Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Ta xin làm viên đá cuội




Kiều Giang



Đêm nay ta tan vào ánh trăng diệu thường
lắng sâu vào thăng trầm nhân thế
chìm vào nỗi đau ngàn năm dâu bể, lật áo vô thường
để tìm nghĩa yêu thương

Ta đi qua biển xanh, băng qua đồi non,
tình em thấp thoáng ở cuối chân trời
cuộc tạo tác của đất trời một đời làm rộn rã trăng sao

Tình yêu ở mãi tầng cao
Ta nhớ về một nẻo xa xôi tiền kiếp
nơi khung cửa hẹp
em dắt ta đi qua cánh cổng thiên đường

Tình yêu lắng trong mù sương
nơi trần gian em trở về cho ta bầu trời đầy thương tích
Tình yêu ở nơi vườn khuya, dưới ánh trăng cô tịch
ta nhầm lẫn tiếng lá khô là tiếng chân người.

Ta cũng hiểu rằng trần thế trêu ngươi
nhưng làm sao cưỡng lại nụ cười của em lãng đãng ở cuối chân trời, mắt khuya ta vén mây ngàn để nhìn em đắm đuối, đã bao năm ta làm viên đá cuội lăn dài theo bước chân em.

Yêu em, ta gánh con tim mãi mãi lưu đày
và bao nhiêu khát thèm cũng chỉ còn thắp lửa vào thơ…

KHOẢNH KHẮC CỦA SỰ THẬT


KHOẢNH KHẮC CỦA SỰ THẬT

truyện ngắn Nguyễn Thanh Hiện




Rồi, như bây giờ thế giới là một nơi chốn tồi tệ,
những kẻ trơ tráo có thể quanh đi quẩn lại trong
đó, cả những kẻ nhu nhược, những kẻ khốn khổ
thích ứng với mọi thứ nữa…


Jorge Luis Borges-Công Cuộc Nghiên Cứu Của
Averroes



Nàng là tất cả của sự lãng mạn. Của trinh khiết. Của khao khát tràn ngập. Một quá khứ phồn thực âm thầm chảy giữa tồn sinh.


Dòng chảy phát xuất từ chân dãy núi Tưa. Dấu vết của mong muốn. Tạo tác đã lỡ mong muốn về một dòng sông. Con sông vẫn phơi lòng cát sỏi giữa cuộc tắm gội của thời gian. Thỉnh thoảng mới nhìn thấy, sau những cơn mưa xối xả, hay sau một đợt lũ mùa đông, một dòng chảy cạn hối hả tuôn về phía cánh đồng hạ nguồn, và sau đó, lâu lắm cũng chỉ năm ba hôm, cát sỏi lòng sông lại tiếp tục bày ra giữa cuộc càn khôn. Người ta cũng chẳng biết gọi thế nào, về một dòng sông, nhưng cũng chưa phải là dòng sông. Bắt đầu từ dãy núi Tưa, nên cứ gọi là sông Tưa.


Nàng là tất cả của sự chờ đợi. Để dâng hiến. Nàng là niềm khao khát dâng hiến. Sự khao khát tột cùng.


Tôi vẫn ra bờ con sông Tưa đợi nàng. Bây giờ là tôi đợi nàng. Tôi vẫn đợi nàng như một cách đào thoát khỏi trùng vây của u buồn.


Đọc sách thấy miền đất cằn phía nam tỉnh, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, là thuộc vùng địa chất hình thành vào thời tạo sơn Himalaya. Cứ thử tưởng tượng: Sự đun đẩy của vỏ địa cầu, không ngẫu nhiên, cũng không tất nhiên, làm dịch chuyển đất đai về một phía có độ cao hơn hẳn bốn phía, sự làm ra núi non. Núi Tưa là cái tên mãi những triệu năm về sau con người đã gán cho một tư thế đất đai. Núi là có thực. Nhưng con sông bắt đầu từ đây lại là sự lỡ tay của tự nhiên. Thì cứ gọi là sự giả định về một dòng sông. Dòng sông cùng tên với núi. Sông Tưa.


Người đời gọi là nàng Khang. Hay em Khang. Nàng Khang vốn sống thầm lặng.Nhưng đôi mắt có vẻ u buồn lại là cửa ngõ mở ra niềm khao khát tột cùng. Khao khát một tình yêu ở bên ngoài mọi biến đổi của tạo tác. Giữa thứ quá khứ dày đặc biến cố bỗng hiện ra một người con gái, cuộc gặp cũng quá mong manh, bỡi những gì biết được về nàng, hình dáng ấy, tựa sự thoảng qua của ngọn gió ít oi. Một cuộc sống thầm lặng. Một ánh mắt u buồn. Một khao khát tình yêu vĩnh cửu. Vào những năm đầu thế kỷ mười chín, một nhà khảo cổ học người Pháp đã đặt chân lên vùng núi Tưa và đã gặp được nàng Khang nơi một phiến đất nung đào được ở bờ con sông Tưa. Cũng chỉ là nghe kể lại.


Tôi vẫn ra bờ con sông Tưa nằm dài trên những vết tích cổ xưa như những khoảnh khắc đào thoát khỏi thứ không khí u ám của thời đại. Như có sự cắt ngang dòng chảy tài hoa cái thế, bên trong miền đất đạm bạc cơm áo dưới chân dãy núi Tưa, nơi làng Cù tôi, bỗng nổi lên những tay chúa đất lòng tham không tả nổi. Chúng là loài sâu mọt đương đại. Để tiêu phá cho hết niềm vui cướp bóc được từ cuộc trần thế, chúng đã tìm đến kẻ chợ, thâu đêm suốt sáng vùi đầu nơi vầng ngực căng đầy của các cô gái luôn đổ thừa sự sa cơ của mình cho thời thế. Quả là có sự đứt đoạn truyền thống vẻ vang của một miền đất. Thì chỉ mỗi nhà giảng pháp, ông Năm Thông Thống, cũng đủ khiến cho thế giới đương đại kinh ngạc. Ông Năm Thông Thống là vị tổ thứ chín dòng họ nhà tôi. Thì cũng chỉ nghe nói vậy. Ông giảng về các pháp chế ngự sông núi, chế ngự mưa nắng, chế ngự ma quỉ. Để cho anh ngửa nón làm thuyền đưa em sang sông. Sau này, đám hậu thế lãng mạng bắt chước ông, nói với nhau lúc yêu đương. Còn thuở ấy, ông tổ chín đời nhà tôi, qua sông Tưa thì ngửa nón làm thuyền, muốn bắt ma quỉ thì chỉ việc phùng mang trợn mắt, cho đã tức giận, rồi gọi đích danh lũ ma. Cũng chỉ là nghe kể lại. Tôi vẫn ra bờ sông Tưa nằm dài trên những dấu vết cổ xưa. Để mà tiếc nuối.


Nhà khảo cổ học người Pháp lại trở lại mảnh đất cằn dưới chân núi Tưa. Tôi cứ thấy người con gái ấy trong tâm tưởng. Ông nói với người làng Cù tôi. Và lần này thì tìm thấy nơi bờ con sông Tưa một mảnh hồn kỳ dị. Em vẫn chờ người em yêu. Chờ suốt nắng mưa. Con chim nhạn kêu buồn nơi bầu trời trống trải. Đã mòn con mắt rớm máu vẫn chưa tìm thấy người để em sinh cho những đứa con sức vóc cho đời. Nhà khảo cổ đa cảm cặm cụi tìm cách đọc một mảnh hồn sóng gió. Và quả quyết rằng văn bản đất nung này với văn bản đất nung khai quật được hai năm trước là cùng một chủ nhân: nàng Khang. Từ đó, người con gái người đời vẫn tưởng tượng là đẹp tuyệt trần, đã trở thành biểu tượng của sự lãng mạn bão táp.


Nàng là tất cả cho một tình yêu vĩnh hằng và sóng gió.


Thế giới vẫn cứ diễn ra sự sa sút về cách thế của con người. Sự sa sút thảm khốc của thế kỷ. Những nhà thiết kế chân lý vẫn đam mê tìm kiếm những con đường ở bên ngoài Mặt Đất cho con người thời đại. Những nhà thiết kế tâm hồn vẫn ngày đêm lo thiết lập những phương án chấn hưng lòng trắc ẩn. Nhưng con người của thời đại hôm nay có vẻ như vẫn muốn hận thù nhau. Có vẻ như chẳng còn muốn tin nhau.


Đêm tháng tư. Tôi ra bờ con sông Tưa nằm dài trên những vết tích cổ xưa. Trăng non đầu tháng buồn bã nơi lưng trời. Tôi nhìn trời. Nhìn trăng. Và biết là mình đang nghĩ đến người con gái có sức lan tỏa sự lãng mạn bão táp. Tôi nghĩ đến nàng Khang. Và cũng không thể nói là tôi nằm mơ. Ông đang chờ em? Nàng hỏi. Tôi nói là tôi đang chờ nàng. Tôi nói và nghe như người tôi sắp tan thành cát sỏi. Nàng còn đẹp hơn những gì tôi từng tưởng tượng. Em sẽ sinh cho ông những đứa con xinh đẹp như em từng ước mơ. Nàng nói. Và nằm xuống bên tôi. Như tất cả sự lãng mạn của thế giới đã thuộc hết về tôi. Thuộc về cái giây phút như tôi đã bước ra khỏi cuộc trần thế đỏ đen. Tôi biết sau đó là cuộc ái ân viễn tưởng lớn nhất trong mọi viễn tưởng của con người. Tôi biết là tôi đang ôm chặt lấy nàng Khang, ôm chặt lấy người con gái tôi từng mơ tưởng như một cách đào thoát, trong khoảnh khắc, khỏi cảnh u ám của thời đại. Nhưng tôi cũng biết tất cả những chuyện đó chỉ là nội dung của một trang viết cổ xưa bị vùi lấp đâu đó.

Tôi mất dần Hà Nội từng ngày




Vi Thuỳ Linh



Tháng Tư sinh nhật tôi, tháng giao mùa Xuân - Hạ, tôi cho mình sống chậm hay vì Hà Nội, thành phố cổ kính của tôi đang đau sững vết thương chất chồng lạc vào bão giông mất mát.

Sắc lá, hương cây, mùa hoa - những tín hiệu mùa thành áo của phố phường, tiết điệu cuộc sống. Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử hơn nghìn năm tuổi là chốn địa linh nằm trong sông Cái Nhĩ Hà - vành tai lượn dòng phù sa ấp ôm kinh thành cổ vô số ao hồ, cây cối, làng lúa, làng hoa. Ngoài tên hành chính, nhiều đô thị trên thế giới gắn với tên công trình kiến trúc, sản phẩm văn hóa, vật chất, tinh thần, thiên nhiên,... Hà Nội là thành phố Cây Hồ. Xem những tư liệu ảnh của người Pháp chụp Hà Nội từ thế kỷ XIX cách nay trên dưới trăm năm, Hà Nội thời ấy vắng và thơ hơn bây giờ bội phần. Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Thiền Quang (Halais), Bảy Mẫu... đều rộng hơn hiện thời nhiều lần. Bao nhiêu hồ ao bị lấp, cây bị cưa đốn đã vĩnh viễn biến mất?!







Sau 2 tháng gần 600 cây bị chặt phá (thực tế chắc nhiều hơn), tôi mới tạm nén được nỗi xúc động để viết Thư gửi Cây. Dẫu cho được đào tạo viết báo chuyên nghiệp, nắm vững về thể loại, tôi cũng biết mình mãi mãi không bao giờ viết nổi phóng sự về việc cưa phá, chặt xẻ những hàng cây Hà Nội. Sau mỗi lần mưa bão, nhìn cây bị gãy cành, bật gốc, sõng soài bên đường, tôi còn dừng xe không cầm lòng được vì xót tiếc; huống hồ phải chứng kiến tường tận, miêu tả, thống kê cảnh bạo hành thực vật giữa thanh thiên bạch nhật! Vì đâu cây hay bật gốc? Vì vỉa hè thường xuyên được lát lại bất thường dù đang tốt, rồi đào đường, cống, lấp ổ gà hay hàng chục lý do của những sự vụ lẽ ra cần phối hợp thì lại làm ngược, chênh nhau gây lãng phí, tốn kém và tàn phá. Mỗi lần khoan đào hè phố, đường xá, xà beng, cuốc xẻng, máy xúc lại thúc nát những rễ bị đau, cụt, bị đổ chất thải, dầu, muối, phế liệu chèn ép liên hồi làm cây yếu đi, sao chịu nổi cơn mưa lớn. Sau đó, nó bị khoác tội “gây nguy hiểm” để nhận phán quyết hành hình, đốn hạ trước / trong mùa mưa bão. Rồi cơ man “cớ” khác khiến người ta nhẫn tâm, thản nhiên cho chặt dần những cây lâu năm của Hà Nội. Nét đẹp Thủ đô được nhân dân trong nước và quốc tế đánh giá là lãng mạn cổ kính chính nhờ những cây - hồ trăm tuổi đã trở thành đặc trưng, biểu tượng của thành phố, dấu hiệu đặc thù để phân biệt và được nhắc nhớ so với các đô thị khác trong nước và trên thế giới. Từ thế kỷ XIX, Bà Huyện Thanh Quan đã cảm thán trước Thăng Long không còn cung điện, kiến trúc vương triều: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Thành Thăng Long sang thế kỷ XXI chỉ có nền móng Hoàng thành với những di vật vụn vỡ và bậc thềm điện Kính Thiên đơn lẻ, nếu còn gì để gợi vẻ cổ kính thì là nhờ kiến trúc đô thị do người Pháp quy hoạch với các khu phố có những công trình văn hóa, biệt thự và những hàng cây cao lớn, tán rợp. Như thế, cây đã thành di sản đô thị.

