Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhường đường cho người – đường càng thênh thang



Tác giả: Hồ Quang Đông | Dịch giả: Mạnh Hùng



Khi hai bên rơi vào cảnh khổ, chỉ có “đường ai náy đi” mới là hành động sáng suốt. (Đại Kỷ Nguyên sưu tầm)

Tô Thức cưỡi ngựa đi dạo ra ngoại ô, lúc đi đến lối đi nhỏ bên bờ ruộng, gặp bà nông phu đang gánh đất bùn, bà nông phu ấy cũng biết vài chữ, thuận miệng liền đối: “Trọng ni lan tử lộ” (Một gánh đất bùn cản lối ngài đi)[1], sau khi lắng nghe, trong lòng kinh ngạc, trong một câu đối mà dùng tên của Khổng Tử và Tử Lộ. Lúc bác nông phu quay gánh trở đi, thấy bộ dạng Tô Thức bối rối mà cười to sằng sặc, Tô Thức nhất thời linh cảm, hiểu ra liền đáp: “Lưỡng hành phù tử tiếu nhan hồi”[2] (Lối hai bên đường người gánh gương mặt cứ cười mà vui trở về). Sau khi Tô Thức nói xong trong lòng nghĩ, chi bằng thử bà ta chút. Tô Thức cố ý để một chân gác trên lưng ngựa một chân chạm đất rồi hỏi: “Xin hỏi đại thẩm đây, tôi lên ngựa hay là xuống ngựa?”. Bà nông phu cười mà chẳng trả lời, hỏi ngược lại vị tài tử Tô Thức: “Xin hỏi, nô gia tôi đây đi tới hay là đi lùi?”. Tô tài tử nhìn nhận là bà ấy nói năng không tục nhưng tấm lòng có chút tối tăm, sau đó Tô Thức bèn thúc ngựa rời đi.

Trên đường cao tốc, các sự cố do không chịu “nhường đường” mà xảy ra là rất thường thấy.

Là người thì đều có các loại tình cảm khác nhau như tình thân quyến gia đình, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng trong đó thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là thuần túy nhất, chỉ cho đi mà không cần báo đáp; còn tình bạn giữa bạn bè, chỉ là liên hệ nghĩa đạo “kết giao của quân tử nhạt như nước”, chỉ có sự quan tâm. Tình yêu rất phức tạp, đa số lấy sự chiếm hữu, khống chế làm điểm xuất phát. Khi tình cảm còn tốt thì dính như keo sơn không buông được, nhưng nếu bỗng một hôm, tình yêu vượt khỏi đầu óc, thì biến thành khổ, khó tránh trong lòng lại sẽ có vết thương rất lớn. Nếu như đối phương không yêu bạn – không thích bạn, thì không nên vương vấn đơn phương, hai bên cùng rơi vào cảnh khổ, chỉ có đường ai nấy đi – không nên níu trước giữ sau, như vậy mới là hành động sáng suốt.

Nhưng mà, là người chứ đâu phải cây cỏ đâu, ai có thể vô tình chứ? Trong vô số chúng sinh, hay có cái khổ vì tình mà ra, mệt mỏi vì tình mà ra. Có người vì tình rồi chẳng muốn sống mà kết liễu mạng sống của mình, có người vì tình mà giết người, có cả cách nghĩ “người khiến ta thống khổ, ta cũng không để người sống yên ổn thoải mái đâu”, hoặc là “ta không có được người, kẻ khác cũng đừng mong có được người”, giết đối phương, hay là cả hai cùng lưỡng bại câu thương.


Nếu như đổi phương hướng suy nghĩ, như tận chân trời xứ nào mà không có cỏ mọc, người này không thâu nhận tôi, ngoài ra còn có người khác nữa! Chỉ cần sống tiếp, thì nhất định có hy vọng, thực tại không nhất thiết vì mất đi cái yêu thương mà ôm ấp ưu phiền – mất chí hướng.

Chú thích:

[1] Lối chơi chữ của người nông phu: Trọng ni là gánh bùn nặng, đồng âm với Trọng Ni là tên thật của Khổng Phu Tử; tử lộ (nghĩa đen là con đường của ngài) cũng là tên của một trong những học trò nổi tiếng của Khổng tử, được thầy khen là có đức dũng nhưng lại hay bị phê bình vì tính khí nóng nảy, bộp chộp.

[2]Lối chơi chữ của Tô Thức: Phù tử là người gánh đồng âm với Phu tử (danh xưng mà các học trò hay gọi Khổng tử), nhan hồi: nhan là gương mặt, hồi là trở về ; Nhan Hồi cũng là tên người học trò được Khổng tử rất ưu ái nhất, cũng là người chăm lo tu dưỡng đạo đức nhất trong số học trò của Khổng tử.

Tồn tại những nền văn minh tiên tiến bên ngoài Trái Đất



Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Minh Phát




Ảnh một vành đai sáng rực (nơi các ngôi sao đang hình thành) đang bao quanh trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 1097. (Nguồn: NASA)

Hai nhà thiên văn học Adam Frank và Woodruff Sullivan, thuộc trường Đại học Rochester và Đại học Washington, đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên số báo ra tháng Năm của tạp chí Sinh vật học Vũ trụ (Astrobiology), khảo sát điều mà họ gọi là “nghi vấn về khảo cổ vũ trụ”: “Trong lịch sử tiến hóa vũ trụ, sự sản sinh ra các chủng loài có văn minh công nghệ (bất kể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn) tuân theo một chu kỳ như thế nào?”

Trong chuyên mục ý kiến phản hồi của tờ New York Times, phát hành ngày 10 tháng Sáu, Adam Frank đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau : “Mặc dù chúng tôi không biết liệu có nền văn minh ngoài Trái đất nào hiện đang tồn tại hay không, nhưng chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn đã từng tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ”.


Chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ.
Adam Frank, nhà thiên văn học thuộc Đại học Rochester

Hai nhà thiên văn học đã đi đến kết luận trên nhờ xử lý lại phương trình Drake nổi tiếng theo một góc nhìn khác và đồng thời bổ sung thêm các thông tin mới nhất. Phương trình này ban đầu được nhà thiên văn Frank Drake xây dựng vào năm 1961 để tính toán khả năng liên hệ được với sự sống ngoài Trái đất.


Drake theo học ngành thiên văn vô tuyến tại Đại học Harvard và giữ nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực này, gồm cả công việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ông đưa vào phương trình của mình nhiều thừa số khác nhau, như tốc độ hình thành các vì sao phù hợp với sự hình thành các sinh vật có trí tuệ và số lượng hành tinh có môi trường thích hợp cho sự sống trong mỗi một hệ hành tinh.

Phương trình Drake:

N = Số các nền văn minh trong hệ Ngân Hà mà có thể phát ra các sóng điện từ phát hiện được.

R* = Tốc độ hình thành các vì sao có môi trường phù hợp cho sự hình thành các sinh vật có trí tuệ.

fp = Phần trăm những vì sao có các hệ thống hành tinh xoay quanh.

ne= Số các hành tinh có môi trường phù hợp cho sự sống trong mỗi hệ hành tinh.

fl = Phần trăm các hành tinh trong ne mà sự sống có thể thực sự xuất hiện ở đó.

fi = Phần trăm các hành tinh trong fl có sự sống mà ở đó các sinh vật có trí tuệ có thể xuất hiện.

fc= Phần trăm các nền văn minh có thể sở hữu công nghệ phát ra các tín hiệu (có thể dò tìm) vào trong không gian.

L = Khoảng thời gian mà những hành tinh như vậy có thể phát vào trong không gian các tín hiệu có thể dò tìm.

Những cải tiến trong công nghệ quan sát thiên văn đã đẩy vọt kiến thức của chúng ta về các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Vào tháng 4 năm nay, nhóm làm việc trên tàu không gian Kepler thông báo đã phát hiện thấy 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Frank viết trên New York Times rằng: “Đến nay, ba trong bảy thừa số của phương trình Drake đã được tìm ra, đó là R*, fp (khoảng 100%), ne (20-25%). Điều này cho phép chúng ta lần đầu tiên có thể nói điều gì đó rõ ràng về những nền văn minh ngoài trái đất”.

Thay vì xét tới xác suất có một nền văn minh đang hiện hữu ngoài Trái đất, Frank và Sullivan đã dựa trên xác suất chúng từng xuất hiện trong quá khứ, qua đó bỏ qua được những ràng buộc về nhân tố thời gian trong các thừa số của phương trình Drake.

“Việc đó giúp chúng tôi giảm số thừa số chưa xác định trong phương trình Drake xuống còn 3, mà chúng tôi kết hợp lại thành xác suất “công nghệ sinh học” gồm: khả năng tạo ra sự sống, sinh vật thông minh, và năng lực công nghệ”, Frank viết. Ông kết luận: “Xác suất chúng ta không phải là nền văn minh công nghệ đầu tiên là rất cao. Đặc biệt, chỉ trừ khi xác suất mà một nền văn minh (trên các hành tinh thuộc vùng có thể sinh sống) có sự tiến hóa là dưới một phần 10 nghìn tỷ tỷ, chúng ta mới là nền văn minh đầu tiên”.

Năm 2013, hai nhà toán học của Đại học Edinburgh là Arwen Nicholson và Duncan Forgana đã đưa ra một tuyên bố tương tự về khả năng các nền văn hóa ngoài hành tinh đã và đang gửi các tàu thăm dò Trái đất.

Hai ông quan tâm đến những yếu tố như việc các tàu do thám có thể di chuyển bằng cách tận dụng năng lượng từ chuyển động của các vì sao và công nghệ tự tái tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến các giai đoạn thám hiểm.

Trong phần tóm tắt nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh vật học Quốc tế, họ trình bày rằng: “Chúng tôi kết luận rằng một hạm đội tàu có khả năng tự tái tạo thực sự có thể thám hiểm hệ Ngân Hà trong một khoảng thời gian đủ ngắn để đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”.

Nghịch lý Fermi được đặt tên theo tên nhà vật lý Enrico Fermi và nó nói đến xác xuất lớn có tồn tại các nền văn minh ngoài Trái đất, mặc dù thiếu hụt bằng chứng về sự tồn tại của chúng. Do đó khi Nicholson và Forgana nói những tính toán của họ “đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”, có nghĩa là họ chứng thực được khả năng rất cao có tồn tại nền văn minh ngoài Trái đất.

Họ lấy cảm hứng từ cuộc du hành của tàu thăm dò Voyager 1 thuộc NASA, vốn được đặc định sẵn là sẽ gặp ngôi sao tên AC+79 3888 vào 40 nghìn năm tới. Họ tự hỏi liệu một nền văn minh ngoài Trái đất có gửi đến chúng ta một tàu thăm dò bằng phương pháp tương tự của NASA từ 40 nghìn năm trước, và đã được đặc định đến chỗ chúng ta trong một ngày nào đó của thời điểm hiện tại không.

Mai vàng bonsai -giá 400k

Mai vàng bonsai -giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

CƠM NGUỘI- giá 700k

CƠM NGUỘI- giá 700k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Chó là loài "kỳ cục" nhất và đây là lý do






Đối với các nhà khoa học, chó chính là loài kỳ dị nhất thế giới. Lý do là gì?




Chó là một trong những loài vật phổ biến và đa dạng nhất trên hành tinh này. Những chú chó đầu tiên đã được con người thuần phục từ giai đoạn 30.000 - 100.000 năm trước.

Qua thời gian, nhiều giống chó khác nhau đã ra đời, từ loài nhỏ gọn như Chihuahua có thể dễ dàng cho vào túi xách, hay những chú chó Alaska khổng lồ đứng chơi chơi cũng ngang vai một người trưởng thành.





Nhưng bạn biết không - loài vật được xem là người bạn trung thành nhất của loài người thực chất lại là một loài vô cùng quái dị - ít nhất là theo khoa học. Và lý do chính là vì... con người.






Đầu tiên cần biết rằng hầu như tất cả các loài chó trên Trái đất đều rất giống nhau về mặt di truyền.






Bạn còn nhớ trường hợp của hổ và sư tử đúng không? Con của chúng sinh ra dù to khỏe nhưng không có khả năng sinh sản.

Còn chó thì bất kể giống nòi, chó đều có thể giao phối và tạo ra các thế hệ tiếp theo. Đặc biệt là ở chỗ con của chúng đều khỏe mạnh và có khả năng sinh sản rất bình thường.






Nguyên nhân là vì tất cả chó trên đời đều có ADN gần như là tương đồng - ngay cả khi ngoại hình của chúng trông khác hẳn nhau như hai con trong hình trên.

Nhưng vì sao với bộ gene tương đồng, chó vẫn có ngoại hình khác nhau? Đó là vì chỉ có một số gene của chó quy định ngoại hình và kích thước mà thôi.





Năm 2007, giới khoa học đã tìm ra một gene quy định sự tăng trưởng trong răng nanh của chó - IFG1.

Cách biểu hiện của gene này chính là nguyên nhân khiến cho một số loài chó như Chihuahua chỉ nhỏ bằng một cái nắm tay, nhưng ngao Tây Tạng thì trông như một quái vật khổng lồ.





Dựa trên các đặc điểm của từng loài, con người đã lai tạo thành công các giống khuyển phục vụ cho từng mục đích riêng. Và đây chính là nguyên nhân khiến chó trở nên rất... kỳ cục.

Ví dụ như loài chó Greyhound - nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và trang nhã - được lai tạo chỉ để giúp con người đi săn.




Đặc tính nhanh nhẹn đã đưa Greyhound làm bá chủ trường đua chó của con người ngày nay

Hoặc loài chó săn Basset - nổi bật với chiếc mũi hoạt động cực kỳ chính xác. Chúng được con người sử dụng để đánh hơi con mồi và sủa báo động.






Chú chó Sa bì (Shar-Pei) dưới đây là một minh chứng rõ rệt về việc con người đã "táy máy" can thiệp vào tính di truyền của loài chó như thế nào. Loài chó này có một làn da chảy xệ, nhăn nheo, cùng cái lưỡi màu xanh đen không đụng hàng.



Chú chó Sa bì (Shar-Pei).

Một số loài như Weimaraner của Đức lại có một lớp lông ngắn và rất mượt, nhằm phù hợp để... săn vịt. Lớp lông khô rất nhanh cho phép chúng di chuyển trên các vùng nước nông một cách dễ dàng.





Trong khi đó, chó Newfoundland tại Canada lại có một bộ lông dày, nhiều lớp và đặc biệt là chống thấm nước, cho phép chúng bơi qua các vùng biển lạnh giá quanh năm tại Canada.



Chó Newfoundland tại Canada.

Nhưng cách lai tạo của con người không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Hãy nhìn loài Bulldog dưới đây: qua thời gian, mũi của chúng ngắn đi một cách thảm hại. Điều này vô tình tạo nên áp lực khiến chúng bị nghẹt thở thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.




Qua thời gian, mũi của chú chó Bulldog ngắn đi một cách thảm hại

Và con người vẫn chưa dừng lại. Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục lai tạo các loài chó để tạo ra giống chó mới, như Goldendoodle - lai giữa chó Golden retriever và Poodle...





... Hay labradoodle - lai giữa labrador retriever (còn gọi là chó Lab) và Poodle.





Và điều này cũng đồng nghĩa rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều loài chó mới xuất hiện, biến chó trở thành loài vật đa dạng đến mức kỳ lạ trên thế giới.

Nguồn: Business Insider

mai vàng bon sai- giá 500k-

mai vàng bon sai- giá 500k--ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Khế Đài Loan- giá 350k

Khế Đài Loan- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



hàng về Điện Biên ( Tám)


Mai vàng bonsai( tiểu cảnh)- giá 1,2 triệu



Mai vàng bonsai( tiểu cảnh)- giá 1,2 triệu-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Trang hồng Mini- 150k

Trang hồng Mini- 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình 
Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh
https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/