Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Trinh tiết? Mi là cái gì?

Trí Không




Nhân phẩm là gì? Phải chăng là phẩm chất của cái được gọi là con người? Những phẩm chất gì của con ngườiđể phân biệt đây là một con người mà không phải là con thú? Chúng ta có thể liệt kê ra đây hàng trăm đức tính mà loài người đang ngợi khen, như biết tư duy, biết yêu thương, sống có tình có lý, sống biết trên biết dưới, sống biết trước biết sau... Nếu cứ nói chung chung như vậy, thì kể cả phụ nữ lẫn đàn ông đều cần hết.

Rồi trong số mỗi ngành nghề, mỗi chức nghiệp lại có những tiêu chuẩn đạo đức riêng, chi tiết hơn, nhằm xác định anh đang làm ngành nghề này mà không phải là ngành nghề khác. Chẳng hạn trong ngành giáo dục, anh có nhiệm vụ dạy tri thức và đạo đức cho học sinh, thì anh không được chửi bậy. Ta không nói việc chửi bậy là xấu, nhưng với chức nghiệp của một giáo viên thì việc chửi bậy là không chấp nhận được....

Rồi trong số mỗi độ tuổi, người ta lại đòi hỏi mỗi độ tuổi có những ứng xử sao cho phù hợp với tuổi tác của mình. Độ tuổi này nói câu này, cư xử kiểu này thì được; nhưng cùng câu nói đó, cách hành xử đó mà nằm ở độ tuổi khác thì lại không chấp nhận được. Ví dụ như anh còn trẻ thì việc chọc con gái đẹp người ta coi đó là vui, nhưng già cả đáng tuổi ông rồi mà còn buông những câu khiếm nhã thì người ta gọi là mất nết. Tương tự như thế, khi bạn còn trẻ mà bạn lại tập tành những câu của các cụ thì bạn sẽ bị người ta gọi là ông cụ non...

Những tiêu chuẩn đạo đức như vậy, xin nhắc lại là, chúng chẳng có tốt hay xấu, đúng hay sai gì ở đây cả, chúng chỉ là những quy ước của số đông mà thôi. Nếu đám đông quy ước rằng, việc khỏa thân là đẹp, thì lúc đó, bất cứ kẻ nào mặc quần áo đều được liệt vào đội ngũ tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy hết.Tất cả những tiêu chí mà tôi vừa nêu ở trên, đều chỉ là những quy ước, và ai làm trái với quy ước ấy, đều bị đám đông coi là xấu. Nhưng kỳ thật họ không có xấu, chỉ là khác đám đông mà thôi.
...
 Mỗi giới tính cũng có những tiêu chí khác nhau. Nam phải thế này thì mới được gọi là nam. Nữ phải thế này thì mới được gọi là nữ. Nếu nam mà nhõng nhẽo ẻo lả quá, ăn mặc diêm dúa quá... thì người ta không còn coi là nam nữa, ngược lại nữ mà nói năng hùng hổ quá, mạnh bạo quá... thì người ta cũng phải xem xét lại giới tính ấy. Đấy chỉ là thói quen đã được tích tụ từ nhiều đời này.

Vì là thói quen, nên chúng có thể thay đổi. Nhưng vì người ta ngại thay đổi thói quen đấy, hoặc thói quen ấy còn tốt cho việc duy trì trật tự xã hội, nên người ta nâng nó lên thành quy ước, thành hương ước, thành truyền thống văn hóa, thành pháp quy... Và khi nâng cấp thói quen ấy thành pháp quy thì người ta gắn cho cái này là tốt, là đẹp, là đúng... và cái kia là xấu, là sai, là phạm tội...

Ở phương Đông, trong xã hội phong kiến, những tiêu chuẩn dành cho phụ nữ như Tam tòng, Tứ đức... đã được nâng từ một quan điểm, một học thuyết thành những quy phạm pháp luật. Và trải qua hàng nghìn năm phong kiến ấy, người ta bám víu vào nó đến mức tưởng rằng không có những tiêu chuẩn đó thì người ta không là con người nữa.

Trong vô vàn những tiêu chuẩn dành cho phụ nữ, thì trinh tiết được coi là phẩm hạnh số 1 của họ. Nếu ai chưa có chồng mà chửa, hoặc mất trinh tiết trước khi kết hôn... đều bị coi là con gái hư hỏng. Một số nơi còn cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông... hoặc chí ít chịu sự chê cười của dư luận, là nỗi xấu hổ của cha mẹ họ hàng, và trở thành nỗi nhục không thể hàn gắn trong trái tim mong manh của người phụ nữ.

Và cứ thế, từ quan niệm của một triết gia nào đó, biến nó trở thành một học thuyết chính thống, nâng nó lên thành quy phạm pháp luật, bén rễ vào não trạng của đại đa số mọi người... khiến tư tưởng về cái màng trinh tiết trở thành vô giá. Bản thân những người đàn ông, với bản chất ích kỷ, muốn mình là thằng đàn ông đầu tiên cả trong tình yêu lẫn trên cơ thể của người phụ nữ mà họ yêu, nên càng đề cao cho tư tưởng này. Những người phụ nữ, vì yêu người đàn ông, vì sợ cuộc sống không ai ngó ngàng gì tới mình, nên cũng tăng cường cổ súy cho quan niệm giữ gìn trinh tiết cho đêm động phòng... và coi đó là phần thưởng vô giá cho người chồng của mình. Từ đời này qua đời khác, thói quen ấy, tư tưởng ấy... tích tụ dần dần khiến trinh tiết trở thành thước đo duy nhất phẩm giá của người phụ nữ. Và bất kỳ ai mất trinh tiết đều bị gán cho hai chữ: hư hỏng.

Bây giờ thì bạn đã hiểu nguồn gốc về những tiêu chuẩn đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ xuất phát từ đâu chưa? Từ sự ích kỷ của thằng đàn ông mà thôi. Và từ sự ích kỷ ấy, cộng thêm cái quyền lực có được từ hầu hết các lĩnh vực: chính trị, tôn giáo, văn hóa, khoa học nghệ thuật...phụ họa theo, nên người phụ nữ vô tình trở thành một sản phẩm trong tay của những kẻ ích kỷ như vậy. Họ - cánh đàn ông ấy - vì hắn không có khả năng mang thai, nhưng lại sợ phải nuôi con của thằng khác - vì thế luôn đề cao trinh tiết, tôn thờ trinh tiết. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, bản thân thằng đàn ông có khi còn chẳng biết hắn mất trinh từ khi nào.

Sống trong xã hội hiện đại, khi chế độ phong kiến đã lùi vào dĩ vãng. Chúng ta cần phải vượt qua những tàn dư của văn hóa ao làng để thâm nhập vào biển lớn. Phụ nữ ngày nay không chỉ quẩn quanh trong xó nhà, với thêu thùa may vá, với Tam tòng, với Tứ đức...Chúng ta cần phải vượt qua những khuôn khổ hạn hẹp của những tiêu chuẩn lỗi thời đã và đang kìm hãm khả thể của người phụ nữ, để một lúc nào, có thể chúng ta sẽ không nhìn nhau là nam hay nữ nữa, mà chỉ nhìn nhau là con người thôi.

Trên con đường khẳng định bản vị của chúng ta ấy, chúng ta không phủ định sạch trơn những gì của quá khứ để lại, nhưng cũng không bê nguyên xi cái của quá khứ để gắn ghép cho thời đại ngày hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải rất tỉnh táo để phân biệt được cái gì có thể học hỏi được, cái gì cần phải vượt qua, cái gì cần phải vứt vào sọt rác...

Với tư cách là một người đàn ông , tôi thiết nghĩ rằng, dù có muốn hay không, về mặt sinh lý, vẫn có sự khác biệt căn bản. Vì vậy, đừng đòi hỏi đàn ông làm gì thì đàn bà cũng phải làm cái đó cho bằng được. Chẳng hạn, có thời, đàn ông phải cầm điếu thuốc trên tay thì mới đáng mặt đàn ông, nhưng phụ nữ cũng cầm điếu thuốc phì phò để chứng tỏ bản thân, thì trước là nhan sắc của người phụ nữ bị ảnh hưởng, sau là đứa con của họ cũng bị kéo theo... Còn nhiều việc khác lắm, nhưng đại ý, tôi chỉ muốn nói là đừng có bắt chước nhau. Mỗi giới tính có những đặc điểm khác nhau, vì thế, sự bình đẳng thực sự không phải là san bằng tất cả, mà là tùy theo sinh lý giới tính mà làm.

Riêng về vấn đề trinh tiết, nó từng có thời được coi là chuẩn mực duy nhất dành cho một phụ nữ gia giáo và đức hạnh, nhưng hôm nay nó còn hợp không?Tôi nghĩ rằng, chúng hợp một phần, nhưng không phải là tất cả. Cái sai lầm của cánh phụ nữ phương Đông chúng ta là, coi cái màng trinh tiết là tất cả cuộc đời của họ, để rồi vô tình mất nó, thì bắt đầu sống buông thả bản thân, coi mình đã chết, và những tháng ngày sau đó, sống chỉ là để trả thù cuộc đời. Điều đó rất sai, điều đó là mặt trái của một tư duy ấu trĩ.

Tôi cho rằng, cái màng trinh tiết tự nhiên ấy, nó không nói hết được cái phẩm giá của người phụ nữ. Không ai cấm một người phụ nữ khi yêu thì yêu hết mình, yêu trọn vẹn, không tính toán suy lường.Vì thế, việc giữa họ với người đàn ông họ yêu có xảy ra chuyện quan hệ tình dục tiền hôn nhân cũng là chuyện bình thường. Chúng ta không coi tiếng gọi bản năng ấy là sai trái.Nhưng sẽ rất là sai trái nếu sau khi chuyện tình ấy đổ vỡ, người phụ nữ nghĩ rằng, mình đã không còn là con gái nữa, thì sau này ai thích gì cũng chiều. Sống buông thả, không trân trọng chính mình thì cũng đừng trách vì sao xã hội không trân trọng bạn. Tôi đã từng chứng kiến khá nhiều cô gái tới gặp tôi ăn năn hối lỗi, khóc lóc sầu thảm vì chuyện phá thai. Nhưng đâu chỉ phá thai 1 lần, có người còn 3 lần, 5 lần, 7 lần... Tôi có thể thương cảm cho họ không? Tôi nghĩ rằng, với sai lầm 1 lần, người ta coi đó là vấp ngã, nhưng 5 lần thì không thể coi là vấp ngã nữa, mà phải gọi là... Tôi chỉ cảm thấy ghê tởm thôi. 

Đâu mới là trinh tiết thật sự của người con gái mà tôi cảm thấy trân trọng? Tôi không nghĩ đó là một lớp màng mỏng. Lớp màng ấy chẳng có ý nghĩa gì trong mắt tôi cả. Nhưng có thứ còn quan trọng hơn cả lớp màng ấy, ấy là Tình yêu thương, sự Tự trọng. Chúng là nhân cách thực sự của người phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ.

Thế nào là tình yêu thương?Tình yêu thương nơi người phụ nữ nó đẹp lắm. Một tình yêu không tính toán, không vị kỷ... và thường phảng phất nét ngây thơ. Và cũng vì ngây thơ như thế, nên đôi khi họ có thể vấp ngã. Nhưng tôi muốn nói với các bạn nữ rằng, đừng vì sự vấp ngã ấy mà tự mình dìm mình xuống tuyệt vọng. Không phải lớp màng trinh nói lên nhân cách của bạn, mà chính hành động hiện tại của bạn mới là cái nói lên nhân cách thực sự của bạn. Sống sao để người ta yêu, để người ta kính, để người ta trọng chứ đừng sống để người ta khinh, để người ta coi thường, để người ta phỉ nhổ.

Thế nào là sự Tự trọng? Đừng nhầm lẫn lòng tự trọng với sự kiêu ngạo. Tôi vẫn hay nói với bạn bè rằng, với phụ nữ, kiêu ngạo chính là mồ chôn thu hút sự hiếu thắng của lũ đàn ông thích chinh phục nhất. Đừng có tự làm khổ mình vì sự kiêu ngạo, vì với phụ nữ kiêu ngạo, chúng tôi chỉ thích chinh phục, bẻ hết răng nanh và bỏ đó thôi chứ chẳng có tí nào muốn yêu thương cả. Sự tự trọng thì khác, sự tự trọng làm nên vẻ đẹp của phụ nữ. Họ yêu thương chân thành, họ nghiêm túc trong hành vi và lời nói, họ tự tôn trọng chính mình nên họ không đem tình yêu ra đùa giỡn. Và đứng trước người phụ nữ như vậy,  tôi cảm thấy trân trọng.





Bạn đừng tự ti vì những gì đã xảy ra trong quá khứ
Với người đàn ông thực lòng yêu bạn, họ đủ bao dung để ôm ấp nỗi đau ấy
Bạn đừng để quá khứ chi phối đời sống hiện tại của bạn
Vì cái làm nên nhân cách của bạn là Tình yêu và sự Tự trọng trong Tình yêu.
Với tư cách một người đàn ông, tôi không đánh giá bạn qua sự trinh tiết của thân thể
Nhưng Tôi sẽ bắt đầu nhìn nhận về bạn khi bạn đối diện với vấp ngã mà bạn vừa trải qua
Chỉ khi người ta vấp ngã, ấy là lúc bản chất của chúng ta được bộc lộ một cách rõ ràng
Mạnh mẽ đứng lên, phủi bụi bặm xuống chân và ngước lên trong ánh bình minh rực rỡ

Con người là vẻ đẹp cao nhất của Tồn tại
Và phụ nữ là vẻ đẹp tinh khôi nhất của loài người.


Read more:http://www.suynghiem.vn/2015/08/trinh-tiet-mi-la-cai-gi.html#ixzz3i7uo5bLk

Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt ( phần 1)

Nguồn gốc những điểm dị biệt trongbảng chữ cái tiếng Việt
André-Georges HaudricourtCao Thành Việt dịch theo bản dịch tiếng Anh củaAlexis Michaud, LACITO-CNRS, Pháp.Nguyên bản: L’origine des particularités de l’alphabetvietnamien,Dân Việt Nam


Lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Việt

Nghiên cứu chữ Quốc ngữ sẽ thật thiếu sót nếu nhưkhông nghiên cứu lịch sử của nó. Trong giới nghiên cứu lịch sửchữ Quốc ngữ ở thế kỉ XX (thế kỉ thiết lập vị thế ‘danh chínhngôn thuận’ của chữ Quốc ngữ), ta không thể không nhắc tớiA.G. Haudricourt (1911 – 1996) với bài báo nổi tiếng ‘
Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt
’, đăng trên Dân Việt Nam,tập san bằng tiếng Pháp của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), năm 1949 tại Hà Nội.Vào thời điểm ra đời bài báo, A.G. Haudricourt hẵng cònchưa vang danh thế giới với giả thuyết về nguồn gốc tiếng Việt cũng như thanh điệu tiếng Việt (cf. Haudricourt 1953, 1954).Tuy nhiên, phải nói rằng, ngay từ thời điểm bấy giờ, như AlexisMichaud (tác giả của bản dịch tiếng Anh) nhận xét, A.G.Haudricourt đã chứng tỏ được ‘niềm đam mê […] trong việc phục dựng nguồn gốc lịch sử của những hiện tượng phức tạp,cũng như kỹ năng thu thập các bằng chứng từ nguồn tư liệu cực kì phong phú’, mà cụ thể ở đây là với bộ chữ La-tinh của tiếng Việt.Bộ chữ La-tinh hóa này, như A.G. Haudricourt đã chỉ ra,chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sản phẩm văn tự La-tinh hóa của các ngôn ngữ Roman vì chính những người đã tạo tác nên nó – những linh mục Công giáo dòng Tên. Cụ thể, giống như hầu hết các bộ chữ viết La-tinh của các ngôn ngữ Roman, chữ Quốc ngữ của tiếng Việt cũng chứa đựng những điểm bất đối xứng (từ của Haudricourt là ‘dị biệt’ – ‘peculiarity’) giữa âm đọc và con chữ, tức trong nhiều trường hợp một chữ cái lại tương ứng với nhiều âm đọc, hoặc ngược lại, một âm đọc lại tương ứng với nhiều chữ cái. Haudricourt đã dành phần lớn bài báo để truy tìm nguồn gốc những điểm bất đối xứng này trong chữ Quốc ngữ. Phần còn lại của bài báo, tác giả đã cố gắng giải thích nguyên lai của những kí hiệu, dấu phụ đáng chú ý trong chữ Quốc ngữ, ví dụ như tại sao ta lại viết là Đ cho phụ âm /d/,nguồn gốc dấu nón của Ô - /o/ .v.v. Những tìm tòi và khám phá của Haudricourt thực sự đáng để bất cứ nhà nghiên cứu tiếng Việt nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng nào tham khảo. Và trên thực tế, bài báo này vẫn được coi là một trongnhững nghiên cứu sâu sắc và có giá trị nhất về nguồn gốc văn tự tiếng Việt hiện đại’ (xem lời giới thiệu của Alexis Michaud).Đó cũng chính là động lực lớn nhất để dịch giả quyết tâm chora đời bản dịch tiếng Việt để đông đảo hơn các độc giả ở ViệtNam có điều kiện tiếp cận tới công trình giá trị này.Dịch giả xin chân thành cám ơn TS. Alexis Michaud(nghiên cứu viên CNRS và MICA, Đại học Bách Khoa Hà Nội) vìđã giới thiệu bài báo cũng như động viên dịch giả hoàn thành bản dịch. Bên cạnh đó, dịch giả cũng chân thành gửi lời cám ơn đến NCS. Phạm Thị Kiều Ly (người đang viết luận án về quátrình Latinh hóa tiếng Việt tại trường Đại học Paris 3 - Pháp) vì những góp ý giá trị của chị về bản dịch qua đối sánh với bảngốc tiếng Pháp.-Hà Nội, 

Lời giới thiệu của Alexis Michaud

Đóng góp của André-Georges Haudricourt vào Đông NamÁ học trên tầm quốc tế là không thể phủ nhận (tham khảocuốn HaudricourtFestschrift(Suriya, Thomas and Suwilai1985)). Tuy nhiên, khá nhiều công trình của Haudricourt vẫn chưa được biên dịch sang Anh ngữ để đông đảo hơn các độc giả có thể tiếp cận được. Chính vì lẽ đó, một nhóm các học giả đến từ nhiều nước đang tiến hành biên dịch và sẽ sớm cho ra mắt một tuyển tập các công trình nghiên cứu quan trọng nhất của Haudricourt bằng tiếng Anh. Mục đích của nó không gì hơn là nhằm chia sẻ với cộng đồng học thuật dùng Anh ngữ các trước tác của Haudricourt mà phần nhiều trong số chúng là đề cập tới các vấn đề liên quan đến các ngôn ngữ Đông NamÁ, ngôn ngữ học và nhân học xã hội

“Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếngViệt” thực chất không phải là một trong những bài báo nổi tiếng nhất của Haudricourt, bởi vậy, nó dự kiến sẽ không được đưa vào tuyển tập tiếng Anh các trước tác của Haudricourt sắp được xuất bản tới đây. Tuy nhiên, cho tới tận ngày này, bài báo này vẫn được coi là một trong những nghiên cứu sâu sắc và có giá trị nhất về nguồn gốc văn tự tiếng Việt hiện đại. Nó truy tìm nguồn gốc những kí tự dị biệt có trong chính tả của ngôn ngữ này bằng cách lần theo dấu vết của chúng trong các hệ thống chính tả của các ngôn ngữ Rô-man gần gũi với chính những người đã chế tác ra chúng. Đây là một công trình thể hiện niềm đam mê của Haudricourt trong việc phục dựng nguồn gốc lịch sử của những hiện tượng phức tạp, cũng như kỹ năng thu thập các bằng chứng từ nguồn tư liệu cực kì phong phú.Bài báo này cũng khác với hầu hết các công trình khác của Haudricourt ở việc ngay từ ban đầu, nó đã xác định cho mình đối tượng mục tiêu đó là độc giả phổ thông. Vì vậy, tính đại chúng của nó thể hiện rất rõ trong văn phong, cách dùng từ tránh những thuật ngữ quá chuyên môn. Công trình đã ra mắt độc giả trong số thứ ba, và cũng là số cuối cùng của tập san Dân Việt Nam một tập san do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản trong những năm 1948, 1949 tại Việt Nam. Tài liệu nguyên gốc hiện tại rất khó tiếp cận, hơn nữa, đa số độc giả có khả năng quan tâm đến vấn đề này, ngày nay, rất có thể không có vốn tiếng Pháp tốt như đối tượng độc giả của Haudricourt vào năm 1949, thời điểm xuất bản bài báo. Vì vậy,hy vọng bản dịch này có thể giúp những ai quan tâm đến tiếngViệt và vấn đề văn tự nói chung tiếp cận được dễ dàng hơn tới tài liệu này.Nhà xuất bản ở Việt Nam bấy giờ rõ ràng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên tập bài báo vốn sử dụng nhiều kí tự đặc biệt này. Vì thế, bản dịch lần này cũng sẽ đính chính luôn những lỗi soạn thảo có trong tài liệu gốc. Cụ thể, C được thaythế bằng G ở trang 64; p‘, t‘, k‘ lần lượt thay thế cho pc, tc, kctrong nguyên bản .v.v. Phiên âm trong bản dịch cũng được sửachữa lại theo đúng hệ thống IPA hiện tại.( Lời chú của dịch giả được để trong ngoặc vuông hoặc đặt ở phần chú thích cuối mỗi trang.)

Dịch giả xin chân thành cám ơn Michel Ferlus vì đã giớithiệu bài báo này, cám ơn Boyd Michailovsky, MartineMazaudon đã bỏ công nhuận sắc cho bản dịch và cám ơn Jean-Michel Roynard đã giúp đỡ dịch giả trong phần minh họa.

Tóm tắt: Tóm lược nguồn gốc các chữ cái và tổ hợp chữ cái dùngđể kí âm cho tiếng Việt [chữ Quốc ngữ ]:Những người có công sáng tạo bảng chữ cái La-tinh chotiếng Việt là những nhà truyền giáo đến từ Bồ Đào Nha, Ý và Pháp. Chính vì thế, sản phẩm văn tự này thừa kế một số đặcđiểm dị biệt có nguyên lai từ những văn tự ngôn ngữ Romancủa chính những nhà truyền giáo đó.Tuy nhiên, những phụ âm bật hơi (aspirated)1 trong chữ Quốc ngữ gồm H, PH, TH, KH [IPA: /h/, /pʰ/, /tʰ/, /kʰ/] lại khôngcó trong những ngôn ngữ Roman [Bồ Đào Nha, Ý, Pháp]. Ở những ngôn ngữ này, các tổ hợp con chữ PH, TH, KH chỉ xuất hiện trong những từ có nguồn gốc Hy Lạp, tương ứng với các phụ âm đầu bật hơi trong tiếng Hy Lạp là
phi, theta, khi(φ, θ,χ). Chính vì thế mà những tổ hợp này sau đó được sử dụng đểghi các phụ âm tắc bật hơi có trong tiếng Việt.Những kí tự ghi âm tắc C, G chỉ được sử dụng trước các nguyên âm /a/, /o/ và /u/. Lí do là trong những ngôn ngữ Roman thì đó là vị trí duy nhất mà những phụ âm trên còn bảo lưu được nét cản trở (obstruent) từ ngôn ngữ mẹ - tiếng Latin;GHE, GHI thì được dùng với giá trị ngữ âm mà chúng có trong tiếng Ý; tổ hợp KE và KI thì cần được lí giải từ chữ cái K trongtiếng Hy Lạp (kappa,κ ) và các thứ tiếng German.Âm tắc môi-ngạc mềm (labiovelar) QU và GU thì đượcmượn từ văn tự tiếng Ý và tiếng La-tinh.Trong số những âm tiền ngạc (prepalatal), âm tắc vô thanhCH được lấy từ văn tự Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, những văn tự mượn tổ hợp đó từ văn tự tiếng Pháp cổ để ghi một phụ âm mới và không có trong tiếng La-tinh.Âm tắc hữu thanh D là một ký hiệu phiếm chỉ ghi lại một âm không có trong các ngôn ngữ châu Âu, nơi D luôn cùngvới T tạo thành một cặp đối lập về tính thanh. Trong tiếng Việt,đối lập với T lại được ghi bởi một chữ cái hoàn toàn mới là Đ[dùng để ghi âm tắc lợi-tiền thanh hầu hóa (preglottalisedalveolar stop): /ɗ/], với nét ngang ở giữa khiến ta liên tưởngngay đến âm T gần gũi với nó.Âm xát 2 hữu thanh GI mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp (bấy giờ J vẫn chưa được sử dụng ở châu Âu)3.

Âm xát vô thanh X thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và các phương ngữ tiếng Tây Ban Nha miền bắc: do trong nhữngngôn ngữ này, âm S là một âm quặt lưỡi [IPA: /ʂ/] giống như trong tiếng Việt, trong khi ở các ngôn ngữ châu Âu khác, S chỉ là một âm xuýt-tiền (anterior sibilant) giống như trong tiếng Pháp [IPA: âm lợi /s/].NH [kí hiệu âm mũi ngạc cứng /ɲ/] thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha trong khi TR là một kí tự hoàn toàn không tìm thấy trong các thứ tiếng châu Âu [IPA: /ʈ/].Ô, Ê thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và đó là lí do tại sao cặp Ê, E không có được giá trị ngữ âm như chúng vốn có trong tiếng Pháp. [Trong tiếng Pháp, Ê kí hiệu cho /ɛ/, E thaythế /e/, nhưng trong tiếng Việt tình hình lại ngược lại, Ê thay thế cho /e/ và E thay thế cho /ɛ/.]
( còn tiếp)
1
ND: Các thuật ngữ tiếng Việt trong bài được dùng theo Cao Xuân Hạo –Hoàng Dũng (2005).
2
Thuật ngữ “spirant” được sử dụng trong bài báo này với nội dung tươngđương như “fricative” (xát). Xem chú thích tiếp theo để hiểu kĩ hơn về sựkhác biệt có thể có giữa “spirants” và “fricatives”.
3
ND: Về nguyên lai của GI có quan điểm khác cho rằng nó bắt nguồn từtiếng Ý. Đây chính là quan điểm của Alexandre de Rhodes và rất có thểA.G. Haudricourt đã nhầm lẫn ở đây (cf. Alexandre de Rhodes (1991),
Từđiển Annam-Lusitan-Latin
(bản dịch của Hoàng Xuân Việt, Thanh Lãng, ĐỗQuang Chính), NXB Khoa học Xã hội, TP. Hồ Chí Minh).

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

CHỢ ĐỜI - Thơ TRỊNH TÂY NINH - Nhạc LÝ KIẾN TRUNG





Đừng nhìn em như thế



Lê Thị Kim



Đừng nhìn em như thế
Cháy lòng em còn gì
Sự nồng nàn của bể
Cuốn mất hồn em đi

Đừng nhìn em như thế
Khắc giờ thành thiên thu
Mắc nợ đời dâu bể
Mắc nợ đời thơ si

Em đành làm chim nhỏ
Đứng hót chơi trong chiều
Thả đôi lời hoa cỏ
Cho đời bớt tịch liêu

Bởi tình yêu có thật
Vĩnh cửu trong cuộc đời
Bởi ghen tuông có thật
Xuống mồ biết có thôi

Đừng nhìn em như thế
Sự dịu dàng nhường kia
Sẽ làm em chết ngạt
Hết một đời thơ si.



