Phỏng vấn nhà xã hội học nổi tiếng, giáo sư Zygmunt Bauman do Jacek Żakowski - phóng viên tạp chí Polityka thực hiện tháng 12.2004. Trích từ tập “Hành trang cần thiết của người trí thức”.
Thái Linh dịch.
Jacek Żakowski: - Ông không thể tưởng tượng được tôi đã vui mừng thế nào khi ông nói về „niềm đam mê lột trần những dối trá bao che trách nhiệm về những bất hạnh của con người...” trong cuộc trò chuyện với Keith Tester. Nhưng Tester đã không khai triển mạch này. Và tôi vẫn không biết những dối trá ấy là gì. Giờ ta hãy thử vạch trần chúng một cách triệt để.
Zygmunt Bauman: - Triệt để? Anh định triệt để vạch trần và đưa đám sự dối trá?
Tôi rất muốn ông ít nhất cũng hạ gục vài sự dối trá lớn.
Thế thì anh đã ở thế yếu rồi. Cuộc chiến với dối trá là bất khả chiến thắng. Dối trá tự bản chất là vĩnh cửu và có ở khắp nơi. Georges Duhamel đã rất thông thái khi nói rằng: „Giả dối là nguyên tắc, sự thật là ngoại lệ”.
Ông cũng cho rằng như vậy?
Điều này có thể dễ dàng chứng minh một cách lô gích. Cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng. Thế nhưng các câu trả lời dối trá thì có cả đống.
Vậy vì sao „niềm đam mê lột trần dối trá” lại dẫn lối cho một trong những nhà xã hội học đương đại vĩ đại nhất?
Hẳn là anh muốn nói đến những dối trá chính trị?
Nếu như chúng thường bao che „bất hạnh của con người” nhất.
Điều này không mấy thú vị. Dối trá chính trị sớm muộn gì cũng trở nên rõ ràng đối với tất cả mọi người. Chẳng ai ngạc nhiên khi nghe thấy rằng Blair nói dối về vũ khí khủng khiếp của Hunsein, hoặc rằng Đức đã nói dối về cuộc tấn công của Ba Lan vào đài phát thanh ở Gliwice. Ở đây chẳng cần đến triết học lẫn xã hội học. Những thứ ấy chỉ làm tôi mất thời gian. Tôi quan tâm đến những lò xo ẩn quyết định số phận của những con người bình thường – như anh và tôi.
Ông tin là có „những lò xo ẩn của số phận”?
Có những quá trình vĩ đại mà chúng ta tiếp nhận như những đòn đánh hay bản án của số phận, mặc dù về bản chất chúng là hậu quả hành động có ý thức ít hay nhiều của ai đó. Có những sự kiện có vẻ như bất ngờ hay bất khả kháng, nhưng lại xuât phát từ chuỗi quyết định của con người, từ hệ thống các mối liên kết mà chúng ta có thể có ảnh hưởng nếu biết tự ý thức.
Những âm mưu lớn nào đó?
Những tham vọng thầm kín thì đúng hơn, chúng vẫn luôn hiên hữu nhưng ngày nay chúng đặc biệt phức tạp và khó tránh khỏi bởi có tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau hiển nhiên của các vận mệnh toàn cầu. Chuyện một tia sét từ trời quang đánh trúng đầu người công nhân đang làm việc trong nhà máy ở Leeds hay ở Warszawa có thể là hậu quả của điều gì đó xảy ra ở Singapore hay New York. Người công nhân chẳng biết gì về điều ấy và cũng chẳng có chút ảnh hưởng nào đối với nó. Hơn nữa – thậm chí Gordon Brown (bộ trưởng tài chính Anh), tổng thống Pháp, thủ tướng Đức hay thủ tướng Ba Lan cũng chẳng có ảnh hưởng gì.
Điều này chưa có gì chung lắm với sự dối trá.
Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu khiến nguyên nhân của vị thế chúng ta thoát khỏi các quan sát của con người. Điều này mở ra một không gian chưa từng thấy trong lịch sử cho những sự dối trá và lừa mị vĩ đại. Trước kia không có ngần ấy chỗ cho dối trá, bởi vì các mối nguy hiểm và cách bảo vệ trước chúng được hình thành trong mối liên hệ hiển nhiên. Nếu có bệnh dịch thì cần phải đóng cửa không cho người lạ vào. Nếu có lũ lụt thì phải leo lên ngọn đồi khô ráo. Ngày nay chúng ta không hiểu được mối liên hệ giữa các hiểm nguy và hành động của chúng ta. Ta được biết về chúng từ những người thông thái viết trên báo chí. Ô nhiễm không khí, hành tinh nóng lên, lỗ thủng tầng ô zôn, nguồn gốc của tình hình kinh tế, nguyên nhân khủng bố, lý do thất nghiệp – đó không phải là những hiện tượng có thể nắm bắt được bằng các giác quan tự nhiên. Các chuyên gia nói cho chúng ta nghe về chúng. Nếu các chuyên gia không nói, chúng ta không biết mình đang đứng trước nguy hiểm. Hơn thế nữa – vì chúng ta phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia để đánh giá tình hình và một người bình thường không có cách gì kiểm soát họ, người ta có thể nói dối chúng ta thoải mái. Các chuyên gia có thể nói với chúng ta rằng khí nhà kính không có hại, rằng thuyết đơn phương tốt hơn việc xây dựng cộng đồng quốc tế, rằng đó là con đường đúng đắn duy nhất đưa đến phát triển, rằng sô cô la hay rượu kéo dài tuổi thọ hoặc ngược lại.
Và theo ông là không có cách gì xác minh điều đó.
Không có! Thực tế ai cũng có thể ngang nhiên nói dối chúng ta. Trước kia ai cũng rõ là các chính trị gia nói dối, bởi thế người ta tìm sự thật ở các chuyên gia, những người có thẩm quyền, các trí thức, những nhà thông thái. Ngày nay các chuyên gia, trí thức, những nhà thông thái nói dối cũng ngang nhiên và nhẹ nhàng như các chính trị gia mỗi lúc một nhiều hơn. Bởi vậy khi chúng ta nghe thấy theo các nghiên cứu gần nhất một thứ men nào đấy có trong thức ăn kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ, thì mọi người lập tức hỏi ngay: „Ai tài trợ cho nghiên cứu này?”. Ngày càng phổ biến ý kiến cho rằng nếu nghiên cứu được tập đoàn sản xuất thuốc lá đặt hàng thì kết quả sẽ là thuốc lá tốt cho sức khỏe. Chắc hẳn chẳng còn luận điểm nào vô lý đến mức không thể đánh đổ nó bằng kết quả các nghiên cứu tiến hành trong các trung tâm được công nhận.
Nhưng có thể đánh đổ nó bằng các nghiên cứu khác.
Chính thế! Có thể đánh đổ hoặc chứng minh luận điểm đúng đắn nhất hay ngu ngốc nhất dễ dàng như nhau! Và chúng ta được gì? Khi tra từ khóa „sự dối trá” ở Google tiếng Ba Lan, tôi tìm thấy trong vòng hai phần mười giây hơn 10400 tài liệu. Con người có thể làm gì với điều này? Còn với từ khóa „sự an toàn” gần đây tôi nhận được địa chỉ tới 17 triệu tài liệu. Tôi có nhờ vậy mà thông thái hơn không? Paul Virilio viết về „quả bom thông tin” mà theo ông còn nguy hiểm đối với sự tồn tại của loài người hơn cả bom nguyên tử, bởi nó ngăn cản việc hiểu được những gì đang xảy ra.
Và việc đưa ra những quyết định hợp lý.
Việc phán đoán đã trở nên bất khả rồi, nói gì đến quyết định hợp lý!
Do đó ngày nay sự dối trá căn bản đầu tiên là luận điểm rằng chúng ta có thể phân biệt dối trá và sự thật?
Chúng ta không biết phân biệt và ngày càng không biết. Đó là siêu dối trá của tư duy duy lý đương đại, vô sở bất tại và đang ngày một hùng mạnh. Chúng ta biết phân biệt dối trá và sự thật ư?
Nhưng đó chưa phải là một trong những điều dối trá vĩ đại đương thời „bao che trách nhiệm về bất hạnh của con người.”
Đó là điều dối trá mở ra khả năng gói ghém giả dối tránh nhiệm vào bất cứ cái hộp nào.
Ví dụ?
Ví dụ sự an toàn.
Nghĩa là?
Ở đây có lẽ tôi đã tháo dỡ ra được điều gì đó, nhưng tôi đề nghị kiên nhẫn một chút. Anh có nhớ lý thuyết của Bahtin nói rằng bản chất của quyền lực là dựa trên nỗi sợ không? Trước hết là nỗi sợ vũ trụ mà hầu như mỗi người đều cảm thấy từ thủa lọt lòng. Mỗi khi nghĩ đến vũ trụ, nhìn những cơn sóng lớn, những vực sâu, những ngọn núi ngất trời, chúng ta cảm thấy sự nhỏ bé, mong manh, bất lực của mình. Đó là nỗi sợ tự nhiên mà từ đó tôn giáo, văn hóa, triết học lấy được sức mạnh. Nỗi sợ thứ hai là nỗi sợ chính quyền. Sức mạnh của quyền lực chính trị dựa vào đó. Nỗi sợ chính quyền có thể được tạo ra. Để đạt đến sức mạnh của nỗi sợ vũ trụ, quyền lực chính trị phải được cắt đo theo cỡ quyền lực của Thượng đế. Nó phải có quyền năng rộng khắp, vô sở bất tại và bất khả thấu. Đó phải là quyền lực tầm cỡ của cả Kinh Thánh và Sách Job gộp lại. Bởi Job rốt cuộc đã cảm nhận được, điều đó có nghĩa là Thượng đế không chỉ tạo ra, mà còn thay đổi luật lệ theo ý mình, vì vậy không có sự tuân phục luật lệ Thượng đế nào bảo đảm an toàn cho chúng ta trên trần thế. Leszek Kołakowski đã đào sâu vấn đề này thật tuyệt vời. Và trước đó Carl Schmidt đã viết: „quyền lực thực sự tự chủ phụ thuộc vào sức mạnh thực hiện các ngoại lệ”. Sư phụ trong lãnh vực này là Stalin, người đã khủng bố được toàn thể xã hội, tới mức thậm chí những người phục tùng nhất cũng không chắc chắn được về ngày mai, bởi vậy họ biết ơn hắn chỉ bởi hắn không tống họ vào nhóm những kẻ nổi loạn. „Stalin yêu dấu chăm lo cho người lương thiện – Người đã không đày tôi đi Siberia”.
