Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Làm thế nào đánh thức lòng can đảm để thay đổi



Tác giả: Kassandra Brown , www.naturalpapa.com
 Dịch giả: Minh Nữ



Can đảm để thay đổi là sự can đảm nhìn vào thực tại. (Lzf / iStock)

Tôi đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong cuộc đời mình và giúp những người khác làm điều tương tự. Bỏ lại sau lưng xã hội tiêu dùng ồn ã, tôi chuyển đến sống trong một khu làng sinh thái và bắt đầu công việc huấn luyện qua mạng ngay tại nhà.

Đang loay hoay định viết bài thì chủ đề này đột nhiên xuất hiện làm tôi vô cùng xúc động. Vừa gõ vừa khóc, nước mắt tôi cứ thế rơi trên bàn phím. Tôi lục lại những bài viết của mình 10 năm trước, cả những điều chắp nối từng là mong ước một thời, những điều cho đến tận bây giờ vẫn còn là mong ước nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Trước khi bắt đầu đọc, bạn hãy cùng tôi ghi nhớ vài điều.

Hãy dịu dàng với chính mình. Và nhớ rằng sự can đảm để thay đổi thường là một sự can đảm trường kỳ. Nó ẩn chứa sự can đảm dám vấp ngã và đối mặt với cuộc sống bạn không hề mong đợi. Trong khi có những thay đổi diễn ra nhanh chóng, phần nhiều phải mất đến hàng tháng thậm chí hàng năm mới bộc lộ hoàn toàn. Chúng ta vẫn cần đến lòng can đảm để tiến lên và tiếp tục xây dựng cuộc sống sau khi đã thay đổi và cả những tháng ngày sau đó.

Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra những câu hỏi và cả những câu trả lời. Hãy cùng tôi đọc những câu hỏi, nhưng trước khi xem câu trả lời của tôi, bạn hãy dành một vài phút viết ra câu trả lời cho chính mình. Những suy ngẫm này đến từ các đối tác kinh doanh, các học viên yoga, bạn bè và từ chính cuộc đời tôi.

Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi vì sao chúng ta không thay đổi. Khi chúng ta muốn thay đổi nhưng không hành động, điều gì đã níu giữ chúng ta? Tại sao chúng ta cứ mãi loay hoay trong sự lệch lạc tưởng như quen thuộc đó?

Sợ hãi làm chúng ta mắc kẹt

Có một điều tôi học được từ người khác và từ chính mình: sợ hãi khiến chúng ta mắc kẹt. Sợ xấu hổ, sợ thất bại, và sợ cả thành công, đó là những lý do hàng đầu khiến mọi người tránh phải thay đổi.

Khi bạn sợ phạm phải sai lầm – sợ người khác thấy mình xấu xí, ngốc nghếch, khờ khạo hay kém cỏi, bạn sẽ khó lòng dám thử những điều mới mẻ. Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc ở trường, bạn càng không cho phép mình thất bại hay mắc sai lầm. Thay đổi đồng nghĩa với việc sẵn sàng chấp nhận cả hai, thất bại lẫn sai lầm. Tuy nhiên vượt qua nỗi sợ mất mặt quả thực không dễ chút nào.

Sức ỳ mạnh mẽ đến nỗi nó khiến bạn bám dính vào những điều quen thuộc mà bạn vẫn làm từ trước đến nay thay vì tiến hành một sự thay đổi. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi từng chút một, bạn sẽ thấy mọi việc bớt trì trệ hơn.

Thế nhưng nỗi sợ lớn nhất hóa ra lại là nỗi sợ thành công. Bạn có thể tự hỏi: “Nếu tôi thực sự thay đổi được thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”. Bạn không biết điều gì đang chờ đợi mình ở bờ bên kia. Có lẽ là do bạn lo lắng, bạn sẽ phải đối mặt với những điều không thể đối mặt, và rồi bạn đánh mất chính kiến của mình.

Thay đổi rất có thể sẽ khiến bạn mất đi những điều mà bạn không đành lòng từ bỏ, chẳng hạn một người nào đó, một cảm giác hay một niềm tin chẳng hạn. Bạn sợ rằng mình không thể chèo chống nổi cuộc đời sau cơn biến cố hoặc sẽ thất bại giữa chừng.
Những thỏa hiệp ngầm khiến chúng ta mắc kẹt

Phải chăng bạn đang sống một cuộc đời giả tạo trong lớp mặt nạ hay núp bóng ai đó chỉ để được yên ổn? Đa số chúng ta đều như vậy. Đó là những thỏa hiệp ngầm về những điều chúng ta sẽ làm và không làm, về việc chúng ta là ai, chúng ta tin vào điều gì. Thậm chí chúng ta còn thỏa hiệp cả việc mình sẽ mắc kẹt ra sao, sẽ tiếp tục lệ thuộc vào nhau như thế nào.

Nghiêm trọng hơn, có thể gọi đó là “đồng phụ thuộc”, một dạng phụ thuộc không lành mạnh giống như nghiện mà hầu hết chúng ta từng trải qua vài lần trong đời ở một mức độ nào đó. Chúng ta biết cách phản ứng trước những thói quen cố hữu và những câu chuyện lặp đi lặp lại của bạn bè, người yêu hay đồng nghiệp. Họ có thể khiến chúng ta tức giận, nhưng là một loại tức giận quen thuộc đến nỗi khiến chúng ta hưởng thụ sự thoải mái trong cảm giác khó chịu.

Để thay đổi, bạn phải can đảm phá vỡ những thỏa hiệp không còn phù hợp. Bạn phải dám nghĩ khác và làm khác đi, đồng thời chấp nhận rằng những người xung quanh chưa chắc sẽ hưởng ứng điều đó. Bạn không thể biết trước sự thay đổi nào có thể giúp bạn giữ được yêu thương, sự khoan dung và đồng thuận như trước.

Xét trên một mức vi quan, hầu hết chúng ta đều sợ bị tẩy chay, cô lập hoặc bị bỏ rơi. Xã hội con người là một xã hội quần thể, trong đó con người dựa vào cộng đồng để sinh sống và phát triển. Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử. Bị cô lập khỏi cộng đồng chẳng khác nào đối mặt với bản án tử hình. Chúng ta nghĩ mình đang an toàn, nhưng ở một mức độ nào đó chúng ta cũng biết rằng những điều khác biệt thường phải gánh chịu hậu quả.

Can đảm để thay đổi là một sự can đảm đích thực. Bỏ lại sau lưng những gì là quen thuộc, an toàn, dễ sống để đến với những mơ hồ đầy rủi ro, đó chắc chắn phải là một sự can đảm.

Đôi khi bạn cần lòng can đảm để chấp nhận hoàn cảnh và kiên định với mục tiêu mà bất chấp trở ngại hay chỉ trích: trụ vững trong những thời điểm hôn nhân đầy sóng gió, kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn nổi loạn của những đứa trẻ đi qua, chờ cho mái tóc cắt hỏng mọc dài ra. Đôi khi bạn lại cần can đảm để thay đổi, can đảm nhờ người khác giúp đỡ hoặc tìm đến sự tư vấn, can đảm nói Không, can đảm nói Có…

Can đảm cần sự thành thực

Vậy điều gì khiến một người có thể từ bỏ những thứ cố hữu? Điều gì cho họ lòng can đảm để dấn chân vào những mới mẻ và bất ngờ?

Can đảm để thay đổi là can đảm nhìn vào thực tại. Hiện thực của bạn là gì? Bạn muốn gì? Liệu bạn có thể thẳng thắn bày tỏ những mong muốn đó với chính mình, với đấng bề trên, hoặc đưa nó vào trong bài viết? Liệu bạn có dám bày tỏ điều đó với một bác sĩ chuyên khoa, một huấn luyện viên hoặc một người bạn thân? Hay thậm chí là bày tỏ với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ?

Chừng nào bạn còn giấu đi những khát khao sâu thẳm trong tim, thì bạn còn gặp khó khăn trong việc biến nó thành hiện thực. Thổ lộ những điều ấp ủ trong lòng chính là một cấp độ thể hiện sự thành thực.

Can đảm để thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi những người xung quanh ủng hộ bạn. Tuy nhiên, khi bạn có can đảm để nói thật và sống thật, bạn gần như sẽ phá vỡ những thỏa hiệp nhỏ nhen và giả dối mà trước đây bạn và ai đó từng xây dựng. Họ sẽ tức giận với bạn. Khi bạn cần họ giúp đỡ, họ sẽ lôi kéo, nổi giận và tìm mọi cách kéo bạn trở về con đường cũ. Tại sao?


Những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi. ( Bert Kaufmann / Flickr / CC BY 2.0)

Thay đổi là bất ổn định. Khi bạn thay đổi, bạn đang dịch chuyển sự cân bằng, kiểm soát, và nguồn lực. Trong niềm vui và sợ hãi đan xen, liệu bạn có nhớ rằng những người thân của bạn buộc phải thay đổi khi bạn thay đổi?

Thiện tâm với mọi người là cách giúp họ chấp nhận sự thay đổi của bạn. Hãy đối xử thiện ý và cảm thông với họ, đồng thời nói ra sự thật và giữ vững quyết tâm thay đổi, điều đó sẽ rất có ích cho bạn. Khi đó, những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi.

Không phải lúc nào những thiên thần đó cũng mặc áo trắng và có cánh sau lưng. Đôi khi họ đưa ra thử thách để bạn đào sâu tìm kiếm trong nội tâm. Đôi khi họ lại nắm lấy tay bạn và mong được giúp đỡ. Đôi khi họ đẩy bạn ra và nói “Hãy tự mình làm đi”, và rồi bạn phải tự tìm ra sức mạnh tiềm tàng trong chính con người bạn. Những thiên thần của bạn là ai? Liệu bạn có thể nhận ra những món quà họ mang đến và nói lời cảm ơn họ?

Trẻ em là chất xúc tác cho sự thay đổi

Trẻ em thường là tác nhân của sự thay đổi. Chúng khuấy động thế giới của bạn bằng tình yêu và sự huyên náo. Chúng thử thách để bạn biết sống nội tâm hơn, biết yêu thương, biết khoan dung, và cho đi nhiều hơn trước. Chúng biến bạn trở thành những người trưởng thành đúng nghĩa và không còn trốn tránh sau những lời biện hộ.

Chồng tôi đã cai thuốc lá sau 15 năm hút thuốc khi tôi mang thai đứa con đầu lòng. Anh ấy bỏ nghề thợ điện và mở công ty riêng khi tôi mang thai lần thứ hai. Mỗi lần những đứa trẻ ra đời là mỗi lần anh ấy trở nên mạnh mẽ và giỏi giang hơn. Với ý nghĩ rằng bọn trẻ sẽ lấy mình làm hình mẫu, anh ấy đã có thêm can đảm để thay đổi.

Một người bạn của tôi cũng phát hiện rằng bọn trẻ là chất xúc tác để cô ấy thay đổi. Cô ấy từng sống với một người chồng tệ hại nhưng vẫn viện cớ để kéo dài cuộc hôn nhân. Chỉ khi người chồng giở thói bạo lực với những đứa trẻ thì cô ấy mới có can đảm chia tay và đối mặt với việc ly hôn, ra tòa và đối chất.

Để nhìn thẳng vào mắt người chồng và lẽ ra là người bạn đời trong khi anh ta dốc sức chứng minh rằng cố ấy rất điên rồ, chắc hẳn cô ấy đã phải rất dũng cảm. Nhưng vì bọn trẻ cô ấy đã có thêm can đảm giải thoát chính mình và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đa số chúng ta đều sợ trải qua những điều như thế. Và đa số các bậc cha mẹ đều không dám thay đổi quá nhiều vì sợ rằng điều đó sẽ dẫn đến con đường ly hôn, chia cách. Sự can đảm để thay đổi luôn vọng lại trong tai bạn, ngay cả khi bạn đang ở trong những thời khắc đen tối của cuộc đời và con đường của bạn đầy rẫy những chông gai. Thẳm sâu nơi ấy bạn vẫn nhận ra rằng không có gì đúng đắn hơn là sống một cuộc đời đích thực, dù cho có khó khăn hay trắc trở.

Đây là cuộc đời của chính bạn
Can đảm để thay đổi bao gồm cả sự can đảm đối mặt mà không bỏ cuộc giữa chừng. Đó là sự can đảm để bước tiếp thay vì tự trách móc hay tự đổ lỗi, cũng không phải việc gạt sang một bên con đường mình đã chọn bằng cách thỏa hiệp, hay đổ tội cho người khác. Hãy đối diện và làm chủ cuộc đời của chính bạn.

Can đảm để thay đổi là khi bạn nói: “Đúng vậy, đây là cuộc sống mà tôi xây dựng. Đây chính xác là cuộc sống mà tôi đã xây dựng. Tôi không cần phải trách móc bất cứ ai. Tôi là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Tôi làm chủ cuộc đời của tôi. Đây là cuộc đời của tôi. Nếu tôi muốn nó khác đi, chính tôi và chỉ có tôi mới là người thay đổi nó.”

Can đảm để thay đổi là can đảm để làm chủ cuộc đời bạn mà không cần trách móc người khác. Đó là khi bạn được làm những gì mình muốn, bạn nhận thức rõ ràng và được sống cho chính cuộc đời mình. Can đảm để thay đổi còn là sự phản ứng nhiệt tình và tin tưởng rằng bạn hoàn toàn có thể vượt qua bất kỳ cơn giông bão nào.