Một cách tìm lại tự do trong mất tự do


Vương Trí Nhàn



 nhà thơ Mỹ Maya Angelou(1928-2014)
TÔI BIẾT TẠI SAO CON CHIM NHỐT TRONG LỒNG VẪN HÓT

Chú chim đang bay nhảy tự do
lơ lửng lượn qua lượn lại
thi thoảng đôi cánh chú buông lơi
như thách thức cả bầu trời
đang rực rỡ một màu cam
ráng chiều ngập nắng


Nhưng chú chim đâu biết rằng vẫn có kẻ rình mò
nên cuối đường bay, nó
rơi vào lồng chật hẹp
chỉ có thể nhìn đời
qua những chiếc song tre thếp son cay đắng
cánh của nó bị cắt bớt và
chân của nó không còn bay nhảy
nó chỉ còn biết mở cổ họng của mình ra
để hót

Chú chim trong lồng vẫn hót
với nỗi khiếp sợ đang rền rĩ trong cổ họng
có khi bật máu
của những điều chưa biết
nhưng vẫn mong cho
những lời ca của nó được nghe
trên ngọn đồ xa xôi có một chú chim bị cầm tù
trên ngọn đồ xa xôi
có một chú chim
bị cầm tù
đang hát bài ca tự do
vang lên khắp khắp

Chú chim tự do thì tha hồ nghĩ về mây gió
cơn gió mềm mại thổi qua ngọn cây
thành những lời thở dài dịu dàng
rì rào rì rào
và đợi chờ những con sâu múp míp
khi ánh bình minh hé sáng
gọi tên bầu trời: ơ ơi…
như trời xanh kia chỉ riêng
của nó

Nhưng con chim trong lồng đành chịu chết trên ngôi mộ của giấc mơ
hình bóng của nó vẫn kêu thất thanh
như ban ngày ta gặp cơn ác mộng
cánh của nó vẫn bị cắt bớt và chân của nó vẫn nhảy loi choi
những bước chân tù túng
cái đập cánh tuyệt vọng
do đó nó đã phải mở to cổ họng của mình
để hót

Con chim trong lồng vẫn hót
những lời ca bật máu cuống họng
những lời ca rền rĩ, run sợ
của những điều chưa biết
nhưng vẫn mong cho
giai điệu của nó được nghe
giai điệu của nó
được nghe
nghe
nghe
trên ngọn đồi xa xôi
có chú chim trong lồng
vẫn ca hát tự do
đến chết

Người dịch:Lê Vĩnh Tài. Dịch từ nguyên tác “I Know Why the Caged Bird Sings”


Một tiểu sử kỳ lạ

Mãi tới tháng 5-2014, lúc M.Angelou qua đời, tôi mới được đọc bài thơ Tôi biết vì sao những con chim trong lồng lại hát này.
Rồi sự tò mò lại đến để buộc một người không hiểu gì về thơ Mỹ đương đại như tôi phải theo dõi về nhà thơ. Cú hích ấy khởi động từ một chi tiết sau trong tiểu sử bà.

Người da đen lớn lên trong bất hạnh thì nhiều, nhưng bất hạnh như M.Angelou thật khủng khiếp. Tám tuổi cô bé đã bị một người bạn của mẹ hiếp.
Tiếp theo, một chi tiết gọi là bất ngờ chưa đủ, phải gọi là ít ai tưởng tượng nổi. Do Angelou đã tố cáo hành động đồi bại nói trên, người đàn ông kia bị đám đông đánh chết. Một bước chuyển đột ngột đã đến với M.Angelou “Logic của một đứa trẻ 7 tuổi rưỡi nói rằng lời nói của tôi đã giết chết ông ta. Vì thế tôi quyết định câm lặng trong gần 6 năm" – sau này bà kể lại.

Hồi học cấp hai hệ học 10 năm, tôi từng được nghe giảng về truyện Thạch Sanh, trong đó có mấy chi tiết liên quan tới sự câm lặng:
+ cô công chúa bị con chim đại bàng bắt, giam dưới hang sâu
+ Thạch Sanh cứu cô và hai người đã “thề nguyền phu phụ”
+ Lý Thông lấp hang cướp công của Thạch Sanh
+Thạch Sanh gẩy đàn nói lên nỗi lòng mình.
Bản Thạch Sanh tôi học lúc ấy viết thành thơ nên dễ nhớ. Còn nhớ đến hôm nay là hai câu tả tiếng đàn Thạch Sanh:

Đàn kêu tích trịch tình tang
– Ai đem công chúa dưới hang lên trần 

Và hai câu dẫn lời công chúa:

-- Vì con tìm chẳng thấy chồng
Trong lòng luống những giận lòng nên câm


Công chúa hóa câm, nhưng chỉ là câm trong chốc lát vài ngày.
Quay trở lại chuyện M.Angelou. Nay cô bé câm những sáu năm. Không thể tưởng tượng nổi. Tôi hiểu đây là một cá tính mạnh, một nhân cách mãnh liệt.

Bài học thứ nhất về nghề văn.
Vấn đề vươn lên đỉnh cao của trí tuệ

Những năm sau mươi của thế kỷ trước, ở Hà Nội, tôi đã được đọc một số nhà văn nhà thơ da đen. Tới những năm tám mươi chín mươi thì còn làm biên tập và viết lời giới thiệu cho hai tiểu thuyết dịch Nếu phố Bill biết nói của James Baldwin và Chú nhóc đen của Richard Wright.
Nhằm phục vụ mục đích chống Mỹ, một số nhà nghiên cứu văn học người Nga khi giới thiệu các tác phẩm ấy chỉ nhấn mạnh tới tài năng và sự sáng tạo của các nhà văn da đen nhằm để tố cáo tệ phân biệt chủng tộc.
Nhưng đọc vào tiểu sử của chính các nhà văn ấy, tôi thấy một sự thực là cuộc sống của những người da đen cũng đục ngầu bản năng, nên hết sức tối tăm thấp kém, lòng căm thù là thứ tình cảm thường trực ở con người họ khiến mỗi người luôn làm khổ mình và những người quanh mình. Họ sống thiếu ánh sáng của trí tuệ, bởi vậy, cứ trong tình trạng tăm tối mãi.
Từ đó đã hình thành những thành kiến về người da đen, nhiều khi nó được coi là đồng nghĩa với khái niệm người vô học.

Đây chính là khía cạnh tôi muốn liên hệ tới tình hình sáng tạo ở Việt Nam.
Các nhà văn thế hệ đàn anh của tôi cũng có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tương tự như M.Angelou.
Chỉ nhờ có năng khiếu và quyết tâm sống mà họ bước được vào văn chương, nơi trước đó, là lãnh địa riêng của những người giàu có và được học hành đến nơi đến chốn.
Nhưng điểm lại, thấy nhiều người chỉ có một ít tác phẩm ban đầu. Rồi trong hoàn cảnh VN, khi người ta muốn nâng đỡ họ bằng cách chiếu cố họ, tức không có yêu cầu cao về họ, thì các nhà văn dưới đáy này không phát triển được nữa.
Trường hợp Nguyên Hồng tác giả Bỉ vỏ cung cấp một ví dụ rõ nhất.
Đối chiếu với nhà văn Mỹ đang nói.
Đọc tiểu sử M.Angelou tôi biết bà đã trải qua đủ nghề cùng cực. Như các nhà văn ở những tầng lớp dưới đáy, bà đã phải làm các nghề khác nhau kể cả những nghề dễ làm cho người ta trở nên đồi bại.

Mở đầu bài NGƯỜI PHỤ NỮ PHI THƯỜNG đưa trên trên trang mạng Đọt chuối non Phạm Văn Tuấn viết:

“Maya Angelou là một ngôi sao sáng nhiều mặt, bà là một nhà thơ nữ, nhà văn, người viết tiểu sử, nhà sử học, giảng sư, nhà báo, nhà làm phim, ca sĩ , diễn viên, người kể chuyện. Do là một người đa tài và nhiều năng lực, Maya Angelou đã vượt qua nhiều hàng rào ngôn ngữ, biết nói các tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ả Rập, Serbo-Croatian, Fanti và đây là một thổ ngữ của xứ Ghana. Các tác phẩm của bà Maya Angelou thuộc loại bán chạy nhất (bestseller) và đã được dịch sang 10 ngôn ngữ quan trọng của Thế Giới".

Đọc tiếp một tài liệu khác lại thấy nói là “dù chưa từng học đại học, nhưng bà đã được trao tặng hơn 30 bằng tiến sĩ danh dự từ các trường đại học của Mỹ và các nước trên thế giới.”

Dường như ở đây có sự bùng nổ để tạo nên mối liên hệ giữa những cực khác nhau.
Ở khía cạnh tự học, M.Angelou đã tự sáng tạo ra mình. Như lời bà đã nói đại ý, mỗi chúng ta có quyền, có khả năng phát triển chính mình.“Nếu một người không tự sáng tạo ra mình, người ấy sẽ bị rập khuôn để trở thành y hệt người khác. Hãy đủ can đảm để làm cái việc tự sáng tạo khôn ngoan này.”

Mọi chuyện tiếp theo đã diễn ra theo cái hướng lý tưởng nhất.
Nếu nói tình trạng thấp kém ban đầu là một định mệnh hoặc một điều cấm kỵ thì phải nhận M.Angelou đã can đảm chống lại những điều cấm kỵ.
Năm 42 tuổi, bà viết cuốn sách đầu tiên mang tính hồi ký, nó có tên gọi trùng với bài thơ nói trên Tôi biết vì sao con chim nhốt trong lồng vẫn hót.
Chủ đề của tác phẩm này là một con người có thể sống còn trong một thế giới thù nghịch và vươn lên nhờ lòng can đảm và nhân cách.
Tác giả khái quát về lẽ sống của mình “đầu tiên người đời phải học cách chăm sóc chính mình để rồi có thể chăm sóc người khác. Đó là lý do làm cho chim trong lồng hót”.
Báo chí viết rằng với cuốn tự truyện này, Maya Angelou được xem là một trong những phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên dám đưa ra công luận đời riêng của mình.
Trên đường đời vốn ở đâu cũng nhiều tai vạ, khả năng văn chương của Angelou đã chiến thắng những kẻ cố gắng vùi dập bà và văn chương của bà. Bởi bà đã luôn yêu cao về mình nên có thể nói chiến thắng một cách oanh liệt."Tôi muốn viết thật hay để một người phải say sưa đọc từ 30 - 40 trang sách của tôi, trước khi họ nhận ra mình đang nghiến ngấu tác phẩm" - Angelou kể, với giọng tự hào không che giấu.

Các nhà văn lớn thường ảnh hưởng tới các nhà văn khác không chỉ qua các tác phẩm. Mà qua những thể nghiệm bản thân, còn giúp họ tìm ra cách tồn tại của mình.Theo nghĩa đó, có thể nói ngày hôm nay các tác phẩm văn chương của Angelou, đặc biệt là cuốn Tôi biết vì sao con chim nhốt trong lồng vẫn hót, vẫn giúp hàng thế hệ các nhà thơ, văn thuộc nhiều nền văn hóa, khám phá cuộc sống và con tim của họ.
Muốn tự khám phá ư? Trước tiên hãy lo hoàn thiện trí tuệ.

Bài học thứ hai của nghề văn.
Vấn đề tự do

Nếu bài học trên rút ra từ toàn bộ cuộc đời của M. Angelou thì bài học dưới đây có liên quan đến bài thơ mà ở trên chúng tôi đã chép.
Thoạt nhìn mọi chuyện ở đây tưởng như rất đơn giản. Cái mô-típ tiếng hát của con chim đã được bao nhiêu người nhắc tới để ca ngợi tự do.
Sự khác biệt chỉ bắt đầu khi M.Angelou, nhắc tới cái tình thế xuất hiện tiếng hót đó.
Chim không còn thong dong ở giữa bầu trời.
Chim đây là chim trong lồng.
Tiếng hót lúc này như là hình thức duy nhất còn lại của sự sống thực sự, mà cũng là hình thức duy nhất của tự do. Nhà thơ hiện đại đã tìm thấy một hình thức mới mẻ hoàn toàn cho lời ca ngợi tự do mà trước đó đã bao người thực hiện. Chỉ hoàn cảnh đặc biệt của bà mới cho phép bà phát hiện ra một định nghĩa mới về tự do như chúng ta đã thấy.

Với những người viết văn ở một xã hội như xã hội VN sau 1945 tới nay, sau khi đọc bài thơ trên, tôi muốn nhấn mạnh mấy điểm:
-- sự hiểu biết về tự do nói chung con người nói chung ở chúng ta thường dừng lại ở mức quá đơn giản. Ai là người cầm bút chẳng khao khát tự do? Nhà thơ Petofi nói rằng vì tự do người ta cần phải hy sinh cả tình ái. Ta cũng sẵn sàng nói theo như vậy.
-- Một thời gian dài các tác giả VN – đây tôi nói những đồng nghiệp của tôi ở Hà Nội -- chỉ được dạy một thứ tự do phiến diện. Tự do là nói theo sự hướng dẫn sẵn có, là viết theo sự gợi ý và cả thúc ép của bên ngoài. Có phải từ bỏ chính mình cũng ráng chịu, vì mỗi người không là gì cả.
Nghĩ theo lối đó, tức là tự mình chối bỏ trách nhiệm với mình. Cộng với những kém cỏi trong học vấn tri thức, lẽ tự nhiên là người ta chỉ đẻ ra những sáng tác ở trình độ thấp.
--Tới khi trưởng thành nên một chút, ta mới hiểu rằng ta mất tự do thật sự. Nhưng sự mất tự do quá lâu khiến chúng ta không bao giờ trở lại với nhận thức đúng về tự do nữa. Điều này khởi đầu cho mọi tai vạ.
Niềm tự tin và sự hiểu biết về chính mình không còn. Những thất bại trong sáng tác được đổ tất cả là do mất tự do.
Rồi liền đó lại nẩy sinh cái ảo tưởng rằng chỉ cần có tự do là chúng ta có tất cả.
Tự do lúc này được hiểu là quyền làm mọi thứ một cách bừa bãi láo lếu bất chấp thói thường bất chấp đạo lý.
Một số chán chường sinh ra kiểu viết giống như phá bĩnh, hót lên líu lo những giai điệu lộn xộn.
Một số khác lý trí hơn, cho rằng đời mình đáng để dành phần lớn vào việc đấu tranh cho tự do, chừng nào chưa có tự do thì có viết cũng vô nghĩa.
Nói theo ẩn dụ của M.Angelou, tức là những con chim trong lồng khi biết rằng mình bị giam, liền phản ứng một cách tuyệt vọng, là chim nhưng không chịu hót nữa.

Đặt vào hoàn cảnh đó, thì bài thơ của M.Angelou đưa ra một định hướng suy nghĩ khác. Tôi tạm diễn giảng như sau:

Tôi hiểu cái tình thế của tôi là mất tự do.
Nhưng tôi lại hiểu là ngoài cái tự do bên ngoài đó, còn có cái tự do bên trong mà không ai lấy được của tôi.
Tôi hoàn toàn chia sẻ với tâm trạng đau đớn của những kẻ im lặng .
Nhưng là những con chim tại sao ta lại không cất lên tiếng hót?
Không phải mọi tiếng hót chỉ là kết quả của hồ hởi say đắm.
Mà tiếng hót có thể là những lời ca bật máu từ cuống họng
Có vẻ đẹp sinh ra trong cao rộng thanh thoát bao la
Nhưng cũng có vẻ đẹp sinh ra trong tù túng bất hạnh đau khổ
Đến chết cũng không bao giờ tôi từ bỏ tiếng hót.
Trong hoàn cảnh của tôi, tôi sẽ lên tiếng ngay trong cái lồng chật hẹp này.
Miễn là tôi không phải cất tiếng hót theo mệnh lệnh của kẻ khác.
Miễn là tôi vẫn được cất lên những âm thanh trong trẻo ngân lên từ trái tim tôi.

Bài thơ trên – và cách tồn tại của M.Angelou nói chung -- giúp tôi khẳng định một cách sống cách viết mà lâu nay tôi mang máng cảm thấy là đúng. Người ta phải biết tôn trọng mọi cách sống và cách viết khác. Lại còn phải luôn luôn biết ơn những người đang đấu tranh cho tự do. Nhưng người ta phải có cách tồn tại riêng của mình. Hoàn toàn có thể tìm ra tự do trong hoàn cảnh mất tự do. Miễn là ta biết nâng mình lên, biết khao khát, không sợ hãi không than van trách móc.
Nói theo một cách nói hơi điệu đàng một chút, tôi cho quan niệm về tự do của M.Angielou “không tồi chút nào”.
Nó là một cách định nghĩa về văn chương về sự sống mà ta nên chấp nhận để noi theo.

"Thi sĩ Chăn Bò" : Đồng Chuông Tử



Đồng Chuông Tử, dân tộc Chăm, sinh ngày thứ 13 cuối thu, canh thân (1980). Trải qua tuổi thơ khó nhọc tại plei Pajai (làng Chăm Ma Lâm, Hàm Thuận [bắc], Bình Thuận). Năm 13 tuổi, làm bài thơ đâu tiên, sau một cơn xúc động đặc biệt mạnh khi nghe tin người cha qua đời. Rời biệt Mẹ lúc18 tuổi. Vào Sài Gòn học Đại học Luật. Và tự lập. Đầu năm thứ 4, sau thời gian dài lo toan, buồn chán và nhiều chi phối, quyết định bỏ học. Làm đủ thứ nghề; bán vé số, bồi bàn, dạy học, tài xế xe ôm,… đặc biệt chăn bò mướn và làm thơ. 28 tuổi, ra tập thơ đầu tay: Thèm ăn, nxb thanh niên. Sau khoảng thời gian dài ấp ủ và vận động. Tháng 9 cùng năm, vợ cưới. 2009, có bản thảo tập thơ thứ hai: Đã. Kế hoạch: Dự định có tập thơ thứ 3 mang tên Thuốc. Kết thúc dự án chuỗi 3 tập thơ trên. Chuyển sang dự án thơ khác. Đang viết truyện ngắn, tiểu thuyết,… Không thích hội đoàn. Không thèm trào lưu. Đi, đọc, chiêm nghiệm và viết tự do.











Ngọng ngịu ngày dài






thế đấy, cuối cùng ngươi cũng đã bay đi
quắp hết ta theo nốt
trú xứ này và cả nỗi vui con người trong ta

xác xơ và hoang vu trở lại
như vụ nổ hạt nhân được thả xuống từ trên cao
ngọn lửa xanh thơ mộng mang hình hài hủy diệt
vỡ tan ta rồi

không ai đủ quyền năng để xóa sạch buổi chiều ngoài tầm thông hiểu của trí tuệ
sau một loạt hành vi và chi tiết vừa khít cho mảnh sắp đặt lạ
lưu giữ chỉ làm đùn lên điếng đắng mùa màng
những giọt suối sông long lanh lảnh lót này sẽ rút vào thế giới vừa truất phế ta:

“kẻ chiến thắng cô đơn chiến lợi phẩm cô quạnh”
ngầu sóng ưu phiền
thế đấy, cuối cùng nàng cũng quắp con bay đi
cạn khô tinh thể ở lại
Thượng đế, cha thích nhìn sự héo hon rậm rạp lòng con sao?




một định nghĩa khác về im lặng



im lặng nhìn thân thể câu thơ mới chào đời và khóc
no tròn trọng lượng

im lặng là một từ ghép
để cặp tình nhân ngồi bên nhau
toả hương trong từ điển

im là tiếng hát không phát ra từ môi của chàng trai
líu lo những giác quan khác

lặng là cảm xúc cô gái đang ăn kí ức
im lặng để nghe trầy xước trong veo
im lặng để làm người của thế giới, mãn nguyện một âm hao.




Múc hiện thực rót xuống



Khi cái giếng nhà tôi cạn nước
Mọi sinh hoạt đời thường và tín ngưỡng bị nán lại

Bến nước mé làng là niềm hi vọng cuối cùng để cọ rửa và thánh tẩy nhân gian
Trong lúc câu thơ này đổ mưa xuống tâm hồn trống trải nhớ thương
Hình ảnh mẹ tôi đội nước về nhà, sau lưng là nền mây xanh ngắt điểm vài cánh cò chao liệng mông mênh

Sát na này đây tôi thật tiếc cho gã nhiếp ảnh bạn tôi, hắn đang loay hoay đâu đó với bước chân hải hà, tay lăm lăm ống kính
Mùa khô là mùa khát, mùa của những nghi lễ cầu nguyện thiêng liêng du vang cõi đất
Mùa của Pô Yang, thần thánh hiện hữu, hồi âm và nhắc nhở sự bạc tình, ngạo mạn của trí tuệ bé con
“Rồi đây các ngươi sẽ khóc hận bởi lòng tham và nỗi hiểu biết của mình”
Thượng đế thốt lên nhức nhối trong giấc mơ tôi đêm qua

Thật kinh hồn, tôi nín lặng ngập lu rỗng bên chái hiên
Lời phi mã lực lên ngôn ngữ du mục lửa rừng lách tách
Nghĩa nhiệm của câu thơ là tức tốc rao truyền thông điệp thời cuộc
Không còn cách nào khác hơn là cưỡi thời gian trở lại vòng đời
Ăn ở ngủ nghỉ nói năng làm lụng tựa/với con người

Đây là bài thơ vừa được múc lên từ giếng nước nhà tôi vào buổi chiều bất thường trỗi lạnh
Giếng hãy còn tí tẹo nước nên y chang bài thơ ướt đẫm và thơm hương trầm.



thời của hình thức



chẳng riêng gì tổ quốc tôi, thế giới hình như chỉ còn là cái vỏ của chính mình
cái vỏ có thể được nguỵ trang son phấn dềnh dàng, to lớn & nhỏ bé, toàn bích & sù sì, lồi lõm tuỳ nghi

vỏ có thể là một chiếc cầu mới khánh thành vắt vẻo mừng vui đong đưa hạnh phúc
vỏ có thể là sẽ xây sân bay quốc tế, mở thêm hải cảng
vỏ có thể là bảng tổng kết GDP mỗi năm mỗi khả quan
rốt cuộc vỏ chỉ là vỏ thôi

ở hẻm phố tôi cư trú, nội dung cam phận ghẻ lạnh cô đơn hẩm hiu côi cút
tốc độ phát triển kinh tế có mặt trái của nó
thành phố mọc nhiều có mặt trái của nó
lòng người khôn lường hơn giàu nghèo nới rộng hơn
sự phân tầng xã hội làm đau câu thơ, thân thể nhà thơ teo tóp dần dần

trong khi nội dung ngồi thút thít trên cao
hình thức dát bạc rậm rạp lên thế giới.







LỘT MẶT NẠ CON THÒ LÒ ĐẾ QUỐC THỰC DÂN MỸ HOA ĐÔNG & BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG




 Đế quốc thực dân xâm lược Pháp-Mỹ chiến bại tháo chạy vào năm 1954, đã thỏa thuận ngầm dâng cho Trung Quốc 1/2 quần đảo HOÀNG SA, ngay sau khi Pháp-Mỹ hoàn tất di tản trên 800 ngàn giáo dân Kytô La Mã Việt gian theo cùng mẹ Maria di cư vào Nam bằng tàu há mồm Hạm đội 7 từ 1954 đến 1956, để làm hậu thuận cho chế độ Kytô Ngô Đình Diệm Trung Quốc cho quân đổ bộ lên nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa ( nhóm An Vĩnh)…trong sự bất ngờ và bất lực của cả hai chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ( bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (nam Việt Nam).

Là để trả ơn, Trung Quốc áp lực Việt Nam chấp nhận chia đôi Việt Nam từ vĩ tuyến 17 tạm thời cho đến năm 1956 sẽ Tổng Tuyển Cử thống nhất Việt Nam như Hiệp định Genève quy định...

Và một lần nữa, TQ giúp Mỹ tháo chạy trong danh dự, là đã áp lực nhà nước VNDCCH, hãy để cho hàng vạn quân Mỹ rút bỏ chạy Khe Sanh trong bình an, không là Điện Biên Phủ 54 [Mỹ sẽ dội bom nguyên tử xuống Hà Nội nếu Khe Sanh thất thủ như Điện Biên Phủ 54]. Tuy thế, VNDCCH kiên định đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào dành thống nhất đất nước vào năm 1975, cho dù TQ áp lực nhà nước ta hãy chờ vài năm nữa, vì đã được Mỹ thỏa thuân ngầm dâng trọn nốt nhóm phía Tây ( nhóm Nguyệt Thiềm) Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, VIỆT NAM KHÔNG BAO GIỜ LIÊN MINH QUÂN SỰ VÀ MUA VŨ KHÍ CỦA MỸ ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Và hiện nay, BIỂN ĐÔNG và HOA ĐÔNG DẬY SÓNG là do đế quốc xâm lược Mỹ thỏa thuận ngầm với Trung Quốc diễn tuồng biến động, đã được ông Đỗ Thông Minh, hội thoại trên đài SaigonHouston vào ngày 2 tháng 1 năm 2013, cho biết: “Mỹ như đã thỏa thuận ngầm với Trung Quốc thế nào đó, tạo biến động HOA ĐÔNG DẬY SÓNG [Nhật-Trung] và BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG,… Mỹ đã thâu được lợi nhuận khổng lồ bán vũ khí cho một số nước chư hầu Đông Nam Á và thuộc địa Nhật từ trước năm 2010 cho đến nay….”, do TQ diễn tuồng biểu dương sức mạnh hải quân TQ tại đảo Điếu Ngư, Biển Đông và đường Lưỡi Bò. Thế giới biết rằng Hải Quân Nhật Bản, hay Hạm Đội 7, hay Hạm Đội Thái Bình Dương Nga, tiêu diệt hai hạm đội ĐÔNG HẢI và BẮC HẢI của Hải Quân Dế Mèn TQ chỉ có 3 giờ thôi, vì kinh nghiêm hải chiến và hạm đội Nga-Nhật-Mỹ canh cải tối tân hiện đại hơn hai ham đội TQ của thập niên CHIẾN TRANH LẠNH


Thật ra, MỸ-PHÁP phải tự thú BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG trước Liên Hiệp Quốc, là đã dâng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa cho TQ năm 1956 và 1974 [TQ tấn chiếm]. Việt Nam là thuộc địa của Pháp-Mỹ từ năm 1884 đến 1975,“Pháp đô hộ Việt Nam thì Pháp nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Đại Pháp, Nhật đá Pháp đô hộ Việt Nam thì Nhật nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Nhật, và Mỹ đô hộ Nam Việt Nam thì Mỹ nhận HS và TS thuộc Mỹ nối dài”. click đọc:Quần Đảo Của Ai & VNCH Dâng Đảo Hoàng Sa Cho Tàu (Tặng Bà BảyVân Vợ TBT Lê Duẩn)


Cho nên biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa [là thuộc địa của Pháp-Mỹ] có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels, bởi nhân dân ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô [sic] xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.


Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa…Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.

Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689)]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được. [Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Quanhững dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.

Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng…

Nhưng thật khôi hài, tội phạm chiến tranh bà Hillary Clinton và John Kerry đã cùng với Trung Quốc diễn tuồng, là Hillary kêu gọi hợp tác giải quyết vấn đề Biển Đông: “…ngày 3-9 đã kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tránh "ép buộc" và cùng hợp tác về một bộ quy tắc để giải quyết tranh chấp trên biển Biển Đông… và đã lặp lại quan điểm rằng Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng biển Hoa Nam. Bà nêu rõ: "Chúng tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực nên cùng nhau cộng tác để giải quyết các tranh chấp mà không ép buộc, đe dọa và chắc chắn là không sử dụng vũ lực." Mỹ kêu gọi hợp tác để giải quyết vấn đề Biển Đông

Và John Kerry từng phát biểu “Trung Quốc đang đưa ra những đòi hỏi phi pháp ở Biển Đông và các vùng biển khác trên thế giới. Tham gia vào Công ước này sẽ giúp nâng cao ngay lập tức uy tín của Mỹ trong khi chúng ta có thể đẩy lùi những đòi hỏi chủ quyền quá đáng và những lệnh cấm phi pháp đối với tàu chiến và tàu chở hàng của Mỹ”

Thế là, Ngoại trưởng Trung Quốc Hồng Lỗi diễn tuồng cho hay: “Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ lợi ích rộng lớn hơn, đó là hòa bình và ổn định, đồng thời tôn trọng các cam kết của họ trong việc không đứng về bên nào... Các nước ngoài khu vực nên tôn trọng sự lựa chọn của các quốc gia liên quan trực tiếp đến vấn đề”.

