Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Bộ xương người trị giá một tỷ đôla





Phan Huy Đường
Nguyên tác : Un squelette d'un milliard de dollars [1]

199x, Tổng thống Liên bang Hoa-kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Richard Steel, người giàu nhất nước Mỹ, kể như giàu nhất thế giới, Nhà Tỷ-Phú, nhảy lên máy bay phản lực riêng, phóng qua thành phố Hồ Chí Minh, cầm đầu một bộ tham mưu đồ sộ, chí ít cũng hơn trăm mạng. Ông đã dành cho mình mọi phương tiện để thành công. Những người có ít nhiều khả năng phục vụ hữu hiệu mục tiêu của ông đều có mặt. Một mục tiêu không tưởng, chẳng khác chuyện vác đá vá trời : tìm bằng được John, con ông, đã mất tích từ năm 1972 trong một trận dội bom vĩ tuyến 17. John là con trai duy nhất của ông. Ông sẽ tìm nó. Ông sẽ mang hài cốt nó về Mỹ, như ông đã hứa với vợ khi bà lâm chung. Ðứa nhỏ sẽ an nghỉ bên cạnh mẹ trong lăng mộ của gia tộc Steel. Tỷ-Phú đã quyết tâm, không có gì ngăn cản được. Suốt đời, ông chưa hề cho phép bất cứ ai, bất cứ điều gì bó tay ông. Ông là kẻ hiếu thắng. Ông luôn luôn thắng.
Cả bộ tham mưu nín thinh. Như bị ý chí quyết liệt của Tỷ-Phú thôi miên, mọi người đã làm việc cật lực. Nhưng chẳng ai tin chiến dịch này sẽ thành công. Tỷ-Phú hớp cạn ly whisky :
– Mọi chuyện cho ngày mai đã sẵn sàng chưa, đại tá Wood ?
Ðại tá chỉ huy bộ tổng tham mưu. Xưa kia, ông làm việc cho bộ quốc phòng, chuyên trách vấn đề tù binh và lính Mỹ biệt tích trong chiến tranh, lãnh đạo phái đoàn Mỹ trong tất cả những cuộc điều đình với chính phủ Việt Nam. Ông đã phân tích tỉ mỉ, từng cái một, bốn ngàn hồ sơ mà tụi Việt đã trao cho Mỹ trước khi Mỹ bãi bỏ cấm vận. Không hề có một dấu vết về John Steel. Tỷ-Phú đã thuê ông để điều khiển toàn bộ chiến dịch.
Ðại tá càu nhàu :
– Mọi sự đã xong, kho, nhà cửa, dụng cụ, hệ truyền thông. Tổng hành dinh đã sẵn sàng hoạt động từ một tuần nay. Ông có thể liên lạc trực tiếp với cả thế giới qua vệ tinh. Ông có thể theo sát mọi công việc tại trận. Bộ chỉ huy nằm trong một cánh của biệt thự. Quyển Thánh Kinh của bà đặt trên bàn thờ nhà nguyện, cạnh phòng ngủ của ông. Hôm qua, tôi đã kiểm soát lại mọi chuyện. Tất cả vẫn đâu vào đấy.
– Thế còn chiến dịch quảng cáo ?
– Sáng mai, đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí quốc gia và địa phương sẽ có mặt tại cuộc họp báo của ông. Khoảng gần nghìn người. Chúng ta đã mua một trăm ngày quảng cáo trên trang đầu của tất cả các báo, mua quyền phát tin hàng giờ trên đài phát thanh, gửi thông điệp trên tivi mỗi tối, đúng giờ cao điểm. Chúng ta đã thuê tất cả những bảng quảng cáo trên đất nước này và dựng thêm khắp nơi. Không một ai có thể không biết tới lời cầu mua của chúng ta. Sáng mai, bắt đầu. Ông chỉ còn một chuyện phải làm, chọn người đàn bà phục vụ.
Ðại tá đưa cho Tỷ-Phú một quyển an-bum :
– Ðã mua hết. Không ngại sida hay bệnh tật. Bác sĩ của ông đã khám xét tất cả. Họ đều còn trinh và lành mạnh. Người ông chọn sẽ được đưa tới biệt thự ngay tối nay. Cô ta sẽ không được ra khỏi nhà với bất cứ lý do nào. Biệt thự này được canh gác rất nghiêm ngặt.
Tỷ-Phú lướt mắt nhìn quyển an-bum. Quả nhiên, các cô gái đều trẻ đẹp. Ông không quan tâm lắm. Ông không ham mê nữ sắc, chỉ theo lệnh của bác sĩ, làm tình mỗi ngày để bảo đảm sự cân bằng thể lực và tâm lý, thế thôi. Tỷ-Phú liếc qua những lý lịch, ngừng lại trước cô gái đầu tiên biết nói tiếng Anh lưu loát.
Ðại tá ho.
– Ngừng lại lúc này vẫn còn kịp. Tôi không tin ý của ông. Tôi quản lý hồ sơ này hơn hai mươi năm rồi. Kế hoạch của ông thật là điên khùng… Khả năng thành công họa may là một phần triệu.
– Ờ, tôi mua khả năng ấy. Tôi đã trích ra một tỷ đôla để mua nó. Tổng sản lượng quốc dân của nước này là 150$ một đầu người. Chúng ta dư tiền mua cái một phần triệu ấy. Tôi cho anh 100 ngày để tìm ra nó. Chúng ta sẽ thành công. Hãy dẹp đầu óc quan liêu đi, những đống hồ sơ, những toan tính chính trị, những chiến lược chiến thuật thật khôi hài tội nghiệp. Tôi không điều tra, tôi không điều đình, tôi hành động. Tôi mua. Lầu Năm Góc của các anh đã thất bại, nhưng tôi sẽ thành công.
Sáng hôm sau, toàn bộ báo chí quốc gia và địa phương tụ lại trong phòng họp báo của Tỷ-Phú. Tỷ-Phú chẳng phải loại người nói suông, chịu mất thời giờ. Ông vào thẳng cốt lõi vấn đề :
– Tôi đã dành một ngân sách một tỷ đôla để tìm con tôi, John Steel, phi công trong Không lực Hoa Kỳ, biệt tích trong trận đánh ngày 24 tháng 12 năm 1972 trên vĩ tuyết 17. Người nào giúp được tôi tìm lại nó hay hài cốt của nó, tôi cho người ấy làm triệu phú suốt đời. Tôi sẽ trọng thưởng mọi nguồn tin chính đáng. Ngoài ra, tôi mua 150$ tiền mặt tất cả những bộ xương hoang. Tôi nhấn mạnh, tất cả, bất kể là xương đàn ông, đàn bà hay trẻ con. Cứ tìm chúng, cứ mang tới cho tôi, tôi sẽ thanh toán sòng phẳng. Văn phòng chúng tôi sẽ mở cửa 24 giờ trên 24, đúng 100 ngày. Mọi người tới đó sẽ được đón tiếp tử tế.
Và ông rời phòng họp.
Tin loan đi như lửa bốc. Mỗi sáng, báo chí đều đăng trên trang đầu chân dung của John Steel, kích thước, những nét đặc thù của chàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax của Trung Tâm Tìm Kiếm, một bản đồ dẫn đường, những trạm xe ca trong các tỉnh lân cận, giờ xe lửa khởi hành, máy bay cất cánh… giá chẵn 150$ cho nguyên bộ xương, bảng giá lẻ cho từng khúc. Mỗi giờ, đài phát thanh lại loan bố tin cầu mua. Mỗi tối, đài truyền hình lại nhắc nhở. Nội một đêm, áp-phích phủ cả Hà Nội, Sàigòn, các tỉnh lẻ và ngay cả những làng mạc hẻo lánh. Một cái đầu lâu… 150$… một lời thầu… vang vọng triệu triệu lần trong cả nước. Người người tranh luận say sưa, từ Bộ chính trị tới dân khố rách áo ôm trong những chòi nghèo nàn, kinh tởm nhất. Có người ủng hộ, có người chống. Chẳng ai nghĩ tới chuyện cấm đoán. Phải công nhận, đó là chuyện nhân đạo. Người Việt vốn biết thờ tổ tiên, tưởng niệm người chết, không thể ngăn cản việc này. Với lại, quan trọng hơn cả, chưa bao giờ kinh tế Việt Nam gặp dịp may lớn thế. Một tỷ đôla đổi lấy một bộ xương ! Mà ai ai cũng có quyền thử lòng số phận, kẻ quyền lực cũng như dân đen. Chưa bao giờ người ta được hưởng công lý và dân chủ đến thế.
Hôm đầu, không ai đến Trung Tâm.
Hôm thứ hai, lúc đêm xuống, một gã khả nghi, tóc tai bù xù, mặt nấp sau bộ râu rậm rạp, lẻn vào phòng tiếp khách, một túi vải bẩn trên vai. Trong đó, có một bộ xương khá lớn. Hắn dốc túi vải, lĩnh 150$ thủ túi, và biến.
Tỷ-Phú ra lịnh xét nghiệm ngay bộ xương. Trong phòng thí nghiệm được đặc biệt xây cất cho việc ấy, Giáo sư Smith và đồng nghiệp có đầy đủ những dữ liệu, máy móc để xác nhận từng đốt xương của John. Ở đây, có tất cả những hình ảnh, những rađiô-X của John từ thuở sơ sinh tới ngày biệt tích. Hình dáng, kích thước của từng cái xương đã được chụp ảnh, đo đếm, tính toán, và lưu trữ trong một căn cứ dữ liệu dưới dạng hình và dạng số. Một ống kính chụp ảnh bộ xương, rồi chuyển cho một định trình thông minh nhân tạo - chạy trên một máy tính vận động theo cấu trúc của mạng óc - xác định có khúc xương nào là của John Steel hay không.
Giáo sư :
– Không phải nó. Bộ xương này kể cũng lạ. Với hình dáng ấy, nó có thể là một người Mỹ cũng như một người Việt Nam. Theo máy tính là nửa này nửa nọ. Có lẽ là một thằng lai. Mình làm gì với nó bây giờ ?
– Cứ để nó qua một bên. Ðó là thằng đầu. Một thằng lính vô danh chân chính. Kiếm được John rồi, tôi sẽ tặng cho nó một ngôi mộ tại Hoa Thịnh Ðốn xứng đáng với bi kịch của nó.
Ngày thứ ba, một đám người rách rưới đến trước quầy. Họ đều được tiếp đón tử tế, trả tiền đàng hoàng đúng theo bảng giá đã công bố : 150$ cho một bộ xương nguyên vẹn, 10$ cho một cái sọ, 5$ cho xương chày… 10 xu cho những đốt xương nhỏ.
Hệ thống phân loại do Ðại tá thiết kế bắt đầu hoạt động, đổ xương đàn bà, trẻ con vào những kho riêng biệt. Xương đàn ông được nhập kho ngay cạnh sở chỉ huy, nối liền với phòng thí nghiệm bằng những toa xe tự động chạy trên đường rầy. Những con RôBô thông minh phân chia xương xẩu theo 214 loại xương người : xương sọ, xương sống, xương đòn, xương vai, xương cẳng tay… Rồi sàng lọc sơ bộ, xương Việt Nam đưa vào kho đồ phế thải, xương Mỹ đưa qua máy điện tử để xem xét một lần cuối.
Như trong các nước nghèo, thuật rỉ tai truyền miệng hữu hiệu kỳ diệu. Chưa hết một tuần mà thiên hạ đều biết rằng Tỷ-Phú là người trọng tín, tiền trao cháo múc. Một biển người liền bu quanh Trung Tâm, người này mang tới một cái sọ, người nọ mang theo xương chày, xương sườn, xương bánh chè, xương trụ, xương đùi, một đốt xương tay… Chỉ việc tới quầy, trao xương dưới một máy ảnh, là có liền đôla thủ túi… Chỉ có xương chó, xương mèo, xương khỉ… mới bị trả lại.
Từ khắp nơi những dòng người dài đằng đẵng đổ về Trung Tâm. Chưa bao giờ người ta cuốc đất, đào non, bới rừng đến thế… Thỉnh thoảng, có đàn bà, trẻ con bị trúng mìn và bom nổ tung. Tỷ-Phú bồi thường gia đình hậu hĩ, mua xương họ gấp đôi giá thường. Bới cả ký ức loài người cũng chưa bao giờ thấy được một mật độ xương người đặc như thế trên từng thước vuông đất. Có đủ thứ xương, đàn ông đàn bà con nít phụ lão trẻ sơ sinh Việt Lào Khmer Thái-Lan Cao-Ly Úc Tân-Tây-Lan Pháp trắng đen vàng đỏ nâu, vượn cổ Úc châu… và vài khúc xương Mỹ. Tỷ-Phú gửi xương người Tây Âu cho chính phủ nước họ, xương thiên cổ vào viện bảo tàng. Xương còn lại chất vào kho, đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà, phụ lão với phụ lão, trẻ sơ sinh với trẻ sơ sinh. Có xương rõ ràng còn mới, cạo rửa chưa sạch, còn dính sợi gân, mẩu thịt. Chẳng sao. Tỷ-Phú không muốn làm bất cứ ai nản lòng, cứ trả tiền, không cãi cọ nửa lời.
Một tháng sau, kho đã chật ních. Ðại tá :
– Làm sao bây giờ ? Ta chất chúng trong kho dành cho người Mỹ ?
– Không được. Anh hãy mua những thửa ruộng quanh đây mà chất. Chúng ta làm đến đâu rồi ?
– Hơn bốn trăm nghìn bộ.
– Tuyệt. Vượt kế hoạch rồi đấy. Khả năng thành công của anh sẽ vượt tỷ lệ một phần triệu. Nếu khả năng ấy có thực, chúng ta sẽ chụp được nó.
Những thửa ruộng tức khắc biến thành kho lộ thiên. Phương Bắc, đàn ông. Phương Nam, đàn bà. Phương Ðông, con nít. Phương Tây, trẻ sơ sinh. Lúc đầu, chỉ là những ngọn đồi khiêm tốn.
Ngày qua ngày, xương cốt rải rác trên đất Việt tuôn về Trung Tâm. Chẳng bao lâu, những ngọn đồi biến thành núi, thấy rõ từ xa hàng cây số. Hệ thống đường rầy chi chít nhanh chóng lan rộng. Bốn còn đường nhựa trắng láng từ Trung Tâm phóng tới chân trời. Bây giờ, đi vào Trung Tâm như đi miền núi, phải băng qua một hốc sâu giữa hai bức trường thành xương cốt.
Một phóng viên đăng trên tờ New York Times bức hình công trường đồ sộ này dưới tựa : “Vì tình phụ tử, công trình ngông cuồng nhất của nhân loại”. Vài ông triết gia già nua của Châu Âu già cỗi cất lời phản đối. Họ chẳng hiểu biết gì cả về kinh tế thị trường. Ðược đào tạo kỹ hơn, vài cậu triết gia trẻ cũng thuộc thế giới ấy đã khéo bình tới bình lui đúng theo chuẩn media. Vài nghệ sĩ Việt đã thất thanh tố cáo xì-căng-đan. Một dân biểu quốc hội cả gan đề nghị thành lập ban điều tra. Chính phủ Việt Nam hoảng hốt tuyên bố quanh co về Nhân Quyền, nghĩa vụ nhân bản. Nó chẳng thể không phản ứng, cũng chẳng thể làm hơn. Nhờ tỷ đôla nọ, cả tỉnh đã hết thất nghiệp. Cả nước cũng bớt đói.
Ðã tới hai phần ba kế hoạch. Ðã bắt đầu thiếu đất để chất xương. Trên mấy hếch-ta còn lại, Tỷ-Phú sai cất lò hoả thiêu. Ông điều khiển sát mọi công việc. Ngày nào ông cũng tham dự những đợt sàng lọc. Ông ít ăn, mỗi đêm chỉ ngủ non bốn tiếng. Ông làm việc không ngừng từ mờ sáng tới đêm. Sau mười giờ tối, ông mới nhường quyền cho Ðại tá, trở về nhà. Ông tắm ào, ngốn một khúc bánh mì thịt, tu nửa chai whisky, làm tình với người đàn bà phục dịch, rồi rút vào nhà nguyện, cầu Chúa, và tưởng niệm, giao cảm với vợ. Mỗi đêm, ông lại nhớ con. Một chàng trai trẻ thế, to lớn thế, đẹp thế, thông minh thế. Với cặp mắt xanh thế. Một cuộc đời đầy tương lai, đầy hứa hẹn như thế. Chỉ mới hôm qua, chưa đầy hai mươi năm. Từ ấy, đêm nào ông cũng đặt tay trên Thánh Kinh, thề tìm lại nó. Mỗi sáng, mới 4 giờ, ông đã có mặt ở phòng chỉ huy.
Ngày thứ tám mươi, thủy triều xương cốt bắt đầu suy giảm. Tới ngày thứ chín mươi, nó cạn trông thấy. Những xương cũ càng lúc càng hiếm. Tỷ-Phú càng chăm chú quan sát hơn. Không mệt mỏi, ông khuyến khích, cổ vũ, động viên người làm :
– Nếu quả thực khả năng thành công là một phần triệu thì chính là ở lúc này.
Ngày tiền định lần tới. Những kẻ bán xương càng lúc càng thưa. Mỗi ngày nhiều lắm còn được dăm chục. Họ mang đến những bộ xương mới toanh hay đã có ít nhất cả trăm năm. Ngày áp chót, chỉ còn một lão ăn mày mang tới quầy một ngón chân mới lóc sơ chút thịt. Nhân viên cho hắn mười xu cuối cùng còn lại trên số tiền một tỷ đôla.
Ðó là ngày thứ một trăm. Suốt ngày, không có ai tới. Ngồi trong ghế bành, Tỷ-Phú nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường. Mũi kim lặng lẽ quay. Ráng chiều thiêu đốt văn phòng. Những tủ gỗ hồng rực ánh lửa. Ðồng hồ báo hiệu ngày tàn. Tỷ-Phú thở dài, đẩy lui ly whisky, đứng dậy.
Ba tiếng gõ nhẹ vang lên trên cánh cửa. Người phiên dịch len vào văn phòng, bước nhẹ như bông :
– Có một ông lão xin gặp ông chủ.
– Cho ống ấy vài đôla và vứt xương của ông ấy vào một đống. Chiến dịch đã kết thúc rồi.
– Ông ấy không có xương để bán. Ông chỉ muốn trao lại cho ông chủ cái này.
Người phiên dịch xòe bàn tay đưa ra một gói nhung đen. Tỷ-Phú nhặt lấy nó, chán nản. Ông hững hờ mở xem. Ông thấy một thánh giá bằng bạch kim, có một trái tim ngọc đỏ khảm ở giữa. Tỷ-Phú rùng mình. Con trai ông đã chết. Nó chẳng thể nào chịu rời chiếc thánh giá này. Mẹ nó đã đặt mua cho lễ rửa tội của nó tại hiệu kim hoàn lớn nhất Paris. Tỷ-Phú ngả mình xuống ghế bành, khẽ nói :
– Ðưa người ấy vào.
Ðó là một cụ già mảnh khảnh, mày tóc bạc phơ, chòm râu nhọn trắng phau, khẳng khiu trong bộ đồ nhà quê màu đất đỏ Cao Nguyên, rộng thùng thình. Cụ chống gậy tre dịu dàng bước tới, dừng chân trước bàn giấy. Tỷ-Phú dang tay mời ngồi. Cụ lắc đầu.
– Ông tìm thấy thánh giá này ở đâu ?
– Nó là của tôi.
– Ông biết con trai tôi ở đâu không ?
– Biết.
– Hãy chỉ cho tôi. Tôi sẽ đổ vàng ngập nhà ông suốt ba đời.
Ông cụ lắc đầu. Tỷ-Phú :
– Vậy thì ông muốn gì, xin cho tôi biết.
– Người hãy đốt những núi xương kia. Hãy trải tro tàn trên đất Việt, từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Làm xong, hãy tới nhà ta, ở làng Nhân, chân núi Bình. Ta sẽ trả lại hài cốt đứa con trai cho người.
– Nội bảy ngày nữa, tôi sẽ tới.
Cụ già không trả lời, quay đầu, chậm chạp bước ra khỏi phòng. Chiếc gậy tre của cụ vang trên sàn gỗ, khô khan, đều đặn, như báo hiệu bức màn sân khấu sắp mở.
Tỷ-Phú liền triệu tập bộ tham mưu của mình. Ông hạ lệnh đốt hết xương trong nội sáu ngày. Ðại tá tái mặt :
– Làm sao nổi ! Những lò thiêu đã chạy hết ga. Dân chúng đang than phiền mùi hôi và khói. Chúng tôi phải chật vật hết sức mới vỗ yên được phần nào chính quyền.
– Câm đi ! Cái gì mà làm không nổi ? Chúa đã tạo được cả thế giới này trong bảy ngày. Tại sao chúng ta lại không đốt được đống xương kia trong thời gian ấy ? Hãy tăng các đơn vị lên bốn lần, nhân lương bổng lên gấp hai, và tổ chức ngay sản xuất liên tục. Nếu thiếu lò thiêu thì mua gỗ, than, dầu lửa mà đốt. Cần bao nhiêu ngọn lửa nhóm bấy nhiêu. Tôi muốn, bảy ngày nữa, máy bay cất cánh, trải đống tro khốn nạn kia từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu. Tuân lệnh !
Bới cả ký ức loài người cũng chưa bao giờ thấy được lửa và khói nhiều đến thế trên một mảnh đất. Một hỏa ngục, lúc nhúc đàn ông, đàn bà, trẻ con nhọ nhem đen ngòm. Người nối người thành xiềng, thành xích, đan chéo nhau, siết chặt những lò thiêu, những cồn lửa trong một cái lưới mênh mông chập chờn. Xương cốt chuyền từ tay này qua tay kia, từ những núi xương tới những miệng lửa hừng hực. Khói ngộp trời, dày đặc, cay, khét. Ngay từ ngày thứ ba, không ai phân biệt được ngày với đêm nữa. Bóng người ngọ nguậy, giần giật trong bóng đêm. Sáu ngày sáu đêm liền, khói đen ập xuống cả tỉnh, nặng như chì, bào mặt, chích mắt, cào cổ họng. Người ta chui vào nhà, chặn cửa ra vào, cửa sổ. Và khấn. Trẻ sơ sinh im thin thít. Trái đất chỉ còn là một lời cầu nguyện mênh mông, đen ngòm, bị lửa thiêu tí tách liên miên.
Ðến chiều thứ sáu, những lò thiêu, những cồn lửa, những lời cầu nguyện dần tắt. Một mặt trời máu phụt đốt bầu trời, rồi bóng đêm tràn ngập mặt đất. Từ phương Ðông một luồng gió ấm dâng lên, nhẹ nhàng lùa tan khói. Vài ngôi sao nhợt nhạt bắt đầu lấp lánh. Ánh trăng lạnh lùng soi sáng cõi vô ngôn.
Chợt có tiếng gà gáy, chó sủa xa xa. Một trẻ thơ mơ khóc. Mặt trời run rẩy, ngượng ngùng, hé mặt vén màn sương. Tiếng máy rù rì đơn điệu nơi chân trời. Đoàn phi cơ hú rách bầu trời, trải sau đuôi những dải tro xám mênh mông. Trận mưa tro tuôn xuống cõi trần. Không mảnh đất nào thoát thân. Không khí đặc sệt. Tro bám vào cây, cành, hoa, trái. Tro len lỏi vào nhà. Tro làm mắt mù, mũi nghẹt. Tro chét bùn đầy cuống họng. Suốt ngày, từ Bắc chí Nam, cả nước quằn quại trong cơn bão lốc màu tro xám, trong tiếng may bay rú. Về chiều, cơn bão lắng đi, rồi đêm lặng lẽ trở lại.
Hôm sau, Tỷ-Phú đến gặp cụ già :
– Ông lão, tôi đã thực hiện điều ông mong muốn. Xin trao lại hài cốt con tôi.
Ông lão dịu dàng nhìn Tỷ-Phú, nhè nhẹ nói :
– Ta cảm ơn người. Hôm nay đồng bào ta mới tìm lại được nấm đất tổ tiên. Nơi an nghỉ của người chết là nơi có người đang xây dựng những nền văn minh. Hãy đón con người về. Nó nằm dưới cái miếu trong vườn của ta.
Tỷ-Phú lao vào trong vườn. Dưới gốc cây đa, có một cái miếu bằng đất nung. Trong miếu, vài thanh nhang đang cháy. Tỷ-Phú sai người làm đào mả. Họ vác xẻng cuốc tiến tới.
Gần ngay đó, một đứa bé, tựa lưng vào một rễ cái của cây đa, lặng lẽ nhìn. Tỷ-Phú bước tới nó, cúi mình đưa cho nó một đôla. Ðứa bé hất tay Tỷ-Phú, nhảy ra xa, chạy nấp sau lưng ông cụ. Nón lá của nó rơi vào huyệt đạo. Tỷ-Phú nhặt chiếc nón lá, bước về phía đứa bé. Ông rùng mình. Sau màn nước mắt, mắt đứa trẻ bừng lửa, xanh biếc căm thù.
Tỷ-Phú nhấm nháp whisky, nhìn cỗ quan tài sang trọng. Hài cốt con ông an nghỉ ở đó. Một lần nữa, ông lại thắng. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ của một người cha, ông đã thực hiện nguyện vọng cuối cùng của vợ. Máy bay phản lực của ông đợi ông cả tuần nay. Nhưng ông chưa thể đi được. Ông không thể rời xứ này mà không biết con mình đã chết ra sao. Ông đã sai người phiên dịch điều tra tại làng Nhân ở chân núi Bình.
Người phiên dịch len lỏi như mèo vào văn phòng.
Tỷ-Phú quay chiếc ghế bành lại :
– Thế nào ?
– Tôi đã làm tất cả những gì phải làm. Tốn cả núi của. Người ta đã kể hết.
– Tốt lắm. Anh thuật lại đi.
– Ông nhất định muốn biết mọi chuyện ?
– Ðúng. Tôi muốn biết tất cả.
– Họ đã giết cậu ấy. Cậu đã kịp nhảy dù ra ngoài trước khi máy bay nổ. Cậu bị gãy chân trái. Có lẽ cậu đã bò rất lâu trong rừng. Ông già bắt gặp cậu nằm ngất xỉu trên một bờ suối và tha về nhà. Không ai biết cậu đã sống bao lâu trong nhà ông lão. Một buổi chiều, cậu rời chỗ ẩn, đi ra suối. Một đứa trẻ thấy cậu. Nó báo động cả làng. Người ta tức khắc bắt cậu. Làng ấy đã từng bị dội bom liên miên. Có nhiều người chết, căm thù ngất trời. Dân làng liền thành lập một toà án nhân dân. Họ kết án tử hình cậu và con gái ông lão. Họ bắn cậu tại trận. Cô gái có mang nên được tạm tha. Khi thằng bé ra đời, người ta trao nó cho ông già, và dắt cô đi.
– Cảm ơn anh, anh về đi. Chớ hé một lời nào cho bất cứ ai về chuyện này nhe. Ðó là lệnh của tôi, anh hiểu chứ ?
– Tất nhiên rồi, thưa ông.
Tỷ-Phú nhấm nháp whisky. Ông lặng nhìn cỗ quan tài sang trọng. Hài cốt con ông an nghỉ ở đó. Một nỗi đau dịu dàng tràn ngập lòng ông. Ông ngồi bất động hàng giờ đằng đẵng. Ðột nhiên ông lắc đầu, đứng dậy, kêu người đàn bà phục dịch :
– Em làm ơn giúp anh nhé.
Ông mở quan tài. Họ khiêng xương bỏ vào lò thiêu. Trong khi bộ xương cháy rụi, họ đặt hài cốt người lính vô danh vào trong quan tài.
Ngày hôm sau, Tỷ-Phú lại đến gặp cụ già. Ông ôm trong lòng một hũ tro. Cụ già đang ngồi dưới bóng cây đa. Ðứa bé đứng sau lưng cụ, hai tay gầy còm ôm cổ cụ. Mắt nó xanh, xanh biếc căm thù. Tỷ-Phú thở dài :
– Cụ ơi, xin trả lại cụ nắm tro tàn của con cụ. Ðúng thế, nơi đây mới là ngôi nhà cuối cùng của nó. Xin vĩnh biệt.
– Vĩnh biệt. Chúc người luôn luôn được bình an.
Tỷ-Phú nhìn đứa bé mắt xanh một lần cuối. Ông bước đi, bình thản, vững vàng. Ông cảm thấy bình yên lạ lùng.
Tỷ-Phú mang bộ xương người lính vô danh về Mỹ, an táng nó long trọng bên cạnh mả vợ ông, trong ngôi mộ tổ tiên ông. Ông cưới người đàn bà phục dịch. Họ đã từng hạnh phúc. Họ đã từng có đông con. Trong đám hậu duệ đông đảo của con người ấy, đã từng có nhiều phụ nữ, nhiều đàn ông lừng danh trong văn chương, văn học, được người đời quý trọng, yêu mến. Một trong những người đàn bà ấy đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ.

Tác giả tự dịch, 2003

[1] Nguyên tác : Un squelette d’un milliard de dollars, Terre des éphémères, Philippe Picquier, Paris, 1994. Bản dịch tiếng Anh, Nina McPherson : The Billion Dollar Skeleton, In Story, USA, Autumn 1994 và The Other Side of Heaven, Curbstone Press, USA, 1995.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Cái GỐC của sự NHẦM LẪN lớn nhất đe dọa Loài người (GDP và GNH, cái nào thực sự cần hơn ?)



MỘT là, Hạnh phúc sung sướng của nhân dân phụ thuộc chỉ tiêu chính là TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (Gross Domestic Products, GDP), tức thước đo sự Giầu có và Phát triển của đất nước (điều này là đang được sử dụng phổ biến để đánh giá một nước, không cần giải thích thêm);

HAI là Hạnh phúc sung sướng của nhân dân phụ thuộc TỔNG HẠNH PHÚC QUỐC DÂN (Gross National Happiness, GNH), tức người dân sống Dễ chịu (hygge), Thỏa mãn với cuộc sống của mình. Điều này được xác định là: Sống chân thật, hướng thiện; phát triển bền vững, môi trường sống yên lành, văn hóa tốt đẹp, không trộm cắp, không chiến tranh, không nghiện hút, xì ke ma túy, không đi tranh chấp xâm chiếm các nước khác . . .


Cái GỐC của sự NHẦM LẪN lớn nhất đe dọa Loài người
(GDP và GNH, cái nào thực sự cần hơn ?)

Hiện nay các nước tử tế trên thế giới hầu như đang phân thành hai phe lớn, một phe do Hoa Kỳ đứng đầu, một phe đi theo Trung quốc. Nếu các phe chỉ cạnh tranh đua tài trong hòa bình nhân đạo vì mục tiêu đem lại HÒA BÌNH, HẠNH PHÚC, SUNG SƯỚNG hơn cho nước mình và cho cả Loài người thì là quá tốt. Nhưng xem ra thế giới đang rất lúng túng, hoang mang, đứng trước khả năng xẩy ra Đại chiến thế giới thứ III, đe dọa tiêu diệt Loài người, mà nguyên nhân chính lại là do mâu thuẫn giữa 2 phe lớn này. Vậy là tại sao ? Nhiều người cho rằng, đây chính là một sự NHẦM LẪN LỚN NHẤT của các nước, chứ chắc chắn không phải mục tiêu của các nước lớn là TIÊU DIỆT lẫn nhau, hay tiêu diệt cả Loài Người !
Nếu cố gắng làm rõ SỰ NHẦM LẪN chung đó thì hy vọng có thể xua tan được nguy cơ xẩy ra ĐẠI HỌA nói trên.

Trước hết hãy xác định, có đúng là Liên hiệp quốc bình chọn 10 nước HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI là đã chính xác hay không ? Điều này còn phụ thuộc quan điểm chính kiến người bình chọn. Nhưng chúng ta cần dựa vào tính đại diện chính thức cho tất cả các nước có mặt và có quyền bình đẳng trong Tổ chức Liên hiệp quốc.Vậy là, quan niệm về hạnh phúc sung sướng của 10 nước HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI nói trên là đã được Thế giới chính thức thừa nhận. Song trên thực tế, dường như 2 phe lớn vừa nhắc tới lại không phấn đấu theo cái quan niệm và mục đích chung đã được cả thế giới thừa nhận này.
Nguyên nhân tồn tại một thực tế quá ngược đời đó, chính bởi thế giới vẫn có những cách nhìn khác nhau về HẠNH PHÚC SUNG SƯỚNG. Có thể nêu ra 2 quan điểm CHỦ CHỐT đánh giá HẠNH PHÚC SUNG SƯỚNG của người dân một nước trên thế giới:

MỘT là, Hạnh phúc sung sướng của nhân dân phụ thuộc chỉ tiêu chính là TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (Gross Domestic Products, GDP), tức thước đo sự Giầu có và Phát triển của đất nước (điều này là đang được sử dụng phổ biến để đánh giá một nước, không cần giải thích thêm);

HAI là Hạnh phúc sung sướng của nhân dân phụ thuộc TỔNG HẠNH PHÚC QUỐC DÂN (Gross National Happiness, GNH), tức người dân sống Dễ chịu (hygge), Thỏa mãn với cuộc sống của mình. Điều này được xác định là: Sống chân thật, hướng thiện; phát triển bền vững, môi trường sống yên lành, văn hóa tốt đẹp, không trộm cắp, không chiến tranh, không nghiện hút, xì ke ma túy, không đi tranh chấp xâm chiếm các nước khác . . .

Nhiều người còn quan niệm rằng, DÂN CHỦ, TỰ DO hay CHUYÊN CHÍNH, ÁP ĐẶT chỉ là giải pháp thực hiện mà thôi. Bởi nếu ÔNG VUA, hay ĐỘC ĐẢNG LÃNH ĐẠO mà tâm huyết hết lòng vì dân, có quan điểm Hạnh phúc, sung sướng theo GNH, rất cương quyết lãnh đạo cả nước thực tâm phấn đấu theo MỤC TIÊU GNH thì kết quả sẽ rất khác với DÂN CHỦ, TỰ DO chỉ nhằm cạnh tranh đẩy mạnh GDP lên gây bao mâu thuẫn, xung đột, thậm chí gây chiến tranh đẫm máu như vẫn đang xẩy ra từ nhiều thế kỷ nay (nhằm đạt GDP cao hơn các nơi khác!). Để chứng minh cái ý vừa nêu, có thể đưa ra 2 ví dụ rất điển hình: Một là nước Bhutan nhỏ bé loại nhất thế giới đã được nằm trong danh sách 10 nước HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI, có chế độ ÔNG VUA lãnh đạo (ông vua đời thứ 4 hiện nay của Bhutan mới 28 tuổi, đã tốt nghiệp tại Đại học Oxford bên Hoa Kỳ), đăng quang tháng 11, 2008, vẫn đang đi theo quan niệm Hạnh phúc sung sướng theo GNH nói trên. Còn trước Đại chiến thế giới thứ II, một nước hùng mạnh của Châu Âu, là nước Đức đi theo chế độ Tư bản (Tự do dân chủ), nhưng nhân dân chưa đủ tầm trí tuệ và thông tin đã – tự do dân chủ - bầu Hít le lên lãnh đạo, với mục đích đẩy GDP của Đức lên nhất thế giới, đã đưa nước Đức và thế giới đến một THẢM HỌA tầy trời là Đại chiến thế giới thứ II như đã thấy. Vậy đây là sự NHẦM LẪN của nhân dân Đức, chứ đâu có phải Nhân dân Đức muốn như vậy! Nhưng nhân dân Bhutan có thông minh hơn nhân dân Đức không ? Không phải, mà là những ông vua của Bhutan có lòng nhân từ bác ái của đạo Phật, đã biết quan sát tránh những sai lầm của thế giới, trong đó ông vua hiện nay của Bhutan đã tốt nghiệp đại học bên Hoa Kỳ (Einstein, nhà khoa học tự nhiên lừng danh toàn cầu cũng đã nói rằng, Loài người rồi sẽ đi theo Đạo Phật) .

Xin mở ngoặc nói thêm: (Đầu năm 1945, khi Việt Nam còn đang đấu tranh chống phát xít Nhật, thì Mỹ đã ủng hộ và giúp đỡ Việt minh. Nếu sau khi Việt nam dành được độc lập, mà Pháp và Mỹ - không quá vì tập trung chủ đích đẩy mạnh GDP nước mình lên – mà ủng hộ Việt minh, chấp nhận lời đề nghị của Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa xin gia nhập Liên hiệp Pháp, và Mỹ chấp nhận vào đầu tư phát triển kinh tế tại Việt nam ngay từ năm 1946 (tức hiểu được và chấp nhận động cơ muốn vì GNH của Hồ Chí Minh), thì Việt nam có thể đã trở thành CON RỒNG thứ 6 trên thế giới rồi, làm gì có 30 năm chiến tranh dã man tàn bạo tại Việt nam sau đó, và chính Thực dân Pháp và Can thiệp Mỹ do NHẦM LẪN, nên đã thua! ) Hiện nay cả 2 phe lớn trên thế giới vẫn ĐẠI NHẦM LẪN, vì vẫn ra sức vận dụng hết cỡ mọi giải pháp mà mình cho là hữu hiệu hơn, tài giỏi hơn, bất kể hậu quả nay ĐÃ LƯỜNG ĐƯỢC của chúng là thế nào, để đạt được CÁI MỤC ĐÍCH CHÍNH là đẩy mạnh GDP của nước mình lên cao hơn nữa!

Vậy chả nhẽ như thế là sẽ BẾ TẮC hay sao ? Không phải. Xin đi vào những sự NHẦM LẪN RÕ HƠN, CỤ THỂ HƠN.

Nước Mỹ hình thành chủ yếu từ 2 loại người chính: 1/ Từ những người HAM MUỐN KHÁM PHÁ những vùng đất MỚI xuất phát từ mọi miền trên thế giới; 2/ Từ những người tài năng, dũng cảm nhưng bị thua thiệt tại các chính quốc văn minh thời trước chủ yếu là của Châu Âu. Chính vì vậy, nước Mỹ chủ yếu là tập hợp của những người tài giỏi, sáng tạo, dũng cảm, không bị vướng đến cái GỐC dân tộc, nhưng lại mang theo được những cái tinh hoa của dòng máu cha ông của họ, và lâu nay, do NHẦM LẪN, chỉ quan tâm đến cái GDP của cuộc sống mà thôi. Cái thứ họ mang theo quan trọng nhất là thể chế Tự do dân chủ đua tài, do đa đảng phái cạnh tranh nhau lên lãnh đạo. Chính vì xuất sứ từ nơi cái tư duy về GDP nó lẫn át hết cái tư duy về GNH, nên chính những người tài giỏi, sáng tạo mới này trên đất Mỹ đã đẩy cái GDP của nước này lên đứng đầu thế giới. Do đó, nước Mỹ đã từng không cần chiến tranh để chiếm đoạt thêm đất đai, tài nguyên, rừng biển, mà chỉ cần HÒA BÌNH và cần các nước MỞ CỬA HỘI NHẬP CHO LÀM ĂN TỰ DO THÔNG THƯƠNG là họ có thể chiến thắng (tức có GDP cao hơn tất cả các nước)! Nhưng chính vì những nước cũng theo đường lối ra sức đẩy mạnh phát triển GDP, nhưng lại bị thua thiệt (do thiếu trí tuệ hơn, kém tài năng sáng tạo hơn, thể chế chính trị sai lầm hơn, thiếu tài nguyên, đất đai, rừng biển. . .) nên đã sinh ra cái tư duy cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí bành trướng, xâm chiếm dã man các nước khác. Đó là nguyên nhân GỐC RẾ nẩy ra chiến tranh mà Hoa Kỳ bị lôi kéo vào. Một khi đã BỊ thì phải CHỐNG TRẢ, đã bị tham tàn độc ác, thì cũng lây bệnh tham tàn độc ác, đã bị đánh lừa thì cũng tự nhiên sinh ra căn bệnh mưu mẹo, đánh lừa . . ., tức là đã bị lây nhiễm cả những cái xấu xa từ những nơi lạc hậu, nên đã tạo ra bao sự NHẦM LẪN. Đây chính là nước Hoa Kỳ hiện nay.

Nước Trung hoa thì NGƯỢC HẲN LẠI: Xuất phát từ rất nhiều nhóm người chuyên tranh giành quyền bính thống trị lẫn nhau trong nước hàng chục thế kỷ trước công nguyên (xem trong Vikipedia). Cái bản chất tranh giành, xâm chiếm, đứng đầu thống lĩnh kiểu Vua chúa đã thành bản tính, đặc thù dân tộc trên cả vùng đất Trung hoa hàng chục thế kỷ nay rồi. Chính từ vùng đất có đặc điểm đó đã nẩy sinh chủ thuyết Khổng tử nổi tiếng (dậy con người phải TRUNG QUÂN, TAM TÒNG TỨ ĐỨC, tức không thể Tự do dân chủ chống lại Vua Chúa và đua tài được) và Mưu lược Tôn tử (dậy người ta cách thức đối sử rất mưu lược, thủ đoạn với nhau, mục tiêu cao nhất là “KHÔNG ĐÁNH MÀ VẪN THẮNG”, còn thắng để làm gì ? Vì GDP hay vì GNH, thì lại là câu chuyện, hay mục đích mà Vua Chúa quyết định). Chính vì chủ nghĩa Phong kiến ở Trung quốc có những lý luận “tài giỏi, thông minh” như vậy nên chủ nghĩa Phong kiến đã tồn tại quá lâu trên đất Trung quốc. Do đó có 2 hậu quả rõ nhất: Một là những đặc điểm dân tộc nói trên nó đã biến thành bản năng của chính con người Trung quốc, kể cả nhiều lãnh đạo (trừ những ai đã bôn ba hải ngoại, như Tôn Trung Sơn, hay Tưởng Giới Thạnh . . .); Hai là Trung quốc đã bị lạc hậu quá xa so với phương Tây. Nay muốn đuổi kịp, chủ yếu trên chính mặt trận tăng GDP, thì Trung quốc đã đành phải vận dụng tối đa sở trường tài giỏi cũ của mình. Tuy nhiên, nói như vậy vẫn chưa đủ, chưa rõ đặc điểm quan trọng nhất của nước Trung hoa: 1/ Chính vì trong thời đại hội nhập hiện nay mà chạy theo trào lưu thi đua Tự do Dân chủ cạnh tranh theo luật pháp quốc tế thì đến bao giờ mới đuổi kịp (về GDP), nên TQ buộc lòng phải nhắm mắt chuyên chính tàn bạo, vi phạm Nhân quyền và Luật pháp quốc tế. 2/ Nhưng tại sao TQ lại dám trắng trợn vi phạm Luật pháp quốc tế ? Bởi Trung quốc là nước rất lớn, trên 1,3 tỷ dân, gần gấp đôi Châu Âu, và Đông Nam Á . . .Nhưng tại sao Trung quốc lại thành một nước lớn như vậy ? Nếu dựa tìm theo các yếu tố lịch sử (trong các trang mạng có cả), thì lúc đầu Trung quốc chỉ nằm trọn vẹn bên trong bức Vạn lý trường thành. Phía Tây là mấy nước vẫn độc lập; đông bắc là vùng Mãn Châu Lý cũng độc lập, phía Nam từ Phúc kiến trở xuống là các nước nhỏ thuộc dòng Bách Việt. Có nghĩa cái TÀI LỚN NHẤT CỦA TQ là "KHÔNG ĐÁNH MÀ VẪN THẮNG”, vẫn thâu tóm thống trị được các nước độc lập chung quanh, và cái chính là muốn GDP sẽ đứng đầu thế giới. Đúng là tài thật đấy! Nếu phía Bắc TQ không có Thành Cát Tư hãn Mông cổ ngăn chặn, phía Đông không mắc biển, phía Tây không mắc núi cao sa mạc, phía Nam không bị Việt nam anh hùng chặn lại . . . thì ngày nay TQ có thể đã to lớn hơn nhiều nữa. Và điều gì chứng minh được rằng, sau khi TQ chiếm lĩnh được toàn bộ Biển Đông, thì TQ khống đánh chiếm các nơi khác nữa ?
Sự ngược nhau giữa Mỹ và TQ còn thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực, ví dụ: Mỹ thì cần ngăn chặn người nước ngoài nhập cư vào nước họ, trong khi tại TQ thì ngược lại, người TQ tìm mọi cách ra đi. Mỹ thì muốn xây thành, đường biên để chặn người xứ Mecico tràn lên, còn Việt Nam mà có điều kiện thì cũng phải xây thành để chặn người TQ tràn xuống! Chỉ đến nay, TQ mới bị thế giới văn minh thế kỷ XXI kết tội là nước BÀNH TRƯỚNG, XÂM LƯỢC.

Vậy hai nước đứng đầu hai Phe và đều lấy GDP làm MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU kiểu như hiện nay thì Thế giới sẽ ra sao đây ?

Để giải quyết có lý, có tình, cần nêu thêm mấy ý nữa:

1. Trước đây, rất nhiều Đại đế cũng đã bành trướng xâm lược rộng khắp Á Âu để trở thành nước to lớn, nhưng vì đã rất thất nhân tâm, nên đều bị nhân dân thế giới chặn lại, nên đã bị tự tan rã hoặc bị các nước xúm vào đánh bại. Nếu khi đó sức mạnh của các Đại đế còn lạc hậu hơn sức mạnh của Trung quốc hiện nay rất nhiều, nhưng sức mạnh của các nước còn lại khi đó cũng rất yếu tương tự, nhưng sức mạnh của chính nghĩa cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn. Cho nên hiện nay sức mạnh của phe Dân chủ cũng vượt hơn hẳn sức mạnh của phe Đại đế tại thế kỷ này.
2. Cho rằng mục tiêu hiện nay vẫn là lấy tăng trưởng GDP làm đầu, thì ta vẫn thấy ngay, hiện nay biện pháp thực hiện là RẤT TồI, rất kém HIỆU QUẢ THIẾT THỰC (chỉ lấy ví dụ trước đây Hoa Kỳ chỉ cần dùng 2 quả bom nguyên tử là phát xít Nhật đã đầu hàng, vậy tại sao hiện nay trong kho các nước lớn phấn đấu theo GDP mà cần có đến hàng mấy chục, mấy trăm quả bom hạt nhân và thừa ế vũ khí hiện đại như vậy ? Tại sao các anh dám móc tiền của Dân Mỹ, dân TQ, dân Nga ra mà tiêu hoang phí dư thừa quá đáng như vậy ?
3. Tại sao những anh học sinh cấp 3 và đại học (các nước Dân chủ hiện nay) mà cứ nể mặt, thậm chí e dè “sợ hãi” đối với một anh học sinh giỏi cấp I trước đây (TQ giỏi thời phong kiến) thì cũng là một loại SAI LẦM nữa về tư duy . . .;
4. Cái SAI LẦM LỚN NHẤT hiện nay là các biện pháp Sai lầm của cả 2 phe nên đã tiêu diệt chính cái MỤC TIÊU GDP vẫn có vẻ HỢP LÝ. VẬY CÁI MỤC TIÊU HIỆN NAY CỦA CẢ 2 PHE CÓ LẼ LÀ CÁI GÌ ĐÓ KHÔNG CHỈ là NHẦM LẪN, mà còn CỰC KỲ MỜ ÁM, TộI LỖI ! Nó không chỉ vì NHÂN DÂN (tức vì GDP), mà còn vì danh dự, địa vị cá nhân, vì lòng tham không đáy, vì sự nhầm lẫn, mục tiêu bè phái, vì muốn cả mục tiêu tiêu thụ sản phẩm chiến tranh và vũ khí đạn dược đang rất thừa ế . . .của chính các nhà tư bản chiến tranh đầu sỏ thì phải !
Xin lưu ý: Điều đầu tiên trong mấy chục điều ghi trong Phật học (mà Einstein đã bị thuyết phục) là: “Sở dĩ người ta đau khổ chính vì đeo đuổi mãi những thứ Nhầm lẫn”

Cho nên:
Tăng vô hạn mục tiêu GDP, phát triển thiếu cân nhắc Cách mạng khoa học công nghệ, chính là vô tình đã tàn phá Trái đất, tiêu diệt Loài người (Đúng vậy, ai cũng biết rồi !!!).

Vì vậy, nhân dân toàn thể giới hãy đồng lòng đồng loạt lên tiếng khuyên nhủ, thuyết phục các Vị lãnh đạo cả 2 phe cố tạo ra ĐỘT BIẾN TƯ DUY, hãy đồng tâm nhất loạt quay về với lòng NHÂN ĐẠO, TỪ BI, quay về với mục tiêu văn minh sáng suốt GNH mà Liên hiệp quốc đã nhất trí nêu ra.Cố gắng không cần để sau Đại chiến thứ III mới có được ĐỘT BIẾN TƯ DUY như năm 1945. Kính đề nghị Liên hiệp quốc và Hội đồng bảo an mở rộng chủ trì tiến hành ngay dợt ĐỘT BIẾN TƯ DUY MỚI này:

GNH thực sự cần hơn GDP, hãy dùng “vũ khí phần mềm”này để tiêu diệt kẻ thù NHẦM LẪN, ngu dốt và tham lam, điên dại cho mục đích cứu Loài người.

Hà nội, ngày 22,5,2017
Tư duy Tập thể
(Trích từ trang mạng TIẾN CÙNG NHÂN LOẠI
- vuduyphu.com đưa trên Google)

___________________
Vào 07:07 1 tháng 6, 2017, Can Bui đã viết:
Kinh chuyen tiep tay.

---------- Forwarded message ----------
From: Nhon My nhonmy@yahoo.com [DiendanDanToc]
Date: 2017-05-31 17:23 GMT-05:00
Subject: [DiendanDanToc] Lời Khóc Gọi Khẩn Cấp của Tập Hợp Quốc Dân Việt

K/c. Để phổ biến

Khóc xin Toàn Thể Quốc Dân Việt CẦU NGUYỆN & TỔNG BIỂU TÌNH ÔN HÒA đồng loạt toàn quốc mọi ngày suốt năm 2017

Lm Nguyễn Văn Lý hiệp nhất nối kết & khóc gọi tại Việt Nam, ngày 22 tháng 5 năm 2017

CHIẾC BÈ





A Lan Nhã

Một người đang đi trên con đường xa dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi. Vùng nước dài rộng, nhưng không có thuyền để vượt qua, và cũng không có cầu bắc từ bờ này qua bờ bên kia.

Anh ta suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”.

Nghĩ rồi, rồi anh ta bèn thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, anh ta suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”.

Và, tri ân chiếc bè như thế, không ngần ngại, anh ta đội chiếc bè trên đầu và tiếp tục cuộc hành trình của mình, mặc người đời xì xào, bàn tán!

(Kinh Trung bộ, tập I, kinh Ví dụ con rắn - Alagaddùpama sutta. HT.Thích Minh Châu Việt dịch)

Bàn thêm:

Tri ân là điều đáng quý, nhưng tri ân theo kiểu anh chàng trong câu chuyện kể trên thì thật ngốc. Bởi, sở dụng của chiếc bè là đưa người qua sông, qua vùng nước để đến bờ bên kia - đáo bỉ ngạn.

Bờ bên này là chỉ cho thân kiến, sự chấp chặt vào bản ngã, tham đắm các dục - các dục vui ít, khổ nhiều, đầy chướng ngại, hiểm nguy và kinh hãi. Bờ bên kia là Niết bàn, tịch tịnh an vui, đoạn trừ tham ái chấp thủ. Chiếc bè là pháp tu, là Bát chánh đạo.

Người tu tập rõ biết vô minh, tham ái, chấp thủ chính là đầu mối của khổ, là nguyên nhân của sinh tử luân hồi. Cần phải chân chính nhận rõ cái “tôi”, cái “của tôi” và “tự ngã của tôi”, diệt trừ tham ái, chấp thủ. Các pháp tu chính là phương tiện giúp chúng ta có được cái nhìn chân chính ấy. Nhưng khi chúng ta đạt được mục đích cũng chính là lúc chúng ta từ bỏ phương tiện, vì còn nắm giữ (dù là pháp hay phi pháp), cũng đều là trạng thái chấp thủ, bất an và kinh hãi như Đức Phật đã dạy.

Trong nhà thiền phân biệt hai cách tu: một là dùng pháp, và hai là pháp dùng.

Dùng pháp tức là nương vào các phương pháp tu tập (phương tiện) để tu trì, như tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, ăn chay, giữ giới v.v… để đoạn trừ tham ái, chấp thủ, vô minh, thấu rõ được các pháp vốn là giả hợp, tự tại trước vô thường, trút sạch được cái “tôi”, đạt đến cứu cánh niết bàn. Cái tôi và cái của tôi được trút sạch, không còn bám giữ, tức “xả pháp”, thì cũng đâu còn bám vào phương tiện.

Còn pháp dùng, tức cũng giống kẻ ngu đội chiếc bè trên đầu kia, bị phương tiện trói buộc, không thể đạt đến cứu cánh. Bởi tự thân các phương pháp tu tập không phải là mục đích, nó là “ngón tay chỉ trăng” chứ không phải “mặt trăng”. Người tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền… mà còn nghĩ mình làm thế để được làm Phật là người bị pháp dùng chứ không phải dùng pháp. Người dùng pháp phải hiểu rõ rằng đó chỉ là những phương tiện để chúng ta thấy rõ được bản tâm của mình. Một khi còn bị cái “tôi” sai sử trói buộc, tức chúng ta còn đầy dẫy những sự mê lầm, không thể có được cái nhìn chân chính.

Chúng tôi xin mở ngoặc để đưa ra một ví dụ dễ hiểu. Như ở đời, người ta dùng tiền làm phương tiện trao đổi. Nỗ lực "chánh mạng" làm ra tiền để phục vụ cho đời sống là dùng tiền. Còn khi vì bất chấp thủ đoạn, lường gạt, chèn ép để đạt được tiền bằng mọi cách, hay vì tiền mà làm bất kỳ điều gì là bị tiền dùng, bị sai sử bởi đồng tiền. Người như thế thật đáng thương!

Chúng ta vẫn thuờng nghe: Được cá thì quên nơm, được ý thì quên lời, nên phải nương nơi lời mà đạt ý. Đạt ý mà vẫn còn chấp lời thì chưa thể gọi là liễu ngộ. Đức Phật vì muốn diễn bày thật nghĩa nên phải dùng vô số phương tiện; chúng ta phải nương theo phương tiện để ngộ lẽ chân thật chứ không phải khư khư ôm lấy phương tiện và mắc kẹt vào đó. Những người chỉ biết đem phương tiện (pháp) ra để hý luận, tranh cãi mà không biết nương vào đó để tu tập thì không những không đạt được chút ích lợi nào, mà ngược lại còn bị vướng vào muộn phiền, khổ não.

Do đó, Phật dạy: Pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp!

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Lục lộ ngâm khúc






Thuở lục lộ nổi cơn gió bụi
Khách đi đường lắm nỗi truân chuyên
“Thăng” kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai quy hoạch cho nên nỗi này?


Phố Sài Thành người dày như kiến
Đường Sài Thành xe bện như sông
Sáng ra phải đến cửa công
Nửa đêm xuất phát vẫn không kịp giờ!


Xe cứ nổ vật vờ chẳng tiến
Còi cứ kêu mà kiến chẳng bò
Mặc cho pô-lít hét hò
Đường ta ta cứ vừa dò vừa “din”.


Lý Thái Tổ một nghìn năm trước
Có chiêm bao chẳng được thế này:
Triệu người mặt đỏ hây hây
Bước đi một bước giây giây lại dừng.



Lòng thiếp tựa bừng bừng lửa đốt
Dạ chàng như xát bột ớt cay
Hết giờ, tan lớp rồi đây
Con thơ ngóng mẹ, bạn bầy ngóng… bia.


Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy lao xao những nước cùng xe
Thương hai con mắt cay xè
Bia chàng, con thiếp ai về trước ai?


Chàng tuổi trẻ vốn dòng Đoàn đội
Xếp trống kèn theo hội “lăng xăng”
Số chàng không giáng thì thăng
Qua kỳ Đại nghị mà thành Thượng thư.


Chí làm trai sá gì xe ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao
Thượng phương bảo kiếm đã trao
Nhậm chức chàng “nổ” ào ào gió thu.


Bằng tiến sỹ gió ù ù thổi
Mặt thượng thư trăng rõi rõi soi
Thượng thư – Tiến sỹ mấy người
Nào ai đáng mặt, nào ai đáng tầm?


Ngòi dưới cầu tàu “ngâm” mấy chiếc
Người trên đường ngày chết mấy trăm
Tức thì “chém gió” phăm phăm:
“Chặn ngay tai nạn, sang năm giảm liền!”


Lại thương nỗi phố phường xe kẹt
Chàng nêu gương xe buýt mà đi
Công văn chàng ký tức thì
Công chức lục lộ định kỳ phải theo!


Dù thiên hạ mè nheo, đả kích
Cấm mô tô bình bịch từ đây
Một lần gươm báu ra tay
“Nhất nhung đại định” việc này phải xuôi!


Chàng đã quyết , lòng người chưa quyết
Xe cấm đi, nhưng việc phải đi
Ai hay giữa chốn kinh kỳ
Đón con, chợ búa xe gì, hỡi ai?


Chàng từ đi vào nơi Đà Nẵng
Xuống phi trường là xắn quần lên
Tướng quân tả hữu hai bên
Tiền hô hậu ủng tiến lên công trường.


Hỏi Ban trưởng tên Cương họ Đặng
Phi trường xây mấy tháng nữa xong?
“Dạ thưa, đang rối bòng bong
Cuối năm chưa thể hoàn công, khánh thành”


Tức thì trận lôi đình bỗng nổ
Rút mô bai chàng xổ một bài
“Hai sim hai sóng on lai”
Lệnh ngay xếp Tổng tìm ngài thay Cương.


Thương thay nỗi đoạn trường họ Đặng
Tưởng ngọt ngào mà đắng oan gia.
Bóng cờ tiếng trống dần xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.



Chàng từ buổi giữa dòng trảm lính
Tiếng thơm bay bá tính đều ca
Mặt chàng đỏ tựa ráng pha
Giọng chàng xủng xoảng như là thép gang.


Tiếng tụng ca ùng oàng như pháo
Báo giấy in rồi báo “on lai”
Đồng thanh chỉ có một bài:
Thượng thư Đệ nhất là ngài Thăng Thiên!


Có ngờ đâu thế sự đảo điên
chuyên xưa cũ nhãn tiền lộ ra
sáu ba ngàn tỷ thôi mà
cớ sao lại phải tán gia bại quyền!


Nhận kỷ luật đảng thật là phiền
lòng nơm nớp đợi phiên hầu tòa
" Nhóm lợi ích" mà không lo
thì ngài có thể nhập kho sọc rằn


(ST)

THẾ NÀO LÀ THÔNG MINH





Người thông minh, trí tuệ không phải là người điều gì cũng biết, điều gì cũng muốn phô trương, thế hiện. Mà người thông minh là người biết sử dụng khả năng của mình đúng lúc, đúng chỗ và với đúng người.

Có câu chuyện kể rằng:

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”. Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi”. Học giả vô cùng sửng sốt, không nói được lời nào.

Khôn ngoan và trí tuệ không phải bạn học cao hay thấp, càng không do bạn có ít hay nhiều kiến thức, nó thực sự ở thái độ của bạn đối với tri thức như thế nào. Chúng ta đều biết rằng, khoa học hiện nay là sự tiến bộ dần dần, con người không ngừng nhân thức lại mới, tìm kiếm những tri thức mới. Chỉ khi có những điều mới mẻ được tạo thành thì xã hội mới phát triển được. Nhưng cũng có những người, cho rằng mình đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” mà không chịu tiếp nhận, họ cứ muốn ôm giữ mãi những thứ cũ rích mà họ có được rồi tự ảo tưởng rằng mình trí tuệ hơn người.

Chẳng phải khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, rằng tổ tiên của con người là loài vượn cổ, đã có rất nhiều người phản đối và lăng mạ ông, con người thời bấy giờ đều cho rằng điều đó là vô lý và không thể chấp nhận nổi. Nhưng ngày nay thì sao, thuyết tiến hóa đã nghiễm nhiên trở thành chân lý của nhân loại. Rất có thể, sau một thời gian, nó lại không còn đúng nữa, và con người lại đón nhận một “tổ tiên mới”. Ai có thể chắc chắn được điều gì chứ?

Hay như câu chuyện về Galileo với câu nói bất hủ “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” thì sao? Chẳng phải nó cũng “đi ngược” chân lý mà con người tôn sùng từ rất lâu rồi hay sao?

Những điều bạn cho là đúng ngày hôm nay, rất có thể ngày mai lại không còn đúng nữa. Vậy nên con người cần có một tâm thái rộng mở để đón nhận những cái mới và khiêm tốn học hỏi, đó mới là người trí tuệ.

Như vị học giả kia, tự cho rằng mình có khả năng, thông tường tri thức, mà xem thường người tiều phu, không ngờ lại tự làm trò cười.

Có câu “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, thế nhưng có nhiều người không hiểu được điều đó, thường hay cho rằng mình có khả năng và trí tuệ hơn người mà thích thể hiện và phô diễn.

Người xưa đã dậy rằng: “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”

Nước sâu chảy không nghe một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy thành tiếng róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn, chỉ nghe thấy ồn ào mà không có nội hàm bên trong. Còn người cao minh, khiêm nhường sẽ giống như một nguồn nước sâu, lặng lẽ mà uyên bác. Vậy bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?

nguổn : Đại Kỷ Nguyên

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Sáng Tạo & Thằng Tiến Sĩ Tà Lỏn




Hoàng Hữu Phước, MIB

04-6-2017


A) Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen Bùi Trân Phượng



Thủa xa xưa khi tôi là Hiệu Trưởng FOSCO Khaiminh, một trường của “nhà nước” về ngoại ngữ và tin học của Thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất mến phục Cô Bùi Trân Phượng vì ở thời chẳng có gì được gọi là “tư” như “tư nhân” hay “tư thục” mà cô giáo ấy đã dám “sáng tạo” ra mô hình một trường cao đẳng dân lập. Thỉnh thoảng tôi có liên lạc với Cô qua thư từ bưu điện hoặc điện thoại chuyện trò, và Cô luôn là thượng khách của tôi ngay cả tại những buổi lễ tôi tổ chức mời riêng các tổng lãnh sự quán và những đối tác nước ngoài, chỉ để Cô dự khán và từ đó có thể cho tôi những lời góp ý về tổ chức hoặc những gợi ý cho một mô hình hợp tác với Cô trong lĩnh vực đào tạo – đặc biệt về tiếng Anh, hoặc đơn giản hình thành sự thân quen giữa hai nhà giáo đẳng cấp lãnh đạo phá cách, tự chủ, và “sáng tạo”.



Khi Cô Bùi Trân Phượng thành công biến trường cao đẳng của Cô thành một hiện thực, tôi bỏ công ty FOSCO sau khi gởi đơn đến Thành Ủy và Chính Phủ (Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh) tố cáo tham nhũng tại FOSCO, và nhận lời làm giám đốc điều hành một trường cao đẳng của Mỹ hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng trong lĩnh vực ngoại ngữ Anh và tin học.

Khi trở thành nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII, tôi có nhận hồ sơ cầu cứu của Cô là Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen, và đã – trên tinh thần công chính, liêm minh, công tâm, và nhìn xa trông rộng cho an ninh quốc gia – can thiệp với Bộ Giáo Dục nhưng đã không nhận được bất kỳ sự hồi đáp khôn ngoan nào từ Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận vốn là cung cách đồng nhất của các cơ quan Nhà Nước Việt Nam đối với các can thiệp từ người ngoài Đảng.

Những tin tức về xáo trộn của Đại Học Hoa Sen đã làm tôi phiền muộn. Tuy nhiên, điều khủng khiếp là cái kỳ tích của người phụ nữ tài ba khả kính ấy đã bị làm cho hoen ố vì trong những kẻ “thay thế” Cô tại Đại Học Hoa Sen mới đây đã hùng hồn bôi tro trát trấu vào thành tích vươn lên của Đại Học Hoa Sen bằng sự việc liên quan đến chiếc quần “tà lỏn” của y.

Là một nhà giáo chống tham nhũng, tôi đã bị đẩy ra khỏi ngành giáo dục để bắt đầu cuộc phiêu du cuối trời quên lãng với các công ty nước ngoài, chấm dứt các bàn bạc về giáo dục và đào tạo với Cô Hiệu Trưởng Bùi Trân Phượng.

Là một nghị sĩ không ô dù, tôi đã bị đa số các đại quan làm ngơ đối với các can thiệp của tôi vào các khiếu tố của người dân – trong đó có Cô Bùi Trân Phượng.

Tuy nhiên, là người có hiểu biết sâu rộng hơn các vị tiến sĩ “tà lỏn”, tôi hoàn toàn có thể dạy bảo các vị ấy như sau, đồng thời để giúp các sinh viên của trường Đại Học Hoa Sen mà Cô Bùi Trân Phượng đã gầy dựng nên hiểu biết rõ nhất, đầy đủ nhất, và đúng nhất về “lộ trình sáng tạo” như một quà tặng tôi dành cho các em chỉ vì các em đã có may mắn là học trò của Cô Bùi Trân Phượng vậy.
B) Phân Biệt Các “Sáng Tạo”

Trước hết, cần làm rõ về nội hàm của “sáng tạo” mà do ngôn ngữ Việt – như đã từng nêu ở các bài viết trước đây – có khi có cực kỳ nhiều từ cho một nội dung quan hệ đời sống (như tôi/tao/tớ/con/anh/em/chị/ba/má/ông/bà/chú/thím/cậu/bác/dì/cháu, v.v cho đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong khi tiếng Anh chỉ có mỗi một chữ “I”) lại có hoặc cực kỳ ít từ cho một nội dung trí tuệ hàn lâm (như một từ “sáng tạo” duy nhất cho quá nhiều từ tiếng Anh khác nhau), hoặc chẳng có từ nào hết cho một nội dung trí tuệ hàn lâm (như entrepreneurship và intrapreneurship), hoặc có từ riêng nhưng lại hoàn toàn xa lạ không tương đồng với từ ngữ nước ngoài (như “dân chủ” chẳng dính dáng gì đến democracy và “biểu tình” hoàn toàn xa lạ với protest, v.v.). Nếu lật giở từ điển Anh-Việt, ta sẽ thấy ba từ sau dù có nghĩa và nội hàm khác nhau trong tiếng Việt vẫn bị người ta cố nhét vào đó một nghĩa tiếng Việt là “sáng tạo” chung với các từ tiếng Việt khác.

Để biết tiến sĩ “tà lỏn” khi giảng về cái gọi là lộ trình sáng tạo đã không hiểu biết gì về “sáng tạo”, chúng ta thử lưu ý đến các nội hàm sau:

1- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Invention

Như đã nói ở trên, từ điển Anh-Việt ghi rằng Invention có nghĩa là phát minh, sáng kiến, và…sáng tạo. Nhưng dù bị gán ghép cùng mang ý nghĩa “sáng tạo”, thì điều cần lưu ý là sáng tạo ấy của invention phải liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm hữu hình hay vô hình hoặc quy trình lần đầu tiên xuất hiện trên đời – tức chưa bao giờ có trước đó.

Sáng tạo invention nhất thiết phải có các kỹ năng về khoa học kỹ thuật.

Đã là sáng tạo invention thì phải có liên quan đến bằng sáng chế/bằng phát minh.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo invention “lần đầu tiên xuất hiện trên đời” vì ngay cả kiểu mặc áo vest với tà lỏn đều đã luôn có thể thấy nơi các tay diễu hề hoặc hề xiếc; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.

2- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Innovation

Trong khi đó, nghĩa “sáng tạo” bị ghép vào cụm các nghĩa tiếng Việt của innovation thì buộc phải có liên quan đến sự cải tiến lớn lao đối với một sản phẩm hữu hình hay vô hình hoặc quy trình đã có hay đang có. Có thể nói, iPod là một sáng tạo innovation của Steve Jobs trên cơ sở một sản phẩm đã có cách đó 22 năm là máy nghe nhạc mọi lúc mọi nơi Walkman vốn có thể được cho là một sáng tạo invention của Sony.

Đối với doanh nghiệp, đã là sáng tạo innovation thì phải có liên quan đến các góc độ định lượng và định tính thật khoa học và cụ thể, chẳng hạn như phải chiếm thế thượng phong trên thị trường, phải tạo sự khác biệt chiến lược, phải đem quyền lợi cao nhất cho khách hàng, phải quy tụ đầy đủ các thành tố và phương tiện phục vụ sản xuất cái nội dung sáng tạo ấy, và tất nhiên phải đem lại giá trị tính bằng tiền và thị phần.

Đối với doanh nghiệp, đã là sáng tạo innovation thì phải có liên quan đến công nghệ mới, dây chuyền sản xuất mới, phương pháp sản xuất mới, hay cải tiến một sản phẩm sẵn có.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo innovation có giá trị định lượng/định tính/buôn bán phát triển kinh doanh; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.

3- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Creativity

Sáng tạo creativity là hoạt động tạo ra những ý tưởng mới lạ, những sự tưởng tượng mới. Nếu như sáng tạo creativity là sự động não tưởng tượng ra những ý tưởng/giải pháp/biện pháp mới lạ độc đáo chưa từng được đề ra nhưng chưa chắc có tính khả thi và không bao hàm đã tính toán các rủi ro, thì sáng tạo innovation đưa ra một thực thi mới với đầy đủ các kế sách, nguồn lực, và phương tiện. Sáng tạo innovation có thể là sự hiện thực hóa một sáng tạo creativity. Sáng tạo innovation có thể định lượng đươc, trong khi sáng tạo creativity không bao giờ định lượng được. Sáng tạo innovation liên quan đến thị trường trong khi sáng tạo creativity chỉ thuần liên quan đến ý tưởng mới và độc đáo. Sáng tạo innovation cần đến nhiều hoặc rất nhiều tiền để tiến hành trong khi sáng tạo creativity chẳng cần phải có tiền mới có được.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo creativity vì chẳng hề là thứ mới lạ độc đáo, dù chúng không cần có tiền mới có được và không định lượng được; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.
C) Những Gì Bọn Tiến Sĩ Tà Lỏn Không Biết Về “Sáng Tạo”



Nếu không bàn thêm về các loại sáng tạo theo nội hàm quá sâu sắc và chi tiết của từ ngữ tiếng Anh và chỉ dựa theo từ sáng tạo ở ý nghĩa bình dân nhất của tiếng Việt tức sử dụng chung đụng thoải mái không cần phân định hàn lâm, thì ngoài việc bọn tiến sĩ tà lỏn không hiểu biết gì sất về ý nghĩa nội hàm của các loại sángtạo đã kể trên, chúng còn không hiểu gì về các sự thật sau:

1- Sáng Tạo Không Phải Là Việc Của Người Điên Và Thú Dại

Khi nói sáng tạo không phải là việc của người điên và thú dại, điều này chỉ đơn giản có nghĩa là mọi con người không điên và mọi con thú không dại đều có năng lực sáng tạo và có sáng tạo. Do dó, sáng tạo là hơi thở của một cơ thể sống dù của con người hay con vật, chứ không là điều kỳ vĩ đến độ phải hình thành một chương trình đào tạo đẳng cấp cao chốn giảng đường đại học. Công trình nên có về sáng tạo là các nghiên cứu mang tính tổng hợp về những sáng tạo nào mang tính cách mạng kỳ vĩ của con người và con vật trong lịch sử tiến hóa, chứ không phải là nội dung nhằm khuyên sinh viên nên có sáng tạo và quy trình hay lộ trình sáng tạo nên ra sao, vì lẽ nào sinh viên đã chưa hề sáng tạo ra cách mình tự ngồi dậy trong nôi?

2- Công Thức Sáng Tạo

Sáng tạo hoàn toàn không có công thức; do đó, hoàn toàn không có cái gọi là lộ trình sáng tạo để mà rao giảng chốn đại giảng đường đại học.

Sáng tạo không là quyền năng duy chỉ của cõi trên. Tù nhân có thể sáng tạo ra cách vượt ngục. Kẻ trộm có thể sáng tạo ra cách vô hiệu hóa CCTV. Tin tặc có thể sáng tạo cách trộm tiền từ ATM.

Bản chất của sáng tạo – trong sử dụng của tiếng Việt – do đó chỉ là sự vượt khó bằng một biện pháp có thể mới lạ, đơn giản vì các biện pháp khác đã được biết đến do đó rất có thể đã bị chặn ngăn bằng những biện pháp đối nghịch hữu hiệu.

Không hiểu được điều cơ bản này, người ta sẽ lầm lạc vong thân khi ngợi ca sáng tạo, nhấn sáng tạo chung chung của tiếng Việt vào ở ké bạo hành với sáng tạo khoa học hàn lâm của tiếng Mỹ Âu. Cũng vì vong thân nên mới có việc một tên tiến sĩ đẳng cấp lãnh đạo ở đại học Hoa Sen mới đem tà lỏn vào minh chứng điển hình cho sáng tạo, cứ như thể trình độ sinh viên trường hắn do yếu kém như hắn nên không hiểu gì về ý nghĩa của từ ngữ “sáng tạo” vậy.

3- Những Nội Dung Không Bao Giờ Được Phép “Sáng Tạo”

Ngoài ra, chỉ có bọn đần độn như thằng tiến sĩ tà lỏn mới không biết rằng có những nội dung tuyệt đối cấm sáng tạo, mà một vài trong số hàng tỷ nội dung ấy như sau:

a) Nghi Thức Quyền Lực Phổ Quát

Dân tennis chuyên nghiệp đều biết rằng chỉ có hai loại vợt được phép sử dụng, và rằng đối với Giải Grand Slam Wimbledon Anh Quốc thì nghiêm cấm các đấu thủ mặc trang phục (áo-quần-đầm-giày-vớ) không phải màu trắng. Việc sáng tạo ra mặt vợt tennis hình số 8 hay quả bầu nậm là việc của bọn hề. Việc mặc trang phục không phải màu trắng để thi đấu Wimbledon là của tên điên. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Dân celebrity chuyên nghiệp toàn thế giới đều biết rằng khi được Hoàng Gia Anh Quốc phong tước Hiệp Sĩ, người ấy phải học thuộc lòng các nội dung đối đáp ngôn từ, biết trang phục phải mặc, thuộc lòng các bước chân phải đi, thuộc lòng tư thế quỳ phải thực hiện. Kẻ nào tự cho mình là nghệ sĩ lừng danh thế giới để tửng tửng tự do sáng tạo đầu tóc trang phục dự lễ phong Hiệp Sĩ thì kẻ đó xem như đã biến mình thành người đầu tiên trên thế giới sáng tạo nên tình huống bị tống cổ ngay tại cổng chào của cung điện hoàng gia Anh. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các nam diễn viên – dù là diễn viên chính kịch hay diễn viên hề – khi được mời dự lễ trao giải Oscar đều phải mặc lễ phục đen thắt nơ đen như nhau nếu không muốn bị tống cổ ngay từ lúc xuống xe ở đầu lối thảm đỏ. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các thiên tài sáng tạo hàn lâm như Albert Einstein và tất cả các đồng nghiệp đa quốc gia của ông không bất kỳ ai mặc tà lỏn lên giảng đường. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Việc các giáo sư tại Mỹ khi lên lớp mặc áo quần xốc xếch thì (a) đó không phải là phong cách để “giáo sư” Việt hý hửng học tập, (b) đó là do giáo sư Mỹ phải dạy xuất sắc để hầu hạ khách hàng là sinh viên tức những người có quyền lực yêu cầu trường tống cổ giáo sư ra khỏi trường nếu dạy không ra hồn và do đó chất lượng siêu cao là duy nhất quan trọng tại lớp học, (c) các giáo sư Mỹ đều vận lễ phục tại các lễ tốt nghiệp của sinh viên, và (d) các giáo sư Mỹ khi thân chinh giảng dạy tại các nước khác ngay cả tại Anh hay Pháp đều không bao giờ ăn vận lếch thếch lôi thôi trên giảng đường vì để chứng minh bản thân giới hàn lâm buộc phải biết rõ các dị biệt văn hóa khi đến những nơi mình không phải “chủ nhà”. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các tổng thống đều phải biết ngôn từ, ngôn phong, nghi lễ quỳ/cúi người hôn nhẩn Đức Giáo Hoàng ra sao khi được diện kiến. Mọi tự hào dân tộc tự ái dân gian đều bị hoàn toàn vất bỏ. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Để đón một nguyên thủ quốc gia, một loạt bắn đại bác có thể được thực hiện. Không một sáng tạo nào được phép đề ra, thí dụ thay bắn đại bác bằng nổ mìn, đốt dây pháo đại, bắn hỏa tiển đạn đạo từ tiềm thủy đỉnh, hoặc tăng số đạn đại bác lên 1.001 quả.

Tên tiến sĩ tà lỏn phải biết là hắn không bao giờ được phép tạo nên một lộ trình sáng tạo chõi lại các nghi thức quyền lực phổ quát.

b) Nhân Văn

Để nhà nhà có lễ hội tỉnh tỉnh có lễ hội, Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều lễ hội để rồi bối rối trước nhiều trăm lễ hội nhiều ngàn lễ hội mỗi năm, mà không từng chịu hiểu rằng về văn hóa thì không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Có thể tham gia giải thích lịch sử như một khảo cứu mang tính thuần túy “cá nhân” đối với một chi tiết nhỏ có trong lịch sử chính thức của quốc gia chứ không được sáng tạo lịch sử quốc gia. Bọn Tàu sáng tạo lịch sử quốc gia khi bảo với dân của chúng (và “thế giới”) rằng tổ tiên chúng là chủ Biển Đông từ ngàn xưa. Bọn nhà sử học Việt sáng tạo lịch sử khi tổ chức hội thảo “quốc gia” bảo triều đại nào đó hoặc vị quan nào đó có công chứ không có tội với dân tộc Việt. Đối với lịch sử, dứt khoát không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Có thể có quyền tự do tín ngưỡng – tức không bó buộc phải theo hoặc không được theo – đối với các tôn giáo chính thức nào đã được bó buộc phải theo các quy định luật pháp mỗi quốc gia. Không thể sáng tạo ra một tôn giáo.

Tương tự, truyền thống là những gì được hình thành xuyên suốt quá trình lập quốc của một quốc gia mà chưa bị thải loại trong đời sống của chính quốc gia đó. Không thể sáng tạo ra một thứ để gán vào đó danh xưng truyền thống.

Tên tiến sĩ tà lỏn phải biết là hắn không bao giờ được phép tạo nên một lộ trình sáng tạo cho bất kỳ nội dung nào thuộc phạm trù nhân văn.

c) Chân – Thiện – Mỹ

Tương tự, chân-thiện-mỹ chỉ được tôn trọng, tôn tạo, phát huy, chứ không hề được sáng tạo.

Tranh ảnh khỏa thân chỉ nhờ có ngụy biện mới được xem như là ‘vì mỹ”.

Tuy nhiên, áo vest hoặc áo thun rách mặc chung với tà lỏn ngay cả ngụy biện cũng không bao giờ giúp để được xem như “vì mỹ” để dùng làm minh chứng cụ thể cho một nội dung “sáng tạo” mà chính thằng tiến sĩ tà lỏn đó tôn vinh.
D) Tôi Sáng Tạo

Phê phán mắng mỏ người khác mà không nêu được gì nơi chính mình thì dứt khoát không bao giờ là phong cách khinh thế ngạo vật của Hoàng Hữu Phước.

Như đã nói, sáng tạo là việc cực kỳ bình thường và thường nhật của bất kỳ con người nào, huống hồ đối với những nhà chuyên nghiệp đặc biệt có thực sự theo đúng phong cách Âu Mỹ như một thể hiện gắn kết với kỹ năng problem-solving tức giải quyết các sự việc sự cố mà không nhà chuyên nghiệp thực thụ nào lại không có, dù ở cấp quản lý hay thừa hành.

Khi thấy tên Khoa Trưởng Khoa Ngoại Ngữ Nguyễn Văn Trang báo cáo khoa học về sáng tạo giáo cụ trực quan giảng dạy ngoại ngữ bằng cách treo lên bảng đen một bao đay nâu vàng (loại đựng gạo của nhà máy đay Indira Gandhi) nhúng sũng nước nhểu chèm nhẹp sàn hội trường rồi ịn các tranh vẽ lên (vào thủa cơ hàn mới giải phóng chưa có bảng nĩ hút giấy), rồi lại thấy một nữ giáo viên Anh Văn tên Kim Oanh tham gia báo cáo khoa học về danh từ tiếng…Nga, rồi lại thấy một nữ giáo viên Nga Văn tham gia báo cáo khoa học về…cách phân công khoa học nhóm sinh viên nào mang nùi giẻ và nhóm sinh viên nào mang xô nước phục vụ lao động làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tôi quá chán ngán lập tức “làm chúng ghét” bằng cách đăng ký tham gia đăng đàn báo cáo khoa học với đề tài “Sáng Tác Thơ Ca Tiếng Anh Như Phương Pháp Học Thuộc Và Sử Dụng Hiệu Quả Từ Vựng Tiếng Anh Văn Học Hàn Lâm” như một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng nói đến. Vợ tôi – trước là sinh viên học cùng lớp với tôi và sau cũng làm giảng viên Ban Anh Văn cùng khoa với tôi – là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy sự nghèo nàn của các giáo trình văn phạm tiếng Anh của Mỹ, của Nga, của Việt Nam, tôi đã sáng tạo ra các cách dạy khác về văn phạm, đặc biệt về Thụ Động Cách Passive Voice và về Câu Trực Tiếp/Gián Tiếp Direct/Indirect Speech, giúp các sinh viên nắm rõ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất về các nội dung này – tất nhiên với lời dặn là các em rằng hãy chỉ sử dụng khi các em dạy thêm, dạy tư, dạy trung tâm, chứ đừng bao giờ áp dụng tại các trường “nhà nước” để đừng phạm tội “dạy sai giáo trình” mà Bộ Giáo Dục đã đầu tư tỷ tỷ để hình thành. Đây cũng là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng có cách dạy như tôi. Vợ tôi cùng các giáo viên Anh Văn trước đây là sinh viên của tôi là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy bộ môn dịch thuật cực kỳ hấp dẫn nhưng bị các đồng nghiệp né tránh, tôi đã sáng tạo ra cái gọi là Substitution Translation tức Dịch Thuật Điền Thế để qua giảng dạy bộ môn này – nhất là phạm vi khó nhất của dịch thuật là Dịch Việt-Anh – cung cấp cho sinh viên cơ hội mở rộng tối đa việc áp dụng từ ngữ/văn phạm/mỹ từ pháp/tu từ học tiếng Anh cho mỗi câu/mỗi đoạn văn tiếng Việt kể cả thơ ca tiếng Việt. Dịch thuật mà lại là môn học kỹ năng mở rộng như thế để nhảy múa hoan ca với ngôn từ, mổ xẻ cấu trúc câu thành các nhóm từ đa dạng và huê dạng thì cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng dạy luyện dịch như thế. Vợ tôi và các giáo viên Anh Văn trước đây là sinh viên của tôi là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy các nội dung văn hóa doanh nghiệp/khích lệ/động viên của công ty nước ngoài tôi đang công tác tương tự như các công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam, tôi đã sáng tạo ra các nội dung như (a) tổ chức tặng quà nhân Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lúc Việt Nam vẫn chưa công nhận đó là quốc lễ, (b) tổ chức tặng tiền nhân Lễ Vu Lan và cho nhân viên về sớm 30 phút để họ có thể hoặc đi mua sữa và trái cây đến thăm cha mẹ hoặc mua hoa tươi viếng mẹ cha, (c) cho nữ nhân viên khi có thai được 7 tháng được sử dụng xe taxi miễn phí những khi đi làm/đi khám thai định kỳ/đi sinh con/đưa mẹ tròn con vuông về nhà/đưa con đi khám định kỳ cho đến khi an toàn hạnh phúc đi làm việc trở lại, (d) cho nam nhân viên được đi làm trể hoặc nghỉ nửa buổi có hưởng lương khi đưa con đi khám bịnh rồi đem toa thuốc cùng biên lai về Phòng Nhân Sự nhận lại toàn bộ chi phí khám bịnh cho con ấy, v.v. và v.v. dành cho nhiều trăm nhân viên tại các tỉnh thành có văn phòng đại diện của công ty. Đây cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai hay Phòng Nhân Sự nào của bất kỳ công ty nào trước đó từng áp dụng như thế. Các nhân viên của tôi – trong đó có Cô Lại Thu Trúc – là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy thế giới lâm vào cảnh suy thoái toàn cầu, tôi lập tức lên emotino.com tuyên bố hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp, và một số chủ doanh nghiệp đã tìm đến để nhận các hỗ trợ về tinh thần đó, kể cả những trường hợp cứu những vị bị dính vào các tranh chấp mà phía đối tác nước ngoài tận dụng những lắc léo ngôn từ tiếng Anh để hưởng lợi, v.v. Đây cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có chủ doanh nghiệp nào lại ra sức cứu thua cho các chủ doanh nghiệp khác bằng các kỹ năng mềm như tôi cả. Các vị doanh chủ ấy là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Tóm lại, nếu nói chuyện với sinh viên một trường đại học nào đó về cái gọi là sáng tạo, tôi có biết bao sự thật về chính mình để làm thí dụ minh họa cho các em, chứ không phải như kẻ trắng tay chưa từng sáng tạo bất cứ cái gì trong suốt cuộc đời đi học đi dạy đi làm đi kiếm ăn của y đến độ phải cầu cứu vào chiếc quần tà lỏn như thằng tiến sĩ ấy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Những Phân Tích Mới L‎ý Giải Vấn Nạn Bất Tương Thích Giữa Đào Tạo & Sử Dụng Nhân Lực Tình Độ Đại Học và Các Biện Pháp Cách Tân. 04-8-2013

Tết Mậu Thân 1968 28-01-2014

Trăm Trứng 29-10-2014

Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai 09-4-2015

Pháp Luân Công 07-10-2015

Đám Cưới Của Tôi 09-12-2015

Trung Quốc Trong Sấm Trạng Trình 17-12-2015

Lại Thu Trúc 22-12-2015

Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam 30-12-2015

Tan tành xác pháo





Tác giả: Trần Kỳ Trung

Ông đến, ngạc nhiên, nhìn thằng “đệ”. Nét mặt thằng này não nề, cảnh nhà buồn hơn đưa đám. Ông hỏi:

– Có việc gì mà em gọi anh đến đường đột, gấp gáp như vậy? – Ông nhìn quanh – Mà sao nhà trông trống trơn thế này! Vợ con đâu?

Thằng “đệ” nói với ông, giọng khẩn cầu:

– Em nghĩ, chỉ có anh mới giúp được thôi! Chuyện gay go to.

– Chuyện gì?

– Vợ phát hiện em có bồ.

Ông ngạc nhiên:

– Thế em có bồ thật à !

Thằng “đệ” mếu máo:

– Em cố dấu, dấu tưởng rất kỹ…đến như anh còn không biết, thế mà vợ vẫn phát hiện ra…Bây giờ thế này – Thằng “đệ” thì thầm – Anh là người nghiêm chỉnh, vợ của em rất tin anh, thường lấy hình ảnh của anh làm gương cho em. Vậy em muốn nhờ anh đến gặp vợ của em…

– Để làm gì ?

– Anh phân tích cho vợ của em thấy, chuyện em có bồ, chẳng qua…cũng chỉ là một phút “nóng nực” cần một cơn gió mát…Rồi giả như trong nhà có “máy điều hòa” thì làm gì có chuyện em đi ra ngoài “hóng mát”…

Ông nghe thằng “đệ” nói thế, bực mình:

– Anh với em là lãnh đạo, quan trên trông xuống, người dân trông vào. Làm việc gì, cũng phải cân nhắc, trông trước, trông sau. Em hư quá! Anh đã khuyên bao lần rồi, hết sức cẩn thận trong việc này. Yêu gì! Lũ ấy nó nhìn em là nhìn vào túi tiền, nhìn vào chỗ “đào mỏ”… không những thế, chuyện lộ ra, còn mặt mũi nào mà dạy dỗ với thiên hạ…

Thằng “đệ” xoa tay ,xoắn xít:

– Em hiểu rồi… thấm rồi… nhưng may, chuyện này mới chỉ có vợ em biết, cũng biết giữ uy tín cho em. Bây giờ em nhờ anh đến, với uy tín của nhà lãnh đạo “ lớn” phân tích thiệt hơn và cũng nói cho vợ em biết rằng, em sẽ chấm dứt. Em tin, anh nói vợ em sẽ nghe. Chứ không ! Bây giờ không khí gia đình em như sắp “có bão”, căng thẳng quá…

Qua chuyện này, phải cho thằng “đệ “một bài học, ông rao giảng:

– Em phải biết, làm lãnh đạo, nếu không biết giữ gìn, chuyện nhỏ đã hỏng, thì chuyện lớn không thể nào làm tốt được. Nếu em không gương mẫu trong gia đình thì làm sao em gương mẫu ở ngoài xã hôi. Vợ con không phục em, thì hy vọng gì xã hội trọng vọng em. Em phải học anh, giữ gia đình yên ấm, mới “trị quốc” được!

– Em học anh thế nào được! Anh chỉ thiếu nước dân chưa hô “ muôn năm ” thôi! Nên thế, vợ em mới phục anh, anh nói chắc chắn vợ em nghe ra… – Ánh mắt thằng “đệ” nhìn ông cầu cứu – Anh đến, nói với vợ em, giúp em một tý…Em đội ơn anh!

– Thế bây giờ vợ em ở đâu?

– Vợ em giận xách túi đi "phượt" rồi. Em điện đâu có chịu nghe máy. Anh gọi nói giúp giùm em

– Anh sẽ nói giúp em, chưa biết kết quả như thế nào, nhưng anh nhắc lại, đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng, anh giúp em chuyện này. Mình là lãnh đạo, lại là đảng viên tuyệt đối không hư hỏng, nhất là chuyện trai, gái! Em hiểu chưa?

– Dạ ! em nhớ – Thằng “đệ” tiễn ông ra cổng – Em vô cùng cảm ơn anh!

…Cho xe đến khách sạn khu du lịch , ông nhìn quanh…đi vào. Ông gõ cửa phòng, vợ thằng 'đệ" mở cửa, mặt mày chàu quạu.

- Anh làm gì mà ra trễ vậy?-

Ông bước vào phòng, lấy điện thoại , gọi cho thằng "đệ" :

- Anh vừa nói chuyện với vợ em xong. Em an tâm mai cô ấy sẽ về thôi!

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Chuyện thằng Tây






.



Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào, thằng Tây nói :
– Tao có mũ vải rồi.
– Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
– Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
– Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ để khỏi bị phạt thôi.




Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi :
– Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
– Có áp dụng.
– Vậy sao họ không đội, họ không lo bị phạt sao ?
– Vì đó là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.


Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi :
– Đó cũng là công an à ?
– Mày lại hỏi đểu à, đó là bọn trẻ trâu, nó không bị phạt vì nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi, lâu dần nó không cần bỏ chạy cũng không bị phạt.
– Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?
Thằng Việt Nam bí quá nói đại :
– Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó được.


Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi :
– Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
– Có.
– Vậy sao mày không dừng ?
– Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết.


Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:
– Sao đèn xanh mày lại dừng ?
– Tại phải chờ cho các anh em nhân dân ở đường vuông góc với đường này nó vượt đèn đỏ xong đã rồi mới đi được, không nó húc chết.


Vừa nói xong thì một người nhân dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi :
– Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
– Tại người Việt Nam ai cũng bận.
– Người châu Âu không bận sao ?
– Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp phiền phức, mà thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.


Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:


– Tại sao loa không thông báo muộn hơn ?
– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
– Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
– Cũng không có.
– Vậy tại sao phải phát thanh sớm ?


– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.


Sáng hôm sau, chỉ có thằng Tây và thằng Việt Nam ở nhà, hai thằng tổ chức nấu ăn. Thằng Việt Nam nấu, nhờ thằng Tây đi…đổ rác :
– Mày ra cổng, rẽ trái, đi 40 mét gặp một cái biển ghi chữ “Cấm đổ rác” thì đổ ở đó.
– Lạy Chúa, sao lại đổ rác ở chỗ cấm đổ rác ?
– Vì đó là chỗ duy nhất có thể đổ rác, cả tổ dân phố này đều ngầm quy ước đó là chỗ đổ rác.


Nấu ăn một lúc, thằng Việt Nam phát hiện ra không còn thực phẩm, nói thằng Tây trông nhà để đi chợ, thằng Tây nói :
– Mày ở nhà, để tao thử đi chợ, tao thử đi một mình xem sao, tao muốn trải nghiệm. Mà chợ chỗ nào ?
– Mày đi ra cổng, rẽ phải 300 mét, thấy một cái biển ghi…
– Ghi “Cấm họp chợ” phải không ?
– Đúng, mày thành người Việt Nam mất rồi. Đó, chợ ở ngay sau cái biển đó.


Ăn xong, thằng Tây muốn đi ra trạm ATM rút tiền. Thằng Việt Nam nói :
– Chắc mày chuẩn bị muốn đi đến vùng không có máy rút tiền hả.
– Đúng, hôm trước tao rút mấy lần, có lần thì bị “nuốt thẻ”, có lần thì phải chờ gần nửa giờ chờ xong thì máy…hết tiền, nên tao muốn rút nhiều một chút đỡ phải đi rút.
– Để tao gọi taxi đi !
– Tao muốn đi xe máy, tao bắt đầu thích xe máy.
– Vậy mày cầm cái túi không quai này, ngồi sau tao chở đi rút tiền.
– Cái túi để làm gì vậy ? Đựng tiền hả ?
– Không, cái túi này không có gì, mày cứ cầm ngồi sau, cầm lỏng thôi để cho cướp giật nó giật.
– Không có quai để khi nó giật thì không bị ngã xe phải không ?
– Mày đoán như thần vậy.
– Còn tiền rút xong để đâu ?
– Mày để trong túi áo, túi quần chứ còn để đâu.


Trên đường về thì thấy một thằng ô tô biển xanh vượt qua các xe khác với tốc độ khoảng trên 100km/h ở làn đường chỉ cho ô tô chạy không quá 70km/h. Thằng Tây hỏi :
– Nó là xe ưu tiên à ?
– Không, như xe biển trắng thôi.
– Nhưng sao nó phóng vậy mà không bị “bắn” tốc độ, hay lái xe biển xanh nhuộm tóc vàng và xăm hình ở cánh tay ?
– Không phải, lái xe không nhuộm tóc xăm hình. Đó là xe của cơ quan nhà nước, tay sếp của cơ quan đó kiểu gì cũng quen biết bên cảnh sát giao thông, không quen trực tiếp thì quen gián tiếp. Cảnh sát giao thông có bắt thì lại phải nghe điện thoại “giải mã” rồi lại phải thả nên thà không bắt nữa cho khỏi mất thời gian.


Trên đường đi, thấy nhiều nơi ghi “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thằng Tây hỏi :
– Ghi vậy làm gì mày?
– Khi mày đang rất đói thì mày muốn bàn chuyện đi đâu ?
– Tất nhiên là đi ăn.
– Đó, thiếu cái gì thì nói nhiều về cái đó.




( ST)

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

QUAN CHỨC RA NƯỚC NGOÀI CHỮA BỆNH VÀ DU HỌC RỒI MẤT TÍCH !





Hậu quả của những câu chuyện “ôm tài sản khủng” bỏ trốn ra nước ngoài

Chưa có thời nào như thời nay, hiện tượng quan chức “ôm tài sản khủng” xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Trần Vũ Quỳnh Anh… Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài?

Câu chuyện xin đi nước ngoài chữa bệnh không phải là hiếm ở Việt Nam, lạ một điều là các vị này công tác chưa bao lâu, với mức lương công chức nhà nước khoảng 100triệu/năm nhưng họ lại sở hữu khối tài sản khủng và mắc những căn bệnh lạ. Không biết khi đương nhiệm họ có đóng góp gì cho đất nước, giúp ích gì cho nhân dân hay chưa, chỉ thấy khi “có biến” họ lập tức xin ra nước ngoài chữa bệnh, thật tội! Mở đầu là ông Trịnh Xuân Thanh. Nói về nhân vật này có lẽ hầu như tất cả mọi người đều biết.

Thế nhưng tôi xin nhắc lại một chút, trong thời gian giữ chức chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 02/2009-05/2013, ông Thanh đã làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 3.200 tỷ đồng. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương rồi được đặt cách về tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang một cách êm đẹp. Lẽ ra ông Thanh sẽ được yên vị, không ai dòm ngó tới nếu ông ta không làm lố dùng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng để làm phương tiện đi lại nơi ông công tác. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ tham nhũng ở PVC, thì ông Thanh nhanh nhẹn xin đi nước ngoài trị bệnh từ trước và từ đó đến nay không rõ tung tích. Hiện Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.

Nối tiếp ông Thanh là ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – Hải Phòng với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian công tác tại PVTex 2009-2014 ông Duy đã làm thua lỗ, thất thoát số tiền lên hàng ngàn tỷ đồng. Cũng tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh, mặc dù kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng ông Vũ Đình Duy vẫn được bổ nhiệm về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giữa tháng 4/2016. Khi báo chí phanh phui sai phạm của ông Duy, Thanh tra chính phủ vào cuộc, thế nhưng ông Vũ Đình Duy đã đi trước một bước bỏ trốn ra nước ngoài với lý do là “đi chữa bệnh”.

Có lẽ tất cả các bệnh viện trong nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ hùng hậu cũng không ai có đủ năng lực để chữa căn bệnh “nan y” của những vị mà tôi đã nêu trên, họ phải vất vả lặn lội sang trời tây xa xôi tìm “thần y” chữa bệnh. Thế thì ngành y tế của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên coi lại việc này, chỉ có việc chăm sóc sức khỏe cho các quan chức cũng như người dân mà cũng không xong. Không biết công việc gặp những khó khăn gì, nhưng dạo gần đây ngành y gặp hàng loạt scandal như: mua sắm thiết bị y tế gây lãng phí khủng khiếp hàng trăm tỷ đồng, bệnh viện mặc bệnh nhân ung thư nằm chờ chết chứ quyết không “hạ giá thuốc đặc trị ung”, sau đó đem tiêu hủy vì hết hạn giá trị lên hàng chục tỷ đồng…

Liệu có phải do những nguyên nhân này mà các vị trên mới không dám giao sinh mạng của mình cho nhân viên của bà Tiến chăng? Bà Bộ Trưởng đã làm mất lòng tin của bệnh nhân, chắc rồi đây sẽ còn nhiều trường hợp “đi nước ngoài chữa bệnh”. Thế nên mong bà Bộ Trưởng xem xét xử lý dứt điểm những tồn tại trên mà lấy lại uy tín của ngành.

Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều cán bộ với tài sản khủng còn nhanh chóng “du học” hoặc “định cư” ngay khi thông tin bất lợi vừa xuất hiện trên các trang báo và mạng xã hội, thậm chí trưởng đơn vị của các vị ấy còn không biết nhân viên mình đi khi nào, đang ở đâu khi được hỏi.

Đó là ông Lê Chung Dũng, thấy trước được sự nguy hiểm khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những sai phạm tại các dự án mà ông quản lý thì ông này tìm mọi cách thoát thân. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí (PV Power 01/2011), ông Dũng từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Ethanol Phú Thọ khi ông này còn làm ở PVC, thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Có lẽ đoán trước được tương lai nếu sự việc được đưa ra ánh sáng thì ông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên ông đã “xin sang Singapore học khóa dự bị MBA tại Trường ĐH SP Jain School Of Management”. Hiện tại thì ông Dũng vẫn “bặt vô âm tín” không ai liên lạc được với ông.

Tiếp đến là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – hot girt Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu tuổi trẻ tài cao. Từ một chân tạp vụ ở Liên đoàn lao động tỉnh đột nhiên được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản và ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dựng Thanh Hóa không qua thi tuyển. Thậm chí với thu nhập 60triệu/năm nhưng hotgirt này sở hữu khối tài sản khổng lồ: Biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn, nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt, Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, biệt thự tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, xe ô tô dòng cao cấp Cadilac và Mercedes…chưa kể các tài khoản ngân hàng. Sau vụ lùm xùm về con đường quan lộ “thần tốc” và khối tài sản khủng bất thường, cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra thì Quỳnh Anh xin nghĩ việc hiện cô cùng gia đình định cư bên New Zealand tươi đẹp, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Chắc có lẽ vì là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa nên mới hạ cánh an toàn như thế?
Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài? Đó là câu hỏi của hơn 90 triệu dân cả nước, họ đang mòn mỏi mong chờ một câu trả lời thỏa đáng từng ngày từng giờ. Có lẽ cách tốt nhất ngăn chặn tình trạng trên hiện giờ là Bộ y tế nên thành lập “bệnh viện chữa bệnh tham nhũng” chăng?

(Blue)

THA THỨ...

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người…




THA THỨ...


Tha thứ cho bản thân mình có lẽ là một việc không mấy dễ dàng khi người ta cứ dằn vặt và đau khổ mãi về quá khứ đau thương. Câu chuyện xúc động dưới đây sẽ cho bạn hiểu, ai cũng có thể thay đổi nếu chưa trút hơi thở cuối cùng.
Vào những ngày cuối năm 2002, trên các trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:


Ngày 17/5/1992,
Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp
thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp. Không lâu sau, người phụ nữ kia đã sinh ra một bé gái da đen. Hiện tại cô bé bị bệnh máu trắng, cần phải làm phẫu thuật cấy ghép tủy gấp, ba ruột của cô bé chính là niềm hy vọng duy nhất để cứu sống cô, hy vọng người năm xưa sau khi đọc được lời nhắn này, hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ Adrew làm việc tại bệnh viện Elizabeth.
Bản tin đã nhanh chóng tạo ra một chấn động trong dư luận.
Đây là một câu chuyện có thật, và nó sẽ có kết cục như thế nào? Đối diện với một kẻ cưỡng bức… Bạn có tha thứ cho anh ta không? Xin hãy xem tiếp…
Cô bé bị bệnh máu trắng liên quan đến một bí mật …


Ở một khu dân cư thuộc thành phố Foyer nước Ý, Marda 35 tuổi là người phụ nữ luôn bị mọi người xì xào bàn tán, bởi cô và chồng cô Peter đều là người da trắng, nhưng trong hai đứa con của họ lại có một đứa là da đen.
Điều này đã khiến cho những người hàng xung quanh không khỏi cảm thấy tò mò, Marda luôn cười nói với họ rằng, do bà nội của mình là người da đen, ông nội là người da trắng, nên đứa con gái Monica mới xuất hiện sự lại giống như vậy.

Và bí mật đã không thể che đậy được nữa…
Mùa thu năm 2002, cô bé da đen Monica bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng, biện pháp chữa trị duy nhất là làm phẫu thuật cấy ghép tủy. Hết thảy những người thân họ hàng hai bên đều đến bệnh viện làm xét nghiệm nhưng không có ai thích hợp cả.
Một buổi tối, bác sĩ Andrew đang trực ban thì có tiếng gõ cửa, là vợ chồng Marda. Và ông đã được nghe bí mật mà hai vợ chồng họ chôn giấu bao năm nay.

“Chuyện xảy ra vào tháng 5/1992, lúc đó là 10h tối, trời mưa rất to. Marda vừa tan ca làm. Khi cô đi ngang qua một bãi đậu xe bị bỏ hoang, Marda nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân; cô sợ hãi quay đầu lại nhìn, là một chàng trai da đen đang đứng phía sau cô. Anh ta tay cầm một khúc cây, đánh cô ngất đi, và làm nhục cô. Không lâu sau đó, Marda phát hiện mình đã mang thai. Họ đã vô cùng sợ hãi, lo sợ rằng đứa con này chính là của người da đen kia. Marda muốn phá bỏ cái thai, nhưng Peter đã ngăn cản cô bởi anh vẫn hi vọng đứa bé trong bụng chính là con của họ.

Cứ như vậy, họ đã thấp thỏm chờ đợi…
Tháng 3/1993, Marda hạ sinh một bé gái, là da đen. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng, và quyết định sẽ đem đứa bé cho cô nhi viện, nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng khóc của nó thì lại không nhẫn tâm. Và cuối cùng họ quyết định sẽ nuôi nấng cô bé này như con gái….
Mắt Peter bắt đầu nhòe đi, anh tiếp tục nói:
Dù sao thì Marda cũng đã mang thai nó, đứa bé không có tội gì cả. Nó xứng đáng được sống và yêu thương.
Sống mũi bác sĩ Andrew cũng đã cay cay, ông im lặng một lúc rồi cuối cùng mở lời: “Ông bà phải tìm được cha ruột của Monica, nói không chừng tủy xương của anh ta, hoặc tủy xương của con cái anh ta có thể thích hợp với Monica”.
“Nhưng… ông bà có bằng lòng để cho anh ta xuất hiện trong cuộc đời mình lần nữa hay không?”
Marda nói: “Vì Monica, chúng tôi bằng lòng tha thứ cho anh ta, nếu như anh ta chịu bước ra để cứu đứa bé, tôi hứa sẽ không khởi tố”.
Bác sĩ Andrew không khỏi chấn động sâu sắc bởi tấm lòng lòng thương con của người mẹ này.
Marda và Peter suy nghĩ hết lần này đến lần khác, quyết định dùng hình thức giấu tên, để đăng một bản tin tìm người trên báo.

Tháng 11/2002, trên hầu hết các tạp chí thành phố Foyer đều đăng một bản tin tìm người. Nhưng trong biển người mênh mông, huống hồ chuyện đã nhiều năm như vậy, biết đi đâu để tìm tên cưỡng dâm năm xưa?
Tình mẫu tử cảm động lòng người đã tình cờ giúp đỡ nhiều bệnh nhân bất hạnh…..
Câu chuyện này đã làm cảm động rất nhiều người, một làn sóng hiến tủy lan khắp cả nước, không ít người tự nguyện làm xét nghiệm tủy để xem mình có thích hợp hay không. Và điều đó đã cứu được rất nhiều bệnh nhân bị bệnh máu trắng, nhưng Monica lại không nằm trong số những người may mắn.
Bản tin cũng truyền đến tai những tội phạm da đen năm đó. Rất nhiều người đã tự nguyện trình báo để làm xét nghiệm xương tủy, hi vọng có thể hiến tủy cho Monica. Cả những tù nhân da trắng cũng bị cảm động trước tình mẫu tử của Marda, họ bày tỏ sự quan tâm chân thành đến cô và cung cấp nhiều manh mối hỗ trợ cảnh sát và gia đình tìm ra kẻ cưỡng gian năm xưa.

Nhưng đáng tiếc thay, họ vẫn không thể tìm ra cha ruột của Monica. Hơn hai tháng trôi qua, người đàn ông da đen kia vẫn không xuất hiện… Marda và Peter vẫn hồi hộp lo lắng chờ đợi phép màu sẽ đến với con gái của họ.
Người đàn ông bí ẩn…dần hé lộ
Sau khi bản tin tìm người này xuất hiện trên trang báo ở thành phố Napoli, trong lòng ông chủ của một nhà hàng cao cấp là Achlia bắt đầu dậy sóng.
Ngày 17/5/1992, trong cuộc đời anh đã trải qua một đêm gió bão bùng tựa như ác mộng, anh rất có thể là người được nhắc đến trong câu chuyện trên.
Không ai có thể ngờ được rằng triệu phú Achlia của ngày hôm này từng là một người rửa chén thuê trong một nhà hàng ở thành phố Foyer. Cha mẹ mất sớm, anh phải nghỉ học, lăn lộn kiếm sống ngoài xã hội. Trớ trêu thay, ông chủ của anh lại là một kẻ phân biệt chủng tộc. Dẫu anh có cố gắng làm việc chăm chỉ thế nào thì vẫn luôn phải chịu sự đánh đập chửi mắng từ ông ta.
Đó là sinh nhật lần thứ 20 của Achlia. Anh dự định sẽ nghỉ làm sớm để đón mừng sinh nhật của mình, không ngờ trong lúc loay hoay đã vô tình làm rơi một cái đĩa, ông chủ túm chặt lấy cổ anh bắt anh phải nuốt hết những mảnh vỡ đó. Achlia phẫn nộ cho ông ta một đấm, rồi xông ra khỏi quán.
Anh quyết tâm báo thù người da trắng. Buổi tối hôm đó trời mưa tầm tã, trên đường dường như không có một bóng người đi lại, trên bãi đậu xe anh gặp Marda, căm phẫn dâng trào trong anh về sự phân biệt chủng tộc, lòng căm thù đối với người da trắng đã khiến anh phạm phải tội ác lớn nhất trong cuộc đời mà đến tận bây giờ anh vẫn không thể tha thứ cho chính mình: anh đã cưỡng bức người phụ nữ vô tội đó.

Hối hận vô cùng, anh đã mua vé xe lửa đến thành phố Napoli, rời xa khỏi thành phố này trong đêm hôm đó, hi vọng có thể quên đi cảm giác tội lỗi mà anh đã gây ra.
Về sau, Achlia đã tìm được công việc thuận lợi ở nhà hàng của một người Mỹ, đôi vợ chồng đó rất quý sự cần cù của anh, còn đem cô con gái Lina gả cho anh, về sau còn giao cho anh quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của nhà hàng.
Mấy năm trở lại đây, anh đã phát triển nhà hàng thành một nhà hàng cao cấp sang trọng. Anh và Lina cũng có với nhau ba đứa trẻ vô cùng đáng yêu. Đối với mọi người, Achlia thật sự là một ông chủ tốt, người chồng tốt và người cha tốt.
Achlia vẫn không sao quên được tội ác năm xưa. Anh luôn cầu nguyện Thượng Đế, xin Người hãy phù hộ người phụ nữ đã từng bị anh làm hại kia, hy vọng cô có thể bình an vô sự sống một cuộc sống hạnh phúc, và không bị tổn hại bởi tội lỗi anh đã gây nên. Nhưng anh trước giờ chưa từng đem bí mật trong lòng này nói với bất kỳ ai.
Buổi sáng hôm đó, Achlia đã đọc đi đọc lại bản tin đó đến mấy lần, trực giác mách bảo rằng anh chính là kẻ cưỡng gian được tìm trên tờ báo đó. Anh không bao giờ nghĩ rằng, người phụ nữ đáng thương đó đã mang thai và đã nuôi dưỡng đứa con vốn không thuộc về mình.
Cả ngày hôm đó, Achlia đã gọi điện thoại cho bác sĩ Andrew mấy lần, nhưng điện thoại còn chưa quay xong anh liền vội cúp máy. Trong lòng anh đang giãy giụa đau đớn. Nếu như đứng ra thừa nhận tất cả, mọi người sẽ biết được quá khứ xấu xa của anh, những đứa con sẽ không còn yêu thương anh nữa, anh sẽ mất đi gia đình hạnh phúc và người vợ xinh đẹp, cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của xã hội đối với mình. Anh đã rất khó khăn để có một cuộc sống như ngày hôm nay, anh không thể để hạnh phúc tuột mất được.
Bữa tối hôm đó, mọi người trong nhà đều bàn luận về những tin tức có liên quan đến Marda trên báo chí như những lần trước. Người vợ Lina nói:
“Em thật sự rất khâm phục người phụ nữ này. Nếu như đổi lại là em, em sẽ không đủ can đảm để nuôi dưỡng con gái đã được sinh ra vì bị cưỡng hiếp. Em càng khâm phục chồng của cô ấy, anh ta quả thật là một người đàn ông đáng được tôn trọng, có thể chấp nhận một đứa con như thế”.
Achlia im lặng hồi lâu rồi hỏi: “Vậy em nhìn nhận kẻ cưỡng hiếp đó như thế nào?”
Lina căm phẫn nói: “Em tuyệt đối không thể tha thứ cho hắn ta được. Năm xưa đã làm sai rồi, vào thời khắc then chốt của bây giờ, hắn ta lại rụt cổ trốn tránh. Hắn ta thật đúng là quá đê tiện, quá ích kỷ, thật là quá ghê tởm! Hắn ta là con quỷ hèn nhát!”
Nghe Lina nói vậy, Achlia càng không dám nói ra sự thật với vợ. Anh trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, cảm giác bản thân như bị đày đọa dưới địa ngục, những khung cảnh trong đêm mưa gió tội ác đó không ngừng xuất hiện trước mắt. Anh dằn vặt tự hỏi: “Mình rốt cuộc là người tốt, hay là người xấu?”

Mấy ngày sau, Achlia không cách nào im lặng được nữa, tình thương của người cha đã bùng lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn anh, anh muốn cứu con gái mình. Anh đã phạm sai lầm một lần rồi, bây giờ không thể phạm sai lầm tiếp nữa. Anh gọi cho bác sĩ Andrew bằng điện thoại công cộng.
Cũng trong tối hôm đó, anh lấy hết can đảm để nói với vợ tất cả. Lina bật khóc, cô không thể nào có thể chấp nhận được người chồng rất mực yêu thương cô lại chính là một tên tội phạm. Cô chạy ào ra khỏi cửa, lái xe đi suốt đêm trong vô vọng, cô chưa từng trải qua đêm nào khủng khiếp như vậy trong cuộc đời. Sau một đêm dằn vặt đau khổ, cô đã quyết định trở về. Achlia ra mở cửa, hai mắt đỏ hoe. Lina kiên định nói: “Achlia, anh hãy đến chỗ bác sĩ Andrew! Em sẽ đi cùng với anh!”
Trong tuyệt vọng luôn xuất hiện ánh sáng hy vọng….
Ngày 8/2/2003, vợ chồng Achlia đã đến bệnh viện Elizabeth và làm xét nghiệm ADN, kết quả anh thật sự chính là cha ruột của Monica.
Khi biết được người đàn ông da đen từng làm nhục mình cuối cùng đã dũng cảm bước ra, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng lăn dài trên má Marda. Cô đã căm hận trong suốt 10 năm, nhưng thời khắc này đây cô vô cùng cảm động.

Tất cả đều được tiến hành cực kỳ bí mật, bệnh viện đã không tiết lộ thân phận của người trong cuộc cho báo chí mà chỉ thông báo với ký giả rằng đã tìm được cha ruột của Monica. Thông tin này đã khiến người dân cả nước quan tâm, họ không ngừng gọi điện thoại và viết thư cho bác sĩ Andrew, nhờ ông gửi sự tha thứ và lòng tôn kính của họ đến người da đen này: “Anh ấy từng là tội nhân, nhưng giờ đây anh ấy là một anh hùng!”
Ngày 18/2, dưới sự sắp xếp bí mật, Marda gặp Achlia trong phòng khách của bệnh viện. Khi nhìn thấy Marda, bước chân Achlia nặng nề, sắc mặt tái nhợt. Marda và chồng bước đến, nắm chặt lấy tay anh, ba người nhìn nhau khóc không thành tiếng, nước mắt hòa lẫn vào nhau.
Rất lâu sau, Achlia nghẹn ngào nói: “Xin lỗi, xin lỗi, xin hãy tha thứ cho tôi! Câu nói này tôi đã chôn sâu trong lòng suốt hơn 10 năm nay rồi, hôm nay cuối cùng đã có cơ hội để nói với chị. Tôi thực sự hi vọng Monica và anh chị sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Tôi rất cảm ơn Monica, con bé đã cho tôi một cơ hội để chuộc tội và có thể sống thanh thản trong nửa đời còn lại. Đây chính là món quà mà con bé đã ban tặng cho tôi.
Marda nói: “Cảm ơn cậu đã có thể bước ra. Cúi xin Thượng Đế phù hộ, tủy xương của cậu đã cứu sống con gái tôi!”
Ngày 22/2/2003, thời khắc mà mọi người chờ đợi từ lâu cuối cùng đã đến, xương tủy của Achlia được cấy ghép vào trong thân thể của Monica. Một tuần sau đó, Monica khỏe mạnh xuất viện. Vợ chồng Marda đã hoàn toàn tha thứ cho Achlia…

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người…


Có lẽ bạn cũng đã từng làm sai, đi lầm đường, nhưng chỉ cần có lòng sửa lỗi thì bạn có thể “bình thản mà đối mặt với tương lai”. Bởi chỉ khi ta thành thật với bản thân mình, dũng cảm chấp nhận con người mình dù là những điều xấu xa nhất, chúng ta mới có thể nhìn thấy ánh sáng của sự tốt đẹp. Trong tận cùng của cái ác chính là bản tính lương thiện bị che giấu. Đừng ngại ngần đối diện với nó mà vươn lên, đó mới là sự tốt đẹp chân chính và vĩnh hằng trong cuộc đời.
Tham khảo Cmoney
Linh An