẽ khoa học sẽ không bao giờ có đủ khả năng để chứng minh một cách thật rõ ràng liệu có tồn tại thế giới bên kia hay không.

Nhưng ít ra khoa học có khả năng xác định được bao nhiêu người từng trải nghiệm về thế giới bên kia.


59% số bác sĩ tin rằng tồn tại một số hình thức của thế giới sau khi chết

Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người từng trải nghiệm về thế giới bên kia trước đó họ không phải là người tin vào thần linh hay tôn giáo. Mặc dù những kinh nghiệm này là chủ quan, nhưng có một vài yếu tố của những kinh nghiệm này cho thấy đây là những hiện tượng khách quan.

Quảng cáo
Giây phút lâm chung
Tiến sĩ Erlendur Haraldsson tại Trường đại học Iceland đã khảo sát 700 nhân viên y tế trong nước Mỹ và Ấn Độ về những gì họ nhìn thấy từ bệnh nhân trong giây phút sắp lâm chung.

Gần 500 bệnh nhân bị bệnh nan y đã kể lại những kinh nghiệm tương tự nhau về việc nhận được sự trợ giúp từ thế giới bên kia.


(Katarzyna Bialasiewicz/iStock)

Các cuộc điều tra ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã phát hiện ra có khoảng từ 10% đến 40% số người được hỏi tin rằng họ đã từng tiếp xúc với người đã khuất.
Kinh nghiệm cận tử

Mỗi năm, khoảng 200.000 người Mỹ kể lại việc trải qua kinh nghiệm cận tử (Near-death experiences: NDE). NDE thường bao gồm cảm giác hồn lìa khỏi xác, quan sát những nỗ lực cấp cứu từ góc nhìn ngoài cơ thể và nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác.


Theo báo cáo có khoảng 200.000 người Mỹ trải qua kinh nghiệm cận tử (NDEs) mỗi năm

Trong một cuộc khảo sát năm 2005 về các bác sĩ người Mỹ, người ta thấy rằng 59% số bác sĩ tin vào một hình thức tồn tại nào đó của thế giới sau khi chết. Đây là “tỷ lệ cao hơn nhiều so với số liệu khảo sát ở những người thuộc ngành nghề khoa học khác”, Dinesh D’Souza đã viết trong cuốn sách “Bằng chứng về sự sống sau khi chết”.
Những sự nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) ngụ ý linh hồn có thể tồn tại

Não bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer thường suy thoái đến mức hoạt động trí tuệ bình thường dường như là điều không thể, nếu như cho rằng tâm trí chỉ đơn giản là một chức năng của não và không có linh hồn.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của Alexander Batthyany, tiến sĩ làm việc tại Đại học Vienna, Áo, trí não của 10% trong số 227 bệnh nhân Alzheimer trở nên minh mẫn lạ thường trước khi chết.



10% trong số 227 bệnh nhân Alzheimer trở nên minh mẫn lạ thường trước khi chết.


(Arda Savaşcıoğulları/iStock)

Tiến sĩ Batthyany lưu ý rằng chỉ có một số lượng nhỏ các nhân viên y tế mà ông đã phỏng vấn về các bệnh nhân của họ đã phản hồi với khảo sát của ông, do đó nghiên cứu có một số sai sót và còn cần được tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Nhưng tuy nhiên ông vẫn tò mò với ẩn đố về hoạt động tinh thần của những bệnh nhân này có thể trở lại bằng cách nào.
Những trải nghiệm ngoài cơ thể

Trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE) là một dạng của NDE. Hiện tượng này cho thấy linh hồn hay tâm trí có thể tồn tại tách biệt với cơ thể.

Nelson Abreu, một kỹ sư, nhà nghiên cứu OBE, và cựu thực tập tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật Dị thường của Đại học Princeton, Mỹ, là một trong những tác giả của cuốn sách công bố hồi tháng 2 với tựa đề “Ý thức ngoài cơ thể: Những bằng chứng và suy ngẫm”.


(WGMBH/iStock)

Ông lưu ý trong cuốn sách rằng, nhiều khảo sát thống kê trong thế kỷ qua ở một số nước (trong đó có Hoa Kỳ, Australia và Brazil) trong bốn châu lục, đã tiết lộ rằng có hàng triệu người có trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE).

Một ước tính thận trọng dựa trên các cuộc điều tra ước tính khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới từng có trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE).
Sự luân hồi

Jim Tucker, tiến sĩ tại Đại học Virginia, Mỹ, có cơ sở dữ liệu của 2.500 trường hợp trẻ em nhớ lại nhiều kiếp trước.

Trong một số trường hợp, các em nhớ lại chi tiết về cuộc sống quá khứ, chúng được xác minh trùng khớp với cuộc sống và cái chết của một người thực sự.



Jim Tucker, tiến sĩ tại Đại học Virginia, Mỹ, có cơ sở dữ liệu của 2.500 trường hợp trẻ em nhớ lại nhiều kiếp trước.


(Katarzyna Bialasiewicz/iStock)

Một ví dụ về phân tích dữ liệu của Tucker là phát hiện trong tất cả các ca chết bất thường được trẻ nhớ lại từ tiền kiếp thì có khoảng 73% rơi vào nam giới.

Điều này phù hợp với số liệu thống kê của nước Mỹ là trong số những người chết bất thường trong chu kỳ 5 năm thì có 72% là nam giới.

Để tiếp tục khám phá những bí ẩn cổ xưa và các lĩnh vực mới của khoa học, hãy theo dõi @TaraMacIsaac trên Twitter, truy cập trang Epoch Times mục Beyond S
cience trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin Beyond Science! 

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Tác động vật chất của ý thức tập thể được đo đạc trong thí nghiệm lớn kéo dài 17 năm



Tác giả: Tara MacIsaac | Dịch giả: An Nhiên



(iLexx/iStock)

Năm 1998, các nhà khoa học bắt đầu thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu họ có thể sử dụng công cụ vật lý để phát hiện ra sự thay đổi trong ý thức toàn cầu qua các sự kiện gây cảm động trên quy mô lớn chẳng hạn như thiên tai hay không. Tháng 12 năm 2015, họ kết thúc giai đoạn thu thập dữ liệu từ 40 quốc gia trên toàn thế giới trong tổng cộng 500 sự kiện lớn.

Tiến hành thí nghiệm
Dữ liệu được thu thập từ các máy tạo sự kiện ngẫu nhiên (random event generator (REG)). Đây là các máy liên tục tạo ra các bit thông tin (0 và 1) ngẫu nhiên mỗi giây. Nó giống như lật đồng xu: có 50% cơ hội lật một mặt này hay mặt kia.

Trước đó, Các thí nghiệm của Đại học Princeton đã gợi ý rằng ý định của con người có thể ảnh hưởng tới các bit thông tin khiến nó sai lệch khỏi kỳ vọng. Nói đơn giản, nếu ai đó muốn xuất hiện bit 1, thì khả năng để xuất hiện bit 1 là cao hơn.

Tiến sỹ Roger Nelson điều phối thí nghiệm của Đại học Princeton trong hơn 20 năm. Ông tiếp tục chỉ đạo Dự án Ý thức Toàn cầu (không liên kết với Đại học Princeton), áp dụng cùng các nguyên tắc trên nhưng ở một quy mô rộng lớn hơn.


Dự án thiết lập các máy REG trên toàn thế giới để xem liệu chúng có lệch khỏi kỳ vọng trong những sự kiện quan trọng toàn cầu hay không. Nelson và các đồng nghiệp quyết định sau 500 sự kiện lớn thì giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu sẽ chấm dứt.

Sự kiện đầu tiên trong chuỗi 500 sự kiện lớn là vụ ném bom Đại sứ quán Mỹ tại Nairobi và Tanzania năm 1998. Sự kiện cuối cùng là một “sự kiện” phức tạp diễn ra vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. Hai sự kiện lớn đã xảy ra đồng thời: một hiệp định đã được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu toàn cầu tại Paris và cùng ngày đó, một trong những sự kiện thiền định lớn nhất toàn cầu đã diễn ra.