Chỉ cần, hai tội phạm chiến tranh diệt chủng Hillary và John Kerry xác nhận Mỹ đã thỏa thuận ngầm dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc từ 1954 và 1975, trước LHQ và Thế giới: “…đã được Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động)…. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được. [Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Quanhững dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.

Để rồi, Mỹ xin lỗi nhân dân Việt Nam, đã thỏa thuận ngầm dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc, và yêu cầu Trung Quốc hãy trả lại Hoàng Sa và hai đảo trong quần đảo Trường Sa cho Việt Nam, sẽ mang lại ổn định , hợp tác phát triển kinh tế và hòa bình cho toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương.

Không những, Hillary Clinton và John Kerry tự thú dâng Hoàng Sa cho TQ, mà lại còncho chư hầu Hải quân Phi Luật Tân diễn tuồng tuyên chiến Hải quân TQ, và TQ diễn tuồng tấn chiếm hai đảo trong quần đảo Trường Sa do Phi tạm chiếm giữ trên 50 năm qua, để cho những tên Việt gian trong nước DBHB Mỹ, chống Đảng và nhà nước CHXHCNVN là hèn nhát, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Nhưng Bộ Chính Trị Việt Nam vẫn nhất trí thông qua một chính sách coi đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài, nguy hiểm và thâm độc và nhà nước CHXHCNVN minh định click: Việt Nam khẳng định không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để....

Hillary Clinton, John Kerry và McCain…là những tội phạm chiến tranh diệt chủng tai Iraq, Aghanistan, Lybia, Syria, và Mali….Iran. Đã được học giả Noam Chomsky, lừng danh của Mỹ, Giáo sư Viện Kỹ Thuật Massachusetts (M.I.T.) viết: “Nếu những luật của Nuremberg ( tòa án xử tội phạm chiến tranh ) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.” (If the Nuremberg laws were applied, then every post-war American president would have been hanged).

Để rồi trong thời điểm này, Nhân loại đang sống trong thế kỷ 21, phải làm đại cuộc cách mạng nhân bản, là đem các Tổng thống Mỹ, từ Tổng thống thứ 25, William McKinley (1897-1901) cho đến Tổng thống Bush Con, Obama hiện nay, và một loạt quan chức khác của Mỹ như Phó Tổng thống Dick Cheney, Ngoại trưởng Colin Powell, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, Bộ trưởng Tư pháp John Ashcroft, cố vấn an ninh Rice và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz.... ngoại trưởng Hillary Clinton, John Kerry, bộ trưởng An ninh Nội Địa [trên 10 cơ quan đặc nhiệm tình báo], CIA, bộ trưởng Quốc Phòng và các tướng tá quân xâm lược Mỹ ở chiến trường Iraq, Aghanistan, Lybia, Syria....nhận bản án treo cổ trước tòa án tội phạm chiến tranh. Cựu Tổng thống Mỹ Bush & cựu Thủ tướng Anh Blair có thể sẽ bị đưa ra xét xử ICC?

Không như, Tổng thống Bill Clinton diễn thuyết tại Đại học Quốc gia Hà nội, như lời tự thú Mỹ đã gây tội ác chiến tranh diệt chủng ngụy danh bảo vệ dân chủ cho thuộc địa Nam Việt Nam và dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc như sau: “Xin lỗi là thừa nhận rằng trong khi chúng ta tuyên bố là bảo vệ dân chủ, chúng ta lại đi trật ra ngoài dân chủ. Trong khi chúng ta tuyên bố rằng chúng ta đang bảo vệ Nam Việt Nam, thì chúng ta lại tấn công người dân Nam Việt Nam” - […] To apologize would be to acknowledge that while we claimed to be defending democracy, we were derailing democracy. While we claimed to be defending South Vietnam, we were attacking the people of South Vietnam click đọc: Các hoạt động quân sự “khai quang” của quân xâm lược Mỹ ở VN từ năm 1961-1971

Qua bài viết VÌ SAO NHÂN LOẠI GHÉT NƯỚC MỸ? , chúng ta còn biết được Tổng thống Ford, Carter, Bill Clinton,..Obama, là những tội phạm chiến tranh diệt chủng, không thua gì những Tổng thống TRUMAN Cha Đẻ Trùm Chiến Tranh Lạnh,...và Tổng thống Reagan, Bush Cha và Bush Con Cha Đẻ Trùm Chiến Tranh Khủng Bố Với Chủ Thuyết Chống Khủng Bố, đã tàn sát diệt chủng nhân loại, nhất là hiện nay Bush Con và Obama, đã và đang tàn sát diệt chủng Iraq, Aghanistan, Lybia, Syria…

Sau khi Liên Minh Mỹ-Trung chiến bại CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG năm 1979, là hai đại quân Đặng Tiểu Bình phơi xác trên 50 ngàn. KISSINGER: CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT–TRUNG NĂM 1979 . Tuy thế Mỹ cũng đại thắng đã phân hóa tình hữu nghị VIỆT-TRUNG-SÔ, là TQ làm người lính phòng thủ tốt cho Mỹ đối đầu ĐẠI HẬU CẦN anh hai NGA đã giúp TQ thống nhất đất nước đánh cho Hán gian Kytô Tôn Trung Sơn và Trưởng Giới Thạch trốn chạy ra hải đảo Đài Loan thuộc đất mẹ TQ…và CỦ CÀ-RỐT HOÀNG SA VNCH thuộc địa của Mỹ đô hộ từ 1954 đến 1975, dâng cho TQ.

Thế mà, cái ông Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng). Tiến sĩ Sơn cho hay, không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, thật ngớ ngẫn trưng tư liệu khẳng định về hai quần đảo HOÀNG SA và TRƯỜNG SA là của VN, mà những tư liệu các bản đồ ấy đã và đang lưu giữ trong các thư khố quốc gia của Trung Quốc-Pháp-Mỹ, nhưng Pháp-Mỹ thỏa thuận ngầm dâng CỦ CÀ-RỐT HOÀNG SA cho TQ vào năm 1956 và 1975. Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt ...

Nhưng cho dù Mỹ bỏ Cấm vân ngày 3/2/1994 và ban giao ngày 11/7/1995. Bộ Chính Trị Việt Nam đã thông qua một chính sách coi đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài, nguy hiểm vàthâm độc, là suốt trên 17 năm ban giao, Mỹ khổ nhục kế đến quỳ gối Việt Nam [đã được Việt Minh Cộng Sản Đảng và nhà nước CHXHCNVN minh định click: Việt Nam khẳng định không hợp tác quốc phòng với Mỹ hay bất cứ nước nào để....

Còn ông cựu Đại sứ Ngô Quang Xuân tại LHQ cho rằng, dưới thời Ngoại trưởng John Kerry, Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi nên tận dụng nhằm hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thật là ngây thơ, ông có biết rằng:“Nhân dân Mỹ [biết quân đội Mỹ là đạo quân ăn cướp xâm lăng] không thể chấp nhân hy sinh con dân Mỹ chết cùng với con dân Việt tử chiến với TQ, và nhất là nhân dân Việt luôn luôn coi đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài, nguy hiểm và thâm độc”

Không những thế, ông còn ca tụng tội pham chiến tranh John Kerry: “…Ngoại trưởng được đánh giá là xuất sắc nhất từ trước tới nay của Nhà Trắng? Giải pháp hữu hiệu cho Trung Đông, ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân (sic) [đế quốc xâm lược Mỹ rất hoảng sợ các nhược tiểu quốc có vũ khí nguyên tử và sinh hóa thì đế quốc Mỹ không thể tấn chiếm hay khi sắp chiến bại thì Mỹ dội bom NGUYÊN TỬ đó là trường hợp VIỆT NAMKẾ HOẠCH NÉM BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG VIỆT NAM , Iraq, Aghanistan, Lybia…, hay ứng xứ vấn đề Syria v.v…, vì.không có vũ khí NGUYÊN TỬ và SINH HÓA, nên mới bị đế quốc thực dân MỸ-EU tấn chiếm và phá nát các quốc gia này sống THỜI ĐỒ ĐÁ và CHIẾN LOẠN [BẮC VIỆT sống THỜI ĐỒ ĐÁ, từ năm 1966 đến 1975, dưới mưa bom của MỸ]

Cho nên, để bảo vệ tổ quốc chống lại quân xâm lược đế quốc thực dân MỸ-EU, các quốc gia phải thủ đắc vũ khí NGUYÊN TỬ và SINH HỌC. Chúng tôi hy vọng rằng Tổng thống Puttin, ra lệnh cho MỸ phải dẹp những dàn hỏa tiễn ở TIỆP và BA LAN, nếu không dẹp thì NGA tuyên bố chiến tranh NGUYÊN TỬ TOÀN DIỆN với MỸ và đánh PHỦ ĐẦU hay NGA sẽ bán VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ cho các quốc gia trên thế giới bảo vệ tổ quốc chống lại quân xâm lược thực dân đế quốc MỸ-EU [tháng 9 năm 1963 NGA đã dẹp dàn phóng tên lửa ở CUBA]. Nên nhớ rằng, những dàn phóng HỎA TIỄN đặt ở TIỆP và BALAN sẽ hướng về NGA, sau khi xóa sạch TRUNG QUỐC trên bản đồ thế giới, thì buột lòng phải xóa sạch NGA luôn.

Thật ra, khả năng nguyên tử Iran và Bắc Hàn còn thô sơ hơn hai quả bom nguyên tử dội xuống NHẬT BẢN, và còn thua xa vạn dăm khả năng hủy diệt của trên 100 quả bom NGUYÊN TỬ do MỸ cung cấp cho DO THÁI.

Không những thế, ông Xuân [nhà ngoại giao kiệt xuất của VIỆT NAM], khi đế quốc xâm lược MỸ chuyển hướng CHÍNH SÁCH ĐỊA CHÍNH TRỊ, thì là hiểm họa CHIẾN TRANH DIỆT CHỦNG cho nhân dân ĐỊA CHÍNH TRỊ đó ông ạ! Thế mà ông viết lên những dòng chữ dưới đây, không thể ngờ được, hay đây là tình cảm riêng của ông dành cho tội phạm chiến tranh JOHN KERRY đã viết thư chào đón tôi một cách nồng hậu…

Mọi chú ý đang dồn vào chính sách của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ của ông Kerry, với những vấn đề liên quan đến ASEAN, cho tới Biển Đông, hay cả chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Đánh giá của ông?

Chính sách hướng về châu Á-Thái Bình Dương, với trọng điểm ASEAN đang được Mỹ triển khai mạnh mẽ, song có những quan sát bên ngoài cho rằng dường như những ấn tượng về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này mới thiên về sự can dự ảnh hưởng chính trị - an ninh nhiều hơn xu hướng đẩy mạnh kinh tế nổi trội.

Theo ông, với trục lõi ASEAN, Mỹ có thể đẩy mạnh hơn nữa biên độ quan hệ với khu vực này ra sao trong năm 2013? Việt Nam và Mỹ có thể tận dụng sân khu vực này thế nào trong việc làm lợi cho quan hệ song phương? Cú hích của tân Ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam - VietNamNet

Ông Xuân ạ! Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam dựng nước, Việt Nam luôn luôn coi TQ là “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp nhất”, và là “kẻ thù tiềm năng mới”, cho nên Việt Nam luôn luôn sẵn sàng báo động chiến đấu, nhưng trước hết ĐẢNG và nhà nước CHXHCNVN nhất quán Chiến lược ngoại Giao Hòa Bình. mưu cầu hòa bình hữu nghị cho hai dân tộc Hán-Việt.

Ông Xuân ạ! Ông có biết DBHB MỸ, đã và đang tạo hỗn loạn ở VIỆT NAM, ngay chính hội bóng đá ở Hà Nội cũng diễn tuồng chính trị DBHB thật là khôi hài. chống Đảng và nhà nước CHXHCNVN là hèn nhát, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ. Cho nên, bất kỳmột tổ chức tôn giáo hay nhóm hay vài cá nhân nào diễn tuồng DBHB, phá thốiChiến lược ngoại Giao Hòa Bình của ĐẢNG và nhà nước CHXHCNVN, hãy cho chúng vào TRẠI CẢI TẠO hay đem chúng đến tòa đại sứ MỸ hãy bảo trợ chúng qua MỸ để hưởng TỰ DO-DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN, mà các di dân Á CHÂU-MỸ LATINH-PHI CHÂU HỒI GIÁO đã và đang thọ hưởng tuyệt vời, và nhất là di dân TRUNG ĐÔNG-Ả RẬP [Lybia-Iraq-Aghanistan-Iran-Pakistan-Egypt-Saudi Arabia, Syria…các sắc dân Ả RẬP] cũng đang thọ hưởng nước THIÊN ĐÀNG MỸ, trong khi quốc gia của họ đã và đang bị MỸ-EU xâm lăng và đô hộ.

Nói cho cùng, Nhân dân ta, Đảng ta sẵn sàng đạn AK47 nổ rang diệt DBHB Mỹ và Liên minh Mỹ-Trung xâm lăng đất nước ta, đã được. Bộ Chính Trị Việt Nam thông qua một chính sách coi đế quốc Mỹ là kẻ thù lâu dài, nguy hiểm và thâm độc, và TQ là “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp nhất”, và là “kẻ thù tiềm năng mới” vào năm 1995. Nhân dân ta, Đảng ta luôn luôn chuẩn bị chiến đấu quân xâm lược đế quốc thực dân mới là MỸ-EU-TQ và nhất quán Chiến lược ngoại Giao Hòa Bình. mưu cầu hòa bình hữu nghị cho hai dân tộc Hán-Việt.