Nhưng cái đó liên quan như thế nào đến thế giới ngày nay?
Vâng, mỗi chính quyền, bao gồm cả chính quyền ngày nay, để thực hiện vai trò của mình, cần tính chính danh gieo rắc trên nỗi sợ. Đó không thể là nỗi sợ vũ trụ như trong thời ai Cập cổ đại – bởi chính quyền của chúng ta là thế tục. Nhất thiết cần có nỗi sợ chính quyền. Chính quyền đứng trước công dân phải có thể nói với anh ta: „Chính chúng tôi bảo vệ anh trước các hiểm nguy đang rình rập. Chỉ có việc tuân phục các luật lệ do chính quyền đặt ra cho cộng đồng chúng ta mới khiến anh được an toàn!” Nhưng chính quyền ấy ngày nay phải bảo vệ chúng ta trước điều gì? Trước kia các hiểm nguy của thế giới rất hiện thực. Các hiểm nguy là thiên tai, súc vật, kẻ lạ. Chính quyền phải bảo vệ nhân dân trước những điều này. Sau đó là các chu trình kinh thế, khủng hoảng, thất nghiệp. Từ thời Bismarck nhà nước nhận phần bảo vệ trước những hiểm nguy khác nữa, sau thế chiến II nó mang hình thức nhà nước xã hội đảm bảo cho mọi người điều kiện sống tối thiểu và bảo hiểm cho cá nhân trong các trường hợp bất hạnh – ốm đau, thất nghiệp, tàn tật, nghèo đói và tuổi già. Các nhà nước của thế kỷ hai mươi theo một nghĩa chính trị nào đó là các hợp đồng bảo hiểm. Mô hình này đang kết thúc. Nhà nước đương đại đã không còn biết bảo hiểm cho các công dân của mình trước các bất hạnh cá nhân. Không có cả nguồn lực lẫn ý muốn làm điều đó. Nó đẩy trách nhiệm này cho các lực thị trường và sự khôn ngoan của cá nhân. Ai không xoay xở được sẽ trở thành „người bỏ đi”. Thế giới đương đại là thế giới của „bản kiểm kê thiếu”. Thứ gì không sử dụng được hoặc đã bị chán sẽ bị vứt bỏ. Trước tiên những thứ bị vất vào sọt rác mỗi lúc một nhiều hơn. Giờ đây cả con người, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các châu lục cũng bị vứt vào sọt rác. Châu Phi trở thành „rác thải của toàn cầu hóa”. Khi ngọn gió chính trị hay kinh tế thay đổi, gần như mỗi người chúng ta đều có thể ngày một ngày hai trở thành rác. Và càng lúc càng khó tin được việc ai đó bảo vệ chúng ta trước điều đó. Nhất là nhà nước. Rủi ro cuộc sống đã bị tư nhân hóa và cá thể hóa.
Nhưng sự dối trá nằm ở đâu?
Tôi đang tiến đến nó, nhưng ở đây bắt đầu có các bậc thang. Bởi chính quyền, để có tính chính danh, để biện minh cho đòi hỏi phục tùng, phải là lá chắn duy nhất trước các nguy hiểm đe dọa công dân và là người dẫn đường đến thế giới an toàn. Chính quyền đương đại, vẫn mang tính địa phương như thời xưa, nhưng hoạt động trong thế giới toàn cầu hóa, đã không thể và không muốn bảo vệ chúng ta trước những đỏng đảnh của thị trường, trước số phận bất hạnh, trước rủi ro bệnh tật. Có sự cám dỗ - và do đó tồn tại khả năng - chuyển chức năng bảo vệ trước nỗi sợ mà nhân danh nó chính quyền đòi hỏi chúng ta phục tùng từ phạm vi này sang phạm vi khác.
Sang phạm vi nào?
Ở đây tôi có chút khó khăn về ngôn ngữ. Để chỉ việc không có các nguy cơ trong tiếng Ba Lan chỉ có một từ - an toàn. Tiếng Anh có hai từ: security và safety. Security liên quan đến các mối liên hệ xã hội – thứ ở Ba Lan gọi là an toàn xã hội – như thu nhập ổn định, thoát nghèo, có nhà ở, hy vọng vào tuổi già yên ổn. Còn safety liên quan chủ yếu đến sự bảo toàn cơ thể – sự chắc chắn là tôi không bị ai đầu độc bằng thức ăn hay nước uống, không bị ai trộm hay cướp, không bị ai bắn, không bị ai bắt cóc mất con, không bị đặt bom... Chính quyền đương đại ngày càng hướng sự chú ý của nhân dân theo hướng này nhiều hơn. Không thể hứa hẹn cho nhân dân security và một xã hội nơi họ có thể cảm thấy secure, chính quyền càng ngày càng nói nhiều hơn về các hiểm họa safety. Họ muốn lấy được lòng biết ơn của chúng ta, khi không có bom nổ, khi ta không bị bọn côn đồ đánh, hay khi ăn mày bị quét sạch khỏi đường phố. Báo động vàng. Báo động da cam. Báo động đỏ. Phù, thành công rồi, cuộc tấn công đã bị vô hiệu hóa! Càng ít security, càng nhiều hưng phấn và ồn ào quanh safety. Có thể bằng cách này làm nhân dân nhầm lẫn, mất cảnh giác, hướng sự chú ý của chúng ta khỏi những bê bối và bất lực của chính quyền.
Điều này có thể được khẳng định trong các so sánh quốc tế. Cuộc chiến với khủng bố nóng bỏng nhất ở những nơi nhà nước ít quan tâm nhất đến phạm vi security hoặc từ bỏ chúng một cách đột ngột nhất – Mỹ, Anh, Ba Lan. Những nước không có gì đặc biệt xảy ra với security thì cuộc chiến này có vẻ nhẹ nhàng hơn.
Nhưng điều này không chỉ liên quan đến cuộc chiến với khủng bố. Trong các phạm vi khác của safety mức độ căng thẳng cũng phân bố tương tự. Càng ít security, thì cuộc chiến với khói thuốc lá, với việc vượt tốc độ trên đường bộ, với bạo hành gia đình và các thể loại côn đồ... càng ồn ào. Ở Mỹ ám ảnh chống thuốc lá bắt đầu cùng với chủ nghĩa tân tự do và lớn lên cùng nó. Ở Đức chính quyền bắt đầu nói về việc lái xe vượt tốc độ trên đường cao tốc khi nhà nước xã hội bắt đầu bị cắt giảm. Chắc không phải ngẫu nhiên mà ở châu Âu luật cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá trong nhà do chính Ireland đưa ra,nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất – nghĩa là, nói cách khác, ít safety nhất, các rủi ro cuộc sống rõ ràng nhất và nhà nước ít mang tính phúc lợi nhất.
Ông có cảm giác là bằng cách đó, chính quyền đánh lạc hướng sự chú ý của người dân khỏi những cuộc cải cách đau đớn?
Tôi không biết chứng minh điều này. Nhưng tôi nhìn thấy sự đồng thời rất rõ ràng. Và tôi cũng thấy những người bị tước mất security dễ dàng đồng ý với các hạn chế được biện minh bằng nhu cầu bảo vệ safety cho họ hơn. Tôi đã quan sát phản ứng của hàng nghìn người lang thang ở sân bay London khi các chuyến bay đi Mỹ bị hoãn vì có báo động khủng bố. Không có ai chửi bới, mọi người ngoan ngoãn chờ đợi. Họ nói về cái chính quyền đã hoãn các chuyến bay với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Người ta mất kỳ nghỉ hay công chuyện ở Mỹ cũng chẳng sao. Mọi người đều hạnh phúc vì chính quyền đã lo lắng cho họ. „Nếu chúng ta ngồi cùng máy bay với bọn khủng bố thì sẽ ra sao? Nghĩ đến cũng đã thấy sợ rồi!”. Thực kiện là chẳng có tên khủng bố nào bị bắt và không có dấu vết đáng tin nào được đưa ra về việc ai đó có thể bị nguy hiểm không khiến cho lòng biết ơn của công dân giảm xuống.
Nhưng sự dối trá ở đâu?
Tôi không biết có sự dối trá không. Nhưng tôi biết là có một không gian mới cho dối trá và lừa mị (manipulation) dân chúng. Tôi không biết bọn khủng bố có thực sự có kế hoạch gì không. Nhưng tôi biết rằng nếu chính quyền tự nghĩ ra báo động đó, như Stalin luôn liên tiếp nghĩ ra những âm mưu gây tranh cãi, thì chính quyền sẽ có được lòng biết ơn của mọi người mà gần như không tốn chút hơi sức nào. Không thể kiểm tra được điều này trên thực tế. Rủi ro ở đây khác với các hiểm nguy khác, bởi nó không nhìn thấy được, khó đo đếm và không được xác minh.
Có thể dễ dàng khẳng định có vụ nổ nào không hay những người về hưu có được tăng lương hưu hay không. Nhưng rất khó đánh giá có rủi ro thực tế về việc bom nổ hay không. Chắc luôn có rủi ro nào đó.
Xét từ số báo động giả và từ nhưng dối trá chính trị bị đưa ra ánh sáng, có thể giả định là ở đây chúng ta có vấn đề.
Nhưng có lẽ ông cũng tin là có khủng bố chứ?
Tôi tin là có và tôi tin chính quyền chiến đấu với khủng bố, nhưng tôi cảm thấy họ lạm dụng - có thể là một cách có ý thức – nỗi sợ mà khủng bố gây ra để xóa đi các khía cạnh ít vẻ vang hơn trong hoạt động của họ. Những cái xe tăng bao vây sân bay London có phải là để chiến đấu với khủng bố? Hay nhiều hơn là để tăng cảm giác bị đe dọa và cảm giác biết ơn của công dân đối với chính quyền đang bảo vệ họ và nhờ nó mà họ giữ được mạng sống? Anh có tưởng tượng được việc dùng xe tăng để tìm một phụ nữ mang chất nổ trong người và sẽ làm nổ máy bay không? Trong cuộc chiến với không tặc xe tăng ít hiệu quả, nhưng chúng gây ấn tượng mạnh với những người đang sợ hãi. „Họ lo lắng cho chúng ta, chăm sóc chúng ta, bảo vệ chúng ta, chúng ta mang ơn họ về mạng sống”.
Ông cho rằng chính phủ và các cơ quan an ninh ở Mỹ, Anh, Ba Lan hay Ý đã có những âm mưu để biến chúng ta thành bầy người sợ hãi, mất phương hướng, dễ bị lừa mị và mất tự chủ?
Tôi nói về sự bất khả thấu nguyên nhân của các mối đe dọa safety, về sự khó khăn ngày càng lớn trong việc điều tra sự thật, về phạm vi ngày một rộng hơn của việc sử dụng sự dối trá. Trong gương mặt khủng hoảng tính chính danh của chính quyền xuất phát từ những quá trình toàn cầu hóa, phải chăng nhà nước có khuynh hướng tạo ra cảm giác bị đe dọa trong phạm vi nó cảm thấy hơi chắc chắn hơn và có thể cho thấy nó làm được nhiều hơn?
Nếu nó có (khuynh hướng ấy) thì sao?
Đây là câu hỏi căn bản cho nhà xã hội học. Thế giới thay đổi ra sao khi mọi người không còn hy vọng vào security và chỉ chú ý tới safety? Họ sẽ sống ra sao, nếu sự chú ý của họ chỉ tập trung vào việc mua sắm lên đời các hệ thống báo động, cửa sắt, khóa, áo chống đạn, mặt nạ khí và có trời mới biết được gì nữa... Hiển nhiên là dẫu có cả đám hỗn độn ấy thì nguồn gốc của những bất an và căng thẳng vẫn còn nguyên không được động chạm đến. Ngược lại, một cơ chế tự thúc mình được khởi động – càng nhiều sợ hãi, mớ hỗn độn quanh các hệ thống báo động, cửa, khóa càng lớn. Mớ hỗn độn càng lớn, nỗi sợ hãi càng mạnh. Nỗi sợ không được xoa dịu sẽ tìm nguồn và sẽ cần đến mỗi lúc một nhiều hơn các đối tượng khác nơi nó có thể giải tỏa. Ở đây hiệu quả phụ nguy hiểm sẽ là những căng thẳng giữa các sắc dân hay giữa các nền văn hóa. Trong xã hội đa sắc tộc của phương Tây ngày nay điều này có nghĩa là sự xói mòn lòng tin và thống nhất xã hội. Ở đây đã không còn là chuyện đùa nữa. Chúng ta đi đến tâm điểm của bản sắc xã hội, của nền dân chủ và cấu trúc chính trị chính là dựa vào lòng tin và sự thống nhất xã hội. Và kết quả cuối cùng là người ta làm quá ít để chuẩn bị cho chúng ta bước vào cuộc sống trên hành tinh toàn cầu hóa và chung sống an toàn.
Đây là điều ông nghĩ đến khi nói về việc „lột trần những dối trá bao che trách nhiệm về bất hạnh của con người”?
Đây chỉ là một trong số các ví dụ.
Thế các ví dụ khác?
Anh hãy lấy ví dụ cách tính tổng sản phẩm nội địa, tức là GDP. GDP luôn luôn tăng, nhưng sao người ta có vẻ không cảm thấy cuộc sống tốt hơn nhiều? Vì sao?
Vì sự tăng trưởng nhắm vào vài phần trăm những người tự cường nhất vốn vẫn là những người giàu nhất?
Đó là một nguyên nhân. Nhưng bản thân tăng trưởng GDP thực chất là một siêu dối trá toàn cầu, nếu người ta xem nó là thước đo cho sự phồn vinh của con người. Bởi vì GDP ghi nhận lượng tiền qua tay trong phạm vi một nền kinh tế nào đó. Nhưng nó không xem xét tới một khu vực rộng lớn của kinh tế đạo đức, kinh tế gia đình, láng giềng, môi trường. Khi ngồi một mình trong nhà ăn hay quán bar và nuốt đồ ăn nhanh, thì tôi chẳng thấy dễ chịu gì cho lắm, nhưng tôi thực hiện một nghĩa vụ xã hội nào đó, bởi hóa đơn tôi sẽ trả được tính vào thành phần của GDP và làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế lớn hơn. Nhưng khi vợ tôi nấu cho tôi bữa trưa và chúng tôi ăn cùng con cái, thì điều đó có thể sẽ dễ chịu, lành mạnh hơn đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ cư xử phi xã hội và phi kinh tế, vì GDP không ghi nhận điều đó. Khi gia đình tan rã và cả nhà đều chui ra quán hay các bar ăn nhanh, chắc hẳn hạnh phúc và cả nhân tính của chúng tôi cũng bớt đi, nhưng GDP lại tăng. Khi ông hàng xóm giúp tôi cắt cỏ, còn tôi giúp ông ấy sửa giàn hoa, cả hai chúng tôi đều được hưởng lợi gấp đôi – vì công việc được hoàn tất và nhân thể, chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn trong khu vực của mình. Nhưng GDP sẽ thiệt hại vì điều này, vì mỗi người chúng tôi đều có thể thuê thợ và hóa đơn sẽ được thống kê, đánh thuế. Tương tự, khi tuổi cao sức yếu, tôi sẽ dễ chịu nếu được con gái chăm sóc, hơn là phải đến cái trại nào đó chờ chết. Nhưng sự chăm sóc lấy tiền được GDP ưu ái hơn, còn sự chăm sóc từ trái tim theo góc nhìn thống kê kinh tế là công việc vô giá trị.
Đồng ý, có thể dễ dàng tưởng tượng mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển dịch vụ, nơi người ta làm việc và thu nhập mỗi lúc một nhiều hơn khi cung cấp dịch vụ lẫn nhau, nhưng đồng thời tất cả mọi người đều tốn tiền và mất chất lượng sống, bởi một mặt họ chi tiêu mỗi lúc một nhiều hơn, nhưng mặt khác lại bị mất đi những niềm vui giản dị, những mối liên hệ tình cảm tích cực với người khác thay cho những liên hệ kinh tế lạnh lùng. Nhưng đó có phải là dối trá không?
Đó là sự dối trá nguy hiểm. Thực chất người ta đo cái điều biểu hiện sự xói mòn xã hội và tan rã gia đình, nhưng chúng ta trưng ra như là thành công kinh tế hay thành công về văn minh! Điều có thật và đau đớn, được cảm nhận rộng rãi là mất mát, lại được kinh tế thị trường trình bày như lợi ích. Người ta gói ghém nỗi bất hạnh của sự tan rã các mối liên kết giữa người với người hay những phiền phức thông thường trong sự dối trá dựa trên trao đổi thương mại của tăng trưởng kinh tế. Ai cũng muốn làm việc cách nhà 500m, đi bộ đi làm, về nhà ăn trưa, sau giờ làm chăm vườn cùng lũ trẻ và cùng nấu bữa tối. Nhưng từ góc nhìn GDP thì sẽ tốt hơn nếu anh làm việc cách nhà 50 km. Khi đó anh tốn khối tiền và thời gian để đi làm. Tất nhiên anh sẽ ăn quán. Anh đặt pizza cho bữa tối, trẻ con do cô giúp việc trông, vườn thuê thợ làm vườn. Thêm vào đó, anh sẵn lòng làm thêm ngoài giờ hay một công việc thứ hai, vì lúc nào anh cũng thiếu tiền cho mọi thứ. Có thể trên danh nghĩa anh giàu hơn rất nhiều, nhưng thực tế lại nghèo và bất hạnh hơn. Chính phủ khoác lác bằng tăng trưởng GDP, nhưng không nói tăng trưởng GDP làm tăng chất lượng cuộc sống ở mức độ nào, và hủy hoại chất lượng cuộc sống ở mức độ nào. Khi mọi nhu cầu và khao khát của chúng ta - từ ăn uống đến tình dục - đều được thị trường thỏa mãn và khi toàn bộ cuộc sống chúng ta được quy về việc thu chi tiền, chúng ta trở thành những sinh vật bất hạnh nhất, cô đơn nhất và vô nghĩa lý nhất trên trái đất. Tất nhiên chúng ta có thể thương mại hóa toàn bộ phạm vi cuộc sống vốn dựa vào các mối quan hệ đạo đức, vào cộng đồng, sự tự lập, nhưng cuộc sống khi đó trông sẽ ra sao?
Ông tự nghĩ ra điều đó, hay ông đọc ở đâu?
Khó có thể đọc được điều này ở đâu. Ban đầu tôi cảm thấy nó. Sau đó tôi đã tìm tòi rất lâu. Phê phán truyền thống đối với chủ nghĩa tư bản tua-bin (turbocapitalism) dựa vào việc vạch trần sự leo thang những thèm khát bị thúc đẩy bởi các chiêu tiếp thị ngày càng tinh vi và các quảng cáo ngày càng quyền lực. Sự dối trá này đã được biết đến từ lâu. Kinh tế đương đại ngày càng dựa nhiều hơn vào việc nghĩ ra một sản phẩm mới (hoặc bề ngoài là mới), sau đó nhờ vào tuyên truyền mạnh mẽ để đánh thức những ham muốn mới, nhồi vào đầu mọi người ý nghĩ là thiếu những sản phẩm ấy họ sẽ không hạnh phúc. Truyền thông sống bằng quảng cáo không thể không tham gia vào siêu dối trá của nền văn minh tiêu dùng. Sự dối trá này từ vài chục năm nay đã đẩy chúng ta vào nỗi bất hạnh mỗi lúc một lớn hơn của những ham muốn không được thỏa mãn, được khơi dậy một cách giả tạo. Nhưng sự dối trá tồi tệ nhất của nền kinh tế dựa trên quảng cáo là việc toàn bộ viễn cảnh về cuộc sống và ý nghĩa tồn tại trong sự tuyên truyền này bị giới hạn vào thứ dầu gội đầu mới, thứ bột làm thạch hay cái xe mới.
Sự dối trá này không chỉ „bao che sự bất hạnh”, mà đơn giản là tạo ra nó.
