Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Khi nào cánh cổng Thiên đường và Địa ngục sẽ mở ra?







   


Con người nhiều khi khác nhau chỉ ở một niệm. Một niệm thành ma, một niệm thành Phật; một niệm lên Thiên đường, một niệm xuống Địa ngục; một niệm hiểu ra ngay, một niệm lại đi vào ngõ cụt… Sai khác ở một niệm sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác nhau.



Nhưng cũng có rất nhiều người không tin vào điều ấy, và vị võ sĩ Nhật Bản trong câu chuyện dưới đây là một trong số đó.

Một ngày, vị võ sĩ Nhật Bản tên là Tín Trọng đến thỉnh giáo thiền sư Bạch Ẩn: “Thưa thiền sư, Thiên đường và Địa ngục có thực sự tồn tại không?”

Bạch Ẩn thiền sư hỏi lại: “Ngài làm nghề gì?”

Võ sĩ đáp: “Tôi là võ sĩ!”

“Ngài là một võ sĩ?” Bạch Ẩn thiền sư lớn tiếng nói: “Người nào ngu xuẩn mới thuê ngài làm võ sĩ bảo vệ! Ngài xem, khuôn mặt của ngài quả thực không khác gì một tên ăn mày!”


Vị võ sĩ nổi nóng, đưa tay lấy thanh bảo kiếm đang đeo ở bên hông ra và nói: “Ngài vừa nói cái gì?” Ông ta chưa từng bị ai nói lời chế nhạo như vậy nên trong lòng đang sôi sục như lửa.

Bạch Ẩn thiền sư thấy vị võ sĩ như vậy, liền “đổ thêm dầu vào lửa” mà nói: “Ồ! Ngài cũng có bảo kiếm à? Nhưng bảo kiếm của ngài xem ra đã rất cùn rồi, chém không rơi đầu ta được đâu!”

Võ sĩ Tín Trọng lúc này đã giận tím mặt, rút phăng thanh bảo kiếm ra, khiến thanh bảo kiếm kêu “loảng xoảng”. Ông ta nhanh tay đưa thanh bảo kiếm sáng loáng lên ngực Bạch Ẩn thiền sư một cách giận dữ.

Bạch Ẩn thiền sư bình thản nhìn võ sĩ và nói: “Cánh cửa Địa ngục từ đây mà mở ra!”

Trong nháy mắt, võ sĩ Tín Trọng khôi phục lý trí của mình, cảm thấy mình thật vô lễ và liều lĩnh nên vội vàng thu bảo kiếm rồi cúi đầu giải thích.

Bạch Ẩn thiền sư nở nụ cười nói với võ sĩ: “Cánh cửa Thiên đường bởi vậy mà mở ra!”

Câu chuyện Địa ngục và Thiên đường đã được nhiều người biết đến. Chỉ bằng một câu nói, Bạch Ẩn thiền sư đã thể hiện một đạo lý sâu xa: Người ta khác nhau ở một niệm. Vì một niệm mà lên Thiên đường, nhưng cũng chỉ vì một niệm mà rơi vào Địa ngục… Có lẽ chỉ những bậc tu hành đã ngộ Đạo mới có thể hiểu được ý nghĩa uyên thâm mà người đời không thể nhận ra này…

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Bằng lăng Thái- giá 350k



Bằng lăng Thái- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Trà Phúc Kiến- giá 750k

Trà Phúc Kiến- giá 750k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hoa Lài- giá 650k

Hoa Lài- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa



Sáng Ánh



Năm ông áo lùng thùng quấn khăn trên đầu cỡi lạc đà cười tươi. Bảy cô hở rốn đeo nịt vú lèng xèng uốn éo. Nhạc xập xình và trẻ con người lớn vỗ tay thích thú. Quần chúng ở đây là bình dân Hoa Kỳ và ai nấy đều vui như là ngày hội. Thì đây là ngày hội, Hội Chà là (Date Festival) tại Indio, một thị trấn ở phía sa mạc tại Nam California.


Tại ngày Hội Chà Là. Hình từ trang này

Indio là nơi sản xuất chà là nhiều nhất thế giới và mỗi năm tổ chức ngày hội này để quảng bá, và tất nhiên là hội chà là thì không thể thiếu múa rốn với lại lạc đà. Nhưng đây là lần tôi dự hội vào đầu thập niên 1980s. Ngày hôm nay, vũ công hở rốn thì còn có thể chấp nhận, vì rõ ràng là họ không có mang áo giấu bom người. Nhưng gặp đàn ông râu ria và quấn khăn mặc áo thụng thì mọi người tại Mỹ sẽ bỏ chạy, nhìn nghi kỵ nếu không đuổi hẳn khỏi tàu bay.

30 năm trước hay 70 năm trước, cái nhìn của Tây phương về người Ả Rập và Hồi giáo là đàn ông 4 vợ (thích nhỉ) và đàn bà nguấy mông (thích chứ). Nam của họ thì lôi cuốn và nam tính, và nữ thì hấp dẫn và đa tình. Ahmad Ben Hassan là tên của nhân vật chính của bộ phim The Sheik(1921) đưa Rudolf Valentino lên hàng “sex symbol” của thế giới, “latin lover”, người tình miền Nam. Ông phát biểu, “Người da ngăm không phải là mọi. Văn minh Ả Rập là một trong những văn minh kỳ cựu của thế giới…Người Ả Rập là người tự trọng và trí óc sắc bén”; các bà các cô khi ấy hú hí đồng tình.


Rudolf Valentino. Hình từ trang này

Suốt những thập niên này, và 100 năm về trước, hình ảnh của Ả Rập, Hồi giáo trong văn hóa bình dân là thâm cung ngàn lẻ, là đèn thần Aladin hay Alibaba. Hình ảnh này ngây ngô và sai lệch, đồi cát ẩn hiện và háng phụ nữ sóng sánh, hương trầm và thảm trải. Ở một cấp cao hơn và trí thức thì cũng chẳng khác mấy, ta nghe Rimsky Korsakov (Scheherazade) và ngắm tranh ở truồng của Ingres. Đến đời của người viết này vẫn còn vậy, một phim kích dục ở Pháp trong những năm 70 mang tựa là “Em nằm xuống cát để anh tuôn ra dầu hỏa”.


Ingres, “Odalisque với một nô lệ”

Hiện nay thì hình ảnh này đã hoàn toàn đổi khác. Vậy trong 30, 40 năm qua, việc gì đã xảy ra?

Iran: Hồi giáo là áp bức phụ nữ

Ba Tư không phải là Ả Rập nhưng cái nhìn của Tây phương (và thế giới nói rộng) về Hồi giáo đã thay đổi, bắt đầu là do những biến chuyển tại đây vào cuối thể kỷ.

Năm 1953, Mossadegh, một nhà chính trị quốc gia thế tục và ôn hòa được dân chúng bầu lên. Tân thủ tướng này đòi quốc hữu hóa và kiểm soát các công ty dầu hỏa của Anh quốc. Vua Iran là Mohammad Reza Shah chạy sang Italy lánh nạn. Anh Mỹ bèn lật đổ Mossadegh và mang nhà vua trẻ trở về.


Mohammed Mossadegh, Thủ tưởng được bầu của Iran, tại phiên tòa sau khi bị Mỹ lật. Ảnh: AFP

Ông vua này thắt chặt chế độ quân chủ độc tài trong 26 năm, với bộ máy quân đội và công an, ông đàn áp mọi chống đối, đồng thời đưa Iran lên tầm thế giới bằng cách vung vít xa hoa. Thí dụ, ông thích đọc bách khoa về vũ khí Jane’s, kiểu Việt Nam ta ngày nay thích kỷ lục Guiness. Một hôm ông triệu quần thần hỏi tại sao Tây Đức lại là quốc gia trên thế giới đứng thứ tư về số chiến xa? Tụi bay mau làm sao đi mua đủ số cho ta vượt qua!


Vua Mohammed Reza Pahlevi và hoàng hậu là Empress Farah, thứ ba từ trái sang, cùng Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Jacqueline Kennedy, tại Mỹ, 1962. Ảnh: Associated Press

Các phong trào thế tục quốc gia, cấp tiến, tả phái trong nước tìm mọi cách lật đổ ông vua này nhưng bất thành. 1979, một giáo sĩ lưu vong thu băng giảng đạo gửi về nước và quần chúng bình dân tôn giáo nổi lên khiến Mohamad Reza lại phải ra đi, lần này Mỹ cũng không cứu được.


Vua và Hoàng hậu Iran cùng hai con chạy sang Bahamas. Ảnh chụp tại Nassau, thủ đô Bahamas, khi họ bị báo giới vây quanh. Nguồn: Associated Press

Cách mạng Đen này hẳn là không ưa Hoa Kỳ rồi, và một số sinh viên (Vệ binh Cách mạng) chiếm tòa Đại sứ Mỹ bắt làm con tin. Đồng thời, xã hội Iran cũng thay đổi, chế độ mới muốn trở lại truyền thống tức là phụ nữ phải trùm khăn và mặc áo dài. Đây đổi ngược với thời quân chủ, khi hoàng hậu xỉa răng bằng tăm Cartier và là thành viên của Hàn lâm viện Nghệ thuật Pháp.

Quả là nữ quyền có thụt lùi tại Iran dưới chế độ giáo sĩ nhưng thụt lùi đau đớn nhất là quyền lợi kinh tế và chiến lược của Tây phương tại đây. Truyền thông nước ngoài bèn nhắm vào mặt này để đánh thần quyền, vì chẳng lẽ lại đánh nó vì nó đuổi Tây đuổi Mỹ và giành lại chủ quyền trên tài nguyên quốc gia? Hình ảnh Hồi giáo áp bức phụ nữ là từ đây, và đúng đắn, chí ít là dưới chế độ của các giáo sĩ Iran.


Cách mạng Hồi giáo ở Iran hồi 1979. Người dân mang ảnh của giáo chủ Khomeini

Nhưng, khoan! Đồng minh chí thiết của Tây phương trong khu vực là Saudi Arabia thì nữ quyền không bao giờ được truyền thông nhắc đến, miễn nó cứ làm tay sai dầu hỏa cho mình thì việc gì cũng OK. Nếu so sánh thì số phận phụ nữ tại Iran còn đỡ tủi hơn nhiều số phận của phụ nữ Saudi hay các quốc gia vùng Vịnh. Họ được lao động, được lái xe, được di chuyển, được ứng cử, được đi bầu, không che mặt và nhiều lúc quấn khăn đội đầu trễ nải rất xinh.


Các mẫu trang phục của Farnaz Abdoli, nhà thiết kế hàng đầu của Iran. Hình từ trang này

Tuy vậy nhưng đối với truyền thông Tây phương, Iran vẫn là nơi tệ nhất, đàn áp nữ quyền, hay dân chủ, nhân quyền, chỉ vì không phe tao.

(Còn tiếp)

Chỉ số phát triển con người & Chỉ số thất bại của quốc gia






Trong quá trình tòan cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay nhân lực lao động quốc gia trở thành thương phẩm quốc tế. Các quốc gia có xu hướng hợp tác và nhất thể hóa vào các tổ chức kinh tế chính trị để tăng cường việc trao đổi thương mại, sử dụng hiệu quả tiềm lực quốc gia và nâng cao vị thế chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia của mình.

Trong nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 ngoài Liên Hiệp Quốc tổ chức hợp tác chính trị toàn cầu lớn nhất chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt tổ chức quốc tế và khu vực từ những tổ chức chính trị có tính chất Câu lạc bộ tham vấn toàn cầu như G7 và G20 hay vực như APEC đến các tổ chức hợp tác kinh tế chính trị từng phần và “lỏng lẻo” như ASEAN hay toàn diện và “chặt chẽ” như EU.
Sắp tớiđây là TPP (Trans-Pacific Partnership) và TATIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership).Toàn cầu hóa và hội nhập là xu hướng không thể đảo ngược.
Việc xác định trình độ phát triển và khả năng phát triển bền vững của một quốc gia là rất quan trọng để đánh giá tổng hợp “trọng lượng trong thực tế tương tác” của một quốc gia khi tham gia vào tổ chức quốc tế.
Trọng lượng thực tế trong tương tác của một quốc gia bao gồm một chuỗi các chỉ số được thiết lập một cách khoa học, đượ c giới khoa học và kinh tế chính trị trên toàn thế giới thừa nhận và sử dụng để xây dựng hoặc điều chỉnh các chính sách vĩ mô trong hoạt động một quốc gia hay cuả các tổ chức quốc tế.
Không phải lúc nào các chỉ số này cũng được thừa nhận dễ dàng. Chẳng hạn Chỉ số mức độ cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của Tổ chức Minh bạch quốc tế bị khá nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam nghi ngờ tính khách quan.
Vơí thời gian uy tín của Tổ chức Minh bạch quốc tế được nâng cao và CPI được thừa nhận rộng rãi, được các nhà chính trị sử dụng một cách biểu cảm và đôi khi khá tùy tiện.
Chẳng hạn chúng ta còn nhớ phát biểu của một quan chức cao cấp rằng “tình trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm vừa qua là ổn định” . Ông này khẳng định như vậy chỉ trên một cơ sở duy nhất: chỉ số CPI và thứ hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng toàn cầu của Tổ chức Minh bạch quốc tế gần như không thay đổi.
Mặt khác việc tìm hiểu các chỉ số này thực sự cần thiết vì cho phép chúng ta biết khá chính xác “Who is who ?” và giúp chúng ta nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn một sự việc.
Chẳng hạn các Bảng xếp hạng của Time Higher Education và QS giúp chúng ta hiểu đúng tại sao ở Việt Nam hiện có hơn 200.000 thạc sĩ và cử nhân chưa có việc làm mà cũng không thể “xuất khẩu” đi đâu được như có người đề nghị.
Việc tìm hiểu một số chỉ số khác lại có thể giúp chúng ta hiểu tại sao nước này được mời mà nước khác chưa được mời vào tổ chức quốc tế nào đó. Cũng như thái đối xử của cộng đồng một tổ chức hợp tác quốc tế đối với từng quốc gia trong quá trình hoạt động về sau của tổ chức quốc tế này.
Tôi xin phép giới thiệu hai chỉ số thuộc loại này. Hai chỉ số cơ bản nhất xác định trình độ phát triển và khả năng phát triển bền vững của một quốc gia.
Bài viết này tổng hợp tư liệu từ một số nguồn. Tôi hệ thống lại để chúng ta cùng tìm hiểu.
Thứ nhất là Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục, các tiêu chuẩn khác như phúc lợi trẻ em và một số nhân tố khác trong cuộc sống các quốc gia trên thế giới.
HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát sự phát triển của một quốc gia. Đây cũng là chỉ số xác định sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đến chất lượng cuộc sống. Nghĩa là phản ánh cả chất lượng cuả sự phát triển.
HDI được đề xuất và phát triển bắt đầu từ năm 1990 bởi nhà kinh tế người Pakistan Manbub ul Haq và nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen (giải Nobel kinh tế năm 1998).
Theo quan điểm của các họ c giả này mục tiêu của việc phát triển con người là nhằm mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạ điều kiện để họ có thể thực hiện sự lựa chọn đó một cách tự do.
Những lựa chọn quan trọng và cơ bản nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no. Từ đó họ đã xác định năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:
Con người là trung tâm của sự phát triển.
Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
Việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch…
Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. HDI cho phép đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.
Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).
Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.
HDI được tính theo thang điểm từ 0-1.0. HDI đã được các tổ chức của Liên Hiệp Quốc thừa nhận là một chỉ số tương đối khái quát để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
Hàng năm Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đều công bố xếp hạng toàn cầu các quốc gia theo chỉ số HDI. Các quốc gia được xếp hạng từ cao xuống thấp theo điểm số.
Cách phân loại quốc gia theo chỉ số HDI được UNDP công bố vào năm 2011 theo chỉ số HDI như sau: Điểm trên 0.8 là rất cao, từ 0,7-0,8 là cao, từ 0,52-0,7 là TB, từ 0,29-0,51 là thấp và dưới 0,29 là rất thấp.
Từ Bảng xếp hạng theo cách này ta có vài số liệu để tham khảo cho các nước châu Á:
Quốc gia tốt nhất là Nhật Bản xếp thứ 12 (HDI 0,901 điểm); Hồng Kông 13 (HDI 0,898 điểm); Hàn Quốc – 15 (HDI 0,897 điểm); Israel -17 (HDI 0,888 điểm); Singapore -26 (HDI 0,866 điểm); UAE (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) -30 (HDI 0,846 điểm); Qatar -37 (HDI 0,831 điểm); Malaysia -61 (HDI 0,761); Kuwait -63 (HDI 0,76; Trung Quốc -101 (HDI 0,687); Thailand -103 (HDI 0,682); Mông Cổ -110 (HDI 0,653); Philippines -112 (HDI 0,644); Indonesia – 124 (HDI 0,617); Việt Nam- 128 (HDI 0,593); Ấn Độ -134 (HDI 0,547); Campuchia và Lào-138,139 (HDI 0,522); Pakistan-145 (HDI 0,504); Bangladesh-146 (HDI 0,500);Myanmar-149 (HDI 0,483).


HDI của châu Á. Ảnh: Internet

Rõ ràng ngoài các yếu tố về giáo dục, y tế, thu nhập thì tham nhũng có ảnh hưởng trực tiếp đến HDI. Dễ dàng nhận thấy liên hệ này qua Xếp hạngmức độ cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2011 cho các nước châu Á có HDI cao nhất :
Singapore – 5 (CPI 92 điểm); Hồng Kông -12 (CPI 84 điểm); Nhật Bản – 13 (CPI 80 điểm); Qatar – 22 (CPI 72 điểm); UAE (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) – 28 (CPI 68 điểm); Israel – 36 (CPI 58 điểm); Hàn Quốc – 43 (CPI 54 điểm); Malaysia – 60 (CPI 43 điểm).
Amartya Sen là người châu Á đầu tiên nhận giải Nobel kinh tế. Có thể nói trong số tất cả các nhà kinh tế nổi tiếng thế giới hiện nay Amartya Sen đại diện chân chính nhất của các nước chậm phát triển nghèo khổ.
Amartya Sen cũng là người đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ giữa nghèo đói và việc thiếu tự do dân chủ. Nhiều nước có thể chế độc tài trong tình trạng nghèo đói. Ngược lại, phần lớn các nước dân chủ đều là những nước giầu có.
Amartya Sen sau khi nghiên cứu quan hệ giữa nạn nghèo đói và mức độ dân chủ đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng: “Không bao giờ từng có một nạn đói nào đáng kể xẩy ra ở một nước độc lập, dân chủ và có tự do báo chí. Nạn đói chỉ xẩy ra ở những nước độc tài hay bị chiếm đóng”.
Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng ”Development as Freedom” (“Phát triển là Tự do”). Trong đó, Amarrtya Sen khẳng định: tự do vừa là mục tiêu tối hậu, vừa là cứu cánh để phát triển kinh tế.
Theo ông, những mục tiêu mà các nhà kinh tế thường cho là tối hậu: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ, ngay cả hiện đại hóa, phải được đánh giá bởi mức độ đóng góp của chúng vào tự do của con người.
Tương tự như nghèo đói, tham nhũng thường lan rộng ở những nước thiếu tự do dân chủ. Hậu quả của tham nhũng là người dân không có được sự chọn lựa tốt nhất giá cả hàng hóa dịch vụ công, tư.
Tham nhũng làm tăng mọi chi phí quản lý về phía công quyền và trong xã hội, hạn chế sự sang tạo, và nuôi dưỡng tội phạm.
Tham nhũng làm giảm đầu tư trong ngoài nước, giảm phát triển. Quan trọng nhất là tham nhũng tạo điều kiện cho tư bản than hữu (cronyism) phát triển. Làm tăng chênh lệch giàu nghèo và căng thẳng trong xã hội.
Kết quả là làm mất động lực phấn đấu của thế hệ trẻ, của tài năng. Hạn chế sự phát triển của công dân dẫn đến việc làm giảm khả năng cạnh tranh của quốc gia. Tức là tiền đề cho sự thất bại của quốc gia.
Xin phép chuyến sang thảo luận chỉ số thứ hai. Chỉ số thất bại quốc gia. Chỉ số thất bại hay còn gọi là chỉ số FSI (Failed States Index) một chỉ số quan trọng thể hiện khả năng phát triển và phát triển bền vững của một quốc gia.


FSI Quốc tế. Ảnh: Internet

Từ lâu các nhà triết học đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân phát triển thành công của các quốc gia. Trong thế kỷ 20 các nhà khoa học xã hội dần đã đi đến kết luận khá thống nhất là văn hóa chính là yếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia.
Một trong những triết gia đầu tiên trong lĩnh vực này Max Weber (1864-1920) người Đức. Max Weber coi đạo đức Thiên chúa Tin lành là nền tảng tinh thần của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) châu Âu ở các nước tư bản đầu tiên.
Max Weber cho rằng nền văn hóa Thiên chúa Catholique La Mã là kém thích hợp hơn cho phát triển CNTB và Thiên chúa Orthodox (Chính thống) càng kém thích hợp hơn nữa cho phát triển tư bản.
Riêng đối với văn hóa Khổng Giáo, Max Weberc có cái nhìn rất bi quan cho đó là một nền văn hóa hoàn toàn không thích hợp để phát triển CNTB.
Việc các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của Khổng Giáo như Nhật, Hàn Quốc , Đài Loan, Singapore phát triển thành công cuối thế kỷ 20 làm các học giả phải tìm hiểu sâu hơn về việc thành công và đặc biệt sự thất bại của các quốc gia trong sự nghiệp phát triển.
Những học giả hàng đầu về lý thuyết thất bại của các quốc gia là Jared Diamon, Daron Acemoglu và James Robinson. Họ bắt đầu tìm cách lý giải việc thất bại/thành công sự phát triển tư bản của một quốc gia.
Các tác giả này đã trình bày quan điểm của mình trong cuốn sách nổi tiếng “Tai sao các quốc gia thất bại” (Why nations fail).
Tuy nhiên việc tìm cách định lượng khả năng phát triển thành công/thất bại của một quốc gia vẫn là môt câu hỏi bỏ ngỏ.
Câu hỏi này chỉ mới được giải đáp rất gần đây. Đã xuất hiện môt chỉ số mới đinh lượng sự thành bại của quốc gia.
Chỉ số thất bại hay còn gọi là chỉ số FSI (Failed States Index) là một chỉ số do Quỹ vì Hòa Bình (Fund for Peace) một Think tank độc lập với tạp chí Foreign Policy sáng lập ra.
Quĩ này đã tổng hợp liên tục 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau (được công khai từ đầu năm đến cuối năm) của 177 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được khảo sát theo chỉ số FSI bắt đầu từ 2005.
Việc Quỹ Vì hoà bình đưa ra khái niệm chỉ số FSI là cố gắng đầu tiên dùng phương pháp định lượng để nhận dạng các quốc gia thất bại và hoạch định các chính sách thích hợp với các quốc gia này.
Có 12 chỉ tiêu (Indicator) đánh giá, gồm 4 chỉ tiêu xã hội, 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu chính trị. Mỗi chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10; điểm càng cao tức là càng thất bại, điểm càng thấp thì càng thành công. Cộng điểm của 12 chỉ tiêu này lại được tổng số điểm đánh giá mức độ thất bại, tức FSI của quốc gia đó.
Chỉ tiêu xã hội gồm: (I-1) Áp lực gia tăng dân số; (I-2) Sự di chuyển lớn dân tị nạn trong nội bộ quốc gia tạo ra nguy hiểm nhân đạo; (I-3) Viêc tồn tại các nhóm thù địch nhau hoặc các nhóm cuồng tưởng (paranoia); (I-4) Dân chúng di cư ra khỏi đất nước vì lý do kinh tế, chính trị.
Chỉ tiêu kinh tế gồm: (I-5) Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều theo các nhóm dân hay là phân hóa giàu nghèo; (I-6) Suy thoái kinh tế nặng.
Chỉ tiêu chính trị gồm: (I-7) Mức độ tham nhũng của chính quyền; (I-8) Tình trạng suy thoái của các dịch vụ công; (I-9) Sự trì hoãn hoặc độc đoán trong quá trình chấp hành luật pháp và vi phạm nhân quyền một cách phổ biến; (I-10) Sự lạm quy ền các cơ quan an ninh (nhà nước bên trong nhà nước); (I-11) Tình trạng bỏ ra nước ngoài của những người tài; (I-12) Sự can thiệp của các nước ngoài hoặc thế lực chính trị bên ngoài.
Các quốc gia phân làm 3 loại tùy theo tổng số điểm FSI:
loại Báo động (Alert) có FSI từ 90 điểm trở lên, là các nước thất bại nhất, kém ổn định nhất;
loại Cảnh giác (Warning) có FSI từ 60 đến dưới 90 điểm;
loại Vừa phải (Moderate) – 30 đến dưới 60 điểm;
loại Bền vững (Sustainable) – dưới 30 điểm là các nước thành công, ổn định nhất.
Nghĩa là tổng số điểm FSI càng nhỏ thì càng thành công và ngược lại. 60 quốc gia xếp hạng từ 1-60 có thể coi là các quốc gia thất bại.
Dư luận một số nước châu Phi phản ứng mạnh khi thấy nước mình bị xếp hạng thấp, cho rằng đây chỉ là cách đánh giá theo quan điểm của phương Tây, còn đa số các nước không bình luận.
Trung Quốc năm 2009 bị xếp hạng thuộc nhóm quốc gia thất bại nhưng cũng không có phản ứng gì.Vì vậy cách đánh giá này được cộng đồng quốc tế coi là khá khách quan.
Tạp chí Foreign Policy số tháng 7-8/2010 đã công bố kết quả khảo sát các quốc gia thất bại năm 2010 (Wiki) như sau:
Somalia 3 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng quốc gia thất bại với tổng số điểm FSI là 114,3..Tiếp sau là Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng Hòa Congo, Afghanistan, Iraq, Cộng hòa Trung Phi, Guinea, Pakistan, Haiti, Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), Kenya, Nigeria, Yemen, Myanmar, Ethiopia, Đông Timor, Bắc Triều Tiên, Niger thuộc số 20 quốc gia thất bại cao nhất, loại Báo động.
