Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Xổ số và các trò chơi may rủi dưới góc nhìn xã hội học





Les loteries et les jeux de hasard sous l’angle sociologique

.

Bài này đã đăng trên Văn hóa Nghệ An:

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/xo-so-va-cac-tro-choi-may-rui-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc

Một phiên bản ngắn hơn 300 từ và có biên tập lại chút ít cho “phù hợp vớ tình hình nước ta” cũng có thể đọc được ở đây

http://dantri.com.vn/dien-dan/choi-xo-so-va-cac-tro-choi-may-rui-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-20161206160248139.htm



.

Báo chí gần đây rầm rộ đăng tin các người trúng số với các món tiền lên đến hàng chục hay tròm trèm hàng trăm tỉ đồng.

“Người đeo mặt nạ nhận giải vé số hơn 92 tỉ đồng”

“… trúng vé số đặc biệt hơn 64 tỉ đồng ở TP.HCM”

“Một người ở Vũng Tàu trúng số hơn 56 tỉ đồng”

.

Trong một xã hội mà đại đa số dân còn nghèo, các chuyện trúng số như thế quả là các sự kiện kỳ diệu, giúp một gia đình đổi đời, cho dân tình còn hi vọng, còn tin vào sự hên xui may rủi và tin vào số phận. Điều này là động lực thúc đẩy sự gia tăng số lượng người chơi, qua đó đẩy mạnh sự phát triển của ngành xổ số.

Nhưng không ai cho biết khả năng trúng số. Một hi vọng trúng giải nhất trên bao nhiêu triệu người chơi? Và còn một sự thật được giấu kỹ khác: cơ quan xổ số không bao giờ thua lỗ, họ quảng cáo truyền thông tiếp thị để tăng doanh thu và dân tình hóa thành những … con cừu non bị huyễn hoặc.

.

Nước nào cũng có các cuộc xổ số như thế – Để dân “tình nguyện” đưa tiền cho chính phủ. Thí dụ của Euro Millions chẳng hạn: Euro Millions là một xổ số đa quốc gia, 9 nước trong đó có Anh, Pháp và Bỉ, cho những giải tới hàng trăm triệu Euros nhưng chỉ có 1 hi vọng trên 116.000.000 người chơi. Đó là một …kỹ nghệ thịnh vượng. Doanh số mỗi năm lên hàng sáu hay bảy tỉ Euros và chính phủ các nước bỏ túi khoảng phân nửa doanh số đó. Ngoài Euro Millions, nước nào cũng có các loại xổ số và các trò chơi may rủi khác (casino, cá ngựa,…).

.

Bài này nêu, ngắn gọn, 8 chi tiết biết được qua các khảo cứu xã hội học ở Pháp về vấn đề xổ số nói riêng và các trò chơi may rủi, nói chung.

1. Doanh số của toàn thể các cuộc xổ số và các trò may rủi ở Pháp hàng năm lên tới hơn 53 tỉ Euros (1)

Để so sánh, xin nói là ngân sách thu mỗi năm của nước Pháp là khoảng 386 tỉ Euro. – tức là doanh số này tương đương 1/7 ngân sách. Chính phủ Pháp phải “củng cố” nguồn tài chính này để ít nhất là thu thuế trên đó. (2)

Hầu như là người Pháp nào cũng có ít nhầt là một lần trong đời mua vé số hay vào chơi casino, nhất là ở những lúc đi nghỉ hè, hoặc đánh cá trên đua ngựa, …

2. Trên vi mô, hiện trong tâm trí nhiều người, việc làm, buôn bán, không đủ và không cho phép làm giàu – cùng lắm là chỉ có thể trang trải chi tiêu cuộc sống. Thế nên mua vé số các loại là cách duy nhất để có thể đổi đời. Các tổ chức truyền thông tiếp thị “hùa” vào và khai thác chủ đề này bằng cách cho lên truyền hình và lên mạng các kỳ quay kết quả xổ số như những “bữa tiệc” sang trọng.

Hay phỏng vấn trực tuyến những người may mắn trúng các giải đặc biệt.

Tương tự, các trò chơi may rủi, cá cược, lô đề, casino … cũng được dân tình xem như là những con đường … tắt để làm giàu (3).

Khẩu hiệu quảng cáo của Euro Millions thể hiện rõ ước mơ này của dân tình “Hãy trở thành giàu một cách khủng khiếp!” – một kiểu như … đánh đúng ngay vào tim đen của thiên hạ.

3. Cũng trên vi mô, giá của mỗi vé số, dù là vé số chọn gạch, vé số cổ điển hay vé số cà, … đều vừa túi tiền, chỉ 2,5 hay 5 euro, tức là còn trong giới hạn của khái niệm “tiền lẽ”, một khái niệm tâm lý của phàm phu tục tử. Chính vì vậy, ngay cả người không có lương ổn định cũng ít ngần ngại trước khi mua vé số.

4. Nhưng phàm phu tục tử ấy quên rằng gom góp chung lại 2,5 hay 5 euro đó, cuối năm, thành trung bình 460 euros cho năm 2012 cho mỗi người chơi thường xuyên – cho mỗi người chơi chứ không phải cho mỗi công dân – vì họ mua nhiều vé mỗi lần và nhiều lần trong mỗi tuần – tính ra tiền đồng thì trên 10 triệu mỗi năm cho chi tiêu này! (1).

Vấn đề nghiện chơi vé số có thật vì thỉnh thoảng, trúng những lô an ủi giúp người chơi giữ niềm hi vọng để tiếp tục mua vé số.

5. Ai mua vé số, ai chơi?

Những người chơi thường là nam giới (57%) nhưng phụ nữ cũng chơi đấy (43%). Về nghề nghiệp, ở Pháp, họ là 41%, tức là gần phân nửa toàn thể số người chơi, không đi làm hay đã nghỉ hưu – ở đây con số này nhấn mạnh một làn nữa vai trò chơi như một dịp để tái lập liên hệ xã hội – reliance – sẽ bàn đến ở điểm sau.

Các nhà xã hội học cho biết là đa phần người chơi vé số và chơi các trò may rủi thuộc tầng lớp ít học hơn những giai tầng khác, hoàn cảnh tài chính kém hơn – vì thế nhu cầu cần làm giàu nhanh chóng cao hơn.

6. Chơi vé số còn là những cơ hội để hòa đồng vào xã hội.

Thật vậy, trong một xã hội mà càng ngày ai ở nhà nấy, đi làm thì cắm cổ vào công việc, về nhà thì đã mệt mõi, đi cà phê phải tốn tiền , … thiên hạ thành bị cô lập. Đó làhiện tượng mất liên hệ xã hội – la déliance – Đi mua vé số hay đến một điểm để ghi thẻ chọn gạch cho họ một dịp có liên hệ xã hội. Mỗi tuần như thế thành thói quen, tập tính.

7. Trừu tượng hơn, hên xui may rủi đặt tất cả mọi người trên một bình đẳng tuyệt đối. “Có thể anh sinh ra nơi cha mẹ giàu. Anh có việc làm tốt, lương to, vợ anh hiền , …nhưng trời cao có mắt, tôi sẽ may mắn hơn anh trong kỳ xổ số này và tôi sẽ không còn thua kém anh nữa”. Hi vọng giúp con người sống và các lý luận tương tự thường gặp nơi những người chơi vé số.

8. Bệnh nghiện chơi vé số và các trò may rủi?

Mắt nợ, trộm vặt, khó khăn trong liên hệ vợ chồng, … là những hậu quả thường gặp nơi các người nghiện trò chơi may rủi hay người mua vé số mỗi tuần.

Họ khai rằng họ chơi vì thói quen, vì bị cuốn hút bởi các lô thưởng vĩ đại, vì để chống lại những khó khăn trong cuộc sống – mỗi lần chơi là tự biếu cho mình một phút chốc hi vọng được trúng số, được giải, …

Các nhà chuyên môn về bệnh nghiện chơi bảo rằng nghiện chơi cũng nặng và khó trị như nghiện ma túy.

INSERM, Viện quốc gia Nghiên cứu về Y khoa Pháp đã viết một báo cáo 889 trang về vấn đề “nghiện chơi trò may rủi”. Bản cô đọng 85 trang có thể đọc được ở đây

http://www.ipubli.inserm.fr/bitstream/handle/10608/103/Synthese.html

Theo báo cáo này, trong quảng đại quần chúng ở Pháp, khoảng 1,5 tới 2,5% (tùy độ tuổi) dân tình bị lệ thuộc, lệ thuộc như nghiện mà không từ bỏ được, các trò chơi may rủi trong đó có vé số.

.

Đó là chưa nói tới các trò chơi tiền bạc trên mạng – một nguy hiểm còn nặng hơn vì ai cũng có thể tiếp cận ngày đêm 24/24 – Một chủ đề cũng cần được bàn (5).

Nguyễn Huỳnh Mai

(1)

http://www.economie.gouv.fr/files/files/directions_services/observatoire-des-jeux/Note_ODJ_7.pdf

(2)

https://fr.wikipedia.org/wiki/Budget_de_l%27%C3%89tat_fran%C3%A7ais

(3) Martignoni J.P., Faire de l’argent avec l’existence. Agora débats/jeunesse, vol. 10. n°1, trang 49-60.

http://www.persee.fr/doc/agora_1268-5666_1997_num_10_1_1567

(4) Báo cáo INSERM:

http://www.ipubli.inserm.fr/bitstream/handle/10608/103/Synthese.html

(5)

http://www.enjeuxemedias.org/IMG/pdf/tendances_jeux_en_ligne_2013_0.pdf

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Tính hiếu học, cần cù của người Việt chỉ là… huyền thoại!


Tác giả: Hoài Nam






Truyền thống hiếu học, tính cần cù được người ta ca tụng, tự hào là ưu điểm của người Việt, nhưng theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, đây là chỉ huyền thoại. Người Việt không hiếu học, mà là ham vui chơi và ưa nói dối.
Trong khuôn khổ hội thảo về vấn đề nhân cách người học trong giáo dục diễn ra mới đây ở TPHCM, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra hàng hàng loạt hiện tượng xuống cấp, suy đồi trong đời sống xã hội như cướp hoa, hôi bia, hiện tượng rút ruột các công trình… Điều này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao?


GS Trần Ngọc Thêm cho hay đang có sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nảy sinh nhiều thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nước cũng gắn bó với kinh tế thị trường, đã và đang trải qua quá trình công nghiệp hóa nhưng họ không phải trải qua những thực trạng, hiện tại tệ hại như ở ta.


GS Trần Ngọc Thêm nói thẳng về nhiều tật xấu của người Việt
GS Trần Ngọc Thêm nói thẳng về nhiều tật xấu của người Việt
Ngoài việc bình diện về văn hóa, nhà nghiên cứu khoa học này đề cập đến việc người Việt đang có quá nhiều “căn bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi trường giáo dục – nơi mang trọng trách giáo dục nhân cách cho con người.




Ông phân tích, bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra… Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng… Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan.


Theo nhóm nghiên cứu GS Trần Ngọc Thêm thực hiện với 5.600 người thì bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%. Còn theo điều tra của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục 2008 thì tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh ở cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50% và cấp 3 là 64% và sinh viên ĐH là 80%.


Trong trường học từ phổ thông lên ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. “Giáo dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giả của cô giáo, làm sáng tạo là… sai, là kém.


Đặc biệt, ông nói rằng có những điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè. Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.


Ông nói về mục tiêu học tập của người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ diện, giấu dốt, sợ người ta nói nói đến điểm yếu của mình.


Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn. Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật, không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…


GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ông nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời bình… ở mỗi cá nhân.


Trong bài báo cáo của mình, Phó GS.TS Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế cho rằng nhiệm vụ giáo dục trước hết phải đào tạo ra những con người có đầy đủ nhân cách, con người có lòng tự trọng, trung thực, nhân hậu, biết trọng danh dự, nghĩa khí… Nhưng vô cùng ngạc nhiên năm qua và cho đến bây giờ, giáo dục chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người. Ông đề cập đến tình trạng báo động, suy thoái hiện nay và đặt câu hỏi: Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có thể cao thượng?

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Lưu manh hóa trí thức




Tác giả: Tiểu Bối


.


Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.




Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]


Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… ” sản xuất mì tôm”.


Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.


Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).


Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đời mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.


Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.


Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?


Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm” . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:


– Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.


– Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.


– Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .


– Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia.


– Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hốii lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn


– Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….


Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau.


Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ ” người sáng” cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đàu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.


Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội.


Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !


Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.


Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.


Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.


Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.


Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.


Chú Thích


[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.


[2] Tính toán của các chuyên gia WB dựa trên báo cáo củ WB năm 2007


[3] Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc .

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

AI LÀ THẦY?





