Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt ( phần 1)

Nguồn gốc những điểm dị biệt trongbảng chữ cái tiếng Việt
André-Georges HaudricourtCao Thành Việt dịch theo bản dịch tiếng Anh củaAlexis Michaud, LACITO-CNRS, Pháp.Nguyên bản: L’origine des particularités de l’alphabetvietnamien,Dân Việt Nam


Lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Việt

Nghiên cứu chữ Quốc ngữ sẽ thật thiếu sót nếu nhưkhông nghiên cứu lịch sử của nó. Trong giới nghiên cứu lịch sửchữ Quốc ngữ ở thế kỉ XX (thế kỉ thiết lập vị thế ‘danh chínhngôn thuận’ của chữ Quốc ngữ), ta không thể không nhắc tớiA.G. Haudricourt (1911 – 1996) với bài báo nổi tiếng ‘
Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếng Việt
’, đăng trên Dân Việt Nam,tập san bằng tiếng Pháp của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), năm 1949 tại Hà Nội.Vào thời điểm ra đời bài báo, A.G. Haudricourt hẵng cònchưa vang danh thế giới với giả thuyết về nguồn gốc tiếng Việt cũng như thanh điệu tiếng Việt (cf. Haudricourt 1953, 1954).Tuy nhiên, phải nói rằng, ngay từ thời điểm bấy giờ, như AlexisMichaud (tác giả của bản dịch tiếng Anh) nhận xét, A.G.Haudricourt đã chứng tỏ được ‘niềm đam mê […] trong việc phục dựng nguồn gốc lịch sử của những hiện tượng phức tạp,cũng như kỹ năng thu thập các bằng chứng từ nguồn tư liệu cực kì phong phú’, mà cụ thể ở đây là với bộ chữ La-tinh của tiếng Việt.Bộ chữ La-tinh hóa này, như A.G. Haudricourt đã chỉ ra,chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các sản phẩm văn tự La-tinh hóa của các ngôn ngữ Roman vì chính những người đã tạo tác nên nó – những linh mục Công giáo dòng Tên. Cụ thể, giống như hầu hết các bộ chữ viết La-tinh của các ngôn ngữ Roman, chữ Quốc ngữ của tiếng Việt cũng chứa đựng những điểm bất đối xứng (từ của Haudricourt là ‘dị biệt’ – ‘peculiarity’) giữa âm đọc và con chữ, tức trong nhiều trường hợp một chữ cái lại tương ứng với nhiều âm đọc, hoặc ngược lại, một âm đọc lại tương ứng với nhiều chữ cái. Haudricourt đã dành phần lớn bài báo để truy tìm nguồn gốc những điểm bất đối xứng này trong chữ Quốc ngữ. Phần còn lại của bài báo, tác giả đã cố gắng giải thích nguyên lai của những kí hiệu, dấu phụ đáng chú ý trong chữ Quốc ngữ, ví dụ như tại sao ta lại viết là Đ cho phụ âm /d/,nguồn gốc dấu nón của Ô - /o/ .v.v. Những tìm tòi và khám phá của Haudricourt thực sự đáng để bất cứ nhà nghiên cứu tiếng Việt nói chung và chữ Quốc ngữ nói riêng nào tham khảo. Và trên thực tế, bài báo này vẫn được coi là một trongnhững nghiên cứu sâu sắc và có giá trị nhất về nguồn gốc văn tự tiếng Việt hiện đại’ (xem lời giới thiệu của Alexis Michaud).Đó cũng chính là động lực lớn nhất để dịch giả quyết tâm chora đời bản dịch tiếng Việt để đông đảo hơn các độc giả ở ViệtNam có điều kiện tiếp cận tới công trình giá trị này.Dịch giả xin chân thành cám ơn TS. Alexis Michaud(nghiên cứu viên CNRS và MICA, Đại học Bách Khoa Hà Nội) vìđã giới thiệu bài báo cũng như động viên dịch giả hoàn thành bản dịch. Bên cạnh đó, dịch giả cũng chân thành gửi lời cám ơn đến NCS. Phạm Thị Kiều Ly (người đang viết luận án về quátrình Latinh hóa tiếng Việt tại trường Đại học Paris 3 - Pháp) vì những góp ý giá trị của chị về bản dịch qua đối sánh với bảngốc tiếng Pháp.-Hà Nội, 

