Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Đằng sau phong trào tự ứng cử Quốc hội







Phần 1: Từ khủng bố tự phát đến tự ứng cử Quốc hội
Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào 30 tháng 4 năm 1975, rất nhiều các tổ chức chính trị hải ngoại chạy sang California để bám vãy mẫu quốc Hoa Kỳ vẫn nuôi tham vọng quay về nước làm chính biến, xóa sổ chính quyền Đảng Cộng Sản đã thiết lập ở Việt Nam. Các tổ chức này tập hợp binh lính, thu gom vũ khí trái phép, chuyên nổ bom khủng bố hoặc ám sát các chính khách Việt Nam, gây thiệt hại không nhỏ về tính mạng và tài sản.

Năm 1995, Nguyễn Hữu Chánh tổ chức Chính phủ Việt Nam tự do, nhiều lần tổ chức đánh bom. Năm 1997, tổ chức này hoạt động mạnh ở biên giới Campuchia và Thái Lan, huấn luyện đội khủng bố để rải truyền đơn và tổ chức đánh bom ở các tỉnh thành lớn của miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long Xuyên… Chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức này đã thực hiện nhiều phi vụ đánh bom ở các đại sứ quán Việt Nam lại Thái Lan, Campuchia, Philippines… Sau khi phát hiện kịp thời 37kg thuốc nổ đang được vận chuyển vào Việt Nam, âm mưu của Nguyễn Hữu Chánh đã bị lật tẩy và xét xử, đồng thời bị trục xuất khỏi Việt Nam, từ đó, tổ chức này cũng bị vô hiệu hóa.

Nguy hiểm hơn cả phải kể đến Việt Tân – một băng đảng chính trị đang chi phối rất nhiều các hoạt động lề trái hiện nay. Việt Tân có tiền thân là Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam do Hoàng Cơ Minh thành lập và lãnh đạo. Tổ chức này tập hợp lại một số tướng lĩnh và viên chức Việt Nam Cộng hòa, hoạt động mạnh ở khu vực biên giới giáp ranh Lào và Thái Lan. Đến năm 1982, tổ chức này đổi tên thành Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân. Trong hai năm 1986 và 1987, tổ chức này đã tổ chức hai lần Đông Tiến, dẫn quân kéo về Việt Nam để làm chính biến, nhưng đã bị chặn lại ở biên giới Việt Lào. Qua bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon” do Chương trình truyền hình Mỹ Frontline thực hiện, ta còn được biết rằng Việt Tân đảm nhiệm cả vai trò Mafia bảo kê và kiểm soát đời sống của bà con hải ngoại xa xứ tại Hoa Kỳ, bất cứ ai không chịu sự bảo kê này đều sẽ bị ám sát một cách thảm thương.

Những mưu đồ quân sự khủng bố của Việt Tân thất bại, chúng bắt đầu tập trung mọi nguồn lực cho các hoạt động tuyên truyền như rải truyền đơn, thành lập các trang mạng nói xấu chính quyền Việt Nam với lời lẽ bôi nhọ, kích động bạo lực như SBTN, RFA Việt Ngữ, BBC Việt Ngữ, Dân Luận, Dân làm báo, Nhật ký yêu nước (cư dân mạng vẫn gọi là Nhật ký bán nước hay Nhật ký yêu nước Mỹ)…v…v…

Trong các cuộc biểu tình năm 2006, 2007, 2011, 2012 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Tân đóng vai trò người ngồi sau giật dây bằng truyền thông và tiền tài trợ. Lần này, để đánh bóng cho chiến lược chính biến của mình Việt Tân đã vẽ ra viễn cảnh của tự do lập hội nhóm và biểu tình ôn hòa, bắt chước quá trình chuyển đổi dân chủ ở Đông Âu và các nước Trung Đông. Trên thực tế, Việt Tân đã cướp công của rất nhiều hội nhóm tự phát do các trí thức cấp tiến như Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Chu Hảo… lãnh đạo.