Chào các bạn,

Hôm nay 20/11 là Ngày Nhà Giáo Việt Nam, hay Ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt Nam, hay Ngày Tôn Sư Trọng Đạo. Tôn sư trọng đạo là tôn kính thầy cô, tôn trọng đạo làm người.

Đạo đây không phải là tôn giáo, mà là “đường” – đường làm người, cách sống làm người.

Điều này ngày nay đúng hơn bao giờ hết. Ngày nay, hoặc nếu bạn còn lỗi thời thì chỉ một chút nữa, mọi người đều có thể học làm toán, tiếng Anh, viết văn, lịch sử, địa lý… bằng computer. Thực sự chẳng cần thầy cho các môn này. Duy chỉ có học làm người là cần thầy.

Vì sao?

Vì học làm người là học hành động. Học trò có thể học lý thuyết, nhưng hành động thì phải có người mẫu để mình làm theo. Sống hiều hậu là sống thế nào? Đi đứng nằm ngồi ra sao? Nói chuyện ra sao? Ai chửi mình thì phản ứng thế nào? Thành thật là thế nào? Nói thành thật là nói ra sao? Chuyện gì nói được chuyện gì nói không được? Khi phải nói mà không nói thật được thì sao? Nói một nửa, không nói một nửa là nói thật không? Không chấp là gì? Ăn có là chấp không? Khi nào ăn thì chấp, khi nào ăn thì không chấp?…

Đại khái là học sống thì phải học với người sống. Nhìn thầy làm và mình làm theo, cho đến lúc mình trưởng thành trong tư duy và có cách hành động của riêng mình. Học đạo sống là học như thế.

Và đạo sống là gì? Nếu bạn còn phải hỏi câu này thì bạn không có thuốc chữa. Mẹ đã dạy ta từ lúc lên 3, lên 5 rồi.

Điều quan trọng mà mình muốn nói với các bạn là: Ai là thầy?

Chúng ta có thói quen xem thầy cô là những người đang đứng lớp trong trường, hay đứng lớp trong nhà chùa, nhà thờ. Và ta quy trách nhiệm “giáo dục” cho thầy cô, coi như ta chẳng dự phần gì trong giáo dục.

Đó là sai lầm lớn của mỗi cá nhân chúng ta và mỗi xã hội.

Các bạn, mỗi bạn, có khi nào nhìn lại thế giới quanh mình để thấy rõ mình là thầy không?

Trong nhà mình, cha mẹ là thầy của các con, anh chị là thầy của các em, vì mình làm gì thì các con, các em của mình học làm theo điều đó. Trong xóm, mình là thầy của các em nhỏ trong xóm. Trong sở làm mình là thầy của các nhân viên dưới quyền mình. Trong các hội đoàn, mình là thầy của các đoàn viên dưới mình. Trong trường, mình là thầy của các em học lớp thấp hơn.

Tại sao mình là thầy? Vì mình làm gì thì những người thấp hơn mình thường học theo mình và làm theo điều đó, dù mình có muốn họ học mình hay không, dù mình có biết họ học mình hay không, và dù mình bảo họ: “Nghe lời tôi nói, đừng làm theo điều tôi làm.”

Con người học bằng cách bắt chước nhau, đặc biệt là bắt chước những người lớn hơn, hay cấp cao hơn mình.

Thầy ở trường là việc tự chọn – vào học trường sư phạm và ra làm thầy. Nhưng thầy ở đời là thầy phải làm, dù ta có chọn hay không, đó là một thiên chức đi theo việc làm người. Bạn làm người là bạn làm thầy, dù bạn muốn hay không muốn.

Trong một xã hội, trên nguyên tắc, mọi người đều là thầy. Nhưng nếu ta không chấp nhận thiên chức đó, và luôn chỉ ngón tay vào thầy cô, tức là số người chưa đến 1% dân số, thì chính ta đã làm nền giáo dục quốc gia giảm hiệu năng tới 99%. Thế thì giáo dục không tồi sao được?

Bây giờ để mình nói đến nguyên tắc pháp lý một chút. Clean-hand doctrine, học thuyết bàn tay sạch.

Ngày xưa trong hệ thống luật Anh Mỹ có hai loại tòa án. Tòa án luật (courts of law) là tòa của vua, tòa án công bình (courts of equity) là tòa của giáo hội. Tòa án công bình để dân chạy đến xin xử khi luật của vua áp dụng bất công. Tòa công bình được xem là có công lý hơn là sự lạm quyền của vua quan làm luật ép dân, và có thế lực hơn tòa của vua vào thời giáo hội có quyền lực tối thượng.

Trong tòa công bình có học thuyết bàn tay sạch. Tức là, nếu bạn có bàn tay bẩn – có phạm tội trong vụ việc liên quan – thì đừng vào tòa công bình đòi xử. Ví dụ: Bạn đánh người ta gãy tay, người ta đánh lại cho gãy cả hai chân. Thì bạn không có clean hand để xin tòa công bình phán xử vụ đánh nhau này.

Nghĩa là, trước khi bạn muốn phê phán thầy cô và hệ thống giáo dục, bạn hãy có bàn tay sạch trước. Hãy làm đúng nhiệm vụ thầy cô của mình, trước khi bạn có quyền phàn nàn các thầy cô khác.

Chúc các bạn luôn sạch tay.

Mến,

Hoành


Trần Đình Hoành

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

ĐƠN XIN THÔI LÀM CHIẾN BINH

Tác giả bức thư là anh Nguyễn Tuấn Hải – người sáng lập trường Eton Grammar School, từng tốt nghiệp ĐH Princeton (Mỹ) và có 20 năm gắn bó với các hoạt động giáo dục.
Bức thư “xin thôi làm chiến binh” của anh như một lời nói thay nhiều học sinh.
“Sau mười hai năm ngồi trên ghế nhà trường, con đã đến tuổi trưởng thành và con đã có thể tự đặt cho mình câu hỏi : "Mình là ai và mình muốn gì? " nhưng con đều bất lực trước chúng, thưa thầy và thưa cô!” – anh viết.
Theo anh, học trò ngày nay đang cùng nhau đi qua “chiếc cối xay” và “tất cả đều trở thành những chiếc xúc xích như nhau”. Cha mẹ, thầy cô đã biến các em thành “những cỗ máy” để sản xuất ra “giải thưởng”.
“Chúng con rất sợ mình sẽ đánh mất đi xúc cảm khi bị bắt làm cái máy sản xuất điểm và sản xuất giải”. Bức thư với mong muốn các thầy cô để các con được là chính mình, được làm trẻ con, không phải sống cuộc đời của những chiến binh.
Dưới đây là nguyên văn nội dung bức thư nói thay lời của “một học sinh bình thường”.

ĐƠN XIN THÔI LÀM CHIẾN BINH

Kính gửi các thầy cô giáo nhân dịp 20.11
Con là một học sinh bình thường nhất trong các học sinh bình thường ở Việt Nam.
Con viết thư này gởi các thầy cô, ngoài ý muốn được chúc mừng các thầy cô nhân dịp này con còn có ước mong được gửi tới thầy cô những mong muốn giản dị của con, của chúng con nữa.
Thưa các thầy cô,
Sau mười hai năm ngồi trên ghế nhà trường, con đã đến tuổi trưởng thành và con đã có thể tự đặt cho mình câu hỏi : " MÌNH LÀ AI VÀ MÌNH MUỐN GÌ ? " nhưng con đều bất lực trước chúng, thưa thầy và thưa cô!
Con thực sự không biết mình là ai nữa. Con đã học giỏi, đã ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ và thầy cô. Trong cuộc đời học sinh của mình, con chưa một lần chống lại ý muốn của cha mẹ và thầy cô. Con được dán một cái mác : CON NGOAN TRÒ GIỎI, một cái mác hay là một cái danh gì đó mà con thấy nhiều vô số và nó cần phải được dán lên người của tất cả tụi con. Đứa nào cũng phải có và phải giống nhau.
Con thấy các bạn xung quanh con cũng vậy. Chúng nó giống con và con thì giống tụi nó. Chúng con không biết mình khác nhau ở điểm nào cả. Đi qua một cái CỐI XAY của 12 năm phổ thông và đại học, chúng con tất cả đều trở thành những chiếc XÚC XÍCH như nhau : trông ngon đấy nhưng mà chán phát ớn.
Con và nhiều bạn khác chỉ là những đứa trẻ thông thường và con tin rằng số này mới đông và cần được quan tâm hơn hết so với một số ít các bạn thật sự giỏi giang, mà nhiều lúc con không có dám bén mảng làm quen với các bạn í vì các bạn í tuy dễ thương nhưng mà các bạn í bận hơn chúng con rất nhiều nên không thể có thời gian mà quan tâm tới việc kết bạn giao lưu nữa. Và có một số bạn thì con biết là các bạn í không thèm để ý tới mấy đứa bình thường như tụi con đâu...
Con đôi khi cũng thế. Chỉ vì cái mà chúng con thiếu nhất trong cuộc đời học sinh của mình là THỜI GIAN. Chúng con phải học như điên dại dưới rất nhiều áp lực của cha mẹ và sau đó là của các thầy cô, những người mong chúng con NÊN NGƯỜI nhưng lại không để chúng con LÀM NGƯỜI, mà lại biến chúng con thành những cỗ MÁY : từ học như máy, làm như máy, nghĩ như máy và ăn cũng như máy...
Con còn nhớ như in những chiều tan học, đợi ngoài cổng trường học kia không phải là bố mẹ thì là bác xe ôm chờ sẵn với bánh mỳ và sữa, không phải đưa con về nhà mà là chở con tới lớp học thêm, qua trùng trùng lớp lớp giao thông xe cộ ở trên đường.

Có đôi khi phải băng qua làn mưa và cả những con phố đã thành sông nữa. Có đứa bạn con tuy lớn mà vẫn ngồi trên xe máy để được bố mẹ dắt qua con phố ngập nước mà chả biết phải làm gì cả. Nhưng không phải tụi con không có suy nghĩ mà là con không biết phải làm gì cả!!!
Chúng con đã không được dạy cách đối mặt với thực tế cuộc sống mà chỉ được dạy làm những chiếc máy vô cảm có một nhiệm vụ duy nhất là sản xuất điểm mà thôi.
Con thấy mình đã rất tệ rồi nhưng con còn thấy các bạn học sinh giỏi hơn con, là các bạn học sinh xuất sắc í, còn khổ và đáng thương hơn chúng con rất nhiều. Tuy rằng các bạn í được quan tâm và được các thầy cô và cha mẹ tập trung toàn bộ nguồn lực cho. Nhưng mà cũng để làm cỗ máy, đương nhiên rồi, để sản xuất cái gì các thầy cô có biết không?
Để sản xuất ra GIẢI THƯỞNG ạ.
Chúng con phải đi học cả ngày và buổi tối nhưng các bạn í còn phải học tới khuya, tới đêm. Suốt trong năm học và nhất là những đợt tập trung đội tuyển kéo dài nhiều tháng. Học để thi đấu với nhau chứ không phải là để kiếm tìm niềm vui qua tri thức, qua khám phá và thỏa mãn sự tò mò tự nhiên mà tất cả bọn nhóc chúng con đều được sinh ra đã là như thế.
Khi con lớn lên như bây giờ, con mới hiểu được ý nghĩa của sự phấn đấu để đạt được một thành tích nào đó. Con bây giờ mới biết đó là sự vượt qua chính mình được ghi nhận bởi người khác xung quanh con với sự cổ vũ và tôn trọng. Con học được điều này từ cuộc sống mà con đã trải qua sau khi ra trường chứ không phải là ở trong nhà trường. Sự nhạy cảm và ý thức về giá trị cá nhân đã may mắn được cuộc sống tươi đẹp ngoài kia dạy và bù đắp cho con sau rất nhiều năm tháng hoài phí của con ở trên ghế nhà trường.
Các thầy cô có hiểu cho chúng con không?
Đó là sự HOÀI PHÍ.
Chúng con rất sợ mình sẽ đánh mất đi xúc cảm khi bị bắt làm cái máy sản xuất điểm và sản xuất giải. Chúng con cũng thương tụi con và cả các bạn học sinh xuất sắc không được là chính mình trong khi nếu được là chính mình thì mấy đứa bình thường như tụi con và cả các bạn í đã rất hạnh phúc để không phải sống cuộc đời của những chiến binh.
Để được làm trẻ con thật sự.
Thưa các thầy cô,
Thư con viết đã dài, con chỉ muốn được chia sẻ chứ không có ý chỉ trích các thầy cô.
Kính mong các thầy cô hiểu tấm lòng và cả suy nghĩ, cảm xúc của tụi con ạ.
Con cảm ơn.
Một học sinh bình thường.
Nguyễn Thảo

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?



Vũ Công Giao

Bực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền và cái "truyền thống tồi tệ" đó là nguồn gốc sâu xa của những "vi phạm nhân quyền" ở nhiều quốc gia trong khu vực này ngày nay.

