Tác giả: Kassandra Brown , www.naturalpapa.com
Dịch giả: Minh Nữ
Can đảm để thay đổi là sự can đảm nhìn vào thực tại. (Lzf / iStock)
Tôi đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong cuộc đời mình và giúp những người khác làm điều tương tự. Bỏ lại sau lưng xã hội tiêu dùng ồn ã, tôi chuyển đến sống trong một khu làng sinh thái và bắt đầu công việc huấn luyện qua mạng ngay tại nhà.
Đang loay hoay định viết bài thì chủ đề này đột nhiên xuất hiện làm tôi vô cùng xúc động. Vừa gõ vừa khóc, nước mắt tôi cứ thế rơi trên bàn phím. Tôi lục lại những bài viết của mình 10 năm trước, cả những điều chắp nối từng là mong ước một thời, những điều cho đến tận bây giờ vẫn còn là mong ước nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Trước khi bắt đầu đọc, bạn hãy cùng tôi ghi nhớ vài điều.
Hãy dịu dàng với chính mình. Và nhớ rằng sự can đảm để thay đổi thường là một sự can đảm trường kỳ. Nó ẩn chứa sự can đảm dám vấp ngã và đối mặt với cuộc sống bạn không hề mong đợi. Trong khi có những thay đổi diễn ra nhanh chóng, phần nhiều phải mất đến hàng tháng thậm chí hàng năm mới bộc lộ hoàn toàn. Chúng ta vẫn cần đến lòng can đảm để tiến lên và tiếp tục xây dựng cuộc sống sau khi đã thay đổi và cả những tháng ngày sau đó.
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra những câu hỏi và cả những câu trả lời. Hãy cùng tôi đọc những câu hỏi, nhưng trước khi xem câu trả lời của tôi, bạn hãy dành một vài phút viết ra câu trả lời cho chính mình. Những suy ngẫm này đến từ các đối tác kinh doanh, các học viên yoga, bạn bè và từ chính cuộc đời tôi.
Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi vì sao chúng ta không thay đổi. Khi chúng ta muốn thay đổi nhưng không hành động, điều gì đã níu giữ chúng ta? Tại sao chúng ta cứ mãi loay hoay trong sự lệch lạc tưởng như quen thuộc đó?
Can đảm để thay đổi là sự can đảm nhìn vào thực tại. (Lzf / iStock)
Tôi đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong cuộc đời mình và giúp những người khác làm điều tương tự. Bỏ lại sau lưng xã hội tiêu dùng ồn ã, tôi chuyển đến sống trong một khu làng sinh thái và bắt đầu công việc huấn luyện qua mạng ngay tại nhà.
Đang loay hoay định viết bài thì chủ đề này đột nhiên xuất hiện làm tôi vô cùng xúc động. Vừa gõ vừa khóc, nước mắt tôi cứ thế rơi trên bàn phím. Tôi lục lại những bài viết của mình 10 năm trước, cả những điều chắp nối từng là mong ước một thời, những điều cho đến tận bây giờ vẫn còn là mong ước nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Trước khi bắt đầu đọc, bạn hãy cùng tôi ghi nhớ vài điều.
Hãy dịu dàng với chính mình. Và nhớ rằng sự can đảm để thay đổi thường là một sự can đảm trường kỳ. Nó ẩn chứa sự can đảm dám vấp ngã và đối mặt với cuộc sống bạn không hề mong đợi. Trong khi có những thay đổi diễn ra nhanh chóng, phần nhiều phải mất đến hàng tháng thậm chí hàng năm mới bộc lộ hoàn toàn. Chúng ta vẫn cần đến lòng can đảm để tiến lên và tiếp tục xây dựng cuộc sống sau khi đã thay đổi và cả những tháng ngày sau đó.
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra những câu hỏi và cả những câu trả lời. Hãy cùng tôi đọc những câu hỏi, nhưng trước khi xem câu trả lời của tôi, bạn hãy dành một vài phút viết ra câu trả lời cho chính mình. Những suy ngẫm này đến từ các đối tác kinh doanh, các học viên yoga, bạn bè và từ chính cuộc đời tôi.
Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi vì sao chúng ta không thay đổi. Khi chúng ta muốn thay đổi nhưng không hành động, điều gì đã níu giữ chúng ta? Tại sao chúng ta cứ mãi loay hoay trong sự lệch lạc tưởng như quen thuộc đó?
Sợ hãi làm chúng ta mắc kẹt
Có một điều tôi học được từ người khác và từ chính mình: sợ hãi khiến chúng ta mắc kẹt. Sợ xấu hổ, sợ thất bại, và sợ cả thành công, đó là những lý do hàng đầu khiến mọi người tránh phải thay đổi.
Khi bạn sợ phạm phải sai lầm – sợ người khác thấy mình xấu xí, ngốc nghếch, khờ khạo hay kém cỏi, bạn sẽ khó lòng dám thử những điều mới mẻ. Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc ở trường, bạn càng không cho phép mình thất bại hay mắc sai lầm. Thay đổi đồng nghĩa với việc sẵn sàng chấp nhận cả hai, thất bại lẫn sai lầm. Tuy nhiên vượt qua nỗi sợ mất mặt quả thực không dễ chút nào.
Sức ỳ mạnh mẽ đến nỗi nó khiến bạn bám dính vào những điều quen thuộc mà bạn vẫn làm từ trước đến nay thay vì tiến hành một sự thay đổi. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi từng chút một, bạn sẽ thấy mọi việc bớt trì trệ hơn.
Thế nhưng nỗi sợ lớn nhất hóa ra lại là nỗi sợ thành công. Bạn có thể tự hỏi: “Nếu tôi thực sự thay đổi được thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”. Bạn không biết điều gì đang chờ đợi mình ở bờ bên kia. Có lẽ là do bạn lo lắng, bạn sẽ phải đối mặt với những điều không thể đối mặt, và rồi bạn đánh mất chính kiến của mình.
Thay đổi rất có thể sẽ khiến bạn mất đi những điều mà bạn không đành lòng từ bỏ, chẳng hạn một người nào đó, một cảm giác hay một niềm tin chẳng hạn. Bạn sợ rằng mình không thể chèo chống nổi cuộc đời sau cơn biến cố hoặc sẽ thất bại giữa chừng.
Những thỏa hiệp ngầm khiến chúng ta mắc kẹt
Phải chăng bạn đang sống một cuộc đời giả tạo trong lớp mặt nạ hay núp bóng ai đó chỉ để được yên ổn? Đa số chúng ta đều như vậy. Đó là những thỏa hiệp ngầm về những điều chúng ta sẽ làm và không làm, về việc chúng ta là ai, chúng ta tin vào điều gì. Thậm chí chúng ta còn thỏa hiệp cả việc mình sẽ mắc kẹt ra sao, sẽ tiếp tục lệ thuộc vào nhau như thế nào.
Nghiêm trọng hơn, có thể gọi đó là “đồng phụ thuộc”, một dạng phụ thuộc không lành mạnh giống như nghiện mà hầu hết chúng ta từng trải qua vài lần trong đời ở một mức độ nào đó. Chúng ta biết cách phản ứng trước những thói quen cố hữu và những câu chuyện lặp đi lặp lại của bạn bè, người yêu hay đồng nghiệp. Họ có thể khiến chúng ta tức giận, nhưng là một loại tức giận quen thuộc đến nỗi khiến chúng ta hưởng thụ sự thoải mái trong cảm giác khó chịu.
Để thay đổi, bạn phải can đảm phá vỡ những thỏa hiệp không còn phù hợp. Bạn phải dám nghĩ khác và làm khác đi, đồng thời chấp nhận rằng những người xung quanh chưa chắc sẽ hưởng ứng điều đó. Bạn không thể biết trước sự thay đổi nào có thể giúp bạn giữ được yêu thương, sự khoan dung và đồng thuận như trước.