Nó tạo ra đồng thời bao che. Nguồn cơn của bất hạnh là sự leo thang ham muốn vượt quá khả năng thỏa mãn chúng. Nền kinh tế dựa vào tiêu dùng sẽ sụp đổ theo cách khác. Vỏ bọc do quảng cáo tạo ra nằm ở ảo giác rằng có thể thỏa mãn ham muốn. Song sự thật là trong xã hội tiêu dùng cơ hội để thỏa mãn chúng rất thấp. Người ta đổ nhiều tiền bạc và công sức nhất vào việc đánh thức ham muốn, chứ không phải vào việc thỏa mãn chúng. Để thỏa mãn những ham muốn bịa đặt bị khơi dậy một cách giả tạo chúng ta làm việc cật lực, hành hạ người thân, hủy hoại những phạm vi sống phi thị trường (không có ý nghĩa kinh tế) của chúng ta. Cuộc đuổi bắt này không bao giờ chấm dứt. Không có vạch đích trên đường đua tiêu dùng. Khi anh làm việc cật lực và rốt cuộc bỏ ra được đủ tiền mua nhà hay xe hơi, những thứ sẽ phải mang lại hạnh phúc cho gia đình anh, ngay sau đó anh sẽ nhận được quảng cáo xe hơi từ chính hãng ấy, cái xe sẽ mang lại nhiều hạnh phúc hơn nữa, hoặc quảng cáo nhà nơi sẽ có nhiều tình yêu và hơi ấm gia đình hơn. „Hãy mua đi, rồi bạn sẽ hạnh phúc”. Những sự dối trá vĩ đại của xã hội tiêu dùng nằm ở chỗ những lời hứa mang đến kết quả mong muốn phải bị vi phạm hàng ngày. Trong hệ thống tiêu dùng chúng ta như Syzyf hay đúng hơn như con lừa đuổi theo củ cà rốt ở đầu gậy, hoặc như con chuột trong vòng quay. Anh vừa mới mua xong một thứ đồ phải mang lại hạnh phúc cho anh và gia đình thì đã được biết không phải là nó, rằng nguồn gốc của hạnh phúc là thứ gì đó khác kia. Trong bóng đổ của những niềm hi vọng tót vời che lấp mọi thứ, mỗi lúc một mới hơn, đống đồ vừa mới bóc tem mà ta sẽ bỏ đi lớn dần lên, bởi thực sự chúng chẳng cho ta hạnh phúc hoặc không so sánh được với những sản phẩm tiềm năng khác chưa được dùng thử.
Vậy con người nên học được khá nhanh rằng đồ vật không mang lại hạnh phúc.
Cái khó ở đây là lý trí của chúng ta – sau khi bị đặt dưới sự tẩy não vĩ đại và có hệ thống bằng quảng cáo – từ lâu đã không còn lành mạnh nữa. Theo nguyên tắc của Goebbels sự dối trá của chủ nghĩa tiêu dùng, được lặp lại hàng triệu hay hàng tỉ lần, đã trở thành sự thật được công nhận rộng rãi. Tiêu dùng hậu hiện đại là thói quen xấu tuyệt đối gây nghiện. Nó lây nhiễm y như nghiện ma túy hay nghiện tình dục. Nhìn thấy một quảng cáo mới, người ta rơi vào trạng thái hưng phấn không lành mạnh mà người ta không biết làm chủ. Người ta cảm thấy bất ngờ hưng phấn khi kịp sở hữu thứ gì đó. Nhưng ngay sau khi mua người ta trải nghiệm sự thất vọng và sự tuột hứng đau đớn chỉ có thể bị đẩy lùi bằng cách thỏa mãn những liều ham muốn tiếp theo. Cũng như đa số thói quen xấu, liều cần thiết để chiến thắng nỗi thất vọng không ngừng tăng lên. Vậy là chúng ta ngày càng rơi vào bất hạnh và sự cầm tù của ham muốn được gói ghém trong hình dung sai lầm về hạnh phúc. Sự dối trá này thống trị những ước mơ của con người và qua giấc mơ con người áp đảo thế giới.
Nhưng bằng cách nào, thưa giáo sư, sự dối trá bắt đầu thống trị, còn sự thật thì người ta lại không nghe?
Ở đây tôi sẽ viện đến Aristotles, người đã viết rằng việc điều tra sự thật diễn ra ở chợ (agora), nghĩa là ở phạm vi công cộng. Ở đó mối liên hệ giữa cái mà ông gọi là oikos (nghĩa là việc riêng) và ecclesia (việc chung) được thiết lập. Ở chợ, từ hàng thế kỷ, các nhu cầu cá nhân bị chuyển thành các lợi ích xã hội, còn các quyền lợi tập thể bị chuyển thành ngôn ngữ của các quyền và nghĩa vụ cá nhân. Bằng cách đó, sự thật được điều tra một cách diễn ngôn, người ta xác định điều xã hội chấp nhận là sự miêu tả đúng thực tại. Bây giờ không còn cái chợ như thế nữa. Trong cái chợ ngày nay người ta chủ yếu kể về những trải nghiệm cá nhân của mình. „Tôi đã làm được điều đó”. „Họ đã không làm được điều đó.” „Cái này dễ thương.” „Cái ấy đáng tiếc”. Diễn ngôn khép lại trong tầm chân trời cá nhân. Nó xoay quanh những gì con người có thể tự nhìn thấy hay trải nghiệm. Những gì chúng ta có thể sờ, nếm, ngửi. Các kinh nghiệm tập thể thiếu cái „nền vật chất” hay cơ chế xã hội cho phép chúng kết tinh và mở đường đến sự thật chung, khách quan, bên trên cá nhân.
Nhưng vì sao lại thế, thưa giáo sư?
Ai đó đã nói rất đúng rằng người tiêu dùng là kẻ thù của công dân. Công dân quan tâm đến sự thật có giá trị xã hội vượt lên trên cá thể, bởi anh ta tìm kiếm sự viên mãn trong cộng đồng mà anh ta thuộc về, hay cộng đồng mà anh ta muốn lập ra. Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn các ham muốn cá nhân của mình. Anh ta không nghĩ đến sự thật hay dối trá. Anh ta chỉ sử dụng khía cạnh hữu dụng, dễ chịu, vui vẻ. Trong thế giới của những người tiêu dùng mối giao tiếp giữa ecclesie và oikos bị cắt đứt. Các nhân vật của công chúng thậm chí bảo đảm với chúng ta rằng công bằng là khái niệm rỗng được các nhà tư tưởng bịa ra, rằng chỉ có quyền lợi cá nhân là hiện thực và rằng – ngay cả nếu thuật ngữ „xã hội công bằng” có nghĩa gì đó - thì chính là sự khuyến khích các quyền lợi cá nhân. Nhưng nếu chỉ tồn tại các quyền lợi thì chúng ta phải tìm sự thật như thế nào? Thứ luật chung nào là khả dĩ trong thế giới người tiêu dùng? Tôi không nói đến lời giải đáp triết học. Tôi là nhà xã hội học và với tư cách một nhà xã hội học, tôi cảm thấy bất an vì sự biến mất rõ rệt của các cơ chế xã hội truy tầm sự thật.
Có nghĩa là kỷ nguyên dối trá đang chờ đợi chúng ta?
Điều này phụ thuộc vào mọi người, mà mọi người, đáng tiếc, lại thờ ơ với sự thật.
Ở Ba Lan người ta không tranh cãi về chuyện gì khác cả. Ai nói dối? Ai nói dối hơn? Ai lừa đảo? Sự thật và dối trá là chủ đề số 1.
Nhưng sự thật nào? Những sự dối trá nào? Ngày nay chúng ta đưa đạo dức chính trị vào đạo đức cá nhân của các chính trị gia. Clinton là một ví dụ tốt. Khi ông phá bỏ hệ thống an sinh xã hội được Roosevelt thành lập và Johnson xây dựng, khi ông hủy bỏ các chương trình xã hội liên bang và chuyển chúng cho các tiểu bang, khi các bang bắt đầu cạnh tranh để cắt giảm trợ cấp, vì mỗi tiểu bang đều muốn tránh làn sóng đói nghèo tràn sang từ bang lân cận, người ta không đặt vấn đề đạo đức đối với ông ta. Mà ông ta đã nghi ngờ nguyên tắc đạo đức cơ bản rằng trách nhiệm của nhà nước là chăm lo cho dân chúng. Nhưng khi ông nói dối về chuyện ngoại tình với thực tập sinh, người ta đòi phải bãi nhiệm ông vì lý do đạo đức. Người ta công nhận rằng tổng thống đã vi phạm nguyên tắc luân lý.... Đây là đặc trưng của tình hình mới. Sự dối trá hay vụ ngoại tình hủy diệt chính trị gia. Nhưng vi phạm đạo đức của đời sống xã hội thì có thể dễ dàng xoay xở. Khi vấn đề sự thật được giản lược đến việc nói thật dẫu là của những cá nhân tuyệt vời nhất, thì sự thật về xã hội, về tình trạng và số phận của cộng đồng biến mất khỏi tầm mắt. Nếu chính trị gia nói dối, có thể lột mặt nạ anh ta và bãi nhiệm. Có các công cụ để làm việc đó. Công tố viên, tòa án, các nhà báo tò mò hay các ủy ban điều tra. Nhưng khi những sự thật của chung sống xã hội bị dối trá, người ta chủ yếu im lặng. Bởi các sự thật định đoạt số phận chung của chúng ta không thể được xác định bởi các công tố viên, các quan tòa và các ủy ban điều tra. Việc xác định chúng đòi hỏi phải có agora. Mà agora đang biến mất.
Nghĩa là lỗi lại ở sự tiêu dùng?
Chủ nghĩa tiêu thụ – một phần. Nhưng không chỉ có mình nó. Sự tràn ngập thông tin cũng có thể tạo điều kiện cho dối trá áp đảo. Truyền thông đương đại cũng vậy. Kỹ thuật truyền đạt thông tin và kỹ thuật truy tầm sự thật được chi phối bởi các lô gíc khác nhau. Nguồn thông tin phổ biến nhất hiện nay là truyền hình về bản chất không thể gây sự chú ý của người xem trong khoảng thời gian cần thiết để đưa ra căn bản của luận điểm. Trong cuộc tranh luận trên truyền hình, cùng lắm chỉ có thể làm người đối thoại điếc tai và tương vào anh ta (và vào khán giả) những lời châm chích ngắn ngủi. Mà truy tầm sự thật thì cần tập trung và gắng sức. Chẳng bao giờ đến được với sự thật bằng những tiếng la hét hay những lời châm chích. Khi cuộc tranh luận dẫn đến trận khẩu chiến bằng những lời châm chích, việc phân biệt sự thật và dối trá là bất khả.
Nhất định phải thế, hay đó chỉ là một giai đoạn lịch sử thôi?
Tôi không bao giờ chấp nhận là tình hình phải như nó đang là. Nếu chúng ta phản kháng, nếu chúng ta trò chuyện vài giờ – như chúng ta đang làm, chứ không phải vài phút, thì sự thật sẽ khá hơn. Thông tin đưa ra càng quá liều và càng nông thì càng ít có cơ hội cho một cuộc tranh luận nghiêm túc, chúng ta càng có nhiều khả năng bị chìm trong dối trá. Chúng ta đứng trước lựa chọn – và chúng ta sẽ ra sao cũng phụ thuộc vào chúng ta.
Ông muốn thay đổi số phận của thế giới bằng lời nói?
Anh biết không, người ta từng hỏi Cornelius Castoriadis: „Ông muốn thay đổi thế giới à?”. Và ông trả lời: „Xin Chúa che chở cho tôi! Tôi chỉ muốn thế giới tự thay đổi. Như nó đã từng làm thế trong lịch sử của mình”.
Jacek Żakowski: - Ông không thể tưởng tượng được tôi đã vui mừng thế nào khi ông nói về „niềm đam mê lột trần những dối trá bao che trách nhiệm về những bất hạnh của con người...” trong cuộc trò chuyện với Keith Tester. Nhưng Tester đã không khai triển mạch này. Và tôi vẫn không biết những dối trá ấy là gì. Giờ ta hãy thử vạch trần chúng một cách triệt để.
Zygmunt Bauman: - Triệt để? Anh định triệt để vạch trần và đưa đám sự dối trá?
Tôi rất muốn ông ít nhất cũng hạ gục vài sự dối trá lớn.
Thế thì anh đã ở thế yếu rồi. Cuộc chiến với dối trá là bất khả chiến thắng. Dối trá tự bản chất là vĩnh cửu và có ở khắp nơi. Georges Duhamel đã rất thông thái khi nói rằng: „Giả dối là nguyên tắc, sự thật là ngoại lệ”.
Ông cũng cho rằng như vậy?
Điều này có thể dễ dàng chứng minh một cách lô gích. Cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng. Thế nhưng các câu trả lời dối trá thì có cả đống.
Vậy vì sao „niềm đam mê lột trần dối trá” lại dẫn lối cho một trong những nhà xã hội học đương đại vĩ đại nhất?
Hẳn là anh muốn nói đến những dối trá chính trị?
Nếu như chúng thường bao che „bất hạnh của con người” nhất.
Điều này không mấy thú vị. Dối trá chính trị sớm muộn gì cũng trở nên rõ ràng đối với tất cả mọi người. Chẳng ai ngạc nhiên khi nghe thấy rằng Blair nói dối về vũ khí khủng khiếp của Hunsein, hoặc rằng Đức đã nói dối về cuộc tấn công của Ba Lan vào đài phát thanh ở Gliwice. Ở đây chẳng cần đến triết học lẫn xã hội học. Những thứ ấy chỉ làm tôi mất thời gian. Tôi quan tâm đến những lò xo ẩn quyết định số phận của những con người bình thường – như anh và tôi.
Ông tin là có „những lò xo ẩn của số phận”?
Có những quá trình vĩ đại mà chúng ta tiếp nhận như những đòn đánh hay bản án của số phận, mặc dù về bản chất chúng là hậu quả hành động có ý thức ít hay nhiều của ai đó. Có những sự kiện có vẻ như bất ngờ hay bất khả kháng, nhưng lại xuât phát từ chuỗi quyết định của con người, từ hệ thống các mối liên kết mà chúng ta có thể có ảnh hưởng nếu biết tự ý thức.
Những âm mưu lớn nào đó?
Những tham vọng thầm kín thì đúng hơn, chúng vẫn luôn hiên hữu nhưng ngày nay chúng đặc biệt phức tạp và khó tránh khỏi bởi có tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau hiển nhiên của các vận mệnh toàn cầu. Chuyện một tia sét từ trời quang đánh trúng đầu người công nhân đang làm việc trong nhà máy ở Leeds hay ở Warszawa có thể là hậu quả của điều gì đó xảy ra ở Singapore hay New York. Người công nhân chẳng biết gì về điều ấy và cũng chẳng có chút ảnh hưởng nào đối với nó. Hơn nữa – thậm chí Gordon Brown (bộ trưởng tài chính Anh), tổng thống Pháp, thủ tướng Đức hay thủ tướng Ba Lan cũng chẳng có ảnh hưởng gì.
Điều này chưa có gì chung lắm với sự dối trá.
Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu khiến nguyên nhân của vị thế chúng ta thoát khỏi các quan sát của con người. Điều này mở ra một không gian chưa từng thấy trong lịch sử cho những sự dối trá và lừa mị vĩ đại. Trước kia không có ngần ấy chỗ cho dối trá, bởi vì các mối nguy hiểm và cách bảo vệ trước chúng được hình thành trong mối liên hệ hiển nhiên. Nếu có bệnh dịch thì cần phải đóng cửa không cho người lạ vào. Nếu có lũ lụt thì phải leo lên ngọn đồi khô ráo. Ngày nay chúng ta không hiểu được mối liên hệ giữa các hiểm nguy và hành động của chúng ta. Ta được biết về chúng từ những người thông thái viết trên báo chí. Ô nhiễm không khí, hành tinh nóng lên, lỗ thủng tầng ô zôn, nguồn gốc của tình hình kinh tế, nguyên nhân khủng bố, lý do thất nghiệp – đó không phải là những hiện tượng có thể nắm bắt được bằng các giác quan tự nhiên. Các chuyên gia nói cho chúng ta nghe về chúng. Nếu các chuyên gia không nói, chúng ta không biết mình đang đứng trước nguy hiểm. Hơn thế nữa – vì chúng ta phải dựa vào ý kiến của các chuyên gia để đánh giá tình hình và một người bình thường không có cách gì kiểm soát họ, người ta có thể nói dối chúng ta thoải mái. Các chuyên gia có thể nói với chúng ta rằng khí nhà kính không có hại, rằng thuyết đơn phương tốt hơn việc xây dựng cộng đồng quốc tế, rằng đó là con đường đúng đắn duy nhất đưa đến phát triển, rằng sô cô la hay rượu kéo dài tuổi thọ hoặc ngược lại.
Và theo ông là không có cách gì xác minh điều đó.
Không có! Thực tế ai cũng có thể ngang nhiên nói dối chúng ta. Trước kia ai cũng rõ là các chính trị gia nói dối, bởi thế người ta tìm sự thật ở các chuyên gia, những người có thẩm quyền, các trí thức, những nhà thông thái. Ngày nay các chuyên gia, trí thức, những nhà thông thái nói dối cũng ngang nhiên và nhẹ nhàng như các chính trị gia mỗi lúc một nhiều hơn. Bởi vậy khi chúng ta nghe thấy theo các nghiên cứu gần nhất một thứ men nào đấy có trong thức ăn kéo dài hoặc rút ngắn tuổi thọ, thì mọi người lập tức hỏi ngay: „Ai tài trợ cho nghiên cứu này?”. Ngày càng phổ biến ý kiến cho rằng nếu nghiên cứu được tập đoàn sản xuất thuốc lá đặt hàng thì kết quả sẽ là thuốc lá tốt cho sức khỏe. Chắc hẳn chẳng còn luận điểm nào vô lý đến mức không thể đánh đổ nó bằng kết quả các nghiên cứu tiến hành trong các trung tâm được công nhận.
Nhưng có thể đánh đổ nó bằng các nghiên cứu khác.
Chính thế! Có thể đánh đổ hoặc chứng minh luận điểm đúng đắn nhất hay ngu ngốc nhất dễ dàng như nhau! Và chúng ta được gì? Khi tra từ khóa „sự dối trá” ở Google tiếng Ba Lan, tôi tìm thấy trong vòng hai phần mười giây hơn 10400 tài liệu. Con người có thể làm gì với điều này? Còn với từ khóa „sự an toàn” gần đây tôi nhận được địa chỉ tới 17 triệu tài liệu. Tôi có nhờ vậy mà thông thái hơn không? Paul Virilio viết về „quả bom thông tin” mà theo ông còn nguy hiểm đối với sự tồn tại của loài người hơn cả bom nguyên tử, bởi nó ngăn cản việc hiểu được những gì đang xảy ra.
Và việc đưa ra những quyết định hợp lý.
Việc phán đoán đã trở nên bất khả rồi, nói gì đến quyết định hợp lý!
Do đó ngày nay sự dối trá căn bản đầu tiên là luận điểm rằng chúng ta có thể phân biệt dối trá và sự thật?
Chúng ta không biết phân biệt và ngày càng không biết. Đó là siêu dối trá của tư duy duy lý đương đại, vô sở bất tại và đang ngày một hùng mạnh. Chúng ta biết phân biệt dối trá và sự thật ư?
Nhưng đó chưa phải là một trong những điều dối trá vĩ đại đương thời „bao che trách nhiệm về bất hạnh của con người.”
Đó là điều dối trá mở ra khả năng gói ghém giả dối tránh nhiệm vào bất cứ cái hộp nào.
Ví dụ?
Ví dụ sự an toàn.
Nghĩa là?
Ở đây có lẽ tôi đã tháo dỡ ra được điều gì đó, nhưng tôi đề nghị kiên nhẫn một chút. Anh có nhớ lý thuyết của Bahtin nói rằng bản chất của quyền lực là dựa trên nỗi sợ không? Trước hết là nỗi sợ vũ trụ mà hầu như mỗi người đều cảm thấy từ thủa lọt lòng. Mỗi khi nghĩ đến vũ trụ, nhìn những cơn sóng lớn, những vực sâu, những ngọn núi ngất trời, chúng ta cảm thấy sự nhỏ bé, mong manh, bất lực của mình. Đó là nỗi sợ tự nhiên mà từ đó tôn giáo, văn hóa, triết học lấy được sức mạnh. Nỗi sợ thứ hai là nỗi sợ chính quyền. Sức mạnh của quyền lực chính trị dựa vào đó. Nỗi sợ chính quyền có thể được tạo ra. Để đạt đến sức mạnh của nỗi sợ vũ trụ, quyền lực chính trị phải được cắt đo theo cỡ quyền lực của Thượng đế. Nó phải có quyền năng rộng khắp, vô sở bất tại và bất khả thấu. Đó phải là quyền lực tầm cỡ của cả Kinh Thánh và Sách Job gộp lại. Bởi Job rốt cuộc đã cảm nhận được, điều đó có nghĩa là Thượng đế không chỉ tạo ra, mà còn thay đổi luật lệ theo ý mình, vì vậy không có sự tuân phục luật lệ Thượng đế nào bảo đảm an toàn cho chúng ta trên trần thế. Leszek Kołakowski đã đào sâu vấn đề này thật tuyệt vời. Và trước đó Carl Schmidt đã viết: „quyền lực thực sự tự chủ phụ thuộc vào sức mạnh thực hiện các ngoại lệ”. Sư phụ trong lãnh vực này là Stalin, người đã khủng bố được toàn thể xã hội, tới mức thậm chí những người phục tùng nhất cũng không chắc chắn được về ngày mai, bởi vậy họ biết ơn hắn chỉ bởi hắn không tống họ vào nhóm những kẻ nổi loạn. „Stalin yêu dấu chăm lo cho người lương thiện – Người đã không đày tôi đi Siberia”.
Nhưng cái đó liên quan như thế nào đến thế giới ngày nay?