Vậy thực sự của vấn đề là như thế nào?

Trước hết, văn hoá truyền thống Đông Á là khái niệm chỉ nền văn hoá của các quốc gia ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á (sau đây gọi chung là Đông Á), mà ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam... có vị trí tiêu biểu. Đó là một phức hợp đa tầng của nhiều trường phái tư tưởng và tôn giáo, tín ngưỡng, tuy nhiên Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Vì vậy, khảo sát các giá trị nhân quyền trong văn hoá truyền thống Đông Á, cơ bản phải dựa trên ba trụ cột này.

Xét Phật giáo

Ra đời ở Ấn Độ nhưng Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các dân tộc ở Đông Á. Loại trừ những hạn chế của nó, có thể thấy Phật giáo rất coi trọng con người và bảo vệ nhân quyền, thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, Phật giáo chủ trương cấm sát sinh (với mọi động vật). Điều đó đồng nghĩa với việc triệt để bảo vệ quyền sống - một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Học giả Thái Lan Saneh Chamarik còn cho rằng, việc cấm sát sinh còn thể hiện việc thừa nhận sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền của con người trong đạo Phật.

Thứ hai, Phật giáo khuyên con người sống khoan dung. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung”. Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật, có một điều rằng: "Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát, mà trả thù thì oán đổi kéo dài". Điều này phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền bởi trong đó, khoan dung được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng (Liên hợp quốc đã lấy năm 1995 là Năm quốc tế về sự khoan dung và cũng năm này, UNESCO đã ra một văn kiện có tên là tuyên bố về các nguyên tắc về sự khoan dung). Dù vậy, so sánh với tư tưởng khoan dung của Phật giáo, những quy định có liên quan trong luật quốc tế về nhân quyền còn kém xa về tính quảng đại và độ sâu sắc.

Thứ ba, Phật giáo khuyên con người phải biết thương yêu, giúp đỡ đồng loại (từ bi) để tích cực. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "An ủi lớn nhất của đời người là bố thí". Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật có một điều rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu tính". Những điều này cho thấy rằng tư tưởng từ bi trong Phật giáo hết sức sâu sắc Việc quan tâm và bảo vệ những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về nhân quyền trùng hợp, nhưng không thể sâu và rộng bằng tư tưởng từ bi của Phật giáo.

Thứ tư, Phật giáo đặc biệt chú trọng đến đào luyện nhân cách (tu nhân). Trong mười bốn điều răn của Đức Phật, có rất nhiều điều răn về nhân cách, chẳng hạn: "Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá", "Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại", "Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ", "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”...Trong mười điều tâm niệm của Đức Phật, ít nhất có hai điều về vấn đề này, đó là: "Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa", "Thấy lợi thì đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì hắc ám tâm trí"...Chủ trương "bát chính đạo" của Phật giáo cũng liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, thuyết "nhân quả" của Phật giáo, cho rằng con người phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo luật nhân quả, cũng là một yếu tố thúc đẩy việc hoàn thiện nhân cách.

Mặc dù luật quốc tế về nhân quyền ít đề cập trực tiếp đến vấn đề rèn luyện nhân cách, tuy nhiên, rèn luyện nhân cách không hề xa lạ với nhân quyền. Nó chắc chắn là nền tảng sâu xa cho việc thúc đẩy nhân quyền, bởi lẽ chỉ khi có nhân cách tốt đẹp, con người mới ý thức đúng đắn được quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như biết tôn trọng và bảo vệ quyền của người khác.

Thứ năm, Phật giáo khuyên con người kiềm chế (thậm chí tiêu diệt) tham, dục vọng. Quan điểm này phản ánh tâm lý tiêu cực, thoát ly thực tại của Phật giáo, tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, nó cũng có tác dụng đào luyện nhân cách, từ đó kiềm chế những vi phạm nhân quyền.

Thứ sáu, Phật giáo khuyến khích việc học tập, mở mang trí tuệ. Trong 14 điều răn của Đức Phật, có hai điều rằng: "Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ" và "Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết". Dù rằng, sự học ở đây chủ yếu hướng về nhận thức tâm linh, song việc tiếp thu những tư tưởng nhân bản của Phật giáo chắc chắn có ích cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Xét nho giáo

Là một học thuyết chính trị, đạo đức xuất phát từ Trung Quốc nhưng Nho giáo có ảnh hưởng hết sức sâu đậm, là đấu kết nối chính tạo ra sự tương đồng trong nền văn hoá của các dân tộc ở khu vực Đông Á.

Tương tự như Phật giáo, bên cạnh những hạn chế, Nho giáo cũng chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền, thể hiện ở các khía canh cơ bản sau:

Thứ nhất, Nho giáo đề cao nhân đức (lòng nhân), coi đó là triết lý cốt lõi. Lòng nhân, theo Khổng Tử đó là “yêu thương mọi người” (Luận Ngữ). Có người cho rằng, khái niệm “nhân đạo” mà sau này được sử dụng ở phương Tây và trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền bởi nó cùng dựa trên cơ sở yêu thương mọi người, tuy nhiên trên thực tế “nhân đức” trong Nho giáo có phạm vi rộng và ý nghĩa sâu sắc hơn "nhân đạo" rất nhiều. Nếu như "nhân đạo" chủ yếu mang tính hướng ngoại (yêu thương loài người) thì "nhân đức" mang tính cả hướng ngoại và hướng nội. "Nhân đức" trước hết là kính yêu, chăm sóc cha mẹ và những người thân trong gia đình (hướng nội). Về hướng ngoại, theo Khổng tử, người nhân đức là người mà "... khi tự lập cho mình thì đồng thời giúp người khác tự lập, khi cố gắng để thành công thì đồng thời giúp người khác thành công, là người mà: "những điều mình không muốn thì không làm cho người khác" (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Như thế, có thể thấy, "nhân đạo" chỉ là một thuộc tính trong nội hàm của "nhân đức".

Thứ hai, từ việc đề cao nhân đức, Nho giáo chủ trương "đức trị". Khổng Tử cho rằng, một vị vua tất phải là "cha mẹ của dân", phải hết lòng chăm lo cho hạnh phúc của dân. ông còn cho rằng: "Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể không có hành động tội lỗi, nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng.quy phục..."

Quan điểm về "đức trị" trong Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư cách của vua chúa, quan lại và cách thức cai trị của các triều đại ở các Quốc gia Đông Á trong hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến (dù rằng không phải triều đại nào cũng áp dụng "đức trị" một cách triệt để), bởi lẽ nó đòi hỏi vua chúa, quan lại phải tự sửa đổi, trau dồi đạo đức của bản thân để làm gương cho giáo hoá dân… Cho dù chủ trương "đức trị" của Nho giáo nhằm mục đích cuối cùng là duy trì sự thống trị của vua chúa nhưng xét trong tính lịch sử của nó, quan điểm này vẫn có ý nghĩa to lớn trong việc giữ cho xã hội bình an, bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống và các quyền của người dân. Loại trừ vài yếu tố không còn phù hợp, "đức tin” vẫn là một nội dung cất lõi trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế là một lý thuyết tương tự không thấy nảy nở trong các xã hội phương Tây thời phong kiến.

Thứ ba, từ quan điểm về đức trị, Nho giáo đề cao con người, đề cao nhân dân. Khổng Tử cho rằng, trong muôn loài, con người là đáng quý nhất. Mạnh Tử xếp nhân dân cao hơn xã tắc và vua chúa toàn vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Ông thậm chí còn xem "ý dân là ý trời". Theo Mạnh tử: "Yêu thương và bảo vệ nhân dân, bằng cách đó không có sức mạnh nào có thể ngăn một người giành được địa vị đế vương". Nho giáo coi nhân dân là nền tảng của đất nước, nếu nền tảng vững chắc thì đất nước mới thái bình và phát triển, người cai trị giống như con thuyền, nhân dân giống như nước, nước có thề chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Người cai trị có thể giữ được quyền hành khi nào còn vì dân và sẽ bị đào thải khi không còn vì dân... Như vậy, ngay từ rất sớm, Nho giáo đã chủ trương "lấy dân làm gốc".

Cùng với "đức trị", có thể bắt góp tư tưởng "lấy dân làm gốc" trong nền văn hoá của hầu hết các nước trong khu vực Đông Á. Mặc dù tương tự như “đức trị", việc "lấy dân làm gốc" trong Nho giáo cũng nhằm mục đích duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến, tuy nhiên, trong tính lịch sử của nó, tư tưởng này có tác dụng rất tích cực đến việc bảo đảm nhân quyền. Nó là điểm cốt lõi cho phép kiềm chế tính độc đoán của vua chúa và quan lại, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ các quyền và tự do trong một giới hạn nhất định. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" từ lâu vẫn là một nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước (chỉ khác về mục đích so với Nho giáo) và đã được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế.

Thứ tư, Nho giáo lấy quần thể làm bản vị, đặt lợi ích của tập thể lên trước lợi ích cá nhân. TheoNho giáo, không có cá nhân trừu tượng mà mỗi cá nhân luôn gắn liền với một tập thể (cộng đồng, dân tộc, gia đình). Tách rời tập thể, không chỉ nhân cách bị mai một mà bản thân cá nhân cũng không thể tồn tại cá nhân tồn tại trong tập thể nên quyền lợi của tập thể cũng là quyền lợi cá nhân. Vì vậy, Nho giáo kêu gọi mọi người tôn trọng và hy sinh lợi ích, thậm chí cả tính mạng cho tập thể và coi đó là một hành động đạo đức cao cả. Tinh thần này thể hiện sinh động nhất trong câu nói của Phạm Trung Ngôn - một nhà Nho đời Tống ởTrungQuốctheo đó, người quân tử là người: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ".

Điều cần lưu ý là Nho giáo nhấn mạnh và đặt quyền, lợi ích tập thể lên trước quyền, lợi ích cá nhân nhưng không triệt tiêu quyền và lợi ích cá nhân mà ngược lại, nó tìm cách trung hòa hai loại quyền và lợi ích này theo nguyên tắc: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người". Tư tưởng chủ đạo Nho giáo trong vấn đề này là một người càng cống hiến nhiều cho xã hội, cho tập thể thì người ấy sẽ càng được xã hội, tập thể tôn trọng, đề cao giá trị và dành cho nhiều quyền lợi.

Một khía cạnh khác có liên quan là Nho giáo coi trọng nghĩa vụ, coi việc thực hiện nghĩa vụ là tiền đề đạt được quyền lợi. Điều đó thể hiện ngay trong ngũ luân. Trong ngũ luân, nghĩa vụ của các chủ thể được đề cập rất cụ thể (vua phải thương dân, tôi phải trung với vua, cha mẹ phải bao dung với con cái, con cái phải hiếu đễ với cha mẹ, chồng phải ngay thẳng, vợ phải nhẫn nhịn, anh phải đại lượng, em phải kính nhường, bạn bè phải thành thật và tôn trọng lẫn nhau...), trong khi quyền lợi chỉ được hiểu một cách gián tiếp theo nghĩa vụ của chủ thể cũng chính là quyền lợi của chủ thể tương ứng và ngược lại.

Những quan niệm trên khác với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ thống trị trong văn hoá phương Tây nhưng không hề mâu thuẫn với tiến bộ về nhân quyền. Đúng là các văn kiện quốc tế về nhân quyền hiện đại chủ yếu đề cập đến các quyền và tự do của cá nhân mà ít đề cập đến nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể, tuy nhiên, cần phải hiểu là bởi chúng được xây dựng nhằm mục đích hạn chế và xoá bỏ tình trạng vi phạm nhân quyền, chứ không phải là những tuyên bố về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ và giữa các loại quyền. Mặt khác, ít đề cập song không có nghĩa là các văn kiện đó phủ nhận nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể. Minh chứng là trong điều 29 (khoản l,2) của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) đã nêu rõ: (1) “Mọi người đều có nghĩa vụ với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và trọn vẹn. (2) Mỗi người, trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân còn phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng với các quyền và tự do của người khác và những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ...". Nguyên tắc này sau đó còn được tái đề cập và cụ thể hoá trong điều 17 và 18 của Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ xác quyền và những quyền và tự do đã được thừa nhận rộng rãi (1998). Đặc biệt, các nước trong lục địa châu Phi đã khẳng định rõ sự gắn kết giữa quyền các cá nhân và quyền tập thể ngay trong tiêu đề của văn kiện quan trọng nhất về nhân quyền của khu vực, đó là Hiến chương về quyền của con người và quyền của các dân tộc (do tổ chức thống nhất Châu Phi thông qua năm 1981).

