Vi Thuỳ Linh
Tháng Tư sinh nhật tôi, tháng giao mùa Xuân - Hạ, tôi cho mình sống chậm hay vì Hà Nội, thành phố cổ kính của tôi đang đau sững vết thương chất chồng lạc vào bão giông mất mát.
Sắc lá, hương cây, mùa hoa - những tín hiệu mùa thành áo của phố phường, tiết điệu cuộc sống. Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử hơn nghìn năm tuổi là chốn địa linh nằm trong sông Cái Nhĩ Hà - vành tai lượn dòng phù sa ấp ôm kinh thành cổ vô số ao hồ, cây cối, làng lúa, làng hoa. Ngoài tên hành chính, nhiều đô thị trên thế giới gắn với tên công trình kiến trúc, sản phẩm văn hóa, vật chất, tinh thần, thiên nhiên,... Hà Nội là thành phố Cây Hồ. Xem những tư liệu ảnh của người Pháp chụp Hà Nội từ thế kỷ XIX cách nay trên dưới trăm năm, Hà Nội thời ấy vắng và thơ hơn bây giờ bội phần. Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Thiền Quang (Halais), Bảy Mẫu... đều rộng hơn hiện thời nhiều lần. Bao nhiêu hồ ao bị lấp, cây bị cưa đốn đã vĩnh viễn biến mất?!
Sau 2 tháng gần 600 cây bị chặt phá (thực tế chắc nhiều hơn), tôi mới tạm nén được nỗi xúc động để viết Thư gửi Cây. Dẫu cho được đào tạo viết báo chuyên nghiệp, nắm vững về thể loại, tôi cũng biết mình mãi mãi không bao giờ viết nổi phóng sự về việc cưa phá, chặt xẻ những hàng cây Hà Nội. Sau mỗi lần mưa bão, nhìn cây bị gãy cành, bật gốc, sõng soài bên đường, tôi còn dừng xe không cầm lòng được vì xót tiếc; huống hồ phải chứng kiến tường tận, miêu tả, thống kê cảnh bạo hành thực vật giữa thanh thiên bạch nhật! Vì đâu cây hay bật gốc? Vì vỉa hè thường xuyên được lát lại bất thường dù đang tốt, rồi đào đường, cống, lấp ổ gà hay hàng chục lý do của những sự vụ lẽ ra cần phối hợp thì lại làm ngược, chênh nhau gây lãng phí, tốn kém và tàn phá. Mỗi lần khoan đào hè phố, đường xá, xà beng, cuốc xẻng, máy xúc lại thúc nát những rễ bị đau, cụt, bị đổ chất thải, dầu, muối, phế liệu chèn ép liên hồi làm cây yếu đi, sao chịu nổi cơn mưa lớn. Sau đó, nó bị khoác tội “gây nguy hiểm” để nhận phán quyết hành hình, đốn hạ trước / trong mùa mưa bão. Rồi cơ man “cớ” khác khiến người ta nhẫn tâm, thản nhiên cho chặt dần những cây lâu năm của Hà Nội. Nét đẹp Thủ đô được nhân dân trong nước và quốc tế đánh giá là lãng mạn cổ kính chính nhờ những cây - hồ trăm tuổi đã trở thành đặc trưng, biểu tượng của thành phố, dấu hiệu đặc thù để phân biệt và được nhắc nhớ so với các đô thị khác trong nước và trên thế giới. Từ thế kỷ XIX, Bà Huyện Thanh Quan đã cảm thán trước Thăng Long không còn cung điện, kiến trúc vương triều: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Thành Thăng Long sang thế kỷ XXI chỉ có nền móng Hoàng thành với những di vật vụn vỡ và bậc thềm điện Kính Thiên đơn lẻ, nếu còn gì để gợi vẻ cổ kính thì là nhờ kiến trúc đô thị do người Pháp quy hoạch với các khu phố có những công trình văn hóa, biệt thự và những hàng cây cao lớn, tán rợp. Như thế, cây đã thành di sản đô thị.
Thấm thoát gần nửa thế kỷ kể từ khi thi sĩ tài danh Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) xuất bản tập Hương cây - Bếp lửa (cùng Bằng Việt), chàng trai phố Huế ấy đã truyền tải sức sống tuổi trẻ, những khát vọng mơ mộng và tình yêu với Hà Nội, với cuộc sống những năm chiến tranh chống Mỹ để cất lên tiếng thơ hòa bình và tình yêu. Hà Nội của Vũ và của nhiều nghệ sĩ ngày ấy, dù bom đạn tàn khốc vẫn đẹp và có nhiều cây cho bối cảnh mơ mộng, sáng tác. Bom đạn vũ khí của đế quốc siêu cường số 1 thế giới không hạ sát được màu xanh Hà Nội. Nên Vũ đã luôn đắm say và viết Vườn trong phốthành vẻ đẹp mãi mãi:
“Trong thành phố có vườn cây mát
Trong triệu người có em của ta”.
Em là cô gái, thiếu nữ và có thể là cây hò hẹn, cây kỷ niệm. Bây giờ nếu Lưu Quang Vũ còn sống, ông sẽ không nhận ra nhiều con đường thân quen mà ông đạp xe, đi bộ ngàn lần. Không phải do đô thị phát triển, tốc độ xây dựng đã cho thành phố dung mạo mới mà là chân dung Hà Nội đang bị tàn phá. Hà Nội là công trường ngổn ngang kéo dài, mở rộng bao nhiêu cũng không xuể vì quá tải nhập cư, chen chúc ngột ngạt thành “chuyện thường ngày”. Hiếu chiến, đua chen đi lại, trẻ con thiếu sân chơi, đô thị thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng. May có cây xanh gánh đỡ nỗi mệt nhọc tinh thần. Hà Nội, thành phố vì hòa bình mà lại là nơi phá cây dữ nhất, tại ai? Vì đâu? Nếp lệ lâu nay là loanh quanh đổ trách nhiệm, khiển trách lấy lệ, sẽ không ai bị mất chức, chỉ có chúng ta và con cháu chúng ta bị mất mát và trả giá bởi những quyết định phản nhân văn. Tôi từng đến các nước châu Âu, nơi con người dù khốn khổ bần hàn cũng không bao giờ xử tệ, tàn ác với thiên nhiên. Trình độ quản lý đô thị và văn hóa đã quyết định tư duy, quyết sách vì lợi ích lâu dài, phát triển bền vững - xu hướng toàn cầu. Nước mắt, xót xa sao cho đủ số cây ngã gục dưới những lưỡi cưa máy hùng hục vô tình? Bà con bảo trông thợ xẻ cây chẳng khác “lâm tặc về phố”. Lâm tặc, sát thủ, đao phủ thực vật - nếu có giận dữ gọi những công nhân nhiệt tình phá hoại kia như thế cũng oan cho họ. Họ làm theo lệnh mà. Có nhiều kiểu đao phủ, kẻ cầm cưa chỉ là đao phủ thực thi... Bao cây cổ thụ đã ngã xuống, mấy chục năm, trăm năm cống hiến sinh lực che chở cho nhiều thế hệ người, không chết vì bom đạn, bão lụt mà bị cướp đoạt sự sống một cách thản nhiên lạnh lùng với đủ kiểu bao biện giữa thời bình. Thành phố mất gần hết vẻ duyên dáng, nên thơ. Ở khắp các ngã tư đều xây cầu vượt gù lưng chắn mặt. Phá cây để làm đường, làm cầu vượt, cây xanh thành phố ít dần. Mật độ cây trên đầu người càng thấp, mà vẫn chưa yên. Chúng chịu nhận phán quyết hạ sát vội vàng, không hề có trưng cầu dân ý trước một quyết sách ảnh hưởng dân sinh, môi trường, cảnh quan. Chỉ đến khi nhân dân, công luận Hà Nội và cả nước lên tiếng bất bình, mới có lệnh tạm ngừng. Sao lại tạm ngừng? Phải ngừng ngay, ngừng khẩn cấp cũng không kịp chuộc tội nữa rồi! Không gì mang lại, bù đắp được sự vắng hụt cây xanh lâu năm. Cái lệnh trí trá kia thực chất để che đậy cho một dự án phá cây để trồng mới tốn kém thời gian, sức lực, tiền bạc. Chẳng gì thay thế được họ - cả ngàn cây đã bị đốn hạ. Tôi đồng tình với thi sĩ Nguyễn Quang Thiều khi gọi cây là họ. Cây có số phận, linh hồn. Số phận và linh hồn cây liên đới tới con người. Nhìn vân thớ, thớt gỗ, độ cao của cây mà đoán tuổi, mấy ai tường minh cây này, cây kia có từ lúc nào, dù cây đó được trồng ngay trước cửa nhà hay nhiều năm gắn bó. Cây sống cùng người, người lãng quên và ác với nhau thì lấy ai nhớ sinh nhật cây?! Nhưng ngày giỗ cây thì sẽ nhiều người nhớ. Tháng 2, tháng 3 năm 2016 sẽ là giỗ đầu của những cây xà cừ, sữa, bằng lăng đã bị chết oan năm 2015.
