Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

KIỆM DỤC - chương 26 Đạo đức kinh



Thiên hạ mà có Đạo, thì dân chúng an bình, ngựa chiến không còn có việc dùng, phải đem về quê làm việc đồng áng.
Khi nào thì gọi là nước có Đạo? Nước có Đạo là khi trên dưới giữ đúng bổn phận mình, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con; ai nấy đều lo tu tâm, ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, yêu kính đồng loại, biết trọng nghĩa, khinh tài.

Thế nào là một nước vô Đạo? Một nước vô Đạo là một nước đã mất cương thường, trên chẳng ra trên, dưới chẳng ra dưới, ai ai cũng chỉ vụ danh, vụ lợi mà khinh nhân nghĩa. Người người khi trá lẫn nhau, bóc lột lẫn nhau, chia rẽ nhau. Trong thì cương thường đổ nát, ngoài thì không giữ được hòa hiếu với lân bang, vì thế nên sinh ra chinh chiến.

KIỆM DỤC
儉 欲

Hán văn:
天 下 有 道, 卻 走 馬 以 糞. 天 下 無 道, 戎 馬 生 於 郊. 禍莫 大 於 不 知 足. 咎 莫 大 於 欲 得. 故 知 足之 足, 常 足 矣.
Phiên âm:
1. Thiên hạ hữu đạo, khước tẩu mã dĩ phẩn. Thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao.
2. Họa mạc đại ư bất tri túc.[1] Cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ.[2]
Dịch xuôi:
1. Thiên hạ có Đạo, thì ngựa dùng vào việc vun phân ruộng. Thiên hạ không Đạo, ngựa chiến sinh ngoài thành.
2. Không họa nào lớn bằng không biết đủ. Không hại nào lớn bằng muốn được của. Cho nên biết cho mình là có đủ, thời luôn luôn đủ.
Dịch thơ:
1. Trần gian mà có Hóa Công,
Ngựa hay cũng thải về đồng vun phân.
Trần gian mà mất Thiên quân,
Bên thành chiến mã hí rầm ngày đêm.
2. Nguy thay những kẻ bon chen,
(Suốt đời chẳng lửng dạ thèm khát khao).
Hại thay những kẻ vơ vào,
(Vơ vơ, vét vét biết bao giờ cùng).
Ở đời muốn được thung dung,
Nhiều no, ít đủ, ta không phàn nàn.

BÌNH GIẢNG

Thiên hạ mà có Đạo, thì dân chúng an bình, ngựa chiến không còn có việc dùng, phải đem về quê làm việc đồng áng.
Khi nào thì gọi là nước có Đạo? Nước có Đạo là khi trên dưới giữ đúng bổn phận mình, vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con; ai nấy đều lo tu tâm, ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, yêu kính đồng loại, biết trọng nghĩa, khinh tài.
Đó là thời đại hòa, đại thuận. Thời ấy, không còn ai muốn cất giữ những dụng cụ chiến tranh, nên ngựa chiến cũng hóa thành vô dụng.
Vua Vũ Vương đã có thời thả trâu trận, ngựa chiến nơi miền núi Hoa Dương, và miền đồng Đào Lâm tỏ ý sẽ dùng văn mà cai trị, cải hoá thiên hạ, thay vì dùng võ, dùng bạo lực.[3]
Nhưng khi mà nước vô Đạo, thì chinh chiến nhiễu nhương nhân dân đồ thán, mà khi ấy thời ngay bên thành, đã thấy đầy dẫy những chiến mã.
Thế nào là một nước vô Đạo? Một nước vô Đạo là một nước đã mất cương thường, trên chẳng ra trên, dưới chẳng ra dưới, ai ai cũng chỉ vụ danh, vụ lợi mà khinh nhân nghĩa. Người người khi trá lẫn nhau, bóc lột lẫn nhau, chia rẽ nhau. Trong thì cương thường đổ nát, ngoài thì không giữ được hòa hiếu với lân bang, vì thế nên sinh ra chinh chiến.
Chung qui, chinh chiến sinh ra là vì con người không biết kiềm chế lòng dục. Ai cũng muốn vơ vét, súc tích thêm của cải; ai cũng tỏ lỏng lòng tham. Cho nên cái hay nhất cho cá nhân, cũng như cho xã hội là biết vừa lòng với số phận mình, biết vui sống trong hòan cảnh mình.
Đọc chương Đạo Đức kinh bàn về «Tri túc» này, ta lại liên tưởng đến thái độ của nho gia trong Luận Ngữ.
Đức Khổng nói: «Ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay gối đầu, trong cảnh bần hàn mà vẫn vui sướng. Phú quý do bất nghĩa thì coi như mây nổi.» [4]
Đức Khổng cũng khen Nhan Hồi như sau: «Hiền thay là trò Hồi! Người ở trong ngõ hẹp với một giỏ cơm, một bầu nước. Ở cảnh ấy người ta không ai chịu cực khổ cho nổi. Thế mà trò Hồi chẳng đổi chí vui thích của mình. Hiền thay là trò Hồi.» [5]
Cụ Nguyễn Công Trứ đã hiểu được lẽ «lạc thiên tri mệnh»[6] 樂 天 知 命 hay «an phận lạc thiên» 安 分 樂 天 của Nho và Lão nên đã viết:
«Cảnh cùng thông, ai có bận chi đâu,
Mùi tiêu sái với trần gian dễ mấy.
Thơ rằng:
Hữu danh nhàn phú quý 有 名 閒 富 貴
Vô sự tiểu thần tiên 無 事 小 神 仙
Đấng anh hùng an phận lạc thiên 安 分 樂 天
So trời đất cũng nhất ban xuân ý.» [7] 一 般 春 意.

[1] Bản Hà thượng Công, bản Tống Long Uyên, bản Léon Wieger lại thêm một câu như sau: Tội mạc đại ư khả dục; Họa mạc đại ư bất tri túc; Cửu mạc đại ư dục đắc. 罪 莫 大 於 可 欲; 禍莫 大 於 不 知 足; 咎 莫 大 於 欲 得.
[2] Bản Hà thượng Công và bản Léon Wieger không có chữ hĩ 矣 .
[3] Xem Kinh Thư, Vũ Thành 武 成, tiết 2.
[4] Tử viết: «Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi, lạc diệc tại kỳ trung hĩ. Bất nghĩa nhi phú thả quí, ư ngã như phù vân». 子 曰: 飯 疏 食, 飲 水, 曲 肱 而 之, 樂 亦 在 其 中 矣. Luận Ngữ 論 語, Thuật Nhi 述 而, chương 7, câu 15.
[5] Tử viết: «Hiền tai Hồi dã ! nhất đan tự, nhất biểu ẩm, tại lậu hạng. Nhân bất kham kỳ ưu. Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai Hồi dã.» 子 曰 賢 哉 回 也 ! 一 簞 食, 一 瓢 飲, 在 陋 巷. 人 不 堪 其 憂. 回 也不 妀 其 樂. 賢 哉 回 也. Luận Ngữ 論 語, Ung Dã 雍 也, chương 6, câu 9.
[6] Lạc thiên tri mệnh, cố bất ưu. 樂 天 知 命 故 不 憂 (Thánh nhân vui cái vui trời; bởi hay định mạng nên vui thập phần) Hệ từ thượng, chương 4. Xem Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê, Dịch Kinh Đại Toàn, tập III (Hạ Kinh), tr. 437.
[7] Xem Đàm Xuân Thiều, Trần trọng San, Việt văn độc bản, đệ nhị, tr. 35, bài Hành tàng.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

CÂY NGÔ ĐỒNG





Ngô đồng nức nở tháng ba
hồn quê ôm ánh dương tà dưỡng sinh
quên đời tục lụy nhục vinh
đỏ lòng thắp nén thanh minh an lành


Công cha nghĩa mẹ thác sanh
thanh âm lưu giữ trăm năm nào mòn
chân tâm dạ sắt lòng son
thụ linh trời đất ngô đồng báo tin :
" Ngô đồng nhất diệp lạc
thiên hạ cộng tri thu"

Con đường danh lợi phù du
đừng quên nguồn cội lời ru mẹ hiền

MẸ TÔI





Con ngồi chải tóc Mẹ xưa
tóc rơi từng sợi lưa thưa mây chiều
ngẩn ngơ Mẹ chỉ cánh diều
miệng cười như thủa yếm điều váy nâu


Cầm tay Mẹ nghe buốt đau
ngây thơ Mẹ hỏi những câu xót lòng
bây giờ nắng gió bão giông
lẫn trong vóc Mẹ mùa đông cuối trời

Mẹ thành con trẻ thảnh thơi
mà con muối xát rối bời trong tim
rưng rưng nhìn Mẹ lặng im
mà đau như thể muôn nghìn kiếm đao

Đôi lần Mẹ chợt nhớ... sao
phải con của Mẹ năm nào đây không?
con mừng giấu lệ vào trong
hôn trên trán Mẹ trả công ngoan nào!

Mẹ ơi ngày tháng xôn xao
chỉ xin Mẹ nhớ vui vào cùng con
nguyện cầu trời đất nước non
Mẹ tôi cứ thế- trẻ con- tôi mừng

Nga Vũ

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

19 câu để đời của Lão Tử dùng làm kim chỉ nam cho cuộc sống






Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo.
Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão (老) có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử (子) dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".


Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?
Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe?
Ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói, thế nhân ai muốn định nghĩa Đạo mà ông giảng, sau một thời gian nhìn lại cũng tự thấy mình “lạc hậu”, nên không thể định nghĩa được là vậy.
1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
Nguồn: Tinh hoa
Theo http://www.chungta.com/

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

MỘT VÙNG CỎ DẠY TRĂNG MỜ CÒN LAY





Nguyệt Thảo: quê ở An Giang ,sinh 1979 và mất ngày 13.3.2008 .

Khi cây cọ thời gian loang vào toan mùa chút bơ vơ lúc Xuân dần xa về phía cuối đường. Có một gam màu lành lạnh khẽ nhói vào tôi, để chùng xuống tiếng tơ thương về một ngày tháng Ba tê nhói vùng cỏ dại suông nẻo trăng mờ, nơi có một đóa Phù Dung vừa chợt tắt. Em đã đến bên đời, ngân lên những cung bậc yêu thương sầu muộn lắm, để nhẹ nhàng đi mà đuối cho bao hồn nhung nhớ. Tiễn em đi là những giọt lặng thầm rớt lạnh lối chia phôi ...

Thôi tóm lại.
trong bụi bờ là đất
Chẳng oan khiên
ta cũng hóa giun trùng
Có trời biết mình yêu nhau chân thật
Hóa giun trùng
cho lòng hóa khoan dung
Thôi tóm lại
hoa tàn hương cũng tận
tháng ngày đi
đổi lại
nếp nhăn về
tôi/ son phấn/ tẩy bồi/ môi mắt nhận
người tỉnh say/ đàng điếm/ giả/ chân thề
(thôi tóm lại)

Đó là em - Nguyệt Thảo, xuất hiện đầu tiên trong topic Thôi tóm lại, trên thotre.com. Những câu thơ chợt bật lên những cung bậc trầm buồn mang đầy trải nghiệm hoang vu và nước mắt. Nước mắt ấy đã từng ướt sũng trên từng nẻo lòng em qua, rồi se sắt lại, rồi kiệt khô khi đã: tôi / son phấn/ tẩy bồi / môi mắt nhận. người tỉnh say / đàng điếm/ giả/ chân thề, để rồi sau lại trở về giọt giọt rơi cho phai đi những vết u phiền của định mệnh khi em biết Hóa giun trùng/ cho lòng hóa khoan dung giữa tha nhân vốn dửng dưng và bội bạc. Bao dung bởi đời là nẻo tất nhiên phải đi qua, an nhiên là điều cần thiết để tiếp tục hành trình về cái nơi mà ở đó Có trời biết mình yêu nhau chân thật. Ôi! một cái nhìn thậm già, ngờ đâu lại thoát ra trong tâm hồn một cô gái trẻ, một bầu trời của thanh xuân xuất hiện những đám mây u ám, tín hiệu của những điều chẳng lành. Nhưng biết sao, bởi cái phát tiết của Phù Dung đã báo hiệu về một chiều cánh sã, phải chăng em đã nhận ra mình sau những tứ thơ đau:

Run tay rung phím nhạc thừa
ai rơi tiếng nấc xuống vừa khúc nhau
môi khô
ướt đoạn tình nhầu
sol buồn kiếp nọ mi sầu cõi kia
thăng trầm giữa quạnh hiu
khuya
những con chữ nhảy lên bia đá mình
cuống cuồng câu hát lời kinh
vật vờ áo ngủ
phục sinh tôi về
(karaoke buồn)

Yêu và được yêu là niềm khát khao và là hạnh phúc của nhân sinh, đó là những âm thanh đầy quyến rũ. Nhưng khi lọt vào thế giới em chỉ còn lại những âm thừa, nấc lên những cung âm nghẹn ngào đầy hiu quạnh, em đang hát hay là em đang khóc trong tiếng hát khi: môi khô /ướt đoạn tình nhầu /sol buồn kiếp nọ mi sầu cõi kia để đêm khuya bỗng bỗng vỡ òa những con chữ nhảy lên bia đá mình lạnh tê linh hồn xiêm mỏng đang lả xuống cuống cuồng câu hát lời kinh mà níu cõi phục sinh từ hút trời xa vắng trong giấc ngủ vật vờ:

Chiều giường - đo thiếu trăm năm
tôi kê gối lệch tôi nằm nghiêng lưng
chăn thu đắp mảnh lừng chừng
cao / nguyên / nhũ đỏ / thấp / rừng / rũ nâu
nghiêng đèo dốc lượn về đâu
cồn dâng mấy lớp khe sâu mấy tầng
Máu dồn da thịt nghiêng thân
tay nghiêng hứng giọt trong ngần triết / minh
đất trời nghiêng cõi bình sinh
tôi xiêm áo lại nghiêng mình tạ tôi
(Một Mình! Tôi Ngủ Nằm Nghiêng)

Tình một ngày bỏ ra đi, thôi trăm năm đó nói gì buồn vui. Đêm là nơi cõi miền ủ nuôi giấc mơ, là nơi con người được trở về với trạng thái bình yên, tái tạo lại sinh lực cho ngày sau. Đêm cũng là chứng nhân cho bao cuộc tình lãng mạn.... với da ngọt môi thơm và nồng nàn ân ái.
Thế nhưng, đêm với em lại là một cạm bẫy, cái cạm bẫy đã nuối chửng em vào đáy vực cô đơn Chiều giường - đo thiếu trăm năm/ tôi kê gối lệch tôi nằm nghiêng lưng, một không gian em lồng lộng tiếng thở dài, tiếng thịt da réo gào đòi được yêu thương chở che và dâng hiếncao / nguyên / nhũ đỏ / thấp / rừng / rũ nâu /nghiêng đèo dốc lượn về đâu /cồn dâng mấy lớp khe sâu mấy tầng giờ chỉ còn rát lạnh hơi sương đêm bủa buông vào từng ngóc ngách gối chăn . . . tất cả nghiền nát em trong sự quẫy đạp tuyệt vọng vào hoang vu tay nghiêng hứng giọt trong ngần triết / minh . Những câu lục bát vốn bình yên là thế mà bước vào cảnh giới đêm em lại bỗng trở thành những cơn lốc giật tê người. Có ai đó khi đọc những bài thơ em sẽ cho rằng nhiều những câu thơ mang sự dung tục . Thôi thì sao cũng được, tất cả đều do tâm đối cảnh. Với riêng tôi thì không, có chăng chỉ là những phút giây lòng em yếu đuối nhất khi soi mồ côi vào chính mồ côi để bật lên những câu thơ đầy tài hoa, dệt lên một bức vẽ thật đời trong thật thà tiếng nấc bơ vơ đất trời nghiêng cõi bình sinh / tôi xiêm áo lại nghiêng mình tạ tôi. Và:

thổi tro trong nhúm tro tàn
níu hoàng hôn lại trong hoàng hôn phai
lòng theo biển rộng sông dài
giòng tôi từ cõi thừa thai chảy về
chảy về chốn bỏ tôi đi
trời cho có một dậy thì ấy thôi
ơn nhau sống một lần đời
nên yêu cũng chỉ một người .... mà yêu
chút tình còn lại mang theo
chút ghen với họ
chút kiêu với lòng
nhặt ra trong mắt môi chồng
thây hồng nhan bạc phận hồng nhan/ tôi?
đời cho sống một lần thôi
sao không yêu hết / nhỡ rồi . . phải khi
một mai qua dốc xuân thì
muốn yêu nữa biết lấy gì mà yêu
nhặt chiều trong cõi hoang liêu
thấy hoang liêu tận ánh chiều dương tan
nhặt tro trong nhúm tro tàn
thấy tôi ngồi giữa bóng hoàng hôn tôi
(Thổi tro trong nhúm tro tàn)

Lòng người là một thứ dễ vỡ chưa từng thấy , mà đời thì luôn rập rình đánh tráo những yêu tin. Con đường càng đi cành một xa, nhưng đã lỡ làm kiếp người thì làm sao đứng lại. Tôi tiếc cho em đã quá cả tin vào tình đời, ngay cả khi biết đó chỉ là gian dối Hết đổ thừa em/ lại đổ thừa cho Chúa/anh hèn như con chó/ của lão ăn mày điên phải chăng em muốn mang trái tim thật thà để chuộc lỗi thế nhân chăng khi

Chẳng dựng đời nhau được
thì dựng người nhau lên
bằng dựng tình nhau trước
trái tim mình ưu tiên.
(nói với người)

Để rồi sau đó lại ngỡ ngàng khi chợt nhận ra mình bị phụ bạc, nhưng đối ngược với thái độ thường có của thế gian, em vẫn nhẹ nhàng như chẳng thể nhẹ nhàng hơn:

Đừng đổ thừa cho Chúa
cứ đổ thừa cho em
Đừng đổ thừa cho Chúa
cứ đổ thừa cho em
Đừng đổ thừa cho Chúa
cứ đổ thừa cho em . . . !
(cứ đổ thừa cho em)

Bởi em biết người đã cố đi thì chẳng mong quay về, ngày lạc nẻo chỉ còn là đêm tối, em nghe sự ra đi của những cuộc tình như nghe tiếng gió ngàn lay dỗ giấc cây khuya:

Mắt trăn trối: góc thừa vuông da thịt
mảnh tâm hồn/ cửa sổ mở sau lưng
chiều không đáy ngày vơi đi một ít
đêm nửa chừng nguỵệt khuyết bóng mông lung
Môi trăn chối : những vòng tròn vọng phụ
nụ hôn cong che rướn gáy lọc lừa
son phấn mới nhưng nồng nàn vẫn cũ
giấc ngủ vờ / thừa thãi gối chăn / khuya
Tóc trăn trối : rối ren rừng oan nghiệt
lối ngôi mòn về nhánh rẽ xa xăm
em lược trâm vẫn tím vàng da diết
mà gương mờ buồn bã hết trăm năm
(Bài trần tình thứ 5)

Tháng ngày như tấm gương phản chiếu cô đơn em: em lược trâm vẫn tím vàng da diết / mà gương mờ buồn bã hết trăm năm, nhưng khi cô đơn đã đến tận cùng cô đơn thì nó lại chuyển sang một trạng thái khác - Sự nhạy cảm chiều không đáy ngày vơi đi một ít/ đêm nửa chừng nguỵệt khuyết bóng mông lung....son phấn mới nhưng nồng nàn vẫn cũ . Em đã mang tấm gương đó soi ngược lại cô đơn mình để thấy lại những đam mê, những nhạy cảm trên vùng hoang tưởng lạnh, tưởng đã tắt giờ đây lại bời bời nham thạch:

Trùm mền
đắp mảnh thân hư
che tâm ý
tưởng hồn như loã lồ
ngỡ rằng xương thịt hư vô
chạm môi trái cấm sao ngồ ngộ :
đau
Trùm mền
ngăn khoảng đêm thâu
hương xa
gió thôỉ mùi nhau
bỗng thèm
Anh mùa đông cũng rũ mềm
ôm nhau nóng để trùm mền sưởi nhau
(trùm mền)
Nhận ra mình vẫn còn đó những mong chờ :
Người về/ về/ quạnh hiu tôi
bóng che mất bóng hình bôi khuất hình
tôi đi / đi / lặng lẽ mình
nụ sương
giọt rụng
nhuỵ quỳnh
hương rơi
Mộ tình/ Ai/ biệt giam tôi
thanh mi lòi tói
vành môi xích xiềng
mặt trời tịnh / trái tim thiền
tiếng ru tuyệt tự lời nguyền vong âm
Thảo hờn hồn cỏ xa xăm
khoé trăng tận Nguyệt mờ thăm thẳm . . . sầu
(trăng mờ cỏ dại 2)

Một cách tất nhiên, con người luôn hành động theo trái tim mình, dù biết đấy là sự thất bại. Cuộc sống cho biết những ai sống theo tình cảm thường luôn gặp trái ngang, thành công chỉ dành cho những ai làm theo lý trí. Nhưng, con người sinh ra thì đã có sẵn một trái tim rồi, mà đã là trái tim thì nó phải đập, phải bồi hồi ...Sau những gì qua đi, trong cõi trần tình em thổ lộ:

Tia mắt thu chiêu từng toan tính nhỏ
nụ cười quy cách lại những đong đo
với hồn nhiên đã một thời quá độ

tôi ngày xưa / khác hẳn Thảo bây giờ
Cũng chẳng nhớ chuyến đò nào vội vã
chở qua sông / ai / mệnh phụ lên bờ
bỏ sau lưng một đời con gái đã
năm bảy lần . . . khâu vá lại ngây thơ
(Bài trần tình thứ nhất)

Vâng! Em đã trở về khâu vá lại ngây thơ để tìm lại tiếng cười một thời đánh mất. Hạnh phúc, trên một bình diện nào đó không chỉ là yêu thương trong phạm trù cho và nhận. Nó còn là sự lắng nghe tiếng giao hòa những âm thanh cuộc sống chuyển tải vào tâm trạng để nhận dạng thực những buồn vui, rồi tổ hợp vào trong tâm thức, tái biểu hiện vào hành động. Qua những trải nghiệm về hạnh phúc, hẳn em đã thấy cuộc sống còn biết bao thứ đang chờ:

Ngày rộn ràng tôi / bữa tiệc vui
đũa đôi ngồi lại / chén ly cười
lanh chanh môi mắt y áo mới
vuông bếp lòng xanh hoa trái tươi
và ngon như chiếc bánh bông lan
những mũi dao chia miếng dịu dàng
bao nhiêu thơm ngọt vun từ thuở
cha mẹ nuôi đởi nhau chứa chan
(Chúc sinh nhật người hăm sáu)

Tôi đã thấy một Nguyệt Thảo khác hẳn Nguyệt Thảo trong cõi u phiền mộng mị, liêu trai:

Cây buồn vẫy gió buồn theo
hồn ai níu mảnh mây treo ngang trời
gió buồn rung lá buồn rơi
buồn rơi lá có về nơi cội nguồn
thuyền trôi nước đáy sông còn
nhớ bao nhiêu để sóng mòn xô nhau
khôn nguôi tóc ngủ trên đầu
xoa tay vuốt bóng dưới cầu đục trong
người xa / cách một dặm lòng
như đầu sông cách một giòng /cuối sông
chong đèn nhắc lửa thu đông
giữa chăn gối cũ giường không ấm giường
đêm này tôi lại nhìn gương
từ liêu trai có một sương phụ về
(từ liêu trai có một sương phụ về)

Mà ở đó, trong xào xạc gió Xuân reo, trong thơm nồng hương gió sớm, em trở về với em xưa, ngân nga lời hát ru ngày xuân tươi, để tay xuân trổ nụ ngần hoa trắng, nẻo sớm còn mờ hơi sương mà mắt em đã tỏa nắng ngời:

Tóc se ngôi lựa ngắn dài
hương trầm tháng chạp trâm cài tháng giêng
tay mềm chắp ngón bình yên
buồn ơi ! xin một cõi....
riêng ....đi về
Dây choàng áo ngực sân si
lưng vơi đau vết xiết ghì . . non da
thương từ trong ấy thương ra
tình như sóng tận bao la biển về
Ai đi nhặt lá bồ đề
cội trầm luân nhớ
nhánh bề bộn quên
hẹn nhau trứoc cửa môn thiền
nụ hôn nhang / khói

lời nguyên trái / hoa
Mùa xuân vẫn ở đâu xa
bình yên tôi
một món quà : tháng giêng
(Tháng giêng - Áo dây tóc nhuộm đi chùa)

Trong bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, mùa xuân là ngắn nhất! Khi mắt người chưa kịp trong veo, khi môi cười chưa tròn nụ thắm, khi những niềm đau vừa mím miệng . . . Thì hỡi ôi xuân đã vụt qua rồi. Hình như ở một nơi nào đó trong mịt mùng tâm thức, em đã linh cảm về một ngày xuân cuối. Cái ngày xuân dành để tiễn đưa em vào giấc Hoa miên. Tôi nghe thảng thốt tiếng em, dù đã kìm nén lắm , vẫn lăn rơi những giọt buồn bên mé chia ly:

Tôi phải đi đây. ngày đã cạn
đêm đã cùng, năm tháng đã thôi
vui đã đủ, giận hờn đã chán
còn nghĩa gì mảnh xác thân hôi !
trời đất rộng, lòng tôi bỗng nhỏ
một nẻo về bốn ngõ quanh co
tàu nguợc - tàu xuôi đều đã lỡ
hồn chạnh buồn như cái chợ trưa
giữa chợ trưa lại ngồi tính sổ
vay trăm năm góp trả một đời
trả một đời tôi còn vẫn nợ
vẫn nợ nguời tôi nợ cả tôi
nên dành dụm mỗi ngày mỗi tối
nên chắt chiu từng phút từng giây
mà thời gian thì qua rất vội
chẳng kịp rồi ! tôi phải đi đây !!!!!!
Chẳng kịp rồi !
tôi phải đi đây
chẳng kịp rồi tôi phải đi đây !!!

Thật tình tôi và em như quen mà cũng chưa quen, chỉ là chút duyên sơ qua những bài thơ trên mạng. Ở đó tôi bắt gặp một Nguyệt Thảo u buồn với những câu thơ tài hoa, những phá cách trong các thể thơ, mà đặc biệt là thơ lục bát, cái cách mà em biểu đạt ... để trở thành một niềm vấn vương trước những bức tranh em vẽ bắng máu trái tim bời bời thiếu phụ.
Một đóa Phù Dung đã rủ vào giấc ngủ.....đã có nhiều tấm lòng chùng lắng hôm qua, đã có những nén hương Thơ ru em vào giấc Hoa miên, dịu lắng đi những nỗi niềm nhân thế. Tôi, vốn ít mượn lời người khác, nhưng trong tâm trạng này ngôn từ tôi bất lực, nỗi niềm xin mượn thơ của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng thay cho nén hương lòng thắp tưởng về em:

Áo xanh

Lên mù sương, xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

À ơi! Đóa Phù Dung đã ngủ say, Trăng mờ cỏ dại còn lay bên đời...

Từ Linh Nguyên

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc






Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “The New China: People, Society, Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 51-67.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Vào mùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh (Qian Ning), con trai của cựu Phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen), đạt được học bổng theo học tại Đại học Michigan. Trước khi tới Mỹ, anh này đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily). Một vài năm sau, anh ta viết một cuốn sách có tựa đề “Việc học ở nước Mỹ” (Studying in America) và được cho phép xuất bản tại Trung Quốc. Tiền Ninh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cộng sản, nhưng những gì được viết trong cuốn sách của anh lại khá nổi loạn.

Tại thành phố Ann Arbor, Michigan, anh ta nhận ra rằng cuộc sống còn có cả những bữa tiệc, những buổi nướng thịt barbecue và những tình bạn tuyệt vời, chứ không chỉ là sự tự phê bình căng thẳng và đấu đá chính trị ở Bắc Kinh. Trong một đoạn văn, anh viết rằng những người vợ đã theo chân chồng đến Mỹ sẽ không còn là những người phụ nữ Trung Quốc điển hình khi trở về quê hương. Họ đã thấy cơ hội được sống một lối sống khác. Đó là cách Tiền Ninh gián tiếp thổ lộ rằng anh đã thay đổi cách nhìn của mình về những điều khả thi ở xã hội Trung Quốc. Đây là một nước Trung Quốc mới, với vô số kênh tương tác với thế giới bên ngoài.

Từ từ nhưng chắc chắn, quá trình mở cửa của Trung Quốc đang thay đổi diện mạo của xã hội nước này. Khi tôi lần đầu đến thăm Trung Quốc vào năm 1976, tôi thấy một xã hội khép kín và cứng nhắc. Những người dân Trung Quốc trên đường phố nhìn hao hao nhau trong những bộ cánh xanh hoặc đen. Mặc dù không phải trong kỳ nghỉ, họ vẫn cử một nhóm đông các em học sinh đến để hát chào đón tôi: “Huan ying, huan ying! Re he huan ying” (Hoan nghênh, hoan nghênh! Nhiệt liệt hoan nghênh!). Tôi thầm nghĩ: “Chúng đáng lẽ nên ở trường học, chứ không nên phí phạm thời gian đi từ trường tới sân bay, rồi lại về trường học, như thế mất nguyên cả một ngày học.” Có một sự cứng nhắc nhất định ở hệ thống này. Họ sẽ chào đón một vị khách và cố gắng gây ấn tượng với vị khách này bằng sự tiếp đón nồng ấm và hiếu khách, cùng lúc với cả những con số và quy mô hoành tráng cùng sự đồng bộ. Tôi nghĩ tình trạng này đã qua rồi. Họ biết rằng các vị khách không bị ấn tượng bởi những thứ này nữa. Những bộ đồng phục xanh đen cũng không còn. Bây giờ bạn có thể nhìn thấy đủ thứ màu sắc trên đường phố. Các thương hiệu cao cấp của phương Tây nhận thấy Trung Quốc là một thị trường triển vọng. Năm 2009, Trung Quốc thế chỗ Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa xa xỉ lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau mỗi Nhật Bản. Văn hóa tặng quà đem lại nguồn nhu cầu đặc biệt về đồng hồ và đồ làm từ da cao cấp. Mercedes-Benz và BMW tăng gấp đôi doanh số bán hàng ở thị trường Trung Quốc trong hai năm qua, ngay cả khi đơn đặt hàng ở các nước phát triển đã chững lại. Tầng lớp trung lưu ở nước này hiện tại đang theo đuổi sự chăm sóc vẻ ngoài, những bộ cánh lộng lẫy, và một cuộc sống tiện nghi. Họ cho rằng cách sống quá đơn giản không thể tạo nên một xã hội hạnh phúc.

Cũng như Tiền Ninh, lớp trẻ Trung Quốc hiện nay sống trong một ngôi làng toàn cầu. Mọi người di chuyển khắp nơi: người Trung Quốc tới Mỹ và châu Âu, và người Mỹ và người châu Âu lại tới Trung Quốc. Ngay cả nếu họ không có cơ hội học tập tại Michigan, sự tiếp cận với internet, phim truyện và sách báo nước ngoài cũng mở ra một cánh cửa đến với thế giới mà thế hệ của một vài thập niên trước chỉ có thể mơ đến. Tầm nhìn của họ được rộng mở. Quan điểm của họ về vị trí bản thân – cũng như vị thế của đất nước Trung Quốc – sẽ thay đổi. Một thế hệ mới được sinh ra và lớn lên sau thời kì mở cửa một ngày nào đó sẽ làm chủ đất nước. Họ sẽ làm được như vậy mà không phải chịu gánh nặng của những ký ức về quá khứ rối ren của Trung Quốc. Một nước Trung Quốc mà họ biết qua những trải nghiệm thường ngày – chứ không phải từ cuốn sách lịch sử – là một Trung Quốc mạnh mẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc Chiến tranh thuốc phiện, và đang trở nên mạnh mẽ hơn từng ngày.

Điều này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc của ngày mai? Liệu trong vòng 30 năm tới chúng ta có thể thấy một Trung Quốc quyết liệt hơn và dân tộc chủ nghĩa hơn nữa? Có thể lắm chứ. Tôi thấy chủ nghĩa dân tộc lớn dần chính là giai đoạn đầu tiên của đất nước Trung Quốc mới này, bởi vì người Trung Quốc cảm thấy như họ có thêm sức mạnh. Nhưng khi họ bắt đầu nhận thấy khả năng của mình chỉ có hạn, họ sẽ có một khoảng ngừng và tự suy ngẫm. Họ sẽ tiết chế phô trương sức mạnh cứng, bởi họ nhận ra rằng làm vậy chẳng thể làm người Mỹ rời bỏ khu vực. Và họ cũng sẽ nhận ra nếu họ càng áp đặt quan điểm của mình lên các nước láng giềng nhỏ hơn, thì những nước này càng xích lại gần Mỹ và đề nghị cung cấp các cơ sở để tàu sân bay Mỹ qua lại – như một sự bảo đảm cho chính mình.

Một vài năm trước, một vị lãnh đạo người Trung Quốc ở tuổi 70 đã hỏi tôi: “Ông có tin vào lập trường của chúng tôi về trỗi dậy hòa bình?” Tôi trả lời: “Tôi tin – nhưng tôi có lời cảnh báo. Thế hệ của ông đã trải qua cuộc chiến chống lại người Nhật, cuộc nội chiến, rồi Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa, vụ Bè lũ bốn tên, và giờ là chính sách Mở cửa. Ông biết rằng sẽ có nhiều cạm bẫy, và rằng để Trung Quốc có thể leo lên từng nấc thang mà không gặp rủi ro, ông cần sự ổn định từ bên trong, và hòa bình ở bên ngoài. Nhưng ông đang khắc sâu vào đầu lớp trẻ sự kiêu hãnh và lòng yêu nước quá lớn về một Trung Quốc đang trên đà hồi phục. Lớn đến mức khi họ bắt đầu biểu tình phản đối người Nhật, họ trở nên bạo lực. Và khi con trai tôi, thủ tướng Singapore, đến thăm Đài Bắc vào năm 2004, nó và Singapore bị công kích trên các phòng chat trên mạng internet của Trung Quốc, và bị gọi là kẻ vô ơn và phản bội. Quả là căng thẳng.” Vị lãnh đạo Trung Quốc nói rằng họ sẽ đảm bảo cho những người trẻ hiểu rõ điều này.

Tôi hy vọng là họ làm vậy. Một lúc nào đó trong tương lai, một thế hệ [người Trung Quốc – ND] có thể tin rằng mình đã chạm đến đỉnh trước khi họ thực sự như vậy. Điều đó thật buồn, và góp phần gây bất ổn cho khu vực. Trên thực tế, chỉ riêng việc chèo lái sự nổi lên của Trung Quốc là mục đích đủ để tận dụng được hết tài năng và đam mê của thế hệ này.

Qua thời gian, tôi tin chắc rằng Trung Quốc sẽ có khả năng nâng cao chuỗi giá trị và cạnh tranh với các nước phát triển trong lĩnh vực công nghệ và chế tạo tiên tiến. Hiện tại họ đang cố gắng sánh ngang Mỹ ở những phân khúc cao nhất – không gian và công nghệ quốc phòng. Năng lượng của họ đang tập trung vào các sức mạnh nền tảng chiến lược ở bình diện toàn cầu. Rồi sau đó Trung Quốc có thể dần đuổi kịp [Mỹ – ND] trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng, tuy nhiên sản phẩm tiêu dùng hiện đang đứng chót về quy mô. Đó là bởi dù bạn có thể rất giàu có, nhưng nếu GPS hay tên lửa của bạn chẳng hạn phải phụ thuộc vào Mỹ, bạn vẫn có thể bị vượt mặt. Nghiên cứu vũ trụ và hệ thống GPS không phải là nguồn tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng có thể đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế của họ không dễ bị quấy nhiễu bởi các hành động quân sự.

Chẳng có gì là bất biến trong quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào. Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong vài thập niên tới nếu không có gì làm chệch đường. Nhưng có rất nhiều thách thức nghiêm trọng trong nước mà chính phủ Trung Quốc sẽ phải dành một khối lượng đáng kể năng lượng, thời gian và nguồn lực để giải quyết. Nếu bất cứ thách thức nào vượt khỏi tầm kiểm soát, suy thoái kinh tế hoặc bạo loạn xã hội nghiêm trọng có thể xảy ra. Ngay cả khi duy trì được sự ổn định thì những yếu tố hạn chế vẫn tồn tại. Chẳng hạn như tại sao iPhone không được phát minh ở Trung Quốc? Luật sở hữu trí tuệ và hệ thống doanh nghiệp hiện nay không tạo đủ động lực để giải phóng sức mạnh sáng tạo của người Trung Quốc mà chúng ta đã được chứng kiến ở trong lịch sử. Nhưng tôi khá lạc quan rằng lãnh đạo Trung Quốc hiện có đủ ý chí và khả năng để giải quyết những thách thức trong nước này một cách hợp lý. Trong hơn ba thập kỷ rưỡi tiến hành “gai ge kai fang” (cải cách khai phóng), hay là cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã chứng minh rằng nước này có khả năng xem xét lại những chính sách sai lầm và kiểm soát được tình hình trước khi những chính sách này gây ra vấn đề lớn hơn.

Có một thời kỳ những thành phố liền kề sao chép lại rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng của nhau. Tại Thâm Quyến, Chu Hải và Macau, có tới bốn sân bay nằm gần nhau. Đó là trước khi họ kiềm chế được tình hình. Đã có thời các thị trưởng được đánh giá dựa trên tốc độ phát triển của thành phố mình, bất chấp việc nó có bền vững hay không. Bởi vậy thay vì tập trung vào những dự án tạo nên giá trị trường kì, họ đơn giản chỉ tập trung thúc đẩy các chỉ số GDP. Hệ quả là họ bỏ mặc môi trường, bỏ qua quá trình lập kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên họ cũng đã điều chỉnh việc này.

Trong quá trình phát triển, tình trạng căng thẳng nghiêm trọng có thể đến từ khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa các tỉnh duyên hải và các tỉnh trong đất liền, và ở một mức độ nhất định là khoảng cách giữa các thành phố. Các thành phố ven biển tăng trưởng nhanh hơn các thành phố nội địa ít nhất khoảng 30%, với một xuất phát điểm cao hơn hẳn. Những thành phố này thu hút đầu tư nhiều hơn, tạo công ăn việc làm tốt hơn và cung cấp tiêu chuẩn sống cao hơn cho cư dân của mình. Và khoảng cách này cứ được nới rộng thêm.

Tất nhiên việc một vài chênh lệch trong tăng trưởng tồn tại ở một đất nước rộng lớn như Trung Quốc là điều đương nhiên. Tôi không tin các tỉnh phía tây sẽ có ngày trở nên phồn vinh và tiên tiến ngang các tỉnh ven biển và ven sông. Hãy lấy nước Mỹ làm ví dụ. Bờ Đông và Bờ Tây đông dân hơn và thịnh vượng hơn các vùng nằm sâu trong đất liền, trừ một ngoại lệ là Chicago. Nhưng Chicago có dòng sông St Lawrence và Ngũ Đại Hồ (the Great Lakes) nơi tàu bè có thể qua lại. Khó có gì có thể thay thế được lợi thế địa lý ở gần biển. Hơn nữa, một vài tỉnh phía tây ở Trung Quốc nằm cách biển không xa nhưng lại có cả những vùng bán sa mạc, nơi có khí hậu khắc nghiệt. Những sinh viên xuất sắc muốn phát triển đều hướng đến vùng bờ biển hoặc Bắc Kinh để học đại học. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn, bởi những giáo sư và giáo viên tốt nhất của bạn cũng chẳng muốn chuyển vào sâu trong đất liền. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh khái niệm một “xã hội hài hòa” và biến nó thành một trong những mục tiêu nhằm cân bằng sự phát triển giữa vùng duyên hải và vùng nội địa. Trung Quốc cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các vùng miền tây phát triển thông qua việc đề xuất các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các doanh nhân. Việc này vẫn đang trong giai đoạn tiến hành. Đến cuối cùng, bạn có thể nâng tiêu chuẩn của các tỉnh nội địa lên khoảng 60, 70% so với các tỉnh duyên hải. Thách thức đặt ra là đảm bảo kiểm soát được sự bất mãn đến từ chênh lệch giàu nghèo. Truyền hình vệ tinh đã làm trầm trọng hóa thêm vấn đề. Người dân từ Thành Đô hay Vân Nam có thể thấy được sự phát triển của Bắc Kinh trên màn hình ti vi. Họ thấy những sân vận động Olympic – đồ sộ và được thiết kế bởi các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Và họ tự hỏi: “Có thứ gì trong đó dành cho tôi? Bao giờ thì đến lượt tôi?”

Sự chênh lệch dẫn đến những vấn đề khác. Người dân ở những vùng nghèo hơn muốn chuyển đến những vùng giàu có hơn. Cuộc di cư từ nông thôn lên thành thị diễn ra trên diện rộng và ước tính mỗi ngày có 1% dân số Trung Quốc di cư. Người Trung Quốc có một hệ thống hộ khẩu (hukou) hay đăng ký hộ gia đình. Nó giống như hệ thống koseki của người Nhật – bạn không thể chuyển nơi cư trú của mình từ nơi A sang nơi B mà không có sự cho phép. Và nếu bạn làm như vậy thì ở nơi cư trú mới bạn sẽ không có quyền tiếp cận các dịch vụ sức khỏe, nhà ở, trường học cho trẻ em, v.v… Nhưng điều này không ngăn được sự di cư. Mọi công nhân ở nông thôn chuyển lên đô thị đều làm những công việc nặng nhọc và bẩn thỉu ở quanh thành phố, mà không được hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội cơ bản cho bản thân hay con cái họ. Đây là tình thế khó mà trụ vững được. Lãnh đạo biết rõ điều đó. Nhưng nếu họ cho phép di cư tự do thì tất cả các thành phố sẽ trở nên quá tải. Bởi vậy họ cố gắng tìm kiếm những giải pháp khác. Họ thuyết phục chính quyền địa phương đảm nhận một vài trách nhiệm đối với những người nhập cư, bởi các đô thị không thể phát triển nếu thiếu lao động. Tôi cũng được biết rằng họ lên kế hoạch xây dựng sáu cụm thành phố ở miền trung Trung Quốc, mỗi cụm có thể tiếp nhận đến 40 triệu cư dân. Họ hy vọng sẽ chuyển được người dân từ nông thôn sang các thành phố này, thay vì các tỉnh ven biển. Tuy nhiên cần có một cơ chế điều hành, bởi những thành phố này sẽ không thể đem lại cho người di cư những cơ hội họ có thể tìm thấy ở những thành phố duyên hải.

Nguồn lợi dễ đạt được nhất trong nền kinh tế Trung Quốc cũng đã dần cạn kiệt. Các nhà lãnh đạo sẽ phải điều chỉnh chiến lược kinh tế chung nhằm đảm bảo giữ vững tăng trưởng trong một vài thập niên tới. Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh một thời gian nữa, với nguồn nhân lực giá rẻ. Lực lượng nhân công ở các tỉnh thành miền tây sẽ đưa Trung Quốc tiến lên với mức tăng trưởng đạt 7, 8, 9% trong vòng 15 – 20 năm. Sau đó, tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào năng suất – họ sẽ đào tạo người dân như thế nào để sản xuất được nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian. Nói cách khác là làm sao để bạn đào tạo và trang bị cho lực lượng này những kĩ năng và công cụ làm việc khác nhau – dù là ở trường đại học, trường bách khoa hay các trường dạy nghề.

Trung Quốc còn phải đối mặt với một vấn đề thậm chí còn cấp bách hơn: cần làm gì với những doanh nghiệp nhà nước ngày càng tỏ ra kém hiệu quả. Ở đây, Trung Quốc đối mặt với một vấn đề căn bản về động lực cá nhân. Họ cố gắng thúc đẩy công chức trở nên giống các doanh nhân tư nhân. Nhưng việc đó không hiệu quả, bởi trừ khi bạn nắm trong tay 20% cổ phần, và bạn sống với nỗi lo thị trường cổ phiếu sẽ nuốt sống bạn, thì bạn sẽ không tỉnh giấc và thấy phải làm một điều gì đó. Bạn vẫn nhận lương. Việc kinh doanh có đi lên hay đi xuống, bạn vẫn sẽ nhận lương. Nhưng nếu bạn có tài sản liên đới, toàn bộ sinh kế hay toàn bộ cổ phần của bạn ở một công ty, bạn sẽ lo lắng về nó 24 giờ một ngày.

Liệu người Trung Quốc có sẵn sàng tiếp nhận khái niệm tư nhân hóa này? Họ đang ở giai đoạn công chức được yêu cầu làm thương mại, nhưng điều gì sẽ thúc đẩy một công chức làm việc như một người sở hữu? Trừ khi Trung Quốc đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, mà điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Còn không thì tôi không chắc họ sẽ quyết tâm làm gì đó dứt khoát về vấn đề này.

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc cần chuyển đổi từ dựa vào xuất khẩu sang dựa trên tiêu thụ nội địa, giống như nước Mỹ. Để điều này xảy ra, bạn cần thay đổi tư duy tầng lớp trung lưu và tầng lớp hạ-trung lưu, những người đã sống trong cảnh nghèo khó quá lâu, và luôn tự động tích lũy lượng tài sản tăng thêm ở ngân hàng hoặc dưới gối. Họ chỉ chi tiền khi họ thấy tin tưởng về tương lai. Người Mỹ chi tiêu – và họ vay mượn và chi tiêu – không quan trọng họ có tự tin về tương lai của mình hay không. Có một niềm tin cơ bản ở Mỹ rằng mọi thứ cuối cùng rồi sẽ ổn. Đó là cách nền kinh tế của họ tăng trưởng – bằng tiêu dùng nội địa. Rốt cuộc đó cũng là con đường mà Trung Quốc phải đi. Nhưng họ sẽ tiến hành thời kỳ quá độ đó ra sao?

Những người dân nghèo sẽ vẫn cư xử như người nghèo ngay cả khi họ giàu. Bạn chỉ muốn tích lũy nhiều tài sản hơn và có nhiều khoản tiết kiệm hơn bởi bạn đã nghèo quá lâu rồi, bạn sợ rằng bạn sẽ có thể nghèo trở lại. Bạn sẽ bắt đầu chi tiêu chỉ khi bạn trở nên tự tin và tin rằng sự thịnh vượng này sẽ ở lại đây và thật ngu ngốc khi gò bó cuộc sống của mình. Trung Quốc buộc phải tiến tới giai đoạn đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững. Họ không có thừa mứa thời gian. Đây là một cuộc chuyển giao mà nước này phải thực hiện trong vòng một hoặc hai thập kỷ.

Tuy nhiên sự thịnh vượng cần được phân bổ một cách hợp lý. Chênh lệch về thu nhập là một yếu tố làm trì trệ tiêu thụ nội địa, bởi sức mua hiện giờ chỉ tập trung ở các tỉnh thành ven biển chứ không có ở bộ phận dân số lớn hơn sống tại nông thôn và các vùng nội địa. Trung Quốc sẽ tái phân bổ tăng trưởng hay nguồn lợi nhuận như thế nào? Bạn cần phải đảm bảo mọi người đều được hưởng lợi.[1]

Hỏi – Đáp

………..

Download phần còn lại của văn bản tại đây: Ly Quang Dieu ve xa hoi kinh te TQ.pdf

—————–

[1] Nguyên văn “You must have all boats rising” – xuất phát từ câu nói của cố tổng thống John F. Kennedy (1963) “a rising tide lifts all boats”, hàm ý khi một nền kinh tế vận hành tốt, mọi người đều sẽ được hưởng lợi từ nó. [ND]

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/03/12/ly-quang-dieu-xa-hoi-kinh-te-trung-quoc/#sthash.4yprrpNr.dpuf

THƠ NGUYỆT THẢO





Nguyệt Thảo sinh năm 1979, quê ở An Giang. Nguyệt Thảo mất tại Sài Gòn ngày 13.3.2008.

ĐI CHỢ XUÂN NGƯỜI


Nhà thơ Nguyệt Thảo
(1979 – 2008)

Ai đi chợ sớm
nửa mùa
mua manh áo vụng
thêu thùa
tặng tôi
lưng trời con én mồ côi
tầng mây lơ lửng xuân vơi xuân đầy

Thử vui giữa chợ đôi ngày
lòng như hàng quán
đong đầy đong vơi
tím hồng xanh đỏ ngược xuôi
vẫn riêng thong thả mình tôi . . .
phai vàng

Tôi đi chợ đã . . .
muộn màng
sắp tan quán tết
sắp tàn phố xuân
tuổi mừng tuổi rụng
ngoài sân
mai đào mấy nhánh phù vân . . .
. . . nở rồi!

GIỖ MẸ

Mẹ xa trước nén nhang gần
có về trong sợi khói oằn dáng xưa
có về thăm bữa cơm trưa
chén canh goá bụa đĩa dưa nạ dòng

Thưông cây lúa thuở đòng đòng
ru con khúc hát vẫn lòng quê xa
năm mười hai tháng ngân hà
mưa vào tháng một mưa qua tháng mười

Nắng về thôn ngược làng xuôi
bốn mùa khăn mụ áo tơi mẹ quàng
nửa trời vuông trắng vầng tang
đường xa chợ muộn dở dang một đời

***
Gió đưa hồn khói lên trời
trong vong ảnh vẫn mẹ tôi lò mò
tiền vàng đốt đã thành tro
mâm cơm hiếu tử vẫn chờ . . .
nguội
thiu

nguyetthao 0807

TẤM LƯNG TRẦN Ở TÂN SƠN NHẤT

Hở cho lưng thấy mặt trời

hai giây áo một vai người biệt ly

mảnh khăn hồng phấn lau đi

dấu tay còn triệu con vi khuẩn sầu

nhắc ngày chia thịt da nhau

đói đuôi mắt ngọt no đầu lưỡi thơm

mỗi phân xác một phân hồn

giăng nghiêng thế dựng cuộn tròn dáng cong

hở vai cho tóc phiêu bồng

đây truân chuyên lại / này phong ba về

vết gì trên tấm lưng / chia

vết trần / ai vạch lằn khuya / với ngày

GÓA BỤA

Em khép lại
đêm
nỗi buồn goá bụa
góc phòng vuông
trơ trẽn mấy cạnh giường
chỗ ai nằm che tối tăm một nửa
cái bóng dài
goá bụa
cả vào gương

Đêm khép lại / em / quấn mền
chốt cửa
cơn mơ triều
đê vỡ / đập
chìm sông
lại giấc ngủ
thuyền hồng phao xanh / giữa
nuớc mênh mông
goá bụa
cả cánh đồng

020907

TÓC EM NGUỒN CỘI

Giờ ta đã ngủ
tóc phủ chân giường
nối giấc vô thường
vào đêm diệu vơị

trăm năm tình tội
mật ứa hương tràn
người đến muộn màng
hoa tàn một đoá

nửa giường tóc xoã
vắt phủ ngang người
là vệt nứt đời
phân đôi phần phận

lưng chừng vô tận
là bãi phong ba
tìm cỏ tìm hoa
tìm ra nguồn cội

MỘT MÌNH TÔI NGỦ NẰM NGHIÊNG

Chiều giường – đo thiếu trăm năm
tôi kê gối lệch tôi nằm nghiêng lưng
chăn thu đắp mảnh lừng chừng
đồi cao – nhú – đỏ / lũng rừng – rũ – nâu
nghiêng đèo dốc lượn về đâu
cồn dâng mấy lớp khe sâu mấy tầng

Máu dồn da thịt nghiêng thân
tay nghiêng hứng giọt trong ngần triết / minh
đất trời nghiêng cõi bình sinh
tôi xiêm áo lại nghiêng mình tạ tôi

Chiều giường đo một đo đôi
đêm nay tôi ngủ nghiêng chơi . . .

một mình

ĐỌC THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG RU ANH NGỦ !

Cứ rúc vào ngực em mà ngủ
hé môi thơm ngậm núm trinh tuyền
mở hồ rêu quế hương trầm ngụ
khơi giòng sữa rịn ý khai nguyên

Lênh đênh tay ngón vo nguồn cuội
hai đỉnh hồng nhô nhọn thái dương
kê sông gối núi đo bờ cõi
vũ trụ mênh mông mấy cạnh giường

Cứ rúc vào ngực em mà ngủ
rồi chất chồng nhau ta hoá thân
em tan thành nước / anh thành khí
kiếp trứoc đời sau chẳng lộn phần

Chân xuôi tóc rũ chia hồn xác
cột chống trời rung ngoáy càn khôn
thác nghiêng lở nhỡ giòng nham bạc
một góc rừng nâu tím lịm buồn

Lại rúc vào ngực nhau mà ngủ
ngày sẽ dài thêm / đêm ngắn đi

NHẬT TẬN


Ngày sắp cạn
tháng sắp rời
năm sắp tận
với lòng tôi sắp cùng

Canh cong
khắc cuốn
bịt bùng
mắt chùng khép đáy / đáy trùng trùng vơi
nụ cười bán nguyệt ra khơi
tóc hương diễm phụ lìa ngôi nữ hoàng

Tôi chờ tôi rất bàng quang
như xe đêm đợi chuyến hàng mộng du
lũ dơi mỏng cánh nhân từ
buồn vui cũng á thần phù gọi khuya

Gío quàng khăn lạnh phân chia
nụ Quỳnh hương nở đêm lìa biệt thâu

Lạy mai
tháng mới
ngày đầu
năm nguyên vẹn
với tình sau đẫy đà

Cùng đêm tận nhật tà bà
đáy ly rượu
một giọt
nhoà
lệ tôi ?

( giao thừa 31/12/2007)

THỔI TRO TRONG NHÚM TRO TÀN

thổi tro trong nhúm tro tàn
níu hoàng hôn lại trong hoàng hôn phai
lòng trong biển rộng sông dài
dòng tôi từ cõi thiên thai chảy về

chảy về chốn bỏ tôi đi
trời cho có một dậy thì ấy thôi
ơn nhau sống một lần đời
nên yêu cũng chỉ một người . . . mà yêu

chút tình còn lại mang theo
chút ghen với họ
chút kiêu với lòng
nhặt ra trong mắt môi chồng
thây hồng nhan bạc phận hồng nhan tôi?

đời cho sống một lần thôi
sao không yêu hết, nhỡ rồi . . phải khi
một mai qua dốc xuân thì
muốn yêu nữa biết lấy gì mà yêu

nhặt buồn trong cõi hoang liêu
thấy hoang liêu tận ánh chiều dương tan
nhặt tro trong nhúm tro tàn
thấy tôi ngồi giữa bóng hoàng hôn tôi

THÔI TÓM LẠI !

Thôi tóm lại .
trong bụi bờ là đất
Chẳng oan khiên
ta cũng hóa giun trùng
Có trời biết mình yêu nhau chân thật
Hóa giun trùng
cho lòng hóa khoan dung

Thôi tóm lại
hoa tàn hương cũng tận
tháng ngày đi
đổi lại
nếp nhăn về
tôi / son phấn / tẩy bồi / môi mắt nhận
người tỉnh say / đàng điếm / giả / chân thề

Thôi tóm lại
đơn giản hóa chuyện mình anh nhé
Lý lẽ nào
phải trái hết cơn đau
Trải nghiệm nào
cho những cuộc tình sau
Chỉ biết chắc !
cón yêu nữa là vẫn dại !

Thôi tóm lại – tôi về – thôi tóm lại !

BÀI THƠ VĨNH BIỆT

Tôi phải đi đây. ngày đã cạn
đêm đã cùng, năm tháng đã thôi
vui đã đủ, giận hờn đã chán
còn nghĩa gì mảnh xác thân hôi !

trời đất rộng, lòng tôi bỗng nhỏ
một nẻo về bốn ngõ quanh co
tàu nguợc – tàu xuôi đều đã lỡ
hồn chạnh buồn như cái chợ trưa
giữa chợ trưa lại ngồi tính sổ
vay trăm năm góp trả một đời
trả một đời tôi còn vẫn nợ
vẫn nợ người tôi nợ cả tôi

nên dành dụm mỗi ngày mỗi tối
nên chắt chiu từng phút từng giây
mà thời gian thì qua rất vội
chẳng kịp rồi ! tôi phải đi đây !!!!!!

chẳng kịp rồi !!!!!!
tôi phải đi đây.
chẳng kịp rồi tôi phải đi đây !

NGUYỆT THẢO

THIÊN ĐÀNG HOANG VU



Nguyệt Thảo



Anh cứ hỏi : nếu hai ngàn năm truớc
có em rồi - thì đời Chúa ra sao !?
Nguời sẽ bỏ dở công trình cứu chuộc
dắt em về hang đá ở cùng nhau


Còn anh sẽ đuợc trao cây thập giá
mang danh Trời đi gánh tội nguời ta
để từ đó cuộc đời thêm vất vả
mỗi dấu đinh là mỗi vết đàn bà

Sao địa ngục thì không còn chỗ chứa
mà thiên đàng lại trống vắng hoang vu
anh ráng đợi mấy ngàn năm nữa để
chuộc em ra - giải phóng Chúa nhân từ

Cây thập giá - bẻ rời ra mỗi khúc
linh hồn anh - bằm nát đến từng phân
Vì em cứ
CẤT KỸ CHÚA TRỜI TRONG ÁO NGỰC
CỬA THIÊN ĐÀNG CHỐT CHẶT GIỮA HAI CHÂN !!!!!

Nguyệt Thảo

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Chưa hiểu hết cha ông thì đừng tính chuyện “soán ngôi” thơ






Nguyễn Trọng Bình







1. Thật buồn cười khi biết rằng hiện nay người ta đem chuyện “thơ đương đại khó hay độc giả quá khắt khe” với nó ra mà bàn tán rôm rả. Sao lại đặt vấn đề như thế nhỉ? Không phải mọi người luôn bảo nhau rằng dù muốn dù không; dù “thơ khó hay độc giả khó” gì thì “thơ vẫn sống”, vẫn “tồn tại” đó sao? Thế thì bàn chuyện này cuối cùng sẽ mang lại kết quả gì? Lẽ ra, ở chỗ này nên luận xem thơ đương đại đang “sống” ra sao, “sống” như như thế nào; “sống” với bộ phận công chúng nào; “sống” tới bao lâu; và những người làm ra nó có thể cùng “sống” với nó để lưu danh hậu thế như cha ông thời trước không? Hay là thật sự nó đang “chết trong lúc sống” như cách nói của Nam Cao trong tiểu thuyết nổi tiếng Sống mòn viết cách đây hơn nửa thế kỷ?… Những vấn đề như thế này lẽ ra phải được “mổ xẻ” thì có khi là “hợp tình hợp cảnh” hơn chăng?
Chưa hết, càng buồn cười hơn nữa khi có không ít những người làm thơ đương đại hiện nay còn “úp mở” rằng đã đến lúc làm một cuộc “thay máu” cho thơ ca kiểu như các nhà thơ Mới thế hệ 1932-1942 đã từng làm trong lịch sử thơ ca dân tộc nữa chứ? Làm gì mà phải thống thiết đến mức ảo tưởng và ngô nghê khi van nài rằng:“nên chăng độc giả hãy cho thơ đương đại cơ hội được đọc, được hiểu như thơ Mới, tới lúc đó thơ đương đại không còn khó nữa”? [1]. Trời ạ, có ai cấm cản chuyện này bao giờ đâu mà bảo “cho hay không cho”. Tuy thế, nếu chỉ dẫn ra vài trường hợp thơ đương đại viết theo lối rất tự phát hiện nay để so sánh với cả một trào lưu thơ Mới rồi yêu cầu công chúng “ban phát cho một cơ hội” thì rõ ràng chưa phải lúc nếu không muốn nói là quá ảo tưởng?!
2. Đến nay phong trào thơ Mới 1932-1942 đã trở thành quá khứ, trở thành truyền thống thơ ca của dân tộc. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết rằng để làm nên “một thời đại trong thi ca vừa đúng mười năm chẵn” này (theo cách nói của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam) thì cha ông ta đã mất đến 1000 năm để “chuẩn bị” (nếu làm tròn những con số kể từ khi chúng ta có nền văn học viết (thế kỷ X) đến thời thơ Mới – thế kỷ XX). Trong cái nhìn so sánh, nếu lấy mốc 1945 đến nay thì với khoảng trên dưới 70 năm thử hỏi những người làm thơ đương đại hiện nay đã có những bước “chuẩn bị” gì và chuẩn bị như thế nào mà đòi làm cuộc “nổi loạn” nhằm “tống tiễn thơ Mới” như kiểu các nhà thơ Mới trước đây đã tống tiễn thơ Cũ (thơ ca trung đại)? Hay nói cách khác, trong khoảng hơn nửa thế kỷ này, chúng ta đã hiểu cha ông ta chưa, hiểu như thế nào, hiểu đến mức nào… mà đòi làm cuộc “thay máu”?
Công bằng mà nói thì chúng ta có hiểu nhưng vẫn chưa hiểu hết hoặc có những chỗ hiểu nhưng hiểu rất mơ hồ hoặc có khi là vẫn không thể hiểu nổi cha ông ta thời thơ Mới đâu. Thảo nào mà chúng ta chưa kịp hiểu hết cha ông, hoặc không hiểu cha ông nên mới đưa ra những cách so sánh ấu trĩ và buồn cười thế này:
“Nếu cái tôi thơ mới chỉ dừng lại là sự khẳng định cá nhân trong nỗi cô đơn, lạc lõng giữa thế giới:“ta là một, là riêng là thứ nhất/ không có chi bè bạn nỗi cùng ta (Hy Mà Lạp Sơn – Xuân Diệu) thì cái tôi cô đơn trong thơ đương đại lại là sự khẳng định cái cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất:
Bố
Mặt trời nóng rực và ồn ã
Con muốn gần … lại sợ …
tan ra…
Mẹ
Mặt trăng xa
Con ngần ngại cận kề
Con
Vì sao lạc giữa
Lớn lên và sáng bằng nước mắt
Bầu trời không ngừng bão tố
Sấm, sét chớp rạch đấy…
(Những đối lập – Vi Thùy Linh)” [2]
Có thật là “cái tôi thơ Mới chỉ dừng lại” ở “sự khẳng định cá nhân trong nỗi cô đơn, lạc lõng giữa thế giới” như cách nói của tác giả đoạn trích này không? Hơn nữa, nếu lấy cái tôi thơ Mới “cô đơn lạc lõng giữa thế giới” so với cái tôi của thơ đương đại “cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất” (mà cô nàng “thi sĩ ái quyền” Vi Thùy Linh đang làm “đại diện”) thì cái tôi nào đáng thông cảm và chia sẻ hơn? Một đằng là lạc lỏng giữa vũ trụ khôn cùng; một đằng chỉ là sự lạc lỏng trong phạm vi của một gia đình thì liệu sự lạc lỏng nào đáng thương hơn?
Nên nhớ rằng, suy cho cùng sự ra đời của thơ Mới nói chung hay các trào lưu văn học giai đoạn 1930-1945 về sâu xa đó còn là nỗi “bức xúc” của cha ông nhằm thoát ra khỏi sự “nô lệ văn hóa” (văn hóa Trung Hoa suốt 1000 năm Bắc thuộc) bên cạnh một nỗi “bức xúc” khác đó là sự nô lệ về cương vực, lãnh thổ” (sự cay trị của thực dân Pháp). Cho nên, sự khẳng định “cái tôi” ở thơ Mới ở góc nhìn văn hóa, đó là một bước ngoặt cực kì quan trọng đối với vận mệnh dân tộc ở phương diện trình độ tư duy và nhận thức của mỗi cá nhân. Trong cái nhìn này, có thể nói các cây bút thơ đương đại chưa làm được những điều mà các nhà thơ Mới đã làm trước đó. Bằng chứng là các cây bút thơ đương đại nhìn chung vẫn viết theo lối tự phát (tôi muốn nói đến sự “tự phát” ở nghĩa rộng của từ này). Vì thế, tiếng nói của họ chưa đủ “sức nặng” để thuyết phục công chúng vì một lẽ rất đơn giản đó không phải là “tiếng nói chung của một thế hệ”. Trong khi đó, với thơ Mới tuy mỗi nhà thơ là một phong cách nhưng gần như tất cả họ đều cùng chung một “chiến tuyến” (cùng tham gia “bút chiến” với thơ Cũ), chung một mục tiêu là hướng đến việc thay đổi nhận thức nhằm “cải tạo văn hóa”; dẫn dắt dân tộc hòa nhập với những nền văn hóa khác trên con đường hòa nhập với xu hướng thế giới mở.
3. Bây giờ chúng ta thử bàn thêm một vài nét cơ bản để xem cha ông ta thời thơ Mới đã có những bước đi và chuẩn bị gì về văn hóa như thế nào trong 1000 năm để đến năm 1932 mới bắt đầu chính thức làm cuộc lật đổ “thành trì” thơ ca trung đại trước đó?
Thứ nhất, làm nên thời đại thơ Mới là những tên tuổi cụ thể như Phan Khôi, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, Đoàn Phú Tứ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… Tuy nhiên trước đó, để có được thành công của thơ Mới thì không thể không kể đến những người đã cất công “dò đường”, cất công “tiền trạm” tiêu biểu như “ông thần ngông” Tản Đà – người mà Hoài Thanh đã thành kính tri ân bằng việc rước “anh linh” về chứng giám trước khi cho “khai mạc Hội Tao Đàn thơ Mới”. Đó là nói về những người có công tham gia trực tiếp vào cuộc “nổi loạn” của thơ Mới còn như nói về những bước “chuẩn bị” sâu xa hơn nữa ở các phương diện như văn hóa, giáo dục, nghệ thuật… có lẽ khó mà kể hết ra đây những tên tuổi đã gián tiếp ít nhiều góp phần vào cuộc cuộc “nổi loạn” này. Chúng ta hãy nghe học giả Lưu Trọng Lư phát biểu về vấn đề này trong bài diễn thuyết ở Học hội Quy Nhơn năm tháng 6/1934 để hiểu rõ hơn sự thay đổi mang tính bước ngoặt về nhận thức và trình độ tư duy của cha ông ta như thế nào:
“Các cụ ta ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta lại nao nao vì tiếng gà đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một xanh đồng xanh. Cái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…” (Dẫn lại từ Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân).
Thứ hai, nhận định về các khuynh hướng của thơ Mới, Hoài Thanh viết: “Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”. Tôi muốn nhìn nhận vấn đề ở đây với ý nghĩa tích cực của nó đó là sự tác động, ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa – một thực tế đã diễn ra có tác động trực tiếp đến các nhà thơ Mới. Ở góc nhìn này, tôi cho rằng; để có thể hiểu cha ông – để hiểu, để “giải mã” những phong cách thơ như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương… dứt khoát chúng ta cần phải được “trang bị” về văn hóa Pháp nhất là ở phương diện triết học. Bởi với các nước phương Tây, hầu như những trào lưu văn học của họ bao giờ cũng được “dẫn dắt” bằng một triết thuyết nào đó! Ở góc nhìn này, chúng ta cần nên thành thật với nhau là đến nay ta thật sự vẫn chưa hiểu hết những gì gọi là “thơ điên”, “thơ loạn” ở Hàn Mặc Tử, ở Chế Lan Viên….; hay chúng ta tuy cũng có nói đến “thơ tượng trưng”, nói đến “thơ siêu thực” trong phong trào thơ Mới nhưng để nói cho tường tận, cho “ra ngô ra khoai” thì hầu như vẫn là vấn đề còn đang được các nhà nghiên cứu trao đổi, bàn bạc. Đó là chưa nói, một thời gian dài chúng ta bị “ức chế” vì thơ Mới bị loại bỏ ra khỏi đời sống văn học những năm cả dân tộc tiến hành “hai cuộc chiến sống còn” để thống nhất bờ cõi. Sự “ức chế” này không đơn giản chỉ là sự “ức chế” vì không được phép đề cập, không được bàn, không được ca ngợi thơ Mới mà quan trọng hơn nó là sự “ức chế triết học”; “ức chế về quan điểm và xúc cảm thẩm mỹ” vì đường hướng cách mạng dân tộc chỉ chấp nhận duy nhất một con đường, một hướng đi chung cả về “lý luận” lẫn “thực tiễn”. Và chỉ từ khi sau đổi mới (1986), chúng ta mới bắt đầu tìm lại, xem lại, đọc lại, đánh giá lại thơ Mới cũng như những hiện tượng văn học khác mà một thời vì “hoàn cảnh” mà chúng ta coi đó là những trường hợp “phức tạp”. Thế nhưng, như đã nói với chừng ấy năm sau đổi mới, thử hỏi chúng ta liệu đã đủ thời gian để giải tỏa hết những nỗi “ức chế triết học” chưa; liệu chúng ta đã hiểu hết cha ông ta thời thơ Mới chưa? Rõ ràng, chúng ta chỉ hiểu ở một vài phương diện; hoặc có khi là vẫn chưa hiểu, không hiểu, hay hiểu rất mơ hồ… Như thế, thì liệu chúng ta làm sao đủ “vốn” để mà làm những “cuộc bạo động chữ nghĩa” hay “cách tân” gì đó?
Ngoài ra, tiện thể cũng xin nói thêm, đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa hiểu và khai thác hết cái di sản văn học nghệ thuật nói chung hay thơ ca nói riêng của cha ông ở “khu vực” mà các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn gọi đó là “văn học đô thị miền Nam” những năm đất nước còn bị chia cắt (– một di sản văn học được đánh giá là rất phong phú và đa dạng). Trong cái nhìn cầu thị và chân thành nhất, riêng ở chỗ này chúng ta cũng lại chưa kịp hiểu hết những tâm tư, tình cảm, những trăn trở của cha ông ta trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc trên dãy đất hình chữ S thống nhất. Một lần nữa có thể nói, chúng ta vẫn chưa kịp hiểu hết cha ông mà đã vội hát câu “ví dầu tình bậu muốn thôi/bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra” rồi!
4. Có thể nói, để làm nên phong trào thơ Mới cách đây hơn nửa thế kỷ, cha ông ta đã có những bước đi và những sự “chuẩn bị” về rất kỹ về văn hóa. Nói cách khác, cha ông ta thời thơ Mới đã hiểu rất rõ cha ông ta thời trung đại trong suốt 1000 năm và họ thấy đã đến lúc phải làm cuộc “thay máu” và thực tế là họ đã đúng và đã làm được. Cha ông ta thời thơ Mới đã hiểu rất rõ cha ông thời trung đại bằng một con mắt tinh đời luôn “nhìn xa trông rộng” với một tinh thần tự giác và rất có trách nhiệm. Trên cơ sở ấy, họ mới dám tự tin làm nên cuộc “nổi loạn” nhằm giải tỏa những nỗi “bức xúc về văn hóa” ở “địa hạt” văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng.
Còn với chúng ta ngày nay – thử hỏi những nhà thơ đương đại đã hiểu cha ông ta (thời thơ Mới) đến đâu trong khoảng trên dưới 70 năm qua (tính luôn những 41 năm bị gián đoạn từ 1945 đến 1986) mà đòi làm cuộc “soán ngôi” thơ? Thực ra, thì chúng ta vẫn đang sống, vẫn đang được sưởi ấm bằng ngọn lửa âm ỉ cháy của cha ông ta từ thời thơ Mới mà có khi ta đang cố tình tự lừa dối mình để không chịu thừa nhận đó thôi. Những cái mà chúng ta gọi là “thơ khó”, thơ “tân hình thức”, “thơ hậu hiện đại” … gì đó hiện nay thì cha ông ta thời thơ Mới đã thử nghiệm hết cả rồi. Những phát ngôn theo kiểu “tôi viết những gì thuộc về chính tôi, viết cho riêng mình tôi” thì cha ông ta đã nói rồi. Thơ của Xuân Thu Nhã tập đây này:
“Lẳng xuân bờ giũ trái xuân sa
Đái đĩa mùa đi nhịp hãi hà”
Chúng ta không hiểu hoặc chưa kịp hiểu cha ông đó là một cái tội. Mặt khác, không hiểu hay chưa hiểu cha ông ở phương diện nào đó cũng tức là ta không hiểu hay chưa hiểu chính bản thân ta. Mà ta không hiểu chính ta thì làm sao làm việc có hiệu quả? Cho nên, trên thực tế có khi không khéo chúng ta cũng giống như chú khỉ Tôn Ngộ Không dù có lộn đi lộn lại trăm ngàn vòng đi nữa vẫn không thoát ra khỏi bàn tay của Phật tổ?
***
Cuộc đời vốn rất công bằng, ai có tài năng và tâm huyết nhất định cuộc đời sẽ vinh danh. Chúng ta không bi quan vào sự vận động và phát triển của thơ ca dân tộc ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, có lẽ cũng không nên quá nôn nóng nghĩ đến chuyện phải làm cuộc “soán ngôi thơ” gì đó trong lúc này. Hãy dũng cảm nhìn vào một sự thật là chúng ta vẫn còn đang nợ cha ông ta rất nhiều. Bởi những di sản cha ông để lại chúng ta vẫn chưa “xử lý”, chưa “tiêu hóa” nổi. Rồi đây chắc chắn sẽ có một cuộc “thay máu” nữa thơ ca cho dân tộc. Nhưng đó là chuyện của tương lai có thể rất gần mà cũng là rất xa (vì với những gì đang diễn ra có lẽ lịch sử đã không chọn thế hệ chúng ta hiện nay để gánh vác cái “sứ mệnh thay máu” cho thơ ca dân tộc rồi). Cho nên, theo thiển ý cá nhân, người viết cho rằng nếu thật sự có trách nhiệm với thơ, thật sự yêu và kính trọng thơ, nên chăng chúng ta cần có những bước “chuẩn bị văn hóa” (chữ dùng của nhà phê bình Nguyễn Hòa) thật tốt cho con cháu mai sau. Biết đâu khi ấy cuộc đời sẽ lại vinh danh chúng ta như một người có đã công “tiền trạm” kiểu như thi sĩ Tản Đà trước đây. Được như thế, thiết nghĩ cũng đã là may mắn lắm rồi.
Tóm lại, vấn đề ở đây không phải là chuyện“thơ khó hay độc giả khắt khe” (mà dẫu nếu có chuyện này đi chăng nữa thì đây cũng là chuyện rất nhỏ) mà vấn đề là tất cả chúng ta (cả người làm thơ và người thưởng thức thơ) đã chuẩn bị gì cho thơ, đã “thay nghén” và “nuôi dưỡng” thơ như thế nào để thơ được “sống”, được can dự vào sự tiến hóa chung của con người trong thời đại toàn cầu hóa?

Ghi chú:
[1]; [2]: Bài viết “Thơ đương đại, thơ khó hay người đọc khắt khe” của Trần Thư được chúng tôi dẫn lại từ báo Văn nghệ Trẻ số ra ngày 26/2/2012

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Bụt và Lợn




Một con lợn biết mình sắp bị mổ thịt, kêu khóc thảm thiết. Bụt hiện ra hỏi tại sao con khóc? Lợn gạt nước mắt nói, “Cuộc đời sao quá bất công? Con sinh ra phải mang tấm thân xấu xí, ăn cơm thừa canh cặn, ở trong chuồng dơ dáy, rồi lại bị bắt giết làm thịt. Cõi đời này còn có công lý hay không?”
Bụt cười và giảng, “Tại con không biết, chứ đó là do luật nhân quả. Để ta giải thích cho con rõ:
Kiếp trước con không biết nghe lời hay lẽ phải, kiếp này con phải mang đôi tai to.
Kiếp trước con hay đi chơi bia ôm, thấy gái đẹp là mắt híp lại, nên kiếp này con có đôi mắt híp.
Kiếp trước con hay hát karaoke, hát dở mà cứ chu mỏ rống thật to làm khổ lỗ nhĩ hàng xóm, nên kiếp này con có cái mõm dài.


Kiếp trước con hay “nói dai, nói dài, nói dóc, nói dỏm” chi nên kiếp này con phải kêu ủn ỉn, ụt ịt.
Kiếp trước con chỉ ngồi bàn giấy sai bảo người khác và rất lười vận động, nên kiếp này con có bụng bự và chân ngắn.
Kiếp trước con ăn nhậu phủ phê và ở nhà cao cửa rộng nhờ tiền tham nhũng, nên kiếp này con phải ăn cơm thừa canh cặn và ở chuồng heo.
Kiếp trước con chỉ biết sống “vinh thân phì gia hại quốc mặc thiên hạ” làm bao nhiêu dân nghèo không có miếng thịt để ăn, cho nên kiếp này con phải bị giết làm thịt.”
Con lợn nghe xong bán tín bán nghi thốt lên: “ Trời đất ơi, không lẽ kiếp trước của con là quan tham"

ST