Là một huấn luyện viên giúp các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, tôi giúp họ thành thực và can đảm đối mặt với chính cuộc đời mình, với việc nuôi dạy con cái và những lựa chọn của riêng họ. Tôi cũng sẽ giúp bạn thay đổi một cách từ từ, kiểm soát từng bước một để bạn dần thích ứng trong khi vẫn được an toàn trong thế giới của mình.

Kassandra Brown là một huấn luyện viên cho các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con cái. Bài viết gốc được đăng trên NaturalPapa.com.

Sách Đạo Cao Đài & Victor Hugo: cẩu thả, tùy tiện trong nhận định sự kiện, nhân vật, giáo lý





Trần Văn Tân (VNTB) Năm 2011 nhà xuất bản Thời Đại Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây cho xuất bản đầu sách: Đạo Cao Đài & Victor Hugo do nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Thu Dung viết. Cuốn sách tham khảo 49 đầu sách tiếng Anh, Pháp và 24 đầu sách tiếng Việt. Những tưởng với sự đầu tư tham khảo như vậy, sách sẽ có chất lượng về mặt nghiên cứu, học thuật, theo như lời tựa mà ban biên tập đề ra: Cuốn sách nầy ra đời nhằm giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân phong thánh của nhà văn thiên tài nầy và một phần sự phát sinh Đạo Cao Đài ở Việt Nam.


Tuy nhiên, cuốn sách này phạm những lỗi không đáng có, từ thực chứng cho đến những nhận định về con người, sự kiện lịch sử liên quan đến đạo Cao Đài.


Những sai sót cơ bản


Ví dụ, tác giả viết “Tòa Thánh Tây Ninh chính là Vatican hay là Thánh địa của đạo Cao Đài. Trong Tòa Thánh trung ương này, ngay lối vào treo một bức tranh to rộng vẽ chân dung của ba vị thánh Victor Hugo, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Tôn Dật Tiên” (trang 66 dòng 9) nhưng thật chất, tranh ba vị thánh không phải được “treo” mà được vẽ thẳng vào vách tường, bao quanh là hoa văn trang trí và bóng đèn để chiếu sáng.


Tác giả cho rằng, “Theo Cao Đài bức tranh tam thánh miêu tả ba vị trên đang cùng nhau với Đấng Cao Đài xin Thượng Đế cho phép ân xá lần thứ ba để cứu độ nhân chúng. Hiệp ước thỏa thuận xin lập đạo Tam kỳ Phổ độ. Ba ông ký chịu trách nhiệm trước Thượng Đế trách nhiệm dìu đắt con người đi theo con đường của Đấng Cao Đài dạy bảo” (trang 66).


Nhưng Giáo lý ĐĐTKPĐ dạy rõ: Ngọc Hoàng Thượng Đế (Trời) tá danh Cao Đài khai mở ĐĐTKPĐ. Như vậy, Thượng Đế chính là Đấng Cao Đài. Vậy thì làm sao có việc Đấng Cao Đài xin Thượng Đế cho phép ân xá lần thứ ba?


Nữa là, Đấng Cao Đài mở ĐĐTKPĐ năm 1926 thì sau đó mới có việc Tam Thánh đại diện cho nhân loại ký hòa ước với Đức Chí Tôn (góc phải bên dưới bức tranh có ghi Tòa Thánh 1947 - Họa Sĩ Lê Minh Tòng). Nghĩa là có ĐĐTKPĐ rồi nhiều năm sau mới có bức tranh Tam Thánh ký hòa ước, hoàn toàn không có việc Tam Thánh xin lập đạo Tam kỳ Phổ độ.


Sai thứ ba là, Thượng Đế tá danh Cao Đài để hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (06 chữ) hay Đạo Cao Đài (03 chữ). Hiến Chương năm 1965 Hội Thánh Cao Đài ghi rõ tại điều thứ nhất: Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).


Danh hiệu 06 chữ ĐĐTKPĐ là danh hiệu một tôn giáo do Đấng Cao Đài lập ra. Đấng Cao Đài (là Trời) có trước rồi mãi về sau mới có ĐĐTKPĐ.


Đấng Cao Đài lập ra ĐĐTKPĐ chớ chẳng phải ĐĐTKPĐ lập ra Đấng Cao Đài. Cho nên người có hiểu biết tường tận viết ĐĐTKPĐ hay Đạo Cao Đài chứ không bài giờ viết ngược lại là Đạo Cao Đài hay ĐĐTKPĐ. Nói rõ như vậy để thấy rằng không có tôn giáo nào có danh hiệu đạo Tam kỳ Phổ độ như tác giả viết.


Chưa kể, tác giả tìm cách xuyên tạc Tân Luật khi tại trang 45, tự tiện thêm vào câu “cấm quan hệ tình dục”, dù rằng, Tân luật Phần Đạo pháp không có câu đó, giáo lý đạo Cao Đài không có khoản nào kêu gọi người đạo phải tuyệt dục hay diệt dục.


“Thượng thừa cao hơn hạ thừa, bao gồm tất cả những ai cống hiến cuộc đời cho đạo như các chức sắc và các tín đồ, họ bắt buộc ăn chay trường, mặc quần áo theo sắc phục qui định của đạo và cấm quan hệ tình dục.” (trang 45)


Tại trang 48: “Hộ Pháp Phạm Công Tắc không thừa nhận cơ bút chỉ định Nguyễn Ngọc Tương thay Lê Văn Trung làm Giáo tông. Nguyễn Ngọc Tương bỏ về Bến Tre lập Ban Chỉnh Đạo.”


Rồi trang 79, 80 lại nhấn mạnh: “Phủ nhận phong sắc Giáo tông cho Nguyễn Ngọc Tương. Vì thế ông đã từ bỏ Tây Ninh về Bến Tre lập đạo.”


Sự thật là ông Tương tách khỏi Tây Ninh rồi sau đó mới cầu cơ ở Bến Tre tự thăng lên Giáo Tông của Ban Chỉnh Đạo. Cả hai đều sai với sự thật.


Trang 102 ghi rằng: “Nguyễn Văn Tương (tín đồ đầu tiên và được tấn phong Thượng Đầu Sư sau bỏ ra làm Giáo Tông Ban Chỉnh Đạo Cao Đài Bến Tre)... đã hé một phần sự thật: sau bỏ ra làm Giáo Tông Ban Chỉnh Đạo Cao Đài Bến Tre.”


Nhưng lại sai ở hai điểm khác, một là chữ lót của ông Tương là chữ Ngọc (còn chữ Văn là Ngài Thượng Chưởng Pháp: Nguyễn Văn Tương. Cả hai ông cùng có thánh danh là Thượng Tương Thanh). Thứ hai Ông Nguyễn Ngọc Tương được tấn phong Chánh Phối Sư phái Thượng. Khi Ngài Thượng Đầu Sư Thượng Trung Nhựt lên Giáo Tông Ngài Tương mới được phong Thượng Đầu Sư).


Trang 177 dòng 10: Được bầu thay thế Giáo tông Lê Văn Trung, nhưng bị lật đổ và cấm vào Tòa Thánh Tây Ninh. (Phụ lục về Nguyễn Ngọc Tương).


Sự thật là ông Tương lật đổ Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt không được rồi mới lui về Bến Tre hiệp với ông Lê Bá Trang (Chánh Ngọc Phối Sư lên Chưởng Pháp phái Bến Tre) lập ra chi phái Bến Tre (Ban Chỉnh Đạo). Sau đó ông Tương mới tập hợp số người ủng hộ ông bầu ông làm Giáo Tông của chi phái Bến Tre.


Sau đó Ông Lê Bá Trang mất ông Trang đưa về Tòa Thánh Tây Ninh. Ông mặc thiên phục theo phẩm Giáo Tông của chi phái Bến Tre vào Đền Thánh để hợp thức hóa phẩm mới của ông. Ban nghi lễ và trật tự phát hiện yêu cầu ông phải mặc thiên phục đúng hàng phẩm; ông từ chối không vào chớ chẳng có ai cấm ông vào Tòa Thánh được hết.


Về nguyên tắc phẩm trật chức sắc là do thiêng liêng ban thì chỉ có thiêng liêng mới có quyền rút phẩm. Thiêng liêng chưa xuống lịnh rút phẩm lại thì không một quyền nào có thể cấm họ mặc thiên phục vào đảnh lễ Đức Chí Tôn cả.


Tóm lại, do ông Tương không chịu mặc thiên phục đúng hàng phẩm để kỉnh lể Đức Chí Tôn nên không được vào chớ chẳng có ai cấm ông Tương hết. Tác giả không hiểu nên viết cấm ông Tương vào Tòa Thánh là oan cho đạo.


Bịa ra nhân vật để bôi xấu hộ pháp Phạm Công Tắc


Nhà nghiên cứu Trần Thu Dung tác giả cuốn sách Đạo Cao Đài & Victor Hugo viết:


....Vidal càng trở nên thân tín và chỉ đạo Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khi kết hôn Phạm Thị Tốt – con gái của Phạm Công Tắc. Phạm Thị Tốt vừa là thành viên của FB3 vừa là Đầu Sư của Đạo Cao Đài. Chức Đầu Sư là chức sắc lớn nhất của phái Nữ trong Đạo Cao Đài. Bà đã biến Phạm Môn thành nơi tập hợp kín của các thành viên FB3. Hộ Pháp Phạm Công Tắc chẳng nhẽ không có mặt ở Phạm Môn hàng ngày làm việc, không biết gì về hoạt động của tổ chức bí mật này (trang 151).


Tiếp đó, trang 152 còn cho rằng: Nguyễn Phan Long phụ trách liên hòa Tổng Hội – một chi nhánh của Đạo Cao Đài là nhân chứng cho đám cưới của Vidal và Phạm Thị Tốt. Cha đở đầu của Pierre Vidal (con trai của Vidal và P.T.Tốt)


Vậy sự thật như thế nào? Ông Vidal là ai? Theo tác giả Trần Thu Dung viết tại trang 151 thì câu chuyện diễn ra từ năm 1928 đến 1946. Louis Vidal là nhân vật cao cấp của Hội Tam Điểm. Ông Vidal có thật hay không, chức vụ của ông thế nào thì chúng tôi không rõ nên không luận tới. Nên sẽ làm rõ bằng những gì chúng tôi biết chắc thật 100%.


Đó là ông Phạm Công Tắc (1890-1959) có người con gái nào tên Phạm Thị Tốt hay không?


Ông Phạm Công Tắc có 02 người con gái. Người chị tên Phạm Hồ Cầm (thường gọi là cô Ba Cầm), có lập gia đình riêng là Hiền Tài Ban Thế Đạo (ít tham gia đạo sự). Người em tên Phạm Tần Tranh (thường gọi cô Tư Tranh), không có gia đình riêng (không kết hôn lần nào).


Năm 1954 Quốc Trưởng Bảo Đại mời Đức Hộ Pháp (là cố vấn Quốc Trưởng) đi Paris và sang Thụy Sĩ dự Hội nghị Geneve về Việt Nam năm 1954. Âu Du Ký của Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa chép công việc ngày 11/07/1954 cho thông tin. Ngài có nhận một cô gái Pháp nghèo tên Magda Purro, 28 tuổi làm con nuôi. Cô là người làm công cho Hotel Régina và là một trong số bốn người hay lên xuống bưng thức ăn cho phái đoàn. Cô mồ côi cha mẹ sớm, có ba em, Cô phải nghỉ học để đi kiếm chuyện làm lấy tiền nuôi em. Cô Magda Purro năm 1954 được 24 tuổi thì không phải là cô Phạm Thị Tốt từ năm 1928 đến 1946 trên đây. Đó là điều chắc chắn.


Tóm lại trong hai người con gái của ông Phạm Công Tắc không có ai tên Phạm Thị Tốt cả. Rõ ràng là nhà nghiên cứu Trần Thu Dung đã hô biến ra cô Phạm Thị Tốt.


Và nếu cô dâu Tốt không có thật thì cuộc hôn nhân cũng là bịa đặt. Con gái ông Phạm Công Tắc lên đến phẩm Đầu Sư cũng là bịa ra. Ông Nguyễn Phan Long là nhân chứng cho cuộc hôn nhân nầy là bịa ra. Bé Pierre Vidal cũng là bịa ra. Nhà nghiên cứu đã vào vai người mẹ đẻ của nhiều điều không có thật chỉ cần hô biến ra cô Phạm Thị Tốt là tạo được những điều bịa trong chưa đầy một trang sách.


Nhà nghiên cứu bịa ra với dụng ý xấu hay tốt cũng đều không đáng có trong một tác phẩm nghiên cứu. Trường hợp nầy là bịa ra để nói xấu Hộ Pháp Phạm Công Tắc (chịu sự chỉ đạo của ông Louis Vidal) là điều đã rõ ràng.


Mất phương hướng và cưỡi ngựa xem hoa


Tại trang 141 tác giả viết: ...Sự liên quan từ hội Tam Điểm còn thấy rõ, tại sao Hộ Pháp Phạm Công Tắc khi còn là công chức toan bỏ trốn đi Nhật, tổ chức sinh viên đi du học Nhật, bị bại lộ phải trốn về Tây Ninh, tuy ẩn trốn lại được nhận vào làm thư ký nhà đoan, rồi công khai ra mở đạo được là điều bí ẩn khó giải thích.


Sự thật thế nào?


Tại trang 174 phần phụ lục cuốn sách (về Phạm Công Tắc) viết: Năm 17 tuổi bị chính quyền thuộc địa lùng bắt vì tham gia đưa sinh viên đi du học Nhật.