Xét trên một mức vi quan, hầu hết chúng ta đều sợ bị tẩy chay, cô lập hoặc bị bỏ rơi. Xã hội con người là một xã hội quần thể, trong đó con người dựa vào cộng đồng để sinh sống và phát triển. Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử. Bị cô lập khỏi cộng đồng chẳng khác nào đối mặt với bản án tử hình. Chúng ta nghĩ mình đang an toàn, nhưng ở một mức độ nào đó chúng ta cũng biết rằng những điều khác biệt thường phải gánh chịu hậu quả.
Can đảm để thay đổi là một sự can đảm đích thực. Bỏ lại sau lưng những gì là quen thuộc, an toàn, dễ sống để đến với những mơ hồ đầy rủi ro, đó chắc chắn phải là một sự can đảm.
Đôi khi bạn cần lòng can đảm để chấp nhận hoàn cảnh và kiên định với mục tiêu mà bất chấp trở ngại hay chỉ trích: trụ vững trong những thời điểm hôn nhân đầy sóng gió, kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn nổi loạn của những đứa trẻ đi qua, chờ cho mái tóc cắt hỏng mọc dài ra. Đôi khi bạn lại cần can đảm để thay đổi, can đảm nhờ người khác giúp đỡ hoặc tìm đến sự tư vấn, can đảm nói Không, can đảm nói Có…
Can đảm cần sự thành thực
Vậy điều gì khiến một người có thể từ bỏ những thứ cố hữu? Điều gì cho họ lòng can đảm để dấn chân vào những mới mẻ và bất ngờ?
Can đảm để thay đổi là can đảm nhìn vào thực tại. Hiện thực của bạn là gì? Bạn muốn gì? Liệu bạn có thể thẳng thắn bày tỏ những mong muốn đó với chính mình, với đấng bề trên, hoặc đưa nó vào trong bài viết? Liệu bạn có dám bày tỏ điều đó với một bác sĩ chuyên khoa, một huấn luyện viên hoặc một người bạn thân? Hay thậm chí là bày tỏ với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ?
Chừng nào bạn còn giấu đi những khát khao sâu thẳm trong tim, thì bạn còn gặp khó khăn trong việc biến nó thành hiện thực. Thổ lộ những điều ấp ủ trong lòng chính là một cấp độ thể hiện sự thành thực.
Can đảm để thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi những người xung quanh ủng hộ bạn. Tuy nhiên, khi bạn có can đảm để nói thật và sống thật, bạn gần như sẽ phá vỡ những thỏa hiệp nhỏ nhen và giả dối mà trước đây bạn và ai đó từng xây dựng. Họ sẽ tức giận với bạn. Khi bạn cần họ giúp đỡ, họ sẽ lôi kéo, nổi giận và tìm mọi cách kéo bạn trở về con đường cũ. Tại sao?
Những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi. ( Bert Kaufmann / Flickr / CC BY 2.0)
Thay đổi là bất ổn định. Khi bạn thay đổi, bạn đang dịch chuyển sự cân bằng, kiểm soát, và nguồn lực. Trong niềm vui và sợ hãi đan xen, liệu bạn có nhớ rằng những người thân của bạn buộc phải thay đổi khi bạn thay đổi?
Thiện tâm với mọi người là cách giúp họ chấp nhận sự thay đổi của bạn. Hãy đối xử thiện ý và cảm thông với họ, đồng thời nói ra sự thật và giữ vững quyết tâm thay đổi, điều đó sẽ rất có ích cho bạn. Khi đó, những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi.
Không phải lúc nào những thiên thần đó cũng mặc áo trắng và có cánh sau lưng. Đôi khi họ đưa ra thử thách để bạn đào sâu tìm kiếm trong nội tâm. Đôi khi họ lại nắm lấy tay bạn và mong được giúp đỡ. Đôi khi họ đẩy bạn ra và nói “Hãy tự mình làm đi”, và rồi bạn phải tự tìm ra sức mạnh tiềm tàng trong chính con người bạn. Những thiên thần của bạn là ai? Liệu bạn có thể nhận ra những món quà họ mang đến và nói lời cảm ơn họ?
