Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Khói sương độ lượng




Trần Hữu Khả




Ai về qua đây giữa ngày không hẹn
Cuộc trùng phùng cằn cỗi chết lâu rồi!
Phấn sắc xa đường nụ hồng nán đợi
Kiều mỵ bơ phờ gượng nét phôi pha

Hờ hững tay trần vòng ôm cỏ dại
Quấn quýt cho ai lau lách hoang đàng
Gánh nặng tiếng cười theo chân năm tháng
Vực thẳm ngọt ngào phơi đáy xót xa

Ta trả ta về dỗ dành chai đá
Bày biện vết thương cung chúc rong rêu
Hạt bụi lưu vong khấn cầu vương miện
Vay cánh phù du ngậm ngải tìm trầm

Một chấm phiêu linh cuồng si bất tận
Em ở với người ta níu hư không
Ta có hư không gửi đời lêu lổng
Tấu khúc Nguyệt Cầm chuộc tội nhớ thương

Ân phúc tựa nương khói sương độ lượng
Má hồng môi đỏ gió đuổi về trời
Chảy máu ngàn năm nợ nần réo gọi
Nhắm mắt đui mù vẻ lại thiên thu

Xóa bớt vết hằn trên lưng con thú...

Thức mơ ban mai




• Ta lầm lũi

đi vào nỗi buồn của em
Tìm một dòng sông khát nước
Nơi trú ẩn cuối cùng của những con ốc lạc
Chỉ nghe tiếng thở dài đâu đó vọng lên
Gọi đàn cá ngủ quên

Chết khô trên đất vỡ
Làm sao giữ nỗi cuộc tình đã lỡ
Ta với tay níu lại cho mình
Chút niềm tin chực mất
• Ta lặng lẽ

rơi theo câu thơ của em
Tìm một mặt trời khắc khoải
Nắng có vàng

cũng thấy đường trở lại
Không mục rữa trong đêm
Làm sao hiểu hết được những tiếng chim
Thức mơ ban mai

giữa cánh đồng chiều
Gió gọi mình rong chơi
• Ta mệt mỏi

bơi trong tình yêu của em
Tìm một ngày xưa rạo rực
Những vòng tay thuồng luồng đã trôi ra biển
Không còn con sóng nào

giận dỗi đẩy đưa
Ta lặn xuống đời
Mượn mấy cánh san hô
Để em nép vào
Hối tiếc.

Tây ninh
Vũ Xuân Chinh

Thành phố có hai mùa mưa nắng




Lưu Thuỷ Hương






Sanh năm 1968, tại Sài Gòn
Tốt nghiệp đại học Nông Lâm, Thủ Đức
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nha khoa, Tây Bá Linh




Mùa thu Berlin không đến trong lặng lẽ, thường bắt đầu bằng những ngày dài chợt nóng chợt lạnh vu vơ, thoảng nắng thoảng mưa ngoay ngoắt. Khi những chiếc lá bạch dương bên bờ hồ Wannsee nhuộm lấm tấm hồng thả bóng trên dòng nước, mùa thu bừng tỉnh đơm màu như vỡ oà khao khát. Một buổi sáng se lạnh, con đường quen hoá lạ, ngày chưa quen chìm đuối bóng vàng thênh thang. Mùa thu không dài như niên lịch định ước, chỉ có những ngày thu rực rỡ vội tàn. Khi chiếc lá phong đỏ cuối cùng theo mưa gió sụt sùi cuốn đi, giá lạnh căm căm đã kéo về xô dạt mây mù. Những bóng người co ro rảo bước, những ngọn đèn chiều vàng hiu hắt, những hàng cây xương xẩu khẳng khiu bên đường… lạc lõng bơ vơ trong cõi giao mùa.

Những tàn phai chưa kịp giã từ, lòng người đã xao xác nghĩ đến một mùa đông dài đằng đẵng. Giá băng lạnh lùng sẽ đánh cắp thời gian, để ngày rồi qua mau, đêm dài mãi vô cùng.

*

Năm đó, mùa thu đến sớm. Lá cây chưa kịp đổi màu mà trời đã nhuốm lạnh khô căm, gió táp vào mặt người rát buốt. Cái lạnh bất ngờ mùa tháng chín chẳng thể ngăn cản được niềm vui đang òa vỡ trong lòng những đứa trẻ vào ngày tựu trường đầu tiên. Những bước chân bé nhỏ cuống quýt trên hè phố. Những ánh mắt rạng rỡ háo hức trên sân trường.

Nó đứng đó, lạc lõng, co co. Nó không giống như những đứa trẻ khác, chúng xúng xính trong bộ áo quần mới phẳng phiu, ríu rít giữa bao người thân đang vây quanh, nào hoa, nào kẹo, nào quà... Nó đứng đó lặng lẽ một mình, xuề xòa trong bộ áo quần cũ kỹ, con gấu xám bạc màu nằm ngủ ngon trong tay. Giữa lúc ấy ánh mắt nó bắt gặp tôi, đôi mắt đen mở to dịu dàng. Trong một phút giây gần gũi tôi bỗng nghĩ, đó là một đứa bé đồng hương, một đứa con gái Việt Nam.

Cô giáo chủ nhiệm dõng dạc đọc tên từng đứa. Tụi nhỏ luống cuống chia tay cha mẹ, có đứa lại còn khóc thút thít, cứ như vào đến lớp rồi cô giáo sẽ giữ luôn trong đó không còn được về nhà nữa.

- Sara Hanim.

Cô bé mang tên Thổ Nhĩ Kỳ bước vội vã vào hàng, không có ai để mà nũng nịu chia tay. Tôi cứ mong nó nhìn mình một lần để mỉm cười với nó, để chia xẻ cảm giác cô đơn với một đứa bé xa lạ không cùng chủng tộc, lẻ loi giữa dòng người. Con gấu nằm trong lòng đứa bé bỗng tỉnh giấc, nó ngẩng đầu nhìn tôi cười bí hiểm:

- Aufwiedersehen - Hẹn gặp lại.

Thật buồn cười, ở thành phố hơn ba triệu dân này, người xa lạ dễ gì gặp lại nhau. Tưởng con gấu hẹn chơi, không ngờ rồi lại gặp nhau thật, mà cứ gặp hoài như mắc nợ nhau từ kiếp nào.

Một buổi chiều tôi đi làm về ngang qua bờ hồ, con gấu nằm vắt vẻo trên một gốc cây mơ mộng nhìn trời đất. Cô chủ nhỏ của nó đang nhặt lá vàng xâu lại thành chuỗi cho một đứa bé trai lẽo đẽo theo sau. Tôi không ngờ nó nhận ra mình, đôi mắt đen ngỡ ngàng long lanh. "Mẹ ơi, mẹ". Cái giọng Việt Nam rõ ràng êm ái mới dễ thương làm sao, nó làm tôi xao xuyến giữa một chiều trên đường phố châu Âu.

Từ sạp báo mới mở bên đường ló ra một mái tóc uốn quăn lù xù của một phụ nữ trung niên. Chị nhìn tôi cười sởi lởi:

- Cộng mình phải không? Ôi, quý hoá quá. Cô ghé vào đây cho tôi hỏi thăm một tí đã. Bao nhiêu năm mới lại về đây để gặp được đồng hương để trò chuyện.

Tiệm báo nhỏ xíu đóng bằng gỗ tạp, khoảng ba mét vuông, bên trong bề bộn sách báo, tạp chí, bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt... Còn lại một khoảng hạn hẹp vừa đủ kê hai chiếc ghế trong bầu không khí ngột ngạt. Gió từ hồ vọng đến, lao xao thuyền về. Những chiếc du thuyền trắng tấp vào bờ thả neo, hạ buồm chờ qua mùa đông.

- Họ nói gì thế hở cô?

Chị thích thú nghe đoạn thuật lại những lời đối thoại trên thuyền. Chị tấm tắc cười rồi lầm rầm kể:

- Là người giàu thích thật đấy, chẳng có những nỗi lo tủn mủn vài xu như mình. Tiếng Đức tôi thì cứ dở hơi, nghe người ta cười đùa chẳng hiểu gì cả. Bố chúng nó lại là người Thổ, tiếng Đức cũng chỉ đủ bán bánh mì Döner. Tôi lấy lão ấy dạo từ Tiệp chạy sang, nhưng sống với nhau cứ như hai người xa lạ, ù cạc không hiểu gì. Dạo bố lão ấy mất, tôi phải theo về Thổ, cứ ngỡ về vài hôm tang ma không ngờ nó lừa mình phải ở đấy đến những năm năm. Năm năm làm dâu ở Taurus*, bảy năm làm vợ lão vũ phu, bao lần bị đánh phải vào cấp cứu ở bệnh viện, cái ơn chạy giấy tờ cho tôi ở lại Đức đã chẳng còn. Khi các ông bà bác sĩ trong bệnh viện liên hệ với bên xã hội giúp đỡ cho thì tôi cũng ký luôn vào giấy ly dị và đơn khởi tố. Có lệnh tòa án hẳn hoi nhé, lão ấy bị cấm đến gần mẹ con tôi trong vòng một trăm mét. Đến gần là tôi tri hô lên cho cảnh sát bắt ngay. Con giun xéo mãi cũng quằn. Cô xem, dao phay hẳn hoi đấy. Lúc nào tôi cũng đem theo, đến gần là tôi chém ngay. Chém chết đấy!

Con dao sắc lạnh nằm trong giỏ xách. Giọng kể rin rít vô cảm cứ rờn rợn. Mà chị kể về mình cứ tỉnh bơ như kể về ai đó. Đôi mắt không vui không buồn, chúng như mặt hồ thăm thẳm bóng đêm trong những ngày mùa đông .

Mùa đông Berlin về trong nỗi buốt giá của thành phố sau cái chết của Hatun, cô gái Thổ Nhĩ Kỳ bị những người anh em ruột thịt bắn chết giữa đường phố, nhân danh cái gọi là "danh dự" gia đình Hồi giáo. Người ta xót xa tự hỏi, đâu là công lý, đâu là pháp luật của một đất nước tự do dân chủ? Những thứ trên giấy tờ đó đã chẳng thể bảo vệ cho một con người được sống, được yêu như một con người. Ở các trường trung học, đám học sinh Hồi giáo công khai ca ngợi bản án dành cho Hatun, đứa con gái phản loạn, dám từ bỏ những chuẩn mực đạo đức Hồi giáo chạy theo những dục vọng Tây phương sa đọa. Một mùa đông, người Berlin phải bất lực chấp nhận một sự thật cay đắng. Những đứa trẻ ngoại quốc sanh ra, lớn lên ở xứ sở này lòng mang đầy thù hận đối với đất nước, nơi mà - lẽ ra, lẽ ra - nó phải được xem như là một quê hương.




Gió bờ hồ thổi tốc qua những hàng cây trơ trụi, đập phành phạch vào những tờ báo treo trên khung gỗ. Nụ cười Hatun thấp thoáng trong gió đông, nụ cười mang mãi một khát vọng tự do, một niềm tin vào quyền bình đẳng của người phụ nữ. Chiều tối về nhập nhòa, tiệm báo vẫn chưa đóng cửa nằm im lìm trong bóng hoàng hôn. Chị Thanh ngồi bất động trong xó tối tăm giữa đám hàng hóa bề bộn, ánh mắt sâu thăm thẳm như bóng đêm mờ mịt vây quanh .

- Chúng nó dùng súng cô ạ, bắn vỡ cả mặt chị ruột mình trên đường mà vẫn không bằng chứng buộc tội. Không còn luật lệ gì nữa đâu. Không còn ai có thể bảo vệ được mình. Tuần vừa rồi không hiểu sao lão ấy lại tìm được đến đây, đánh què tay tôi rồi dọa sẽ bắt thằng bé đem về Thổ - Chị Thanh vén tay áo nhìn cánh tay sưng tím bất động, nghẹn ngào buông tiếng thở dài - Nó là con ông ấy, phải được nuôi dưỡng, giáo dục như một người Hồi giáo. Nếu mà tôi chết đi, các con tôi sẽ lại phải về nơi ấy, nơi tôi đã sống mòn mỏi năm năm trời, vô vọng.

*

... Dẫu tôi có chết đi cũng không dám mong anh ấy tha thứ. Tôi chỉ cầu xin anh ấy một lần hiểu cho tôi. Nhưng làm sao người ta hiểu được. Một người đã sống qua bao mùa đông ở Đức như cô cũng có hiểu gì về cái lạnh của mùa đông. Những ngày đứng mãi mười tiếng giữa trời băng giá, cả thể xác cũng không thuộc về mình mà trở nên vô tri, vô giác như đám cây khô cứng bên lề đường. Những ngày mà tất cả vốn liếng dành dụm của mình bị bọn trấn lột cướp đi, giấy tờ tị nạn của mình cũng bị cảnh sát tịch thu. Một thân một mình giữa trời tuyết phủ không còn ngày mai, không còn một chỗ để đi về, không còn một người để nắm lấy bàn tay. Những lúc ấy người ta chỉ mong một chút hơi ấm của đồng loại, để mình còn có thể trở lại thành người. Có bao giờ trong tận cùng sự cô đơn tuyệt vọng kia người ta lại tự hỏi, cái bàn tay đưa ra kéo mình lại gần đấy là của ai, cái con người muốn sưởi ấm mình đấy có phải là một thằng khốn nạn, vô loại nào không.

Khi đấy tôi chỉ muốn thoát khỏi những ngày mùa đông hai buổi đứng đường, thoát khỏi cộng đồng của những người đồng hương nơi xứ người bắn giết nhau vì miếng ăn. Cũng như những lần trốn chạy kinh hoàng qua những dãy nhà đổ nát, những cánh đồng lởm chởm cỏ gai để thoát khỏi cái cảnh, những thằng người như mình bị bọn cảnh sát Đức xô ngã xuống mặt đường, dẫm gót giày lên ngực, với câu hỏi bắn vào đầu như một bản án. "Verkaufst du Zigaretten?". Mày bán thuốc lá phải không ?

Đấy là những tháng ngày tôi cứ ngỡ mình đã đi đến tận cùng của nỗi khổ đau mà không biết, sẽ còn có những ngày nước mắt mình khô kiệt, không còn để mà khóc. Những điều như thế làm sao cô hiểu được…

*

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Mùa đông rồi cũng qua đi, nhưng khó có thể nói, từ khi nào thành phố bắt đầu mùa xuân. Từ tháng ba, khi những đóa hoa huệ một ngày bất chợt nhô lên từ lòng đất, khoe những chiếc cánh rực rỡ, mong manh như lụa để rồi chỉ vài ngày sau đó lại bị gió tuyết dập vùi. Hay từ những ngày tháng tư bất thường, khi những cô gái Berlin tóc vàng như mật, da trắng như sữa nằm khoe mình phơi nắng trên bờ cỏ, để rồi vài ngày sau lại co ro trong chiếc áo choàng khép kín. Hay vào mùa tháng năm, khi hoa đào nở rộ dọc bên bờ sông buông những trận mưa hoa trắng xóa đất trời, lúc ấy trời đã thực sự ấm áp như sang hè. Những chiếc du thuyền đã căng buồm trắng xóa dong duổi trên mặt hồ lấp lánh nắng.

Tiệm báo nằm ven bãi cỏ xanh lấm tấm hoa anh túc đỏ , hoa bồ công anh vàng. Dưới những tán sồi già thoang thoảng màu hoa tiểu thanh tú tím mong manh. Mấy con chim sẻ nhảy nhót trên cành giẻ gai, nao nức gọi bạn tình về xây tổ. Từ bên thềm tiệm báo chị Thanh te tái chạy ra nắm tay tôi tíu tít:

- Thời tiết tốt thế này lại buôn bán được. Báo chí tôi bán lấy lệ, lời vài xu, chủ yếu thu nhập nhờ vào hàng kem, nước giải khát cho khách dạo hồ. Hè này cô về Việt Nam à? Cho tôi gửi ít tiền về cho con bé ở nhà nhé. Nó năm nay đã hơn hai mươi rồi cô ạ, đang là sinh viên Sài Gòn. Ở trong đấy khí hậu tốt lắm cô nhỉ, nghe bảo chỉ hai mùa mưa nắng, quanh năm ấm áp. Thích thật! Ôi dào, hoa cứ nở đỏ rực thế này vài hôm nữa lại nóng.

*




... Không có hoa anh túc nơi nào lại đỏ thẫm như loài hoa bên hồ muối cạn Tuz Gölü**. Chỉ sau vài cơn mưa xuân hoa đã cháy bùng lên nhuộm thắm cả đồng cỏ, nhuộm đỏ cả mặt hồ muối trắng thăm thẳm bóng chiều. Cả ánh mặt trời dần tắt, đàn sếu chân dài về đậu ven đầm cũng hóa đỏ. Trong những tháng ngày mòn mỏi đấy, màu đỏ ảm đạm của một ngày hấp hối đối với tôi sao quá thê lương. Ở Tuz Gölü chỉ có hai mùa. Mùa đông, gió từ dãy núi Taurus thổi về bão bùng, rét mướt. Những cánh đồng sũng nước nhão nhoét. Trên đấy người ta cày bừa trồng tỉa các loại hoa màu xứ lạnh. Tôi theo đàn gia súc dong duổi vào những thảo nguyên dài vô tận, cỏ mặn sắc cứng cứa vào da thịt đau buốt giá. Mùa hè hạn hán, mặt hồ thênh thang khô nước, trắng xóa muối, gió từ thảo nguyên hoang dại kéo qua hồ thành bão cát mặn chát. Đất trên đồng hóa khô cứng như đá. Sau đợt cày vỡ, người ta phải dùng chày vồ đập vụn từng tảng đất để gieo hạt. Giữa cái nắng thiêu đốt, bụi mù phủ lên những tấm áo choàng đen biến những người phụ nữ trên đồng thành những bóng ma trắng xóa. Đêm về tôi ủ đôi tay sưng vù nứt nẻ vào những tấm khăn nóng, nghe tiếng gió hoang dại thổi lồng lộng qua những cánh đồng cỏ xác xơ khô khốc. Nỗi cô đơn tràn về bao bọc cuộc đời dày đặc như bóng đêm vây phủ.

Những người phụ nữ sống quanh tôi, đôi mắt họ như dòng sông giữa mùa khô, đã cạn kiệt dòng nước chỉ còn những hố rãnh chứa đầy sỏi đá. Tâm hồn họ như biển hồ kia, mặn chát khô kiệt, không còn có thể nổi sóng. Tôi làm việc chung, ăn chung với họ, những đêm hè ngồi cùng họ bên đống lửa, nghe tiếng đàn của những người chăn cừu lắc lư, uốn éo, nhưng tôi không thể nào là một người như họ, một phần của cái tập thể ấy. Sau những trận đòn đau của lão vũ phu tôi lại ngã vào vòng tay của họ, để được an ủi, chăm sóc, để rồi phải cố gắng như họ, chấp nhận cuộc sống như một định mệnh an bài.

Tôi sanh con bé Sa vào giữa mùa đông, bão tuyết phủ kín trên những con đường ra tỉnh. Ngôi làng nhỏ bị cô lập giữa thảo nguyên trắng xóa. Tôi trở dạ sanh con mình giữa những người xa lạ, giữa những bàn tay chuyên đỡ đẻ dê cừu. Trong cơn đau, nghe tiếng giông bão về gào thét cuồng nộ bên mái hiên nhà, tôi cứ sợ mình chết đi nơi đất khách quê người để rồi hóa thành ma quỷ cuốn theo những ngọn gió mùa, nghìn năm than khóc giữa thảo nguyên hoang dã, bạt ngàn. May rồi cũng mẹ tròn con vuông. Con bé lớn lên cùng những đứa trẻ khác, bò lết giữa đàn dê cừu như một đứa con của thảo nguyên. Tôi từ lúc nào cũng đã biến thành đất cát của đồng hoang, không còn tự hỏi mình là ai. Những ngày làm việc mệt nhoài không còn cả nỗi đau của thể xác, nối tiếp theo nhau che lấp khái niệm thời gian.

Mãi đến khi con bé Sa được hai tuổi, một hôm té ngã từ lưng lừa bỗng bật khóc gọi: "Mẹ ơi, mẹ!". Đó là tiếng nói quê hương tôi nghe được sau bao tháng ngày dài đằng đẵng ở Taurus. Tôi ngã dụi xuống bên cạnh con bé, muốn òa lên khóc mà nước mắt mình đã khô cạn từ bao giờ. Ôi! quê hương, nhất định sẽ có ngày tôi trở lại. Dẫu thân tàn ma dại, dẫu có bị giam cầm tận chân trời góc bể nào, trái tim tôi vẫn hướng về nơi đấy. Bởi quê hương là nơi người ta vẫn mong mỏi một ngày cuối đời tìm về, gửi lại đấy nắm xương tàn.

Không biết mẹ con tôi còn phải ở lại Taurus đến ngày nào, nếu thằng bé này không ra đời. Khi đấy ở làng không có nơi dạy học, chỉ có một trường tiểu học ở cách xa mười lăm cây số. Con bé Sa có lẽ cũng sẽ như những đứa con gái khác, lớn lên lăn lóc giữa đồng cỏ không cần chữ nghĩa. Tôi sanh được thằng quý tử, thuyết phục mãi ông ấy mới đưa về lại Đức cho con được học hành.

Tôi về lại Berlin một ngày mùa hè, nắng đổ mật vàng trên những tháp chuông ...

*



Mùa hè Berlin lạ lắm, không bao giờ có thể đoán trước mà chỉ là chờ đợi. Có những năm mưa lạnh sụt sùi, suốt mấy tháng trời người ta chỉ co ro trong chiếc áo ấm, mong mỏi một ngày nắng gắt. Có những năm nóng ấm kéo dài mãi đến giữa tháng mười, kèm theo những đợt hạn hán ngắn ngày, khô hanh hanh. Nắng say nồng trải dài mải miết làm những quả anh đào trong vườn chín sẫm, cỏ dại bên đường cháy khô và những cô gái da màu hạt dẻ nằm phơi nắng bên hồ bốc lửa ... Mẹ con bé Sara chờ tôi từ chiều. Con bé đứng bên đường ôm ghì trong tay con gấu, lúng búng một câu tiếng Việt:

- Tặng con gấu cho chị Tịnh.

Tôi cầm con gấu xám trên tay, nó nhẹ tênh, không nặng như cái vẻ ngoài dềnh dàng, xù xì. Đôi mắt của nó vàng hoe, lóng lánh như hai mảnh ve chai, cháy rực lên tinh quái. "Này cô gái, vậy là ta phải đi chung cả một đoạn đường dài". Vớ vẩn! Tôi tóm đầu gã phù thủy nhét luôn vào túi nylon.

- Cô đem con gấu về hộ - chị Thanh áy náy phân bua - con bé vẫn hay nghe tôi nhắc đến chị nó, đến làng quê cũ của mẹ. Tôi cũng định cho chúng nó về thăm quê mẹ nhưng vé máy bay cho cả ba mẹ con tốn kém quá, cái Tịnh lại đang cần tiền đi học. Hàng quán tôi cũng vừa mở không giao lại được cho ai. Thôi, cô cứ về bảo em nó gắng học, gắng để dành tiền mua một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn để mẹ về sống chung. Tôi cũng chẳng còn mặt mũi nào mà về làng cũ, cô ạ .
*

... Dạo tôi quyết định đi lao động hợp tác, anh ấy cứ ngăn cản mãi, bảo rằng, nhà có khoai ăn khoai, có cháo húp cháo, đừng tan đàn xẻ nghé. Nhưng lúc đấy khổ quá cô ạ, chỉ nghĩ xa nhau vài năm mà đỡ khổ cả cuộc đời. Khi chia tay cứ phải nuốt nước mắt vào lòng để mà đi. Con bé Tịnh lúc ấy mới bốn tuổi, nắm hoài tay mẹ bảo: "Mẹ đi ít bữa về, mẹ sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi nhé, mẹ ơi!" Vậy rồi tôi đi biền biệt, cuộc đời trôi dạt mãi đến nay. Mười lăm năm bươn chải ở xứ người, một ngày tóc trắng như tay tôi mới hiểu. Bao nhiêu tiền thì gọi là đủ? Bao nhiêu tiền thì mua được một mảnh hạnh phúc?

Thời gian đầu xa con bé tôi nhớ nó quay quắt, nhưng đó chỉ là nỗi nhớ bình thường của người mẹ xa con. Có những lúc công việc nhọc nhằn cũng kéo tôi xa dần nỗi nhớ thương. Mãi đến khi sanh con bé Sa ở chốn quê người tôi mới nhớ cái Tịnh đến đớn đau. Những buổi chiều con bé Sa chạy theo chân tôi gọi: "Mẹ ơi, mẹ!", tôi thẫn thờ tự hỏi, không biết cái Tịnh có còn nhớ đến mẹ nó không. Tôi khao khát được gặp lại con, thèm những buổi chiều bên bờ ao kỳ rửa tay chân cho nó. Tay chân nó đen đủi, ốm khẳng khiu thương lắm. Tôi thèm được đưa cái lược cùn gãy răng lên chải mái tóc lơ thơ, khét nắng của con. Thèm nhìn thấy con ngủ trong đụm rơm, hai má lấm lem bùn đất, tấm áo vá ngắn cũn cỡn phơi cả cái rốn lồi tênh hênh. Thèm ngồi bên hè tẩn mẩn lột vỏ củ khoai lang, đưa lên miệng cho con cắn rồi nhìn cái mồm đầy khoai của nó đang toét ra cười.

Giờ đây tôi muốn viết thư cho con nhưng lại chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. "Con yêu thương của mẹ", những lời nói đấy liệu một người mẹ như tôi có còn thốt ra suôn sẻ được nữa không? Một người mẹ bỏ đi biền biệt để không còn có cả cái may mắn được ngắm nhìn con gái mình lớn lên mỗi ngày, trổ mã xinh xắn ...

*

Mà, con bé Tịnh xinh thật. Nó không xinh như một cô gái làng quê châu thổ sông Hồng. Nó đỏm dáng như một cô gái Sài Gòn thời thượng. Chiếc xe máy bóng loáng, đôi giày cao gót mỏ nhọn như mỏ chim, hàng chân mày xâm mảnh cong như hai cánh cung. Nó ngồi trong phòng khách nhà mẹ tôi, đôi lông mày cánh cung nhướng cao như sắp bật ra những mũi tên nhọn hoắt. Nó trố mắt nhìn con gấu xù lem luốc, món quà đến từ Tây Âu văn minh. Bàn tay có những cái móng hồng hồng lấp lánh của nó thộp đầu con gấu đẩy qua một bên, đếm xoèn xoẹt xấp tiền trong bao thư. Rồi nó cười nhạt thếch:

- Mẹ em buồn cười thật đấy, ở bên ấy đang kiếm tiền được lại đòi về ViệtNam làm gì. Lại cứ bảo "Sài Gòn hai mùa mưa nắng". Hai mùa mưa nắng nhạt nhẽo lắm. Mùa mưa cứ sụt sùi mãi, mọi thứ đều ẩm ướt nhòe nhoẹt. Mùa nắng thì bụi mù khô khốc. Làm gì có những mùa thu lá vàng rực rỡ, những công viên tràn ngập sắc hoa, những cánh rừng tuyết phủ trắng xóa... như những tấm hình mà mẹ vẫn gửi về. Mẹ về đây sống lại sẽ thất vọng thôi. Bố em bảo, ngày xưa mẹ là học sinh giỏi văn cấp huyện, lãng mạn mơ mộng bay bổng lắm. Mẹ chỉ thích đuổi theo những giấc mơ được tô vẽ.

Nắng Sài Gòn óng ả bên hiên nhà, những âm thanh xôn xao quen thuộc của thành phố vọng vào lãng đãng. Tôi tiễn nó ra sân, ngượng ngùng gượng gạo. Cứ mong nó nói một điều gì tử tế, một lời nhắn gửi - dù là ngắn ngủi - để tôi hoàn tất nhiệm vụ đưa thư của mình, để những ngày về thăm quê trọn vẹn những niềm vui.

Mẹ tôi đứng bên hiên lúi húi buộc lại mấy giò phong lan. Mái tóc mẹ điểm bạc lòa xòa trên trán lấm tấm mồ hôi. Con bé cất tiếng chào lễ phép:"Cháu chào bác ạ!" Bỗng nhiên rồi nó thở dài rất nhẹ, mong manh. Tiếng thở dài ấy kéo tôi đi theo Tịnh suốt con đường hẻm quanh co lúp xúp quán hàng. Hai đứa len lỏi giữa những đứa bé bò lồm cồm bắn bi trên đất, bên cụ già hàng rong gánh gồng vất vả, dưới cái nắng ngọt ngào của thành phố quê hương. Tịnh dừng xe dưới gốc cây nhãn nhà bà Tám, mắt nó vướng bụi đường hoe hoe đỏ.

*

... Mẹ em cũng chẳng còn trẻ nữa. Dạo mẹ đi em cứ khổ sở mãi. Những buổi chiều về chỉ có hai bố con trong gian nhà tranh quạnh quẽ. Bên bếp lửa bập bùng, cái bóng gầy lòm khòm của bố in trên vách đất nhập nhòa. Bố chẳng như vợ chàng Trương chỉ vào bóng mình mà dối gạt con, mẹ đấy, con đùa với mẹ đi... Bố cũng chẳng như nàng Tô Thị, bồng con lên núi chờ vợ mà chết khô, chết lãng thành đá vọng thê để được người đời xưng tụng những hư danh. Bố chỉ lọng cọng nắm tay em mà ngậm ngùi:"Mẹ sẽ không về nữa, con ạ! Bố con mình phải chịu đựng với nhau thôi. Con cố lên cùng bố". Nhưng em không tin bố, lại còn giận bố vì những lời tàn nhẫn ấy. Em vẫn nhớ lời mẹ, vẫn chờ mãi một ngày tấm áo nâu của mẹ sẽ hiện ra ở cuối con đường làng. Mẹ và em sẽ sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi... Con cún rồi cũng lớn lên, sanh con đàn cháu đống, trở thành bà, thành cố rồi chết già bên thềm nhà cụ Tuấn. Những buổi chiều vẫn trôi qua âm thầm, chỉ hai bố con bên nồi khoai luộc. Cũng khoai, cũng sắn, cũng cơm cà đấy, nhưng sao bố nấu nhạt nhẽo thế nào. Hai bố con trệu trạo nuốt rồi nhìn nhau ứa nước mắt. Mẹ vẫn không về.

Những tấm hình mẹ bên những đại lộ thênh thang lúp xúp ô-tô, trước những cửa hiệu sáng loáng ánh đèn, quần bò áo phông, cứ mỗi lúc một xa lạ đến đau lòng. Khi một ngày em hiểu, tiếng gọi "Mẹ ơi, mẹ!" mà em hằng khao khát sẽ chẳng bao giờ còn được thốt ra với thăm thẳm yêu thương tự đáy lòng, thì lúc ấy em mới tin lời bố. Bố con em chỉ còn là những cái bóng trong quá khứ của mẹ.

Giữa lúc này, khi bố em đã nguôi ngoai làm lại cuộc đời ở tuổi xế chiều, khi em nhắc đến mẹ chỉ là để khoe khoang với bạn bè chứ không còn xao xuyến thì mẹ vẫn bảo, sẽ trở về. Vẫn cứ bảo thế sau năm năm dài biền biệt không tin tức. Một ngôi nhà nhỏ cho mẹ, em cũng sẽ cố dành dụm, mưa nắng Sài Gòn cũng vẫn còn mãi đấy chờ mẹ. Nhưng em biết, mẹ sẽ chẳng quay về...