Hầu hết những quốc gia này đều nghèo đói, rối loạn, chính trị độc tài chuyên chế, nhiều người dân vì khổ cực phải bỏ nước ra đi.
Các quốc gia xếp ở cuối bảng (số thứ tự lớn nhất) là các quốc gia ổn định nhất, tốt nhất. Có 13 quốc gia thuộc loại Phát triển Bền vững gồm: Na Uy thứ 177 ( FSI 18,7 điểm). Sau đó là Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ai-len, Đan Mạch, New Zeland, Áo, Úc, Lu-xem-bua, Hà Lan, Ca-na-đa và Irelandthứ 165 (FSI 29,8 điểm).
Ở châu Á, quốc gia tốt nhất là Nhật Bản xếp thứ 164 (FSI 31,3 điểm); Singapore -160 (FSI 34,8 điểm); Hàn Quốc – 153 (FSI 41,3); Qatar -139 (FSI 51,8); UAE -137 (FSI 52,4); Mông Cổ -129 (FSI 60,1); Kuwait -125 (FSI 61,5)….Malaysia -111 (FSI 69,2); Việt Nam- 95 (FSI 76,6); Thailand -81 (FSI 78,8); Ấn Độ -79 (FSI 79,2); TQ -62 (FSI 83); Indonesia 61 (FSI 83,1; Israel-54 (FSI 84,6); Philippines -51 (FSI 87,1); Campuchia và Lào-40,41 (FSI 88,7); Myanmar-16 (FSI 99,4).
Xếp hạng của các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và G7 như sau: tốt nhất là Anh – thứ 161 (FSI 41,8), Pháp – 159 (FSI 34,9), Mỹ – 158 (FSI 35,3), Nga – 80 (FSI 79), Trung Quốc – 62 (FSI 83). Nhật Bản – 164 (FSI 31,3) và Đức -157 (FSI 35,4).
Tại sao một nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Trung Quốc lại bị xếp vào nhóm quốc gia thất bại? Đó là vì Trung Quốc có chỉ số FSI quá lớn về các chỉ tiêu sau: – sức ép dân số (chỉ số Demographic Presures bằng 9, do có nhiều ngườ i Trung Quốc di cư ra nước ngoài), – phân hóa giàu nghèo quá chênh lệch (chỉ số phát triển không đồng đều Uneven Development bằng 9,2), – tồn tại vấn đề nhân quyền (chỉ số Human Rights bằng 8,9).
Trường hợp Việt Nam các chỉ tiêu từ I-1 đến I-12 của Việt Nam có số điểm như sau: 6,9; 5,2; 5,3; 5,9; 5,9; 6,6; 7,3; 6,4; 7,3; 6,0; 7,0; 6,2; Tổng cộng được 76,6 điểm, vẫn thuộc vào loại quốc gia cần được cảnh giác.
Có 3 chỉ tiêu cao từ 7,0 trở lên, đó là chỉ tiêu tham nhũng có số điểm là 7,3; chỉ tiêu nhân quyền – 7,3; chỉ tiêu thất thoát nhân tài -7,0.
Nhìn vào Bảng phong thần về chỉ số FSI. Tôi xin phép lưu ý hai trường hợp.
Thứ nhất là Trung Quốc. Việc Trung Quốc dù kinh tế phát triển rất nhanh vẫn bị xếp vào nhóm các quốc gia thất bại chính là cái giá phải trả cho việc phát triển “nóng” bất chấp sự hủy hại môi trường tự nhiên và môi trường xã hôi. Đó cũng giá phải trả cho sự bất tương xứng giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất (thể chế).
Thứ bậc của Trung Quốc trong Bảng xếp hạng theo FSI giúp chúng ta hiểu tại sao các bài viết cảnh báo về khả năng sụp đổ, “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc xuất hiện thường xuyên.
Điều này cũng giúp chúng ta hiểu tại sao các tổ chức kinh tế thế giới không “mặn mời” Trung Quốc tham gia và ông Obama nhất định không chấp nhận “trật tự kinh tế quốc tế theo kiểu Trung Quốc”.
Thứ hai là trường hợp Ethiopia. Ethiopia được coi là một trong những cái nôi của loài người. Ethiopia cũng là quê hương của Nữ hoàng Saba, người tình của Hoàng đế Solomon huyền thoại trong Kinh Thánh.
Сuố i thế kỷ 1 TCN, trên bờ Hồng Hải châu Phi xuất hiện vương quốc Aksum của dân tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc gia do dòng họ Solomon cai quản, họ gọi mình là dòng dõi trực tiếp của Thánh đế Solomon và hoàng hậu Saba (Sheba).
Kitô giáo trở thành quố c giáo của vương quốc Aksum vào thế kỷ thứ 4 dưới thời vua Ezana khiến Ethopia là nơi thứ 3 trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo. Chỉ sau Armenia và Gruzia.
Bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư, Đế quốc Aksum của Ethiopia được xem là một trong 4 cường quốc lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ 3.
Trong suốt thời kỳ Tranh giành thuộc địa ở châu Phi, Ethiopia là quốc gia châu Phi duy nhất bên cạnh Liberia giữ vững được chủ quyền là một quốc gia độc lập. Đồng thời là một trong 4 thành viên châu Phi thuộc Hội Quốc Liên (1936). Sau một giai đoạn ngắn bị người Ý chiếm đóng, Ethiopia tự giải phóng (có Anh giúp) và trở thành thành viên sáng lập của Liên hiệp quốc.
Tóm lại Ethiopia là một dân tộc kiêu hãnh có một quá khứ huy hoàng và từng là niềm tự hào của châu Phi.
Người Ethiopia đã thất bại vì “ngủ quên” trên vinh quang của quá khứ. Có thể kể thêm trường hợp Hy Lạp.
Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập là không thể đảo ngược. Mỗi quốc gia trong ván cờ toàn cầu hóa cần thường xuyên theo dõi, cần biết rõ một cách định lượng “trọng lượng thực tế trong tương tác” – chỉ số sức khỏe của mình so sánh với các quốc gia khác để tìm cách khắc phục điều chỉnh.
Chỉ có ứng xử như vậy quốc gia mới mong được mời tham dự vào cuộc thi đấu toàn cầu không có giải lao và điểm dừng.
Chỉ có như vậy mới tránh được nguy cơ bị đẩy ra chầu rìa hay xuống sân sau trong tiến trình

Там Чан Конг – TamHmong

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Vạn Huê Lầu- giá 650k

Vạn Huê Lầu- giá 650k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Cây hồng phụng -giá 250k

Cây hồng phụng -giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Cây sơ ri- giá 750k-

Cây sơ ri- giá 750k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Phỏng Vấn GS. Michel Chossudovsky Video Về GH. Francis và Cuộc Chiến Bẩn Thỉu





Global Research TV (GRTV)



Video Về GH. Francis và Cuộc Chiến Bẩn Thỉu – Phỏng Vấn GS. Michel Chossudovsky Trên GRTV (Phát hình ngày 19 tháng 3 năm 2013)



Lời dẫn của SH: Chuyện xảy ra chỉ một tuần sau khi Vatican bầu Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục (TGM) Ca-tô xứ Argentina, làm Giáo hoàng thứ 266, sau GH Benedict XVI. Các nhà nghiên cứu như Giáo sư Michel Chossudovsky của Trung Tâm Nghiên Cứu Toàn Cầu chỉ ra, trong quá khứ Bergoglio đã dính líu đến những tội ác chống lại loài người vào giai đoạn đất nước Argentina rơi vào "cuộc chiến bẩn thỉu" (dirty war) từ cuộc đảo chánh của giới quân phiệt 1976 - 1983. (xin đọc phần tóm lược từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia kèm theo).

Đây là cuộc phỏng vấn GS Michel Chossudovsky, dạy môn Kinh tế học tại trường ĐH Ottawa, Canada và là chủ tịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Toàn Cầu, do nhà bình luận James Corbett thực hiện cho GRTV (Global Research TV) và được phát hình ngày 19 tháng 3 năm 2013.

Trong cuộc phỏng vấn, GS Chossudovsky lúc bấy giờ đang có mặt ở Buenos Aires nhấn mạnh đến các cuộc tham vấn mật thiết giữa giới quân phiệt đảo chánh và TGM Jorge Mario Bergoglio trước khi tiến hành các cuộc ám sát và thủ tiêu hàng chục ngàn người đối lập trong suốt 7 năm, và Jorge Mario Bergoglio (bây giờ là GH Francis) luôn ủng hộ giới quân phiệt độc tài do Tướng Jorge Rafael Videla dẫn đầu.

Điều này làm chúng ta nhớ đến bản chất tàn ác dã man của Vatican trong suốt lịch sử nhân loại kể từ khi cái tổ chức man rợ xảo trá này được thành lập; bàn tay của các GH luôn đẫm máu dân lành và Vatican luôn sát cánh với bọn bạo quyến độc tài. Lịch sử gần đây cho thấy là chúng đã kết bè đảng với Đức quốc xã Nazi trong các cuộc tàn sát

- ở Croatia (xin đọc “The Vatican Role in the Ustasha Genocide in the Independent State of Croatia” http://serbianna.com/analysis/archives/1182) và

- ở Rwanda (xin đọc “The Catholic church must apologize for its role in Rwanda's genocide” https://www.theguardian.com/commentisfree/2014/ ... -rwanda-genocide-vatican)



https://www.youtube.com/watch?v=Lu0wosZyb5U

Phụ chú:

Cuộc Chiến bẩn thỉu (Dirty War):

Trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cuộc Chiến bẩn thỉu cũng gọi là Quá Trình Tái Cơ Cấu Quốc Gia (tiếng Tây Ban Nha: Proceso de Reorganización Nacional or El Proceso) (Dirty War) đề cập đến phong trào bạo lực do nhà nước bảo trợ chống lại công dân Argentina từ khoảng năm 1976-1983 thực hiện chủ yếu bởi chính phủ quân sự của Jorge Rafael Videla (một số nguồn cho là bắt đầu từ năm 1969), trong đó quân đội và lực lượng an ninh và các nhóm bán vũ trang cánh hữu trong Liên minh chống cộng Argentina săn lùng và giết chết các du kích cánh tả, những người bất đồng chính kiến, và bất cứ ai bị cho là có cảm tình với chủ nghĩa xã hội. Tổng số nạn nhân của bạo lực là 7.158 người[1][2][3][4][5]-30.000 nhà hoạt động cánh tả và các chiến binh, bao gồm cả công đoàn viên, sinh viên, nhà báo và những người du kích Marxist và Peronist[6] và mạng lưới hỗ trợ của họ trong Montoneros tin là 150.000 -250.000 người và 60.000 người trong hệ thống ERP, cũng như các cảm tình viên bị cáo buộc[7]. Các số liệu chính thức của biến mất được báo cáo là 13.000 người[8]. Con số 10.000 người "biến mất" là du kích của Montoneros (MPM) và Quân đội Nhân dân Cách mạng Marxist[9][10][11].

Bắt đầu từ năm 1976, đợt thanh trừng được lãnh đạo bởi Videla cho đến năm 1981, và sau đó bởi Roberto Viola và Leopoldo Galtieri, đã chịu trách nhiệm về vụ bắt giữ bất hợp pháp, tra tấn, giết chết hoặc mất tích buộc hàng ngàn người, chủ yếu là công đoàn viên, sinh viên và các nhà hoạt động. Chế độ độc tài của Videla gọi đợt khủng bố của mình là "Quá Trình Tái Cơ Cấu Quốc Gia".

Lên đến 30.000 người đã bị mất tích trong thời gian này. Lực lượng an ninh Argentina và quân đội cộng tác (tay trong tay) với chế độ độc tài khác ở Nam Mỹ trong Chiến dịch Condor. Một tòa án Argentina sau đó đã lên án tội ác của chính phủ như là tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.



Chú thích:

1^ Marguerite Guzmán Bouvard, Revolutionizing Motherhood: The Mothers of the Plaza De Mayo, p. 22, Rowman & Littlefield, 1994

2^ "Argentina's Guerrillas Still Intent On Socialism", Sarasota Herald-Tribune, ngày 7 tháng 3 năm 1976

3^ Hablan de 30.000 desaparecidos y saben que es falso

4^ Videla admitió la muerte y desaparición de "7 u 8 mil personas"

5^ Fernández Meijide calificó de "mentira" la cifra de 30 mil desaparecidos

6^ Argentina’s Dirty War. Guy Gugliotta.

7^ "Orphaned in Argentina's dirty war, man is torn between two families", The Washington Post, ngày 11 tháng 2 năm 2010

8^ Una duda histórica: no se sabe cuántos son los desaparecidos

9^ "El ex líder de los Montoneros entona un «mea culpa» parcial de su pasado", El Mundo, ngày 4 tháng 5 năm 1995

10^ A 32 años de la caída en combate de Mario Roberto Santucho y la Dirección Histórica del PRT-ERP. Cedema.org.

11^ ''Determinants Of Gross Human Rights Violations By State And State-Sponsored Actors In Brazil, Uruguay, Chile, And Argentina (1960–1990)', Wolfgang S. Heinz & Hugo Frühling, p. 626, Springer, 1999, Google Books.

VT/HA



Phụ bản của SH:

"Giáo Hoàng Francis" bị gắn chặt với cuộc tranh luận về "cuộc chiến tranh bẩn thỉu" ở Argentina

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=879042

By Michael Warren / Associated Press



BUENOS AIRES, Argentina - Cuộc tranh cãi rằng Jorge Mario Bergoglio (Bây giờ là giáo hoàng Francis), giống như hầu hết các người Argentina khác, không công khai đối đầu với chính quyền quân sự 1976-1983 đã bắt cóc và giết chết hàng ngàn người trong một "cuộc chiến bẩn" để loại bỏ các đối thủ cánh tả.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân quyền có quan điểm khác nhau về trách nhiệm cá nhân Giáo Hoàng Francis trong lịch sử đen tối của giáo hội công giáo Argentina đã hỗ trợ chế độ độc tài sát nhân.

Người viết tiểu sử giáo hoàng được ủy quyền, Sergio Rubin, lập luận rằng đây là một sự thất bại của Giáo Hội Công giáo La Mã nói chung, và thật không công bằng khi dán nhãn hiệu đó cho Bergoglio, lúc đó chỉ là một nhà lãnh đạo 30 tuổi -một linh mục dòng Tên của Argentina, với những cảm giác tội lỗi tập thể mà nhiều người Argentina cùng thế hệ ông ta vẫn còn vật lộn với.

"Theo cách nào đó nhiều người Argentina đã kết thúc là kẻ đồng lõa," tại một thời điểm khi bất cứ người nào công khai đều có thể là mục tiêu, Rubin nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press ngay trước khi cuộc họp kín bầu Giáo hoàng.

Một số người hàng đầu hoạt động nhân quyền ở Argentina đồng ý rằng Bergoglio, bây giờ 76, không xứng đáng được gộp chung lại với những lãnh đạo giáo hội khác, những người đã liên kết chặt chẽ với chế độ độc tài.

"Có lẽ anh ta đã không có sự can đảm của các linh mục khác, nhưng ông không bao giờ hợp tác với chế độ độc tài, Adolfo Perez Esquivel, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1980 cung cấp tài liệu về tội ác của chính quyền quân sự, cho biết hôm thứ Năm. Bergoglio không đồng lõa với chế độ độc tài. Ông không thể bị cáo buộc", Perez Esquivel nói với Đài phát thanh de la Red ở Buenos Aires.

Nhưng những người khác nói Bergoglio được thăng chức trong giáo hội công giáo Argentina, kể từ sau đó đã đưa anh ta ở nhiều vị trí quyền lực mà ông ta có thể làm nhiều hơn để chuộc lỗi cho những tội lỗi của các quan chức Công giáo đã tích cực âm mưu với các nhà độc tài. Một số linh mục, ngay cả làm việc bên trong các trung tâm tra tấn và ban phước cho những người làm việc giết hại.

Và bây giờ mà Argentina đang tích cực đưa những người thuộc chế độ độc tài cũ ra xét xử vi phạm nhân quyền, họ nói anh ấy đã quan tâm nhiều hơn về việc giữ gìn bộ mặt của giáo hội hơn là cung cấp bằng chứng cho thấy có thể dẫn đến sự tin tưởng.

"Có vấn đề đạo đức giả ở đây về hành vi của giáo hội nói chung, và Bergoglio nói riêng," Estela de la Cuadra nói, có những gia đình bị mất năm thành viên trong những năm chính quyền quân phiệt và các bà mẹ đó cũng là đồng sáng lập tổ chức Grandmothers (Bà Nội Ngoại) nhóm Plaza de Mayo để tìm kiếm người mất tích. "Bây giờ có đủ các phiên tòa xét xử tội phạm nhưng Bergoglio một cách hệ thống đã từ chối để hỗ trợ họ."

Bergoglio đã hai lần sử dụng quyền của mình theo quy định của pháp luật Argentina để từ chối xuất hiện tại tòa án mở trong các xét xử liên quan đến tra tấn và giết người trong trường Cơ khí Hải quân kinh khiếp và trộm cắp trẻ sơ sinh của các tù nhân. Khi cuối cùng ông làm chứng trong năm 2010, câu trả lời của ông đã tránh né mọi chuyện, luật sư nhân quyền Myriam Bregman nói với AP.

Lời khai riêng của Bergoglio chứng tỏ viên chức nhà thờ biết rất sớm rằng chính quyền đã tra tấn và giết chết các công dân của mình nhưng giáo hội vẫn công khai ủng hộ các nhà độc tài, bà nói. "Chế độ độc tài không thể hoạt động mạnh theo cách này nếu không có sự hỗ trợ quan trọng của giáo hội công giáo," bà nói.