Như vậy, nhấn mạnh và đặt các quyền tập thể và nghĩa vụ lên trên các quyền và lợi ích cá nhân không hề là một cái gì đó sai lầm, đặc biệt khi việc đó không những không triệt tiêu các quyền cá nhân mà ngược lại, để đảm bảo tất hơn các quyền cá nhân. Trên phương diện nhân quyền, việc đặt yếu tố nào lên trên yếu tố nào thuộc về phạm trù tính đặc thù, bắt nguồn và phụ thuộc vào văn hoá. Về vấn đề này, ngài Tommy Kok, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Singapore tại LHQ, trong một bài báo đăng trên tờ The Strait Times (14/12/1993) đã viết rằng: "Người Á Đông không tin vào hình thức tột cùng của chủ nghĩa cá nhân như nó được diễn ra ở phương Tây. Chúng tôi đồng ý rằng mỗi cá nhân là quan trọng, tuy nhiên, cá nhân đó không thể là một thực thể tách biệt mà là một thành viên của mỗi gia đình, một bộ tộc, cộng đồng, quốc gia và dân tộc.NgườiÁ Đông tin rằng, bất kỳ họ nói hay làm gì, họ phải nhớ đến quyền lợi của những người khác. Không giống với xã hội phương Tây, nơi mà một cá nhân đặt những quyền lợi của mình cao hơn của người khác, trong xã hội ChâuÁ, cá nhân thường cố gắng cân bằng quyền lợi của mình với quyền lợi của những người khác hay gia đình và xã hội...". Lời phát biểu trên có thể coi là một câu trả lời ngắn gọn và xác đáng đối với những chỉ trích của phương Tây về cái gọi là "sự phủ nhận các quyền cá nhân" trong văn hoá truyền thống và hiện tại của các nước Đông Á.

Thứ năm, Nho giáo đề cao sự hoà hợp và tôn ti trật tự. Về sự hoà hợp, Khổng Tử cho rằng: " Khi thực hiện nguyên tắc chính trực, sự hoà hợp là quý" (hoà vi quý), và khuyên mọi người "hãy đối xử với người khác như đối xử với chính mình". Theo Mạnh tử: "Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà".TuânTử cho rằng: "Hoà hợp là đạo của vũ trụ. Bản thân nguyên tắc kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân cũng phản ánh quan điểm về sự hoà hợp trong Nho giáo...”.

Như vậy, sự hoà hợp có vị trí nổi bật trong tư tưởng Nho giáo. Trên thực tế, nó là sự mở rộng của tư tưởng đề cao con người và quyền con người của Nho giáo. Bởi con người là cao quý nên mọi người cần phải đối xử với nhau trên tình thân thiện, yêu thương, tôn trọng phẩm giá và các quyền của nhau, giải quyết các mối quan hệ trên tinh thần hiểu biết, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Quan điểm này có thể liên hệ với các nguyên tắc khoan dung, cùng chung trong hoà bình, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong luật quốc tế về nhân quyền hiện đại, tuy nhiên, nó rộng và sâu sắc hơn các nguyên tắc này, bởi lẽ sự hoà hợp trong Nho giáo mang tính toàn điện, không chỉ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, mà còn giữa con người với tự nhiên.

Một xã hội có tôn ti trật tự là mục tiêu của Nho giáo. Để tạo lập một xã hội như vậy, chuẩn mực hành vi của mỗi cá nhân được Nho giáo đề cập rất cụ thể, rõ ràng trong ngũ luân, tam cương và ngũ thường, theo đó, ứng với mỗi một vị trí trong xã hội, con người cần phải có những cách thức cư xử nhất định.

Một xã hội có tôn ti trật tự ảnh hưởng như thế nào đến nhân quyền? Không ai có thể phủ nhận là xét ở góc độchung, đó là một trong những yếu tố nền tảng để đảm bảo nhân quyền. Luận điểm này đã được chứng minh trong thực tiễn cũng như được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Vấn đề là hình thức và tính chất của mỗi dạng tôn ti trật tự.

Cho dù có điểm hạn chế thể hiện sự phận biệt đối xử (về đẳng cấp và giới), nhưng ý tưởng về một xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo vẫn chứa đựng những ý nghĩa tích cực với nhân quyền. Trước hết, nó bảo đảm cho xã hội ổn định, qua đó mọi người có thể hưởng thái bình. Mặt khác, sự phân biệt đối xử về đẳng cấp và giới trong Nho giáo, nếu xét mối quan hệ với các tư tưởng về đức trị, "lấy dân làm gốc", đề cao tập thể, sự hòa hợp và nghĩa vụ thì sẽ thấy nó không tồi tệ như một số người phương Tây giàu trí tưởng tượng nhưng thiếu tư duy biện chứng từng miêu tả. Trong xã hội đó, mặc dù đứng trên nhân dân, nhưng vua chúa luôn phải tu dưỡng đạo đức để giáo hoá nhân dân, xứng đáng là "phụ mẫu của dân”, mặc dù vợ phải phục tùng chồng, nhưng chồng cũng phải luôn cố gắng để trở thành một trụ cột cho vợ cả về vật chất và tình cảm... Như vậy, do tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với những tư tưởng tất đẹp khác, ý tưởng về tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo tỏ ra sâu sắc và tiến bộ hơn rất nhiều so với trật tự độc đoán của nền quân chủ phương Tây truyền thống.

Quan niệm về xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo có đồng nghĩa với sự tôn sùng quyền lực như một số người phương Tây nhận định hay không? Trên thực tế, văn hoá truyền thống Đông Á không "ưu ái" quyền lực bằng văn hoá phương Tây truyền thống, do những người nắm quyền lực trong các xã hội Đông á luôn bị chế ước bởi các phạm trù đạo đức, ấy dân làm gốc", nghĩa vụ... trong khi đó, suốt thời kỳ Trung cổ ở phương Tây, quyền lực của giáo hội và vua chúa là tuyệt đối. Cái trật tự khắc nghiệt và tuyệt đối đó bắt đầu bị phá vỡ kể từ khi ban hành bản Đại hiến chương Anh (1215), vậy nhưng, xét bản chất, các quyền của nghị viện Anh nêu ra trong văn bản này (và Bộ luật về quyền) cũng chỉ dành cho một nhúm quý tộc và nhà giàu, còn dân thường hầu như không được hưởng. Một dẫn chứng là vào thế kỷ XVIII, ở nước Anh có 4 trường luật đào tạo những người ra làm quan, nhưng chỉ con cái những nhà quý tộc mới được ghi tên vào học. Trong khi đó, tại Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác từ khi có chế độ khoa cử, bất cứ ai cũng đều có thể ra thi để làm quan. Thêm vào đó, trong các xã hội Đông Á thời phong kiến, thần dân nếu oan ức có thể chặn xe của vua quan để đưa đơn kiện cáo hoặc đến công đường đánh trống xin phân xử... những điều này ở xã hội phương Tây truyền thống không thấy đề cập.

Xét Hồi giáo

Đông Á là điểm cuối của “dải cầu vồng Hồi giáo" vắt qua toàn bộ bán cầu Bắc tính từ Marốc ở phía Tây đến quần đảo Inđônêxia phía Đông. Ngoài Inđônêxia, nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới hiện nay, khu vực này còn có Malaysia, Brunây và một số nước khác có tỷ lệ tín đồ Hồi giáo đông đảo.

Hồi giáo từ lâu đã bị một số người phương Tây coi là một tôn giáo phản nhân quyền. Họ chê trách tôn giáo này ở vô số điều, từ những hình phạt khắc nghiệt theo luật charia, sự phân biệt đối xử với phụ nữ, tính "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ… cho đến cả tục cắt cơ quan sinh dục của phụ nữ. Nhưng khách quan mà xét, Hồi giáo có đáng phải chịu sự chỉ trích như vậy hay không?

Trước hết, nói về vấn đề bình đẳng giới, đúng là phụ nữ phải chịu những hạn chế khá khắt khe trong một xã hội Hồi giáo, nhưng địa vị của phụ nữ trong xã hội phương Tây trong truyền thống cũng tồi tệ chẳng kém. Cần nhớ rằng, Bộ luật dân sự Napôlêông, một biểu tưởng của nền pháp luật phương Tây, lúc đầu còn không thừa nhận phụ nữ là con người và có những nước phương Tây cho đến giữa thế kỷ XX vẫn chưa thừa nhận các quyền chính trị của phụ nữ. Một ví dụ khác, đúng là luật Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tối đa bốn vợ mà chỉ cho phụ nữ lấy một chồng nhưng trong các xã hội truyền thống ở phương Tây, cả đến khi giai cấp tư sản lên nắm quyền, chế độ đa thê đâu đã được xoá bỏ? Xét ở một góc độ nhất định, tình trạng của phụ nữ ở các xã hội phương Tây còn bi thảm hơn các xã hội Hồi giáo bởi có sự dung túng cho tệ ngoại tình và nạn mại dâm, trong khi ở các xã hội Hồi giáo, những tệ nạn này bị cấm triệt để. Điều đó rõ ràng có lợi cho việc bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ. Riêng về tục cắt bỏ cơ quan sinh dục nữ, nó không hề được quy định cả trong kinh Kôran lẫn luật charia. Đó đơn giản chỉ là một thủ tục tồn tại nhiều trong các cộng đồng Hồi giáo, chứ không liên quan đến giáo luật hoặc giáo lý của tôn giáo này.

Xét các yếu tố khác như "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ...về cơ bản, cũng xuất phát từ những suy nghĩ mang tính định kiến và phiến điện của một số người ở phương Tây chứ hoàn toàn không phải là bản chất của Hồi giáo. Rất nhiều học giả về Hồi giáo đã chứng minh rõ điều này. Ví dụ, Jacques Rolieet, một nhà thần học theo Thiên chúa giáo đã khẳng định trong cuốn Tôn giáo và chính trị của ông là: "...đạo Hồi không chứa đựng bạo lực...Nếu tôi không nhầm thì kinh Kô-ran quy định rất rõ rằng người Hồi giáo nên tôn trọng người Cơ đốc giáo và người Do thái để họ không chống đối các luật của đạo Hồi". S.S.Husain, trong tác phẩm Đạo Hồi và nhân quyền viết: "NgườiHồi giáo tin rằng, tự do không hạn chế của một người sẽ dẫn đến tước đoạt tự do của người khác. Nhân quyền là kết quả của nghĩa vụ hơn là tiền đề của nghĩa vụ. Tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ với thánh A la và các loài vật trên trái đất, trong đó có các đồng loại của họ. Đổi lại, họ sẽ được A la trao cho quyền con người và tự do. Học giảHammudahAbdalati, trong tác phẩm Học thuyết Hồi giáo cho biết: " TheoHồi giáo, mỗi cá nhân có trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự thịnh vượng của xã hội mà người đó trong. Với tư cách là thành viên của xã hội hoặc của một đất nước, mỗi cá nhân phải đặt những quyền lợi của mình sao cho phù hợp với quyền lợi của đa số, miễn là quyền lợi của đa số không trái với luật của thánh A la".

Những điều trên chứng tỏ Hồi giáo chủ trương cân bằng mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quyền và nghĩa vụ. Điều này trái với văn hoá phương Tây nhưng tương tự quan điểm của Nho giáo và phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền. ông Mazaffar, Chủ tịch Quỹ vì một thế giới công bằng Malaysia (FWF), trong một bài viết trên Tạp chí Foreign Broadcast Monitor số 301 năm 1994 đã khẳng định: "Quan niệm về sự cân bằng, không còn nghi ngờ gì nữa, là một quan niệm rất quan trọng trong Đạo Hồi... Điều quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng hài hòa giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa trật tự và tự do”.

Tuyên ngôn quyền con người của thế giới Hồi giáo (Tuyên ngôn Cairô, năm 1990) đã khẳng định, các quyền và tự do cơ bản cũng là một phần của học thuyết Hồi giáo. Không ai có quyền tước đoạt toàn bộ hay một phần các quyền tự do của người khác, đó là luật lệ của thánh A la và luật lệ đó mang tính quyền lực nghiêm khắc. Bản tuyên ngôn còn liệt kê các quyền con người như: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh cá nhân, quyền được đối xử nhân đạo trong thời chiến, quyền được kết hôn, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em, quyền được tỵ nạn, quyền có việc làm, quyền sở hữu tài sản và quyền có mức sống thích đáng... và nêu rồ rằng, các quyền và tự do nói tới ở trên xuất phát từ và chỉ giải thích trên cơ sở học thuyết Hồi giáo.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, bên cạnh những điểm vũ công Giao hạn chế lịch sử, cả Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo - những trường phái tư tưởng chính ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống của các nước vùng Đông Á đều chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những tư tưởng đó đã hòa quyện trong tâm lý, ý thức của các dân tộc vùng Đông Á, tạo nên những giá trị truyền thống về nhân quyền của các dân tộc trong khu vực này mà hiện vẫn được các dân tộc trong khu vực kế thừa và phát triển cũng như đã thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế.