Trẻ em là chất xúc tác cho sự thay đổi
Trẻ em thường là tác nhân của sự thay đổi. Chúng khuấy động thế giới của bạn bằng tình yêu và sự huyên náo. Chúng thử thách để bạn biết sống nội tâm hơn, biết yêu thương, biết khoan dung, và cho đi nhiều hơn trước. Chúng biến bạn trở thành những người trưởng thành đúng nghĩa và không còn trốn tránh sau những lời biện hộ.
Chồng tôi đã cai thuốc lá sau 15 năm hút thuốc khi tôi mang thai đứa con đầu lòng. Anh ấy bỏ nghề thợ điện và mở công ty riêng khi tôi mang thai lần thứ hai. Mỗi lần những đứa trẻ ra đời là mỗi lần anh ấy trở nên mạnh mẽ và giỏi giang hơn. Với ý nghĩ rằng bọn trẻ sẽ lấy mình làm hình mẫu, anh ấy đã có thêm can đảm để thay đổi.
Một người bạn của tôi cũng phát hiện rằng bọn trẻ là chất xúc tác để cô ấy thay đổi. Cô ấy từng sống với một người chồng tệ hại nhưng vẫn viện cớ để kéo dài cuộc hôn nhân. Chỉ khi người chồng giở thói bạo lực với những đứa trẻ thì cô ấy mới có can đảm chia tay và đối mặt với việc ly hôn, ra tòa và đối chất.
Để nhìn thẳng vào mắt người chồng và lẽ ra là người bạn đời trong khi anh ta dốc sức chứng minh rằng cố ấy rất điên rồ, chắc hẳn cô ấy đã phải rất dũng cảm. Nhưng vì bọn trẻ cô ấy đã có thêm can đảm giải thoát chính mình và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đa số chúng ta đều sợ trải qua những điều như thế. Và đa số các bậc cha mẹ đều không dám thay đổi quá nhiều vì sợ rằng điều đó sẽ dẫn đến con đường ly hôn, chia cách. Sự can đảm để thay đổi luôn vọng lại trong tai bạn, ngay cả khi bạn đang ở trong những thời khắc đen tối của cuộc đời và con đường của bạn đầy rẫy những chông gai. Thẳm sâu nơi ấy bạn vẫn nhận ra rằng không có gì đúng đắn hơn là sống một cuộc đời đích thực, dù cho có khó khăn hay trắc trở.
Đây là cuộc đời của chính bạn
Can đảm để thay đổi bao gồm cả sự can đảm đối mặt mà không bỏ cuộc giữa chừng. Đó là sự can đảm để bước tiếp thay vì tự trách móc hay tự đổ lỗi, cũng không phải việc gạt sang một bên con đường mình đã chọn bằng cách thỏa hiệp, hay đổ tội cho người khác. Hãy đối diện và làm chủ cuộc đời của chính bạn.
Can đảm để thay đổi là khi bạn nói: “Đúng vậy, đây là cuộc sống mà tôi xây dựng. Đây chính xác là cuộc sống mà tôi đã xây dựng. Tôi không cần phải trách móc bất cứ ai. Tôi là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Tôi làm chủ cuộc đời của tôi. Đây là cuộc đời của tôi. Nếu tôi muốn nó khác đi, chính tôi và chỉ có tôi mới là người thay đổi nó.”
Can đảm để thay đổi là can đảm để làm chủ cuộc đời bạn mà không cần trách móc người khác. Đó là khi bạn được làm những gì mình muốn, bạn nhận thức rõ ràng và được sống cho chính cuộc đời mình. Can đảm để thay đổi còn là sự phản ứng nhiệt tình và tin tưởng rằng bạn hoàn toàn có thể vượt qua bất kỳ cơn giông bão nào.
Là một huấn luyện viên giúp các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, tôi giúp họ thành thực và can đảm đối mặt với chính cuộc đời mình, với việc nuôi dạy con cái và những lựa chọn của riêng họ. Tôi cũng sẽ giúp bạn thay đổi một cách từ từ, kiểm soát từng bước một để bạn dần thích ứng trong khi vẫn được an toàn trong thế giới của mình.
Kassandra Brown là một huấn luyện viên cho các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con cái. Bài viết gốc được đăng trên NaturalPapa.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét