Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Hiền Tài hay Việt Gian ?





Nguyễn Mạnh Quang


 Nhân gần đây có vài bài báo bàn tán về nhân vật Trương Vĩnh Ký, chúng tôi xin trích đăng lại loạt bài đã đăng từ năm 2009. Kẻ thì tiếp tục ca ngợi Petrus Ký như từ thời Pháp thuộc cho đến về sau, nhưng có nhiều người đã tiếp cận được sử liệu, và nhận định lại giá trị con người lịch sử này đúng như các tài liệu vô tư đã mô tả thực chất về ông. Trong bài, tác giả Nguyễn Mạnh Quang thường dùng cụm từ Liên Minh Pháp – Vatican, một cụm từ mà bạn đọc có thể nghe lạ tai, chỉ vì chưa được nghe nói thường xuyên. Thiết nghĩ cụm từ đó cũng đã mang chung số phận với những dữ liệu thường bị che lấp hàng thê kỷ trước cho đến nay. Lý do quan trọng hơn cả là vì Vatican luôn luôn đứng trong lớp áo tôn giáo, cầm trong tay một cây trượng quyền lực vô hình mà chẳng ai thắc mắc. Vậy xin bạn đọc làm quen với cụm từ Liên Minh Pháp – Vatican qua những chứng cớ mà tác giả trình bày trong các tác phẩm của ông. Xin kính mời (SH).



Dẫn: Ba Mươi Tháng Tư Và Tôi (Trần Chung Ngọc)

Đây là lá thư (1) gửi quí vị cựu giáo sư và học sinh

Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức



Tacoma ngày 6 tháng 5 năm 2009

Thưa quý vị giáo sư,

Cùng các em hoc sinh KMTĐ,

Sáng ngày 6/5/2009, em QBH có gửi đến quý vị và các em một điện thư qua đia chỉ k.... com trong đó em có nêu lên mấy thắc mắc và nhờ tôi giải thích. Dưới đây là mấy đoạn văn trong điện thư:

“... Trời mẹ ! Dạ lần đầu tiên em nghe một trí thức khoa bảng là giáo sư tiến sĩ Trần Chung Ngọc DÁM gọi DANH NHÂN VIỆT NAM , bậc tiên hiền của Giáo Dục Việt Nam là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ và PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ là "Việt gian", dạ đứa học trò Quách thiệt là ngứa nách ! Việt Cộng còn chưa dám chửi Nguyễn Trường Tộ nha ? Việt Cộng chỉ dám đổi tên trường Pétrus Ký , đổi tên đường Pétrus Ký thành Lê Hồng Phong thôi hà . Còn cụ Phan Thanh Giản thì Việt Cộng đã "xét lại" gồi nha !

Thầy Nguyễn Mạnh Quang vui lòng giảng cho em về lịch sử "Công giáo có công đào tạo Việt gian" Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký đi ? A , em biết có trường Trần Lục nữa ? Cám ơn KỲ CÔNG ĐÀO TẠO HIỀN TÀI của CÔNG GIÁO ! ...”

Và sau đây là phần trình bày của tôi để làm sáng tỏ những thắc mắc trên đây của em QBH



Trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký

Trước khi trả lời câu hỏi của em QBH, thiết tưởng cũng nên trình bày những vấn đề liên hệ để đưa đến thắc mắc trên. Yếu tố quan trọng nhất là bối cảnh sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại trong đó có thời Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đô hộ (1885-1945), thời Kháng Chiến (1945-1954) giành độc lập và thời Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị miền Nam Việt Nam (1954-1975). Xin giới hạn, chỉ đề cập đến các chính quyền đã có chính sách giáo dục đưa đến các thắc mắc của em QBH nêu lên trong điện thư trên đây mà thôi.



I.- TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ…

Nước ta bị Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thống trị trên toàn lãnh thổ trong thời gian 1885-1954 và riêng miền Nam Việt Nam lại bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị thêm một thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Trong những khoảng thời gian trên đây, chính sách giáo duc ở Việt Nam, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị chính quyền Bảo Hộ (Pháp hay Mỹ), trong đó Nhà Thờ Vatican là chủ lực, khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Họ bưng bít những gì có thể bưng bít được và xuyên tạc hay bóp méo những gì không thể hay không cần phải bưng bít hay che giấu.

A.- Những sự kiện lịch sử bị bưng bít:

Bằng chứng cho hành động bưng bít hay che giấu này của họ là:

Thứ nhất, việc một ông linh mục trong thời chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu Nhà Nước phải “tịch thu và cấm bán” bộ sách “Lịch Sử Thế Giới” do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn, xuất bản vào năm 1956. Sự kiên này được tác giả Nguyễn Hiến Lê kể lại rằng:

“Một chuyện đáng ghi là vì bộ đó mà năm 1956 (chúng tôi) bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ tín đồ Công Giáo.

Sau, một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách của tôi được Bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi, cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta….

Hồi đó, bộ lịch sử của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản.

Một hôm bà láng giềng cho tôi hay: ”Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi, như rình cái gì. Hôm qua, một người vào nhà tôi hỏi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô hỏi. Rồi họ đi.” Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết.” [1]

Thứ hai, chính quyền miền Nam (lẽ dĩ nhiên có Giáo Hội LM đứng sau) đòi mua hết cuốn "Đảng Cần Lao" của tác giả "Chu Bằng Lĩnh" (Mặc Thu) được nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành vào năm 1971. Nếu không chấp nhận thì họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả.

"Theo thân hữu của nhà văn Mặc Thu cho biết, khi tác phẩm in xong, có một người đến gặp tác giả ra điều kiện mua hết số sách đã in với giá 1 triệu đồng bạc Việt Nam và không được in tiếp. Nếu không chấp nhận, họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Sau đó, tác giả tìm hiểu thì được biết số tiền 1 triệu đồng là của ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch quốc hội bỏ ra, và số người thi hành là của ông Cao Xuân Vỹ. Do đó, tác phẩm Đảng Cần Lao không đến tay quí vị đọc giả là do áp lực kể trên. Nhưng may mắn trước đó tác giả đã tiên đóan là sẽ có chuyện xảy ra, nên đã cất giấu được một số đem tặng thân hữu và đưa vào tòa đại sứ Mỹ được vài quyển." [Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr. I]

Còn nhiều sự kiện lịch sử khác cũng bị bưng bít như vậy. Xin kể thêm một số những sự kiện:

1.- Việc Giáo Hội La Mã chủ trương đánh chiếm Việt Nam. Chủ trương này nằm trong chính sách chung của Giáo Hội qua việc ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455). Nội dung của sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong sách “Thập Giá và Lưỡi Gươm” như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [2]

Ngoài ra, cũng trong thế kỷ 15, Tòa Thánh Vatican còn ban hành nhiều thánh lệnh hay sắc chỉ khác với nội dung tương tự như Sắc Chỉ Sắc Chỉ Romanus Pontifex trên đây. Tất cả các sắc chỉ hay thánh lệnh này đã được sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu là Nguyên Vũ ghi rõ nơi các trang 389-392 trong cuốn “Ngàn Năm Soi Mặt." [3]

2.- Việc Tòa Thánh Vatican đã ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần vận động chính quyền Pháp liên kết với Giáo Hội xuất quân đánh chiếm Việt Nam để làm thuộc địa, cùng thống trị, cùng cướp đọat tài nguyên của đất nước ta, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Xin xem Chương 5 trong tập sách “Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam” hiện nay.Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ ngày 29/3/2009.

3.- Việc Giáo Hội liên kết chặt chẽ với Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến mùa thu năm 1954.

4.- Sự hiện diện của các nhà truyền giáo và tu sĩ Công Giáo (xin được gọi tắt là Ca-tô, do chữ Catholics đã trở nên phổ thông ở hải ngoại) trong đoàn quân viễn chinh Pháp với nhiệm vụ dẫn đường đưa lối cho đoàn quân xâm lăng này trong các chiến dịch tấn chiếm Việt Nam từ năm 1858 cho đến khi Hiệp Ước Giáp Thân 1884 ra đời.

5.- Vai trò các tín đồ Ca-tô được Giáo Hội đưa đến chủng viện Pénang ở Mã Lai để huấn luyện về kỹ thuật chống phá tổ quốc Việt Nam rồi được đưa về Việt Nam phục vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican, làm các công việc thông ngôn, chỉ điểm, đưa đường dẫn lỗi, dịch thuật các tài liệu trong bộ máy tuyên truyền và bộ máy đàn áp cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican, hoặc là trong các chiến dịch tấn công các cứ điểm phòng thủ của quân dân ta cũng như trong các chiến dịch tấn công và tiêu diệt các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam trong suốt thời kỳ từ năm 1958 cho đến 1945. Trong số những tên Ca-tô Việt gian này có Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Trường Tộ, v.v…

6.- Việc đoàn ngũ hóa tín đồ Ca-tô trong các xóm đạo và tổ chức họ thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại địa phương chờ nhận lệnh của các đấng bề trên để nổi lên tiếp ứng vào khi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican tiến đến tấn công một vị trí nào đó ở các vùng gần bên.

7.- Vai trò của Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân Phát Diệm có võ trang đi tiếp viện cho đoàn quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại Úy Joffre trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến tại Chiến Lũy Ba Đình (Thanh Hóa) dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng vào những năm năm 1886 và 1887.

8.- Vai trò của tên Việt gian Ngô Đình Khả (phụ thân của Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện) cùng với Nguyễn Thân trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Phan Đình Phùng. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân là hai người chủ động trong việc đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy hài cốt đem đốt thành tro, lấy tro trộn với thuốc súng, rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những chiến dịch “Bình Tây Sát Tả” của nghĩa quân ta trước đó. Cái truyền thống đào mả kẻ thù những người đã chết để trả thù là của đạo Ca-tô đã có ở Âu Châu từ thời Trung Cổ [4]

9.- Việc tên Ca-tô Việt gian Ngô Đình Khả được Liên Minh Thánh Pháp - Vatican gài vào triều đình Huế để theo dõi thái độ và hành động của ông vua gỗ Thành Thái rồi báo cáo với chính quyền bảo hộ.

10.- Việc Vatican và Pháp đồng thuận với nhau trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu (vừa là người của Giáo Hội La Mã, vừa là người của Pháp) nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947.

11.- Vai trò của Giáo Hội La Mã và giáo dân Việt Nam đã liên tục chống lại tổ quốc Việt Nam qua những hành động chiến đấu bên cạnh đoàn quân xâm lăng Pháp suốt trong thời Kháng Chiến Chống Pháp 1945-1954.

12.- Sự chuyển hướng mục tiêu tranh đấu của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến Việt Nam (từ 1858 đến 1945) trong việc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp-Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong sự chuyển hướng này, có mục nói về chủ trương loại bỏ chế độ quân chủ dưới mọi hình thức kể cả hình thức trung ương tập quyền lẫn hình thức quân chủ lập hiến. (Nếu đưa mục này vào trong chương trình sử ở bậc trung học, thì làm sao nhà cầm quyền miền Nam có thể giải thích được việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chủ trương đưa ra “Giải Pháp Bảo Đại” để chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh?)

13.- Những bài học về Hội Nghị Genève và Hiệp Định Genève 1954

14.- Những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm điều khoản quy định việc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.



B.- Những sự kiện lịch sử bị diễn dịch lươn lẹo hay bị bóp méo hoặc bị xuyên tạc:

Ngoài ra, lại còn có rất nhiều sự kiện lịch sử đã bị cắt xén hay bị diễn dịch sai lạc (lươn lẹo) rồi mới được đưa vào chương trình học ở bậc trung học. Trước khi nói đến vấn đề này, thiết tưởng cũng nên biết tài nghệ bóp méo sự thật lịch sử của Giáo Hội La Mã. Nói về tài nghệ này của Nhà Thờ Vatican, học giả Ca-tô Phan Đình Diệm cũng là hội trưởng Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh ghi nhận như sau:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che giấu 7 chương tội đối ngoại và một chương đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải nói là đã đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyền truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tich, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật, (Giáo Hội) đã biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp (thành) thày tu” và “quỷ satan thành (người) có diện mạo ông thánh.” [5]

Như đã nói ở trên, mục đích của việc làm bất chính này là làm cho học sinh không nhận ra có sự liên hệ khắng khít giữa những sự kiện đó với Giáo Hội hay tu sĩ hoặc tín đồ Ca-tô. Một trong những sự kiện này là chuyện Tòa Thánh Vatican cấu kết với đế quốc thực dân Pháp để đưa ra Giải Pháp Bảo Đại với dã tâm bơi nguợc dòng lịch sử, phục hồi cái vương quyền lỗi thời của nhà Nguyễn để làm bức bình phong che đậy cho mưu đồ bất chính trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối dân tộc thuộc tam giáo cổ truyền. Việc Vatican chủ trương đưa ra Giải Pháp Bảo Đại được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Ngày 28/12/1945: Huế:Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính] [6]

Tiếp theo đó, họ lại khua chiêng gióng trống tô vẽ cho ông vua gỗ này và bọn Việt gian bán nước cho Pháp và Vatican bằng những luận điệu bịp bợm với những cụm từ “chính quyền quốc gia”, “chính nghĩa quốc gia”, “người Việt quốc gia” chiến đấu dưới “lá cờ vàng ba sọc đỏ”, nhưng hết sức lúng túng, rồi từ đó gây ra những lúng túng tiếp theo như những chiếc vòng khoen móc nối với nhau trong một sợi giây chuyền:

1.- Lúng túng không thể giải thích được việc tái lập vương quyền cho nhà Nguyễn bằng cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại”. Đây là một hành động bơi ngược dòng lịch sử, nghĩa là đi ngược với trào lưu tiến hóa của phong trào đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với bốn nhiệm vụ chính là:


a.- Giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

b.- Đập tan cái ách quân chủ phong kiến lỗi thời coi nhân dân như chó ngựa đã đè nặng lên đầu lên cổ dân tộc ta từ mấy ngàn năm qua bằng cách thiết lập chính quyền dân chủ tự do cho dân, vì dân và bởi dân.

c.- Thực hiện một cuộc cách mạng xã hội, xóa bỏ hết tất cả những bất công xã hội, xóa bỏ hết tất cả những tàn tích đế quốc, thực dân và phong kiến còn rớt lại.

d.- Thực hiện một cuộc cách mạng ruộng đất để đem lại công bằng về kinh tế cho người dân ở nông thôn và mang lại phúc lợi cho toàn dân theo đà tiến hóa của nhân loại.

2.- Lúng túng trong việc biện minh sao cho thuận lý về cái chính nghĩa khi họ khoác cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại cái danh xưng "chính quyền quốc gia" và "chính nghĩa quốc gia".

3.- Lúng túng khi phải gọi những tên Việt gian vốn đã có thành tích làm tay sai cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican từ trước năm 1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là "những người Việt quốc gia chân chính". Ai cũng biết rằng gọi những tên Việt gian này là “ những người Việt quốc gia chân chính” quả thật là không ổn.

Làm sao những tên Việt gian như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Trần Văn Hữu, Lê Văn Viễn, v.v… lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tôc?

Làm sao những tên quan lại làm tay sai cho chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp Vatican trong thời kỳ từ trong thời 1885-1945 lại có thể được gọi là những người quốc gia chân chính yêu nước?

Làm sao có thể gọi những tên Việt gian này là những người đã quyết tâm liều thân tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc?

Chẳng lẽ những tên Việt gian khét tiếng làm tay sai đắc lực cho liên minh giặc Pháp – Vatican như Trần Bá Lộc, Nguyễn Hữu Độ, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Linh-mục Trần Lục, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu, Ngô Đình Khôi, Hoàng Gia Mô, Giám-mục Nguyễn Bá Tòng, Giám-mục Ngô Đình Thục, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, Nguyễn Duy Hàn, Ngô Đình Diệm, v.v…lại có thể được gọi là những người quốc gia yêu nước hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian ác ôn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 như Lê Văn Hoạch, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm (cọp Cai Lậy, nhân sĩ Bắc Hà đã từng mắng thẳng vào mặt là “Chó Tâm bồi Tây” bằng cụm từ “đại điểm quần thần”), Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo, Lê Văn Viễn, Giám-mục Lê Hữu Từ, Giám-mục Phạm Ngọc Chi, Linh-mục Hoàng Quỳnh (Phát Diệm), Linh-mục Nguyễn Gia Đệ (Ninh Bình), Linh-mục Lương Huy Hân (Nam Định), Linh-mục Nguyễn Kim Điền (Phát Diệm), Linh-mục Mai Đức Tín (Thái Bình), Linh-mục Nguyễn Quang Ân (Thái Bình), Linh-mục Vũ Đức Luật (Thái Bình), Linh-mục Mai Ngọc Khuê (Bùi Chu), v.v… và những sĩ quan người Việt trong đạo quân đánh thuê cho Liên Quân Xân Lăng Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 cũng được gọi là những người Việt Quốc Gia yêu nước hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican trong những năm 1954-1975 cũng có thể được gọi là "những người Việt quốc gia chân chính" hay sao?

Nếu như vậy, thì những tên Việt gian làm mật vụ cho Liên Minh Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và đã từng nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong ngành mật vụ công an ở miền Nam như Trần Kim Tuyến, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Ngô Thế Linh, Nguyễn Văn Hai, Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Trần Thiện Dzai, Mai Thế Quyền, v.v… cũng được gọi là những người Quốc Gia yêu nước hay sao?

Ai cũng biết rằng tất cả những người được nêu lên trên đây đều là những người được chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican đào tạo để phục vụ cho quyền lợi của hai thế lực (Pháp và Vatican) và đã có nhiều thánh tích chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam hoặc là từ trước năm 1945 và hoặc là từ thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu gọi những hạng người này là những “người Việt quốc gia yêu nước”, thì quả thật là tội nghiệp cho cụm từ “người Việt quốc gia yêu nước” và tội nghiệp cho ngôn ngữ Viêt Nam!

Thực ra, những lúng túng này là do ý đồ nhập nhằng đánh lận con đen bằng cách gom những tên Việt gian đã được nêu lên trên đây vào chung với những người yêu nước chân chính trong các đảng phái và phong trào cách mạng chống Liên Minh Pháp – Vatcian trong thời kỳ 1858-1945.





Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã chính là thủ phạm đã làm cho tín đồ Ca-tô cũng như tất cả những người Việt khác sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 không được học đầy đủ lịch sử thế giới, và cũng không được học đầy đủ những bài học lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Tình trạng này đã khiến cho họ khi nói hay viết về lịch sử đều có một điểm chung là thiếu một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, tức là bỏ hết những nguồn lịch sử thế giới đã ảnh hưởng đến dòng sinh mệnh của dân tộc ta, trong đó có Giáo Hội La Mã là quan trọng hơn cả. Cũng vì cái “điểm chung” này mà các ông văn sĩ Ca-tô như người múa gậy giữa vườn hoang, thường biên sọan những ngụy thư để bào chữa và lấp liếm những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã và những người đồng đạo, bất kể là họ đã chống lại tổ quốc và dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay (trực tiếp hoặc gián tiếp thâu thập tin tức tình báo chiến lược, tiếp tay cho bọn gián điệp Ca-tô dưới danh nghĩa là các nhà truyền giáo, và nhiều tội ác khác.) Dưới đây là một số những ngụy thư tiêu biểu:

1.- Cuốn “Trần Lục” (Montréal, Canada, 1996) do các ông giáo sĩ và trí thức nửa mùa Ca-tô như Đức Ông Trần Ngọc Thụ, Đức Ông Trần Văn Khả, Linh-mục Trần Cao Tường, Lê Văn Lân, Phạm Đình Khiêm, Vũ Huy Ba, Phạm Xuân Thu, LM Võ Long Tê, Hồ Linh Vũ Ngọc Ánh, Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu, Trần Trung Lương, LM Trần Văn Kiệm, LM Vũ Thành, Vũ Duy Hiền, Trần Xuân Tiên, Lê Đình Ngân hè nhau biên soạn. Nhận xét về cuốn ngụy sử này, ông Nguyễn Ngọc Quỳ viết:

“Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức .

Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" " (Đức Ông Trần văn Khả) ", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.”…“Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy ?” [7]

2.- Cuốn “Những Bí Ẩn Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1994) và cuốn “Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam” (Garden Grove, CA:, 1999) do ông Lữ Giang (tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần) .

3.- Cuốn “Việt Nam Chính Sử” (Fall Church, VA:TXB 1992) do ông Nguyễn Văn Chức biên soạn.

4.- Bộ “Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan” (Fall Church, VA: TXB 1991) do Linh mục Vũ Đình Họat biên soạn.

5.- Cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” (Paris TXB, 2001) do ông Nguyễn Gia Kiểng biên soạn.

6.- Cuốn “Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, Tập I” (San Jose, CA: TXB 2002) do nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương biên soạn.

7.- Cuốn “Việt Nam Huyết Lệ Sử” (New Orleans, Louisiana: Đồng Hương, 1996) do ông Cao Thế Dung biên soạn .

8.- Cuốn “Việt Nam 1945-1995” (Tập I, Bethesda, MD, 2004) do ông Lê Xuân Khoa biên soạn.

9.- Cuốn “Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê” (CA: Thông Vũ 1998) do ông Minh Võ biên sọan.

10.- Nhà giáo kiêm nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn tuyên bố khơi khơi trong cuốn video Paris By Night 81 rằng “Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn” và viết cuốn “Xóm Đạo” (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) với nhiều phán đoán lịch sử ngược với sự thật. Xin đọc “Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử của Nguyễn Mạnh Quang, có đăng trong sachhiem.net.

11.- Ông Vũ Hải Hồ bịa đặt ra chuyện Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion viết cuốn “Sàigon Et Moi” cũng không ngòai mục đích giống như các tác giả của 10 trường hợp ở trên. Xin xem bức thư trao đổi giữa Tiến-sĩ Hoàng Ngọc Thành và thư trả lời của Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion in nơi các trang 622-623 trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994).

Và các ông trí thức nửa mùa Ca-tô khác cư ngụ ở Montréal và ở nhiều nơi khác tha hồ phóng bút tâng bốc Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.



II.- ĐẾN NHỮNG THẮC MẮC TRÊN ĐÂY



Như đã nói ở trên, trong khoảng thời gian 1885-1945, toàn lãnh thổ nước ta đã bị Liên Minh Xâm Lược Pháp đô hộ và trong những năm 1954-1975 miền Nam Việt Nam bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị, cho nên, chính sách giáo duc, đặc biệt là môn Sử và Công Dân đều bị Nhà Thờ Vatican khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Vì thế mà những thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời gian trên đây không có cơ hội tìm hiểu và biết rõ những sự kiện lịch sử đã bị nhà cầm quyền bưng bít và bóp méo. Do đó mới có nhưng thắc mắc như trên.

Cũng nên biết, từ năm 1975, có rất nhiều trí thức người Việt hải ngọai hằng quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. May mắn là họ có nhiều thì giờ và cơ hội tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Anh, Đức, Hòa Lan, Hoa Kỳ Canada, Úc Đại Lợi, v.v…. Nhiều người đã có cơ may nghiên cứu các tài liệu của các nhà viết sử chân chính và các tư liệu của những người có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến việc Nhà Thờ Vatican vận động chính quyền Pháp và Mỹ trực tiếp can thiệp vào nội tình Việt Nam. Những ai đã từng đọc các tài liệu này đều ngỡ ngàng khi thấy rằng những sự thật về lịch sử Việt Nam trong cận và hiện đại đã bị bưng bít và xuyên tạc như tôi đã trình bày ở trên. Có nhiều người đã biên soạn thành những tác phẩm để công bố những sự thật này cho mọi người cùng biết. Dưới đây là một số những tác phẩm này:

1.- “Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam” (1857-1914). Heaven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990) hay Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam. Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988 của tiến sĩ Cao Huy Thuần,

2.- “Bước Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897” (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1995) của học giả Nguyễn Xuân Thọ,

3.- “Thập Giá và Lưỡi Gươm” (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.

4.- Các tác phẩm của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu hoặc là dưới bút hiệu Chính Đạo và Nguyên Vũ. Cũng nên biết chính nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu đã tìm ra được lá thư của Giám-mục Ngô Đình Thục đề ngày 21/8/1944 viết tại Tòa Tổng Giám Mục Vĩnh gửi Toàn Quyền Jean Decoux, trong đó ông kể ra công lao huyết hãn của thân phụ ông là Ngô Đình Khả đã hy sinh cho nước Pháp trong các chiến dịch truy lùng và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Cần Vương (dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng) để khẩn khỏan xin Pháp tha cho ông Ngô Đình Diệm cái tội phản Pháp đi theo Nhật khi Nhật tiến vào Việt Nam từ tháng 9 năm 1940.

5.- Tất cả các ấn phẩm của học giả Charlie Nguyễn,

6.- Tất cả các sách hay các bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc

7.- Tất cả các tác phẩm của ông Bùi Kha

8.- Tất cả các tác phẩm của ông Ngô Triệu Lịch

9.- Tất cả những tác phẩm do Giao Điểm phát hành và đăng trên giaodiemonline.com,

10.- Tất cả những tác phẩm đăng trên sachhiem.net,

11.- Tất cả những tác phầm của ông Chu Văn Trình,

12.- Cuốn “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi” (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cụ Hoành Linh Đỗ Mậu,

13.- Tất cả các tác phẩm của Giáo-sư Lý Chánh Trung. Những tác phẩm này đã được in và phát hành vào giữa thập niên 1960, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.

Và còn nhiều nữa ..v.v…, ..

Tất cả những tác phẩm trên đây đều là công trình biên soạn của những học giả hằng quan tâm đến lịch sử nước nhà. Họ đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các tài liệu sử trong các thư viện ở Bắc Mỹ, ở Âu Châu, ở Úc Châu hay trong internets (mới có sau này từ đầu thập niên 1980). Điều đáng buồn là trong những tác giả này, không có người nào là do Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, hay Đại Học Sư Phạm Huế hoặc Đại Học Văn Khoa Sàigòn đào tạo. Điều này chứng tỏ rằng các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đã khinh thường môn sử trong chương trình học và coi nhẹ vấn đề đào tạo giáo viên phụ trách dạy môn sử. Xin xem Chương 8 trong sách Tâm Thư Gửi Chính Quyền Việt Nam. Chương sách này sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong tháng 5/2009 này.



III.- VỀ CÁC ÔNG PÉTRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, LINH MỤC TRẦN LỤC VÀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Ở hải ngoại đã có những nghiên cứu khám phá lịch sử về những nhân vật này, và đã có những kết luận hoàn toàn khác với những điều mà học sinh đã được học dưới thời Pháp thuộc và thời Mỹ can thiệp ở miền Nam. Do đó, gần đây đã có những cuộc tranh cãi về các nhân vật này mà chi tiết có thể đọc từ các tài liệu tham khảo kê ra ở đoạn dưới của phần này. Sau đây, tôi xin đề cập đến hai tiểu đề.

A. Tóm lược những hành động của họ chống lại tổ quốc và dân tộc.

1.- Vê ông Petrus Trương Vĩnh Ký, sách “Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 1” (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr. 130, có ghi rõ hành động Việt gian của ông này với nguyên văn nhu sau:

"32.- SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh Ky sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand Chef et vous, très honorables officiers de la flotte française: "Ayez pitié de nous; Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touché!” … "Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse." Thư tháng 2/1859. Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes) GG2 99:2.[8] [Thư của Pétrus Ký gửi cho vị Tổng Chỉ huy Hạm đội Pháp: “Hãy thương xót chúng tôi, Hãy thương xót chúng tôi. Các ngài là những vị giải phóng chúng tôi và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi rồi” … “Và tuy nhiên, nỗi đau đớn của chúng tôi đã thúc đẩy chúng tôi cầu khẩn đến quyền lực của Ngài và bộc bạch từ tận đáy sâu tấm lòng của chúng tôi đến sự cẩn trọng và khôn ngoan của Ngài”

2.- Về ông Linh-mục Trần Lục, sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ghi rõ như sau:

"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ." [9] .

3.- Về nhân vật Nguyễn Trường Tộ, thiết tưởng cần nên biết một số những đặc tính của người tín hữu Ki-tô là:


a.- Phải tuyệt đối trung thành với Vatican hay Giáo Hội La Mã.

b.- Phải triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

c.- “Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.” [10]

d.- Phải hết lòng và tùy theo hoàn cảnh để thi hành “nghĩa vụ tông đồ” hay “làm sáng danh Chúa” (lôi kéo những người thuộc các tôn giáo khác vào đạo) bằng tất cả khả năng, bằng bất cứ phương tiện và thủ đọan nào miễn là đạt được mục đích.

e.- Phải đặt quyền lợi của Nhà Thờ Vatican lên trên quyền của tổ quốc và dân tộc. Nghĩa vụ này được Nhà Thờ Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đúc kết thành khầu hiệu “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” [Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18.] và khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” . Khẩu hiệu vong bản phản quốc này được Linh-mục Hoàng Quỳnh công khai hô lớn trong cuộc biểu tình của giáo dân tại ngoài hàng rào bên cạnh cổng vào Bộ Tổng Tham Mưu tại đường Võ Tánh, Gia Định để làm áp lực cho yêu sách đòi chính quyền Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Nhà Thờ Vatican và Đảng Cần Lao [11]

..v.v..

Về việc ông Nguyễn Trường Tộ được Nhà Thờ huấn luyện như thế nào, Wikipedia, the free encyclopedia (google) viết:

“Để thoát khỏi bị những luật lệ giới hạn chống Ca-tô, (Linh-mục Gauthier và Nguyễn Trường Tộ trốn đi Đà Nẵng vào năm 1859 và xin vào sống nhờ dưới sự che chở của quân đội người Âu Châu lúc đó chiếm đóng các cứ điểm dọc theo bờ biển miền Trung và các vùng phụ cận. Từ Đà Nẵng, Linh-mục Gauthier dẫn Nguyễn Trường Tộ đi Hồng Kông, rồi đến Penang ở Mã Lai và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á Châu, nơi mà Hội Truyền Giáo Hải Ngọai của Pháp đã có những chủng viện (trường dòng).” Nguyên văn: “To escape Huế’s anti-Catholic restriction, Gauthier and Nguyễn Trường Tộ fled to Đà Nẵng in 1859, placing themselves under the military protection of the besieged European forces then occupying central coast enclaves in the vicinity. From Đà Nẵng, Gauthier took Nguyễn Trường Tộ to Hong Kong, Penang in Malaysia, and other places in Southeast Asia where the Foreign Missions Society had established seminaries.” [12]

Ông Nguyễn Trường Tộ là tín hữu Ki-tô ngoan đạo và là đệ tử ruột của Linh-mục Gauthier (Ngô Gia Hậu) và Linh-mục Gauthier là cánh tay mặt của Giám Mục Puginier. Giám-muc Puginier là khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican tại Hà Nội từ đầu thập niên 1860 cho đến khi ông ta qua đời vào ngày 25/4/1892. Nhiệm vụ của ông giám mục này là phải hòan thành nhiệm vụ được Vatican giao phó cho tại Việt Nam trong việc theo đuổi tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu để nô lệ hóa nhân loại và thi hành các sách lược để đạt được tham vọng trên đây. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Giám-mục Puginier biên soạn một kế họach mà các nhà viết sử gọi là Kế Hoạch Puginier với chủ trương “diệt tận gốc, trốc tận rễ” giới Nho sĩ, tiệu diệt luôn cả nếp sống và truyền thống của nền văn minh Khổng Mạnh. Kế hoạch này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần trình bày khá rõ ràng nơi các trang 287-303 trong cuốn Les Missionaires Et La Polique Coloniale Francaise Au Vietnam 1857-1914 (New Haven CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990), và nơi các trang 387-414 trong bản tiếng Việt với tựa đề là “Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam” (Los Angelss, CA: Hương Quê, 1988.)



B.- Tranh luận về những việc làm phản quốc của các ông Trần Lục, Pétrus Ký và Nguyễn Trường Tộ.

Vai trò hai ông Nguyễn Trường Tộ và Pétrus Trương Vĩnh Ký tiếp tay với Vatican và người Pháp trong việc đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa đã gây tranh cãi sôi nổi giữa một bên là các con chiên người Việt tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh vatican cùng với những người Việt Nam không có cơ hội tìm hiểu sâu rộng về lịch sử Việt Nam trong thởi cận và hiện đại, và một bênlà các nhà trí thức người Việt ở hải ngọai có cơ may được tiếp cận với các văn khố và thư viện tại các nước như Pháp, Ý, Đức, Anh, Mỹ, Canada, Úc Đại Lợi, v.v… Tại các nơi này, các nhà trí thức người Việt hải ngọai đã tìm hiểu và nghiền ngẫm các tài liệu sử cùng các tư liệu của chính các giáo sĩ Ca-tô và của những nhân vật người Pháp có liên hệ với việc Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm Việt Nam trong thế kỷ 19, cho nên họ mới có thể biên soạn thành tác phẩm (như đã nói ở trên) để cho dân ta nhìn thấy rõ những sự thật lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại một cách rõ ràng, để khỏi bị Giáo Hội La Mã và con chiên người Việt lạc dẫn.

Riêng về vấn đề ba nhân vật Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Tường Tộ, đã có một số tác phẩm của các nhà trí thức người Việt ở hải ngoại trình bày rõ ràng với những luận cứ có khả năng rất thuyết phục để chứng minh là cả ba người này đều hành động theo lệnh truyền của Nhà Thờ Vatican và phục vụ rất đắc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican (nếu không về phương diện này thì cũng về phương diện khác) từ khi họ tiếp cận liên minh xâm lược này cho đến ngày họ qua đời. Dưới đây là một số những tác phẩm này:

1.- Sách đã xuất bản: LM Trần Lục (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc.

2.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Sự Thật(Houston, TX: Anh Trần, 1998) của nhiều tác giả.

3.- Sách đã xuất bản: Nguyễn Trường Tộ Thực Chất Con Người & Di Thào (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999) của hai tác giả Bùi Kha và Trần Chung Ngọc: http://sachhiem.net/BUIKHA/BK_NTT.php

4.- Sách đã xuất bản: Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập (San Diego, CA: Mr. Lê, 1998) của tác giả Cửu Long Lê Trọng Văn.

5.- Tài liệu điện tử: Xét lại Huyền Thoại “Nguyễn Trương Tộ” do sachhiem.net tóm lược. Xin xem đường nối:http://sachhiem.net/LICHSU/SH.php

6.- Tài liệu điện tử: Nguyễn Trường Tộ Là Danh Nhân Việt Nam? của Lý Đương Nhiên. Xin bấm linkhttp://www.sachhiem.net/LICHSU/LyDuongNhien.php



IV.- VỀ CÂU NÓI: “VIỆT CỘNG CÒN CHƯA DÁM CHỬI NGUYỄN TRƯỜNG TỘ”

Từ “Việt Cộng” trong câu nói của em QBH thật ra phải nói là các nhà làm chính sách hay các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay. Cũng nên biết rằng, có một điểm hoàn toàn khác biệt giữa một bên là những người cầm quyền Việt Nam trong thời chính quyền Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và một bênlà những người cầm quyền chính quyền Việt Minh trong thời Kháng Chiên 1945-1954 cũng như chính quyền miền Bắc trong những năm 1954-1975 và chính quyền Việt Nam từ năm 1975 cho đến ngày nay.

Khác nhau như thế nào? Xin thưa: Khác nhau ở những vấn đề sau đây:

A.- Miền Nam:

Các nhà cầm quyền trong thời Bảo Đại (1948-1954) và các nhà cầm quyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là những người được các thế lực ngọai bang đưa lên cầm quyền để thực thi những chính sách do họ làm ra, giống như một tên quản lý đồn điền cao su chỉ biết thi hành lệnh của ban giám đốc, không được làm trái ý họ. Nếu làm trái ý họ, thì hoặc là sẽ bị khiển trách hoặc là bị cho về vườn. Nếu có ý đồ chống lại hay phản lại họ, thì sẽ bị khử diệt. Đây là trường hợp ông Ngô Đình Diệm mưu đồ thi hành chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực một cách trắng trợn làm mất mặt Hoa Kỳ đối với nhân dân thế giới (tức là chống lại Hoa Kỳ) trong những năm 1954-1963. Xin xem Chương 63, Phần VI trong bộ sách “Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã”. Chương sách này đã được lên sachhiem.net từ ngày 2/11/2007.

Tóm lại, họ không phải là các nhà lãnh đạo chính trị, mà chỉ là những tên đầy tớ thừa hành, làm tay sai cho ông chủ người ngọai bang. Ông chủ bảo sao, thì họ làm như vậy. Trong những năm 1948-1955, ông chủ của họ là người Pháp và Vatican, rồi tới trong những năm 1954-1975, ông chủ thực sự của miền Nam Việt Nam là Hoa Kỳ và Vatican. Khi nào các ông chủ này còn tồn tại ở Việt Nam, thì chính quyền và bọn đầy tớ mà họ thuê mướn để làm tay sai cho họ còn tồn tại. Khi nào các ông chủ này cuốn gói ra đi, thì chính quyền này rơi vào tình trạng rã đám và bọn đầy tớ cũng cuốn gói ra đi theo ông chủ. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã xẩy ra đúng như vậy.

B.- Miền Bắc:

Trái lại, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay là những người xuất thân từ bàn tay trắng, từ giả gia đình ra đi với lòng nhiệt thành yêu nước, đi theo lý tưởng đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc và đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, đòi lại Miền Nam đem lại thống nhất đất nước cho dân tộc. Tất cả họ đã thành công và tất cả những thành công này đều là do tài xoay sở, lèo lái của họ mà tạo nên. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này đã được gần như toàn thể nhân dân ta và nhân dân thế giới đều công nhận. Điều này chứng tỏ họ vừa là các chính khách có tinh thần ái quốc rất cao, có tinh thần cách mạng rất mạnh và có rất nhiều thủ đoạn chính trị để lãnh đạo toàn dân trong thời kháng chiến chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cũng như trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican và trong thời hậu chiến phục hưng xứ sở.

C. Thái độ chính trị:

Vì là những nhà ái quốc có tinh thần cách mạng rất mạnh và có nhiều thủ đoạn chính trị, ta có thể nói chính quyền miền Bắc gồm các nhà chính trị rất lão luyện, khôn khéo và rất linh động trong việc ứng xử (hành động hay sử dụng ngôn từ) đối với các cá nhân hay thế lực bạn cũng như thù tùy theo thời thế hay hoàn cảnh của đất nước hay tình hình thế giới, để “thêm bạn bớt thù”. Nói cho rõ hơn, họ là những người biết rõ khi nào nên tiến và khi nào nên thoái, đúng như cụ Nguyễn Công Trứ đã nói:

Anh hùng khi gặp khúc lươn,

Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.

Tổng Thống De Gaulle của nước Pháp đã từng tuyên bố “vì quyền lợi quốc gia, chúng ta không có đồng minh vĩnh viễn và cũng không có kẻ thù vĩnh viên.”

● Cùng một ý như trên, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower cũng tuyên bố: “Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, và bạn của kẻ thù là kẻ thù của chúng ta.” Vì quan niệm như vậy, cho nên từ giữa thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1970, Hoa Kỳ coi miền Nam Việt Nam là tiền đồn chống lại làn sóng Cộng Sản đang dâng tràn từ phương Bắc và triệt để thi hành chính sách Chống Cộng. Vì theo đuổi chính sách này mà họ bỏ ra hàng trăm tỉ Mỹ Kim để nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam làm công cụ phục vụ cho nhu cầu chiến lược chống Cộng này của họ. Nhưng đến đầu thập niên 1970, sau khi đã kết thân được với Trung Cộng (trở thành bạn của Hoa Kỳ), Hoa Kỳ không còn cần sử dụng miền Nam để làm tiền đồn cho nhu cầu chống Cộng nữa. Cũng vì vậy mà Hoa Kỳ mới quyết định bỏ rơi miền Nam, và không cần phải bỏ tiền ra nuôi nợ chính quyền và quân đội miền Nam nữa. Do đó mới có biến cố ngày 30/4/1975.

● Cùng một thủ đọan chính trị như Tổng Thống Pháp De Gaulle và Tổng Thống Mỹ Eisenhower, trong những năm đầu thời Kháng Chiến Chống Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nêu cao khẩu hiệu: “Liên hiệp với nhân dân Pháp đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp.”

● Chúng ta cũng có nhìn thấy rõ thủ đọan chính trị này được các nhà chính trị lão luyện của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh cúa Hoa Kỳ áp dụng với ông Ngô Đình Diệm. Khi cần sử dụng ông Diệm làm con cờ cho họ sử dụng, thì họ o bế ông Diệm, bốc thơm và tôn ông ta như là:

“Một người hùng Đông Nam Á”, là “Constantine Châu Á”, là “Klovít (Clovit mới trong lịch sử của Giáo Hội (La Mã).” [13]

Nhưng khi nói chuyện riêng với nhau về “các ông người Việt Quốc Gia” đến cầu cạnh xin xỏ họ để được đưa lên cầm quyền, thì Tổng Thống Eisenhower nói với hội đồng chính phủ Mỹ rằng:“Trong đám mù, thằng chột làm vua.” Dưới đây là mấy đọan văn nói về sự kiện lịch sử này:

“Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” [14]

● Sau này, trong chuyến viếng thăm Sàigòn vào năm 1961, Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã cường điệu so sánh ông Ngô Đình Diệm với ông Churchill của nước Anh. Sau đó, lên phi cơ trở về Hoa Kỳ, ký giả Stanley Karnow hỏi ông rằng:

“Phải chăng ông thực sự so sánh Diệm với ông Churchill như vậy sao?” Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đã trả lời liền rằng “Cái cục cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây!” Nguyên văn: “Carried away by oratorical hyperbole during a visit to Saigon in 1961, Lyndon Johnson, then vice-president, had compared Diem to Churchill. “Did you really mean it?” I asked him aboard his airplane later. “Shit,” he drwaled, “Diem’s the only boy we got there.” [15]

● Giống như Hoa Kỳ, chính quyền miền Bắc cũng dùng những thủ đoạn chính trị này đối với với Ngô Đình Diệm. Trong thời gian từ đầu niên 1963 về trước, chính quyền Kháng Chiến Việt Nam (1945-1954) và chính quyền miền Bắc (1954-1975) luôn luôn gọi ông Diệm là tên phản động đại Việt gian. Vào khỏang cuối năm 1954, khi ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa về Việt Nam lập chính phủ, ông ta trở thành một tay sai đắc lực của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, chính quyền miền Bắc không ngớt sử dụng ngôn từ hay lời lẽ nặng nề để lên án ông ta. Những lời lẽ lên án này còn nặng nề gấp bội phần so với những lời lẽ lên án ông Bảo Đại trước đó. Tôi còn nhớ hồi cuối năm 1954, nhà thơ Tú Mỡ có sáng tác một bài thờ trào phúng nói về chuyện ông Diệm được đưa về Việt Nam cầm quyền, trong đó có câu “Giặc Pháp thay bù nhìn như thay tã”.

Ấy thế mà vào đầu năm 1963, vì nhu cầu chiến lược ly gián giữa Mỹ và anh em Nhà Ngô, chính quyền miền Bắc quay ra o bế ông Ngô Đình Diệm: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không ngần ngại gọi ông Diệm là “một nhà ái quốc”, và thậm chí chính cụ còn gửi một cảnh đào đến Dinh Gia Long để tặng riêng ông Ngô Đình Diệm nữa để động viên ông Diệm chống Mỹ hầu làm yếu miền Nam.

● Tương tự như trên, các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay không còn gọi các con chiên Việt Nam đã từng đi theo Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và đi theo Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam là “Việt gian” nữa, và cũng không còn lên án Nguyễn Trường Tộ là Pétrus Trương Vĩnh Ký là “Việt gian” nữa. Đây cũng chỉ là một thủ đoạn chính trị trong lúc Nhà Nước Việt Nam đang tiến hành chính sách đoàn kết dân tộc để lôi cuốn hết tất cả mọi người Việt thuộc mọi thành phần, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, cùng nắm tay nhau xây dựng và phát triến nước nhà cho được hùng mạnh để tiến lên sánh vai cùng với các con rồng Á Châu và các cường quốc trong cộng đồng thế giới.

Thế nhưng, lịch sử là lịch sử, ở vào bất kỳ thời đại nào, hoàn cảnh nào hay thời thế như thế nào thì những sự kiện lịch sử cũng vẫn không thay đổi. Còn những lời lẽ của các nhà chính khách thường thường là có tính cách xã giao và luôn luôn thay đổi, thay đổi với từng lọai người đối thoại và thay đổi với hoàn cảnh lịch sử hay hoàn cảnh chính trị khi họ tuyên bố hay nói chuyện. Sự thay đổi này cũng giống như Hoa Kỳ hay bất kỳ các cường quốc nào thay đồi chính sách của họ.

Những lời nói hay tuyên bố, hoặc thái độ không đả động gì đến tội ác của các ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, Linh-Mục Trần Lục và Nguyễn Trường Tộ không có nghĩa là tình trạng tội ác phản quốc của mấy tên tội đồ Việt gian này đã được xóa bỏ hết và họ nghiễm nhiên trở thành các nhà ái quốc của dân tộc Việt Nam. Tội ác Việt gian của họ chỉ được xóa bỏ khi còn sống họ mà đã quay về chiến đấu chống quân lại cướp nước như trường hợp của người anh hùng của đất nước Trịnh Văn Cấn mà thôi!



V.- VỀ MỘT TRƯỜNG HỌC MANG TÊN TRẦN LỤC

Phần này để trà lời lên thắc mắc của em QBH trong bức điện thư về chuyện có một trường học mang tên Linh-mục Trần Lục (ở Sàigòn trong những năm 1954-1963)

Cũng nên biết là các ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu đều là tín đồ Ca-tô và đều do Giáo Hội La Mã với sự chấp thuận của Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền để thi hành các chính sách của Nhà Thờ Vatican nhằm phục vụ cho quyền lợi của Giáo Hội La Mã.

Một trong những chính sách này là vinh danh các tu sĩ và tín đồ Ca-tô đã có công lớn giúp Liên Minh Pháp – Vatican và Liên Minh Mỹ - Vatican xâm lược và thống trị Việt Nam. Cũng vì thế mà ngay khi ông Diệm vừa mới được Hoa Kỳ và Vatican đưa về cầm quyền ở Việt Nam, những con chiên tay sai của Giáo Hội ở Sàigòn đã hồ hởi tiến hành việc vinh danh những tên Ca-tô tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam từ thế kỷ 17. Nhờ vào hành động bất chính này mà tên của những tội đồ khốn nạn được chễm chệ treo trên các trường học, đường phố ở Sàigòn và nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy rõ:

A.- Về trường học, có các trường học như Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông), v.v…

B.- Về đường phố, có Đường Tổng Đốc Lộc (Ca-tô Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (Ca-tô Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi (Từ Cầu Công Lý đến Phi Trương Tân Sơn Nhất – Sau ngày Cách Mạng 1/11/1963, khúc đường này được đổi thành Đường Cách Mạng 1/11), Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.

Do đó, tên của Linh-mục Trần Lục được dùng để đặt tên cho một trường trung học ở Sàigòn cũng không nằm ngoài chính sách này. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ, trong bài viết về Trần Lục, đã có một nhận định rất hay: “Họ [những người Công giáo] chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo ? Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đã lạy Trần Lục thì làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng được, vì có điều nầy thì không thể có điều kia !”





Hy vọng phần trình bày trên đây có thể làm sáng tỏ những thắc mắc của em Quách Bửu Hiệp.

Thánh nhân còn có khi lầm, cho nên khi biên soạn lá thư này, chắc chắn là người viết cũng có một số thiếu sót hay sai lầm. Ước mong nhận được sự chỉ giáo của quý vị bất kể là giáo sư hay học sinh Kiểu Mẫu Thủ Đức hoặc là độc giả vốn không có liên hệ gì với trường Kiểu Mẫu Thủ Đức.

Thân chúc quý vị giáo sư, các em học sinh và quý vị độc giả vạn sự như ý.

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

mời xem lá thư thứ hai: "Kết Quả Của Thỏa Hiệp 27-1-1973"



CHÚ THÍCH



[1] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1989), tr. 99-101.

[2]Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 14-15.

[3] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr.389-392.

[4] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 132-133.

[5] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa Bài 3 – Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” http://www.kitohoc.com/bai/net066.html Ngày 19/9.2000.

[6] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

[7] Nguyễn Ngọc Quỳ. “Tản Mạn Quanh Cuốn Trần Lục.”http://www.sachhiem.net/LICHSU/ NguyenNgocQuy.php. Ngày 4/4/2009.

[8] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1(Houston, TX: Văn Hóa 1999), tr. 130.

[9] Trần Tam Tỉnh Sđd., tr. 45-46.

[10] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 320.

[11] Chu Văn Trinh, Văn Sử Địa (Tavares, Florida, 1989), tr. 80.

[12] Wikipedia, the free encyclopedia (google) “Nguyễn Trường Tộ”.

[13] Trần Tam T?nh, Sđd., tr 122.

[14] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Caliornia, 1997), trang 23-24.

[15] Stanley Karnow, Vietnam A History (New York The Viking. 1983), P. 210.

___________________

Những bài cùng đề tài:

- Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Lại Gọi Là Yêu Nước? (Bùi Kha)http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25b_TVK.php

- Hành Trình Đi Tìm Ông Trương Vĩnh Ký Nguyễn Thái An)
http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn.php

- Đắc Lộ, Trương Vĩnh Ký & Chữ Quốc Ngữ của Tác Giả Minh Vân (Bùi Kha)http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha25.php

- Ngắn Gọn Về Thầy Thông Ngôn Trương Vĩnh Ký (Nguyễn Thái An)http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenThaiAn04.php

- Trương Vĩnh Ký, Yêu Nước? Đối Luận với ông Trần Hữu Tá (Bùi Kha)http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha19.php

- Lá Thư (1) Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư Và Học Sinh Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức Hiền tài hay Việt gian? (Nguyễn Mạnh Quang)http://sachhiem.net/NMQ/NMQ011.php

- Đổi Mới Sử Học Không Có Nghĩa Là Tô Đen Thành Trắng (BS. Nguyễn Văn Thịnh) http://sachhiem.net/VANHOC/N/NguyenvThinh_05.php

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Con đỏ & Con đen.





Ảnh minh họa lấy trên Internet.


Đại Nam Quấc âm tự vị, Huình Tịnh Paulus Của, Saigon 1895-1896:
- Con đỏ: Con mới đẻ, con thơ dại.
- Con đen: Con ngươi, tròng đen. Mượn màu son phấn đánh lừa con đen. (Tự vị trích dẫn câu thứ 1414 trong Kiều).


Việt Nam tự điển, Hội Khai Trí Tiến Đức, Hanoi 1931:

- Con đen: Gọi các hạng dân đen: Mượn màu son phấn đánh lừa con đen (K).

Không có từ "Con đỏ".


Tự điển Việt Nam, Đào Văn Tập, Nhà sách Vĩnh Bảo-Saigon 1951:


- Con đỏ: Con không chính thức (trái với Con đen). // (xưa) như Con ở.


- Con đen: Người thường: mập mờ đánh lận con đen. // Con chính thức: con đen thì bỏ, con đỏ thì nuôi.


Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1967:

- Con đỏ: 1. Con mới đẻ ra. 2. Người ở gái trong xã hội cũ.

- Con đen: Kẻ khờ khạo: Mập mờ đánh lận con đen, bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền, mất chi? (K).


Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính, Nhà sách Khai Trí - Saigon 1970:

- Con đỏ: dt. Con mới đẻ. còn đỏ lấm lói: Vua nhân từ thương dân như con đỏ.

Không có từ "Con đen".




Tranh minh họa truyện Kiều. Ảnh Internet.


Từ điển truyện Kiều, Đào Duy Anh, NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1974:

- Con đen: Chỉ người dân đen, người khờ dại (liên hệ với con đỏ hay xích tử chỉ người dân nghéo khổ trần trụi). Ví dụ. Mập mờ đánh lận con đen. 839, 1414.

Từ điển Văn liệu, Long Điền Nguyễn Văn Minh - NXB Hà Nội 1999:

- Con đen: Dịch "Kiềm lê" (黎, 黔: đen. : đông đảo, nhiều người). Nghĩa rộng là những dân ngu.


Mập mờ đánh lận con đen
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi.

(KIỀU)

Không có từ Con đỏ.


Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học - 1997:

- Con đỏ: d. 1. Trẻ mới sinh. 2. (cũ: vch.). Dân thường, không có địa vị trong xã hội (gọi theo quan niệm phong kiến, hàm ý coi là yếu ớt, cần được bảo vệ).

- Con đen: d. (cũ: vch). Dân thường, không có địa vị trong xã hội ((gọi theo quan niệm phong kiến, hàm ý coi là khờ khạo). Đánh lừa con đen.

Ngữ liệu Văn học, Đặng Đức Siêu, NXB Giáo dục - 1999:


- Con đỏ:
1. Dịch từ "xích tử" (赤子), có nghĩa trẻ con mới lọt lòng, còn đỏ hon hỏn. Trong văn chương cổ, con đỏ (xích tử) được dùng để nói về dân chúng. Sách Thượng thư Thiên Khang cáo có câu: "Nhược bảo xích tử" (Chăm sóc dân như trông nom chăm sóc con đỏ).

2. Dân chúng, dân đen. Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu một phương con đỏ(Nguyễn Đình Chiểu).


Trên đây là ý nghĩa của từ "Con đỏ", "Con đen" trong từ điển tiếng Việt qua nhiều thời kỳ, ở những địa phương, với những nghĩa khác nhau. Trong những cách giải nghĩa, tôi chú ý tới Đại Nam Quấc âm tự vị với từ "Con đen", từ "Con đen" ở đây được giải nghĩa là "Con ngươi, tròng đen", kèm theo câu Kiều thứ 1414 "Mượn màu son phấn đánh lừa con đen".

Cách giải thích trong quyển tự vị tiếng Việt xưa này khác hẳn với những cách giải thích của từ điển tiếng Việt về sau. Có một điều lý thú là cụ Huỳnh Tịnh Của cũng lấy ví dụ từ câu Kiều thứ 1414 để thuyết minh cho lý giải trong tự vị. Cụ Huynh giải thích"Con đen" là "con ngươi, tròng đen" (con mắt của người). Câu "Mượn màu son phấn đánh lừa con đen" được hiểu là "Mượn màu son phấn để đánh lừa con ngươi, con mắt" và "con ngươi, con mắt" ở đây có nghĩa ám chỉ chung "khách thường lui tới chốn làng chơi" chẳng hạn như Mã Giám Sinh, Thúc Sinh... Trong khi trong câu này, cụ Đào Duy Anh, hoặc những từ điển khác giải thích từ "Con đen" là để"chỉ người dân đen, người khờ dại". Cùng một câu của Kiều, nhưng hai cách giải thích này cho nghĩa khác nhau.


Trong quyển "Cửa sổ tri thức", (PGS, TS. Lê Trung Hoa, NXB Trẻ - 2005), đã trả lời câu hỏi "Con đen có nghĩa là gì?" trong câu Kiều 839 "Mập mờ đánh lận con đen", phần trả lời PGS. TS. Lê Trung Hoa đã trích dẫn cách giải thích từ "Con đen" trong Đại Nam Quấc âm tự vị (Con đen là con ngươi, mắt người), Từ điển truyện Kiều (Con đen chỉ dân đen, ngưới khờ dại), và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, giải thích "Con đen" như ý của Từ điển truyện Kiều). Tôi xin tóm tắt ý chính câu trả lời của PGS. TS. Lê Trung Hoa, ông nghiêng về cách giải thích trong Đại Nam Quấc âm tự vị hơn:

- Hai từ "dân" và "con" trong "dân đen", "con đen" đều mang thanh ngang, không bị luật thơ bắt buộc phải thay từ này bằng từ kia.

- Dân đen làm gì có tiền ăn chơi sa đọa nơi lầu xanh sang trọng.

- Dân đen được dùng theo nghĩa xót thương chứ không được dùng theo nghĩa "người khờ khạo".

..........


PGS. TS. Lê Trung Hoa hoàn toàn đứng về ý kiến của cụ Huỳnh trong từ "Con đen": (cũng xin tóm tắt mấy ý chính).

- Con đứng trước một số từ chỉ sự vật sinh động như động vật: con sông, con quay, con mắt... cho nên dùng con đen để chỉ tròng đen là hữu lý.

- Theo phương thức hoán dụ - lấy bộ phận chỉ toàn thể - dùng con đen để chỉ con mắt là có thể chấp nhận được.

- Cụ Huynh sống gần thời Nguyễn Du hơn cụ Đào và cụ Hoàng nên khả năng đúng của cụ Huỳnh lớn hơn.

.........


Tóm lại , theo ý chúng tôi (PGS. TS. Lê Trung Hoa)," Con đen" trong những câu Kiều 839, 1414 không phải là "dân đen" (hoặc kẻ khờ khạo, khờ dại), mà có nghĩa là "Con mắt".


Những nghiên cứu về cuộc sống sau khi chết


Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Phương Trân




(BestDesigns/iStock)

Có lẽ khoa học sẽ không bao giờ có đủ khả năng để chứng minh một cách thật rõ ràng liệu có tồn tại thế giới bên kia hay không.

Nhưng ít ra khoa học có khả năng xác định được bao nhiêu người từng trải nghiệm về thế giới bên kia.


59% số bác sĩ tin rằng tồn tại một số hình thức của thế giới sau khi chết

Các nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người từng trải nghiệm về thế giới bên kia trước đó họ không phải là người tin vào thần linh hay tôn giáo. Mặc dù những kinh nghiệm này là chủ quan, nhưng có một vài yếu tố của những kinh nghiệm này cho thấy đây là những hiện tượng khách quan.

Quảng cáo
Giây phút lâm chung
Tiến sĩ Erlendur Haraldsson tại Trường đại học Iceland đã khảo sát 700 nhân viên y tế trong nước Mỹ và Ấn Độ về những gì họ nhìn thấy từ bệnh nhân trong giây phút sắp lâm chung.

Gần 500 bệnh nhân bị bệnh nan y đã kể lại những kinh nghiệm tương tự nhau về việc nhận được sự trợ giúp từ thế giới bên kia.


(Katarzyna Bialasiewicz/iStock)

Các cuộc điều tra ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã phát hiện ra có khoảng từ 10% đến 40% số người được hỏi tin rằng họ đã từng tiếp xúc với người đã khuất.
Kinh nghiệm cận tử

Mỗi năm, khoảng 200.000 người Mỹ kể lại việc trải qua kinh nghiệm cận tử (Near-death experiences: NDE). NDE thường bao gồm cảm giác hồn lìa khỏi xác, quan sát những nỗ lực cấp cứu từ góc nhìn ngoài cơ thể và nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác.


Theo báo cáo có khoảng 200.000 người Mỹ trải qua kinh nghiệm cận tử (NDEs) mỗi năm

Trong một cuộc khảo sát năm 2005 về các bác sĩ người Mỹ, người ta thấy rằng 59% số bác sĩ tin vào một hình thức tồn tại nào đó của thế giới sau khi chết. Đây là “tỷ lệ cao hơn nhiều so với số liệu khảo sát ở những người thuộc ngành nghề khoa học khác”, Dinesh D’Souza đã viết trong cuốn sách “Bằng chứng về sự sống sau khi chết”.
Những sự nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) ngụ ý linh hồn có thể tồn tại

Não bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer thường suy thoái đến mức hoạt động trí tuệ bình thường dường như là điều không thể, nếu như cho rằng tâm trí chỉ đơn giản là một chức năng của não và không có linh hồn.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của Alexander Batthyany, tiến sĩ làm việc tại Đại học Vienna, Áo, trí não của 10% trong số 227 bệnh nhân Alzheimer trở nên minh mẫn lạ thường trước khi chết.



10% trong số 227 bệnh nhân Alzheimer trở nên minh mẫn lạ thường trước khi chết.


(Arda Savaşcıoğulları/iStock)

Tiến sĩ Batthyany lưu ý rằng chỉ có một số lượng nhỏ các nhân viên y tế mà ông đã phỏng vấn về các bệnh nhân của họ đã phản hồi với khảo sát của ông, do đó nghiên cứu có một số sai sót và còn cần được tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Nhưng tuy nhiên ông vẫn tò mò với ẩn đố về hoạt động tinh thần của những bệnh nhân này có thể trở lại bằng cách nào.
Những trải nghiệm ngoài cơ thể

Trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE) là một dạng của NDE. Hiện tượng này cho thấy linh hồn hay tâm trí có thể tồn tại tách biệt với cơ thể.

Nelson Abreu, một kỹ sư, nhà nghiên cứu OBE, và cựu thực tập tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật Dị thường của Đại học Princeton, Mỹ, là một trong những tác giả của cuốn sách công bố hồi tháng 2 với tựa đề “Ý thức ngoài cơ thể: Những bằng chứng và suy ngẫm”.


(WGMBH/iStock)

Ông lưu ý trong cuốn sách rằng, nhiều khảo sát thống kê trong thế kỷ qua ở một số nước (trong đó có Hoa Kỳ, Australia và Brazil) trong bốn châu lục, đã tiết lộ rằng có hàng triệu người có trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE).

Một ước tính thận trọng dựa trên các cuộc điều tra ước tính khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới từng có trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE).
Sự luân hồi

Jim Tucker, tiến sĩ tại Đại học Virginia, Mỹ, có cơ sở dữ liệu của 2.500 trường hợp trẻ em nhớ lại nhiều kiếp trước.

Trong một số trường hợp, các em nhớ lại chi tiết về cuộc sống quá khứ, chúng được xác minh trùng khớp với cuộc sống và cái chết của một người thực sự.



Jim Tucker, tiến sĩ tại Đại học Virginia, Mỹ, có cơ sở dữ liệu của 2.500 trường hợp trẻ em nhớ lại nhiều kiếp trước.


(Katarzyna Bialasiewicz/iStock)

Một ví dụ về phân tích dữ liệu của Tucker là phát hiện trong tất cả các ca chết bất thường được trẻ nhớ lại từ tiền kiếp thì có khoảng 73% rơi vào nam giới.

Điều này phù hợp với số liệu thống kê của nước Mỹ là trong số những người chết bất thường trong chu kỳ 5 năm thì có 72% là nam giới.

Để tiếp tục khám phá những bí ẩn cổ xưa và các lĩnh vực mới của khoa học, hãy theo dõi @TaraMacIsaac trên Twitter, truy cập trang Epoch Times mục Beyond S
cience trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin Beyond Science! 

Thì ra nói chuyện cũng là một loại tu dưỡng!



Tác giả: Theo letu.life | Dịch giả: Minh Nữ

Vương Dương Minh là một nhà tư tưởng nổi tiếng đời Minh. Có một lần, ông cùng học trò ra ngoài du ngoạn. Bên đường có hai người đang cãi nhau kịch liệt. Một người mắng: “Ngươi thật không biết thiên lý là gì”. Người kia phản bác: “Ngươi mới thật là không có lương tâm”. Cậu học trò liền quay sang nói với Vương Dương Minh: “Thầy xem, họ đang giảng đạo lý kìa”. Vương Dương Minh đáp: “Không, là họ đang chửi mắng người khác”. Dùng thiên lý và lương tâm để yêu cầu bản thân mình thì mới đúng là giảng đạo lý; dùng nó để yêu cầu người khác thì chính là mắng chửi người ta.

Trong đối nhân xử thế giữa người với người, nói chuyện chính là một loại tu hành thực tế, lời nói tán dương khen ngợi cũng là một loại thiện hạnh. Chuyện thị phi thường có nguyên nhân từ cái miệng; người nói, người nghe, lại có thêm người thứ ba vô tâm bàn luận khuấy đảo thị phi, khiến sự việc xấu càng thêm xấu. Bởi vậy mới có câu: “Dao ngôn chỉ vu trí giả”, những tin đồn vô căn cứ truyền đến tai người thông minh thì không thể tiếp tục truyền được nữa.


Người với người gặp nhau đã khó, được cùng nhau tề tựu một nơi còn khó hơn, thế nên đừng vì lời nói nhất thời mà phá hỏng đi thiện duyên khó được. Ngôn ngữ vốn câu thông với cảm tình và là công cụ để truyền đạt tư tưởng. Nhưng nếu không dùng lời nói đúng mực hợp lý mà lại dùng những lời dư thừa vô bổ thì cũng sẽ dẫn đến thị phi, phiền não.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates là một người cực kỳ giỏi diễn thuyết, ông thường dạy phương pháp diễn giảng cho người khác. Một hôm, có một cậu thanh niên đến xin ông dạy cho kỹ xảo diễn thuyết. Socrates chờ anh ta thao thao bất tuyệt một hồi, rồi mới bảo anh ta nộp gấp đôi tiền học phí. Anh ta rất ngạc nhiên hỏi Socrates lý do tại sao, Socrates trả lời: “Bởi vì ngoài việc dạy anh nói ra tôi còn phải dạy anh cách ngậm miệng nữa.” Cổ nhân dạy: “Nhất ngôn chiết tẫn bình sinh phúc”, một câu nói có thể làm hao tổn hết phúc đức một đời. Nói năng cẩn thận quả là một việc tu thân quan trọng.

Mục đích của nói chuyện là để truyền đạt cho nhau những lời chân tình thân ái. Thông thường trong khi nói chuyện, có rất nhiều ngôn từ và cách diễn đạt cần chú ý, chẳng hạn như: “Là tôi bắt hắn đến”, tại sao không nói: “Là tôi mời anh ta đến”. “Nghe tôi nói đây” thì tại sao không nói “Chúng ta trao đổi một chút nhé”. “Bạn đừng có hối hận đấy” thì tại sao không nói “Bạn không suy nghĩ thêm chút nữa sao?” “Bạn phải cẩn thận chứ” thì tại sao không nói “Có lẽ bạn nên cẩn thận một chút”. Cùng một ý nghĩa, tại sao không thêm vào những từ ngữ dễ nghe? Bằng không, không những khiến người nghe khó chịu mà còn gây ra những hiểu lầm không cần thiết.

Khi Tấn Vũ Đế mới lên ngôi không lâu, bèn xem bói xem có thể tại vị hoàng đế được bao lâu, kết quả được một quẻ có chữ “Nhất” (tức là 1). Vũ Đế vô cùng không vui, quần thần cũng sợ đến mặt mày trắng bệch, không ai dám hé răng nửa lời. Lúc này, viên quan Bùi Khải mới tiến lên và bảo: “Vi thần nghe nói, trời mà được chữ Nhất thì thanh minh trong sáng, đất mà được chữ Nhất thì an bình yên ổn. Bậc vương hầu mà được chữ Nhất thì nhân dân yêu mến ủng hộ”. Mấy lời ngắn ngủi như vậy nhưng cũng đủ khiến Vũ Đế từ buồn chuyển thành vui, quần thần trước những lời động viên thiện ý của Bùi Khải cũng vô cùng thán phục. Có thể thấy rằng, bất luận việc gì cũng không tuyệt đối. Nắm giữ nghệ thuật nói chuyện, lựa chọn thời cơ thỏa đáng thì có thể biến buồn thành vui, dở lại hóa hay!

Nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!



Tác giả: Theo Letu.life | Dịch giả: Minh Nữ






Con đường nhân sinh không thể mãi mãi bằng phẳng, trên con đường ấy rất có thể bạn sẽ gặp phải những hoàn cảnh trớ trêu không biết phải làm sao, thậm chí đưa bạn đến bước đường cùng của cuộc sống.

Đường cùng không chỉ là một khoảng cách hay một lần thử thách, mà nó còn là một bước ngoặt, một lần tỉnh ngộ và thăng hoa, nó đến để khảo nghiệm sức chịu đựng và ý chí của con người. Một lần gặp nghịch cảnh là một lần hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống, một lần biết dũng cảm vượt qua. Bước ra khỏi đường cùng mọi thứ liền sáng rõ. Cũng giống như: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ. Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Núi cùng nước tận cứ nghĩ rằng hết đường đi. Qua rặng liễu tối, tới khóm hoa tươi, hiện ra một thôn làng).

Nhân sinh tựa như chén nước, muốn trọn vẹn thật khó lắm thay! Cùng một chén nước, có người thấy nó vơi một nửa, nhưng có người lại thấy nó đầy một nửa. Nếu bạn chỉ thấy chén nước vơi một nửa có nghĩa là bạn đã bóp chết niềm vui và đang tự dằn vặt mình rồi đó. Bí quyết của niềm vui và hạnh phúc nằm ở chỗ: nhìn thấy chén nước đầy một nửa và tận hưởng một nửa chén nước mà mình đang có.


Ảnh: Letu.life



Con người có đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật, nhìn người khác nhưng lại không thấy chính mình; có thể thấy khuyết điểm của người khác nhưng lại không thấy khuyết điểm của mình, có thể thấy lòng tham của người khác nhưng lại không thấy sự nhỏ mọn của mình, có thể thấy cái xấu xa của người khác nhưng lại không thấy cái ngu dốt của mình. Chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào bên trong để tu sửa chính mình, đó là khuyết điểm lớn nhất của con người. Người thường xuyên tu dưỡng bản thân ắt có nội tâm phong phú, người như vậy gặp phải đường cùng sẽ không dễ dàng mà bi lụy suy sụp.

Nhân sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hoàn mỹ, nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần mười. Thái độ của bạn khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn tới. Chỉ có lạc quan vào cuộc sống, tin tưởng vào chính mình, và không quên tu dưỡng bản thân, bạn mới có thể bước qua nghịch cảnh và tiến lên phía trước. “Vật cực tất phản!” (khi sự vật đi đến cùng cực thì tất yếu sẽ phát sinh biến hóa) vốn là đạo lý của nhân sinh. Bước qua nghịch cảnh và quay đầu nhìn lại, bạn sẽ phát hiện ra rằng: nước đến đường cùng thành thác nước, người đến đường cùng ắt hồi sinh!

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

THƠ LÀ GÌ?



HẢI BẰNG - HDB




Thơ xuất hiện trước Văn
Ở Trung Hoa, những bài thơ đầu tiên trong Kinh Thi có mặt vào khoảng thế kỷ 12 Trước Tây Lịch (TTL). Bộ văn xuôi đầu tiên là bộ Thượng Thư có mặt vào khoảng thế kỷ thứ tám hoặc bẩy TTL. Có hai khuynh hướng trong thi văn là “tải đạo” tức nghệ thuật vị nhân sinh, và “duy mỹ” tức nghệ thuật vị nghệ thuật. Chủ trương duy mỹ xuất hiện trong thể “phú”, một thể (ca) ở giữa văn xuôi và thơ, xuất phát từ nước Sở. Đó là thể văn ngắn với những từ ngữ hoa mỹ đầy âm điệu du dương, thường dùng tả tâm sự, cảnh vật, và ca tụng công đức. Sở trường về thể phú là Tống Ngọc (Chiến Quốc) và Tư Mã Tương Như (Hán).


Hiện nay, có nhiều khái niệm về Thơ. Thơ thường được quan niệm là một bài văn có vần và điệu cấu trúc theo quy luật hay tự do. Ngôn ngữ của Thơ là những từ ngữ trong sáng, súc tích, và cô đọng, nên tác động của Thơ rất mãnh liệt và sâu xa, có thể tạo những chuyển biến toàn diện trong tâm tư con người. Nói chung, Thơ ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của tâm linh con người muốn vươn tới Chân-Thiện-Mỹ, hoặc Đạo [Xem Thơ của Hàn Sơn (Đường); Vương Duy (Đường); Tô Thức (Tống)] và vì thế Thơ còn được coi như là tiếng nói của tâm linh.
Thơ xuất hiện ở khắp các nẻo đường của cuộc sống, phản ánh mọi khía cạnh đời sống của con người: vui, buồn, đau, khổ, yêu, thương, giận, ghét, ước mơ, và khát vọng, v.v. Thơ thường được coi như là cái gì đẹp -“đẹp như Thơ”. Nhưng muốn đúng là đẹp, từ và ý của Thơ phải không tầm thường, nghĩa là phải được chọn lọc. Vì vậy, có thể nói: Thơ là bức họa bằng những màu sắc chọn lọc; Thơ là bản nhạc dệt bằng những âm thanh tinh tế. Thơ giúp trí tưởng tượng người yêu Thơ bay bổng tuyệt vời tới những miền xa, đất lạ đầy kỳ hương, dị thảo, tạo bởi những lời, ý, vần, và điệu thơ được đan kết tài tình, và mang tính chất sáng tạo.


Thi Sĩ Hoa Kỳ James Russell Lowel (1819-1891) định nghĩa Thơ như là “ Một điều gì đó làm cho chúng ta tốt hơn và khôn ngoan hơn bằng cách liên tục biểu lộ những cái đẹp và sự thật mà Thương Đế đặt để trong linh hồn mọi con người.” (Something to make us better and wiser by continually revealing those types of beauty and truth which God has set in all men’s souls).
Maththew Arnold (1822-1888) viết trong Essays: “ Thơ giản dị là cách đẹp nhất, tạo ấn tượng nhất, và tác dụng rộng rãi nhất để nói mọi điều, và vì thế mà có tầm quan trọng của Thơ ”. (Poetry is simply the most beautiful, impressive and widely effective mode of saying things, and hence its importance).
T. S. Elinot (1888-1965) viết trong Tradition and the Individual Talent: “Thơ không phải là sự buông thả của cảm xúc, mà là một sự trốn thoát khỏi cảm xúc; thơ không phải là sự biểu lộ của nhân cách, mà là sự trốn thoát khỏi nhân cách. Nhưng, dĩ nhiên, chỉ những ai có nhân cách và cảm xúc mới biết ý nghĩa của trốn thoát những cảm xúc và nhân cách là cái gì.” (Poetry is not a turning loose of emotion, but an escape from emotion; it is not the expression of personality, but an escape from personality. But, of course, only those who have personality and emotion know what it means to escape from these things).
Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) cho biết: “Thơ đối với tôi là một phần thưởng hết sức to lớn; thơ đã xoa dịu những nỗi sầu não; thơ đã làm tăng gấp bội và thanh lọc những niềm vui của tôi; thơ đã nâng niu nỗi cô đơn của tôi; và thơ đã cho tôi thói quen ao ước khám phá ra Thiện và Mỹ trong mọi điều hội ngộ và ở xung quanh tôi.“ (Poetry has been to me an exceeding great reward; it has soothed my affliction; it has multiplied and refined my enjoyments; it has endeared my solitude; and it has given me the habit of wishing to discover the Good and the Beautiful in all that meets and surrounds me).
Robert Frost (1875-1963, Address) nhận định: “ Viết câu thơ tự do thì giống như là chơi quần vợt trên sân không có lưới.” (Writing free verse is like playing tennis with the net down).
Jonathan Swift (1667-1745, Advice to a Young Poet) viết: “Câu thơ không có vần là một cơ thể không có hồn.” (Verse without rhyme is a body without a soul).
Như vậy, thơ không phải là dễ làm nếu không có hồn thơ, không biết cách gieo vần và sử dụng các loại từ. Thời xưa, Thơ đã từng được coi như là một trong bốn thú tiêu khiển “cầm, kỳ, thi, họa” dành riêng cho những lớp người phong lưu, quý phái.
Tuy nhiên, gần đây tại Hoa Kỳ, đã nổi lên khuynh hướng đại chúng hóa thi ca nhằm mục đích gieo những hạt giống thơ và nâng cấp thơ trong tâm hồn đại chúng vì thơ là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để nâng cấp tâm hồn nhân loại cho một cuộc sống vị tha hơn. Hội Quốc Tế của các Thi Sĩ hàng năm có tổ chức đại hội vào khoảng đầu tháng Chín tại Washington, D.C. Năm 1998, có khoảng một ngàn hội viên từ khắp các nước trên thế giới đổ về họp mặt. Có đủ mọi lứa tuổi và từng lớp xã hội đã đăng đàn trình đọc và trao đổi những cảm nghĩ về thơ trong một bầu không khí thân mât, cởi mơ, bổ ích và đầy hứng thú. Điều này cho thấy Thơ là một cách giao cảm hữu hiêu nhất giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, và giữa con người với thế giới tâm linh nhằm tạo môt hài hòa hoàn hảo nhất trong cuộc sống. .Chính trong những chiều hướng ấy, tôi muôn chia xẻ cùng quý bạn đọc vấn đề bản chất tinh thần sáng tạo trong thơ và cũng là quan điểm của tôi về Thơ.

Bản Chất Của Thơ

Bản chất của Thơ là vần và thể điệu để thơ có hình thức khác với văn xuôi và có thể ngâm nga được. Không ngâm nga được, sao gọi được là thơ? Cũng như, không ca hát được, sao gọi được là nhạc? Ngâm nga vốn là một thú vui tao nhã của người Việt. Đặc biệt tiếng Việt có năm dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, giúp âm điệu (tone) tiếng Việt có nhiều âm sắc (timbre), phô diễn trọn vẹn những sắc thái đa dạng của tình cảm với những tần số rung động khác nhau. Nhờ đó, Thơ Việt đã có sức truyền cảm thật mãnh liệt. Rất nhiều người dân ở thôn quê đã thuộc lòng và thường ngâm nga thơ Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên, v.v.
Văn xuôi (prose) không đòi hỏi vần và điệu. Tuy nhiên, cũng có những bài văn viết rất khéo, khiến cho người đọc cảm thấy như có chất thơ trong đó như:
Than ôi! Một kiếp phong trần; mấy phen chìm nổi! Trời tình mù mịt; bể hận mênh mông; sợi tơ lòng theo gió bay đi; cánh hoa rụng, chọn gì đất sạch! Ta vốn nòi tình, thương người đồng điệu.
(Chu Mạnh Trinh viết về Kiều)

Cũng chính vì thiếu bản chất của Thơ, nên một số thơ như loại thơ tự do trước đây trong thập niên 1950 và 1960 ít được ưa chuộng.
Mặt khác, bản chất của Thơ còn thể hiện qua cái gọi là hồn thơ và khí thơ. Hồn thơ là sinh khí (vitality) của Thơ. Đó là một tinh tố (spiritual element) chứa đựng một chương trình (program) để con người có khả năng cảm nhận và làm Thơ. Khí thơ với mức tinh luyện của hồn thơ tạo ra một sức truyền cảm mãnh liệt phô diễn qua lời thơ, ý thơ, vần điệu thơ, và được toát ra qua giọng và điệu ngâm. Môi nhà thơ có một hồn thơ khác nhau, do đó có khí thơ khác nhau. Thật không lạ gì khi đọc những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Dương Khue, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, v.v và tuy chung một đề tài nhưng khí thơ rất khác nhau.
Trong các loại thơ cổ như lục bát, song thất lục bát, thãt ngôn bát cú, tứ tuyệt, và ngũ ngôn v.và, khí thơ thường bị gò bó, khó phô diễn vì niêm luật và số chữ giới hạn. Trong khi đó, khi hồn thơ bừng tỉnh thì nhà thơ cần phải chụp bắt ngay những hình ảnh hoặc ý tưởng trước khi chúng tan biến đi, do đó cần phải những khung cảnh mới cho tình ý thơ được phô diễn trọn vẹn và chính xác. Chính trong chiều hướng này mà Thơ Mới đã ra đời để giải quyết nhu cầu đổi mới tư duy trong địa hạt thơ với những Nhà Thơ Mới tiên phong như Lưu Trọng Lư (1911-1991), Huy Thông (1926-1988), Nguyễn Bính (1918-1966), Hàn Mạc Tử (1912-1940), Xuân Diệu (1916-1985), Thế Lữ (1907- 1989), Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), Hữu Loan (1916- ), Tế Hanh (1921- ), Chế Lan Viên (1920-1989), Huy Cận (1919 -) và Vũ Đình Liên ( - ) v.v. Sau cùng là Thơ Tự Do: không bị quy luật cổ điển nào gò bó về vần, điệu, và số chữ .
Thế hệ hôm nay đang rất cần có những thay đổi về hình thức lẫn nội dung của Thơ, Văn, và Nhạc sao cho phù hợp với những tần số rung động cao độ trong những cảm quan của họ.Trải qua thời gian, cấu trúc các thể thơ và cách gieo vần đã có nhiều thay đổi để thích ứng với các chính lưu văn hóa của thời đại, trong đó, mỗi nhà thơ đã có những sáng tạo cho những cấu trúc thơ, cách gieo vần, và đặc biệt là tìm những nguồn cảm hứng mới trong bối cảnh mới đang diễn ra trong cuộc sống. Không lạ gì tại sao lớp trẻ hôm nay không mấy thích thú khi phải nghe những bài thơ, những khúc “nhạc vàng” của ngày hôm qua. Xã hội luôn luôn đổi mới. Mỗi thời đại có những “ước mơ” riêng của thời đại đó. Thơ cũng như văn và nhạc, thiếu tinh thân sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu tinh thần của thời đại, sẽ trở thành những món ăn nhàm chán, buồn tẻ, và người đọc sẽ đành phải xa Thơ, dù rất yêu Thơ.

Tinh Thần Sáng Tạo Trong Thơ

Sự sống là một chuỗi không ngừng của sáng tạo. Như vậy, con người nghệ sĩ thực sự đã chêt khi không còn sáng tạo. Cho nên, với tinh thần sáng tạo trong thơ, tôi muốn nói tới những nỗ lực làm cho Thơ sống bằng cách luôn luôn tìm tòi những cái mới, lạ, phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của thời đại. Tinh thần sáng tạo thể hiện ở những nỗ lực:
(1) Đi tìm và khai thác những nguồn đề tài mới để thích nghi với môi trường sống mới. Thường mỗi một thời, một không gian, đều có những sự kiện, những hình ảnh, hoặc những khao khát để làm đề tài. Việt Nam trước đây đã có những khung cảnh đẹp của một cuộc sống thanh bình “gạo trắng, trăng thanh”; những hình ảnh cao quý của những bà mẹ hiền “sớm hôm tần tảo nuôi con”; những hình ảnh hồn nhiên, trong trắng của “Ao Lụa Hà Đông”; những mảnh tình thơ ngây của “Tuổi Ngọc”; những nhớ nhung tha thiết của “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”, vân vân và vân vân. Những đề tài đó đã có những chỗ đứng. Muốn tiếp tục có chỗ đứng, các đề tài như vậy cần phải đổi mới. Chẳng hạn, hình ảnh của những người mẹ “một nắng, hai sương” có thể thay bằng hình ảnh của những người mẹ cố gắng lái xe nhiều buổi vất vả “làm hai việc hoặc làm quá giờ” để nuôi con tiếp tục đại học. Đó là môt trong những hình ảnh mới cho Thơ. Nguồn đề tài phong phú nhất vẫn là Tình Yêu. Nhưng, những thể hiện của tình yêu ngày nay hẳn phải là khác với ngày trước. Nhà thơ, do đo cần phải cố gắng lục lạo trong tâm trí để tìm ra những nét đặc thù để mô tả tình yêu của lối sống hôm nay.


Hiện nay, con người đang có những nỗ lực phải thực hiện để nâng cao mức tiên bộ chung của nhân loại. Mục tiêu này đòi hỏi một sự cộng lực toàn thế giới phát xuất từ sự nâng cao trí tuệ và tâm linh của con người. Những nỗ lực đó là: bảo vệ môi sinh; bảo vệ loại người; bảo vệ nhân quyền; tự do và dân chủ; bảo vệ tính đa nguyên; bảo đảm an sinh xã hội; giải quyêt các tệ nạn xã hội, giải trừ vũ khí; chinh phục không gian, và tìm hiểu môi trường tâm linh. Tóm lại, đó là những bức xúc của thời kỳ văn hóa cao kỹ này cần được khai thác.
(2) Sáng tạo những cấu trúc mới cho phù hợp với mức nhậy cảm nhanh lẹ của thời đại mới. Người đọc hôm nay, nhất là giới trẻ, nếu không mấy thích thú gì đối với loại “nhạc vàng” ngày trước, thì với thơ, họ cũng không thấy hấp dẫn gì đối với loại “thơ xưa”. Họ đang trông chờ có những thay đổi mới trong địa hạt thơ, văn, và nhạc sao cho thích hợp tâm hồn của họ đang chịu ảnh hưởng sâu xa của cuộc sống văn minh điện toán. Văn học và nghệ thuật tây phương đã chuẩn bị cho sự thay đổi này từ lâu qua ca nhạc, phim ảnh, thi văn, và họa phẩm, và có những đường nét đăc biệt mới lạ.
(3) Sáng tạo trong kỹ thuật gieo vần và sử dụng từ để có những âm điệu mới lạ cho phù hợp với những cảm quan mới của người đọc. Sáng tạo những âm điệu mới tương tự như biến chế những món ăn mới của một nhà đầu bếp khéo tay để tạo cho mình môt tiếng tăm riêng biệt. Điều này nói lên biệt tài hoặc nỗ lực cao trong sự vận dụng tư duy hay là “động não” của nhà thơ, và kết quả là người đọc thưởng thức được đúng “thi vị” của Thơ.

Tóm lại, sáng tạo bài văn vần tuyệt vời trong cấu trúc có giới hạn của một thể thơ là một trong những công việc khó khăn của một nhà thơ. Viết bài văn xuôi hay thật đã là khó; làm chủ bài văn vần lại đặc biệt khó hơn. Vung bút thảo ra những chữ trong một hình thức có trật tự, điệu, và vần, thật sự đòi hỏi nhà thơ phải có một trình độ nghệ thuật được tôi luyện lâu dài.

Lục Bát

Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người
Nhớ nơi kỳ ngộ, vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!

Nguyễn Du: Truyện Kiều

Thất Ngôn Bát Cú
MÙA THU

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cầu trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Nguyễn Khuyến (1835-1909)

Thơ Mới

HỔ NHỚ RỪNG

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay xa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Thế Lữ (1907- )

Thơ Tự Do

GIÃ TỪ HUYỀN THOẠI

Tôi ngủ say trong đáy mắt
Trên bờ mi cỏ biếc
Long lanh giọt sương mai
Mắt em cười
Bờ môi cong còn chưa khép
Mùa Xuân tràn vào khung cửa hẹp
Em dục tôi
Lên đỉnh ngọn đồi...

Việt Bằng (CA)

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Ảo Ảnh Của Tâm





Đào Văn Bình




... Thế giới càng văn minh, nhu cầu vật chất càng nhiều, con người càng sống với ảo tưởng. Ảo tưởng về sự giàu sang, về trí thức, về vẻ đẹp, về tài năng, về đức độ, về quyền uy, về chân lý, về sự thánh thiện.
- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình thánh thiện nhưng thực ra họ chẳng thánh thiện gì cả.
- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình giàu sang nhưng thực ra họ chỉ là thứ “trưởng giả học làm sang”.... (ĐVB)



Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng.
Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.

Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục.Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.

Cũng lại như thế. Một kẻ ăn chơi đàng điếm mà nhốt nó vào tu viện thì đúng là nhốt nó vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng.

Một vị tu hành đạo đức bị đưa vào chốn ăn chơi đàng điếm thì đúng là nhốt ông ta vào địa ngục. Nhưng sau một thời gian thấy quen, rồi yêu thích rồi cuối cùng nhận ra đây mới chính là thiên đàng.

Chính vì thế mà trong Kinh Viên Giác, Đức Phật đã giảng dạy cho Bồ Tát Thanh Tịnh Tuệ, “Này thiện nam tử: Trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã. Địa Ngục, Cung Trời đều là Tịnh Độ. Chúng Sinh, Quốc Độ đều đồng một pháp tính, Vô Minh, Chân Như không khác cảnh giới...”

Khi Tâm ở thể Chân Như tức nhìn vạn vật bằng Phật nhãn thỉ Thiên Đàng hay Địa Ngục - Chúng sinh hay Quốc Độ (đất Phật)…nói rộng ra vạn vật đều đồng nhất thể. Còn khi Tâm động và nhìn sự vật bắng “tục nhãn” thì thấy có sai biệt, tức thấy địa ngục, cung trời, chúng sinh quốc độ. Từ sai biệt này mà nảy ra Đúng-Sai, Thương-Ghét.

Bạn ơi,

Con người thường nhìn sự vật qua lăng kính của cảm xúc. Khi yêu thích thì gán cho nhãn hiệu thiên đàng, khi chán ghét thì gán cho nhãn hiệu địa ngục.

Muốn sống hạnh phúc thì cùng lúc phải chặt đứt hai vọng tưởng điên đảo về cung trời và địa ngục. Câu chuyện sau đây là bản minh họa rõ nét về những vọng tưởng điên đảo của Tâm mình:


"Đêm ấy là đêm rằm. Mặt trăng chiếu sáng lung linh cả một vùng. Tại nơi giang đầu, một đôi tình nhân yêu nhau lần đầu. Giữa đêm trăng sáng, họ đưa nhau ra đây tình tự, thề non hẹn biển. Còn đêm nào tình tứ hơn đêm nay? Người con trai khẽ nắm lấy bàn tay người con gái, âu yếm nói:

- Em yêu ơi ! Hãy nhìn ánh trăng kia, ánh trăng lung linh, mờ ảo. Đêm nay là đêm diễm lệ. Mảnh trăng đẹp tuyệt trần kia là nhân chứng cho mối tình bất diệt của chúng ta. Trăng đẹp như tình ta đẹp. Trăng xinh như mộng ta xinh !



"Cùng một ánh trăng". Ảnh Hồn Việt

Nhưng tại nơi giang hạ, ngay lúc đó, một đôi tình nhân vì tình đời ngang trái, ngày mai họ phải vĩnh viễn xa nhau. Họ ra đây để từ tạ nhau lần cuối. Người con trai đau khổ nắm lấy tay người con gái, nói:

- Em yêu ơi! Trăng đêm nay sao úa màu, tàn tạ? Dường như trăng đang lịm chết để chia xẻ với đêm chia ly vĩnh biệt của đôi ta. Trăng ơi, sao trăng ảm đạm thế? Trăng vương màu tang như cuộc đời lạnh giá, vô vị của anh từ đây phải vĩnh viễn xa em !

Cũng ngay lúc ấy, một bác nông phu, nhà ở gần mé sông, bước ra ngoài sân. Bác ngửa mặt lên trời, ngắm nhìn mặt trăng một hồi rồi chép miệng, nói:

- Chà, cái con trăng quầng sáng có pha màu hồng như thế kia thì năm nay coi chừng mất mùa đa!

Cũng ngay lúc ấy, tại một thành phố tương đối thanh bình, nhân mùa Trung Thu, các em bé vui vẻ rước đèn đi chơi và cùng nhau ca hát:

Ánh trăng trắng ngà


Có cây đa to.
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ.
Cuội ơi ta nói Cuội nghe …


bằng cả tâm hồn ngây thơ, trong trắng. Các em chẳng thắc mắc gì về Chị Hằng, Chú Cuội ngoại trừ lồng đèn và bánh kẹo.



Ảnh của tamnhin.net

Cũng ngay vào lúc ấy, tại một đài thiên văn, một khoa học gia đang dùng viễn vọng kính để quan sát mặt trăng. Ông chẳng hề có ý nghĩ mảnh trăng diễm lệ như đôi tình nhân ở đầu sông. Ông cũng chẳng thấy trăng úa màu như đôi tình nhân ở cuối sông. Ông cũng chẳng thấy dấu hiệu nào chứng tỏ năm nay sẽ mất mùa như bác nông phu. Dĩ nhiên già rồi, ông đâu còn đi rước đèn Trung Thu nữa cho nên đâu có quan tâm tới Chị Hằng, Chú Cuội. Ông đang lặng lẽ quan sát quỹ đạo của mặt trăng để tính đường bay chính xác cho chiếc phi thuyền dự tính phóng lên vào cuối năm nay. Mặt trăng đối với ông chỉ là một vệ tinh bay quanh trái đất và có thể có vị trí chiến lược trong cuộc Chiến Tranh Tinh Đẩu (Star Wars).

Vậy thì bạn ơi,

- Xin đừng vẽ rồng vẽ rắn thêm cho cuộc đời vốn đã rối ren.

- Xin đừng đeo kính màu để bàn tán về thiên nhiên phong cảnh của một bức tranh.

- Xin đừng bình luận thêm về những vấn đề đang làm nhức đầu thiên hạ. Xin hãy "Dẹp bỏ cổ họng, môi, lưỡi" (1) như một thiền sư đã nói nếu bạn muốn tâm hồn an tĩnh.

- Hãy nhìn đời như một tấm gương.

- Tấm gương nhìn người đẹp nhưng không nói gì.

- Tấm gương nhìn người xấu nhưng không nói gì.

- Xin đừng nhìn người xấu để nói rằng tâm hồn người đó xấu.

- Xin đừng nhìn người đẹp để tưởng rằng tâm hồn người đó đẹp.

- Đừng nhìn người giàu sang mà tưởng tâm hồn họ thánh thiện.

- Xin đừng nhìn người ăn mày mà tưởng rằng họ không có Phật tánh (2)

- Xin đừng nhìn người giàu sang mà tưởng tâm hồn họ thanh cao.

- Xin đừng nhìn vào ngôi nhà tranh vách đất mà tưởng nơi đó không có tình thương.

- Xin đừng nhìn vào những nụ hôn nồng cháy qua phim ảnh, tài tử ci-nê, công chúa hoàng tử, người mẫu, đám cưới… mà cho đó là lâu đài hạnh phúc.

- Xin đừng nhìn một cậu thanh niên đẹp trai ăn nói ngọt ngào mà cho đó là người chồng lý tưởng.

- Xin đừng nhìn một cô người mẫu chân dài yểu điệu mà cho đó là người trong mộng.

- Xin đừng nhìn vào chiếc xe sang, bộ quần áo đắt tiền với những dự án đồ sộ mà tưởng nơi đó tín nhiệm để rồi bị lừa bạc tỷ.

- Xin đừng nhìn vào nơi thờ phượng Thần Linh huyền bí mà tưởng nơi đó thánh thiện.

- Xin đừng nhìn vào chốn vui chơi, ồn ào náo nhiệt mà tưởng nơi đó là hạnh phúc.

- Xin đừng nhìn vào nơi vắng vẻ thanh tịnh mà cho là buồn chán.

Chính Tham-Sân-Si khiến cái Tâm, cái Nhìn, cái Nghe, cái Thấy, cái Suy Nghĩ của người ta bị méo mó từ đó chỉ nhìn thấy ảnh ảo hay hình ảnh giả tạo mà không nhìn thấy thực tướng tức hình ảnh thật.

Chư Phật, chư vị Bồ Tát, A La Hán vì không bị nhiễm vào Tham-Sân-Si cho nên tâm không dao động. Vì tâm không dao động cho nên nhìn thấy thực tướng của muôn loài.

Hãy ghi nhớ lời Phật dạy:
- Hạnh phúc do nơi Tâm mình mà không do đời tô vẽ.



- Thanh thản do nơi Tâm mình chứ không do cảnh ở chung quanh.

- Thánh thiện và bợn nhơ do nơi Tâm mình mà không do thần linh ban tặng.

- Giải thoát do nơi Tâm mình mà không do nghi lễ.

- Trói buộc do nơi Tâm mình chứ không phải sợi dây.

- Tội lỗi do nơi Tâm mình chứ không phải do sự lên án của người đời. Bởi vì sự lên án của người đời nhiều khi do hận thù và thương-ghét.

- Không một ai - kể cả Thần Linh Màu Nhiệm - có thể làm cho người khác trở nên thánh thiện và không một ai - kể cả Thần Linh Màu Nhiệm - có thể làm cho phẩm hạnh người khác trở thành hoen ố. (3)

- Không một ai có thể làm cho mình trở nên có phẩm hạnh dù trên mình đeo đủ thứ kim cương, ngọc ngà, châu báu đắt giá nhất, hoặc các chức vụ, quyền thế cao nhất trên thế gian này. Phẩm hạnh cao quý nhất là đạo đức. Mà đạo đức cao quý nhất là làm việc thiện và trang bị tâm mình bằng tâm Phật.

Bạn ơi,

- Không một ai có thể đem lại hạnh phúc – trong khi chính mình lại không muốn kiến tạo hạnh phúc cho mình.

Bạn ơi,

Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.

- Khi Chân Tâm sáng tỏ thì sẽ nhìn thấy vạn vật ở thể chân như.

- Khi nhìn thấy thể chân như của vạn vật thì không còn ảo tưởng.

- Khi không còn ảo tưởng thì bạn sẽ không còn vọng động.

Bạn ơi,

Thế giới càng văn minh, nhu cầu vật chất càng nhiều, con người càng sống với ảo tưởng. Ảo tưởng về sự giàu sang, về trí thức, về vẻ đẹp, về tài năng, về đức độ, về quyền uy, về chân lý, về sự thánh thiện.

- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình thánh thiện nhưng thực ra họ chẳng thánh thiện gì cả.

- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình giàu sang nhưng thực ra họ chỉ là thứ “trưởng giả học làm sang”.

- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình quý phái nhưng thực ra trên đời này chẳng có gì gọi là quý phái. Quý phái giống như chiếc áo khoác ngoải. Cửi ra thì mọi người đều trần trụi như nhau.

- Rất nhiều người mang ảo tưởng là mình đẹp nhưng thực ra họ chẳng có gì đáng để chiêm ngưỡng.

Khi không còn ảo tưởng hoặc “viễn ly” được điên đảo mộng tưởng, con người sẽ sống bình dị, khiêm tốn, không hoang phí, không đua đòi, không say mê quyền lực, không còn muốn đè đầu người khác. Đó là một cuộc sống vô cùng an lành.

Hãy ”hành thâm” tức nghiền ngẫm, dùng trực giác, trí tuệ để hiểu và thực chứng Bát Nhã Tâm Kinh thì lúc đó hành giả sẽ: “Vô hữu khủng bố. Viễn ly điên đảo mộng tưởng.” Khi đã “viễn ly" được điên đảo mộng tưởng thì Niết Bàn sẽ hiện ra tức thì như lời Phật dạy “chân thực bất hư”.

Vậy thì:

Một khi đã biết con người luôn luôn nhìn sự vật chung quanh mình bằng cái Vọng-Tâm-Thương-Ghét thì trước một biến động của thế giới, của đất nước, của cộng đồng và thậm chi của làng xóm - xin hãy để tâm mình lắng đọng, suy nghĩ cho chín chắn rồi mới hành động thì sẽ tránh khỏi sai lầm, gây khổ đau cho chính mình và cho người khác.

Thế giới ngày hôm nay đại loạn chỉ vì đã vô minh mà lại còn vọng động. Một trong những thảm họa của Vô Minh là, cho rằng mình tuyệt đối đúng, mình là chân lý, tôn giáo của mình là tôn giáo duy nhất, quốc gia mình phải bá chủ thế giới.

Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng “Cái Vô Minh này không có thực thể”. Bằng thiền định, bằng trí tuệ Bát Nhã hành giả có thể phá vỡ màn vô minh.

Đào Văn Bình

(California ngày 26/ 3/2016)

____________________

(1) Thiền Luận của Đại Sư Suzuki, bản dịch của Trúc Thiên

(2) Kinh Pháp Cú
“ Chỉ có ta làm điều tội lỗi.


Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm
Chỉ có ta tranh điều tội lỗi.
Chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch ”

(3) Mới đây nhất tại Hoa Kỳ, một người ăn mày sống vô gia cư (homless) nhặt được một cái ví trong đó có 3300 đô-la, đã đem tới sở cảnh sát trả lại vì ông ta thấy đây không phải tiền của ông.Hai nông dân nghèo ở Nghệ Tĩnh nhặt được 300 triệu đồng đã đem trả lại cho chủ nhân.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

CHUYỆN VỀ CÔ BÉ “CHIM CÁNH CỤT” ĐẦY NGHỊ LỰC Ở SÀI GÒN



DANIEL VŨ





Bụ bẫm, tinh nghịch và lúc nào cũng cười đùa vui vẻ, hồn nhiên, cô bé “chim cánh cụt” Nguyễn Hoài Thương khiến ai gặp cũng muốn ôm và nắm đôi tay, đôi chân cụt ngủn tròn trịa của em.


Em vẫn cười dù cuộc đời bất hạnh.

Nguyễn Hoài Thương (7 tuổi, ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM) là con gái thứ hai của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang. Em sinh ra đã không có chân tay do di chứng của chất độc da cam.

Giây phút nhìn thấy con, thay vì hạnh phúc, chị Giang đã gào khóc và nghĩ đến chuyện quyên sinh cùng với đứa con gái bất hạnh. Cả hai vợ chồng chị đều làm công nhân, sống trong căn nhà gỗ tạm bợ, rách nát, chỉ lo cho đứa con gái đầu ăn học thôi đã chật vật hụt trước, thiếu sau.

Thương chào đời, gia đình nhỏ đã khó lại càng khó. Chị Giang phải nghỉ luôn ở nhà trông con, rồi cực chẳng đã chị phải bồng bế con gái đi khắp nơi bán vé số. Thế nhưng nghèo mặc nghèo, tuần nào chị Giang cũng ôm con lên xe buýt vượt mấy chục cây số đi tập vật lý trị liệu ở quận 3. Bao công khó của hai mẹ con đã giúp Thương có thể cầm bút viết như các bạn bình thường. Bốn tuổi em đã tự làm được tất cả mọi việc: từ ăn uống, đánh răng, thay quần áo, soạn sách vở, đồ dùng.

Năm nay Thương cũng vào lớp 2 như các bạn và được chế một cái tay giả có đục lỗ tròn để đặt vừa cây viết. Những ngày đầu tiên của lớp 2 là những ngày cô bé vất vả viết những bài chính tả, làm những phép tính đầu tiên bằng cánh tay giả. Ba mẹ chế một cái bàn gỗ bốn bánh để em trượt qua trượt lại trong nhà trên sàn gạch bông. Đi đâu mẹ cũng mang theo để khi xuống xe Thương có thể tự trượt được. Nhưng Thương vẫn ao ước được đi lại.

Kỳ nghỉ hè vừa rồi, Hội Nạn nhân chất độc da cam hỗ trợ chi phí lắp chân nên hai mẹ con tha nhau ra tận Hà Nội để tìm chỗ đúc chân giả và tập cho Thương bước đi. Đến giờ, sau hơn một tháng tập luyện, Thương đã có thể di chuyển được 5 – 6 bước. Bác sĩ cho biết chân em bị cong, cần phải phẫu thuật.

“Nhưng đâu đã lo được tiền để làm tiếp. Từ khi con đi học, tôi cũng nghỉ hẳn bán vé số để đưa đón, chỉ tranh thủ mua mít về bán bên vệ đường kiếm chút đồng lời”, chị Giang cho biết.


Năm nay vào lớp 2, Hoài Thương mướt mồ hôi tập viết với cánh tay giả. Nhưng không sao, được đi học là niềm vui của cô bé.


Sau khi cẩn thận xếp hết sách vở vào hộc bàn, Thương tự dùng đôi tay “cánh cụt” của mình để đu vào ghế ngồi.


Đôi chân giả để tập đi trở thành trò giải trí của Thương giữa những giờ tập luyện vất vả.


Tập đi với đôi chân giả rất đau đớn, nhưng Thương chịu đựng được tất cả. Ngày nào cô bé cũng phải tập luyện theo thời biểu rất nghiêm ngặt của mẹ: sáng đi học, chiều tập đi từ 14h đến 16h30, tối học bài.


Tám chuyện với “hội bạn thân” trong giờ ra chơi.


Cô giáo bảo Thương tiếp thu tốt nhưng vì viết khó khăn nên thường chậm hơn các bạn. Vì vậy Thương phải nỗ lực nhiều hơn các bạn cùng lớp.


Thương thích đi lắm và rất chăm chỉ tập luyện nhưng vẫn không khỏi nhăn nhó vì đau đớn khi mẹ gắn đôi chân giả.


Ai gặp Thương cũng “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên” bởi vẻ nhí nhảnh, tươi rói của cô nhóc.


Đây là cái máy tính được một nhà hảo tâm tặng. Bố mẹ chẳng biết dùng nhưng cô bé biết mở cả Google để tìm video học cách làm kem vì em rất thích ăn kem.


“Chim cánh cụt” rất thích ngồi xem ba chăm sóc chú chim bìm bịp nhỏ. Thỉnh thoảng còn vui vẻ đùa giỡn, nói chuyện với chú chim.


Bữa ăn nào Thương cũng ngồi “ôm nồi” giành phần xới cơm cho cả nhà.


Nụ cười sảng khoái của cô bé giờ tan học. Ở trường có bạn có bè rất vui.