Lãnh tụ Hồ Chí Minh hơn một lần đề cao vai trò của cây xanh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây”; “Mùa Xuân là tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Những người có chức trách hô hào sống và làm việc theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại lại điềm nhiên cho phá cây xanh Hà Nội vào mùa Xuân (!). Nhiều người dân khi được VTV1 phỏng vấn về những hàng cây bị chặt hạ, đa số chỉ tiếc bóng mát, sợ cái nóng chói chang khi mùa Hè đến. Chúng ta sẽ sống ra sao giữa rừng bê tông, thép kính, khói bụi mịt mù? Tôi thương quý cây, cây cần được bảo vệ đâu chỉ vì lợi ích bóng mát. Những tàng cây, tán lá, búp xanh tươi, nơi đất tốt, cố gắng sinh tồn tới khi phải lìa cành, không vì vàng úa mà bởi bị cành bị chặt lúc đang khỏe, xanh. Màu sắc, hương thơm, mùi cây làm nên đặc trưng phố, thậm chí là biểu tượng thành phố, cây đồng hành và gắn với lịch sử của phố phường, mỗi quê làng, nông thôn và thành thị. Cây là điểm hẹn, là bối cảnh của những kỷ niệm, là chi tiết động, nhân chứng của bao ký ức tâm hồn. Đường vỉa hè với hàng cây cổ kính và đẹp nhất Hà Nội - Phan Đình Phùng rợp xanh sấu cổ thụ, đường Hoàng Diệu xà cừ tỏa bóng, bên Hoàng Thành Thăng Long những hàng liễu, sấu, lộc vừng, đa phượng bên hồ Gươm mà Tô Hoài đã gọi đấy là miền cổ tích, phố hoa sữa Quang Trung - Nguyễn Du - Quán Thánh, phượng đôi hàng ngắm nhìn đôi lứa đường Thanh Niên giữa Trúc Bạch - hồ Tây thơ mộng..., dãy cơm nguội trên phố Yên Phụ, Phan Chu Trinh. Hàng sao thẳng tắp trên phố Lò Đúc gọi cò về...
Cùng một đoạn đường, trước và sau khi chặt cây (ảnh Interrnet)
Kể làm sao hết sự gắn quyện ấy khi cây đi vào nỗi nhớ, miền tự hào, lời kể của những ai sinh tụ và khách đến nơi này. Cây chịu đựng nhẫn nhịn và đáp lại sự vô tình, bạc đãi của con người bằng tận hiến. Loài người đã nói quá nhiều, chúng ta đã nói quá nhiều trong đó vô vàn lời gây chiến và giả dối. Nhân loại ngày càng ít, ngày càng giảm khả năng lắng nghe, nghe đồng loại, nói gì đến nghe lời kêu cứu, tiếng gọi tuyệt vọng từ thiên nhiên. Cây chứng kiến và sẻ chia với chúng ta thăng trầm cuộc đời trong sự hiện diện lặng lẽ của cây, chỉ người có tâm hồn nhân ái may ra mới nghe thấy tâm tình của họ. Họ, những hàng cây các loài, số tuổi sống không theo đặc thù sinh học, mà phụ thuộc vào đối xử của con người và sự hiểu biết, sự thực dụng hay giận dữ, sự ngu cuồng hay điên loạn của loài ác nhất - loài người. Cây rì rào gieo hay khóc thầm bằng lá trong sự gắn kết với bạn thân: nắng - gió - mưa. Cây chẳng dám chờ đợi gì ở sự tử tế của người, ở những hứa hẹn lấy lệ và bốc đồng của người, chúng cố sống với chức phận cống hiến. Người hít oxy, thở ra carbonic, còn cây thì hít carbonic và thở ra oxy nên người ta mới coi cây xanh là lá phổi của thành phố. Ô nhiễm trầm trọng tại các đô thị bởi khí thải các loại chỉ có thể cải tạo khi chăm chút và giữ gìn hệ sinh thái thực vật. Giữa xô bồ ngột ngạt, náo loạn của xã hội không ít sự xuống cấp, tôi biết ơn cây. Nếu tất cả chúng ta đều biết ơn cây và bảo bệ thiên nhiên thì cuộc sống êm ả biết bao. Đấy chính là cách bảo vệ sự sống Trái đất, bảo vệ chính mình và con cháu mình. Khi làm mẹ, xem những thông tin, phóng sự về địa cầu bị tàn phá, tài nguyên Việt Nam bị khai thác cạn kiệt ở mọi khu vực: biển, rừng, năng lượng, động vật, thực vật. Lòng tôi đầy lo lắng: 20 - 30 năm nữa khi con tôi trưởng thành, thế hệ của cháu sẽ còn gì? Những tư duy hám lợi trước mắt, vơ vét mọi giá, man rợ vô tình cần gì nghĩ đến tương lai! Cây - nhân tố cân bằng của cảnh quan vẫn âm thầm quang hợp. Hà Nội sau mở rộng gần 7 năm, tôi chưa và sẽ chẳng khi nào đi hết. Những làng hoa đã mất. Những cánh đồng đã mất. Những hàng cây đã mất. Chúng lần lượt bị điểm danh bởi loạt dự án bê tông thay thế thiên nhiên, quỹ đất của thành phố dành quá nhiều để xây chung cư, cao ốc, quỹ đất lấy từ thiên nhiên nghìn đời. Đấy là sự thay thế xóa sổ. Trước đây, thỉnh thoảng lại thấy cây xanh bị đốn, cho lên xe tải chở đi. Một cây đã xót lắm rồi. Lý do trá hình cưa cây sâu bệnh tránh nguy hiểm cho dân chúng không ngụy biện được cho quyết định phá hoại gần 7.000 cây xanh theo cái gọi là “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đến năm 2030” do Viện Quy hoạch xây dựng lập. Các bạn trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã thắt nơ vàng lên thân cây xà cừ cổ thụ làm lời tiễn biệt trước khi cây bị cưa xẻ thành khúc, trên đường Tôn Đức Thắng, để làm cầu Thủ Thiêm 2. Nhưng Hà thành không thể như Sài thành, bị sát thủ cây đột ngột vung cưa mau lẹ không ai kịp buộc nơ, chỉ kịp nhìn những chữ X đánh dấu bằng vôi trắng trên những thân cây bị hành quyết. Cuộc sống sẽ nghèo nàn nhàm tẻ và đáng sợ thế nào nếu người ta chỉ biết đến tiền!
Thăng Long nức nở gọi Hà Nội xác xơ diệp lục. Tình tự cây, hồ lẽ nào chỉ là xúc cảm hoài niệm. Cây ơi, tôi không dám nhìn lưỡi cưa sắc lẹm lìa vào thân cây tuôn nhựa máu. Nhựa cây trắng chẳng làm động lòng những kẻ muốn đoạn tuyệt xanh. Hà Nội xây dựng Thủ đô xanh sạch đẹp, phấn đấu văn minh hiện đại mà lại để việc chặt phá cây bạo tàn gây phẫn nộ, chấn động trong và ngoài nước. Phố trơ trụi, với cây mới cụt lủn lá cành trồng thay thế. Đô thị văn minh không thể thiếu cây. Khắp thế giới đang cố gắng bảo vệ rừng để cứu hành tinh và loài người thì Hà Nội 1.005 tuổi lại từ biệt diệp lục. Tâm hồn chúng ta quang hợp thế nào trong thành phố bê-tông, di sản đô thị còn gì để trao truyền thế hệ kế tiếp? Thi hào Đức Goethe (1749 - 1832) khẳng định: “Mọi lý thuyết trên đời đều màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.
Cùng một đoạn đường, trước và sau khi chặt cây (ảnh Interrnet)
Kể làm sao hết sự gắn quyện ấy khi cây đi vào nỗi nhớ, miền tự hào, lời kể của những ai sinh tụ và khách đến nơi này. Cây chịu đựng nhẫn nhịn và đáp lại sự vô tình, bạc đãi của con người bằng tận hiến. Loài người đã nói quá nhiều, chúng ta đã nói quá nhiều trong đó vô vàn lời gây chiến và giả dối. Nhân loại ngày càng ít, ngày càng giảm khả năng lắng nghe, nghe đồng loại, nói gì đến nghe lời kêu cứu, tiếng gọi tuyệt vọng từ thiên nhiên. Cây chứng kiến và sẻ chia với chúng ta thăng trầm cuộc đời trong sự hiện diện lặng lẽ của cây, chỉ người có tâm hồn nhân ái may ra mới nghe thấy tâm tình của họ. Họ, những hàng cây các loài, số tuổi sống không theo đặc thù sinh học, mà phụ thuộc vào đối xử của con người và sự hiểu biết, sự thực dụng hay giận dữ, sự ngu cuồng hay điên loạn của loài ác nhất - loài người. Cây rì rào gieo hay khóc thầm bằng lá trong sự gắn kết với bạn thân: nắng - gió - mưa. Cây chẳng dám chờ đợi gì ở sự tử tế của người, ở những hứa hẹn lấy lệ và bốc đồng của người, chúng cố sống với chức phận cống hiến. Người hít oxy, thở ra carbonic, còn cây thì hít carbonic và thở ra oxy nên người ta mới coi cây xanh là lá phổi của thành phố. Ô nhiễm trầm trọng tại các đô thị bởi khí thải các loại chỉ có thể cải tạo khi chăm chút và giữ gìn hệ sinh thái thực vật. Giữa xô bồ ngột ngạt, náo loạn của xã hội không ít sự xuống cấp, tôi biết ơn cây. Nếu tất cả chúng ta đều biết ơn cây và bảo bệ thiên nhiên thì cuộc sống êm ả biết bao. Đấy chính là cách bảo vệ sự sống Trái đất, bảo vệ chính mình và con cháu mình. Khi làm mẹ, xem những thông tin, phóng sự về địa cầu bị tàn phá, tài nguyên Việt Nam bị khai thác cạn kiệt ở mọi khu vực: biển, rừng, năng lượng, động vật, thực vật. Lòng tôi đầy lo lắng: 20 - 30 năm nữa khi con tôi trưởng thành, thế hệ của cháu sẽ còn gì? Những tư duy hám lợi trước mắt, vơ vét mọi giá, man rợ vô tình cần gì nghĩ đến tương lai! Cây - nhân tố cân bằng của cảnh quan vẫn âm thầm quang hợp. Hà Nội sau mở rộng gần 7 năm, tôi chưa và sẽ chẳng khi nào đi hết. Những làng hoa đã mất. Những cánh đồng đã mất. Những hàng cây đã mất. Chúng lần lượt bị điểm danh bởi loạt dự án bê tông thay thế thiên nhiên, quỹ đất của thành phố dành quá nhiều để xây chung cư, cao ốc, quỹ đất lấy từ thiên nhiên nghìn đời. Đấy là sự thay thế xóa sổ. Trước đây, thỉnh thoảng lại thấy cây xanh bị đốn, cho lên xe tải chở đi. Một cây đã xót lắm rồi. Lý do trá hình cưa cây sâu bệnh tránh nguy hiểm cho dân chúng không ngụy biện được cho quyết định phá hoại gần 7.000 cây xanh theo cái gọi là “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đến năm 2030” do Viện Quy hoạch xây dựng lập. Các bạn trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã thắt nơ vàng lên thân cây xà cừ cổ thụ làm lời tiễn biệt trước khi cây bị cưa xẻ thành khúc, trên đường Tôn Đức Thắng, để làm cầu Thủ Thiêm 2. Nhưng Hà thành không thể như Sài thành, bị sát thủ cây đột ngột vung cưa mau lẹ không ai kịp buộc nơ, chỉ kịp nhìn những chữ X đánh dấu bằng vôi trắng trên những thân cây bị hành quyết. Cuộc sống sẽ nghèo nàn nhàm tẻ và đáng sợ thế nào nếu người ta chỉ biết đến tiền!
Thăng Long nức nở gọi Hà Nội xác xơ diệp lục. Tình tự cây, hồ lẽ nào chỉ là xúc cảm hoài niệm. Cây ơi, tôi không dám nhìn lưỡi cưa sắc lẹm lìa vào thân cây tuôn nhựa máu. Nhựa cây trắng chẳng làm động lòng những kẻ muốn đoạn tuyệt xanh. Hà Nội xây dựng Thủ đô xanh sạch đẹp, phấn đấu văn minh hiện đại mà lại để việc chặt phá cây bạo tàn gây phẫn nộ, chấn động trong và ngoài nước. Phố trơ trụi, với cây mới cụt lủn lá cành trồng thay thế. Đô thị văn minh không thể thiếu cây. Khắp thế giới đang cố gắng bảo vệ rừng để cứu hành tinh và loài người thì Hà Nội 1.005 tuổi lại từ biệt diệp lục. Tâm hồn chúng ta quang hợp thế nào trong thành phố bê-tông, di sản đô thị còn gì để trao truyền thế hệ kế tiếp? Thi hào Đức Goethe (1749 - 1832) khẳng định: “Mọi lý thuyết trên đời đều màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.
Hà Nội của tôi ơi, tôi thương Hà Nội quá! Thương Hà Nội mà càng thương mình, con cháu mình. Những người yêu cây hình như hơi muộn tập hợp nhau trong sự đồng tình mãnh liệt làm gì cho thiên nhiên thành phố, phải làm gì hơn là chỉ biết tiếc, phải làm gì trước những đồng loại vô tâm, tàn bạo ô nhiễm tinh thần. Không gian địa lý và văn hóa đô thị cần hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa nó càng cần cho ký ức cá nhân và cộng đồng ở thành phố văn hiến. Chính cây xanh đã góp phần giữ lại vẻ đẹp, những chi tiết lịch sử dẫu những biến động của hoàn cảnh xã hội của thời gian. Thành phố với vẻ đẹp tự nhiên (tất nhiên được con người chăm sóc) của cây xanh tạo nên không gian sống không gì thay thế được. Chúng ta được cân bằng, điều hòa cả tâm lý lẫn không khí qua cảnh sắc theo mùa với cảm xúc bình yên thơ mộng, trầm mặc và sâu sắc. Ai giữ lại những thân cổ thụ nằm rạp dưới những lưỡi cưa? Phép màu nào đem lại sự sống, trả lại xanh cho những chỗ trống, hố gốc cây khi đoàn xe tải nối nhau chở thân gỗ vài vòng ôm ra bãi tập kết. Ai bán - ai mua số gỗ ấy? Một anh bạn ở Viện Khoa học Lâm nghiệp cho tôi biết một lượng gỗ lớn bị chặt nằm ngổn ngang tại gần Cầu Diễn. Tôi không dám đến tận nơi để nhìn những “chiến sĩ cây” bị hại giữa thời bình. Cuộc sống là liên tục chuyển động, nhưng những giá trị tốt đẹp cần được luân lưu, trong đó có hệ di sản vật thể, phi vật thể.