Vậy tại sao một số người phương Tây lại định kiến với văn hoá truyền thống của các nước Đông Á như vậy? Sự định kiến sâu sắc đến nỗi khiến cho Samuel Huntington, trong cuốn Cuộc xung đột giữa các nền văn minh, đã dự đoán, thế kỷ XXI sẽ diễn ra cuộc xung đột giữa văn minh phương Tây (dựa trên nền tảng Thiên chúa giáo) với văn minh phương Đông (dựa trên nền tảng Phật giáo, Hồi giáo và Nho giáo). Nhưng cũng chính Huntington trong cuốn sách này đã giải thích nguyên nhân của sự việc khi viết rằng: "ở cấp độ cơ bản, các quan mềm của phương Tây khác xa với những quan niệm phổ biến tại các nền văn minh khác. Những ý tưởng của phương Tây về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, tính hợp hiến, những quyền con người, sự bình đẳng, tự do, pháp quyền, dân chủ, thị trường tự do, sự tách biệt giữa các giáo hội và nhà nước, thường ít gây được tiếng vang trong các nền văn hoá của những nước theo Đạo Hồi, Nho giáo, Nhật Bản, các xã hội của người Hindu, các nước theo Phật giáo và Chính thống giáo", chính vì vậy: "Các nỗ lực của phương Tây nhằm quảng bá các ý tưởng này làm nảy sinh một phản ứng chống lại chủ nghĩa đế quốc về nhân quyền" và một sự tái khẳng định các giá trị bản địa. Và học giả này kết luận: "Niềm tin của phương Tây về khả năng phổ cập nền văn hoá của họ có ba sai lầm: Nó giả dối, vô đạo đức, nguy hiểm. Có lẽ phải thừa nhận rằng mọi sự can thiệp của phương Tây vào công việc cửa các nền văn minh khác là nhân tố nguy hiểm nhất gây mất ổn định”.

Có lẽ không cần bình luận gì thêm trong vấn đề này, bởi lẽ những nhận định của học giả phương Tây kể trên đã là quá đủ. Chỉ xin nhắc lại một câu nói của ông Tổng Thư ký LHQ Kofi Anna trong Thông điệp nhân ngày nhân quyền thế giới năm 1997 để thay cho lời kết: "Nhân quyền là biểu hiện của truyền thống khoan dung. Trong tất cả các tôn giáo và các nền văn hoá, nó là cơ sở của hoà bình và tiến bộ. Nhân quyền là giá trị chungcủa mọi nền văn hoá..."

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Facebook, like, và nhu cầu được nhìn nhận







1. Một nghiên cứu

Elizabeth Martin, Facebook activity reveas clues to mental illness (Sinh hoạt Facebook cho thấy dấu hiệu bệnh tâm thần), University of Missouri, Medical Health News Today, 2013.

nói rằng phân tích sinh hoạt của một cá nhân trên mang xã hội Facebook có thể giúp bác sĩ tâm thần hiểu rỏ hơn về tình trạng sức khoẻ của người ấy – cũng cần như hỏi chuyện bệnh lý.

2. Sống ảo qua các hiện tượng mà các báo tường thuật gần đây như “like là cởi”,“nói là làm”, “mình thích thì mình chụp thôi”, … cho ta nhiều …bài học.

. một nữ sinh 13 tuổi tại Khánh Hòa đã giữ lời hứa đủ 1.000 likes đốt trường,

. một thanh niên tự tẫm xăng đốt và nhảy cầu khi đủ 40.000 likes

. L.H. viết là được 20.000 like thì cô ta sẽ trút áo ngực hoàn toàn.

Trong chừng mực nào đó các hiện tượng ấy cũng có thể là biểu hiệu của những tâm thần bất ổn.

.

Ở đây tác giả bài này không nói đến bệnh lý, chỉ phân tích hiện tượng dưới khía cạnh xã hội học.

3. Thông thường trên mạng xã hội mà điển hình là Facebook, người trẻ diễn tả được tâm trạng, lại có người đọc, người thích. Đó cũng là một cách …giải tỏa sự cô đơn – Dù là người đọc không hoàn toàn hiểu mình (Ai tri âm đó mặn mà với ai), nhưng còn hơn là có cảm tưởng … đang hét to trên hoang đảo. Ta cần …trút bầu tâm sự, ta cần có người đọc, người nghe, người thích.

Trên Facebook, dĩ nhiên là ta không gặp những người đối thoại chăm chú lắng nghe như một bác sĩ tâm thần nhưng ít nhất là ta có “bạn”, được cảm thấy không còn cô đơn, được kể chuyện của mình.

Ta cần liên hệ xã hội. Con người là một con vật sống trong xã hội. Ta còn có nhu cầu được thừa nhận, được đồng tình, như một nhu cầu tối cần thiết.

4. Thật vậy, con người không chỉ cần cơm no áo ấm mà còn cần sống với cộng đồng và được cộng đồng nhìn nhận như một thành viên.

Trẻ con thì cần được cha mẹ thương yêu bảo bọc – không có gì làm trẻ khổ hơn khi bị chính cha mẹ mình bỏ rơi, không chú ý đến – nếu ở trong trường hợp đó, cái đau khổ này sẽ theo đuổi cá nhân ấy ngay đến lúc trưởng thành sau này. Mỗi khi gặp khó khăn thì khó khăn sẽ bị phóng đại lên vì “vết thương” khó lành của thời thơ ấu ấy.

Lớn hơn thì cần thầy cô và bạn học ở trường, ở khu xóm, … nhìn nhận. Hiện với internet thì tha nhân là cả thế giới đại đồng. Nhu cầu được thừa nhận bởi xã hội cũng nằm trong ý muốn thoát khỏi sự lệ thuộc của gia đình. Tuổi thiếu niên là lúc rất cần có “bạn” đồng trang lứa.

5. Mạng xã hội Facebook được giới trẻ tiếp đón nhiệt tình vì Facebook trả lời được nhu cầu được nhìn nhận của người trẻ. Hiện hữu là hiện hữu trong mắt của người khác.

Thế là hàng ngày hàng giờ, giới trẻ vào Facebook để truy cập những phản ứng của bạn mình mà cả những …yêu ghét của “vòng bằng hữu” của các bạn ấy. Tức là còn hơn kiểu … bán hàng đa cấp: chỉ cần có 10 bạn thì ta có thể đọc được trạng thái, status, của hàng trăm người hay nhiều hơn nữa. Ta hết cô đơn và ta được có cảm tưởng là thành viên của một cộng đồng rộng với nhiều phản ứng và liên hệ hổ tương!

6. Nhu cầu được thừa nhận có thể biểu hiệu qua nhiều hình thức

. cố gắng học giỏi để được cha mẹ khen

. làm việc hết sức mình để được chủ hay bạn bè khâm phục

. có nhiều tiền bạc để chi cho bè bạn để được, chẳng hạn, một ánh mắt đồng lõa, một cái bắt tay nồng nhiệt, một bữa nhậu vui, …

. …

Nhưng khi các em không có điều kiện để thể hiện các điều như thế thì các em sẽ làm bất cứ việc gì để được thừa nhận, để được yêu thương, ngay cả những việc điên cuồng nhất, những việc trái luân thường đạo lý hay phạm luật.

Các chuyên viên tâm lý học đã giải thích hiện tượng này: nếu ai đó làm bất cứ việc gì để không bị …bỏ rơi thì một là người đó thiếu bản thể, không tự đứng vững trên hai chân mình, cần người đối diện một cách quá đáng. Cũng có thể vì thời niên thiếu đã không đủ tình yêu, có thể vì không đủ tự tin, có thể vì lúc nào cũng có cảm tưởng bị bỏ ngoài lề, không ai biết mình có giá trị, có thể vì đã bị thương tổn lúc bé, …

Những người đó cần được giúp đở.

7. Nhu cầu được nổi tiếng

Báo chí trên mạng hàng ngày đưa nhiều tin của người nổi tiếng. Những người đẹp, người giàu, người có quyền lực, …

Nổi tiếng là … độ tích cực nhất, theo quan niệm của nhiều người, của sự được nhìn nhận.

Đẹp, giàu và có quyền lực, … không ở trong tầm tay của bất cứ trẻ nào. Thế nên sẽ có em tìm đủ mọi cách để … nổi tiếng. Tự đốt mình, đốt trường hay trút bỏ xiêm y là những cách để được nổi tiếng, trong lối suy nghĩ …ngắn của các em. Cái cần, không là kết án những em ấy mà phải hiểu tại sao các em đi đến những suy nghĩ như thế.

8. Cụ thể thì làm thế nào, làm những gì?

. Tôn trọng bản thể của trẻ. Chúng không đòi được chào đời. Cha mẹ đã cho chúng chào đời thì phải có trách nhiệm với chúng, phải thương yêu và bảo vệ chúng. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn. Trong một gia đình, trong một lớp học, tất cả trẻ đều độc nhất vô nhị. Làm sao để mỗi trẻ phát triển theo chiều hướng riêng của chúng. Đàn áp bản thể trẻ thì có khả năng là một ngày nào đó chúng “bùng nổ” dưới những dạng bất ngờ.

. Không giáo dục bằng bạo lực. “Yêu cho roi cho vọt” chỉ đúng cho cái thuở mà nhân loại còn dốt về tâm lý trẻ con. Cần nhiều khen thưởng và cần tránh cho trẻ những thất bại không đáng có. Nếu không, để được …yêu thương chúng có thể mạo hiểm “sáng tạo” ra những hình thức rất nguy hiểm để tự khẳng định.

. Đối thoại là cách hay nhất để hiểu trẻ và giúp trẻ phát triển. Đừng quên nói lời yêu thương. Văn hóa Á đông kín đáo, ít biểu lộ tình cảm nhưng dù là được sinh ra ở phương Đông, làm sao trẻ biết được là ta yêu chúng nếu ta không biểu lộ?

. Không đào tạo rập khuôn theo mẫu. Gia đình và trường học phải làm sao ngừng đào tạo những chú lính chì, hay những robot được lập trình trước và hoàn toàn giống nhau.

. Đồng thời môi trường cũng cần được … sạch hóa, báo chí bớt chuyện people (người nổi tiếng), xã hội cần chú trọng đến các sinh hoạt văn hóa giải trí cho trẻ để bồi dưỡng chúng, …

.

Có như thế thì mỗi trẻ sẽ biết tự …yêu mình, không có nhu cầu, bằng mọi giá, được tha nhân thừa nhận hay cần nổi tiếng.

Thí dụ của bạn trẻ sẳn sàng tẩm xăng đốt mình và nhảy cầu là điển hình của người không yêu mình chẳng hạn

.

Chuyện nghiện Facebook cũng là một vấn đề rất quan trọng, cũng cần đặt lên bàn thảo luận.

Nguyễn Huỳnh Mai

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

“Học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị”




Tác giả: GS.Hoàng Xuân Sính



Người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.
“Có thể có bạn đồng nghiệp nghĩ chúng tôi điên rồ” Có cơ sở đào tạo ra “tiến sĩ giấy”, gây bức xúc xã hội Chúng ta chỉ có toàn học sinh khá giỏi, giáo dục đã cất cánh rồi chăng?


LTS: Chia sẻ với độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) nói rằng, đào tạo sau đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị, vì nhiều người đi học lấy bằng không phải vì mong muốn làm việc tốt hơn mà là để thăng tiến chức vụ.

Lâu năm trong giáo dục, chúng tôi đã thấy ở nước ta có 3 vấn đề rất đáng chú ý: Đối với bậc phổ thông các trường phấn đấu để học sinh đỗ vào đại học; Đối với bậc đại học các trường phấn đấu để sinh viên tốt nghiệp có việc làm; Đối với bậc sau đại học thì ta có một hiện tượng kỳ dị, đó là không phải phấn đấu gì hết.

Chúng tôi xin nói rõ hiện trạng của bậc sau đại học: Trước hết Bộ Giáo dục chưa phân loại “thạc sĩ nghề nghiệp” và “thạc sĩ nghiên cứu”. Thạc sĩ nghề nghiệp th́ì có thể vừa học vừa làm, chỉ đến trường nghe giảng vào hai ngày thứ bảy và chủ nhất mỗi tuần; nhưng thạc sĩ nghiên cứu thì phải dành toàn bộ thời gian để học và học rất căng.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính chỉ rõ, đào tạo sau Đại học ở Việt Nam là một hiện tượng kỳ dị. ảnh: Văn Chung.




Thạc sĩ nghề nghiệp nhằm giúp người đi làm có thêm kiến thức cho công việc được tốt hơn. Còn thạc sĩ nghiên cứu là để dành cho ai có mong muốn dấn thân vào nghiên cứu.