Phụ lục đã viết đúng sự thật nhưng chưa đủ để soi rọi hai chữ bỏ trốn hay ẩn trốn dùng cho ông Tắc trong trích đoạn trang 141 có công bằng hay không?


Tại trang 57 của cuốn sách viết rõ, năm 17 tuổi ông bỏ học tham gia một tổ chức bí mật gởi sinh viên đi du học bên Nhật. Ông cũng toan tính đi nhưng việc bị chính quyền thuộc địa phát giác, ông trốn về sống ở Tây Ninh.


Đoạn nầy cũng không viết rõ tổ chức bí mật đó tên gì? Ai lãnh đạo để tạo môi trường thích hợp cho chữ trốn. Do đó, muốn sáng tỏ phải xác định được: việc làm đó là quyết định cá nhân hay chủ trương tổ chức? Tổ chức đó tên gì? Đưa sinh viên du học hay tư lợi? Đi du học với mục đích gì?


Quay trở lại lịch sử, vào đầu năm 1905, chí sĩ Phan Bội Châu sang Nhật rồi quay về dấy lên một phong trào Đông Du vào năm 1905-1908. Ông đã tổ chức Công hiếu hội, tập hợp 200 lưu học sinh Việt Nam sang Nhật học tập chính trị, khoa học, quân sự. Như vậy năm 17 tuổi (1907) ông Phạm Công Tắc đi Nhật trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan là một nhà chí sĩ, một nhà ái quốc chân chính, danh thơm lừng lẫy như vậy đi theo tiếng gọi của cụ phải là người cùng chí hướng với cụ.... Ông Tắc đi du học hay vận động đưa sinh viên đi du học là vì công nghĩa. Động cơ là học sách lược canh tân của người Nhật, học khoa học kỷ thuật của Nhật đem về truyền bá để nâng cao dân trí cuối cùng là cởi ách độ hộ của thực dân Pháp.


Tác giả liệt kê 73 đầu sách tham khảo trong đó rất nhiều đầu sách viết rõ ông Phạm Công Tắc tham gia phong trào Đông Du. Vậy việc che dấu hai chữ Đông Du là vô tình hay cố ý? Nhà nghiên cứu đứng trên lập trường của thực dân hay lập trường của dân tộc Việt Nam khi viết như vậy? Bà dùng chữ trốn đối với ông Phạm Công Tắc trong trường hợp nầy có công bằng hay không? Có ác ý chi không?


Ngoài ra, tác giả đã cưỡi ngựa xem hoa trong nhận định lịch sử Đạo Cao Đài.


Đầu tiên là công khai mở đạo, chúng tôi nhận thấy có 02 cách lý giải: Cách của tôn giáo và cách của chính quyền hiện nay qua Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978. Nay nhà nghiên cứu Trần Thu Dung lại ban cho cách mới. Xin trình bày vắn tắc.


Cách của tôn giáo: Ngày 25/04/1926 ông Phạm Công Tắc được Đức Cao Đài phong phẩm Hộ Pháp.


Ngày 29/09/1926, ông Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung (thọ phẩm Đầu Sư phái Thượng) theo lịnh của Đức Chí Tôn hiệp với chư Ðạo Hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường đứng tên vào Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh Phủ. Đến ngày 07/10/1926, gởi Tờ Khai Đạo lên Chánh Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ là ông Le Fol. Trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả chư Ðạo Hữu có tên trong Tịch Ðạo.


Trong khi đó, tại trang 177 nhà nghiên cứu viết "Đơn xin khai Đạo" là rất sai. Xin thì phải chờ chính quyền cho phép. Còn "Tờ khai Đạo" thì báo cho chính quyền biết mà không phải lệ thuộc vào sự cho phép của họ. Cách hô biến "Tờ khai Đạo" thành "Đơn xin khai Đạo" là cách thức để hạ thấp giá trị đối tượng, làm mất tính khách quan trong nghiên cứu.


Thứ hai, tại trang 141 cho biết: ... từ năm 1926 đến năm 1940 chỉ trong vòng 14 năm đạo Cao Đài đã xây được Tòa Thánh hoành tráng ở Tây Ninh, Phnôm Pênh và một số Tỉnh khác. Ai là người đã trợ giúp ngân sách xây dựng? Việc công quả đóng góp của của các tín đồ không thể nhiều được như vậy vì người châu á vốn nghèo, việc công quả, quyên góp để xây chùa rất khó khăn. Mặc dù đại đa số người Việt Nam theo đạo Phật.


Theo tác giả thì đây là tác phẩm nghiên cứu và chỉ trình bày đúng sự thật (Lời Tựa ở trang 6). Đúng sự thật thì phải chính xác. Vậy đoạn trên có chính xác hay không?.


Đền Thánh hiện nay trước kia là Thánh Thất tạm (làm bằng gỗ). Đến năm 1936 mới khởi công xây bằng vật liệu kiên cố như hiện nay. Số tiền ban đầu là 01 đồng 46 xu (01đ46). Giá lúa lúc đó là 0đ20 một giạ (40 lít). Thời điểm đó kinh tế bắt đầu suy thoái và lan rộng để đi đến đệ nhị thế chiến (1939-1945).


Tòa Thánh được xây dựng từ đức tin, trái tim và trí óc của người đạo mà ra. Người công quả chính thức xây Tòa Thánh phải lập thệ: trường trai và thủ trinh trong thời gian công quả. Từ tinh thần đó người công quả tạo ra vật chất không phải là nan giải. Tạo như thế nào?


Phước Thiện và Phạm môn tổ chức làm ruộng, trồng trĩa để có lúa gạo, thực phẩm... người đi làm thuê tranh thủ kiếm mớ rau rừng đem về hiến cho công quả, sau cơm chiều Hội Thánh kêu gọi làm công quả 02 giờ (120 phút) hay 03 giờ (180 phút) được ghi một ngày công quả.


Những người làm công quả cho biết thiếu sắt thì lấy tre gai thật già, hay tầm vông thật già chen vào. Xi măng rất ít nên lấy vỏ cây ô dước đập mềm, xay nhuyễn, mật rĩ, vôi... trộn vào... xây cả tuần hay mười ngày sau mới cứng. Trí óc, bàn tay người công quả tạo nên từng viên gạch, góp nhóp từng hòn đá... Tiền bạc chỉ là phần thứ yếu trong kiến trúc Tòa Thánh (các nhà buôn cũng sẳn lòng bán thiếu cho Hội Thánh). Năm 1941 xây dựng được phần thô thì Pháp bắt Đức Hộ Pháp đày đi Madagascar. Thời gian nầy Pháp chiếm Tòa Thánh làm trại lính và nhốt ngựa ngay trong Đền Thánh. Năm 1946 tình thế thay đổi Pháp đưa Đức Hộ Pháp về và tiếp tục xây dựng Đền Thánh.


Giai đoạn nầy Quân Đội Cao Đài đã trích phần lương ít ỏi của họ để góp phần công quả tạo tác, đến năm 1955 mới khánh thành. Đó là chấm phá vài nét việc xây dựng theo tôn giáo: Đức tin một khối tạo nên hình chính là câu thơ tả cảnh xây dựng Đền Thánh.


Bản án Cao Đài ngày 20/07/1978 trang 13 có viết rõ ràng: Nguồn viện trợ của đế quốc rất quan trọng, nó là cơ sở để có vốn mở rộng kinh doanh kinh tế, xây cất các dinh thự, đài phát thanh, viện Đại học, bệnh viện, chợ búa. Hằng năm, thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền cũ. Dựa vào các nguồn thu thập, một số chức sắc cao cấp và trung cấp tham ô, ăn cắp để xây dựng nhà cửa, tạo ra những cơ sở kinh doanh làm giàu riêng cho mình.


Vì vậy, tài sản, dinh thự, các cơ sở kinh doanh của Hội Thánh không phải là của riêng ai, mà là tài sản của đế quốc đã rút chạy để lại, là của nhân dân lao động đóng góp. Nhân dân lao động cần phải quản lý sử dụng đẩy mạnh sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Như vậy, dù theo cách tôn giáo hay cách của chính quyền hiện nay cũng không có chi bí ẩn.


Việc nhà văn, nhà nghiên cứu Trần Thu Dung đặt câu hỏi lập lờ kiểu, "Ai là người đã trợ giúp ngân sách xây dựng?" đến những nghi vấn sau đó, rồi lấy sự việc của Thánh Thất Cao Đài ở Cao Miên về gán cho Tòa Thánh Tây Ninh sau đó cột vào hội Tam Điểm... Cho thấy, nó không xuất phát từ một nhà nghiên cứu nghiêm túc mà nó mang màu sắc hình sự, định kiến thông qua gán ghép và áp đặt vấn đề.


Và trong 73 đầu sách tham khảo, tác giả liệt kê không có Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 nhưng cách đặc vấn đề và giải quyết nó rất gần nhau đó là ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên?


Và dù, tác giả cho rằng, "cuốn sách nầy ra đời nhằm giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân phong thánh của nhà văn thiên tài nầy và một phần sự phát sinh Đạo Cao Đài ở Việt Nam", cũng như tác giả "sẽ viết theo sự thật và dựa trên văn bản, đó là tư cách một nhà nghiên cứu." Tuy nhiên, ở một số chi tiết giáo lý và sự kiện, tác giả đã cố tình bẻ cong nó.


Vậy nội dung tác phẩm có thể hiện đúng như tác giả xác định hay là tác giả đi vào lãnh vực khác (không hề giới thiệu) là giáo lý và pháp luật hay một số sự kiện khác để bẻ cong sự việc hay ám sát nó.


Sai sự kiện Đức Hộ Pháp sang Campuchia năm 1956


Tác giả viết:

./ Trang 57: Năm 1956 ông ẩn trốn sang Campuchia và mất tại đó (17-05-1959)


./ trang 77: Vì lý do chính trị, ông ẩn trốn sang Campuchia sống, nên các buổi thông linh với V. Hugo chấm dứt hoàn toàn


./ trang 156: Thừa Sử Lê Quang Tấn người đã từng phò tá Phạm Công Tắc sang ẩn trốn ở Campuchia.


Sự thật là sau khi quốc gia hóa quân đội Cao Đài (02/05/1955) ông Ngô Đình Diệm muốn thực thi chế độ độc tài gia đình trị nên ra kế hoạch truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại. Đức Hộ Pháp là người đề xướng việc rước cựu hoàng từ Hongkong về làm Quốc Trưởng (1947) nên họ Ngô thấy rằng Ngài là trở ngại lớn trong chương trình gia đình trị. Cho nên họ Ngô phải diệt trước khi mở cuộc trưng cầu dân ý.


Ngày 16-02-1956 Đức Hộ Pháp đi Nam Vang để tránh nạn cốt nhục tương tàn làm suy yếu miền Nam.


Theo Âu Du Ký do Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa ghi lại sự việc ngày 05/07/1954 (lúc 19 giờ) tại Versoix (Génève) là trụ sở của phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong khi họp Đức Ngài nói thẳng với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng rằng: "Cái công kháng-chiến của Việt Minh, quốc-dân không quên, nhưng phải làm thế nào cho cuộc giải-phóng dân-tộc cho trọn vẹn chớ đừng gở ách này rồi mang cái gông khác hay là đuổi cậu Pháp rồi rước chú Tàu về thì không ăn thua gì và quốc-dân sẽ phán-đoán việc đó)."


Khi sang Campuchia Ngài đã công bố Cương Lĩnh Hòa Bình Chung Sống (HBCS) ngày (26/03/1956) đề xuất hai miền Nam – Bắc Việt Nam phải thực thi quyền tự quyết dân tộc bằng cuộc Tổng Tuyển Cử có sự giám sát của Liên Hiệp Quốc theo Hiệp Định Génève 1954 về Việt Nam, để tránh nạn nồi da xáo thịt.


Sau đó Ngài gởi thư cho ông Ngô Đình Diệm, Ông Hồ Chí Minh, các tôn giáo bạn, nguyên thủ một số quốc và Liên Hiệp Quốc, để thông báo Cương Lĩnh HBCS với mong muốn việc Tổng tuyển cử được thực hiện. Ngài cũng tổ chức cho phái đoàn ông Lê Văn Thoại dựng cờ HBCS tại cầu sông Bến Hải ngày 18-5-1956.


Một số Đài phát thanh, nhựt báo, Thông tấn xã cũng đã đến phỏng vấn Đức Ngài. Chính quyền Miền Bắc cũng gởi thư mời Ngài ra thăm... Vậy tác giả dùng chữ ẩn trốn có đúng không? Có ác ý Đức Hộ Pháp không?


Trang 77 nhận định, “nên các buổi thông linh với V. Hugo chấm dứt hoàn toàn lại” là điều sai 100%. Văn Tịch Pháp Nhơn Luân Chi Đạo trang 68 dòng 06 cho biết ngày 19-9-1956 Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn cho Đức Hộ Pháp biết chính Ngài báo tin Apothéose (nghĩa là 07 tháng sau khi Đức Hộ Pháp di Nam Vang) và còn nhiều đàn cơ khác.


Tại trang 57 có viết: Nhưng trước đó, từ năm 1940 không thấy tổ chức cầu cơ, có thể do đi đày ải, trở về già nua bệnh tật tình hình chính trị không cho phép, nên việc cầu cơ như chấm dứt cho đến nay.

Đoạn này, cái saii lớn nhất là Đức Hộ Pháp bị thực dân bắt năm 1941 và đày đi Madagascar đến 1946 mới về (hơn 05 năm chớ không phải 04 năm như dòng 20 cùng trang viết), cũng như mâu thuẫn với trang 77.

Rồi tác giả bắt đầu nêu ra quan điểm đối với lịch sử và sự phát triển của Đạo Cao Đài rằng:


“Đạo Cao Đài ngày nay có xu hướng sẽ bị suy đi, vì nhiều lý do. Luật của Đạo đề ra, mọi việc phong phẩm vị hay phê chuẩn nhất nhất phải qua cầu cơ xin ý của Thầy.


Các tín đồ trẻ con cháu các chức sắc Cao Đài, do hoàn cảnh chính trị không dám công khai phá vỡ luật lệ của Đạo”. (trang 171)


“Tự hào về ông cha, các tín đồ nên mạnh dạn duy trì, và đứng ra thay đổi luật đạo. Đạo nào cũng vậy, trong quá trình tiến triễn của lịch sử, nhiều luật lệ phải bổ sung và thay đổi để phù hợp với tình hình mới.” (trang 172)


“Tại sao các tín đồ trẻ không theo gương bậc chức sắc tiền bối, cách tân luật lệ để đạo Cao Đài phát triễn và lan rộng?” (trang 173)


Thực tế là ngày 09/05/1997 chính phủ đã giúp cho chi phái 1997 ra đời. Chi phái nầy đem banh vàng xanh đỏ vào cung Đạo thay cho cơ bút rồi nhà nghiên cứu không biết hay sao mà còn hô hào đừng chờ Thầy hay các Đấng nữa.


Tiền bối của Đạo có 02 diện, một là tuân theo Pháp luật đạo, chấp nhận chỉ có 03 Đấng có quyền phong thưởng là Đức Chí Tôn, Đức Lý Giáo Tông và Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Diện thứ hai tách ra để cầu cơ rồi tự phong Đạo luật Mậu Dần (1938) gọi là chi phái phản đạo.


Nhà nghiên cứu về Đạo Cao Đài mà không biết lời minh thệ khi nhập môn cầu đạo: "Tên gì? Họ gì? Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao - Đài Ngọc - Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư Môn - Đệ, gìn luật lệ Cao - Đài, như sau có lòng hai thì Thiên - tru, Địa - lục".


Lời minh thệ (gìn luật lệ Cao – Đài) như một tiền đề căn bản mà mọi cái sau đó không được trái hay mâu thuẩn với nó. Lại kêu gọi phá tan pháp luật đạo thì đích thị là sự thiển cận trong nghiên cứu.


Một nhà nghiên cứu tôn giáo mà không biết tiền đề căn bản (là lời minh thệ khi nhập môn cầu đạo) thì khác nào người học hình học phẳng mà không biết tiền đề Euclid.


So với Bản Án Cao Đài thì tác phẩm nầy đánh phá rất tinh vi và đi vào lãnh vực mà Bản Án không tiện đề cập tới.


Việc kêu gọi phá pháp luật đạo được chuẩn bị rất kỷ khi tác giả phê bình Ngài Victor Hugo khi sống rất giàu lòng nhân ái tha thứ hết, cớ sao khi là một vị Thánh của đạo Cao Đài lại buộc người đạo phải tuân y pháp luật đạo?


Xin thưa bởi vì Ngài chấp nhận tiền đề cơ bản, “gìn luật lệ Cao – Đài [...] nên buộc người đạo đừng vi phạm.”


Lời kết


Trong tác phẩm Đạo Cao Đài và Victor Hugo có nhiều viên thuốc độc dấu rãi rác trong những chỗ kín đáo mà không phải bạn đọc nào cũng phát hiện ra. Trong trách nhiệm của một người đạo chúng tôi may mắn nhận ra và đã chứng minh rất minh bạch.


Tác phẩm nghiên cứu mà vi phạm những nguyên tắc rất cơ bản và bịa đặt để nói xấu tôn giáo thì chúng tôi có trách nhiệm chứng minh trước công luận; tác giả nên ý thức mà chỉnh đốn.



Là người Đạo Cao Đài chúng tôi hoan hỉ đón nhận tất cả văn bút của những hiền nhân quân tử liên quan đến tôn giáo. Văn bút có đúng, có sai là chuyện thường tình; không có chi đáng trách. Đó là một vinh dự cho đạo. Chúng tôi hoan nghinh sự phản biện của tác giả hay đọc giả về các vấn đề đã nêu ra lẫn những vấn đề chưa được


* Ông Trần Văn Tân, đại diện Ban thông tin Khối Nhơn Sanh.


http://www.ijavn.org/2015/07/vntb-sach-ao-cao-ai-victor-hugo-cau-tha.html

CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ HÈN VỚI TRUNG QUỐC?



Lâu nay một bộ phận trong dư luận hải ngoại thường cho rằng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, những người lãnh đạo CHXHCN Việt Nam, hoặc những bộ phận của Đảng và Nhà nước cộng sản là “hèn nhát” trước Trung Quốc mỗi khi VN làm cái này hoặc không làm cái kia, đặt nặng vấn đề này hoặc không đặt nặng vấn đề kia. Tôi thì chỉ nhìn vào vấn đề chính, cái cốt lõi nhất, đó là khi có xâm lược thì VN sẵn sàng đánh xâm lược và khi giặc chưa xâm lược thì VN đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Liên tục và thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, phản đối Trung Quốc, và hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến phòng thủ. Nghĩa là tất cả những gì liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều đã và đang làm, bất kể điều này đối nghịch với lợi ích và những tuyên bố của phía TQ, bất kể những điều này có làm TQ phật lòng hay không.

Từ thực tế khách quan trên, tôi cho rằng tất cả những hành động chính trị, quyết định chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam đều có nguyên nhân của nó, và chắc chắn không thể xuất phát từ tinh thần hèn nhát. Cách đây không lâu, VN ngay cả cầm súng bắn Trung Quốc cũng đã làm thì không phải là hèn, và ngày nay, VN đang làm tất cả vì chủ quyền của mình bất kể nó mâu thuẫn với lợi ích TQ, như vậy không phải là hèn. Một người thì không thể vừa “hèn” vừa “không hèn”, cho nên khi đã xác định VN không hèn thì nên có một niềm tin nhất định, đó là niềm tin thực tế, có căn cứ, chứ không phải niềm tin mù quáng, phi thực tế, vô căn cứ.

Từ sự hiểu rõ bản chất và niềm tin trên, mỗi khi tôi thấy VN nhường TQ điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo gì thì tôi hiểu rằng đó là những sách lược chính trị tạm thời và đều có nguyên nhân sâu xa của nó, thậm chí có những vấn đề chính trị bên trong mà chúng ta chưa biết hết. Những hành động đó có thể đúng, có thể sai, có thể chúng ta đồng ý với nó, có thể chúng ta không đồng ý với nó, nhưng chắc chắn nó không phải xuất phát từ tâm lý hèn hạ, hèn nhát.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến quan hệ Việt - Trung là mối quan hệ nhạy cảm và Trung Quốc luôn là bóng ma ám ảnh cho chủ quyền VN và là mối đe dọa lớn nhất cho chủ quyền lãnh thổ VN.

Có rất nhiều nguyên nhân vì sao các lãnh đạo VN coi đây là vấn đề nhạy cảm, và trong đó đều là những nguyên nhân khách quan với mong muốn trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu, bao nhiều thành tựu từ Đổi mới, bao nhiêu nỗ lực xây dựng đất nước và hồi phục suy thoái kinh tế toàn cầu trở thành công cốc. Chứ trong đó không có cái gì là từ sự nhát, sợ Trung Quốc, hay hèn như một số người đã lầm tưởng.

Hiện Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có nguy cơ xảy ra chiến tranh với VN nhất. Do địa lý gần gũi thuận lợi, do có mâu thuẫn trực tiếp chủ quyền lãnh thổ và những nguồn lợi kinh tế biển, trong đó có những nguồn dầu ở Biển Đông.

Trung Quốc chưa gây chiến, chưa xâm lược là vì họ vẫn còn đang muốn giữ hòa bình để tập trung phát triển kinh tế và đang chưa có cái cớ nào khả dĩ để mà có thể dùng làm chiêu bài chính trị. Khi phe hiếu chiến lên nắm quyền, thì bất kỳ 1 chuyện nhỏ nào cũng có thể được dùng để khai thác, đào bới, khoét sâu, thổi phồng lên để hình thành 1 chiêu bài chính trị gây chiến.

Đừng tưởng sự dung dưỡng, thả lỏng đối với những chuyện nhỏ không thể tích tụ thành chuyện lớn, tạo điều kiện cho TQ tuyên truyền thổi phồng, nâng cao quan điểm, leo thang mâu thuẫn, leo thang xung đột, từ khẩu chiến đến chiến tranh lạnh rồi tới xung đột quân sự, rồi tới chiến tranh toàn diện chỉ trong tích tắc (xem cuộc chiến 1979).

Đối với TQ là sự chưa muốn gây chiến. Còn đối với VN là sự hoàn toàn không muốn có chiến tranh lúc này. VN đang "sợ" chiến tranh hơn TQ là vì VN có nhiều thứ để mất hơn TQ, thế yếu hơn TQ, và tiềm lực quân sự vẫn kém xa TQ. Thực lực đôi bên một trời một vực. Thực lực tổng thể đã thua kém, thực lực quân sự trên biển vẫn còn một khoảng cách xa.

Nếu chiến tranh trên bộ thì TQ chắc chắn sẽ có kết quả tương tự như năm 1979, không có cơ hội nào thôn tính VN. Nhưng nếu là những trận đánh trên biển trong 1 hình thái chiến tranh mới, phụ thuộc nhiều vào sức mạnh vũ khí không quân và hải quân để làm chủ vùng trời và vùng biển thì hầu như chắc chắn VN sẽ bị thiệt hại và tình huống xấu nhất xảy ra có thể bị mất thêm chủ quyền

Trong cuộc chiến, sự thiệt hại của TQ nếu có chỉ sẽ là rất nhỏ so với thực lực tổng thể của họ, họ sẽ tốn thật nhiều lính mà họ có thể đang ngầm muốn chết bớt do nạn dân số và trai thừa gái thiếu, họ đang muốn "tống khứ" bao nhiêu đàn ông TQ đi ra nước ngoài qua nhiều hình thức khác nhau còn không kịp thì họ sẽ không tiếc sinh mạng những người lính. Nhưng VN thì tiếc mạng sống binh sĩ và đồng bào.

Có thể TQ sẽ mất vài tỷ đô la, một phần vũ khí sẽ bị hư hại, một số tàu sẽ chìm, rồi sao? Họ còn bao nhiêu tiền với tiềm lực kinh tế đó và còn bao nhiêu vũ khí khác chưa dùng và họ rất sẵn sàng mua lại hoặc chế mới để bổ sung, hiện họ vẫn đang mua sắm và sản xuất đều đặn.

Dù VN có thể tiếp nối truyền thống lấy ít địch nhiều, nhưng trong 1 cuộc chiến tranh trên biển, VN sẽ gây thiệt hại nặng cho địch về vũ khí trang bị, con người, nhưng chắc chắn chúng ta cũng sẽ có thiệt hại trường hợp tệ nhất xẩy ra là ta hết vốn, địch cho bổ sung thì ta sẽ đưa lưng ra chịu đòn. Rồi sẽ có bao nhiêu Gạc Ma khác, có bao nhiêu Vòng tròn bất tử khác, bao nhiêu Quảng Trị khác (Năm 1972, Quân Giải phóng miền Nam không có không quân và hải quân nên trơ trọi chịu trận trước không quân Mỹ và Hạm đội 7 của Mỹ dội bom và pháo kích vào, quân đội ban đầu có cả ngàn người nhưng không còn bao nhiêu người sống sót, nhưng quyết bám đất đến cùng, không bỏ chạy, đó cũng là 1 Vòng tròn bất tử trong thời chống Mỹ.). Rồi ta sẽ mất bao nhiêu bãi Gạc Ma nữa, bao nhiêu người sẽ hy sinh nữa?

Và đáng lo nhất là sau 1 cuộc chiến hết vốn, địch vẫn còn vốn và tiếp tục mua mới, sản xuất với tiềm lực kinh tế đó, còn ta thì biết bao giờ mới xây dựng lại được 1 lực lượng hải quân tạm có tính răn đe như hiện nay? Bao giờ mới có lại những vũ khí hiện đại đó? Những anh bạn "không hèn" có sẵn sàng thắt lưng buộc bụng để cho VN có thể áp dụng chính sách Tiên quân (quân đội trước) như Triều Tiên hay không?

Khi nói, phán, chửi, chê thì rất dễ, không có gì dễ hơn, nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy bao nhiêu chuyện. Đứng ngoài phê phán thì bao giờ cũng là dễ nhất.

Lực lượng hải quân và không quân VN hiện nay tuy đang được hiện đại hóa, có tính răn đe, làm cho TQ chùn bước phần nào vì sợ tổn thất vũ khí và tiền bạc chứ không làm cho chúng ngừng ý định xâm phạm chủ quyền nước ta. Vì những lẽ đó, mới có xu hướng nhường nhịn, lấy đại cuộc làm đầu, 1 câu nhịn 9 câu lành để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Vì khi có chiến tranh, VN ít nhiều gì cũng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chủ quyền, giảm năng lực phòng thủ cho sau này, tạo ra thêm nguy cơ mất chủ quyền, bao nhiêu người hy sinh, và sẽ còn nhiều mất mát khác, kinh tế bị ảnh hưởng xấu, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn. Chính những lợi ích dân tộc đó, những lợi ích quốc gia đó của đất nước, mà chúng ta cố gắng không để bất kỳ cái gì biến thành (hoặc có thể để cho TQ sử dụng) một cuộc leo thang mâu thuẫn, xung đột từng bước.

Năm 1992 VN, TQ ký vào hiệp nghị gác lại quá khứ và không tuyên truyền chống nhau, để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ với TQ, xây dựng không khí hòa bình, xua tan không khí chiến tranh lạnh có thể bùng nổ thành chiến tranh nóng bất cứ lúc nào giữa 2 nước. Và lâu nay TQ về cơ bản vẫn ngăn chặn những thông tin về cuộc chiến năm 1979 và hải chiến TS. Bây giờ khi xảy ra cái gì, dù là chuyện nhỏ thôi, chúng nó vin vào đó bảo VN vi phạm hiệp định rồi bật đèn xanh thả lỏng cho giới trẻ, blogger TQ, hoặc chủ động cho truyền thông chính thống tuyên truyền bôi nhọ VN, xúc phạm những anh hùng liệt sĩ VN, xuyên tạc cuộc chiến 1979 và Hải chiến TS, Vòng tròn bất tử, Gạc Ma ... thì có phải là sẽ leo thang xung đột, và xung đột kéo theo xung đột, xung đột này mở ra xung đột kia hay không?

Trung Quốc không sợ chiến tranh, chỉ là chưa tới thời điểm để tiến hành cuộc chiến trên biển với VN và trong điều kiện hiện nay chúng ta vẩn còn nhiều khuyết điểm quân sự cần thời gian để lấp lại. Và 1 bộ phận bá quyền, bành trướng, phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đó, chúng nó đang chực chờ 1 cái cớ để kiến nghị gây chiến. Loại chống Việt, muốn liên Tây đả Việt, sống ký sinh trên chiến tranh, theo chủ nghĩa sô-vanh đại dân tộc thì TQ lâu nay luôn có, chỉ cần chúng có cái cớ gì đó và chúng lên cầm quyền là xong. Và còn bao nhiêu thế lực Mỹ - Tây, phản động đang rình rập tìm cách kích động chiến tranh giữa 2 nước từ nhiều động cơ, động lực khác nhau. Đục nước béo cò. Thừa nước đục thả câu.Cho nên ta cần hoà bình cần thời gian để chuẩn bị cho mọi tình huống khi nó xẩy ra

Không nên thấy biển lặng sóng yên rồi mơ mộng tình hình vẫn đang ổn lắm, tốt lắm, thật ra chiến sự có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mà một khi xảy ra thì VN chắc chắn sẽ thiệt hại tậm chí thiệt hải đến cả chủ quyên và nhiều mất mát khác về vũ khí, năng lực phòng thủ, thực lực tổng thể, kinh tế, sinh mạng con người v.v.

Do địa lý gần gũi thuận tiện, Trung Quốc có quan hệ ràng buộc kinh tế rất lớn với VN, là 1 thị trường xuất khẩu khổng lồ của VN, nhất là lương thực, hiện TQ đang là thị trường rộng lớn nhất và thuận tiện nhất cho người VN trong khu vực. Trong đó, Trung Quốc hiện đang nổi lên là một thị trường nhập khẩu gạo ngày càng quan trọng của Việt Nam.

Tức là bên cạnh việc mất thêm chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, máu đổ, chết chóc, đời sống dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn chồng chất thêm khó khăn, khủng hoảng tài chính quốc tế vừa đẩy đi phần nào sẽ trở lại. Chứ không phải chỉ có đánh nhau đổ máu trên đất liền, trong thành phố thì mới đưa đến đổ vỡ kinh tế.

Việt Nam có hèn không? Muốn biết có hèn không thì cứ nhìn thẳng vào thực tế về những vấn đề chính: Từ khi VN giành lại được độc lập từ năm 1945 tới nay, bất kỳ bọn giặc nào, từ đâu, kéo tới xâm lược là ta đếu đánh chúng ra ngoài, hết giặc này đến giặc khác, trong đó có cả Trung Quốc. Còn khi chúng chưa kéo tới đánh thì ta luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và tuyên bố công khai, chính thức phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền hoặc hành xử chủ quyền trên những vùng tạm chiếm. Và liên tục tăng cường hiện đại hóa quốc phòng, chú trọng vào hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới.

Chúng ta đánh Trung Quốc khi chúng xâm lược, cầm súng bắn vào TQ thì sao gọi là hèn nhát? Có hành động nào dũng cảm hơn thế?

Chúng ta liên tục và thường xuyên hành xử chủ quyền, tổ chức bầu cử, khai thác tài nguyên trên những vùng TQ tuyên bố thì sao gọi là sợ TQ?

Chúng ta liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố của TQ và những hành động hành xử chủ quyền và hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, thì sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục, thường xuyên công khai và chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà TQ tuyên bố. Bác bỏ và phủ định những tuyên bố chính thức của TQ, sao có thể gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới, trong khi đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên những vùng Trung Quốc coi là của mình và tuyên bố chủ quyền, sao lại gọi là hèn nhát?

Rõ ràng VN công khai và chính thức, giữa ban ngày ban mặt quang minh chính đại làm những hành động trực tiếp như trên, trong khi TQ và cả thế giới biết VN đang có tranh chấp, bất đồng về biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ với TQ, làm sao có thể gọi là hèn được?

Việt Nam luôn đặt chủ quyền lên trên hết, lên trên cả mong muốn hòa bình và kinh tế. Nếu VN đặt hòa bình cao hơn thì đã không có những hành động trên, mà mỗi hành động đều như tát nước vào các tuyên bố và hành động của TQ, trái ngược và đối nghịch, đối chọi chan chát với những lập trường, quan điểm, quyền lợi của TQ, mỗi hành động này đều có thể tạo ra sự leo thang thành xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển. VN ý thức rõ điều đó, nhưng vẫn làm, vì nó là chủ quyền, VN đặt chủ quyền lên trên hòa bình.

Nếu VN đặt kinh tế lên trên chủ quyền thì cũng như đã nói, đã không tốn hàng tỷ đô la mua nhiều vũ khí tối tân, đã không dám làm những cái gì có thể gây ra sự leo thang mâu thuẫn đưa tới xung đột quân sự, gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Tất cả những gì liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ thì VN đều đã làm những gì có thể làm, những gì trong khả năng thực tế mà thế và lực VN hiện nay có thể làm. Bất kể nó trái ngược với lợi ích kinh tế hay nguyện vọng hòa bình ổn định của VN trong khu vực. Bất kể nó đi ngược lại với những tuyên bố, khẳng định, quan điểm, lập luận, và lợi ích của TQ.

Nhưng những gì không liên quan tới chủ quyền, bất cứ cái gì khác mà không liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều có thể hy sinh, để bảo vệ chủ quyền và bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh, như những lý do đã phân tích ở trên.

Và bảo vệ hòa bình trong trường hợp này cũng chính là bảo vệ chủ quyền, vì khi có chiến tranh thì VN có thể mất thêm lãnh thổ, lãnh hải so với tương quan lực lượng quân sự giữa hai bên lúc này. Và sau chiến tranh nguy cơ bị mất thêm, mất tiếp chủ quyền sẽ còn dài dài vì lúc đó VN phải xây dựng lại hệ thống quốc phòng gần như từ đầu, đã cạn vốn.

Cho nên, tất cả những cái gì mà một số "còm sĩ", "phán sĩ" bảo rằng tại sao không dám cái này, tại sao phải nín cái kia, tại sao phải nhịn cái nọ, tại sao phải bảo mật cái này, phải không công bố cái kia v.v. Tất cả những hành động đó không phải là xuất phát từ một tinh thần hèn nhát, mà là xuất phát từ một nhận thức rõ ràng về lợi ích quốc gia dân tộc, về yếu tố lợi - hại của vấn đề, xuất phát từ nhiều lý do khách quan nằm trong mục đích duy nhất đó là lợi ích dân tộc và sự mong muốn bảo vệ chủ quyền và hòa bình ổn định trong nước và khu vực. Đó là những cái chính, những cái cao nhất và quan trọng nhất.

Người làm chính trị có thực tâm và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó.

Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với 1 người hay 1 nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất thời. Lý trí làm chủ cảm tính.

Họ cũng căm tức như chúng ta, nhưng họ có trách nhiệm khác chúng ta, họ có trách nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền bị nô lệ cảm xúc, bị cảm tính điều khiển hành động, hành động cốt miễn sao hả dạ, hả giận, hả hê, thỏa mãn, bất chấp tất cả, rồi sau đó thế nào họ mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, thì ai chịu trách nhiệm? Chính họ chứ còn ai!

Cứ "ôn cố tri tân" thì chúng ta sẽ nhìn ra được rất nhiều điều. Lê Lợi sau khi giành được độc lập, lên ngôi vua, không vinh danh tưởng niệm những người lính chém chết Liễu Thăng (tướng Minh chết trận ở Đại Việt) mà lại còn đúc tượng vàng Liễu Thăng bằng tiền thuế của dân để cống cho triều Minh mỗi khi đi sứ (lệ cống người vàng này đến năm 1718 mới hết), xưng thần, tiến cống, xin sắc phong, chấp nhận làm 1 An Nam quốc vương, thần tử trên danh nghĩa, không có căn cước quốc gia chính thức, chấp nhận địa vị phiên thuộc đối với nhà Minh.

Nhưng không có sử gia nào sau này gọi Lê Lợi là hèn, bởi vì sao, bởi vì đó không phải là xuất phát từ tinh thần hèn nhát, Lê Lợi đã bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thực tế cho đất nước, xuất phát từ tinh thần thực tế, từ ý tốt muốn củng cố thái bình, muốn chấm dứt hẳn binh đao để xây dựng Đại Việt, xuất phát từ ý thức "tránh voi không hổ mặt nào", "1 câu nhịn 9 câu lành" v.v. Xuất phát từ lợi ích của quốc gia dân tộc, chủ quyền xã tắc và sự thái bình an lạc của muôn dân.

Ông hiểu rằng nước nó lớn, người nó đông, kinh tế nó mạnh, nó thua ta vài lần thì cùng lắm quân nó chết, kinh tế nó tổn hại một chút, còn dù ta thắng thì sao? Nước non tan hoang, kinh tế đổ vỡ, phải xây dựng lại từ đầu, đất nước kiệt quệ, sức dân khốn cùng. Rốt cuộc cũng vẫn phải nhượng bộ nó vấn đề này vấn đề kia để mưu cầu thái bình để cho quân dân nghỉ ngơi.

Trong thời kỳ chống Trung Quốc (1979-1992), năm 1979 quân ta đánh nhau ác liệt với quân Trung Quốc tại miền Bắc, gây cho chúng tổn thất nặng nề và đánh lui chúng về nước. Nhưng trong thời gian sau đó tới năm 1992 chúng ta vẫn chống Trung Quốc công khai, coi là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất", nhưng cũng không có những tưởng niệm, vinh danh xứng tầm hay nhắc lại, phổ biến thông tin gì nhiều về cuộc chiến này trong thời gian đó. Nhiều thông tin về những trận đánh nhỏ sau đó để giành lại từng tấc đất của Tổ quốc, ví dụ trận đánh Lão Sơn, đều được bảo mật ngay trong thời kỳ chống Trung Quốc đó.

Năm 1988, sau hải chiến Trường Sa, đài báo VN năm đó cũng không nhắc nhiều. Như vậy có phải là hèn? Ngay cả đánh mà ta còn dám đánh thì sao có thể gọi là hèn? Đánh còn dám đánh, cầm súng bắn thẳng vào lính Tàu mà còn dám thì sao không dám nói, không dám nhắc? Đó, vấn đề là ở chỗ đó, đó không phải là hèn, mà đó là vì chúng ta không muốn leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến quy mô lớn, chúng ta cần ổn định chính trị xã hội để xây dựng và bảo vệ nước nhà.

Trong tất cả những hành động đó, có thể thấy rõ ràng là: Xưa nay VN luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thì khi cần đánh chúng ta vẫn phải đánh, dù những vùng đất mà TQ vẫn còn cố đóng giữ sau năm 1979 không có bao nhiêu giá trị địa lý, đất đai, kinh tế, quân sự, nhưng vì nó là đất tổ tiên, nó là chủ quyền, cho nên ta vẫn đánh để giành lại.

Ta không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình. Ta không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình. Nên ta đã đồng thời vừa đánh để giành lại chủ quyền, vừa bảo mật thông tin để tránh biến nó thành 1 làn sóng phẫn nộ, tạo điều kiện cho Mỹ và phản động khoét sâu và kích động leo thang lên thành 1 cuộc chiến quy mô.

Những năm tháng chống Trung Quốc trong thời gian 1979-1992 đó đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như 1 về đường lối chủ trương của Đảng. Đó là 1. Chủ quyền, 2. Hòa bình. Chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ 3 nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn.

Trong những ngày cuối tháng 2 trong cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn dám đánh sâu vào lãnh thổ Trung Quốc, đánh thẳng vào hai thị trấn Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây và Malipo thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đó là lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam mà một quân đội Việt Nam đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, lần thứ nhất là cuộc "tấn công để phòng thủ" của Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh vào Trung Quốc là để tiêu diệt kho hậu cần mà giặc Tống chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào Trung Quốc là để trả đũa và răn đe. Sự việc này nhiều tài liệu quốc tế đã ghi nhận, nhưng VN lại không tuyên truyền nhiều về nó vì những phức tạp ngoại giao và chính trị, nhưng ngay cả việc đánh vào đất Tàu mà còn dám thì chúng ta nên tự hiểu là VN có hèn hay không.

Ngay sau năm 1975 thì QĐNDVN và Khmer Đỏ đã giao chiến ở biên giới Tây Nam. Quân ta đã từng đánh sâu vào lãnh thổ của chúng để răn đe. Nhưng có nhiều thông tin lúc đó ta cũng đã tạm bảo mật. Không lẽ vậy có nghĩa là ta hèn trước Pol Pot? Cái gì cũng có lý do của nó. Nhưng sự thật cho thấy là ngay cả việc đánh vào đất địch mà ta còn dám, lật đổ kẻ thù ta còn dám, thì chắc chắn không phải là hèn.

Ngày nay cũng vậy, một mặt chúng ta tích cực mua sắm và sản xuất vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, liên tục và thường xuyên tuyên bố phản đối những hành động của TQ và khẳng định chủ quyền của VN, để giữ cho những vùng tạm chiếm vẫn là "vùng tranh chấp" theo pháp lý quốc tế (Vì chủ quyền). Mặt khác chúng ta cố gắng duy trì hiện trạng, giữ gìn hòa bình, không để bất cứ sự kiện gì có thể đưa đến leo thang, có thể liên kết với các sự kiện khác trở thành leo thang xung đột rồi bùng nổ chiến tranh (Vì hòa bình).

Và bảo vệ hòa bình trong thời điểm hiện nay cũng chính là bảo vệ chủ quyền (vì tương quan hiện nay mà đánh thì sẽ mất thêm). Cho thấy sự nhất quán của VN từ trước tới nay.

Đảng và Nhà nước Việt Nam vì lợi ích đất nước, vì chủ quyền và hòa bình, quyết tâm nhất quán trước sau như 1, đó là điều chắc chắn. Giặc kéo tới xâm lược thì ta sẽ giáng trả để trực tiếp bảo vệ chủ quyền đất nước. Giặc chưa kéo tới xâm lược thì ta mua sắm, sản xuất mới, hiện đại hóa quân đội, tập trận để răn đe giặc và chuẩn bị cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Và thường xuyên tuyên bố chủ quyền để địch không thể hợp thức hóa, hợp pháp hóa, chính danh hóa, biến vùng tranh chấp thành vùng sở hữu của chúng. Và đồng thời ngăn ngừa những mầm mống có thể gây leo thang xung đột mà không liên quan đến chủ quyền, nhằm bảo vệ hòa bình. Ví dụ, mọi sự tuyên bố chủ quyền có giá trị với luật pháp quốc tế hay các hành động hành xử chủ quyền, tập trận, nâng cấp, mua sắm, chế tạo vũ khí, hiện đại hóa hải quân và không quân tuy rằng sẽ gây leo thang xung đột nhưng nó vẫn cần làm vì nó liên quan trực tiếp với chủ quyền, liên quan tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền, mà ta đặt chủ quyền ưu tiên lên trên mong muốn hòa bình.

Nhưng đồng thời, những vấn đề không liên quan tới chủ quyền thì ta có thể hy sinh, tạm gác lại, tạm khép lại v.v. để giữ gìn mục tiêu thứ hai, đó là hòa bình và ổn định, và cũng là để bảo vệ mục tiêu thứ nhất, đó là chủ quyền và lãnh thổ - lãnh hải, vì một khi chiến tranh xảy ra, với tương quan lực lượng hai bên, VN có thể mất thêm chủ quyền và sau đó sẽ tiếp tục đối phó với nguy cơ mất thêm chủ quyền, sẽ còn mất nhiều thêm và dễ dàng mất thêm chủ quyền dài dài, còn phải nhượng bộ nhiều hơn, vì sau chiến tranh thì vũ khí của chúng ta sẽ mất vốn, hay ít nhất là yếu kém đi rất nhiều, và công cuộc hiện đại hóa sẽ phải xây lại từ đầu. Trong quan hệ quốc tế cái tư thế và thực lực yếu - mạnh là yếu tố quyết định, xưa nay đều là vậy, thế yếu với thế mạnh khác nhau xa lắm, không thể duy ý chí cái gì cũng coi là như nhau, ngang nhau, cái gì cũng có thể làm được trong một thế yếu, lực yếu, không thể ngây thơ coi mạnh - yếu như nhau và bên yếu có thể hành xử như bên mạnh.

Nếu nhìn lại lịch sử, ôn cố tri tân, thì chúng ta thấy Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc không phải vì VN và TQ cùng ý thức hệ, cùng phe, mà vấn đề này nằm trong một sách lược chung, một chiến lược đối Trung Quốc xuyên suốt từ lịch sử trung đại cho đến nay. Đó là sách lược mềm dẻo, nhẫn nhịn để "cận giao" (hòa gần), có thể nhượng bộ nhiều thứ, xin sắc phong, chấp nhận làm một "thần tử" trên danh nghĩa, thậm chí dùng cả tiền thuế của dân để triều cống v.v. miễn sao giữ được chủ quyền, độc lập và giữ được thái bình, yên ổn. Thời phong kiến nào cũng vậy, kể cả những triều đại, nhà nước anh hùng nhất trong lịch sử VN.

Việt Nam nhẫn nhịn thận trọng trước Trung Quốc không phải vì có cùng ý thức hệ chính trị, hệ tư tưởng chính trị, mà là vì Trung Quốc là một nước mạnh, có sức mạnh kinh tế và quân sự mạnh hơn gấp bội, hiếu chiến, và có vị trí địa lý sát bên, đúng nghĩa "núi liền núi - sông liền sông", và đã có tiền lệ hung hăng gây chiến, lấn chiếm đất đai, xung đột quân sự đẫm máu với nhiều láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nói theo kiểu dân dã thì TQ là một "gã hàng xóm khổng lồ" của VN.

Trong Thời đại Hồ Chí Minh những ngày đầu độc lập, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cũng đã nhượng bộ Tàu Tưởng rất nhiều vấn đề (Tàu Tưởng với ta khác ý thức hệ). Cụ thể:

- Khi "Hoa quân nhập Việt", đội quân vô kỷ luật của Trung Hoa Quốc dân đảng cướp phá bà con, cướp gà cướp vịt để ăn nhậu, nhũng nhiễu lương dân. Chính phủ ta lúc đó vẫn ra lệnh cho các lực lượng Dân quân - Tự vệ, du kích địa phương phải đề cao cảnh giác, kiểm soát chúng (với danh nghĩa "bảo vệ" cho chúng), nhưng không được nổ súng trước. Phải kỷ luật tối đa.

- Sau khi trên 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và hoàn thành việc đóng quân ở nhiều vùng trên đất Bắc, thì chúng càng tăng cường lộng hành, tác quái, vô pháp vô thiên. Quân lính ô hợp của Quốc dân đảng cướp phá khắp nơi, bắt gà bắt vịt của dân đem đi nhậu nhẹt. Bọn tay sai người Việt thì dẫn quân Tàu đi lùng giết những người mà chúng gọi là "cộng sản", "theo Việt Minh".

Được hơn 20 vạn quân Tàu chống lưng, các đảng phái phản động tác oai tác quái, dùng xe của Tàu Tưởng chạy khắp đường phố Hà thành bắc loa chửi bới Việt Minh và kể tội chủ tịch Hồ Chí Minh, hô hào tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 1. Các đảng phái theo Tàu liên tục dùng báo chí tuyên truyền đả kích Việt Minh: "Trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản... Chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được". Tổ chức các cuộc "tuần hành", bắc loa hô hào kêu gọi tẩy chay bầu cử.

Chúng tổ chức bắt cóc, ám sát ứng cử viên, đảng viên cộng sản, cán bộ Việt Minh hay thủ tiêu những cá nhân, tổ chức có cảm tình với chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong ngày tổng tuyển cử Quốc hội lịch sử năm 1946, bọn tay sai Tàu Tưởng mang súng tiểu liên đến Ngũ Xã ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm người dân treo cờ đỏ sao vàng. Người dân Ngũ Xã rủ nhau kéo sang nơi khác bỏ phiếu.

Những tên tay sai của Tàu Tưởng dựa hơi chủ hoành hành đến như vậy nhưng Bác Hồ vẫn nhượng bộ Trung Hoa Dân Quốc mà chấp nhận "bố thí" cho Nguyễn Hải Thần (1 người luôn mặc đồ Tàu, nói tiếng Tàu rành hơn tiếng Việt), Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tường Tam và những kẻ khác 70 ghế trong Quốc hội mà không cần bầu cử, theo thỏa thuận trước đó giữa ta và Tàu Tưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" đã viết: "Chúng càng biết rõ một cuộc tuyển cử công bằng sẽ không mang lại gì cho chúng."

- Để đối phó với yêu sách và sức ép của Trung Hoa Dân Quốc đòi giải tán quân đội chính quy của VN, chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận tạm thời nhượng bộ, tháng 11 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, một trong những sách lược chính trị tạm thời làm nhẹ đi tính chất quốc gia, tính chất chính thức của quân đội, tạm thỏa mãn sự đòi hỏi của Tàu Tưởng. Ngày 11-11-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (thực tế là rút vào hoạt động bí mật). Sau khi Tàu Tưởng về nước thì Đảng mới xuất hiện trở lại và Vệ quốc đoàn mới đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, rồi Quân đội Nhân dân Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đi một nước cờ chính trị táo bạo, ký tạm ước và sau đó là hiệp định Sơ Bộ với Pháp, cho phép một bộ phận của quân đội Pháp ra đóng ở miền Bắc để ép Tàu Tưởng rút về nước. Đúng như dự kiến, Tàu Tưởng trước sức ép của quân đội cộng sản Trung Quốc trong nước, không muốn lôi thôi thêm nữa với 2 thế lực mạnh là Pháp và Việt Minh. Đứng trước 2 thế lực mạnh, họ không muốn phiêu lưu thêm nữa ở miền Bắc Việt Nam, đành chấp thuận rút quân. Bác Hồ đã thành công lợi dụng Pháp đẩy Tàu về nước.

Trong lúc quân Tàu rút về, chính phủ Việt Nam đã ra quân lệnh phải "bảo vệ" cho quân Tàu Tưởng đi về an toàn, cấm không được gây hại tới họ, ai vi lệnh sẽ xử theo quân pháp. Trong thời gian đó - trước tình trạng thiếu thốn vũ khí - có nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn vì tiếc số vũ khí của Nhật bị Tàu đem về gần hết, nên muốn thừa cơ phục kích cướp lấy, trước khi đi nhiều người đã trốn cả cấp chỉ huy, tự ý hành động, có người bị phát hiện và ngăn cấm thì quyết tâm nói nếu bị lộ thì sẽ chấp nhận tử hình. Kết quả nhiều người giả cướp, giả quân phỉ và cướp vũ khí trót lọt. Nhưng cũng có không ít người thất bại, có những trận thua phải chạy về, những chiến sĩ thương vong bị địch lục áo tìm thấy được giấy tờ tùy thân, chúng kéo quân tìm tới các căn cứ của Vệ quốc đoàn vặn vẹo, hạch sách, đòi lại công đạo v.v.

Vì luật pháp, vì chính trị, vì ngoại giao, mà Nhà nước non trẻ đã phải "quân pháp bất vị thân", "đại nghĩa diệt thân", giam những chiến sĩ đó lại và có nhiều trường hợp đành phải tử hình. Nghe thì thấy ác, thấy vô cảm, nhưng là lãnh đạo, là người làm chính trị chân chính, thì đôi khi phải gạt bỏ tình riêng để mà vì cái lợi chung, đặt đại cuộc lên trên hết, lấy đại cuộc làm đầu.

Nói chung, tất cả những sự nhượng bộ từ lịch sử phong kiến tới nay đều vì đại cuộc, vì lợi ích lớn của dân tộc, vì những sách lược chính trị, chiến lược đối ngoại tạm thời. Thời đó chính phủ Hồ Chí Minh cũng bị những kẻ phản động kích động, nâng quan điểm lên rồi mắng nhiếc, chửi rủa là "hèn nhát", "nhục quốc thể", "nhục nhã", "mất mặt", "mất danh dự" v.v. Tay sai của Pháp thì chửi tại sao ta nhường nhịn "kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa". Tay sai của Tàu Tưởng, Nhật thì lại chửi việc ta ký hiệp định Sơ Bộ, họ xuyên tạc rằng đó là "hiệp ước bán nước", "Hồ Chí Minh bán nước cho Pháp" v.v. Nhưng những chiến công hiển hách và những kết quả độc lập - thống nhất - hòa bình sau đó đã cho câu trả lời, đã cho thấy những quyết sách đó là đúng.

Ngẫm nghĩ lại những sự việc trên và thời điểm lịch sử lúc đó, nên tự hỏi, vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh không ngại một cuộc chiến với thực dân Pháp bằng e ngại một cuộc chiến với Tàu Tưởng? Trong khi quân Pháp thiện chiến, chuyên nghiệp, vũ khí hiện đại hơn quân ô hợp với những vũ khí lạc hậu của Tàu Tưởng rất nhiều. Đó là vì Bác Hồ hiểu người phương Tây vốn thực dụng và Pháp là bọn ở xa, đánh xong rồi thôi, thua xong rồi thôi. Còn một khi có chiến cuộc với người Trung Quốc, gã hàng xóm khổng lồ ở sát bên cạnh, thì sẽ lắm gay go về lâu dài. Xin lưu ý, năm 1946 Tàu Tưởng vẫn còn rất mạnh ở Trung Quốc và lúc đó vẫn chưa thể biết phe Tưởng hay phe Mao sẽ thắng.