Trong khi các nhà nghiên cứu khảo sát “tác động” của các sự kiện đơn lẻ như hai sự kiện này thì chính dữ liệu thống kê từ nhiều năm và nhiều sự kiện mới là điều thật sự quan trọng.

Kết quả
Nelson viết trong một bài blog của Dự án Ý thức Toàn cầu (Global Consciousness Project – GCP) như sau: “Kết quả là sự xác nhận chắc chắn đối với giả thiết chung… rằng các sự kiện lớn trên thế giới khiến nhiều người quy tụ trong cùng một ý nghĩ và có tình cảm đồng bộ sẽ có liên hệ với những thay đổi trong biểu hiện của mạng lưới các nguồn phát sự kiện ngẫu nhiên của chúng tôi”.

Ông cũng giải thích trên trang web GCP như sau: “Có nhiều sự lặp lại các sự kiện hoặc loại sự kiện như Năm Mới, ngày nghỉ lễ tôn giáo, các cuộc thiền định tập thể được tổ chức ở quy mô khổng lồ, và cả các đợt tấn công khủng bố và thiên tai. Vì vậy, chúng tôi có nhiều sự trùng lặp, và thực ra chúng tôi thấy rằng tín hiệu mờ nhạt mà lẽ ra bị chìm mất và bị xem là nhiễu thống kê lại thật sự xuất hiện nổi bật trên nền nhiễu ấy và tạo ra kết quả thống kê rất thuyết phục”.

Năm ngoái, tại một hội nghị của Hiệp hội Khám phá Khoa học, ông báo cáo rằng tỷ lệ đạt được cấu trúc trong các con số là 1 phần hàng ngàn tỷ.


Tỷ lệ đạt được cấu trúc trong các con số là một phần hàng ngàn tỷ

GCP tiến vào giai đoạn tiếp theo trong năm nay, khảo sát sâu hơn nữa về các mối liên hệ được phát hiện trong dữ liệu REG.
Lý giải khác cho sự bất thường?

Trong một bài báo xuất bản năm 2010 nhan đề “Khám phá Ý thức Toàn cầu”, Nelson giải thích về cách xem xét của GCP đối với những lý giải khác cho phương sai lớn bất thường.

“Người ta có thể cho rằng kết quả này là do lỗi thí nghiệm như thiếu sự cách ly đầy đủ các [REG] đối với các trường điện từ xung quanh hoặc sự thiên sai vì lỗi phương pháp luận.

“Thiết kế của RCP giải quyết các sự tình này thông qua cách ly vật lý các máy tạo số ngẫu nhiên (Random Number Generator – RNG) khỏi các trường điện từ và bằng các toán tử logic trong phần mềm để triệt tiêu thiên sai đầu ra do ảnh hưởng của môi trường”.

Nhóm của Nelson chọn những sự kiện lớn, sau đó xem xét sự chênh lệch khỏi tỷ lệ 50:50 trong thời gian đó, chứ không nhìn vào những sự sai lệch hay tăng đột ngột trên REG rồi mới tìm kiếm một sự kiện toàn cầu phù hợp với nó.

Phương pháp sau (nhìn vào những sự sai lệch hay tăng đột ngột trên REG rồi tìm kiếm sự kiện phù hợp với nó) có thể dẫn tới sự lựa chọn thiên kiến – nhà nghiên cứu có thể tìm được một vài sự kiện toàn cầu vào một ngày nào đó để phù hợp với sự tăng đột ngột trên REG.

Ý thức ảnh hưởng thế nào tới máy móc?

Sự liên hệ giữa một máy REG và ý thức con người không hề rõ ràng. Nó là phần mà GCP hi vọng sẽ có điều tra thêm, nhưng Nelson quả quyết rằng: “Mối tương quan có liên hệ rõ ràng với ý thức theo cách nào đó và có khả năng liên hệ với cái mà chúng tôi xác định là “ý thức toàn cầu”.

Ông mới đưa ra suy đoán, nhưng hình dung rằng ý thức có thể là một trường có tính cố kết lớn hơn trong những sự kiện toàn cầu. Ông cho biết: ý thức có thể “là nơi diễn ra trường thông tin phi cục bộ tích cực”, lưu ý rằng đây không phải là một cơ cấu vật lý tiêu chuẩn được định nghĩa rõ ràng.

“Một trường như vậy vì một lý do chưa xác định có thể được dung nạp bởi những thiết bị REG”, ông nói, “từ đó cho thấy những quy luật [thống kê] mà đáng lẽ ra không thể có”.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Sự thật về thiên thần, ác quỷ và phản vật chất



Hạ Đan (Theo LiveScience)

Trong bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết "Thiên thần và Ác quỷ", một vụ nổ phản vật chất đe dọa sẽ san bằng tòa thánh Vaticăng, nhưng trong thế giới thật, các nhà vật lí không hề bận tâm bởi cốt truyện này.

Câu chuyện kể về người anh hùng Robert Langdon trong "Mật mã Da Vinci" cố gắng truy tìm để lấy lại một ống phản vật chất đã bị đánh cắp từ một cơ sở của CERN (Phòng thí nghiệm vật lý hạt châu Âu) tại Thụy Sỹ. Các nhà nghiên cứu tại CERN lần đầu tiên đã tìm ra cách để tạo ra và bẫy các hạt phản vật chất, đây chính là sự kiện đã mang lại cảm hứng cho tác giả Dan Brown viết nên tiểu thuyết "Thiên thần và ác quỷ".

Một nhà vật lý thuộc CERN đã không hề lấy làm buồn khi cơ quan này bị công khai thông tin qua những trang tiểu thuyết; trái lại, ông còn cảm thấy hài lòng.

"Tôi luôn nói rằng những gì Dan Brown làm cho Nhà thờ Thiên Chúa La Mã trong 'Mật mã Da Vinci' giờ đây ông lại đang làm cho tôi và nghiên cứu của tôi với 'Thiên thần và Ác quỷ'," Gerald Gabrielse, nhà vật lí thuộc Đại học Havard, trưởng một nhóm nghiên cứu tại CERN, phát biểu.

 

Phản vật chất là có thật, nhưng nó vẫn đại diện cho một sự hiện diện vô hình trong vũ trụ - những hạt nhỏ hơn nguyên tử và đối lập với vật chất bình thường. Khi một hạt và một phản hạt gặp nhau, chúng sẽ tự phá hủy lẫn nhau và tạo ra nguồn năng lượng lớn.

Sự thật kì lạ nhưng đầy hấp dẫn này đã khiến cho rất nhiều tác giả viết truyện khoa học viễn tưởng mơ tưởng về những động cơ phản vật chất phục vụ cho nền văn minh trong tương lai, như mô tả trong bộ phim khoa học giả tưởng 'Đường đến các vì sao' (Star Trek).

"Thiên thần và Ác quỷ" đã miêu tả ước mơ sử dụng nguồn năng lượng chưa từng có này cùng với thảm kịch xảy ra khi một lượng lớn phản vật chất tự phá hủy khi gặp vật chất. Trong câu chuyện giả tưởng này, chỉ cần gram phản vật chất sẽ có nguy cơ giải phóng ra 5,000 tấn TNT và phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính khoảng nửa dặm.

Nhưng trên thực tế, việc phản vật chất có thể sinh ra được nhiều năng lượng như vậy vẫn là điều các nhà vật lí học mơ ước.

"Nếu như bạn cho phá hủy cùng lúc tất cả các phản vật chất từng được tạo ra trong lịch sử trái đất, bạn thậm chí không có được năng lượng đủ để đun sôi nước pha một tách trà," Gabrielse nói với phóng viên LiveScience.

Phản vật chất tượng trưng cho một vật thể hiếm trong vũ trụ, bị thống trị bởi vật chất - tới nay đây là một thực tế mà các nhà khoa học vẫn đang cố tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Họ chỉ biết được rằng để tạo ra được phản vật chất đòi hỏi những nỗ lực to lớn, ví dụ như sử dụng máy gia tốc hạt như ở CERN để làm tăng tốc các hạt tới gần vận tốc của ánh sáng.

Trong tự nhiên, cũng có trường hợp hiếm hoi hạt phản vật chất sinh ra khi một tia vũ trụ va vào trái đất ở bên trên vùng khí quyển. Tất nhiên, trong nghiên cứu, việc tập hợp các hạt phản vật chất do con người tạo ra khả thi hơn nhiều so với tập hợp các hạt sinh ra tự nhiên.



Các nhà vật lí đã làm chậm và giữ được một phần nhỏ những hạt phản proton đã sản xuất. Họ sử dụng các bẫy phản vật chất, tương tự như những gì được mô tả trong "Thiên thần và Ác quỷ", với các từ trường giữ cho các hạt phản vật chất trong môi trường chân không, tránh xa vật chất.

"Bạn cần một thứ đại loại như một chiếc thùng không có thành bao quanh," Gabrielse lưu ý. Dự án trước đây (TRAP) của ông đã thành công trong việc tạo ra và giữ lại các hạt phản proton trong nhiều tháng.

Giờ đây các nhà vật lí đối mặt với một thử thách to lớn hơn là làm sao để giữ được các nguyên tử phản hydro trung lập. Dự án quốc tế gần đây (ATRAP) đã tạo được một bẫy phản hydro, và giờ đây đang tiếp tục với bẫy thứ 2.

"Hiện tại chúng tôi đang cố bẫy những nguyên tử phản hydro trung lập mà chúng tôi đã tạo ra, nhưng chưa ai chứng minh được mình đã thành công với việc này," Gabrielse nói.

Những nguyên tử phản hydro trung lập như vậy có thể kết thành khối theo lí thuyết, trong khi các hạt phản proton đã bị bẫy lại cố đẩy nhau ra xa. Liệu một khối phản vật chất có phá hủy và tạo ra năng lượng như một vũ khí hạt nhân hạng nhỏ mà không tự đẩy bản thân nó ra xa hay không - điều này vẫn là một câu hỏi mở.

Một phần trong "Thiên thần và Ác quỷ" có thể đúng với hiện thực, đó là phần không liên quan tới phản vật chất. Tiểu thuyết khoa học giả tưởng này đã mô tả một máy quét dạng võng mạc bảo vệ cho phòng thí nghiệm của CERN, và thật tình cờ CERN thực tế đã áp dụng công nghệ bảo vệ kiểu nhãn cầu này sau khi cuốn sách được phát hành, Gabrielse giải thích.



Như vậy cốt truyện "Thiên thần và Ác quỷ" không phải hoàn toàn phi thực tế, nhưng sự thật bí mật về phản vật chất vẫn là điều mà không một tiểu thuyết hư cấu nào lí giải thành công. "Tại sao vũ trụ lại bao gồm nhiều hạt vật chất hơn là hạt phi vật chất? Chúng ta không hề biết câu trả lời thực sự," Gabrielse nói.

Phản vật chất là một khái niệm của các nhà vật lý học. Theo họ nó được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản hạt electron, phản hạt nơtron... Về lý thuyết, nếu phản vật chất gặp vật chất thì sẽ nổ tung.

Đầu tiên, năm 1930, phản vật chất là một giả tưởng trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek, như một loại nhiên liệu đưa các phi thuyền vũ trụ đi với tốc độ cao hơn tốc độ ánh sáng.

Về sau, các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng các hạt càng nhỏ thì vận tốc càng lớn và đúng cho cả hạt có điện tích âm lẫn dương nghĩa là có 1 cặp "đối hạt" có cùng tính chất. Nghĩa là tồn tại các phản hạt, phản nguyên tử, phản vật chất và một "vũ trụ ảo" tạo nên từ phản vật chất, và có thể là cả "phản thiên hà". Cũng theo các nhà vật lý lý thuyết thì vật chất và phản vật chất hút nhau và tự phá hủy lẫn nhau tạo nên một vụ nổ lớn và tạo ra "bức xạ" va chạm.