*

Lúc tôi quay vào nhà thì con gấu xù bị bỏ quên đang nằm vắt cẳng trên ghế, nó gườm gườm nhìn ra giận dỗi:

- Con bé sẽ chẳng quay lại tìm tôi đâu.

Tôi mặc kệ lời con gấu, vẫn chờ đợi, chờ hết một buổi chiều tiếng chuông gọi cửa, rồi chờ hết một tuần tiếng điện thoại reo. Ngày chuẩn bị ra đi, ngoài nỗi buồn chia tay người thân, nỗi buồn xa thành phố, còn cả món "nợ đời" phiền toái. Tôi không biết phải làm gì với con gấu ranh mãnh kia. Nó nằm co ro ở góc nhà đầy bụi bặm, giữa đám bao nylon và giấy gói hàng vừa thải ra thành rác, đôi mắt già nua mờ đục nhìn tôi van vỉ :

- Xin đừng để tôi lại với những người xa lạ. Tôi muốn trở về quê hương.

Ôi, con gấu Thổ Nhĩ Kỳ kia, quê hương mày ở đâu?

- Quê hương là nơi tôi chôn giấu những kỷ niệm yêu thương.



Vậy là con gấu theo tôi lên đường trở lại Berlin, một ngày mùa thu. Từng đàn nhạn di trú về Nam cất tiếng kêu giã từ buồn hiu hắt một góc trời. Những quả dâu dại sau một mùa say nắng tím thẫm, nằm ngủ quên trên cành khô đỏ. Lá bạch dương vàng, nắng mong manh vàng, hoa quỳ dại vàng, ngẩn ngơ bờ dậu. Con đường tôi đi vàng mải miết bên bờ một dòng sông êm đềm không bao giờ nổi sóng. Sông kia rồi sẽ về biển, khi dòng nước đã chảy mỏi mòn nhuốm đầy cát bụi thời gian, cặn bã cuộc đời. Lá kia rồi sẽ rụng về cội, khi tấm thân đã héo úa phai tàn, không còn nơi để bấu víu. Không phải bởi mùa thu mà con đường tôi đi làm bây giờ lại hóa vòng vèo dài lê thê. Có một tiệm báo cô độc, vắng chủ bên kia bờ hồ, nơi tôi sợ sẽ phải ngang qua để những dấu hỏi lặng thầm lại vây phủ lòng mình không một lời giải đáp. Không ai biết gì thêm về mẹ con chị. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy chị, khi chiếc xe cấp cứu đến chở người đàn bà bị thương, nằm thoi thóp bên bờ cỏ vào bệnh viện.

Trên bước đường luân lạc dài mờ mịt kia, có một ngày nào đó chị về đến được thành phố mơ ước, nơi có hai mùa mưa nắng?./.

Berlin, thu 2006



Chú thích:

* Taurus: tên dãy núi ở Thổ Nhĩ Kỳ, chạy dọc theo bờ Địa Trung Hải.
http://www.google.de/search?

** Tuz Gölü: tên hồ nước mặn rộng lớn bị giam hãm giữa bình nguyên nước Thổ, đang dần cạn kiệt.
http://www.google.de/search?q





LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VIỆT GIAN MỖI SÁNG




Kính lạy nước Mẽo

Xin cho con được lái những xe tank tấn công, bắn phá chùa chiền và dân lành,
Để con chở vũ khí về tàn phá quê hương Việt Nam chúng con,
Cho con có đủ năng lực để đào mổ cuốc mả tổ tiên Lạc Việt.
Bởi vì con mang dòng máu Việt, nhưng quốc tịch MẼO

Lạy nước Mẽo lòng thành
Cho được lái những chiếc phi cơ thượng hạng,
để rải chất độc giết chết đồng bào Việt chúng con,
để ném bom tàn phá những vùng đất quê hương mà nước Mẽo đã từng bỏ chạy

Con xin dâng trọn đời này cho Mẽo quốc
ngoại trừ vợ và tiền của chúng con.

Lạy Mẽo lòng lành,
Cho con biết sủa những lời phản quốc như  Chó,
Cho con tàn phá văn hoá truyền thống của tổ tiên.
Cho con chà đạp và đánh phá Cộng Sản, vì những người Cộng Sản không có niềm tin mù quáng như chúng con…
Chúng con - những đứa con Việt vong bản – không thể đứng vững trong lòng dân tộc Việt; Xin Mẽo hãy cho con có khả năng uốn lưỡi nói xấu Việt Nam.

Chúng con quyết tâm biến Việt Nam thành lãnh thổ của Mẽo…như người hùng Ngô Đình Diệm và gia đình từng thực hiện.
Chúng con sẽ giết chết các sư Phật giáo không dung tha bằng lời lẽ và hành động…

Lạy Mẽo, xin cho chúng con được bình an từ sáng đến tối. Dân tộc Việt Nam, quê hương Việt Nam… ai bị đói rách, tàn phá kệ họ.

Gâu gâu, chúng con là những người Việt vong bản, mang quốc tịch Mẽo….
Người con của Việt gian!


Khuyết danh

Bài Học Sau Cùng


Trần Trí Hoàng

Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.

Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây, sự học sắp kết thúc ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng".

Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?" Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏhoang này có cây gì mọc lên?" Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!



Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi?" Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sựkhông ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn nhưthế.

Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!"

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nó: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.

Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau".

Một năm sau

Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.

Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để linh hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt".



Lời bình
Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó cung cấp cho mỗi chúng ta bài học lớn, đó là:Những ai muốn đạt tới một tương lai tốt đẹp, với một kết cục hoàn toàn theo ý muốn thì cách hiệu quả nhất là bạn từng bước dành tối đa thời gian quan tâm tới và làm cho những điều tốt, việc tốt và rèn luyện những đức tính tốt.

Càng quan tâm thực sự và đặt mức độ ưu tiên để thực hiện điều tốt, tránh xa những điều xấu xa, thói quen xấu thì kết quả bạn mong đợi sẽ càng nhanh chóng đạt được. Đó là luật nhân quả không loại trừ một ai trong chúng ta.

Giữ một thái độ hài hòa trong hành động là điều quan trọng đảm bảo cho một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Gieo gì hôm nay:

Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màu

Nhưng:

Nếu bạn gieo dối trá bạn sẽ gặt ngờ vực

Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn

Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt

Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muộn

...(*)

Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại

Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi

Vì vậy, hãy cẩn thận những gì bạn gieo HÔM NAY, nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI

"Phê Bình Và Đối Thoại"










- Quần chúng nhiều đầu mà không óc (Th. Fuller)

- Thành kiến là con của ngu dốt (W. Hazlitt)

- Khi tình cảm quá lố thì lý tính rút lui (Le Bon)

- Mục đích của tranh luận không phải là chiến thắng, mà là canh tân (Soubert)



Có thể nói, trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay, điển hình là nước Mỹ, “Phê bình” là quyền tuyệt đối của người dân. Bởi vậy, chúng ta thấy có những phê bình trong mọi lãnh vực của xã hội: khoa học, nghệ thuật, phim ảnh, chính trị, bài viết, tác phẩm v…v… Không những thế, những chủ đề như God, Thánh Kinh, và Jesus, đối tượng tín ngưỡng, vấn đề rất nhạy cảm của cả trên tỷ người, cũng không thoát khỏi sự phê bình. Phê bình thường được mô tả như là lập trường của người phê bình bất đồng ý kiến hay chống đối đối với đối tượng phê bình, và đây là một quyền tuyệt đối trong “freedom of speech”. Phê bình nhiều khi cũng có thể coi như là sự phân tích và bày tỏ ý kiến về một tác phẩm hay chủ đề nào đó của một hay nhiều tác giả. Trong chính trị, phê bình hầu như là có nghĩa bất đồng ý kiến. Người phê bình thường là người đưa ra sự phán đoán hay phân tích với lý lẽ, diễn giải để nói lên quan điểm của mình. Điều đặc biệt là, trong lãnh vực học thuật, người phê bình trí thức có phẩm cách không bao giờ dùng những ý nghĩ chủ quan của mình, thường là vô căn cứ, để phê bình về đời tư cá nhân của tác giả hoặc những gì không liên hệ đến nội dung hay các chủ đề mà mình muốn phê bình. Đi ra ngoài những tiêu chuẩn phê bình trí thức này thì không còn gọi là phê bình nữa mà là đả kích cá nhân.

Còn theo định nghĩa thì “Đối Thoại” là sự trao đổi ý kiến giữa hai hay nhiều người về một vấn đề nào đó, thí dụ như về chính trị hay tôn giáo, để đưa đến sự thông cảm nhau trong tình thân thiện. Điều kiện để cho một cuộc đối thoại có thể khả thi là phải có sự đồng ý của các phe muốn tham dự. Nếu chỉ là tiếng nói của một phía thì đó chỉ là “độc thoại”. Do đó tinh thần của đối thoại là: “anh cứ giữ ý kiến của anh, nếu anh cho nó là đúng, và tôi tôn trọng ý kiến đó, nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của tôi vì tôi cho nó là đúng, và anh cũng phải tôn trọng ý kiến của tôi”. Đối thoại là dùng lý luận và hiểu biết để giải quyết các bất đồng. Đối thoại là một vấn đề tế nhị.

Nhiều trở ngại có thể làm cho cuộc đối thoại trở thành vô nghĩa vì thay vì đối thoại thì người ta lại đối đầu. Lý do là con người muốn tỏ ra mình là một “vô thượng thiên tài” trong một lãnh vực hay bộ môn nào đó, và dùng nó để át đi tiếng nói của đối phương. Một khi mình chỉ vì không đồng ý với đối phương mà lại lên tiếng mạt sát cá nhân đối phương, cố tình xuyên tạc để hạ thấp cá nhân đối phương, chỉ nói khơi khơi mà không đi vào các luận điểm của đối phương, thì đó là chuyện của những kẻ không hiểu đối thoại là cái gì. Nếu những kẻ này là những người tầm thường thấp kém hay cuồng tín thì không đáng nói. Nhưng nếu những kẻ này lại thuộc giai tầng trí thức, chỉ vì họ có bằng cấp nào đó ở ngoài đời, thì họ có thể liệt vào hàng ngũ những kẻ “vô văn hóa” hay “mọi rợ văn hóa”, vì không có người trí thức có văn hóa nào lại phải dùng đến những thủ đoạn hạ cấp này.

Cái khổ nhất trong nghiệp viết của tôi là thỉnh thoảng đọc phải văn phong của hạng “côn đồ văn hóa” hay “đao phủ văn chương”, những từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang chỉ một hạng người đặc biệt trong xã hội: hạng người cuồng tín, vô văn hóa, nhưng cứ tưởng rằng những lời văn mạ lỵ cá nhân, vu khống vô căn cứ, của mình chính là … văn hóa! Họ nghĩ như vậy là đối thoại, nhưng không có chút nào là tinh thần đối thoại, vì trong đó không hề có sự phê bình phân tích những điểm cần phải thảo luận mà chỉ là muốn hạ thấp đối phương bằng mọi cách, với loại ngôn từ phi trí thức.

Đọc trên các diễn đàn thông tin điện tử ở hải ngoại chúng ta thấy hiện tượng này rất thông thường. Không mấy khi chúng ta thấy người phê bình đi vào sự phân tích những luận điểm trong một bài là đúng hay sai, sai ở chỗ nào, mà thường chỉ vì không đồng ý vì thiên kiến chính trị hay tôn giáo phe phái của mình nên tận dụng sách lược chụp mũ vô căn cứ, hoặc dùng những danh từ hạ cấp để nhục mạ đối phương.. Họ tưởng là làm như vậy thì có thể hạ thấp uy tín của đối phương, đồng thời tăng uy tín của họ, nếu có, lên cao. Nhưng họ đã lầm, vì những hạng người này thực sự không đủ trình độ để hiểu rằng, càng dùng những thủ đoạn trên bao nhiêu thì lại càng tỏ lộ trình độ giáo dục, hiểu biết và tư cách của mình bấy nhiêu. Tôi liệt những hạng người này vào loại vô văn hóa, bất kể chức vị hay bằng cấp của họ là như thế nào.

Vì vậy, những người trí thức chân chính, có đôi chút liêm sỉ, đều không bao giờ muốn hạ mình đối thoại với hạng người vô văn hóa này.

Có hai hạng người mà chúng ta không bao giờ nên đối thoại.

¨ Thứ nhất là những người cuồng tín tôn giáo. Nhiều khoa học gia đã nhận định như vậy. Vì đối thoại với những người này là tạo cho họ cơ hội để họ khẳng định sự mê tín và cuồng tín của tôn giáo họ bất kể lý lẽ, cho nên cuộc đối thoại thật là vô ích.

¨ Thứ hai là những người mượn đối thoại để đả kích cá nhân, để đưa ra những điều về đời tư cá nhân, khuynh hướng chính trị của đối phương v…v.., những điều thường không dính dáng gì đến chủ đề của đối thoại.

Cho nên, trước những sự thách thức đòi đối thoại với tôi của một số người thuộc hai loại người này, thí dụ như Lê Anh Huy hay Nhữ Văn Úy, tôi hoàn toàn giữ im lặng, không hồi đáp. Vì những người này chưa bao giờ từng biết đến, và nếu có biết đến thì cũng chưa bao giờ hấp thụ được, câu sau đây của Voltaire:

Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền của anh nói như vậy.

(I do not agree with what you have to say, but I'll defend to the death your right to say it.)

Trong cuốn phim “Inherit The Wind” về vụ án Scopes, bị truy tố vì tội đã dạy thuyết Tiến Hóa trong trường học, vốn trái với luật cấm của tiểu bang Tennessee. William Jennings Bryan, ba lần ra làm ứng cử viên Tổng Thống nhưng đều thất bại, là công tố viên. Clarence Darrow là luật sư biện hộ cho John Scopes. Cuối cùng, Darrow đã thắng khi đưa ra chính cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo để chất vấn Bryan. Có một câu ở đoạn cuối sau vụ án mà Darrow nói với một ký giả thật là đặc biệt. Khi ký giả này phê bình là Bryan có những niềm tin của thời Trung Cổ thì Darrow nói: “Ông ta có quyền sai lầm” [He has the right to be wrong]. Đó là thái độ của những bậc trí thức chân chính, không đồng ý với đối phương nhưng vẫn tôn trọng quyền suy tư của đối phương. Chúng ta có thể tranh luận để làm sáng tỏ một vấn đề, nhưng chúng ta không có quyền tước đi cái quyền suy tư của người khác bằng cách tấn công cá nhân với những thủ đoạn như xuyên tạc, mạ lỵ, hay chụp mũ.

Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn độc thoại chính, chứ không phải đối thoại, chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.


 Một kiểu phê bình điển hình, nếu có thể gọi là “phê bình”, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người thiếu văn hóa, là nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn phê bình chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu “phê bình” này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.

Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “phê bình” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger].

 Chuyện mà chúng ta thấy thông thường nhất trong lãnh vực “đối thoại” của người Mỹ, Pháp, Úc, …gốc Việt ở hải ngoại là chụp mũ nhau là “tay sai của CS”, “thân CS”, “nâng bi cho CS”, hay nặng hơn nữa là “Việt gian CS” [sic] v..v..., cho rằng cái mũ CS mình chụp lên đầu người khác có giá trị tuyệt luân, và có ảnh hưởng lớn đến khả năng hay uy tín của người mình chụp mũ. Họ không biết rằng cái mũ CS ngày nay thực chất là vô giá trị, chỉ có thể làm cho những người cùng hội cùng thuyền với họ về khuynh hướng chính trị cười hể hả với nhau. Họ không biết rằng, trong vụ sinh viên phản đối cờ đỏ ở Đại học USC ở Nam Cali, trước những lời chụp mũ CS vô căn cứ, một người Mỹ đã viết trên OCRegister.com như sau:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu văn hóa [hay thiếu giáo dục].

(Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.)

Tại sao người Mỹ trên lại viết như vậy? Vì thời buổi này không còn Cộng sản như trước nữa. Trung Hoa, Nga sô, Việt Nam không còn là Cộng sản, mà Cộng sản ngày nay là về chủ thuyết, về lý tưởng, chứ không phải là về hành động như thời Stalin, Lenin, hay Mao Trạch Đông. Vì vậy trên khắp thế giới, nước nào cũng có những tổ chức Cộng sản, kể cả Phong Trào Thần Học Giải Phóng trong Công Giáo mà GH Benedict XVI cho là Cộng sản. Nhưng có vẻ những người này không biết liêm sỉ là gì, cho nên muốn chống ai thì họ chỉ việc chụp lên đầu người đó cái mũ Cộng sản đã quá lỗi thời rồi tự cho mình cái quyền chống Cộng bất cứ ở nơi nào. Trước những hành động có tính cách băng đảng, một số người đã tỏ ra khinh bỉ và né tránh vì không muốn dây với những hạng người như vậy. Họ sống trên một đất nước tự do nhưng không hiểu tự do là gì. Nhân danh chống Cộng, họ tự cho mình cái quyền tự do chống đối gây phiền nhiễu cho bất cứ ai, bất kể đến lý lẽ gì dù những hành động của chính họ thì hoàn toàn phi tự do và phản dân chủ.


Phê bình, hay theo nghĩa lỏng lẻo, đối thoại, vừa là một nghệ thuật vừa là một kỹ thuật trong lãnh vực học thuật nhằm phân tích, tổng hợp, và lô-gíc để đưa ra quan điểm và/hoặc lập trường của mình. Đi ra ngoài lãnh vực này thì có thể là bất cứ cái gì khác, chứ không thể gọi là phê bình hay đối thoại. Tôi hi vọng, với sự hiểu biết này, thì khi đọc một bài, dù mang nhãn hiệu phê bình hay đối thoại, chúng ta có thể biết bài đó có thực là phê bình hay đối thoại hay không.



Sau đây tôi sẽ điểm qua vài thủ đoạn đối thoại chúng ta thường thấy trên một số diễn đàn truyền thông hải ngoại.

Một kiểu lý luận, nếu có thể gọi là lý luận, thường được dùng nhiều nhất để hạ một đối phương của những người không có khả năng đối thoại, cộng với sự thiếu giáo dục và tâm cảnh cuồng tín của chính mình, là lý luận nhắm vào cá nhân, nghĩa là nhắm vào tác giả bài mà mình muốn chống chứ không nhắm vào những luận điểm của tác giả đó. Kiểu lý luận này, tiếng Latin gọi là “Argumentum Ad Hominem”.

Theo định nghĩa thì Argumentum Ad Hominem [to the man], là kiểu “lý luận” [sic] tấn công cá nhân chứ không phải tấn công luận điểm của cá nhân đó. Khi một người không đủ khả năng để bác bỏ lập trường của đối phương hay bảo vệ lập trường của mình với bằng chứng thuyết phục, sự kiện hay lý lẽ, thì họ thường sử dụng những thủ đoạn sau đây: gán cho đối phương một nhãn hiệu (labeling), dựng lên một người rơm (straw man) nghĩa là chụp mũ vô bằng chứng để rồi tự tay mình quật người rơm đó xuống, chửi rủa (name-calling), đưa ra những danh từ hạ cấp để mạ lỵ đối phương và biểu lộ sự giận dữ của mình [offensive remarks and anger]. Đây chính là thủ đoạn của những côn đồ văn hóa.

Một kiểu lý luận cũng rất hay được dùng là kiểu lý luận gọi là red herring [when the arguer diverts the attention by changing the subject], nghĩa là lái sang vấn đề khác, rất lạc đề, chẳng ăn nhằm gì đến chủ đề phê bình. Thí dụ, lái một chủ đề nghiên cứu văn hóa sang một chủ đề khác chẳng liên hệ gì đến chủ đề trong bài viết mà mình muốn phê bình. Một thí dụ khác là có người hỏi một điều gì đó trong cuốn Thánh Kinh, người đối thoại không trả lời mà lại lôi cuốn rác của Đặng Văn Nhâm ra để phê bình láo lếu Phật Giáo. Hay đang nghiên cứu phê bình về Ngô Đình Diệm thì lại quay sang tố khổ đảng CS.

Một kiểu lý luận khác là lạc dẫn dư luận dựa trên sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Đây là kiểu lý luận argumentum ad ignorantiam, viện dẫn sự kiện mà mình là nhân chứng, hay kể một câu chuyện nào đó của chính mình, nhưng không có cách nào quần chúng có thể kiểm chứng, thí dụ như: tôi đã biết trong vụ việc sau đây ở địa phương so and so…, hoặc “nhiều người đồng ý với tôi rằng…” v…v…. Những kiểu lý luận này thường là vô giá trị vì ai cũng có thể bịa ra bất cứ chuyện nào và nhất là khi chuyện đó lại chẳng liên quan gì đến những vấn đề viết trong bài chủ..

Kiểu lý luận thứ tư được biết là argumentum ad populum, nghĩa là lý luận nhắm vào những tình cảm phe phái, lập trường chính trị của một số người, thường là cùng phe hoặc có cùng lập trường chính trị với mình chứ không dựa trên sự kiện và lý lẽ. Thí dụ như trong vụ trương cờ vàng ở Sydney nhân ngày Giới trẻ Công Giáo họp hành theo lệnh của Benedict XVI, hè nhau tố khổ HY Phạm Minh Mẫn bất kể đến sự thật mà HY nói lên. Kiểu lý luận này cũng còn được gọi là bandwagon fallacy, nghĩa là những luận điệu trá ngụy vô căn cứ nhưng có tác dụng làm những người cùng phe mình, đầu óc cũng yếu kém như mình, hả hê.

Kiểu lý luận thứ năm là xuyên tạc, không đếm xỉa gì đến bằng chứng, đưa ra một luận điệu để lạc dẫn dư luận. Thí dụ, khi tác giả phê bình cung cách chống Cộng của “một số” người Việt ở hải ngoại thì người phản bác lại xuyên tạc, cho rằng phê bình cả cộng đồng người Việt hải ngoại. Kiểu lý luận này gọi là half truths (suppressed evidence).

Có một câu chuyện tôi đọc được ở đâu đó trước đây: “Có một anh chàng ngoại đạo cưới được một người vợ Công giáo mà anh ta rất yêu. Một hôm, cô vợ hỏi: “Anh có tin là có Chúa Ba Ngôi không?.” Anh ta trả lời: “Em nói Chúa Ba Ngôi thì anh tin là Chúa Ba Ngôi, em nói Chúa bốn ngôi anh cũng tin là Chúa bốn ngôi, có vấn đề gì đâu?” Câu trả lời của anh ta có thể diễn giải theo nhiều cách, một là anh ta sợ vợ, hai là để làm cho vợ hài lòng, khỏi mất công tranh cãi lôi thôi, ba là trả lời cho qua chuyện, nhưng thực chất câu đó chứng tỏ là anh ta chẳng tin gì cả.

GÀ QUÈ ĂN TIỀN TRỢ CẤP NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CHUYỆN QUỐC GIA ĐẠI SỰ.





Sau khi màn ảnh CNN hiển thị kết quả 299 – 127… Tôi hô to một mình: "Thắng lớn, thắng lớn".

Nhỏ em gái phòng bên trả lời: "Anh điên rồi à…Ba má đang ngủ đó."

Tôi bắt phone gọi nhỏ bạn học: - Obama thắng rồi Th. ơi! Thắng đậm…

Nhỏ bạn "dội lại" một câu gọn lỏn: - Chắc tối nay nhóm người H.O. tức tối mất ngủ.

Tôi nghiêm giọng: - Sao vậy? Ai cũng có quan điểm chính trị của mình mà.

Nhỏ Th. nhẹ giọng: - Anh chưa nhận được email rải truyền đơn của chúng à? Thì bọn chó nào mà chẳng nịnh chủ nhà. Mc Cain là "ân nhân" của nhóm người H.O. mà. Chúng đang tung tin "Nước Mỹ Đã Phủ Cờ Trắng". Anh online đọc đi.

Tôi nói bây giờ đang thay đồ chuẩn bị ra xe để xuống downtown ăn mừng chiến thắng Obama (vì tôi và nhỏ Th. Có góp 2 phiếu cho Obama)… Còn chuyện H.O. là chuyện quan điểm.

Đang mở cửa xe, nhỏ Th. bảo: - Anh vào xem John Mc Cain phát biểu kìa…

Tôi không chạy vào phòng xem TV mà mở radio trên xe để nghe: "Hỡi những người bạn của tôi, chúng ta đã kết thúc một hành trình dài. Nhân dân Mỹ đã lên tiếng và họ lên tiếng rất rõ ràng. Tôi đã có vinh hạnh gọi điện cho Thượng nghị sĩ Barack Obama để chúc mừng ông ấy. Hãy cùng tôi chúc mừng ông ấy được bầu làm tổng thống tiếp theo của đất nước mà cả hai chúng tôi đều yêu mến… Tôi thực sự khâm phục Obama." Lời Thượng nghị sĩ John Mc Cain phát biểu khiến tôi xúc động vô cùng.

Trước khi bầu cử, nhỏ Th. hỏi tôi: - Theo anh thì ai thắng?

Tôi trả lời: - Cả hai đều có cái hay của họ… Nhưng theo mình Obama "smart" hơn Mc Cain ở nhiều điểm (giáo dục, hôn nhân, sức khoẻ, v.v.). Mặc dù mình quý mến cả hai.

Nhỏ Th. muốn tôi dứt khoát: - Anh phải chọn một…

Tôi gật đầu: - Thì Obama chứ ai…

Nhỏ cười và cùng hẹn ngày đi bỏ phiếu sớm.

Nghe bài phát biểu ca ngợi Obama xong tôi hỏi nhỏ Th.: - Sao, bây giờ Th. cảm nhận thế nào?

- Ừ, thì đến bây giờ Th. mới hiểu tại sao anh thích cả hai. Bởi lẽ, sau khi thua cuộc Mc Cain đã chúc mừng Obama bằng tất cả ngôn ngữ lịch thiệp nhất. Và hứa sẽ cùng bắt tay xây dựng một quốc gia Hoa Kỳ phú cường… Khác với nhóm người H.O. luôn sống theo một quan điểm cũ rích "THẮNG LÀM VUA…THUA LÀM GIẶC"… Một bọn giặc thất trận nhục nhã, một lũ gà què đang tìm mọi cách bơi móc và đánh phá tan nát quê hương và cộng đồng người Việt ở mọi nơi.

… Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao giới trẻ Việt Nam ở Hoa Kỳ này thường gọi "nhóm người H.O. LÀ MỘT LŨ GIẶC THẤT TRẬN".

Tội nghiệp thay nhóm người GÀ QUÈ ĂN TIỀN TRỢ CẤP NGỒI LÊ ĐÔI MÁCH CHUYỆN QUỐC GIA ĐẠI SỰ.


Trần Công lý-USA

Khái Niệm Thượng Đế và Khái Niệm Phật Tánh (*)







Danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo
và danh từ Phật Tánh trong Phật Giáo

Tịnh Tĩnh Tỉnh

Chúng ta tuyệt đối không nên dùng danh từ Thượng Đế trong Thiên Chúa Giáo (TCG) để tương đồng danh từ Phật Tánh trong Phật Giáo (PG).

Danh từ Thượng Đế (vua trên hết các vua trong tiếng Việt) hay God (trong tiếng Anh) đã được dùng trong những tôn giáo thờ Đức Chúa Trời (Thượng Đế hay God) như Công Giáo, Tin Lành, Baptist, Lutheran v.v... hoàn toàn khác hoặc có khi ngược nghĩa với danh từ Phật Tánh đã được dùng trong Phật Giáo:

1. TCG: Thượng Đế tạo ra vũ trụ này trong 7 ngày.

PG: Vũ trụ này nằm trong quy luật luân hồi, Thành Trụ Hoại Diệt, không có đầu và cũng không có cuối - vô thủy, vô chung.

2. TCG: Thượng Đế là một hữu thể, hay nói khác đi là một ngã thể ngự trên trời cao.

PG: Phật Tánh là một trạng thái Tâm: thanh tịnh, tĩnh lặng và tỉnh giác.

3. TCG: Thượng Đế chỉ có một vị.

PG: Phật Tánh có ở trong mỗi chúng sinh. Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành" (Phật có nghĩa là người Giác Ngộ).

4. TCG: Người thờ Thượng Đế hoàn toàn tin vô điều kiện vào Thượng Đế và phó thác cả hồn và xác trong tay của Thượng Đế.

PG: Người theo chân Đức Phật được Đức Phật dạy rằng: "Các người đừng tin những gì
- dù điều đó là do các vị Giáo chủ nói ra;
- dù điều đó được nhiều người cùng nói;
- dù điều đó đã được lưu truyền từ xưa đến nay ...

Nhưng các ngươi hãy tin vào những điều nào mà
- tự mình đã suy xét ,
- đã chiêm nghiệm, đã thực hành, và
thấy rằng điều đó đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người”.

5. TCG: Thượng Đế có quyền ban phước, giáng họa xuống thế gian và muôn loài, có quyền định đoạt số phận của mỗi chúng sinh, mọi hành hoạt trong ngoài của mọi sự vật. Đời sống con người được sự lành hay chịu sự dữ, cả thảy đều tùy vào sự định đoạt của Thượng Đế.

PG: Phật Tánh tuyệt đối thuần an lặng. Họa hay phước đều do chính từng cá thể tạo ra cho riêng mình, làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, và có thể tự chuyển đổi số phận của chính mình cho tốt hơn bằng cách gieo nhiều nhân lành.

6. TCG: Thượng Đế tạo ra thủy tổ của loài người là Adam và Eva.

PG: Phật Giáo không nói tới chuyện "thủy tổ" của loài người. Trong Phật Giáo, mọi sự vận hành trong vũ trụ, kể cả vũ trụ, không có khởi đầu và không có kết thúc, vô thủy, vô chung, con người và muôn vật chịu sự chi phối bởi Lý Nhân Quả, Luân Hồi, Lý Duyên Sanh, Duyên Diệt, Lý Vô Thường ... muôn vật, muôn loài đều phải trải qua tiến trình Sinh Trụ Hoại Diệt, Thành Trụ Hoại Không, Sinh Lão Bệnh Tử.

7. TCG: Thượng Đế tạo ra loài vật để làm của ăn cho con người.
PG: Phật Giáo đề cao sự không giết hại loài vật, và dạy rằng loài vật hay súc sinh cũng là chúng sinh, cũng cảm thọ, biết đau, biết lạnh, biết vui, biết buồn ... cũng chịu sự chi phối bởi Sinh Tử Luân Hồi, cũng nằm trong tiến trình Sinh Lão Bệnh Tử như con người.

Hơn thế nữa, súc sinh cũng là một cõi giới mà nếu con người hành động như súc sinh cũng sẽ được sinh trong cõi giới tương ứng.

8. TCG: Theo thuyết Thượng Đế, con người chỉ chết một lần và sau khi chết, hoặc về Thiên Đàng nếu sống một cuộc sống thánh thiện, mến Chúa yêu người, hoặc xuống Địa Ngục, hoặc vào Luyện Ngục (Luyện Ngục chỉ ở trong thuyết của Công Giáo, những người tội nhẹ thì vào Luyện Ngục. Sau khi chịu hình phạt nơi Luyện Ngục đầy đủ rồi, thì sẽ được Thiên Chúa đưa lên Thiên Đàng. Còn nếu phạm tội nặng như giết người, cướp của ... thì bị cho xuống Địa Ngục. Vào Thiên Đàng, Luyện Ngục hay Địa Ngục (còn gọi là Hỏa Ngục) đều tùy vào sự phán xét của Thiên Chúa). Với TCG, thì lên Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục, chỉ một lần, và ở đó mãi mãi.
PG: Đức Phật dạy rằng, con người sau khi chết, tùy theo nghiệp nhân mà mình đã tạo, sẽ luân hồi vào 1 trong 6 cõi: Thiên, A Tu La, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục. Và trên hết thảy, Đức Phật chỉ cho con người phương cách để ra khỏi luân hồi, thoát khỏi mọi khổ đau, an lạc trong Giác Tánh hay Phật Tánh (Phật Tánh là một quả vị do thiền định mà hiển lộ, chứ không phải là một cõi). Có thể nói, Thiên Đàng trong TCG tương đương với cõi Thiên trong PG. Thượng Đế trong TCG không hề dạy phương cách trở về với Phật Tánh hay Tánh Giác như ngài Gotama đã chỉ dạy: giữ Tâm Thanh Tịnh, Tâm Bất Sinh, Tâm Vô Niệm ... thì Chân Tâm, Phật Tánh sẽ hiển lộ, trong sáng và tròn đầy. Đó là cảnh giới Niết Bàn mà người con Phật phải nhắm tới. Rất tiếc là một số bài viết và bài giảng trong PG còn cho rằng danh từ Thiên Đàng (TCG) hay Niết Bàn (PG) cũng cùng ý nghĩa. Trong Kinh Thánh của TCG, chúng ta không thể tìm thấy ở chỗ nào nói lên cái ý trong Tứ Niệm Xứ "Quán thân như thân, quán thọ như thọ, quán tâm như tâm, quán pháp như pháp" như trong Phật học cả.

Trên đây, mới chỉ nêu lên một số khác biệt giữa Thượng Đế và Phật Tánh, mà chúng ta đã thấy hai danh từ này ý nghĩa hoàn toàn khác biệt, còn rất nhiều sự khác biệt khác, có khi ngược hẳn với giáo lý nhà Phật, chẳng hạn thuyết Vô Ngã, thuyết Vô Thường, thuyết Duyên Nghiệp, Thập Nhị Nhân Duyên v.v...

Có vị còn mang cả con của Thượng Đế là Jesus vào trong bài viết, bài giảng, và đặt Jesus vào vị trí cũng Giác như Đức Phật. Thượng Đế đã khác, thì con của Thượng Đế e rằng cũng cùng một nhịp điệu: ngài Jesus đã "lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin", ngài lo sợ đến toát mồ hôi "Và mồ hôi Người như những hạt máu nhỏ xuống đất" và ngài cầu nguyện với Chúa cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con . Tuy vậy xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha" theo Kinh Thánh(Lc. 22:39-46), ngài Jesus nói những lời này với Chúa cha (Thượng Đế) trong vườn cây Dầu, vì biết mình đang bị quân lính La Mã lùng bắt và biết mình sẽ bị đóng đinh trên thập giá; trong bữa tiệc cuối cùng với đệ tử, sau khi ngài Jesus bẻ bánh mì tượng trưng cho thân ngài và rót rượu tượng trưng cho máu ngài, rồi trao cho các đệ tử cùng ăn và uống, và vì biết rằng sự sống của ngài sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá, ngài đã nói cùng môn đệ: "Ta hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Ta, không ai lấy đi được, nhưng chính Ta tự ý hy sinh mạng sống mình. Ta có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Ta mà Ta đã nhận được" theo Kinh Thánh (Ga. 10:17-19). Vậy những hành động này, lời nói này là của một bậc Giác? Những hành động, tư tưởng này có giống với những bậc Giác "An trú trong Tâm Bất Sinh", "Thường trú trong Tâm Vô Trụ" của nhà Phật không?

Tại sao chúng ta phải dùng danh từ Thượng Đế để chỉ Phật Tánh trong những bài viết, bài giảng về những pháp của Phật? Trong khi đó, ngay trong Đạo Phật, những danh từ được dùng để chỉ Phật Tánh cũng đã được đặt ra rất nhiều: Đạo, Chân Tâm, Chân Ngã, Pháp Thân, Tự Tánh, Như Lai Tạng, Bản Lai Diện Mục, Tâm Bất Sanh, Tâm Vô Trụ, Tâm Giải Thoát, Tâm Phật, Tâm Như Như, Giác Tánh, Tâm Niết Bàn v.v... Vậy tại sao chúng ta lại cần mượn thêm một danh từ nữa để diễn tả Phật Tánh, tệ hơn nữa là danh từ mà ta mượn đó, lại hàm nghĩa khác biệt hẳn với Phật Tánh, và đã được dùng trong tôn giáo khác với ý nghĩa có khi lại hoàn toàn trái ngược, để rồi phải giải thích sự khác biệt, và nếu không giải thích, hoặc giải thích không trọn vẹn, sẽ lạc dẫn Phật Tử hiểu sai, tưởng rằng tôn giáo thờ Thượng Đế cũng giống như Đạo Phật, và như thế, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại cho chính người Phật Tử nói riêng (người Phật Tử chưa liễu nghĩa giáo lý chân thật của nhà Phật sẽ dễ dàng bỏ Đạo Phật, vì nghĩ rằng theo tôn giáo thờ Thượng Đế cũng thế - trong hôn nhân khác tôn giáo chẳng hạn, hoặc theo sự chiêu dụ của tín đồ thờ Thượng Đế, nhất là lúc sắp lâm chung), và làm trì trệ cho sự tiến bộ tâm thức của con người nói chung.

Tịnh Tĩnh Tỉnh.


Nhất Hạnh và Trịnh Công Sơn: Thơ Nhạc Phản Chiến





Tình yêu là thiên thu. Triết lý là vĩnh cửu và lịch sử chỉ là một sát na trong dòng sông vô thường. Nhưng nếu không có Ca Khúc Da Vàng, Trịnh Công Sơn (TCS) cũng chỉ là một trong những nhạc sĩ tài hoa khác trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Ca Khúc Da Vàng giúp anh chiếm một địa vị duy nhất trong trái tim của từng người Việt Nam, những người biết thương xót trước đau thương và phẫn nộ với bất công.



Từ năm 1964 trở đi, khi chiến tranh bắt đầu leo thang, phản ứng của thế hệ thanh niên thập niên 60 tại miền Nam rất rõ ràng. Trong dịp kỷ niệm 10 năm chia cắt đất nước, Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn tổ chức một đêm không ngủ lớn chưa từng thấy. Sau các buổi thuyết trình và hội thảo, sinh viên lên tiếng yêu cầu chánh phủ hai miền Nam Bắc tìm một biện pháp thương thuyết để giải quyết chiến tranh và chấp nhận việc chia cắt đất nuớc tạm thời. Nói như TCS, họ kêu gọi hai bên "chối từ chém giết anh em".

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1964, Tổng Hội Sinh Viên Huế công khai chống hiến chương Vũng Tàu của Tướng Khánh và cương quyết bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, tuyên bố là dù chọn con đường chiến tranh hay hòa bình, nhân dân hai miền sẽ phải đóng vai trò quyết định.

Chính chúng ta phải có mọi quyền
Quyết chối từ chém giết anh em
Chính chúng ta phải nói Hoà Bình
Đứng lên đòi thống nhất anh em


Người đầu tiên phát động văn nghê phản chiến ở miền Nam là Nhất Hạnh. Khi tháp tùng phái đoàn sinh viên Vạn Hạnh đi cứu trợ các vùng thượng nguồn sông Thu Bồn vào năm Giáp Thìn, Nhất Hạnh chứng kiến tận mắt tình cảnh khốn khổ của người nông dân sống trong gọng kềm quốc-cộng. Khi được hỏi là họ ủng hộ "phe nào", người nông dân trả lời:

Tôi không theo quốc gia
Tôi không theo giải phóng
Tôi chỉ theo người cho tôi sự sống


Bài thơ Ruột Đau Chín Khúc của Nhất Hạnh đăng trên tờ Thiện Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1965, đã mở màn cho những phong trào văn nghệ hoà bình.

Hình ảnh và ngôn ngữ của văn nghệ phản chiến lúc đó, như trong 10 bài Tâm Ca của Phạm Duy, còn nhẹ nhàng như những "Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già, lả chả đầm đìa trên xác con lạnh giá". Bài “kẻ thù ta đâu có phải là người; giết người đi thì ta ở với ai" cảm hứng từ bức thư ngỏ của Nhất Hạnh gởi Mục Sư Martin Luther King, có tánh cách triết lý. Hòa bình chỉ là những ước mơ "Tôi sẽ hát to hơn súng nổ bên bờ ruộng già"hay "đến bao giờ tôi nói được những điều tôi ước mơ".

Cũng thế, hình ảnh trong các bài hát phản chiến đầu tiên của TCS như bài Đại Bác Ru Đêm vẫn còn hiền lành, pha một chút lãng mạn.

Đại bác đêm đêm dội vào thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.


Nhưng đến khi hỏa châu không còn cháy sáng trên núi mà càng ngày càng đến gần vòng đai tỉnh lỵ, khi tên của các trận đánh lớn càng lúc càng dồn dập: Chu Prong, Pleime, Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả, chiến khu D. Rồi Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị, Xuân Lộc, hình ảnh trong Ca Khúc Da Vàng càng thêm hãi hùng. Nạn nhân chiến tranh không còn là những người lính bất hạnh bắt buộc phải cầm vũ khí “nếu không giết đối phương thì cũng bị đối phương giết” mà có xác người còn thơ ngây, có xác người già yếu, nằm chết vội vàng dọc theo biên giới, dưới mái hiên chùa, trong giáo đường thành phố.

Nhưng có một biến cố làm TCS xúc động nhất là khi Nhất Chi Mai tự thiêu hiến thân làm đuốc cho Hòa Bình trong ngày Phật Đản năm 1967. Hai câu thơ Sống mà không được nói. Chết mới được ra lời đã làm TCS cảm hứng bài Hãy Sống Dùm Tôi. Nhất Chi Mai nhắc đến vụ tự thiêu của một giáo sĩ Quaker người Mỹ, Bill Morrison, vào ngày 2 tháng 11 năm 1965 trước cổng Ngũ Giác Đài. Morrison tẩm xăng đầy người, một tay bật diêm quẹt, tay bên kia dơ cao đứa con hai tuổi. Đến nay vẫn chưa ai biết là Morrison cố ý quăng đứa con ra ngoài biển lửa hay đó chỉ là một phản xạ khi lửa bắt đầu thiêu đốt thân ông. Ngôn ngữ bài Hãy Sống Dùm Tôi vừa đau đớn, vừa quyết liệt và phẫn nộ.

Hãy sống dùm tôi, hãy nói dùm tôi, hãy thở dùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận, cho ngông cuồng, cho tham vọng của một lũ điên. 
Link: http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hay-song-gium-toi-khanh-ly.0CAOtw2iGJ.html

Cho tham vọng của một lũ điên là lời kết án còn nặng hơn lời kết án trong Gia Tài Của Mẹ, gọi những người chủ chiến của cả hai miền là "một bọn lai căng, một lũ bội tình". Tuy nhiên, giống như triết lý bất bạo động của Gandhi, TCS không hề kết án hay nặng lời với ai. Chống đối hành động bạo tàn mà không kết án người hành động bạo tàn. Cho phép tôi dùng từ ngữ tiếng Anh cho rõ nghĩa hơn, chống đối "the DEED" chớ không oán hận "the DOER". Tôi nghĩ không phải là anh không có những giây phút tuyệt vọng "Ta ơi đừng tuyệt vọng", khi chứng kiến chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, nhưng luôn hy vọng những chủng tử từ bi nơi con người. Anh luôn mong muốn "lũ con cùng cha, quên hận thù", mong tất cả có một đời sống "không thù hận".

Cũng như Nhất Hạnh, anh bị cả hai bên đối xử tồi tệ. TCS kể là khi Khánh Ly đệm bài Gia Tài Của Mẹ vào các tình khúc khác để hát tại một phòng trà ở Đà Lạt, Sơn kể: "các toa biết không, sau bài hát có một người đi lên sân khấu, chỉ mặt moa và nói: Anh ở ngoài Bắc mới nhảy dù vào Nam phải không? Sau đó moa mới biết ông ta là Nguyễn Phú Đức, quan sát viên của VNCH tại LHQ". Chị Trần Tuyết Hoa, một người bạn trong phong trào sinh viên Phật Tử tranh đấu, kể lại trong hồi ký "40 năm âm nhạc TCS" cho biết là sau khi Ca Khúc Da Vàng được trình diễn tại trung tâm Quảng Đức, một sinh viên thân MTGP đánh tiếng là các anh trong mật khu "không hài lòng" với hai chữ "nội chiến"trong Gia Tài Của Mẹ. Các anh trong mật khu không hài lòng thì mặc các anh, bài Gia Tài Của Mẹ đã trở thành Đồng Dao lan tràn hang cùng ngõ hẽm trên khắp thành phố miền Nam.

Link: http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Hau-truong/Tinh-khuc-Trinh-Cong-Son-va-nhung-bi-mat-cua-Khanh-Ly-post114946.gd ;

Vào khoảng đầu năm 1967, anh Trần Viết Ngạc đến rủ tôi đi gặp TCS. Ngạc có liên hệ với nhóm Việt Nam Việt Nam của Lê Văn Hảo ở đại học Huế, và nhóm dân tộc tự quyết với thi sĩ Thái Ngọc San. Anh vừa là đồng nghiệp vừa có chút liên hệ gia đình. Tôi không tin vào vận may của mình, tự nhiên có cơ hôi được gặp nhạc sĩ mà những bản tình ca như Nhìn Những Mùa Thu Đi, Diễm Xưa, Mưa Hồng, Như Cánh Vạc Bay đã từng làm say mê cả thế hệ thanh niên mới lớn như chúng tôi. Chúng tôi hẹn đi ăn trưa ở một quán ăn bình dân trước trường Đại Học Văn Khoa cũ ở đường Nguyễn Trung Trực.

Trong quán ăn bình dân, khách ăn thì cứ ăn, dưới sàn chuột chạy thì cứ chạy. Các sinh viên công chức nghèo đều biết quán này. Sau đó chúng tôi về nhà anh Trần Đại Lộc, người phụ trách chương trình Sinh Hoạt Nhạc Trẻ của Phong Trào CPS để ngủ trưa. Chúng tôi nằm trên bộ ván ngựa nghe băng Ca Khúc Da Vàng mà TCS thâu trong băng nhựa lớn. Khi nghe đến câu "Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình" tôi còn nhớ cảm giác lạnh lẽo như đang ở trong nhà mồ. Lúc đó tôi ở trong một phòng nhỏ ở Trung Tâm Quảng Đức. TCS nhờ tôi xin thầy Thiện Minh tổ chức đêm nhạc tại trụ sở Tổng Vụ Thanh Niên. Chuyện đó không có gì khó khăn vì tôi bắt đầu thân thiết với anh Hoàng Văn Giàu, một đệ tử thân tín của Thầy.

Sau đó mọi chuyện xảy ra trở thành lịch sử. Ca Khúc Da Vàng được hát khắp ngang cùng ngõ hẻm, đã trở thành Đồng Dao, trở thành nhịp đập của cả thế hệ trẻ ở miền Nam. Tôi là một trong số ít người may mắn được nghe Ca Khúc Da Vàng đầu tiên và có được ấn bản đầu tiên in tay và chữ ký của TCS.

Ước vọng của TCS là tất cả có được "một đời sống không mang thù hận". Như trong kinh Bát Đại Nhân Giác, rất khó mà không ghét kẻ thù của mình. Nhưng nhớ đến lá thư của Nhất Hạnh gởi cho Martin Luther King: kẻ thù ta đâu có phải là người!

Để kết thúc, tôi xin dẫn hai câu thơ của Tô Thùy Yên

Này chén rượu hồng xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này


Quán Như

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

SỰ LỢI ÍCH CỦA ÐẠO PHẬT









Mục đích của Ðạo Phật là đem lại những kết quả đẹp đẽ sau này cho chúng sanh:

1. Chơn thường: Chúng sanh trôi lăn, lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi; chúng sanh sống trong cảnh vô thường, khi trẻ khi già, khi lành khi ốm, khi sống khi chết...Ðạo Phật đem lại cho người tu hành một quả vị là không bao giờ bị luật vô thường nói trên chi phối.

2. Chơn lạc: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới tối tăm, buồn tủi, khổ đau; nếu có vui cũng chỉ vui được trong chốc lát, như người khát, uống nước mặn vào, đỡ khát trong chốc lát, rồi về sau lại càng khát hơn lúc đầu. Ðạo Phật có mục đích đem lại cho kẻ tu hành một sự an vui toàn vẹn và bất tận.

3. Chơn ngã: Chúng sanh bị không biết bao nhiêu nghịch cảnh ở chung quanh chi phối, ràng buộc, như kẻ tù tội bị giam hãm trong ngục thất, không bao giờ được tự do hoạt động theo ý muốn của mình. Ðạo Phật có mục đích làm cho những người tu hành được giải thoát hoàn toàn ra ngoài những trói buộc nói trên, làm cho con người đầy đủ năng lực để thực hiện ý nguyện tốt đẹp của mình, và sống một cuộc đời an nhiên tự tại.

4. Chơn tịnh: Chúng sanh đang sống trong cảnh giới ô trọc, lấm láp trong bùn nhơ của cõi tục, từ trong tâm hồn cho đến ngoài thể chất. Ðạo Phật có mục đích làm cho người tu hành gạn lọc được bao nhiêu ô trọc của cõi đời, được sống một cuộc sống trong trắng, tinh khiết, không vướng chút bận nhơ của trần tục.

Không phải chỉ trong vị lai, Ðạo Phật mới đem lại lợi ích cho đời, ngay trong xã hội hiện tại, Ðạo Phật cũng đem lại nhiều lợi ích quý báu:

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Từ Bi, làm cho xã hội, nhân loại thương yêu nhau hơn.

- Ðạo Phật, nhờ ánh sáng Trí Tuệ, làm cho xã hội, nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy được đâu là giá trị thật, đâu là phỉnh phờ, giả dối.

- Ðạo Phật, nhờ tinh thần Bình Ðẳng tuyệt đối, san bằng được những bất công của xã hội, nhân loại, và làm cho cảnh giới Ta Bà này được sáng sủa, an vui hơn.

Ðó là những lợi ích mà Ðạo Phật đem lại cho cõi đời.



Kết Luận

Những lợi ích nói trên quý báu như thế, nhưng sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nếu không học và hành theo Phật.

1. Học Phật: Ðức Phật mặc dù là một đấng xuất phàm, thông minh xuất thế, nhưng khi xuất gia Ngài cũng phải học hỏi đêm ngày, hao tốn sức biết bao nhiêu, mới phát huy ra được cái giáo lý nhiệm mầu để lại cho chúng ta. Vậy chúng ta muốn trở thành một Phật tử chân chính thì trước tiên là phải học hỏi như Phật. Chúng ta không chỉ học trong giáo lý của Ngài mà còn học qua đời sống, đức hạnh, hành vi của đời Ngài nữa.

2. Hành theo Phật: Nhưng học mà không tập, không hành, thì chẳng khác gì cái đãy đựng sách, chữ nghĩa kinh sách chất chứa thật nhiều, mà chẳng có ích lợi gì cả. Vậy nên học phải đi đôi với hành. Chúng ta phải cố gắng thực hành cho được những điều đã học, làm cho được những điều mình thấy là hay là phải. Phật đã làm gì, chúng ta phải tập làm lại; Phật đã có những đức tánh Từ, Bi, Hỷ, Xả, Hoan Hỷ, Tinh Tấn, Thanh Tịnh...chúng ta cũng cố gắng thực hiện cho được những đức tánh ấy.

Có như thế, mới khỏi hổ với hai tiếng Phật tử và mới gọi là đền đáp trong muôn một, ân đức sâu dày của đức Từ Phụ Thích Ca.


Trích từ PHẬT HỌC PHỔ THÔNG -

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa – trang 19-21.



+Phật pháp là vi diệu, là quý báu. Vậy, chúng ta không sử dụng quá phung phí hay quá dè xẻn:

-Phung phí: nói nhiều hơn làm, nói pháp không đúng nơi đúng chổ, người nói hay mà chưa hành tốt, thường mượn Phật pháp để khoe hiểu biết. . . . . Nên xãy đến tình huống "anh nói hay vậy sao anh còn chưa tốt?" (cư sĩ mắc lổi này là chủ yếu).

-Dè xẻn: Không đưa Phật pháp đến những nơi cần, không hoằng pháp sâu rộng trong công chúng.... . .