Cho tới nay tôi chưa thấy có quy chế về thạc sĩ nghiên cứu ở nước ta, và tôi đã đọc một văn bản của Bộ Giáo dục đề cập tới thạc sĩ nghiên cứu trong tương lai sắp tới, tôi xin hoan nghênh.

Cho nên khi làm tiến sĩ, các thày hướng dẫn phải chấp nhận nghiên cứu sinh chỉ có thạc sĩ nghề nghiệp, và đành phải làm hộ hoặc cho ra lò những luận án tồi. Vả lại người đi làm thạc sĩ hay tiến sĩ của nước ta hầu như chỉ nhằm tiến thân vào chức vụ này nọ, không hề mong muốn có thêm kiến thức để làm việc tốt hơn.

Hiện nay người ta đi làm thạc sĩ, tiến sĩ thường là với mấy mục đích sau đây: Thứ nhất, mong tiến thân cho những chức vụ có bổng lộc. Thứ hai, xóa đi dĩ vãng học đại học không mấy hay ho như học tại chức, học liên thông, học dân lập bằng cách học thạc sĩ ở những trường đại học lớn – các trường đại học lớn của ta rất khắt khe trong việc tuyển sinh đại học nhưng lại rất nhẹ tay khi tuyển sinh cho bậc sau đại học, khó nghe thấy ai trượt tuyển sinh sau đại học.

Chúng tôi cũng xin nói về học phí học thạc sĩ trong nước. Học phí chính thức không đắt, các trường lấy hầu như bằng nhau, nhưng theo dư luận thì có khoản có biên lai (nghĩa có biên lai cho học phí chính thức), có khoản không có biên lai và khoản này thì tùy từng trường.

Các bạn đồng nghiệp nói với tôi rằng đào tạo thạc sĩ có lời vì nhà trường không phải phấn đấu đào tạo gì cả do người học đã có công ăn việc làm không như với sinh viên ở bậc đại học, và do học phí đã được xác định giữa học viên và nhà trường với những khoản không có biên lai.

Chúng tôi là trường tư, không dám có những khoản không biên lai, cho nên với học phí chính thức thì chỉ đủ chi trả lương thày, mọi khoản khác không tính đến.

Nhiều lần họp Hội đồng quản trị, tôi không trả lời được câu hỏi của một số thành viên: Tại sao người ta lời nhiều với đào tạo thạc sĩ mà trường này lại kêu lỗ? Tôi chẳng biết trả lời ra sao.

Quan hệ người học với thày giáo và lãnh đạo một trường tư có khác: Cứ có chút chút điều gì không vừa lòng thì người học đòi hỏi phải có văn bản để đưa ra chính quyền. Tất nhiên chúng tôi chấp nhận điều đó và coi đó là quyền lợi của người học.

Chúng tôi bắt buộc phải có đào tạo sau đại học, nếu muốn làm công tác nghiên cứu, và cũng là để nâng cao trình độ giáo viên. Nhưng thế giới đều biết là đào tạo sau đại học rất tốn tiền, vì thế ta thấy ở những nước theo giáo dục Anh Mỹ tiền học phí rất cao, trừ các nước chủ trương đại học công là chính như Pháp, Đức thì học phí mới thấp.

Thầy Việt Nam cho điểm gì mà cao thế?

Bộ Giáo dục của ta rất khuyến khích các trường trong nước liên kết với đại học nước ngoài để đào tạo thạc sĩ, điều này cũng dễ hiểu vì chương trình của họ tốt, giáo viên có trình độ khoa học vững vàng và cập nhật; việc liên kết được Bộ khuyến khích bằng cách cho điểm trong xếp hạng phân tầng các trường đại học.

Sau một số năm làm liên kết, chúng tôi nhận thấy rằng áp lực của đối tác liên kết và của người học quá lớn: đối tác luôn đòi tăng phí đào tạo, người học thì không chịu học phí cao, cuối cùng chúng tôi phải chấp nhận bù lỗ. Chúng tôi cho đối tác biết áp lực phải chịu, họ trả lời chúng tôi muốn mua danh tiếng thì phải chịu.

Tôi không biết các bạn đồng nghiệp trong nước thấy thế nào về việc này, đối với chúng tôi, không thấy có danh tiếng gì thêm cho trường khi liên kết với đại học nước ngoài.

Người học đến chỗ chúng tôi học, chỉ chăm chăm có cái bằng nước ngoài mà xã hội coi trọng, không bao giờ kể đến cái trường nơi họ đến học, nó tiếp sinh viên thế nào, nó có đủ phương tiện đáp ứng việc học thế nào?

Hoàn toàn không, chúng tôi chẳng có danh tiếng gì với người học cũng như với xã hội. Nếu có danh tiếng thì là danh tiếng với nước ngoài như sau: họ nói với chúng tôi rằng tại sao mỗi lần thi lại quay cóp nhiều như vậy khiến họ bắt phải thi lại nhiều lần?



“Có thể có bạn đồng nghiệp nghĩ chúng tôi điên rồ”

(GDVN) – Nữ giáo sư, Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam, nay đã 83 tuổi nói chuyện về làm giáo dục ngày nay. Hóa ra, câu chuyện đâu phải chỉ có tiền nhiều hay ít?


Thày Việt Nam cho điểm gì mà cao thế (phía chúng tôi phụ trách dạy 1/3 chương trình để học phí hạ xuống) để tổng điểm tốt nghiệp bao giờ cũng cao nhất trong 3 nơi thi là Mỹ, Pháp, Việt Nam trong khi điểm đầu vào lại thấp nhất? Danh tiếng của chúng tôi chỉ có vậy.

Trước tình hình liên kết như vậy, cho nên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy không nên mở rộng liên kết với đại học nước ngoài mà phải tập trung vào nâng cao đào tạo sau đại học trong nước.

Chúng tôi đã có chủ trương mời thày nước ngoài dạy cho những môn mà chúng tôi thấy cần thiết cho việc hội nhập khi nước mình đã ký một loạt hiệp định thương mại với quốc tế. Vấn đề khó khăn ở đây là học viên không nghe giảng được bằng tiếng Anh.

Vì vậy, chúng tôi đã tung giảng viên của mình dịch bài giảng bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, phát bài giảng bằng cả hai thứ tiếng cho học viên trước khi lên lớp, và cuối cùng lúc giảng viên nước ngoài dạy thì giảng viên của chúng tôi ở bên cạnh để dịch và cũng để giải thích khi có thắc mắc.

Một lớp dạy như vậy rất tốn tiền, nhưng chúng tôi chấp nhận, vì:

Thứ nhất giảng viên trẻ của chúng tôi được nâng cao trình độ và có nhiều cơ hội tiếp xúc với đại học nước ngoài.

Thứ hai, việc phát bài giảng cho học viên bằng hai thứ tiếng giúp học viên trong công việc họ đang làm khi họ gặp tình huống phải xử dụng tiếng Anh.

Thứ ba, học viên thấy rõ là chúng tôi tổ chức lớp học như vậy là vì người học.

Qua chuyện trên, là nhà quản lý, chúng tôi hiểu rằng để phản ứng tích cực, nhanh nhạy với tình hình thì phải được chủ động trong tài chính, trong học thuật và trong nhân sự. Tất nhiên là trường tư dễ dàng xử lý hơn trường công vì nhân sự lãnh đạo không nhiều và vì chúng tôi không nhận tài trợ của nhà nước.

Chúng tôi có thể tóm tắt sau các trình bày ở trên : chúng tôi được tự chủ với ít ràng buộc trong chi tiêu và tổ chức – nhân sự. Về học thuật thì chỉ được phần nào như việc tổ chức dạy cao học trong nước như kể trên; còn ngành nghề và khung chương trình thì hoàn toàn là nằm trong khung đã định sẵn.

Và còn việc xin phép liên kết với một đại học nước ngoài thì quả là khó khăn, nó có những quy định mà chúng tôi mong rằng trong tương lai sẽ bớt đi. Mọi người trong chúng ta đều hiểu rằng tự chủ trong học thuật làm trường nổi tiếng.

————–

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hoc-Thac-si-Tien-si-o-Viet-Nam-la-mot-hien-tuong-ky-di-post172393.gd

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Du Học Hiếp Dâm và Hiếp Dâm Du Học


Du Học Hiếp Dâm và Hiếp Dâm Du Học


Điều Nghiêm Trọng Luôn Bị Dấu Diếm

Phụ Huynh Có Con Em Du Học Âu Mỹ Nhất Thiết Phải Biết

Hoàng Hữu Phước, MIB




A) Giải Thích Qua Dẫn Chứng Landen Gambill

Năm 2013 nữ sinh viên năm thứ hai Landen Gambill lẽ ra bị đuổi khỏi trường Đại Học North Carolina UNC, Bang North Carolina, Hoa Kỳ, nếu đã không có bùng phát cơn sóng căm phẫn rầm rộ ủng hộ cô. Landen bị cưỡng hiếp ngay tại Làng Đại Học Chapel Hill của UNC và bị hội đồng kỹ luật trường UNC thông qua Luật Sư Trưởng của trường kết tội cô vi phạm điều I.C.1.c. của bộ Quy Tắc Bảo Toàn Danh Dự Honor Code mà hình phạt truyền thống duy nhất là đuổi học. Honor Code ấy được mặc định đã được đọc, đã được hiểu nội dung, đã được xem như biết rõ hình phạt duy nhất là gì cũng như cam đoan hình phạt ấy là tuyệt đối đúng đắn bất khả tranh cãi và bất khả kiện tụng, bởi sinh viên khi đặt bút ký tên ghi danh theo học tại trường.



Landen bị hiếp dâm, nhưng danh dự cô được bảo toàn nếu cô không tố cáo ai,và do đó, sự hiếp dâm chẳng gây tai hại cho bất kỳ ai, kể cả cô cũng không phải là nạn nhân cho sự hiếp dâm do cô không phải chịu đựng gì cả vì tất cả là bí mật nghĩa là chẳng ai biết cô đã bị hiếp dâm (nên cô chẳng sợ bị soi mói, bị bươi móc bởi truyền thông, bị thương hại, bị khó khăn trong lập gia đình, v.v.).

Landen sẽ là nạn nhân hiếp dâm, chỉ khi kẻ hay những kẻ hiếp dâm cô – hoặc kẻ hay những kẻ chứng kiến cuộc hiếp dâm – loan truyền tin về cuộc hiếp dâm ấy, và đương nhiên kẻ hiếp dâm cô (và kẻ loan truyền) sẽ bị kết tội vi phạm Quy Tắc Bảo Toàn Danh Dự của trường và đối diện với khả năng bị đuổi học – chứ không phải vi phạm luật pháp hình sự quốc gia!

Landen sẽ bị đuổi học nếu tố cáo kẻ hay những kẻ hiếp dâm cô, vì Quy Tắc Bảo Toàn Danh Dự không cho phép cô làm phương hại đến “danh dự” và “tiền đồ” của sinh viên trong trường, nhất là làm phương hại đến “danh dự” trường như một nơi của hiếp dâm, kém an toàn cho nữ sinh, và là ổ sản sinh “tội phạm tiềm năng” của quốc gia.

Giải thích cho đơn giản hơn: kẻ hay những kẻ hiếp dâm cô chỉ có tội nếu loan tin cô bị chúng hiếp dâm và nếu phát tán hình ảnh cuộc hiếp dâm ấy, vì như vậy sẽ làm tên cô bị tiết lộ, xâm hại đến “danh dự” của cô, vì… “danh” có nghĩa là “tên”, chứ Âu Mỹ hoàn toàn không có khái niệm về “trinh tiết”.

Giải thích cho đơn giản hơn: khi tố cáo kẻ hay những kẻ hiếp dâm cô, Landen đã làm cho cả trường – và cộng đồng dân cư quanh Làng Đại Học – biết “tên” của chúng, tức xâm hại đến “danh” dự của chúng, khiến chúng có nguy cơ bị tẩy chay trong cộng đồng (khó tiếp cận phụ nữ khác – tức “con mồi’ khác), trong đời sống (khó lập gia đình), và trong sự nghiệp (khó kiếm việc), mà nếu sinh viên bị mang “danh” như thế sẽ làm “danh” dự của trường bị giảm sút khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm không cao hơn năm trước đó, khiến không hấp dẫn người theo học “ùn ùn” ở các niên khóa sau đó, nhất là không hấp dẫn được sinh viên cực kỳ hấp dẫn về khả năng tài chính đến từ Châu Á trong đó có Việt Nam.

Cái honor code quái gỡ tồn tại nhiều trăm năm một cách đầy vinh diệu tại tất cả các trường đại học Hoa Kỳ ấy cuối cùng đã bị thách đố bởi một nữ sinh của chính Hoa Kỳ là cô Landen Gambill, mà sự dũng cảm của cô đã dấy nên phong trào đầy giận dữ của xã hội Hoa Kỳ: “Hãy Sát Cánh Cùng Landen” (Stand With Landen)



B) Văn Hóa Hiếp Dâm

Hiếp dâm là một thứ “văn hóa” ở các trường đại học Hoa Kỳ.

1- Văn hóa hiếp dâm đến từ xã hội Hoa Kỳ

Như một vấn nạn lịch sử, điều oái oăm là nữ quyền chỉ được chính thức xem trọng – ít ra là qua các tuyên bố chính thống và trên bình diện luật pháp – tại Hoa Kỳ qua Tu Chính Án Thứ 19 được phê chuẩn ngày 18-8-1920 cho phép nữ công dân được quyền bỏ phiếu, nghĩa là trong suốt 144 năm kể từ ngày lập quốc (04-7-1776) thì phụ nữ Hoa Kỳ hoàn toàn không được hưởng các quyền lợi như nam giới, kể cả quyền bỏ phiếu bầu cử. Lý do của sự đàn áp bức chế phụ nữ gồm:

a- Nam giới da trắng e sợ đánh mất quyền lực dù đó là quyền lực tình dục hay quyền lực chính trị, nên đã sử dụng đặc quyền làm các nhà lập pháp, các thẩm phán, các bồi thẩm đoàn, các nhà báo, các chủ nhân tòa soạn báo chí, các y sĩ và học giả, để đề ra những gì bảo vệ đặc lợi của họ, tác động đến xã hội quan tâm đến việc duy trì quyền lợi chung và hy sinh quyền lợi của dân da màu cùng phụ nữ, thậm chí cho phép quan hệ đồng giới giữa đàn ông da trắng với nhau dù đồng thuận hay cưỡng bức, trong khi lại hành hình những người da màu quan hệ đồng tính.

b- Cũng để duy trì quyền lực tình dục, nam giới da trắng Hoa Kỳ phác họa phụ nữ và trẻ em nam nữ như chủng loài không đáng tin cậy, dâm dục tạp nham. Thậm chí họ sử dụng sự vào cuộc của “giới trí thức” để khẳng định lập luận phụ nữ không xứng đáng có quyền lợi và chẳng bị hiếp dâm bao giờ, chẳng hạn “Tiến sĩ” Edmund Arnold năm 1862 đã khẳng định trước tòa án Hoa Kỳ rằng phụ nữ không bao giờ có thai nếu bị hiếp dâm, thậm chí đến năm 1913 của Thế Kỷ XX mà “Tiến sĩ” Gurney Williams còn cho rằng chỉ cần “chống cự” bằng cách khép chân lại thì phụ nữ đã không thể có thai, mà khi đã có thai nghĩa là đã có sự đồng tình hoặc cố tình dụ dỗ các “quý ngài”, nghĩa là các tố cáo bị các “quý ông” hiếp dâm nên có thai là sự vu cáo nhất thiết phải bị trừng trị.

c- Do đó, trong rất nhiều năm, luật pháp Hoa Kỳ ở nhiều tiểu bang tồn tại điều luật rằng phụ nữ da màu về luật pháp không bị xem như bị hiếp dâm, khiến ngay tại nơi công cộng giữa thanh thiên bạch nhật phụ nữ da màu có thể bị đàn ông da trắng hiếp dâm công khai, và trong ngần ấy năm dài chỉ có tội hiếp dâm nếu người da đen dở trò với phụ nữ da trắng (gọi là The Negro Crime) dẫn đến việc đàn ông da trắng có quyền xúm lại hành hình treo cổ người da đen tại chỗ không cần xét xử (gọi là lynching).

Định kiến thâm căn cố đế nhiều trăm năm đã tạo nên một thứ văn hóa hiếp dâm, mà tiến bộ của nhân loại nhiều lắm cũng chỉ dẫn đến những thực tế buồn cười như vụ Honor Code của trường UNC đã nếu ở đầu bài viết này, hay vụ nam sinh viên Brock Allen Turner của Đại học Stanford lừng danh. Năm 2016 này, Brock bị hai nam sinh viên khác tình cờ bắt quả tang đang hãm hiếp một nữ sinh đang nằm bất động trong bụi rậm và bị hai sinh viên này bắt giao cho cảnh sát. Do hãm hiếp một người bất động – do bị đánh ngất hoặc do bị chuốc rượu hay thuốc – nặng tội hơn đối với nạn nhân còn cử động và không bị đánh đập, Brock bị công tố luận tội 6 năm tù giam, để rồi bị kết án 6 tháng tù,và cuối cùng là được thả sau 3 tháng, với lý do 20 năm sống tốt không thể vì 20 phút lỗi lầm mà gây hại cho tiền đồ một thanh niên. Nghĩa là: không bao giờ sự thiệt hại của một nữ sinh viên dù bị hiếp dâm sau khi bị đánh cho bầm dập ngất xỉu lại được xem như tình tiết để xử nặng tội kẻ hiếp dâm. Chưa kể luật pháp Hoa Kỳ còn quy định rằng nếu người bị hiếp dâm có thai rồi sinh con thì người hiếp dâm có toàn quyền đòi nuôi con hoặc đến thăm con bất kỳ lúc nào, với lý do ngộ nghĩnh rằng phụ nữ nếu bị hiếp dâm thì chẳng ai chịu sinh con là kết quả của vụ hiếp dâm ấy, trừ phi có tình ý với người hiếp dâm mình, mà như thế đã mặc nhiên thừa nhận cái gọi là “quyền làm cha” của người hiếp dâm vốn được luật pháp bảo vệ với “sự khoan dung đầy tính nhân văn”.

Tóm lại, điều cần lưu ý khi “hòa nhập” vào xã hội Hoa Kỳ là: mỗi khi trở thành nạn nhân của hiếp dâm, người nữ nói chung và nữ sinh viên nói riêng sẽ phải đối mặt với việc chính mình bị chụp các chiếc mũ như:

– tại đã ăn mặc gợi dục

– tại đã có dùng bia rượu trước đó nên đã không tự kềm chế

– tại đã có hành vi nào đó gây hiểu lầm là mời gọi hoặc chấp thuận

– tại xã hội có bài bản dạy phụ nữ cách để không bị hiếp dâm mà phụ nữ không thuộc bài (không hề có bài bản dạy người nam không hiếp dâm)

– tại không học hỏi từ báo chí truyền thông vốn luôn than tiếc cho sự đe dọa sự nghiệp một ngôi sao bóng rổ vì hiếp dâm chứ không bao giờ đề cập gì đến các cô gái nạn nhân của ngôi sao ấy

– tại không cẩn thận để bị quay phim chụp hình tung lên mạng nên nếu tự tử thì đó là do tự gây ra

– và tại không biết thân biết phận vì luật pháp 31 tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép kẻ hiếp dâm có quyền đòi nuôi con hoặc quyền thăm con, đồng nghĩa với việc hiếp dâm là đặc quyền của nam giới nên chẳng bao giờ là trọng tội nếu không đi kèm với việc sát hại người bị hiếp dâm.

2- Văn hóa hiếp dâm trở thành chuẫn mực ở đại học Hoa Kỳ

Như vậy, văn hóa hiếp dâm đã trở thành một thứ lễ nghi, tập tục, ăn sâu vào chốn đại học, nơi từ xa xưa chỉ dành cho nam giới. Sự tồn tại của những hội đoàn nam sinh viên mang tên College Fraternities được cho là còn lưu truyền những tục lệ mà theo đó các thành viên mới gia nhập phải “chứng tỏ mình” bằng cách thực hiện nghi thức gia nhập bằng cách lừa một nữ sinh viên mà họ “chấm” tại một buổi tiệc rồi dụ ra một nơi mà các thành viên khác có thể cùng chứng kiến để thực hiện việc hiếp dâm – chẳng khác nào để họ được xem một phim khiêu dâm “sống” – để ghi nhận “sự xứng đáng” của người mới gia nhập. Và cái gọi là Campus Rape tức hiếp dâm tại trường đại học trở thành một vấn nạn trầm kha ở Hoa Kỳ.

C) Hiện Trạng Campus Rape Ở Hoa Kỳ

Vụ việc của nữ sinh viên Landen Gambill không là điều cá biệt chỉ ở Đại Học North Carolina (UNC). Hiếp dâm tại các “làng đại học” (tức Rape on Campus hoặc Campus Rape) là vấn nạn chung ở nước Mỹ.

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ năm 2010 ước định rằng 25% nữ sinh viên là nạn nhân của các vụ hiếp dâm trước khi tốt nghiệp sau 4 năm đại học, và rằng trường đại học nào có từ 6.000 sinh viên trở lên thì trung bình mỗi ngày có một vụ hiếp dâm và xảy ra đều đặn trong suốt năm học.

Trong bản báo cáo của Đại Học New York mang tựa đề Số Liệu Thống Kê Quốc Gia Về Bạo Hành Tình Dục Tại Các Làng Đại Học (National Statistics about Sexual Violence on College Campuses) thì chỉ có dưới 5% các vụ hiếp dâm được thưa ra các cơ quan thực thi pháp luật mà thôi – nghĩa là con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều so với con số do Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ nêu lên.

Tổng hợp từ tài liệu trên, ta có các số liệu như sau về những nạn nhân hiếp dâm :

– Cứ 4 nữ sinh viên cáo buộc bị hiếp dâm thì có 1 người mà báo cáo về những gì đã trải qua của người đó đáp ứng đúng các định nghĩa của luật pháp về hiếp dâm.

– Cứ 5 nữ sinh viên thì có 1 người bị hiếp dâm trong thời gian học ở đại học.

– Hầu hết những nữ sinh viên bị hiếp dâm là sinh viên nội trú, và khoảng 1/3 trong số họ là sinh viên năm thứ nhất ở lứa tuổi 17 – 19.

– Điều nghiên thực hiện ở 412 trường đại học cho thấy 5,4% nam sinh viên và 11,7% nam sinh viên đồng tính hay lưỡng tính bị cưỡng bức.

– Điều nghiên thực hiện ở 412 trường đại học cho thấy 30.6% nữ sinh viên đồng tính hay lưỡng tính bị cưỡng bức.

– 81% nữ sinh viên bị chính bạn tình cũ hoặc bạn tình hiện thời cưỡng dâm.

– 80% đến 90% được thực hiện bỡi người mà nạn nhân có quen biết.

Còn theo nghiên cứu của Học Viện Tư Pháp Quốc Gia Hoa Kỳ thì thủ phạm hiếp dâm:

– 35.5% là bạn học chung lớp của nạn nhân

– 34.2% là bạn học chung trường

– 23.7% là bạn tình hoặc bạn tình cũ

– 2.6% là người quen

– 35% nam sinh viên cho biết sẵn sàng hiếp dâm nếu biết chắc chắn sẽ không bị bắt hay bị trừng phạt.

– 81% vụ hiếp dâm trong làng đại học và 84% vụ hiếp dâm do sinh viên thực hiện bên ngoài khuôn viên làng đại học đã không được trình báo cảnh sát.

– Gần 60% vụ hiếp dâm được thực hiện bên trong nơi cư trú của nạn nhân.

– 52% vụ hiếp dâm có trình báo xảy ra sau 12 giờ đêm, và 37% xảy ra giữa 6 giờ chiều và 12 giờ đêm.

– Điều tra thực hiện tại 171 học viện và đại học cho thấy 74% vụ hiếp dâm xảy ra do say rượu. Trong năm 2000 Hoa Kỳ đã có hơn 70.000 sinh viên từ 18 đến 24 tuổi trở thành nạn nhân của hiếp dâm có liên quan đến rượu.

– Hơn 50% vụ hiếp dâm xảy ra vào các tháng 8, 9, 10, và 11.

– Sinh viên gặp rủi ro nhiều hơn trong những tháng đầu học kỳ 1 và 2 tức trong năm thứ nhất.

Các loại hình hiếp dâm bao gồm – nhưng không chỉ giới hạn bởi – hiếp dâm tập thể, hiếp dâm lúc hò hẹn, hiếp dâm vì lợi dụng sự quen biết.

Trên đây là vài con số của riêng Hoa Kỳ. Các số liệu khác đối với các vụ hiếp dâm xảy ra tại các làng đại học ở các nước Âu Tây có thể dễ dàng tìm thấy trên internet.

Tình hình trên cho thấy sự bất ổn về an toàn cho nữ sinh viên tại các trường đại học Mỹ, dẫn đến việc các trường đại học Mỹ đều có chương trình nhập môn gọi một cách mỹ miều là Campus Clarity (dịch nghĩa từng chữ: những điều cần biết rõ về sinh hoạt trong làng đại học; nghĩa bóng: những điều cần biết để bảo đảm an toàn nhất, sức khỏe tốt nhất, để theo đuổi thành công mục tiêu học tập hàn lâm và ước mơ tại trường, bằng cách…hãy lưu tâm đến sự thật là…có 1/5 nữ sinh viên bị hiếp dâm trong thời gian học đại học bởi người mà họ quen biết, đặc biệt là bạn học, vì vậy sinh viên cần lưu ý đến việc nhậu nhẹt và đến…bạn học!)

D) Tư Vấn Của Tannhauser Beowulf Thor

Những lời khuyên sau đây của chuyên gia Giao Thoa Văn Hóa (Cross Culture) Tannhauser Beowulf Thor đặc biệt thích hợp cho các du học sinh đến Mỹ từ những quốc gia “mới phất” (newly surging economies) của Châu Á trong đó đặc biệt là Việt Nam do Việt Nam có 5 “yếu điểm” – theo chuẩn mực văn minh Mỹ – mà các nước Châu Á khác không còn như (a) Việt Nam là nước cuối cùng có du học sinh đến Mỹ du học nên kinh nghiệm về văn hóa Mỹ chưa dồi dào đầy đủ; (b) phụ huynh học sinh và học sinh Việt Nam hoàn toàn không quan tâm và/hoặc không biết và/hoặc không được cung cấp thông tin về những thực tế của môi trường đại học Mỹ; (c) Việt Nam là nước Châu Á duy nhất còn sự tồn tại của truyền thống Á Đông đối với gắn bó gia đình; (d) Việt Nam là nước Châu Á duy nhất còn sự tồn tại của truyền thống Á Đông đối với phạm trù mang tên “đức hạnh” và “tiết hạnh” hay “trinh tiết” phụ nữ vốn đã hoàn toàn biến mất ở Châu Á; và (e) học sinh Việt Nam yếu về bản lĩnh, rất thiếu hiểu biết, dễ bị lôi kéo do tâm lý thần phục choáng ngợp trước cường quốc Hoa Kỳ, và kém khả năng phòng vệ:

1) Nếu được tiếp cận bởi “công ty dịch vụ du học” và quan tâm đến một trường đại học cụ thể ở Âu Mỹ, hãy yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản về cái gọi là “honor code” của trường ấy, và kiểm tra độ chính xác của thông tin với thông tin trên trang web của trường ấy.

2) Nếu quan tâm đến một trường đại học cụ thể ở Âu Mỹ, trước khi tiến hành xin học bổng hoặc đăng ký học tự túc, hãy yêu cầu trường ấy cung cấp thông tin bằng văn bản về cái gọi là “honor code” của trường, kiểm tra độ chính xác của thông tin với thông tin trên trang web của họ, đồng thời kiếm tìm thông tin trên mạng về các vụ việc nổi cộm có liên quan đến “campus rape assaults” tại trường ấy để hiểu rõ nhất về sự danh tiếng cùng sự khét tiếng của nó.

3) Phụ huynh phải “công tác tư tưởng” với con em mình biết (hoặc học sinh nếu cho rằng mình đã đủ trưởng thành, đủ khôn ngoan, đủ bản lĩnh, tự biết) rằng:

a- Nam sinh và nữ sinh Việt Nam: chỉ tham gia các buổi tiệc buổi tối quy mô “toàn trường” do trường tổ chức với sự tham gia của ban giám hiệu và thầy cô, vì mức độ an toàn cao hơn;

b- Nam sinh và nữ sinh Việt Nam: không tham gia các buổi tiệc buổi tối quy mô “tại gia” của một sinh viên nào đó tổ chức (thường là sinh viên “giàu có” ở địa phương), vì sự thác loạn không hề thiếu vắng;

c- Nam sinh và nữ sinh Việt Nam: không tham gia các buổi họp mặt riêng buổi tối tại địa điểm mật nào đó vì rất có thể sẽ trở thành nạn nhân của một vụ tế thần (do Mỹ có các giáo phái tà đạo thờ Quỷ Satan), hoặc bị sát hại khi đi chơi riêng rồi mất tích không thể tìm thấy xác, như vụ của nữ sinh viên Lauren Spierer (Đại học Indiana), nữ sinh viên Denise Lynette Hart (Đại học Connecticut), nữ sinh viên Hannah Graham (Đại học Virginia), nữ sinh viên Phoenix Coldron (Đại học Missouri-St. Louis); nữ sinh viên Anarae Schunk (Đại học Minnesota), nữ sinh viên Michaela Shunick (Đại học Louisiana), nam sinh viên Max Maisel (Đại học Công nghệ Rochester New York), nam sinh viên Brogan Dulle (Đại học Cincinnati), nam sinh viên Shane Montgomery (Đại học Pennsylvania), nam sinh viên Hye Min Choi (Đại học Illinois), nam sinh viên Jonathan Zygmont (Đại học New Hampshire), và rất nhiều những vụ mất tích khác;

d- Nam sinh Việt Nam: từ chối tham gia các họp mặt vầy đoàn của “nhóm bạn nam” để đừng bị “gang rape” tức bị hiếp dâm tập thể đồng giới, hoặc vướng vào “gang rape” tức cùng tham gia hiếp dâm tập thể một nam sinh khác hoặc một nữ sinh, hoặc trở thành đồng lõa tiêu cực (tức không tham gia hiếp dâm nhưng bị buộc phải chứng kiến để rồi phải ra sức bảo vệ nhóm hiếp dâm bằng mọi giá, do không muốn chuyện bại lộ sẽ khiến mình phạm tội nặng hơn kẻ hiếp dâm do các tội đồng lõa, bỏ mặc nạn nhân, và không tố giác tội phạm);

e- Nữ sinh Việt Nam: từ chối tham gia các họp mặt vầy đoàn của “nhóm bạn nữ” để đừng bị “gang rape” tức bị hiếp dâm tập thể đồng giới, hoặc bị nhóm bạn nữ ấy cho vào tròng để các nam sinh bạn thực hiện “gang rape” mình tức để mình cũng bị cái mà các nữ sinh ấy trước đây đã từng bị như thế;

f- Nữ sinh Việt Nam: cảnh giác cao độ và có biện pháp phòng thủ (như khóa cửa, gọi điện cho các bạn nữ khác, v.v.) khi bạn nữ ở cùng phòng trong khu đại học kiếm cớ đi vắng buổi tối (đa số các trường hợp là do có nhóm nam sinh viên yêu cầu người đó đi ra ngoài để họ vào thực hiện hiếp dâm không có nhân chứng).

g- Nam sinh và Nữ sinh Việt Nam: đừng bao giờ dùng bia rượu tại các “buổi họp mặt”. Nói chung là nên sống biệt lập, trừ những giờ nghiên cứu theo tổ nhóm, và đừng bao giờ khờ khạo cho rằng phải thể hiện sự hòa nhập bằng cách “sống như Mỹ” khi ở Mỹ.

h- Nam sinh và Nữ sinh Việt Nam: hãy quan tâm đến nội dung hướng dẫn về phòng chống hiếp dâm luôn sẵn có trên trang web chính thức của các trường đại học Mỹ, để nhận thức một điều hiển nhiên rằng hiếp dâm quả thực là vấn nạn phải đối phó, không thể lơ là.

E) Nhận Xét Của Hoàng Hữu Phước

Dựa vào các tư vấn trên của Ông Tannhauser Beowulf Thor, có thể cho rằng nếu như dân Châu Á đa số sang Âu Mỹ du học để phục vụ sự nghiệp chuyên môn, còn dân Việt Nam đa số sang Mỹ du học (a) để có bằng cấp Mỹ, (b) vì cha mẹ giàu sang cho con du học theo thời thượng “chứng tỏ năng lực tài chính”, (c) do cha mẹ giàu sang cho con du học theo thời thượng “tìm cách định cư tại Mỹ”, và (d) bởi cha mẹ giàu sang cho con du học theo thời thượng “trẻ măng làm chủ tịch tập đoàn tài chính” ở Việt Nam một cách đột nhiên như trên trời rơi xuống,

thì hơn ai hết du học sinh Việt Nam cần khắc cốt ghi tâm ba điều cực kỳ đơn giản sau:

1- Nếu muốn khoe bằng cấp Mỹ, muốn lấy le về năng lực tài chính của mẹ cha, muốn định cư tại Mỹ, muốn thừa kế gia sản mẹ cha để làm chủ tịch tập đoàn ở Việt Nam thì phải còn sống, nghĩa là phải cẩn trọng, học thuộc lòng tất cả các nội dung cảnh báo trên trước khi bước chân qua Mỹ du học; và

2- Nếu muốn không bị sử dụng làm công cụ chống đối Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam để rồi bổng dưng trở thành “tù nhân lương tâm” hay “nhà đấu tranh dân chủ” đột biến, thì phải tuyệt đối cẩn trọng với tất cả các nội dung cảnh báo trên trước khi bước chân qua Mỹ du học, vì rằng rất có thể khi bị hiếp dâm hoặc đồng giới hoặc khác giới thì những phim ảnh được chụp quay lại sẽ được dùng làm vũ khí khống chế khiến người đi du học khi trở về nước sẽ phải hoạt động chống phá Việt Nam theo lịnh của tổ chức nào đó bên Mỹ nếu không muốn bị công khai bằng chứng phim ảnh bản thân đã bị hiếp dâm, đã tham gia hiếp dâm, hoặc đã đồng lõa tham gia nghi lễ tà đạo giết người tế thần, v.v.

3- Tại Mỹ, khuôn viên đại học là một trong những nơi nguy hiểm nhất đối với phụ nữ (xem mục tham khảo bên dưới).

Việc học – dù ở trong nước hay ở ngoài nước – là dành cho người khôn ngoan tài giỏi lanh lợi cẩn trọng hiểu biết khát khao trí tuệ, chứ nào phải dành cho những kẻ thơ ngây khờ khạo cứ tưởng gần đèn thì tự động sáng (mà không biết rằng mình phải bật đèn, rằng đèn ấy là đèn dầu hay đèn pha, rằng bão lụt thì phải cúp điện, và rằng dù đèn gì thì sau lưng hoặc trong đũng quần mình vẫn luôn tối), cứ tưởng hiện diện trong trường đại học Mỹ thì tự động giỏi, và cứ tưởng đứng chụp hình bên trong tòa nhà Liên Hợp Quốc hay choàng vai bá cổ Barack Obama là tự động lòa chói hào quang vinh diệu đời đời.

Việc học – dù ở trong nước hay ở ngoài nước – đều đòi hỏi những nỗ lực ghê gớm tự thân mà không phải lúc nào cũng thành công, nói chi đến “thành công vượt bậc”, vì rằng không bao giờ có cái mặc định rằng hữu chí sẽ cánh thành, rằng bật tất cả các que diêm trong hộp diêm quẹt thế nào cũng có que bùng cháy, rằng “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Sự nỗ lực đi kèm với sự cẩn trọng mới có thể tạo ra sự yên tâm nào đó khả dĩ dọn đường cho một thành công chưa hẳn lớn.

Đã không nỗ lực lại chẳng cẩn trọng mà vẫn thành công thành công đại thành công thì đó chẳng qua là minh chứng rằng tạo hóa cũng có lúc thích trêu ngươi và con tạo cũng bị ô nhiễm hài hóa hí hước diễu hề kiểu game show Việt vậy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tài liệu tham khảo:

Barbara Booth. 2015. One of the most dangerous places for women in America (Một Trong Những Nơi Nguy Hiểm Nhất Đối Với Phụ Nữ Tại Hoa Kỳ).http://www.cnbc.com/2015/09/22/college-rape-crisis-in-america-under-fire.html

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. 2000. The Sexual Victimization of College Women (Biến Các Nữ Sinh Viên Thành Nạn Nhân Tình Dục).https://www.ncjrs.gov/pdffiles1/nij/182369.pdf

Đại Học California. Campus Clarity. http://www.calstatela.edu/campusclarity

Đại Học New York. National Statistics about Sexual Violence on College Campuses (Số Liệu Thống Kê Quốc Gia Về Bạo Lực Tình Dục Tại Các Làng Đại Học).http://www.nyu.edu/shc/promotion/svstat.html.

Đại Học New York. Sexual Assault Prevention and Response (Hướng Dẫn Cách Phòng Chống Tấn Công Tình Dục). http://www.nyu.edu/students/health-and-wellness/wellness-exchange/sexual-assault-prevention-and-response.html

Mạng Quốc Gia Về Hiếp Dâm, Lạm Dụng, Và Loạn Luân RAINN. Campus Sexual Violence: Statistics (Số Liệu Thống Kê Về Bạo Lực Tình Dục Tại Các Làng Đại Học). https://www.rainn.org/statistics/campus-sexual-violence

Nick Anderson. 2016. These Colleges Have The Most Reports Of Rape (Danh Sách Những Đại Học Có Nhiều Ca Hiếp Dâm).https://www.washingtonpost.com/news/grade-point/wp/2016/06/07/these-colleges-have-the-most-reports-of-rape/