Năm 1996, trong phòng thí nghiệm, người ta đã tạo ra 7 phản nguyên tử hydro trong máy gia tốc hạt. Năm 2002, tại phòng thí nghiệm vật lý hạt châu Âu, người ta tạo ra phản nguyên tử hydro. Để giữ được phản nguyên tử lâu, thí nghiệm được đặt trong môi trường nhiệt độ gần 0 độ tuyệt đối để các phản nguyên tử không kết hợp với các nguyên tử của môi trường và biến mất.

Như vậy, chúng ta mới chỉ tạo ra được những phản nguyên tử đầu tiên qua thí nghiệm. Tính chất của phản vật chất vẫn chỉ là giả thuyết và chỉ khẳng định được một điều là đa số các quy luật vật lý đối với hạt, nguyên tử vật chất không còn đúng nữa đối với phản hạt, phản nguyên tử và phản vật chất. Công cụ để loài người có thể "nhận thức" ra phản vật chất còn rất hiếm.

Các nhà vật lý cũng cho rằng "Năng lượng thu được từ phản ứng hạt - phản hạt lớn gấp 10 tỷ lần năng lượng từ một phản ứng cháy hóa học của hai hạt có khối lượng tương đương". Như vậy nếu làm chủ được công nghệ tạo ra phản hạt thì đó là một dạng thế hệ công nghệ năng lượng mới.


Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Tiết lộ bí mật ngộ độc của hơn 100 triệu người ở Đông Nam Á





Раскрыта тайна отравления 100 миллионов человек в Юго-Восточной Азии

Kichbu theo tvzvezda.ru

Cac nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân ngộ độc của hơn 100 triệu người ở Nam và Đông Nam Á, kết quả của các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geosciences.

Bài báo nhân mạnh rằng trong một vài thập kỷ qua ở một loạt khu vực của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia, Bangladesh và Myanmar liên tục diên ra các trường hợp nhiễm độc asen/thạch tin, hàng triệu người trỏ thành nạn nhân.

Để xác định nguyên nhân của điều này, nhóm cac nhà nghiên cứu đã đến đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tiên, họ kết luận rằng asen, kêt họp với các hợp chất của oxit sắt, hòa vào nước của sông Mekong, sông Hằng và sông Brahmaputra, uât phat tù dãy Himalaya, và được tích lũy trong trầm tích tầng nước ngầm ở đồng bằng châu thổ của cac con sông này.

Tuy nhiên sau đó đã chứng minh rằng nhung tích tụ asen vùng nuoc "phải nhò " vi khuẩnsâu: khi thiêu hụt oxy nhung tich tụ đo sủ dụng nguyên tố này và oxit sắt nhu là "vật liệu"thay thế để thở, kết quả, asen sẽ thoat ra ngoài và hòa vào nước ngầm. Cuôi cùng, hàm luọng của no 20-100 lần cao hơn so với các tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Các nhà nghiên cứu cũng rằng vào mùa khô của nam, để tiêp nhận oxy các vi khuẩn tái chế thục vật và do đó không tạo ra asen. Nhung với sự khởi đầu của mùa mưa sự trao đổi chất của chung thay đổi - và nồng độ của chất độc hại trong các con sông tăng đột biên.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng yếu tố con người ảnh hưởng đến việc tạo ra môi trường thuận lợi, trong đó các vi khuẩn bắt đầu sản xuất asen, chẳng hạn như việc xây dựng các con đập và hồ nuoc.

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Giúp não minh mẫn tới già


Các nghiên cứu khoa học ngày nay cho thấy rằng có nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất có thể tránh mắc bệnh suy giảm trí nhớ do gene di truyền. Tập luyện thành thói quen đều đặn, trau dồi thường xuyên 19 cách cơ bản dưới đây là những yếu tố giúp bạn duy trì khả năng tư duy sắc bén suốt đời.



Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng gene có thể quyết định con người có mắc bệnh suy giảm trí nhớ hay không. Nhưng các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) khẳng định rằng chúng ta có thể tìm ra nhiều cách để não luôn ở trong trạng thái tốt nhất. Họ đã kiểm tra khả năng nhận thức của 2.500 người trong độ tuổi 70-79 trong suốt 8 năm.

Chức năng não của hơn một nửa đối tượng nghiên cứu suy giảm do tuổi già, 16% bị suy giảm đáng kể trí nhớ và khả năng tư duy trong giai đoạn nghiên cứu. Song điều đáng chú ý là 30% người tham gia vẫn duy trì khả năng hoạt động thần kinh ở mức ổn định.

Sau đó các nhà khoa học tìm hiểu xem những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt trên. Kết quả cho thấy tập luyện thể thao, học tập, thói quen hút thuốc và hoạt động xã hội đóng vai trò then chốt. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những người tập thể dục từ mức độ trung bình trở lên ít nhất một lần/tuần có cơ hội duy trì trí óc minh mẫn cao hơn 30% so với những người không tập bao giờ hoặc tập không thường xuyên.

Những người học tới trình độ phổ thông trung học trở lên có khả năng duy trì khả năng nhận thức ở mức ổn định cao gấp 3 lần so với người có học vấn thấp hơn. Sự khác biệt càng tăng lên nếu người có học vấn cao liên tục trau dồi tri thức (như khám phá lĩnh vực mới, học thêm ngoại ngữ).

1/. Thói quen hút thuốc.
Hút thuốc làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta, bởi người không hút thuốc có khả năng tư duy sắc bén gấp hai lần so với người nghiện thuốc khi về già.

Một số hoạt động xã hội cũng tốt cho não. Nhóm nghiên cứu nhận thấy những cá nhân thích tham gia hoạt động xã hội có khả năng duy trì tư duy sắc bén cao hơn 24% so với người khác.

"Việc tìm ra những yếu tố liên quan tới khả năng duy trì nhận thức có thể giúp con người tìm ra những chiến lược hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi một số yếu tố, như luyện tập thể thao và hút thuốc", Alexandra Fiocco, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng, khi con người tập luyện, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một số nhân tố tăng trưởng. Những nhân tố tăng trưởng ấy làm tăng khả năng hoạt động của tế bào thần kinh.

2/. Tập thể dục.

Là cách tự nhiên giúp tăng sức mạnh cho não bộ của bạn và thậm chí tạo ra tế bào thần kinh mới trong não. Tập thể dục thường xuyên cũng ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức và giúp bạn tránh khỏi các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhảy, khiêu vũ cải thiện chức năng não của bạn. Trong khi đó, yoga không chỉ giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung của bạn, nó cũng tăng cường nhận thức của bạn và ngăn ngừa việc suy giảm nhận thức.

Bên cạnh đó những thói quen nhỏ dưới đây cũng giúp bộ não phát triển các chức năng tốt hơn, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

3/. Vẽ.

Hầu hết chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các bản vẽ như 1 hoạt động chỉ dành cho trẻ em, nhưng nó thực sự khá hữu ích cho người lớn. Vẽ tranh kích thích bán cầu não phải của bạn và tăng cường sự sáng tạo của bạn.

4/. Uống dầu cá.

Dầu cá có chứa nhiều thành phần xây dựng màng não của bạn. Uống nó thường xuyên giúp cải thiện sự tập trung, tăng cường các trung tâm cảm xúc của bộ não và làm tăng chức năng não bộ tổng thể của bạn.

5/. Ăn các loại hạt.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn các loại hạt cải thiện chức năng não đáng kể, đến mức mà những sinh viên ăn chúng ngay trước khi kỳ thi sẽ làm bài tốt hơn nhiều so với những người không ăn.

6/. Hít thở sâu.

Đi ra ngoài 10-15 phút mỗi ngày để ngồi và hít thở sâu, tăng lượng oxy cho não.

7/. Tránh ăn vặt.

Thức ăn nhanh làm giảm năng lượng của bạn và làm cho tâm trí bạn trở nên mơ hồ. Để cải thiện chức năng bộ não, hãy tránh xa đồ ăn vặt và bắt đầu ăn các bữa ăn lành mạnh thay thế.

8/. Tranh luận.

Việc tranh luận khiến bạn phải suy nghĩ nhanh chóng và thông minh, suy nghĩ đến các tình huống khác nhau. Nhận được vào một lập luận tinh thần hoặc tranh luận một lần trong một thời gian để có được các loại nước chảy của bạn.

