Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Xây Xã Hội trên nền Kinh Tế "Giấy Tiền" và "Thuê Mướn"


Hậu quả của Xây Xã Hội trên nền Kinh Tế "Giấy Tiền" (shares-derivatives) và "Thuê Mướn" (rentirer economy).

Nền kinh tế phát triển hiện đại được nhiều chuyên gia đặt tên khác nhau. Sòng bài kinh tế (casino economy), hệ thống "móc túi trả vay" (ponzi scheme), tiếng Việt cứ nôm na gọi cho đúng thực trạng là "đếm của trong lỗ".
Khi những kẻ nắm nguồn "tiền giấy" (Fiat money) tung ra "đầu tư" thổi phồng những "công ty" , những buôn bán thuê mướn (bất động sản, giấy nợ) với những viễn cảnh sáng lạn về lợi nhuận dễ dàng, cứ việc chuyển tay nhau với những đồ đoán khi trồi khi sụt để "lấy lãi". Nhưng tất cả chỉ là "dự phóng" rằng những "công ty" SẼ ĐẺ RA TIỀN, và các CON NỢ sẽ trả đầy đủ hàng tháng. Tức là những con cua trong lỗ sẽ bò ra để mọi người vui vẻ nhẩn nha nhặt vào rọ, Thế là tất cả cứ thổi phồng rằng con cua sẽ bò ra, và chứ nhẩn nha thổi phồng với nhau rằng khi cua bò ra khỏi lỗ , nó sẽ to hơn, mẩy hơn... Và cứ thế đua nhau nâng giá con cua trong lỗ, rồi chuyền nhau làm "chúng" để "khoán" vào dịch vụ trao dổi đầu tư mới...

Cua ở trong lỗ, không biết rõ là bao nhiêu, mảy ốm ra thế nào, nhưng "giấy ghi giá trị của nó" đã tăng vùn vụt và trải khắp các con buôn, kẻ bán. Đùng một cái, những cái lỗ cua sụp, tìm không được mấy con, mà lại gầy ốm khẳng khiu gần chết... Thế là cả lũ hoảng đua nhau bán tống tháo những "tờ giấy giá trị cua" với giá thấp để mong gỡ lại vốn.

Nhưng ai cũng muốn bỏ chạy khi khi nhận ra rằng "lỗ cua" trống rỗng, lẽ đương nhiên những cái giấy ghi giá trị đó, chỉ còn là tờ giấy lỗ cua.

Tất cả những mua bán "giấy chứng đầu tư" này đều dựa vào năng lực làm việc, sản xuất, và trả nợ đúng hạn. Và với tình trạng kinh tế sản xuất hôm nay, lại dựa hẳn vào giới tiêu thụ. Giới tiêu thụ lại làm ăn khó khăn, lương thu nhập lại thấp, chủ nhân chỉ muốn cắt giảm chứ không muốn tăng, làm sao người ta mạnh tay mua sắm tiêu dùng?

À. đã có hệ thống tín dụng! Cứ mượn trước tiêu sài rồi trả sau ...với lãi xuất "thấp"!!! Càng mượn càng khó trả. Càng khó trả, lãi xuất càng tồn đọng và tăng dần. Và nợ là chồng lên nợ.

Cho đến khi tất cả KHÔNG TRẢ NỖI, thì VỠ NỢ là lẽ đương nhiên. Con nợ nhỏ chết, kéo theo các con nợ lớn. Con nợ lớn chết, thì dĩ nhiên những kẻ cho vay cũng mất. TẤT CẢ nối đuôi nhau nhìn "gia sản giấy tiền" mà khóc tiếng La Tinh!!!

"Tiền, "vật chúng trung gian trao đổi" chỉ có giá trị khi có sản phẩm dịch vụ. Kể cả "vàng"! Khi xã hội thiếu lương thực, không sản xuất đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sinh hoạt sinh tồn, thì vàng cũng chỉ là cát! Kim cương cũng chỉ là gạch sỏi. Đó lá lý do các xã hội có nền sản xuất đa điện, có sáng tạo thiết thực, in tiền ra nhưng không lạm phát. Ngược lại những xã hội đình trệ không sáng tạo thiết thực và có sản xuất đa diện, càng in tiền càng lạm phát.

Nhà nước chính phủ là "đơn vị" tiêu sài phung phí nhất trong "thị trường", nhưng không sản xuất sáng tạo gì, ngoài quyền "đánh thuế". Cho nên phải in tiền để "vung tay"- và mong chờ vào "tài nguyên:, và nơi sức lao động sáng tạo của dân chúng tạo ra nhiều hàng hóa nhu yếu dịch vụ "bảo chứng" cho những mớ "tiền giấy pháp quyền" này. Khi tài nguyên, một gia sản giới hạn chỉ cạn đi chứ không tăng, và người dân bị ràng buộc chi li đủ thứ luật lệ, tham nhũng, thì đương nhiên sản phẩm hàng hóa làm sao tạo ra kịp với mức "vung tay" nhấn máy in của nhà nước ngân hàng trung ương" - Hệ quả là tiền giấy và giấy tiền tăng ngập bội phần hơn hàng hóa dịch vụ. Việt Nam, Zimbabuwe là điển hình.

Và cả thế giới hôm nay đang trong tình trạng tiền giấy và giấy tiền thặng dư quá mức so với lượng sản xuất hàng hóa dịch vụ nhu yếu. Tài nguyên thiên nhiên càng cạn dần và phẩm chất tài nguyên càng suy giàm vì ô nhiễm. Đây là những điều hiển nhiên- (unlimited wants, and limited resources) Ham muốn không giới hạn, càng ngày càng tăng một cách phi lý được mệnh danh là "tiến bộ"!- Nhưng tài nguyên không chỉ giới hạn mà càng ngày càng cạn nhanh hơn. Đến như không khí, nước, cũng trở thàh "hiếm" vì ô nhiễm không tận dụng được toàn diện tự nhiên.

Vấn đề giải quyết ra sao, khi mà ngưới ta không còn khả năng nhìn ra đâu là nhu cầu và đâu là ham muốn. Ham muốn (wants) trở thành nhu cầu (needs)- Mấy ai không CẦN một cái di động S6, I6?

Với những người nhận thức, S6, I6, Facebook, PC mạnh, Xe đủ chức năng v.v chỉ là ham muốn, không cần thiết. Nhưng với đại đa số, nó là "nhu cầu bắt buộc" của "thời đại" , dù chỉ dùng để làm những việc rất căn bản mà không có những thứ này vẫn làm được!

Nền kinh tế khủng hoảng , "có lẽ" là do "người hiện đại" không còn biết cái gì mình CẦN và cái gì chỉ là HAM THÍCH.

Nhân Chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét