Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Tín Đồ Ki-tô Việt Nam Có Được Chúa “Cứu Rỗi” Không?



“NGÀY TẬN THẾ” CỦA KI-TÔ GIÁO

(Christian Apocalypse)

Hay
Tín Đồ Ki-tô Việt Nam Có Được Chúa “Cứu Rỗi” Không?
Đó Là Câu Hỏi. Vậy Câu Trả Lời Là Gì?

1. Vài Lời Nói Đầu.

Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng John Paul II đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”. Củ cà-rốt thiên đường thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và cây gậy hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.

Dù vậy, không thiếu gì tín đồ Ki Tô Giáo ngày nay vẫn mơ tưởng đến “ngày tận thế” để Chúa Giê-su của họ có thể làm cho phần hồn của họ nhập với xác chết của họ, bất kể là họ đã chết từ bao giờ, ở đâu, chết trên giường hay tan xác ngoài mặt trận v..v.. và cho họ lên “thiên đường” ở trên các tầng mây, hưởng nhan thánh Chúa. Đó là tín ngưỡng, là quyền tin của mọi người, nhưng trong vấn đề học thuật, tôi tự hỏi: “Thực ra thì các tín đồ Việt Nam theo Ki-Tô-Giáo có được Chúa “cứu rỗi” hay không? Căn cứ vào đâu? Và thực ra thì những gì sẽ xẩy ra trong “ngày tận thế”? Chúng ta không có cách nào khác là tìm hiểu về “ngày tận thế” trong Thánh Kinh của Ki Tô Giáo. Thực ra thì chúng ta không cần tìm hiểu về “ngày tận thế” cũng có thể khẳng định là theo huyền thoại của dân Do Thái về Giê-su thì Giê-su xuống trần chỉ để cứu người Do Thái mà thôi. Trong Tân Ước, chính Giê-su đã khẳng định như vậy và còn coi người phi Do Thái là chó. Vậy thì, dựa theo Thánh Kinh thì những lời các “bề trên” dạy cho tín đồ Việt Nam về một sự “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những lời lừa dối để khuyến dụ những kẻ nhẹ dạ cả tin. Bài viết này nằm trong chủ trương giải hoặc, giúp con người bỏ đi những điều huyễn hoặc mà ngày nay không còn thích ứng với kiến thức của nhân loại.

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu chút ít về “ngày tận thế” để có thể có một câu trả lời chính xác về câu hỏi: “Các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam có được cứu rỗi trong ngày tận thế không?”

Trước thế kỷ 16, trước khi Martin Luther bắt đầu dịch Kinh Thánh [Kinh mà Ki Tô Giáo cho là do các thánh viết theo sự mạc khải của Thiên Chúa chứ không phải là Kinh về những điều thánh thiện] ra tiếng Đức và từ đó Kinh Thánh được dịch sang tiếng các nước khác, tín đồ Ca-tô không được phép đọc Kinh Thánh. Vi phạm có thể bị tịch thu tài sản hay xử tử hình. Tại sao vậy? Giáo hội Ca-tô giải thích là sợ tín đồ thấp kém đọc Kinh Thánh hiểu sai ý Chúa. Hiểu ý Chúa là độc quyền của giới giáo sĩ, từ giáo hoàng xuống tới linh mục [sự thực thì linh mục cũng chỉ nhắc lại những gì mà các “bề trên” muốn họ phải nhắc cho tín đồ ở dưới], tuy rằng “giáo hội dạy rằng”: “Thiên Chúa không thể hiểu được” (God is incomprehensible). Thật ra thì giáo hội sợ tín đồ thấy rõ những chuyện sai lầm và hoang đường trong Kinh Thánh, và những giáo lý ngụy tạo của giáo hội, đưa đến tình trạng giáo hội mất đi quyền lực trên đám tín đồ, và lẽ dĩ nhiên, thu hoạch giảm sút. Điều này đã xảy ra trong những nước Âu Mỹ văn minh tiến bộ. Linh mục, nữ tu, và giáo dân bỏ đạo hàng loạt. Các nhà thần học đã lên tiếng phê bình, chất vấn giáo hội về những tín lý như Đức Mẹ Thụ Thai Vô Nhiễm, Giáo hoàng không thể sai lầm, Chúa sống lại và bay lên trời, Tuyệt thông v..v.. đến độ Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế của Giê-su. [Xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng “Cứu Thế”: Một Vai Trò Cần Phải Dẹp Bỏ” trên trang nhà Giao Điểm trước đây].

Nhìn vào số tín đồ trong các nước kém mở mang ở Phi Châu, Nam Mỹ và Phi Luật Tân ở Á Châu, chiếm hơn 70% tổng số tín đồ Ca-tô hiện nay trên thế giới, chúng ta thấy ngay tại sao Ca-tô Giáo có đông tín đồ: Vì tuyệt đại đa số các tín đồ này thuộc những thành phần thấp kém nhất trong xã hội, ít học, kém hiểu biết, ngây thơ, ngờ nghệch. Số tín đồ này có thể trong nhà có cuốn Kinh Thánh nhưng chỉ dùng nó làm vật hứng bụi (dust collector), chưa bao giờ mở cuốn Kinh Thánh ra đọc vì có đọc cũng không hiểu, và, ngoài việc đã bị nhồi sọ từ nhỏ, chỉ được nghe giảng trong nhà thờ những đoạn chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) thuộc loại mê tín dị đoan của các linh mục chuyên nghề mê hoặc các tín đồ vốn không có nhiều đầu óc. Cũng vì vậy mà nhiều chuyên gia về tôn giáo đã phân tích vấn đề Ki-tô Giáo và cho rằng Ki-tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo Rô-ma, chỉ gồm có ba hạng người:

1). Tuyệt đại đa số tín đồ thuộc giai cấp cùng dân, thấp kém, ít hiểu biết. Đối với hạng người này, niềm tin vào lời hứa hẹn được Chúa làm cho sống lại, bất kể là đã chết từ bao giờ, cùng “Chúa” bay lên thiên đường, trong ngày phán xét là một sự an ủi lớn.

2). Giới giáo sĩ (từ giáo hoàng trở xuống) xảo quyệt lợi dụng sự ngờ nghệch và lòng mê tín của đám giáo dân thấp kém để tự tạo quyền lực, ăn trên ngồi trước (đưa ra những tín lý như rửa tội, xưng tội, tha tội, ban thánh thể [ăn thịt và uống máu Chúa], quyền tuyệt thông [excommunication] v..v...) , vơ vét của cải (gia tài của Vatican nay lên đến trên một ngàn tỷ đô-la, các giáo xứ ở Mỹ đã phải tiêu trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân của trên 4000 linh mục loạn dâm).

3.) Những học giả, nhà thần học thuộc loại bất lương trí thức (intellectual dishonesty) theo như nhận định của Alfred Loisy, Giáo Sư tại Viện Đại Học của Ca-tô Giáo Rô-ma ở Pháp từ 1889 đến 1908. Alfred Loisy thấy khó có thể tin là những học giả hiểu biết (learned scholars), đặc biệt là những đồng nghiệp Ca Tô của ông (his Catholic colleagues), vẫn tiếp tục biện hộ cho những điều mê tín thuộc loại siêu nhiên. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn của Loisy:

“Trong vấn đề siêu nhiên được hiểu như vậy (như viết trong Kinh Thánh) chúng ta không thể tin vào phần nào, vì lý do rõ ràng là nó không có thực, là nó đã bị tan ra từng mảnh nhỏ, những mảnh này chỉ được giữ lại với nhau cho đến ngày nay bởi sự ngu đần của đám người cả tin, và bởi sự chủ tâm mù quáng của những nhà thần học không chịu nhìn vào những gì ở ngay trước mắt; chúng ta cũng không tránh khỏi nghi ngờ là những nhà thần học này đôi khi đã dự vai trò có thể xếp họ vào loại những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, những chính trị gia biện giải cho Ki Tô Giáo, những chiến thuật gia lý giải Kinh Thánh, thay vì xếp họ vào hạng những người thực sự và chính mình tin vào thuyết siêu nhiên giả dối này, cái thuyết mà có vẻ như họ đã quyết định áp đặt nó như một gánh nặng trường tồn trên những đầu óc cả tin. Chúng tôi bảo cho họ biết, một lần dứt khoát, rằng những tham vọng của họ là phi lý và cho rằng Kinh Thánh và Giáo hoàng không sai lầm là một sự chống lại, mà họ không được phép, đối với kiến thức đúng.” 1

Nhận định của Alfred Loisy như trên có phải là để “bôi nhọ” Ki-tô Giáo hay không? Chắc chắn là không, vì chúng ta có thể chứng minh sự chính xác của những nhận định trên qua lịch sử của Giáo hội Ca-tô Rô-ma, qua những tín lý mà tuyệt đại đa số tín đồ vẫn còn tin trong thời đại ngày nay, và nhất là qua sự phân tích cuốn sách mang tên “Kinh Thánh” của Ki-tô Giáo. 

Một trong những sự ngu dại của đám người cả tin, nhất là những người không phải là Do Thái, là tin vào ngày tận thế, thường được rao giảng trong các nhà thờ, hứa hẹn một sự “cứu rỗi” của Giê-su. Trong bài này tôi xin luận về điều “tiên tri” về “Ngày Tận Thế” của Ki-tô Giáo, viết trong sách “Khải Huyền” ở cuối Tân Ước, và chứng minh rằng sách này thuộc loại cực kỳ mê tín hoang đường còn sót lại trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, và sách này đã từng gây bao khổ nạn cho nhân loại, kéo dài cho đến tận ngày nay.. 



ooooo ۩ ooooo



2. “Ngày Tận Thế” Của Ki-tô Giáo.



Niềm tin vào “Ngày Tận Thế” của Ki-tô Giáo nằm rải rác trong Cựu Ước, trong nửa cuốn sau của sách Daniel (nửa cuốn trước chỉ thích hợp với trẻ con trong những lớp học sáng chủ nhật ở nhà thờ) và trong sách Khải Huyền (Revelation) ở cuối Tân ước. 

Sách Khải Huyền đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson “khen tặng” một cách rất chính xác như sau: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng” [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995]. 

Kẻ điên khùng dốt nát này là ai? Kinh Thánh viết rõ tên sách Khải Huyền: “The Revelation of Jesus Christ”, có nghĩa là “Lời khải thị của Giê-su Ki Tô”, và câu đầu trong sách Khải Huyền viết rõ: “Rev. 1: 1: The Revelation of Jesus Christ, which God gave Him to show to His servants – things which must soon take place, He made it known by sending his angel to his servant John....” [TCN tạm dịch: Lời khải thị, hay mạc khải, của Giê-su Ki-tô mà Chúa Cha đã ban cho ông ta để tỏ cho các tôi tớ của ông ta thấy những điều sắp phải xảy ra. Giê-su tỏ điều khải thị này (cho các tôi tớ) bằng cách sai thiên sứ của ông ta đến với kẻ tôi tớ của ông ta là John (Gio-an hay Giăng)...].

Chúng ta thấy, trong đạo Giê-su không có tín đồ mà chỉ toàn là tôi tớ rất hãnh diện được làm tôi tớ. Vậy theo tổng thống Jefferson và theo khẳng định ở đầu sách Khải Huyền thì Giê-su chính là kẻ dốt nát, điên khùng. Nếu Giê-su dốt nát điên khùng, thì chuyện những tôi tớ của ông ta, thí dụ như các linh mục, mục sư không phải là người Do Thái, cũng như các tín đồ hoặc tân tòng như Đỗ Mạnh Tri, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật, Khuất Minh, Phan Như Ngọc, Trần Long v..v.. còn dốt nát điên khùng hơn ông ta không phải là chuyện lạ. Bởi vì Kinh Thánh viết rõ, Matthew 10:24, Giê-su phán: “Tôi tớ không hơn được chủ” (a servant is not above his master). Chúng ta nên hiểu, dốt nát điên khùng ở đây là nói về phương diện hiểu biết trí thức chứ không phải về vấn đề tín ngưỡng, một quyền căn bản của con người. 

Khổ nạn của Ki-tô giáo là hầu hết tín đồ đều tin những điều John kể lại trong sách Khải Huyền chính là những lời khải thị của Giê-su, do đó không thể sai lầm. Nhưng họ lại không đọc sách Khải Huyền bằng một đầu óc phân tích để thấy rằng cuốn sách này chỉ thích hợp với những đầu óc thuộc thời bán khai, thời mà đầu óc của tuyệt đại đa số quần chúng chưa được mở mang, đầy mê tín dị đoan, sợ thần sợ thánh, cho nên họ chỉ tin vào vài điều hứa hẹn viển vông trong sách này mà các giới chăn chiên bịp bợm đã chọn lọc lấy ra để giảng cho họ. Họ chỉ cần có vậy, còn sự dốt nát điên khùng của Giê-su, hay của chính họ, thì họ chẳng bao giờ quan tâm đến hoặc không đủ khả năng để nhận ra. 

Nhận định của Tổng Thống Thomas Jefferson như trên đúng hay sai? Muốn trả lời câu hỏi này, không gì bằng đi vào chính nội dung của sách Khải Huyền. Và đây chính là mục đích của tôi khi viết bài phân tích này.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là “khải thị” hay “mạc khải” (revelation). Trong Ki- tô Giáo, khải thị có nghĩa là “bật mí” hay “tiết lộ bí mật” (disclosure), những lời mà Chúa Cha trực tiếp tiết lộ với con người. Điều kiện cần và đủ để tin vào những lời “khải thị” này là trước hết chúng ta phải tin là đích thực có một God. Phiền một nỗi, trong mấy ngàn năm nay, không một nhà thần học nào có thể đưa ra một luận cứ có thể thuyết phục người đời là đích thực có một ông God, lẽ dĩ nhiên là God của Ki Tô Giáo. Nhưng chúng ta hãy bỏ qua việc thảo luận về sự hiện hữu hay không hiện hữu của God của Ki Tô Giáo, và tạm chấp nhận sách Khải Huyền chính là những lời mạc khải của Giê-su Ki-tô cho người tôi tớ John.

Về vấn đề “mạc khải”, trong cuốn Thời Đại Lý Trí, Thomas Paine có cho chúng ta biết thế nào là ý nghĩa đích thực của từ “mạc khải”, đại khái như sau. Mạc khải là lời “bật mí” trực tiếp của God (giả thử là có God) cho người nào đó. Nhưng đó chỉ là những lời “mạc khải” đối với cá nhân đó. Khi cá nhân đó tuyên bố đó là những lời “mạc khải” của God thì đối với chúng ta không còn là “mạc khải” nữa, vì cá nhân đó có thể mắc bệnh hoang tưởng, hay cố tình lừa dối, hay nói láo. Cho nên chúng ta không cần phải tin đó là những lời mạc khải của God, giả thử là có God. Trong cuốn Những Sai Lầm Của Môi-Se (The Mistakes of Moses), Robert G. Ingersoll, nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất của Mỹ vào cuối thế kỷ 19 đã viết:

“Người ta bảo tôi rằng cuốn sách đó (cuốn Kinh Thánh) là những lời mạc khải của God. Tôi cóc cần biết là nó có phải là được mạc khải hay không. Vấn đề là trong đó viết có đúng hay không. Nếu đúng thì không cần phải được mạc khải. Không có gì cần đến sự mạc khải trừ phi đó một sự giả tạo hay một sự sai lầm.” 2

Thật vậy, vì là giả tạo hoặc sai lầm, nên người ta đã lôi God ra làm con ngoáo ộp để dọa những kẻ đầu óc yếu kém với tâm cảnh luôn luôn ở trong tình trạng sợ hãi God, phải tin đó là những lời của God. Đã là của God thì không thể sai lầm, và không tin thì không được lên thiên đường. Đây là xảo thuật của giới giáo sĩ lừa dối đám tín đồ thấp kém, vì ngày nay đa số nghiên cứu của các học giả chuyên gia về tôn giáo, cộng với thực tế, đã chứng tỏ rằng sách Khải Huyền, nói về “Ngày Tận Thế”, là để cho những đầu óc thuộc loại Oxymoron tin, và cũng chính vì vậy mà trên thế gian này đã xẩy ra bao nhiêu thảm trạng bắt nguồn từ niềm tin nhảm nhí này, như tôi sẽ chứng minh qua vài tài liệu trong một phần sau.

“Ngày Tận Thế” là niềm tin đặc thù của truyền thống Do-Thái – Ki-tô (Judea-Christian tradition). Trong khi truyền thống Hi Lạp, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo đều quan niệm sự vận hành của vạn pháp trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, có tính cách tuần hoàn theo từng chu kỳ, thí dụ bốn mùa, hết năm cũ sang năm mới; sinh, tử, rồi lại tái sinh v..v.. thì Kinh Thánh Do-Thái – Ki-tô quan niệm vũ trụ theo đường thẳng: bắt đầu bằng một sự “sáng tạo” của Thiên Chúa và tận cùng bằng “Ngày Tận Thế”, đặc biệt chỉ áp dụng cho loài người trên trái đất. Nhưng ngày nay, trước những khám phá của khoa học về vũ trụ và con người, thuyết “sáng tạo” như được viết trong cuốn Kinh Thánh đã chứng tỏ đó chỉ là một sản phẩm dẫn xuất từ những sự mê tín trong thời bán khai (a product derived from primitive superstitions), cho nên “ngày tận thế” trở thành sự hoang tưởng dốt nát của một kẻ điên khùng, đúng như Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận định. Thật vậy, từ chính Giê-su, và sau Giê-su, đã có biết bao các nhà tiên tri thuộc truyền thống Do-Thái – Ki- tô (kể cả Hối Giáo), tin vào Kinh Thánh, tiên đoán là ngày tận thế đã gần kề, nhưng tất cả đều trật lất. Chính Chúa đã trật thì tôi tớ của Chúa làm sao mà trúng cho được. Đọc những sách tiên đoán về ngày tận thế, chúng ta thấy có cả trăm vụ khác nhau. Tất cả các vụ này đều có một đặc tính chung: đó là tiên đoán bậy, trật lất. Tại sao? Vì tất cả đều dựa trên một niềm tin nhảm nhí, mù lòa tin bướng tin càn.

Trong bài này, hiển nhiên tôi không thể liệt kê ra hết những vụ tiên đoán này, mà chỉ có thể đưa ra vài trường hợp điển hình, bắt đầu bằng “Chúa” Giê-su, “vua của các vua”, “ánh sáng của ánh sáng” (sic).

Trước hết, đọc Kinh Thánh chúng ta thấy rõ là Giê-su tin rằng mình sẽ trở lại trần trong một tương lai rất gần để “bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết” theo như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ mà các tín đồ Ki-tô Giáo đều phải tin. Ngày Giê-su trở lại trần báo hiệu ngày tận thế trong tương lai theo quan niệm của Ki-tô Giáo và được viết rõ trong sách Khải Huyền mà chúng ta sẽ bàn về sau. Những đoạn sau đây trích dẫn từ Kinh Thánh: Cựu Ước Và Tân ước, Hội Quốc Tế Xuất Bản, 1994; Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982; Holy Bible: New International Version, International Bible Society, Colorado Springs, 1984; có thể chứng minh cho điều nhận xét trên:



Matthew 16: 27-28: “Vì Ta (Con của người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha Ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Chắc chắn là, Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi thấy Ta vào trong Vương quốc của Ta.”

Matthew 24: 34: “Chắc chắn là, Ta cho các con biết, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy [về ngày trở lại của Giê-su] đã xảy ra rồi.”

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Chắc chắn là, Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống khi nhìn thấy Nước Trời với uy quyền”

Mark 13: 30: “Chắc chắn là, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy đã xảy ra rồi.”.

Luke 21: 27, 32: “Rồi nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền to lớn.. Chắc chắn là, Ta cho các con biết, thế hệ này chưa hề qua các biến cố ấy đã xảy ra rồi.”

John 14: 3: “Và nếu Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con, Ta sẽ trở lại đón các con về với ta; ta ở đâu các con cũng sẽ ở đấy”

Chúng ta thấy, trong cả 4 Phúc Âm: Matthew, Mark, Luke và John, Giê-su đều nói chắc chắn là ông ta sẽ trở lại trong một ngày rất gần, khi mà thế hệ của ông chưa qua, và vài đệ tử của ông còn sống. Nhưng điều chắc chắn của Giê-su thì lại chẳng chắc chút nào, vì điều này đã không hề xảy ra, chứng tỏ rằng Giê-su bị bệnh tâm thần, mắc bệnh chứng hoang tưởng(paranoia), vì bản thân có một lý lịch không mấy tốt đẹp (là đứa con hoang), và một tâm cảnh cuồng tín tôn giáo khi đọc và tuyệt đối tin những điều trong Cựu Ước, do đó sinh ra nhiều ảo giác và tự cho mình chính là “con duy nhất của God”, “có nhiệm vụ chuộc tội cho nhân loại”, “là đấng cứu thế”, “sẽ trở lại trần phán xét kẻ sống cũng như kẻ chết” v..v.. như nhiều nhà phân tâm học, điển hình là các Bác sĩ phân tâm Albert Schweitzer, George de Loosten, William Hirsch, và Binet-Sanglé, và Tiến sĩ Emil Rasmussen đã chứng minh. [Xin đọc cuốn Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm xuất bản, 2002, chương I). 

Nói tóm lại, những lời hứa hẹn của Giê-su về ngày trở lại của ông ta chỉ là hứa hão, sai lầm. Nếu Giê-su sai lầm về điều này cũng như nhiều điều khác rải rác trong Tân Ước, thì có gì bảo đảm là những lời hứa hẹn khác của ông ta về vai trò cứu thế, về quyền phán xét người sống cũng như người chết v..v.. là đúng. Nếu chính những lời của Giê-su không có gì để đảm bảo là đúng, thì những gì mà các giáo hội Ki Tô Giáo giảng dạy về Giê-su chẳng qua chỉ là những luận điệu thần học để dụ dỗ con người vào vòng mê tín, một vũ khí để giới giáo sĩ ngự trị trên đám tín đồ thấp kém. Giáo điều Ca-Tô Giáo Rô-ma và Tin Lành đã chứng tỏ như vậy. Một số không nhỏ các Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh Mục Ca-tô, Mục sư Tin Lành phạm đủ thứ tội ác, kể cả giết người, loạn luân, loạn dâm v..v.. nhưng vẫn tự nhận là “đức thánh cha”, là đại diện của Giê-su, là “cha cũng như Chúa”, là “người có nhiệm vụ đi rao giảng Tin Lành (sic) của Chúa”, có quyền cho hay không cho tín đồ hiệp thông với Chúa, có quyền tha tội cho con chiên v..v.. Sau khi xưng thú 7 núi tội lỗi trước thế giới, Giáo hội Ca-tô Rô-ma vẫn tự nhận là công cụ duy nhất để đưa “cả thế giới” đến “cứu rỗi”. Chỉ tội nghiệp cho đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ cả tin, ngờ nghệch, tiếp tục tin vào quyền năng tự tạo của Giáo hội và vào một cái bánh vẽ trên trời.

Trước khi đi vào việc phân tích vài đoạn trong sách Khải Huyền, tôi xin tóm lược nội dung sách này với vài lời bàn ngắn. Sau khi đọc xong phần tóm lược này, nếu quý độc giả còn có can đảm và còn có hứng thú thì xin đọc tiếp, còn nếu sợ lãng phí thì giờ vô ích thì thôi. Riêng đối với tôi, đọc và phân tích Kinh Thánh là một điều thú vị, vì đó là những dịp để tôi cười thoải mái, do đó sức khỏe tăng cường để tiếp tục làm công việc mà tôi đang làm.

Ngoài cuốn King James Version, tôi còn có vài cuốn Kinh Thánh khác, trong số này có cuốn Holy Bible , New International Version, trong đó Tân Ước được in hai màu chữ: đen và đỏ. Những hàng chữ đỏ là đích thực của Giê-su nói. Còn những hàng chữ đen thì của người khác. Ở cuối cuốn Holy Bible này có những đoạn tóm tắt nội dung các sách trong Holy Bible và sau đây là tóm tắt Sách Khải Huyền, nguyên văn như sau:

“Sách Khải Huyền là loại sách duy nhất trong Tân ước. Đó là cuốn sách nói về ngày tận cùng của thế giới hiện nay và sự bắt đầu của “một thiên đường mới và một trái đất mới.” [Trái đất chỉ là một mảnh văng ra từ mặt trời và trải qua trên 4 tỷ năm mới có tình trạng ngày nay. Một trái đất mới mà không có một mặt trời mới là chuyện của những người thuộc thời bán khai] Sách Khải Huyền được viết bởi tông đồ John trong khi đang bị đi đày ở đảo Patmos. Khi John đang ở đó thì Giê-su [đã chết và táng xác trước đó ít ra là 30 năm] ban cho ông ta một viễn kiến về những gì sắp sửa xảy ra trong tương lai. John viết cuốn sách này để cho những tín đồ Ki Tô đang bị bạo hành tin tưởng rằng Thiên Chúa kiểm soát tất cả mọi sự xảy ra trên trái đất này. [Nếu vậy thì tại sao Thiên Chúa lại để cho những tín đồ của Thiên Chúa bị bạo hành? Ngoài ra, phải chăng tất cả những bệnh tật, những sự xấu ác, những sự tàn bạo v..v.. xảy ra trên trái đất này đều là “tác phẩm” của Thiên Chúa cả? Thực tế cho thấy Thiên Chúa chẳng kiểm soát được cái gì xảy ra trên trái đất này cả, nhất là kiểm soát được trang nhà Giao Điểm hay TCN đang viết bài này.] Viễn kiến [hay ảo tưởng?] của John chứng tỏ Giê-su là người nắm quyền ngự trị trên mọi người và trên mọi thứ trên trái đất - ngay cả những chính phủ mạnh của con người - [Thật vậy hay sao?? Thực tế cho thấy Giê-su chỉ có thể ngự trị trong những đầu óc thiếu oxy. Trong vụ án Nguyễn Văn Lý vừa qua, có một người đã đưa ra một nhận xét rất thú vị về cái gọi là “Chúa nắm quyền ngự trị ngay cả những chính phủ mạnh của con người” như sau:“Ông Marx đã bịt miệng Chúa” ] và ông ta sẽ phán xét và trừng phạt tất cả những gì xấu ác. Nó cũng cho các tín đồ Ki Tô một hình ảnh của thiên đường [mù, theo John Paul II], nơi mà chúng ta sẽ ở cùng Giê-su.” 3



Ai đọc đoạn trên mà không phì cười tôi cho là đã tu thiền đến trình độ cao cấp. Nhưng đoạn tóm tắt trên quá ngắn cho nên tôi xin tóm tắt sách Khải Huyền dài hơn để cho các bạn đọc có những trận cười thỏa thích cho khỏe người:

Mở đầu, ông John [các học giả phân tích Tân Ước cho rằng, trái với quan niệm thông thường, ông John này không phải là ông John, một trong 12 tông đồ đầu tiên của Giê-su, người viết Phúc Âm John, vì văn phong trong Phúc Âm John thì trong sáng và đúng văn phạm, còn văn phong trong sách Khải Huyền thì đầy những lỗi về văn phạm, dùng từ sai và đầy tính cách man rợ (full of gramatical errors, poor word choice, and general “barbarisms”), nhưng đây là vấn đề của các học giả, không phải của chúng ta] khẳng định đây chính là những lời Khải Thị của Giê-su ban cho ông ta và truyền cho ông ta ghi chép những điều “khải thị” của Giê-su và gửi cho 7 “hội thánh” ở vùng Tiểu Á (Minor Asia). Chúng ta hãy nghe “thánh John” kể lại, Khải Thị 1 : 10-16, và nên nhớ rằng thánh John khi đó đang...bị đi đày ở đảo Patmos:

“...Tôi được linh cảm và nghe có tiếng gọi sau lưng vang dội như tiếng kèn đồng (trumpet): Hãy ghi chép những điều con thấy và gửi cho 7 hội thánh tại..... [xin xem đoạn sau].

Quay lại xem ai vừa nói, tôi thấy 7 giá đèn bằng vàng. Giữa các giá đèn có ai giống như Chúa Giê-su [xin nhớ là Giê-su đã chết và táng xác trước đó ít ra là 30 năm], mặc áo dài, ngực thắt đai vàng. Tóc ngài trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải ngài cầm “7 ngôi sao”, “miệng có thanh gươm hai lưỡi sắc bén”, mặt sáng rực như mặt trời chói lọi giữa trưa...” [Đây có phải là hình ảnh của một Chúa nhân từ hay không hay đúng là hình ảnh của một Hung Thần? Và chúng ta nên nhớ: mặt trời chỉ là một ngôi sao nhỏ, đường kính chỉ vào khoảng “1 triệu 3 trăm 90 ngàn cây số” và nhiệt độ ngoài biên khoảng 6000 độ, và Chúa Giê-su của Ki Tô Giáo đã cầm trong tay một lúc 7 ngôi sao (chắc là bằng giấy của các em mẫu giáo trong các lớp học Kinh Thánh ở nhà thờ sáng chủ nhật vẽ)] và rồi Chúa đọc cho John chép 7 bức thư viết cho 7 hội thánh...

Chép xong, thánh John nhìn lên và thấy có một cánh cửa mở ra ở trên trời. [Tầm mắt của thánh John nhìn được bao xa trên trời??] Rồi thánh John nghe tiếng Giê-su gọi: “Lên đây, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy những gì sắp phải xảy ra trên thế gian.” Lập tức, xuyên qua cánh cửa trên trời, thánh John thấy God ngồi trên ngai, [không thấy nói là thánh John “lên đây” bằng cách nào, và ngai đặt ở đâu, hay lơ lửng trên trời. Thượng đế, Chúa Giê-su và Thánh John tuyệt đối không biết rằng, trái đất thực sự đang di chuyển trong không gian với một vận tốc khoảng 100000 cây số/giờ và quay xung quanh trục Nam Bắc khoảng 1600 cây số/giờ] xung quanh có 24 trưởng lão mặc áo trắng ngồi trên 24 ngai khác. Gần nơi ngai giữa, chỗ God ngồi, có 4 sinh vật, có mắt phủ khắp trước và sau. 4 sinh vật này, một giống như con sư tử, một giống con bò đực, một giống như mặt người, và một giống như con chim ưng đang bay. Mỗi sinh vật này đều có 6 cái cánh, và khắp thân có mắt phủ, ngay cả dưới cánh. (each of the 4 living creatures had six wings and was covered with eyes all around, even under his wings). 4 sinh vật này ngày đêm ca tụng [không thấy nói ca tụng bằng thứ tiếng nào, Hebrew, Phú Lăng Sa, Ý Tà Lồ, hay tiếng Việt Bùi Chu Phát Diệm] không ngớt: “Thánh thay, thánh thay, thánh thay, Là God toàn năng, là đấng đã có, hiện có, và sẽ có.” (Day and night they never stop saying: Holy, holy, holy is the God Almighty, who was, and is, and is to come)...

Rồi thánh John thấy trên tay God có một cuộn giấy trên cả hai mặt đều có chữ viết, có 7 chỗ được gắn xi niêm phong. [Nếu thấy một cuộn giấy có chữ viết trên cả hai mặt thì cuộn giấy đó đã được mở ra rồi, vậy gắn xi niêm phong ở 7 chỗ nào? và niêm phong cái gì? 7 cái bao thơ gắn trên cuộn giấy?] Ai là người hay vật xứng đáng để mở những chỗ niêm phong gắn xi này. Một trưởng lão nói với John: “Chỉ có Chúa Giê-su: con sư tử của đại tộc Judah, chồi của David, đã chiến thắng (the lion of the tribe Judah, the Root of David, has triumphed) mới có thể mở được những niêm phong này.” Rồi thánh John thấy nơi ngai chính giữa, Chúa Giê-su hiện thân ra như một con chiên trông như đã bị giết, có 7 sừng và 7 mắt, là 7 thần linh của God phái xuống trần. (Then I saw a Lamb, looking as if it had been slain, standing in the center of the throne... He had seven horns and seven eyes, which are the seven spirits of God sent out into all the earth). [Tất cả các học giả ngày nay đều đồng ý ở một điểm: con Chiên ở đây chính là Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá (Scholars are in agreement that “a Lamb” refers to the crucified Christ), và đó chính là hình ảnh của một thiên chúa mà các tín đồ tôn thờ, và rất hãnh diện được làm tôi tớ của con chiên này] Rồi con chiên, tức Chúa Giê-su, bắt đầu mở từng chỗ niêm phong gắn xi một cho thánh John thấy những gì sẽ xảy ra trong “Ngày lịch sử con người dẹp tiệm” alias “Ngày Tận Thế”, alias “Ngày Chúa Trở Lại Trần Lần Thứ Hai” (Second Coming), alias “Ngày một số nhỏ, vô cùng nhỏ, các tín đồ của 12 bộ lạc Do Thái (tuyệt đối không có người Việt Nam trong số này) được lên thiên đường ở cùng Chúa, như được viết rõ trong sách Khải Huyền 7: 4-8, mà tôi sẽ trích dẫn trong một phần sau, nếu các bạn còn đủ can đảm và hứng thú đọc tiếp.

Đó là tóm tắt phần đầu của sách Khải Huyền. Nếu bạn nào không phát phì cười lắc đầu khi đọc đoạn tóm tắt trên thì chắc là trình độ thiền định của bạn đó đã khá cao rồi. Nếu bạn nào tin tất cả những điều trong đoạn tóm tắt trên thì trình độ làm tôi tớ Chúa của bạn đó phải cao đến mức tột đỉnh, cao đến độ không còn oxy trong óc, có nghĩa là đầu óc thuộc loại oxymoron.

Sau đây, chúng ta đi vào phần phân tích sách Khải Huyền, phân tích sơ sơ thôi, chứ phân tích kỹ thì là cả một chuyện lãng phí thời gian vô ích. Trước hết là đoạn mở đầu:

“Khải Huyền 1: 1: Lời khải thị của Giê-su Ki Tô mà Chúa Cha đã ban cho ông ta để tỏ cho các tôi tớ của ông ta thấy những điều sắp phải xảy ra. Để bày tỏ điều này, ông ta (Giê-su) sai thiên sứ của ông ta đến với tên tôi tớ John, ghi chép đầy đủ tất cả mọi điều thấy – nghĩa là, lời của Chúa Cha và ghi chép bởi Giê-su Ki Tô. Phúc cho ai đọc được những lời tiên tri này, và phúc cho những kẻ nào nghe được và tin những gì viết trong đó, vì thời điểm (Chúa trở lại) đã gần kề”



Do đó, thực ra những lời khải thị của Giê-su là vô giá trị. Tại sao? Vì phân tích câu đầu trong sách Khải Huyền, Rev. 1 : 1, chúng ta thấy rõ là những lời khải thị của Giê-su là do tên tôi tớ Giăng của Giê-su được một thiên sứ của Giê-su [nếu thực sự có một thiên sứ, nhưng, như được viết trong sách Khải Huyền, chính Giê-su đã khải thị cho John] viết lại những điều trong sách Khải Huyền. Nhưng vấn đề là, ai có thể biết rằng đây chính là những lời khải thị của God Cha ban cho God Con (Giê-su) ngoài Giê-su ra? Vậy đây chỉ là những lời Giê-su tự nhận là đã được God Cha ban cho, và tên tôi tớ John của Giê-su tin là thật và viết lại. Điều này không lấy gì làm lạ, vì ngay trong thời đại này, có nhiều kẻ tự nhận là “Con của God Cha” (Son of God) như David Koresh ở Waco, Texas, mà vẫn có nhiều người tin, huống chi là cách đây gần 2000 năm. Hơn nữa, có những giáo hoàng loạn luân, gian ác như trong quá khứ, hay xảo quyệt, đạo đức giả, vô đạo đức tôn giáo như John Paul II, Benedict XVI ngày nay, tự nhận là “đại diện của Ki Tô” (Vicar of Christ) trên trần, mà vẫn có người tin, cảm thấy hãnh diện được hôn chân, hôn nhẫn của ông ta, thì chuyện tin những chuyện John kể lại không phải là khó hiểu.



Ngay trong đoạn đầu này chúng ta đã thấy có vài vấn đề. Thứ nhất, căn cứ vào đâu và dựa vào quyền năng uy tín nào mà chúng ta phải tin đây là “Lời khải thị của Giê-su Ki Tô”? Phải chăng vì John viết nên chúng ta phải tin? Nếu John viết láo thì sao? Thứ nhì, nếu tin rằng đó là Chúa Cha đã ban cho Chúa Con thì thuyết Chúa Ba Ngôi cần phải vứt vào xọt rác. Tại sao? Vì có thể chăng, điều mà Chúa Cha biết nhưng Chúa Con lại không biết, mà Chúa Cha cần phải “khải thị” cho Chúa Con, rồi Chúa Con lại “khải thị” cho tôi tớ John?. Thứ ba, Giê-su đã chết ít nhất là 30 năm trước, và ngày nay không còn người nào có đầu óc còn tin vào chuyện Giê-su sống lại và bay lên trời rồi lại hiện thân ra trước một mình John. Mặt khác, những lời tiên tri trong đoạn trên đã chứng tỏ là láo khoét, vì không có điều nào đã được thực hiện. Và sau cùng, đọc những lời tiên tri của Chúa trong sách Khải Huyền và tin thì đó là điều bất hạnh chứ chẳng phải là phúc như sẽ được chứng minh trong một đoạn sau.

Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt rất sơ lược nội dung của 7 bức thư mà Giê-su truyền cho John phải ghi chép và gủi cho 7 “hội thánh” ở Tiểu Á. May quá khi đó chưa có “hội thánh” ở Việt Nam chứ nếu có thì Việt Nam đâu còn là Việt Nam. Trong mỗi thư, tôi chỉ trích ra những câu điển hình của Giê-su, bạn nào muốn đọc nguyên cả bức thư xin vào Tân Ước mà đọc.

1.- Bắt đầu bằng hội thánh Ephesus: “Ta khiển trách các con vì các con đã đánh mất tình yêu ban đầu khi mới theo Ta [có nghĩa là đã theo Ta, yêu Ta rồi lại bỏ Ta]; vậy các con phải ăn năn yêu Ta trở lại [Điều này hơi khó, vì ngày nay có cả triệu người bỏ đạo, không còn tin Giê-su nữa. Xin đọc bài về Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo trên giaodiemonline]. Tuy nhiên các con còn có một điều đáng khen: các con ghét những việc hành trì của dân Nicolait, điều mà Ta cũng ghét (which I also hate).” [Trên nước Mỹ có nhan nhản những bảng quảng cáo “Jesus Loves You”, không có một bảng nào viết “Jesus Hates You” nếu you không theo Jesus. Tân ước viết rõ, Giê-su ghét nhiều thứ lắm, ghét cha ghét mẹ, ghét em trai, em gái ruột, và nhất là ghét thậm tệ những người không tin Giê-su, không muốn làm tôi tớ của Giê-su, đến độ luôn luôn thốt ra những lời nguyền rủa họ].

2.- Hội thánh Smyrna: “Ta biết nỗi gian khổ, sự nghèo thiếu của các con – nhưng thật ra các con giàu có” [Theo Giê-su thì giàu có là theo Giê-su và yêu Giê-su chứ không phải là giàu có về tiền bạc hay của cải] “Đừng sợ những nỗi gian khổ sắp đến...Hãy trung thành với Ta dù phải chết. Ta sẽ cho các con mũ miện của sự sống đời đời” [Không lạ gì, những người mù lòa tin bướng tin càn sẵn sàng chết để làm thánh tử đạo, do đó được sống đời đời trên thiên đường cùng với Giê-su].

3.- Hội thánh Pergamum: “Ta biết thành phố của các con là ngai của Satan. Tuy nhiên các con đã giữ vững đức tin, không chối bỏ danh Ta...” “Nhưng ta phải khiển trách các con vài điều: Trong các con có những người theo giáo phái Balaam, nó kéo dân Israel vào tội lỗi như ăn đồ cúng các thần tượng và phạm tội gian dâm. Trong các con cũng có những người theo giáo phái Nicolait. Vậy hãy thống hối. Nếu không Ta sẽ đến với các con một ngày gần và dùng thanh gươm ở miệng ta đánh nhau với chúng” [Câu trước mâu thuẫn với câu sau: đã giữ vững đức tin mà lại đi theo các giáo phái khác. Và nếu họ đi theo các giáo phái khác thì sao Giê-su không giết họ đi mà lại ngậm gươm đi đánh nhau với các giáo phái khác. Chẳng trách là trong 2 ngàn năm nay, Ki Tô Giáo đã thay Chúa ngậm gươm giáo đi diệt các giáo phái khác. Thời buổi này thì Giê-su phải xin ông Bush một quả bom nguyên tử, ngậm vào miệng để đi đánh nhau với hàng trăm giáo phái khác. Kinh Thánh tiếng Mỹ viết là “fight against”, Kinh Thánh tiếng Việt dịch là “đánh dẹp”. “Đánh nhau với” thì chưa biết bên nào thắng, nhưng “đánh dẹp” thì có nghĩa là thắng rồi. Thực tế cho thấy Giê-su đã thua và thua đậm vì trên thế gian ngày nay số người ăn đồ cúng thần tượng và gian dâm [trong đó có một số linh mục và tín đồ Việt Nam mới được phép thờ cúng tổ tiên] nhiều gấp không biết bao nhiêu lần số tín đồ “giữ vững đức tin”]

4.- Hội thánh Thyatira: “Đây là điều ta khiển trách: Các con đã dung túng cho người phụ nữ Jezebel, kẻ tự xưng là tiên tri , nhưng dạy dỗ và quyến rũ các tôi tớ của Ta phạm tội gian dâm và ăn của cúng thần tượng...Ta sẽ khiến nó chịu đau đớn cùng cực trên giường bệnh, cũng như những kẻ gian dâm với nó.. Ta sẽ đánh chết con cái nó (I will strike her children dead), và mọi hội thánh sẽ biết là Ta sẽ lục soát tâm trí(search hearts and minds) các con và sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.. Với người nào chiến thắng (Satan) và làm theo ý Ta cho đến cùng, Ta sẽ cho nó uy quyền thống trị các nước – Nó sẽ cai trị những nước này bằng một cây gậy sắt và đập tan chúng (những kẻ không làm theo ý Ta) ra từng mảnh như là đập tan đồ gốm, cũng như ta đã nhận uy quyền thống trị từ Cha Ta... Ta cũng cho nó ngôi sao mai..” [Đây là tình yêu của “Chúa lòng lành vô cùng” đối với những người Chúa không ưa thích. Chúa giữ độc quyền gian dâm và lấy cô gái Mary Magdalene (Một Giáo hoàng trong thế kỷ 7 gì đó đã ra “Nghị Quyết” [giá trị tương đương với Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ về đạo luật Nhân Quyền cho Việt Nam] để hạ bệ Mary Magdalene làm sáng danh Chúa quyết định Mary Magdalene và cô gái điếm viết trong Tân ước là một, và mọi tín đồ bắt buộc phải tin theo Nghị Quyết này, ai không tin thì không được lên Thiên đường. Chỉ khác có một điều là các tín đồ nhắm mắt tin tất cả những “Nghị Quyết” của Giáo hoàng, còn Việt Nam thì vứt Nghị Quyết của Hạ Viện Mỹ vào Recycle Bin. Thuyết Giê-su lấy Mary Magdalene là một thuyết có nhiều bằng chứng, nhất là dựa trên Phúc Âm Thomas và Phúc Âm Mary Magdalene mới tìm thấy ở Ai Cập khoảng 50 năm trước, còn sót lại sau cuộc hủy diệt những chứng tích về đời sống thật của Giê-su, của giáo hội Ca-tô Rô-ma trong những thế kỷ đầu, theo như trong chương trình 20/20 của đài ABC tối ngày Thứ Tư 4 tháng 8, 2004, với đề tài: Jesus, Mary and Da Vinci,). Giê-su không muốn ai gian dâm với “gái điếm” trừ ông ta ra. Đoạn văn trên chứng tỏ Jezebel cũng là một cô gái điếm như Mary Magdalene và đã gian dâm với nhiều người. Nếu Chúa trừng phạt những người gian dâm với gái điếm thì các “hội thánh” Ca-tô, Tin-lành còn lại mấy người? Gian dâm với gái điếm hiển nhiên là nhẹ tội hơn tội loạn dâm của các linh mục đã bị truy tố trước tòa án nhân dân. Còn trước tòa án của Chúa thì các “Cha cũng như Chúa” loạn dâm này vẫn vô tội, vì họ tin Chúa nên tất cả các tội lỗi thế gian đều không có ảnh hưởng gì đến cuộc sống đời đời của họ với Chúa trên thiên đường. Bởi vậy nên trong lịch sử nhân loại, Ki Tô Giáo làm đủ thứ tội ác mà vẫn thản nhiên mong đến ngày tận thế để được Chúa bốc lên thiên đường]

5. Hội Thánh Sardis: Ta biết công việc của các con; các con nổi tiếng là sống, nhưng các con đã chết [vì không tin Ta]. Hãy thức tỉnh! Hãy củng cố những gì còn lại [một chút niềm tin] và chết đi, vì Ta thấy việc làm của các con không được hoàn toàn [phải tuyệt đối tuân phục Ta] dưới mắt Thượng đế.

Vậy, hãy nhớ những gì các con đã nhận và nghe: hãy tuân phục và ăn năn.

Tuy nhiên, có vài người trong số các con chưa làm hoen ố quần áo [vẫn còn tin Ta]. Họ sẽ đi cùng Ta, mặc quần áo trắng, vì họ thật xứng đáng.



6. Hội Thánh Philadelphia: Ta biết công việc của các con. Dù năng lực kém cỏi [đồng nghĩa với ngu si], các con đã vâng giữ lời Ta, không chối bỏ danh Ta. Ta đã mở rộng trước mặt các con một cánh cửa [thiên đường (mù)] chẳng ai có quyền đóng lại. Một số thuộc hạ của Satan mạo nhận là người Do Thái (có cuốn Tân Ước thay hai chữ Do Thái bằng Thượng đế] sẽ rơi mặt nạ. Ta sẽ khiến họ đến quỳ dưới chân các con và họ sẽ biết Ta yêu mến các con. Vì các con theo lệnh Ta chịu khổ nạn nên Ta sẽ bảo vệ các con trong kỳ đại nạn sắp xảy ra [ngày tận thế] trên thế giới để thử thách mọi ngời. Ta sẽ sớm đến! Hãy giữ vững điều con có [tin vào Ta] để không ai cướp mất mũ miện của các con[trên thiên đường, Giê-su sẽ đội mũ miện cho những nguời được chọn].

7. Hội Thánh Laodicea: Ta biết công việc của các con. Các con không lạnh cũng không nóng [không hoàn toàn bỏ Ta cũng không hoàn toàn tin Ta]. Ta muốn các con hoặc nóng hoặc lạnh thì hơn. Nhưng vì các con chỉ ấm, không nóng cũng không lạnh, nênTa sẽ nhả các con ra khỏi miệng Ta. [Miệng của Giê-su quả thật là rộng].

Đọc những đoạn trên trong sách Khải Huyền, chúng ta thấy Giê-su là người như thế nào? Chẳng cần phải thông minh cho lắm cũng có thể nhận thấy cái “Ta” của Giê-su lớn như con bò, và từ cái “Ta” đó, ông ta muốn cho mọi người phải tin và tuân phục, làm tôi tớ cho ông ta, nếu không ông ta sẽ ghét bỏ và có những hành động trả thù khủng khiếp như được viết trong các phần sau của sách Khải Huyền. Phải có một đầu óc dốt nát và điên khùng, đúng như nhận định của Tổng Thống Thomas Jefferson, mới có thể thốt ra những lời huênh hoang vô trí như trên.

Như chúng ta đã biết ở một đoạn trên, thánh John nhìn qua một cánh cửa mở trên trời và thấy gần nơi ngai giữa, chỗ God ngồi, có 4 sinh vật, có mắt phủ khắp trước và sau. 4 sinh vật này, một giống như con sư tử, một giống con bò đực, một giống như mặt người, và một giống như con chim ưng đang bay. Mỗi sinh vật này đều có 6 cái cánh, và khắp thân có mắt phủ, ngay cả dưới cánh. Rồi thánh John thấy trên tay God có một cuộn giấy trên cả hai mặt đều có chữ viết, có 7 chỗ được gắn xi niêm phong mà chỉ có Giê-su mới mở được những chỗ niêm phong này. Bây giờ chúng ta hãy xem Giê-su, hiện thân là một con chiên 7 mắt, 7 sừng, mở 7 chỗ niêm phong này và “bật mí” cho thánh John thấy những gì? Những đoạn sau đây là từ Khải Huyền 6-11 nói về những hiện tượng nằm trong mỗi niêm phong và chúng ta đừng quên rằng những chỗ niêm phong này là ở trên một cuộn giấy:

Khải Huyền 6: Khi Chiên Con (Giê-su) mở niêm phong thứ nhất, tôi nghe một sinh vật ở trước ngai gọi như sấm: “Lại đây!”. Tôi thấy một con ngựa trắng (từ niêm phong trên cuộn giấy đi ra): người cưỡi ngựa tay cầm cung, được trao cho một vương miện. Người phóng ra như một kẻ chinh phục đến đâu cũng chinh phục (he rode out as a conqueror bent to conquest).

Khi Giê-su mở niêm phong thứ hai, tôi nghe sinh vật thứ hai gọi: “Lại đây!”. Một con ngựa đỏ phóng ra. Người cưỡi ngựa được trao cho quyền lấy đi hòa bình trên trái đất và làm cho con người giết nhau. (Its rider was given the power to take peace from the earth and make men slay each other). Hắn được ban cho một thanh gươm lớn.

Khi Giê-su mở niêm phong thứ ba, tôi nghe sinh vật thứ ba gọi: “Lại đây!”. Tôi thấy một con ngựa đen [tượng trưng cho nạn đói (famine)] đi ra. Người cưỡi ngựa tay cầm cái cân. Tôi nghe tiếng phát ra giữa bốn sinh vật [nghĩa là từ cái ngai của God]: Một đấu lúa mì giá một ngày lương; Ba đấu lúa mạch giá một ngày lương. [Không thấy nói đến gạo ở Á Châu] Không được làm hư dầu và rượu (A quart of wheat for a day’s wages, and three quarts of barley for a day’s wages, and do not damage the oil and the wine). [Nhiều học giả đã phê bình đoạn này là các gian thương áp dụng tối đa điều trên. Đầu cơ tích trữ thực phẩm, và khi có thiên tai, nạn đói thì đem ra bán với giá cắt cổ.]

Khi Giê-su mở niêm phong thứ tư, tôi nghe sinh vật thứ tư gọi: “Lại đây!”. Tôi thấy một con ngựa màu xám nhạt. Người cưỡi ngựa có tên là Tử Thần, có Âm phủ theo sát đằng sau [Âm Phủ có chân đi theo sát chân ngựa?]. Chúng (They= Tử Thần và Âm Phủ) được ban cho quyền thống trị một phần tư địa cầu để tàn sát loài người bằng gươm giáo, nạn đói, bệnh dịch và thú dữ. (They were given power over a fourth of the earth to kill by sword, famine and plague, and by the wild beasts of the earth)

Khi Giê-su mở niêm phong thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có linh hồn [linh hồn là vật chất hay phi vật chất?] những người bị giềt vì đã công bố đạo Chúa và trung thành làm chứng cho Ngài. Họ kêu lớn: “Tới bao giờ, Chúa ơi, Ngài mới xét xử những người trên trái đất và trả thù nợ máu của chúng tôi?” (How long, Lord, until you judge the inhabitants of the earth and avenge our blood?) [Chúa hứa: cứ chờ cho đến khi hội họp đông đủ các “thánh tử đạo” trên thế giới, Chúa sẽ trả thù cho một thể]

Khi Giê-su mở niêm phong thứ sáu thì xảy ra một trận động đất lớn. Mặt trời tối đen, mặt trăng đỏ lòm như máu, các ngôi sao rụng xuống trái đất như sung rụng trong một trận cuồng phong. Bầu trời cuốn lại như một cuộn giấy, và mọi núi và đảo đều di chuyểnra khỏi chỗ....Mọi người trên trái đất đều trốn trong hang động, khe đá ... để tránh không thấy mặt của Đấng ngồi trên ngai và tránh sự phẫn nộ của Giê-su. Vì ngày phẫn nộ lớn của hai cha con Giê-su đã đến, ai có thể chống cự được? (Hide from the face of him who sits on the throne and from the wrath of the Lamb (Jesus). For the great day of their wrath has come, and who can stand?) [Lẽ dĩ nhiên là Chúa không hề biết đến kích thước của các ngôi sao là bao nhiêu. Ngôi sao nhỏ nhất trong vũ trụ cũng lớn hơn trái đất gấp bao nhiêu lần]

Khải Huyền 7: Sau đó tôi thấy bốn thiên sứ đứng ở bốn góc địa cầu [nguyên văn từ Kinh Thánh Việt Nam, quả địa cầu của Ki Tô Giáo có hình tứ giác, có bốn góc] cầm giữ gió bốn phương trên đất, khiến cho khắp đất, biển và cây cối đều bất động. Tôi lại thấy một thiên sứ khác đến từ phương Đông, cầm con dấu (seal) của Thượng đế hằng sống. Thiên sứ này lớn tiếng kêu gọi bốn thiên sứ (bốn người cưỡi ngựa ở trên) đã được Thương đế ban quyền cho làm hại đất và biển (who had been given power to harm the land and the sea): Đừng làm hại đất, biển và cây cối cho đến khi chúng ta đóng dấu ấn lên trán của những tôi tớ Chúa. Rồi tôi nghe thấy số người được đóng dấu ấn trên trán, tất cả là 144000 (một trăm bốn mươi bốn ngàn) thuộc 12 bộ lạc của Israel, mỗi bộ lạc là 12000 người. 

[Lời bàn của TCN: Những người được đóng dấu ấn của Thương đế trên trán là những người được Chúa chọn để cho lên thiên đường của Chúa, vì Kinh Thánh viết rõ “Nhiều người được kêu gọi nhưng chỉ có ít người được chọn” và Chúa cũng đã phán, Matthew 7: 21-23: “Không phải người nào gọi Ta là Chúa cũng được vào nước trời... Trong ngày phán xét sẽ có nhiều người kêu nài: “Thưa Chúa, chúng tôi đã giới thiệu Chúa cho nhiều người, đã dùng danh Chúa để đuổi quỷ và làm nhiều phép lạ [như một linh mục mít ở Úc làm cho tượng bà Mary chảy dầu]. Nhưng ta sẽ đáp: “Ta không hề biết các ngươi! Hãy cút đi cho khuất mắt ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác” [Có vẻ như các nhà truyền giáo hăng say đi truyền đạo cũng như các tín đồ Hi-tô cố gắng dụ người khác vào đạo chưa bao giờ đọc đến câu này]

Bịp bợm, dối trá, lợi dụng lòng mê tín của tín đồ để vơ vét của cải, tiền bạc, loạn dâm, đạo đức giả v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Ngụy tạo phép lạ, tín lý, bí tích để tạo quyền lực thế tục cho giới giáo sĩ v..v.. có phải là việc gian ác hay không? Cưỡng bách cải đạo, giết người ngoại đạo, tra tấn, thiêu sống người lạc đạo v..v.. có phải là việc gian ác không? Ai trả lời không, xin lên tiếng. Các “hội thánh” Ki-tô, trong 2000 năm nay đã làm những gì? Có làm điều gì gian ác không? Và ai lên thiên đường? Ai xuống hỏa ngục?

Chúng ta để ý, Chúa chỉ chọn 144000 người trong 12 bộ lạc Do Thái, không thấy Chúa nói đến các bộ lạc Bùi Chu, Phát Diệm hay Hố Nai, Gia Kiệm, hay Bolsa, San Jose. Dân Do Thái là dân được Chúa chọn (chosen people) nhưng Chúa cũng chỉ chọn có 144000 người mà thôi. Đối với số người trên thế giới, chúng ta hãy làm một con tính nhỏ. Trong thời John viết sách Khải Huyền, dân số trên thế giới được ước tính là khoảng 200 triệu, ngày nay là khoảng 6.1 tỷ. Vậy tỷ lệ mà các tín đồ Ki-tô hi vọng được Chúa chọn ngày nay đã giảm từ 1 trên 1387 (thời John) xuống còn 1 trên 42300 (ngày nay). Việt Nam có khoảng 7 triệu tín đồ Ca-tô và Tin Lành, vậy trong 165 người Việt Ki-tô chỉ có 1 người được Chúa chọn, nếu Chúa chọn tất cả 144000 người được “cứu rỗi” đều là người Việt Nam. Hi vọng này có một xác suất gần bằng 0 (con số không) vì Chúa đã tỏ ra là rất ghét những người không phải là Do Thái, coi người không Do Thái như chó, như được viết trong Tân Ước, và như trên đã nói, không có một người mít nào được đóng dấu ấn của Thượng đế trên trán. [Không những thế, trong Khải Huyền 9: 4, Thiên Chúa còn ra lệnh cho những con quái vật châu chấu giống như những con chiến mã, có khả năng châm chích như bọ cạp, không được phá hại cây cỏ mà chỉ nhắm vào những người không có dấu ấn của Thượng đế đóng trên trán. (They were told not to harm the grass of the earth or any plant or tree, but only those people who did not have the seal of God on their forefronts)] Quý vị tín đồ Ki-tô Việt Nam, nhất là các tín đồ tân tòng Tin Lành như Nguyễn Huệ Nhật, Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng v..v.., những người tuyệt đối tin vào Kinh Thánh là những lời mạc khải của Chúa nên không thể sai lầm, nghĩ sao về chuyện này. Quý vị có thấy rằng mình đã bị đám mục sư, linh mục lừa bịp quý vị bằng một cái bánh vẽ trên trời mà dù có thật quý vị cũng không bao giờ có thể được hưởng theo như những lời không thể sai lầm của Chúa trong sách Khải Huyền hay không? Muốn được lên thiên đường cùng Chúa, giả thử được Chúa chọn, và điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với người Việt Nam như quý vị, quý vị cũng phải tranh nhau, rất có thể phải chém giết nhau, để dành một chỗ trên thiên đường. Quý vị có bao giờ nghĩ đến điều này hay không? Quý vị có bao nhiêu hi vọng được Chúa “cứu rỗi”, bốc cái xác chết đã rũa nát của quý vị (chắc chắn là ngày tận thế sẽ không xảy ra trong đời này của quý vị) lên thiên đường? Quý vị thử sờ lên trán mình xem có thấy dấu ấn của Thượng đế trên đó không? Hãy dùng đến đầu óc một chút đi, và hãy cất bỏ gánh nặng thiên chúa trên vai của quý vị (đề nghị của mục sư Harry Wilson), đúng ra là gánh nặng giáo hoàng Ca-tô hay gánh nặng Kinh Thánh Tin Lành]

Khải Huyền 8-11: Khi Giê-su mở niêm phong thứ bảy..tôi thấy 7 thiên sứ đứng trước mặt Thượng đế và được trao cho 7 chiếc kèn đồng (trumpets).

Thiên sứ thứ nhất thổi kèn, liền có mưa đá và lửa pha với máu đổ xuống mặt đất. Một phần ba đất bị thiêu đốt, một phần ba cây cối bị thiêu đốt, và mọi loài cỏ xanh đều bị thiêu đốt.

Thiên sứ thứ hai thổi kèn, liền có một vật giống như hòn núi lớn toàn bằng lửa bị ném xuống biển. Một phần ba biển biến thành máu. [1/3 nước biển biến thành máu, vậy 2/3 còn lại vẫn là nước biển, không hề bị hòa lẫn với máu?] Một phần ba sinh vật trong biển chết, và một phần ba tàu bè trên biển bị tiêu diệt.

Thiên sứ thứ ba thổi kèn, một ngôi sao lớn trên trời rơi xuống, ngôi sao ấy rơi vào một phần ba sông ngòi và suối nước. Tên ngôi sao đó là Ngải Đắng (Wormwood). Một phần ba nước hóa đắng. [1/3 nước đắng đứng riêng một mình trong sông ngòi, trong suối nước?] Nhiều người chết vì uống nước đắng ấy.

Thiên sứ thứ tư thổi kèn, một phần ba mặt trời, một phần ba mặt trăng, một phần ba các ngôi sao bị phá hủy, trở thành tối đen. Một phần ba ngày không có ánh sáng, cũng như một phần ba đêm không có ánh sáng. [Miễn phê bình]

Thiên sứ thứ năm thổi kèn, tôi thấy một vị sao rơi xuống mặt đất. Vị sao ấy được trao cho một chìa khóa của Vực Thẳm. [Vị sao đưa tay ra nhận chìa khóa?] Khi vị sao này mở Vực Thẳm ra [Vực Thẳm có cửa?], liền có khói bay ra che khuất làm cho mặt trời và bầu trời tối sầm. Từ đám khói bay xuống đất những con châu chấu. Chúng được ban cho nọc độc như những con bọ cạp ở dưới đất. Chúng được lệnh không được phá hại cây cỏ mà chỉ nhắm vào những người không có dấu ấn của Thượng đế đóng trên trán. Chúng không được quyền giết mà chỉ được tra tấn hành hạ những người này trong 5 tháng. Và sự đau đớn cùng cực của những người này giống như khi bị bọ cạp chích. Trong 5 tháng này, những người này muốn chết đi cho rồi mà không chết được. [They (the locusts) were not given power to kill them (those people who did not have the seal of God on their forefronts), but only to torture them for five months. And the agony they suffered was like that of the sting of a scorpion when it strikes a man. During those days men will seek death, but will not find it; they will long to die, but death will elude them.] [Chúa lòng lành của Ki Tô Giáo?]

Thiên sứ thứ sáu thổi kèn, tôi nghe từ những chiếc sừng của bàn thờ bằng vàng đặt trước ngai Chúa có tiếng nói ra: Hãy thả bốn thiên sứ bị trói giữ tại sông Euphrates. Và bốn thiên sứ, dược giữ ở đây để chuẩn bị sẵng sàng, đúng ngày giờ được thả ra để đi giết một phần ba nhân loại (to kill a third of mankind).

Thiên sứ thứ bảy thổi kèn, có những tiếng lớn vang ra trên trời:

Từ nay thế gian thuộc quyền Thiên Chúa và đấng Cứu Thế. Ngài sẽ cai trị mãi mãi...24 trưởng lão quỳ xuống và ca: Chúa là đức Chúa Trời toàn năng, là đấng đã có, hiện có và sẽ có...Cơn thịnh nộ của Ngài đã đến: Giờ đã tới, là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa blah..blah...blah..

Sách Khải Huyền gồm có 22 chương. Tôi mới chỉ lướt qua một nửa, đến hết chương 11. Nếu người nào đọc những đoạn trên mà không cho đó là “tác phẩm” của một kẻ dốt nát điên khùng thì chính người đó là kẻ dốt nát điên khùng.

Quý độc giả có ai muốn đọc tiếp không? Tôi nghĩ rằng không nên mất thêm thì giờ để tiếp tục làm phiền đầu óc của quý vị bằng những chuyện nhảm nhí như trên ở trong sách Khải Huyền. Trong những phần sau, Thượng đế của Ki tô giáo còn “mạc khải” cho thánh John những chuyện hoang đường nhảm nhí như: Một con rồng lớn xuất hiện, đuôi rồng kéo theo một phần ba tinh tú trên trời quăng xuống đất; một người đàn bà mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội mũ miện kết bằng 12 tinh tú (ngôi sao), có thai (của ai?) kêu la quặn thắt vì sắp tới kỳ sinh nở blah..blah...blah.. Ngoài ra Thượng đế của Ki Tô Giáo còn giáng thêm nhiều tai họa đến cho nhân loại và mọi sinh vật, điển hình là trong chương 16: 1) Những người mang dấu 666(dấu của Satan) trên người bị nổi ung nhọt độc địa ghê tởm; 2) Nước biển, sông ngòi, suối nước đều biến thành máu, mọi sinh vật trong đó đều chết hết; 3) Mặt trời được phép nung đốt người [lẽ dĩ nhiên là phải chừa ra những người có dấu của Thượng đế trên trán] v..v.. và Thượng đế được thiên sứ ca ngợi: “Chúa xét xử thật công minh, chân chính” (Khải Huyền 16: 7)...

Người nào cho rằng những chuyện trên không phải là những chuyện nhảm nhí của một kẻ dốt nát điên khùng, xin lên tiếng.

Đọc Kinh Thánh của Ki-tô-giáo, qua những chuyện Thượng đế hoặc đích thân, hoặc sai tôi tớ (Moses, David, Joshua v..v..), đi tàn sát con người hàng loạt (Mass destruction), hoặc sai thiên sứ giáng đủ mọi tai họa cho nhân loại, hoặc hiện thân làm Chúa Con nguyền rủa, đầy đọa những người không tin Chúa (hơn 4 tỷ người ngày nay) xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng v..v.., tôi không biết dùng danh từ nào để mô tả Thiên Chúa (Cha cũng như Con) của Ki Tô Giáo cho chính xác. Rồi tôi chợt nghĩ đến bộ truyện Thiên Long Bát Bộ và Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung mà tôi đã đọc ở Saigon cách đây trên 30 năm, trong đó có mô tả 4 nhân vật trong “Tứ Ác” theo thứ tự chữ “Ác”: 1) Đoàn Diên Khánh: Ác quán mãn doanh (Cái ác bao trùm khắp nơi); 2) Diệp Nhị Nương: Vô Ác Bất Tác (Không có gì ác mà không làm); 3) Ngạc Hải Thần: Hung Thần Ác Sát (Một hung thần giết người tàn ác); và 4) Vân Trung Hạc: Cùng Hung Cực Ác (Cực kỳ hung dữ và ác độc), và tôi nghĩ không có gì có thể thích hợp hơn để mô tả Thiên Chúa của Ki-tô giáo và cho cả Ki-tô-giáo, xét đến lịch sử Ki-tô giáo trong 2000 năm nay, bất kể là trong Kinh Thánh viết ở những chỗ khác là Thiên Chúa nhân từ như thế nào, thương yêu thế gian như thế nào. [Rất có thể Kim Dung đã phải đọc Kinh Thánh của Ki Tô Giáo mới có thể nghĩ ra những tên như vậy.] Và phải chăng vì vậy mà Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã phải than trong cuốn Rescuing The Bible From Fundamentalism, trang 24: “Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng.” (A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.) Phải, làm sao có thể kính trọng và thờ phụng một Thiên Chúa với những thuộc tính “Ác quán mãn doanh”, “Vô ác bất tác”, “Hung thần ác sát”’ và “Cùng hung cực ác”? Bất kể là người ta đã ca tụng Thiên Chúa của Ki-tô giáo như thế nào, hay trích dẫn vụn vặt Kinh Thánh như thế nào, đã kính trọng và thờ phụng Thiên Chúa như thế nào, tôi không thể không nói lên những ý nghĩ trung thực trong đầu khi tôi đọc và phân tích những đoạn trích dẫn ở trên từ Kinh Thánh, và không phải chỉ có vậy. Thật vậy, nhiều nhà phê bình Kinh Thánh đã cho chúng ta biết là, đọc những sách Xuất Hành, Lê-vi, Phục Truyền, Giô-suê, Thẩm-phán, Sa-mu-en, Dân số, A-mốt, Các Vua, Sử-ký, E-xơ-thê, Gióp, chỉ kể tên vài sách, thì sẽ thấy chỉ nguyên trong Cựu Ước, không dưới 1 triệu người bị chết dưới tay của Thượng đế (Neale Donald Walsch, The New Revelations, Atria Books, New York, 2002, p. 208: The Bible critiques tell us that a reading of the books of Exodus, Leviticus, Deuteronomy, Joshua, Judges, Samuel, Numbers, Amos, Kings, Chronicles, Esther, and Job, to name a few, will produce a toll of no less than one million people in Old Testament history alone who were smote by God’s hands) 

Để kết thúc về sách Khải Huyền, tôi xin trích sau đây đoạn cuối của sách này: Khải Huyền 22: 18-21:

Tôi khuyến cáo mọi người đã nghe những lời tiên tri trong sách này. Người nào thêm thắt vào bất cứ điều gì, Thượng đế sẽ thêm cho họ những tai họa mô tả trong sách này. Người nào bớt đi bất cứ điều gì trong sách tiên tri này, Thượng đế sẽ bớt đi phần của họ trong cái cây của sự sống và trong thành thánh (Holy City = Jerusalem), như được mô tả trong sách này.

Người chứng nhận những lời tiên tri này (Giê-su) nói: “Phải, Ta sẽ đến ngay gần đây.”

Amen. Hãy tới. Chúa Giê-su.

Ân sủng của Chúa Giê-su ở cùng dân Chúa (dân Do Thái). Amen

(He who testifies these things says: “Yes, I am coming soon”

Amen. Come. Lord Jesus.

The grace of the Lord Jesus be with God’s people. Amen.)

Người Ki-tô đã chờ đợi cái “soon” của Giê-su đã hai ngàn năm nay rồi, nhưng Giê-su vẫn biệt tăm, dù đã sống lại và bay lên trời, ngồi trên tay phải của Chúa Cha. Tuy nhiên, các tín đồ Ki Tô rất kiên nhẫn. Họ vẫn tiếp tục chờ đợi ngày trở lại của Giê-su, năm này qua năm khác, đời này sang đời khác. Theo ước tính của các khoa học gia thì trái đất chỉ có thể tồn tại nhiều nhất là 5 tỷ năm nữa, khi đó mặt trời đã tiêu thụ hết nhiên liệu. Rất có thể, các tín đồ Ki Tô sẽ chuyển sang một hành tinh khác và tiếp tục chờ đợi ngày trở lại của một xác chết đã mục nát và không biết bây giờ ở đâu. Có nhiều công cuộc khảo cứu cho rằng Giê-su đã lấy cô gái điếm Mary Magdalene, sinh con đẻ cái, và xác chết của Giê-su hiện đang ở miền Nam nước Pháp [Theo chương trình 20/20 của đài ABC: Jesus, Mary and Da Vinci]

Đọc tới đây, có thể có người nghĩ: Những chuyện nhảm nhí trong sách Khải Huyền như trên thì làm sao mà có ai mà tin cho được. Không hẳn vậy. Từ xưa tới nay, có rất nhiều người tin vào những chuyện trong sách Khải Huyền. Không kể những tín đồ Ki-tô thấp kém mà còn có nhiều người thông thái trong Ki–tô giáo cũng tin và đã nhiều lần tính toán, dựa vào Kinh Thánh, tiên tri về ngày tận thế của Ki-tô giáo. Ngay trước năm 2000, Việt Nam ta cũng có ông Trương Tiến Đạt, cựu nghị sĩ VNCH, tiên đoán ngày tận thế sẽ tới vào năm 2000 trong Tiếng Loa Cảnh Báo. Từ xưa đến nay đã có hàng trăm vụ tiên đoán về ngày tận thế bằng tính toán. Tính đi, tính lại, tính tái, tính hồi, trật vẫn hoàn trật. Tại sao vậy? Có vài lý do chính.

Thứ nhất, tất cả những tính toán đều dựa vào Kinh Thánh, vào niềm tin rằng Thượng đế đã tạo ra vạn vật cách đây khoảng 6000 năm. Dưới con mắt của chúng ta, 6000 năm là một khoảng thời gian dài. Nhưng dưới con mắt của một nhà địa chất học (geologist) thì 6000 năm chưa bằng một cái chớp mắt so với tuổi của vũ trụ. Nếu ta biểu diễn tuổi của vũ trụ, khoảng 15 tỷ năm, thu gọn lại thành 1 năm, có khoảng 365 ngày (con số gần đúng nhất là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45.96768...giây), mỗi ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút, và mỗi phút 60 giây, thì Thượng đế của Ki-tô giáo mới chỉ “sáng tạo ra trái đất phẳng và dẹt, có 4 góc” lúc 23 giờ 59 phút 48.3866 giây đêm ngày 31 tháng 12, và Giê-su sinh ra lúc 23 giờ 59 phút 56.7466... giây đêm ngày 31 tháng 12. Vì vậy mà mọi tính toán dựa theo Kinh Thánh đều bắt buộc phải sai. Khoan kể là trang nhà SAB (SkepticsAnnotatedBible) đã liệt kê khoảng gần 200 điều tiên tri láo trong Kinh Thánh.

Thứ nhì, một số tính toán của Ki-tô giáo về ngày tận thế sẽ xảy ra khoảng năm 2000 Tây Lịch đều dựa trên 4 khái niệm; 1) Thượng đế “sáng tạo” ra thế giới trong 6 ngày (Sáng Thế 1-2) và nghỉ ngày thứ bảy; 2) Mỗi ngày trong thời kỳ “sáng tạo” không phải là một ngày như chúng ta thường hiểu, mà tượng trưng cho 1000 năm vì cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều viết như vậy (Thi Thiên 90:4; 2 Peter 3:9); 3) [Khái niệm này bỏ qua chuyện “sáng tạo” trong đó Thượng đế tạo ra cây cỏ trước mặt trời một ngày, nhưng cây cỏ vẫn sống trong 1000 năm mà không cần đến ánh sáng mặt trời]. Chuyện “sáng tạo” nói lên thời gian tồn tại của thế giới, nghĩa là 6000 năm, sau đó là 1000 năm thuộc về Chúa; và 4) Thế giới được “sáng tạo” ra năm –4004 (4004 năm trước thời đại của Ki-tô bắt đầu.) Nhưng ngày nay, trước những khám phá của khoa học về vũ trụ và trước những bằng chứng về tuổi của các sinh vật hóa thạch mà không ai có thể phủ nhận, thuyết sáng tạo đã được ném vào Recycle Bin nên mọi tính toán dựa trên niềm tin vào Kinh Thánh bắt buộc cũng phải sai.

Thứ ba, mọi tính toán đều dựa theo lịch của một nhà toán học Ki-tô, Christopher Clavius, do giáo hoàng Gregory XIII bổ nhiệm để sửa lại lịch Julian (một năm có 365.25 ngày), đưa ra một hệ thống lịch mới cho sát với những hiện tượng thiên văn như Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí v..v.. Lịch này chỉ được sử dụng từ năm 1582, và trong năm này, vì phải tính toán lại, nên Clavius đã bỏ đi 10 ngày, từ 5 đến 14 tháng 10, nghĩa là trong năm 1582, ngày sau ngày 4 tháng 10 là ngày 15 tháng 10. Vậy về bản chất, lịch này đâu có gì đặc biệt, chẳng qua chỉ là dựa trên sự chuyển động của trái đất. Chưa kể là ở Á Đông, ngày nay người ta dùng lịch Tây cho thuận tiện, nhưng vẫn ăn Tết Ta, đón Giao Thừa, và gần đây, tôi vừa đi dự Lễ Vu Lan 2548 theo Phật Lịch. Do đó những tính toán theo lịch Tây chẳng có gì là đặc biệt, vì lịch này chẳng qua chỉ là một áp đặt độc đoán của Ki tô giáo, dựa trên một ngày sinh độc đoán của Giê-su. Nếu không có gì đặc biệt và không có tính phổ quát, thì mọi tính toán về ngày tận thế dựa theo lịch này tất nhiên phải sai.

Tưởng chúng ta cũng nên biết là trước Clavius, trong thế kỷ 6, còn có một giáo sĩ tên là Dionysius Exiguus, thường ghi các biến cố lịch sử theo ngày thành lập La Mã (AUC = Ab Urbe Condita). Ông ta ấn định ngày sinh của Giê-su là ngày 25 tháng 12, 753 AUC, và thời đại của Ki-tô (Christian Era) bắt đầu 1 tuần lễ sau đó, ngày 1 tháng 1, 754 AUC – ngày Giê-su làm lễ cắt bì, theo phong tục Do Thái, khi Giê-su sinh ra được 1 tuần lễ. Chỉ phiền có một điều là ngày nay, tuyệt đại đa số các học giả nghiên cứu Kinh Thánh đều không thể khẳng định được ngày sinh của Giê-su là ngày nào. Tân ước viết Giê-su sinh ra trong triều đại của Herod, không rõ năm nào. Nhưng người ta lại biết rõ, theo sử liệu, năm Herod chết: 750 AUC hay 4 năm trước thời đại Ki tô bắt đầu (4 BC). Kết luận: những chuyện viết về sự sinh ra của Giê-su trong triều đại Herod đều là có tính độc đoán, áp đặt, đoán mò, bịa đặt, không phù hợp với những sự kiện lịch sử.

Niềm tin vào ngày tận thế qua những tiên đoán láo của các nhà “tiên tri” đã gây ra nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Thật vậy, nếu tin rằng chỉ còn có vài ngày, hay vài tuần lễ, vài tháng là đến ngày tận thế, thì con người đâu cần còn phải tuân theo luật lệ quốc gia, đâu cần làm việc v..v... Những chuyện này đã xảy ra trên nhiều nơi trên thế giới. Như trên đã nói, trong 2000 năm nay, có cả trăm sự tiên đoán về ngày tận thế, nhưng tất cả đều trật lất. Lại có những giáo sĩ Ki-tô, lợi dụng lòng mê tín của tín đồ, loan báo ngày tận thế sắp tới và khuyến dụ tín đồ trao hết của cải cho nhà thờ để được bảo đảm một chỗ trên thiên đường. Trong bài này tôi không thể kể ra hết những vụ tiên đoán về ngày tận thế, mà chỉ có thể nêu ra vài trường hợp điển hình.

Trước hết là Giám mục James Ussher (1581-1656) ở Ái Nhĩ Lan. Để phù hợp với sự sinh ra của Giê-su dưới triều đại Herod (chết năm –4 (4 năm Trước Tây Lịch)), James Usher tính ngược lại theo gia phả của Giê-su và xác định Thượng đế “sáng tạo” ra thế giới lúc 9 giờ sáng, ngày 23 tháng 10, năm –4004, đền Solomon được xây 3000 năm sau ngày sáng tạo, và Giê-su sinh ra 4000 năm sau ngày sáng tạo, và từ ngày Giê-su sinh ra đời đến ngày tận thế là đúng 2000 năm, nghĩa là ngày tận thế sẽ xảy ra vào ngày 23 tháng 10, năm 1997. Sau đó là 1000 năm mà thế giới là “vương quốc hòa bình” thuộc quyền thống trị của Chúa Giê-su.. Có ai nhớ rằng chúng ta đang ở trong năm 2004 không?

Trường hợp thứ hai là William Miller (1782-1849), Giáo Chủ Adventist (Hệ phái Cơ Đốc tin rằng ngày trở lại lần thứ hai của Giê-su đã gần tới, có người dịch là Cơ Đốc Phục Lâm) đã tính toán rất kỹ, dựa theo Kinh Thánh, để đưa ra ngày Giê-su trở lại. Tin rằng một ngày tiên tri (Ezek. 4:6) là một năm, ông ta đã dựa vào các lời tiên tri trong sách Daniel 9:24-27 nói là sau 70 tuần lễ, Giê-su sẽ trở lại trần để cứu dân Do Thái, và Daniel 8:14 nói về một thời kỳ là 2300 ngày thì trái đất sẽ thuộc về Chúa. 70 tuần lễ, hay 490 ngày, biểu thị một thời kỳ 490 năm bắt đầu từ năm 457 Trước Tây Lịch, năm Vua Artaxerxes ký nghị định tái thiết Jerusalem. 490 năm sau là năm 33/34, năm Giê-su bị đóng đinh trên thập giá. Vậy Giê-su “giáng sinh” đúng vào cuối thời kỳ 70 tuần lễ. Sau đó Miller cộng con số 2300 năm vào năm 457 Trước Tây Lịch, và tiên đoán là Giê-su sẽ trở lại trần lần thứ hai (Second Coming) vào năm 1843 (1843+457 = 2300). Ngày 1 tháng 1, 1843, William Miller tuyên bố xác định ngày Chúa tái lâm sẽ xảy ra trong khoảng từ 21 tháng 3 năm 1843 đến 21 tháng 3, 1844. Thông điệp của Miller là: “Giờ Chúa phán xét đã tới – Hãy sẵn sàng để hội diện với Chúa.” Ngày 21 tháng 3, 1843 qua. Chẳng có gì xảy ra nhưng những tín đồ cơ đốc theo Miller, khoảng vài trăm ngàn, vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Trong khi đó, họ đi khắp nơi để đe dọa những người không tin vào ngày tận thế của Miller là sẽ lãnh những điều khủng khiếp như được viết trong Kinh Thánh. Đến ngày 21 tháng 3, 1844, tờ New York Herald loan tin có nhiều tín đồ cơ đốc theo Miller đã nhảy từ trên nóc nhà hoặc ngọn cây xuống, tin rằng sẽ được Chúa đón lên thiên đường. Giê-su không thấy đâu, chỉ thấy những người tin nhảm tin nhí này hoặc bị thương nặng, hoặc chết. [Richard Abanes, End Time Visions, Four Walls Eight Windows, New York, 1998, p. 224: Many Millerites had actually jumped from roofs and treetops in hopes of timing their leaps with Christ’s return. But Jesus did not return and those who jumped “were critically hurt, and some fell to their death”].

Ngày hôm sau, một tờ báo ở Boston đưa lên trang nhất hàng chữ lớn: “Sao vậy! – Chưa lên thiên đường hay sao? – Chúng tôi nghĩ các người đã lên thiên đường rồi! Sắp lên rồi có phải không? Vợ các người không lên thiên đường để bỏ lại các người bị thiêu đốt trong hỏa ngục, có phải không?” [Richard Abanes, Ibid., p. 225: What! Not gone up yet? – We thought you’d gone up! Aren’t you going up soon? – Wife didn’t go up and leave you behind to burn, did she?]

Từ tiên đoán láo này đến tiên đoán láo khác, hệ phái Adventist vẫn không nản chí. Samuel S. Snow, một người theo Miller đã tuyên bố là tìm ra sự sai trong tính toán của Miller. Theo sự tính toán của Snow thì Giê-su sẽ trở lại vào ngày 22 tháng 10, 1844 chứ không phải là ngày 21 tháng 3, 1844.

Đến ngày Chúa trở lại, 22 tháng 10, 1844, sự hồ hởi náo nhiệt lan tràn trong đám người theo hệ phái Aventist. Một người đeo đôi cánh của một con gà tây (turkey wings), leo lên ngọn cây và cầu nguyện Chúa sẽ bốc mình lên trên trời. Anh ta nhảy xuống và tin rằng mình sẽ bay lên trời cùng Chúa, nhưng rơi xuống đất và gẫy tay. Nhiều địa chủ giầu có trở nên nghèo khổ vì đã bán hết gia sản đất đai để cúng cho Miller xây một thánh đường tại Boston. Ở New Hampshire, nhiều nông dân từ chối không gặt hái hoa mùa bắp và khoai và không cho phép ai được gặt hái.

Ngày 22 tháng 10, 1844 tới nhưng Chúa vẫn biệt tăm. Ngày 22 tháng 10, 1844 đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ như là Ngày Đại Thất Vọng, Tín đồ khóc sướt mướt suốt đêm (Abanes, Ibid., p. 226: October 22, 1844 went down in history as the “Great Disappointment” ...We wept, and wept, till the day down)

Trước ngày 21 tháng 3, 1843, Noah Webster [tác giả Tự Điển Webster] đã lên tiếng khuyến cáo Miller như sau nhưng vô hiệu:

Sự rao giảng [về ngày tận thế] của ông không ích lợi gì cho xã hội mà chỉ làm cho người ta rất khó chịu và bực mình. Nếu ông hi vọng rằng làm cho người ta sợ hãi để kéo người ta vào vòng tôn giáo thì ông đã lầm.

... Nếu sự rao giảng [về ngày tận thế] của ông làm cho con người thất vọng hay trở nên điên loạn, ông phải chịu trách nhiệm về những hậu quả. Tôi khuyên ông hãy từ bỏ sự rao giảng [về ngày tận thế]; ông chẳng làm điều gì hay ho, tốt đẹp, nhưng có thể ông đã gây ra phương hại lớn lao cho con người. 4

Những người bị ảnh hưởng bởi hệ phái Adventist sau này vẫn tiếp tục tin vào ngày tận thế đã gần kề, và lập ra các hệ phái Adventist khác như Second Adventist hay Seventh-day Adventist (Ellen G. White), tiên đoán ngày Chúa trở lại :1873/1874, rồi đến hệ phái Nhân Chứng Jehovah (Jehovah’s Witnesses = JW) “sáng lập” bởi Charles Taze Russell (1856-1916). Hệ phái Cơ Đốc Jehovah Witness này đã gây ra nhiều tác hại trong xã hội, trong đó có nạn nhân người Việt, vì những giáo lý và cấm điều bắt buộc quái gở của họ như: Cấm tín đồ không được tôn trọng những ngày lễ như Giáng Sinh, Tạ Ơn, Phục Sinh; không được tổ chức Ngày của Mẹ, Cha (Mother’s day, Father’s day), không được đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử, không được chào quốc kỳ, hát quốc ca, và nhất là không được truyền máu làm cho nhiều trẻ em và người lớn theo đạo JW chết, trong đó có một phụ nữ Việt Nam đã chết vì cái luật quái gở này. Hệ phái Cơ Đốc này đã tiên đoán ngày tận thế vào năm 1874, rồi sửa lại thành 1914, rồi 1925, 1940, 1941, 1975. Trước những sự tiên đoán láo như trên, vẫn có nhiều người tiếp tục tin vào cái đạo Cơ Đốc quái gở này. Nghe nói hệ phái JW ngày nay đã lan sang Việt Nam, nếu thật vậy thì là một điều bất hạnh cho những người dân ngu ngơ tin theo. Hi vọng Nhà Nước có biện pháp ngăn chận. Đây không phải là vấn đề vi phạm tự do tín ngưỡng mà là vấn đề giữ cho xã hội được lành mạnh.

Rồi gần đây. những thảm họa gây ra bởi mục sư Jim Jones ở Jonestown, Guyana, 1978 (hơn 900 người vừa tự sát vừa bị cưỡng ép uống thuốc độc chết); hoặc bởi Chúa Con (Son of God), lời David Koresh tự nhận ở Waco, Texas, 1993 (75 người, đàn ông, đàn bà, trẻ con chết thiêu khi hệ phái Branch Davidian của David Koresh tử thủ trong một trang trại); hoặc hệ phái Heaven’s Gate ở California, 1997 (39 người tự sát, tin rằng Chúa sẽ phái một phi thuyền (spaceship) xuống bốc lên thiên đường).. Tất cả đều chỉ vì tin vào sự cứu rỗi của Chúa ở trong Kinh Thánh, nói về ngày tận thế và được lên thiên đường ở cùng Chúa. Ki-tô giáo vẫn tự nhận là tôn giáo văn minh, tiến bộ nhất thế giới.

Khi Tin Lành lan sang Á Châu, đặc biệt là ở Nam Hàn, quan niệm về ngày tận thế của Ki-tô-giáo đã gây ra những tác hại trong xã hội như thế nào? Bắt chước các nhà tiên tri dỏm ở Âu Mỹ, Tin Lành (hay Tin Dữ) Nam Hàn cũng đưa ra những lời tiên tri bịp về ngày tận thế, tức ngày Giê-su trở lại trần lần thứ hai. Sau đây là một vụ mà báo chí Mỹ đã loan tin rộng rãi.

Tối ngày 28 tháng 10, 1992, tín đồ Tin Dữ Nam Hàn tụ tập trong nhà thờ Maranatha Mission ở trung tâm Los Angeles. Họ chờ đợi Chúa trở lại vào lúc 12 giờ đêm và bốc họ lên thiên đường. Ngoài cửa có người gác, không cho những người không phải là thành viên của nhà thờ vào trong nhà thờ. Họ giữ độc quyền được Chúa bốc lên thiên đường (Rapture). Nhưng Chúa không hề trở lại. 12 giờ đêm đã qua. Một số thân nhân của các thành viên đến nhà thờ, chờ đợi ở ngoài, hi vọng có thể an ủi những người thân của mình đang ở trong tình trạng tuyệt vọng vì Chúa đã không trở lại. Tại sao lại có hiện tượng cuồng tín như vậy? Vì những quảng cáo khắp nơi về ngày Chúa trở lại, mà nguyên một trang quảng cáo trên tờ USA Today ngày 20 tháng 10, 1991, như sau:

Chúa Bốc Lên Trời

28 Tháng 10, 1992

Giê-su Sẽ Tới Từ Trên Không

Rapture

October 28, 1992

Jesus Is Coming In The Air

Đây chỉ là một trong rất nhiều quảng cáo về ngày tận thế của phong trào Tin Dữ Nam Hàn Hyoo-go (tiếng Hàn có nghĩa là Rapture), có cả trăm ngàn tín đồ ở trong nước cũng như ở ngoại quốc. Một nhóm Hyoo-go tiên đoán là bắt đầu từ ngày 28 tháng 10, 1992, sẽ có 50 triệu người chết vì động đất, 50 triệu chết vì nhà cửa sụp đổ, 1 tỷ 4 người chết vì Đệ Tam Thế Chiến, và 1 tỷ 4 người chết vì những cuộc chiến giữa Chúa Giê-su và Satan (Armageddon).

Những tiên đoán như trên được đề xướng bởi mục sư Tin Dữ Nam Hàn Lee Jang Rim trong cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất (bestseller): Đã Đến Gần Ngày Tận Thế (Getting Close to the End) trong đó ông ta hứa hẹn ngày 28 tháng 10, 1992 là ngày Tất Cả (All) tín đồ Ki-tô đều được bốc lên trời. [Hiển nhiên là ông mục sư Tin Dữ này không hề đọc Kinh Thánh].

Ngoài ra, những “mạc khải” của Thượng đế cho một đứa bé 12 tuổi tên là Bang-Ik Ha cũng được dùng để khẳng định ngày tận thế vào tháng 10, 1992. Theo điều tin nhảm nhí này thì God đã mạc khải những lời sau đây cho Bang-Ik Ha vào tháng 7, 1987: “Cũng nhu Ta đã sửa soạn để cho John The Baptist xuất hiện trước khi Giê-su giáng sinh xuống trần, ngày nay ta sửa soạn cho Bang-Ik Ha (12 tuổi)”. Một cuốn sách mỏng của Tin Dữ Taberah World Mission loan báo là Giê-su đã đích thân nói với đứa trẻ: “Ta sẽ tới trong tháng 10, 1992. Hãy sửa soạn! (Để nghênh đón Ta) [I will be there in October, 1992. Prepare!] Theo hệ phái Tin Dữ Hyoo-go thì chỉ những người nào theo hệ phái này mới được bốc lên trời, còn những người khác sẽ phải chịu sự khủng bố khủng khiếp của Satan trong 7 năm (7 years of tribulation). Người nào không được bốc lên trời phải chịu làm “thánh tử đạo” thì sau đó mới được lên thiên đường. Nếu không sẽ bị đầy đọa xuống hỏa ngục vĩnh viễn. (eternal damnation).

Tại nhà thờ Maranatha Mission ở Los Angeles, các thành viên của Hyoo-go chứng tỏ là họ đáng được bốc lên trời bằng cách lớn tiếng cầu nguyện mỗi đêm trước đêm tận thế. Họ cầu nguyện đến độ cổ khô, khạc ra máu và cho đó là để tẩy uế tội lỗi và là dấu hiệu để được “cứu rỗi” (a way of purging oneself of sin and a sign of salvation). Cho nên, người nào càng khạc ra máu nhiều bao nhiêu thì càng có nhiều may mắn để được bốc lên thiên đường.

Trong khi đó, ở Nam Hàn đã xảy ra những sự hỗn loạn trong xã hội. Ở thị trấn Wonju, một nhóm Hyoo-go cuồng tín đốt đồ đạc ngoài đường phố và chờ để được Chúa bốc lên trời. Ở Hán Thành (Seoul), 5000 người theo Hyoo-go bỏ việc. Nhiều người bán nhà, từ bỏ gia đình. Rất nhiều giới trẻ bỏ học, từ Đại học xuống tới Tiểu học. Nhiều phụ nữ mang thai đi phá thai để cho thân thể được nhẹ nhàng để Chúa dễ bốc lên thiên đường (Several pregnant women reportedly had abortions “so they would not be too heavy to be lifted to Heaven”), và ít nhất là có 4 người tự sát trước ngày 28 tháng 10.

Đến ngày tiên đoán tận thế, hàng ngàn tín đồ Hyoo-go tụ họp trong các nhà thờ Tin Dữ Nam Hàn trên thế giới để chờ sự vinh quang được Chúa bốc lên thiên đường. Chính quyền Nam Hàn phải sử dụng 1500 cảnh sát, các xe cứu hỏa và xe cứu thương túc trực xung quanh các nhà thờ lớn của Hyoo-go ở Hán Thành để ngăn chận tái diễn cảnh ở Jonestown.

15 phút sau giờ tận thế, Mục sư Chang Man-Ho lên bục giảng và nói: ”Chẳng có gì xảy ra. Thật đáng tiếc. Chúng ta hãy về nhà”. Tín đồ không những nồi giận mà còn vô cùng đau khổ. Nhiều người khóc nức nở (Many began weeping uncontrollably). Một số hành hung các mục sư đã nói láo với họ. Một thành viên than: “Chúa đã nói láo với chúng tôi” (God lied to us).

Đối với mục sư Tin Dữ 46 tuổi Lee Jang Rim, người đã khởi xướng chuyện Chúa trở lại, gây ra nhiều tai hại trong xã hội, thì ông ta bị tòa án Nam Hàn phạt 2 năm tù vì tội lừa dối tín đồ để vơ vét 4 triệu 4 đô-la và tàng trữ đô-la bất hợp pháp. Người ta còn khám phá ra rằng Lee Jang Rim đã đầu tư một phần lớn số tiền lừa được của tín đồ để mua công khố phiếu mà thời hạn được lãnh ra toàn phần (bond mature) là vào tháng 5, 1993, nghĩa là hơn 6 tháng sau ngày tận thế.

Chuyện “ngày tận thế” của Ki-tô giáo đến đây là tận. Tôi xin để cho quý độc giả tự mình suy nghĩ về ảnh hưởng của Kinh Thánh trên đầu óc đám dân thấp kém và về những thủ đoạn khai thác lòng mê tín và sự ngu dốt của đám tín đồ ở dưới của giới lãnh đạo Ki-tô.

ooooo ۩ ooooo

3. Vài Lời Cuối.

Tôi đã đặt một câu hỏi trong đầu đề của bài viết này: Tín đồ Ki-tô Việt Nam có được Chúa “cứu rỗi” không? Qua phần trình bày ở trên, tôi tin rằng các độc giả đã tìm ra câu trả lời. Riêng đối với tôi, câu trả lời là một tiếng quyết định: “Không” (An emphatic “NO”). Tại sao? Không phải vì tôi không tin như các Ki-tô hữu, cũng không phải vì tôi là người ngoại đạo nên cố ý phủ bác niềm tin của các Ki-tô hữu. Mà vì sự “cứu rỗi” của Giê-su, nhất là cho những người Việt Nam không đặt trên một căn bản nào, thần học cũng như khoa học, có thể thuyết phục được những người có đôi chút hiểu biết. Hiểu biết ở đây là tôi muốn nói hiểu biết về thực chất Kinh Thánh, về lịch sử Do Thái, về sự bành trướng Ki-tô giáo trên thế giới, về khoa học chứ không phải là hiểu biết đại cương về những bộ môn khác. Tôi không thể nào trình bầy ở đây những luận cứ để bảo vệ sự xác định của tôi vì nó quá dài. Để thay thế, tôi chỉ xin đặt cho các Ki-tô hữu hay Cơ đốc nhân hay dân Chúa vài câu hỏi để các bạn suy nghĩ. Trong một bài khác tôi sẽ đặt vấn đề này một cách rõ ràng và chi tiết hơn.

Các bạn có biết niềm tin về một đấng cứu thế thật ra chỉ là niềm tin của người Do Thái về một người anh hùng Do Thái xuất hiện để cứu dân tộc Do Thái ra khỏi những nghịch cảnh của một quốc gia ở trong vòng nô lệ?

Các bạn có bao giờ suy nghĩ về sự kiện dân Do Thái là dân được Thượng đế chọn nhưng lại không tin Con Một của Thượng đế, Giê-su, là đấng cứu thế mà chỉ coi Giê-su như một tiên tri giống như nhiều tiên tri khác trong Cựu Ước? Cũng vì vậy mà sau này, khi Ki-tô giáo nâng Giê-su lên hàng cứu thế cho cả nhân loại, đã cực kỳ thù ghét người Do Thái và vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa” [nếu Chúa có thể bị giết] và bạo hành người Do Thái trong nhiều thế kỷ với cao điểm là Hitler, một tín đồ Ca-tô, đã tàn sát 6 triệu người Do Thái trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Các bạn có biết Cựu Ước chỉ là niềm tin của dân tộc Do Thái và Tân Ước chỉ là sự tiếp nối của Cựu Ước để hoàn thành những luật của Thượng đế trong Tân Ước như chính Giê-su đã khẳng định?

Các bạn có biết Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước được viết trong bối cảnh lịch sử của dân Do Thái cách đây ít nhất là gần 2000 năm (Tân Ước), khi mà sự hiểu biết của con người về nhân sinh, vũ trụ của những người viết Kinh Thánh còn ở trong thời kỳ bán khai, cho nên đã có quá nhiều sai lầm về thần học cũng như về khoa học?

Các bạn có biết là những người viết Kinh Thánh hoàn toàn không có một ý niệm nào về sự cấu tạo của vũ trụ và trái đất, cho rằng trái đất phẳng và dẹt, có 4 góc, do đó không thể biết là ở phía bên kia của trái đất còn có nhiều dân tộc khác, cho nên tên các nhân vật trong Kinh Thánh hoàn toàn là ở trong vùng Trung Đông, không hề có một tên nào ở Á Đông như tên Tàu hay tên Việt Nam?

Các bạn có biết rằng chính giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường ở trên các tầng mây, và đã thú nhận là con người có thể không do Thượng đế tạo ra một cách tức thời mà là do một quá trình tiến hóa lâu dài. Như vậy thuyết sáng tạo và thuyết về tội tổ tông chẳng qua chỉ là những huyền thoại của dân Do Thái. Không có sáng tạo, không có tội tổ tông, không có thiên đường, vậy thì ai cần ai chuộc tội, ai cần ai cứu rỗi? Chẳng có lẽ Chúa chết là để chuộc những tội ác như cướp của, giết người hay loạn dâm? Các bạn có đủ can đảm để chất vấn hay phản đối giáo hoàng về điều này không?

Các bạn có biết là các khoa học gia trong Ki-tô giáo, với những máy móc tối tân nhất, những kỹ thuật tinh vi nhất, bén nhạy nhất, được dùng để cố chứng minh là trong con người có một linh hồn độc lập, trường tồn, nhưng cho tới ngày nay đã hoàn toàn thất bại? Vậy trước khi có thể chứng minh sự hiện hữu của một linh hồn riêng biệt, khi chết sẽ được Chúa “cứu rỗi” cho lên thiên đường để chờ ngày đoàn tụ với xác chết Chúa làm cho sống lại, sự “cứu rỗi” của Chúa chỉ là một ảo tưởng vô vọng của những người tin Chúa?

Các bạn có biết, qua những nghiên cứu của các học giả, chuyên gia về Kinh Thánh ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-tô, kể cả một số chức sắc trong Ki Tô Giáo, trong mấy trăm năm nay đã đồng thuận ở một điểm: Giê-su Thần Học và Giê-su Lịch Sử [con người thực của Giê-su] là hai nhân vật hoàn toàn khác nhau? Do đó tất cả những điều các bạn tin về Giê-su chỉ là Giê-su theo Thần học chứ không phải là Giê-su thực.

Các bạn có biết, theo như đoạn cuối trong sách Khải Huyền, thì Nước Trời chỉ là một Jerusalem mới của người Do Thái được đặt dưới quyền thống trị của Thiên Chúa?

Còn nhiêu câu hỏi nữa, nhưng tôi cho rằng như vậy cũng đã tạm đủ. các bạn hãy suy nghĩ và trả lời với tất cả sự lương thiện trí thức của mình.




1 Alfred Loisy, The Origins of the New Testament, University Books, N.Y., 1962, pp.27-28: In the supernatural so understood we have here no part or lot, for the plain reason that it is untrue, that it crumbles to pieces, save so far as it is held together by the ignorance of the believing masses, and by the wilful blindness of the theologians who refuse to see what is before them; nor can the suspicion be avoided that these theologians sometimes play a part which ranges them with opportunists, apologetic politicians, exegetical strategists, rather with those who really and personally believe in the false supernaturalism, which they seem determined to impose as a perpetual burden on the religious mind. We beg to tell them, and to say it once for all, that their pretensions are preposterous and their assumption of infallibility an unpermitted revolt against exact knowledge.

2 Robert G. Ingersoll, The Mistakes of Moses: Now they say that this book (the Holy Bible) is inspired. I don’t care whether it is or not; the question is, Is it true? If it is true it doesn’t need to be inspired. Nothing needs inspiration except a falsehood or a mistake.

3 Holy Bible, New International Version: Revelation is the only book of this kind in the New Testament. It is a book about the end of this present world and the beginning of “a new heaven and a new earth.” The book of Revelation was written by the apostle John during his exile on the island of Patmos. While John was there, Jesus gave him a vision of what w ould happen in the near future. John wrote this book so Christians who were being persecuted would trust that God controls whatever happens here on earth. John’s vision shows that Jesus is the ruler over everyone and everything – even powerful human governments – and he will judge and punish whatever is evil. It also gives Christians a picture of heaven, where we will be with Jesus.

4 Richard Abanes, End-Time Visions, Four Walls Eight Windows, New York, 1998, p. 224: Your preaching can be of no use to society but it is a great annoyance. If you expect to frighten men and women into religion, you probably mistaken.

...If your praching drives people into despair or insanity, you are responsible for the consequences. I advise you to abandon your preaching; you are doing no good, but you may do a great deal of harm.

Trần Chung Ngọc

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

"Tây hóa" như thế chỉ làm phai nhạt và mất bản sắc!



Quá trình hội nhập thế giới diễn ra tại Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 20 đến nay, đã làm cho một số người hồ hởi về một "thế giới phẳng" có khả năng xóa nhòa mọi khoảng cách và trong khi có người thể hiện sự lạc quan thái quá về sự ra đời của "thế hệ công dân toàn cầu" thì trên thực tế, lại xuất hiện một số vấn đề cần phải xem xét cẩn trọng.


Hiện tượng một bộ phận người Việt Nam quan niệm phải lấy tên Tây, hay nói năng phải có vài "tiếng Tây",... đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc, và được tác giả Nam Xương khái quát qua nhan đề một vở kịch đã trở thành một thành ngữ, là... Ông tây An Nam! Hiện tượng này tưởng chừng đã phai nhạt nhưng gần đây có xu hướng quay lại, khi mà với rất nhiều người, học tiếng Anh được coi như một thứ "mốt". Ðương nhiên, việc học tập từ bất cứ phương diện nào cũng là cần khuyến khích; nhưng học theo trào lưu, học không rõ để làm gì thì sẽ chẳng dẫn đến đâu; bởi vậy, có dạo dư luận xã hội gọi các trung tâm tiếng Anh là "trung tâm hẹn hò"! Cùng với đó là "làn sóng phổ cập tiếng Anh", mà biểu hiện rõ nhất là trào lưu đặt tên công ty, tên nhà hàng, cửa hiệu bằng tiếng nước ngoài.

Cho đến nay, số công ty hay doanh nghiệp được coi là "thức thời" vì đã nắm bắt cơ hội, nhanh chóng thành lập dưới những cái tên "quốc tế", có "tính toàn cầu" cùng các biển hiệu, biển quảng cáo viết bằng tiếng nước ngoài xuất hiện rất nhiều, kể cả khi công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có liên quan tới yếu tố nước ngoài. Tới bất kỳ thành phố, thị xã, thị trấn, thậm chí khu vực trung tâm hành chính của một làng xã có hoạt động kinh doanh là sẽ gặp các cửa hàng có sản phẩm Việt Nam bán cho người Việt Nam nhưng lại trưng ra mấy cái biển hiệu nước ngoài, đôi khi sai ngữ pháp đến tệ hại mà ngay người nước ngoài cũng "chào thua" vì không sao hiểu nổi. Không chỉ thế, những dòng chữ này luôn có kích cỡ lớn, choán gần hết biển hiệu, trong khi chữ tiếng Việt bị co lại ở một góc nhỏ nằm phía dưới. Thậm chí không ít cửa hiệu chỉ trưng biển hiệu quảng cáo bằng tiếng Anh. Ở Hà Nội, các tuyến phố thương mại lớn, khu phố cổ, nhất là phố Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Hành, Bảo Khánh,... luôn dày đặc loại biển hiệu hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, như muốn cho thấy sự "Tây hóa triệt để".

Thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện các thương hiệu cà-phê như "Urban Station", "Passio". Nhìn vào cách bài trí theo kiểu phương Tây tại các cửa hàng gắn với thương hiệu này, nhiều người sẽ nghĩ đó đều là các thương hiệu giải khát mới du nhập từ nước ngoài, giống như trường hợp của Starbucks hay Twitter Bean; thế nhưng thực chất đây là thương hiệu cà-phê nội! Tất nhiên là người đặt thương hiệu có lý lẽ để biện minh cho việc làm này, nào là cạnh tranh với hàng ngoại, nào là để hội nhập, nào là tâm lý người tiêu dùng v.v và v.v. Nhưng với cách lý giải như thế, khi hiện tượng trở nên phổ biến thì ngày nào đó, liệu chúng ta có phải chấp nhận tình trạng mọi sản phẩm Việt Nam đều mang tên Tây; liệu khi đó từ điển văn hóa trên thế giới sẽ không còn các từ như "phở", "áo dài",... và tất cả sẽ được thay thế bằng những cái tên đã được "quốc tế hóa" kiểu như The Garden, Royal City, Keangnam, Time City? Ðó là một nguy cơ, nguy cơ đánh mất đặc trưng riêng của các thương hiệu Việt được xác lập bằng chính ngôn ngữ dân tộc. Và sẽ có ngày đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị ở Việt Nam, du khách sẽ không còn thấy hấp dẫn, vì ở đó thiếu bản sắc và chỉ như là bản sao của đô thị phương Tây.

Trong giao tiếp hằng ngày, xu hướng tiếng Việt "đá tiếng Tây" ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Anh G.Ru-en - người Ca-na-đa nhiều năm sống ở Việt Nam, có tên Việt là "Dâu Tây", từng than phiền trong một bài viết rằng: "Ðôi khi nghe người Việt ở tuổi "phát triển sự nghiệp" nói chuyện với nhau, tôi tiếc những năm tôi bỏ ra để học tiếng Việt". Và anh liệt kê vô số lỗi diễn đạt do sử dụng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, thí dụ: "Em làm bên finance", "Cái background của em ấy là gì?",... và các câu nói này thường được một số người sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Vậy giao tiếp giữa người Việt với người Việt sao phải dùng tiếng Anh, nhất là khi trong tiếng Việt có từ tương đương để diễn đạt, như trong các trường hợp kể trên thì finance là tài chính, background là lý lịch?

Lo ngại hơn là làn sóng lai căng ngôn ngữ được cổ súy và nhân rộng bởi cái gọi là "giới showbiz" - những người được coi là có ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, nhất là lớp trẻ. Chỉ sau vài năm, hàng loạt ca sĩ, diễn viên có nghệ danh nửa Tây nửa ta đã trình làng như: Hamlet Trương, Elly Trần, Angela Phương Trinh, Noo Phước Thịnh, Wanbi Tuấn Anh, Cường Seven, Nakun Nam Cường, Akira Phan, Reno Bình, Nukan Trần Tùng Anh,... Lại có ban nhạc, ca sĩ đặt tên hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài như: 365 band (với các thành viên có tên là: Issac, Jun, Tronie, S.T và Will), ca sĩ Maya, Chan Than San,... Theo đó là ca khúc có ca từ trộn lẫn tiếng Việt và tiếng Anh ra đời. Với xu thế hội nhập, ca từ một bài hát được dịch ra nhiều ngôn ngữ là bình thường và cần thiết, nhưng loại bài hát có ca từ một câu tiếng Việt chèn một câu tiếng Anh như: "Why it's me? Làm sao đây? Trước mắt tôi là... Tell me... Khi tất cả yêu thương sau lưng chỉ là dối trá. I can't suffer unpredictable things you did to me" (trích ca từ bài hát Không cần thêm một ai nữa của Mr. Siro và Big Daddy) thì đúng là không sao hiểu nổi, nếu không nói khó có thể chấp nhận. Không chỉ mang nghệ danh Tây, viết ca khúc nửa Tây nửa ta, một số ca sĩ còn đặt tên nước ngoài cho đĩa nhạc như: Today (Ngày hôm nay), Diamond Noir (Kim cương đen), Yesterday and Now (Ngày ấy và bây giờ), Non stop (Không dừng lại), To the beat (Nhịp đập), Unmake up (Không trang điểm)... Không rõ các đĩa nhạc đó được sản xuất dành cho ai?

Ðáng tiếc là các sản phẩm này xuất hiện trên một số chương trình truyền hình, chương trình nghệ thuật và khó có thể nói chúng lại không khuyến khích giới trẻ chạy theo xu thế lai tạp ngôn ngữ một cách tùy tiện và chào đón như trào lưu thời thượng. Vì vậy, không khó hiểu khi vào các mạng xã hội hiện nay, có thể thấy nhiều người trẻ chọn cho mình một tên nước ngoài. Họ tự hào về cái tên đó, thậm chí có người chán ghét cả tên khai sinh mà bố mẹ đặt cho mình với bao yêu thương, trìu mến. Họ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ chẳng ra Tây, chẳng ra ta. Tại sao không dùng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để sáng tạo, để khẳng định mình? Tại sao phải vay mượn ngôn ngữ của nước khác? Những ai đang cố "Tây hóa" có biết năm 2013 tại Nhật Bản, cụ H.Ta-ka-ha-si 71 tuổi khởi kiện Ðài truyền hình quốc gia (NHK) vì đã dùng quá nhiều từ vay mượn của tiếng Anh khiến cụ cảm thấy bị ức chế; cụ yêu cầu bồi thường 1,4 triệu yên (14.300 USD). Không bàn tới kết quả vụ kiện, mà từ phương diện văn hóa, có thể thấy đây là lời cảnh tỉnh với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Cần lưu ý là chính tại các nước đang phát triển, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ đã trở thành vấn đề có tính pháp quy. Vì thế, trong khi các quốc gia như Pháp, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,... luôn luôn dành một phần ngân sách rất đáng kể để quảng bá ngôn ngữ, kèm theo đó là quảng bá văn hóa của nước mình đến các nước khác trên thế giới, thì một số người trong chúng ta lại đang tự làm yếu đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, phải chăng việc làm đó lại được coi là hội nhập với thế giới?

Trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, chúng ta hết sức giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, và một giá trị hàng đầu của bản sắc chính là tiếng Việt - tài sản văn hóa vô giá của dân tộc ta. Ở Việt Nam, Luật Quảng cáo được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 2012. Theo đó, tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp như: nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt, phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Luật quy định như vậy, song chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh và chế tài xử phạt của cơ quan chức năng chưa đủ chặt chẽ và quyết liệt. Nên có thể nói trên thực tế, việc vi phạm trong lĩnh vực biển hiệu quảng cáo, việc buộc doanh nghiệp đăng ký thương hiệu theo tên Việt vẫn còn buông lỏng. Hiện nay, một số tỉnh, thành phố đã bước đầu kiểm tra, chấn chỉnh, như ngày 24-6 vừa qua, UBND tỉnh Ðồng Nai ban hành Chỉ thị số 18 nhằm chấn chỉnh biển hiệu quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh. Gần đây nhất, Chỉ thị số 25 đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành, trong đó nêu rõ: biển hiệu có nội dung chữ nước ngoài không đúng quy định sẽ bị xử lý. Mong rằng các biện pháp kiên quyết góp phần làm lành mạnh sinh hoạt văn hóa sẽ được thực hiện trên mọi tỉnh, thành phố. Còn với mỗi người Việt Nam, nếu không góp phần để làm đẹp hơn, phong phú hơn tiếng mẹ đẻ, thì cũng không được bóp méo, cố tình lai căng ngôn ngữ của dân tộc, cho dù hội nhập tới đâu thì chúng ta vẫn tự hào là người Việt Nam.



ANH THI

KINH NGHIỆM VIỆT NAM TOM DOOLEY HAY CÁI CHẾT CỦA MỘT ẢO TƯỞNG



DIANA SHAW

( Tâm Bình dịch )







Dr. Tom Dooley (Vietnam era naval doctor) , who risked his life during the Vietnam war years to set up medical clinics throughout Southeast Asia. Dooley authored three books about his time in Southeast Asia. He was dishonorably discharged from the navy in 1956 for his homosexuality.



***



 Cùng với những bí ẩn lịch sử khác chưa được hoặc sẽ được dần dần hé mở, tiết lộ, trong thời gian 40 năm vận nước nổi trôi, câu chuyện Tom Dooley xẩy ra ngay sau Hiệp Định Genève 1954 và vụ Maddox ở Vịnh Bắc Bộ năm 1965 gợi nhớ cho người Việt chúng ta những tác nhân ngoại lai đã góp phần đưa đến thảm trạng của đất nước ta ngày nay.

Tom Dooley, một bác sĩ hải quân Mỹ, một thời vang bóng được chính giới và báo chí Mỹ không tiếc lời ca tụng đã đóng vai trò gì? Thi hành kế hoặch của ai? Tất cả những uẩn khúc ấy đã được Diana Shaw của tờ LA. TIMES vạch rõ.

Tờ Thời Báo số 181 ở Toronto, để chúng ta kiểm nghiệm lịch sử và cùng tìm lối ra chung cho Đất nước những ngày trước mắt.



*******



Vào thập niên 50 không phải chỉ tại nước Mỹ mà cả thế giới biết đến Tom Dooley qua hình ảnh tuyệt đẹp của một người bác sĩ trẻ dấn thân tận tụy chăm sóc những bệnh nhân nghèo khổ trong rừng rậm Á Châu, nhưng sự thực không đơn giản như vậy bởi vì chính bản thân Tom Dooley có điều bí ẩn cần che dấu, là bác sĩ trong Hải quân nhưng bị phát hiện là đồng tình luyến ái, anh có thể bị sa thải trong điều kiện mất danh dự, và cũng để bảo vệ bí mật ấy anh đã thỏa hiệp tích cực tham gia vào một chiến dịchcủa CIA tuyên truyền sai lạc về thực trạng của Đông Dương, để chuẩn bị dư luận cho Mỹ từng bước trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Đó là vắn tắt nội dung bài viết của Diana Shaw đã được đăng tải trên tạp chí LA. TIMES số ra ngày 15-12-91, do Tâm Bình N.V. dịch ra tiếng Việt.


****



“Vào một đêm Xuân, tôi không ngủ được và trằn trọc trong nóng bức của thành phố Hải Phòng đang hấp hối, nhưng biết bao người Mỹ trẻ tuổi đang bị cầm chân ở những nơi xa xôi, tôi tự hỏi tôi câu hỏi:” Tôi đang làm gì đây, ở cái địa ngục này?”



…Phía ngoài kia, trong những dãy chòi tạm do tôi dựng lên bằng thứ lều vải quân đội Mỹ, là khoảng hơn 12.000 người Việt, hoặc còn rất trẻ hoặc rất già, hầu hết đều ốm đau tàn tật và cùng khổ. Họ đang trốn chạy những người Cộng sản Bắc Việt với hy vọng sẽ đặt được tới Saigòn một vùng chưa chắc hẳn đã là an toàn. Trước họ đã có hơn 300.000 người sống qua khu lều trại này… Tôi đang chữa những loại bệnh mà các bạn đồng song của tôi cả đời hành nghề chưa hề bao giờ được thấy, thực hiện những cuộc phẩu thuật mà sách vở chẳng bao giờ đề cặp đến. Chẳng hạn phải làm gì cho những đứa trẻ bị cây đủa đâm xuyên vào tai trong? Hoặc làm sao cứu chữa cho một bà già bị đạn bắn vỡ nát cả xương quai xanh?



….Ở nhà thờ các cha đã thuyết giảng hùng hồn dạy tôi về triết học. Nhưng chí nơi hang ổ đia ngục cộng sản này tôi đã học nhiều điều thực tiển và sâu xa hơn về bản chất thực sự của con người…Để bây giờ tôi hiểu tại sao cả bộ máy tổ chức vô thần vẫn không bao giờ có thể hủy diệt được ánh sáng của đức tin nung nấu trong những con người cùng khổ nhất”.



Vào khoảng tháng Tư, 1956 lần đầu tiên dân chúng Mỹ biết qua về Việt Nam qua cái nhìn của Tom Dooley, một sĩ quan Hải quân mới 27 tuổi. Với giọng văn nồng nàn, với rào rạt tình yêu nước từ cuốn sách“ Giải thoát chúng tôi khỏi địa ngục” được trích dẫn đăng tải trên báo Reader’s Digest nói về cuộc Hành Trình tới Tự Do thực hiện bởi Hải quân Mỹ dùng các chiến hạm di tản dân trị nạn trốn chạy cộng sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam.

Hiệp định Genève 1954 chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp tại Việt Nam đồng thời cắt đôi lãnh thổ bằng vĩ tuyến 17 đã lôi kéo theo hàng triệu người tỵ nạn cộng sản mà đội Đặc Nhiệm Hải quân Mỹ 90 phải đảm trách hoàn tất trong vòng không đầy một năm. Đó quả là một công trình phi thường, chưa kể những khó khăn như mưa lũ gió to hoặc thời tiết nóng điên người. Số dân tị nạn trong các trại tạm trú của Dooley ở Hải Phòng ngày càng gia tăng vượt quá khả năng của Đội Đặc Nhiệm, vừa phải lo chỗ ăn ở, xịt thuốc DDT trừ chấy rận cho họ, cả khám và điều trị đủ các loại bệnh truyền nhiệm.

Cuốn sách của Dooley đối với đa số người đọc có ý nghĩa xa hơn chuyện kể một chiến dịch: nó còn phản ảnh xúc đông cùng mối quan tâm tới lý tưởng và tình nhân loại của cuộc chiến tranh lạnh. Dooley đã viết: “Hầu hết dân chúng ở Việt Nam đều mơ ước và phấn đấu cho tự do, họ là những nông dân còng lưng cúi mặt trên đồng ruộng bùn lầy lao động nhọc nhằn, là những đứa trẻ trần trụi nô đùa, là những người bán hàng rong cây trái trên những sông rạch và người tàn tật cụt tay quờ quạng. Nói chung họ chỉ có một giấc mơ: “Tự Do”. Bỉnh bút của tờ New Yorker nhận xét những trang sách đó không chỉ là tài liệu mà cả đầy tính thơ nữa. Và để đáp ứng lời kêu gọi của Dooley, độc giả Mỹ bắt đầu quyên góp cho chiến dịch cứu trợ Việt Nam. Dooley viết: “Với phương tiện nhỏ nhoi của tôi ở Đông Dương tuy cũng giúp ích nhưng chẳng thể đủ để chinh phục nhân tâm. Tất cả kêu gọi với ngụ ý gói ghém trong mấy chữ Viện Trợ Mỹ. Dooley tiếp, tôi tin rằng về đường trường một sự giúp đỡ vô vị lợi như vậy là yếu tố quyết định thắng lợi cho những điều thiêng liên cao cả mà chúng ta vẫn quyết tâm bảo vệ”.

Nhưng thực chất lời kêu gọi trợ giúp khẩn cấp của Dooley đã được tính toán với kế hoạch thổi phồng mặc dầu thành thật trong ý muốn giúp đỡ người Việt và chế ngự Cộng sản, cuộc vận đông của Dooley chỉ là một phần trong toàn kế hoạch bí mật của CIA trong chiến dịch tuyên truyền sai lạc về Đông Dương. Về kết quả tuyên truyền này, xét cho cùng là để đi tới sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam. Dooley dáng người cao gầy, hao hao giống Gary Cooper và thích cương điệu. Anh thích mẫu tự A là đầu tiên đệm cho chữ Auheuser, và anh thuộc một gia đình giòng dõi. Nhưng thực sự A là chữ đầu của tên Anthony, và cha anh vốn là thợ đúc hỏa xa, nghiện rượu nặng, nhưng vẫn hy vọng sự trùng tên này giúp ông trở thành võ sĩ nhà nghề. Dooley với cá tính thích nổi bật và yêu đời, khi chọn học y khoa anh đã làm sững sờ cả bạn hữu và gia đình. Vốn là người công giáo, anh có thể chọn hướng nghề nghiệp như giải thoát cho tính buông thả và các tật khác không thích hợp với kỷ luật nhà thờ. Dooley sắc sảo nhưng lại vô kỷ luật, theo học trường Notre Dame nhưng lại chẳng tốt nghiệp, được nhận vào trường y khoa St. Louis nhờ một chổ bị bỏ trống, và đứng chót trong lớp. Dooley có thể đã bị đuổi ra khỏi trường y khoa nếu không có ông khoa trưởng là bạn cũ của gia đình làm áp lực nhà trường cho Dooley được ở lại. Khoa trưởng Casberg kể lại: “Dooley đã không thích hợp với đời sống nghiêm túc của Đại học, tôi bảo nếu anh ta biết dồn hết năng lực anh có thể làm tốt được mọi chuyện”. Từ trường Y khoa, Dooley gia nhập Hải quân, sau một năm ở trại Pendleton, anh được gửi qua Nhật. Khi Chiến Dịch Hành Trình Tới Tự Do cần tuyển một bác sĩ có khả năng nói tiếng Pháp, Dooley được chuyển qua Đội Đặc Nhiệm 90. Khi Dooley tới Hải Phòng thì mỗi ngày có hàng ngàn người tị nạn được đưa xuống tàu vượt 1.500 cây số đường biển để vàoNam. Dooley dấn thân vào công tác cứu trợ với tất cả nhiệt tình và sự quyết tâm khiến anh được hài hước mệnh danh, nhưng không phải thiếu kinh trọng là “Vị bác sĩ thắng trận chiến tranh Đông Dương”.

Dooley đã hai lần được gắn huân chương trước khi rời Việt Nam một lần được Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng huy chương cao quý nhất của miền Nam Việt Nam cấp cho người ngoại quốc, và Dooley cũng là sĩ quan Hải quân trẻ nhất được thưởng Huân công bội tinh của Hải quân Mỹ, thứ huy chương cao nhất được cấp trong thời bình.

Dooley có cách thế riêng để tự làm nổi bật mình. Bình thường các bản báo cáo sinh hoạt hàng ngày lẽ ra được biết băng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp, nhưng Dooley lại sử dụng thể văn hùng biện. Ban Tham mưu biết được tác dụng gây phấn chấn của những bức thư đầy nhiệt tình yêu nước như vậy, nên đã cho phổ biến rộng rãi tới mọi người, từ Phó Đề Đốc tới mỗi thủy thủ đều được nhận đọc.



William Lederer là đồng tác giả với Eugene Burdick trong cuốn sách “Người Mỹ xấu xí”, là một trong số những người xúc động về những bức thư của Dooley. Lúc đó Lederer là tùy viên báo chí của Đô Đốc Hải Quân, thấy được tiềm năng khích động quần chúng của Dooley trên một bình diện rộng rãi hơn: ai mà không xúc động với câu chuyện một bác sĩ Mỹ trẻ chống cộng bằng thuốc trụ sinh Penicilin hoặc giải giới Việt Cộng bằng nụ cười hiền hòa của mình? Lederer đã đề nghị Dooley viết thành một cuốn sách. Một cuốn sách như vậy sẽ giúp Hải quân Mỹ thực hiện thành công chiến dịch Hành Trình Tới Tự Do. Bề ngoài chiến dịch chỉ có một mục tiêu đơn giản – vận chuyển hàng trăm ngàn dân tị nạn vào Nam và đồng thời không để Cộng sản chiếm hữu được số vũ khí của quân đội Pháp bỏ lại.



Nhưng thực sự quan trọng hơn thế nữa là mục tiêu mật: làm sao tạo chính nghĩa cho Diệm và chính thể miền Nam. Bởi xuất thân là công giáo, như người Pháp, ba năm sống ở Mỹ trở về Việt Nam, ông Diệm rất dễ bị nghi ngờ là tay sai của Hồng Y Spellman, của Pháp và cả bộ ngoại giao Mỹ. Một chiến dịch bao gồm hai chủ đích để làm nổi bật vai trò của Diệm.

Trước hết đó là cuộc chiến tranh tâm lý do Lansdale trùm CIA tổ chức nhằm gây khiếp sợ cho giớicông giáo miền Bắc phải tháo chạy vào Nam. Giai đoạn này bao gồm cả chiến thuật giả oanh kíchđổ vây cho Việt Cộng và cả tung truyền đơn báo hiệu người công giáo sẽ bị Việt Cộng tra tấn thủ tiêu, điều ấy có nghĩa là dồn vào miền Nam những người sẽ bỏ phiếu và ủng hộ chính quyền Diệm.

