Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Hòa thượng và người chèo đò




Vào triều Minh, tại Bồ Điền tỉnh Phúc Kiến có vị đại quan tên là Hoàng Trọng Chiêu. Năm đó ông được vua bổ nhiệm làm chủ khảo. Bấy giờ, 6 bộ trong triều thì Bồ Điền chiếm hết 5. Một số các danh thân trong làng nhận định đây là một cơ hội tốt cho việc thi cử của Bồ Điền, bèn kêu gọi bọn con em lên kinh ứng thí. Thôi thì gà phụng lộn bầy, người thực học cũng có, người thừa cơ hội tung tiền mua danh cũng có. Những hạng người này đến kinh đô là nhắm cửa phủ Hoàng Trọng Chiêu bái phỏng. Để tránh tị hiềm, hễ những người đồng hương, Hoàng dại nhân tuyệt đối không tiếp. Nhưng rồi họ cũng có cách là tìm một vị quan lớn làm môi giới. Sau cùng, không tránh mãi được, Hoàng đại nhân đành cho họ gặp mặt, nhưng chỉ cho phép họ cử người đại diện đến gặp thôi. Hoàng đại nhân vốn đã biết ý đồ của họ nên khi gặp mặt cũng không vồn vã, chỉ hỏi một câu : “Năm nay trong nhà có khá không ?”

Thì ra Hoàng đại nhân quá biết về văn tài của bọn họ, có ý muốn nhắc nhở nhưng không tiện nói trắng ra, chỉ nói câu đó để xem bọn họ hiểu như thế nào.

Nào ngờ mấy người đó lại biết suy đoán. Người đi gặp Hoàng đại nhân đoán không ra, để lại hết những quà biếu rồi đem lời của Hoàng đại nhân đoán chừng chừng là : Năm nay Bồ Điền đại mạch tiểu mạch thu hoạch được mùa, không biết việc này có liên quan đến việc thi cử không ?

Quả nhiên, bọn họ đoán cũng trúng một phần. Nhờ câu nói đó mà số người thực học nhiều hơn số người kém chữ nghĩa. Trong số 50 học trò Bồ Điền đi thi thì 49 người đỗ Tiến sĩ, chỉ rớt có một người. Ấy là do Hoàng đại nhân không dám lấy đậu hết, sợ mắc phải tội tác tệ.

“Đi thi 50 đỗ 49”. Bồ Điền nhân đó mà danh tiếng nổi như cồn. Mấy vị danh thân muốn khoe khoang mình trị huyện có phương pháp, bèn trên con đường ở sau huyện nha làm một đại phường bằng gỗ, trên đó treo một tấm biển khắc 4 chữ tổ bố : “VĂN HIẾN DANH BANG”.

Biển treo lên rồi tin tức truyền nhanh như gió khắp cả 81 xã trong huyện. Có người biết rõ nội tình cũng có ý ngầm không phục. Có một hiền sĩ Thiền lâm cũng vì việc này mà nảy sanh ra câu chuyện văn chương kỳ thú.

Thì ra, gần vùng đó có một ngôi chùa, trong chùa có một vị Cao tăng. Vị này chẳng những võ nghệ siêu quần mà cầm kỳ thi họa thứ nào cũng đạt đến mức tinh vi. Nghe tin mấy vị văn thân trong thành treo tấm biển ấy, vị sư cũng muốn đến xem cho biết. Chuyến đi đã gây kinh động biết bao người.

Hôm đó vị sư lên thành phố đi tản bộ loanh quanh, sau cùng đến trước nhà phường gỗ, ngước mắt nhìn lên tấm biển. Bốn đại tự “Văn Hiến Danh Ban” nét chữ bay bướm và sắc sảo phi thường. Trong lòng vị sư có chủ ý : Mượn cơ hội này gặp mặt các chân tài tử Bồ Điền một phen. Ông từ từ cởi chiếc áo tràng của mình ra rồi khẽ vung tay. Vù một cái, chiếc áo bay lên giá phường gỗ, vừa vặn phủ lên tấm biển nhè nhẹ lôi tuột xuống đất.

Tấm biển bị gỡ xuống là chuyện không thể được rồi, nhất thời không ít người đổ xô trước phường gỗ. Họ thấy một vị Hòa thượng từ từ đỡ tấm biển lên kẹp vào nách rồi khệnh khạng bước về phía cổ lâu. Đoàn người hiếu kỳ đến mỗi lúc một đông, đa số không muốn vây vào chuyện không đâu nên chỉ lấy mắt ngó thôi. Một số tay chân của các vị văn thân có tăm tiếng muốn ra tay ngăn cản, nhưng ngán thân thủ bất phàm của Hòa thượng, nên đành xuôi tay đứng nhìn.

Hòa thượng lên đến cỗ lầu đặt tấm biển lên bệ lan can, khom mình chắp tay nói với mọi người :

- Bần đạo có điều mạo muội, dám xin quý vị lượng thứ cho. Chỉ vì tấm biển này treo không được ổn, nên đành phải lấy xuống vậy.

Bấy giờ, mấy vị danh thân đã biết được sự việc cũng có mặt, hỏi Hòa thượng :

- Xin Hòa thượng cho biết : Thế nào là không ổn chứ ?

- Tấm biển này đâu phải là ngự phong; dù cho ngự phong đi nữa cũng khó làm cho người ta khâm phục. Bần đạo đây có một câu đối, nếu quý vị đối được thì bần đạo sẽ lấy vải đỏ bao lại, trên đó gắn hoa rực rỡ rồi đích thân gắn lại chỗ cũ. Kèm theo đó, xin sắm một tiệc rượu, mời gánh hát về hát một ngày để tạ tội với quý vị. Còn như quý vị đối không được thì xin thứ lỗi cho bần tăng vô lễ. Sau ba ngày bần tăng sẽ mang đi vậy.

Mấy vị danh thân nghĩ thầm : “Cái ông Hòa thượng này được bao nhiêu tài cán mà khoe mẻ, muốn so tài học vấn với chúng ta ? Thì, đây cũng là dịp chúng ta hiển lộ chân tướng cho thiên hạ biết”. Do đó, bọn họ thương lượng xong, quyết định đồng ý cuộc so tài này.

Hòa thượng bảo người mua mấy tờ giấy lớn nối lại thành một bức dài rồi mới huơi đại bút viết một loáng thành một câu đối :

“Nhật tiến trùng thiên, đông lôi tây điện nam bắc vũ”.

Viết xong đem treo lên, bức giấy rủ từ trên xuống dưới thành một dải dài, đứng xa mấy trăm bước cũng có thể nhìn thấy. Mấy vị danh thân bình thường tự ỷ mình văn chương đầy bụng, bấy giờ nhìn thấy câu đối của Hòa thượng, ai nấy đực mặt ra lấy mắt nhìn nhau, kêu khổ thầm : “Không ngờ Hòa thượng lại có nghề tay trái”.

Câu đối này xem ra thật lém ! “Nhật” đối với “nguyệt”, “tiến” đối với “thoái” đều dễ tính. Còn đoạn “đông lôi tây điện nam bắc vũ” mới là khó nuốt. Thông thường, đông đối với tây, nam đối với bắc, lôi điện có thể đối phong vũ. Khó nỗi là mấy chữ đó bị Hòa thượng xài hết thì câu sau lấy gì đối lại đây ?

Thực ra, những vị danh thân này học vấn theo lối chánh quy không nhiều, học phần lớn những thứ vặt vãnh. Họ biết rằng mình đối không được, không lẽ thú thiệt cái dốt trước mọi người, bèn viện cớ mắc công kia việc nọ rồi từ từ rút lui về nhà.

Cứ thế ba ngày qua đi, trước cỗ lầu sĩ tử chen nhau đứng như rừng, có người phí cả tâm tư cũng không đối được. Vế liễn treo trước cỗ lầu đã ba ngày, tấm biển trên cỗ lầu vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Tới ngày thứ ba, mặt trời sắp khuất núi mà vẫn chưa có ai đối được. Điều này càng làm lo lắng thêm cho các vị danh thân. Bọn họ chỉ nghĩ đến thể diện của chính mình nên không ai muốn lại đến trước cỗ lầu để bêu xấu. Có người muốn bặm gan bước ra, nhưng lại sợ thua Hòa thượng thì thêm xấu hổ với mọi người. Vì thế, họ dù có cho bọn tâm phúc đi dò la tin tức, nhưng tuyệt nhiên không ai chịu xuất đầu lộ diện cả.

Về phần Hòa thượng, thấy liên tiếp ba ngày không có người nào đối được, trong lòng cảm thấy rất là kỳ lạ. Tuy nhiên cũng nói :

- Mấy vị danh thân kia treo tấm biển này là cử chỉ mạo tên khi đời, nhưng mà chả lẽ bực chân tài tử của xứ này đều đi đâu cả ? Sao không ai chịu xuất đầu lộ diện ? Thôi được, khi mặt trời khuất núi, tôi đành phải vác tấm biển về vậy !

Đêm ấy, trăng sáng như ban ngày, vị Hòa thượng kẹp tấm biển dưới nách, vội vàng trở về chùa. Trước mặt ông, một dải nước khe trắng xóa cản lối. Đây là Mộc Tòng Khê, muốn qua phải nhờ đò. Hòa thượng bước lên đò, dưới nách kè kè tấm biển. Người chèo đò thấy bộ dạng ông đã biết rõ 8 - 9 phần. Mấy hôm nay, khách qua đò đều bàn luận đến chuyện Hòa thượng gỡ biển ở trong thành, người chèo đò cũng có ý muốn vào thành để xem thử, ngặt nỗi không thể rời thuyền được. Anh ta muốn hỏi thăm mọi người, nhưng lại sợ bị chê cười. Bởi lẽ anh ta xuất thân từ cảnh bần hàn, từ nhỏ tới lớn chỉ nhờ con thuyền này mà sống qua ngày, chẳng được đi học, những điều hiểu biết chẳng qua chỉ là nhờ sự dạy bảo của khách qua đò. Biết được mấy chữ làm sao dám mơ tưởng đến việc ứng đối chứ ?

Nay đây, anh ta thấy vị Cao tăng đã đến trước mặt mình rồi, định bụng không nên bỏ qua cơ hội ngàn năm xin cầu giáo này. Bấy giờ anh ta mới khom lưng cung kính xin Hòa thượng nói cho biết nội dung câu đối.

Vị Hòa thượng thấy anh chèo đò này quá lễ phép trân trọng, lời nói khác thường, trong lòng thấy vui vui, bèn đem câu liễn ngâm qua một lượt. Anh chèo đò vẫn lay động mái chèo, con thuyền từ từ lướt lên phía trước. Trên mặt khe, gió thổi sóng nhấp nhô, bóng trăng xao xuyến, sóng vỗ mạn thuyền kêu lách tách. Trước tình cảnh này, anh chèo đò tâm cơ máy động, à lên một tiếng, rồi buộc miệng ngâm rằng :

“Nguyệt lâm thủy diện, tiền ba hậu lãng, tả hữu phong”.

- “Hay, hay !” Hòa thượng nghe anh ta đối hay quá, khen lia lịa. Không ngờ ở một cái xó xỉnh này ông lại gặp được một vị chân tài tử ! Ông vội vàng thi lễ chúc mừng anh chèo đò, rồi dục anh chèo đò mau mau quay thuyền lại, hai người ngay đêm đó cùng tiến vào thành. Hòa thượng có ý muốn cho mọi người xem đây mới thực là chân tài tử ! Tấm biển “Văn Hiến Danh Ban” bấy giờ thay vì treo ở trên phường gỗ nơi đường cái sau huyện nha, lại được đem treo ở bến đò vào làng.

(Trích từ TRUNG QUỐC PHẬT THOẠI )


LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TUỆ GIÁC TỚI MỘT MỨC ĐỘ VIÊN MÃN ?





Thực tế cho thấy không có một quyền năng nào có thể ban tặng tuệ giác cho một người, mà người nhận lãnh chỉ có đức tin và chỉ biết cầu nguyện. Cầu nguyện mà không thực tập thì chẳng khác nào “muốn ăn quả mà không muốn trồng cây”. 

ĐỨC HẠNH VÀ TUỆ GIÁC LÀ HAI THỨ QUÝ NHẤT TRÊN ĐỜI 

Thuở ấy Đức Thế Tôn đang hoằng hóa tại thành phố Champa, một thành phố lớn nhất của xứ Anga, dưới quyền bảo hộ của vua Bimbisara thuộc nước Magadha. Dân cư ở thành phố Champa đông đúc, ruộng lúa phì nhiêu, và cây cỏ xanh tươi. Bụt đang cư trú trong một khu rừng mát mẽ cạnh bên một hồ sen. Trên mặt hồ hoa sen nở rộ và thơm ngát. 

Nghe Bụt tới, dân chúng lũ lượt tới thăm ngài rất đông. Trong đám đông ấy có Sonadanda, một tín đồ Bà La Môn nổi tiếng thông thạo kinh điển Vệ Đà. Sonadanda tỏ ý muốn tới thăm thăm Bụt, tuy nhiên những người Bà La Môn khác cố ý ngăn cản. Họ sợ sự viếng thăm của Sonadanda sẽ làm cho uy tín của Bụt tăng lên. 

Sonadanda rất hãnh diện về sự hiểu biết kinh điển Vệ Đà của mình. Ông tự tin nói với các bạn của ông: 

-Ta phải tới viếng thăm sa môn Gotama chứ! Ta phải biết ta hơn sa môn Gotama ở điểm nào; và ta cũng phải biết sa môn Gotama hơn ta ở điểm nào! 

Nghe nói thế, gần một trăm người thanh niên Bà La Môn cũng muốn đi theo. Họ tin tưởng họ sẽ chứng kiến một cuộc đấu khẩu hào hứng giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo… Tổng cộng những người thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nghe thuyết pháp ngày hôm ấy lên tới gần năm trăm người. 
Khi các thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nơi cư trú của Bụt, họ chia ra thành hình vòng cung ngồi bao quanh trước mặt Bụt. Sonadanda còn đang phân vân chưa biết phải mở đầu câu chuyện ra sao, thì Bụt ân cần hỏi: 

-Này quý vị học giả Bà La Môn. Xin quý vị hãy cho chúng tôi biết đâu là những điều kiện thiết yếu để một người Bà La Môn có thể thật sự là một vị Bà La Môn chân chính? Quý vị nói đi, và nếu cần thì quý vị nên viện dẫn bằng kinh điển Vệ Đà của quý vị. Sonadanda rất hoan hỷ. Kinh điển Vệ Đà là “trúng tủ” của ông ta. Ông ta nó: 

-Này sa môn Gotama. Một vị Bà La Môn chân chính phải có năm điều kiện sau đây. 

Thứ nhất: Phải có dung sắc đẹp đẻ. 

Thứ hai: Phải biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật. 

Thứ ba: Phải có huyết thống bảy đời. 

Thứ tư: Phải có đức hạnh. 

Thứ năm: Phải có tuệ giác. 

Bụt hỏi: 

-Trong năm điều kiện ấy, điều kiện nào là căn bản? Còn điều kiện nào dù là không có, thì người Bà La Môn vẫn còn có thể là một người Bà La Môn đích thực? 

Trả lời dần theo những câu hỏi của Bụt, Sonadanda đi đến kết luận hai điều kiện sau chót là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích thực. Sonadanda công nhận các điều kiện: dung sắc, kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, và huyết thống bảy đời không phải là những điều kiện căn bản. Chỉ cần còn có hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác, thì người ấy vẫn có thể là một vị Bà La Môn đích thực như thường! 

Hầu hết các vị Bà La Môn có mặt ngày hôm đó đưa tay phản đối Sonadanda. Họ kết tội Sonadanda đã bị sa môn Gotama dùng lý luận đưa tới chỗ người Bà La Môn phải chấp nhận lý luận của sa môn Gotama, chối bỏ điều kiện huyết thống bảy đời là điều kiện căn bản. Họ đã đặt hết niềm tin nơi sự thông minh và tài năng của Sonadanda mà họ coi là vị lãnh đạo tinh thần của họ. Nay Sonadanda công nhận lập trường của sa môn Gotama, làm họ mất mặt quá! 

Bụt can thiệp: 

-Này quý vị quan khách! Nếu quý vị có lòng tin nơi người lãnh đạo của quý vị là Sonadanda, thì quý vị im lặng đi để tôi tiếp tục đối thoại với ông ta. Còn nếu quý vị không có lòng tin ở ông ta, thì quý vị xin ông ta im lặng đi để tôi nói chuyện với quý vị. 

Mọi người im lặng. Sonadanda nói: 

-Xin sa môn Gotama yên lòng. Để tôi có đôi lời nói với các bạn của tôi. 

Rồi Sonadanda quay sang các vị Bà La Môn, chỉ ngón tay vào vị thanh niên ngồi hàng đầu, nói: 

-Các bạn có thấy cháu tôi, vị thanh niên tên là Angaka không? Angaka là một vị Bà La Môn 

có dung sắc đẹp đẻ, biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, có huyết thống bảy đời bên nội lẫn bên ngoại. Nhưng nếu Angaka không gìn giữ đức hạnh, để trở thành một người trộm cước, tà dâm, dối trá… thì dung sắc của Angaka còn có giá trị gì? Kiến thức Vệ Đà và chú thuật còn có giá trị gì? Huyết thống thanh tịnh bảy đời còn có giá trị gì? Thưa các bạn, hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác mới thật sự là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích 
thực. Đây là sự thật chung cho tất chúng ta chứ không phải là sự thật riêng cho sa môn Gotama. 

Khi Sonadanda vừa dứt lời, quần chúng hoan hô vang dội. Chờ cho tiếng hoan hô dứt, Bụt hỏi Sonadanda
-Nhưng trong hai điều kiện căn bản còn lại, là giới hạnh và tuệ giác, ta có thể bỏ bớt một điều, chỉ giữ lại một điều hay không? 

Sonadanda nói: 

-Thưa sa môn Gotama, không thể được. Nhờ giới hạnh tinh nghiêm mà tuệ giác phát triển, nhờ tuệ giác phát triển mà giới hạnh càng tinh nghiêm. Sa môn Gotama, cũng như lấy tay để rửa tay, lấy chân để kỳ cọ chân. Hai thứ giới hạnh và tuệ giác nâng đỡ và phát triển lẫn nhau: giới hạnh làm cho tuệ giác sáng tỏ và tuệ giác làm cho giới hạnh tinh nghiêm. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời. 

Bụt khen ngợi: 

-Hay lắm, Sonadanda! Những điều ông nói là sự thật. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời. Ông hãy nói thêm đi! Làm thế nào để phát triển giới hạnh và tuệ giác đến một mức độ cao nhất? 

Sonadanda chắp tay xá Bụt. Ông mĩm cười nói: 

-Bạch sa môn. Xin sa môn chỉ dạy cho. Chúng con chỉ biết nguyên tắc, sa môn là người có thực tập và có chứng đắc, xin sa môn giải bày cho chúng con đâu là những phương pháp để giúp chúng con phát triển giới hạnh và tuệ giác tới một mức độ viên mãn. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TUỆ GIÁC TỚI MỘT MỨC ĐỘ VIÊN MÃN ? 

Sau lời thành khẩn của Sonadanda, Bụt bắt đầu giảng về tam học, tức là Giới, Định, và Tuệ. 
Có giới thì có định. Có định thì có tuệ. Có tuệ thì giới thể càng vững. Giới thể càng vững thì định lực càng lớn. Định lực càng lớn thì giới thể càng sâu. Bụt cũng nói đến phép quán duyên sinh để phá trừ những kiến chấp về thường, về ngã, để cắt đứt những sợi dây tham ái, hờn giận, si mê, để đạt tới giải thoát và an lạc… 
Sonadanda say sưa nghe Bụt nói. Khi Bụt dứt lời, Sonadanda đứng dậy chấp tay: 

-Sa môn Gotama! Con xin cám ơn sa môn đã mở mắt cho con ngày hôm nay. Những lời của sa môn nói đã có hiệu lực đưa con ra khỏi vùng tăm tối. Con xin được quy y Bụt, quy y Pháp, và quy y Tăng để làm một kẻ môn đệ của ngài. Con xin kính thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai tới nhà con thọ trai. 

Ngày hôm ấy, một số đông người Bà La Môn giáo khác cũng xin được quy y với Bụt. Cuộc đàm thoại giữa Bụt và giới trí thức trẻ Bà La Môn thật là hào hứng và đã gây chấn động sâu xa trong mọi giới. 

CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG BA CHỮ TÀI 

Nếu biết không có phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ, mà không biết làm sao để phát triển trí tuệ, thì sự hiểu biết ấy không đưa người ta đi về đâu cả! 
Người ấy cũng giống như anh chàng Sonadanda trước khi gặp được Đức Thế Tôn mà thôi. 
Khi nhân duyên bắt đầu hội tụ để đưa ra một kết quả. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa thể biểu hiện vì còn gặp vài trắc trở. Tôi chỉ là người làm một vài chuyện nhỏ nhặt sau cùng để kết quả được biểu hiện. Vì tôi nghĩ câu hỏi “Làm thế nào để phát triển tuệ giác?” rất dễ bị lèo lái hướng về một hướng khác nếu người ta không tìm được câu trả lời thích đáng. Và nếu trường hợp ấy xảy ra thì rất đáng tiếc. Có thể ai đó sẽ mất đi một cơ hội để phát triển tuệ giác!.. 

Những người Bà La Môn là những người có thực hành thiền định và giữ giới. Có lẽ vì vậy mà Đức Thế Tôn không nói tới giới là gì, định là gì. Nhưng đối với người chưa bao giờ giữ giới và hành thiền, hiểu nghĩa vắn tắt của giới và định, là một điều có thể cần thiết. Giới là ranh giới. Điều kiện căn bản cho người thực tập thiền quán là giữ gìn giới thể. Giữ gìn giới thể để không bị rơi qua phía bên kia ranh giới, vì phía bên kia ranh giới là nơi dễ sinh ra phiền não, tham, sân, và si… Ở phía bên này của ranh giới, người thiền sinh sẽ tìm được sự an lạc, hạnh phúc… chất liệu cần thiết để làm ra “định”. 
Định là thiền định. Có hai phương pháp để thực tập thiền định, là “chỉ” và “quán”. Chỉ là dừng lại. Dừng lại vì cái tâm của chúng sinh thường hay tìm về quá khứ để luyến tiếc, hoặc dong ruổi về tương lai để ước mơ, nhưng ít khi chịu an trú trong phút giây hiện tại. 

Có những phương pháp thực tập để dừng lại trong giây phút hiện tại, như thực tập theo kinh “Quán Niệm Hơi Thở”, “Sổ Tức Quán”… Nhờ thực tập chỉ mà cái tâm của người ta có thể dừng 
lại để có thể sống trong giây phút hiện tại. 

Quán là chiếu chùm ánh sáng tâm thức vào để “quán sát” trong khi tâm của bạn tĩnh lặng, hoàn toàn không suy nghĩ, vì vậy còn có tên là thiền quán. Quán chiếu ở đây giống như người ta chiếu một chùm tia sáng vào người ca sĩ trên sân khấu. 

Người Phật tử thường được dạy “tâm thức giống như một mảnh đất” (tâm địa). Tâm có đủ tất cả các hạt giống, trong đó có hạt giống chỉ và quán. Thực tập chỉ và quán tức là tưới tẩm các hạt giống chỉ và quán. Vì thường xuyên tưới tẩm các hạt giống chỉ và quán, chỉ và quán càng lúc càng lớn lên. Chỉ lớn lên làm cho định lực (hay khả năng tỉnh thức) càng mạnh. Quán lớn lên làm cho cái nhìn càng sâu và cái thấy càng chính xác. 