9/. Nghe nhạc.




Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người nghe nhạc thường xuyên thông minh hơn và nhiều cảm xúc tích cực hơn so với những người không nghe. Điều này là do âm nhạc kích thích bán cầu não phải của bạn và thậm chí thay đổi cấu trúc của nó.

Đặc biệt, nghe nhạc cổ điển phương Tây có thể cải thiện khả năng toán học, kích thích bán cầu não trái của bạn. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra nghe Mozart có thể cải thiện 80% trí tuệ.

10/. Thay đổi thói quen của bạn.

Khi bạn gặp khó khăn trong cùng một thói quen, não của bạn trở nên buồn tẻ và thiếu sáng tạo. Để kích thích nó, cố gắng thay đổi thói quen thường xuyên như tìm những cách khác nhau để làm việc hoặc cố gắng có 1 bữa ăn mới.

11/. Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có suy nghĩ tích cực (khách quan, thiện hảo …) có điện não tốt hơn so với những người có suy nghĩ tiêu cực (chủ quan, bất thiện …). Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để suy nghĩ tích cực và đặt mục tiêu cho chính mình, kể từ khi lập mục tiêu cũng kích hoạt 1 phần của bộ não của bạn cũng được tham gia với tư duy tích cực.

Trong khi bạn không thể tránh căng thẳng hoàn toàn, hãy cố gắng giữ mức độ căng thẳng đừng quá cao, vì cortisol - hormone stress gây trở ngại cho chức năng não và giết chết các tế bào não của bạn.

12/. Ngủ đủ.

Ngủ cải thiện trí nhớ của bạn, không ngủ đủ giấc có thể làm cho bạn hay quên và chậm chạp.

13/. Cười thường xuyên, khóc.

Tiếng cười không chỉ kích thích sự giải phóng các endorphin, nó cũng làm giảm căng thẳng và làm giảm đau, giúp não của bạn hoạt động tốt hơn nhiều.

Bên cạnh đó, khóc cũng làm tăng chức năng não vì nó giúp việc lưu thông máu đến não của bạn tốt hơn. Nó giải phóng cảm xúc và giúp não tỉnh táo.

14/. Giải các ô chữ, câu đố.

Câu đố ô chữ nâng cao kỹ năng tư duy của bạn và khả năng để nhớ lại những kỷ niệm. Chúng hoạt động hoàn hảo để kích thích trí não. Bạn có thể chơi ô chữ hoặc giải câu đố cũng có tác dụng tương tự.

15/. Đọc sách, học 1 ngôn ngữ mới.

Đọc sách dạy bộ não của bạn hấp thu rất nhiều thông tin cùng 1 lúc, trong khi đó còn cải thiện trí nhớ của bạn, kỹ năng tư duy phê phán và từ vựng.

Bên cạnh đó, học 1 ngôn ngữ mới cũng giúp kích thích não bạn suy nghĩ, tư duy.

16/. Tránh uống nhiều thuốc.



Thuốc cản trở chức năng bộ não của bạn và tiêu diệt các tế bào não của bạn. Trong thực tế, các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau, bao gồm từ chảy máu não và làm thần kinh suy yếu và các tế bào não bị hư hại.

17/. Đừng xem ti vi quá nhiều.



Xem truyền hình 1 chút thì khá tốt nhưng tránh xem quá nhiều vì sẽ khiến não của bạn khó chịu, làm chậm lại sóng não và khiến chức năng não tồi tệ hơn.

18/. Đặt câu hỏi.



Hãy tạo thói quen đặt câu hỏi về những điều bạn không hiểu và yêu cầu những người khác về những suy nghĩ của họ về 1 vấn đề cụ thể. Điều này sẽ đặt bạn vào những ý tưởng khác nhau và quá trình suy nghĩ, kích thích suy nghĩ của riêng bạn.

19/. Uống nước.
Uống Nước Đúng Cách Nếu cơ thể bạn bị mất nước, bộ não của bạn không thể hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên uống trái cây và nước rau ép ít có khả năng bị bệnh Alzheimer – 1 chứng mất trí phổ biến nhất hơn so với những người khác.