Phối hợp với Việt Tân, các tổ chức cực đoan trong nước như NoU (trước đây chịu sự chi phối của Quang A, nay đã bị Việt Tân hóa), Mạng lưới Bloggers 258, Phong trào Con đường Việt Nam, Hội Anh em dân chủ…v…v… đã tổ chức nhiều nhóm đào tạo đưa sang Philippines, Thái Lan và Myanmar để tập huấn tổ chức biểu tình đường phố giống Mùa xuân Ả Rập và Cách mạng Cam, núp dưới danh nghĩa một tổ chức phi chính phủ tên là VOICE do Trịnh Hội, Đoan Trang, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn… cầm đầu. Thế nhưng, sau một thời gian, các “anh hùng đường phố” do chúng dựng nên ngày càng bộc lộ là những kẻ đầu đường xó chợ, lưu manh, bạo lực… khiến cho phong trào biểu tình nhanh chóng tan rã.

Cùng lúc ấy, các trang truyền thông của Việt Tân liên tiếp kích động một số thành phần trí thức bất mãn trong nhóm trí thức 72 như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi… lên tiếng phản đối tẩy chay các điều luật như 258, điều 4 Hiến pháp và hô hào tẩy chay bản Hiến pháp năm 2013, và mới đây là tẩy chay bầu cử Quốc hội.(Nếu các ông này tỉnh táo nhìn lại, sẽ thấy rằng các ông không tạo được thay đổi thực sự gì cho đất nước, mà mỗi hoạt động và phát ngôn của các ông đều khiến các trang lề trái do Việt Tân kiểm soát có nhiều người đọc hơn, Việt Tân phát triển độ ảnh hưởng rộng rãi hơn, xin được nhiều ngân sách từ Mỹ hơn). Sau một thời gian, những phong trào tẩy chay này không được sự hưởng ứng của đám đông, lại chứng kiến việc thành công của phong trào dân chủ Myanmar qua con đường ứng cử, một chiến lược mới đã được đề ra mà người đi đầu là tiến sĩ Nguyễn Quang A.




Phần 2: Phe chống cộng muốn gì ở phong trào tự ứng cử của giới trí thức, mà đại diện là ông Nguyễn Quang A?

Thứ nhất, là một lớp vỏ bọc hợp chính nghĩa, hợp pháp và an toàn để công khai hoạt động. Chính quyền ít nhiều phải hành xử theo luật, họ rất khó xử lý những người tuyên bố xoen xoét rằng mình chỉ là dân thường ủng hộ việc ứng cử Quốc hội của giới trí thức, dù thành thực mà nói, thì cả hai bên đều thừa biết rằng những “dân thường” này đang làm chính trị, sống bằng tiền của NED, căm thù chính quyền, không tin vào đường lối cải cách ôn hòa của cánh trí thức, và công khai ủng hộ mọi cuộc cách mạng đường phố rập khuôn đúng bài vở của CIA.

Thứ hai, là cơ hội vàng để “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Đừng lầm tưởng rằng mỗi lần đám chống cộng ùn ùn bu vào cánh trí thức để bắt tay, chụp ảnh, mời ăn uống, hoặc lên mạng cổ vũ phong trào tự ứng quốc hội một cách ồn ào như thể mình là đệ ruột hoặc đồng chí tốt của ông Quang A, mọi biểu hiện của họ đều xuất phát từ sự hâm mộ trí thức và mến chuộng tri thức. Nếu những người chống cộng không khinh thường tri thức, thứ từng là phong trào dân chủ đã không bị họ làm cho thoái hóa thành vô học, lưu manh và chợ búa như bây giờ. Và những người khinh thường tri thức chỉ có thể đon đả với trí thức vì một lý do: lợi dụng.

Thứ ba, là để có cơ hội lôi cuốn đám đông. Vì là lực lượng năng nổ tiếp xúc trực tiếp với công chúng hơn hẳn cánh Quang A, họ sẽ cướp được các làn sóng dư luận mà mấy ông trí thức khởi xướng. Có đám đông, họ sẽ tuyển lựa được các thành phần có văn hóa và động cơ phù hợp để huấn luyện, đồng thời xin được tiền tài trợ dự án, thứ mà “dân hoạt động” luôn giành giật với nhau. Nên nhớ rằng trong mùa hè 2011, giới trí thức và chính quyền châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên chỉ để các tổ chức chống Cộng cướp diễn đàn, gặt hái nhân sự và vinh quang không lâu sau đó.

Bạn có tự hỏi, vì sao Đoan Trang không tự ra ứng cử, mà chọn làm cây bút ủng hộ theo sát Nguyễn Quang A?

Thứ nhất, nếu Đoan Trang tự ứng cử, cô ta chắc chắn thất bại thảm hại. Nhìn vào thất bại này, các nhà tài trợ, ô dù ngoại quốc và đám đông sẽ lập tức nhận ra rằng cô ả chỉ có hư danh, chứ không hề có trọng lượng chính trị thực tiễn. Xem thời gian gần đây thì biết, càng tỏ rõ mình với thiên hạ, cô càng chỉ lôi cuốn được những thành phần hoặc tiền trao cháo múc (Thảo Gạo là như vậy!), hoặc thuộc hạng tốt thí chính trị, và khiến những người khác dần dạt hết ra xa. Chẳng hạn, chính thái độ áp đặt của cô trong vụ Hiến chương 2015, rồi sự tráo trở trong vụ cây xanh đã làm cô gần như mất sạch những bạn bè, đồng minh cũ trong báo giới chính thống. Nếu Đoan Trang tự ứng cử, cô sẽ khiến các ủng hộ viên còn lại của mình biết rằng thực ra đa số các cử tri có thần kinh bình thường và chuẩn mực đạo đức tối thiểu trong xã hội rất khinh thường cô. Vậy chẳng khác gì tự sát chính trị.

Thứ hai, khi tham gia ứng cử, Đoan Trang chắc chắn có trách nhiệm trả lời chất vấn của cử tri một cách công khai. Kể cả khi người hỏi là công an hoặc dư luận viên, cô cũng không có quyền từ chối. Trong khi đó, hiển nhiên cô không muốn công khai nhiều thông tin quan trọng, như nguồn thu nhập của mình, quan hệ của cô với các nghị sĩ Mỹ, cách thức mà cô đã sử dụng để “cướp chính quyền” trong nhóm cây xanh Hà Nội, hoặc công việc của cô trong VOICE. Cũng có nhiều câu hỏi mà cô chẳng biết phải trả lời thế nào nếu được đưa ra, như việc cô nghĩ gì về kết cục bi đát của những cuộc cách mạng đường phố đang đồng loạt tàn cuộc trên toàn thế giới, và số phận của những nước nhược tiểu thiếu trí khôn, nhưng thừa nhiệt tình cách mạng bị nó cuốn vào. Đừng quên Đoan Trang là loại nhà báo chuyên khua môi múa mép về “sự thật” của xã hội và quốc gia, nhưng rất sợ sự thật về bản thân mình bị đưa lên báo.

Thứ ba, khi ứng cử, người ta cần những đồng minh tinh thần tuyệt đối trung thành và gắn bó với mình. Thứ này Đoan Trang không có. Nếu VOICE ngừng trả tiền, Đoan Trang và Trịnh Hội ắt hẳn tuyệt giao. Nếu Đoan Trang không thể mang dự án và tiền tài trợ vê cho nhóm cây xanh, “các bạn trẻ” ngộ nghĩnh mà cô đem khoe khắp nơi cũng bỏ cô mà về với đội khác. Tôi không thấy tội nghiệp Trang, tự cô đã chọn cho mình một kết cục như vậy. Ai từng lặn lội giang hồ cũng biết Đoan Trang nói xấu tất cả những người không về phe cô. Chỉ mấy hôm trước, trong một cuộc gặp, Đoan Trang còn gọi Quang A cùng bạn hữu là “mấy lão già toàn nói lý thuyết”, mù tịt chuyện đấu tranh thực tế chứ xa xôi gì. Quang A còn vậy, thì đừng nói đến Mẹ Nấm, Hoàng Vi, Bùi Hằng, No-U hay Kiểng.

(Không thấy Đoan Trang nói xấu Hoàng Dũng, hẳn giữa hai bạn đang khá thân thương)

Thế mới biết nếu ra tự ứng cử, Đoan Trang chỉ thắng được trong hai trường hợp: một là cô có nhiều tiền, hai là cô được cho rất nhiều tiền. Về điểm này thì ông Quang A, người vừa tự kiếm được nhiều tiền, vừa có sẵn những đồng minh chung thủy mà chẳng cần chi đến một xu, hẳn nhiên vượt hẳn Đoan Trang về tầm vóc.

Đã biết mình nhỏ bé thì đành làm con rận kí sinh trên mình Quang A vậy. Vừa được tiếng là hoạt động theo lối có học, vừa được miếng là đẻ dự án và giật đám đông.




Phần 3: Có thật đây là cơ hội để Thực tập dân chủ

Phong trào tự ứng cử quốc hội, mà người ta cho là do ông Nguyễn Quang A đứng đầu, đang chiếm lĩnh dư luận chính trị đối lập một cách khá bền vững. Chúng tôi xin phép không bàn thêm về những lí thuyết và khẩu hiệu mà các cây bút của mọi phe nhóm đã khai thác cạn kiệt suốt mấy tuần qua. Nay chỉ xin điểm qua vài điểm đáng lưu ý nhưng chưa được để ý.

Ngay từ đầu, phong trào này đã là một sự đáng tiếc.

Đáng tiếc chủ yếu nằm ở khía cạnh nhân sự. Mà trước hết là việc chọn gương mặt đại diện: tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Phong trào tự ứng cử Quốc hội có phải do ông Quang A khởi xướng, lên kế hoạch và lãnh đạo không? Không, chắc chắn. Quang A chỉ là người được chọn làm gương mặt công khai của lực lượng trí thức khởi xướng phong trào. Điều này không khó nhận ra, nếu chúng ta nhìn vào sự ủng hộ tuyệt đối và tức khắc, về cả chữ kí lẫn dư luận, mà các ekip của Nguyên Ngọc, Chu Hảo và Hoàng Hưng dành cho Quang A ngay từ những ngày đầu tiên mà lời kêu gọi kí tên được ban bố. Nguyên Ngọc và Chu Hảo đều là những tay thận trọng và phải chịu trách nhiệm với nhiều nguồn lực dây dính, họ không bao giờ lập tức ủng hộ những chương trình chính trị, trừ phi ngay từ đầu họ vốn đã tham gia. Mặt khác, cần nhớ rằng từ trước tới giờ, Nguyễn Quang A vẫn chỉ là một tiếng nói chính trị đặc chất chuyên gia: tuy độc lập về tài chính, tri thức và sức nặng trên truyền thông, nhưng luôn lệ thuộc vào người khác về chiến lược, chiến thuật và nhân sự cấp dưới.

Khởi xướng phong trào tự ứng cử quốc hội Việt Nam, có thể nói rằng không phải riêng Nguyễn Quang A, mà là đông đảo giới có học.

Trên điểm này, và trên một thực tế rằng những người khởi xướng đã chọn cho phong trào một chiến lược trung thực, đàng hoàng, hợp pháp và phù hợp với khuynh hướng cải tổ đã có sẵn, ta phải thừa nhận rằng đây là một cơ hội dân chủ hóa trong hòa bình và trật tự rất hiếm có, cả dân chúng lẫn chính thể đều không nên bỏ qua.

Có điều hình như cơ hội sắp bị bỏ qua, vì việc chọn người trí thức ra công khai, làm gương mặt đại diện cho phong trào ngay từ đầu đã không ổn lắm.

Tôi không nói ông Nguyễn Quang A có khiếm khuyết về mặt đạo đức, nhân cách và kiến thức để ra ứng cử làm đại biểu quốc hội. Khiếm khuyết của ông nằm ở chỗ ông trọng mấy thứ đó quá, tới mức bước vào chính trường với cặp mắt ngây thơ. Thành ra ông bị lợi dụng suốt bởi đủ thứ phe phái bẩn thỉu, mà mỗi lần dây vào chúng, ông lại tự làm bẩn hình tượng của mình. Sau chặng đường hợp tác với những gương mặt lưu manh giả danh trí thức như Đoan Trang, rồi sau lần bị Việt Tân cài bẫy cho đứng chụp ảnh với cờ vàng, hình tượng Nguyễn Quang A đã kém hữu dụng hẳn so với trước. Giờ đây, đem nó làm miếng bánh để nhử bầy ruồi chống Cộng bu đến thì còn được, chứ dùng nó để thuyết phục đa số người dân và các nguồn lực chính thống thì chắc chắc không xong. Không chỉ về mặt cảm tình con người, mà còn về mặt nguyên tắc của thể chế. Cho nên chọn Nguyễn Quang A làm gương mặt đại diện cho một phong trào cần cả sự ủng hộ của chính thống lẫn cảm tình số đông, thì ngay từ đầu đã là tự sát.

Người ta cứ nói rằng những vị tự ứng cử sẽ không có cơ hội đắc cử, và phong trào này chỉ là một cuộc tập dượt dân chủ cho tương lai phía trước. Nhưng có thật là như vậy không? Không có cơ hội thật, hay đây chỉ là một lăng kính yếm thế mà những trí thức khởi xướng đã bị đám chống Cộng cực đoan áp lên mắt mình?

Tôi tin rằng nếu cánh trí thức chọn vài gương mặt đại biểu phù hợp hơn làm hình tượng, và kiên quyết không lệ thuộc vào dư luận và nhân sự của phe chống Cộng, vốn là lực lượng chính trị cực đoan và lưu manh  thì khả năng họ đưa được vài đại biểu vào Quốc hội trong kì bầu cử tới đây không phải là không có. Khi đó, họ tha hồ làm sôi động chính trường chính thống, tha hồ ảnh hưởng thiết thực đến chính sách và thổi sức sống cho sinh hoạt chính trị toàn quốc, mà không mảy may lệ thuộc vào tiếng chửi bậy của đám chống Cộng, nghị Mỹ thân Việt Tân hay những hội thảo sinh ra chỉ để bị phá của Đoan Trang. Khi đó, chính đám chống Cộng sẽ phải lệ thuộc vào nghị trình của trí thức, thay vì trí thức lệ thuộc vào dư luận chống Cộng như bây giờ.

Hơn nữa, “tập dượt” ở đây là tập dượt cho ai? Đừng tự lừa mình rằng ta đang tập dượt dân chủ cho dân chúng.

Thứ nhất, phải khẳng định rằng chỉ có trí thức mới bị ám ảnh về kiến thức và hiểu biết khi bàn chuyện chính trị. Dân chúng không muốn hiểu biết, họ chỉ tham gia phong trào chính trị vì hai thứ: nó đem lại lợi ích rõ ràng cho họ và nó chắc chắn thành công. Các thành phần cơ hội chính trị kiểu Đoan Trang, Nguyễn Văn Đài, Phạm Lê Vương Các… đôi lúc cũng để mắt đén kiến thức, nhưng đám này không lấy tri thức làm nền tảng của hoạt động, mà chỉ lấy vài mảnh kiến thức vụn vặt làm công cụ để tuyên truyền, đánh bóng hình ảnh và tự biện minh cho mục đích chính trị của bản thân mình. Trong lịch sử, mỗi lần cánh trí thức cố tạo ra một phong trào chính trị chẳng đạt được thứ gì khác ngoài “tập dượt dân chủ” cho dân, họ đều sẽ trở thành công cụ tuyên truyền mà đám cơ hội chính trị lợi dụng để lôi kéo quần chúng. Phải nhớ rằng chính trị vĩnh viễn là vấn đề phân chia quyền lực. Một khi anh nhập nhằng chính trị với giáo dục, nếu anh không nhận bọn bất lương làm đồ đệ thì cũng để đồ đệ mình trở thành con tốt trong tay bọn bất lương.

Thứ hai, “tập dượt” ở đây là tập dượt cho ai? Đám đông người dân không muốn “tập dượt”, và dạy những kẻ không muốn học là chuyện vô ích. Các trí thức thì hiển nhiên không cần tập dượt dân chủ. Bởi vậy, trong thực tế, đối tượng chính của màn “tập dượt dân chủ” sẽ là những kẻ trực tiếp làm dư luận, lôi kéo và tổ chức đám đông.

Trong những kẻ đó, giới trí thức nắm chắc được bao nhiêu người? Ngược lại, có bao nhiêu kẻ trong số này đang lệ thuộc về mặt tài chính, tổ chức, lí tưởng, khẩu hiệu và bài bản truyền thông vào Việt Tân và Mỹ?

Cái dự định “tập dượt dân chủ”, dù đầy thiện chí, rốt cuộc sẽ chỉ giúp các thành phần chuyên kích động quần chúng có thêm cơ hội để xây dựng tổ chức và lôi kéo đám đông. Và chớ quên rằng trong những lớp huấn luyện của Việt Tân hoặc Đoan Trang, người ta đang dạy cách tiến hành những cuộc lật đổ đường phố kiểu Ai Cập hoặc Ukraine, chứ không dạy cách thức vận hành của một đất nước.

Cuộc “tập dượt chính trị” này sẽ bị lợi dụng thế nào? Đâu là kịch bản lợi cả đôi đường mà các nhóm chống Cộng đang giăng ra, và ông Quang A đang sa bẫy? Đoan Trang sẽ phát ngôn thế nào khi tàn cuộc? Và vì sao Đoan Trang không tự ra ứng cử, mà chọn làm cây bút ủng hộ theo sát Nguyễn Quang A?

Nhà dân chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét