Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nguồn gốc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ


Dù rằng hiện tại Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa Mỹ có vẻ như cực kỳ đối lập, nhưng nguồn gốc của hai đảng này thì không như vậy. Thực chất, cả hai đều bắt nguồn từ một đảng duy nhất, Đảng Dân chủ- Cộng hòa (Democratic-Republican Party), thành lập năm 1791 bởi James Madison và Thomas Jefferson. Mục đích của Đảng Dân chủ- Cộng hòa khi ấy là nhằm đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong những cuộc bầu cử sau đó.



Đảng Dân chủ- Cộng hòa ủng hộ quyền của các tiểu bang, và việc diễn giải chặt chẽ Hiến pháp theo đúng nghĩa đen. Họ cũng ưu tiên hỗ trợ tài chính và pháp lý cho nền nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Vì sợ Mỹ sẽ giống với chế độ quân chủ nước Anh, Đảng Dân chủ- Cộng hòa chống lại giới tinh hoa. Họ xem thường và sợ hãi những người thuộc Đảng Liên bang, những quý tộc cực kỳ giàu có, những người muốn tạo ra một ngân hàng liên bang, và đề cao sức mạnh của chính quyền liên bang chứ không phải là chính quyền tiểu bang.

Đảng Dân chủ-Cộng hòa đã cố gắng ngăn chặn chính quyền Mỹ trở nên tương tự chế độ quân chủ. Chính nhờ nỗi sợ chế độ quân chủ phổ biến trong giới công nhân và nông dân, uy tín của đảng này ngày một tăng trong suốt những năm 1790.

Chiến thắng của Thomas Jefferson trong cuộc bầu cử năm 1801 đã đưa Đảng Dân chủ- Cộng hòa lên nắm quyền. Đến sau Chiến tranh Mỹ – Anh (1812), Đảng Liên bang mất dần sự ủng hộ và đi tới chỗ giải tán, khiến Đảng Dân chủ- Cộng hòa không còn bị đảng nào đối lập.

Sang giai đoạn 1815 – 1832, tổ chức của Đảng Dân chủ- Cộng hòa dần dần trở nên lỏng lẻo. Không còn áp lực cạnh tranh, họ cũng chẳng cần đến một mặt trận thống nhất. Các bang bắt đầu đề cử đại cử tri của địa phương mình, những người mang nặng lợi ích cá nhân. Điều này khiến nội bộ đảng bị chia thành nhiều phe phái. Cụ thể, sự chia rẽ này đã dẫn đến việc thành lập Đảng Dân chủ hiện đại, cùng với một đảng chính trị khác là Đảng Whig vào năm 1828. Đảng Dân chủ, lãnh đạo bởi Andrew Jackson và Martin Van Buren, bao gồm thành phần nông dân, người lao động ở thành thị, và người Công giáo Ireland. Dù Đảng Dân chủ không thực sự giành được nhiều ủng hộ ở các bang thuộc vùng New England, họ lại có được sự ủng hộ rộng lớn tại New York, Pennsylvania, Virginia, và các bang miền Tây.

Lúc bấy giờ, Đảng Dân chủ cực lực phản đối tầng lớp quý tộc, [việc thành lập] một ngân hàng quốc gia, và các chương trình hiện đại hóa công nghiệp thay vì nông nghiệp hộ gia đình. Thêm vào đó, họ còn ủng hộ chiến tranh Mỹ – Mexico và việc mở rộng đất nông nghiệp sang phần lãnh thổ phía Tây. Họ cũng phản đối luật chống nhập cư và độc quyền.

Dù Đảng Dân chủ nhận được ủng hộ nhiều hơn, Đảng Whig lại tiếp cận được với tầng lớp giàu có, và nhờ đó mà có thêm tài trợ và ảnh hưởng.

Năm 1848, Ủy ban Quốc gia Dân chủ (Democratic National Committee) được thành lập tại đại hội đề cử đại cử tri. Tướng Lewis Cass đã giành được đề cử làm ứng viên tranh cử tổng thống của Đảng Dân Chủ, nhưng sau đó ông đã thất bại trước ứng cử viên của Đảng Whig, Tướng Zachary Taylor.

Kết quả của cuộc bầu cử này chịu ảnh hưởng rất lớn của Đảng Đất Tự do (Free Soil Party) ở New York. Đảng này được thành lập chỉ vì một lý do duy nhất – phản đối việc mở rộng chế độ nô lệ sang các bang miền Tây. Đảng Đất Tự do bao gồm các thành viên của cả Đảng Whig và Đảng Dân Chủ, những người chủ trương rằng những người tự do, sống trên những vùng đất tự do, thì sẽ tiếp tục sống tự do như vậy. Họ cũng đấu tranh cho quyền lợi của những người tự do ở các bang Trung Tây và các bang miền Bắc. Chính sự chia rẽ nội bộ này khiến nhiều đảng viên Dân Chủ bỏ phiếu cho Tướng Taylor thay vì Tướng Cass, dẫn đến sự thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1848.

Năm 1850, các Đảng viên Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã thông qua “Thỏa hiệp năm 1850” (Compromise of 1850), gồm hàng loạt các dự luật nhằm ngăn chặn nội chiến nổ ra xung quanh chế độ nô lệ. Về cơ bản thì Thỏa hiệp này cấm chế độ nô lệ ở các bang miền Tây; tuy nhiên, nó còn bao gồm một dự luật gọi là Luật Nô lệ Bỏ trốn (Fugitive Slave Act of 1850), trong đó quy định rằng những nô lệ bỏ trốn lên các bang miền Bắc sẽ được trả lại cho “chủ” của họ ở miền Nam.

Sau Thỏa hiệp năm 1850, Đảng Dân chủ dần trở nên nổi tiếng, trong khi Đảng Whig bắt đầu mất đi sự thống nhất và ngày càng bị chia rẽ về vấn đề nô lệ và chống nhập cư. Năm 1852, Đảng Whig giải tán khiến phe đối lập trở nên rất yếu so với Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử cùng năm. Nhờ vậy, ứng viên Dân chủ Franklin Pierce đã được bầu làm Tổng thống, sau đó là James Buchanan vào năm 1856. Các Đảng viên Dân chủ chống chế độ nô lệ lần lượt rời bỏ đảng này và gia nhập nhóm thành viên còn lại của Đảng Whig ở miền Bắc để thành lập Đảng Cộng hòa vào năm 1854.

Từ năm 1840 đến hết năm 1850, một số Đảng viên Dân Chủ đã bắt đầu ủng hộ cải cách và hiện đại hóa ngành công nghiệp. Họ lập luận rằng hiện đại hóa sẽ giúp người nông dân tiếp thị và bán sản phẩm một cách dễ dàng. Dù quan điểm này có vẻ hoàn toàn khác so với tầm nhìn ban đầu của Đảng Dân Chủ, những người này cho rằng nó vẫn phù hợp với các mục tiêu ban đầu, vì công nghiệp hóa sẽ gián tiếp dẫn đến sự thịnh vượng cho người nông dân và người lao động.

Cho tới cuộc bầu cử năm 1860, Đảng Cộng hòa chống chế độ nô lệ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Trong suốt cuộc bầu cử, Đảng Cộng hòa chỉ tập trung vào vấn đề nô lệ. Họ cho rằng các chủ nô và những người ủng hộ chế độ nô lệ đã khống chế chính phủ, và rằng các Đảng viên Dân chủ ủng hộ chế độ nô lệ đã bỏ phiếu chống lại tiến bộ tự do. Thông điệp cực kỳ mạnh mẽ này đã dẫn đến chiến thắng của ứng viên Cộng hòa Abraham Lincoln vào năm 1860, vị Tổng thống Cộng hòa đầu tiên.

Sau khi nội chiến bùng nổ, các Đảng viên Dân chủ ở miền Bắc bị chia làm hai: phe chủ chiến (War Democrats), những người ủng hộ chính sách quân sự của Lincoln, và phe chủ hòa (gọi là Copperheads, hay Mãng xà) phản đối chính sách chiến tranh (với các bang miền Nam).

Để tránh các xung đột làm ảnh hưởng đến sự thống nhất trong suốt cuộc nội chiến, chính trị đảng phái không được cho phép tồn tại ở các bang li khai miền Nam (Liên minh miền Nam Hoa Kỳ – Confederacy). Các nhà cầm quyền Liên minh cho rằng các đảng chính trị sẽ ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, nên họ tránh sự chia rẽ chính trị càng nhiều càng tốt.

Nhìn chung, phần lớn đảng viên Dân chủ miền Bắc ủng hộ Lincoln trong suốt cuộc chiến; tuy nhiên, sự ủng hộ của Đảng Dân chủ bắt đầu giảm xuống sau hai sự kiện quan trọng. Khoảng năm 1862, xu hướng chống chiến tranh vì hòa bình ngày càng mạnh trong Đảng Dân chủ. Phe chủ hòa (Copperheads) mong muốn kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Sang năm 1864, Đảng Dân chủ tiếp tục thua trong cuộc bầu cử, sau khi ứng viên George McClellan đề ra chương trình tranh cử trên nền tảng hòa bình bất chấp việc phần lớn phe chủ chiến (thuộc Đảng Dân chủ) vẫn ủng hộ Lincoln.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1866, Đảng Cộng hòa cấp tiến đã giành đủ số ghế để chiếm đa số 2/3 trong cả hai viện. Đảng Cộng hòa về cơ bản đã kiểm soát tất cả các chính sách tái thiết vì Đảng Dân chủ chỉ có rất ít phiếu. Để đối phó với tình trạng bất lực chính trị này, Đảng Dân chủ đã đề ra chủ trương “Khởi đầu mới” (New Departure) với mục đích là giảm nhẹ vai trò cuộc nội chiến, cố gắng tách mình ra khỏi lập trường ủng hộ chế độ nô lệ.

Dù các Đảng viên Dân chủ muốn tách mình khỏi lập trường ủng hộ chế độ nô lệ, họ vẫn nhận được sự ủng hộ từ các cử tri da trắng miền Nam, những người chống đối Đảng Cộng hòa vì cuộc nội chiến. Năm 1873, nước Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế. Điều này giúp Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện năm 1874, nhưng họ không thắng được cuộc bầu cử tổng thống nào mãi cho đến khi Grover Cleveland đắc cử năm 1884.

Tổng thống Cleveland là lãnh đạo của một phe trong Đảng Dân chủ gọi là phe Bourbon. Phe này phản đối việc sáp nhập Hawaii, chế độ lưỡng kim (bimetallism, tức sử dụng cả vàng và bạc làm tiền tệ), sự tham nhũng của các thị trưởng thành phố, chủ nghĩa đế quốc, và việc Mỹ bành trướng ở nước ngoài. Họ đấu tranh và ủng hộ ngành ngân hàng, xây dựng đường sắt, Cải cách Công chức (Civil Service Reform), và chủ nghĩa tư bản tự do (laissez-faire capitalism).

Cuộc khủng hoảng năm 1893 (Panic of 1893) diễn ra do sự sụp đổ của ngành đường sắt, xây dựng quá nhiều nhưng lại thiếu kinh phí. Và vì phe Dân chủ Bourbon đã thúc đẩy xây dựng đường sắt, họ bị đổ lỗi cho chuyện này. Năm 1894, Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Hạ viện.

Một yếu tố khác góp phần vào sự tiến hóa của Đảng Dân chủ là yếu tố tôn giáo. Đảng Cộng hòa miền Bắc chủ yếu là những người theo Giáo hội Trưởng nhiệm (Presbyterian), Phong trào Giám lý (Methodist), và Công lý hội (Congregation), trong khi hầu hết các Đảng viên Dân chủ là người Công giáo, Anh giáo, và người gốc Đức theo Giáo hội Luther. Do chia rẽ sâu sắc như vậy nên các vấn đề như các luật cấm rất khó giải quyết. Tương tự như bầu không khí chính trị ngày nay, khi ấy Đảng Cộng hòa cho rằng chính phủ nên can thiệp vào các vấn đề đạo đức (như uống rượu chẳng hạn) để bảo vệ công dân khỏi tội lỗi, trong khi Đảng Dân chủ cho rằng chính phủ không được phép đưa ra các đạo luật can thiệp vào tôn giáo hay đạo đức.

Trong thế kỷ tiếp theo, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa bắt đầu trở thành hệ thống hai Đảng phân cực như hiện nay. Mặc dù một số tính chất của hai đảng (chẳng hạn như lập trường đạo đức nói chung và địa vị kinh tế xã hội) có thể được truy trở lại nguồn gốc ra đời của mỗi bên, nhưng những đặc điểm khác (như quan điểm kinh tế và lập trường về quyền lực của chính phủ) đã thay đổi đáng kể. Trong một số trường hợp, hai bên còn đảo ngược hoàn toàn chính sách.

Mặc cho căng thẳng ngày càng dâng cao giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, điều quan trọng cần nhớ là cả hai đều bắt nguồn từ một đảng chính trị, và do đó, chia sẻ cùng một mục đích là tạo ra một chính phủ do dân và vì dân.

Nguồn: Melanie Mayne, “The Origin Of The American Democratic Party”, TodayIfindout.com, 29/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
http://nghiencuuquocte.net/2015/12/07/nguon-goc-dang-dan-chu-cong-hoa-hoa-ky/

Vẻ đẹp Việt Nam trong mắt bạn bè nước ngoài




VNExpess: Trang Buzzfeed vừa đăng tải những bức ảnh về thiên nhiên và con người Việt Nam với lời giới thiệu "sẽ khiến bạn phải lòng Việt Nam ngay lập tức'.


Báo Mỹ đánh giá những hồ nước như ở Mai Châu, Hòa Bình là thiên đường của người ưa xê dịch.

Chùa Cầu - Hội An, một công trình mà bạn sẽ rất khó tìm thấy ở nơi khác.

Nếu thích những trải nghiệm phiêu lưu mạo hiểm, bạn có thể thử cảm giác dùng dây thừng xuống thác ở Đà Lạt.

Đụn cát ở Mũi Né.

Từ đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế vắt ngang qua núi rừng ở Hà Giang.

Bạn cũng có thể mua các loại nông sản ngay giữa sông Cửu Long.

Đại dương ở đây cũng đẹp không kém và Nha Trang là nơi lý tưởng để trải nghiệm lặn biển ngắm san hô.

Bạn có thể đi thuyền xuyên qua hang ở Tràng An, Ninh Bình.

Sơn Đoòng - hang lớn nhất thế giới tại Việt Nam cũng đủ nói lên sức hút với du khách.

Khung cảnh yên bình mang đến những phút giây thư thái thực sự. Buzzfeed cũng hài hước khuyến cáo: "Nếu bạn khó có thể trở lại thì đừng bao giờ rời đi. Đừng nói rằng chúng tôi không cảnh báo bạn".

Một thứ mà cả phú ông và lão ăn mày đều cần, là gì?


Một thứ mà cả phú ông và lão ăn mày đều cần, là gì?

Tác giả: Khỏe & Đẹp




Bá Nha- Tử Kỳ. Ảnh: Trên mạng


Ngày xưa có một phú ông rất thích thưởng trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông ta đều sẽ phân cho hạ nhân chiêu đãi.

Một hôm nọ, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa nhà phú ông, không xin cơm, chỉ nói đến xin bát nước trà. Hạ nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn.

Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”.

Hạ nhân nhìn hắn có vẻ hiểu rồi đổi một bát trà ngon khác.

Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong”.

Hạ nhân nhìn ra hắn cũng có chút hiểu biết, liền đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.

Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau núi chất củi chắc cứng”

Hạ nhân cuối cùng nhận định người này tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp. Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát.

Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”.

Phú ông nói: “Đây là ấm pha tốt nhất của ta”.

Tên ăn mày lắc đầu, từ trong áo cẩn thận lấy ra một ấm trá bằng đất sét tử sa, yêu cầu hạ nhân dùng chiếc bình này để pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử mùi vị quả nhiên không tầm thường, lập tức chắp tay thi lễ với tên ăn mày: “Ta xin mua lại chiếc ấm tử sa này, bao nhiêu cũng được”.

Nhưng tên ăn mày cũng rất thích chiếc ấm tử sa, nhất định không muốn bán, tên ăn mày dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán”.Tên ăn mày vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm.

Phú ông vội vã ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi”.Tên ăn mày không tin, vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng, nói: “Ta đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy không tự chủ mỉm cười, nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay”. Nói xong tên ăn mày quay người bỏ đi.

Phú ông sốt ruột nói: “Như này đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta, ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào”. Phú ông quá thích chiếc ấm rồi vì vậy trong lúc cấp bách nghĩ ra cách đó.

Tên ăn mày cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không đồng ý nhỉ? Vậy là hắn vui vẻ đồng ý yêu cầu của phú ông.



Cứ như vậy, tên ăn mày ở lại nhà phú ông, ăn cùng ở cùng phú ông, hai người ngày ngày nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau, thưởng trà ẩm rượu, vô cùng ăn ý. Cứ thể hơn mười năm qua đi hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.

Thời gian trôi đi, phú ông và tên ăn mày cũng dần già đi, lúc này người ta nhận ra người bạn ăn mày lớn tuổi hơn phú ông. Một hôm phú ông mới nói với người bạn ăn mày của mình: “Ông không có con cháu nối dõi, không có ai kế thừa chiếc ấm trà, không bằng sau khi ông đi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?”.

Ông ăn mày rưng rưng đồng ý.

Không lâu sau, ông ăn mày thật sự ra đi, phú ông cũng được như mong muốn có được chiếc ấm tử sa. Vừa mới đầu, phú ông chìm trong cảm giác vui sướng có được chiếc ấm tử sa, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng ông ăn mày vui vẻ thưởng trà. Hiểu rõ tất cả rồi, lão phú ông lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất…

Câu chuyện kết thúc, kết cục có lẽ khiến người ta không ngờ được. Thật ra theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ cũng đổi thay, tình nghĩa giữa phú ông và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ. Hãy nghĩ về cuộc đời mình, thứ gì mới là quan trọng nhất trong cuộc đời bạn? Có lẽ chính là người cùng bạn giao tâm thưởng trà!

Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.

Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.

Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Cuộc sống có một loại tình cảm, không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.


————
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thu-ma-ca-phu-ong-va-lao-an-may-deu-can.html

Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về nạn mại dâm




Khi cuộc tranh luận về việc hợp pháp hóa mại dâm diễn ra ở Việt Nam mới đây, thật kỳ lạ là hoàn toàn không có ai sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích vấn đề đó. Dường như chủ nghĩa Marx đang bị hắt hủi trong thực tiễn ở Việt Nam (một nước công khai theo chủ nghĩa Marx-Lenin), có lẽ điều đó khiến cánh cực hữu và những kẻ thờ phụng chủ nghĩa đế quốc phương Tây vui mừng hơn nhiều so với sự bôi nhọ chủ nghĩa Marx một cách bỉ ổi hàng này của họ.

Việc sử dụng chủ nghĩa Marx để phân tích các vấn đề thực tế không phải là hiếm hoi trên thế giới ngược lại nó đang ngày càng trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén hơn của người lao động trên khắp thế giới.

Cũng về vấn đề mại dâm, Helen Ward trong bài "Marxism versus Moralism on Prostitution" đã dựa trên luận điểm Marxist cho rằng mại dâm là mặt trái của chế độ hôn nhân một vợ một chồng (chỉ đối với phụ nữ), phân tích việc biến mại dâm thành hàng hóa trong xã hội tư bản và cấu trúc giai cấp của mại dâm, để chỉ ra cấu trúc giai cấp của mại dâm. Mỗi bộ phận trong lĩnh vực mại dâm thuộc về một giai cấp khác nhau, tương ứng với cấu trúc giai cấp của xã hội tư sản, do vậy khi đấu tranh chống lại nạn mại dâm thì cũng cần có phương thức liên kết và đấu tranh thích hợp với cấu trúc giai cấp đó.

Nếu như ở nước Anh mại dâm là hợp pháp thì công việc của người vô sản anh là đoàn kết với công nhân tình dục để chống lại sự áp bức của giai cấp tư sản thì ở Việt Nam, nơi mà mại dâm là bất hợp pháp, thì công việc của người vô sản không phải là đấu tranh để hợp pháp hóa nó mà ngược lại phải tìm cách xóa bỏ nó. Do ở những nước như Anh, khi mà mại dâm được hợp pháp hóa thì trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản điều đó có nghĩa là nạn mại dâm đã trở lên phổ biến và biến thành chế độ làm thuê phổ biến, cách thức đấu tranh hợp lý là đoàn kết với những người bị áp bức. Còn ở Việt Nam, nạn mại dâm vẫn chưa đạt đến quy mô công nghiệp, vẫn chỉ hạn chế chủ yếu ở giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp vô sản lưu manh, thì điều tiên quyết là chống lại mọi mưu toan công nghiệp hóa nó, phát triển nó thành một dịch vụ phổ biến, bởi vì sự hủy hoại ấy trước hết sẽ nhằm vào những người lao động.


Chủ nghĩa Marx đối đầu với chủ nghĩa đạo đức về mại dâm


“Mại dâm chỉ là một biểu hiện cụ thể của nạn mại dâm phổ biến của người lao động.”[1] Câu trích dẫn này của Marx có thể cho thấy rằng đối với những người xã hội chủ nghĩa thì mại dâm là một vấn đề rất rõ ràng, nhưng thay vì được chứng minh trong các cuộc đấu tranh thực tế, cánh tả thường dao động giữa việc biện minh cho sự áp bức và xóa bỏ, hay hình sự hóa và công đoàn hóa.


Phần lớn các tranh luận mới đây tập trung xem xét về việc mại dâm có thể được coi là công việc hay là một dạng áp bức đối với phụ nữ.[2] Hai phe đối lập đã dẫn đến hai chiến lược đối lập hoàn toàn. Nếu như mại dâm là công việc thì đấu tranh cho việc tự tổ chức và các quyền là vấn đề chủ chốt của những người xã hội chủ nghĩa. Nhưng nếu như mại dâm là sự áp bức và nô lệ hóa thì những người tham gia là nạn nhân cần phải được giải thoát. Kathleen Barry, nhà tổ chức của hội nghị nữ quyền quốc tế về buôn bán phụ nữ vào năm 1983, đã theo đuổi quan điểm thứ hai khi bà từ chối tranh luận với nhà hoạt động của lao động tình dục Margo St. James, lập luận rằng “hội nghị là về nữ quyền và không ủng hộ thiết chế mại dâm…(sẽ là)…không thích hợp để thảo luận về nô lệ tình dục với phụ nữ bán dâm.”[3] Gần đây hơn, nhà văn Julie Bindell đã ủng hộ quan điểm này, viết về quyết định mở một chi nhánh cho lao động tình dục của GMB, bà lập luận, “làm sao một công đoàn có thể vừa chống lại việc áp bức phụ nữ lại vừa dung nạp điều đó? Thay vì để xã hội coi đó là một sự lựa chọn nghề nghiệp, mại dâm cần phải được thể hiện đúng bản chất – sự áp bức đối với phụ nữ. Công đoàn hóa không thể bảo vệ phụ nữ trong ngành công nghiệp đồi bại này.”[4] Mới đây nhất Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSP) đã gia nhập chiến tuyến và tuyên bố rằng mại dâm là sự áp bức đối với phụ nữ [xem trang 17].


Một quan điểm Marxist về mại dâm


Mại dâm là trao đổi tình dục lấy tiền. Mặc dù vậy, khi mà có sự trao đổi này diễn ra trong những bối cảnh khác nhau – ví dụ như trong một số dạng hôn nhân – hầu hết các định nghĩa của từ điển đều rộng hơn một chút. Trong Từ Điển Tiếng Anh Oxford, một gái bán dâm là “một phụ nữ cho thuê cơ thể để phục vụ cho bất kỳ quan hệ tình dục nào.”

Từ điển Encyclopaedia Britannica có định nghĩa rộng hơn, mại dâm là “sự tham gia vào hoạt động tình dục, thường xuyên là với các cá nhân khác không phải là vợ chồng hay bạn tình, để đổi lấy khoản thanh toán tức thời dưới dạng tiền hay các vật đáng giá khác.” Những định nghĩa này bổ sung thêm từ “bất kỳ” hay “không phải vợ chồng” để cố gắng tóm lược điều mà chúng ta đều ngầm hiểu – mại dâm là tình dục nằm bên ngoài những mối quan hệ mà trong đó tình dục thường được chấp nhận.

Khái niệm mại dâm có lẽ hàm chứa nhiều người khác nhau cũng nhiều mối quan hệ khác nhau theo thời gian. Những nữ tu của Hy Lạp cổ đại, geisha của Nhật Bản, kỹ nữ của Châu Âu, gái đứng đường khu Soho và công nhân nhà thổ ở Mumbai, tất cả đều mang tên gái mại dâm. Vẻ bề ngoài tồn tại phi thời gian, nằm trong câu sáo ngữ về “nghề cổ xưa nhất”, che giấu nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Những phụ nữ đó đều có một thứ chung đó là họ thực hành quan hệ tình dục bên ngoài khuôn khổ gia đình, tức là tình dục không gắn kết với sự tái sản xuất và duy trì một hộ gia đình.

Đây chính là thứ quan trọng để tiến đến cốt lõi của vấn đề - mại dâm chỉ có thể được khám phá trong mối quan hệ với chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như Engels đã viết, “Chế độ một vợ một chồng và mại dâm thực sự mâu thuẫn nhau nhưng là sự mâu thuẫn không thể tách rời, là hai cực của cùng một trạng thái xã hội.”[5] Bebel, viết về phụ nữ và chủ nghĩa xã hội vào những năm 1880, đã giải thích, “Mại dâm trở thành một thiết chế xã hội cần thiết của xã hội tư sản, cũng giống như cảnh sát, quân đội thường trực, nhà thờ và giai cấp tư sản.”[6] Để hiểu được sự biện chứng này, tức là “sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập”, trước hết chúng ta cần phải xem xét bản chất của mại dâm trong chủ nghĩa tư bản, xem xét sự biến đổi của nó theo phương thức sản xuất và sau đó quay trở lại khám phá quan hệ giữa tình dục riêng tư và công cộng cũng như sự áp bức phụ nữ.


Mại dâm: hàng hóa


Giống như hầu hết các giao dịch thương mại của chủ nghĩa tư bản, mại dâm dựa trên việc bán và mua một hàng hóa. Theo nhận thức thông thường, gái bán dâm bán “cơ thể của cô ta”. Nhưng đây là một sự hiểu lầm, do khi kết thúc giao dịch thì khách hàng không “sở hữu” cơ thể của gái mại dâm. Thứ mà khách hàng mua là là dịch vụ tình dục. Một số nhà nữ quyền và người xã hội chủ nghĩa phản đối ý tưởng cho rằng phụ nữ bán dịch vụ chứ không phải bán cơ thể, nhưng cũng thừa nhận rằng việc bán đó chỉ là tạm thời, mô tả việc bán là để sử dụng cơ thể gái bán dâm để đem lại sự thỏa mãn tình dục cho khách hàng.

Nhưng ngay cả trong trường hợp đó thì vẫn là sự nhầm lẫn. Nếu anh đến bất cứ nơi nào có mại dâm, bất kể là trên đường phố, trong một nhà thổ hay thông qua một kẻ môi giới, anh sẽ thấy có bảng giá cụ thể. Thông thường chúng không được liệt kê vì lý do pháp luật nhưng rõ ràng là có giá cả cho việc phục vụ bằng tay, giá sẽ cao hơn khi phục vụ bằng miệng, giao hợp bình thường và giao hợp đường hậu môn. Một dịch vụ hộ tống sẽ tính tiền theo giờ, nhưng cũng nói rõ rằng dịch vụ tình dục bao gồm những gì và không bao gồm những gì, tất nhiên là kèm theo mức phí đã được tính. Hàng hóa là tình dục – hay chính xác hơn là một dịch vụ tình dục cụ thể.

Việc tình dục bị biến thành hàng hóa được nhiều người coi là “tội” tổ tông của mại dâm. Mhairi McAlpine của SSP viết, “mại dâm là việc thương phẩm hóa quan hệ tình dục, tách ra khỏi phạm vi thỏa mãn lẫn nhau và đưa vào phạm vi của thị trường.”[7] Tôi cũng có những cuộc thảo luận tương tự về chủ đề này với nhiều đồng chí trong nhiều năm – liệu có chắc chắn là hành vi thân mật đó không bao giờ nên bị biến thành thứ xa lạ có thể bị đem mua bán? Quan điểm lãng mạn cho rằng tình dục là sự thỏa mãn lẫn nhau đã cho thấy sự trừu tượng hóa từ các mối quan hệ xã hội. Dưới chủ nghĩa tư bản và các xã hội phân chia giai cấp trước đó, tình dục được điều tiết chặt chẽ và có khuynh hướng kinh tế. Sự điều tiết dựa trên nhu cầu bảo vệ sở hữu tư nhân thông qua thừa kế.


Trong cuốn sách “Nguồn Gốc Gia Đình, Chế Độ Tư Hữu Và Nhà Nước”, Engel đã phác họa cách thức chế độ một vợ một chồng (đối với phụ nữ) phát triển cùng với sở hữu tư nhân. Gia đình một vợ một chồng “thoát ra từ gia đình đối ngẫu…Nó dựa trên sự thống trị của đàn ông, thể hiện mục đích tạo ra con cái mà không có sự tranh chấp về quan hệ cha con; quan hệ cha con này là cần thiết bởi vì con cái sau này sẽ trở thành người thừa kế tài sản tự nhiên của người cha.”[8]


Hình thức gia đình đã thay đổi qua các dạng xã hội phân chia giai cấp khác nhau nhưng không phải là tôn giáo và phong tục đã đảm bảo cho sự tập trung của chế độ một vợ một chồng đối với phụ nữ, khi chế độ đó giải thích về phạm vi và các luật lệ ổn định. Không phải mại dâm thực hành tình dục“bên ngoài phạm vi của sự thỏa mãn lẫn nhau” mà chính gia đình một vợ một chồng được dùng để bảo vệ sở hữu tư nhân. Những cô con gái trở thành tài sản để được mua cũng như đem bán cái khả năng tạo ra người thừa kế của họ nhằm đổi lấy đất đai, gia súc hay tiền bạc.[9]


Mại dâm cũng phát sinh từ quá trình đó, do không có bất cứ xã hội nào có thể áp đặt chế độ một vợ một chồng cho nam giới cũng như nữ giới. Demosthenes, một nhà hùng biện Hy Lạp, đã tóm tắt vị thế của phụ nữ trong xã hội chiếm hữu nô lệ của Athen, “Chúng ta thỏa mãn bằng kỹ nữ, có những nàng hầu đáp ứng nhu cầu hàng ngày và cưới nhiều vợ để sinh cho chúng ta những đứa con hợp pháp cũng như làm người bảo vệ đáng tin cậy cho sức khỏe của chúng ta.”[10]


Liệu quan điểm này đã lỗi thời chưa? Liệu có chắc chắn là vào thế kỷ 21 thì tình dục chủ yếu là để thỏa mãn lẫn nhau thay vì tạo ra người thừa kế hay đổi lấy tiền mặt? Trước đây hơn bốn mươi năm đã có một sự giải phóng tình dục, do sự thay đổi trong địa vị xã hội của phụ nữ và sự phát triển của các biện pháp tránh thai hiệu quả, mại dâm không phải là dạng tình dục ngoài hôn nhân duy nhất. Mặc dù vậy, các cấu trúc xã hội vẫn tiếp tục ủng hộ quan hệ tình dục một vợ một chồng liên quan tới sở hữu, phụ nữ khắp thế giới vẫn bị coi là đĩ điếm khi họ công khai tìm kiếm quan hệ tình dục không mang tính chất một vợ một chồng.


Cấu trúc giai cấp của mại dâm


Bề ngoài của mại dâm không phù hợp với các phân loại kinh tế tiêu chuẩn. Một nhà sử học đã viết:

…gái mại dâm không hành xử giống như bất kỳ hàng hóa nào khác; cô ta chiếm một vị trí độc nhất, tại trung tâm của một hệ thống kinh tế phi thường và đồi bại. Cô ta có thể đại diện cho mọi khái niệm trong phạm vi sản xuất tư bản chủ nghĩa; cô ta đồng thời là người lao động, đối tượng trao đổi và người bán. Cô ta đóng vai trò như công nhân, hàng hóa và nhà tư bản, cô ta xóa mờ các phân loại kinh tế tư sản theo cùng cách thức mà cô ta thách thức những ràng buộc của đạo đức tư sản…Do vậy, khi là hàng hóa, gái mại dâm vừa củng cố vừa xuyên tác mọi đặc trưng truyền thống của kinh tế học tư sản.”[11]

Không chỉ sai lầm về việc một gái mại dâm có thể đại diện cho mọi yếu tố của sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà sử học cũng không chỉ ra được những vai trò khác nhau của gái mại dâm. Họ thực sự có thể xuất hiện như là công nhân, hàng hóa, người bán và thậm chí là nhà tư bản, nhưng những gái mại dâm khác nhau có thể có những quan hệ khác nhau với hàng hóa mà họ bán.

Hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng trong mại dâm là thỏa mãn sự ham muốn của khách hàng, cung cấp sự thỏa mãn tình dục. Giá trị trao đổi là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, có nghĩa là lao động thể chất và tinh thần liên quan đến việc cung cấp dịch vụ tình dục. Giá trị này tương đương với thứ mà công nhân tình dục cần để tái sản xuất bản thân dưới các điều kiện xã hội trung bình đối của ngành này.

Giống như nhiều dịch vụ và một số lĩnh vực sản xuất khác của chủ nghĩa tư bản, mại dâm diễn ra theo nhiều cách khác nhau, gái mại dâm cũng có mối quan hệ khác đối với tư liệu sản xuất và mua bán mỗi loại tư liệu sản xuất. Nhiều gái mại dâm là lao động làm thuê: họ được một cá nhân, doanh nghiệp thuê và buộc phải làm việc trong một số giờ nhất định. Đây là tình cảnh của hàng triệu phụ nữ đang làm việc trong các nhà thổ, quán xông hơi và quán bar khắp thế giới. Họ được trả lương theo số giờ làm việc hoặc số khách hàng phải tiếp.

Trong trường hợp này họ không trực tiếp bán dịch vụ tình dục cho khách hàng – họ bán sức lao động cho chủ. Chủ của họ (tú ông, tú bà, chủ nhà thổ hoặc quán bar) nhận tiền từ khách hàng và chia một phần cho công nhân tình dục (hoặc đòi một phần phí mà công nhân tình dục nhận được). Theo nghĩa này thì công nhân tình dục cũng giống như các lao động làm thuê khác, có thể nói rằng họ “bán thân thể”, tức là họ bán khả năng lao động. Tuy vậy, như Marx đã giải thích trong Quyển I của bộ Tư Bản, đây không phải là bán thân:

“…chủ sở hữu của sức lao động [công nhân – HW] chỉ bán nó trong một khoảng thời gian xác định, nếu như anh ta bán nó vĩnh viễn thì anh ta cũng bán luôn bản thân mình, biến anh ta từ một người tự do thành một nô lệ, từ chủ sở hữu một hàng hóa thành một hàng hóa.”[12]

Thực sự là hiện nay có những lao động tình dục sống trong các điều kiện nô lệ - khi mà bản thân họ bị bán và mua như hàng hóa và sau đó làm việc cho các chủ sở hữu nô lệ. Sự hồi sinh của chế độ nô lệ hiện đại, hầu hết được tường thuật trong hoạt động mua bán người, không phải là chỉ riêng đối với mại dâm mà còn diễn ra trong công việc nội trợ và hầu hạ. Thực tế về chế độ nô lệ tồn tại trong một số bộ phận của công nghiệp tình dục không bác bỏ thực tế là đa số hoạt động mại dâm diễn ra trong điều kiện thông thường của chế độ nô lệ làm thuê.

Hầu hết công nhân tình dục không phải là nô lệ hay công nhân làm thuê – phần lớn bởi vì sự cấm đoán của luật pháp nhằm hạn chế sự bành trướng của ngành công nghiệp “chính đáng” và đặt nó dưới bóng tối của thị trường bất hợp pháp và kinh tế tội phạm. Nhiều công nhân tình dục là người bán hàng trực tiếp; họ không làm việc cho ai mà trực tiếp giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp này thì họ vẫn bán hàng hóa nhưng không phải là sức lao động mà là hàng hóa chứa đựng lao động kết tinh của họ, tức là dịch vụ tình dục, họ cũng bán dịch vụ này trực tiếp cho khách hàng. Trên thực tế, họ là người tự kinh doanh, mặc dù tại hầu hết các quốc gia họ không thể đăng ký một cách hợp pháp. Một số người có của cải và sở hữu hoặc thuê các tư liệu sản xuất – như nhà ở, điện thoại và các công cụ thương mại khác. Họ thuộc giai cấp tiểu tư sản.

Nhưng đa số các phụ nữ trong trường hợp đã nêu khó có thể mang hình ảnh của tầng lớp trung lưu, người tự kinh doanh. Hầu hết họ đều nghèo với một ít của cải và đối với một số người thì sự trao đổi có dạng rất sơ khai. Ví dụ khi dịch vụ tình dục được trực tiếp trao đổi lấy hiện vật, như thực phẩm và nơi ở, hay ma túy. Những người này chỉ tham gia một cách hời hợt vào nền kinh tế tư bản – họ là một phần của thứ mà Marx gọi là tầng lớp vô sản lưu manh.

Cũng có những gái mại dâm thuê người khác làm việc cho họ. Một số công nhân tình dục tự tổ chức công việc kinh doanh của họ, đóng vai trò như là tú bà và chủ nhà thổ. Khi làm chủ thì họ sở hữu các tư liệu sản xuất và bóc lột lao động của người khác, trong khi vẫn thường xuyên tiếp tục, mặc dù không liên tục, bán dâm. Như vậy, một số gái mại dâm là công nhân, một số là nô lệ, đa số là tiểu tư sản và một số ít là tư sản.[13]


Bóc lột hay áp bức?

Ở mức độ trừu tượng hóa rất cao – của hàng hóa, giá trị sử dụng và giá trị trao đổi – mà Marx coi là bản chất của sự bóc lột. Công nhân bị nhà tư bản bóc lột không phải bằng lừa dối hay gian lận mà dựa vào bản chất của chế độ làm thuê: công nhân đổi một hàng hóa lấy tiền lương. Hàng hóa không phải là sản phẩm của lao động của họ mà là năng lực lao động, tức là sức lao động của họ.

Sự bóc lột tồn tại trong sự khác biệt giữa giá trị của sức lao động và giá trị của hàng hóa mà họ sản xuất ra trong thời gian sức lao động của họ được nhà tư bản sử dụng. Sự bóc lột là kết quả của thực tế là công nhân không sở hữu sản phẩm của lao động của họ mà chỉ sở hữu năng lực lao động của họ. Ngay cả khi tiền lương được trả đúng bằng giá trị của sức lao động, một sự trao đổi công bằng theo khái niệm tư bản chủ nghĩa, người công nhân vẫn bị bóc lột.

Roberta Perkins, viết về công nghiệp tình dục ở Australia, cung cấp một định nghĩa hữu ích về cách thức điều này vận hành trong lĩnh vực kinh doanh tình dục:

Nhà thổ, hay nhà chứa (bordellos, bagnios, stews, seraglios) cũng tương tự như các nhà xưởng cỡ nhỏ và vừa, một khách sạn hoặc một tòa nhà khác được sử dụng làm nơi làm việc, đòi hỏi một khoản tư bản ứng trước lớn, chi phí cao và một khoản lợi nhuận định kỳ lớn. “Chủ sở hữu tư liệu sản xuất” có thể là cá nhân, liên doanh hoặc một doanh nghiệp cổ phần, thuê mướn nhân công hỗ trợ như quản lý, lễ tân, người đứng quầy bar, hoặc người dọn vệ sinh và nhân viên bán hàng hoặc gái mại dâm. Gái mại dâm làm việc theo kiểu vô sản truyền thống, tức là lao động của họ được thuê và được trả tiền. Giá trị trao đổi của gái mại dâm thường là bằng nửa giá trị trao đổi của hàng hóa (tình dục) được khách mua (khách hàng hay người tiêu dùng). Tiền hoa hồng [hay tiền lương – HW] của cô ta theo thỏa thuận phân chia với chủ, người có sở hữu phần giá trị thặng dư, từ phần giá trị thặng dư đó chủ sẽ trả lương cho người lao động hỗ trợ, thanh toán tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, quảng cáo và các chi phí khác, cũng như tích lũy tư bản để tái đầu tư cho công việc kinh doanh (ví dụ, cải tiến hoặc mở rộng). Phần còn lại của giá trị thặng dư là lợi nhuận của chủ.”1[14]


Cũng như đối với các lao động làm thuê khác, sự bóc lột và lợi nhuận nằm trong sự chênh lệch giữa chi phí thuê công nhân tình dục và thu nhập mà cô ta có thể tạo ra bằng cách cung cấp hàng hóa. Đối với những người tiểu tư sản thì không có sự bóc lột theo nghĩa này và lợi nhuận được tạo ra bằng cách nâng giá bán cao hơn chi phí kinh doanh.

Phân tích này bị các nhà nữ quyền phản đối, họ cho rằng khách hàng trực tiếp bóc lột công nhân tình dục. Dĩ nhiên trong mối quan hệ gái mại dâm-khách hàng thì khách hàng luôn có vị thế đặc quyền về kinh tế nhưng anh ta không bóc lột gái mại dâm. Vai trò của anh ta trong mối quan hệ này là người tiêu dùng. Có nhiều người khác bóc lột cô ta – chủ của cô ta có thể là tú ông, doanh nghiệp hay tú bà – nhưng theo nghĩa kinh tế thì chắc chắn không phải là khách hàng.[15]

Sự liên hệ của Engel giữa mại dâm với chế độ một vợ một chồng là chính xác. Trong gia đình thì người chồng có nhiều lợi thế về quyền lực trong phạm vi gia đình đối với người vợ, thu nhập sẵn có và thoát khỏi nhiều công việc tầm thường. Nhưng nhìn chung anh ta không đạt được điều này bằng cách bóc lột kinh tế vợ của mình – anh ta “được thừa hưởng” điều đó từ địa vị chung của nam và nữ giới trong phạm vi chủ nghĩa tư bản.

Khi cho rằng gái mại dâm không bị khách hàng bóc lột thì không có nghĩa là họ không bị khách hàng áp bức. Nhiều công nhân tình dục bị khách hàng áp bức tàn bạo, họ thường làm nhục hoặc dùng bạo lực với gái mại dâm. Nhà nước cũng đối xử với công nhân tình dục theo cách đó, thường xuyên phủ nhận các quyền con người và pháp lý cơ bản của họ. Ví dụ, cho đến gần đây ở Anh, một phụ nữ có tiền án mời chào mua dâm vẫn được coi là “gái mại dâm công khai”. Một khi điều đó đã được ghi vào hồ sơ thì cô ta có ít quyền hơn bất cứ người nào khác. Các truy tố khác sẽ không cần đến hai nhân chứng mà chỉ cần sự khẳng định của một viên cảnh sát và tiền án của cô ta sẽ được trưng tại tòa án.

Ở nhiều nước, phụ nữ với tiền án mại dâm bị cấm đi lại, họ không được quyền nuôi con và hiện nay thì gái mại dâm đứng đường ở Anh sẽ bị kết án có hành vi phản xã hội, tức là có thể bị quản thúc về một tội thực sự không mang tính chất hình sự. Ví dụ khắc nghiệt nhất về sự áp bức đối với gái mại dâm là tỷ lệ sát nhân và tấn công bạo lực cao, cũng như cách thức hằn học mà truyền thông đưa tin về gái mại dâm. Phụ nữ “bị coi” là gái mại dâm có thể bị gia đình và bạn bè xa lánh, mất quyền nuôi con và không bao giờ kiếm được công việc “bình thường”. Họ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Những sự trừng phạt về pháp lý và xã hội không chỉ tác động đến phụ nữ đứng đường; chúng vươn sang cả những phụ nữ bị coi là “đĩ”. Nhưng rõ ràng những phụ nữ dễ tổn thương nhất – những người không có tiền bạc, ít học và ít được hỗ trợ về mặt xã hội – là những người phải gánh chịu đau khổ nhiều nhất. Họ bị xô đẩy từ mọi phía. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số họ nghiện ma túy hoặc rượu và có các vấn đề về tâm thần khác. Nhưng kiểu phụ nữ rập khuôn phổ biến như bị lạm dụng khi còn bé rồi trở thành gái mại dâm để “thỏa mãn” sự nghiện ngập không phải là tình huống phổ biến nhất.

Thông thường là sự kết hợp giữa các tình thế đưa đẩy phụ nữ đến với mại dâm và nguyên nhân phổ biến không phải là nghiện ma túy hay sự lạm dụng, mặc chúng là động cơ, mà là thiếu tiền. Sự thiếu tiền có thể là tuyệt đối hoặc tương đối – nhiều phụ nữ tìm thấy ở ngành công nghiệp tình dục một sự lựa chọn tốt hơn so với những công việc lương thấp và bị bóc lột dữ dội ở các lĩnh vực thông thường.

Tình hình này cũng phổ biến ở các quốc gia khác. Công nhân tình dục ở Ấn Độ đưa ra tuyên ngôn vào năm 1997, trong đó có giải thích về lý do phụ nữ bán dâm:

“Phụ nữ bán dâm vì lý do tương tự như khi họ lựa chọn bất cứ sinh kế có sẵn nào. Trường hợp của chúng tôi không khác biệt gì so với công nhân từ Bihar đến kéo xe tay ở Calcutta, hay công nhân từ Calcutta làm việc bán thời gian tại một nhà máy ở Bombay. Một số người trong chúng tôi bị bán vào ngành này. Sau khi bị ràng buộc với tú bà đã mua chúng tôi trong một số năm thì chúng tôi có được mức độ độc lập nhất định trong ngành công nghiệp tình dục. [Chúng tôi] đi đến bán dâm sau khi trải qua nhiều kinh nghiệm trong đời, thường là miễn cưỡng, không hoàn toàn hiểu biết về mọi tác động của việc trở thành gái mại dâm. Nhưng từ khi nào đa số phụ nữ chúng tôi có sự lựa chọn trong và ngoài phạm vi gia đình? Liệu chúng tôi có tình cờ tự nguyện trở thành lao động nội trợ? Liệu chúng tôi có thể lựa chọn người mình muốn kết hôn và khi nào kết hôn? “Sự lựa chọn” hiếm khi là hiện thực đối với hầu hết phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo.”[17]


Công và tư


Phân tích mang tính Marxist này thể hiện rằng mại dâm xuất hiện như là mặt trái của chế độ một vợ một chồng, một chế độ sinh ra để bảo vệ sở hữu tư nhân và quan hệ tình dục không thể hoàn toàn tách khỏi quan hệ kinh tế trong xã hội phân chia giai cấp. Sự áp bức đối với phụ nữ bắt nguồn từ sự tác biệt công việc nội trợ và tái sản xuất tư nhân khỏi sản xuất xã hội và đời sống xã hội.

Mại dâm tạo thành sự đe dọa đối với xã hội bởi vì nó đe dọa xóa mờ sự phân chia rõ ràng – tách tình dục ra khỏi gia đình và ném vào thị trường. Sau đó nó cho thấy rằng dưới chủ nghĩa tư bản thì gái mại dâm không phải là một tầng lớp đơn lẻ. Chương trình của chúng ta về mại dâm phải phản ánh sự hiểu biết này và không nên dựa trên ý tưởng lãng mạn về tình dục cũng như sự kinh hoàng của chúng ta về sự bóc lột thậm tệ nhất đối với công nhân tình dục.

Công nhân tình dục tự tổ chức

Trong những năm gần đây có một sự phát triển lớn lao trong các tổ chức của công nhân tình dục. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu có nhiều tổ chức đã phát triển từ các nhóm phụ nữ và các phong trào xã hội khác, nhưng phải đoạn tuyệt với lập trường nữ quyền về công việc tình dục để bảo vệ quyền của họ. Nhiều nhà nữ quyền muốn xóa bỏ mại dâm, coi đó chỉ đơn giản là sự áp bức đối với phụ nữ. Họ cho rằng điều đó phải được xóa bỏ bằng cách trừng phạt những người quản lý và khách hàng cũng như tiến hành cách cuộc giải cứu gái mại dâm. Nhiều tổ chức sẽ không nói về gái mại dâm, hay nói về công nhân tình dục, mà sử dụng khái niệm “phụ nữ bán thân”. Thứ ngôn ngữ kẻ cả của họ đã cho thấy thái độ của họ - họ coi công nhân tình dục là người bị lừa bịp và theo họ thì không có vai trò gì trong việc giải phóng bản thân khỏi sự áp bức hay sự bóc lột đang phải chịu đựng.

Sự xung đột giữa những cứu tinh nữ quyền và các nhóm đấu tranh cho quyền của lao động tình dục rất sâu sắc nên hiếm khi họ có chung một cương lĩnh. Thư Viện Phụ Nữ ở London gần đây đã tổ chức trưng bày về mại dâm và không cho phép bất cứ sự xuất hiện nào của các tổ chức công nhân tình dục, dẫn tới biểu tình của Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế (IUSW) ở bên ngoài.18 Lập trường cực đoan nhất là của nhà văn Julie Burchill, người đã viết, “Mại dâm là chiến thắng tối thượng của chủ nghĩa tư bản. Khi cuộc chiến tranh tình dục kết thúc, gái mại dâm sẽ bị xử tử vì sự phản bội khủng khiếp của họ đối với tất cả phụ nữ, vì đám hắc ín và lông gà đạo đức mà họ đã mang đến cho phụ nữ bản địa, những người kém may mắn phải sống trong cái mớ hỗn độn mà họ đã tạo ra.”[19]

Các tổ chức của công nhân tình dục bị phê phán về việc lãng mạn hóa mại dâm và chỉ đại diện “nghề nghiệp” của tầng lớp trung lưu. Nhưng ở Ấn Độ có một tổ chức quần chúng của công nhân tình dục tồn tại và mang quan điểm tương tự. Ủy Ban Durbar Mahila Samanwaya (hay “Durbar”, theo tiếng Bengali có nghĩa là không lùi bước hoặc không thể khuất phục) được thiết lập ở Tây Begal, Ấn Độ và phát triển từ sáng kiến Sonagachi nhằm ngăn chặn bệnh AIDS. Durbar có 65.000 thành viên, làm việc tại những khu vực nghèo khổ nhất của quốc gia:

“Durbar bày tỏ rõ ràng mục tiêu chính trị, đấu tranh đòi công nhận lao động tình dục là một công việc và công nhân tình dục được coi là công nhân, cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân tình dục và con cái của họ. Durbar yêu cầu phi hình sự hóa dịch vụ tình dục và vận động thay đổi các luật hạn chế nhân quyền của công nhân tình dục, vốn có khuynh hướng hình sự hóa và hạn chế các quyền công dân của họ.”[20]

Tuyên ngôn năm 1997 của họ, đã được trích dẫn trước đây, thể hiện một sự hiểu biết về áp bức tình dục có thể khiến nhiều người xã hội chủ nghĩa phải xấu hổ:

Sở hữu tài sản tư nhân và duy trì chế độ gia trưởng đòi hỏi phải có sự kiểm soát đối với sự tái sản xuất của phụ nữ. Từ khi tài sản được duy trì bằng những người thừa kế hợp pháp và chỉ có quan hệ tình dục giữa đàn ông và đàn bà là tạo ra sự sinh sôi, những sự trừng phạt của chế độ gia trưởng tư sản chỉ áp dụng cho sự kết nối này. Tình dục được coi là phương tiện căn bản và hầu như là duy nhất để tái sản xuất, phủ nhận mọi phương diện khoái lạc và khát khao bản năng đối với nó…Những thanh niên tìm kiếm sự gần gũi thể xác, những người đàn ông đã kết hôn tìm kiếm sự tương tác với phụ nữ “khác”, những công nhân nhập cư bị tách ra khỏi vợ, đang cố tìm kiếm sự ấm áp và sự chiều chuộng ở khu phố đèn đỏ, đều không thể bị coi là đáng nguyền rủa hay hư hỏng, để làm điều đó thì sẽ phải xóa bỏ toàn bộ lịch sử tìm kiếm khoái lạc, sự âu yếm và nhu cầu của loài người.

Các tổ chức của công nhân tình dục là chìa khóa để chống lại sự bóc lột cũng như áp bức. Khi có sự phân chia giai cấp trong mại dâm, những tổ chức này cần được công nhân tình dục vận hành để phục vụ cho công nhân tình dục, những người được thuê mướn hoặc tự kinh doanh, cũng như tạo ra khuôn khổ tuyển dụng cho những người muốn thuê mướn và bóc lột người khác. Công đoàn và các tổ chức cộng đồng của công nhân tình dục cần phải có mối liên hệ mạnh mẽ với các tổ chức công nhân khác – khi là một phần của phong trào công nhân thống nhất và hùng mạnh, họ sẽ có thể chiến đấu tốt hơn chống lại các định kiến phổ biến.

Trong suốt thập kỷ qua, một số công đoàn đã đồng ý tổ chức và đại diện cho công nhân tình dục. Ở Anh, IUSW đã thuyết phục tổng liên đoàn GMB thành lập chi nhánh công nghiệp tình dục ở Soho và họ đã công đoàn hóa thành công một nhà thổ cũng như đàm phán được thỏa thuận công nhận ở các câu lạc bộ thoát y vũ. Công nhân tình dục cũng được gộp chung vào tổng liên đoàn ở Đức (Verdi) và Hà Lan (FNV).[21]


Mại dâm và chủ nghĩa xã hội


Cuộc sống của công nhân tình dục thường khó khăn và nguy hiểm, ít nhất là bởi vì những công nhân tình dục tố cáo sự lạm dụng của tú bà và khách hàng bị truy tố và đàn áp. Nhiều công nhân tình dục không hạnh phúc với công việc của họ và sẽ rời bỏ nếu như có một cơ hội thực tế nào khác. Nhưng đó cũng sẽ là một dạng lao động bị tha hóa như mọi loại lao động khác trong chủ nghĩa tư bản.

Mại dâm dưới dạng này sẽ không tồn tại trong một xã hội xã hội chủ nghĩa, cũng như cả gia đình và công việc dưới dạng hiện thời của chúng. Những chuyên gia hoặc diễn viên tình dục chuyên biệt có thể tồn tại, nhưng được giải phóng khỏi mối quan hệ với sở hữu tư nhân và tình trạng một vợ một chồng được thần thánh hóa hay áp đặt, quan hệ tình dục sẽ tiến hóa theo những cách thức mà chúng ta chỉ có thể dự báo. Vấn đề chủ chốt là sự tách biệt giữa công và tư, theo nghĩa là công việc xã hội công cộng và tái sản xuất tư nhân, sẽ bị xóa bỏ và trong quá trình đó phụ nữ sẽ thực sự được giải phóng.


Về tác giả

Helen Ward, là một người ủng hộ PRN, một bác sĩ sức khỏe cộng đồng và nhà nghiên cứu đã làm việc với nhiều công nhân tình dục ở London và Châu Âu trong hơn 20 năm. Cùng với nhà nhân học Sophie Day, bà đã nghiên cứu HIV và các bệnh khác, sự biến đổi mang tính nghề nghiệp và vòng đời trong công việc tình dục, thiết lập một trong những dự án lớn nhất cho công nhân tình dục ở Anh. Bà là người ủng hộ Công Đoàn Công Nhân Tình Dục Quốc Tế.


Chú thích của tác giả


1. Marx K. Bản thảo kinh tế triết học, 1844. Đoạn trích này và các đoạn trích kinh điển khác có đăng tại : www.marxists.org


2. Trong bài báo này, tôi sử dụng khái niệm mại dâm và công việc tình dục. Một cuộc tranh luận nghiêm túc về vấn đề này rất được hoan nghênh, công việc tình dục nói chung được các nhà hoạt động sử dụng và đề cập tới một nhóm lớn người rộng hơn tham gia vào công nghiệp tình dục. Mặc dù vậy, các cuộc tranh luận trong lịch sử và gần đây về vai trò của tình dục thương mại trong xã hội có khuynh hướng đề cập tới mại dâm (ví dụ trao đổi tình dục hơn là khiêu dâm) và do vậy tôi cho rằng cần phải tiếp tục sử dụng nó. Tôi cũng chỉ đề cập tới công nhân tình dục nữ và khách hàng nam khi trình bày về những đặc tính chung của mại dâm, bởi vì đây là dạng thống trị và có liên hệ gần gũi nhất với sự áp bức tình dục nói chung. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là phủ nhận một số lượng lớn nam giới cũng bán dâm. Chính phủ Anh ước tính hiện nay có khoảng 70.000 công nhân tình dục ở Anh.


3. R. S. Rajan, “Những câu hỏi về mại dâm. Nhân viên (nữ), tình dục và công việc" trong Buôn bán, công việc tình dục, mại dâm , Tái bản 2, 1999


4. J. Bindell, The Guardian, 7 July 2003


5. F. Engels, Nguồn gốc gia đình chế độ tư hữu và nhà nước Chương II phần 4, Lawrence and Wishart, 1972


6. A. Bebel, Phụ nữ dưới chủ nghĩa xã hội, Schocken Books, 1971


7. Mạng Lưới Phụ Nữ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Scottland (SSPWN) “Mại dâm: một đóng góp tranh luận”, 2006, tạiwww.scottishsocialistparty.org/pages/prostitution.html


8. F. Engels, op cit


9. Phong Trào Cộng Sản Cách Mạng Quốc Tế 1986, “Nguồn gốc và bản chất sự thay đổi sự áp bức đối với phụ nữ”, Trong Luận Đề về Sự Áp Bức đối với Phụ Nữ, tại www.permanentrevolution.net/?view=entry&entry=375


10. J. A. Symonds, “Một vấn đề trong đạo đức Hy Lạp”, 1901, tại: www.sacredtexts.com/lgbt/pge/pge00.htm


11. S. Bell S., Đọc, viết và viết lại về phụ nữ mại dâm, Indiana University Press, 1994


12. K Marx, Capital, Volume 1, Penguin, 1976 (emphasis added).


13. Tính không đồng nhất giai cấp này không phải độc nhất đối với mại dâm. Điều này có thể liên hệ với nông dân, bao gồm từ nông nô bị gắn chặt vào đất đai, tiểu nông chỉ dựa vào sức lao động của bản thân (cộng với gia đình) để bán các sản phẩm, hay các nông dân giàu có thuê người khác làm việc.


14. R. Perkins, Lao động nữ: gái mại dâm, cuộc sống và sự kiểm soát xã hội, Australian Institute of Criminology, 1991


15. Dĩ nhiên khách hàng có thể và thường áp bức gái mại dâm bằng cách không trả tiền cho dịch vụ tình dục mà họ nhận được nhưng đây là trộm cắp chứ không phải là bóc lột.


16. Trường hợp ngoại lệ là khi gia đình đóng vai trò của một đơn vị sản xuất, rất phổ biến trong các xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp, người chồng vừa là chủ của gia đình vừa là chủ của công việc kinh doanh, làm việc cùng với vợ và con cái.


17. Dự án Sonagachi, Tuyên ngôn của công nhân tình dục, Calcutta, 1997, at www.bayswan.org/manifest.html


18. Chi tiết hơn về cuộc triển lãm này, được kéo dài tới cuối tháng 3 năm 2006, xem tại:
http://www.londonmet.ac.uk/thewomenslibrary/whatson/prostitution.cfm


19. http://en.wikiquote.org/wiki/Julie_Burchill


20. Durbar Mahila Samanwaya Committee www.durbar.org


21. G Gall, Tổ chức công đoàn của công nhân tình dục, Palgrave Macmillan, 2006

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?



Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。
Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD
OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức.
Đúng giờ hẹn, một phụ nữ ở phòng đối ngoại ra đón tôi. Trong câu chuyện xã giao, bà nói, dịch tên gọi OGE thành “Cơ quan Đạo đức” không thích hợp lắm, vì trong tiếng Anh, “đạo đức” (morals) và “luân lý” (ethics) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đạo đức chủ yếu nói giá trị quan và tín ngưỡng của một người, mà OGE lại không quản lý chuyện ấy. Nhưng trước đó tôi đã tìm hiểu thấy là trong tiếng Trung Quốc hai từ này thường dùng lẫn lộn, vì thế tuy dịch OGE là “Cơ quan Đạo đức” thì không chính xác song từ này lại được dùng rất phổ biến, hãy tạm thời công nhận trước khi tìm được từ khác chính xác hơn.

Sau vài câu xã giao, tôi được dẫn tới phòng làm việc của Giám đốc OGE – ông Robert I. Cusick.[1] Chủ nhân nhiệt tình dẫn khách đi xem các phòng làm việc thuộc OGE. Trên tường phòng của ông Cusick treo nhiều chứng chỉ và các huy chương. Tôi để ý tới tấm biển có viết câu “Hãy để cuộc đời của bạn nói thay bạn” (Let Your Life Speak) – có lẽ đây là câu châm ngôn tự răn mình của chủ nhân. Trên tường còn treo ảnh Sir Thomas More tác giả cuốn “Utopia”, nhà không tưởng chủ nghĩa nổi tiếng người Anh thời Văn nghệ phục hưng. Vì sao ngài Giám đốc OGE lại quan tâm đến More?

Cusick giải thích: Thomas More từng làm luật sư, nghị sĩ, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hạ viện và Chánh Tòa Tối cao Anh Quốc, có thời là nhân vật số hai chỉ sau vua Anh. Nhưng do trong công việc ông luôn kiên trì quan điểm của mình, không chịu nhẫn nhịn nên vua Henry VIII rất bực mình. Năm 1532, khi xử lý việc hôn nhân của vua Anh với cung nữ Anna Paulin, ông không chịu đi ngược niềm tin của mình mà từ chức Chánh Tòa Tối cao, điều đó đã chọc tức Henry VIII. Hậu quả là năm 1535 ông bị xử tử với tội “phản quốc’. Trên đoạn đầu đài, ông tỏ ra vô cùng dũng cảm, trước khi lưỡi dao đao phủ hạ xuống đầu, ông còn cẩn thận vuốt bộ râu đồ sộ của mình ra khỏi cái thớt chặt đầu. Có người nghe thấy châm biếm nói: “Bộ râu này mà cũng bị chặt thì tiếc quá nhỉ, nó chưa bao giờ phạm tội phản quốc mà!” Cusick nói, trước cường quyền, More không tiếc hy sinh tính mạng mình để giữ được lương tâm và tiết tháo, “Trên thế giới hiện nay có rất nhiều người, nhất là các luật sư, đều coi More là tấm gương của đạo đức và lương tâm”.

Nói rồi Cusick đi vào câu chuyện chính, giới thiệu về Cơ quan OGE của mình. Ông cho biết tất cả các phòng làm việc đều thuê, toàn bộ tầng 5 rộng thênh thang này là của OGE, tiền thuê hàng năm khoảng 1,3 triệu USD. Cusick dẫn tôi đi thăm các phòng mất mấy tiếng đồng hồ. Tại một phòng, có thấy các tủ đựng hồ sơ mở toang cửa. Ông bảo, đây là những bảng khai báo tài sản của các quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ nộp lên, trong đó dĩ nhiên có “của Tổng thống Bush và phó Tổng thống Cheney”. Khi ấy vì đã hết giờ làm việc nên không có cán bộ để lấy cho tôi xem hai bản khai thú vị đó. Tại phòng họp tôi thấy dán đầy biếm họa. Cusick nói, đây là một dự án giáo dục đạo đức cho cán bộ chính quyền; để tăng sức thu hút, các nhân viên OGE làm một loạt tranh cartoon (hoạt hình), dùng hình thức chuyện cartoon để giải thích quy phạm đạo đức một cách hình ảnh.

OGE có cấp bậc tương đương FBI nhưng chỉ có 70 cán bộ
Trở lại phòng làm việc, ông Cusick giới thiệu sơ qua lịch sử của OGE. Được thành lập theo “Luật Đạo đức chính quyền Mỹ năm 1978”, mới đầu OGE thuộc Tổng cục Quản lý Nhân sự Chính phủ Liên bang, năm 1989 tách ra thành cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ Liên bang. OGE có chức trách chính là:

- Soạn thảo Quy phạm hành vi đạo đức của nhân viên làm thuê trong các cơ quan hành chính;

- Xét duyệt các quy tắc phụ về hành vi đạo đức do các ban ngành hành chính đặt ra;

- Giám sát tình hình thi hành khai báo tài sản công khai và bí mật của các quan chức chính quyền;

- Thẩm xét lý lịch những quan chức được Tổng thống bổ nhiệm (cuối cùng phải được Quốc hội phê duyệt) xem họ có va chạm lợi ích kinh tế (với chính quyền) hay không.


Cusick cho biết Giám đốc OGE do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm, phải được Quốc hội phê chuẩn. Giám đốc OGE chịu trách nhiệm trước Tổng thống; nếu không được Quốc hội đồng ý thì Tổng thống không có quyền bãi miễn. Cho tới nay chưa một Giám đốc nào của OGE bị Tổng thống miễn chức. “Tôi từng đi lính, đã làm ở văn phòng luật hơn 30 năm, được Tổng thống Bush đề cử, tháng 5/2006 được Thượng viện phê chuẩn. Về cấp bậc, OGE thấp hơn Bộ nhưng tôi ngang cấp với Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang FBI (thuộc Bộ Tư pháp) và Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang”, ông nói.

Cusick cho biết OGE có 5 cơ quan:

- Văn phòng Giám đốc (Office of the Director, OD), chủ yếu bảo đảm OGE hoàn thành nhiệm vụ được Tổng thống và Quốc hội giao phó;

- Vụ Viện trợ quốc tế và sáng kiến Chính phủ (The Office of International Assistance and Governance Initiatives, OIAGI), chủ yếu phụ trách các dự án hợp tác quốc tế của OGE, tấn công tham nhũng và nâng cao trình độ liêm khiết của chính quyền các nước trên phạm vi toàn cầu ;

- Vụ Tư vấn luật pháp và chính sách pháp lý (The Office of General Counsel and Legal Policy, OGC & LP), chủ yếu biên soạn và giải thích các quy phạm đạo đức liên quan, xây dựng hệ thống quy chế đạo đức chính quyền thống nhất trong cơ quan hành chính Liên bang, …;

- Vụ Chương trình cơ quan chính phủ (The Office of Agency Programs, OAP), chủ yếu giám sát tình hình vận hành chương trình đạo đức chính quyền của các cơ quan lớn thuộc Chính phủ Liên bang và cung cấp dịch vụ cho họ; dưới vụ này còn có Phòng Dịch vụ dự án, Phòng Giáo dục đào tạo và Phòng Thẩm duyệt dự án;

- Vụ Quản lý hành chính và thông tin (The Office of Administration and Information Management, OAIM), chủ yếu cung cấp hậu cần và dịch vụ kỹ thuật giúp cho việc vận hành mọi dự án của OGE.

Giám đốc Cusick cho biết toàn bộ OGE chỉ có 70 nhân viên, trong đó có 15 luật sư; ngân sách hàng năm là 12 triệu USD. Chính phủ Mỹ có rất nhiều cơ quan lớn. Cơ quan lớn thứ hai trong Chính phủ Liên bang là Bộ Cựu chiến binh (Dept. of Veterans Affairs) có 250 nghìn nhân viên. So với họ “Chúng tôi đúng là bé quá!”, ông nói.

Cusick nhấn mạnh, các bộ ngành trong Chính phủ đều có đặt Văn phòng đạo đức công chức, Giám đốc Văn phòng đó do bộ trưởng bổ nhiệm. OGE dùng phương thức thẩm duyệt định kỳ để giám sát sự vận hành của các chương trình đạo đức của các bộ ngành. Theo cơ chế tam quyền phân lập, OGE chỉ có quyền quản lý các cơ quan hành chính. Quốc hội và Tòa Tối cao có riêng cơ quan quản lý đạo đức của họ. Các bang và phần nhiều các đô thị đều có cơ quan tương tự, họ không chịu sự quản lý của OGE.

Giám đốc OGE có quyền yêu cầu các quan chức cấp cao phải tiếp nhận đào tạo một thầy một trò.

Tuy Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ OGE có cấp bậc không cao, số nhân viên không nhiều, cũng không quản lý Quốc hội, Tòa Tối cao, chính quyền các bang và chính quyền các cấp, nhưng OGE có quyền lực thực tế rất lớn. Theo thống kê, số công chức Chính phủ Liên bang do OGE quản lý là 3,6 triệu người, kể cả Tổng thống, phó Tổng thống, các bộ trưởng.
Cusick cho biết, cứ 4 năm một lần, OGE lại cử cán bộ thẩm tra đến các cơ quan Chính phủ tiến hành kiểm tra tình hình thi hành quy phạm đạo đức. OGE có nhiều cán bộ thẩm tra, mỗi người phụ trách 3-4 cơ quan chính phủ. Thẩm tra xong, họ gửi báo cáo thẩm tra tới Ủy ban đạo đức của đơn vị sở tại. Nếu phát hiện vấn đề gì trong thẩm tra thì Giám đốc OGE có quyền ra lệnh cho đơn vị đó sửa chữa khuyết điểm trong một thời hạn nhất định, và trong 60 ngày phải báo cáo tình hình sửa chữa. Trong vòng 6 tháng sau khi gửi báo cáo thẩm tra, OGE phải tiến hành tái thẩm tra tình hình chỉnh sửa của đơn vị đó. Nếu đơn vị nào có vấn đề gì nghiêm trọng về đạo đức thì OGE có thể tiến hành thẩm tra bất cứ lúc nào, không cần chờ 4 năm một lần.

Cusick cho biết, ngoài Văn phòng đạo đức ra, các bộ còn có Văn phòng Chánh Thanh tra, phụ trách xử lý các vụ vi phạm trong bộ. Nếu phát hiện quan chức nào phạm luật, OGE có quyền thông báo cho Chánh Thanh tra của đơn vị có quan chức đó và yêu cầu điều tra. Nếu yêu cầu này bị từ chối thì OGE có thể báo cáo thẳng lên Nhà Trắng. “Cho tới nay chưa Chánh Thanh tra nào từ chối yêu cầu của chúng tôi”, Cusick nói.

Trường hợp vấn đề nghiêm trọng liên quan tới phạm tội hình sự thì OGE giải quyết ra sao? Cusick cho biết khi ấy OGE sẽ chuyển hồ sơ tới Vụ Liêm khiết công thuộc Cục Hình sự Bộ Tư pháp hoặc FBI để họ điều tra và khởi tố.

Là một cơ quan phòng chống tham nhũng, OGE còn có chức năng giáo dục và đào tạo. Thí dụ các viên chức mới tuyển dụng dù ở cấp bậc cao thấp thế nào đều phải tiếp thu đào tạo huấn luyện; cương vị khác nhau thì thời gian đào tạo khác nhau, nhưng ít nhất không được dưới một giờ. Những quan chức cần khai báo tài sản công khai hoặc bí mật hàng năm còn phải tiếp thu đào tạo thêm ngoài quy định. Bình thường OGE còn tiến hành đào tạo trên mạng cho các công chức phổ thông. Ngoài ra hơn 1.200 quan chức cấp cao của Chính phủ còn phải tiếp thu đào tạo đối diện trực tiếp một thầy một trò. Việc giáo dục đạo đức liêm chính trên mạng tiến hành mỗi năm ít nhất một lần, thông thường chủ yếu giáo dục về các chuẩn mực và quy tắc luật pháp hành vi đạo đức. Nói chung đều dùng cách trả lời trên mạng để kiểm tra kết quả học tập. Ai chưa tiếp thu sát hạch trên mạng thì sẽ tiếp thu phụ đạo một thầy một trò, đối diện trực tiếp, cho tới khi đạt yêu cầu sát hạch mới thôi. Để tăng cường hiệu quả đào tạo, sau mỗi điều quy phạm về đạo đức đều có thí dụ vụ án điển hình được lựa chọn công phu, như vậy học viên hiểu sâu hơn quy phạm đó. Cusick nói cứ cách 12 đến 18 tháng, OGE lại tổ chức một đại hội toàn quốc, hơn 600 cán bộ phụ trách công tác đạo đức trên cả nước về dự.

Qua phần trình bầy ở trên có thể thấy công việc chủ yếu của Cơ quan đạo đức chính quyền Mỹ OGE là giám sát hướng dẫn, đào tạo và thẩm tra. Nó không can thiệp quá nhiều vào vụ án cụ thể, song cũng hợp tác với các ban ngành khác trong việc phạt các quan chức có vi phạm nặng. Thí dụ John Frederick là quan chức phụ trách các công trình xây dựng của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành hợp đồng một dự án xây dựng của chính phủ do công ty DMI thầu. Vị quan chức này đã nhiều lần ngỏ ý với lãnh đạo công ty DMI là muốn kiếm một ít bổng lộc. Thế là DMI bèn chia một phần công trình mình thầu cho công ty do Frederick lập ra. Frederick không báo cáo việc này lên trên. Trong vòng chưa đầy một năm, công ty ông này kiếm được thu nhập 26 nghìn USD, Frederick trích một phần thu nhập này “lại quả” cho lãnh đạo DMI. Như vậy John Fredrick đã vị phạm quy định đạo đức cấm nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền để giúp cho cá nhân hoặc tổ chức khác giành được lợi ích kinh tế. Kết quả John Frederick bị kỷ luật 6 năm theo dõi, 6 tháng giam lỏng quản chế, lao động phục vụ cộng đồng 100 giờ và nộp phạt 12.000 USD.

Ca ngợi Vụ Liêm chính HongKong có quyền điều tra

Trong quá trình phỏng vấn, tôi có nhắc tới Vụ Liêm chính Hong Kong.[2] Ông Cusick vui vẻ nói: “Tôi biết cơ quan ấy. Họ làm việc rất cừ! Theo tôi Vụ Liêm chính Hong Kong là cơ quan có uy lực lớn nhất trong số nhiều cơ quan đạo đức chính quyền của các nước trên thế giới. Họ có 1.300 nhân viên, có quyền điều tra, có đội ngũ chấp pháp của riêng họ. So với họ, chúng tôi chủ yếu chỉ làm công việc có tính phòng ngừa; cũng có chút quyền điều tra nhưng rất hữu hạn.”

Như vậy sau này liệu OGE cũng có quyền điều tra như Vụ Liêm chính Hong Kong không? Cusick trả lời: “Có thể sẽ như vậy! OGE được thành lập theo Luật đạo đức chính quyền liên bang. Hiện nay quyền điều tra của chúng tôi rất hữu hạn. Nếu Quốc hội thông qua luật mới thì có thể thay đổi tình trạng này.” Nhưng ông nói hiện nay cơ chế của OGE vận hành rất tốt, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra của các Bộ, vì thế chúng tôi chưa muốn thay đổi hiện trạng.

Hầu hết các vấn đề luân lý đạo đức “đều nằm trong dự đoán”

Cơ quan đạo đức chính quyền Mỹ OGE có mối liên hệ khăng khít với cơ quan tương đương của các nước khác tới mức tôi rất ngạc nhiên. Ông Cusick cho biết hầu như tuần nào cũng có phái đoàn nước ngoài tới thăm OGE. Các đồng nghiệp Israel và Vụ Liêm chính Hong Kong từng tới đây. Riêng trong năm tài chính 2006, OGE đã tiếp 134 người Trung Quốc đến tham quan. Nửa đầu năm 2007 có 46 khách Trung Quốc đến thăm OGE, trong đó có quan chức Bộ Giám sát Trung Quốc. Cusick cho biết mấy năm trước OGE đã giúp Argentina lập Cơ quan đạo đức của chính phủ nước họ. OGE còn giữ liên lạc mật thiết với các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và Cơ quan Liêm chính của EU.

Cusick nói, tuy các nước khác nhau về văn hóa và tình hình nội bộ nhưng vấn đề luân lý đạo đức của quan chức thì lại “giống nhau kinh khủng”, có thể nói hầu hết các vấn đề đó đều “nằm trong dự đoán”.

Giám đốc Cusick cho biết, tuy thỉnh thoảng có các quan chức tham nhũng sa lưới luật pháp, nhưng may sao nước Mỹ chưa xảy ra nạn tham nhũng có hệ thống, quy mô lớn. Số lượng vụ án quan chức phạm luật phải chuyển sang Bộ Tư pháp khởi tố mấy năm qua giữ ở mức độ ổn định, không tăng. Nhiều cuộc điều tra theo thư nặc danh cho thấy phần lớn quan chức đều tự giác tuân theo quy phạm đạo đức. “Điều đó khiến chúng tôi rất tự hào”, ông nói.

Dĩ nhiên nói thế không có nghĩa là OGE có thể yên tâm. “Làm thế nào để các quan chức cấp cao có thể ghi lòng tạc dạ các chuẩn tắc đạo đức – đây là thách thức lớn nhất của chúng tôi!” Cusick giải thích: đó là do các quan chức cấp cao bận nhiều việc nên sự quan tâm đến chuẩn mực đạo đức rất dễ bị các công việc khác can nhiễu. Khi tôi nhắc tới một số vụ bê bối gần đây bị báo chí làm ầm ỹ, Cusick nói: “Thế là tốt! Báo đài càng vạch trần đầy đủ sự việc thì mọi người càng thận trọng suy nghĩ, các quan chức càng nhạy cảm hơn đối với vấn đề đạo đức!”

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Nguyễn Hải Hoành biên dịch và chú thích từ nguồn world.people.com.cn.

—————————
[1] Từ 9/1/2013 là ông Walter M. Shaub, Jr. Xem: http://www.oge.gov

[2] Independent Commission Against Corruption (ICAC 廉政公署). Ngân sách ICAC tài khóa 2008–2009 là 756, 9 triệu HK$. Xem: http://www.icac.org.hk/en/home/

(Nghiên Cứu Quốc Tế)
http://nghiencuuquocte.net/2015/12/08/quan-chuc-my-kho-tham-nhung/

VÌ SAO NGUYỄN VĂN ĐÀI BỊ BẮT?





Nguyễn Văn Đài ảo tưởng: Có bu Mẽo chống lưng thì được làm càn? Ảnh chụp Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
------------------------
Thông báo về việc bắt đối tượng Nguyễn Văn Đài


Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 - Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.


Bộ Công an
http://www.mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/2005/2102/33631
***********************

Vì sao Nguyễn Văn Đài bị bắt? Và tại sao Nguyễn Văn Đài lại bị bắt đúng vào lúc một số “tổ chức nhân quyền” như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nêu tên cụ thể vụ luật sư Đài “bị hàng chục người hành hung vào Ngày Quốc tế Nhân quyền”?
Theo chúng tôi thì không có gì lạ cả! Bởi Nguyễn Văn Đài từng là luật sư, được đào tạo bài bản nhưng ông ta thể hiện mình không giống như những người có kiến thức pháp luật cơ bản mà như một kẻ vô học, ngang cỡ Bùi Hằng, Trương Văn Dũng, Lã Dũng, Trần Thị Nga…
Việc Nguyễn Văn Đài bị đánh ở Nghệ An, theo chúng tôi, có thể là thật. Nhưng ai đánh? Tại sao đánh thì Nguyễn Văn Đài không biết và cũng không hề trình báo chính quyền địa phương. Ông ta vội cho xe chạy về nhà rồi lên mạng tố cáo chính quyền, vu khống cho ... an ninh VN! Chiêu vu khống này là chiêu vô cùng quen thuộc của các vị dzân chủ! Bùi Thị Minh Hằng từng bị em gái ruột là Bùi Thanh Hà dọa đánh, chị cũng vội lên mạng tố cáo với "nhà dzân chủ- Thủ tướng Hậu Cộng sản" Châu Xuân Nguyễn để rồi ông này treo thưởng 10 triệu đồng cho ai "xin tí tiết Nhân viên An ninh Cộng sản Bùi Thanh Hà"! Cũng Bùi Thị Minh Hằng bị con trai nghiện ngập, khuân đồ trong nhà đi bán, chị này cũng lu loa trên mạng: Công an Vũng Tàu cướp giữa ban ngày rồi chị hô hoán: "Phải đứng lên thôi! Phải cầm súng thôi!"Nhà dzân chủ" khác là Trần Thị Nga, tức Nga Hà Nam vì cướp chồng người khác nên bị bà vợ cùng con người ta săn đuổi, tặng vài bịch mắm tôm ngay trong đêm Noel năm rồi và ngay lập tức, ả cũng lên mạng tố cáo an ninh cộng sản! Rồi vua ăn vạ Trương Văn Dũng cùng đã quá nhiều lần "làm xiếc" với bông băng thuốc đỏ tưởng như chết ngay đến nơi nhưng ngay hôm sau người ta lại bắt gặp y cười phe phé khi bia bọt với chiến hữu!
Người dùng mạng không khỏi bức xúc khi Nguyễn Văn Đài sử dụng mạng Facebook của để chửi bới chế độ, thóa mạ lãnh đạo đảng và nhà nước. Tưởng có Việt Tân, có Mỹ chống lưng thì y được phép làm càn hay sao?
Mới nhất, sáng nay trên facebook của anh ta đã đăng rất nhiều stt có nội dung vu cáo, xuyên tạc chống phá nhà nước và thóa mạ các lãnh đạo đảng và nhà nước, từ Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cho tới Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.






Ngày 14/12, tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ ra xét xử theo Điều 245 BLHS. Nguyễn Văn Đài đã xúi bẩy và câu kết với đám luật sư "dân chủ" ra sức phá hoại phiên tòa. Một mặt y vận động lôi kéo những người đang "khoác áo dân oan" đang có mặt tại Hà Nội kéo đến gây áp lực và gây rối trật tự công cộng, mặt khác y liên tục đăng bài xuyên tạc bản chất phiên tòa với những quy kết vô căn cứ.
Trong một stt, ý viết "Phiên tòa bất công được điều khiển bởi những kẻ lưu manh" (xem hình dưới được chụp từ màn hình). Với xuyên tạc này, ý có thể bị bắt và xử lý hình sự.





Thật táng tận lương tâm, trong vụ CSGT bị tên lái xe tải cố tình giết, Nguyễn Văn Đài còn cổ súy cho hành vi tội ác của tên lái xe, y tửng tưng viết "Gieo gió, ắt gặt bão". Xem hình dưới để thấy tính người trong Nguyễn Văn Đài là điều vô cùng xa xỉ.



Những phát ngôn càn quấy của Nguyễn Văn Đài trên đây có xứng là người từng là luật sư hay không? Có người nhận xét, chắc Nguyễn Văn Đài muốn "được" vào tù để lấy số má với chủ Mỹ và Việt Tân để hy vọng sau này ý được cất nhắc trong chính quyền Hậu Cộng sản như ông Thủ tướng tâm thần Châu Xuân Nguyễn? Thế nhưng, chúng tôi cho rằng Nguyễn Văn Đài đã tự đánh mất uy tín của mình khi tuôn ra những lời lẽ bất chấp lý lẽ, bất chấp chứng lý của một người từng mang danh luật sư. Những lời lẽ đó khiến mọi người xếp hạng Đài ngang tầm đám dzận sĩ vô học như Bùi Thị Minh Hằng, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga mà thôi.


Lê Hương Lan

DÂN CHỦ KHÔNG TỰ NHIÊN MÀ CÓ




Với nhan đề như trên, tôi muốn nói đến ba điều: một, dân chủ là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử; hai, dân chủ là kết quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều người và nhiều thế hệ; và ba, dân chủ là kết quả của việc học tập.



Mệnh đề thứ nhất tương đối dễ hiểu và dễ thấy. Tuy khái niệm “dân chủ” đã ra đời ở Hy Lạp cách đây đã 2500 năm, nhưng, thứ nhất, đó chỉ là dạng phôi thai của dân chủ với nhiều hạn chế nhất định; và thứ hai, cái dạng phôi thai ấy đã bị bóp chết một cách tức tưởi suốt cả hai ngàn năm sau đó, trong suốt thời kỳ trung cổ và Trung Đại, khi mọi quyền lực đều nằm hẳn trong tay của giới tu sĩ hoặc giới quý tộc. Hình thức dân chủ mà chúng ta đang đề cập chỉ mới xuất hiện từ hơn một trăm năm nay, và càng ngày càng hoàn thiện dần.

Mệnh đề thứ hai cũng rõ: Mọi nền dân chủ đều ra đời sau những cuộc tranh đấu dai dẳng, có khi còn đẫm máu. Dân chủ không phải là món quà cho không biếu không của ai cả. Đó là thứ mà người ta phải giành giật và đánh đổi bằng cả xương máu của chính mình.

Tuy nhiên, trong bài này, tôi chỉ muốn tập trung vào mệnh đề thứ ba: Dân chủ là điều người ta phải học tập.

Trước hết, cần lưu ý: dân chủ không phải chỉ là vấn đề cơ chế. Không phải cứ có bầu cử, có Quốc Hội, có luật pháp, có truyền thông, dù là truyền thông tự do, là có dân chủ. Bên cạnh cơ chế, có khi còn quan trọng hơn cơ chế, là con người. Dù cơ chế có hoàn hảo đến mấy nhưng thiếu những con người có ý thức dân chủ thì cái cơ chế ấy cũng sẽ bị vô hiệu hóa và không sớm thì muộn thế nào cũng bị sụp đổ. Lý do là: một trong những điều kiện quan trọng của cơ chế dân chủ là sự tham gia của dân chúng. Tham gia bằng nhiều cách và với nhiều mức độ khác nhau, từ việc bầu cử đến việc ứng cử, từ việc góp ý đến việc sinh hoạt, v.v… Thiếu ý thức dân chủ, những sự tham gia ấy nhất định sẽ bị hạn chế và có nguy cơ bị lệch hướng: thay vì phát huy dân chủ, chúng lại củng cố độc tài.

Nhưng ý thức dân chủ không phải là thứ bẩm sinh. Nó không được sinh ra. Nó phải được thụ đắc. Thụ đắc trong hai môi trường chính: giáo dục và xã hội.

Trong giáo dục, ngoài kiến thức, hai mục tiêu quan trọng cần được nhấn mạnh là việc đào luyện cho học sinh và sinh viên khả năng suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo. Thiếu hai khả năng ấy, người ta chỉ là những con vẹt, thậm chí, những công cụ. Sự độc lập phải được hiểu là độc lập từ chính thầy cô giáo, từ sách giáo khoa, và xa hơn nhưng cũng thiết yếu hơn, độc lập từ các giáo điều. Khi xã hội còn nặng tư tưởng giáo điều, cứ mở miệng ra là “Tử viết” hoặc “Marx nói”, “Lênin nói” hay “Bác Hồ nói”, trẻ em, và từ đó, dân chúng không thể có sự độc lập trong tư duy được. Mà đã không có độc lập thì không thể sáng tạo. Nền tảng của độc lập và sáng tạo, do đó, là sự tin tưởng vào sự thật và sự tự tin là chính mình, bằng những nỗ lực riêng của mình, có thể tiếp cận được sự thật ấy. Có được niềm tin tưởng và sự tự tin ấy, người ta mới có thể hành xử như một con người tự do. Có hành xử như những con người tự do, người ta mới có dân chủ.

Nhưng nhà trường không, chưa đủ. Ý thức dân chủ còn cần phải được đào luyện trong môi trường xã hội nữa. Những gì được học trong nhà trường cần phải được thực tập ngay trong đời sống hàng ngày, ở đó, người ta được thoát ra khỏi áp lực của tập quán và giáo điều và được có quyền phát biểu những ý kiến riêng của mình dù chúng đi ngược lại với đám đông và với quyền lực. Việc hành xử như một con người tự do – điều kiện của dân chủ - do đó, chỉ có thể thực hiện được trong môi trường tự do.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và xã hội trong việc đào luyện ý thức cũng như thói quen dân chủ sẽ dẫn đến hệ luận này: Để xây dựng một nền dân chủ tại Việt Nam, người ta phải bắt đầu, trước hết, từ hai điểm: giáo dục và xã hội. Khi giáo dục và xã hội chưa thay đổi, sự thay đổi về cơ cấu quyền lực, nếu có, không có gì bảo đảm sẽ dẫn đến dân chủ cả. Có khi đó chỉ là thay thế một hệ thống độc tài này bằng một hệ thống độc tài khác.

Nhưng nhìn cả hai phương diện giáo dục và xã hội ở Việt Nam, liên quan đến vấn đề dân chủ, chúng ta không thể không bi quan. Nền giáo dục Việt Nam, cho đến nay, sau bao nhiêu lời hứa hẹn cải cách, vẫn không hề thay đổi theo chiều hướng phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo. Học sinh vẫn phải nhồi nhét kiến thức để trả bài. Thầy cô giáo vẫn tự đóng vai trò trung tâm phân phối kiến thức. Hệ thống thi cử vẫn dựa trên việc kiểm tra ký ức. Việc nhồi nhét ấy dẫn đến hệ quả khác: sự giả dối. Trẻ thì giả dối trong cách học tủ và học vẹt. Lớn thì giả dối trong việc mua bán bằng giả và bằng dỏm. Khi giả dối lên ngôi, mọi bảng giá trị, từ truyền thống đến hiện đại, đều bị đảo lộn. Không có nền dân chủ nào có thể được xây dựng trên những sự đảo lộn như vậy cả.

Sinh hoạt xã hội Việt Nam hiện nay cũng không phải là mảnh đất tốt để nuôi dưỡng dân chủ. Luật pháp không rõ ràng, để sống còn, người ta phải mánh mung. Xin trường học cho con cái: mánh mung. Xin việc làm: mánh mung. Để tăng lương hoặc tăng chức: mánh mung. Ở đâu cũng có và cũng cần có mánh mung cả. Thói mánh mung ấy, một mặt, giết chết luật pháp, mặt khác, giết chết cả niềm hy vọng vào dân chủ.

Để thay đổi môi trường xã hội như thế, người ta không chỉ cần củng cố hệ thống pháp luật như một số người đã nói; người ta cần phải, quan trọng và khẩn thiết hơn, xây dựng cho được một xã hội dân sự lành mạnh.

Nhưng vấn đề xã hội dân sự là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Chúng ta sẽ bàn sau.


NGUYỄN HƯNG QUỐC.
(VOA, 7/2012)

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Vĩnh biệt nhà văn Trang Thế Hy

PĐTT : Chú đã ra đi.Người đã cho tôi nguồn cảm hứng để cầm bút. Truyện ngắn đầu tiên tôi viết ' hai mùa mưa" đã lấy cảm hứng khi đọc tác phẩm " Mưa ấm " của chú.- Khi đó tôi vừa bước sang tuổi 20. Khi tôi viết truyện " Ông già đổ rác", gửi đến chú, chú đọc và cho đăng trên VN TP. Hồ Chí Minh. Gặp tôi, chú chỉ nói ngắn gọn" Viết có nét lắm". Rồi tôi về Sg làm báo, tôi viết truyện ngắn, chú đều cho đăng. Truyện " Lá thư của một tử tù"(  sau này tôi đổi lại là " nấm mồ" )khi đọc truyện này chú bảo tôi : " truyện có vấn đề". Rồi liên tiếp chỉ trong 1 tháng, tôi đăng luôn 4 truyện ( Báo lúc đó ra tuần số) khiến Bùi Chí Vinh phải thốt lên là tôi được " cây đa , cây đề" nâng đỡ. Tôi không viết nữa.

 Khi tập truyện ngắn " Tiếng Khóc và Tiếng hát" của chú được Hội nhà văn việt nam trao giải, chú đã ký gửi tặng tôi qua bưu điện. Khi nhận tập truyện, với dòng chữ ký tặng của chú, tôi thầm hiểu một lời nhắc nhỡ, động viên tôi hãy tiếp tục sáng tác.


 Rồi năm 2000 tôi viết truyện ngắn " chiếc nhẫn đá" dư thi cuộc Thi truyện ngắn lần đầu tiên của báo Văn Nghệ trẻ. truyện không được giải nhưng được chọn in trong tuyển tập " 20 truyện ngắn hay" của cuộc thi. Tôi viết, chỉ để thử sức mình.

Ngày nhỏ tôi vẫn thường ngâm nga bài thơ Ba tôi viết tặng chú, khi chú ra Bắc tập kết :

Tay bút run run lòng bỡ ngỡ
Đề thơ tâm sự gửi người xa
Không tiếng trúc đưa người chí cả
ngậm ngùi ta hát tặng bài ca

" Tráng sĩ hề Tráng sĩ
Ra đi hề xông pha
Cứu non non hề cơn loạn lạc
 đem phong ba hề chống phong ba..."

Bài thơ rất dài, sau ngày ba tôi mất ( 1986) , tôi đem bài thơ này với bút tích của ba tôi trao cho chú. Chú không đọc ngay mà xếp lại bỏ vào túi, bảo với tôi " Ba cháu đi nhẹ nhành chứ !". Tôi gật đầu. kể với chú : Chiều đó Ba đang nằm võng đọc sách rồi lên cơn suyễn, rời võng vào nhà lấy thuốc chưa kịp uống đã đi".
Chú bảo : " bệnh suyễn của ba cháu do bị tra tấn mà có". Rồi chú không nói thêm gì nữa cả. Chú vốn là người ít nói.

Thời gian trôi qua, Tôi biết chú đã về Bến tre. Tôi chưa lần đến thăm chú nhưng tôi vẫn thường tìm đọc các tác phẩm của chú.  Hôm nay, lên mạng, mới biết tin chú mất.
Chỉ biết thắp nén nhang tâm tưởng đưa ngưới " cỡi hạc quy tiên"




NHÀ VĂN TRANG THẾ HY



Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1924, quê quán ở Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hoá thông tin, tuyên huấn; từng bị địch bắt giam năm 1962.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông về sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 15 năm, về hưu năm 1992, rồi “đi chỗ khác chơi” - ẩn cư tại quê hương Bến Tre.

Nhà văn Trang Thế Hy còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.

Nhà văn Trang Thế Hy đã từ trần vào lúc 0g50 ngày 08.12.2015 tại Bến Tre và được an táng tại quê nhà.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn, 1964)
- Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981)
- Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981)
- Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989)
- Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993)
- Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000)...

- Đắng và ngọt (tập thơ, 2009)



Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm Râu Rồng.
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001cho tập truyện Nợ nước mắt...



Quan niệm văn học:

- “Tôi nghe đó (từ câu chuyện của chị bán thuốc lá) là lời răn dạy rất nghiêm có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông thầm lặng”.



TÁC PHẨM TRÊN NVTPHCM:

>> Mỹ Thơ - truyện ngắn

>> Xứ xa và xứ mơ - truyện ngắn

>> Giả đò yêu - truyện ngắn

>> Nguồn cảm mới - truyện ngắn

>> Quán bên đường - thơ phổ nhạc



VIẾT VỀ TRANG THẾ HY:

>> Tấm lòng của một "người hiền Nam bộ"

>> Bên trời thêm một người sang

>> Trang Thế Hy ra đi trong tiếng lá dừa rơi

>> Chuyến tàu vét đời người

>> Ông "Tư Sâm" Trang Thế Hy về trời rồi

>> Đại thụ toả bóng làng văn

>> Trang Thế Hy không nhắm mắt, quay lưng...

>> Một lần ghé quán bên đường...

>> Bài thơ cuộc đời

>> Bình thản hồn nhiên

>> Trang Thế Hy giữa đắng và ngọt

>> Hạnh phúc của ngôi sao buồn

>> "Vàng mười" của văn học Nam Bộ

>> Trang Thế Hy gió đưa gió đẩy

>> Cổ thụ của văn học Nam Bộ

>> Ngày thường với nhà văn Trang Thế Hy

>> Trang Thế Hy ẩn sĩ vườn dừa



ẢNH TƯ LIỆU CỦA TRANG THẾ HY:







Nhà văn Trang Thế Hy





Hai nhà văn Trang Thế Hy và Nguyễn Quang Sáng

dự đám giỗ nhà văn Sơn Nam năm 2012



Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

THẤY GÌ QUA SỰ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRONG 25 NĂM QUA


THẤY GÌ QUA SỰ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN TRONG 25 NĂM QUA



TRUNG HOÀNG

Việt Nam mình cũng có khiếu đấy chứ ? Nhìn vào tốc độ phát triển của Việt Nam thì không có gì phải tự ti cả, cả nước đã tiến lên một cách ngoạn mục. Điều đó chắc chắn rằng trong mỗi người chúng ta ai cũng có thể nhận ra, Có những người mang tư tưởng vọng ngoại cứ thích mang quốc tịch của quốc gia này hay quốc gia khác ra để hạ thấp Việt Nam, đáng buồn là đám báo chỉ lá cải Việt Nam là to mồm nhất và đã hướng dư luận có cái nhìn khá tiêu cực về kinh tế Việt Nam.
Thật hổ thẹn khi mà có nhiều cách nhìn nhận đang mù mờ, nhớ cách đây hơn 40 năm, Ấn Độ loay hoay mãi mới tạm thoát chết đói, lúc đó cả thế giới ca ngợi hết lời bằng mỹ từ là Ấn độ đã làm được cách mạng xanh (Cách mạng nông nghiệp). Nhưng so với Việt Nam sau chiến tranh thì họ chả là cái gì cả, điều đó nói lên sự thành công rất căn bản Việt Nam.
Giám đốc World Bank bà Victoria Kwakwa:"Để đưa ra quan điểm, cần nhìn vào một bức tranh toàn cảnh. Việt Nam không hề bị bỏ lại phía sau".
"Cụ thể, so với Thái Lan, nếu như năm 1990, GDP/người của Việt Nam chỉ bằng 1/16 GDP/người của Thái, thì đến năm 1995, tỷ lệ này đã được rút ngắn còn 1/10, năm 2000 còn 1/5. Dự kiến năm 2015, GDP/người của Việt Nam sẽ bằng 40% GDP/người của Thái Lan".
Giám đốc chém gió World Wind: "Hầu hết các nền kinh tế đã phát triển họ có một điểm chung là 'không thèm phát triển nữa', họ đi chậm lại và làm cho thế giới này...bão hoà".
Ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) có một tấm biển rất lớn. Lớn như những biển quảng cáo ngoài trời và khiến ai cũng chú ý. Nhưng điều mà nó làm người Thái giật mình hơn cả là dòng chữ in trên đó: "Hôm qua, Việt Nam bắt đầu chập chững... Hôm nay, họ sẽ vượt lên chúng ta. Đừng đợi đến cái ngày ấy. Chung lòng hợp sức xây dựng nước Thái".

Tấm biển mà người Thái treo lên để nhắc nhở người dân của họ, ảnh: internet

Việt Nam: năm 1990 thu nhập của người Việt chỉ bằng 1/16 người Thái nhưng sau 25 năm chúng ta đã thu hẹp khoảng cách chỉ còn gần 1/2 Thái Lan. Nếu chúng ta đứng một chỗ hoặc thụt lùi thì phải là 1/20 hoặc 1/30 chứ? Đó chẳng phải là kết quả do người Việt Nam lao động mà ra sao ?

Người Thái vẫn tiến lên nhưng tấm biển cảnh báo giữa Bangkok không đủ cản trở Việt Nam.

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG ĐỒNG TIỀN




Đó là điều không ai có thể phủ nhận
Hàng nghìn năm hàng triệu năm và cả nhiều nhiều hơn thế
Còn thế giới con người là còn những ngột ngạt
Trong nỗi ám ảnh quyền chế của đồng tiền

Bán mua mua bán tất tật mọi giả danh
Khi sự giả tạo đã trở thành quán tính
Người ta nghiễm nhiên hết cả ngại ngùng
Trở thành phu nô của mọi tính toán

Cuộc sống vẫn đợi mong lòng tốt vẫn kêu gọi sự nhân từ
Nhưng lại che miệng cười và rêu rao ấy là dại dột
Rồi sẵn sàng lớn tiếng chê bai nhiếc móc
Và những tòa án lương tâm nhảy dựng lên một cách hiển nhiên
Xỉa xói tất tật miễn không phải là mình

Người ta luôn mong con người ta ra đường có người nọ yêu thương có người kia giúp đỡ
Nhưng người ta lạnh tanh tảng lờ những chuyện mà lẽ ra…
Người ta lại dốc sức nhiệt tâm trong những trò đua tranh danh lợi
Bằng tất cả khóe cạnh khôn ngoan nhất
Rồi nhỡ khi con người ta gặp điều xui rủi
Người ta gào thét mà oán than cuộc đời sao mà ác độc

Ôi thế giới của những cuồng điên
Thế giới của những đồng tiền
Và những con người vẫn mải miết dìm nhau
Bằng mọi cách dẫu chỉ hân hoan được trong phút chốc
Và cho dù đã biết bao hậu quả biết bao trả giá
Thì đồng tiền vẫn là ngôi vị thứ nhất mà con người luôn mong chiếm hữu

ĐÀM LAN