Nói về thiền quán, đến đây thì bạn đã biết được ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng bạn chưa biết gì cả về mặt trăng! Muốn biết mặt trăng thì chính bạn phải tiếp xúc với mặt trăng. Giống như từ nhỏ cho tới lớn, bạn chưa bao giờ biết ăn trái xoài. Dù cho có cắt nghĩa thế nào đi nữa, bạn cũng không bao giờ hiểu được một cách trung thực hương vị của trái xoài. Chỉ có một cách duy nhất là bạn phải ăn trái xoài, thì bạn mới thật sự hiểu được hương vị của trái xoài. 


Thiền quán là một thực tập mà bất cứ tôn giáo nào cũng có thể thực tập; vì thiền là một phương pháp khoa học, thiền quán hay thiền định không có gì xung khắc với bất cứ một tôn giáo nào. Bạn cũng biết chỉ có thực tập mới có thể giúp bạn phát triển tuệ giác. Cầu nguyện mà không thực tập sẽ không đưa bạn đi tới đâu cả. Giờ phút này đây chỉ có bạn mới có thể 
giúp được cho chính bạn! Xin tặng bạn hai câu thơ của cụ Nguyễn Du: 

Thiện căn chính ở lòng ta, 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. 

Duyên Sinh
Phỏng theo tác phẩm Đường xưa Mây trắng

SPELLMAN CÔNG NHẬN “QUÂN CHỮ THẬP” CÓ MẶT TRONG LÍNH MỸ VÀ LÍNH VNCH



Cuộc tường trình quốc hội Hoa Kỳ “Winter Soldier Investigation” cho biết hàng loạt các cuộc giết người một cách dã man phát xuất từ một số người trong hàng ngủ lính Mỹ và lính VNCH, nhưng không ai biết những kẻ sát nhân đó là đoàn “Quân Chữ Thập” của Vatican, cho đến khi chính Hồng Y Spellman tự xác nhận điều đó trước công chúng.

Trong nhiều trường hợp tiếp xúc quan khách hoặc ủy lạo các chiến sĩ ngoài mặt trận, hồng y Spellman chính thức gọi những người lính Mỹ và lính VNCH là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ). Sau đó tuyên bố này của Spellman được phổ biến khắp nơi trên thế giới.

Trong các sách vở làm nguồn tài liệu cho bài viết này, có hai quyển sách nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu tuyên bố của Spellman. Đó là quyển Vietnam why did we go? Của Avro

Manhattan và quyển Vatican Assassins của Eric Jon Phelps.

Sách Vietnam why did we go? Avro Manhattan, trang 71:

[Ông (Spellman) là người tích cực thuyết phục Mỹ hãy chọn Diệm và ủng hộ Diệm làm tổng thống Miền Nam Việt Nam. Spellman được tòa thánh La Mã tuyển chọn làm “Tổng Nha Tuyên Úy quân đội Mỹ” (Vicar General of the U.S. Armed Force), và ông đã gọi các chiến binh trong những cuộc viếng thăm thường xuyên của ông là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ)].

Sách Vietnam why did we go? Avro Manhattan, trang 107:

[Ông là đại diện tuyên úy quân đội (Vicar of the U.S. Armed Force) của Mỹ. Ông luôn đi trên các máy bay quân đội Mỹ, thường xuyên thăm viếng quân đội Mỹ tại Miền Nam Việt Nam,

và ông đã liên tục tuyên bố, với sự chấp thuận của cả hai, giáo hoàng Pius XII và J.F. Dulles, quân đội Mỹ tại Việt Nam là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ). Với phát biểu như vậy, là một hồng y của giáo hội Ca-tô, cũng có nghĩa là lính của giáo hội Ca-tô].

Sách Vietnam why did we go? Avro Manhattan trang 162:

[Để làm tăng giá trị sự hổ trợ của ông đối với sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, Spellman từ từ được cử làm đại diện tuyên úy quân đội, trở thành người lui tới thường xuyên, được chở trên một chiếc máy bay phản lực quân đội thăm viếng các trận đánh. Khi không bận rộn coi sóc các chiến binh Mỹ, những người mà ông gọi là “Quân Chữ Thập”, ông bước vào lãnh vực quân đội với vai trò là một ông thầy tu Mỹ, một nhà thông thái, và một giới chức sứ quán].

Sách Vatican Assassins, Eric Jon Phelps, trang 35:

[Sau đó, Spellman đã thực hiện nhiều chuyến thăm viếng tại mặt trận và đã gọi các chiến binh Mỹ là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ) tham dự cuộc thánh chiến của Giáo Hoàng chống lại “Chủ Nghĩa Cộng Sản Do Thái Vô Thần”! (godless Jew Communism). Kết quả là 58000 lính mỹ chết, 130000 vụ tự tử sau chiến tranh, và Ngân Hàng Dự Trử Liên Bang của họ đạo Dòng Tên (Jesuits) tại Washington bị thâm thủng lên tới 220 tỷ đô la].

Sách Vatican Assassins, Eric Jon Phelps, trang 366:

[Sau đó, họ đạo sẽ tiến hành cuộc Thập Tự Chinh khác ở Viễn Đông. Tổng giám mục Spellman, giáo phận New York, sẽ gọi những người lính Mỹ là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ). Cuộc Thập Tự Chinh sẽ là một cuộc chiến tranh nổi tiếng tại Việt Nam].

Sách Vatican Assassins, Eric Jon Phelps, trang 557:

[Ông ta (Spellman) rất tích cực thuyết phục Mỹ chọn và ủng hộ Diệm lên làm tổng thống Miền Nam Việt Nam. Ông được chọn làm “Tổng Nha Tuyên Úy quân đội Mỹ” (Vicar General of the U.S. Armed Force) và ông đã gọi những người lính Mỹ là “Quân Chữ Thập” (Soldiers of Christ) của Giáo Hoàng trong những cuộc viếng thăm thường xuyên ngoài mặt trận].

Sách Vatican Assassins, Eric Jon Phelps, trang 561: COPYRIGHT © 2014 DuyenSinh 45

[Spellman gọi quân đội Mỹ là “Quân Chữ Thập” (quân của Giáo Hoàng), giết hơn hai triệu“người dị giáo” (heretics), Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang của họ đạo Dòng Tên được mở rộng thêm 220 tỉ đô la tín dụng tạo ra “lớp không khí mỏng" bao che Mỹ].

Một bài trên trang mạng đã viết chi tiết về một chánh phủ do Pháp lập ra. Chánh phủ này bị Pháp bỏ rơi sau khi Pháp đầu hàng trận Điện Biên Phủ. Bài này cũng viết về việc Mỹ bỏ ra hai tỉ Mỹ Kim để cải biến chánh phủ bị bỏ rơi này thành một chánh phủ “chống Cộng”. Chánh phủ chống Cộng sau đó trở thành lớp vỏ che bên ngoài, nhưng thực chất bên trong là một tổ chức chống dị giáo (Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, và thờ cúng Ông Bà…) mà Vatican cố bám víu vào với hy vọng vớt vát vùng đất mà Vatican đã một lần cắm được cây thập tự giá.

Dĩ nhiên, như Mỹ đã xác nhận sau năm 1954, người Quốc Gia không còn nữa. Họ, hoặc đã theo Cộng Sản, đã chết, hoặc đã sang Pháp… Và những người chống Cộng tại Miền Nam sau này chỉ là những người mang nhãn hiệu Quốc Gia, nhưng thực chất bên trong không phải là Quốc Gia. Họ chỉ là những người Ca-tô giáo chống Cộng cực đoan do tuyên truyền của Vatican.

Theo sự phân tích về các lời tường thuật của các nữ sinh bị bỏ tù Côn Đảo, những người chống Cộng cực đoan là những người được Vatican huấn luyện (các nữ sinh hiểu lầm do Mỹ huấn luyện) đã đàn áp dị giáo một cách bí mật. Tường thuật của các nữ sinh cho thấy tổ chức bí mật đàn áp và tiêu diệt Phật Giáo dưới thời Ngô Đình Diệm đã được tiếp nối qua thời kỳ

Nguyễn Văn Thiệu, sau khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị Mỹ và Vatican ra lệnh giết vì Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không còn “xài” được nữa.

Vì các con chiên thường tuyên bố: “chỉ có Ca-tô Rô-ma giáo là một chánh đạo duy nhất, tất cả các đạo khác đều là tà đạo, là dị giáo, là đạo thờ ma thờ quỷ”. Câu nói này cũng có nghĩa là “tất cả mọi người không phải là người Ca-tô giáo đều là người dị giáo, nên họ cần bị giết”.

Nếu một người nào đó bị họ cho là người dị giáo, thì họ không bao giờ có thể dung tha cho người dị giáo đó được. Đó là lý do tại sao “Tòa Án Dị Giáo” từ thời Trung Cổ kéo dài cho tới ngày nay, mặc dù ngày nay tòa án dị giáo phải ẩn nấp trong bóng tối của Chiến Tranh Việt Nam. Thế giới sẽ không tránh khỏi một trận chiến tranh tôn giáo nếu Vatican không thức tỉnh!

Một số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng đã tiếp tay với hồng y Spellman, bằng cách xác nhận họ là “Quân Chữ Thập” có mặt trong cuộc chiến tại Việt Nam. Họ bắt đầu lập ra những trang mạng, thuật lại những tội lỗi mà họ đã gây ra một cách tàn ác theo chỉ thị của Vatican mà họ đã thi hành trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Một số trang mạng điển hình:

http://www.icgchurches.org/Portland_OR/Ministers_Notebook/Notebook_55.shtml

http://www.inquisition21.com/index.php?module=pagemaster&PAGE_user_op=view_page&PAGE_id=147

http://www.vice.com/read/vietnam-and-the-mere-gook-rule

http://www.npr.org/2007/11/03/15886834/waterboarding-a-tortured-history

http://beforeitsnews.com/eu/2013/01/the-catholic-church-and-the-vietnam-slaughter-2499382.html

Trang mạng dưới đây không những xác nhận việc Spellman đã gọi lính Mỹ tại Việt Nam là

“Quân Chữ Thập”, mà còn xác nhận sự tàn sát “dị giáo” (1955-1960) dưới thời Ngô Đình Diệm.

[Trong cuộc chiến dành độc lập, Việt Minh đánh bại Pháp. Pháp phải rút về nước, bỏ rơi chính phủ Miền Nam do Pháp lập ra. Chính phủ này được Mỹ viện trợ hơn 2 tỷ Mỹ kim để đổi thành chánh phủ “chống Cộng”. Mặc dù tự do tôn giáo được bão đảm (hầu hết người không phải đạo Phật là đạo Ca-tô). Do tuyên truyền, nhiều người Ca-tô bỏ chạy vào Nam. Với sự giúp đỡ hành lang của Ca-tô giáo tại Washington DC; và với Hồng Y Spellman, một phát ngôn viên
chính trị của Vatican tại Mỹ. Spellman đã gọi lính Mỹ tại Việt Nam là “Soldiers of Christ” (Quân Chữ Thập), để ngăn chận bầu cử dân chủ, ngăn chận Việt Minh nắm quyền, cùng lúc thành lập chính phủ Ca-tô giáo cuồng tín Ngô Đình Diệm. Dưới con mắt của Diệm, viện trợ của Mỹ gồm thực phẩm, kỹ thuật, và những thứ khác, chỉ dành riêng cho người Ca-tô giáo. Phật tử, dân làng, v. v… phải đóng tiền để nhận trong khi Ca-tô giáo được miễn].

http://web.archive.org/web/20021012152454/www.geocities.com/iconoclastes.geo/victims.htm


Duên Sinh

Thơ Nhất Hạnh



Bắt cóc và thủ tiêu Phật giáo theo hình thức bắt cóc và thủ tiêu của Dòng Tên thời Trung Cổ đã trở thành một bi kịch cho Phật Giáo khi Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu gầy dựng lại đảng Cần Lao. Hai bài thơ “Dặn Dò” và “Xin Đứng Bên Nhau” cho thấy lập trường bất bạo động của Phật Giáo ngay cả trong tình huống đang bị tiêu diệt.



DẶN DÒ




Xin hứa với tôi ngày hôm nay
Trên đầu chúng ta có mặt trời
Và buổi trưa đứng bóng
Rằng không bao giờ em thù hận con người
Dù con người
Có đổ chụp trên đầu em
Cả ngọn núi hận thù
Tàn bạo,
Dù con người
Giết em,
Dù con người
Dẫm lên mạng sống em
Như là dẫm lên giun dế,
Dù con người móc mật moi gan em
Đầy ải em vào hang sâu tủi nhục,
Em vẫn phải nhớ lời tôi căn dặn:
Kẻ thù chúng ta không phải con người.
Xứng đáng chỉ có tình xót thương
Vì tôi xin em đừng đòi điều kiện
Bởi không bao giờ
Oán hờn lên tiếng
Đối đáp được
Sự tàn bạo con người.
Có thể ngày mai
Trước khuôn mặt bạo tàn
Một mình em đối diện.
Hãy rót cái nhìn dịu hiền
Từ đôi mắt
Hãy can đảm
Dù không ai hay biết
Và nụ cười em
Hãy để nở
Trong cô đơn
Trong đau thương thống thiết
Những người yêu em
Dù lênh đênh
Qua ngàn trùng sinh diệt
Vẫn sẽ nhìn thấy em.
Tôi sẽ đi một mình
Đầu tôi cuối xuống
Tình yêu thương
Bổng trở nên bất diệt
Đường xa
Và gập ghềnh muôn dặm
Nhưng hai vầng nhật nguyệt
Sẽ vẫn còn
Để soi bước cho tôi.

Nhất Hạnh (Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt)


XIN ĐỨNG BÊN NHAU



“tôi không hiểu vì sao
tôi không hiểu động cơ tâm lý nào
đã khiến những người đồng bào tôi
mang lựu đạn
ném vào các em tôi”

tôi không hiểu vì sao cớ sự xảy ra
như thế được.
tại sao lại giết các em
những người con trai
trán còn ngây thơ
những người con gái
tay còn lấm mực học trò
nghe tiếng gọi thương yêu
đã về đây
học giúp xóm làng
giữ gìn trẻ thơ
chăm sóc nương khoai vườn sắn.

đêm qua những trái lựu đạn nổ
mười hai người sinh viên ngã gục
tan tành thân thiếu nữ
có em quằn quại
mang sáu mươi mãnh thép trong một thân hình
có em đã nằm yên dưới đất
chờ tổ quốc bình minh 
đợi hòa bình về hóa sinh thành cánh bướm.

chúng tôi cắn răng chấp nhận
vì dù sao những quả lựu đạn đã nổ
trời quê hương đã rách
và đau thương cũng đã xảy ra rồi
nhưng còn trái lựu đạn đêm qua chưa nổ
kẹt trong lòng đời
nghe tôi nói không
còn trái lựu đạn đêm qua chưa nổ
trái lựu đạn
nằm đó
trái lựu đạn
kẹt trong lòng người
chưa biết bao giờ
nổ tung
nát tan thân tổ quốc
nát tan hồn dân tộc.

chúng tôi van xin
các anh hiểu cho rằng
chúng tôi không hờn oán
chúng tôi từ khước hận thù
thế giới chúng ta
tổ quốc chúng ta
hôm nay cần tình thương trang trải
đến đây
xin nghe chúng tôi
giờ phút cấp bách rồi
xin cùng nhau tháo gở trái lựu đạn kia
ra khỏi cuộc đời
ra khỏi lòng đất nước
ra khỏi tình người
xin đứng bên nhau!

Nhất Hạnh
(Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt)

Cảm tạ anh



Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

..

Cảm tạ anh đã có một lời
Không dối gian không ve vuốt
Chiều cuối đông mưa lang bang giá buốt
Cho em ấm nóng góc trời

Cho em sững sờ bối rối
Với anh, đó là giấc mơ có thật
Không màu mè không ngọt mật
Cảm tạ anh- người ơi

Mỗi khi em đau em khóc
Mỗi khi em nản em buồn
Có anh âm thầm san sẻ
Vết thương dịu nhẹ nguồn cơn

Đời sao nhiều nỗi đau thế
Phím bàn mướt đắng mồ hôi
Người sao nhiều nỗi đau thế
Có khi nước mắt nghẹn rơi

Cảm tạ anh đã có một lời
Thẳm sâu con tim thành thật
Bể dâu thăng trầm được mất
Ta chia nhau cay đắng cuộc đời

Lại thấy nắng vàng lấp lóa
Bãi sông vàng nụ xuân ngời
Lại thấy mưa thơm nhè nhẹ
Phơ phất trên môi hồng tươi

Cảm tạ anh đã có một lời…

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Dân chủ luôn luôn thất bại



Nhiều người Mỹ tin họ đang sống trong nền dân chủ. Nhưng không. Đúng là có những cái tên trên lá phiếu, các chiến dịch tranh cử được tiến hành, phiếu bầu được bỏ, và kẻ chiến thắng giữ nhiệm kỳ ở Washington. Nhưng một số phiếu bầu được tính hơn những phiếu khác, hơn cách khác. Những kẻ bỏ phiếu với cuốn séc của họ có tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với những người chẳng có gì ngoài nút bấm hoặc kéo đòn trong phòng bỏ phiếu. Càng xa rời nguyên tắc "một người, một phiếu", thì càng có ít dân chủ. Ở đây tại Mỹ, người ta đã đi quá xa khỏi nguyên tắc lý tưởng này. Đặc biệt rõ rệt khi người Mỹ đang sống trong kỷ nguyên hậu quyết định của công dân Mỹ: Super-PAC (Siêu Hội đồng hành động chính trị - Super-Political action committee).

Thật không may, chẳng có từ ngữ tốt đẹp nào để mô tả những gì người Mỹ có ở Mỹ. Có thể gọi đó là Đầu sỏ chính trị, nhưng điều đó hàm ý sự tập trung quyền lực không có thực. Giới bề trên lập ra luật lệ Mỹ là một nhóm đa dạng và tương đối lớn. Quyền lực phân tán rộng và lỏng lẻo, mặc dù hầu hết các môi giới quyền lực đều đến Washington, D.C. Nhưng giả sử rằng dân Mỹ đã sống trong nền dân chủ khi mà mọi lá phiếu đều bình đẳng. Thì nó thế nào cũng sẽ thất bại mà thôi, các nhà khoa học nói, dân Mỹ không đủ thông minh cho lắm để dân chủ phát triển.

Tiến trình dân chủ dựa trên giả định rằng công dân (phần lớn trong số họ, ít nhất) có thể nhận ra các ứng cử viên chính trị tốt nhất, hoặc ý tưởng chính sách tốt nhất, khi họ nhìn thấy nó. Nhưng 1 nghiên cứu đã tiết lộ khía cạnh bất hạnh của tâm lý con người mà dường như nó bác bỏ khái niệm này, và hàm ý rằng thay vì thế các cuộc bầu cử dân chủ cho ra các lãnh đạo và chính sách tầm thường.

Nghiên cứu, dẫn đầu bởi ông David Dunning, một nhà tâm lý học tại ĐH Cornell, cho thấy rằng kẻ không đủ năng lực vốn không thể đánh giá năng lực của kẻ khác, hoặc phẩm chất tư tưởng của kẻ khác. Ví dụ, nếu người thiếu chuyên môn về cải cách thuế, sẽ là rất khó khăn cho họ để xác định ứng cử viên nào là chuyên gia thực thụ. Họ đơn giản là thiếu công cụ tinh thần cần thiết để thực hiện phán xử có ý nghĩa.

Hậu quả là, không có lượng thông tin hay dữ kiện nào về các ứng cử viên chính trị có thể làm cho sự bất lực cố hữu của nhiều cử tri có được đánh giá chính xác về chúng. Bên trên điều đó, "những ý tưởng rất thông minh sẽ khó được dân chúng tiếp nhận, bởi vì hầu hết mọi người không có sự tinh tế để nhìn nhận ra như thế nào là một ý tưởng tốt," - Dunning nói với tờ Little Mysteries Life.

Ông Dunning và đồng nghiệp Justin Kruger, trước đây là của ĐH Cornell và bây giờ là ĐH New York, đã chứng tỏ lần nữa và một lần nữa rằng dân chúng đang tự sướng và tự ảo tưởng khi nói đến kỹ năng trí tuệ của mình. Cho dù các nhà nghiên cứu là về thử nghiệm khả năng của dân chúng để đánh giá những chuyện khôi hài nhất, tính đúng đắn của ngữ pháp, hay thậm chí hành xử của mình trong một ván cờ vua, bộ đôi này đã thấy rằng người ta luôn luôn đánh giá thành tích của mình là "trên trung bình"– là chính những kẻ, khi thử nghiệm, thực sự đóng vai ở phần dưới đáy cùng của số đông. (Kẻ thiếu năng lực quá ngốc để biết nó - Incompetent People Too Ignorant to Know It).

Còn rất nhiều điều để nói về khả năng của dân chúng để đánh giá năng lực của chính mình hay những ý tưởng của người khác, nhưng hãy xem sự "thiếu công cụ tinh thần"của họ ảnh hưởng đến dân chủ như thế nào.

Trong một nền dân chủ lý tưởng, nơi thực sự có "một người, một phiếu", việc thiếu năng lực của dân chúng để đánh giá các ý tưởng và các vấn đề sẽ là một bài toán lớn. Nhưng người ta đang sống trong thế giới thực, không phải là thế giới lý tưởng. Càng đi xa khỏi nền dân chủ lý tưởng, quá trình bỏ phiếu trở nên càng ít lý trí. Ở đây tại Mỹ, bổn phận đảng phái và bầu cử đã chủ yếu trở thành quá trình cảm xúc. Và tất nhiên đối với các ứng cử viên hoặc những người làm việc trực tiếp cho các đảng phái chính trị hoặc những người mua lòng trung thành của họ, có một hũ vàng ở cuối cầu vồng.

Nhưng vấn đề không quan trọng, chỉ đơn thuần là chuẩn mực tình cảm để cử tri hiểu rõ. Hầu như không có bất cứ điều gì là có lý đối với hầu hết các giá trị nhân bản. Sự ra đời của truyền thông đại chúng trong thế kỷ 20 đã thay đổi trò chơi một cách sâu sắc. Thông điệp tình cảm bây giờ có thể được phát tán xa rộng trong 30 giây hoặc 60 giây trả tiền ngay trên TV hoặc radio. Chắc chắn không thể có được sự thông thái để giải quyết vấn đề thực sự (ví dụ như chính sách thuế hoặc thâm hụt ngân sách của chính phủ) trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy. Showbiz, không phải là ý kiến có lý, chi phối quá trình bầu cử từ đầu đến cuối.

Trích dẫn bên trên của các nhà khoa học đã vạch trần dối trá, mà tác giả gọi là “Sự đổ tội cho tính hợp lý” trong bài viết “Loài người không phải kẻ giải quyết vấn đề có lý trí”. Nếu "thiếu chuyên môn" (hay bất lực) là vấn đề thực sự, chúng ta có thể kết luận rằng DÂN CHỦ LUÔN LUÔN THẤT BẠI vì các cử tri không thể phân biệt các ý tưởng tốt với những ý tưởng tồi.

Kẻ thiếu năng lực nhất trong số chúng ta phục vụ như chim hoàng yến trong mỏ than báo hiệu nguy hiểm, biểu hiện tình thế khó khăn lớn hơn trong khái niệm dân chủ; kẻ thực sự dốt nát có thể là vị quan tòa tồi tệ đối với các ứng cử viên và ý tưởng,Dunning nói, nhưng chúng ta cùng chịu đựng một mức độ mù quáng xuất phát từ sự thiếu chuyên môn của cá nhân mình.

Mato Nagel, nhà xã hội học Đức gần đây đã ứng dụng lý thuyết của Dunning và Krugermô phỏng một cuộc bầu cử dân chủ bằng máy tính. Trong mô hình toán học của mình về bầu cử, ông cho rằng kỹ năng lãnh đạo của cử tri được phân bố trên một đường cong hình chuông - một số là lãnh đạo thực sự tốt, một số thực sự tồi, nhưng phần nhiều là tầm thường - và rằng mỗi cử tri không có khả năng nhận biết kỹ năng lãnh đạo của ứng cử viên chính trị khi nó là tốt hơn so với của mình. Khi đó một cuộc bầu cử đã được mô phỏng, các ứng viên có kỹ năng lãnh đạo chỉ tốt hơn một chút so với trung bình luôn luôn giành chiến thắng.

Nagel kết luận rằng dân chủ hiếm khi hoặc không bao giờ bầu ra lãnh đạo tốt nhất. Lợi thế của dân chủ trước độc tài hoặc các dạng thức chính phủ khác chỉ đơn thuần là "có hiệu quả ngăn chặn các ứng cử viên thấp hơn mức trung bình trở thành lãnh đạo".

Như đã chỉ ra ở trên, vấn đề thực sự là dân chủ lý tưởng (mỗi người một lá phiếu ngang bằng trọng lượng) không tồn tại. Cử tri ngu ngốc là vấn đề thứ hai.

Và sẽ đi xa hơn. Dân chủ lý tưởng hay gần với lý tưởng là cố hữu không ổn định và do đó phải thất bại. Chúng không bền vững. Lý do cho điều này rất đơn giản: dân chủ lý tưởng không tương thích với bản năng con người, nghĩa là quyền lực suy đồi, quản trị vốn hữu đòi hỏi con người phải sử dụng quyền lực, và do đó quá trình dân chủ phải bị phá vỡ tại điểm này hay khác.

Dân chủ Mỹ đã thất bại nhiều thập kỷ trước,-chúng ta có thể tranh cãi chính xác khi nào điều đó đã xảy ra, nhưng chúng ta cũng đang nhìn thấy quá trình đó tác quái ở EU ngày nay. Hy Lạp và Italy đang vận hành bởi những quan chức không được bầu ở Brussels, cùng với ECB và các nhà băng tư nhân lớn, và sẽ càng cố thử ở các nước khác rìa phía Nam EU.

Quyền lực lớn đang bị giam cầm và tham nhũng là một bộ phần và cả bầy của điều đó.Nhưng quá trình điều hành trong các nước EU đang trở nên dân chủ hơn mỗi ngày.Nếu ai nghi ngờ, hãy hỏi một người Hy Lạp hay một người Ý. Năm tiếp theo bạn có thể hỏi người Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha.

Vì vậy mà dân chủ luôn luôn thất bại, chỉ là sớm hay muộn. Mặc dù Mỹ không bao giờ có dân chủ thuần túy, nó là đáng chú ý khi nền cộng hòa cũ duy trì được bao lâu. Nhưng khi Mỹ trở thành cường quốc toàn cầu lớn nhất sau WW-II, thì hy vọng đã hết. Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi Mỹ trở thành phi dân chủ như ngày nay. Có điều mỉa mai về việc này là người Mỹ càng ít sống trong dân chủ, thì càng nhiều tìm kiếm để duy trì hiện trạng huyên náo của ý tưởng Mỹ - dân chủ và tầm quan trọng của bỏ phiếu. Thành thật mà nói, đó là vô lý, và cho người ta một ví dụ khác về lối sống đã trở thành điên ở Mỹ.

Trên khía cạnh tâm lý, điều này trông giống như trường hợp lớn nhất của sự quá đà trong lịch sử nhân loại. Trên phương tiện truyền thông hoàn toàn không chấp nhận công khai thừa nhận họ không sống trong một nền dân chủ. Đó là điều cấm, cấm kỵ.Khi đối tượng là điều cấm kỵ, luôn luôn là một chỉ số nặng ký rằng sức mạnh tâm lý (tức là bản năng gốc hay cơ chế phòng vệ) đang đóng vai trò.

Còn rất nhiều điều để nói về chủ đề này, nhưng đó là đủ cho ngày hôm nay.
Đăng Yesterday bởi NXQ
http://lyhoclythuyet.blogspot.com/2015/01/dan-chu-luon-luon-that-bai.html

Người Mỹ gốc Việt phải đối phó ra sao với những kẻ dùng cờ Vàng 3 Sọc Đỏ để khủng bố




From: "'Dr.VietNam' dr.vietnam@att.net [ChinhNghiaViet]"
Sent: Thursday, January 8, 2015 2:19 PM
Subject: [ChinhNghiaViet] Người Mỹ gốc Việt chống tụi khủng bố , tống tiền Ngô Kỷ ra sao ?

Người Mỹ gốc Việt phải đối phó ra sao ?

Người Mỹ gốc Việt phải đối phó ra sao với những kẻ dùng cờ Vàng 3 Sọc Đỏ để khủng bố tống tiền chúng ta ? Như tên Ngô Kỷ chẳng hạn ?
1.- Khi mang danh nghĩa Boat People, với giấy tạm dung I-94 là Tị nạn Chính Trị hay là Vietnamese Refugee ....thì rõ ràng là chúng ta ở chiến tuyến chống Cộng sản VN rồi .Vì chống Cộng sản VN, nên chúng ta phải bỏ nước ra đi . Bỏ lại quê hương của chúng ta. Xa lìa thân nhân ruột thịt của chúng ta .
2.- Khi qua xứ Hoaky, cật lực mưu sinh. Sức khỏe thì không bù lại với người Mỹ hay người Mễ, nhưng bù lại chúng ta cần cù, siêng năng nhẩn nại., lo học hỏi mà hướng về tương lai. Đồng tiền kiếm được tại Hoaky, do mồ hôi, do trí não của chúng ta đã đem lại chúng ta niềm hảnh diện là dùng 2 bàn tay mà tạo ra tiền . Lo chén cơm, manh áo cho vợ, cho con. Dư chút tiền thì gởi về quê hương cho cha mẹ mua thuốc thang tuổi già .
Đồng tiền kiếm được, chúng ta phải đóng thuế cho chính phủ Hoaky. Để xứng đáng là một công dân tốt Hoaky . Tuy ở thành phần nghèo của xã hội Hoaky, nhưng chúng ta hảnh diện là không ăn bám, không hại đến xã hội Hoaky và khi gặp mặt cộng đồng người Việt chúng ta không xấu hổ một điều gì hết.
3.- Đồng lương làm được, chúng ta đóng thuế cho chính phủ Hoaky.
Chính phủ Hoaky dùng tiền thuế của dân chúng tại Hoaky mà lo cho dân chúng, lo trật tự, lo mọi chuyện cho dân chúng . Ngay cả cơ quan FBI, Police, NSA cũng đều do tiền thuế của dân đóng góp mà ra.
Cơ quan FBI, Police, NSA khi nhận lương bổng để làm việc, nghĩa là để làm tròn bổn phận của nhân viên Police, nhân viên FBI, nhân viên CIA, nhân viên NSA...
Họ có bổn phận bào vệ chúng ta bất cứ hình thức nào, để chúng ta được yên ổn mần ăn, làm việc.
Nhưng vì dân chúng quá đông, nhân viên FBI hay CIA hay Police không nhiều đủ đáp ứng chuyện bảo vệ cho dân chúng ....thì chúng ta phải tiếp tay với họ, tiếp tay với những cơ quan chính quyền Hoaky theo đúng nhiệm vụ một người công dân Hoaky.
4.- Nhiệm vụ người công dân Hoaky là khi thấy sự sai phạm, sự hăm dọa, sự khủng bố ( balckmail ) thì phải cấp tốc bào cho cơ quan an ninh ấy biết rỏ mọi chuyện.
5.- Là một người Việt tị nạn Cộng sản chúng ta đã biết rõ nhiều phần tử lưu manh, côn đồ người Việt, dùng lá cờ Màu Vàng 3 Sọc Đỏ mà hăm dọa chúng ta, tống tiền chúng ta như đám côn đồ, bất lương thất nghiệp là đám Hoàng Cơ Minh, thất nghiệp từ khi nhập cư đất Nhật . Không thể lường gạt dân Nhật được, họ bay sang Cali mà tổ chức một tập đoàn kháng chiến ma . Phải góp tiền cho họ hàng tháng, từ quán ăn nhỏ đến cơ sở lớn của người Việt tại Hoaky ...ai mà không đóng gióp thì họp cho người đến bắn chết, hay đốt tiệm mần ăn của nạn nhân là người Việt .
Đi theo nhóm nầy thì có tên Ngô Kỷ tại Little Saigon . Tên nầy dùng cờ vàng 3 sọc đỏ mà hăm dọa, mà tống tiền các chợ búa, các tiệm ăn mà đám Ngô Kỷ đòi tiền không được . Nhân chứng còn sống, còn quanh quẩn tại khu vực Little Saigon là Ông Trần Dũ ( chủ chợ Little Saigon Super Market ), Ông Tony Lâm Quang ( cựu nghị viên thành phố Westminster ), nghị viên Tony Lâm Quang có tiệm ăn nho nhỏ mamg tên Viễn Đông với logo " Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt ". Bị đám Ngô Kỷ cho người đến tống tiền, tống tiền không được thì hắn cho người cầm bảng carton, mang hàng chữ Việt " Không mần ăn với Cộng sản " ...thế là tiêm quán ăn của nghị viên Tony Lâm đành phải ế ẩm gần sạt nghiệp .
Nếu chúng ta không thuận theo đám côn đồ nầy thì lỡ khi chúng ta vào tiệm ăn hay tham dự buổi tiệc gây quỹ nào đó, thì đám côn đồ hung hản nầy đứng lên la ó, xua đuỗi chúng ta ra khỏi buổi tiệc đó . Điển hình là Bà Hoàng Dược Thảo, một mình đứng lện chửi bới nhóm nhân viên nhật báo Người Việt ra khỏi buổi tiệc . Hành động côn đồ nầy đã bị nhà báo lão thành Nguyễn Tú A lên án nặng nề
6.- Vậy chúng ta là người Mỹ gốc Việt phải đối phó làm sao chuyện côn đồ, lưu manh, tống tiền của đám Ngô Kỷ nầy ?

Chúng ta đừng sợ hãi gì cả.

Chúng ta làm một lá đơn, ghi rỏ tên tuổi chúng ta, địa chỉ và số an sinh xã hội .
Chúng ta đến cơ quan FBI gần đó ( mở trang Yellow Phone Book hay Google Search ) tìm đến văn phòng của FBI địa phương .
Có đơn từ, có đầy đủ ID...bắt buộc văn phòng FBI sẽ cho người ra tiếp xúc với bạn . Họ- nhân viên FBI có sẳn người Việt làm trong cơ quan đó .
Bạn có thể nói tiếng Việt, đơn từ của bạn sẽ được họ nhận . Họ- FBI sẽ cho bạn một tấm card nhỏ, chứng tỏ là hồ sơ của bạn được họ chấp hành, nghiên cứu .
KHi thấy nối dung của bạn không phải là một sự vu khống, mà có nhân chứng đầy đủ...thì họ sẽ gọi phone cho bạn hay gời thư cho bạn đến gặp họ.
Khi vào văn phòng FBI, bạn sẽ thấy có ít nhất 3 nhân viên FBI hay 4 nhân viên FBI tiếp bạn ( có nhân viên FBI nói tiếng Việt khi bạn ghi là Vietnamese ).
Họ sẽ bắt bạn tuyên thệ với chinh phủ là bạn nói thật, những đơn từ bạn viết là sự thật. Sau đó họ sẽ cho biết là họ FBI sẽ thử máy nối dối " Polygraph Lie Detector " . Một laoi5 máy nhỏ ...có nhiều dây điện cãm ứng, gắn vào 3 ngón tay và một dây quấn ngang ngục bạn . Nhân viên FBI nói tiếng Việt sẽ hỏi bạn từng câu chậm rãi ...khi bạn trả lời thì điện trở ấy sẽ ghi một loạt in trên máy Polygraph Lie Detector ".
Nhân viên FBI hỏi bạn chừng 5 phút là xong .
Dĩ nhiên với đơn thưa kiện, ghi đầy đủ nhân chúng, vật chứng....và bản ghi từ máy dò nối dối ( Poloygraph Lie Detector ) thì nhiệm vụ của bạn đã xong.
Nhân viên FBI ấy sẽ cho người đi điều tra theo đơn thưa ấy .
Nhờ có đơn thưa, họ nhân viên FBI mới có thể xin Tòa cho phép đặt máy nghe kẻ xấu, theo dõi kẻ xấu ấy .
Dĩ nhiên không phải từ đơn thưa kẻ xấu mà kẻ xấu ấy bị ở tù lập tức . Không phải vậy .
Với lá đơn thưa kiện và với tấm danh thiếp của FBI ...khi bạn ra Tòa thì là một vũ khí hữu hiệu giúp bạn nắm phần thắng trong tay khi ra Tòa có Jury ( Jurors nhúng tay vào )
Khi ra Tòa, với luật sư của mình và với sư minh chứng minh là một công dân lương thiên, mần ăn chăm chỉ....bị bọn côn đồ hãm hại, hay đập phá tiệm của mình....thì dĩ nhiên tên xấu ấy sẽ bị Jurors tuyên bố là kẻ ấy có tội " Guilty "...rồi từ đó quan Tòa kết án . Như vụ án Nhật báo Người Việt - luật sư Phan Huy Đạt và Bà Hoàng Vĩnh, cả 3 đơn vị thưa bà Hoàng Dược Thảo và tập đoàn tuần báo Saigon Nhỏ .
Saigon Nhỏ thua từ khi phiên tòa xử ngày đầu tiên rồi . Ngay cả nhà báo Nguyễn Tú A đến dự khán chừng 50 % phiên họp tại Tòa Superior Court of Orange County bỏ dỡ ra về, lắc đầu thua 100 % rồi .
Vậy bạn là người Mỹ gốc Việt có thể làm đơn đi đến cơ quan FBI tại thành phố của bạn mà nộp đơn thưa tên Ngô Kỷ mà không sợ tội tù gì cả. Nhân chứng là Ông Trần Dũ, Ông nghị viên Tony Lâm và ngay cả Nhật báo Người Việt cũng thưa tên nầy .
Đơn thưa có thể viết tiếng Anh ( cho dù viết sai văn phạm ) nhưng phải kèm theo đơn thưa viết bằng tiếng Việt . Vì khi nhân viên FBI nhận đơn thì có đến trên 3 người thụ lý hồ sơ của bạn . Họ sẽ cho số hồ sơ số mấy...case number...khi ra Tòa họ FBI có thể có mặt làm chứng trong phiên Tòa ấy .
Đừng sợ đơn của bạn bị vụt thùng rác...vì nếu đơn của bạn bị FBI vụt thùng rác thì chắc chắn nhân viên FBI có chuyện với quan Tòa rồi .
Vả lại tại văn phòng hay cơ quan FBI thì hàng tuần đều có buổi họp chung. Xếp Supervisor hay xếp Manager của FBI sẽ làm giấy tờ phiên họp ấy vào máy vi tính là hồ sơ số XXYY hay hồ so AABB đang được theo dõi với nhân viên nào, tên gì đi đến đâu.
Ngoài FBI bạn còn có dân biểu hay nghị viên hay nghị sĩ của bạn tại thành phố ấy hay tại thù đô Sacramento / California làm việc cho bạn....
Tóm lại :
1.- Người công dân tốt của Hoaky, tuân thủ luật lệ Hoaky . Đi làm đóng thuế đầy đủ cho chính phủ.
2.- Người công dân tốt của Hoaky phải báo cáo cho chính phủ hay FBI hay dân biểu, nghị sĩ những điều bạn thấy kẻ xấu ấy gây hại cho bạn, gây hại cho cộng đồng, gây hại cho xã hội . Không báo cáo hay không tiếp xúc với các cơ quan chính phủ bảo vệ cho người dân....thì bạn có lỗi phần nào trước pháp luật là biết mà che dấu ...
3.- Khi thưa kiên hay tố cáo kẻ xấu thì mình phải ghi trung thực, đầy đủ nhân chúng, vật chứng ...giấy tờ chứng minh....không được vu oan giá họa vì đó là một trọng tội . Khi ra Tòa làm chứng mà bạn nói dối hay khai gian, thì đó là một trọng tội với pháp luật gọi là che dấu sự thật với quan Tòa .
Đừng sợ tên Ngô Kỷ khoe những tấm hình chụp với Tổng thống, với nghị sĩ, với báo chí gì gì cả....mà nhấn mạnh là tên nầy từ khi đặt chân vào Hoaky thì không chịu đi làm kiếm cơm. Vậy tiền sinh sống của hắn từ đâu ra ? Trong đơn thưa tên nầy, chúng ta phải ghi rỏ là hắn thất nghiệp hàng chục năm nay...tiền đi đó đây ai cho ? Khai thuế tiền người ta cho lúc năm nào...Kèm theo tên nhân chứng là Ông Trần Dũ và Nghị viên Tony Lâm và nhật báo Người Việt đã có hồ sơ thụ lý tên nầy từ lâu .

Bạn là công dân Hoaky, bạn phải hành xử theo luật của Hoaky .
Cơ quan chính phủ hay cơ quan FBI luôn luôn ở vào phe của bạn, để bảo vệ bạn là một người tốt mà bị kẻ côn đồ, lưu manh ấy ám hại bạn, làm nhục bạn ở đám đông...
Muốn hỏi nhân chứng cựu nghị viên Tony Lâm Quang, thì hỏi thị trưởng Westminster Tã Đức Trí thì ra.
Muốn hỏi ông Trần Dũ (cựu chủ chợ Little Saigon Super Market) thì hỏi các nghị viên người Việt tại Garden Grove và Westminster thì ra.
Muốn tống đạt thư đơn thưa kiện tên Ngô Kỷ thì hỏi văn phòng nhật báo Người Việt thì ra, vì nhật báo Người Việt đã thưa tên nầy ra Tòa, cách đây không lâu.
Muốn làm nhân chứng, thì khi lên vụ án thưa Ngô Kỷ tại Superior Court of Orange County tại Santa Ana thì chúng tôi sẵn sàng làm nhân chứng .

Là công dân Hoaky, chúng ta không thể chấp nhận những kẻ lợi dụng Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ mà hăm dọa chúng ta phỉa tuân theo lời nói của bọn khủng bố, hăm dọa nầy.
Là công dận Hoaky, những sai trái, vị phạm pháp luật Hoaky, chúng ta có thể gặp cơ quan FBI hay NSA hay Police Department hay các dân biểu, nghị sĩ của chúng ta mà báo cáo mà làm đơn nhờ FBI hay CIA hay NSA hay các cơ quan chính phủ Hoaky mà không sợ tội lỗi gì.
Biết kẻ ác làm bậy mà không báo cho nhà chức trách thì đó là lỗi của một công dân tốt Hoaky.
Chúng ta phải tiếp tay với cơ quan FBI hay nhà chức trách Hoaky mà dẹp bỏ kẻ xấu ác, làm hại cộng đồng, làm hại xã hội Hoaky. Đó là luật pháp Hoaky.
Đơn thưa phải sự thật 100 %, đơn thưa sẽ dược thụ lý bởi nhà chức trách 100 %.
Ngoài ra bạn có thể gặp các ký giả người Mỹ làm việc tại nhật báo lớn tại Orange County là Orange Register ( tại Santa Ana ) mà đưa nội vụ ra báo Hoaky…thế là không một ai dám ém chuyện nầy được.

MÙI CỦA MẸ




Nguyễn Văn Anh





Thời son trẻ
Mẹ thơm mùi con gái
Mùi tằm dâu rơm rạ quê nhà
Mùi bồ kết hương cau thơm lắm
Mùi thanh xuân đồng nội Mẹ trao cho cha

Ngày vỡ ối con ra
Mẹ còn thơm mùi chăn gối
Mùi tro than hột muối củ gừng
Con bú mớm
Mẹ thơm mùi vú mọng
Con đi lẫm chẫm
Mẹ thơm mùi cơm nhão, cháo hoa

Con đến trường làng
Mẹ thơm mùi lúa rơm gạo mới
Con lên trường huyện
Mẹ thơm mùi cơm bới mo cau
Khi con ốm đau
Mẹ thơm mùi của Phật
À ơi…
Ôm con mùi Mẹ tỏa ra
Bệnh hoạn tiêu tán, tà ma phải lùi

Ngày nắng hạn
Mẹ thơm mùi me đất
Tháng mưa dầm
Mẹ thơm mùi con cá chột nưa

Con xa nhà mang theo mùi của Mẹ
Đi đông đoài nam bắc
Là con đi đất bằng biển lặng
Là con đi chân cứng đá mềm

Ơi những kẻ đi xa
Có nghe thơm mùi của Mẹ
Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà

Mùi của Mẹ là mùi rất thật
Ngày con thành gia thất
Mẹ thơm mùi treo cưới
Mùi áo khăn đèn rượu trầu cau

Ngày tháng qua mau
Thoảng chút hương đời con hể hả
Mẹ còn giữ một mùi dân dã như rơm
Đời con lận đận áo cơm
Mẹ là áo gấm, tám thơm, nồi đồng
Đời con mỏi gối chồn chân
Lạ thay Mẹ vẫn thơm mầm lộc non

Con mấy mặt con
Vẫn ngỡ mình bé dại
Vì nhà ta còn mùi Mẹ, mùi Bà
Mùi Bà – mùi cái vú da
Mùi cau trầu với mùi hoa mẹ trồng

Mẹ ơi
Mẹ mới đó
Bốn mùa mặc áo the thâm
Sao nỡ vội già không trẻ mãi
Để vãn buổi chợ chiều tất bật đi mau
Vì biết con chờ gói kẹo cau đùm trong lá chuối
Ôi cục kẹo cau có hương bưởi hương ngâu
Có con cu kêu đầu hồi để thời gian qua chi vội

Bây giờ tội nghiệp Mẹ tôi
Tám mươi ba tuổi xếp đôi cánh cò
Mùi của Mẹ quanh co giường chiếu
Mùi trần ai khô kiệt xác thân
Mùi da xương bên ướt Mẹ nằm
Để cả đời bên ráo con lăn

Khuya nay quỳ xuống ôm chân
Mẹ ơi đã lạnh toàn thân
Mất rồi!

Cây cau già ngoài sân chết đứng
Ngọn trầu không héo úng rụng rời
Gió khóc ngoài giậu mồng tơi
Tre trúc quờ quạng tìm hơi Mẹ già

Mẹ hiền đi chuyến chợ xa
Mùi Mẹ cánh Hạc bay ra cõi Trời
Con thành đứa trẻ mồ côi
Mạ ơi!
Con thành đứa trẻ mồ côi
Lặng chiều nhang khói tìm hơi Mẹ hiền!

(NVA)

30 điều bạn cần suy nghĩ cho bản thân



Tác giả: Văn Hiến (Theo Marcandangel – 1book)



Không ai có thể quay ngược thời gian nhưng bất cứ ai đều có thể bắt đầu từ hôm nay và tạo ra kết thúc mới – Maria Robinson.


Nguồn: Trên mạng

1. Đừng mất thời gian với những đối tượng sai lầm

Cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn không nên dành thời gian với những người chỉ biết “hút cạn” nguồn hạnh phúc của mình. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn không phải đấu tranh để giành giật lấy một vị trí nào cả.

Đừng bao giờ ép mình vào mối quan hệ với những người coi thường giá trị của bạn. Và hãy nhớ, những người bạn thật sự của bạn không phải là những người ở bên cạnh khi bạn thành công, mà là những người ở bên cạnh khi bạn gặp khó khăn.



2. Đừng chạy trốn các rắc rối của mình

Tuy đây không phải là việc dễ dàng, nhưng bạn hãy đối diện với chúng. Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn.

Chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay

3. Đừng nói dối bản thân

Bạn có thể nói dối người khác, nhưng bạn không thể nói dối chính bản thân mình. Cuộc sống của chúng ta chỉ tiến bộ khi chúng ta nắm bắt các cơ hội. Cơ hội đầu tiên cũng là khó khăn nhất mà chúng ta có thể nắm bắt lấy là trung thực với chính mình.

4. Đừng gác lại các nhu cầu của bản thân

Điều đau đớn nhất là vì yêu người khác quá mà đánh mất bản thân mình, và quên mất rằng mình cũng là người đặc biệt. Vâng, hãy giúp đỡ người khác; nhưng bạn cũng phải giúp đỡ chính mình nữa chứ. Nếu có giây phút nào dành cho bạn để theo đuổi đam mê và làm điều gì đó quan trọng với mình, thì giây phút đó chính là ngay lúc này đây.

5. Đừng cố gắng làm người khác

Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống là làm chính mình trong một thế giới cứ chực biến bạn thành người giống như mọi người khác. Lúc nào cũng sẽ có người xinh đẹp hơn bạn, thông minh hơn bạn, trẻ trung hơn bạn, nhưng họ sẽ không bao giờ là bạn cả. Đừng thay đổi để mong người khác thích mình. Hãy là chính mình, và sẽ có người yêu con người thật của bạn.

6. Đừng bận tâm với quá khứ

Bạn không thể bắt đầu một chương mới trong cuộc đời nếu cứ đọc đi đọc lại chương cũ.

7. Đừng sợ mắc sai lầm

Làm việc gì đó rồi mắc sai lầm còn hiệu quả gấp 10 lần so với không làm gì cả. Mỗi thành công đều có một vệt dài những thất bại đằng sau nó, và mỗi thất bại đều dẫn đường tới thành công. Suy cho cùng, bạn sẽ hối hận về những điều mình không làm nhiều hơn là về những điều mình đã làm.

8. Đừng trách móc bản thân vì những sai lầm đã qua

Có thể chúng ta yêu nhầm người và đau khổ về những điều không xứng đáng, nhưng dù mọi việc có tồi tệ tới mức nào, thì cũng có một điều chắc chắn: sai lầm giúp chúng ta tìm được đúng người, đúng thứ phù hợp với chúng ta.

Chúng ta ai cũng có những sai lầm, khó khăn, thậm chí cả những hối tiếc trong quá khứ. Nhưng bạn không phải là sai lầm, khó khăn của mình, và ngay lúc này đây bạn có trong tay một sức mạnh để xây dựng hiện tại và tương lai của mình. Mỗi một điều từng xảy ra trong cuộc sống của bạn đều góp phần chuẩn bị cho bạn đón nhận một khoảnh khắc mới chưa đến.

9. Đừng cố công mua hạnh phúc

Nhiều thứ chúng ta mong mỏi có được có giá đắt. Nhưng sự thật là, những gì thực sự khiến chúng ta hài lòng lại hoàn toàn miễn phí – đó là tình yêu, là tiếng cười, và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình.

10. Đừng tìm kiếm hạnh phúc ở người khác

Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc với chính con người bên trong của mình, thì bạn sẽ chẳng thể nào có được hạnh phúc lâu dài với bất kỳ người nào khác. Bạn phải tạo ra sự ổn định trong cuộc sống của mình trước rồi mới nghĩ tới chuyện chia sẻ cuộc sống đó với người khác được.

11. Đừng lười nhác

Đừng nghĩ ngợi quá nhiều, bởi có thể bạn sẽ tạo ra một rắc rối không đáng có. Hãy đánh giá tình hình và đưa ra hành động dứt khoát. Bạn không thể thay đổi điều mà mình không muốn đối mặt. Tiến bộ bao hàm rủi ro. Chấm hết! Bạn không thể đứng một chỗ mà hy vọng mình sẽ tới được đích.

12. Đừng nghĩ rằng mình chưa sẵn sàng

Khi một cơ hội xuất hiện, không có ai cảm thấy mình đã sẵn sàng 100% để đón nhận nó. Bởi vì phần lớn những cơ hội lớn lao trong cuộc đời đều đòi hỏi chúng ta phải phát triển vượt quá “vùng thoải mái” của mình – điều này có nghĩa là ban đầu, chúng ta sẽ không cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

13. Đừng tham gia vào các mối quan hệ vì những lý do sai lầm

Cần phải lựa chọn các mối quan hệ một cách khôn ngoan. Ở một mình còn tốt hơn là giao tiếp với người xấu. Bạn không cần phải vội vàng. Điều gì phải đến, sẽ đến – và nó sẽ đến đúng lúc, với đúng người, và vì lý do tốt đẹp nhất. Hãy yêu khi bạn đã sẵn sàng, chứ đừng yêu khi bạn cảm thấy cô đơn.

14. Đừng từ chối những mối quan hệ mới

Trong cuộc sống rồi bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người bạn gặp đều có một ý nghĩa, mục đích riêng cho bản thân bạn. Một số người sẽ thử thách bạn, một số sẽ lợi dụng bạn và một số sẽ cho bạn những bài học. Nhưng điều quan trọng nhất là một số người sẽ giúp bạn thể hiện khía cạnh tốt nhất của mình.

15. Đừng cố cạnh tranh với tất cả mọi người

Đừng lo lắng khi mọi người giỏi hơn bạn. Hãy tập trung vào việc phá kỷ lục của mình mỗi ngày. Thành công là một trận chiến chỉ duy nhất có bạn và bản thân mình mà thôi.

16. Đừng ghen tị với người khác

Ghen tị là hành động “đếm” hạnh phúc, may mắn của người khác thay vì của bạn. Hãy tự hỏi bản thân câu: “Mình có những điều gì mà ai cũng mong muốn có?”.

17. Đừng than vãn và tự thương hại bản thân

Các khó khăn xuất hiện trong cuộc sống đều có lý do riêng của chúng và tất cả đều hướng bạn theo một cung đường phù hợp cho bản thân. Có thể bạn sẽ không nhìn thấy cũng như thấu hiểu mọi thứ vào thời điểm xảy ra.

Tuy nhiên hãy nhìn lại những khó khăn mà bạn đã trải qua trong quá khứ, bạn sẽ thấy chúng dẫn mình tới những nơi tốt hơn, trở thành con người tốt hơn, có tâm trạng và hoàn cảnh tốt hơn. Vì thế, hãy cười lên! Hãy cho mọi người biết rằng bạn của ngày hôm nay sẽ mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần so với bạn của ngày hôm qua – và bạn sẽ luôn là như thế.

18. Đừng giữ mãi những hằn học

Đừng sống với những điều mà bạn ghét. Bạn sẽ tự làm đau bản thân mình hơn là việc những người bạn ghét đã làm. Tha thứ không phải là việc nói: “Những gì bạn đã làm thì ổn đối với tôi”, mà là nói: “Tôi sẽ không để hạnh phúc của mình bị hủy hoại bởi những gì mà anh đã gây ra cho tôi”.

Tha thứ là câu trả lời cho việc hãy buông tay, đi tìm bình an và giải phóng bản thân bạn. Và hãy nhớ, tha thứ không chỉ dành cho người khác, nó còn dành cho chính bạn. Hãy tha thứ cho bản thân, tiếp tục sống và cố gắng hơn nữa trong tương lai.

19. Đừng để người khác kéo bạn xuống vị trí ngang bằng với họ

Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để thích nghi với những người không chịu nâng cao các tiêu chuẩn của họ.

20. Đừng lãng phí thời gian giải thích bản thân cho người khác

Bạn bè không cần điều đó và kẻ thù của bạn cũng không tin vào những điều mà bạn giải thích. Hãy làm những gì mà trái tim bạn mách bảo là đúng.

21. Đừng miệt mài làm đi làm lại một việc mà không có “khoảng ngừng”

Thời điểm phù hợp để bạn hít một hơi thật sâu là khi bạn không có thời gian cho việc đó. Nếu bạn tiếp tục làm những gì mình đang làm, thì bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì mà bạn đang nhận được. Đôi khi bạn cần phải tạo ra cho mình một khoảng cách để có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng.

22. Đừng bỏ qua điều kỳ diệu của những khoảnh khắc nhỏ nhoi

Hãy tận hưởng những điều nhỏ nhoi nhất, bởi biết đâu một ngày nào đó nhìn lại bạn sẽ thấy đó là điều vô cùng ý nghĩa với mình. Phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống của bạn sẽ là những khoảnh khắc nhỏ bé, không tên mà bạn dành để mỉm cười cùng với ai đó qua trọng với bạn.

23. Đừng cố làm mọi thứ trở nên hoàn hảo

Thế giới thực không vinh danh những người cầu toàn; nó sẽ trao phần thưởng cho những người hoàn thành công việc.

24. Đừng đi theo con đường ít bị cản trở nhất

Cuộc sống không dễ dàng, nhất là khi bạn lên kế hoạch đạt được mục đích to lớn nào đó trong cuộc sống. Đừng đi con đường dễ nhất, hãy làm những gì đó khác biệt, phi thường.

25. Đừng hành động như thể mọi việc đều tốt đẹp trong khi thực tế không phải như vậy

Suy sụp một lát cũng không sao. Bạn không phải tỏ ra lúc nào cũng mạnh mẽ và không cần chứng minh rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Bạn không cần quan tâm tới những gì mà người khác đang nghĩ – hãy khóc nếu bạn thấy cần – điều đó cũng tốt cho tâm lý, sức khỏe của bạn. Nếu bạn càng giải tỏa sớm, nụ cười sẽ càng có khả năng quay trở lại với bạn sớm hơn.

26. Đừng đổ lỗi cho người khác về rắc rối của bạn

Khả năng thực hiện được ước mơ của bạn tỉ lệ thuận với khả năng bạn tự nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Khi trách cứ người khác vì nhữnggì bạn đang trải qua, nghĩa là bạn đang chối bỏ trách nhiệm – bạn đang trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.

27. Đừng cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người

Đó là điều không thể xảy ra, và nếu bạn cứ cố công làm như vậy, bạn sẽ kiệt sức. Nhưng làm cho một người mỉm cười cũng có thể thay đổi cả thế giới. Có thể không phải là toàn bộ thế giới, mà chỉ là thế giới của riêng người đó thôi. Vì thế, hãy thu hẹp sự tập trung của mình lại.

28. Đừng lo lắng quá nhiều

Lo lắng sẽ không giúp giải thoát các gánh nặng của ngày mai, nhưng nó sẽ tước bỏ đi niềm vui của ngày hôm nay. Một cách để bạn có thể kiểm tra xem có nên mất công suy nghĩ về điều gì đó hay không là tự đặt ra cho mình câu hỏi này: “Điều này có quan trọng gì nữa không trong một năm tiếp theo? Ba năm tiếp theo? Năm năm tiếp theo?”. Nếu câu trả lời là không, thì nó không đáng để bạn bận tâm đâu.

29. Đừng tập trung vào những gì bạn không mong muốn xảy ra

Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự muốn xảy ra. Suy nghĩ tích cực là “tiền đề” cho mọi thành công vĩ đại. Nếu mỗi sáng bạn thức dậy với tâm niệm rằng ngày hôm nay sẽ có điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc sống của mình, và bạn để tâm chú ý, thì rồi thường là bạn sẽ nhận thấy rằng niềm tin của mình là đúng.

30. Đừng là người vô ơn

Dù bạn đang ở hoàn cảnh tốt đẹp hay tồi tệ, hãy thức dậy mỗi ngày với niềm biết ơn cuộc sống của mình. Ở nơi nào đó, người khác đang đấu tranh trong tuyệt vọng để giành giật lấy cuộc sống của họ. Thay vì nghĩ về những gì bạn không có, hãy nghĩ về những gì bạn đang có mà người khác không có.

———–

Văn chương là kết tinh của cả một đời người!




Featured image: umisamarto



Thời gian trung bình để hoàn thành một cuốn tiểu thuyết 500 – 700 trang là tầm một năm. Đấy là đối với nhà văn chuyên nghiệp, cuộc sống chỉ xoay quanh viết và viết. Ví dụ điển hình là J.K.Rowling với series Harry Potter. Bảy cuốn Harry Potter được viết trong hơn mười năm (cuốn đầu tiên xuất bản vào năm 1997, cuốn cuối cùng vào năm 2007). Đối với những cây bút không chuyên, khi còn phải có một công việc khác, để hoàn thành tác phẩm đôi khi có thể lên đến vài năm, hoặc thậm chí cả đời chỉ ra một tác phẩm. Như cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough, với 4 năm thai nghén và gần 10 tháng để viết. Ngay những nhà văn đã được thế giới thừa nhận, thời gian hoàn thành tính ra cũng xấp xỉ như vậy. Victor Hugo viết Những người khốn khổ bắt đầu từ năm 1845 và kết thúc vào năm 1862. Mạc Ngôn viết Báu vật của đời trong khoảng ba tháng, nhưng ông dự tính thời gian hoàn thành là mười năm. Nguyên nhân có lẽ là do ông lấy hình tượng của mẹ mà viết, thế nên tình cảm dạt dào, ông viết đêm viết ngày, viết ngay cả trong giấc ngủ. Trong hầu hết trường hợp, một cuốn sách luôn cần đủ thời gian chín.

Điều đầu tiên là lớp vỏ của tác phẩm

Nhiều độc giả đọc sách cứ trôi chữ là được. Nhưng để dựng nên một tác phẩm bài bản, tôi đánh giá tương đối khó. Chỉ là múa rìu qua mắt thợ, nhưng cũng xin trình bày chút ít. Đầu tiên là dựng lên không gian, thời gian xuyên suốt của câu chuyện. Sau đó tạo nút thắt cho tác phẩm. Lắp các tình tiết vào, lắp các nhân vật lên, cho câu chuyện chạy, tạo ra những điểm nổi nhỏ hơn. Trong quá trình tinh chỉnh, phải hài hòa, hợp lý nhiều thứ như tình cách nhân vật, tình huống truyện, cảm giác toàn bộ câu chuyện, thêm các đoạn miêu tả không gian để sắc nét câu chuyện…

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng cái chính là làm sao cho nó đẹp, nó trôi chảy, nó như một mê lộ thu hút người đọc, “như một gói mì tôm, nở ra khi cần nở, co vào khi cần co” đối với từng người đọc khác nhau, rất khó, cực kì khó. Đấy là chưa kể có nhiều phần viết xong, quyết định xóa nguyên bài là chuyện thường. Viết văn là một công việc rất mệt mỏi. Tôi rất thích cách so sánh như thế này, những nhà văn dựng lên cả một thế giới trong đầu của họ, người đọc đi trong thế giới ấy, nhưng họ không hề biết nhà văn đang nghiêng đầu nhìn ngắm tất cả những cảm giác của họ, để mà học hỏi, để mà rút kinh nghiệm…

Những nhà văn chân chính là những kiến trúc sư đại tài của trí tưởng tượng. Những cuốn sách hay là những cuốn sách mà người ta đọc đi đọc lại cả chục lần, mà lần nào cũng như mở thêm ra một thế giới khác. Rất tài năng! À! Sẵn tiện nói luôn, nhà văn viết sai chính tả là chuyện bình thường. Họ không đủ trí thông minh cụ thể để xét đến điều ấy đâu. Chỉ người biên tập mới là người kiểm lỗi mà thôi.
Điều thứ hai, tài năng của nhà văn còn thể hiện qua vốn sống

Thật sự đây là vấn đề tôi không dám đề cập sâu vì nó bao la quá! Vốn sống là cái gốc rễ của một tác phẩm. Thứ quyết định tác phẩm có trường tồn hay không. Vốn sống chưa đủ chín, tác phẩm chỉ sống được vài năm là được đem đi gói bánh mì ngay. Vốn sống mạnh mẽ và sâu sắc, vài trăm năm vẫn còn người gìn giữ. Những cuốn sách mang đến một vốn sống mạnh mẽ cho người đọc, nó sẽ luôn muốn được ấp ôm mãi trong lòng, không buông.

Đương nhiên, để có một vốn sống như thế, hẳn nhiên phải cần một độ tuổi đủ trải nghiệm, đủ đầm, đủ tỉnh táo để bóc tỉa tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Thậm chí cần dám mạnh tay tô đậm hay xóa nhạt đi những tình tiết quan trọng trong khung câu chuyện. Muốn được cảm nhận đa chiều, lời khuyên tôi biết được là, ở một mình và lắng nghe với những thứ đang vang lên trong đầu. Đó chính là điều căn bản nhất.

Một nhà văn thật sự không thể nào cứ bị xao động với những tình tiết giật gân xảy ra trong xã hội. Họ cần phải có một lối sống giản dị và tách biệt khỏi những phồn hoa đô hội. Họ cần yên bình trong thế giới tâm trí của họ, để xây, để sửa, để tạo ra những tác phẩm thật sự. Họ cảm ơn sự nổi tiếng nhưng được vun đầy vốn sống của mình là thứ họ cảm thấy thỏa mãn hơn rất nhiều. Điều tôi kính trọng J.K.Rowling, mặc dù tôi coi ba tập cuối Harry của bà chỉ là tác phẩm đáp ứng thị trường, là việc bà dám ra một tác phẩm mới, với bút danh khác. Một nhà văn chân chính khát khao được sinh ra một đứa con hoàn mỹ còn nhiều hơn sự nổi tiếng.

Lối viết thị trường 

Ngày nay, có một lối viết khác hơn, nhanh hơn, bắt mắt hơn. Đó là lối viết theo kiểu thị trường. Lối việc dựa trên bộ khung có sẵn. Đó có thể là từ một tác phẩm khác, từ phim ảnh, từ các câu chuyện của một người khác, thậm chí là màn cắt dán các tình huống trên mạng xã hội để nhồi nhét lại cho nhanh. Thế nên, sách ngày nay mới có chuyện mới đọc đã cảm thấy quen quen, hình như đã đọc ở đâu đấy rồi. Lối viết này cũng có cách xử lý để hấp dẫn hơn.

Đó là thêm gia vị vào để át đi sự nhợt nhạt của phần lõi. Gia vị đó có thể là chọc ngoáy vào những chủ đề giật gân. Gia vị có thể là sự luyến láy, tạo thanh cho từ, cho câu chữ. Gia vị có thể là đặc tả hoa mỹ một cảnh sang chảnh, khoe khoang, phù phiếm không liên quan gì đến mạch truyện. Gia vị có thể là cái tiêu đề gây sốc, nổi bần bật. Gia vị cũng có thể là các chiêu trò marketing tạo khan hiếm, tạo sốt ảo, tạo tâm lý bầy đàn, tạo tâm lý hào nhoáng thời thượng…

Nói chung là làm tất cả chiêu trò để người đọc xoay mòng mòng, mất đi dần sự suy xét hợp lý, chỉ đơn thuần là cảm thấy sự nhấp nháy câu từ, cảm thấy kích động bởi các tình huống khiêu dâm, bi thảm, giật gân để mà bỏ tiền túi ra cho nhanh. Đọc xong, họ sẽ có cảm giác thấy hay hay, vui vui, buồn buồn, thậm chí là gây nghiện nhưng cuối cùng chẳng biết rõ để làm gì cả, cứ mơ mơ, màng màng như người đi trong cõi mộng. Nhận thức xã hội không những không tăng tiến ấy mà thậm chí còn bị méo mó. Tôi đánh giá dù nó lụa là, nhưng còn kém hơn cả bài viết của một cậu nhóc mười tám tuổi.

Xã hội tồn tại rất nhiều thành phần. Thành phần ẩm ẩm ương ương tỏ vẻ cũng không ít. Thành phần chập chững vào đời, dễ bị lóa mắt, dễ bị dụ cũng khá nhiều. Mình cũng đã từng như thế. Thế nên, như một bạn đã nói, được mua nhiều chưa chắc đã hay, chỉ là làm marketing tốt mà thôi. Một cuốn sách hay là đọc xong trên mạng rồi là đi mò mẫm khắp thành phố, kể cả tiệm sách cũ, chỉ để tìm được một ấn bản của nó.

Tôi không muốn chỉ trích thêm nhiều cho lối viết ấy, dù bản thân tôi xem đấy là một dạng ma túy tinh thần. Xã hội có nhu cầu thì họ đáp ứng mà thôi, không có gì sai cả. Con người ai mà không muốn làm giàu. Đó chỉ là một câu chuyện kinh doanh con chữ, không hơn. Thế nên, việc bóc trần một tí ánh hào quang như vậy là đủ rồi, ấy là còn có khi giúp họ tìm được một con đường khác tốt hơn. Một tác giả có tình cảm thật sự, họ sẽ chẳng muốn tác phẩm của mình đi gói bánh mì. Còn không chỉ là kẻ bốc phét, lắm điều, chẳng đáng tin và cũng sẽ chẳng vươn cao hơn được ngoài việc đi nịnh đầm mấy đứa teen teen. À không! Teen ngày nay nhiều đứa cũng đọc những câu chuyện gai góc lắm nên không thể quơ đũa cả nắm được.

Kết

Nếu bạn đọc đang đi trên con đường ấy, hãy thử bước qua con đường bên đây xem sao, hãy thử đọcSông Đông êm đềm xem sao … Nó mộc mạc lắm, thậm chí với guot hoành tráng, súng đạn, robot, làm tình ỳ xèo các kiểu như hiện nay, bạn có thể ngủ gục ngay ở giai đoạn đầu đấy. Nhưng một khi đã nhập tâm vào số phận những con người ấy rồi… Ôi! Một Aksinia mạnh mẽ, cương trực nhưng rất chịu chơi, chịu quẫy (đùa thôi); Ôi! Một Natalia hiền lành, thủy chung nhưng quá cam chịu … Ôi thôi!!! Hãy thử đọc đi bạn nhé, có khi ông Mikhail Sholokhov trên trời đang rất trông ngóng bạn bước vào lãnh địa của ông ấy đấy. Đọc đi để đọc tốt hơn, viết tốt hơn, cảm nhận tốt hơn …

Sẵn tiện, mình cũng có một điều xin chia sẻ. Việc đưa một tình huống tình dục vào một tác phẩm là rất rủi ro. Đưa làm sao để người đọc, người xem không với tay lấy cuộn giấy hay quả dưa chuột là trình độ thần thánh của tác giả, đạo diễn. Bởi vì khi bị kích thích họ sẽ chẳng còn tâm trí nào mà để nhìn nhận những điều khác đang xảy ra, điều nó làm cả tác phẩm chỉ bị gói gọn lại trong cả đoạn kích dục. Vậy thôi!

Bài viết chỉ được viết trong khoảng hai ba tiếng. Có gì sai sót mong các bạn bỏ qua!

Diều Hâu Đuôi Đỏ