Thấm thoát gần nửa thế kỷ kể từ khi thi sĩ tài danh Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) xuất bản tập Hương cây - Bếp lửa (cùng Bằng Việt), chàng trai phố Huế ấy đã truyền tải sức sống tuổi trẻ, những khát vọng mơ mộng và tình yêu với Hà Nội, với cuộc sống những năm chiến tranh chống Mỹ để cất lên tiếng thơ hòa bình và tình yêu. Hà Nội của Vũ và của nhiều nghệ sĩ ngày ấy, dù bom đạn tàn khốc vẫn đẹp và có nhiều cây cho bối cảnh mơ mộng, sáng tác. Bom đạn vũ khí của đế quốc siêu cường số 1 thế giới không hạ sát được màu xanh Hà Nội. Nên Vũ đã luôn đắm say và viết Vườn trong phốthành vẻ đẹp mãi mãi: 

“Trong thành phố có vườn cây mát  
Trong triệu người có em của ta”.
 
Em là cô gái, thiếu nữ và có thể là cây hò hẹn, cây kỷ niệm. Bây giờ nếu Lưu Quang Vũ còn sống, ông sẽ không nhận ra nhiều con đường thân quen mà ông đạp xe, đi bộ ngàn lần. Không phải do đô thị phát triển, tốc độ xây dựng đã cho thành phố dung mạo mới mà là chân dung Hà Nội đang bị tàn phá. Hà Nội là công trường ngổn ngang kéo dài, mở rộng bao nhiêu cũng không xuể vì quá tải nhập cư, chen chúc ngột ngạt thành “chuyện thường ngày”. Hiếu chiến, đua chen đi lại, trẻ con thiếu sân chơi, đô thị thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng. May có cây xanh gánh đỡ nỗi mệt nhọc tinh thần. Hà Nội, thành phố vì hòa bình mà lại là nơi phá cây dữ nhất, tại ai? Vì đâu? Nếp lệ lâu nay là loanh quanh đổ trách nhiệm, khiển trách lấy lệ, sẽ không ai bị mất chức, chỉ có chúng ta và con cháu chúng ta bị mất mát và trả giá bởi những quyết định phản nhân văn. Tôi từng đến các nước châu Âu, nơi con người dù khốn khổ bần hàn cũng không bao giờ xử tệ, tàn ác với thiên nhiên. Trình độ quản lý đô thị và văn hóa đã quyết định tư duy, quyết sách vì lợi ích lâu dài, phát triển bền vững - xu hướng toàn cầu. Nước mắt, xót xa sao cho đủ số cây ngã gục dưới những lưỡi cưa máy hùng hục vô tình? Bà con bảo trông thợ xẻ cây chẳng khác “lâm tặc về phố”. Lâm tặc, sát thủ, đao phủ thực vật - nếu có giận dữ gọi những công nhân nhiệt tình phá hoại kia như thế cũng oan cho họ. Họ làm theo lệnh mà. Có nhiều kiểu đao phủ, kẻ cầm cưa chỉ là đao phủ thực thi... Bao cây cổ thụ đã ngã xuống, mấy chục năm, trăm năm cống hiến sinh lực che chở cho nhiều thế hệ người, không chết vì bom đạn, bão lụt mà bị cướp đoạt sự sống một cách thản nhiên lạnh lùng với đủ kiểu bao biện giữa thời bình. Thành phố mất gần hết vẻ duyên dáng, nên thơ. Ở khắp các ngã tư đều xây cầu vượt gù lưng chắn mặt. Phá cây để làm đường, làm cầu vượt, cây xanh thành phố ít dần. Mật độ cây trên đầu người càng thấp, mà vẫn chưa yên. Chúng chịu nhận phán quyết hạ sát vội vàng, không hề có trưng cầu dân ý trước một quyết sách ảnh hưởng dân sinh, môi trường, cảnh quan. Chỉ đến khi nhân dân, công luận Hà Nội và cả nước lên tiếng bất bình, mới có lệnh tạm ngừng. Sao lại tạm ngừng? Phải ngừng ngay, ngừng khẩn cấp cũng không kịp chuộc tội nữa rồi! Không gì mang lại, bù đắp được sự vắng hụt cây xanh lâu năm. Cái lệnh trí trá kia thực chất để che đậy cho một dự án phá cây để trồng mới tốn kém thời gian, sức lực, tiền bạc. Chẳng gì thay thế được họ - cả ngàn cây đã bị đốn hạ. Tôi đồng tình với thi sĩ Nguyễn Quang Thiều khi gọi cây là họ. Cây có số phận, linh hồn. Số phận và linh hồn cây liên đới tới con người. Nhìn vân thớ, thớt gỗ, độ cao của cây mà đoán tuổi, mấy ai tường minh cây này, cây kia có từ lúc nào, dù cây đó được trồng ngay trước cửa nhà hay nhiều năm gắn bó. Cây sống cùng người, người lãng quên và ác với nhau thì lấy ai nhớ sinh nhật cây?! Nhưng ngày giỗ cây thì sẽ nhiều người nhớ. Tháng 2, tháng 3 năm 2016 sẽ là giỗ đầu của những cây xà cừ, sữa, bằng lăng đã bị chết oan năm 2015.

 Lãnh tụ Hồ Chí Minh hơn một lần đề cao vai trò của cây xanh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây”; “Mùa Xuân là tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Những người có chức trách hô hào sống và làm việc theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại lại điềm nhiên cho phá cây xanh Hà Nội vào mùa Xuân (!). Nhiều người dân khi được VTV1 phỏng vấn về những hàng cây bị chặt hạ, đa số chỉ tiếc bóng mát, sợ cái nóng chói chang khi mùa Hè đến. Chúng ta sẽ sống ra sao giữa rừng bê tông, thép kính, khói bụi mịt mù? Tôi thương quý cây, cây cần được bảo vệ đâu chỉ vì lợi ích bóng mát. Những tàng cây, tán lá, búp xanh tươi, nơi đất tốt, cố gắng sinh tồn tới khi phải lìa cành, không vì vàng úa mà bởi bị cành bị chặt lúc đang khỏe, xanh. Màu sắc, hương thơm, mùi cây làm nên đặc trưng phố, thậm chí là biểu tượng thành phố, cây đồng hành và gắn với lịch sử của phố phường, mỗi quê làng, nông thôn và thành thị. Cây là điểm hẹn, là bối cảnh của những kỷ niệm, là chi tiết động, nhân chứng của bao ký ức tâm hồn. Đường vỉa hè với hàng cây cổ kính và đẹp nhất Hà Nội - Phan Đình Phùng rợp xanh sấu cổ thụ, đường Hoàng Diệu xà cừ tỏa bóng, bên Hoàng Thành Thăng Long những hàng liễu, sấu, lộc vừng, đa phượng bên hồ Gươm mà Tô Hoài đã gọi đấy là miền cổ tích, phố hoa sữa Quang Trung - Nguyễn Du - Quán Thánh, phượng đôi hàng ngắm nhìn đôi lứa đường Thanh Niên giữa Trúc Bạch - hồ Tây thơ mộng..., dãy cơm nguội trên phố Yên Phụ, Phan Chu Trinh. Hàng sao thẳng tắp trên phố Lò Đúc gọi cò về...



Cùng một đoạn đường, trước và sau khi chặt cây (ảnh Interrnet)


Kể làm sao hết sự gắn quyện ấy khi cây đi vào nỗi nhớ, miền tự hào, lời kể của những ai sinh tụ và khách đến nơi này. Cây chịu đựng nhẫn nhịn và đáp lại sự vô tình, bạc đãi của con người bằng tận hiến. Loài người đã nói quá nhiều, chúng ta đã nói quá nhiều trong đó vô vàn lời gây chiến và giả dối. Nhân loại ngày càng ít, ngày càng giảm khả năng lắng nghe, nghe đồng loại, nói gì đến nghe lời kêu cứu, tiếng gọi tuyệt vọng từ thiên nhiên. Cây chứng kiến và sẻ chia với chúng ta thăng trầm cuộc đời trong sự hiện diện lặng lẽ của cây, chỉ người có tâm hồn nhân ái may ra mới nghe thấy tâm tình của họ. Họ, những hàng cây các loài, số tuổi sống không theo đặc thù sinh học, mà phụ thuộc vào đối xử của con người và sự hiểu biết, sự thực dụng hay giận dữ, sự ngu cuồng hay điên loạn của loài ác nhất - loài người. Cây rì rào gieo hay khóc thầm bằng lá trong sự gắn kết với bạn thân: nắng - gió - mưa. Cây chẳng dám chờ đợi gì ở sự tử tế của người, ở những hứa hẹn lấy lệ và bốc đồng của người, chúng cố sống với chức phận cống hiến. Người hít oxy, thở ra carbonic, còn cây thì hít carbonic và thở ra oxy nên người ta mới coi cây xanh là lá phổi của thành phố. Ô nhiễm trầm trọng tại các đô thị bởi khí thải các loại chỉ có thể cải tạo khi chăm chút và giữ gìn hệ sinh thái thực vật. Giữa xô bồ ngột ngạt, náo loạn của xã hội không ít sự xuống cấp, tôi biết ơn cây. Nếu tất cả chúng ta đều biết ơn cây và bảo bệ thiên nhiên thì cuộc sống êm ả biết bao. Đấy chính là cách bảo vệ sự sống Trái đất, bảo vệ chính mình và con cháu mình. Khi làm mẹ, xem những thông tin, phóng sự về địa cầu bị tàn phá, tài nguyên Việt Nam bị khai thác cạn kiệt ở mọi khu vực: biển, rừng, năng lượng, động vật, thực vật. Lòng tôi đầy lo lắng: 20 - 30 năm nữa khi con tôi trưởng thành, thế hệ của cháu sẽ còn gì? Những tư duy hám lợi trước mắt, vơ vét mọi giá, man rợ vô tình cần gì nghĩ đến tương lai! Cây - nhân tố cân bằng của cảnh quan vẫn âm thầm quang hợp. Hà Nội sau mở rộng gần 7 năm, tôi chưa và sẽ chẳng khi nào đi hết. Những làng hoa đã mất. Những cánh đồng đã mất. Những hàng cây đã mất. Chúng lần lượt bị điểm danh bởi loạt dự án bê tông thay thế thiên nhiên, quỹ đất của thành phố dành quá nhiều để xây chung cư, cao ốc, quỹ đất lấy từ thiên nhiên nghìn đời. Đấy là sự thay thế xóa sổ. Trước đây, thỉnh thoảng lại thấy cây xanh bị đốn, cho lên xe tải chở đi. Một cây đã xót lắm rồi. Lý do trá hình cưa cây sâu bệnh tránh nguy hiểm cho dân chúng không ngụy biện được cho quyết định phá hoại gần 7.000 cây xanh theo cái gọi là “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đến năm 2030” do Viện Quy hoạch xây dựng lập. Các bạn trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã thắt nơ vàng lên thân cây xà cừ cổ thụ làm lời tiễn biệt trước khi cây bị cưa xẻ thành khúc, trên đường Tôn Đức Thắng, để làm cầu Thủ Thiêm 2. Nhưng Hà thành không thể như Sài thành, bị sát thủ cây đột ngột vung cưa mau lẹ không ai kịp buộc nơ, chỉ kịp nhìn những chữ X đánh dấu bằng vôi trắng trên những thân cây bị hành quyết. Cuộc sống sẽ nghèo nàn nhàm tẻ và đáng sợ thế nào nếu người ta chỉ biết đến tiền!

Thăng Long nức nở gọi Hà Nội xác xơ diệp lục. Tình tự cây, hồ lẽ nào chỉ là xúc cảm hoài niệm. Cây ơi, tôi không dám nhìn lưỡi cưa sắc lẹm lìa vào thân cây tuôn nhựa máu. Nhựa cây trắng chẳng làm động lòng những kẻ muốn đoạn tuyệt xanh. Hà Nội xây dựng Thủ đô xanh sạch đẹp, phấn đấu văn minh hiện đại mà lại để việc chặt phá cây bạo tàn gây phẫn nộ, chấn động trong và ngoài nước. Phố trơ trụi, với cây mới cụt lủn lá cành trồng thay thế. Đô thị văn minh không thể thiếu cây. Khắp thế giới đang cố gắng bảo vệ rừng để cứu hành tinh và loài người thì Hà Nội 1.005 tuổi lại từ biệt diệp lục. Tâm hồn chúng ta quang hợp thế nào trong thành phố bê-tông, di sản đô thị còn gì để trao truyền thế hệ kế tiếp? Thi hào Đức Goethe (1749 - 1832) khẳng định: “Mọi lý thuyết trên đời đều màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”
Hà Nội của tôi ơi, tôi thương Hà Nội quá! Thương Hà Nội mà càng thương mình, con cháu mình. Những người yêu cây hình như hơi muộn tập hợp nhau trong sự đồng tình mãnh liệt làm gì cho thiên nhiên thành phố, phải làm gì hơn là chỉ biết tiếc, phải làm gì trước những đồng loại vô tâm, tàn bạo ô nhiễm tinh thần. Không gian địa lý và văn hóa đô thị cần hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa nó càng cần cho ký ức cá nhân và cộng đồng ở thành phố văn hiến. Chính cây xanh đã góp phần giữ lại vẻ đẹp, những chi tiết lịch sử dẫu những biến động của hoàn cảnh xã hội của thời gian. Thành phố với vẻ đẹp tự nhiên (tất nhiên được con người chăm sóc) của cây xanh tạo nên không gian sống không gì thay thế được. Chúng ta được cân bằng, điều hòa cả tâm lý lẫn không khí qua cảnh sắc theo mùa với cảm xúc bình yên thơ mộng, trầm mặc và sâu sắc. Ai giữ lại những thân cổ thụ nằm rạp dưới những lưỡi cưa? Phép màu nào đem lại sự sống, trả lại xanh cho những chỗ trống, hố gốc cây khi đoàn xe tải nối nhau chở thân gỗ vài vòng ôm ra bãi tập kết. Ai bán - ai mua số gỗ ấy? Một anh bạn ở Viện Khoa học Lâm nghiệp cho tôi biết một lượng gỗ lớn bị chặt nằm ngổn ngang tại gần Cầu Diễn. Tôi không dám đến tận nơi để nhìn những “chiến sĩ cây” bị hại giữa thời bình. Cuộc sống là liên tục chuyển động, nhưng những giá trị tốt đẹp cần được luân lưu, trong đó có hệ di sản vật thể, phi vật thể.

Cây xanh trong mỗi đô thị là một phần di sản, đâu chỉ ở lợi ích về bóng mát mà ở giá trị tinh thần. Việt Nam đang có trào lưu phát triển du lịch, tuyên truyền bảo vệ di sản, xây dựng văn hóa sống, xây dựng văn hóa người Hà Nội thời đại mới. Vậy sao ngay ở Thủ đô - Trung tâm văn hóa đất nước lại có những ứng xử ngược đãi với cây - những lá phổi sự sống? Đời cây kết những kỷ niệm, sự kiện và là nhân chứng trường kỳ của Quá khứ và Tương lai. Hà Nội những năm chiến tranh, phố phường và con người lại đẹp, thơ, thư thả và bình yên hơn, dù loạn lạc và nghèo khổ. Giá trị lớn nhất của di sản là giá trị lịch sử. Số phận của cây xanh gắn với lịch sử ấy. Cây cần được nâng niu trân trọng, thậm chí được nhận sự thành kính. Không ai cấm ước mơ, nhưng giờ thì tôi chẳng dám ước mơ rừng trong phố. Kể cả dự định dắt con đi trên vỉa hè rợp bóng cây cùng là tưởng tượng bất an: liệu vài năm nữa còn cây cổ thụ không? Phá rừng làm thủy điện, phá cây để trồng bê-tông, người ta đang cắt đi từng thùy phổi của lá phổi thiên nhiên, làm sao có không khí trong lành cho những giấc mơ. Một đời cây có thể là một hoặc nhiều đời người. Đi chậm qua những thân cây gắn biển xanh đề tên và số. Đọc tên lên mà lại như nghe thấy âm vọng tương phản của những quy hoạch lạnh lùng, vô lối có thể sẽ gọi tên hàng trăm cây kết liễu. Trên những con đường trần trụi, không bóng mát, không bóng cây, người nhốn nháo, phạc phờ dưới nắng, lếch thếch dưới mưa. Cây bị hại bầy đàn và cây luôn cô độc. Người quá đông, mà lại thật cô đơn. Càng nhiều người giàu lên thì lại đông người nghèo tinh thần. Người thật đáng thương, chẳng có thanh thản nào cho tâm hồn khi những cây gắn với ký ức chúng ta không trở lại, dù chỉ là bóng thôi, trong những tưởng tượng chống đỡ mất mát và thương tổn của đất thiêng Hà Nội.

Vi Thuỳ Linh

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tòa bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ







Tác giả: Chung Hoàng- Hồng Nhì

. Chánh án TANDTC cho biết tòa án đã xin lỗi và ông Nguyễn Thanh Chấn đã đồng ý mức bồi thường 7,2 tỷ đồng.

Phát biểu tại phiên thảo luận báo cáo giám sát của QH về tình hình oan sai và bồi thường chiều nay, Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình cho hay: Còn một vụ oan chúng tôi cũng đau như người dân. Chúng tôi xin lỗi những người bị oan và gia đình, và sẽ tiếp tục quyết liệt hơn nữa để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ oan.

Ông cũng cho biết ngành đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu oan sai, vì biết rằng “làm hàng chục vụ án chưa chắc có thành tích, nhưng oan sai một vụ là chắc chắn bị kỷ luật”.

Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình xin lỗi người bị oan và các gia đình


Để hạn chế oan sai và loại trừ bức cung, nhục hình, ngành thậm chí đã áp dụng những biện pháp mà như ông nói đến lúc này là lần đầu tiên áp dụng trên thế giới. Đó là nối mạng phòng xét xử với phòng làm việc của Viện trưởng VKS cấp tỉnh để họ quan sát diễn biến phiên tòa, từ đó đánh giá năng lực và trách nhiệm của các công tố viên; nối các phòng xét xử với giảng đường của cơ sở đào tạo để sinh viên tiếp cận thực tế các vụ án.

Ông Nguyễn Hòa Bình cho hay việc xử lý nội bộ những người để xảy ra oan sai là khá nhiều, kiểm soát nội bộ và kiểm soát chéo giữa ba ngành cũng được tăng cường. Hầu hết các vụ mà các ĐBQH nêu ra như Nguyễn Thanh Chấn, Trần Đề… đã có cán bộ tư pháp, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán, bị khởi tố, không có bao che hay xử nhẹ.

Giải pháp của Viện trưởng nhấn mạnh vào việc sửa luật Tố tụng hình sự: minh bạch quá trình tố tụng, tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử, của dân; tăng trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán; đảm bảo cho luật sư tiếp cận quá trình tố tụng sớm hơn, rộng hơn, thuận tiện hơn…

“Đề cao nguyên tắc trong Hiến pháp là nguyên tắc tranh tụng, trao cho tòa án quyền phán quyết dựa trên việc tranh tụng và đưa ra chứng cứ tại tòa, quyền không mở phiên tòa khi phát hiện quá trình tố tụng có vi phạm. Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng sẽ được tôn trọng”, ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Là người phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cung cấp thông tin, liên quan vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đòi bồi thường oan sai, tòa án đã xin lỗi và thương lượng bồi thường. Ông Chấn đã đồng ý mức 7,2 tỷ đồng, hiện đang làm thủ tục để các cơ quan tài chính chi trả.

Điều tra viên phải thụ lý 70 vụ/năm

Trước đó, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết, mặc dù số vụ oan sai giảm nhưng hoạt động điều tra xử lý tội phạm vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Cá biệt ở nơi này nơi khác còn xảy ra một số vụ oan sai, thậm chí vẫn còn việc bức cung nhục hình, ảnh hưởng đến uy tín các cơ quan tiến hành tố tụng gây bức xúc trong dư luận.

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang

Đối với cán bộ chiến sĩ công an đã có những hành vi vi phạm trong quá trình điều tra xử lý tội phạm, Bộ trưởng khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ủy Công an TƯ và lãnh đạo Bộ là xử lý nghiêm theo pháp luật.
“Từ 1/1/2011 đến nay, đã có 40 cán bộ chiến sĩ bị khởi tố, điều tra, truy tố xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đồng thời lãnh đạo chỉ huy các đơn vị để cán bộ chiến sĩ có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đều bị xử lý trách nhiệm liên đới”, ông thông tin. Ông Quang đưa ra ví dụ cụ thể vụ bắt tạm giam oan 7 người trong vụ án giết người tại Sóc Trăng năm 2013. Bộ Công an đã chỉ đạo khởi tố 2 điều tra viên về tội nhục hình, xử lý kỷ luật 25 cán bộ của công an tỉnh Sóc Trăng có liên quan bằng nhiều hình thức như cách chức, giáng cấp, cảnh cáo, khiển trách, miễn nhiệm… Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, việc dẫn đến oan sai là do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số vụ án bị can khởi tố điều tra tăng, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó biên chế lực lượng điều tra còn thiếu, nhiều cơ quan điều tra có điều tra viên thụ lý từ 30 – 50 vụ án/năm, thậm chí có điều tra viên thụ lý 70 vụ án/năm gây áp lực lớn tới cán bộ điều tra, ảnh hưởng đến chất lượng điều tra, xử lý tội phạm.

Ngoài ra, một số điều tra viên ở địa phương còn tư tưởng chủ quan, nhất là trước áp lực công việc yêu cầu công việc cần kết thúc sớm vụ án hoặc do áp lực của dư luận. Hay có những cán bộ còn có tư tưởng thành tích dẫn đến nóng vội trong thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ. Chưa coi trọng đầy đủ việc thu thập chứng cứ rõ tội…

Bộ trưởng Công an cam kết ngành kiên quyết phòng chống oan sai, không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai, nghiêm cấm dùng bức cung nhục hình.

Vũ Khí Nguyên Tử Đã Nổ Tại Trung Đông?



Giáo sư Michel Chossudovsky của nhóm nghiên cứu toàn cầu Canada cho biết có chỉ dấu Mỹ đã dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật (tactical nuke) hay nguyên tử loại nhỏ (mini -nuke) trong trận chiến tại Yemen.


Ngoài đoạn phim quay được từ xa, chưa có một nỗ lực điều tra nào từ phía chính qui về vụ nổ lớn này. Cũng không có thêm chi tiết gì khác để xác minh tác dụng và tác hại của nguyên tử.

Tuy nhiên, chủ trương dùng nguyên tử chiến thuật (mini nuke) đã trở thành chính sách công khai trong 20 năm qua với sự sản xuất hàng loạt do các công ty vũ khí lớn của Mỹ trách nhiệm.

Vấn đề còn lại là những bằng chứng mang tính hậu quả của chủ trương này của Mỹ và NATO tại Trung Đông.

 

Theo Nhân Chủ, việc Mỹ đã sử dụng nguyên tử chiến thuật tại Yemen có xác suất cao. Vỉ nó không chỉ là nhu cầu giải quyết quân sự mà trọng tâm chính là khủng bố tâm lý toàn diện nhân loại về một viễn cảnh chiến tranh nguyên tử . Bọn nhà nước quân sự đang rò rỉ để thăm dò dư luận trước khi mặc nhiên coi như đã dùng nguyên tử chiến thuật.

Cuộc "chạy đua vũ trang" được Nga Mỹ tái dấy động không chỉ đơn thuần là tài chính hay tương tranh như đang được loan tải, mà chính là KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CHỦ THỂ BẠO LỰC của ĐỊNH CHẾ NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ QUÂN ĐỘI AN NINH.

Sau cuộc chiến tranh "lạnh", chưa bao giờ dư luận quần chúng Âu Mỹ hãi sợ co cụm và núp sau lưng nhà nước quân đội an ninh như hôm nay. Họ tê liệt ngay cả với những tàn bạo ngang nhiên của quân đội an ninh xảy ra trong đời sống xã hội của chính họ.

Người dân Âu Mỹ và thế giới nói chung đã từng chính đáng hóa "quyền nhà nước cứu nhân loại" bằng nguyên tử tại Hiroshima, Nagazaki- Từng chính đáng hóa " "quyền nhà nước cứu nhân loại" bằng cách giết 500 ngàn trẻ em Iraq- Từng chính đáng hóa " "quyền nhà nước cứu nhân loại" bằng cuộc chiến phá hoại với lý cớ dối trá "Vũ Khí Toàn Diệt Sadam Husein" v.v Nhà nước Mỹ chẳng còn gì sợ hay e dè khi dùng nguyên tử chiến thuật.

Các lực lượng đối kháng Mỹ mới thật sự là điều mà Âu Mỹ e dè. Nếu Âu Mỹ chính đáng hóa việc dùng nguyên tử chiến thuật và được quần chúng dư luận thế giới cho qua... các nhóm phiến quân đối kháng thật sự (không phải "khủng bố" làm tại Langley USA) cũng chẳng còn ngần ngại e dè tìm cách sở hữu và tận dụng nó trong tương lai.

Vũ khi nguyên tử chiến thuật là một phương tiện hữu hiệu nhất của Âu Mỹ trong chiến lược khủng bố tâm lý quần chúng toàn cầu. Nó muốn nhắn nhủ các "con em nhà nước chính phủ lẹp tẹp "như Nam Dương, Việt Nam, Úc, Ba Lan, Tiệp, Ý v.v cứ mua các loại vũ khí máy bay mà bảo vệ tổ cò... nhưng đừng mơ mòng đối kháng "cường quốc" nếu không có "Mỹ chúng ông". Và phải coi chừng, bọn "khủng bố của chúng ông" cũng sẽ có những vũ khí này!

Tại sao nhân loại vẫn tôn thờ bọn băng hoại tâm thần tác giả của những trò tàn sát con người kinh khủng đến thế?

Mỗi cá nhân chúng ta phải tự truy vấn để có câu trả lời cho chính bản thân mình.


Nhân Chủ
=

The War on Yemen, America’s Plans to Use Nuclear Weapons against the Middle East
By Prof Michel Chossudovsky
Global Research, June 02, 2015
Url of this article:
http://www.globalresearch.ca/the-war-on-yemen-americas-plans-to-use-nuclear-weapons-against-the-middle-east/5453065
Unconfirmed reports based on a video release dated May 20, 2015 point to a massive and unprecedented bomb explosion in Yemen.
The reports suggest without corroborating evidence that the explosion could have been the result of a nuclear strike, using a tactical nuclear weapon. There is no evidence to that effect.
Whatever the nature of this explosion, it constitutes a crime against humanity.
While there is no concrete evidence that the US led alliance has used nukes against Yemen, the broader issue of nuclear war against the Middle East is, nonetheless, of utmost relevance.
Washington’s nuclear agenda as defined by the 2001 Nuclear Posture Review (2001) consists in developing its tactical nuclear arsenal for use against non-nuclear States.
Since 2002, US-NATO tactical nuclear weapons targeting the Middle East are fully deployed.
Tactical nuclear weapons or so-called “mini-nukes” are bunker buster bombs equipped with a nuclear warhead. Their explosive capacity (e.g. the B61-11) varies between one third and six times a Hiroshima bomb.
The image (right) is a B61-11 tactical nuclear bomb, which can be launched either from a B-2 bomber or an F-16.
The B61-11 is a bon fide thermonuclear bomb, a Weapon of Mass Destruction (WMD) in the real sense of the word.
Sofar the evidence is scanty. There are no reports on the aftermath of the alleged strike in Yemen which would provide further information.
The mainstream media has not covered the issue. The matter requires further investigation in the context of a longstanding US agenda to use nuclear weapons against targets in the Middle East.
Video: The Yemen Bomb Explosion
Nuclear Attacks against countries in the Middle East
The alleged yet unconfirmed use of mini-nukes against Yemen raises the broader issue of US nuclear doctrine:

Tactical nuclear weapons or mini-nukes are part of the US-NATO arsenal.
They were cleared for use in the conventional war theater by the US Senate in 2002.
They can be used without the approval of the Commander in Chief;
The US military contends that “mini-nukes” are “humanitarian bombs” which minimize “collateral damage”. According to scientific opinion on contract to the Pentagon, they are “harmless to the surrounding civilian population because the explosion is underground”.While the scanty “evidence” of a nuclear attack against Yemen remains unconfirmed, the use of mini-nukes against countries in the Middle East has been on the Pentagon’s drawing board for almost 20 years. In 1996 under the Clinton administration, the B61-11 tactical nuclear weapon was slated to be used by the US in an attack against Libya.



B61-11The man behind this diabolical project to nuke Libya was Assistant Secretary of Defense Harold Palmer Smith Junior. “Even before the B61 came on line, Libya was identified as a potential target”. (Bulletin of the Atomic Scientists – September/ October 1997, p. 27, emphasis added)

Harold Palmer Smith had been appointed by President Bill Clinton to oversee nuclear, chemical, and biological defense programs with a focus on “the reduction and maintenance of the US arsenal of nuclear weapons”. From the outset, his actual mandate, was not to “reduce” but to “increase” the nuclear arsenal by promoting the development of a new generation of “harmless” mini-nukes for use in the Middle East war theater.

The Department of Defense’s objective under Harold Smith’s advice was to fast-track the “testing” of the B61-11 nuclear bomb on an actual country in the Middle East.

Five months after [Assistant Defense Secretary] Harold Smith called for an acceleration of the B61-11 production schedule, he went public with an assertion that the Air Force would use the B61-11 [nuclear weapon] against Libya… (http://www.nukestrat.com/us/afn/B61-11.htm,)While the Pentagon later denied its intention to bomb Libya’s Tarhunah plant, it nonetheless confirmed that “Washington would not rule out using nuclear weapons [against Libya]“. (Ibid., emphasis added.)
What is the relevance of the history of the B61-11 tactical nuclear bomb and the earlier threats directed by the Clinton administration against Libya?
Was the project to nuke Libya shelved?
Are countries in the Middle East potential targets for a nuclear attack? (For further details, see Michel Chossudovsky, Dangerous Crossroads: Is America Considering the Use of Nuclear Weapons against Libya? Global Research, April 2011).
The tactical nuclear weapons were specifically developed for use in post Cold War “conventional conflicts with third world nations”. In October 2001, in the immediate wake of 9/11, Defense Secretary Donald Rumsfeld envisaged the use of the B61-11 in Afghanistan. The targets were Al Qaeda cave bunkers in the Tora Bora mountains.
Rumsfeld stated at the time that while the “conventional” bunker buster bombs “‘are going to be able to do the job’, … he did not rule out the eventual use of nuclear weapons.” (Quoted in the Houston Chronicle, 20 October 2001, emphasis added.)
The use of the B61-11 was also contemplated during the 2003 bombing and invasion of Iraq as well as in the 2011 NATO bombings of Libya.
In this regard, the B61-11 was described as “a precise, earth-penetrating low-yield nuclear weapon against high-value underground targets”, which included Saddam Hussein’s underground bunkers:

”If Saddam was arguably the highest value target in Iraq, then a good case could be made for using a nuclear weapon like the B61-11 to assure killing him and decapitating the regime” (.Defense News, December 8, 2003).There is no documentary evidence, however, that the B61-11 was used against Iraq.
The use of mini-nukes against non-nuclear states in the Middle East as defined by the 2001 Nuclear Posture Review remains on the Pentagon’s drawing board. Moreover, the B61-11 tactical nuclear weapon (Made in America) as well as the B61 12 upgrade have been deployed for use against targets in the Middle East including Iran, Syria and Libya by several European countries including five non-nuclear states (Belgium, Germany, Italy, Netherlands, Turkey). The new B61 12 is a 50 kiloton weapon, which would be delivered by the F-35 fighter jet.
According to reports, Israel also has an arsenal of tactical nuclear weapons.


Source: Federation of American Scientists
The Nature of The Yemen ExplosionWhile the Yemen explosion in the video (above) appears similar to that of a B61-11 tactical nuclear bomb with a mushroom cloud, it is worth noting that the conventional Mass Ordnance Penetrator (MOP) bomb triggers a similar explosion.
The largest conventional bomb in the US arsenal is the so-called Mass Ordnance Penetrator (MOP) or the Mother of All Bombs (MOAB) (see images below). The explosion of a MOP (which is a conventional weapon) is (according to photographic evidence) similar to that recorded in the Yemen video. Moreover, according to unconfirmed reports, the MOP was used during the war on Iraq.
In other words, the nature of the explosion does not in itself prove that it was the result of a (tactical) nuclear strike. It could have been a MOP or a bunker buster bomb explosion. But even in this case, the evidence is scanty.
Both the MOP and the mini nukes are bunker buster earth penetrating bombs. The MOP however is a conventional weapon. It does not have a nuclear warhead.
It is worth noting that in mid January 2015, two months prior to the onslaught of the Saudi bombing campaign against Yemen, “the Pentagon was involved in the testing of the largest bomb in its arsenal”, an improved version of the bunker buster Mass Ordnance Penetrator (MOP), developed by Boeing.archive photo of MOAB explosion
According to reports, The Mass Ordnance Penetrator e.g. MOP GBU-57, would be delivered with either a B-52 or a B-2 bomber due to its weight. The decision to undertake a MOP strike would emanate from US “Global Strike Command”.



GBU-57A/B Mass Ordnance Penetrator (MOP)
There are indications, however, that a lighter MOP missile has been developed. According to Air Force Magazine, USAF Lt. Gen. Phillip Breedlove (currently Commander in Chief of NATO) stated in June 2010 that “the Next-generation Penetrator Munition should be about a third the size of the Massive Ordnance Penetrator so it could be carried by affordable aircraft”.In the image below a B52 bomber releases a MOP, escorted by a F-16. The MOP is a tele-guided missile.



B-52 dropping a MOP escorted by an F-16 during a test trail.
The B-2 bomber operates out of a US Air force base in Missouri. With refuelling it can be deployed Worldwide. The B2 can be used to deliver a Mass Ordnance Penetrator (MOP) missile or a tactical nuclear bomb.




“Mother of All Bombs” (MOAB)
Copyright © 2015 Global Research



Military Madness: US Officials Consider Nuclear Strikes against Russia
By Niles Williamson
Global Research, June 05, 2015
World Socialist Web Site
Region: Russia and FSU, USA
Theme: Militarization and WMD, US NATO War Agenda
In-depth Report: Nuclear War


260
38 0
409
US Defense Secretary Ashton Carter is meeting today at the headquarters of the US European Command in Stuttgart, Germany with two dozen US military commanders and European diplomats to discuss how to escalate their economic and military campaign against Russia. They will assess the impact of current economic sanctions, as well as NATO’s strategy of exploiting the crisis in eastern Ukraine to deploy ever-greater numbers of troops and military equipment to Eastern Europe, threatening Russia with war.
A US defense official told Reuters that the main purpose of the meeting was to “assess and strategize on how the United States and key allies should think about heightened tensions with Russia over the past year.” The official also said Carter was open to providing the Ukrainian regime with lethal weapons, a proposal which had been put forward earlier in the year.
Most provocatively, a report published by the Associated Press yesterday reports that the Pentagon has been actively considering the use of nuclear missiles against military targets inside Russia, in response to what it alleges are violations of the 1987 Intermediate-range Nuclear Forces (INF) treaty. Russia denies US claims that it has violated the INF by flight-testing ground-launched cruise missiles with a prohibited range.
Three options being considered by the Pentagon are the placement of anti-missile defenses in Europe aimed at shooting Russian missiles out of the sky; a “counterforce” option that would involve pre-emptive non-nuclear strikes on Russia military sites; and finally, “countervailing strike capabilities,” involving the pre-emptive deployment of nuclear missiles against targets inside Russia.
The AP states: “The options go so far as one implied—but not stated explicitly—that would improve the ability of US nuclear weapons to destroy military targets on Russian territory.” In other words, the US is actively preparing nuclear war against Russia.
Robert Scher, one of Carter’s nuclear policy aides, told Congress in April that the deployment of “counterforce” measures would mean “we could go about and actually attack that missile where it is in Russia.”
According to other Pentagon officials, this option would entail the deployment of ground-launched cruise missiles throughout Europe.
Pentagon spokesman Lt. Col. Joe Skewers told AP, “All the options under consideration are designed to ensure that Russia gains no significant military advantage from their violation.”
The criminality and recklessness of the foreign policy of Washington and its NATO allies is staggering. A pre-emptive nuclear strike against Russian forces, many of them near populated areas, could claim millions of lives in seconds and lead to a nuclear war that would obliterate humanity. Even assuming that the US officials threatening Russia do not actually want such an outcome, however, and that they are only trying to intimidate Moscow, there is a sinister objective logic to such threats.
Nuclear warmongering by US officials immensely heightens the danger of all-out war erupting accidentally, amid escalating military tensions and strategic uncertainty. NATO forces are deploying for military exercises all around Russia, from the Arctic and Baltic Seas to Eastern Europe and the Black and Mediterranean Seas. Regional militaries are all on hair-trigger alerts.
US officials threatening Russia cannot know how the Kremlin will react to such threats. With Moscow concerned about the danger of a sudden NATO strike, Russia is ever more likely to respond to perceived signs of NATO military action by launching its missiles, fearing that otherwise the missiles will be destroyed on the ground. The danger of miscalculations and miscommunications leading to all-out war is immensely heightened.
The statements of Scher and Carter confirm warnings made last year by the WSWS, that NATO’s decision to back a fascist-led putsch in Kiev in February, and to blame Russia without any evidence for shooting down flight MH17, posed the risk of war. “Are you ready for war—including possibly nuclear war—between the United States, Europe, and Russia? That is the question that everyone should be asking him- or herself in light of the developments since the destruction of Malaysian Airlines Flight MH17,” the WSWS wrote .
In March, Putin stated that he had placed Russian forces, including its nuclear forces, on alert in the aftermath of the Kiev putsch, fearing a NATO attack on Russia. Now the threat of war arising from US policy has been confirmed directly by statements of the US military.
These threats have developed largely behind the backs of the world working class. Workers in the United States, Europe and worldwide have time and again shown their hostility to US wars in Iraq or in Afghanistan. Yet nearly 15 years after these wars began, the world stands on the brink of an even bloodier and more devastating conflict, and the media and ruling elites the world over are hiding the risk of nuclear war.
US President Barack Obama is expected to escalate pressure on Russia at the G7 summit this weekend, pressing European leaders to maintain economic sanctions put in place in response to Russia’s annexation of Crimea last year. The latest outbreak in violence in Ukraine this week, which the US blames on Russia, is to serve as a pretext for continuing the sanctions.
Speaking to Parliament on Thursday, Ukrainian President Petro Poroshenko warned of a “colossal threat of the resumption of large-scale hostilities by Russian and terrorist forces.” He claimed without proof that 9,000 Russian soldiers are deployed in rebel-held areas of Donetsk and Luhansk, in eastern Ukraine.
“Ukraine’s military should be ready for a new offensive by the enemy, as well as a full-scale invasion along the entire border with the Russian Federation,” Poroshenko said. “We must be really prepared for this.” He said the Ukrainian army had at least 50,000 soldiers stationed in the east, prepared to defend the country.
Poroshenko’s remarks came a day after renewed fighting in eastern Ukraine between Kiev forces and Russian-backed separatists resulted in dozens of casualties. This week’s fighting marked the largest breach to date of the cease-fire signed in February.
Kremlin spokesman Dimitry Peskov told reporters on Thursday that Russia believed the previous day’s hostilities had been provoked by Kiev to influence upcoming discussions at the G7 summit this weekend and the EU summit in Brussels at the end of the month. “These provocative actions are organized by Ukraine’s military forces, and we are concerned with that,” he stated.
Each side blamed the other for initiating fighting in Marinka, approximately nine miles west of the rebel stronghold of Donetsk. Yuriy Biryukov, an adviser to Poroshenko, reported on Thursday that five Ukrainian soldiers had been killed in the fighting, and another 39 wounded. Eduard Basurin, deputy defense minister and spokesman for the Donetsk People’s Republic (DPR), told Interfax that 16 rebel fighters and five civilians had been killed.
Ukrainian forces also fired artillery at the rebel-held city of Donetsk on Wednesday. Shells landed in the southwest districts of Kirovsky and Petrovsky, killing 6 people and wounding at least 90 others. The city’s Sokol market was severely damaged, with several rows of shops burned to the ground.
Responding to Wednesday’s developments, members of the fascistic Right Sector militia have been called to mobilize for battle. Andrey Stempitsky, commander of the militia’s paramilitary battalion, posted a message on Facebook calling on those who went home during the cease-fire to “return to their combat units.” He warned that the Right Sector would “wage war, ignoring the truce devotees.”- See more at: http://www.globalresearch.ca/us-officials-consider-nuclear-strikes-against-russia/5453655#sthash.0oKWAK6r.dpuf




Military Madness: US Officials Consider Nuclear Strikes against Russia
By Niles Williamson
Global Research, June 05, 2015
Url of this article:
http://www.globalresearch.ca/us-officials-consider-nuclear-strikes-against-russia/5453655
US Defense Secretary Ashton Carter is meeting today at the headquarters of the US European Command in Stuttgart, Germany with two dozen US military commanders and European diplomats to discuss how to escalate their economic and military campaign against Russia. They will assess the impact of current economic sanctions, as well as NATO’s strategy of exploiting the crisis in eastern Ukraine to deploy ever-greater numbers of troops and military equipment to Eastern Europe, threatening Russia with war.
A US defense official told Reuters that the main purpose of the meeting was to “assess and strategize on how the United States and key allies should think about heightened tensions with Russia over the past year.” The official also said Carter was open to providing the Ukrainian regime with lethal weapons, a proposal which had been put forward earlier in the year.
Most provocatively, a report published by the Associated Press yesterday reports that the Pentagon has been actively considering the use of nuclear missiles against military targets inside Russia, in response to what it alleges are violations of the 1987 Intermediate-range Nuclear Forces (INF) treaty. Russia denies US claims that it has violated the INF by flight-testing ground-launched cruise missiles with a prohibited range.
Three options being considered by the Pentagon are the placement of anti-missile defenses in Europe aimed at shooting Russian missiles out of the sky; a “counterforce” option that would involve pre-emptive non-nuclear strikes on Russia military sites; and finally, “countervailing strike capabilities,” involving the pre-emptive deployment of nuclear missiles against targets inside Russia.
The AP states: “The options go so far as one implied—but not stated explicitly—that would improve the ability of US nuclear weapons to destroy military targets on Russian territory.” In other words, the US is actively preparing nuclear war against Russia.
Robert Scher, one of Carter’s nuclear policy aides, told Congress in April that the deployment of “counterforce” measures would mean “we could go about and actually attack that missile where it is in Russia.”
According to other Pentagon officials, this option would entail the deployment of ground-launched cruise missiles throughout Europe.
Pentagon spokesman Lt. Col. Joe Skewers told AP, “All the options under consideration are designed to ensure that Russia gains no significant military advantage from their violation.”
The criminality and recklessness of the foreign policy of Washington and its NATO allies is staggering. A pre-emptive nuclear strike against Russian forces, many of them near populated areas, could claim millions of lives in seconds and lead to a nuclear war that would obliterate humanity. Even assuming that the US officials threatening Russia do not actually want such an outcome, however, and that they are only trying to intimidate Moscow, there is a sinister objective logic to such threats.
Nuclear warmongering by US officials immensely heightens the danger of all-out war erupting accidentally, amid escalating military tensions and strategic uncertainty. NATO forces are deploying for military exercises all around Russia, from the Arctic and Baltic Seas to Eastern Europe and the Black and Mediterranean Seas. Regional militaries are all on hair-trigger alerts.
US officials threatening Russia cannot know how the Kremlin will react to such threats. With Moscow concerned about the danger of a sudden NATO strike, Russia is ever more likely to respond to perceived signs of NATO military action by launching its missiles, fearing that otherwise the missiles will be destroyed on the ground. The danger of miscalculations and miscommunications leading to all-out war is immensely heightened.
The statements of Scher and Carter confirm warnings made last year by the WSWS, that NATO’s decision to back a fascist-led putsch in Kiev in February, and to blame Russia without any evidence for shooting down flight MH17, posed the risk of war. “Are you ready for war—including possibly nuclear war—between the United States, Europe, and Russia? That is the question that everyone should be asking him- or herself in light of the developments since the destruction of Malaysian Airlines Flight MH17,” the WSWS wrote .
In March, Putin stated that he had placed Russian forces, including its nuclear forces, on alert in the aftermath of the Kiev putsch, fearing a NATO attack on Russia. Now the threat of war arising from US policy has been confirmed directly by statements of the US military.
These threats have developed largely behind the backs of the world working class. Workers in the United States, Europe and worldwide have time and again shown their hostility to US wars in Iraq or in Afghanistan. Yet nearly 15 years after these wars began, the world stands on the brink of an even bloodier and more devastating conflict, and the media and ruling elites the world over are hiding the risk of nuclear war.
US President Barack Obama is expected to escalate pressure on Russia at the G7 summit this weekend, pressing European leaders to maintain economic sanctions put in place in response to Russia’s annexation of Crimea last year. The latest outbreak in violence in Ukraine this week, which the US blames on Russia, is to serve as a pretext for continuing the sanctions.
Speaking to Parliament on Thursday, Ukrainian President Petro Poroshenko warned of a “colossal threat of the resumption of large-scale hostilities by Russian and terrorist forces.” He claimed without proof that 9,000 Russian soldiers are deployed in rebel-held areas of Donetsk and Luhansk, in eastern Ukraine.
“Ukraine’s military should be ready for a new offensive by the enemy, as well as a full-scale invasion along the entire border with the Russian Federation,” Poroshenko said. “We must be really prepared for this.” He said the Ukrainian army had at least 50,000 soldiers stationed in the east, prepared to defend the country.
Poroshenko’s remarks came a day after renewed fighting in eastern Ukraine between Kiev forces and Russian-backed separatists resulted in dozens of casualties. This week’s fighting marked the largest breach to date of the cease-fire signed in February.
Kremlin spokesman Dimitry Peskov told reporters on Thursday that Russia believed the previous day’s hostilities had been provoked by Kiev to influence upcoming discussions at the G7 summit this weekend and the EU summit in Brussels at the end of the month. “These provocative actions are organized by Ukraine’s military forces, and we are concerned with that,” he stated.
Each side blamed the other for initiating fighting in Marinka, approximately nine miles west of the rebel stronghold of Donetsk. Yuriy Biryukov, an adviser to Poroshenko, reported on Thursday that five Ukrainian soldiers had been killed in the fighting, and another 39 wounded. Eduard Basurin, deputy defense minister and spokesman for the Donetsk People’s Republic (DPR), told Interfax that 16 rebel fighters and five civilians had been killed.
Ukrainian forces also fired artillery at the rebel-held city of Donetsk on Wednesday. Shells landed in the southwest districts of Kirovsky and Petrovsky, killing 6 people and wounding at least 90 others. The city’s Sokol market was severely damaged, with several rows of shops burned to the ground.
Responding to Wednesday’s developments, members of the fascistic Right Sector militia have been called to mobilize for battle. Andrey Stempitsky, commander of the militia’s paramilitary battalion, posted a message on Facebook calling on those who went home during the cease-fire to “return to their combat units.” He warned that the Right Sector would “wage war, ignoring the truce devotees.”

Copyright © 2015 Global Research

Thế Giới Đang Vào Mê Trận





Đào Văn Bình



..Từ nhưng tin tức trong hai tuần lễ qua, chúng ta thấy Mỹ, Nga, Trung Quốc đang lao vào mê trận và Thế Chiến III có thể nổ ra bất cứ lúc nào mà nguy cơ lớn có thể là Biển Đông... (ĐVB)

Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tư ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

1. Tình hình Biển Đông diễn biến vô cùng phức tạp:

Hãng AP ngày 15/4/2015 loan tin, “Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết việc biến cải lớn lao những bãi đá ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được sử dụng để tăng ảnh hưởng lên các vùng đang tranh chấp và triển khai các khí cụ như ra-đa tầm xa và hệ thống hỏa tiễn tân tiến.” (The commander of U.S. forces in the Pacific said Wednesday that major land reclamation by China at outposts in the South China Sea could allow it to exert more influence over the contested area and deploy military assets such as long-range radar and advanced missile systems.)

- VOA tiếng Việt ngày 18/4/2015: “Chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây là công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển. Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế đưa ra.”

- VOA tiếng Việt ngày 20/4/2015: “Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo chính Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới với Philippines, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại ‘các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông’. Nhà lãnh đạo Philippines đưa ra bình luận vừa kể trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo South China Morning Post, khi nói đến hợp tác chiến lược với Việt Nam, một nước mà theo tờ báo này, "trong suốt chiều dài lịch sử đã có quan hệ thù nghịch với Trung Quốc". Tổng Thống Aquino nói rằng những chi tiết của một hiệp định hợp tác chiến lược vẫn đang trong vòng hình thành, và cho tới thời điểm này, ngày ký kết vẫn chưa được ấn định. Đề cập tới tin này hôm nay, trang mạng của GMA nói rằng Philippines và Việt Nam đang hoàn tất những chi tiết cuối cùng của một hiệp định đối tác chiến lược. Nguồn tin này dẫn lời Bộ trưởng Truyền Thông Philippines Herminio Coloma cho hay hai nước đang làm việc để xác định những chi tiết của quan hệ đối tác chiến lược đã được đề nghị. ”

Như tôi đã đề cập trong bài viết trước đây, một hợp tác quân sự độc lập trên biển giữa Việt Nam và Phi Luật Tân không có sự tham gia của Mỹ hoặc Nhật để đối phó với Trung Quốc thuận tình, thuận lý hơn, chắc chắn sẽ được quốc tế hỗ trợ mà Trung Quốc cũng không làm gì được. Trung Quốc chỉ còn cách - một là dùng sức ép kinh tế để phá vỡ liên minh - hai là phải trực tiếp thương thảo với Phi Luật Tân và Việt Nam. Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục lấn tới, giải pháp cuối cùng mà Việt Nam và Phi Luật Tân có thể đối phó là đưa vấn đề này ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

- VnPlus ngày 21/4/2015: “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Tờ The Japan Times ngày 20/4 đưa tin Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hoạt động trong vùng biển này. Báo trên dẫn các nguồn tin về vấn đề Biển Đông cho biết mục tiêu của sáng kiến này là nhằm đảm bảo sự ổn định của các tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế và để buộc Trung Quốc phải kiềm chế trong các hành động có tính khiêu khích trong khu vực. “



Tàu chiến Nhật Bản và tàu sân bay Mỹ trong một cuộc tập trận chung. (Ảnh Hải Quân Mỹ)

Nếu Mỹ- Nhật tiến hành tuần tiễu chung thì đây là một bước ngoặt của cục diện tại Biển Đông. Một - Hoa Lục phải lùi bước, hai là tăng cường lực lượng hải quân lẫn không quân. Như thế một cuộc đụng độ về quân sự chắc chắn sẽ xảy ra. Không biết Mỹ-Nhật chỉ hù dọa hay dám làm thật?

- AFP ngày 21/4/2015: “Các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc đụng độ với nhau trên đất Trung Quốc nhưng là cuộc tranh đua về thể thao để xây dựng lòng tin cho dù căng thẳng gia tăng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Nước chủ nhà (Trung Quốc) thắng trận đá bóng, còn khách (Hoa Kỳ) thắng trận đấu bóng chuyền. Sau đó hai bên ăn tiệc trên Chiến Hạm Blue Ridge là soái hạm của Hạm Đội 7 nhân chuyến viếng thăm căn cứ của Hạm Đội Đông Hải của Trung Quốc.

Thật tức cười! Hai bên hầm hè muốn giết nhau nhưng lại “giở trò” chơi thể thao và ăn tiệc. Không biết rồi hai bên còn giở “chiêu thức” gì nữa đây?

- Nghiên Cứu Biển Đông ngày 21/4/2015: Trang tin điện tử này dịch một bài viết của tờ Wall Street Journal có tựa đề, “Chiến lược du kích dưới biển của Việt Nam” trong đó có đoạn như sau: “Lý do Mỹ tham chiến tại Việt Nam trong thế kỷ trước là ‘học thuyết Domino’ - theo đó Mỹ lo sợ rằng khi Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, thì các nước láng giềng của Việt Nam cũng sẽ theo chân. Giờ đây, một lôgích tương tự cũng đang là động lực để các cường quốc tìm cách hỗ trợ gia tăng sức mạnh phòng ngự của Việt Nam. Tư duy hiện nay là nếu Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, thì việc chống lại Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.”

- VOV ngày 27/4/2015: “Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật Abe, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một “bước chuyển lịch sử” trong quan hệ giữa hai nước. Trong chiến lược an ninh quốc gia 2015, Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng mọi khả năng quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường. Hai bên một lần nữa khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (mà Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền) là thuộc quyền quản lý hành chính của Nhật Bản.”

- BBC tiếng Việt ngày 30/4/2015: “Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của Trung Quốc, hãng thông tấn Reuters cho biết. Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, được Reuters dẫn lời, nói, động thái mới nhất là một "sự chuyển hướng lớn", khiến bản thân ông cũng phải "ngạc nhiên".

2. Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi Jakarta

Theo VnPlus ngày 23/4/2015, Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi đã khai mạc tại Jakarta (Nam Dương) ngày 22/4/2015 với sự tham dự của 100 nguyên thủ quốc gia Á Châu và Phi Châu cùng các tổ chức quốc tế.

Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Phi 2015 mà tiền thân của nó là Hội Nghị Phi Liên Kết được tổ chức tại Bandung (Nam Dương) cách đây 60 năm (1955) dưới thời Tổng Thống Sukarno. Phong Trào Phi Liên Kết ra đời để khẳng định vị thế trung lập của một số quốc gia Á-Phi trước cuộc đối đầu Chiến Tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ do các vị như: Thủ Tướng Nehru-Ấn Độ, Tổng Thống Sukarno (Nam Dương), Tổng Thống Nasser (Ai Cập) và Tổng Thống Tito (Nam Tư) lãnh đạo. Nếu cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới bùng phát và tác động toàn cầu, chắc chắn Phong Trào Phi Liên Kết sẽ có tiếng nói lớn trên chính trường quốc tế. Với tình thế hiện tại, Nam Dương có thể ở vị trí lãnh đạo.

Theo VOV, nhân dịp tham dự hội nghị, Ô. Trương Tấn Sang - Chủ Tịch Nước Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ bên lề với Tổng Thống Ba Tư Tổng Hassan Rouhani. Tổng Thống Ba Tư khẳng định, “Doanh nghiệp Iran mong muốn đầu tư vào Việt Nam đồng thời, Iran tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Iran trong đó có lĩnh vực dầu khí. Và Ô. Trương Tấn Sang cũng đã chính thức mời Tổng Thống Iran thăm viếng Việt Nam.”

Điều đáng chú ý là trong dịp này, Ô. Trương Tấn Sang đã không gặp Ô. Tập Cận Bình mà lại có cuộc hội kiến riêng với Thủ Tướng Nhật Bản, tổng thống Nam Dương, thủ tướng Ai Cập, thủ tướng Palestines, thủ tướng Kampuchia, tổng thống Miến Điện và thủ tướng Tân Gia Ba (Singapore). Điều này cho thấy mối liên hệ Việt Nam-Trung Quốc đang ở vào tình thế “bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng”.

Ba Tư là nước hầu như bị bao vây và khép kín bởi Mỹ và hầu như ít có những hoạt động ngoại giao vươn ra ngoài. Nếu như tổng thống Ba Tư thăm Việt Nam thì đây là một biến chuyển rất lạ về ngoại giao mà chúng ta cần theo dõi. Theo tôi nghĩ tổng thống Ba Tư có thể công du ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn một lượt trong một thời điểm thuận tiện nào đó, có thể là sau thỏa thuận hạt nhân với Mỹ.

3. Thượng Đỉnh ASEAN

VOA tiếng Việt ngày 24/4/2015: “Vài ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, căng thẳng ngoại giao giữa Philippines và Trung Quốc đang tăng thêm với một cuộc khẩu chiến, một vụ xịt vòi rồng, chiếu đèn pha vào máy bay tuần tra Phi Luật Tân và bước kế tiếp trong vụ kiện trọng tài có liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.”Còn theo RFI, Phi Luật Tân đã khẩn thiết báo động, “Phần còn lại của thế giới nên hãi sợ trước các hành động của Trung Quốc.” Nhưng không biết một tuyên ngôn tương đối cứng rắn liên quan đến hành động biến cải các bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự của Trung Quốc có được đề cập trong bản thông cáo chung không, vì một số quốc gia hoặc trung lập hoặc e ngại mất lòng Hoa Lục.” Theo Phi Luật Tân thì Hoa Lục đã kiểm soát Biển Đông “trên thực tế”.

- Spunik News ngày 27/4/2015: "Những hành động của Bắc Kinh nhằm xây dựng các đảo nhân tạo từ các bãi đá ngầm và đảo san hô có thể phá hoại hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực", đó là nội dung bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN. Theo tờ báo Malaysia "The Star", bản tuyên bố này được công bố theo kết quả Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc vào ngày 27 tháng 4 tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.

Các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh được giới thiệu hình ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy sự di chuyển của đội tàu Trung Quốc vận chuyển thiết bị để xây dựng đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp. Tại đó Bắc Kinh đang xây dựng đường băng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.



TQ đang đẩy mạnh xây dựng trên một bãi đá ngầm ở Trường Sa. Ảnh: EPA

Việt Nam và Philippines kiên quyết phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, hai nước này coi hành động của Bắc Kinh trong khu vực là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế.”

Còn Reuters tường trình từ Bắc Kinh cho biết Trung Quốc hết sức lo lắng về bản tuyên bố với nội dung như vậy và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ, tố ngược lại Việt Nam và Phi Luật Tân. Theo BBC tiếng Việt ngày 29/4/2015, “Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc “ bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối cá biệt nước ASEAN như Philippines, Việt Nam tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”. Thế nhưng Tân Gia Ba do đầu tư lớn lao vào Trung Quốc đã có lập trường như sau: “Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam đã tuyên bố rằng, điều hoàn toàn sai lầm nếu xem xét các mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc thông qua lăng kính của vấn đề Biển Đông.”

Chính sách ngoại giao của Tân Gia Ba từ thời Lý Quang Diệu luôn luôn là “đòn sóc hai đầu”. Gặp Mỹ thì khen Mỹ rối rít, khuyên cả thế giới phải học tiếng Anh. Nhưng khi gặp Tàu lại ca ngợi Tàu không tiếc lời. Ông Lý Hiển Long ơi! Chính “lăng kính của vấn đề Biển Đông” nó phản ảnh chủ trương “cướp biển trên quy mô quốc gia” (*) của Trung Quốc chứ còn gì nữa. Cả thế giới đều thấy, sao ông không thấy? Cho nên trong các bài viết trước tôi đã từng nói, nếu Trung Quốc khống chế trọn Biển Đông thì kẻ đuổi Mỹ và chạy theo Trung Quốc trước tiên là Tân Gia Ba chứ không ai khác.

Xin nhớ cho lãnh đạo Tân Gia Ba là gốc Tàu. Dân tộc Trung Hoa nổi tiếng với những nhân vật trung cang, nghĩa khí, trọng nghĩa khinh tài,... nhưng cũng nổi tiếng vì những nhân vật hèn hạ, đáng khinh bỉ. Đó là lý do tại sao Tân Gia Ba là quốc gia hùng mạnh về kinh tế ở Đông Nam Á nhưng không được kính trọng về mặt chính trị. Một quốc gia muốn được thế giới nể trọng không thể là kẻ xu nịnh các đại cường. Dù phải nương tựa vào các đại cường để gìn giữ an ninh cho mình hoặc làm ăn buôn bán, nhưng cũng phải, “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

4. Ảnh hưởng của Trung Quốc không sao cản nổi

The National Interest ngày 16/4/2015 loan tin, “Một giới chức quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy của Trung Quốc đã thành công. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Hoa Lục kiềm chế không làm nguy hại tới nền an ninh của không gian mà nhiều quốc gia nương tựa vào đó.”

- Reuters (Islamabad) ngày 16/5/2015: “Chủ Tịch Tập Cận Bình đã khởi đầu những dự án về năng lượng và hạ tầng cơ sở trị giá 46 tỉ đô-la để phát triển một hành lang kinh tế xuyên Pakistan nhân chuyến viếng thăm Hồi Quốc (Pakistan) ngày 20/4/2015 trong lúc Trung Quốc củng cố mối liên hệ lâu đời với quốc gia này và tạo cơ hội cho những công ty đang bị ảnh hưởng bởi kinh tế trì trệ tại nước nhà. Cũng trong chuyến công du, hai bên sẽ kết thúc thỏa hiệp Trung Quốc bán 8 tàu ngầm cho Hồi Quốc trị giá từ 4-5 tỉ đô-la. An ninh đã được xiết chặt chưa từng thấy để bảo vệ Ô. Tập Cận Bình trong thời gian thăm viếng Hồi Quốc, chẳng hạn một phi đội gồm 8 chiến đấu cơ Thần Sấm JF-17 đón Chủ tịch Tập Cận Bình khi phi cơ của ông bay vào không phận Hồi Quốc và hộ tống đến tận sân bay Islamabad.”

VOA tiếng Việt mô tả chuyến viếng thăm như sau: “Trên đường từ phi trường tới thủ đô của Pakistan, ông Tập Cận Bình được chào đón bằng những bức hình khổng lồ của ông dán ở khắp nơi. Cờ Trung Quốc cũng được treo cạnh cờ Pakistan trên những cột điện. Trong chuyến viếng thăm này, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận giải thưởng dân sự cao nhất của Pakistan - giải Nishan-e-Pakistan và đọc diễn văn trước một phiên họp lưỡng viện quốc hội của nước này. Pakistan thường gọi Trung Quốc là “người bạn sống chết có nhau” – không giống như Hoa Kỳ, là nước thường bị tố cáo là có quan hệ với Pakistan dựa trên những vấn đề và những sự trao đổi cá biệt.” Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã tìm cách trấn an nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng nước ông xem vấn đề người Tân Cương có thể được hỗ trợ bới phiến quân Pakistan rất quan trọng, "Tôi xin bảo đảm với Ngài Chủ tịch là Pakistan xem an ninh của Trung Quốc như an ninh của chính mình."

Thật lạ lùng, tính từ 2002-2011, Hồi Quốc đã nhận 11.7 tỉ đô-la viện trợ quân sự và 6 tỉ đô-la viện trợ kinh tế của Mỹ mà 80% dân Hồi Quốc vẫn coi Mỹ lả kẻ thù, nay lại mua vũ khí của Trung Quốc thay vì mua của Mỹ. Không biết Ô. Obama tính sao đây? Đúng là “Ãn cơm tui, hại tao”. Thế nhưng Hoa Kỳ cũng phải làm ngơ cho qua chuyện vì nếu không có Hồi Quốc thì Hoa Kỳ và NATO không sao có đường tiếp vận cho binh sĩ cũng như rút lui khỏi Afghanistan.

- VOA tiếng Việt ngày 22/4/2015: “Thỏa thuận khung (Khuôn khổ thỏa hiệp) về hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới đã mở ra những khả năng (cơ hội) đầu tư mới trong một nền kinh tế đã bị co cụm vì các biện pháp chế tài quốc tế. Tuần trước, một giới chức hàng đầu về nguyên tử của Iran tuyên bố ngoài Nga, Trung Quốc cũng sẽ giúp họ xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân.”

- VnPlus ngày 24/4/2015: “Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang) ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), hai bên đã nhất trí làm sâu sắc các mối quan hệ quân sự song phương. Trong khuôn khổ cuộc hội đàm, Thủ tướng Prayut đánh giá cao sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Bắc Kinh đề xuất, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác thực chất trong khuôn khổ các cuộc tập trận-huấn luyện chung với nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ quân sự song phương.“



Thủ tướng Prayut Chan-o-cha (bên phải) chào đón ACM Xu Qiliang, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tại Tòa nhà Chính phủ. Ảnh http://www.chiangraitimes.com

Đây lại là một tin nhức đầu cho Ô. Obama, không biết phải làm sao đây? Hay Thái Lan “ghen” vì Mỹ quá chú trọng tới Việt Nam cho nên “theo Tàu” để được “Anh hai” cưng chiều hơn? Rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam và Thái Lan khác hẳn nhau. Thái Lan vừa đi với Mỹ nhưng thân thiết với Trung Quốc. Còn Việt Nam cũng đi với Mỹ nhưng lại thân thiết với Nga. Mỗi quốc gia đều có những toan tính riêng.

- VnPlus ngày 30/4/2015: “Hãng Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 30/4 cho biết nước này sẽ tập trận hải quân chung với Nga vào trung tuần tháng Năm trên Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên hai nước sẽ tiến hành tập trận chung ở vùng biển này.”

5. Nội bộ NATO trước thử thách đối đầu với Nga

Reuters ngày 15/4/2015 loan tin, “Hãng thông tấn Nga RIA trích dẫn lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Panos Kammenos cho hay Hy Lạp đang thương lượng để mua hệ thống phi đạn chống hỏa tiễn S-300 mới và cũng nhờ Nga bảo trì hệ thống S-300 cũ, sau chuyến viếng thăm Moscow của Thủ Tướng Tsipras tuần trước.“ Đây là hệ thống hỏa tiễn phòng không tối tân nhất thế giới mà Nga vừa hứa chuyển giao cho Ba Tư vào cuối năm nay.

- Reuters ngày 16/4/2015: “Serbia cảnh cáo là họ sẽ bắt giam bộ trưởng ngoại giao của Kosovo - một tỉnh cũ tách ra từ Nam Tư (Jugoslavija) - do hoạt động khủng bố trước đây nếu ông này tới Belgrade để tham dự một hội nghị.”

Kosovo tách ra từ Nam Tư do sự trợ giúp của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, lấy cớ Nam Tư thanh lọc chủng tộc, Mỹ - NATO tiến hành cuộc không kích dữ dội làm quân đội Nam Tư tan rã năm 1999. Đó là lý do tại sao Serbia thù ghét Mỹ cho tới ngày hôm nay.

- Reuters (Wasaw) ngày 19/4/2015” Ba Lan đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Warsaw về một bài viết của Giám Đốc FBI James Comey trên ờ Washington Post đầu tuần rồi nói rằng Ba Lan phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust) trong Đệ II Thế Chiến cùng với Đức Quốc Xã. Và Ba Lan đòi hỏi một lời xin lỗi.” Theo AFP, đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan đã ngỏ lời xin lỗi về nhận định của Giám Đốc FBI.

- Business Insider ngày 21/4/2015: “Một giới chức ở Brussels nói với tờ Wall Street Journal, việc Thổ Nhĩ Kỳ tái xác định mình là quốc gia phi liên kết (mặc dù là thành viên của NATO) đã làm cho NATO vô cùng khó chịu. Quyết định của Ankara mua kỹ thuật hỏa tiễn phòng không của Trung Quốc khi có sự chống đối của các quốc gia hội viên được coi như Thổ Nhĩ Kỳ tách khỏi các quốc gia còn lại của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.”

- Sputnix News ngày 30/4/2015: “Trong nhiều năm tình báo Đức BND đã giúp Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ tiến hành giám sát các chính trị gia cấp cao châu Âu, Süddeutsche Zeitung dẫn nguồn từ điều tra nội bộ BND và văn phòng Thủ tướng Liên bang Đức cho biết. Mục tiêu chính là gián điệp chính trị đối với các nước láng giềng châu Âu và các tổ chức EU, nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói. Việc giám sát được tiến hành đối với đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, điện Elysee - nơi ở của Tổng thống Pháp, cũng như Ủy ban châu Âu. Dựa trên số liệu được công bố, các chính khách Đức cũng như các công ty Đức không phải là đối tượng theo dõi.”

6. Nga và chiến thuật công-thủ

Trong khi nghiến răng chịu đựng cuộc cấm vận khốc liệt của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu mà Thủ Tướng Medvedev nói rằng chưa bao giờ Nga gặp phải thử thách lớn lao như vậy, Nga tìm cách giao hảo với các quốc gia có lập trường “phi liên kết” ở Âu Châu và tìm cách tiến vào Đông Nam Á.

- Hãng AP ngày 15/4/2015 loan tin “Nga gọi quyết định của Gia Nã Đại gửi 200 binh sĩ huấn luyện tới Ukraine là phản tác dụng và đáng trách (counterproductive and deplorable). Vào ngày Thứ Ba 14/4/2015, Gia Nã Đại công bố sẽ gửi 200 binh sĩ huấn luyện tới Ukraine cùng với 75 binh sĩ Anh vào mùa hè năm nay.” Hiện 300 lính nhảy dù Mỹ đã hiện diện tại vùng giao tranh, nói làm nhiệm vụ huấn luyện trong thời gian sáu tháng. Theo Reuters ngày 23/4/2015, một giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc điện đàm với Ngoại Trưởng Lavrov, Ô. John Kerry đã yêu cầu Nga rút lực lượng ra khỏi miền đông Ukraina và buộc lực lượng ly khai phải tuân thủ thỏa hiệp ngưng bắn ký vào Tháng Hai.

- Fiscal Times ngày 15/4/2015: Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc Xã tới đây là dịp để Ô. Putin khoe vũ khí tối tân và sức mạnh quân sự cho dân chúng biết trong cuộc duyệt binh. Theo tờ Fiscal Times, sẽ có 8 loại vũ khí trình làng trong đó có: Xe tăng T-14 với kỹ thuật tân tiến nhất thế giới, RS-24 Yars hệ thống hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa để đối đầu với hệ thống lá chắn hỏa tiễn của Mỹ triển khai ở Âu Châu, thiết vận xa hạng nặng Ural Typhoon U có thể chống các bãi mìn, chống đạn xuyên phá và ứng biến với các đầu nổ. Ngày Chiến Thắng để tưởng niệm khoảng 20-25 triệu người Nga đã ngã xuống để chống lại cuộc xâm lăng của Đức Quốc Xã trong Đệ II Thế Chiến.

- SputnikNews ngày 15/4/2015: “Từ ngày 16-17 tháng Tư, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Pravit Vongsuvan đến thăm Nga.” Thái Lan tập trận với Mỹ, với Trung Quốc và ngày nay mở rộng liên hệ quốc phòng với Nga tức theo chính sách ngoại giao đa phương để không lệ thuộc vào bất cứ siêu cường nào.

- AFP (Moscow) ngày 16/4/2015: “Trong cuộc hội thảo với vị bộ trưởng quốc phòng Bắc Hàn, Hy Lạp và Hồi Quốc, Tướng Sergei Shoigu- Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga đã đả kích, kết án Hoa Kỳ phá hoại nền an ninh của thế giới bằng cách tài trợ cho những cuộc cách mạng và bành trướng NATO để kiềm chế Nga.”

- Sputnik News ngày 20/4/2015: “Phát biểu tại phiên họp của diễn đàn Jakarta- Nam Dương với chủ đề "Gieo niềm tin vào thị trường châu Á", Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich nhận định rằng những cơ cấu quốc tế hình thành từ mấy thập niên trước đến nay đã không còn phù hợp với sức mạnh hiện thực của các quốc gia. Những cơ cấu đó vốn được tạo ra để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục hoạt động theo sơ đồ cũ và đang gây phương hại thực sự cho nền kinh tế thế giới. Phó Thủ tướng Nga kêu gọi tiến tới cải cách chính sách của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và tạo lập hệ thống đa-ngoại-tệ của thế giới. Ông Dvorkovich cho rằng khi thị trường thế giới được định giá bằng càng nhiều ngoại tệ khác, ngoài đồng dollar, thì sẽ càng bớt phải lo ngại về tác hại không lường trước được do biến động đột ngột của tỷ giá USD hoặc euro.”

- Sputnik News ngày 23/4/2015: “Kết quả chuyến thăm Moskva của Tổng thống Argentina. Lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Bà Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã ký một tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo kênh/đài "Nga 24", văn kiện đã được ký kết sau cuộc đàm phán song phương. Hai bên cũng đã ký thỏa thuận về hợp tác quân sự giữa các Bộ quốc phòng. Nga sẵn sàng cho Argentina tiếp cận với những công nghệ mới nhất trong lĩnh vực hạt nhân, theo RIA "Novosti". Tuyên bố này đã được thực hiện bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin.”



Chủ tịch Vladimir Putin của Nga và Cristina Fernandez de Kirchner nhìn thấy trong buổi lễ ký kết văn bản liên tịch về kết quả của cuộc đàm phán Nga-Argentina tại điện Kremlin, ngày 23 tháng 4 năm 2015. http://rt.com/news

Theo International Business Times, sự hợp tác về quân sự giữa Á Căn Đình (Argentina) và Nga làm cho cuộc tranh chấp Quần Đào Malvinas/Faulkland trở nên phức tạp. Đáng lý ra, năm 1982 Mỹ phải đứng trung lập hoặc hòa giải trong tranh chấp Malvinas. Thế nhưng vì quyền lợi toàn cầu, Mỹ hết lòng hỗ trợ cho Anh Quốc và bỏ rơi đàn em ở “sân sau” của mình và đẩy Á Căn Đình vào thế không còn lựa chọn nào khác là liên kết với Nga để bảo vệ quyền lợi của đất nước mình. Đây là cơ hội bằng vàng cho Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ dùng mũi nhọn Ukraina để thọc vào yết hầu Nga thì Nga từ từ tiến vào “Back Yard” của Mỹ qua các cửa ngõ Nicaragua, Venezuela, Cuba và nay thêm Argentina và để trả đũa trong trận chiến sinh tồn.

- AP (Moscow) ngày 26/4/2015, “Trong một tài liệu mới phổ biến, Tổng Thống Nga Putin nói rằng, tin tức từ cơ quan theo dõi truyền tin của địch (qua các cuộc điện đàm), Mỹ đã trực tiếp liên lạc và tiếp vận cho các thành phần đòi ly khai ở vùng Bắc Caucasus của Nga những thập niên 2000, điều này làm tăng thêm sự nghi ngờ Phương Tây.” Đại sứ Hoa Kỳ tại Kazakstan đã phủ nhận tin tức này.

- AP ngày 29/4/2015: “Các nhà lập pháp Nicaragua đã đồng ý cho phép Nga thiết lập hệ thống định vị toàn cầu GLONASS trên đất Nicargua. Hệ thống này tương đương với hệ thống GPS của Hoa Kỳ. Quân đội Nicaragua cũng đang thương thảo để mua tiêm kích SU-29 của Nga. Tổng Thống Putin đã thăm viếng Nga vào năm ngoái. Tổng Thống Ortega của Nicargua có mối liên hệ mật thiết với Liên Bang Sô-viết khi ông làm tổng thống vào thập niên 1980.”

7. Cuộc khủng hoảng Yemen

Sau 4 tuần lễ Saudi và đồng minh tiến hành các cuộc không kích dữ dội và lực lượng Houthi, hàng không mẫu hạm Mỹ tiến vào Eo Biển Aden, Một đoàn tàu vận tải của Ba Tư cũng đang tiến vào vùng này…chưa biết cuộc chiến Yemen đi về đâu.

- AP ngày 16/4/2015: “Al-Qaida đã chiếm được một phi trường quan trọng, một hải cảng và một trạm bơm dầu tại nam Yemen, củng cố thêm sự chiếm đóng một thành phố lớn nhất của Yemen giữa hỗn loạn trong khi phe phiến quân Shiite đối đầu với lực lượng trung thành với vị tổng thống lưu vong và chiến dịch không kích do Saudi lãnh đạo.” Cũng theo AP, liên quân do Saudi lãnh đạo đã thả dù vũ khí để tiếp tế cho quân đội Yemen đang bị bao vây ở một thành phổ cảng phía đông Yemen.



- AFP (Aden) ngày 17/4/2015:” Như vậy Saudi và đồng minh cùng lúc phải đối phó với hai đối thủ, đó là lực lượng ly khai và Al-Qaeda. Liệu ”Al-Qaeda đã thu được một kho vũ khí khổng lồ khi họ tràn ngập một doanh trại quan trọng ở Hadramanwt – thủ phủ của Mukalla củng cố thêm sức mạnh ở vị trí này và thả 300 tù nhân trong đó có những thủ lĩnh của họ. Yemen có trở thành một Iraq thứ hai để Hoa Kỳ phải đổ quân vào đây cứu nguy hay trực tiếp tiến hành các cuộc không kích giống như các chiến dịch đang làm ở Iraq? Hay cuối cùng đất nước Yemen phải chia ba? Cũng theo AFP, Ba Tư đã đệ nạp Liên Hiệp Quốc kế hoạch hòa bình bốn điểm như sau: “Ngưng bắn và chấm dứt tất cả cuộc tấn công của lực lượng quân sự bên ngoài, cứu trợ nhân đạo, y tế khẩn cấp và tái tục đàm phán chính trị để hình thành một chính phủ đoàn kết.” Trong thư, ngoại trưởng Ba Tư nói rằng các cuộc không kích đã lên tới mức cực kỳ báo động, cuộc can thiệp quân sự đã phá hủy nhà thương, trường học, các nhà máy chế biến thực phẩm và các cơ sở hạ tầng dân sự khác.

- The Hill ngày 17/4/2015: “Theo hai giới chức bộ quốc phòng Hoa Kỳ, Ba Tư đưa một đội tàu gồm chín chiếc - trong đó một số có vũ khi hướng về Yemen trong một nỗ lực coi như tái cung cấp cho lực lượng nổi dậy Shiia Houthi. Các giới chức này lo ngại hành động có thể đưa tới sự đối đầu với Hoa Kỳ hoặc các thành viên khác của liên minh do Saudi lãnh đạo đang phong tỏa vùng biển Yemen và tiến hành những cuộc không kích chống lại Houthi.”

- Vnplus trích dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã ngày 18/4/2015 cho biết, “Các nguồn tin quân sự ngày 18/4 cho biết cuộc tấn công của nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Shiite Houthi nhằm vào một căn cứ quân sự của lực lượng trung thành với Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi ở tỉnh miền Nam Taez đã làm 30 người thiệt mạng và 24 người bị thương.” Theo AP ngày 20/4/2015, “ Hàng Không Mẫu Hạm Roosevelt đang tiến về vùng biển ngoài khơi Yemen để tăng cường an ninh và cùng với các tàu chiến khác của Mỹ ngăn chặn các tàu của Iran chở vũ khí cho lực lượng nổi dậy Houthi.” Reuters ngày 21/4/2105 cho biết lý do Hoa Kỳ gửi HKMH tới đây, “Là vì sự hiện diện của một đoàn tầu chở hàng của Ba Tư xuất hiện ở vùng biển này.”

Thế nhưng theo đài truyền hình Fox News, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lại nói rằng HKMH và máy bay được gửi tới đây không có ý ngăn chặn tàu vận tải Ba Tư mà chỉ để bảo đảm an toàn cho thùy lộ này mà thôi. Theo VOA tiếng Việt ngày 21/4/2105, Tổng Thống Ba Tư một lần nữa lại kêu gọi ngừng bắn tức khắc ở Yemen. Lời kêu gọi này không được ai đáp ứng kể cả Liên Hiệp Quốc. Lý do dễ hiểu, cuộc không kích do Saudi dẫn đầu đang có kết quả, sớm muộn gì phe nổi dậy Houthi cũng bị dẹp tan và chính quyền Hadi thân Mỹ-Saudi lại được tái lập. Đó là mong muốn của Mỹ. Trong khi đó phát ngôn viên của Houthi nói rằng việc Hoa Kỳ gửi HKMH tới là nhằm bao vây đất nước Yemen và trừng trị tập thể người dân.

- Bloomberg News ngày 22/4/2015: “Liên minh Sunnis do Saudi dẫn đầu tuyên bố cuộc không kích kéo dài 4 tuần lễ chấm dứt vì đã ngăn chặn được bước tiến của phe Shiite Southi nhưng sẽ lập lại trên quy mô nhỏ nếu thấy cần thiết và sẽ tập trung nỗ lực vào việc thúc đầy các bên vào bàn đàm phán. Hoa Thịnh Đốn hoan nghênh quyết định này và cũng thúc giục đàm phán.” Thế nhưng chỉ vài giờ sau khi tuyên bố đình chỉ, cuộc không kích lại tái tục, chứng tỏ tình hình không như mong muốn của Saudi và đồng minh.

- Business Insider ngày 22/4/2015: “Chỉ một ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ gửi các chiến hạm tới Yemen để ngăn ngừa việc vận chuyển vũ khí cho lực lượng nổi dậy đang chiến đấu tại đây, một hạm đội bao gồm các khu trục hạm của Ba Tư đã có mặt ở vùng biển này. Hành động này chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Ba Tư mà bên nào cũng ủng hộ riêng phe của mình. Thông tấn xã Ba Tư nói rằng các chiến hạm có nhiệm vụ bảo vệ các tàu vận tải và tàu dầu của Ba Tư trước những cuộc tấn công của hải tặc.” Nhưng theo Reuters ngày 23/4/2015 các tàu của Ba Tư đã rời khỏi Yemen và HKMH cùng tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ cũng rời khỏi vùng biển này.

- VnPLus ngày 22/4/2015: “Ngày 22/4, nhóm phiến quân Houthi theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Yemen tuyên bố sẽ tham gia các cuộc đàm phán do Liên hợp quốc bảo trợ, với điều kiện liên quân quốc tế do Saudi Arabia dẫn đầu chấm dứt hoàn toàn chiến dịch tấn công nhóm này. “

- Reuters ngày 28/4/2015: “Máy bay Saudi và đồng minh oanh tạc phi đạo của Phi Trường Sanaa để không cho các phi cơ của Ba Tư đáp xuống thủ đô Yemen.”

- Sputnik News ngày 30/4/2015: “Mỹ yêu cầu Iran sử dụng các mối quan hệ với chiến binh Houthis ở Yemen để bắt đầu cuộc đàm phán giữa các lực lượng tham chiến ở nước này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra đề nghị như vậy với người đồng cấp Iran (là) Javad Zarif tại cuộc gặp ở New York.”

8. Vấn nạn của người Do Thái

Hãng Reuters ngày 15.4.2015 loan tin, “Theo bản nghiên cứu phát hành ngày hôm nay tại Do Thái, những cuộc tấn công bài Do Thái gia tăng trên toàn thế giới năm 2014 với những biến cố cao nhất xảy ra tại Pháp.”

Hiện nay Do Thái đang phải đối đầu với “Phong trào bài Do Thái” (Anti-Semitic) lan rộng toàn cầu. Nguyên do là vì người Do Thái quá khôn ngoan và quá thông minh. Định cư ở nước nào thì họ tìm cách khống chế hệ thống kinh tế, tài chính của nước đó (giống như Ba Tàu ở Chợ Lớn năm xưa), để rồi lèo lái chính quyền, nhất là ở Mỹ và Âu Châu.

Nhưng ngày hôm nay tình cảm ủng hộ Do Thái của thời kỳ lập quốc qua rồi. Do Thái cứ nằng nặc không chịu chấp nhận sự hình thành của một nhà nước độc lập Palestines. Với sự ủng hộ triệt để của Mỹ, Do Thái phớt lờ dư luận và sự lên án của thế giới. Rất nhiều nghị quyết của LHQ liên quan đến vấn đề Palestines chỉ có hai phiếu chống là Do Thái và Mỹ. Nếu cứ tiếp tục theo đuổi lập trường cực đoan, quá khích như vậy, Do Thái sẽ bị cô lập trên toàn thế giới chưa kể sự thù ghét của thế giới Ả Rập. Lúc đó thì Mỹ cũng chẳng cứu được. Cho nên triết lý Đông Phương dạy rằng “Trời cao có mắt” (Hoàng thiên hữu nhãn). Muốn hợp lòng Trời thì đừng có sắc sảo, khôn ngoan và tham lam quá… kẻo có ngày “Trời hại”. Triết lý của người Do Thái thật kinh khủng: “Chúng ta không cần là siêu cường. Nhưng chúng ta “nắm đầu” được siêu cường thì chúng ta sẽ là siêu cường”, giống như trong truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, Dương Liên Đình khống chế được Đông Phương Giáo Chủ - do quá yêu Dương Liên Đình - cho nên trở thành siêu giáo chủ.

Cả thế giới này ai cũng phải nể sợ Mỹ, chỉ riêng Do Thái là tung hoành, muốn làm gì thì làm và coi Hoa Kỳ như “cỏ rác” hay nói theo ngôn ngữ bình dân, “coi như con cháu trong nhà”.

Từ nhưng tin tức trong hai tuần lễ qua, chúng ta thấy Mỹ, Nga, Trung Quốc đang lao vào mê trận và Thế Chiến III có thể nổ ra bất cứ lúc nào mà nguy cơ lớn có thể là Biển Đông.

Đào Văn Bình

(California ngày 1/5/2015)



(*) Bình luận của Ô. Carl Thayer , Úc Châu

Có những vô cùng




Những miền ký ức.
rất thực.
Cứ lừng lững trỗi dậy,
Đi rong trong khu vườn đầy gió
Dẫu thời gian đã trượt qua đời mình
hơn cả ngàn ngày.

Khu vườn không hương,
không hoa,
không cây cỏ
không thị giác,
không ngôn ngữ,
không tiếng chim ca…

Chỉ hiển hiện núi Thơ.
Là niềm vui, là nỗi buồn,
là hơi thở hoang đàng mộng mị...
Của nhân gian, của bạn, của ta, …

Nhiều năm rồi, sao cứ ngủ vùi
trong giấc ngủ ko mùa màng trăn trở
Cái đầu trắng chữ
Du ca.

Có những đêm- là ngày trôi qua cửa
Gió thốc vào phòng, giường chiếu co ro
Đêm không ngủ, đêm dài như hơi thở
Loay hoay đếm từng con số hoang sơ

Cái chữ đi rong. Những con số cũng đi rong
Thân phận người, chùng chình như nhịp võng
Níu một ý thơ. Ngôn từ trở nên lạnh cóng.
Làm sao… đêm, tròn giấc no nê

Thơ chìm trong mộng rớt, u mê
Trái tim ấm… ủ hương hoa ngày mới
Vần sẽ ngân lên,
ngôn ngữ sẽ ươm mầm, chờ đợi
Khát liệt tình thơ,
đập cánh
vút trời mây.

Nguyễn Thị Liên Tâm

Ba kẻ đại khôn và đại ngu



Tác giả: Nguyễn Tất Thịnh (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia).



Có Ông Vua rất phù phiếm, một ngày kia nổi hứng triệu Tể Tướng đến đòi phải đi tìm bằng được ba người Đại Khôn đến.

Tể Tướng đi vài ngày ra ngoài Kinh Thành tìm được một người đàn ông đói rách ở nơi Kẻ Chợ, luôn tự coi mình là Kẻ Sĩ, mang về gặp Vua.

Nhà Vua rất ngạc nhiên hỏi: Tại sao hắn ta lại có thể coi là người Đại Khôn được cơ chứ?

Tể tướng bẩm: Bệ Hạ có thể hỏi anh ta mọi điều mà Người chưa được biết, anh ta có thể nói rành mạch đâu ra đấy ạ.



Quả nhiên như vậy, Vua đồng ý mà hỏi tiếp: Thế người Đại Khôn thứ hai là ai?

Tể Tướng khiêm nhường: Thưa, đó chính là Thần đây ạ!

– Ô, sao lại không phải là người khác nhỉ?

Tể tướng đáp: Nếu Thần không phải là người Đại Khôn thì sao có thể biết mà tìm được hắn ta là Đại Khôn mà đưa về đây yết kiến ạ!?

– Ừ nhà Ngươi nói đúng lắm. Thế còn người thứ ba?

Tể Tướng lễ phép: Muôn tâu… đó chính là Bệ Hạ ạ!

Nhà Vua quá ngạc nhiên ngả hẳn người ra sau Ngai vàng – Thật kinh ngạc là Đức Vua lại rất ngạc nhiên về điều ấy – nên hỏi: tại sao Ngươi lại nghĩ thế?

Tể Tướng đáp: Bệ Hạ phải là Đại Khôn mới có thể biết Thần là xứng đáng mà bổ nhiệm trọng trách Tể Tướng! Ồ…

Nhà Vua cảm thán: Ngươi đã hoàn thành việc Ta yêu cầu!



Một thời gian sau, Vua lại thấy buồn buồn mà đòi Tể Tướng phải đi tìm về cho mình ba kẻ Đại Ngu. Tể Tướng đi vài ngày ra ngoài Kinh thành tìm người đàn ông đói rách nơi Kẻ Chợ, luôn coi mình là Kẻ Sĩ kia mang về. Vua quá ngạc nhiên nhỏm người lên Ngai vàng hỏi: Cớ sao lại coi hắn ta là Đại Ngu nhỉ?

-Thưa Bê Hạ, hắn luôn tự coi mình là Kẻ Sĩ mà chịu phận đói rách nơi đầu đường xó chợ mà mong chút cơm thừa canh cặn thì có đúng là Đại Ngu không đây?

Vua cười nói: Đúng, thật thảm hại, hắn ta đúng là Ngu Tâm. Thế còn kẻ thứ hai?

Tể Tướng cui đầu đáp: Dạ thưa chính là Ngu Thần đây ạ! Ngươi nói gì? Một người như Ngươi sao tự nhận mình kém cỏi đến thế?

– Tâu Bệ Hạ, Ngu Thần nhận trọng trách lo việc Dân Sinh mà không chuyên chú lại mất thời gian, tâm sức lang thang ngoài Kẻ Chợ cốt tìm về đây được một kẻ Đại Ngu, rồi để những Kẻ Sĩ phải đói rách thì chính Thần là Ngu Tài rồi!

Vua buồn buồn ngả người sâu và Ngai vàng, một lúc sau nói: Đúng, một Tể Tướng như thế thì thật ăn hại. Rồi nhướn mắt về Tể Tướng trầm giọng hỏi: Kẻ thứ ba, ý của Ngươi là …? … Đúng không nhỉ?

Vâng – Tể Tướng quì xuống, dướn cổ lên về phía Vua nói: Bệ Hạ đáng ra phải lao Tâm lo việc Quốc Kế thì lại bắt Tể Tướng đi tìm kẻ Đại Ngu trong Thiên Hạ, thì đó có thể coi là Đại Ngu – là Ngu Trí được không a? Muôn tâu, kẻ Ngu Tâm có thể chữa, Ngu Tài như Thần đây có thể thay, nhưng Bệ Hạ không thể Ngu Trí, bởi như thế thì báo hại Xã tắc mất thôi!

Kết của câu chuyện này là gì tùy các Bạn sau khi đọc nó. Với tôi, Ngu hay Khôn của một kẻ, một người không là vấn đề lắm. Điều quan trọng là Nhận thức của mọi người như thế nào các Bạn ạ, để đi đến hành động chung mà mọi người mong ước...