Rubin, một cây viết về vấn đề tôn giáo cho báo Clarin ở Argentina, cho biết Bergoglio thực sự liều lĩnh để cứu cái gọi là "phá hoại" trong chế độ độc tài, nhưng không bao giờ nói về nó công khai trước khi cuốn tiểu sử 2010: "Linh mục Dòng Tên" ra đời.

Trong cuốn sách, Bergoglio cho biết ông không muốn hạ mình đến mức chỉ trích ông và sau đó chia sẻ một số câu chuyện của mình. Bergoglio cho biết có lần ông đã đưa giấy tờ tuỳ thân của mình cho một người đàn ông bị truy nã với một diện mạo tương tự, để anh ta để thoát qua biên giới Brazil. Ở nhiếu thời điểm khác nhau, ông đã che chở nhiều người bên trong nhà thờ trước khi họ được giao một cách an toàn để sống lưu vong.

Nghiêm trọng lời buộc tội

Những lời buộc tội chỉ trích nhất chống lại Bergoglio là khi chính quyền quân sự nắm quyền năm 1976, ông đã rút lui sự ủng hộ của ông cho hai linh mục hoạt động trong khu ổ chuột trong phong trào thần học giải phóng đã bị mất tích. Sau đó, các linh mục bị bắt cóc và tra tấn tại Trường Cơ khí Hải quân, chính quyền sử dụng nơi đó như một nhà tù bí mật.

Bergoglio cho biết ông đã nói với các linh mục Orlando Yorio và Francisco Jalics hãy bỏ công việc trong khu ổ chuột của họ cho sự an toàn của riêng mình, và họ đã từ chối.

"Tôi đã cảnh báo họ phải rất cẩn thận, Bergoglio nói với Rubin. "Họ đã quá tiếp xúc với hoang tưởng của cuộc săn đuổi Bởi vì họ ở lại trong barrio, Yorio và Jalics đã bị bắt cóc."

Sau này Yorio tố cáo Bergoglio đã giao nạp một cách hiệu quả đến các đội sát thủ bằng cách từ chối công khai xác nhận công việc của họ. Yorio bây giờ đã chết, và Jalics đã từ chối thảo luận về những sự kiện kể từ khi di chuyển vào một tu viện Đức.

Cả linh mục cuối cùng đã được tháo khăn bịt mắt sau khi được cho đi trực thăng, hai trong số ít các tù nhân đã sống sót từ nhà tù.

_____________________________

Pope Francis tied up in Argentina's 'dirty war' debate

Thursday. By Michael Warren of Associated Press

BUENOS AIRES, Argentina – It's beyond dispute that Jorge Mario Bergoglio, like most other Argentines, failed to openly confront the 1976-1983 military junta as it kidnapped and killed thousands of people in a "dirty war" to eliminate leftist opponents.

But human rights activists differ on how much responsibility Pope Francis personally bears for the Argentine church's dark history of supporting the murderous dictatorship.

The new pope's authorized biographer, Sergio Rubin, argues that this was a failure of the Roman Catholic Church in general, and that it's unfair to label Bergoglio, then a thirty-something leader of Argentina's Jesuits, with the collective guilt that many Argentines of his generation still wrestle with.

"In some way many of us Argentines ended up being accomplices," at a time when anyone who spoke out could be targeted, Rubin recalled in an interview with The Associated Press just before the papal conclave.

Some leading Argentine human rights activists agree that Bergoglio, now 76, doesn't deserve to be lumped together with other church figures who were closely aligned with the dictatorship.

"Perhaps he didn't have the courage of other priests, but he never collaborated with the dictatorship," Adolfo Perez Esquivel, who won the 1980 Nobel Peace Prize for documenting the junta's atrocities, said Thursday. "Bergoglio was no accomplice of the dictatorship. He can't be accused of that," Perez Esquivel told Radio de la Red in Buenos Aires.

But others say Bergoglio's rise through the Argentine church since then has put him in many positions of power where he could have done more to atone for the sins of Catholic officials who did actively conspire with the dictators. Some priests even worked inside torture centers and blessed those doing the killing.

And now that Argentina is actively putting former dictatorship figures on trial for human rights violations, they say he's been more concerned about preserving the church's image than providing evidence that could lead to convictions.

"There's hypocrisy here when it comes to the church's conduct, and with Bergoglio in particular," said Estela de la Cuadra, whose family lost five members during the junta years and whose mother co-founded the Grandmothers of the Plaza de Mayo activist group to search for missing people. "There are trials of all kinds now, and Bergoglio systematically refuses to support them."

Bergoglio twice invoked his right under Argentine law to refuse to appear in open court in trials involving torture and murder inside the feared Navy Mechanics School and the theft of babies from detainees. When he eventually did testify in 2010, his answers were evasive, human rights attorney Myriam Bregman told the AP.

Bergoglio's own statements proved church officials knew from early on that the junta was torturing and killing its citizens even as the church publicly endorsed the dictators, she said. "The dictatorship could not have operated this way without this key support," she said.

Rubin, a religious affairs writer for the Argentine newspaper Clarin, said Bergoglio actually took major risks to save so-called "subversives" during the dictatorship, but never spoke about it publicly before his 2010 biography, "The Jesuit."

In the book, Bergoglio said he didn't want to stoop to his critics' level – and then shared some of his stories. Bergoglio said he once passed his Argentine identity papers to a wanted man with a similar appearance, enabling him to escape over the border to Brazil. Various times, he said he sheltered people inside church properties before they were safely delivered into exile.

SERIOUS ACCUSATION

The most damning accusation against Bergoglio is that as the military junta took over in 1976, he withdrew his support for two slum priests whose activist colleagues in the liberation theology movement were disappearing. The priests were then kidnapped and tortured at the Navy Mechanics School, which the junta used as a clandestine prison.

Bergoglio said he had told priests Orlando Yorio and Francisco Jalics to give up their slum work for their own safety, and they refused.

"I warned them to be very careful," Bergoglio told Rubin. "They were too exposed to the paranoia of the witch hunt. Because they stayed in the barrio, Yorio and Jalics were kidnapped."

Yorio later accused Bergoglio of effectively delivering them to the death squads by declining to publicly endorse their work. Yorio is now dead, and Jalics has refused to discuss those events since moving into a German monastery.

Both priests were eventually dropped off blindfolded in a field after a harrowing helicopter ride, two of the few detainees to have survived that prison.