LÊ HỒNG PHONG

Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Tại Biển Đông?




Đào Văn Bình


... sau sáu năm thử thách, kế hoạch “Xoay Trục” Mỹ đã lấy Việt Nam là trọng điểm chiến lược. Mỹ sẽ “ôm cứng” lấy Việt Nam – ngoài yếu tố địa lý mà còn vì thực tế chính trị của Đông Nam Á khi Thái Lan, Kampuchia và mới đây Nam Dương đang ngả dần vế phía Trung Quốc. ... (ĐVB)


A. Những chuyển biến quan trọng:


Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Bảy ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:


- Sputnik News ngày 15/7/2015: “Thái Lan có thể đề nghị Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) ký kết thỏa thuận về Khu vực thương mại tự do (FTA). Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov, như TASS phản ánh. Ông Manturov nói thêm rằng Bộ Công-Thương đang chờ đợi phía Thái Lan hoàn tất hồ sơ xin tham gia FTA trước khi hết năm nay.”

Liên Minh Kinh Tế Á- Âu bao gồm các quốc gia: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Việt Nam. Nay có thêm Thái Lan, liên minh sẽ có tầm vóc thương mại lớn hơn.

- AFP ngày 16/7/2015: “Đạo luật về an ninh gây tranh cãi đã được hạ viện thông qua vào ngày Thứ Năm mà những người chống đối cho rằng đã phá hoại 70 năm hòa bình và sẽ thấy lần đầu tiên quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế Chiến II.” Cũng theo AFP, “Liên minh đang cầm quyền của Abe đã bỏ phiếu một mình (độc diễn) sau khi phe đối thủ bỏ ra ngoài để phản đối- một hành động phản ảnh sự lan rộng của công luận chống đối đạo luật này. Những người phản đối phần lớn thuộc lứa tuổi trung niên và người già, họ nói rằng đạo luật có nghĩa rằng Nhật Bản bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên địa cầu.” Nhưng Ô. Abe nói rằng, “Tình hình an ninh bao quanh Nhật Bản gia tăng nghiêm trọng. Những đạo luật như thế này cần thiết để bảo vệ tính mạng của người dân và phòng ngừa một cuộc chiến tranh trước khi nó xảy ra.” Theo PetroTimes ngày 17/7/2015, phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Mỹ, Đô Đốc Nhật Bản Katsutoshi Kawano dự báo Trung Quốc sẽ còn quyết liệt hơn nữa trong tranh chấp chủ quyền với các láng giềng ở Biển Đông và thậm chí, Bắc Kinh sẽ tìm cách mở rộng tầm với của họ vượt qua chuỗi đảo ở Thái Bình Dương.

Không biết Nhật Bản có đi quá xa trong mục tiêu “phòng vệ” không? Tham chiến ở nước ngoài tức là có thể đem quân đi đánh khắp nơi…tùy theo sự giải thích của Nhật. Trong khi dân chúng Nhật rầm rộ xuống đường phản đối đạo luật về an ninh và các dân biểu bỏ phòng họp ra ngoài thì phe Cộng Hòa ở Hoa Kỳ kịch liệt chống đối thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư, Thủ Tướng Do Thái cãi nhau với Bộ Trưởng Ngoại Giao Anh…phản ảnh tình trạng vô cùng phức tạp của tình hình chính trị thế giới.

- International Business Times ngày 16/7/2015: “Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan loan báo họ đã đình chỉ dự định mua ba tầu ngầm của Trung Quốc trị giá cả tỉ đô-la khiến gây ồn ào trong công luận - hiện vẫn đang cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định tạm ngưng này được loan báo khi các chuyên gia trong và ngoài nước bày tỏ lo lắng về việc mua bán sẽ ảnh hưởng tới mối liên hệ Thái Lan-Hoa Kỳ.”

Thế mới hay, nước nhỏ muôn đời là khổ. Đi với một ông thì bị ông kia thù oán. Đi với cả hai ông thì bị kẹp vào giữa, không biết luồn lách sao đây?

- AFP ngày 16/7/2015: “Phi Luật Tân nói rằng họ có thể sẽ cho mở lại một căn cứ hải quân trước đây của Mỹ (Căn Cứ Subic) đã đóng cửa cách đây hơn 20 năm để đưa các thiết bị quân sự vào đây hầu đối phó với tình hình có thể bùng nổ tại Biển Đông.”


Dấu hiệu tròn có chữ ở trên và bên trong là con dấu của
Nhà Nước Hồi Giáo ISIL. Ảnh của vn.sputniknews.com

- Sputnik News ngày 17/7/2015: Với bài viết có tiêu đề “Miền Nam Thái Lan- Một Điểm Nóng Của Thế Giới”, Giáo Sư Natalia Rogozhina, nhà phân tích chính trị người Nga nêu ý kiến: “Thái Lan có vị trí đặc biệt trong số các nước ở Đông Nam Á đang phải đương đầu với mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Đã hơn nửa thế kỷ, ở đây tồn tại tới mười tổ chức dân tộc ly khai. Họ ủng hộ việc thành lập nhà nước Hồi giáo độc lập Pattani trên lãnh thổ ba tỉnh biên giới phía nam giữa Thái Lan và Malaysia.Theo tham khảo của chúng tôi, các tổ chức này không những chiến đấu chống chính phủ Thái Lan mà còn chống lại bất cứ những gì cản trở họ đạt mục tiêu. Đối tượng bị khủng bố không chỉ có cảnh sát và lực lượng an ninh mà cả thường dân. Trong mười năm kể từ năm 2004, ở miền Nam Thái Lan đã có 6.200 người bị giết. Con số này lớn hơn nhiều số người thiệt mạng trong cùng thời gian ở Dải Gaza khét tiếng của Trung Đông, địa bàn đối đầu giữa những kẻ khủng bố Palestine và quân đội Israel.”

- Sputnik News ngày 20/7/2016: “Vài trăm người Hà Lan xuống đường biểu tình ở Eindhoven, yêu cầu một cuộc điều tra độc lập không nhuốm màu chính trị. Đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự bất bình về cách thức đưa tin của truyền thông. Theo họ, sự thật đến nay vẫn chưa được làm rõ. Thậm chí, đang bị che giấu kỹ càng. Chúng tôi tập hợp ở đây ngày hôm nay để nói- chúng tôi không đồng ý với cách làm của chính phủ trong việc điều tra thảm họa MH17, những người biểu tình cho biết. Chúng tôi không đồng tình với thực tế dư luận chỉ được tiếp nhận những mẩu thông tin dối trá và tin đồn. Đã một năm nay người ta giấu sự thật với chúng tôi."

- AFP ngày 21/7/2015: ”Phi Luật Tân dự trù tăng 25% ngân sách quốc phòng kỷ lục tức $552 triệu đô-la cho năm tới với mục đích chính là hỗ trợ cho việc công bố chủ quyền tại Biển Đông.” Hiện nay ngân sách quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á tính bằng đô-la Mỹ, được xếp hạng như sau: Singapore 9.7, Thái Lan 8.1 tỉ, Nam Dương 8.1 tỉ, Việt Nam 4.3 tỉ, Phi Luật Tân 2.4 tỉ và Miến Điện 2.4 tỉ. Trong khi ngân sách quốc phòng của Hoa Lục khoảng 148 tỉ, Hoa Kỳ 637 tỉ.

- AFP (Bishkek, Kyrgyzstan) ngày 21/7/2015: “Kyrgyzstan đã xé bỏ thỏa hiệp hợp tác lâu đời với Hoa Kỳ sau khi Hoa Thịnh Đốn trao tặng giải thưởng nhân quyền cho một nhà đấu tranh thuộc sắc dân thiểu số đang bị cầm tù. Kyrgyzstan là quốc gia vùng Trung Á cùng Hoa Kỳ ký kết thỏa hiệp hợp tác năm 1993 và là quốc gia có tính chiến lược cho phép Hoa Kỳ lập căn cứ tiếp vận cho cuộc chiến Afghnistan cho tới năm 2014. Trong khi đó Hoa Thịnh Đốn cảnh cáo rằng mọi hành vi cắt đứt thỏa hiệp sẽ gây nguy hại cho những chương trình trợ đem lại lợi ích cho người dân Kyrgyzstan.” Theo Reuters ngày 27/7/2015, Tổng Thống Almazbek Atambayev nói rằng, qua việc trao giải thưởng này Hoa Kỳ đã tạo ra sự hỗn loạn trên đất nước Kyrgyzstan.

Thế mới hay nhân quyền là con dao hai lưỡi, đôi khi lợi bất cập hại. Hiện nay Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngoại giao với Thái Lan và Ai Cập cũng chỉ vì vấn đề nhân quyền – nguy cơ đẩy Thái Lan gần với Hoa Lục và Ai Cập xích lại gần với Nga. Việc Hoa Thịnh Đốn hăm dọa cắt đứt viện trợ cho Kyrgyzstan cũng là bài học cho bất cứ quốc gia nào nhận sự trợ giúp của Hoa Kỳ. Viện trợ của các cường quốc không bao giờ mang tính “nhân đạo” hoặc “vô vị lợi” như người ta tưởng, mà nó là miếng mồi thơm phức, nhưng nếu con cá đớp phải, lưỡi câu móc vào miệng con cá khiến con cá không thể thoát ra được.

- Business Insider ngày 21/7/2015: Với tiêu đề, “Tinh thần bài Hoa đột nhiên lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ” (Anti-China sentiment is suddenly sweeping over Turkey) bài báo cho biết, “Biểu tình phản đối, đốt cờ, tấn công khách du lịch và nhà hàng, hung hăng kêu gọi phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội…Tinh thần bài Hoa lên tới cao điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần lễ qua khi Thủ Tướng Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị chuyến thăm viếng Trung Quốc vào cuối tháng này.”

- International Business Times ngày 22/7/2015: Với tiêu đề “Hợp Tác Quân Sự Miên-Hoa: Ảnh Hưởng Của Hoa Lục tại Đông Dương Đã Lấy Đi Mất Ảnh Hưởng Của Mỹ Tại Châu Á Thái Bình Dương” (Cambodia-China Military Cooperation: Beijing Influence In Indochina Usurps Washington's Influence In Asia Pacific) bài báo đưa tin, “Bộ Trưởng Quốc Phòng Tea Banh của Cambodia kết thúc chuyến thăm viếng Bắc Kinh năm ngày vào tuần rồi. Ông đã gặp các giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc và nhận được cam kết trợ giúp từ Giải Phóng Quân Trung Hoa. Trong cuộc phỏng vấn của Ban Khmer của đài VOA, Ô. Tea Banh nói rằng mối bang giao của Cambodia với Trung Quốc mạnh hơn là với Hoa Kỳ…Một số nhà phân tích nói rằng hợp tác giữa Cambodia và Trung Quốc được cho là gia tăng mạnh mẽ giữa lúc có những tranh chấp về biên giới với Việt Nam.”

Theo chiều dài của lịch sử, Cambodia luôn luôn ngả theo Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng của Việt Nam. Tuy nhiên theo Ô. Hunsen- một chính tri gia vô cùng khôn ngoan, một cuộc xung đột biên giới sẽ gây thảm họa cho Kamphuchia. Do đó việc cãi cọ hay lộn xộn ở biên giới Việt-Miên lần hồi sẽ được giải quyết qua thương lượng. Việt Nam không có nhu cầu tấn công qua biên giới và Kampuchia cũng không ngu dại gì mà gây căng thẳng với Việt Nam dù có ông Trung Hoa đỡ đầu. Năm 1978, hơn 8000 cố vấn Trung Quốc còn chạy bò lê bò càng dưới thời Khmer Đỏ huống hồ bây giờ không có cố vấn Tàu. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Kampuchia chắc chắn sẽ cản trở kế hoạch “Xoay Trục” của Hoa Kỳ. Và đó cũng là lý do khiến Hoa Kỳ xích lại gần hơn với Việt Nam. Một Đông Dương bất ổn sẽ chỉ làm lợi cho Trung Quốc.

- Voice of America (Bangkok) ngày 23/7/2015: “Vào ngày Thứ Năm, Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã gạt qua một bên những lo âu là Việt Nam đang làm lu mờ Thái Lan hiện vốn là trung tâm chế tác tại khu vực khi nói rằng Việt Nam là bạn chứ không phải đối thủ. Lời bình luận được đưa ra nhân dịp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Bangkok và giữa khi một số công ty ngoại quốc đã chuyển công việc chế tạo qua Việt Nam, một phần là vì lý do tiếp vận.”

- VOA tiếng Việt ngày 27/7/2015: “Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang chế nhạo động cơ những chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Barack Obama là lo ngại ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở châu lục này. Ký giả Liu Zhun viết trong một bài xã luận đăng trên báo Anh ngữ Global Times ngày thứ hai rằng: Hoa Kỳ “rõ ràng thiếu một chính sách nhất quán về châu Phi” và coi Trung Quốc như một đối thủ tranh giành ảnh hưởng và các cơ hội kinh tế “thay vì (là) một thế lực xây dựng khác đem lại phúc lợi cho vùng đất này.”

- Next Big Future ngày 28/7/2015: “Theo Bộ Trưởng Ngoại Giao Nam Dương Retno Marsudi, Tổng Thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng Nam Dương thành một căn cứ sản xuất tại Á Châu qua sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Ô. Widodo phát biểu quan điểm này nhân dịp gặp gỡ Ô. Du Chính Thanh - Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang viếng thăm Nam Dương.” Ô. Du Chính Thanh đã thăm Việt Nam sau vụ xung đột vì giàn khoan Haiyang 981 năm 2014.

- AFP ngày 29/7/2015: Giữa bầu không khí căng thẳng vì vấn đề người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) “Trong chuyến công du Trung Quốc gặp gỡ Ô. Tập Cận Bình, Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố, “Hiện nay chúng ta đang tiến tới đường hướng xây dựng để đem lại nhiều hơn cho mối liên hệ họp tác chiến lược.“ Còn Ô. Tập Cân Bình nói rằng, “Chúng tôi trước sau như một ủng hộ quan điểm rằng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp đỡ lần nhau trên những vấn đề lớn và làm sâu sắc quan hệ hợp tác chiến lược.”

Hiện nay mối bang giao quốc tế vô cùng phức tạp và rối như mớ bòng bong. Dưới thời Chiến Tranh Lạnh, hễ đã là đàn em hay liên minh quân sự với Mỹ thì không thể chơi với Liên-Sô hay Hoa Lục và ngược lại. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nằm trong khối NATO đồng thời là đồng minh chiến lược của Mỹ, lại đi hợp tác chiến lược với Trung Quốc- kẻ thù tiểm tàng của Mỹ- thì chẳng qua cũng chỉ vì kinh tế. Hiện nay bất cứ chính quyền theo chủ nghĩa nào cũng đều phải ưu tiên phát triển kinh tế. Nếu kinh tế đình trệ, thất nghiệp lan tràn thì kẻ thù chính trị sẽ vin vào đó kêu gọi lật đổ hoặc thay thế ngay. Trong khi đó tiền bạc của Hoa Lục lại quá nhiều. Chủ nghĩa hoặc lý tưởng chính trị còn có thể suy đi nghĩ lại, nhưng đô-la (tiền bạc) thì khó cưỡng. Đó là lý do tại sao Hoa Lục hành xử phi luật pháp tại Biển Đông nhưng đi đến đâu cũng được “welconme” chỉ vì túi bạc. Tiền bạc có thể biến kẻ xâm lược thành ân nhân, kẻ cướp nước thành người lương thiện hoặc xóa mờ tội ác.



- AFP (Hà Nội) ngày 29/7/2015: Với sự tháp tùng của 30 lãnh đạo các công ty, trong chuyến viếng thăm lịch sử lần đầu tiên của vị thủ tướng Anh, “Ô. David Cameron hoan nghênh sự gia tăng mau chóng về giao dịch thương mại với Việt Nam. Thương mại song phương đã gia tăng gấp đôi vào năm ngoái nhưng chỉ là 0.5% trong tổng số thương mại toàn cầu của Anh. Nhân dịp này, công ty chế tạo động cơ máy bay Rolls-Royce đã ký kết thỏa hiệp bảo trì trị giá 580 triệu đô-la với Việt Nam Airlines . Ô. Cameron thực hiện chuyến viếng thăm bốn ngày tới Đông Nam Á (Nam Dương, Mã Lai, Tân Gia Ba và Việt Nam) với mục tiêu tìm kiếm thị trường tại khu vực đang phát triển nhanh chóng.”



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Anh David Cameron duyệt đội danh dự. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

B. Nhận Định:


Trong hai tuần cuối cùng của Tháng Bảy, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh thêm về ảnh hưởng quốc tế và quân sự của Trung Quốc, những hoạt động coi thường Hoa Kỳ và đe dọa Việt Nam… từ đó chúng ta tự hỏi chiến lược sắp tới của Hoa Kỳ như thế nào để đối phó với Trung Quốc.

1) Sự lớn mạnh về quân sự:
- AFP ngày 25/7/2015 dựa theo một bản tin của Tân Hoa Xã - Trung Quốc vừa phóng hai vệ tinh mới vào ngày Thứ Bảy khi nước này tự chế tạo hệ thống điều khiển vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ. Một hỏa tiễn mang theo những vệ tinh được phóng đi từ Trung Tâm Phóng Vệ Tinh Tứ Xuyên (Sichuan) vào lúc 8:29 chiều.

- NextBigFuture ngày 28/7/2015 cho biết, “Trung Quốc trình diễn/khoe những máy bay đổ bộ cỡ lớn và một thủy phi cơ mới nặng 50 tấn để hỗ trợ cho những chiến dịch ở Biển Đông.” (China shows large amphibious hovercrafts and a new 50 ton seaplane will support South China Sea operations.) Những máy bay này có tầm hoạt động 5,500 km cho nên có tiến hành những hoạt động trọng yếu trong vùng Biển Đông.”



Máy bay đổ bộ cỡ lớn AG600



Tàu đổ bộ đệm khí (hovercraft) Zubr-class thực tập đổ bộ lần đầu

Ảnh http://nextbigfuture.com/

2) Sự lớn mạnh về ảnh hưởng quốc tế



- National Interest ngày 29/7/2015: “Lo sợ gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ, là Trung Quốc có thể sớm tiến hành dự án xây dựng đảo nhân tạo tại Ấn Độ Dương. Mối lo sợ bắt nguồn từ việc Maldives- một quần-đảo-quốc nhỏ bé tuần rồi đã thông qua tu chính hiến pháp lần đầu tiên cho phép nước ngoài có thể làm chủ lãnh thổ. Đặc biệt việc tu chính hiến pháp cho phép nước ngoài - nếu đầu tư hơn 1 tỉ đô-la được quyền làm chủ đất đai và quy định rằng 70% đất đai của đảo phải được biến cải từ biển.”

Nếu Hoa Lục biến cải đảo rồi làm chủ và xây dựng căn cứ quân sự tại đây thì Hoa Lục sẽ tạo được căn cứ tiếp vận cho hải quân vươn xa tới Ấn Độ Dương và trấn giữ lối ra vào Vịnh Aden và Vịnh Ba Tư, tranh giành địa vị cường quốc biển với Mỹ. Xin đừng nhìn vào lớp “ba Tàu” bán hủ tíu, bánh bao, dầu cháo quảy, heo quay, tỉm sấm (điểm tâm) ở các khu China Town ở Mỹ hoặc Chợ Lớn năm xưa mà đánh giá thấp Hoa Lục.

3) Những hoạt động quân sự thách thức Hoa Kỳ và đe dọa Việt Nam

Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 22-31 Tháng 7 tại khu vực bao trùm các đảo, đá thuộc phía Đông Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận này và theo VOA tiếng Việt, phát ngôn viên Lê Hải Bình nói rằng, “Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe doạ an ninh an toàn hàng hải trong khu vực.” Theo AFP ngày 28/7/2015 cuộc tập trận bắn đạn thật tại Biển Đông, theo Hải Quân Trung Quốc là nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển giữa lúc căng thẳng bùng phát về tranh chấp lãnh thổ. Cuộc tập trận có sự tham dự của 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, tiểu đoàn hỏa tiễn của Sư Đoàn 2 Pháo Binh và binh sĩ thuộc bộ phận chiến tranh truyền tin.” Không biết ông tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Cater, đô đốc Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift nghĩ sao về hành động này?

Dường như Hoa Kỳ càng cảnh cáo, Hoa Lục càng làm mạnh hơn để giành thế thượng phong tại Biển Đông. Phải chăng đây là hảnh động cảnh cáo việc Hoa Kỳ tuyên bố từ bỏ lập trường trung lập và xích gần lại với Việt Nam - tức tiến gần sát tới biên giới Trung Hoa?

Điều đáng chú ý là cuộc tập trận diễn ra chỉ một tuần sau khi Ô. Trương Cao Lệ - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị Trung Quốc viếng thăm Việt Nam với những cam kết như sau, “Tại cuộc hội đàm, hai bên nhất trí thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hợp tác thực chất cùng có lợi trên các lĩnh vực, đưa hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển ổn định, cân bằng, lành mạnh; tích cực nghiên cứu, trao đổi về việc xây dựng các Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung; phối hợp giải quyết các vướng mắc trong các dự án hợp tác tại Việt Nam; khuyến khích các địa phương, nhất là các địa phương biên giới hai nước mở rộng giao lưu, hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế khu vực biên giới.” (BBC tiếng Việt)

Rõ ràng cuộc tập trận nhằm đe dọa Việt Nam. Do đó, dù có cả trăm phái đoàn cao cấp của Trung Quốc tới Việt Nam - thì vẫn chỉ là thủ đoạn “câu giờ”, “đánh đánh, đàm đàm” để từ từ lấn chiếm Biển Đông.

- Theo RFI ngày 22/7/2015: “Trung Quốc tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là «trung lập», không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông khi nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ. Ông Daniel Russell- Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường của Hoa Kỳ như trên nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.”

4) Phản ứng của Hoa Kỳ

Ngay sau khi những tin tức và hình ảnh của sáu hòn đảo nhân tạo được phổ biến, nhân chuyến viếng thăm Manila, theo AP ngày 17/7/2015: “Tân Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ tại Thái Bình Dương bảo đảm với các đồng minh rằng quân đội Hoa Kỳ được trang bị tốt và sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình thế bất ngờ nào tại Biên Đông nơi đã từ lâu sôi sục vì tranh chấp lãnh thổ khiến bất ổn lan rộng.” Vào ngày 20/7/2015, AP loan tin vị tân tư lệnh Scott Swift này đã tham dự bảy giờ bay thám thính trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ và gây phản ứng tức giận từ phía Hoa Lục. Tuy nhiên Đô Đốc Swift lại nói rằng ông chỉ tham dự chuyến bay thám thính thường lệ mà thôi. Rồi vào ngày 21/7/2015, ông đô đốc lại tuyên bố tại Đông Kinh (Tokyo) – mà theo AP có vẻ như muốn làm lành với Trung Quốc, “ Chúng tôi có nhiều điểm tương đồng hơn là những gì chúng tôi làm trong việc cạnh tranh.” (We have much more in common than we do in competition).

Một vị tư lệnh Thái Bình Dương, đích thân bay thám thính trên một vùng đang tranh chấp và là điểm nóng của thế giới tức là đi “thị sát mặt trận” để về có kế hoạch hành quân tiêu diệt địch. Nhưng khi trở về nhà rồi lại nói “vuốt đuôi”, yếu xìu, chứng tỏ thế lúng túng của Mỹ khi đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.

5) Việt Nam: Trọng tâm của kế hoạch “Xoay Trục”

Hiện nay các chiến lược gia Hoa Kỳ nhận định rằng Hoa Kỳ không thể mở một cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt Hoa Lục vì một hành động như thế cũng là tự sát. Hơn thế nữa, chiến tranh tổng lực không thể ngừng ở chiến tranh quy ước. Một khi dùng nguyên tử để tiêu diệt Hoa Lục thì cũng phải tiêu diệt luôn Nga. Như thế cùng lúc Hoa Kỳ phải đón nhận hai cuộc trả đũa nguyên tử từ Nga và Trung Quốc…thì ít ra Mỹ cũng bị hủy diệt nửa phần đất nước. Vậy nếu Trung Quốc không bất ngờ tấn công Hoa Kỳ trước mà chỉ ”gặm nhấm” dần Biển Đông thì chiến lược của Hoa Kỳ chỉ là “be bờ” và “ngăn chặn”. Mà muốn “be bờ” hay “ngăn chặn” thi phải liên kết đồng minh, gửi lực lượng vừa phải tới để “cân bằng”. Ngoài Nhật Bản ở phương bắc, tại Đông Nam Á, do yếu tố địa lý, do lịch sử cọ sát ngàn năm với Trung Quốc, do thực lực, Việt Nam đã được Mỹ lựa chọn để có thể sẽ trở thành một “tiền đồn” của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc. Biện pháp này vừa “rẻ” vừa giúp Mỹ rảnh tay để canh chừng Trung Quốc. Tuy nhiên do tình hình thế giới đổi thay, cái “tiền đồn” này khác hẳn với “tiền đồn Miền Nam” trước đây:

- Miền Nam trước đây không có khả năng tự lực cánh sinh về quân sự và kinh tế.

- Nếu có rút bỏ hoặc bán “tiền đồn” này thì Mỹ vẫn không chết.

Còn “tiền đồn” bây giờ khác hẳn:

- Việt Nam có khả năng tự túc về cả về quân sự lẫn kinh tế.

- Nếu rút bỏ “tiền đồn” này Mỹ sẽ khốn đốn ngay.

Hiện nay các chiến lược gia Hoa Kỳ đang làm sống lại Học Thuyết Domino có từ thời Eisenhower sau đó ám ảnh ba đời tổng thống: Kennedy, Johnson và Nixon. Nhưng Học Thuyết Domino cũ chỉ là “Con Ngáo Ộp” bởi vì sau khi Việt Nam trở thành quốc gia cộng sản thì Đông Nam Á đâu có mất vào tay Nga. Úc Châu, Tân Tây Lan, Hoa Kỹ vững như bàn thạch. Có ai dám đụng tới sợi lông chân Hoa Kỳ đâu ngoại trừ cuộc tấn công của Osama Bin Laden ngày 11/9/2001. Thế nhưng Học Thuyết Domino ngày nay lại trở thành sự thực hiển nhiên trước mắt, giống như một con quái vật đang lù lù tiến tới. Nếu Việt Nam xụp đổ, cả Đông Nam Á sẽ rớt ngay vào quỹ đạo của Trung Quốc. Khi đó Mỹ sẽ phải rút bỏ Phi Luật Tân để lui về cố thủ ở Guam. Từ Biển Đông, Trung Quốc sẽ bung ra khống chế biển lớn và Mỹ sẽ không còn khả năng kiểm soát Thái Bình Dương và chiến tranh nếu xảy ra sẽ là trên đất Mỹ chứ không còn ở nơi xa lắc xa lơ như trước. Đó là cơn ác mộng của Hoa Kỳ.

Do đó theo tôi, sau sáu năm thử thách, kế hoạch “Xoay Trục” Mỹ đã lấy Việt Nam là trọng điểm chiến lược. Mỹ sẽ “ôm cứng” lấy Việt Nam – ngoài yếu tố địa lý mà còn vì thực tế chính trị của Đông Nam Á khi Thái Lan, Kampuchia và mới đây Nam Dương đang ngả dần vế phía Trung Quốc.



Điều đó giải thích tại sao Ô. Obama mời Ô. Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Tòa Bạch Ốc, hai vị tổng thống Hoa Kỳ, ba vị bộ trưởng quốc phòng, bốn vị ngoại trưởng, tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã viếng thăm Việt Nam và theo BBC, Ô. John Kerry sẽ thăm Việt Nam từ ngày 6 tới 8/8/2015 - có lẽ để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Ô. Obama vào Tháng 11 năm nay và tướng chỉ huy lực lượng duyên phòng cũng sẽ thăm Việt Nam.

Đây là những chuyển động cho thấy Hoa Kỳ quyết tâm biến Việt Nam thành một ” chốt chặn” Trung Quốc tại Biển Đông thay vì trực tiếp đụng độ với Hoa Lục. Nhưng xây dựng “cái chốt”, hay “tiền đồn” này như thế nào và sự đồng thuận của Việt Nam tới mức nào thì chúng ta chờ xem.

Đào Văn Bình

(California ngày 31/7/2015)

...

Tự do và mối liên hệ với sự thật



zMrDinO




Từ muôn đời đã có biết bao nhiêu mâu thuẫn, đấu tranh xảy ra trong nền văn minh nhân loại gây ra vô vàn mất mát, đau thương mà bắt nguồn của nó là để đi tìm "tự do". Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về tự do?

Tự do không cần một khái niệm, vì nếu bạn tiếp nhận một khái niệm là bạn đã bị tác động rồi chứ không còn là tự do nhận ra nữa, nhưng rõ ràng nhắc đến "tự do" bản thân chúng ta vẫn có thể hiểu nó là cái gì, vì nói đơn giản nó là giới hạn mà bạn tự đặt ra cho mình, "nó" là phản chiếu con người bạn, chính bạn. Chúng ta đang sống để thể hiện mình, điều đó đúng không nhỉ? Nếu điều đó là đúng thì tự do rất quan trọng trong kiếp người này...Vậy việc tự do thể hiện quan điểm cũng quan trọng không kém.

Một sự thật mà không phải ai cũng nhận ra, một sự thật rất gần gũi rằng bạn vốn dĩ đã tự do với chính tâm trí của mình rồi!

Mình thích cái ý tưởng rằng, tín ngưỡng, học thuyết chính trị, triết học, kinh tế là những sản phẩm của tâm trí tự do. Chỉ những tâm trí thực sự tự do mới dám đem những suy nghĩ mới lạ của mình ra cho cả xã hội xem xét và bằng cách nào đó, nó đã thay đổi nhân loại...

Vậy bạn có muốn mình cũng là người thay đổi nhân loại chứ?!...Hay bạn sẽ là một "trí thông minh bị động" suốt ngày tin vào những điều mà số đông nói, đọc những bài báo từ các trang, tờ báo "chính thống", nghe những bản tin thời sự trên VTV...tin vào một cuộc chơi lớn mà một bên "tự do đặt ra luật" và một bên"tự do chạy trong vòng" của trò chơi đó?! (Một bên tự do in tiền, hút tiền, một bên cố gắng kiếm tiền)


Tiền là công cụ, chính trị là trò chơi.

Có bao giờ bạn thấy xót xa cho những con người sống lương thiện nhưng thật sự quá ngây ngô vì không biết phải làm gì ra tiền cho từng bữa ăn...Họ không ăn cướp, họ không làm việc xấu, họ siêng năng, khát khao sống của họ cực kỳ mạnh mẽ...nhưng sao họ bất hạnh thế?! Bạn nào nói rằng vì họ dân trí thấp, thì mình xin đề nghị bạn thử tay không bước ra đường (với trình độ dân trí cao của mình) sống sót như họ. Nếu bạn làm được thì mình đã trăn trở hoàn toàn sai. Vậy ra việc chúng ta sống là làm bất cứ việc gì "không vi phạm pháp luật" và kiếm thật nhiều tiền...chẳng hạn như lấy một "ít" tiền chung bỏ vào túi riêng rồi nghiêm túc kiểm điểm, việc đó hẳn rất khó khăn, cần phải có trình độ, kiến thức thật cao, mới khẳng định đúng là người có nghị lực sống mạnh mẽ... Vậy ra không phải là "hình như có điều gì đó không đúng" trong xã hội ngày nay.

Chúng ta tự do chỉ khi ý thức được sự tự do của chính bản thân mình, tự do để biết điều gì là đúng, sai trong cuộc sống. Nhưng cũng vì vậy chúng ta tự do để biết được sức mạnh của bản thân. Biết được rằng bạn, tôi đều là những người sẽ thay đổi thế giới bằng nhận thức của mình, chứ không phải là mãi sống theo một vòng xoáy hun hút của số đông, hãy tách mình ra khỏi nó để có riêng những ý tưởng. Làm sao có thể viết ra những học thuyết, tôn giáo, chính sách mà vốn dĩ bạn chỉ quen với việc "nghe người ta nói".

Chẳng ai có quyền phán xét bạn đang nghĩ gì, chúng ta nhìn nhận cuộc đời bằng những góc rất riêng. Nhưng bạn biết không? Có một thứ mãi là nó! Đó là sự thật! Chúng ta chỉ ý thức được đúng sai khi những điều ta biết là những sự thật, chứ không phải những lời nói có cánh, ngụy biện, che đậy. Nói vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi nhũng điều chúng ta được truyền bá là giả dối?! Tất cả đều sai, nhận thức sai, và chúng ta cũng mất đi khả năng cơ bản của mình la suy xét, suy xét trên những điều giả tạo, sẽ gây nên sai lệch, nó làm chúng ta mất đi khả năng để tiền bộ, hệ quả là một nền tảng nhận thức sai...từ đó chúng ta bị mất đi tự do.

Những năm tháng mài đít trên lớp học bạn nhận được gì từ lịch sử và lý luận chính trị? Đã bao giờ bạn thấy mình được tiếp nhận những thứ cứ lặp đi lặp lại quá nhiều lần một cách không cần thiết, rồi khi bạn đặt vấn đề ngược lại liệu có được ân cần giải thích, dẫn chứng chưa? Tại sao xã hội chúng ta "trên nền tảng nhận thức cao" nhưng vẫn chậm tiến? Chỉ cần bạn nhận ra được "hình như có điều gì đó không đúng" thì nó cũng có nghĩa rằng bạn hiểu ra rằng mình đang bị nhồi sọ một chiều. Những nhận thức có cánh, dễ nghe ấy có thực sự được áp dụng? Hay chỉ là công cụ để vỗ về một đứa trẻ ngây dại, hứa hẹn rằng nó sẽ được no ấm, hạnh phúc?

Bạn đã tìm kiếm sự thật chưa? Bạn đã nhận ra rằng tìm kiếm sự thật và nói lên sự thật là điều bị cấm đoán chưa? Điều đó càng làm rõ áng khói đen nhẻm đang bao trùm, và điều bạn cần làm là bước ra khỏi nó để đi về phía ánh sáng, phía của sự thật!

Chẳng phải tự nhiên mà Chúa Giêsu từng nói:

Ta là đường, là sự thật và là sự sống

Hãy giữ lấy sự thật cho mình! Một ngày không xa, hãy cùng nhau lên tiềng vì sự thật, thổi bay đi những dối trá! Để nhờ đó sống trong một xã hội của sự thật và tự do nơi ai cũng là một nhà kinh tế, chính trị, triết học. Thiên đường hẳn chẳng đâu xa.

Bức họa tiên tri về Biển Đông


Một bức họa "tiên tri" về tình hình Biển Đông với sự tham gia của các cường quốc, ngày nay đã và đang dần trở thành hiện thực. Hãy cùng xem...

Bảy năm về trước, vào lúc 8 giờ, 8 phút, 8 giây ngày 8 tháng 8 năm 2008, Trung Quốc đã khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Hôm đó, Trung Quốc đã “đốt” 2 tỷ USD trong vòng 45 phút để tạo ra những màn trình diễn được đánh giá là “mission impossible” để nói cho thế giới biết rằng những gì người Trung Quốc muốn thì người Trung Quốc sẽ đạt được và đạt được bằng mọi giá!

Cách đó ít lâu, một họa sĩ Hoa kiều sống ở Canada đã gửi tặng chính phủ Trung Quốc một món quà, có tựa đề Beijing 2008.

Thử xem bảy năm về trước người họa sĩ ấy đã “dự báo” điều gì.

Bức tranh vẽ cảnh 5 cô gái, trong đó có 4 cô đang ngồi chơi mạt chược – trò chơi mà người Trung Quốc rất thích chơi và chơi rất giỏi. Luật chơi là người nào thua phải lần lượt lột đồ.

Canh bạc diễn ra trong một căn phòng có cửa sổ nhìn ra bên ngoài là bầu trời biển Đông mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn bão đang kéo đến. Trên tường treo ảnh một người đàn ông vừa lạ lại vừa quen, bạn tự nghĩ xem giống những ai nhé!

Bây giờ hãy xem 4 cô gái chơi chính.

Người đối diện với tất cả, cao ráo, trắng trẻo, chính là Mỹ. Mỹ luôn trực diện, luôn rõ ràng và minh bạch đường lối đối ngoại của mình. Mỹ còn áo đầy đủ (phía trên) nhưng phía dưới chẳng còn gì, có thể thể hiểu bên ngoài Mỹ luôn tỏ ra giàu có, hùng mạnh nhưng thực ra đằng sau đã trống rỗng, đặc biệt hiện nay nước Mỹ lại đang gánh chịu sự suy kiệt của Đại khủng hoảng. Mỹ ngồi chơi bài trong tư thế mệt mỏi, tay xoa cổ, người ưỡng ra phía trước, rất oải! Nếu càng chơi ván bài này thì Mỹ càng bất lợi. Vấn đề của Mỹ là có nên chơi tiếp hay không chứ không phải là chơi để thắng. Và một điều lạ là, Mỹ đánh bài nhưng không tập trung nhìn bài mà lại nhìn vào “con bé” Đài Loan, lát nữa quay lại chuyện này sau.

Bây giờ đến tay chơi đang đối đầu trực diện với Mỹ, chính là Trung Quốc nhưng Trung Quốc quay lựng và không lộ mặt. Trong tất cả 4 người chơi chỉ có một mình Trung Quốc là thực sự đang nhìn vào ván bài, chứng tỏ Trung Quốc rất quan tâm đến cục diện và kết quả của cuộc kỳ này. Trung Quốc vóc dáng trẻ trung, tóc cột cao gọn gàng, ngồi đánh bài trong tư thế chồm tới trước chứng tỏ Trung Quốc đang muốn thắng và thắng nhanh. Trung Quốc trên không còn áo nhưng bên dưới vẫn còn quần, cho thấy Trung Quốc luôn tỏ ra mình là một quốc gia đang phát triển nhưng thực sự tiềm lực kinh tế - quân sự là vô cùng to lớn, mặt bàn cao ngang bụng nên chẳng ai biết Trung Quốc đang có những gì ở đằng sau. Để ý sẽ thấy Trung Quốc xăm rồng xăm phượng trên lưng để cố chứng tỏ mình là một quốc gia Châu Á nhưng sự thực là Trung Quốc đang mặc váy ren của phương Tây.

Cô gái tóc vàng, da trắng nằm bên tay phải Trung Quốc chính là Nga. Nga vừa nằm vừa chơi trong tư thế rất là thoải mái, ý rằng “chúng mày cứ sát phạt nhau đến sáng cũng được, bố không gấp!”. Một chân Nga gác lên đùi Mỹ nhưng một tay Nga đang lén trao cho Trung Quốc những quân cờ. Thật khâm phục tác giả bức tranh khi cách đây 7 năm ông đã lột tả được điều này. Rõ ràng trước đây Nga tỏ ra thân thiết với Mỹ qua những cuộc điện đàm song phương giữa hai tổng thống nhưng đằng sau Nga âm thầm đi đêm với Trung Quốc. Nga biết người Trung Quốc cần gì và đang trao cái đó cho họ. “Cái đó” là cái gì thì chẳng ai biết cả nhưng xin đừng suy diễn trong bối cảnh này dễ lên huyết áp lắm! Người TQ có một câu nói rất hay để chỉ ý đồ của Nga lúc này, đó là “tọa sơn quang hổ đấu”, ngồi trên núi xem hai con cọp cắn nhau, con nào thắng thì Nga cũng có lợi cả. Vì vậy mà đối với Nga, ván bài này đánh kiểu gì Nga cũng thắng.

Tay chơi còn lại đương nhiên là Nhật Bản. Nhật Bản là tay chơi ngốc nhất và đang cháy túi, mình trần như nhộng, nude 100% nên chẳng còn gì để chơi cả. Tuy vậy miệng vẫn cười tươi cho thấy người Nhật quá tự mãn với những hào quang trong quá khứ. Họ được đặt vào canh bạc này đơn giản vì nói tới Châu Á thì phải có Nhật Bản. Sự thật là những gì người Nhật đang rất tự hào có nguy cơ bị Hàn Quốc vượt mặt. Một tay Nhật Bản bắt ấn tam muội, một tay bắt ấn (Tý) thì phải, không rõ là có ý gì bởi vì bức tranh này cho đến giờ vẫn còn nhiều ẩn ý.

Đài Loan được xem là bé nhỏ để có thể tham gia vào canh bạc này. Đài Loan mặc một cái áo yếm thêu truyền thống của Trung Hoa cho thấy mình vẫn còn giữ gìn được bản sắc Á Đông. Một tay cầm giỏ trái cây, một tay cầm con dao nhỏ. Đài Loan muốn nói rằng họ không muốn can dự vào vấn đề biển Đông, họ chỉ quan tâm đến lợi ích đặc quyền và con dao này là tiềm lực quân sự để bảo vệ cho quyền lợi ấy. Nhưng có vẻ như Đài Loan đang nhìn thấu được cục diện ván cờ và Mỹ buộc phải nhìn Đài Loan để quyết định có nên chơi tiếp? Rồi ai sẽ thắng, sẽ thua? Ván bài này là ván cuối hay chỉ mới bắt đầu?


Sưu tầm