Người làm chính trị luôn lo đến cái lợi lớn của đất nước, cái tổng thể, cái chung nhất, cái lâu dài, cái bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái dân tộc mà làm hỏng đại cuộc.

Vì những lẽ lợi - hại đó, vẫn sẽ có những hạn chế phần nào trong báo chí và dư luận để phục vụ cho sách lược đối ngoại chung đối với Trung Quốc, giữ cho tất cả trong vòng kiểm soát, không leo thang căng thẳng, dần đưa tới mâu thuẫn, từng bước đưa đến xung đột quân sự và chiến tranh quy mô. Đồng thời không để thế lực thứ ba nào lợi dụng tình hình căng thẳng giữa hai bên để trục lợi.

Còn đối với những kẻ phản động, chống cộng ở hải ngoại, từng có "thành tích" bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá nâng quan điểm về những cái gọi là "đại họa mất nước" (?), "Việt Cộng bán nước", "Cộng sản Việt Nam dâng đất bán biển" v.v. thì họ là những kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.

Nhưng nếu Việt Nam chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1992 thì cũng không có khả năng nào họ theo VN chống TQ, mà trái lại họ sẽ càng lợi dụng phá thêm và mong muốn TQ chiến thắng, như họ đã từng mong muốn "Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng" năm 1979. Như họ nhân lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang chống xâm lược mà kích động, tổ chức phá trại cải tạo, vào rừng lập "chiến khu" chống Việt Cộng, khủng bố đặt bom khắp các đô thị miền Nam, thời ấy họ lợi dụng thời cơ khi giặc Tàu đang xâm lược và đánh nhau với Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc thì ở miền Nam thỉnh thoảng vẫn có những tiếng nổ do bọn phản động - khủng bố phá hoại. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của Việt Tân nhân cơ hội chiến tranh đó, đã "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu" mà thừa cơ đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố trong nước. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành ra đó.

Đây là bọn phản quốc và trên thực tế đã chống dân tộc, chống nhân dân, chống đất nước, chống Tổ quốc nhiều đời, nhiều lần trong lịch sử hiện đại, chứ không chỉ có chống Đảng Cộng sản, chống Hồ Chí Minh, chống CNXH, chống CNCS. Vì vậy chúng ta nên tin vào những người có uy tín chống xâm lược, không nên hùa theo những kẻ từng ô danh theo giặc xâm lược, phản bội Tổ quốc.

Họ trung thành với nước Mỹ chứ không phải trung thành với nước Việt. Họ yêu bản thân chứ không yêu nước. Mục đích tối hậu của họ là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận sau khi những lợi ích gắn liền với giặc xâm lược của họ bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Họ muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, để tranh quyền giành ghế, tranh giành quyền lực để được làm ông nọ bà kia. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để họ nắm lấy, khai thác, và lợi dụng để thực hiện mục đích tối hậu đó, vì lợi ích riêng của chính bản thân họ, bất chấp lợi ích chung của đất nước và dân tộc.

Họ hô hào kích động chiến tranh vì nếu xảy ra chiến tranh thì chỉ có máu đồng bào trong nước đổ, đất nước VN điêu tàn, kinh tế VN thảm hại, cuộc sống người dân điêu đứng, chứ họ ở bên Mỹ, ở hải ngoại, cách VN nửa vòng trái đất, họ không chịu trách nhiệm và không bị một sự ảnh hưởng nào. Đôi khi vì cái Tôi của mình, một số họ cũng tự thôi miên và tưởng rằng ta đây "yêu nước" thật, không dám nhìn thẳng vào sự thật là họ đang đi ngược lại với quyền lợi dân tộc và đất nước, làm trái lại với những nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Việt Nam, họ dối mình gạt người và lừa gạt cả con cháu, tuy nhiên nhiều người trẻ thế hệ 3, 4 ở hải ngoại sau khi tiếp cận với những thông tin trong nước và các thông tin khách quan quốc tế, cũng đã dần dà hiểu ra vấn đề.

Việt Nam là đối tượng dễ xảy ra chiến tranh với TQ nhất không hẳn vì VN không được Mỹ chống lưng, mà chủ yếu là vì địa lý gần gũi, thuận lợi và tương quan thực lực quốc phòng giữa hai bên. Lịch sử đã cho thấy dù TQ đang quan hệ với Mỹ như thế nào thì khi cần đánh, thấy đánh được thì họ vẫn đánh, không hề sợ Mỹ. Ví dụ chiến tranh Triều Tiên và những nỗ lực thống nhất Đài Loan trong những năm cuối 1940, đầu 1950. Hay như năm 1974, Mỹ ở ngay trong khu vực, Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang lù lù ngay đó nhưng họ vẫn thỏa hiệp được với Mỹ rồi tiến vào chiếm đóng Hoàng Sa.

Hiện nay, Trung Quốc chưa đánh Đài Loan không phải vì Đài có Mỹ, mà là vì sức mạnh quân sự và khả năng tự vệ của Đài Loan. Họ chưa đánh Philippines không phải vì Phi có Mỹ, mà vì Phi ở xa, Malaysia không có ai chống lưng và tiềm lực quốc phòng không mạnh, nhưng họ cũng chưa đánh vì ở xa, địa lý không thuận lợi, chưa thích hợp. TQ phải vượt qua chướng ngại vật VN rồi mới có thể mở đường ra, dùng các lãnh thổ, lãnh hải của VN làm căn cứ, làm cơ sở, làm bàn đạp, bành trướng xuống Đông Nam Á. Chưa vượt qua nổi VN thì chưa thể bành trướng xuống phương Nam.

Cũng vậy, Trung Quốc chưa đánh Hàn Quốc, Nhật Bản không phải vì Hàn - Nhật có chiếc dù Mỹ, mà vì thực lực quốc phòng của 2 nước này. Nga, Ấn Độ không có Mỹ chống lưng nhưng chưa bị TQ đánh là vì họ cũng có tiềm lực quốc phòng, năng lực tự vệ mạnh mẽ, sức mạnh răn đe đáng kể.

Tất cả những quốc gia trên đều đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, biên giới với TQ nhưng chưa bị tấn công đều không phải nhờ chiếc dù của ngoại bang nào, mà đều vì chính sức mạnh quốc phòng của họ hoặc địa lý của họ chưa thích hợp cho TQ khởi binh. Việc được các ông lớn, nhất là Mỹ chống lưng chỉ làm chùn bước TQ phần nào, nhưng như lịch sử đã cho thấy, khi cần đánh thì họ vẫn sẽ đánh, từ năm 1950 một TQ lạc hậu đã không sợ Mỹ, dám đem 100 vạn quân vào bán đảo Triều Tiêu đánh nhau trực tiếp với Mỹ, thì một TQ hiện đại hóa, kỹ thuật cao, công nghệ tối tân ngày nay cũng sẽ không sợ Mỹ. Và các nước lớn luôn có lợi ích của riêng họ khi đạt được thoả thuận thì chúng sãn sang bán đồng minh của mình, trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa là một ví dụ.
st.

Nguồn: KBCHN.NET

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

TỨ TƯỢNG Chương 2. Huyền nghĩa của Tứ Tượng



Tứ Tượng trên phương diện tượng hình có thể giải như là 4 hiện tượng, 4 trạng thái cơ bản khác nhau, hoặc giai đoạn trên quá trình biến hóa của một thực thể duy nhất, là Thái Cực.

Phổ Tứ Tượng vào Hà Đồ, ta có:




Theo Hà Đồ, thì các số 1, 2, 3, 4 đều là sinh số. Và ta thấy các số 1, 2, 3, 4 tượng trưng cho Tứ Tượng, cho cơ cấu của Vạn Hữu.

Như vậy theo Dịch thì các số 1, 2, 3, 4 đều là phân thể của số 5 và số 10, vì:

1 + 4 = 5

2 + 3 = 5

1 + 2 + 3 + 4 = 10

Thế tức là Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm là phân thể của Thái Cực, của Thượng Đế.

Nói cách khác, vũ trụ là phân thể của Thực Thể duy nhất. Tổng hợp vũ trụ, ta sẽ có lại được Toàn Thể duy nhất. Theo Pythagore thì bốn con số 1, 2, 3, 4 cũng đã đủ tượng trưng cho vũ trụ và sự vận chuyển không cùng của vũ trụ và vạn hữu.[1]

Hoặc, các số 1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái biểu dương cho sự phát hiện của Thượng Đế,

Tứ Tượng theo Pythagore được viết là:


Nhiều nhà huyền học thay vì viết Tứ Tượng bằng số, đã viết bằng những vần trong chữ YHVH.

Họ viết:


Yod
Yod  He
Yod  He  Vau
Yod  He  Vau  He
Viết thành vòng tròn ta có:

Viết thành chu kỳ ta có:

Mà Yod, He, Vau, He tức là YHVH (Yahve hay Jehovah) hay Thượng Đế.
Xét các đồ bản trên, ta thấy rằng Tứ Tượng chính là 4 trạng thái biến thiên chính yếu, 4 cơ cấu chính yếu, 4 hiện tượng chính yếu, 4 giai đoạn biến thiên chính yếu, trong đại chu kỳ biến hóa của hoàn võ. Phân ra bốn phương thì Tứ Tượng là phân thể của Thượng Đế. Hợp lại làm một ta lại được Thái Cực hoặc Thượng Đế.[2] Vì thế mà môn phái Pythagore tôn thờ và sùng thượng hình Tứ Tượng mà họ gọi là Tétragammaton hay Tétractys.
Nhìn ký hiệu của Tứ Tượng ta có thể nhận định thêm như sau: Vạn vật có thể có cơ cấu, khí chất ngược nhau như Thái Dương, Thái Âm; hoặc có nhiều hướng vận chuyển trái ngược nhau như Thiếu Dương, Thiếu Âm.
Nói cách khác, vạn vật có thể hoặc tụ, hoặc tán, hoặc hướng ngoại, hoặc hướng nội, hoặc tiến từ tinh thần đến vật chất, hoặc từ vật chất trở ngược về tinh thần.
Ta có thể lồng Tứ Tượng vào chu kỳ biến hóa của 4 mùa trong một năm, 4 lứa tuổi trong một đời người, 4 giai đoạn biến hóa trong chu kỳ vũ trụ:




Thiếu Dương:
Dương khí từ lòng đất vươn lên; Dương khí bắt đầu hoạt động. (Xuân, tuổi thiếu niên, sáng, Sinh.)
Thái Dương: Dương khí tới thời toàn thịnh, phát huy vạn vật, khuếch tán vạn sự. (Hạ, tuổi thanh niên, trưa, Trưởng.)
Thiếu Âm: Âm khí thu liễm vạn vật. (Thu, tuổi thành niên, chiều, Liễm.)Thái Âm: Âm khí hàm tàng vạn vật. (Đông, tuổi lão thành, tối, Tàng.)


CHÚ THÍCH

[1] Ce qu’ici-bas nous nommons par ces termes (Quatre éléments) sont les ressemblances et pour tout dire les vêtements dans le monde physique, de ces 4 Principes, de ces 4 états, de ces 4 Nombres qu sont les 4 éléments. — Raoul Auclair,Le Livre des Cycles, p. 143.

[2] Pythagoras having learned in Egypt the name of the true God, the Mysterious and Ineffable Name Jehovah, and finding that in the original tongue, it was composed of four letters translated it into his own language by the word Tetratys, and gave the true explanation of it, saying that it properly signified the source of nature that properly rolls along. — Mackey’s Revised Encyclopedia of Freemasonry, vol 2, p. 1033.

Văn của cuộc đời (Trích Luận ngữ tân thư)



Phần này xin không trích “Lời tựa“ như những phần trước, bởi nghe không được “thuận tai“, cũng không được “thích“ cho lắm (thậm chí còn có cả mấy câu văn tế cổ nữa). Không “thuận tai“ -đó là điều mà cả người viết lẫn người đọc hằng tối kị xưa nay. Ngay bản thân nội dung cũng có nhiều chỗ trúc trắc, chẳng ra văn xuôi, chẳng ra văn ngược, nhòm mặt giấy thấy cứ như… rắc trấu. Thôi thì có sao trích vậy. Nếu không đâu vào đâu, cũng mong độc giả bỏ quá cho đừng chấp (nếu trót đọc đến). Đoạn trích này vỏn vẹn như sau:

Đó là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá. Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút. Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt (rất chua) của mình…

Con người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời. Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng (nói).

Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.

Người ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa nhau…

Nơi ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính là… sự thật. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.

Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.

Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.

Nơi ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân.

Nơi ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu.

Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.

Nơi ấy… vân vân và… vân vân…

Ở đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật. Nôm na như sau:

Văn“ ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư, gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm… Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“ kia, mới thực là quan trọng?

Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý: “kẻ vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“, rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước, mà đúng cho toàn thiên hạ“.

Xem suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng về sau càng lộ rõ điều ấy.

Thì ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.

Bậc Thánh nhân còn bảo: “Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. . Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì, bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể là “văn loạn“.

Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.


Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?

“Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.

“Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.

“Sáng dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai kiểu:

Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.

Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu “tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.

Phàm những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.

Kiểu “thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó đang là… Quốc sách Giáo dục.

Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Vậy “văn trị“ là gì?

“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…

“Văn trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.


Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?

“Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mĩ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…

Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.

Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.

Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.

Kẻ làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như hiểu lòng bàn tay của mình.

Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).

“Văn trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà nào “độc quyền“ làm dân được mãi.

Thế thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.

Còn “văn loạn“ là gì?
“Văn loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất ít người… mà thôi.

“Văn loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng chửi nhau như hàng tôm hàng cá…

“Văn loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.

Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?

“Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.

Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…

Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.

Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.

Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.

Kẻ làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ đang trôi theo hướng nào.

Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).

“Văn loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ lo bị ai tranh cạnh…

Thế thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.

Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không thể biết được.



Phạm Lưu Vũ

Về bài thơ " Đùn đẩy Trách nhiệm" của Lý Đợi



Phạm Lưu Vũ














Gã có bút danh: “Lý Đợi” (còn tên thật thì thú thực, tôi cũng không biết).
Gã còn trẻ (không phải vì chưa vợ), mà… tre (hỏi) trẻ thật.
Gã tự nhận bất tài. Tạm cho như thế đi.

Tôi ngờ rằng âm sau của cái bút danh ấy phải đáng lẽ đọc thành: “Đời”. Nhưng cái “Lý” ở “Đời” vốn hay bị chặn đứng, luôn bị chặn đứng (thích bị chặn đứng?). Cũng như lời nói, không cẩn thận thường hay bị chặn họng. Thành ra “Đời” biến thành “Đợi” đấy thôi. Phàm phép phát âm, gặp âm “Đời” tất phải phát âm hơi kéo dài cho nó “dư giả” một chút, nếu ngắn và cộc lốc sẽ nghe thành âm “Đợi” ngay. Nói cách khác, sau khi phát âm xong tiếng “Đời”, thì hơi thở vẫn còn liên tục được. Chứ phát âm xong tiếng “Đợi” thì hơi thở tất phải có một khoảnh khắc bị chặn lại. Bạn cứ thử mà xem, bắt đầu: “đờ…ơ…i…” nhé. Kết thúc cuộc phát âm ấy, nếu nghe thấy âm: “ì” thì thành “Đời”, mà nghe thấy âm “ị” thì sẽ thành “Đợi”. Nhanh mấy cũng nghe thấy, nghĩa là “Đợi” = “Đ…ờ…i” + “ị”. Tóm lại là chỉ khác mỗi chỗ “ị” hay “ì” mà thôi. Thế mà nghĩa khác hẳn nhau. Chẳng biết “Đợi” ai?, “Đợi” cái gì, “Đợi” đến bao giờ, v.v…

Gã tự nhận không làm thơ. Gã chỉ “thuộc” thơ thôi (cùng lắm thì “thuổng”). Nhưng cái cách “thuộc” của gã khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng gã đang “cạnh tranh” với mình. Thế là nổi “xung” lên, thế là mắng mỏ, miệt thị… Ví dụ trường hợp sau đây:

Câu ca dao thời tiết như vầy thì ai mà chẳng thuộc: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa / bay cao thì nắng bay vừa thì râm”. Nhưng cơ mà thuộc cũng… chẳng để làm gì, kể cả mấy bác nông dân, bởi có làm thay đổi được thời tiết đâu. Huống chi thời buổi hiện đại này, ngày nào chẳng có “dự báo thời tiết” trên ti vi, trên báo, đài…

Thế nhưng cái gã Lý “Đời… ị” (Lý Đợi) ấy lại “thuộc” câu ca dao trên theo kiểu khác. Không phải “thời tiết” nữa, mà là “thời thế”… Hãy nghe gã đọc: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa / bay cao thì nắng bay vừa… thì thôi”.

Tài thật! Tài đến thế là cùng… Chỉ đổi có duy nhất một chữ, chữ cuối cùng của câu ca dao, mà “thời tiết” biến ngay ra thành… “thời thế”! “Chuồn chuồn bay…” đã hóa thành một triết lý sống (lấy an toàn làm trọng), hóa thành thân phận của những kiếp người giữa cuộc đời đầy cạm bẫy và âm mưu này. “Cao” hay “thấp” đều tạo ra “mưa” hoặc “nắng”, tóm lại đều ẩn chứa hiểm nguy cả. Chỉ có “vừa” thì mới được vô sự, thì mới… “thôi” (đừng cho là tán nhảm nhé).

Nếu chỉ dừng ở đấy, thì mấy dòng “bình loạn” (chữ dùng của báo “Tuổi trẻ Cười”) như trên cũng có thể coi là tạm được. Và câu ca dao cũng biến… đến thế mà thôi Thế nhưng gã chưa dừng lại. Gã thêm vào một câu nữa, một câu “nói” hoàn toàn tự nhiên, không “thơ thẩn” chút nào (đúng là gã không làm thơ thật). Câu ấy là: “không liên quan gì đến tôi”. ái chà chà! Thế này thì đến lượt “thời thế” lại biến mất, thay vào đó là… “thời đại”. Thậm chí gã còn đặt tên cho cái sự “thuộc thơ” này của mình một cái tên còn mang tính “thời đại” hơn nữa, đó là: “đùn đẩy trách nhiệm”. Cái triết lý sống “vừa”, vừa mới xuất hiện, thì lập tức bị tỏ thái độ. Đơn giản là đời bây giờ biết thế nào cho… “vừa”. Eo ôi! Khó n(l)ắm. Thế nhưng ba cái thứ hạng “cao”; “thấp” và “vừa” ấy đã tóm hết cả cuộc đời này rồi còn gì. Thế mà đều “không liên quan gì” (đến tôi) cả, đều… đếch cần. Vậy là việc của Bá Di, Thúc Tề ngày trước, giờ lại thấy ở đây.

Biến một câu ca dao “thời tiết” muôn thuở thành “thời thế”, rồi thoắt cái thành “thời đại”. Đã có ai như thế hay chưa? Vậy mà tự nhận là bất tài thì… tin thế đếch nào đuợc. Có mà… bất khiêm (rõ quá), bất lương (không có lương), bất tín (không được tín nhiệm) thì có.

Xin đưa ra toàn văn “bài thơ” trên của gã để làm chứng như sau:


Đùn đẩy trách nhiệm


chuồn chuồn bay thấp thì mưa
bay cao thì nắng bay vừa thì… thôi
không liên quan gì đến tôi.


Lý Đợi

THƠ TẶNG MÁ


VIỆT TRÚC






Mẹ - ảnh Internet





SOI



Có chiều con thấy má ngồi
Soi gương như thể soi đời gian truân
Ô hay một kiếp trầm luân
Đưa tay vuốt tóc ngại ngần tóc pha...!




TRẮNG



Tháng ba hoa trắng cành xoan
Trắng con đường nhỏ, trắng làn gió lay
Hoa rơi nhẹ trắng vai gầy
Hoa rơi tóc má...
tóc ngày điểm sương!




ĐẸP



Má về bóng ngã trời chiều
Gió mùa nhẹ thổi liêu xiêu thân gầy
Tháng ba nắng đẹp chân mây
Tàn dương đẹp giọt đong đầy đang rơi




SỢ



Gió xuân về giữa trời đông
Sợ hoa xoan rụng nên lòng bâng khuâng
Tóc xanh sợ ngã màu vân
Vai gầy sợ nặng mấy lần phong sương




Xây Xã Hội trên nền Kinh Tế "Giấy Tiền" và "Thuê Mướn"


Hậu quả của Xây Xã Hội trên nền Kinh Tế "Giấy Tiền" (shares-derivatives) và "Thuê Mướn" (rentirer economy).

Nền kinh tế phát triển hiện đại được nhiều chuyên gia đặt tên khác nhau. Sòng bài kinh tế (casino economy), hệ thống "móc túi trả vay" (ponzi scheme), tiếng Việt cứ nôm na gọi cho đúng thực trạng là "đếm của trong lỗ".
Khi những kẻ nắm nguồn "tiền giấy" (Fiat money) tung ra "đầu tư" thổi phồng những "công ty" , những buôn bán thuê mướn (bất động sản, giấy nợ) với những viễn cảnh sáng lạn về lợi nhuận dễ dàng, cứ việc chuyển tay nhau với những đồ đoán khi trồi khi sụt để "lấy lãi". Nhưng tất cả chỉ là "dự phóng" rằng những "công ty" SẼ ĐẺ RA TIỀN, và các CON NỢ sẽ trả đầy đủ hàng tháng. Tức là những con cua trong lỗ sẽ bò ra để mọi người vui vẻ nhẩn nha nhặt vào rọ, Thế là tất cả cứ thổi phồng rằng con cua sẽ bò ra, và chứ nhẩn nha thổi phồng với nhau rằng khi cua bò ra khỏi lỗ , nó sẽ to hơn, mẩy hơn... Và cứ thế đua nhau nâng giá con cua trong lỗ, rồi chuyền nhau làm "chúng" để "khoán" vào dịch vụ trao dổi đầu tư mới...

Cua ở trong lỗ, không biết rõ là bao nhiêu, mảy ốm ra thế nào, nhưng "giấy ghi giá trị của nó" đã tăng vùn vụt và trải khắp các con buôn, kẻ bán. Đùng một cái, những cái lỗ cua sụp, tìm không được mấy con, mà lại gầy ốm khẳng khiu gần chết... Thế là cả lũ hoảng đua nhau bán tống tháo những "tờ giấy giá trị cua" với giá thấp để mong gỡ lại vốn.

Nhưng ai cũng muốn bỏ chạy khi khi nhận ra rằng "lỗ cua" trống rỗng, lẽ đương nhiên những cái giấy ghi giá trị đó, chỉ còn là tờ giấy lỗ cua.

Tất cả những mua bán "giấy chứng đầu tư" này đều dựa vào năng lực làm việc, sản xuất, và trả nợ đúng hạn. Và với tình trạng kinh tế sản xuất hôm nay, lại dựa hẳn vào giới tiêu thụ. Giới tiêu thụ lại làm ăn khó khăn, lương thu nhập lại thấp, chủ nhân chỉ muốn cắt giảm chứ không muốn tăng, làm sao người ta mạnh tay mua sắm tiêu dùng?

À. đã có hệ thống tín dụng! Cứ mượn trước tiêu sài rồi trả sau ...với lãi xuất "thấp"!!! Càng mượn càng khó trả. Càng khó trả, lãi xuất càng tồn đọng và tăng dần. Và nợ là chồng lên nợ.

Cho đến khi tất cả KHÔNG TRẢ NỖI, thì VỠ NỢ là lẽ đương nhiên. Con nợ nhỏ chết, kéo theo các con nợ lớn. Con nợ lớn chết, thì dĩ nhiên những kẻ cho vay cũng mất. TẤT CẢ nối đuôi nhau nhìn "gia sản giấy tiền" mà khóc tiếng La Tinh!!!

"Tiền, "vật chúng trung gian trao đổi" chỉ có giá trị khi có sản phẩm dịch vụ. Kể cả "vàng"! Khi xã hội thiếu lương thực, không sản xuất đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sinh hoạt sinh tồn, thì vàng cũng chỉ là cát! Kim cương cũng chỉ là gạch sỏi. Đó lá lý do các xã hội có nền sản xuất đa điện, có sáng tạo thiết thực, in tiền ra nhưng không lạm phát. Ngược lại những xã hội đình trệ không sáng tạo thiết thực và có sản xuất đa diện, càng in tiền càng lạm phát.

Nhà nước chính phủ là "đơn vị" tiêu sài phung phí nhất trong "thị trường", nhưng không sản xuất sáng tạo gì, ngoài quyền "đánh thuế". Cho nên phải in tiền để "vung tay"- và mong chờ vào "tài nguyên:, và nơi sức lao động sáng tạo của dân chúng tạo ra nhiều hàng hóa nhu yếu dịch vụ "bảo chứng" cho những mớ "tiền giấy pháp quyền" này. Khi tài nguyên, một gia sản giới hạn chỉ cạn đi chứ không tăng, và người dân bị ràng buộc chi li đủ thứ luật lệ, tham nhũng, thì đương nhiên sản phẩm hàng hóa làm sao tạo ra kịp với mức "vung tay" nhấn máy in của nhà nước ngân hàng trung ương" - Hệ quả là tiền giấy và giấy tiền tăng ngập bội phần hơn hàng hóa dịch vụ. Việt Nam, Zimbabuwe là điển hình.

Và cả thế giới hôm nay đang trong tình trạng tiền giấy và giấy tiền thặng dư quá mức so với lượng sản xuất hàng hóa dịch vụ nhu yếu. Tài nguyên thiên nhiên càng cạn dần và phẩm chất tài nguyên càng suy giàm vì ô nhiễm. Đây là những điều hiển nhiên- (unlimited wants, and limited resources) Ham muốn không giới hạn, càng ngày càng tăng một cách phi lý được mệnh danh là "tiến bộ"!- Nhưng tài nguyên không chỉ giới hạn mà càng ngày càng cạn nhanh hơn. Đến như không khí, nước, cũng trở thàh "hiếm" vì ô nhiễm không tận dụng được toàn diện tự nhiên.

Vấn đề giải quyết ra sao, khi mà ngưới ta không còn khả năng nhìn ra đâu là nhu cầu và đâu là ham muốn. Ham muốn (wants) trở thành nhu cầu (needs)- Mấy ai không CẦN một cái di động S6, I6?

Với những người nhận thức, S6, I6, Facebook, PC mạnh, Xe đủ chức năng v.v chỉ là ham muốn, không cần thiết. Nhưng với đại đa số, nó là "nhu cầu bắt buộc" của "thời đại" , dù chỉ dùng để làm những việc rất căn bản mà không có những thứ này vẫn làm được!

Nền kinh tế khủng hoảng , "có lẽ" là do "người hiện đại" không còn biết cái gì mình CẦN và cái gì chỉ là HAM THÍCH.

Nhân Chủ