Lời giới thiệu của Alexis Michaud

Đóng góp của André-Georges Haudricourt vào Đông NamÁ học trên tầm quốc tế là không thể phủ nhận (tham khảocuốn HaudricourtFestschrift(Suriya, Thomas and Suwilai1985)). Tuy nhiên, khá nhiều công trình của Haudricourt vẫn chưa được biên dịch sang Anh ngữ để đông đảo hơn các độc giả có thể tiếp cận được. Chính vì lẽ đó, một nhóm các học giả đến từ nhiều nước đang tiến hành biên dịch và sẽ sớm cho ra mắt một tuyển tập các công trình nghiên cứu quan trọng nhất của Haudricourt bằng tiếng Anh. Mục đích của nó không gì hơn là nhằm chia sẻ với cộng đồng học thuật dùng Anh ngữ các trước tác của Haudricourt mà phần nhiều trong số chúng là đề cập tới các vấn đề liên quan đến các ngôn ngữ Đông NamÁ, ngôn ngữ học và nhân học xã hội

“Nguồn gốc những điểm dị biệt trong bảng chữ cái tiếngViệt” thực chất không phải là một trong những bài báo nổi tiếng nhất của Haudricourt, bởi vậy, nó dự kiến sẽ không được đưa vào tuyển tập tiếng Anh các trước tác của Haudricourt sắp được xuất bản tới đây. Tuy nhiên, cho tới tận ngày này, bài báo này vẫn được coi là một trong những nghiên cứu sâu sắc và có giá trị nhất về nguồn gốc văn tự tiếng Việt hiện đại. Nó truy tìm nguồn gốc những kí tự dị biệt có trong chính tả của ngôn ngữ này bằng cách lần theo dấu vết của chúng trong các hệ thống chính tả của các ngôn ngữ Rô-man gần gũi với chính những người đã chế tác ra chúng. Đây là một công trình thể hiện niềm đam mê của Haudricourt trong việc phục dựng nguồn gốc lịch sử của những hiện tượng phức tạp, cũng như kỹ năng thu thập các bằng chứng từ nguồn tư liệu cực kì phong phú.Bài báo này cũng khác với hầu hết các công trình khác của Haudricourt ở việc ngay từ ban đầu, nó đã xác định cho mình đối tượng mục tiêu đó là độc giả phổ thông. Vì vậy, tính đại chúng của nó thể hiện rất rõ trong văn phong, cách dùng từ tránh những thuật ngữ quá chuyên môn. Công trình đã ra mắt độc giả trong số thứ ba, và cũng là số cuối cùng của tập san Dân Việt Nam một tập san do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản trong những năm 1948, 1949 tại Việt Nam. Tài liệu nguyên gốc hiện tại rất khó tiếp cận, hơn nữa, đa số độc giả có khả năng quan tâm đến vấn đề này, ngày nay, rất có thể không có vốn tiếng Pháp tốt như đối tượng độc giả của Haudricourt vào năm 1949, thời điểm xuất bản bài báo. Vì vậy,hy vọng bản dịch này có thể giúp những ai quan tâm đến tiếngViệt và vấn đề văn tự nói chung tiếp cận được dễ dàng hơn tới tài liệu này.Nhà xuất bản ở Việt Nam bấy giờ rõ ràng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc biên tập bài báo vốn sử dụng nhiều kí tự đặc biệt này. Vì thế, bản dịch lần này cũng sẽ đính chính luôn những lỗi soạn thảo có trong tài liệu gốc. Cụ thể, C được thaythế bằng G ở trang 64; p‘, t‘, k‘ lần lượt thay thế cho pc, tc, kctrong nguyên bản .v.v. Phiên âm trong bản dịch cũng được sửachữa lại theo đúng hệ thống IPA hiện tại.( Lời chú của dịch giả được để trong ngoặc vuông hoặc đặt ở phần chú thích cuối mỗi trang.)

Dịch giả xin chân thành cám ơn Michel Ferlus vì đã giớithiệu bài báo này, cám ơn Boyd Michailovsky, MartineMazaudon đã bỏ công nhuận sắc cho bản dịch và cám ơn Jean-Michel Roynard đã giúp đỡ dịch giả trong phần minh họa.

Tóm tắt: Tóm lược nguồn gốc các chữ cái và tổ hợp chữ cái dùngđể kí âm cho tiếng Việt [chữ Quốc ngữ ]:Những người có công sáng tạo bảng chữ cái La-tinh chotiếng Việt là những nhà truyền giáo đến từ Bồ Đào Nha, Ý và Pháp. Chính vì thế, sản phẩm văn tự này thừa kế một số đặcđiểm dị biệt có nguyên lai từ những văn tự ngôn ngữ Romancủa chính những nhà truyền giáo đó.Tuy nhiên, những phụ âm bật hơi (aspirated)1 trong chữ Quốc ngữ gồm H, PH, TH, KH [IPA: /h/, /pʰ/, /tʰ/, /kʰ/] lại khôngcó trong những ngôn ngữ Roman [Bồ Đào Nha, Ý, Pháp]. Ở những ngôn ngữ này, các tổ hợp con chữ PH, TH, KH chỉ xuất hiện trong những từ có nguồn gốc Hy Lạp, tương ứng với các phụ âm đầu bật hơi trong tiếng Hy Lạp là
phi, theta, khi(φ, θ,χ). Chính vì thế mà những tổ hợp này sau đó được sử dụng đểghi các phụ âm tắc bật hơi có trong tiếng Việt.Những kí tự ghi âm tắc C, G chỉ được sử dụng trước các nguyên âm /a/, /o/ và /u/. Lí do là trong những ngôn ngữ Roman thì đó là vị trí duy nhất mà những phụ âm trên còn bảo lưu được nét cản trở (obstruent) từ ngôn ngữ mẹ - tiếng Latin;GHE, GHI thì được dùng với giá trị ngữ âm mà chúng có trong tiếng Ý; tổ hợp KE và KI thì cần được lí giải từ chữ cái K trongtiếng Hy Lạp (kappa,κ ) và các thứ tiếng German.Âm tắc môi-ngạc mềm (labiovelar) QU và GU thì đượcmượn từ văn tự tiếng Ý và tiếng La-tinh.Trong số những âm tiền ngạc (prepalatal), âm tắc vô thanhCH được lấy từ văn tự Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, những văn tự mượn tổ hợp đó từ văn tự tiếng Pháp cổ để ghi một phụ âm mới và không có trong tiếng La-tinh.Âm tắc hữu thanh D là một ký hiệu phiếm chỉ ghi lại một âm không có trong các ngôn ngữ châu Âu, nơi D luôn cùngvới T tạo thành một cặp đối lập về tính thanh. Trong tiếng Việt,đối lập với T lại được ghi bởi một chữ cái hoàn toàn mới là Đ[dùng để ghi âm tắc lợi-tiền thanh hầu hóa (preglottalisedalveolar stop): /ɗ/], với nét ngang ở giữa khiến ta liên tưởngngay đến âm T gần gũi với nó.Âm xát 2 hữu thanh GI mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Pháp (bấy giờ J vẫn chưa được sử dụng ở châu Âu)3.

Âm xát vô thanh X thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và các phương ngữ tiếng Tây Ban Nha miền bắc: do trong nhữngngôn ngữ này, âm S là một âm quặt lưỡi [IPA: /ʂ/] giống như trong tiếng Việt, trong khi ở các ngôn ngữ châu Âu khác, S chỉ là một âm xuýt-tiền (anterior sibilant) giống như trong tiếng Pháp [IPA: âm lợi /s/].NH [kí hiệu âm mũi ngạc cứng /ɲ/] thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha trong khi TR là một kí tự hoàn toàn không tìm thấy trong các thứ tiếng châu Âu [IPA: /ʈ/].Ô, Ê thì được mượn từ tiếng Bồ Đào Nha và đó là lí do tại sao cặp Ê, E không có được giá trị ngữ âm như chúng vốn có trong tiếng Pháp. [Trong tiếng Pháp, Ê kí hiệu cho /ɛ/, E thaythế /e/, nhưng trong tiếng Việt tình hình lại ngược lại, Ê thay thế cho /e/ và E thay thế cho /ɛ/.]
( còn tiếp)
1
ND: Các thuật ngữ tiếng Việt trong bài được dùng theo Cao Xuân Hạo –Hoàng Dũng (2005).
2
Thuật ngữ “spirant” được sử dụng trong bài báo này với nội dung tươngđương như “fricative” (xát). Xem chú thích tiếp theo để hiểu kĩ hơn về sựkhác biệt có thể có giữa “spirants” và “fricatives”.
3
ND: Về nguyên lai của GI có quan điểm khác cho rằng nó bắt nguồn từtiếng Ý. Đây chính là quan điểm của Alexandre de Rhodes và rất có thểA.G. Haudricourt đã nhầm lẫn ở đây (cf. Alexandre de Rhodes (1991),
Từđiển Annam-Lusitan-Latin
(bản dịch của Hoàng Xuân Việt, Thanh Lãng, ĐỗQuang Chính), NXB Khoa học Xã hội, TP. Hồ Chí Minh).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét