Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

TÔI ĐI KIÊN


 

Kỳ 1 :

LÀM BÁO

Tôi từ bỏ cái nghề làm báo, viết văn ngót ngét cũng đã hơn 20 năm, dù đó là nghề tôi thích và cũng là nghề mà tôi có thể làm giỏi nhất. Có lẽ, nhờ từ nhỏ, tôi đã được thường xuyên tiếp xúc với sách báo, các nhà văn, nhà báo nổi tiếng ở Sài Gòn. Ba tôi là một trong những nhà báo kỳ cựu của miền Nam. Mười sáu tuổi, Ba tôi đã cộng tác làm thơ , viết báo với nhiều tờ báo, nhất là tờ Tiếng dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ,  rồi Ba tôi tham gia kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1954, mới trở lại Sài Gòn  tiếp tục làm báo . Ba tôi có tên trong Thi Nhân Việt Nam hiện đại của Hoài Thanh- Hoài Chân.

Ba tôi mất năm 1986 , năm 1987, tôi bước vào nghề cầm bút vì di nguyện của Ba tôi. Tôi đã nhanh chóng xứng đáng với  câu " con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" . Mười lăm năm cầm bút, tôi chưa bao giờ thực sự sử dụng hết hết khả năng của mình, bởi tôi mang tư tưởng của Ba tôi. làm báo là đấu tranh cho TỰ DO- CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Cũng may, tôi được làm việc với nhà báo Báo Nguyễn Đức Tấm- TBT Báo Tây ninh thời bấy giờ, tuy ông là người cộng sản. Ông vẫn luôn nhắc nhở các phóng viên báo : " BÁO CHÍ MÀ KHÔNG CÓ TÍNH ĐẤU TRANH THÌ KHÔNG CÒN LÀ BÁO CHÍ NỮA".

Công bằng mà nói,Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng " mở" để chuẩn bị cho " Tự do báo chí" , khởi đầu cho quá trình dân chủ, nên tập tành cho báo chí cách mạng làm quen với " kinh tế thị trường", " tự do báo chí" , khi cho phép báo chí vượt "lãnh thổ", liên kết với tư nhân để làm báo. Đáng tiếc, sự sụp đổ của Liên xô và Đông âu, khiến Đảng cộng sản lo ngại và " bóp lại". Những TBT mang xu hướng Đa nguyên , đa đảng lần lượt bị loại trừ.

Tôi biết mình cũng không thể tiếp tục làm báo, bởi TBT Nguyễn Đức Tâm hẳn cũng được xếp vào hàng ngủ " có vấn đề" , nên tôi quyết định từ bỏ nghề báo . Quả nhiên, như tôi dự đoán, TBT Nguyễn Đức Tâm cũng  được vận động "về hưu trước tuổi"!

Tôi rời báo năm 2000, năm 2003, anh Xuân Lập( nguyên là Phó TBT báo Thanh tra ) về Tây ninh vận động tôi tham gia Hội nhà báo Việt Nam tự do. Tôi là người thứ 13 ký tên vào bản kiến nghị xin thành lập Hội nhà báo Việt Nam tự do . Song song đó anh cũng mở Website - HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM TỰ DO- và giao tôi toàn quyền phụ trách mảng Văn hoá- nghệ thuật( Có lẽ đây là tờ báo mạng đầu tiên ở Việt nam) .Tuy tổ chức vội vàng và lõng lẽo nhưng tờ báo mạng này đã nhanh chóng gây tiếng vang, với hàng loạt bài "đặt thẳng những vấn đề bức xúc của Xã hội", tiêu biểu là bài " THỦ TƯỚNG HỎI DÂN- DÂN BIẾT HỎI AI? ". Ra đời chưa được tháng, lượt truy cập đã lên đến gần 3 triệu.

Được 3 tháng, tờ báo phạm phải lỗi lầm mà đến giờ tôi vẫn không tin được bởi đó là lỗi hết sức ấu trĩ và ngu ngốc , chỉ có thể mắc ở người chưa biết làm báo là gì? Tôi thiên về suy nghĩ : đó là cái bẩy để đóng cửa Tờ báo.  Đó là một tin "giựt gân" với tiêu đề : " NGUYÊN THỦ QUỐC GIA KHÔNG BIẾT HÁT QUỐC CA" ! đăng kèm bức ảnh TBT Lê Khả Phiêu và CT nước Nông Đức mạnh đứng nghêm , không "mở miệng" trong buổi lễ  chào cờ khai mạc kỳ họp quốc hội !

Khi đọc tin này, tôi đã vội điện thoại cho anh Xuân Lập đề nghị gỡ bài ngay, nhưng đã quá muộn. Vậy là tờ báo mạng " không phép" bị đóng cửa. Cũng may, trong vụ này, không có : nhà báo tự do " nào ở tù, ngay cả người viết và đưa bài này lên.

Hơn 20 năm, tôi đành phải chọn một nghề tay trái để kiếm tiền nhưng vẫn luôn theo dõi hoạt động báo chí ở Việt Nam.

Mạng xã hội phát triển và nhanh chóng bị Nguyễn Tấn Dũng " bóp nghẹt". Khi TBT Nguyễn Phú Trọng nắm quyền và đẩy mạnh việc thanh lọc, làm trong sạch Đảng, mạng xã hội đã được tận dụng triệt để, trở thành một kênh "song hành " với báo Đảng. Chỉ tiếc là, đám dư luận viên " ăn lương" hay " tự nguyện " hầu hết đều thuộc dạng " vừa dốt vừa ngu".

Việt nam gia nhập TPP, khiến xu hướng " Tự do báo chí " quay lại ( TỰ DO BÁO CHÍ LÀ NỀN TẢNG

CỦA TỰ DO NGÔN LUẬN) , tôi nghĩ cũng đến lúc tôi nên quay lại " nghề làm báo" .

( còn tiếp)

1 nhận xét: