" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022
DUYÊN PHẬN RA KHƠI
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022
Levi-Strauss. Ba thế hệ của thuyết nhân văn
Levi-Strauss. Ba thế hệ của thuyết nhân văn
“Les Trois humanismes”. Xuất bản lần đầu trên tạp chí Demain (1956, số 35). Được xuất bản bằng tiếng Nga trong tạp chí “Niên giám của Hiệp hội Triết học Liên Xô”, 1987-1988. Bài này dịch từ bản tiếng Nga.
Tiêu đề bài có thể được dịch là “ba làn sóng” hoặc “ba thế hệ” của chủ nghĩa nhân văn (thuyết nhân văn), vì nói đến ba hình hệ nối tiếp nhau trong nghiên cứu về văn hóa con người.
Đối với hầu hết chúng ta, nhân học dường như là một ngành khoa học mới, là bằng chứng về sự tò mò tinh tế của con người hiện đại. Trong lĩnh vực thẩm mỹ của chúng ta, các tác phẩm nghệ thuật sơ khai mới chỉ có vị trí cách đây chưa đầy năm mươi năm. Bản thân sự quan tâm đến các xã hội nguyên thủy thì có nguồn gốc xưa hơn một chút – các công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về lĩnh vực này xuất hiện khoảng năm 1860, tức là vào thời đại mà Charles Darwin đặt ra vấn đề tiến hóa trong lĩnh vực sinh học. Sự tiến hóa này, theo những người cùng thời với ông, cũng phản ánh sự tiến hóa của con người về mặt xã hội và tinh thần.
Nghĩ về dân tộc học theo cách này là một nhầm lẫn về vị trí thực sự mà tri thức của các dân tộc nguyên thủy chiếm giữ trong thế giới quan của chúng ta. Dân tộc học không phải là một khoa học riêng lẻ và cũng không phải là một khoa học mới: nó là hình thức lâu đời nhất và tổng quát nhất của cái mà chúng ta gọi là chủ nghĩa nhân văn (humanism).
Khi, vào cuối thời Trung cổ và trong thời kỳ Phục hưng, mọi người khám phá lại Hy Lạp-La Mã cổ đại, và khi các tu sĩ Dòng Tên đưa tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp vào nền tảng của giáo dục, thì hình thức dân tộc học đầu tiên đã xuất hiện. Phục hưng đã phát hiện ra trong văn học cổ đại không chỉ những khái niệm và lối suy nghĩ bị lãng quên, mà nó còn tìm ra phương tiện để đặt nền văn hóa của mình vào phối cảnh thời gian, để so sánh các khái niệm của mình với các khái niệm của thời đại khác và dân tộc khác.
Những người chỉ trích nền giáo dục cổ điển đang nhầm lẫn về bản chất của nó. Nếu thực sự việc học tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh chỉ đơn giản là để thông thạo những ngôn ngữ đã chết, thì đúng là không mấy ích lợi. Nhưng — và các giáo viên tiểu học nhận thức rõ điều này — thông qua phương tiện ngôn ngữ và đọc văn bản, học sinh được thấm nhuần phương pháp tư duy, trùng khớp với phương pháp dân tộc học (tôi gọi nó là “kỹ thuật chuyển đổi” – Technique de depaysement. Xem giải thích chi tiết hơn về khái niệm này trong cuốn “Nhiệt đới buồn”).
Sự khác biệt duy nhất giữa văn hóa cổ điển và văn hóa dân tộc học chỉ là khác biệt về quy mô của thế giới được biết đến trong các thời đại tương ứng. Vào đầu thời kỳ Phục hưng, vũ trụ của con người bị giới hạn trong lưu vực Địa Trung Hải. Sự tồn tại của các thế giới khác chỉ có thể được phỏng đoán. Nhưng, như chúng ta đã nói, không một bộ phận nào của nhân loại có thể hiểu được bản thân mình mà không thông qua việc hiểu biết các dân tộc khác.
Vào thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, cùng với sự tiến bộ của các khám phá địa lý, chủ nghĩa nhân văn cũng tiến bộ. Ngay cả Rousseau và Diderot cũng chỉ phỏng đoán về các nền văn minh riêng lẻ. Nhưng Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu hòa nhập vào bức tranh của thế giới. Không có khả năng tạo ra một thuật ngữ riêng, nền khoa học đại học của chúng ta, vốn chỉ định việc nghiên cứu các loại văn hóa này bằng thuật ngữ “triết học phi cổ điển”, đã thừa nhận rằng đó là cùng một phong trào nhân văn, ở một lãnh thổ mới (giống như đối với người xưa, gọi tên siêu hình học (metaphysics) cho mọi thứ có sau vật lý học). Thể hiện sự quan tâm đến nền văn minh cuối cùng đang suy tàn, trong cái gọi là xã hội nguyên thủy, dân tộc học xuất hiện như là giai đoạn thứ ba trong sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn. Giai đoạn này đồng thời là giai đoạn cuối cùng, vì sau đó không còn gì để con người khám phá về bản thân mình – ít nhất là trên phạm vi rộng (bởi vì còn có một loại nghiên cứu khác, nghiên cứu sâu, mà không thể nhìn thấy điểm kết thúc).
Nhưng còn có một mặt khác của vấn đề. Phạm vi của hai loại chủ nghĩa nhân văn đầu tiên – cổ điển và phi cổ điển – bị giới hạn không chỉ về mặt định lượng mà còn cả về mặt chất lượng. Các nền văn minh cổ đại đã biến mất khỏi bề mặt trái đất và chỉ có thể tiếp cận nhờ các văn bản và di tích văn hóa. Với các dân tộc ở Phương Đông và Viễn Đông vẫn đang tồn tại, thì phương pháp nghiên cứu họ vẫn như cũ, bởi vì người ta tin rằng các nền văn minh ở xa như vậy chỉ đáng được quan tâm nhờ những sản phẩm tinh chế nhất của họ.
Dân tộc học là lĩnh vực của những nền văn minh mới và những vấn đề mới. Những nền văn minh này không trao tài liệu thành văn vào tay chúng ta, bởi vì họ hoàn toàn không có ngôn ngữ viết. Và vì trình độ phát triển kỹ thuật của họ thường rất thấp, nên họ đã không để lại cho chúng ta những tượng đài mỹ thuật. Do đó, nhà dân tộc học cần trang bị cho chủ nghĩa nhân văn của mình những công cụ nghiên cứu mới.
Các phương pháp dân tộc học cùng lúc vừa thô sơ hơn lại vừa tinh tế hơn so với các phương pháp của những nhà nghiên cứu trước dân tộc học, của các nhà ngữ văn và sử học. Những xã hội này cực kỳ khó tiếp cận, và để thâm nhập vào họ, nhà dân tộc học phải đặt mình ra bên ngoài (nhân chủng học vật lý, công nghệ, tiền sử), và cả sâu bên trong, bởi vì anh ta hòa đồng với nhóm mà mình chung sống, và phải đặc biệt chú ý – bởi vì anh ta chẳng có thông tin nào khác – những sắc thái tinh vi nhất của đời sống tâm trí của người bản xứ.
Về mọi mặt, dân tộc học vượt ra ngoài chủ nghĩa nhân văn truyền thống. Lĩnh vực nghiên cứu của nó bao gồm toàn bộ trái đất có người sinh sống, và phương pháp luận của nó tích lũy các quy trình liên quan đến cả khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên.
Ba chủ nghĩa nhân văn kế tiếp nhau tích hợp và nâng cao tri thức của con người theo ba hướng. Thứ nhất, theo nghĩa không gian, và là “bề ngoài” nhất (cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Thứ hai, trong tập hợp các công cụ nghiên cứu: chúng ta đang dần bắt đầu hiểu rằng, nếu do các tính chất đặc biệt của các xã hội “tàn dư” đã trở thành đối tượng nghiên cứu, thì nhân học buộc phải tạo ra các công cụ tri thức mới, và chúng có thể được áp dụng hiệu quả vào việc nghiên cứu cả các xã hội khác, bao gồm xã hội của chính chúng ta.
Thứ ba, chủ nghĩa nhân văn cổ điển bị giới hạn không chỉ bởi đối tượng của nó, mà những người được hưởng lợi từ nó cũng là một giai cấp đặc quyền. Ngay cả chủ nghĩa nhân văn ngoại lai (exotic) của thế kỷ 20 cũng gắn liền với các lợi ích công nghiệp và thương mại đã nuôi sống nó, và nó phải mang ơn. Sau chủ nghĩa nhân văn quý tộc thời Phục hưng và chủ nghĩa nhân văn tư sản thế kỷ XIX, dân tộc học đã đánh dấu sự xuất hiện của một chủ nghĩa nhân văn phổ quát, cho cả hành tinh của chúng ta.
Tìm kiếm nguồn cảm hứng của mình trong những xã hội bị hạ nhục và bị khinh miệt nhất, dân tộc học tuyên bố rằng không có gì của con người mà lại xa lạ với con người, và do đó trở thành trụ cột của chủ nghĩa nhân văn dân chủ, đối lập với tất cả các loại chủ nghĩa nhân văn trước đây vốn được tạo ra cho các nền văn minh đặc quyền. Bằng cách huy động các phương pháp và công cụ vay mượn từ tất cả các ngành khoa học, và đặt tất cả những điều này vào phục vụ con người, dân tộc học muốn dung hòa con người và thiên nhiên trong một chủ nghĩa nhân văn phổ quát duy nhất.
Dịch từ tài liệu tiếng Nga.
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022
Theo Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản hiện hành, nếu được Thủ tướng đồng ý chủ trương, chủ đầu tư này phải thực hiện thêm hàng loạt thủ tục như xin chấp thuận chủ đầu tư, điều chỉnh quy hoạch phân khu chức năng KCN, chuyển mục đích sử dụng đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án nhà ở... cho đến khi được cấp giấy chứng nhận riêng cho phần diện tích chuyển đổi thì chủ đầu tư mới được chuyển nhượng dự án.
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022
https://baolongan.vn/thuc-hien-khu-dan-cu-tai-du-an-khu-cong-nghiep-duc-hoa-iii-hong-dat-co-sai-pham-gi-a101553.html
https://baolongan.vn/thuc-hien-khu-dan-cu-tai-du-an-khu-cong-nghiep-duc-hoa-iii-hong-dat-co-sai-pham-gi-a101553.html
DA KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt có diện tích 99,4ha đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 16/9/2008, thay đổi lần thứ 4 ngày 22/6/2015. Ngày 15/10/2015, Cty có công văn gửi UBND tỉnh xin chuyển đổi mục tiêu đầu tư từ KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt thành KCN, dân cư và nhà ở chuyên gia Hồng Đạt. Ngày 18/02/2016, UBND tỉnh có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị chuyển đổi KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt thành KCN, dân cư và nhà ở chuyên gia Hồng Đạt.
Ngày 11/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến 2020. Trong đó, có nội dung đồng ý cho giảm diện tích KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt từ 99,4ha còn 29,4ha. Đối với phần diện tích giảm 70ha, tỉnh Long An chịu trách nhiệm quy hoạch, xác định quy mô, mục đích sử dụng đất, hướng dẫn các thủ tục đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật đầu tư, nhà ở và đất đai có liên quan.
Đến ngày 25/11/2016, Cty đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư KDC tại vị trí giảm diện tích KCN với diện tích 70ha, tổng vốn đầu tư gần 300 tỉ đồng. Sau đó, giữa năm 2019, DA được điều chỉnh từ KDC thành dự án xây dựng KDC, nhà ở công nhân và chuyên gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Cty đã có những vi phạm và bị xử phạt. DA này cũng được các cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh rất nhiều. Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển đất KCN thành KDC tại DA KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt.
https://masothue.com/1100708084-cong-ty-co-pha-n-hong-dat-long-an
https://kinhtethitruong.vn/thuc-hu-thong-tin-tran-anh-group-lua-dao-tai-du-an-bella-vista-a92617.html
https://ngaynay.vn/hang-loat-sai-pham-tai-du-an-bella-vista-bai-1-di-doi-so-do-khach-hang-bi-con-do-tan-cong-post107137.html?fbclid=IwAR0ENEayAk0sVAnsbifDpZjuBwITdWwzEG0v6Zqj7WrcaeJpxjwMEMlWNp0&zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
Về việc Công ty Hồng Đạt – Long An ký kết với khách hàng trong thời gian bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, luật sư Chánh cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự (trường hợp này là Hợp đồng Nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất) có hiệu lực khi chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập,...
Nếu có cơ sở để cho rằng việc ký kết Hợp đồng Nguyên tắc là hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh bất động sản trong thời gian đang bị đình chỉ thì những Hợp đồng này có thể bị vô hiệu. Bởi lẽ, Công ty Hồng Đạt – Long An bị đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản trong thời hạn 12 tháng, không có “năng lực pháp luật” phù hợp để ký kết các giao dịch về kinh doanh bất động sản.
“Đồng thời, như đã phân tích ở trên thì hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị đình chỉ là hành vi bị nghiêm cấm của Luật Doanh nghiệp 2020. Do đó, có cơ sở để xem xét Hợp đồng Nguyên tắc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, không thỏa mãn điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự”, luật sư Chánh cho biết.
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022
SỰ TỪ CHỐI
Cuộc đời tôi là một chuổi dài của sự "từ chối" và " bị từ chối" nhưng cho đến giờ tôi luôn cảm thấy "kiêu hãnh" vì tôi đã giữ được " lòng tự trọng" mà Ba má tôi đã trao cho tôi.
Lần đầu tiên, tôi "từ chối" lại chính là trường học. Đó là vào năm lớp 8, tôi chứng kiến cô giáo chủ nhiệm của mình thản nhiên đặt điều nói dối trước mấy mươi học sinh, chỉ để thoả mãn cơn giận của mình. Học sinh lớp 8A3 hẳn không thể nào quên được!
Đó là vào giờ Anh ngữ, và cũng là giờ của cô giáo chủ nhiệm. Những năm đó, môn tiếng Anh được xem là " của đế quốc", có cả tin đồn sẽ bỏ hẳn môn này để học tiếng Nga. Lũ trẻ tỉnh lẻ chúng tôi , nào có ước vọng cao xa, "đi học" chỉ là " đi học" như là bổn phận của con cái đối với cha mẹ, nên hầu hết đều không có hứng thú với môn ngoại ngữ.
Vào giờ cô, tôi và S. ,thấy vì chăm chú nghe cô giãng bài,đằng này, hai chúng tôi nhồi ruột bánh mì( mỗi buổi đi học chúng tôi được phát nửa ổ bánh mì , ăn riết ngán tận cổ) nắn tượng con này con kia chơi.Khi cô phát hiện, giận dữ phạt chúng tôi phải đứng không được ngồi cho đến hết giờ. S. đã ngâm đen,gương mặt lầm lầm lì lì, khiến cô có cảm giác bị "thách thức", cô lại không tiếc lời sỉ vả S. ( tôi thì được cô chăm chước hơn , có lẽ vì tôi là lớp phó học tập và là học sinh giỏi của trường). Đột nhiên cô bỏ ra khỏi lớp.
Năm phút sau, cô trở lại rồi bảo S. bày hết những con vật đã nắn lên mặt bàn( Khi bị cô la, tôi và S. đều dọn dẹp, cất vào học bàn). Đột nhiên thầy N.- Hiệu Phó trường-bước vào lớp. Chúng tôi không khỏi bất ngờ, vội vả đứng lên chào. Thầy N ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Lớp im phăng phắc,không khí căn lên như quả bóng.Khi chúng tôi yên vị, cô bảo S. đứng lên. rồi nói với thầy Hiệu phó : " Anh xem, nó mất dạy đến như vậy. Tôi bảo nó dẹp nó vẫn để nguyên thách thức". Cả lớp chúng tôi nhao cả lên trước lời nói dối trắng trợn của cô. Tôi không kiềm chế được,bật dậy và hét lớn : Sao cô có thể nói láo như vậy?
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022
Những hướng phát triển của dân tộc học
Những hướng phát triển của dân tộc học
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022
GIÓ ĐÔNG