Giai đoạn hai bao gồm cả một chiến dịch báo chí quốc tế đề cập tới cuộc tản cư của những người dân tị nạn này. Dĩ nhiên với bề ngoài là người dân công giáo tự động rời bỏ miền Bắc khi cộng sản tới. Hoàn toànkhông ai biết là cuộc tị nạn này được kích động bởi cơ quan tình báo Mỹ. Do đó báo chí đã được khuyến khích mô tả Saigon như một Ellis Island, hòn đảo hy vọng của Đông Phương và Diệm như một nguồn hy vọng lớn nhất và sau cùng cho chính tình Đông Dương.

Kết hợp chiến tranh tâm lý và báo chí tuyên truyền về chiến dịch di tản hàng triệu người tị nạn do Mỹ tài giúp đã đem lại sự hậu thuẩn từ bên trong cũng như bên ngoài cho Diệm một lãnh tụ thiểu số còn yếu ớt không có hy vọng đứng vững. Nhưng bị lôi cuốn bởi cuộc chiến tranh giành độc lập của Algiers, báo chí đã không quan tâm tới toàn thể chiến dịch này.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân thấy trước Dooley sẽ như cục nam châm đối với truyền thông, Anh ta không những đẹp trai và hùng biện mà còn rất tự tin về khả năng chế ngự cộng sản Á Châu bằng phô trương những tiện nghi của lối sống Mỹ mà anh ta rất có tài ảnh hưởng và thuyết phục. Bộ Hải quân đã cấp phép cho anh nghỉ một thời gian để viết một cuốn sách. Dooley vốn là tay mơ mộng và tham vọng, thấy được rằng kết quả chiến dịch quảng cáo này có thể đưa đẩy anh ta tới chức vụ Y sĩ trưởng quân y Hải quân. Khi sửa soạn cho chính thức ấn hành cuốn sách, Bộ chỉ huy đã không được chuẩn bị để đương đầu với sự phát hiện Dooley là đống tính luyến ái. Sự phát hiện kéo dài theo đe dọa trừng phạt đã làm rung động các nhà chính trị đang âm mưu hoạch định tham chiến của Mỹ ở Việt Nam. Dooley đã được tạo dựng nên như một vị anh hùng, nhưng đồng thời cũng là sự phỉnh gạt lớn đối với nước Mỹ.

Ngay từ khởi đầu, chính tham vọng đã biến Dooley thành thứ công cụ thích làm vui lòng người khác. Trong khi anh ta đang sắp xếp ghi chú những chi tiết về chiến dịch “Giải thoát chúng tôi khỏi địa ngục”, Dooley đã được khuyến khích nhắc nhở trong suốt tiến trình hình thành cuốn sách là làm sao biến câu chuyện trở thành bi thương hơn, và đó cũng là điều anh ta rất thú vị để làm. Dooley thường xuyên gặp Lederer và nhiều lần gặp Hồng Y Spellman trong thời gian hình thành cuốn sách để nhận thêm điều chỉ giáo. Điều mà cấp trên khiến Dooley thực hiện là một câu chuyện thật sống động khiến không một người dân Mỹ nào có thể làm ngơ đến những điều đang tạo nên cơn khủng hoảng ở Việt Nam. Khi duyệt qua bản sơ thảo cuốn sách, chủ biên nhà xuất bản cũng có cùng gợi ý yêu cầu như vậy “là phải tạo một hình ảnh bi thương và xúc động hơn về người bác sĩ trẻ bổng chốt phải đương đầu với một nhiệm vụ khổng lồ-với hàng chục ngàn người bệnh cùng với công việc tổ chức hành chánh trong những điều kiện vật chất thiếu thốn khó khăn tới nản lòng….”Kết quả cuốn sách Dooley được xếp hạng trong danh sách những sách bán chạy nhất, đưa một Việt Nam từ xa lạ trở thành mối thao thức của lương tâm người dân Mỹ - và đồng thời biến Tom Dooley trở thành một anh hùng. Cuốn sách có những đoạn mô tả làm thế nào chữa trị những đứa trẻ với đôi bàn chân bị nghiền nát trong những bao bố đá, hay cứu chữa cho vị linh mục bị đóng đinh quanh sọ như một mô phỏng diễu cợt về thiên triều gai của Chúa Giêsu, những hình ảnh tàn bạo đến rúng động này được đưa vào các bài điểm sách đi sâu vào trái tim người đọc. Dooley viết: “ Những sự tàn bạo này hầu như luôn có mang ý nghĩa tôn giáo. Bây giờ tôi không còn xa lạ với công việc khâu víu cho những người đàn ông bị hoạn thiến, những người đàn bà bị xẻo vú hay những đứa trẻ nhỏ bị cắt hết ngón tay hay cả bàn tay. Và dần dà tôi hiểu được rằng những trừng phạt như vậy đều có liên hệ tới đức tin của họ nơi Thiên Chúa”.

Trong một đoạn văn khác, Dooley đã mô tả một linh mục bị treo ngược chân lên xà nhà, bị đánh đập và tra tấn theo lệnh cộng sản ngừng buổi thánh lể nửa đêm. Khi Dooley gặp vi linh mục, ông ta “đang nằm trên một chỏng tre, trông như thoi thóp hấp hối nhưng đôi môi vẫn mấp máy cầu nguyện im lặng. Khi vừa giở tấm đắp bẩn thỉu, tôi phải chứng kiến một thân thể thịt da bầm nát từ vai xuống đầu gối, với bụng thì trương cứng và hạ bộ thì sưng phồng như một trái banh. Tôi chích cho ông một mủi morphin và rồi cấm một mũi kim lớn vào hạ bộ nhằm rút bớt phần nước máu”.

Dooley đã cung cấp một danh sách những chuyện kinh hoàng đổ tội cho cộng sản ấy không hề được đề cập trong thư từ liên lạc chính thức và riêng tư đó của Dooley. Cũng không tìm thấy những chi tiết như vậy trong các bút tích của Dooley cũng như của các cấp chỉ huy Hải quân trong suốt chiến dịch.

Trong nhiều bức thư gửi đi từ Hải Phòng, mô tả tình trạng ảm đạm như là hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài như sự bẩn thỉu mất vệ sinh, bệnh tật và các loại vết thương do chiến tranh, nhưng không hề nói tới những chuyện kinh hoàng như vậy. Và cũng theo Lederer, hiện còn sống ở Peacham, tiểu bang Vermont thì những chuyện kinh hoàng được mô tả trong cuốn sách ấy hoặc chưa bao giờ xẩy ra hoặc có thể do lính viễn chinh Pháp phạm phải. Tôi đã từng đi khắp xứ và chưa bao giờ chứng kiến những chuyện như vậy. Và tôi cũng không được nghe Dooley kể những chuyện như vậy cho đến khi cuốn sách được phát hành.

Norman Baker ở Santa Fe Spring, đã từng là thủy thủ dưới quyền Dooley khi còn ở Hải Phòngcũng đã phát biểu “ Nếu tôi thấy một linh mục bị treo ngược chân và bị đóng đinh trên đầu, thì tôi chắc cả trại đều được nghe qua. Điều lạ là Dooley không hề nói tới những chuyện ấy”.

Có lẻ điều dễ hiểu nhất là cách Dooley phóng đại vai trò quan trọng của mình trong công tác cứu trợ - tới mức khi cuốn sách phát hành, anh được mọi người biết đến như là “Một bác sĩ Mỹ - Dr. America” . Theo Lederer thì thực sự Dooley cũng có làm một số điều tốt, nhưng anh ta chỉ là một trong số nhiều người khác. Và điều này làm cho một số người nổi giận. Có lần Ann Miller thuộc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, nguyên là một trong số 50 nhân viên dân sự, đã gửi thư tới nhà xuất bản Farrar Strauss Cuhady, để phản đối những tường thuật quá đáng về vai trò của mình trong trại tị nạn bằng công lao của những người khác, nhiều người đã làm việc như anh ta nếu không muốn nói là cực nhọc hơn”

Dooley còn tạo ra cảm quan rằng đa số người Việt là công giáo như đa số người tị nạn nhưng thực tế chỉ có khoảng 10%* (?). Dooley viết: “Người lớn với trẻ con nai trên lưng, và cả những đưa trẻ lớn hơn bồng trên tay những em bé khác, gồng gánh trên vai họ là những thúng mủng với các vật dụng nghèo nàn gồm áo quần chén bát và đồ linh tinh khác nhưng không bao giờ thiếu cây thánh giá”

Lý do bóp méo đó thật hiển nhiên. Khó mà quy tụ được sự ủng hộ cho ông Diệm trong một xứ sở có tới 90% dân chúng khác với ông ta, coi ông như chứng tích của chế độ thuộc địa Pháp. Khi viết về nổi sợ hãi của người công giáo sợ bị hành quyết trả thù như là một thảm họa chung cho mọi người Việt, Dooley đã khiến toàn thể dân Mỹ phải tích cực quan tâm đến số phận của xứ sở này. Ký giả Robert Sheer trong bài nhận định 10 năm sau, rằng “Công trình hoàn tất lớn nhất của Tom Dooley …đã thuyết phục được quần chúng Mỹ là Hoa Kỳ phải yểm trợ dân chúng Việt Nam bảo vệ tự do, của họ với Chúa và ông Diệm”

Những phản đối về sự chân thực của cuốn sách đều bị bỏ qua, Robert Giroux, chủ biên nhà xuất bản sách không nhất thiết phải nói thật, “nhưng mang đặc tính căn bản của sự thật”. Và Giroux đưa ra nhận định là trong không khí chiến tranh như hiện tại, thì như vậy là đủ tốt”

Hải Quân Mỹ thì nhiệt tình hậu thuẩn cuốn sách-Đô Đốc Arleig A. Burker, chỉ huy chiến dịch đã viết tựa cuốn sách. Mọi nghi ngờ về tính xác thực của cuốn sách nếu có trong giới Hải quân thì cũng được ém nhẹm đi. Và ngay khi ra mắt, cuốn sách trở thành bán chạy nhất.

Sau cuốn sách, khi Dooley hết phép trở về, thay vì trở lại nhiệm sở cũ, anh ta chỉ được giao cho một công việc bàn giấy ở Bệnh viện Hải quân ở Betheda.. Khá thất vọng, Dooley tình nguyện đi một vòng thuyết trình để quảng cáo cho chiến dịch Hành Trình Tới Tự Do được hoàn tất. Và khi chuyến du thuyết bất thần bị hủy bỏ ở Seatle sau ba tháng, Dooley hiểu tại sao Bộ Hải Quân không gửi anh trở lại nhiệm sở cũ bởi vì họ phát hiện được anh là người đồng tính luyến ái.

Trong suốt chuyến đi, các thám tử của Tình báo Hải quân đã theo dõi sát Dooley, với tường trình dài hơn 700 trang: bao gồm hàng trăm giờ nghe lén trong các phòng khách sạn, tiệm rượu, đến ngồi ngay sát một thanh niên mặc thường phục, và chỉ điểm viên tường trình đoạn nghe lé như sau: “Đương sự và người thanh niên rời quán rượu và đi lên buồng khách sạn”. nếu các tay điều tra Hải quân chỉ muốn chứng minh Dooley là người đồng tính luyến ái thì điều mà họ gây ra quả là một sự ra tay quá đáng. Họ muốn chứng minh hành vi của Dooley làm hại tới Hải quân. Bằng chứng đó cũng có nghĩa Dooley không còn thích hợp cho quân ngũ ( vai trò và đặc nhiệm của Dooley đã xong, NDVN). Một sĩ quan trẻ tuổi nhất được tưởng thưởng quân công bội tinh mà lại bị sa thải trong điều kiện mất danh dự, kèm theo sự dè bỉu của dư luận quần chúng? Theo thủ tục thông thường Bô Hải quân sa thải những người đồng tính luyến ái bằng một cách thế làm mất thể diện, lột lon họ trước hội đồng sĩ quan và quân nhân…Nhưng Bộ Hải quân đã không thể sa thải Dooley bằng một cách thế như vậy. Hơn thế nữa, họ cũng không thể đẩy Dooley ra đi. Gắn huân chương rồi nhiệt tình ủng hộ cuốn sách, mọi chuyện sẽ trở thành vô nghĩa nếu bí mật của người bác sĩ bị tiết lộ. Do đó, Dooley và các sĩ quan đặc trách sa thải anh cũng đồng lõa cho một “âm mưu làm như không biết”. Dooley sẽ tuyên bố rời khỏi Hải quân để phục vụ dân chúng Việt Nam theo cách thể của anh ta.

Trong một thư viết để an ủi ba mẹ, Dooley viết: “Bộ Tham mưu bảo bây giờ ra khỏi Hải quân con có vẻ Hải quân hơn khi thực sự ở trong đó”. Dooley cũng không muốn mẹ thực sự hiểu cái ý nghĩa cái ý nghĩa đằng sau câu nói ấy. Bây giờ thì Bộ Hải quân có thể hại Dooley. Cuộc điều tra đã phá vỡ tham vọng trở thành y sĩ trưởng Hải quân của anh. Chỉ cần một chút sơ hở thận trọng là có thể tan vỡ mọi giấc mộng. Dầu sao Hải quân cũng không có ý muốn tách Dooley hoàn toàn ra khỏi mình.

Tác giả cuốn sách bán chạy nhất ấy vẫn luôn luôn có mặt trước quần chúng, nhà xuất bản đã tổ chức chuyến du hành quảng cáo cho Dooley và đi đến đâu anh cũng thu hút quần chúng ái mộ. Dooley đặc biệt quan tâm tới giới chức có tiền và thế lực có thể giúp anh ta trở lại Việt Nam. Theo Ted Werner, vừa là bạn cũ vừa là phi công trong một thời gian ngắn cho Dooley ở Lào, thì mặc dầu nổi tiếng và rất được quần chúng hâm mộ, anh ta vẫn sống trong cái cảm giác bi lăng nhục khi bị đuổi ra khỏi Hải quân. Vốn đã quen được ca ngợi và xưng tụng, bây giờ anh cảm thấy bị hắt hủi và phản bội. Vẫn theo Werner, “Dân chúng Việt Nam yêu mến Dooley, do đó anh ta muốn được trở lại nơi anh được kính trọng và ái mộ”.

Vào giai đoạn đầu của chuyến du hành quảng cáo, tại một khách sạn ở Washington, Dooley thuyết trình trước nhóm vận động Những Người Mỹ Bạn của Việt Nam, anh đã gặp Leo Cherne và Angier Biddle Duke là hai người có thể giúp anh trở lại Việt Nam.

Cherne vốn là thành viên lâu năm trong ban cố vấn tình báo của Tổng Thống và đồng thời cũng là Chủ tịch Ủy Ban Cứu Trợ Quốc tế, một tổ chức nhằm giúp người tị nạn chính trị trốn thoát khỏi sự tra tấn trả thù. Ông Ngô Đình Diệm ở trong số những người được giúp lánh nạn với sự che chở của Hồng Y Spellman, sau đó lại tổ chức cho ông ta (Diệm) trở lại Saigòn như một cố vấn “không chính thức”. Biddle Duke cũng là Chủ tịch của Ủy Ban Cứu Trợ Quốc Tế đồng quan điểm với Cherne cho rằng Dooley có thể là công cụ đáng kể cho chiến dịch vận động hỗ trợ cho ông Diệm.

Dooley thì nghĩ rằng với sự nổi tiếng và được quần chúng biết tới như vậy có thể giải thoát anh khỏi những hệ lụy với bên Hải quân. Nhưng anh đã lầm. Cả Cherne và Biddle Duke đều biết qua về tường trình mật của tình báo Hải quân; điều này khiến họ khá bối rối. Biết rõ Dooley vốn khinh xuất, nếu thả lỏng anh ta tự hành động có thể đi xa khỏi mục tiêu và gây nguy hại cho chiến dịch. Hai người đã yêu cầu Gilbert Jonas, vốn là một chuyên viên quảng cáo đồng thời cũng là Tổng thư ký Hội Những Người Mỹ Bạn của Việt Nam, theo sát Dooley cập nhật hóa các mục tiêu ngoại giao và cản bớt tính kênh kiệu. Jonas kể lại rằng Dooley tỏ ra nhanh nhẹ nhưng bướng bỉnh. “Anh ta cho rằng mục tiêu và phương án của chiến dịch quá phức tạp. Doolry thực sự tin rằng có thể chiến thắng cộng sản một cách giản dị bằng cách cung cấp cho dân chúng thực phẩm, nhà cửa và thuốc men”.

Dooley phát biểu: ‘Nếu nước Mỹ không quan tâm tới nhu cầu vật chất của dân Á Châu mà chỉ nói chuyện đạo suông, chúng ta đã giúp cộng sản xác minh tôn giáo của chúng ta là một thứ thuốc phiệnđối với dân chúng và thứ bánh vẽ trên thiên đàng”. Và Dooley đang muốn trở lại Nam Việt Nam để chứng minh lý thuyết của mình và đồng thời phô trương với bên Hải quân. Nhưng Ủy Ban Cứu Trơ Quốc Tế lại có ý nghĩ khác, Dooley sẽ chẳng tiến hành được gì nếu không được tổ chức này yểm trợ.

Trong bữa dạ tiệc khỏan đãi Dooley, anh ta được thông báo về Chiến Dịch Huynh Đệ, đó là phái đoàn y tế Phi Luật Tân do CIA huấn luyện và tổ chức nhằm yểm trợ nhu cầu y tế cho Việt Nam.

Đồng thời Dooley được giới thiệu với đại sứ Lào Suovanavong và được mời sang mở một bệnh xá ở gần thủ đô Vạn Tượng. Lúc đó cộng sản Pathet Lào đang phát triển, hiệp định Genève cấm chỉ quân đội ngoại quốc hiện diện, trong khi Pathet Lào tuyên truyền chính quyền Vạn Tượng là tay sai bù nhìn của đế quốc Mỹ. Do đó chính phủ Vạn Tượng muốn tao hình ảnh chứng minh thiện chí của Hoa Kỳ.

Sự “gợi ý” để Dooley sang Lào trong bữa tiệc gần như có tính cách áp đặt bởi các tay bảo trơ. Và Dooley đã không ở một vị trí có thể thách đố và chối từ. Nhu cầu hợp tác với Ủy Ban Cứu Trợ và đồng thời cũng là nhu cầu giải tỏa nổi hỗ thẹn bị giải ngũ trong điều kiện mất danh dự đã ràng buộc Dooley với những người có quyền lực tạo dựng hoặc hủy diệt anh ta. Lansdale, trùm “tâm lý chiến” của CIA tại Việt Nam là một trong số những tay quyền lực này Lansdale biết rõ tình trạng sa thải và ước muốn của Dooley muốn trở lại Đông Dương. Ông ta cũng đã chứng kiến Dooley những ngày làm việc ở cảng Hải Phòng , biết cả năng lực và tính hài hước của anh ta có thể là “tác nhân ảnh hưởng” rất hữu hiệu cho chiến dịch tuyên truyền. Lansdale tin rằng Dooley sẽ rất hữu ích ở Lào, nên chính ông ta đã bắn tiếng qua Ủy Ban Cứu Trợ để sau đó Bộ trưởng Y Tế Lào ngỏ lời yêu cầu.

“Nhiệm vụ độc lập” của Dooley tại Lào sự thực lệ thuộc vào CIA và cả bên Hải quân. Dooley được coi là quá hớ hênh để được giao phó nhiệm vụ quan trọng về tình báo, nhưng vốn là tay chống cộng hùng biện dấn thân vào các công tác xã hội, nên cũng được kể là đi đúng đường hướng. Dooley sẽ hữu ích như một phát ngôn viên, một biễu tượng và ở mức độ nào đó có thể là một điệp viên và là tay giao liên. Ủy Ban Cứu Trợ yêu cầu Dooley hằng tuần phát hành “Những bức thư từ Lào quốc”, và cả bên Hải quân cũng muốn có những bản”tường trình” từng kỳ.

CIA còn muốn Dooley thi hành một nhiệm vụ khác nữa đó là ngoài tiếp liệu y tế và thuốc men, anh còn phải nhận vũ khí để chôn dấu, tự hậu có thể dùng cho các lực lương quân sự đia phương. Bề ngoài bệnh xá của Dooley được quảng cáo như một tiền đồn của hòa bình nhưng toàn thể bên trong là chuẩn bị cho chiến tranh, với tuyển mộ thanh lọc thanh niên Lào cho lực lượng quân sự. Bệnh xá Dooley được coi như nổ lực động viên rất sớm ở một vùng được coi như là trung lập ở Đông Dương.

Dự án bệnh xá của Dooley ở Vạn Tượng chỉ là sự trá hình. Các nhân viên phụ tá của Dooley không được huấn luyện và thiếu khả năng cần thiết để duy trì sinh hoạt của một bệnh xá. Dược phòng thì bao gồm những thuốc men quá hạn do hảng thuốc Pfizer cho không vì không còn được phép bán ở Mỹ. Trong khi đó thì các bài tường thuật trên các báo Life, Look, Newsweek và Times ca ngợi đây như là một khuôn mẫu lý tưởng điển hình với những hàng tít rất kêu như “Một người Mỹ chói sáng”, “Bác sĩ Schweitzer của Á Châu” (Theo Ann Miller thì Schweitzer không thấy được khen tặng gì hơn qua sự so sánh này. Ông coi Dooley như một tay háo danh và là một thứ lang băm).

Dennis Sheepard là nhân viên chí nguyện từng làm việc nhiều tháng với Dooley ở Lào kể lại rằng mỗi khi có phái đoàn tới thăm, Dooley đã cho tật trung lại để gây ấn tượng hoạt động nhộn nhịp cho bệnh xá. Thực tế Dooley chỉ có một vài người bệnh và cả bệnh xá hầu như trống rỗng. Cũng theo Sheepard và nhiều người khác kể lại thì các nhân viên CIA thường lui tới để xem Dooley có phát hiện được sư di chuyển nào của Trung Cộng trên đất Lào, và họ cũng muốn bảo đảm là các vũ khí gửi tới cùng với thuốc men đã được che dấu cẩn thận. Dooley muốn thổi phồng vai trò quan trọng của mình nên có thể đưa ra cả tin tức phỉnh gạt. Đoạn phim mô tả chuyến di chuyển của Dooley tới Nam Tha trên một chiếc thuyền chở đầy súng ống với các cận vệ, nhằm võ trang cho các đơn vị quân sự Lào.

Theo Ted Werner, Dooley đã phóng đại một cách quá đáng vai trò hữu ích của anh đối với CIA. “Có dấu hiệu CIA cũng không tin cậy ở Dooley, họ yêu cầu tôi tường trình về một số vấn đề khi tôi tới viếng thăm Dooley”. Các vũ khí che dấu đã biến bệnh xá thành một tiền đồn quân sự trái ngược hẳn mục tiêu rêu rao.

Trong khi đó bệnh xá của Dooley vẫn được quảng cáo một cách ngoạn mục ở Mỹ như trong bài tường thuật của báo New York Daily News: “Tôi đã đi nữa vòng trái đất để tường trình một trong những câu chuyện bi tráng nhất của nền y khoa hiện đại. Một cuộc hành trình khó có thể tưởng tượng được trên đất Lào tới một vùng còn sơ khai chỉ cách biên giới Trung Cộng có năm dặm, nơi bác sĩ Dooley điều hành một bệnh viện tại Nam Tha.”

Đã từ lâu, Dooley trở thành quen thuộc với các buổi phát thanh và truyền hình, kể cả những chương trình rất được ưa chuộng của Godfrey và Jack Paar. Anh cũng có cả một chương trình phát thanh riêng tại St. Louis trên đài KMOX, tường trình hàng tuần từ Lào. Nhưng cũng theo Werner có mặt trong nhiều buổi thu âm. Dooley thường mở máy ghi âm ở những lúc được coi như thực sống động trong sinh hoạt của bệnh viện, trong khi đó thì Werner và những người khác tạo giả những âm thanh của rừng già. Dooley còn được là khách mời của chương trình “Đây là đời bạn”, mà một lần nữa thính giả đã bị phỉnh gạt. Lẽ ra chương trình được diễn ra cạm bẩy bất ngờ nhưng với Dooley thì anh ta được chỉ dẫn và biết trước. Khán giả chẳng thể ngờ là phản ứng của Dooley không phải là tự nhiên.

Tóm lại Dooley hiện diện ở mọi nơi và thường có mặt ở Mỹ nhiều hơn là với bệnh nhân của anh ở bệnh xá. Sau nổi tiếng của anh liên hệ chặt chẽ với truyền hình và giới tài tử điện ảnh. Tới Lào sau nhiều tháng Dooley nhận được thư mẹ cho biết ký giả Hedda Hopper ở Hollywood và một số khác đang bóng gió mỉa mai chuyện Dooley rời bỏ Hải quân và hỏi Dooley muốn bà làm gì để ngăn chận lời đồn đãi ấy, kể cả yêu cầu FBI điều tra và bắt giam kẻ đặt chuyện. Dooley gửi ngay điện tín cho mẹ đừng làm gì cả . Anh bảo; “Nếu làm vậy sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”. Dĩ nhiên là như vậy và mẹ Dooley có thể sẽ biết rõ sự thật.

Tiếp theo điện tín, Dooley viết thư cho mẹ biết rằng anh đã biết mọi tin đồn đãi kể từ khi anh đột ngột rời khỏi Hải quân. Và người nào đã đọc sách và biết anh, không ai có thể tin được những điều vô nghĩa ấy, ám chỉ rằng Dooley đồng tính luyến ái không thể nào có mức độ hoạt động như anh. Đó là những hệ lụy của sự nổi tiếng. “Con có thể chịu đựng được, và cả mẹ cũng nên chuẩn bị vượt qua”

Sự thực các tin đồn này đã bị bóp chết từ trong trứng nước bởi những thế lực đã đầu tư tạo dựng nên huyền thoại Dooley. Hải quân lên tiếng phủ nhận, đông thời minh xác Dooley từ chức khỏi Hải quân chỉ để tiếp tục công tác nhân đạo của anh ở Đông Dương. Báo Life chạy ba trang lớn đầy những hình ảnh làm việc và sinh hoạt của bác sĩ Dooley. Các nhà thờ, trường học và các xí nghiệp đều quyên góp tiền gửi về cho Dooley. Báo Reader’s Digest thì thì đang tranh dành với các nhà xuất bản khác để được độc quyền phổ biến tác phảm sắp tới của Dooley.

Trong vòng một năm, Dooley đã đi khắp nước để vận động yểm trợ cho cơ quan MEDICO do anh sáng lập nhằm tạo mạng lưới các bệnh xá tại vùng thế giới kém mở mang. Dooley cũng có dự kiến tiến xa hơn lên vùng Bắc Lào, gần biên giới Trung Hoa để có thể hoạt động hữu hiệu nếu có tình huống xẩy ra.

Nhưng trên chặng đường Bắc tiến đó, Dooley dã bị nạn ngã đập vai và nổi bướu. Vài tuần sau, Dooley đã yêu cầu Van Valin đang là bác sĩ thường trú giải phẩu, cắt cục bướu. Valin vẫn thực hiện cuộc phẩu thuật cho dù rất e ngại phải mổ cho một bác sĩ nổi danh như Dooley, Valin kể lại “Tôi mổ với gây mê cục bộ, Dooley vẫn hoàn toàn tỉnh táo khi tôi lấy cục bướu khỏi ngực, lớn bằng trái banh và màu đen, Dooley biết đó là bướu ác tính, là ung thư”

Dooley đã lần lữa trở về Mỹ mổ triệt căn. Nhiều người giải thích sự chậm trể này là ý muốn được chết của Dooley. Về căn bản Dooley luôn luôn mâu thuẫn với các tổ chức và cá nhân hậu thuẫn anh ta, kể cả nhà thờ và chính phủ Mỹ. Anh biết rằng chỉ có thể tin cậy họ chừng nào anh ta còn tỏ ra có ích cho họ. Bác sĩ Vincent Fontana, nguyên giám đốc bệnh viện Foundlings kể lại bữa ăn tối với Dooley trong thời gian anh về trị bệnh ở New York. “Khi chúng tôi ngồi trong quán ăn, Dooley bảo chẳng ai ưa tôi cả” Fontana phản ứng ngạc nhiên “Anh nhận được bao nhiêu thư mỗi ngày từ khắp nơi trên thế giới, mọi người đều yêu mến anh”. Nhưng Dooley lắc đầu. Anh nghĩ rằng không ai có thể yêu mến anh bởi vì chẳng có ai hiểu được anh. Nếu họ hiểu được anh chắc họ cũng tởm anh nữa. Khác với những người đồng tính luyến ái khác, Dooley đã chẳng bao giờ có thể kết hợp khuynh hướng tình dục của mình vào trong cuộc sống nghề nghiệp. Anh mang mặc cảm bị miệt thị và tự cô lập mình.

Dooley dàn xếp để cuộc điều tra ung thư cuỷa mình trở thành biến cố thời sự. Anh đã mời hảng truyền hình CBS quay phim tường trình cuộc phẩu thuật tại trung tâm y khoa Sloan Kettering. Trên màn ảnh nhỏ trái ngược với vóc dáng bề thế của Howard Smith, nhân viên truyền hình CBS, Dooley trông gầy gò một cách thảm hại. Anh ta đồng ý cho truyền hình vụ mổ theo anh là để trấn an các bệnh nhân ung thư khác và đồng thời để vận động cho tổ chức MEDICO. Với nhan đề “Tiểu sử của một bệnh ung thư” được phát hình trên toàn quốc ngày 21 tháng 4, 1960 và được kết thúc bằng một chi tiết phấn khởi. Trên truyền hình bác sĩ điều trị cho Dooley bảo rằng anh có thể sống thêm nhiều năm nữa. Thực sự, chính Dooley hiểu rằng anh còn cùng lắm là một năm để sống.

Dooley lại nổi danh như cồn sau vụ truyền hình. Theo viện Gallup anh được xếp hạng ba sau Tổng thống Eisenhower và Giáo hoàng trong số 10 nhân vật được dân chúng Mỹ ái mộ nhất. Dooley đã nhận được hàng trăm ngàn Mỹ kim cho tổ chức MEDICO như một di sản của anh về sau này. Vào tháng Chạp năm 1961, cũng là sinh nhật ngày thứ 34, Dooley suy mòn đến kiệt quệ, anh phải trở lại trung tâm Sloan Kettering. Theo Fontana cũng là bác sĩ riêng của Hồng Y Spellman thì chính Hồng Y đã vào thăm Dooley cho dù cố vấn của ngài ngỏ ý tin đồn đãi về khuynh hướng tích cực của chính Hồng Y. Y sĩ trưởng Hogan của Hải quân cũng vào thăm Dooley, mang theo giấy tờ giải ngũ mới cho Dooley xác nhận anh từ nhiệm trong danh dự thay vì trong điều kiện “kém danh dự” như trước kia.

Ngày Dooley từ trần cũng là ngày bệnh xá của anh bị Pathet Lào tràn ngập. Hàng ngàn người tham dự đám táng của Dooley trong tuyết lạnh ở St. Louis. Tổng thống Kennedy ân thưởng cho anh huân chương Tự Do. Nhưng do mục tiêu chính trị của Mỹ ở Việt Nam và Lào lúc bấy giờ, thông điệp hòa bình của Dooley đã bị bỏ qua. Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho chiến tranh trong đó Dooley hoặc những người như anh đã làm nhiệm vụ dọn đường. Dooley đã phục vụ cho mục tiêu ấy, dân chúng Mỹ đã thật sự quan tâm tới phần của thế giới mà trước Dooley không được ai biết tới.

“Dooley là một anh hùng và cũng là điều rũi may cho đất nước Mỹ”, Ledererđã nhận xét. “Chính cái tôi khổng lồ, cái nhu cầu muốn được mọi người biết về anh ta, đã dẫn dắt chúng ta tới cái vùng đất rối bời ấy.”

Diana Shaw
Tâm Bình dịch

Học chữ và học làm người



Có ý kiến cho rằng, giáo dục nước ta nhất là giáo dục phổ thông có xu hướng mất cân đối giữa việc học chữ và học đạo đức, học kỹ năng sống. Người ta tìm mọi cách nhồi nhét kiến thức sách vở cho học sinh, bậc tiểu học mà phải học suốt ngày, suốt đêm, hết học chính khóa lại học thêm, học cả ngày nghỉ đến nỗi không còn thời gian, vui chơi giải trí. Ðiều nguy hại nhất là việc giáo dục làm người bị xem nhẹ, các em không còn thời gian để tiếp xúc với cuộc sống để giao tiếp, học hỏi. Nhiều bậc phụ huynh chiều chuộng con cái quá mức, không để chúng làm bất cứ công việc gì trong gia đình, dần dần tạo ra thói quen ỷ lại, lười biếng, sống ích kỷ, cho rằng chỉ cần học giỏi, đạt điểm cao là được.




Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi có nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra trong trường học, gia đình, thậm chí ngoài xã hội. Là đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, chúng ta không thể chấp nhận những hành vi thầy giáo đánh học trò và học trò tìm cách đánh lại thầy. Nhưng những hành vi như vậy vẫn diễn ra. Yêu đương sớm không còn là hiện tượng hiếm gặp, đã có không ít trường hợp những học sinh ở tuổi vị thành niên mang thai rồi lén lút đi phá thai. Còn tình trạng bạo lực học đường thời gian gần đây đã diễn ra thường xuyên, liên tục. Từ những xích mích rất nhỏ như tranh nhau đồ chơi, trêu ghẹo nhau, nói xấu nhau đã dẫn đến các vụ ẩu đả trong trường học... Rõ ràng đạo đức đang xuống cấp ngay ở nơi mà từ xưa đến nay chúng ta vẫn coi là nghiêm túc, mẫu mực...

Ngành giáo dục đã bước đầu có những giải pháp cụ thể nhằm giảm áp lực đối với học sinh tiểu học bằng việc chỉ nhận xét thông qua bài vở, không cho điểm thường xuyên mà chỉ cho điểm qua các kỳ kiểm tra học kỳ. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất là giảm tải nội dung chương trình học tập thì chưa thấy chuyển động. Ðể dành thời gian cho việc "trồng người" thì không thể không rút ngắn thời gian và khối lượng kiến thức quá nặng để tạo nên sự cân đối giữa học chữ và học các môn đạo đức công dân, rèn luyện kỹ năng sống. Hai quá trình này luôn gắn bó và thống nhất đồng hành với nhau nhằm tạo ra mục tiêu chung là xây dựng con người, vừa có đức, vừa có tài, trở thành công dân có ích cho xã hội. Giảm tải việc học các chương trình quá nặng về kiến thức như thế nào là phù hợp, nội dung "học làm người" gồm những vấn đề gì và giải pháp cụ thể ra sao? Dường như không ít trường học đang lúng túng trước những vấn đề này và chỉ dừng lại ở những khái niệm chung nhất, chứ chưa đi vào các nội dung cụ thể. Sẽ là nguy hiểm khi giảm tải nội dung nhằm trang bị kiến thức mà không bù đắp ngay những nội dung cần và đủ để học làm người.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá chất lượng giáo dục, chú trọng đánh giá nhân cách và đạo đức của học sinh chứ không chỉ căn cứ vào điểm học tập và hạnh kiểm. Tập trung vào mục tiêu học tập để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, học để có kiến thức áp dụng vào cuộc sống sau này. Trong quá trình đào tạo, cần phối hợp chặt chẽ giữa trường học, gia đình và xã hội. Ðã từ lâu chúng ta thực hiện phương châm này, nhưng chưa tổng kết đúc rút kinh nghiệm để xây dựng nội dung, chương trình học để làm người một cách hoàn thiện có thể áp dụng rộng rãi trong môi trường sư phạm.

Việc thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục, trước hết bảo đảm sự cân đối giữa học chữ và học để trở thành con người có văn hóa, đạo đức, phát triển toàn diện, là bước đi cơ bản của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Công việc này không chỉ của riêng ngành giáo dục mà rất cần sự quan tâm của toàn xã hội.

NGUYỄN THU HIỀN

Mười điều sống để trốn tránh pháp luật của Blogger phản động





Đọc những lời khuyên này làm tôi liên tưởng đến một hành động gì đó mờ ám, bí hiểm, trốn lủi, kiểu như những kẻ trốn truy nã không muốn bất kỳ ai phát hiện ra. Thế mà nó lại trở thành một kim chỉ nam cho những kẻ blogger phản động để thực hiện việc viết bài tuyên truyền luận điệu phản động của chúng, chẳng khác nào chính chúng là những kẻ trốn truy nã, lủi thủi, hoạt động mờ ám nhằm trốn tránh pháp luật. Thật là nực cười!
“1/ Không bao giờ upload/post bài, gởi bài sử dụng internet tại nhà riêng, tại nhà người thân cũng như tại cơ quan làm việc của mình.
2/ Chỉ sử dụng wifi tại các nơi công cộng đông người truy cập như tiệm NET, quán ăn, cafe, trung tâm mua sắm, trường học, cơ quan chính phủ...
3/ Không nên sử dụng một địa điểm thường xuyên mà phải thay đổi nhiều địa điểm khác nhau.
4/ Không nên kết nối internet trong thời gian lâu ở những nơi công cộng đó. Và lưu ý tránh camera ở những nơi có lắp đặt camera.
5/ Vậy nên cần chuẩn bị bài trước ở máy tính nhà, máy tính xách tay, hoặc các thiết bị khác rồi lưu vào thẻ nhớ USB để mang đi.
6/ Sau khi chắc chắn bài vở đã được gởi đi, nên xóa/delete khỏi computer và cả USB. Nhớ là phải xóa vĩnh viễn.
7/ Cần thiết phải tạo riêng ít nhất 1 tài khoản/account email, nên là Gmail/Google account, cho những công việc này. Lưu ý là ngay cả khi tạo tài khoản cũng không tạo tại nhà hay tại nơi làm việc và không bao giờ truy cập tài khoản này tại nhà hay từ nơi làm việc cũng như không bao giờ sử dụng địa chỉ email này cho các quan hệ bạn bè thông thường. Khi mở tài khoản này lưu ý không được khai báo các chi tiết có thể tiết lộ một phần nhân thân của mình, ví dụ không khai báo ngày sinh tháng đẻ, trường học, không khái báo số điện thoại di động, không khai báo địa chỉ email thông thường như là phương tiện phục hồi...
8/ Rất nhiều công việc liên quan đến tài khoản email này. Tại các địa điểm internet có thể cần phải truy cập vào tài khoản Google này ví dụ để lấy thông tin hay hình ảnh. Lưu ý khi đang truy cập vào tài khoản này thì không nên online đồng thời các tài khoản khác là những tài khoản mà mình dùng trong giao tiếp hằng ngày (email, facebook, skype...). nhớ phải thoát/log out trước khi hết sử dụng.
9/ Nếu các tác giả sử dụng điện thoại di động hay các thiết bị cầm tay khác để gởi bài? Phải cẩn thận vì rất nhiều thông tin cá nhân của bạn đi kèm với chiếc điện thoại đang sử dụng. Tôi mù mờ về việc này nhưng chỉ biết rằng rất dễ lộ diện nếu sử dụng điện thoại di động của mình.
10/ Chúng tôi thường truy cập Internet sử dụng 1 địa chỉ IP ở nước ngoài, độ an toàn sẽ cao hơn.”
Có lẽ mười điều này đối với những kẻ viết blogger phản động giống như mười điều răn của Phật mà chúng phải tuân theo. Tại sao giữa thanh thiên bạch nhật, giữa một xã hội văn minh, hòa bình mà chúng lại phải sống chui, sống lủi như thế. Cuộc đời của chúng lại tàn tạ đến mức độ như vậy sao?
Tôi biết những kẻ này bắt đầu có tâm lý sợ chết, sợ bị như những đồng bọn của chúng như Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già,….khi mà chúng đang có những hành vi vi phạm pháp luật là lên mạng viết bài nói xấu Đảng, Nhà nước, tuyên truyền luận điệu của thế lực thù địch, phản động,… Có tật giật mình, mười điều răn này của chúng chắc sẽ giúp chúng yên lòng được một phần. Nhưng vải thưa sao che được mắt Thánh, dù chúng có trốn tránh như thế nào thì chúng cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Có lẽ chúng nên nhận ra sớm về sự ngu dốt của mình mà quay đầu là bờ, làm lại cuộc đời. Chẳng lẽ chúng cứ sống một cuộc sống chui lủi như vậy mãi sao? Chúng không nhìn ra ngoài đời mà xem, nhân dân đang sống hạnh phúc, ấm lo, hưởng hòa bình, hưởng tự do, còn chúng thì cứ lẩn tránh, lọ mọ đi đêm, ăn bám vào mấy đồng viện trợ của bọn phản động làm gì?
Kẻ nào vi phạm pháp luật, kẻ nào làm người ấy phải chịu. Từ trước đến nay biết bao tấm gương cho chúng như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha,…và đến bây giờ là Nguyễn Ngọc Già, những kẻ chống đối chế độ, nói xấu cán bộ đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật mà chúng chưa hiểu được những hành vi đó là sai hay sao? Hay chúng là những kẻ tham ăn lười làm, chỉ muốn ngồi một chỗ chém gió vài bài phản động là có tiền nên không thể từ bỏ được cái nghề viết blogger phản động này? Chúng không nghĩ cho tương lai con cháu chúng hay sao? Đáng tiếc cho một đời người khi mà sống mà cứ lẩn tránh, trốn trui trốn lủi như những tên blogger phản động này.

Nguyễn Huy

Lời Phật Dạy Về Thời Gian - Nghiệp Báo (Lesson Of Time - Karma)






Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.


Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,

Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,

Nhưng đừng quên rằng,

Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,

Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Thử nghĩ mà xem,

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,

Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:


[[[[

1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.
,_._
Thuyhuongt52