Vâng, mỗi chính quyền, bao gồm cả chính quyền ngày nay, để thực hiện vai trò của mình, cần tính chính danh gieo rắc trên nỗi sợ. Đó không thể là nỗi sợ vũ trụ như trong thời ai Cập cổ đại – bởi chính quyền của chúng ta là thế tục. Nhất thiết cần có nỗi sợ chính quyền. Chính quyền đứng trước công dân phải có thể nói với anh ta: „Chính chúng tôi bảo vệ anh trước các hiểm nguy đang rình rập. Chỉ có việc tuân phục các luật lệ do chính quyền đặt ra cho cộng đồng chúng ta mới khiến anh được an toàn!” Nhưng chính quyền ấy ngày nay phải bảo vệ chúng ta trước điều gì? Trước kia các hiểm nguy của thế giới rất hiện thực. Các hiểm nguy là thiên tai, súc vật, kẻ lạ. Chính quyền phải bảo vệ nhân dân trước những điều này. Sau đó là các chu trình kinh thế, khủng hoảng, thất nghiệp. Từ thời Bismarck nhà nước nhận phần bảo vệ trước những hiểm nguy khác nữa, sau thế chiến II nó mang hình thức nhà nước xã hội đảm bảo cho mọi người điều kiện sống tối thiểu và bảo hiểm cho cá nhân trong các trường hợp bất hạnh – ốm đau, thất nghiệp, tàn tật, nghèo đói và tuổi già. Các nhà nước của thế kỷ hai mươi theo một nghĩa chính trị nào đó là các hợp đồng bảo hiểm. Mô hình này đang kết thúc. Nhà nước đương đại đã không còn biết bảo hiểm cho các công dân của mình trước các bất hạnh cá nhân. Không có cả nguồn lực lẫn ý muốn làm điều đó. Nó đẩy trách nhiệm này cho các lực thị trường và sự khôn ngoan của cá nhân. Ai không xoay xở được sẽ trở thành „người bỏ đi”. Thế giới đương đại là thế giới của „bản kiểm kê thiếu”. Thứ gì không sử dụng được hoặc đã bị chán sẽ bị vứt bỏ. Trước tiên những thứ bị vất vào sọt rác mỗi lúc một nhiều hơn. Giờ đây cả con người, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các châu lục cũng bị vứt vào sọt rác. Châu Phi trở thành „rác thải của toàn cầu hóa”. Khi ngọn gió chính trị hay kinh tế thay đổi, gần như mỗi người chúng ta đều có thể ngày một ngày hai trở thành rác. Và càng lúc càng khó tin được việc ai đó bảo vệ chúng ta trước điều đó. Nhất là nhà nước. Rủi ro cuộc sống đã bị tư nhân hóa và cá thể hóa.
Nhưng sự dối trá nằm ở đâu?
Tôi đang tiến đến nó, nhưng ở đây bắt đầu có các bậc thang. Bởi chính quyền, để có tính chính danh, để biện minh cho đòi hỏi phục tùng, phải là lá chắn duy nhất trước các nguy hiểm đe dọa công dân và là người dẫn đường đến thế giới an toàn. Chính quyền đương đại, vẫn mang tính địa phương như thời xưa, nhưng hoạt động trong thế giới toàn cầu hóa, đã không thể và không muốn bảo vệ chúng ta trước những đỏng đảnh của thị trường, trước số phận bất hạnh, trước rủi ro bệnh tật. Có sự cám dỗ - và do đó tồn tại khả năng - chuyển chức năng bảo vệ trước nỗi sợ mà nhân danh nó chính quyền đòi hỏi chúng ta phục tùng từ phạm vi này sang phạm vi khác.
Sang phạm vi nào?
Ở đây tôi có chút khó khăn về ngôn ngữ. Để chỉ việc không có các nguy cơ trong tiếng Ba Lan chỉ có một từ - an toàn. Tiếng Anh có hai từ: security và safety. Security liên quan đến các mối liên hệ xã hội – thứ ở Ba Lan gọi là an toàn xã hội – như thu nhập ổn định, thoát nghèo, có nhà ở, hy vọng vào tuổi già yên ổn. Còn safety liên quan chủ yếu đến sự bảo toàn cơ thể – sự chắc chắn là tôi không bị ai đầu độc bằng thức ăn hay nước uống, không bị ai trộm hay cướp, không bị ai bắn, không bị ai bắt cóc mất con, không bị đặt bom... Chính quyền đương đại ngày càng hướng sự chú ý của nhân dân theo hướng này nhiều hơn. Không thể hứa hẹn cho nhân dân security và một xã hội nơi họ có thể cảm thấy secure, chính quyền càng ngày càng nói nhiều hơn về các hiểm họa safety. Họ muốn lấy được lòng biết ơn của chúng ta, khi không có bom nổ, khi ta không bị bọn côn đồ đánh, hay khi ăn mày bị quét sạch khỏi đường phố. Báo động vàng. Báo động da cam. Báo động đỏ. Phù, thành công rồi, cuộc tấn công đã bị vô hiệu hóa! Càng ít security, càng nhiều hưng phấn và ồn ào quanh safety. Có thể bằng cách này làm nhân dân nhầm lẫn, mất cảnh giác, hướng sự chú ý của chúng ta khỏi những bê bối và bất lực của chính quyền.
Điều này có thể được khẳng định trong các so sánh quốc tế. Cuộc chiến với khủng bố nóng bỏng nhất ở những nơi nhà nước ít quan tâm nhất đến phạm vi security hoặc từ bỏ chúng một cách đột ngột nhất – Mỹ, Anh, Ba Lan. Những nước không có gì đặc biệt xảy ra với security thì cuộc chiến này có vẻ nhẹ nhàng hơn.
Nhưng điều này không chỉ liên quan đến cuộc chiến với khủng bố. Trong các phạm vi khác của safety mức độ căng thẳng cũng phân bố tương tự. Càng ít security, thì cuộc chiến với khói thuốc lá, với việc vượt tốc độ trên đường bộ, với bạo hành gia đình và các thể loại côn đồ... càng ồn ào. Ở Mỹ ám ảnh chống thuốc lá bắt đầu cùng với chủ nghĩa tân tự do và lớn lên cùng nó. Ở Đức chính quyền bắt đầu nói về việc lái xe vượt tốc độ trên đường cao tốc khi nhà nước xã hội bắt đầu bị cắt giảm. Chắc không phải ngẫu nhiên mà ở châu Âu luật cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá trong nhà do chính Ireland đưa ra,nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất – nghĩa là, nói cách khác, ít safety nhất, các rủi ro cuộc sống rõ ràng nhất và nhà nước ít mang tính phúc lợi nhất.
Ông có cảm giác là bằng cách đó, chính quyền đánh lạc hướng sự chú ý của người dân khỏi những cuộc cải cách đau đớn?
Tôi không biết chứng minh điều này. Nhưng tôi nhìn thấy sự đồng thời rất rõ ràng. Và tôi cũng thấy những người bị tước mất security dễ dàng đồng ý với các hạn chế được biện minh bằng nhu cầu bảo vệ safety cho họ hơn. Tôi đã quan sát phản ứng của hàng nghìn người lang thang ở sân bay London khi các chuyến bay đi Mỹ bị hoãn vì có báo động khủng bố. Không có ai chửi bới, mọi người ngoan ngoãn chờ đợi. Họ nói về cái chính quyền đã hoãn các chuyến bay với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Người ta mất kỳ nghỉ hay công chuyện ở Mỹ cũng chẳng sao. Mọi người đều hạnh phúc vì chính quyền đã lo lắng cho họ. „Nếu chúng ta ngồi cùng máy bay với bọn khủng bố thì sẽ ra sao? Nghĩ đến cũng đã thấy sợ rồi!”. Thực kiện là chẳng có tên khủng bố nào bị bắt và không có dấu vết đáng tin nào được đưa ra về việc ai đó có thể bị nguy hiểm không khiến cho lòng biết ơn của công dân giảm xuống.
Nhưng sự dối trá ở đâu?
Tôi không biết có sự dối trá không. Nhưng tôi biết là có một không gian mới cho dối trá và lừa mị (manipulation) dân chúng. Tôi không biết bọn khủng bố có thực sự có kế hoạch gì không. Nhưng tôi biết rằng nếu chính quyền tự nghĩ ra báo động đó, như Stalin luôn liên tiếp nghĩ ra những âm mưu gây tranh cãi, thì chính quyền sẽ có được lòng biết ơn của mọi người mà gần như không tốn chút hơi sức nào. Không thể kiểm tra được điều này trên thực tế. Rủi ro ở đây khác với các hiểm nguy khác, bởi nó không nhìn thấy được, khó đo đếm và không được xác minh.
Có thể dễ dàng khẳng định có vụ nổ nào không hay những người về hưu có được tăng lương hưu hay không. Nhưng rất khó đánh giá có rủi ro thực tế về việc bom nổ hay không. Chắc luôn có rủi ro nào đó.
Xét từ số báo động giả và từ nhưng dối trá chính trị bị đưa ra ánh sáng, có thể giả định là ở đây chúng ta có vấn đề.
Nhưng có lẽ ông cũng tin là có khủng bố chứ?
Tôi tin là có và tôi tin chính quyền chiến đấu với khủng bố, nhưng tôi cảm thấy họ lạm dụng - có thể là một cách có ý thức – nỗi sợ mà khủng bố gây ra để xóa đi các khía cạnh ít vẻ vang hơn trong hoạt động của họ. Những cái xe tăng bao vây sân bay London có phải là để chiến đấu với khủng bố? Hay nhiều hơn là để tăng cảm giác bị đe dọa và cảm giác biết ơn của công dân đối với chính quyền đang bảo vệ họ và nhờ nó mà họ giữ được mạng sống? Anh có tưởng tượng được việc dùng xe tăng để tìm một phụ nữ mang chất nổ trong người và sẽ làm nổ máy bay không? Trong cuộc chiến với không tặc xe tăng ít hiệu quả, nhưng chúng gây ấn tượng mạnh với những người đang sợ hãi. „Họ lo lắng cho chúng ta, chăm sóc chúng ta, bảo vệ chúng ta, chúng ta mang ơn họ về mạng sống”.
Ông cho rằng chính phủ và các cơ quan an ninh ở Mỹ, Anh, Ba Lan hay Ý đã có những âm mưu để biến chúng ta thành bầy người sợ hãi, mất phương hướng, dễ bị lừa mị và mất tự chủ?
Tôi nói về sự bất khả thấu nguyên nhân của các mối đe dọa safety, về sự khó khăn ngày càng lớn trong việc điều tra sự thật, về phạm vi ngày một rộng hơn của việc sử dụng sự dối trá. Trong gương mặt khủng hoảng tính chính danh của chính quyền xuất phát từ những quá trình toàn cầu hóa, phải chăng nhà nước có khuynh hướng tạo ra cảm giác bị đe dọa trong phạm vi nó cảm thấy hơi chắc chắn hơn và có thể cho thấy nó làm được nhiều hơn?
Nếu nó có (khuynh hướng ấy) thì sao?
Đây là câu hỏi căn bản cho nhà xã hội học. Thế giới thay đổi ra sao khi mọi người không còn hy vọng vào security và chỉ chú ý tới safety? Họ sẽ sống ra sao, nếu sự chú ý của họ chỉ tập trung vào việc mua sắm lên đời các hệ thống báo động, cửa sắt, khóa, áo chống đạn, mặt nạ khí và có trời mới biết được gì nữa... Hiển nhiên là dẫu có cả đám hỗn độn ấy thì nguồn gốc của những bất an và căng thẳng vẫn còn nguyên không được động chạm đến. Ngược lại, một cơ chế tự thúc mình được khởi động – càng nhiều sợ hãi, mớ hỗn độn quanh các hệ thống báo động, cửa, khóa càng lớn. Mớ hỗn độn càng lớn, nỗi sợ hãi càng mạnh. Nỗi sợ không được xoa dịu sẽ tìm nguồn và sẽ cần đến mỗi lúc một nhiều hơn các đối tượng khác nơi nó có thể giải tỏa. Ở đây hiệu quả phụ nguy hiểm sẽ là những căng thẳng giữa các sắc dân hay giữa các nền văn hóa. Trong xã hội đa sắc tộc của phương Tây ngày nay điều này có nghĩa là sự xói mòn lòng tin và thống nhất xã hội. Ở đây đã không còn là chuyện đùa nữa. Chúng ta đi đến tâm điểm của bản sắc xã hội, của nền dân chủ và cấu trúc chính trị chính là dựa vào lòng tin và sự thống nhất xã hội. Và kết quả cuối cùng là người ta làm quá ít để chuẩn bị cho chúng ta bước vào cuộc sống trên hành tinh toàn cầu hóa và chung sống an toàn.
Đây là điều ông nghĩ đến khi nói về việc „lột trần những dối trá bao che trách nhiệm về bất hạnh của con người”?
Đây chỉ là một trong số các ví dụ.
Thế các ví dụ khác?
Anh hãy lấy ví dụ cách tính tổng sản phẩm nội địa, tức là GDP. GDP luôn luôn tăng, nhưng sao người ta có vẻ không cảm thấy cuộc sống tốt hơn nhiều? Vì sao?
Vì sự tăng trưởng nhắm vào vài phần trăm những người tự cường nhất vốn vẫn là những người giàu nhất?
Đó là một nguyên nhân. Nhưng bản thân tăng trưởng GDP thực chất là một siêu dối trá toàn cầu, nếu người ta xem nó là thước đo cho sự phồn vinh của con người. Bởi vì GDP ghi nhận lượng tiền qua tay trong phạm vi một nền kinh tế nào đó. Nhưng nó không xem xét tới một khu vực rộng lớn của kinh tế đạo đức, kinh tế gia đình, láng giềng, môi trường. Khi ngồi một mình trong nhà ăn hay quán bar và nuốt đồ ăn nhanh, thì tôi chẳng thấy dễ chịu gì cho lắm, nhưng tôi thực hiện một nghĩa vụ xã hội nào đó, bởi hóa đơn tôi sẽ trả được tính vào thành phần của GDP và làm cho chỉ số tăng trưởng kinh tế lớn hơn. Nhưng khi vợ tôi nấu cho tôi bữa trưa và chúng tôi ăn cùng con cái, thì điều đó có thể sẽ dễ chịu, lành mạnh hơn đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ cư xử phi xã hội và phi kinh tế, vì GDP không ghi nhận điều đó. Khi gia đình tan rã và cả nhà đều chui ra quán hay các bar ăn nhanh, chắc hẳn hạnh phúc và cả nhân tính của chúng tôi cũng bớt đi, nhưng GDP lại tăng. Khi ông hàng xóm giúp tôi cắt cỏ, còn tôi giúp ông ấy sửa giàn hoa, cả hai chúng tôi đều được hưởng lợi gấp đôi – vì công việc được hoàn tất và nhân thể, chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn trong khu vực của mình. Nhưng GDP sẽ thiệt hại vì điều này, vì mỗi người chúng tôi đều có thể thuê thợ và hóa đơn sẽ được thống kê, đánh thuế. Tương tự, khi tuổi cao sức yếu, tôi sẽ dễ chịu nếu được con gái chăm sóc, hơn là phải đến cái trại nào đó chờ chết. Nhưng sự chăm sóc lấy tiền được GDP ưu ái hơn, còn sự chăm sóc từ trái tim theo góc nhìn thống kê kinh tế là công việc vô giá trị.
Đồng ý, có thể dễ dàng tưởng tượng mô hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển dịch vụ, nơi người ta làm việc và thu nhập mỗi lúc một nhiều hơn khi cung cấp dịch vụ lẫn nhau, nhưng đồng thời tất cả mọi người đều tốn tiền và mất chất lượng sống, bởi một mặt họ chi tiêu mỗi lúc một nhiều hơn, nhưng mặt khác lại bị mất đi những niềm vui giản dị, những mối liên hệ tình cảm tích cực với người khác thay cho những liên hệ kinh tế lạnh lùng. Nhưng đó có phải là dối trá không?
Đó là sự dối trá nguy hiểm. Thực chất người ta đo cái điều biểu hiện sự xói mòn xã hội và tan rã gia đình, nhưng chúng ta trưng ra như là thành công kinh tế hay thành công về văn minh! Điều có thật và đau đớn, được cảm nhận rộng rãi là mất mát, lại được kinh tế thị trường trình bày như lợi ích. Người ta gói ghém nỗi bất hạnh của sự tan rã các mối liên kết giữa người với người hay những phiền phức thông thường trong sự dối trá dựa trên trao đổi thương mại của tăng trưởng kinh tế. Ai cũng muốn làm việc cách nhà 500m, đi bộ đi làm, về nhà ăn trưa, sau giờ làm chăm vườn cùng lũ trẻ và cùng nấu bữa tối. Nhưng từ góc nhìn GDP thì sẽ tốt hơn nếu anh làm việc cách nhà 50 km. Khi đó anh tốn khối tiền và thời gian để đi làm. Tất nhiên anh sẽ ăn quán. Anh đặt pizza cho bữa tối, trẻ con do cô giúp việc trông, vườn thuê thợ làm vườn. Thêm vào đó, anh sẵn lòng làm thêm ngoài giờ hay một công việc thứ hai, vì lúc nào anh cũng thiếu tiền cho mọi thứ. Có thể trên danh nghĩa anh giàu hơn rất nhiều, nhưng thực tế lại nghèo và bất hạnh hơn. Chính phủ khoác lác bằng tăng trưởng GDP, nhưng không nói tăng trưởng GDP làm tăng chất lượng cuộc sống ở mức độ nào, và hủy hoại chất lượng cuộc sống ở mức độ nào. Khi mọi nhu cầu và khao khát của chúng ta - từ ăn uống đến tình dục - đều được thị trường thỏa mãn và khi toàn bộ cuộc sống chúng ta được quy về việc thu chi tiền, chúng ta trở thành những sinh vật bất hạnh nhất, cô đơn nhất và vô nghĩa lý nhất trên trái đất. Tất nhiên chúng ta có thể thương mại hóa toàn bộ phạm vi cuộc sống vốn dựa vào các mối quan hệ đạo đức, vào cộng đồng, sự tự lập, nhưng cuộc sống khi đó trông sẽ ra sao?
Ông tự nghĩ ra điều đó, hay ông đọc ở đâu?
Khó có thể đọc được điều này ở đâu. Ban đầu tôi cảm thấy nó. Sau đó tôi đã tìm tòi rất lâu. Phê phán truyền thống đối với chủ nghĩa tư bản tua-bin (turbocapitalism) dựa vào việc vạch trần sự leo thang những thèm khát bị thúc đẩy bởi các chiêu tiếp thị ngày càng tinh vi và các quảng cáo ngày càng quyền lực. Sự dối trá này đã được biết đến từ lâu. Kinh tế đương đại ngày càng dựa nhiều hơn vào việc nghĩ ra một sản phẩm mới (hoặc bề ngoài là mới), sau đó nhờ vào tuyên truyền mạnh mẽ để đánh thức những ham muốn mới, nhồi vào đầu mọi người ý nghĩ là thiếu những sản phẩm ấy họ sẽ không hạnh phúc. Truyền thông sống bằng quảng cáo không thể không tham gia vào siêu dối trá của nền văn minh tiêu dùng. Sự dối trá này từ vài chục năm nay đã đẩy chúng ta vào nỗi bất hạnh mỗi lúc một lớn hơn của những ham muốn không được thỏa mãn, được khơi dậy một cách giả tạo. Nhưng sự dối trá tồi tệ nhất của nền kinh tế dựa trên quảng cáo là việc toàn bộ viễn cảnh về cuộc sống và ý nghĩa tồn tại trong sự tuyên truyền này bị giới hạn vào thứ dầu gội đầu mới, thứ bột làm thạch hay cái xe mới.
Sự dối trá này không chỉ „bao che sự bất hạnh”, mà đơn giản là tạo ra nó.
Nó tạo ra đồng thời bao che. Nguồn cơn của bất hạnh là sự leo thang ham muốn vượt quá khả năng thỏa mãn chúng. Nền kinh tế dựa vào tiêu dùng sẽ sụp đổ theo cách khác. Vỏ bọc do quảng cáo tạo ra nằm ở ảo giác rằng có thể thỏa mãn ham muốn. Song sự thật là trong xã hội tiêu dùng cơ hội để thỏa mãn chúng rất thấp. Người ta đổ nhiều tiền bạc và công sức nhất vào việc đánh thức ham muốn, chứ không phải vào việc thỏa mãn chúng. Để thỏa mãn những ham muốn bịa đặt bị khơi dậy một cách giả tạo chúng ta làm việc cật lực, hành hạ người thân, hủy hoại những phạm vi sống phi thị trường (không có ý nghĩa kinh tế) của chúng ta. Cuộc đuổi bắt này không bao giờ chấm dứt. Không có vạch đích trên đường đua tiêu dùng. Khi anh làm việc cật lực và rốt cuộc bỏ ra được đủ tiền mua nhà hay xe hơi, những thứ sẽ phải mang lại hạnh phúc cho gia đình anh, ngay sau đó anh sẽ nhận được quảng cáo xe hơi từ chính hãng ấy, cái xe sẽ mang lại nhiều hạnh phúc hơn nữa, hoặc quảng cáo nhà nơi sẽ có nhiều tình yêu và hơi ấm gia đình hơn. „Hãy mua đi, rồi bạn sẽ hạnh phúc”. Những sự dối trá vĩ đại của xã hội tiêu dùng nằm ở chỗ những lời hứa mang đến kết quả mong muốn phải bị vi phạm hàng ngày. Trong hệ thống tiêu dùng chúng ta như Syzyf hay đúng hơn như con lừa đuổi theo củ cà rốt ở đầu gậy, hoặc như con chuột trong vòng quay. Anh vừa mới mua xong một thứ đồ phải mang lại hạnh phúc cho anh và gia đình thì đã được biết không phải là nó, rằng nguồn gốc của hạnh phúc là thứ gì đó khác kia. Trong bóng đổ của những niềm hi vọng tót vời che lấp mọi thứ, mỗi lúc một mới hơn, đống đồ vừa mới bóc tem mà ta sẽ bỏ đi lớn dần lên, bởi thực sự chúng chẳng cho ta hạnh phúc hoặc không so sánh được với những sản phẩm tiềm năng khác chưa được dùng thử.
Vậy con người nên học được khá nhanh rằng đồ vật không mang lại hạnh phúc.
Cái khó ở đây là lý trí của chúng ta – sau khi bị đặt dưới sự tẩy não vĩ đại và có hệ thống bằng quảng cáo – từ lâu đã không còn lành mạnh nữa. Theo nguyên tắc của Goebbels sự dối trá của chủ nghĩa tiêu dùng, được lặp lại hàng triệu hay hàng tỉ lần, đã trở thành sự thật được công nhận rộng rãi. Tiêu dùng hậu hiện đại là thói quen xấu tuyệt đối gây nghiện. Nó lây nhiễm y như nghiện ma túy hay nghiện tình dục. Nhìn thấy một quảng cáo mới, người ta rơi vào trạng thái hưng phấn không lành mạnh mà người ta không biết làm chủ. Người ta cảm thấy bất ngờ hưng phấn khi kịp sở hữu thứ gì đó. Nhưng ngay sau khi mua người ta trải nghiệm sự thất vọng và sự tuột hứng đau đớn chỉ có thể bị đẩy lùi bằng cách thỏa mãn những liều ham muốn tiếp theo. Cũng như đa số thói quen xấu, liều cần thiết để chiến thắng nỗi thất vọng không ngừng tăng lên. Vậy là chúng ta ngày càng rơi vào bất hạnh và sự cầm tù của ham muốn được gói ghém trong hình dung sai lầm về hạnh phúc. Sự dối trá này thống trị những ước mơ của con người và qua giấc mơ con người áp đảo thế giới.
Nhưng bằng cách nào, thưa giáo sư, sự dối trá bắt đầu thống trị, còn sự thật thì người ta lại không nghe?
Ở đây tôi sẽ viện đến Aristotles, người đã viết rằng việc điều tra sự thật diễn ra ở chợ (agora), nghĩa là ở phạm vi công cộng. Ở đó mối liên hệ giữa cái mà ông gọi là oikos (nghĩa là việc riêng) và ecclesia (việc chung) được thiết lập. Ở chợ, từ hàng thế kỷ, các nhu cầu cá nhân bị chuyển thành các lợi ích xã hội, còn các quyền lợi tập thể bị chuyển thành ngôn ngữ của các quyền và nghĩa vụ cá nhân. Bằng cách đó, sự thật được điều tra một cách diễn ngôn, người ta xác định điều xã hội chấp nhận là sự miêu tả đúng thực tại. Bây giờ không còn cái chợ như thế nữa. Trong cái chợ ngày nay người ta chủ yếu kể về những trải nghiệm cá nhân của mình. „Tôi đã làm được điều đó”. „Họ đã không làm được điều đó.” „Cái này dễ thương.” „Cái ấy đáng tiếc”. Diễn ngôn khép lại trong tầm chân trời cá nhân. Nó xoay quanh những gì con người có thể tự nhìn thấy hay trải nghiệm. Những gì chúng ta có thể sờ, nếm, ngửi. Các kinh nghiệm tập thể thiếu cái „nền vật chất” hay cơ chế xã hội cho phép chúng kết tinh và mở đường đến sự thật chung, khách quan, bên trên cá nhân.
Nhưng vì sao lại thế, thưa giáo sư?
Ai đó đã nói rất đúng rằng người tiêu dùng là kẻ thù của công dân. Công dân quan tâm đến sự thật có giá trị xã hội vượt lên trên cá thể, bởi anh ta tìm kiếm sự viên mãn trong cộng đồng mà anh ta thuộc về, hay cộng đồng mà anh ta muốn lập ra. Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn các ham muốn cá nhân của mình. Anh ta không nghĩ đến sự thật hay dối trá. Anh ta chỉ sử dụng khía cạnh hữu dụng, dễ chịu, vui vẻ. Trong thế giới của những người tiêu dùng mối giao tiếp giữa ecclesie và oikos bị cắt đứt. Các nhân vật của công chúng thậm chí bảo đảm với chúng ta rằng công bằng là khái niệm rỗng được các nhà tư tưởng bịa ra, rằng chỉ có quyền lợi cá nhân là hiện thực và rằng – ngay cả nếu thuật ngữ „xã hội công bằng” có nghĩa gì đó - thì chính là sự khuyến khích các quyền lợi cá nhân. Nhưng nếu chỉ tồn tại các quyền lợi thì chúng ta phải tìm sự thật như thế nào? Thứ luật chung nào là khả dĩ trong thế giới người tiêu dùng? Tôi không nói đến lời giải đáp triết học. Tôi là nhà xã hội học và với tư cách một nhà xã hội học, tôi cảm thấy bất an vì sự biến mất rõ rệt của các cơ chế xã hội truy tầm sự thật.
Có nghĩa là kỷ nguyên dối trá đang chờ đợi chúng ta?
Điều này phụ thuộc vào mọi người, mà mọi người, đáng tiếc, lại thờ ơ với sự thật.
Ở Ba Lan người ta không tranh cãi về chuyện gì khác cả. Ai nói dối? Ai nói dối hơn? Ai lừa đảo? Sự thật và dối trá là chủ đề số 1.
Nhưng sự thật nào? Những sự dối trá nào? Ngày nay chúng ta đưa đạo dức chính trị vào đạo đức cá nhân của các chính trị gia. Clinton là một ví dụ tốt. Khi ông phá bỏ hệ thống an sinh xã hội được Roosevelt thành lập và Johnson xây dựng, khi ông hủy bỏ các chương trình xã hội liên bang và chuyển chúng cho các tiểu bang, khi các bang bắt đầu cạnh tranh để cắt giảm trợ cấp, vì mỗi tiểu bang đều muốn tránh làn sóng đói nghèo tràn sang từ bang lân cận, người ta không đặt vấn đề đạo đức đối với ông ta. Mà ông ta đã nghi ngờ nguyên tắc đạo đức cơ bản rằng trách nhiệm của nhà nước là chăm lo cho dân chúng. Nhưng khi ông nói dối về chuyện ngoại tình với thực tập sinh, người ta đòi phải bãi nhiệm ông vì lý do đạo đức. Người ta công nhận rằng tổng thống đã vi phạm nguyên tắc luân lý.... Đây là đặc trưng của tình hình mới. Sự dối trá hay vụ ngoại tình hủy diệt chính trị gia. Nhưng vi phạm đạo đức của đời sống xã hội thì có thể dễ dàng xoay xở. Khi vấn đề sự thật được giản lược đến việc nói thật dẫu là của những cá nhân tuyệt vời nhất, thì sự thật về xã hội, về tình trạng và số phận của cộng đồng biến mất khỏi tầm mắt. Nếu chính trị gia nói dối, có thể lột mặt nạ anh ta và bãi nhiệm. Có các công cụ để làm việc đó. Công tố viên, tòa án, các nhà báo tò mò hay các ủy ban điều tra. Nhưng khi những sự thật của chung sống xã hội bị dối trá, người ta chủ yếu im lặng. Bởi các sự thật định đoạt số phận chung của chúng ta không thể được xác định bởi các công tố viên, các quan tòa và các ủy ban điều tra. Việc xác định chúng đòi hỏi phải có agora. Mà agora đang biến mất.
Nghĩa là lỗi lại ở sự tiêu dùng?
Chủ nghĩa tiêu thụ – một phần. Nhưng không chỉ có mình nó. Sự tràn ngập thông tin cũng có thể tạo điều kiện cho dối trá áp đảo. Truyền thông đương đại cũng vậy. Kỹ thuật truyền đạt thông tin và kỹ thuật truy tầm sự thật được chi phối bởi các lô gíc khác nhau. Nguồn thông tin phổ biến nhất hiện nay là truyền hình về bản chất không thể gây sự chú ý của người xem trong khoảng thời gian cần thiết để đưa ra căn bản của luận điểm. Trong cuộc tranh luận trên truyền hình, cùng lắm chỉ có thể làm người đối thoại điếc tai và tương vào anh ta (và vào khán giả) những lời châm chích ngắn ngủi. Mà truy tầm sự thật thì cần tập trung và gắng sức. Chẳng bao giờ đến được với sự thật bằng những tiếng la hét hay những lời châm chích. Khi cuộc tranh luận dẫn đến trận khẩu chiến bằng những lời châm chích, việc phân biệt sự thật và dối trá là bất khả.
Nhất định phải thế, hay đó chỉ là một giai đoạn lịch sử thôi?
Tôi không bao giờ chấp nhận là tình hình phải như nó đang là. Nếu chúng ta phản kháng, nếu chúng ta trò chuyện vài giờ – như chúng ta đang làm, chứ không phải vài phút, thì sự thật sẽ khá hơn. Thông tin đưa ra càng quá liều và càng nông thì càng ít có cơ hội cho một cuộc tranh luận nghiêm túc, chúng ta càng có nhiều khả năng bị chìm trong dối trá. Chúng ta đứng trước lựa chọn – và chúng ta sẽ ra sao cũng phụ thuộc vào chúng ta.
Ông muốn thay đổi số phận của thế giới bằng lời nói?
Anh biết không, người ta từng hỏi Cornelius Castoriadis: „Ông muốn thay đổi thế giới à?”. Và ông trả lời: „Xin Chúa che chở cho tôi! Tôi chỉ muốn thế giới tự thay đổi. Như nó đã từng làm thế trong lịch sử của mình”.