Cây xanh trong mỗi đô thị là một phần di sản, đâu chỉ ở lợi ích về bóng mát mà ở giá trị tinh thần. Việt Nam đang có trào lưu phát triển du lịch, tuyên truyền bảo vệ di sản, xây dựng văn hóa sống, xây dựng văn hóa người Hà Nội thời đại mới. Vậy sao ngay ở Thủ đô - Trung tâm văn hóa đất nước lại có những ứng xử ngược đãi với cây - những lá phổi sự sống? Đời cây kết những kỷ niệm, sự kiện và là nhân chứng trường kỳ của Quá khứ và Tương lai. Hà Nội những năm chiến tranh, phố phường và con người lại đẹp, thơ, thư thả và bình yên hơn, dù loạn lạc và nghèo khổ. Giá trị lớn nhất của di sản là giá trị lịch sử. Số phận của cây xanh gắn với lịch sử ấy. Cây cần được nâng niu trân trọng, thậm chí được nhận sự thành kính. Không ai cấm ước mơ, nhưng giờ thì tôi chẳng dám ước mơ rừng trong phố. Kể cả dự định dắt con đi trên vỉa hè rợp bóng cây cùng là tưởng tượng bất an: liệu vài năm nữa còn cây cổ thụ không? Phá rừng làm thủy điện, phá cây để trồng bê-tông, người ta đang cắt đi từng thùy phổi của lá phổi thiên nhiên, làm sao có không khí trong lành cho những giấc mơ. Một đời cây có thể là một hoặc nhiều đời người. Đi chậm qua những thân cây gắn biển xanh đề tên và số. Đọc tên lên mà lại như nghe thấy âm vọng tương phản của những quy hoạch lạnh lùng, vô lối có thể sẽ gọi tên hàng trăm cây kết liễu. Trên những con đường trần trụi, không bóng mát, không bóng cây, người nhốn nháo, phạc phờ dưới nắng, lếch thếch dưới mưa. Cây bị hại bầy đàn và cây luôn cô độc. Người quá đông, mà lại thật cô đơn. Càng nhiều người giàu lên thì lại đông người nghèo tinh thần. Người thật đáng thương, chẳng có thanh thản nào cho tâm hồn khi những cây gắn với ký ức chúng ta không trở lại, dù chỉ là bóng thôi, trong những tưởng tượng chống đỡ mất mát và thương tổn của đất thiêng Hà Nội.
Vi Thuỳ Linh
Cây xanh trong mỗi đô thị là một phần di sản, đâu chỉ ở lợi ích về bóng mát mà ở giá trị tinh thần. Việt Nam đang có trào lưu phát triển du lịch, tuyên truyền bảo vệ di sản, xây dựng văn hóa sống, xây dựng văn hóa người Hà Nội thời đại mới. Vậy sao ngay ở Thủ đô - Trung tâm văn hóa đất nước lại có những ứng xử ngược đãi với cây - những lá phổi sự sống? Đời cây kết những kỷ niệm, sự kiện và là nhân chứng trường kỳ của Quá khứ và Tương lai. Hà Nội những năm chiến tranh, phố phường và con người lại đẹp, thơ, thư thả và bình yên hơn, dù loạn lạc và nghèo khổ. Giá trị lớn nhất của di sản là giá trị lịch sử. Số phận của cây xanh gắn với lịch sử ấy. Cây cần được nâng niu trân trọng, thậm chí được nhận sự thành kính. Không ai cấm ước mơ, nhưng giờ thì tôi chẳng dám ước mơ rừng trong phố. Kể cả dự định dắt con đi trên vỉa hè rợp bóng cây cùng là tưởng tượng bất an: liệu vài năm nữa còn cây cổ thụ không? Phá rừng làm thủy điện, phá cây để trồng bê-tông, người ta đang cắt đi từng thùy phổi của lá phổi thiên nhiên, làm sao có không khí trong lành cho những giấc mơ. Một đời cây có thể là một hoặc nhiều đời người. Đi chậm qua những thân cây gắn biển xanh đề tên và số. Đọc tên lên mà lại như nghe thấy âm vọng tương phản của những quy hoạch lạnh lùng, vô lối có thể sẽ gọi tên hàng trăm cây kết liễu. Trên những con đường trần trụi, không bóng mát, không bóng cây, người nhốn nháo, phạc phờ dưới nắng, lếch thếch dưới mưa. Cây bị hại bầy đàn và cây luôn cô độc. Người quá đông, mà lại thật cô đơn. Càng nhiều người giàu lên thì lại đông người nghèo tinh thần. Người thật đáng thương, chẳng có thanh thản nào cho tâm hồn khi những cây gắn với ký ức chúng ta không trở lại, dù chỉ là bóng thôi, trong những tưởng tượng chống đỡ mất mát và thương tổn của đất thiêng Hà Nội.
Vi Thuỳ Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét