" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015
Giọt nước hồi sinh
ELENA PUCILLO TRUONG TRƯƠ NG VĂN DÂN dịch
Hơi nóng khô khốc chắn ngang cuống họng làm tôi ngạt thở.
Không một chút gió! Chỉ có những làn hơi nóng liên tục bốc lên từ mặt đường nhựa đang sôi. Cái nhìn của tôi mờ nhạt, mọi thứ nhòe đi như thể mọi vật đã mất đường viền cố định: những căn nhà, những chiếc xe hơi… nhạt nhòa.
Mặt trời từ phía trên đỉnh đầu đang phóng lửa vào tôi, không thương tiếc.
Tôi cố lết, tựa đầu vào khuỷu tay, rồi vai, sau đó dùng khuỷu tay và chiếc vai bên kia để lấy sức trườn tới… cố bò đến bóng mát dưới chân tòa nhà cách xa chừng hơn trăm mét.
Tôi có cảm giác mình là con cá đang bơi trong đại dương nhựa đường nóng bỏng. Một con cá mắc cạn, đang vùng vẫy cố tìm đường lao ra vũng nước… Tôi muốn được thở và uống một ngụm nước nhưng đôi môi khô cháy chỉ có thể hứng được những giọt mồ hôi mặn như nước biển đang nhểu xuống từ khuôn mặt lem lấm bụi đường… trong lúc bụi, khói cùng hơi nóng cứ bám dính vào người tôi qua manh áo mỏng đã sờn…
Hay tôi là một nhân ngư, có đôi chân vô ích như chiếc đuôi của một nàng tiên cá xinh đẹp nhưng bất lực vì có lẽ không bao giờ có thể đến được bóng mát để có được một chút bình an.
Một cơn nghẹn làm hơi thở của tôi như đứt đoạn và một cơn đau nhói đang tràn lên lồng ngực.
Tôi nấc lên liên tục, hổn hển thở… như thể trong trái tim có con ngựa đang vùng chạy. Rồi giật mình thức giấc.
Tôi khó nhọc mở mắt… và chưa biết mình đang ở đâu. Một mái tóc đen mềm như những sợi tơ đen phủ xòa trên chiếc gối nằm bên cạnh và một chiếc mền mỏng đắp hờ lên một bờ vai tròn. Đó là những thứ đầu tiên mà tôi nhìn thấy. Tuy cái nhìn hãy còn mơ hồ nhưng sau đó nó cho tôi sự yên tâm vì tất cả những điều nhìn thấy chính là điều tối cần và mơ ước, giống như một mảnh ván cho kẻ bị đắm tàu, đang chới với tìm một cái gì để bám.
Tôi cố tựa vào hai cùi chỏ để đứng lên và nhìn thấy căn phòng đang từ từ tỏa sáng. Bình minh đã đến và những tia sáng đang xuyên qua bức màn và cơn ác mộng thường xuyên của tôi cũng bắt đầu biến mất. Tất cả những vật dụng, tủ bàn… như đã rõ nét, quen thuộc và tôi cũng bắt đầu tỉnh táo hơn.
* * *
Trong lúc em vẫn còn đang an giấc, anh với tay vuốt ve em. Anh vuốt thật nhẹ nhàng, không làm em thức giấc. Bao nhiêu tình yêu đang nở rộ trong trái tim anh. Và bao nhiêu bình yên và an lạc từ sự gần gũi của em mang đến.
Ngay cả ngàn lần câu nói “anh yêu em” cũng không đủ để diễn tả cho em hiểu sự sâu thẳm mà anh đang cảm nhận. Vì với người yêu thương chân thật, ngôn ngữ và cử chỉ có khi cũng trở nên vô ích. Anh chỉ cần nụ cười của mình luôn gặp được đôi môi em hé mở, ánh mắt của anh luôn bắt gặp tình cảm sâu thẳm trong cái nhìn của em. Và khi anh ôm em, ghì siết em thật mạnh, gần như để thân thể và trái tim của hai mình hòa lẫn vào nhau.
Tuy không muốn nhưng anh đã vô tình làm em thức giấc, và có lẽ em vừa trực giác hiểu những ý nghĩ trong đầu anh nên đã nhìn anh như nhìn một đứa bé với nụ cười thật ngọt ngào; bằng cách ấy em đã xóa đi dấu vết kinh hãi cuối cùng của cơn ác mộng vừa qua.
Anh là cái gì, trước khi gặp em? Là một thằng khốn khổ, lang thang lếch thếch kéo lê thân xác mình trên đường phố, ngửa tay đón nhận đồng tiền bố thí của mọi người để có thể sinh tồn. Anh đã bán từng tấm vé số nhưng tiền bán được quá ít… và dần dà anh đành phải chấp nhận những tờ bạc cũ, những mẩu bánh mì mà vài khách bộ hành đã thảy cho anh, ngấu nghiến ăn trong nước mắt, nuốt luôn những mảnh vụn của lòng tự cao vô tích sự.
Anh đã làm gì để đời mình phải đến nông nỗi này! Anh không còn đường sống, nhưng cũng tự nguyền rủa mình, vì vẫn còn muốn bám vào cuộc đời này.
Nhờ những đồng tiền bố thí mà anh kéo dài kiếp sống nhưng nó cũng giúp anh hiểu rằng sự hờ hững và lạnh nhạt của người đời có thể làm mình buồn tủi ra sao! Loài người lạ lắm! Có người đưa vội cho anh tờ giấy bạc nhàu nát, hấp tấp như muốn xua anh ra khỏi tầm nhìn của họ; người khác thì nhìn anh với ánh mắt thương hại rồi thả cho anh tờ bạc như để tự trấn an mình hơn là vì từ tâm. Rất ít người cho tiền mà mỉm cười, phần lớn là vội quay đầu về hướng khác, như thể họ đang giập mạnh cánh cửa vào mặt anh.
Anh cảm thấy như mình đang bị xử tội, mà không biết mình bị tội gì. Vô lý. Nhưng quả thực là anh đã cảm thấy thế.
Không biết có khi nào trong đầu của những người khách ấy có lóe lên ý nghĩ là họ sẽ làm gì nếu gặp phải tình trạng như anh? Có dễ gì đâu! Chỉ cần một giây là cuộc đời thay đổi… và không còn gì là đời nữa.
* * *
Tôi nhớ đến từng giây phút của buổi tối ba năm về trước và cảm thấy ngạt thở. Tôi đang lái xe máy chạy trên đường sau một buổi tối gặp mặt bạn bè. Đêm đó thật vui và giữa những trận cười và đùa nghịch, chúng tôi còn hẹn gặp nhau ăn điểm tâm vào sáng hôm sau, ở nơi thường gặp.
Nhưng sáng hôm đó tôi không thể đi đến nơi hẹn. Tôi cũng đã không về đến nhà. Một chiếc xe hơi, thật lớn, từ màn đêm lao ra với tốc độ kinh hoàng, nó đột ngột húc vào vai và làm sống lưng tôi giập nát. Tôi biến thành một hình nộm tung lên cao, một thân hình bị gãy thành hai khúc và một cuộc đời bị hủy hoại trong phút chốc.
Chiếc xe hơi chẳng những đã không dừng lại mà nó còn tăng tốc, nhanh chóng lao đi, rồi biến mất trong bóng đêm.
Tôi không biết mình nằm bất động bao nhiêu lâu trên đường phố. Tôi chỉ nhớ mang máng vì chỉ có sự đau đớn đã làm bạn với tôi trong chừng ấy thời gian.
Tôi không còn cha mẹ, chẳng có anh em. Trước đây đã cô đơn mà bây giờ lại càng cô độc. Sau bệnh viện còn có nhiều việc khác phải làm. Trước đây tôi cũng có một người bạn gái mà lúc này tôi có thể mang lại cho cô ta được gì… còn sự thương hại của cô chỉ làm tôi khó chịu… Cả hai chúng tôi cùng hiểu rõ điều ấy và thế là một buổi sáng tôi không còn nhìn thấy cô nữa…
Rồi dần dần, tất cả đều như hóa ra tro bụi, mất việc, mất nhà, mất bạn…
À, những người bạn! Họ cũng biến mất! Tôi nhận ra rằng những kẻ mà trước đây tôi gọi là bạn chỉ là những kẻ để ngồi bên nhau cười đùa một cách ngu xuẩn chứ không phải để khóc cùng nhau. Những kẻ xa lạ tình cờ gặp nhau trong một quãng thời gian trong đời nhưng chỉ một thời gian sau đó là họ không còn nhớ đến mình nữa. Tôi không biết bây giờ họ đang ở đâu, những người mà tôi đã hẹn gặp vào buổi sáng đó. Nhưng tôi cũng không cần nhớ đến những khuôn mặt họ. Cô đơn và vô tích sự, càng ngày tôi càng lăn xuống đáy cuộc đời đến nỗi phải ăn mày để sống. Tôi có ấn tượng và nhớ đến cử chỉ của những người đã đặt bình nước có vòi để tặng miễn phí cho những ai cần uống. Nhưng ngày đó tôi không có cơ may bắt gặp bình nước đó. Có lẽ định mệnh đã muốn cho tôi một cơ hội bất ngờ khác, được gặp em.
* * *
Rất nhiều thời gian đã trôi qua và bây giờ anh đang ở đây, trong căn phòng ấm cúng này, như trong một thế giới khác, và dù chân không còn nhưng em đã giúp anh bay cao. Bay lên cao để sống lại, để cảm ơn em và định mệnh đã từ tâm đến không ngờ.
Cơn ác mộng quái ác hằng đêm của anh, chính là cuộc đời trước đây, lúc chưa gặp em, chưa được yêu em. Trong lúc anh đang vùng vẫy để tìm một ngụm nước, lê lết trên lớp nhựa đường nóng bỏng thì nhìn thấy ánh mắt của em, một tia nhìn màu xanh sâu thẳm như đại dương và sau đó là khoảng trống của hư vô. Hình ảnh cuối cùng trước khi ngất xỉu.
Khi anh mở mắt ra, ở bệnh viện, thì có cả em, tia nhìn màu xanh nước biển của em và mái tóc đen thật dài. Đó là những điều đầu tiên mà anh nhìn thấy, và hầu như chưa nhận ra em nhưng anh đã cảm thấy là mình đang ở trong một thế giới mềm mại như bông, được nằm buông mình trên một tấm nệm dày và không còn cái cảm giác khô khốc trong cổ họng. Sau đó cần có thời gian để giải thích. Lúc đó em đang chạy xe máy, để tìm thuê nhà trong vùng đó. Ba của em là người Ý, thuộc vùng Toscana và vì thế nên em có màu mắt như màu xanh nước biển, còn mái tóc dài và thân hình thon nhỏ là từ người mẹ gốc Á châu. Em là một y tá đang cộng tác với một nhóm chuyên gia để mang lại nụ cười cho những đứa bé bị dị tật môi và hàm ếch* một cái tên thật khó nhớ nhưng chính là căn bệnh di truyền đã để lại hậu quả rất xấu cho các em bé bất hạnh, ảnh hưởng nhiều đến tương lai của chúng. Em và các bác sĩ đã đi khắp nơi trên thế giới để mang lại nụ cười và hy vọng. Lúc đó em đã mất thời gian cho việc tìm địa chỉ căn nhà… và em đã dừng lại ngay lúc anh đang ngất xỉu.
… Bao nhiêu mệt nhọc, bao nhiêu cố gắng… và giờ đây, sau một năm anh đã biến thành một con người khác, có em bên cạnh, trước, ngập ngừng e ngại, mà sau quyết liệt để giúp anh vượt qua tất cả những hồ nghi.
Anh bước vào đời em hoàn toàn tình cờ, thế nhưng em cương quyết giữ lấy anh. Em đã giúp cho anh thở, giúp anh giải phẫu, em đã chăm sóc và giúp đỡ anh, em đã tranh luận rất nhiều lần để anh có thể sống lại cuộc đời. Để cảm thấy mình hoàn toàn bình thường ngay cả việc thiếu đôi chân. Để được là anh. Và để được yêu em bằng tất cả tấm lòng, toàn tâm, toàn trí.
Giờ thì anh sống, và làm việc, có thể sử dụng tất cả kiến thức và kinh nghiệm về tin học như trước ngày xảy ra tai nạn. Anh cứ tưởng là mình sẽ không bao giờ làm được. Thế nhưng thời gian đã giúp anh, mỗi ngày là một khám phá mới, những kỹ thuật tân kỳ được phát minh và biết đâu, một ngày kia anh cũng có thể đi lại bình thường.
Ừ, … đi lại… đá một phát vào trái banh, dạo chơi, lên, xuống. Không, có lẽ đó là đòi hỏi quá đáng, như thế này là anh đã hạnh phúc lắm rồi!
Anh đang sống trong một hiện thực đẹp như mơ và mỗi buổi sáng được thức dậy bên em, vuốt ve em để biết chắc là em hiện hữu, em, là trái tim của trái tim anh. Em, người đang mang lại cho anh nụ cười và hy vọng.
À, em đã thức giấc rồi! Một nụ cười để làm anh yên tâm, như thể em biết những điều anh vừa nghĩ, như thể những ý nghĩ của anh cũng chính là ý nghĩ của em. Mỗi ngày em tặng cho anh một nụ cười và thế là ác mộng biến mất. Để bắt đầu một ngày mới. Cuộc đời mới của anh.
Chú thích:
*. La laparoschisi o labbro leporino (dị tật môi và hàm ếch) là một căn bệnh di truyển và các bác sĩ Ý thuộc tổ chức từ thiện Fondazione Operation Smile Italia Onlus thường đi khắp nơi trên thế giới giúp phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em bị dị tật này để các em lấy lại nụ cười, sự tự tin và hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn.
Nguyên tác: La goccia d’acqua della rinascita A Sara che regala a tutti un sorriso
Thân tặng Sara, người tặng nụ cười cho mọi người.
Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển
Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
Lời giới thiệu của dịch giả:
Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc.
Vương quốc Thụy Điển nằm ở đông nam bán đảo Scandinavia thuộc Bắc Âu. Vào năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển,[1] vương quốc này còn là một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, người ta gọi là nước của cướp biển, phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy Điển ngày ấy còn lạc hậu rất nhiều so với nước Nga hồi Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân chủ (XHDC) Thụy Điển bắt đầu nắm chính quyền cho tới nay, tuy có một số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu hơn cả. Trong thời gian đó (từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 80, là thời gian được tác giả khảo sát), Đảng XHDC đã xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu trở thành một nước kinh tế phát triển,[2] đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu người (sau Thụy Sĩ); và thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội, chứng tỏ sự xã hội hoá phân phối đã đạt trình độ rất cao.
Trên đây là tóm tắt nội dung chính của bài “Một số điểm chính trong bản Báo cáo khảo sát đến muộn” (sau đây viết tắt là Báo cáo Khảo sát). Tác giả báo cáo này là đồng chí Dương Khải Tiên, năm 1985 và 1988 từng hai lần đến Thụy Điển tiến hành khảo sát. Thu hoạch tổng quát của tác giả là: “Đối với chủ nghĩa xã hội (CNXH) kiểu Thụy Điển, nhiều năm qua, chúng ta chẳng những luôn luôn cho là đối lập với quan điểm chính thống, giữ thái độ phê phán nghiêm khắc, mà thậm chí cho tới ngày nay, trong suy nghĩ của mọi người nói chung vẫn khẳng định thì ít mà phủ định thì nhiều. Thực ra, như vậy là không công bằng. Nếu phân tích một cách thực sự cầu thị, ta sẽ không khó phát hiện thấy: ngoài những vấn đề chính trị còn tranh cãi, tạm thời chưa thể đưa ra một kết luận đa số chúng ta có thể đồng ý, thì thành tích của Thụy Điển về kinh tế là rất lớn, xét về những gì mà CNXH của Mác [Karl Marx] yêu cầu phải có, dù là về mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, hoặc là về mặt thực hiện công bằng xã hội, phân phối công bằng, bảo đảm quyền lợi nên có của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.”
Bài Báo cáo Khảo sát này được đăng tải trên một tạp chí có số lượng phát hành nhỏ, và đầu đề ghi rõ là “đến muộn” (khảo sát vào thập kỷ 80 thế kỷ XX mà đến tháng 3/2002 mới được sửa chữa cho đăng). Điều đó nói lên, cho tới nay, vấn đề tiến lên mô hình CNXH kiểu Thụy Điển vẫn là một đề tài nhạy cảm. Theo tôi, Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận.
Bối cảnh lịch sử và phác thảo lý luận về hai mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội
Về lý luận, trước hết hãy nên bắt đầu nói về tình hình từ cách mạng Pháp 1848 – 1850 cho tới sau Công xã Paris. Như vậy, chúng ta sẽ phải ra ngoài đề một chút, sau đó mới trở lại vấn đề mô hình CNXH Thụy Điển.
Trong một thời gian rất dài sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà lý luận Liên Xô bao giờ cũng đề cao quá mức Công xã Paris, coi nó là hình mẫu cách mạng XHCN của giai cấp vô sản. Thực ra không phải là như vậy. Trong một thời gian sau năm 1848, đúng là Mác và Ăng-ghen [Friedrich Engels] từng cho rằng đã xuất hiện tình thế cách mạng trong các nước phương Tây chủ yếu, do đó hai vị đã tích cực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng này. Nhưng qua thất bại của cách mạng Pháp 1848-1850 và sau thực tế là các nước tư bản mấy lần bình yên vượt qua khủng hoảng kinh tế, sức sản xuất vẫn được phát triển khá, Mác và Ăng-ghen bắt đầu cảm thấy sự việc không như những gì hai vị đã dự kiến ban đầu, thời cơ cách mạng vẫn còn chưa chín muồi.
Năm 1850, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp, Mác đã chỉ rõ: “Khi sức sản xuất xã hội của giai cấp tư sản đang phát triển mạnh với tốc độ có thể đạt được trong toàn bộ phạm vi quan hệ của giai cấp tư sản, thì chưa thể nói gì đến một cuộc cách mạng thực sự.” Trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871, giai cấp công nhân Paris nhân cơ hội đánh trả bọn xâm lược và chống hành vi đầu hàng của giai cấp tư sản, đã vùng lên khởi nghĩa và áp dụng các biện pháp có tính chất XHCN (hai phái lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa này là phái Lat-xan và phái Pơ-ru-đông).[3] Khi đó Mác không tán thành cuộc khởi nghĩa này, cho rằng thời cơ chưa chín muồi. Nhưng sau khi công nhân Paris phát động khởi nghĩa rồi thì Mác không dội gáo nước lạnh lên họ, mà nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi tinh thần dũng cảm của thợ thuyền Pháp, cho rằng Công xã Paris của giai cấp công nhân Pháp là người tiên phong vẻ vang của xã hội mới, sẽ mãi mãi được kính trọng. Đồng thời, Mác còn tổng kết sâu sắc các bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng công nhân đầu tiên này, đề ra không ít ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.
Cần vạch rõ là, khi tổng kết kinh nghiệm Công xã Paris, Mác từng nói một câu: “Không phải là giai cấp công nhân muốn thực hiện một lý tưởng gì, mà chỉ muốn giải phóng những nhân tố xã hội mới được ươm trồng trong chính cái xã hội của giai cấp tư sản đang sụp đổ.” Điều này cũng có nghĩa là thời cơ cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi chưa, hoặc có thể thực hiện được xã hội XHCN hay không, vấn đề này hoàn toàn được quyết định bởi các nhân tố xã hội mới được uơm trồng trong xã hội tư sản (chủ yếu là sự phát triển cao của sức sản xuất, dân chủ hoá nền chính trị xã hội và toàn bộ nền văn minh đạt tới trình độ cần thiết).
Sau Công xã Paris, Mác tập trung sức lực chủ yếu vào việc hoàn thành bộ “Tư bản” và tiếp tục nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Phần lớn nhiệm vụ chỉ đạo thực tế phong trào cách mạng là do Ăng-ghen đảm nhiệm. Năm 1883, Mác từ trần. Trách nhiệm của Ăng-ghen càng nặng hơn. Không nghi ngờ gì nữa, “Chủ nghĩa Mác”, mà cho tới nay ta vẫn nói, là do Mác và Ăng-ghen cùng sáng lập nên. Sau Cách mạng Tháng Muời và sau khi Lê-nin qua đời, chúng ta lại tiếp thu từ Liên Xô cách nói “Chủ nghĩa Mác – Lê-nin”. Cách nói này thực tế làm mờ nhạt vai trò của Ăng-ghen (tuy không phủ định Ăng-ghen). Tôi cho rằng, nếu Lê-nin còn sống cũng không thể tiếp thu cách nói ấy. Tác giả Báo cáo Khảo sát cho chúng ta biết, tác giả đã nghe thấy cách nói “Chủ nghĩa Mác Ăng-ghen” từ chính miệng những người của Đảng XHDC Thụy Điển. Tôi cho rằng cách nói đó là phù hợp với sự thật lịch sử. Không bao giờ được tách rời Mác và Ăng-ghen kia mà! “Chủ nghĩa Lê-nin” là một chuyện khác, vấn đề này ta sẽ bàn sau. Điều cần nói ở đây là, sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen đã quán triệt chủ trương cách mạng của hai người vào phong trào công nhân quốc tế như thế nào. Đây là trang sử rực rỡ nhất trong cuộc đời Ăng-ghen. Trong những năm cuối đời, Ăng-ghen luôn gắn mình với số phận của phong trào xã hội dân chủ quốc tế.
Như bạn tôi là ông Từ Lâm viết trong cuốn sách ông chủ biên Ăng-ghen và thời đại hiện nay, sau khi Công xã Paris 1871 thất bại, phong trào công nhân quốc tế từng có thời gian rơi vào thoái trào, tới cuối thập kỷ 1870, đầu thập kỷ 1880 phong trào này mới bắt đầu hoạt động hăng hái, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều nước Âu Mỹ như Đan-mạch, Bỉ, Tây-ban-nha, Hà-lan, Ý, Na-uy, Áo, Thụy Điển, Hung-ga-ri, Đức, Pháp, Anh, Mỹ v.v… lần lượt thành lập các chính đảng công nhân. Lúc đó, các đảng này phần lớn lấy tên là đảng Xã hội dân chủ, đảng Xã hội hoặc đảng Công nhân (Công đảng), mà không lấy tên là đảng Cộng sản. Điều này có liên quan với quan điểm của Ăng-ghen. Trong một bức thư gửi cho bạn vào tháng 2.1894, Ăng-ghen viết: “Tôi cho rằng từ Chủ nghĩa Cộng sản hiện nay không thích hợp sử dụng phổ biến. Tốt nhất là lưu nó lại cho tới khi nào cần phải có sự biểu đạt một cách chính xác hơn hãy dùng. Cho dù tới lúc đó cũng cần phải chú thích thêm, vì trên thực tế, đã 30 năm nay không dùng từ này.”
Vấn đề trên có một chút lai lịch, nay nhắc lại là không thừa. Tháng 7/1898, dưới sự đề xướng của Ăng-ghen, đảng XHDC Đức và đảng Công nhân Pháp đã triệu tập các đảng công nhân của 22 nước tham gia đại hội đại biểu những người XHCN quốc tế. Đó chính là tổ chức về sau được người ta gọi là “Quốc tế thứ II“. Thật ra tổ chức này rất lỏng lẻo, không lập ra bất cứ cơ quan lãnh đạo nào (trước đó, Hiệp hội Công nhân quốc tế về sau được gọi là “Quốc tế thứ I” có lập một Uỷ ban chung), ngay cả quy chế họp định kỳ cũng không có. Các đảng dự đại hội xác nhận lấy học thuyết Mác Ăng-ghen làm cơ sở tư tưởng, nhưng tiến hành hoạt động một cách độc lập tự chủ.
Nói đến tư tưởng chỉ đạo ngày ấy, không thể không nhắc tới bài viết năm 1894 của Ăng-ghen (một năm trước ngày qua đời) “Lời nói đầu cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 của Các Mác”. Khi đề cập tới các sai lầm của Mác và Ăng-ghen trong dự kiến tình hình cách mạng từ 1848 trở đi, bài này viết: “Lịch sử cho thấy chúng tôi cũng từng sai lầm, để lộ ra cách nhìn của chúng tôi lúc đó chỉ là ảo tưởng.” “Lịch sử thể hiện rõ là tình trạng phát triển kinh tế ở đại lục châu Âu ngày ấy còn xa mới chín muồi tới trình độ có thể quét sạch nền sản xuất tư bản”, chủ nghĩa tư bản “còn có khả năng phát triển rất lớn”. Căn cứ vào điều kiện lúc đó, đặc biệt là kinh nghiệm mới nhất của đảng XHDC Đức, Ăng-ghen đã suy xét lại sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân, nhấn mạnh đề ra chủ trương giai cấp công nhân nên lấy việc sử dụng quyền bỏ phiếu bầu cử làm “vũ khí mới – một trong những thứ vũ khí sắc bén nhất”, và nói rõ: “Từ lâu, Tuyên ngôn của đảng Cộng sản từng tuyên bố, giành lấy quyền bỏ phiếu, giành dân chủ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu.” Đồng thời tuyên bố các đồng chí chúng ta tuyệt đối không vì thế mà “vứt bỏ quyền làm cách mạng (Ang-ghen nói rõ: dĩ nhiên, điều đó bao gồm quyền làm cách mạng bạo lực — chú thích của Ngô Giang). Cần biết rằng, quyền làm cách mạng bao giờ cũng là “quyền lợi lịch sử” chân chính duy nhất.”
Sau khi Ăng-ghen qua đời, Lip-nếch,[4] một nhà lãnh đạo đảng XHDC Đức đánh giá Ăng-ghen như sau: “Người vừa là người chỉ đường, lại là người dẫn đường, vừa là lãnh tụ, vừa là chiến sĩ. Ở Người thể hiện sự kết hợp lý luận với thực tiễn.” Lịch sử chứng minh sự đánh giá này là hoàn toàn công bằng.
Mấy chục năm trước và sau ngày Ăng-ghen qua đời, thế giới tư bản ở vào thời kỳ phát triển bình ổn. Phần lớn các đảng công nhân Âu Mỹ đều hoạt động công khai, có thể ra sức lợi dụng vũ khí bỏ phiếu bầu cử. Bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản lại rơi vào cuộc khủng hoảng mới, dẫn đến Thế chiến I. Cuộc chiến tranh này làm cho Quốc tế II bị chia rẽ mạnh – xuất hiện sự đối lập của hai phái, gọi là phái “bảo vệ tổ quốc” và phái “biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng”. Lê-nin đề xuất chủ trương của phái thứ hai. Khi đó, ngoài nước Nga dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mười ra, các nước (hoặc vùng) Phần-lan, Đức, Áo, Hung, Italy cũng lần lượt bùng nổ cách mạng và giành được thắng lợi tạm thời, cục bộ, nhưng cuối cùng đều thất bại. Duy nhất chỉ có cách mạng XHCN Nga thành công. Do đó sinh ra tên gọi “chủ nghĩa Lê-nin” (việc này xảy ra sau khi Lê-nin qua đời), và có sự đối lập giữa “Quốc tế II” và Quốc tế III”. Từ đó có hai phái là phái “chủ nghĩa Lê-nin” và phái “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Kèm theo, xuất hiện hai loại mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ở đây, ta không bàn về sự đấu tranh giữa hai phái trên (trong đó, chống chủ nghĩa xét lại là một nội dung chính), cũng không bàn về thành tích hoặc thất bại và các bài học kinh nghiêm của CNXH ở Liên xô và các nước XHCN khác cùng mô hình. Chúng tôi chỉ muốn nói khái quát về phong trào xã hội dân chủ ở Tây Âu, và cũng chỉ nói rất vắn tắt (vì ở đây cũng không bàn riêng vấn đề này, vấn đề đó cần một bài viết khác). Sau Thế chiến I, năm 1919, thành lập “Quốc tế III” (tức Quốc tế Cộng sản); năm 1923, “Quốc tế II” khôi phục hoạt động, và đổi tên là “Quốc tế đảng Xã hội”.[5] Từ đó trở đi, trong phong trào công nhân Tây Âu hình thành sự đối lập giữa hai thế lực nói trên (tức giữa một bên là các đảng Cộng sản với một bên là các đảng XHDC và các đảng Xã hội), nhưng ưu thế và ảnh hưởng chủ yếu là ở phía các đảng XHDC và đảng Xã hội, vì các đảng này không những chỉ lôi kéo được tuyệt đại đa số công nhân, mà lý luận và hoạt động của họ tương đối hợp với tâm lý của quảng đại các tầng lớp trung gian và trí thức ở các nước tư bản; giai cấp tư sản cũng tương đối có thể tiếp thu.
Ở đây, ta chưa nói về tình hình phức tạp vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa hai thế lực nói trên (trong thời gian chiến tranh chống phát-xít, hợp tác là chủ yếu), mà chính bản thân các đảng tham gia phong trào xã hội dân chủ trong phạm vi của Quốc tế Xã hội (các đảng XHDC và các đảng Xã hội) cũng rất phức tạp. Chủ trương của các đảng này không hoàn toàn nhất trí với nhau, ngoại trừ việc tất cả đều phủ định cách mạng bạo lực và nói chung đều tiếp thu CNXH dân chủ. Lúc đầu, nhìn chung còn tuân theo cương lĩnh của đảng XHDC Đức được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Ăng-ghen năm 1889, khi thành lập Quốc tế II. Về sau thì mỗi đảng đi một đường: có đảng tương đối cấp tiến; có đảng tương đối ôn hoà; có đảng tiếp tục giương ngọn cờ chủ nghĩa Mác; có đảng lại vứt bỏ ngọn cờ này mà chủ trương đa nguyên hoá tư tưởng chỉ đạo (trong đó có cả chủ nghĩa Mác), và chủ trương tư tưởng XHCN bắt nguồn từ nhiều con đường; có đảng vẫn coi mình là chính đảng của giai cấp công nhân, có đảng lại nói mình là đảng của nhân dân hoặc đảng của dân tộc; có đảng chủ trương hợp tác với đảng cộng sản trong nước mình; có đảng lại phản đối sự hợp tác đó, v.v… Một số đảng đã không dưới một lần cải tổ hoặc xây dựng lại, về khuynh hướng, cũng trước sau khác nhau. Nhưng nói tổng quát, bản tuyên ngôn công bố năm 1951, khi Quốc tế Xã hội[6] tổ chức lại, về đại thể có thể coi là một khuynh hướng có tính tiêu biểu.
Tuyên ngôn này viết: “Dù là người của đảng Xã hội xây dựng niềm tin của mình theo phương pháp phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác, hoặc theo các phương pháp khác, dù là họ tiếp nhận sự gợi ý của nguyên tắc tôn giáo hoặc của nguyên tắc nhân đạo, tất cả họ đều phấn đấu vì mục tiêu chung. Mục tiêu đó là một chế độ phân phối xã hội công bằng, đời sống tốt đẹp, tự do và thế giới hoà bình.” Ở đây chưa viết rõ mục tiêu phấn đấu là chủ nghĩa xã hội, thế nhưng “Tuyên ngôn thành lập Quốc tế xã hội” hồi thập kỷ 20 thế kỷ XX từng khẳng định mục tiêu này, và nói rõ: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là giải phóng mọi người ra khỏi sự lệ thuộc vào một thiểu số người chiếm hữu hoặc kiểm soát tư liệu sản xuất. Mục đích của nó là giao quyền kinh tế cho toàn thể nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội khiến cho mọi con người tự do đều có thể, với địa vị bình đẳng, cùng làm việc với nhau trong xã hội.”
Cho nên, nhìn chung, phải chăng có thể nói là: phong trào CNXH dân chủ Tây Âu (hoặc gọi là “phong trào xã hội dân chủ”, đều như nhau) hiện đang tìm kiếm một con đường khác để tiến lên CNXH (khác với con đường của Cách mạng Tháng Mười)? Hoặc nói là, phong trào này từng bước ươm trồng các nhân tố XHCN trong cái bào thai tư bản chủ nghĩa, để bằng cách tiệm tiến (từ tích luỹ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất từng phần, rồi đến thay đổi về chất cuối cùng) sáng tạo nên một hình thái mới của xã hội XHCN? Theo tôi, có thể nói như vậy được. Dĩ nhiên, sự sáng tạo này thường có tính thử nghiệm, không thể bước đều nhau hoặc có xu thế tiến lên theo đường thẳng, mà tuỳ theo sự thay đổi tình hình hoặc biến đổi so sánh lực lượng có thể có lặp đi lặp lại, có lúc tiến lên, có lúc lại tụt lùi. Nhưng có một đặc điểm: khi đã tiến lên rồi thì dù cho lại tụt lùi, nhưng trận địa đã chiếm được thì thường là không bị mất toàn bộ (thí dụ: về thực hiện chính sách phúc lợi và chế độ bảo đảm đời sống). Ở đây, tôi xin nêu hai thí dụ có thể giúp nói rõ vấn đề: một là cuộc cải cách do Công đảng Anh tiến hành năm 1945, và hai là mô hình Thụy Điển.
Trong bài này chỉ xin nói vài câu về cuộc cải cách (được đảng XHDC gọi là cải cách dân chủ xã hội chủ nghĩa) bắt đầu tiến hành tại Anh từ 1945. Đây là cuộc cải cách cơ cấu xã hội do Công đảng Anh lãnh đạo thực hiện trong tình hình tư bản Tây Âu bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến II. Biện pháp cải cách chủ yếu là:
Thực hành quốc hữu hoá các ngành khai thác mỏ, ngân hàng phát hành, giao thông vận tải, các doanh nghiệp cung ứng địa phương và sản xuất thép, tức đưa các ngành kinh tế này vào sở hữu nhà nước tư bản, làm cho thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên tới 20%;
Cải tiến thuế thu nhập theo một quy chế luỹ tiến khác biệt rõ ràng giữa các cấp bực, làm cho 2/5 tổng thu nhập quốc dân thông qua hình thức thu thuế được nhà nước thực hành tái phân phối;
Áp dụng phương pháp gọi là “phúc lợi toàn dân” nhằm thực hành chế độ bảo hiểm rộng rãi ốm đau, tai nạn, tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ và chết đối với tất cả mọi người và thực hiện chữa bệnh không mất tiền cho toàn dân. Năm 1948, lãnh tụ Công đảng Anh là At-li [Clement Attlee, 1883-1967] tuyên bố: nước Anh đã trở thành “nhà nước phúc lợi”. Từ đó, cái tên “nhà nước phúc lợi” bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Theo các tài liệu xác thực, ngày ấy, Stalin có nói chuyện với nhân vật phái tả của Công đảng Anh Rat-xki, thậm chí Stalin còn thừa nhận cuộc cải cách này có thể là một trong những con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (do đó mà năm 1951, đảng Cộng sản Liên xô từng giúp đỡ đảng Cộng sản Anh soạn thảo cương lĩnh quá độ hoà bình). Nhưng trên mặt khác, hoặc nói trên một mặt quan trọng hơn, cuộc cải cách này đồng thời lại làm ổn định trật tự tư bản chủ nghĩa từng bị phá tan (ghi chú: cuộc cải cách này hồi ấy được Mỹ kín đáo cho phép và tài trợ).
Bây giờ ta có thể trở lại bàn về mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Thụy Điển được Báo cáo Khảo sát nói tới.
Vương quốc Thụy Điển nằm ở đông nam bán đảo Scandinavia thuộc Bắc Âu. Vào năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển,[1] vương quốc này còn là một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, người ta gọi là nước của cướp biển, phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy Điển ngày ấy còn lạc hậu rất nhiều so với nước Nga hồi Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân chủ (XHDC) Thụy Điển bắt đầu nắm chính quyền cho tới nay, tuy có một số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu hơn cả. Trong thời gian đó (từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 80, là thời gian được tác giả khảo sát), Đảng XHDC đã xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu trở thành một nước kinh tế phát triển,[2] đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu người (sau Thụy Sĩ); và thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội, chứng tỏ sự xã hội hoá phân phối đã đạt trình độ rất cao.
Trên đây là tóm tắt nội dung chính của bài “Một số điểm chính trong bản Báo cáo khảo sát đến muộn” (sau đây viết tắt là Báo cáo Khảo sát). Tác giả báo cáo này là đồng chí Dương Khải Tiên, năm 1985 và 1988 từng hai lần đến Thụy Điển tiến hành khảo sát. Thu hoạch tổng quát của tác giả là: “Đối với chủ nghĩa xã hội (CNXH) kiểu Thụy Điển, nhiều năm qua, chúng ta chẳng những luôn luôn cho là đối lập với quan điểm chính thống, giữ thái độ phê phán nghiêm khắc, mà thậm chí cho tới ngày nay, trong suy nghĩ của mọi người nói chung vẫn khẳng định thì ít mà phủ định thì nhiều. Thực ra, như vậy là không công bằng. Nếu phân tích một cách thực sự cầu thị, ta sẽ không khó phát hiện thấy: ngoài những vấn đề chính trị còn tranh cãi, tạm thời chưa thể đưa ra một kết luận đa số chúng ta có thể đồng ý, thì thành tích của Thụy Điển về kinh tế là rất lớn, xét về những gì mà CNXH của Mác [Karl Marx] yêu cầu phải có, dù là về mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, hoặc là về mặt thực hiện công bằng xã hội, phân phối công bằng, bảo đảm quyền lợi nên có của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.”
Bài Báo cáo Khảo sát này được đăng tải trên một tạp chí có số lượng phát hành nhỏ, và đầu đề ghi rõ là “đến muộn” (khảo sát vào thập kỷ 80 thế kỷ XX mà đến tháng 3/2002 mới được sửa chữa cho đăng). Điều đó nói lên, cho tới nay, vấn đề tiến lên mô hình CNXH kiểu Thụy Điển vẫn là một đề tài nhạy cảm. Theo tôi, Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận.
Bối cảnh lịch sử và phác thảo lý luận về hai mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội
Về lý luận, trước hết hãy nên bắt đầu nói về tình hình từ cách mạng Pháp 1848 – 1850 cho tới sau Công xã Paris. Như vậy, chúng ta sẽ phải ra ngoài đề một chút, sau đó mới trở lại vấn đề mô hình CNXH Thụy Điển.
Trong một thời gian rất dài sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà lý luận Liên Xô bao giờ cũng đề cao quá mức Công xã Paris, coi nó là hình mẫu cách mạng XHCN của giai cấp vô sản. Thực ra không phải là như vậy. Trong một thời gian sau năm 1848, đúng là Mác và Ăng-ghen [Friedrich Engels] từng cho rằng đã xuất hiện tình thế cách mạng trong các nước phương Tây chủ yếu, do đó hai vị đã tích cực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng này. Nhưng qua thất bại của cách mạng Pháp 1848-1850 và sau thực tế là các nước tư bản mấy lần bình yên vượt qua khủng hoảng kinh tế, sức sản xuất vẫn được phát triển khá, Mác và Ăng-ghen bắt đầu cảm thấy sự việc không như những gì hai vị đã dự kiến ban đầu, thời cơ cách mạng vẫn còn chưa chín muồi.
Năm 1850, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp, Mác đã chỉ rõ: “Khi sức sản xuất xã hội của giai cấp tư sản đang phát triển mạnh với tốc độ có thể đạt được trong toàn bộ phạm vi quan hệ của giai cấp tư sản, thì chưa thể nói gì đến một cuộc cách mạng thực sự.” Trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871, giai cấp công nhân Paris nhân cơ hội đánh trả bọn xâm lược và chống hành vi đầu hàng của giai cấp tư sản, đã vùng lên khởi nghĩa và áp dụng các biện pháp có tính chất XHCN (hai phái lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa này là phái Lat-xan và phái Pơ-ru-đông).[3] Khi đó Mác không tán thành cuộc khởi nghĩa này, cho rằng thời cơ chưa chín muồi. Nhưng sau khi công nhân Paris phát động khởi nghĩa rồi thì Mác không dội gáo nước lạnh lên họ, mà nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi tinh thần dũng cảm của thợ thuyền Pháp, cho rằng Công xã Paris của giai cấp công nhân Pháp là người tiên phong vẻ vang của xã hội mới, sẽ mãi mãi được kính trọng. Đồng thời, Mác còn tổng kết sâu sắc các bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng công nhân đầu tiên này, đề ra không ít ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng.
Cần vạch rõ là, khi tổng kết kinh nghiệm Công xã Paris, Mác từng nói một câu: “Không phải là giai cấp công nhân muốn thực hiện một lý tưởng gì, mà chỉ muốn giải phóng những nhân tố xã hội mới được ươm trồng trong chính cái xã hội của giai cấp tư sản đang sụp đổ.” Điều này cũng có nghĩa là thời cơ cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi chưa, hoặc có thể thực hiện được xã hội XHCN hay không, vấn đề này hoàn toàn được quyết định bởi các nhân tố xã hội mới được uơm trồng trong xã hội tư sản (chủ yếu là sự phát triển cao của sức sản xuất, dân chủ hoá nền chính trị xã hội và toàn bộ nền văn minh đạt tới trình độ cần thiết).
Sau Công xã Paris, Mác tập trung sức lực chủ yếu vào việc hoàn thành bộ “Tư bản” và tiếp tục nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Phần lớn nhiệm vụ chỉ đạo thực tế phong trào cách mạng là do Ăng-ghen đảm nhiệm. Năm 1883, Mác từ trần. Trách nhiệm của Ăng-ghen càng nặng hơn. Không nghi ngờ gì nữa, “Chủ nghĩa Mác”, mà cho tới nay ta vẫn nói, là do Mác và Ăng-ghen cùng sáng lập nên. Sau Cách mạng Tháng Muời và sau khi Lê-nin qua đời, chúng ta lại tiếp thu từ Liên Xô cách nói “Chủ nghĩa Mác – Lê-nin”. Cách nói này thực tế làm mờ nhạt vai trò của Ăng-ghen (tuy không phủ định Ăng-ghen). Tôi cho rằng, nếu Lê-nin còn sống cũng không thể tiếp thu cách nói ấy. Tác giả Báo cáo Khảo sát cho chúng ta biết, tác giả đã nghe thấy cách nói “Chủ nghĩa Mác Ăng-ghen” từ chính miệng những người của Đảng XHDC Thụy Điển. Tôi cho rằng cách nói đó là phù hợp với sự thật lịch sử. Không bao giờ được tách rời Mác và Ăng-ghen kia mà! “Chủ nghĩa Lê-nin” là một chuyện khác, vấn đề này ta sẽ bàn sau. Điều cần nói ở đây là, sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen đã quán triệt chủ trương cách mạng của hai người vào phong trào công nhân quốc tế như thế nào. Đây là trang sử rực rỡ nhất trong cuộc đời Ăng-ghen. Trong những năm cuối đời, Ăng-ghen luôn gắn mình với số phận của phong trào xã hội dân chủ quốc tế.
Như bạn tôi là ông Từ Lâm viết trong cuốn sách ông chủ biên Ăng-ghen và thời đại hiện nay, sau khi Công xã Paris 1871 thất bại, phong trào công nhân quốc tế từng có thời gian rơi vào thoái trào, tới cuối thập kỷ 1870, đầu thập kỷ 1880 phong trào này mới bắt đầu hoạt động hăng hái, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều nước Âu Mỹ như Đan-mạch, Bỉ, Tây-ban-nha, Hà-lan, Ý, Na-uy, Áo, Thụy Điển, Hung-ga-ri, Đức, Pháp, Anh, Mỹ v.v… lần lượt thành lập các chính đảng công nhân. Lúc đó, các đảng này phần lớn lấy tên là đảng Xã hội dân chủ, đảng Xã hội hoặc đảng Công nhân (Công đảng), mà không lấy tên là đảng Cộng sản. Điều này có liên quan với quan điểm của Ăng-ghen. Trong một bức thư gửi cho bạn vào tháng 2.1894, Ăng-ghen viết: “Tôi cho rằng từ Chủ nghĩa Cộng sản hiện nay không thích hợp sử dụng phổ biến. Tốt nhất là lưu nó lại cho tới khi nào cần phải có sự biểu đạt một cách chính xác hơn hãy dùng. Cho dù tới lúc đó cũng cần phải chú thích thêm, vì trên thực tế, đã 30 năm nay không dùng từ này.”
Vấn đề trên có một chút lai lịch, nay nhắc lại là không thừa. Tháng 7/1898, dưới sự đề xướng của Ăng-ghen, đảng XHDC Đức và đảng Công nhân Pháp đã triệu tập các đảng công nhân của 22 nước tham gia đại hội đại biểu những người XHCN quốc tế. Đó chính là tổ chức về sau được người ta gọi là “Quốc tế thứ II“. Thật ra tổ chức này rất lỏng lẻo, không lập ra bất cứ cơ quan lãnh đạo nào (trước đó, Hiệp hội Công nhân quốc tế về sau được gọi là “Quốc tế thứ I” có lập một Uỷ ban chung), ngay cả quy chế họp định kỳ cũng không có. Các đảng dự đại hội xác nhận lấy học thuyết Mác Ăng-ghen làm cơ sở tư tưởng, nhưng tiến hành hoạt động một cách độc lập tự chủ.
Nói đến tư tưởng chỉ đạo ngày ấy, không thể không nhắc tới bài viết năm 1894 của Ăng-ghen (một năm trước ngày qua đời) “Lời nói đầu cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 của Các Mác”. Khi đề cập tới các sai lầm của Mác và Ăng-ghen trong dự kiến tình hình cách mạng từ 1848 trở đi, bài này viết: “Lịch sử cho thấy chúng tôi cũng từng sai lầm, để lộ ra cách nhìn của chúng tôi lúc đó chỉ là ảo tưởng.” “Lịch sử thể hiện rõ là tình trạng phát triển kinh tế ở đại lục châu Âu ngày ấy còn xa mới chín muồi tới trình độ có thể quét sạch nền sản xuất tư bản”, chủ nghĩa tư bản “còn có khả năng phát triển rất lớn”. Căn cứ vào điều kiện lúc đó, đặc biệt là kinh nghiệm mới nhất của đảng XHDC Đức, Ăng-ghen đã suy xét lại sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân, nhấn mạnh đề ra chủ trương giai cấp công nhân nên lấy việc sử dụng quyền bỏ phiếu bầu cử làm “vũ khí mới – một trong những thứ vũ khí sắc bén nhất”, và nói rõ: “Từ lâu, Tuyên ngôn của đảng Cộng sản từng tuyên bố, giành lấy quyền bỏ phiếu, giành dân chủ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu.” Đồng thời tuyên bố các đồng chí chúng ta tuyệt đối không vì thế mà “vứt bỏ quyền làm cách mạng (Ang-ghen nói rõ: dĩ nhiên, điều đó bao gồm quyền làm cách mạng bạo lực — chú thích của Ngô Giang). Cần biết rằng, quyền làm cách mạng bao giờ cũng là “quyền lợi lịch sử” chân chính duy nhất.”
Sau khi Ăng-ghen qua đời, Lip-nếch,[4] một nhà lãnh đạo đảng XHDC Đức đánh giá Ăng-ghen như sau: “Người vừa là người chỉ đường, lại là người dẫn đường, vừa là lãnh tụ, vừa là chiến sĩ. Ở Người thể hiện sự kết hợp lý luận với thực tiễn.” Lịch sử chứng minh sự đánh giá này là hoàn toàn công bằng.
Mấy chục năm trước và sau ngày Ăng-ghen qua đời, thế giới tư bản ở vào thời kỳ phát triển bình ổn. Phần lớn các đảng công nhân Âu Mỹ đều hoạt động công khai, có thể ra sức lợi dụng vũ khí bỏ phiếu bầu cử. Bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản lại rơi vào cuộc khủng hoảng mới, dẫn đến Thế chiến I. Cuộc chiến tranh này làm cho Quốc tế II bị chia rẽ mạnh – xuất hiện sự đối lập của hai phái, gọi là phái “bảo vệ tổ quốc” và phái “biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng”. Lê-nin đề xuất chủ trương của phái thứ hai. Khi đó, ngoài nước Nga dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mười ra, các nước (hoặc vùng) Phần-lan, Đức, Áo, Hung, Italy cũng lần lượt bùng nổ cách mạng và giành được thắng lợi tạm thời, cục bộ, nhưng cuối cùng đều thất bại. Duy nhất chỉ có cách mạng XHCN Nga thành công. Do đó sinh ra tên gọi “chủ nghĩa Lê-nin” (việc này xảy ra sau khi Lê-nin qua đời), và có sự đối lập giữa “Quốc tế II” và Quốc tế III”. Từ đó có hai phái là phái “chủ nghĩa Lê-nin” và phái “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Kèm theo, xuất hiện hai loại mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ở đây, ta không bàn về sự đấu tranh giữa hai phái trên (trong đó, chống chủ nghĩa xét lại là một nội dung chính), cũng không bàn về thành tích hoặc thất bại và các bài học kinh nghiêm của CNXH ở Liên xô và các nước XHCN khác cùng mô hình. Chúng tôi chỉ muốn nói khái quát về phong trào xã hội dân chủ ở Tây Âu, và cũng chỉ nói rất vắn tắt (vì ở đây cũng không bàn riêng vấn đề này, vấn đề đó cần một bài viết khác). Sau Thế chiến I, năm 1919, thành lập “Quốc tế III” (tức Quốc tế Cộng sản); năm 1923, “Quốc tế II” khôi phục hoạt động, và đổi tên là “Quốc tế đảng Xã hội”.[5] Từ đó trở đi, trong phong trào công nhân Tây Âu hình thành sự đối lập giữa hai thế lực nói trên (tức giữa một bên là các đảng Cộng sản với một bên là các đảng XHDC và các đảng Xã hội), nhưng ưu thế và ảnh hưởng chủ yếu là ở phía các đảng XHDC và đảng Xã hội, vì các đảng này không những chỉ lôi kéo được tuyệt đại đa số công nhân, mà lý luận và hoạt động của họ tương đối hợp với tâm lý của quảng đại các tầng lớp trung gian và trí thức ở các nước tư bản; giai cấp tư sản cũng tương đối có thể tiếp thu.
Ở đây, ta chưa nói về tình hình phức tạp vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa hai thế lực nói trên (trong thời gian chiến tranh chống phát-xít, hợp tác là chủ yếu), mà chính bản thân các đảng tham gia phong trào xã hội dân chủ trong phạm vi của Quốc tế Xã hội (các đảng XHDC và các đảng Xã hội) cũng rất phức tạp. Chủ trương của các đảng này không hoàn toàn nhất trí với nhau, ngoại trừ việc tất cả đều phủ định cách mạng bạo lực và nói chung đều tiếp thu CNXH dân chủ. Lúc đầu, nhìn chung còn tuân theo cương lĩnh của đảng XHDC Đức được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Ăng-ghen năm 1889, khi thành lập Quốc tế II. Về sau thì mỗi đảng đi một đường: có đảng tương đối cấp tiến; có đảng tương đối ôn hoà; có đảng tiếp tục giương ngọn cờ chủ nghĩa Mác; có đảng lại vứt bỏ ngọn cờ này mà chủ trương đa nguyên hoá tư tưởng chỉ đạo (trong đó có cả chủ nghĩa Mác), và chủ trương tư tưởng XHCN bắt nguồn từ nhiều con đường; có đảng vẫn coi mình là chính đảng của giai cấp công nhân, có đảng lại nói mình là đảng của nhân dân hoặc đảng của dân tộc; có đảng chủ trương hợp tác với đảng cộng sản trong nước mình; có đảng lại phản đối sự hợp tác đó, v.v… Một số đảng đã không dưới một lần cải tổ hoặc xây dựng lại, về khuynh hướng, cũng trước sau khác nhau. Nhưng nói tổng quát, bản tuyên ngôn công bố năm 1951, khi Quốc tế Xã hội[6] tổ chức lại, về đại thể có thể coi là một khuynh hướng có tính tiêu biểu.
Tuyên ngôn này viết: “Dù là người của đảng Xã hội xây dựng niềm tin của mình theo phương pháp phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác, hoặc theo các phương pháp khác, dù là họ tiếp nhận sự gợi ý của nguyên tắc tôn giáo hoặc của nguyên tắc nhân đạo, tất cả họ đều phấn đấu vì mục tiêu chung. Mục tiêu đó là một chế độ phân phối xã hội công bằng, đời sống tốt đẹp, tự do và thế giới hoà bình.” Ở đây chưa viết rõ mục tiêu phấn đấu là chủ nghĩa xã hội, thế nhưng “Tuyên ngôn thành lập Quốc tế xã hội” hồi thập kỷ 20 thế kỷ XX từng khẳng định mục tiêu này, và nói rõ: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là giải phóng mọi người ra khỏi sự lệ thuộc vào một thiểu số người chiếm hữu hoặc kiểm soát tư liệu sản xuất. Mục đích của nó là giao quyền kinh tế cho toàn thể nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội khiến cho mọi con người tự do đều có thể, với địa vị bình đẳng, cùng làm việc với nhau trong xã hội.”
Cho nên, nhìn chung, phải chăng có thể nói là: phong trào CNXH dân chủ Tây Âu (hoặc gọi là “phong trào xã hội dân chủ”, đều như nhau) hiện đang tìm kiếm một con đường khác để tiến lên CNXH (khác với con đường của Cách mạng Tháng Mười)? Hoặc nói là, phong trào này từng bước ươm trồng các nhân tố XHCN trong cái bào thai tư bản chủ nghĩa, để bằng cách tiệm tiến (từ tích luỹ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất từng phần, rồi đến thay đổi về chất cuối cùng) sáng tạo nên một hình thái mới của xã hội XHCN? Theo tôi, có thể nói như vậy được. Dĩ nhiên, sự sáng tạo này thường có tính thử nghiệm, không thể bước đều nhau hoặc có xu thế tiến lên theo đường thẳng, mà tuỳ theo sự thay đổi tình hình hoặc biến đổi so sánh lực lượng có thể có lặp đi lặp lại, có lúc tiến lên, có lúc lại tụt lùi. Nhưng có một đặc điểm: khi đã tiến lên rồi thì dù cho lại tụt lùi, nhưng trận địa đã chiếm được thì thường là không bị mất toàn bộ (thí dụ: về thực hiện chính sách phúc lợi và chế độ bảo đảm đời sống). Ở đây, tôi xin nêu hai thí dụ có thể giúp nói rõ vấn đề: một là cuộc cải cách do Công đảng Anh tiến hành năm 1945, và hai là mô hình Thụy Điển.
Trong bài này chỉ xin nói vài câu về cuộc cải cách (được đảng XHDC gọi là cải cách dân chủ xã hội chủ nghĩa) bắt đầu tiến hành tại Anh từ 1945. Đây là cuộc cải cách cơ cấu xã hội do Công đảng Anh lãnh đạo thực hiện trong tình hình tư bản Tây Âu bị tàn phá nặng nề sau Thế chiến II. Biện pháp cải cách chủ yếu là:
Thực hành quốc hữu hoá các ngành khai thác mỏ, ngân hàng phát hành, giao thông vận tải, các doanh nghiệp cung ứng địa phương và sản xuất thép, tức đưa các ngành kinh tế này vào sở hữu nhà nước tư bản, làm cho thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên tới 20%;
Cải tiến thuế thu nhập theo một quy chế luỹ tiến khác biệt rõ ràng giữa các cấp bực, làm cho 2/5 tổng thu nhập quốc dân thông qua hình thức thu thuế được nhà nước thực hành tái phân phối;
Áp dụng phương pháp gọi là “phúc lợi toàn dân” nhằm thực hành chế độ bảo hiểm rộng rãi ốm đau, tai nạn, tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ và chết đối với tất cả mọi người và thực hiện chữa bệnh không mất tiền cho toàn dân. Năm 1948, lãnh tụ Công đảng Anh là At-li [Clement Attlee, 1883-1967] tuyên bố: nước Anh đã trở thành “nhà nước phúc lợi”. Từ đó, cái tên “nhà nước phúc lợi” bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Theo các tài liệu xác thực, ngày ấy, Stalin có nói chuyện với nhân vật phái tả của Công đảng Anh Rat-xki, thậm chí Stalin còn thừa nhận cuộc cải cách này có thể là một trong những con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (do đó mà năm 1951, đảng Cộng sản Liên xô từng giúp đỡ đảng Cộng sản Anh soạn thảo cương lĩnh quá độ hoà bình). Nhưng trên mặt khác, hoặc nói trên một mặt quan trọng hơn, cuộc cải cách này đồng thời lại làm ổn định trật tự tư bản chủ nghĩa từng bị phá tan (ghi chú: cuộc cải cách này hồi ấy được Mỹ kín đáo cho phép và tài trợ).
Bây giờ ta có thể trở lại bàn về mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Thụy Điển được Báo cáo Khảo sát nói tới.
Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển
Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc.
Ở đây cần đặc biệt chỉ ra một điểm: các đảng XHDC, đảng xã hội, đảng công nhân thuộc “Quốc tế xã hội” thành lập năm 1923 ở châu Âu có cách giải thích về “chủ nghiã xã hội dân chủ”, trên nguyên tắc và trên nhiều mặt, khác với cách giải thích của chủ nghĩa Mác; nhất là chủ trương “đa nguyên hoá tư tưởng”. Đảng XHDC Thụy Điển tuy cũng thừa nhận đa nguyên hoá tư tưởng, nhưng họ vẫn kiên trì lấy học thuyết Mác Ăng-ghen làm tư tưởng chỉ đạo chính của mình. Đây là một đặc điểm và ưu thế của họ.
Tại đây, tôi chỉ xin căn cứ vào Báo cáo Khảo sát, chia nó ra thành đề mục để trình bày, tức dùng phương pháp “chỉ thuật lại mà không viết thêm” (thuật nhi bất tác) để giới thiệu về tình hình xã hội XHCN dân chủ ở Thụy Điển mà mọi người rất muốn tìm hiểu. Tôi xin phép khuyên bạn đọc chịu khó đọc hết phần sau, chớ có bỏ qua một dịp tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội của Thụy Điển.
Về vấn đề tính chất của đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển và của xã hội Thụy Điển
Báo cáo khảo sát viết: “Lâu nay, chúng ta [tức ĐCSTQ] luôn cho rằng đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển là một đảng xét lại, xã hội Thụy Điển là một xã hội tư bản như các nước xã hội phương Tây khác. Do đó, trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã cực kỳ thẳng thắn hỏi các bạn Thụy Điển: rốt cuộc đảng và xã hội của họ có tính chất như thế nào? Họ trả lời rõ ràng: cho tới nay, họ vẫn tự cho rằng đảng XHDC Thụy Điển là một chính đảng xã hội chủ nghĩa, xã hội Thụy Điển là một xã hội xã hội chủ nghĩa. Lý do chủ yếu là: xét về lịch sử đảng XHDC Thụy Điển, năm 1889, khi thành lập đảng, họ không có cương lĩnh và điều lệ đảng của riêng mình, mà sử dụng nguyên xi cương lĩnh và điều lệ của đảng XHDC Đức hồi đó, do Ăng-ghen sáng lập. Khi chúng tôi đến thăm Thụy Điển, tuy họ đang chuẩn bị sửa đổi lần thứ 7 cương lĩnh của đảng, nhưng các tài liệu tuyên truyền phát đi vẫn ghi rõ: cơ sở lý luận của đảng XHDC Thụy Điển là đa nguyên, song chủ yếu là chủ nghĩa Mác Ăng-ghen; cơ sở giai cấp rộng rãi, nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân. Chỉ có điều là ghi rõ: giai cấp công nhân không những chỉ bao gồm công nhân cổ xanh mà còn gồm cả công nhân cổ trắng…
Nhân vấn đề này, họ đặc biệt mời chúng tôi tới thăm Nhà Trưng bày lịch sử đảng XHDC Thụy Điển. Nhìn thứ tự các bức ảnh được treo ở đây, có thể thấy rõ: vị trí thứ nhất là Các Mác, thứ hai là Ăng-ghen, thứ ba là Lát-xan,[7] thứ tư là Bran-hân, nhà lãnh đạo đầu tiên của đảng XHDC Thụy Điển … Khi trao đổi ý kiến với một số nhà nghiên cứu lý luận của đảng XHDC Thụy Điển, họ đặc biệt nhấn mạnh: chủ nghĩa xã hội mà họ nói là có điều kiện, tức là trước đó phải thêm từ “dân chủ”, nói hoàn chỉnh phải là xã hội “chủ nghĩa xã hội dân chủ“. Nếu không thêm từ “dân chủ”, thì họ thà để người ta nói xã hội của họ là xã hội tư bản, còn hơn là để nói là xã hội XHCN. Bởi lẽ, loại xã hội XHCN ấy đại biểu cho xã hội XHCN kiểu Liên Xô, không có sức thu hút quần chúng, nghĩa là không nhận được phiếu bầu của quần chúng, cũng tức là không thể nắm chính quyền và thực thi các chính sách XHCN.
Về tính chất nền kinh tế Thụy Điển
Báo cáo Khảo sát viết: “Theo cách nói của các bạn Thụy Điển, tính chất của kinh tế Thụy Điển vừa không hoàn toàn là kinh tế tư bản, vừa cũng không phải hoàn toàn là kinh tế XHCN, mà là một loại kinh tế hỗn hợp.[8] Kinh tế hỗn hợp nghĩa là:
Về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu;
Về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn (tư bản);
Về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường. Trong đó, cốt lõi nhất là sự hỗn hợp về chế độ sở hữu, vì chỉ có làm được như thế thì mới có thể thực hiện được sự hỗn hợp về chế độ phân phối và về phương thức vận hành kinh tế. Tại sao chủ nghĩa xã hội phải thực hành kinh tế hỗn hợp? Về vấn đề này, các bạn Thụy Điển đã dùng kinh nghiệm tự thân của đảng mình để giới thiệu cho chúng tôi biết một bài học lịch sử rất sâu sắc của họ.
“Theo giới thiệu, khi đảng XHDC Thụy Điển thành lập năm 1889, lúc đó Thụy Điển hãy còn là một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, thậm chí dân chúng còn chưa có quyền tối thiểu là quyền bầu cử phổ thông. Vì sức sản xuất còn kém và trình độ của đảng còn thấp, nên khi đảng thành lập, họ không đưa ra được cương lĩnh của đảng, đành phải sử dụng nguyên xi cương lĩnh của đảng XHDC Đức hồi đó, do Ăng-ghen lãnh đạo soạn thảo. Cương lĩnh này quy định rõ ràng: về chính trị, phải thông qua bầu cử dân chủ để quá độ hoà bình giành lấy chính quyền; về kinh tế, phải thực hiện chế độ sở hữu công cộng, phân phối theo lao động và quản lý có kế hoạch. Sau hơn 30 năm phấn đấu, về cách đề xuất phương thức mục tiêu đấu tranh chính trị tuy có mấy lần thay đổi, như ban đầu đề khẩu hiệu phấn đấu là “đấu tranh giành quyền bầu cử”; sau khi đã có quyền bầu cử thì sửa là “đấu tranh để được tham gia nghị viện”; sau khi đảng đã có chân trong Quốc hội rồi, lại đề xuất “đấu tranh giành đa số trong Quốc hội”. Thế nhưng, các mục tiêu kinh tế nói trên trong cương lĩnh lại không hề thay đổi.
Trong cuộc bầu cử năm 1920, số nghị sĩ của hai đảng XHDC và đảng Nhân dân (thuộc phái bảo thủ) cộng lại đã vượt quá đa số trong Quốc hội (phe đối lập chủ yếu là các nghị sĩ có liên quan tới Hoàng gia Thuỵ Điển), số ghế nghị sĩ của đảng XHDC nhiều hơn của đảng Nhân dân, hai đảng này đã lập chính phủ liên hợp cùng nắm chính quyền, người lãnh đạo của đảng XHDC làm Thủ tướng. Do đảng XHDC là lực lượng chính trong chính phủ, nên đảng này có điều kiện thực thi cương lĩnh kinh tế quy định trong Cương lĩnh của đảng, bắt đầu dùng biện pháp thu mua và chuộc lại để xây dựng trên cả nước một số lượng lớn các doanh nghiệp sở hữu công cộng, trong đó sở hữu nhà nước là chính. Nhưng vì chưa thể giải quyết tốt vấn đề quản lý các doanh nghiệp nên chẳng bao lâu sau, sức sống của các doanh nghiệp đó bị giảm sút, hiệu quả và lợi ích không cao, trong nền kinh tế xuất hiện những khó khăn không đáng có. Trong cuộc bầu cử năm 1924, số phiếu bầu cho đảng XHDC bị giảm mạnh, kết quả là đảng bị bật ra khỏi chính phủ, đảng Nhân dân có tính bảo thủ lên nắm chính quyền. Theo cách nói của các bạn Thuỵ Điển thì đảng đã đánh mất quyền lãnh đạo chính phủ.
“Trong tình hình đó, đảng XHDC Thụy Điển mới bình tĩnh tổng kết bài học kinh nghiệm; qua thảo luận trong toàn đảng, họ rút ra được một kết luận rất quan trọng. Đó là: đảng XHDC Thụy Điển là một chính đảng XHCN, do đó phải kiên trì thực hiện CNXH; nhưng trong việc thực hiện CNXH thì xã hội hoá quyền sở hữu không phải là một vấn đề căn bản; xã hội hoá phân phối mới là vấn đề căn bản, tức thực thi phân phối công bằng của cải xã hội như thế nào để bảo đảm quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động. Lập thật nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng, nhà nước phải đầu tư rất lớn, tốn nhiều công sức nhưng hiệu suất và lợi ích đều nói chung không cao, không làm ra được nhiều của cải, nếu muốn phân phối một cách công bằng thì cũng chẳng có cơ sở vật chất kinh tế lớn mạnh để làm chỗ dựa mà phân phối. Như vậy thì không có lợi bằng biện pháp:
không lập nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng (trừ các lĩnh vực bắt buộc phải do nhà nước làm),
khuyến khích ủng hộ sự phát triển kinh tế sở hữu phi công cộng, để cho các doanh nghiệp tư nhân làm ra càng nhiều của cải càng tốt,
chính phủ thực hiện phân phối các của cải đó một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Có thể giải quyết những vấn đề và tệ nạn phát sinh trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tư nhân trên hai mặt sau:
sử dụng thế lực của công đoàn ở tổ chức cơ sở tiến hành đấu tranh cần thiết;
sử dụng quyền lập pháp của Quốc hội để hạn chế các tệ nạn đó ngay từ trên thượng tầng.
Đảng XHDC Thụy Điển đã dựa vào kết luận này để sửa đổi lại cương lĩnh và điều lệ ban đầu của đảng, qua đó giành được sự ủng hộ của quần chúng rộng rãi. Trong cuộc bầu cử năm 1932, đảng lại giành được đa số trong Quốc hội và lại lên nắm chính quyền liên tục 44 năm liền, cho tới năm 1976 mới bị đảng Nhân dân thay thế một thời gian. Trong mấy chục năm đó, đảng XHDC đã xây dựng Thụy Điển từ một nước kinh tế lạc hậu nhất châu Âu trở thành nước kinh tế phát triển, đứng thứ 2 trên thế giới về GDP đầu người (sau Thụy Sĩ). Mặc dù có vài lần bị đảng Nhân dân thay thế nhưng trong phần lớn thời gian từ 1976 tới nay, đảng XHDC vẫn nắm chính quyền. Đến cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, phần phân phối đã được xã hội hoá trong toàn bộ của cải quốc dân, tính theo tỷ lệ thu nhập tài chính của nhà nước so với GDP, đã đạt 57~58%. Nhờ đó đã có điều kiện xây dựng Thụy Điển thành nước có phúc lợi xã hội nhiều nhất thế giới, khiến cho lý thuyết xã hội hoá phân phối được vận dụng triệt để vào trong thực tiễn.”
Về nguyên tắc phân phối thực hành tại Thụy Điển
Báo cáo Khảo sát viết: “Theo các bạn Thụy Điển giới thiệu, nguyên tắc phân phối của họ là: phải vừa có lợi cho việc huy động, phát huy đầy đủ tính tích cực về mọi mặt, và nâng cao năng suất lao động, lại vừa không để xuất hiện chênh lệch phân phối quá lớn (ý nghĩa có chút giống như khẩu hiệu “ưu tiên năng suất, chiếu cố công bằng” mà Trung Quốc mấy năm nay luôn nhấn mạnh). Biện pháp chủ yếu là: trong lần phân phối đầu tiên phải kiên trì nguyên tắc ưu tiên hiệu suất, nghĩa là người làm nhiều, cống hiến nhiều thì phải được phân phối nhiều; ngược lại thì chỉ được phân phối ít. Nhưng khi tái phân phối thì phải có sự điều tiết hợp lý, sao cho mức hơn kém trong phân phối cuối cùng không quá lớn.
Bởi thế, cho tới nay trong cả nước Thụy Điển, chỉ có một số cực ít các nhà doanh nghiệp xuất sắc, thí dụ những người như Tổng Giám đốc hãng ô tô Volvo, mới được hưởng mức thu nhập trên 1 triệu cuaron mỗi năm; còn nhìn chung chênh lệch về thu nhập thực tế của tuyệt đại đa số là không lớn lắm.[9] Thí dụ, lương của người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ so với lương của công chức nói chung, trước khi nộp thuế chênh lệch có thể tới gấp 4-5 lần, nhưng sau khi nộp thuế, tỷ lệ chênh lệch chỉ còn bằng 2-3 lần. Điều đặc biệt là, ngoài lương ra, họ không có bất kỳ phụ cấp cấp bậc và phụ cấp chức vụ nào khác; cho nên tỷ lệ chênh lệch nói trên là rất nhỏ. Khi giới thiệu với chúng tôi, các bạn Thụy Điển nói chênh lệch thu nhập ở Thụy Điển có lẽ là nhỏ nhất thế giới. Tại Thụy Điển, cơ bản đã thanh toán xong cái gọi là sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa công nhân với nông dân, giữa lao động trí óc với lao động chân tay. Về vấn đề này, mới đầu chúng tôi còn nửa tin nửa ngờ; nhưng sau khi quan sát thực địa một số gia đình thuộc các diện khác nhau, chúng tôi cảm thấy đúng là về đại thể là như vậy.”
Về chế độ phúc lợi ở Thụy Điển
Báo cáo khảo sát viết: “Mọi người đều biết, phúc lợi xã hội ở Thụy Điển ở mức nhiều nhất thế giới. Ngoài 4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật qui định (như các nước Tây Bắc Âu khác): bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, còn có nhiều loại hình phúc lợi xã hội khác, nhiều đến mức người ta hình dung Thụy Điển là nước mà người dân “từ khi lọt lòng đến khi chết” đều được hưởng phúc lợi. Căn cứ theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì câu nói trên đúng là “danh bất hư truyền”. Thí dụ:
Chế độ dưỡng lão: người lao động về hưu được định kỳ lĩnh lương hưu đủ sống, người già yếu không tự lo liệu cuộc sống được thì có thể vào ở trong viện dưỡng lão của nhà nước, được hưởng sự chăm sóc y tế miễn phí, điều kiện sống tại đây tương đương với khách sạn 3 sao.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp: nếu người lao động thất nghiệp, họ được định kỳ lĩnh tiền cứu tế thất nghiệp, được các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước miễn phí giới thiệu việc làm trong phạm vi toàn quốc. Nếu nơi làm việc mới cách xa chỗ ở hiện nay, nhà nước có thể giúp một phần kinh phí dọn nhà.
Chế độ giáo dục: không những tất cả mọi người đều được đi học không mất tiền suốt đời mà luật pháp còn qui định, từ nhà trẻ cho đến bậc trung học, nếu trong lớp có một học sinh người nước ngoài, thì nhà trường phải bố trí một giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của em đó (dĩ nhiên đều là giáo viên kiêm nhiệm), mỗi tháng phải lên lớp một số giờ nhất định bằng tiếng mẹ đẻ cho em này. Ở bậc đại học, từ lúc vào học cho đến lúc tốt nghiệp, tuy có qui ước số năm học nhất định nhưng pháp luật qui định, nếu học sinh nào tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được công việc thích hợp và không muốn rời nhà trường thì có thể tiếp tục học tập miễn phí. Các bạn Thụy Điển cho biết, hiện nay hầu như ở trường nào cũng có những sinh viên lớn tuổi đã học 7-8 năm hoặc hơn trong trường.
Chế độ sinh đẻ: phụ nữ sinh con được nghỉ đẻ 18 tháng có lương (12 tháng đầu hưởng 100% lương, 6 tháng cuối hưởng 90%). Nếu đến tháng thứ 18 lại có thai, sẽ tiếp tục được nghỉ tiếp hưởng 90% lương cho đến khi đứa trẻ ra đời lại được hưởng chế độ nghỉ đẻ 18 tháng. Ngoài ra, nếu người vợ làm công việc tương đối quan trọng không thể hoặc không muốn nghỉ ở nhà quá lâu như vậy, thì hai vợ chồng có thể bàn bạc để chồng có thể nghỉ thay vợ.
Chế độ nhà tù: người bị giam giữ hoặc tội phạm đang lĩnh án được nhà nước nuôi ăn ở không mất tiền, ngoài ra, mỗi tháng còn được lĩnh một khoản tiền mặt trợ cấp tuy không lớn nhưng cũng không phải là nhỏ lắm. Nhờ các khoản phúc lợi xã hội nói trên, đời sống cơ bản của mỗi người dân trong bất kỳ tình huống nào đều có sự bảo đảm cần thiết. Vì thế bộ mặt xã hội nói chung là tốt đẹp, cuộc sống yên bình, trật tự nền nếp, thực là có cái cảnh “ra đường không sợ mất cắp, đêm nằm không phải đóng cửa”. Các cán bộ sứ quán Trung Quốc ở đây cho biết, mấy chục năm qua họ rất ít khi bị mất cắp.
“Dĩ nhiên sự việc nào cũng có hai mặt. Qua một số điều chúng tôi đã tiếp xúc hoặc nghe kể, chế độ phúc lợi suốt đời nói trên của Thụy Điển ít nhất cũng tồn tại các vấn đề và mâu thuẫn trên hai mặt sau.
Thứ nhất, chế độ phúc lợi cao này là dựa vào chế độ thu thuế cao. Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội bị nhà nước tập trung vào tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, trên mức độ nhất định tất sẽ ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt là thuế suất luỹ tiến của thuế thu nhập, bậc cao nhất từng dùng thuế suất trên 80% (nay vẫn trên 70%), nghĩa là gần hết số tiền mà người lao động vất vả kiếm được lại không được hưởng. Điều đó dẫn đến trường hợp khi doanh nghiệp hoặc đơn vị cần hoàn thành một công việc cần kíp thì ngoài 8 giờ làm việc ra, người lao động nói chung đều không muốn làm ngoài giờ, vì thu nhập làm thêm mình chẳng được hưởng bao nhiêu. Bất mãn nhất là những người có thu nhập cao. Thập kỷ 80, một danh thủ quần vợt nổi tiếng thế giới người Thụy Điển chỉ vì bất mãn với thuế suất quá cao của nước này đã bỏ sang Anh định cư.
Thứ hai, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những khoản lợi ích họ không đáng được hưởng. Trong thời gian thăm Thụy Điển, khi đến một gia đình công nhân được gọi là có thu nhập thấp nhất, chúng tôi đã phát hiện vấn đề đó. Gia đình này có 4 cô con gái rồi, nhưng bà chủ lại có thai tiếp. Cảm thấy rất kỳ lạ, chúng tôi hỏi ông chủ tại sao đẻ nhiều như vậy. Ông trả lời: tôi đã tính toán từ lâu, thấy để vợ ở nhà đẻ con là có lợi nhất. Chẳng những bà ấy được nghỉ một năm rưỡi có lương, mà khi hết thời hạn đó lại có thai nữa thì tiếp tục được nghỉ ở nhà vẫn có lương, nghĩa là bà ấy được nghỉ phép dài hạn ở nhà cai quản công việc nội trợ phức tạp. Hơn nữa, chính phủ còn khuyến khích sinh đẻ, ai có nhiều con thì được hưởng chế độ trợ cấp luỹ tiến; cứ thêm một con thì hàng tháng được trợ cấp thêm ít nhất 1.000 cuaron, lại không phải đóng thuế thu nhập, như thế rõ ràng làm tăng thu nhập của nhà tôi. Khi chúng tôi hỏi: như thế, ông có bị thiệt hại gì không? Mới đầu ông ta bảo không, nhưng sau một lúc suy nghĩ, lại bảo là cũng có thiệt ở chỗ không thể đi du lịch xa, vì vợ con lóc nhóc đông quá đi xa rất bất tiện … Câu chuyện này cho thấy, chế độ phúc lợi xã hội quá cao quá nhiều của Thụy Điển cũng cần thiết phải điều chỉnh, cải tiến hợp lý.
Về công bằng xã hội ở Thụy Điển
Báo cáo Khảo sát viết: “Qua nhiều thực tế chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp xúc trong quá trình khảo sát, có thể nói xã hội Thụy Điển tương đối công bằng. Tuy không thể nói Thụy Điển hoàn toàn không có chế độ đặc quyền đẳng cấp, lối sống không lành mạnh và hiện tượng tham nhũng thường thấy ở nhiều nước khác, nhưng qua tai nghe mắt thấy thì các hiện tượng đó đúng là không nhiều. Tại sao xã hội Thụy Điển có thể thực hiện được tương đối công bằng? Chủ yếu là do:
“(1). Có chế độ pháp luật hoàn thiện, có thể hạn chế một cách hữu hiệu sự nảy sinh các hiện tượng bất công xã hội. Thí dụ, pháp luật quy định rõ: trừ Quốc vương ra, bất cứ ai, kể cả Thủ tướng, khi ra ngoài đều không được mang theo nhân viên bảo vệ. Chính vì thế mà Thủ tướng Thụy Điển kiêm Chủ tịch đảng XHDC nước này là ông Ô-lôp Pan-mơ [Olof Palme, 1927-1986] đã bị ám sát. Hôm đó, vào cuối năm 1986 (không lâu trước ngày chúng tôi thăm Thụy Điển), sau giờ làm việc, ông Pan-mơ cùng vợ đi tầu điện ngầm đến xem phim ở một rạp chiếu bóng trong khu phố đông vui nhất thủ đô Xtốc-khôm [Stockholm]. Xem phim xong, hai người ra về, khi đang đi bộ trên đường phố, sắp đến một ga tầu điện ngầm thì ông Pan-mơ bị một kẻ lạ mặt bắn chết; nghe nói cho tới nay vẫn chưa tìm ra hung thủ. Sau vụ này, Thụy Điển mới sửa đổi luật, quy định Thủ tướng khi ra ngoài cũng có thể mang theo nhân viên bảo vệ. Khi chúng tôi đến thăm chỗ ông bị ám sát, vẫn còn thấy vết máu trên đường, thỉnh thoảng có người mang hoa đến đặt lên chỗ có vết máu tỏ lòng thương tiếc.
“Luật pháp cũng ghi rõ: trong cả nước, chỉ một số rất ít cấp lãnh đạo như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng mới được nhà nước cấp ô tô công vụ, còn tất cả các quan chức khác chỉ được đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe tư của mình. Quy định trên không những giảm rõ rệt biên chế nhân viên cơ quan nhà nước và chi phí, mà còn ngăn chặn được tình trạng lợi dụng xe công làm việc tư, cũng như các tác phong không lành mạnh khác.
“Pháp luật còn quy định rõ: trong công việc giao thiệp với khách nước ngoài, người lãnh đạo ở cấp nào thì được nhận quà tặng trị giá bao nhiêu. Chúng tôi đã có một lần tự mình thấy rõ điều này. Năm 1985, lần đầu tiên tôi theo Đoàn Cải cách cơ chế đến Thụy Điển khảo sát, đơn vị đón tiếp chính về phía bạn là Bộ Công nghiệp. Trong buổi làm việc với bà Bộ trưởng Bộ này, chúng tôi có tặng bà một đôi bình hoa nhỏ Cảnh-Thái-Lam cao khoảng 7-8 tấc Anh, sản xuất tại Bắc Kinh, để làm kỷ niệm. Sau khi mở hộp giấy bọc và xem món quà, bà kinh ngạc khen: Đẹp quá! Nhưng rồi bà lại thở dài: Rất tiếc là tôi không được mang món quà này về nhà. Lúc đó chúng tôi đều không hiểu tại sao bà lại nói thế. Khi ra về, tôi có hỏi một cán bộ Sứ quán Trung Quốc cùng dự buổi tiếp hôm ấy, mới biết luật pháp Thụy Điển có quy định, lãnh đạo cấp Bộ trưởng trong hoạt động ngoại giao chỉ được nhận quà biếu có giá trị lớn nhất không quá 1.500 cuaron (khoảng 180 đôla Mỹ). Loại bình hoa chúng tôi biếu, ở Bắc Kinh thì không đáng bao nhiêu tiền, nhưng ở Thụy Điển thì ước tính có thể hơn 1.500 cuaron. Do đó bà Bộ trưởng không thể mang về nhà, mà chỉ có thể để ở phòng làm việc. Bao giờ mãn nhiệm, giả thử tân Bộ trưởng đến có nói món quà này nếu bà thích thì lấy đi; lúc đó mới có thể đem về nhà mình.
“(2). Dư luận giám sát công khai, là biện pháp hạn chế mạnh mẽ sự phát sinh và lan tràn các hiện tượng bất công xã hội. Về mặt này, năm 1988, khi chúng tôi đến Thụy Điển và Áo [Austria] khảo sát, ở cả hai nước đều gặp những chuyện cụ thể. Chúng tôi tới Thụy Điển đúng vào lúc cô con gái của một vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng XHDC Thụy Điển (tương đương Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ) và là Chủ tịch Công đoàn toàn quốc, có chuyện rắc rối: báo chí tố giác cô này chưa đủ tiêu chuẩn được phân phối nhà nhưng vẫn được chia nhà, và phê phán ông Chủ tịch Công đoàn lợi dụng đặc quyền đảng XHDC đang nắm chính quyền để tư lợi. Vì vấn đề này, đảng XHDC đã tổ chức một cuộc họp báo để công khai giải thích và tỏ thái độ. Trong họp báo, ông Chủ tịch Công đoàn tuyên bố: việc này ông không được biết trước, là do con gái ông tự làm; dĩ nhiên, ông có trách nhiệm là giáo dục con chưa nghiêm, ông nhất định sẽ đôn đốc con gái trả lại nhà nước căn nhà này, và sẵn sàng nhận sự phán xử của luật pháp. Sau đó, vụ tai tiếng này mới chìm xuống.”
Về vấn đề địa vị trong xã hội của chính đảng và của người lãnh đạo
Vấn đề này được Báo cáo Khảo sát dành riêng một đoạn viết về những gì đã tìm hiểu khảo sát được: “Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các chính đảng và nguy cơ sống còn của đảng đã buộc lãnh đạo các cấp và tầng lớp công chức phải đối xử với quần chúng nhân dân bằng một thái độ bình đẳng và giải quyết các công việc xã hội theo nguyên tắc công bằng. Về chính trị, Thụy Điển thực hành cái gọi là chế độ dân chủ kiểu phương Tây, các chính đảng cạnh tranh với nhau rất gay gắt, lá phiếu bầu của quần chúng quyết định đảng nào được lên vũ đài chính trị nắm chính quyền, sự sống còn của đảng trên một mức độ lớn cũng phụ thuộc vào lá phiếu bầu cử của nhân dân. Nhà nước không cấp kinh phí vô điều kiện cho các chính đảng, nguồn kinh phí hoạt động của các đảng phải trông vào đảng phí của đảng viên nộp và các nguồn tự gây quỹ, phần khá lớn nữa là kinh phí chính phủ cấp dựa vào số lượng nghị sĩ của đảng trong Quốc hội. Đảng nào không nhận được nhiều phiếu bầu của quần chúng thì không vào được Quốc hội, do đó không có khoản kinh phí nói trên, như vậy sẽ rất khó tồn tại lâu dài.
Bởi lẽ đó, dù là nguyện vọng chủ quan thế nào đi nữa, trong mọi hoạt động, đảng XHDC Thụy Điển đều bắt buộc phải luôn giữ cho mình một hình ảnh giầu mà không xa xỉ, bình đẳng đối xử với quần chúng, bảo đảm công bằng xã hội. Thí dụ: tuy đảng XHDC Thụy Điển đã nhiều lần nắm chính quyền và một lần nắm chính quyền liền 44 năm, nhưng vào cuối thập kỷ 1980 khi chúng tôi đến đây khảo sát, cơ quan trung ương đảng của họ vẫn chỉ có 50-60 nhân viên công tác. Tỉnh uỷ tỉnh Goteborg chỉ có 5~6 người. Khi chúng tôi đến làm việc với họ, chỉ thấy một cán bộ làm tất cả mọi việc, từ giới thiệu tình hình, toạ đàm trao đổi ý kiến, dẫn đi tham quan các nơi, hướng dẫn du lịch, và cả việc lái xe nữa. Họ cho biết, tỉnh uỷ Goteborg có 3~400 chi bộ phân tán trong các cộng đồng phường xã (vì pháp luật quy định không được tổ chức chi bộ đảng trong các doanh nghiệp và cơ quan đơn vị), mỗi tháng ít nhất tỉnh uỷ phải đến mỗi cơ sở một lần để tìm hiểu nắm tình hình, chỉ đạo công tác và truyền đạt chỉ thị của cấp trên; do đó công tác của họ rất bận.
Năm 1985, khi tôi theo Đoàn Cải cách cơ chế thăm Thụy Điển lần đầu, hôm đến Goteborg đúng vào Chủ nhật, Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cùng tổ chức chiêu đãi chúng tôi trong một pháo đài trên núi gần biên giới với Na-uy. Phòng tiệc bày biện sang trọng nhưng ăn uống rất đơn giản. Sau bữa ăn, họ mời ra quảng trường ngoài pháo đài nghe một đoàn nhạc giao hưởng vừa từ Moskva trở về biểu diễn. Khách nghe nhạc, từ toàn đoàn chúng tôi cho tới Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh, tất cả đều không có chỗ ngồi, mà cùng đứng chung với khách du lịch suốt hơn một giờ. Trên đường về thành phố, khi ô tô chúng tôi sắp lên phà qua sông, bỗng một chiếc xe phía trước không nổ được máy. Lúc đó, Chủ tịch HĐND ngồi bên cửa xe (ông này thọt chân) và Chủ tịch tỉnh lẳng lặng xuống xe trước tiên, cùng mọi người đẩy xe cho tới lúc xe nổ máy được mới thôi. Cảnh này thật làm mọi người cảm động.
“Nguyên tắc công bằng xã hội nói trên của các bạn Thụy Điển không những chỉ thể hiện trong việc giải quyết các công việc trong nước, mà đối với các bạn nước ngoài cũng vậy. Lần đi Thụy Điển năm 1988, hôm tới Xtốc-khôm đúng vào hai ngày nghỉ cuối tuần, vì không bố trí được phòng trọ cho chúng tôi trong thành phố, họ đưa chúng tôi đến trọ tại nhà nghỉ của một công đoàn trên hòn đảo ngoài biển gần đấy. Xung quanh nhà nghỉ là cánh đồng tuyết, khu nhà nghỉ không có tường bao cũng chẳng có người bảo vệ, rất ít nhân viên phục vụ. Mỗi người chúng tôi được bố trí ở trong một căn phòng khoảng chục mét vuông, kể cả trưởng đoàn cũng vậy, tuy có được thêm một phòng khách cũng nhỏ như thế, chỉ vừa đủ chỗ kê mấy chiếc ghế xô pha. Nghe nói đây là căn phòng ông Các-xơn (Carsson), đương kim Chủ tịch đảng XHDC và Thủ tướng chính phủ Thụy Điển, thường đến nghỉ. Hết hai ngày cuối tuần, họ đưa chúng tôi về thành phố, bố trí trọ tại một khách sạn vừa không đồ sộ, thiết bị lại vừa chưa đạt tiêu chuẩn khách sạn ba sao ở Trung Quốc. Trưởng đoàn chúng tôi cũng không được đặc cách ở phòng sang hơn, mà cũng chỉ ở một phòng tiêu chuẩn như mọi đoàn viên.
“Những người lãnh đạo Thụy Điển rất chú ý giữ gìn hình ảnh công bằng xã hội tốt đẹp nói trên, khi họ còn sống cũng như khi giải quyết việc tang lễ cho người lãnh đạo. Như ông Pan-mơ bị ám sát năm 1988, sinh thời ông vừa là Thủ tướng và Chủ tịch đảng XHDC Thụy Điển, mà còn là Chủ tịch Quốc tế của các đảng Xã hội, có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở châu Âu, có uy tín cao trong nước, cống hiến đối với đảng và với nước đều không nhỏ. Nhưng sau khi ông qua đời, người ta không dựng nhà kỷ niệm hoặc bia kỷ niệm ông, cũng không xây cất cho ông một ngôi mộ sang trọng, mà chỉ mai táng tro xương ông trong một nghĩa trang công cộng phía sau nhà thờ gần dãy phố nơi ông bị ám sát. Ngôi mộ ông là một khối hình hộp bằng đá cẩm thạch màu đen, diện tích khoảng 4 mét vuông, trên dựng một phiến đá cao chừng 1 mét có chữ ký của Pan-mơ. Nghe nói phiến đá này trước đây ở quê ông, mỗi lần về quê vận động tranh cử, Pan-mơ đều đứng trên phiến đá này để diễn thuyết, nên người ta mang nó về đây để làm kỷ niệm.”
Phần trích dẫn Báo cáo khảo sát đến đây xin dừng lại, chủ yếu dùng cách sao chép. Theo tôi nghĩ, phần trích dẫn trên đã đưa ra một phác thảo khái quát để bạn đọc có thể hiểu được tình phong trào xã hội dân chủ Thụy Điển cùng các thành tựu đạt được.
Cảm tưởng sau khi đọc Báo cáo Khảo sát
Trước hết, ta nên nhắc lại những nguyện vọng của Ăng-ghen gửi gắm vào phong trào xã hội chủ nghĩa trong mấy năm cuối đời ông. Dĩ nhiên, Ăng-ghen không thể thấy trước những tình hình mới sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, càng không thể dự kiến được việc Thế chiến I đã làm cho trọng điểm phong trào XHCN chuyển từ Tây Âu đến nước Nga và phương Đông lạc hậu về kinh tế. Sau Cách mạng Tháng Muời Nga, nhiều người đặt hy vọng vào cách mạng XHCN ở Tây Âu. Khi làn sóng cách mạng đó bị lắng xuống, vấn đề cách mạng XHCN của các nước tư bản Tây Âu nên đi con đường nào lại trở nên một vấn đề thời sự. Phong trào không thể dừng lại, nhưng rõ ràng, đường lối thì có khác với đường lối của Cách mạng Tháng Muời Nga.
Chúng ta có đầy đủ lý do để nhớ lại một sách lược quan trọng do Ăng-ghen đề ra năm 1894 — cho rằng giai cấp công nhân nên “sử dụng quyền bầu cử làm một vũ khí mới của giai cấp công nhân” và nhấn mạnh “giành quyền bầu cử, giành dân chủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu” — sách lược này vẫn thích hợp với nhu cầu của giai cấp công nhân đang chiến đấu trong các nước tư bản Tây Âu thời kỳ sau Thế chiến I. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Muời Nga, trên thế giới hình thành sự đối lập gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình đó, dĩ nhiên các đảng XHDC ở các nước tư bản sẽ gặp nhiều trắc trở phức tạp trong quá trình vận dụng sách lược đó; điểm này tôi đã trình bày ở phần trên. Thế nhưng, phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Thụy Điển cùng các thành tựu của nó — như Báo cáo Khảo sát đã giới thiệu với chúng ta — ít nhất cũng cho thấy việc vận dụng sách lược nói trên vào các nước tư bản Tây Âu không phải là không thu được thành tích nào. Do đó, giờ đây ngoài việc quan tâm đến những kinh nghiệm tự thân về CNXH mà chúng ta thu được (gồm kiểm tra, tổng kết và cải cách tự thân), đồng thời ta cũng nên có thái độ khoa học, khiêm tốn khảo sát tình hình phong trào XHCN phương Tây cùng các thành quả của nó (gồm cả thất bại và thành công). Hai loại kinh nghiệm này, do tình hình mỗi nước và điều kiện lịch sử khác nhau, cố nhiên có những cái không thể so sánh được, song cũng có một số điểm nào đó có thể so sánh được hoặc có thể tham chiếu được.
Về vấn đề này, thực ra bản thân Báo cáo Khảo sát đã ghi chép lại các suy nghĩ và cảm tưởng của người khảo sát. Nay xin trích dẫn như sau:
“Qua chuyến thăm này, chúng tôi đã hiểu biết tương đối nhiều và tương đối sâu về tình hình của đảng XHDC Thụy Điển (và đảng Xã hội Áo), mọi người đều cảm thấy thu hoạch rất lớn. Thế nhưng, rốt cuộc thì CNXH kiểu Thụy Điển và CNXH kiểu Liên Xô có gì giống nhau và khác nhau? Rốt cuộc nên phân tích và nhận thức như thế nào về mối quan hệ giữa Quốc tế II với Quốc tế III, giữa chủ nghĩa xét lại với chủ nghĩa Lê-nin, và giữa đảng Xã hội kiểu Thụy Điển với đảng Cộng sản kiểu Liên Xô, thì chúng tôi cảm thấy có chút khó hiểu. Bởi thế, hồi đó, sau khi thăm Thụy Điển, trên đường về nước nhân ghé qua Paris, chúng tôi đã tổ chức một cuộc toạ đàm, có mời vài đồng chí trong đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp cùng dự. Từ các phát biểu trong và ngoài toạ đàm, có thể nhận thấy có hai loại cách nói và cảm tưởng đối với các vấn đề nêu trên. Thật bất ngờ, hai loại ý kiến này không hẹn mà lại trùng hợp nhau; cho đến nay tôi vẫn cho rằng đó là những ý kiến rất đáng để chúng ta suy nghĩ sâu sắc và tham khảo.
“Một loại cảm tưởng cho rằng, đường lối cách mạng, phương châm và phương pháp cách mạng mà lý luận của Quốc tế II và lý luận của Quốc tế III cũng như đảng Xã hội kiểu Thụy Điển và đảng Cộng sản kiểu Liên Xô đã tuân theo, đều là đúng, hoặc là có lý lẽ cả; sự khác biệt giữa hai bên chủ yếu là do tình hình trong nước của mỗi bên không giống nhau.
Quốc tế II và đảng Xã hội về cơ bản đại diện cho các nước tương đối phát triển về xã hội và kinh tế thời đó. Các nước này đã xây dựng được chế độ bầu cử dân chủ; mỗi chính đảng đều có thể qua bầu cử mà nắm được đa số trong nghị viện, rồi quá độ hoà bình lên nắm chính quyền, từ đó thực thi cương lĩnh và chính sách của đảng mình. Sau thập kỷ 20 thế kỷ XX, đảng Xã hội (hoặc đảng Xã hội dân chủ, Công đảng) ở phần lớn các nước châu Âu đều lên nắm chính quyền thông qua hình thức bầu cử dân chủ, thậm chí nắm chính quyền khá lâu, và thực thi các loại chính sách cải cách xã hội; tác dụng của các đảng này trong việc thúc đẩy sự cải lương và phát triển kinh tế xã hội thậm chí cả chế độ chính trị ở các nước đó, là không thể bỏ qua, và là sự chứng minh hùng hồn nhất.
Quốc tế III và đảng Cộng sản về cơ bản đại diện cho một số nước kinh tế xã hội tương đối lạc hậu hồi đó. Những nước này không những chưa xây dựng được chế độ bầu cử dân chủ, mà hơn nữa, bọn phản động nắm chính quyền được vũ trang tận răng lại có quyền tự do đàn áp các lực lượng cách mạng. Tại các nước này, nếu không tiến hành đấu tranh vũ trang thì không thể nào lật đổ được ách thống trị của bọn phản động, không thể giành được chính quyền, củng cố chính quyền và thực thi cương lĩnh và chính sách XHCN. Nhưng đối với các nước đó, về tư tưởng chỉ đạo, có một điểm cần phải làm hết sức rõ: biện pháp đấu tranh vũ trang để cướp chính quyền chỉ có tác dụng “bà đỡ” đối với CNXH; đánh giá theo tiêu chuẩn và yêu cầu của CNXH Mác-xít thì trên thực tế các nước này lại chưa “đạt yêu cầu” trên hai mặt cực kỳ quan trọng sau đây: (1) CNXH yêu cầu phát triển cao độ trình độ sức sản xuất; (2) CNXH yêu cầu phải có nền pháp chế dân chủ hoàn thiện. Bởi vậy sau khi chính quyền XHCN ra đời dưới sự “đỡ đẻ” của biện pháp đấu tranh vũ trang, phải hạ quyết tâm tranh thủ “học bù” hai bài học này (đây chính là nguyên nhân Trung Quốc tự xác định mình còn đang ở trong “giai đoạn sơ cấp của CNXH”; nhiệm vụ của giai đoạn này là để “học bù” hai bài học nói trên, nhằm chuẩn bị điều kiện xây dựng thành công CNXH thực sự — ghi chú của Ngô Giang).
Nếu có thể nhận thức như vậy về vấn đề này, thì sau khi cách mạng thành công, xây dựng được chính quyền mới rồi, trừ phi đất nước bị xâm lược, nếu không, phải tranh thủ thời cơ tập trung lực lượng học thật nhanh thật tốt hai bài “học bù” này, dựa vào tính ưu việt của chế độ XHCN sẽ có khả năng nhanh chóng đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đuổi kịp trình độ của các nước phát triển, xây dựng thành công CNXH thật sự. Nếu không nhận thức vấn đề như vậy, mà cứ chủ quan cho rằng chỉ cần qua đấu tranh vũ trang xây dựng chính quyền mới thì mình đã là một nước XHCN “đủ tiêu chuẩn” rồi; ai không đồng ý với ý kiến đó, hoặc tỏ ý nghi ngờ gì, thì thẳng tay kiên quyết loại bỏ, đả kích thậm chí đàn áp họ. Như vậy không những rất khó xây dựng thành công CNXH “đủ tiêu chuẩn” thật sự, hơn thế còn có thể trở thành một thứ chủ nghĩa cực quyền kiểu phong kiến nửa phong kiến, như Liên Xô thời kỳ Stalin trước đây. Cuối cùng, không những không xây dựng thành công CNXH chân chính, mà còn bị quảng đại quần chúng và cán bộ phản đối, thậm chí vứt bỏ.
Một loại cảm tưởng khác cho rằng, mối quan hệ giữa Quốc tế III với Quốc tế II, giữa đảng Cộng sản kiểu Liên Xô với đảng Xã hội kiểu Thụy Điển thì giống như mối quan hệ giữa đạo Thiên chúa với đạo Tin lành,[10] “tổ tiên” của cả hai đều là một nhà. Chẳng qua, Quốc tế III và đảng Cộng sản kiểu Liên Xô chủ trương kiên trì tiến hành mọi cái theo nguyên văn lời của “tổ tiên” không sai một chữ (cách nói này có thể bàn lại: làm cách mạng XHCN tại các nước kinh tế lạc hậu thực ra đúng là không theo nguyên văn lời của “tổ tiên”; cái gọi là khuynh hướng thuyết độc tôn giáo lý cơ bản[11] thì thể hiện ở một mặt khác. — Ghi chú của Ngô Giang), không được vượt qua, có chút giống như thuyết độc tôn giáo lý cơ bản người ta thường nói. Còn Quốc tế II và đảng Xã hội kiểu Thụy Điển thì chủ trương tiến cùng thời đại, căn cứ theo sự phát triển của thời đại và sự biến đổi của xã hội mà không ngừng cải cách đổi mới, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng và thực thi ảnh hưởng và chủ trương của lý luận do “tổ tiên” đề xướng, từ đó giành được thắng lợi lớn hơn.”
Ngày nay, xem ra hai mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội nói trên đều có tính tất nhiên và tính chính đáng lịch sử. Còn nói về việc nhìn nhận hai mô hình đó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, thì đây là một vấn đề nên xem xét thận trọng và nghiên cứu kỹ. Mong rằng trên vấn đề này sẽ nhận được nhiều cao kiến của các bạn đọc.
—————–
Nguồn: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển: Nhân đọc “Một bản báo cáo khảo sát đến muộn”, Chủ nghĩa Mác và Hiện thực số tháng 3/2002, Tạp chí hai tháng một kỳ, tiếng Trung Quốc. Cơ quan chủ trì tạp chí: Cục Biên dịch thuộc Trung ương Đảng CSTQ.
Tác giả Ngô Giang là giáo sư, nguyên Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương, thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Báo cáo mà tác giả đề cập là của Dương Khải Tiên, được viết sau chuyến khảo sát Thụy Điển hồi những năm 1980, khi Liên Xô còn đang vững mạnh.
Nguyễn Hải Hoành lược dịch và làm toàn bộ các chú thích ở cuối trang và trong ngoặc.
——————
[7] Ferdinand Lassalle (1825-1864), người Đức, nhà văn, người tuyên truyền cổ động cho công nhân, thuộc giai cấp tiểu tư sản; tham gia Cách mạng 1848-1849, quen biết Mác và Ang-ghen từ đó (trao đổi thư từ cho đến 1862); thành lập Hội Công nhân toàn Đức (1863) và là Chủ tịch Hội, bằng việc đó, ông đã đáp ứng nguyện vọng của các công nhân tiến bộ muốn tách khỏi giai cấp tư sản tự do về mặt tổ chức. Hệ tư tưởng “CNXH nhà nước quân chủ Phổ” đã dẫn Lassalle tới chỗ liên minh với Bismarck, do đó bị Mác phê phán. ( theo Sđd3).
[8] Năm 2001, thành phần tư nhân chiếm 90% giá trị sản xuất công nghiệp (theo Sđd2).
[9] Số liệu năm 1992 : 10% số người có thu nhập thấp nhất chiếm 3,7% tổng thu nhập toàn quốc, 10% số người có thu nhập cao nhất chiếm 20,1%. Nghĩa là chênh lệch giầu nghèo khá nhỏ so với các nước khác : chỉ số này ở Pháp là 2,5 và 24,9% (1989); ở Mỹ là 1,5 và 28,5% (1994); ở Trung quốc là 2,2 và 30,9% (1995). (theo Sđd2).
[10] Nguyên văn chữ Hán là Ki Tô Giáo. Chú ý: Trung quốc quen dùng Ki Tô Giáo để chỉ Tân Giáo (tức đạo Tin lành, tiếng Anh là Protestantism). Đạo Thiên chúa (còn gọi Công giáo): Roman Catholic.
[11] Fundamentalism (chủ nghĩa tin theo các ghi chép trong Kinh Thánh, phủ định Thuyết Tiến hoá và các học thuyết hiện đại khác). TQ dịch là chủ nghĩa cơ yếu hoặc chủ nghĩa nguyên giáo chỉ.- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/06/04/chu-nghia-xa-hoi-thuy-dien-p2/#sthash.2MeGBIQY.dpuf
http://nghiencuuquocte.net/2015/06/03/chu-nghia-xa-hoi-thuy-dien-p1/#sthash.qXEMEG8o.dpuf
Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015
CÁI THỪA, CÁI CẢM ĐỘNG VÀ NHẠC ĐIỆU TRONG THƠ VIỆT
Nguyễn Hoàng Đức
Mới đây, tôi có đọc bài phê bình của nhà thơ Anh Chi “Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại – đương đại” trao đổi lại bài “Phê bình Phê bình” của nhà thơ Inrasara đăng trên mạng Nguyễn Trọng Tạo. Tôi thấy muốn trao đổi thêm những ý chính sau:
1- Cái thừa trong thơ cũng như nghệ thuật
Đọc vài chỗ, tôi thấy nhà thơ Anh Chi đi đếm mấy chữ “thừa”, cho rằng có thể cắt mà thơ vẫn đủ ý cũng như nhịp điệu. Văn hào Rumani Gheorghiu Virgil có viết trong “Giờ thứ 25”: “Nghệ thuật là thừa”.
Những mái cong trên đình chùa là thừa, ngôi sao gắn trên đỉnh tháp điện Cremlin cũng thừa, cái cổ áo là thừa, những diềm đăng ten, thêu thùa lại càng thừa, những măng séc cổ tay, rồi cúc đơm ngoài tay áo vest cũng thừa luôn… Tất cả những trang trí ở đời một khi không tham gia trực tiếp vào tính công năng thì đều thừa. Một cái bánh mì không bao giờ thừa, nhưng một bức tranh thì luôn “thừa”. Đời sống sau cái “chém to kho mặn”, như người Việt bảo “phú quí sinh lễ nghĩa” khi đó mới có thể bàn vào nghệ thuật. Thơ là nghệ thuật lời, nó bay bướm, hát ca, nhảy múa, hò reo, bay bổng… Nó hoàn toàn thừa so với những câu “ăn cơm chưa?” “yêu hay ghét”, “ở lại”, “về đi”… Nếu tìm thấy chữ nào thừa trong văn học đòi cắt đi, thì cái Chùa Một Cột xây giữa hồ nước làm gì cho khó đi lại? Hãy cắt cổ áo đi! Hãy bỏ diềm đăng ten đi… Văn bản báo cáo bao giờ cũng ít chữ thừa nhất, trong khi đó văn bản văn học bao giờ cũng thừa nhiều nhất. Trong đời sống ngôn ngữ của con buôn và nhà tài chính bao giờ cũng ngắn nhất. Trái lại ngôn ngữ ngoại giao, ái tình bao giờ cũng dài dòng nhất. Tại sao? Vì con buôn cần tiết kiệm và muốn có lãi. Còn tình yêu muốn đem cho, muốn nói dài dòng vì không cần lỗ lãi thiệt hơn. Vì thế người Việt mới bảo:
Tiện đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào!
Trong nghệ thuật đi vòng mới trở nên thanh tao thoát tục, như nhiều chiếc kèn ống hơi đi vòng để hơi thổi trên đường đi xa sẽ thanh lọc bớt lực thổi để tạo ra sự thanh tao. Cây đàn piano là ông hoàng của âm nhạc thì đã dùng búa nỉ để gõ vào dây mà không dùng ngón tay gẩy trực tiếp. Cây violon hay nhị thì dùng chùm dây bện để kéo đàn… Nghệ thuật càng vĩ đại thì càng thừa, các đỉnh chóp trên mái nhà thờ đều thừa cả. Một nhạc sĩ thiên tài là người từ một chủ đề vài nốt nhạc có thể khai triển thành cả một bản nhạc lớn. Bản nhạc “Maman” (Người mẹ) của Mozart là một thí dụ khi ghi cụ thể là “theme varie” – tức đề tài phái sinh. Nếu không thừa, chỉ là dạng “ăn lấy chắc mặc lấy bền” – không bao giờ có thể bước vào sân khấu hùng vĩ trí tưởng tượng của nghệ thuật.
2- Cái cảm động trong nghệ thuật
Nhà thơ Anh Chi cũng giống đa số các nhà thơ Việt thường coi cái cảm động đi vào lòng người là thước đo của thơ hay. Chúng ta buộc lòng phải nhận biết rằng: cảm xúc rồi cảm động là cái thấp nhất của con người cũng như thi ca. Tình mẫu tử, hay tình yêu khác giới đẹp lắm, nhưng các loài vật đều có. Một đôi chim rủ rỉ gù gáy nhau, rồi đẻ con, rồi thay nhau đi kiếm mồi về mớm cho con, ai bảo chúng không cảm động?! Một đôi cá voi dẫn con đi kiếm mồi ai bảo chúng không tình cảm. Loài chim cánh cụt, khi con đực lao xuống băng giá tìm mồi, những con cái xếp vòng tròn trên băng giá lạnh để ủ hơi ấm, chúng thay phiên nhau từ vòng ngoài được nhíc vào trong không con nào chen ngang cả, như vậy chúng vừa cảm động vừa sống công bằng với nhau. Cảm động, được triết gia Hegel gọi là mỹ cảm, tức cái đầu tiên để ăn nhập hay bắt mắt với nghệ thuật. Nhưng nó chỉ đóng vai trò bước đầu thôi. Còn sau đó cảm động vẫn chỉ là cảm động thì đó là nghệ thuật không có thông điệp. Tình cảm quyến rũ nhưng cũng là thứ lừa mị kiểu “cha nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”, người ta dùng tình cảm để tháu cáy, trục lợi, “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” cũng là bình thường. Hiện thực, tất cả tình yêu mà không có công lý làm đảm bảo thì chỉ là tình yêu giả dối, trục lợi lẫn nhau. Có nhiều đứa con thấy bố mẹ bắt mình học nhiều quá đã tự vẫn. Tại sao? Vì chúng cảm thấy gánh nặng tương lai của bố mẹ đặt lên người chúng. Trong tất cả mọi thứ tình nếu không có sự dâng hiến cao đẹp có tính lý tưởng thì đều mang tính trục lợi, trục lạc. Đó cũng chính là phương ngôn của triết gia Platon, ông nói “Bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào cái đẹp lý tưởng”. Mà cái đẹp lý tưởng là gì, chẳng lẽ một chút tình cảm mê dụ sụt sùi có thể chưa kịp cởi giầy đã chạm ngón chân tới sao?
3- Nhạc điệu trong nghệ thuật
Không có nhạc tính tức là những bước chân đi bộ bình thường không thể thành thơ. Có nhạc tính là điệu nhảy đã cất cánh vào thơ. Nhưng nhạc thế nào? Nhạc sĩ thiên tài Schumann lưu ý: có thứ nhạc điệu êm tai dễ dãi giành cho đám bình dân, còn có thứ nhạc điệu bác học không phải tấu một cái đã ăn ngay vào lòng người, mà người ta cần phải được rèn luyện.
Người Việt, người Trung Quốc, người lúa nước nói chung, vì nước bì bõm nên không hình thành điệu nhảy ở dưới chân. Những điệu múa cung đình thường là vờn vờn để khoe khả năng vuốt ve nhắm hấp dụ vua chúa hay đám quan lại thưởng thức màn sex sau đó. Quan Họ Việt Nam, đôi trai gái đứng trên thuyền hát, chứng tỏ người ta không hề có ý định nhảy theo nhịp điệu ở dưới chân.
Nghệ thuật châu Á hầu như chưa có nghệ thuật tự do – tức nghệ thuật tự nó tồn tại cho nó. Người ta có các điệu múa như kéo lưới, giã gạo, bắt cá, hay trò chơi vừa bóp vú vừa bắt trạch trong chum là thứ mặc cảm “rượu nồng, dê béo, gái tơ”, ăn uống, dục lạc… kéo dài. Chứ không phải nghệ thuật tự do, sau khi đã làm việc, ăn uống người ta cần hát, nhảy, ôm gái để nhảy, để giải khuây sau thời gian lao động nhọc nhằn.
Nhạc điệu là thứ “phơi áo” trình độ của dân Á châu nhiều nhất. Thử nhìn một buổi ca nhạc ở Việt nam thì thấy ngay, từ đầu chí cuối hầu hết là nỉ non hát trữ tình dầm dề nhớ thương se sắt. Tóm lại nhịp điệu à ơi lới lơ quê mùa dề dà êm như ru ngủ.
Triết gia Hegel cho rằng: thi ca cao cả nhất bởi vì nó đạt đến tính triết lý mà không nghệ thuật nào làm được. ( Còn nếu chỉ cảm động đi vào lòng người ư, nghệ thuật nào chẳng có ). Vừa sáng nay, có một anh bạn làm thơ nói với tôi “nếu tôi được sống lại một cuộc đời, thì tôi sẽ học triết học, vì đó là cây gậy chống đỡ cho mọi thứ ở đời”. Tôi có nói vui rằng: bản lĩnh người Việt nhỏ bé yêu ớt lắm. Nếu anh muốn uốn một thanh sắt thì nó cong đi mà không thể gãy, nhưng nếu anh uốn một thanh gỗ thì nó gãy đấy.
Thơ Việt từ “cái thừa” rất ít vì người Việt sống thực dụng vật chất, cảm xúc chỉ loay hoay mê dụ ngắn ngủi tức tưởi mà không đủ kiên nhẫn để kéo dài thành trường ca hay giao hưởng, thêm đó không có nhạc điệu dưới chân lại cộng thêm chỉ là hình ảnh kéo dài của dạ dầy hay danh lợi mà thiếu tư chất “nghệ thuật tự do” ví thế mà chúng ta vẫn quẩn quanh trong cái vũng bé và vừa mang bóng dáng của chiếc dạ dầy.
Nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc: Một số bài học từ Adam Smith trong lãnh đạo, quản lý xã hội hiện đại
Adam Smith chắc không rõ “bàn tay vô hình” nào đã xui khiến ông phải dành cả chục năm trời để hoàn thành cuốn sách “Của cải của các dân tộc”(1). Tác phẩm này đã trở thành bản tuyên ngôn cho sự ra đời môn khoa học về kinh tế, lao động, xã hội học kinh tế và đóng góp không nhỏ vào việc hoạch định chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hơn 200 năm sau, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn còn tìm thấy ở kiệt tác “cổ điển” này của Adam Smith những ý tưởng cơ bản, quan trọng về thị trường, nhà nước, sự phân công lao động, chuyên môn hoá và chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhất là những bài học kinh điển cần được áp dụng trong lãnh đạo, quản lý xã hội như một “hệ thống tự do phát triển tự nhiên”. Quan điểm của Adam Smith có lẽ là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học từ thế kỷ XVIII đến nay, trong số đó cần kể tới hai nhà kinh tế học hàng đầu thế giới là Acemoglu và Robinson. Hai tác giả này mới đây đã viết một cuốn sách đồ sộ(2) để truy tìm nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói ở hệ thống các thể chế hay thiết chế nhằm trả lời câu hỏi mà Adam Smith đã đặt ra: tại sao các quốc gia giàu có? Tại sao các quốc gia thất bại?
Bài học về “Phân công lao động”
Sự phân công lao động là gì? Sự phân công lao động làm tăng năng suất lao động như thế nào? Để trả lời câu hỏi này Adam Smith đã đưa ra một bằng chứng về sự phân công lao động làm tăng vượt bậc năng suất lao động của một xí nghiệp nhỏ gồm 10 công nhân làm đinh ghim như sau:
“Một người chuyên kéo dây thép, một người khác nắn cho thẳng, người thứ ba cắt dây thành những đoạn nhỏ, người thứ tư mài nhọn dây thép, người thứ năm tán đầu đoạn dây để lắp đầu đinh ghim, để làm được đầu đinh ghim đòi hỏi phải thực hiện hai hoặc ba thao tác; để lắp đầu đinh ghim là một việc khác hẳn, làm cho đinh ghim trở thành trắng bóng lại là một việc khác nữa; thậm chí đóng gói đinh ghim cũng là một nghề, và muốn làm thành một cái đinh ghim, người ta phải tiến hành 18 thao tác khác nhau… Một xí nghiệp chỉ có 10 công nhân nhưng với máy móc cần thiết được trang bị, khi bắt tay vào sản xuất với tất cả sự nỗ lực của mình, họ có thể cùng nhau làm ra vào khoảng 12 pao đinh ghim một ngày. Một pao có khoảng hơn 4.000 đinh ghim cỡ trung bình. Như vậy 10 người công nhân có thể cùng nhau làm được tới 48.000 đinh ghim chỉ trong một ngày công. Nếu đem chia cho mười người, thì một người làm được 4.800 đinh ghim một ngày. Nhưng nếu họ làm ăn riêng lẻ và không kết hợp với nhau, và hơn nữa nếu họ không được huấn luyện về nghề này, thì chắc chắn mỗi người trong số họ không thể làm nổi được 20 hoặc thậm chí một đinh ghim trong một ngày công”.
Bài học này cho thấy: sự phân công lao động là sự phân chia quá trình lao động sản xuất thành những thao tác cho từng người thực hiện. Sự phân công lao động đã biến những thao tác của quá trình sản xuất thành những nghề nghiệp chuyên môn của người lao động, nhờ vậy mà làm tăng năng suất lao động của mỗi người lên gấp bội so với lao động không có sự phân công của từng người riêng lẻ thực hiện. Trong trường hợp sản xuất đinh ghim mà Adam Smith phân tích, năng suất lao động đã tăng lên gấp 240 lần thậm chí là 4.800 lần so với năng suất lao động không được phân công. Rõ ràng là bài học này hoàn toàn có thể và cần áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước tới từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
Bằng cách nào mà sự phân công lao động có thể làm tăng năng suất lao động? Adam Smith trả lời đó là nhờ ba yếu tố khác nhau. Thứ nhất, sự phân công lao động làm tăng kỹ năng, kỹ xảo của từng công nhân. Thứ hai, sự phân công lao động làm giảm thời gian chuyển từ loại công việc này sang loại công việc khác. Thứ ba, sự phân công lao động phát minh ra các loại máy chuyên dùng làm cho lao động nhẹ nhàng hơn và một người có thể làm việc của nhiều người.
Bài học về nguồn gốc của sự phân công lao động
Theo Adam Smith, sự phân công lao động là kết quả của nhu cầu trao đổi, thị trường chỉ là “một hậu quả tất yếu của thiên hướng thuộc bản chất con người… đó là thiên hướng muốn đổi chác hoặc trao đổi vật này lấy vật khác”(3). Adam Smith nhấn mạnh rằng ý nghĩa của trao đổi là ở chỗ: “Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu”.
Chính nhờ nguyên tắc trao đổi ngang giá này, mà Adam Smith còn gọi là “bàn tay vô hình”, mà chúng ta nhận được của nhau những thứ chúng ta cần mà không phải tự mình làm ra mọi thứ. Điều này được Adam Smith viết rõ vào năm 1776 và hơn hai thế kỷ sau các nhà nghiên cứu còn phải trích dẫn khi bàn về cơ chế thị trường trong việc phối hợp hành vi của con người.
Sự phân công lao động phụ thuộc vào mức độ trao đổi và quy mô, tính chất của thị trường. Trong một thị trường nhỏ bé, đơn giản thì sự phân công lao động cũng đơn giản, tức là không ai muốn chuyên tâm vào một công việc gì vì không có khả năng trao đổi sản phẩm dư thừa do sức lao động của mình làm ra để lấy sản phẩm của người khác. Điều này giúp giải thích vì sao ở Việt Nam để xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn các nhà chính sách và thực tiễn đều quan tâm tới việc xây dựng kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ lưu thông, trao đổi, mua bán như đường giao thông, chợ. Bài học là cần phải xây dựng chợ, phát triển thị trường để người dân, người lao động có thể trao đổi, mua bán hàng hoá. “Mỗi người sinh sống bằng cách trao đổi hàng hoá trở thành một thương nhân và xã hội tự nó tiến triển thành một xã hội buôn bán” mà hiện nay gọi là xã hội thị trường.
Bài học về tiền công
Tiền công phụ thuộc vào những yếu tố nào? Adam Smith đã đưa ra quan niệm thuộc loại kinh điển về tiền công, tiền lương như sau. “Một người luôn luôn phải kiếm sống bằng lao động của mình, và tiền lương của người đó ít nhất phải vừa đủ để nuôi sống anh ta.
Theo Adam Smith, tiền công bị quy định bởi năm yếu tố sau đây: (i) mức độ hấp dẫn, lý thú hay buồn tẻ, khó nhọc do công việc đem lại, ví dụ mức độ sạch sẽ dễ chịu hay bẩn thỉu khó chịu, mức độ vinh dự hay nhục nhã mà công việc đem lại cho người lao động. (ii) yếu tố đào tạo: một công việc đòi hỏi sự đào tạo khó khăn, đắt tiền có xu hướng được trả công cao hơn loại công việc được đào tạo dễ dàng, rẻ tiền. (iii) tính bền vững và mức độ rủi ro của công việc. Vì yếu tố này mà việc làm thuê ngắn hạn, ví dụ một tuần, một tháng thường được trả công cao hơn làm thuê dài hạn hằng tháng hoặc hằng năm. (iv) mức độ tin cậy vào người lao động. Nghề nào đòi hỏi sự tin cậy càng cao vào người lao động thì nghề đó càng được trả công cao. (v) khả năng thành đạt: công việc nào mà càng ít khả năng thành đạt bao nhiêu thì người làm được công việc đó sẽ được trả công càng nhiều bấy nhiêu. Cả năm yếu tố này đều gắn với thị trường, đó là: loại công việc nào càng ít người sẵn sàng làm thì càng được trả công cao. Do đó, có thể bổ sung vào danh sách nêu trên yếu tố thứ sáu là yếu tố thị trường lao động.
Bài học về chuyên môn hoá lao động
Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hay mỗi quốc gia căn cứ vào đâu để chuyên môn hoá lao động? Adam Smith trả lời ở góc độ quốc gia “Chừng nào nước này có những lợi thế đó mà nước kia lại cần thì sẽ luôn luôn tốt hơn và có hơn là nước kia nên mua hàng của nước lợi thế hơn là tự mình làm ra”. Điều này cũng đúng với trường hợp lựa chọn cá nhân: “Cả hai đều thấy cùng có lợi khi mua hàng của nhau còn hơn là mỗi người cố làm mặt hàng không thuộc về ngành nghề của mình”. Đây chính là sự chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt đối.
Bài học về phân công lao động do Adam Smith nêu ra đó là chuyên môn hoá lao động dựa vào lợi thế tương đối. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp một cá nhân hay một quốc gia có nhiều lựa chọn để chuyên môn hóa thì làm thế nào? David Ricardo cho rằng trong trường hợp này có lẽ không nên chỉ căn cứ vào lợi thế tuyệt đối như Adam Smith đã nêu ra, mà có thể dựa vào lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối. Tức là có thể lựa chọn vào loại công việc nào hay loại lao động nào có thể đem lại hiệu quả hơn để tập trung khai thác lợi thế tương đối đó. Về điều này David Ricardo đã sử dụng chính ví dụ về thương mại Anh - Pháp và bình luận như sau: “Tôi không thích người Pháp như Adam Smith. Nhưng tôi không cười nhạo họ chỉ bởi vì họ không thể làm được việc gì rẻ hơn chúng ta. Tôi sẽ làm ăn buôn bán với họ mặc dù họ kém hơn”.
Theo David Ricardo, ta nên chuyên môn vào bất kỳ công việc nào làm ta phải từ bỏ ít nhất, tức là với “chi phí cơ hội nhỏ nhất”. Bài học từ Adam Smith đến David Ricardo là cần phải chuyên môn hóa lao động và lãnh đạo, quản lý cần xác định rõ lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn cho phù hợp và trong mọi trường hợp cần mở rộng thị trường với những đối tác giỏi hơn và cả những đối tác kém hơn. Điều này giải thích tại sao những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới vẫn phát triển buôn bán hàng nông sản và hàng tiêu dùng với các nước chậm phát triển. Thay vì phải tự sản xuất ra những mặt hàng như quần áo, giày dép và các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, những nước công nghiệp tiên tiến có thể nhập khẩu các hàng hóa này từ các nước đang phát triển, nước chậm phát triển; đồng thời các nước công nghiệp này “rảnh tay” tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh những hàng hoá có giá trị trao đổi cao cấp như các giao dịch tài chính, các dịch vụ nghiên cứu - phát triển, các phát minh công nghệ, các hoạt động công nghiệp giải trí và nhiều hàng hoá công nghệ cao khác kể cả máy bay, tàu ngầm. Như vậy, việc hợp tác, trao đổi hay tự do buôn bán trên cơ sở lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh có thể đem lại lợi ích cho cả nước giàu và nước nghèo, cả nước phát triển và nước chậm phát triển. Bài học kinh điển này cũng cung cấp cơ sở lý luận cho xu thế lãnh đạo, quản lý dựa vào sự tham gia sâu rộng của người dân, gia đình và các tổ chức ở cộng đồng.
Bài học về xây dựng “Hệ thống tự do phát triển tự nhiên”
Quan điểm của Adam Smith cho thấy rõ, nếu chỉ lao động kể cả lao động cần cù, chịu khó cũng chưa đủ để giàu có mà cần phải có sự phân công lao động một cách hợp lý giữa các cá nhân trong xã hội và giữa nhà nước và thị trường thì mới có thể giàu có, thịnh vượng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, Adam Smith chưa bao giờ khẳng định rằng sự phân công lao động, sự chuyên môn hoá lao động là nguyên nhân duy nhất tạo ra của cải của các dân tộc. Qua việc nghiên cứu về sự phân công lao động, Adam Smith khẳng định rằng khoa học phải nhằm vào mục tiêu tìm ra những quy luật tức là mối quan hệ nhân quả để giải thích cách thức mà loài người làm ra của cải. Ông đã đi tiên phong theo hướng này và đã chỉ ra rằng sự giàu có của mỗi quốc gia phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố: một là kỹ năng và phương pháp phán đoán trong quá trình lao động; hai là tỷ lệ giữa số người được sử dụng vào lao động có ích và số người phi sản xuất. Ngay sau đó ông đã bắt đầu luận chứng một cách đầy thuyết phục rằng đến lượt nó, sự cải tiến về năng suất lao động và phần lớn kỹ năng, sự khéo léo và óc phán đoán đúng đắn của con người đều nhờ vào sự phân công lao động.
Ông đã kết thúc công trình nghiên cứu đồ sộ về nguồn gốc và nguyên nhân của cải của các dân tộc bằng việc đề cao việc xây dựng hệ thống tự do phát triển tự nhiên được thiết lập một cách tự phát cho sự phân công lao động. Trong hệ thống đó: “Mỗi người, chừng nào mà người đó không vi phạm pháp luật, đều được hoàn toàn tự do mưu cầu lợi ích riêng của mình theo cách của mình, và đem ngành nghề và vốn liếng của mình cạnh tranh với một người khác hoặc nhóm người khác”(4).
Adam Smith đã nêu ra một vấn đề xuyên suốt lịch sử các khoa học về kinh tế nói chung và kinh tế học chính trị nói riêng, đó là vấn đề “thị trường hay nhà nước”, thực chất đây là vấn đề phân công lao động giữa nhà nước và thị trường chứ không phải là vấn đề “ai thắng ai”, cũng không phải là cuộc chiến một mất một còn: hoặc nhà nước hoặc thị trường như một số nhà nghiên cứu có đầu óc chính trị hóa cực đoan đã từng nêu ra trước đây. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lý thuyết của Adam Smith. Ông đã mở đầu lý thuyết của mình bằng luận điểm về tác động của sự phân công lao động đối với cách thức làm việc của con người và kết thúc lý thuyết của mình bằng luận điểm về sự phân công lao động giữa thị trường và nhà nước.
Câu hỏi đặt ra là: ai phân công lao động cho ai trong xã hội? Ai phân công lao động giữa nhà nước và thị trường? Có thể tìm thấy câu trả lời trong quan niệm của Adam Smith về cấu trúc xã hội được phân hóa thành ba tầng lớp. Từ góc độ kinh tế xã hội, ông cho rằng toàn bộ sản lượng hằng năm của đất đai và lao động của mỗi nước, tức là toàn bộ giá tiền của sản lượng hằng năm của mỗi nước, tất nhiên tự phân hóa thành ba loại là tiền thuê đất, tiền công lao động và lợi nhuận của tiền vốn, và tương ứng tạo thành tiền thu nhập của tất cả mọi người thuộc ba tầng lớp xã hội khác nhau là những người sống bằng tiền cho thuê đất đai, những người sống bằng tiền công lao động và những người sống bằng lợi nhuận. Adam Smith khái quát: “Đây là ba tầng lớp cấu thành cơ bản lớn nhất của bất kỳ một xã hội văn minh nào, mà từ thu nhập của ba tầng lớp đó, các tầng lớp khác cuối cùng cũng nhận được phần thu nhập của họ”. Adam Smith chỉ rõ: “Giới chủ tạo thành tầng lớp thứ ba, tức là những người sống bằng lợi nhuận”. Sự phân công lao động trong xã hội do thị trường quy định, nhưng bị định hướng, điều tiết bởi các đạo luật, các chính sách, các biện pháp quản lý của tầng lớp thứ ba trong xã hội. Về sự định hướng, can thiệp của tầng lớp giới chủ, tầng lớp sống bằng lợi nhuận đối với thị trường, Adam Smith đưa ra lời cảnh báo tạo nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Amartya Sen, Stiglitz, Paul Krugman phê phán chủ nghĩa tư bản hiện đại. Năm 1776, Adam Smith chỉ rõ hành vi và động cơ can thiệp thị trường của giới chủ tư bản như sau: “Bất kỳ một đạo luật mới nào, hay luật lệ nào do tầng lớp này đề xướng, cần phải được nghe ngóng rất thận trọng và chỉ được thông qua sau khi đã nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng nhất, với sự tập trung nhất. Đạo luật đó xuất phát từ một tầng lớp mà lợi ích của họ không bao giờ đồng nhất với lợi ích chung của dân chúng, một tầng lớp mà mục đích chính là lừa dối và áp bức quần chúng để thu cho được lợi nhuật tối đa”.
Như vậy, cả hệ thống kinh tế tự do phát triển tự nhiên tức là theo quy luật của sự phân công lao động từ cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia và giữa các thiết chế thị trường và thiết chế nhà nước mới có thể tạo ra nguồn gốc và nguyên nhân của sự giàu có của quốc gia.
Bài học về sự phong phú các nguồn gốc của sự giàu có
Adam Smith đã có công đặt nền móng xây dựng khoa học kinh tế hiện đại khi đặt ra câu hỏi về nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc và chỉ rõ nguồn gốc là sự phân công lao động - nghề nghiệp và sự phân công lao động hợp lý giữa nhà nước và thị trường. Từ đó đến nay, tiếp nối Adam Smith, một số nhà khoa học thế kỷ XX đã phát hiện thêm nguồn gốc khác của sự giàu có của các cuốc gia, ví dụ như F. Taylor phát hiện ra quản lý khoa học đối với lao động; G. Becker, J. Coleman và Bourdieu phát hiện ra vốn con người và vốn xã hội; Amartya Sen và Joseph Stiglitz phát hiện ra quyền tự do và sự tham gia rộng rãi của người dân trong các quá trình xã hội là những nguồn gốc của sự phát triển. Gần đây nhất, hai nhà kinh tế học hàng đầu thế giới là Acemoglu và Robinson còn chỉ rõ nguồn gốc của nghèo khổ và thất bại của các quốc gia là thể chế chiếm đoạt (extrative institutions) và nguồn gốc của sự giàu có, thịnh vượng của các quốc gia là các thể chế dung hợp (inclusive institutions). Theo hai tác giả này, các thể chế kinh tế dung hợp là những thể chế cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số người dân vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn mà họ muốn. Để đạt được điều này, các thể chế kinh tế (dung hợp) phải công nhận quyền sở hữu tư nhân, phải có một hệ thống luật pháp không thiên vị và phải cung cấp các dịch vụ công, mang lại một sân chơi bình đẳng trong đó mọi người đều có thể trao đổi và ký kết hợp đồng: thể chế đó cũng phải cho phép thành lập các doanh nghiệp và cho phép dân chúng được lựa chọn sự nghiệp của họ. Hai tác giả này nêu rõ: các thể chế kinh tế chiếm đoạt đặc trưng bởi các yếu tố trái ngược với các thể chế dung hợp và các thể chế đó là “chiếm đoạt” vì chúng được thiết kế nhằm chiếm đoạt lợi ích, thu nhập và của cải từ một bộ phận này và làm lợi, làm giàu cho một bộ phận khác của xã hội.
Từ những điều trình bày ở trên có thể rút ra một số bài học thuộc loại kinh điển rất quan trọng và cần thiết cho lãnh đạo, quản lý xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là phải liên tục nghiên cứu phát hiện ra các nguồn gốc của sự giàu có và nghèo khổ, thành công và thất bại. Từ đó có thể tìm cách tạo dựng các thể chế kinh tế dung hợp, hài hòa nhắm đến mục tiêu xây dựng một xã hội trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Ở Việt Nam, trải qua hàng thập kỷ tư duy kinh tế giáo điều và cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đến năm 1986 mới bắt đầu chính thức xuất hiện tư duy lãnh đạo, quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, tư tưởng về việc công dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm mới dần dần được thiết chế hoá bằng các quy định pháp luật có tính dung hợp như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động và các luật khác. Bài học lãnh đạo, quản lý ở đây là liên tục học hỏi, nghiên cứu và cải tiến trước hết là tư duy, thể chế đồng thời phân công lao động một cách khoa học, hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động của toàn xã hội nhằm mục tiêu thịnh vượng và phát triển bền vững./.
-----------------------------------------------------------------
(1) Đây là tên ngắn gọn của cuốn sách mà tên đầy đủ là: Tìm hiểu về bản chất và nguyên nhân của của cải các dân tộc (An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations). Adam Smith: Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997. Đây là bản dịch tiếng Việt toàn văn cuốn sách này được xuất bản tại Hà Nội năm 1997, tức là sau hơn 10 năm Việt Nam chính thức Đổi mới kinh tế - xã hội. Giá như cuốn sách này được dịch ra tiếng Việt và xuất bản sớm hơn thì có lẽ các nhà khoa học ở Việt Nam đã không phải tốn công sức tranh cãi và tìm tòi hàng thập kỷ để cuối cùng đi đến cái đích lý luận về thị trường và kinh tế thị trường do Adam Smith đã viết năm 1776.
(2) Daron Acemoglu và James A. Robinson. Tại sao các quốc gia thất bại: nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
(3) Adam Smith, Sđd, Tr. 63
(4) Todd G. Buchholz: Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007, Tr. 144
GS, TS. Lê Ngọc Hùng, Viện Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
TIÊU CHUẨN DÂN TRÍ CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ
Gần đây, mượn lời ông Christoph Strässer - Uỷ viên Nhân quyền CHLB Đức, nhiều nhà hoạt động Việt Nam đã bộc lộ quan điểm rằng "dân chủ không nhất thiết gắn với dân trí". Luận điệu này thực ra không có gì mới mẻ, nó chỉ là một cái bẫy mị dân quen thuộc mà phương Tây đã tận dụng triệt để trong suốt nửa cuối thế kỷ 20. Hồi đó, để có cớ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, các chính khách Mỹ đã phải viện đến chiêu bài "quảng bá dân chủ - nhân quyền".
Nhưng thay vì giúp các nước đang phát triển xây dựng một nền tảng dân trí và xã hội dân sự đủ mạnh, để từ đó, những nền dân chủ do chính người dân bản địa xây dựng sẽ nảy mầm và vươn lên, phương Tây đã gạt phăng sự cần thiết của những quá trình này, để tự cho mình cái quyền áp đặt "dân chủ" và khai hóa văn minh bằng nòng súng.
Giờ đây, khi những cuộc chiến tranh ý thức hệ đã lộ rõ bản chất phi nghĩa, những cái bẫy mị dân của chính giới phương Tây cũng thành ra phản tác dụng. Cần khẳng định một cách kiên quyết rằng nếu thiếu một nền tảng dân trí căn bản, mọi nền dân chủ được dựng lên sẽ chỉ là dân chủ rởm, nơi các tập đoàn tư bản nước ngoài và đám tài phiệt bản địa thỏa sức bóc lột nhân dân. Thiếu năng lực và trình độ, người dân không thể làm chủ số phận của mình. Đây là sự thật hiển nhiên trong mọi nền chính trị từng hình thành trên thế giới.
Nhưng đâu là trình độ dân trí mà một nền dân chủ bền vững đòi hỏi?
Ít nhất có ba tiêu chí căn bản, như sau:
1. Người dân xác định được quyền và trách nhiệm của mình
(Với điều kiện họ hiểu rõ nguồn gốc, cách thức vận dụng, giới hạn và giá trị tương đối của những quyền và trách nhiệm này, thay vì chấp nhận chúng như một hiện tượng tự nhiên hay một tín điều chính trị cứng nhắc.)
2. Người dân không dễ dàng bị mê hoặc bởi truyền thông của các tập đoàn kinh tế, chính trị hay tôn giáo
(Đòi hỏi nơi dân chúng một nền tảng kiến thức rộng, kỹ năng tự thu thập và xử lý thông tin tương đối tốt, cùng nhiều kinh nghiệm xương máu thực tế với các loại tập đoàn nêu trên.)
3, Người dân có ý thức sống hòa hợp với tự nhiên, và xem con người là một phần của tổng thể tự nhiên
Nắm vững các ý tưởng đó chỉ là một phần. Để thật sự nhận thức được các ý tưởng đó, người dân cần có môi trường để trải nghiệm.
Một xã hội dân chủ tương đối là nơi mà các ý thức nêu trên được đưa ra để thách thức, hoàn thiện. Qua thời gian vận hành, nền dân chủ cũng sẽ theo đó mà hoàn thiện thêm.
Còn nếu các nhà hoạt động nước mình tiếp tục phủ nhận sự cần thiết của một nền tảng dân trí căn bản, và chỉ biết xin xỏ dân chủ bằng các cuộc biểu tình hỗn loạn và các cuộc diện kiến chính giới phương Tây, thì họ sẽ trở thành một thách thức cần phải vượt qua trong lộ trình dân chủ hóa.
[Nhà Dân Chủ]
Người dân VN 'bớt lạc quan về tương lai'
So với báo cáo 2011, tỉ lệ lạc quan của người dân Việt Nam giảm đi. Một khảo sát mới tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ lạc quan của người dân về tương lai giảm đi so với vài năm trước. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo “Việt Nam chuyển đổi - Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và Thị trường của người Việt Nam”.
Khảo sát gọi tắt là CAMS 2014 có sự tham gia của 1600 cá nhân thuộc 10 nhóm đối tượng đến từ các cơ quan nhà nước, chính phủ, UBND và sở ngành các tỉnh, cơ quan Quốc hội, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp dân doanh, cơ quan báo chí.
Giảm lạc quan
Mặc dù tất cả đều lạc quan về tương lai, nhưng tỉ lệ lại giảm đi so với khảo sát CAMS 2011.
Mức độ lạc quan về tương lai trong khảo sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%.
Một số nhóm có tỷ lệ lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành (-12%).
Trong khảo sát, duy nhất một nhóm lạc quan về tương lai hơn so với 2011 là UBND và các sở ngành cấp tỉnh (75%, so với 71% năm 2011).Trong chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi, 41% người trả lời đồng ý với nhận định “tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay tốt hơn so với 5 năm trước”, và có 23% không đồng ý với nhận định này.
Nhưng chỉ có 19% người trả lời hài lòng với tình hình hiện tại của nền kinh tế. Cần ghi nhận rằng so với 2011, tỷ lệ người trả lời CAMS 2014 hài lòng với tình hình kinh tế hiện tại tăng nhẹ, (2%).Nhóm Các cơ quan Quốc hội có mức độ hài lòng với nền kinh tế hiện nay cao nhất (27%), tiếp đến là Nhóm UBND và sở, ngành cấp tỉnh, thành phố (26%) và Nhóm Doanh nghiệp dân doanh trong nước (23%).
Ba nhóm có tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay thấp nhất là từ các cơ quan báo chí (4%), Tổ chức nghiên cứu, giảng dạy (4%) và đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (6%).
Có tới 70% người trả lời cho rằng nguyên nhân bất ổn kinh tế 5 năm qua là vì mô hình kinh tế thị trường là tốt, nhưng do việc triển khai sai lệch của cán bộ gây nên.
Gần một nửa (47%) đánh giá khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong 10 năm qua (2005-2014) là lớn/rất lớn.
Ba nhóm có tỷ lệ cao nhất cho biết khoảng cách này là lớn/rất lớn là cơ quan báo chí (72%), Các cơ quan Đảng ở Trung ương (66%) và nhóm Đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (61%).
Khảo sát tiến hành năm 2014, kết thúc vào tháng Chín tại Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An.
Các tác giả báo cáo nhận định: “Người dân nhìn thấy một nền kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ, vận hành song song với một nền kinh tế nhà nước còn ảnh hưởng rất lớn, và tình trạng ‘lưỡng thể’ này khiến cho tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng như tốc độ chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân ở Việt Nam trong mấy năm gần đây chậm hẳn lại.”
Họ cũng chỉ ra rằng mặc dù quá nửa số người tham gia điều tra vẫn có niềm tin ở tương lai của con em, song tỷ lệ niềm tin trong CAMS 2014 đã giảm so với CAMS 2011.
Giảm lạc quan
Mặc dù tất cả đều lạc quan về tương lai, nhưng tỉ lệ lại giảm đi so với khảo sát CAMS 2011.
Mức độ lạc quan về tương lai trong khảo sát CAMS 2014 là 63% trong khi kết quả CAMS 2011 là 67%.
Một số nhóm có tỷ lệ lạc quan giảm, bao gồm đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (-30%), cơ quan Đảng ở Trung ương (-12%) và cơ quan Chính phủ và các bộ ngành (-12%).
Trong khảo sát, duy nhất một nhóm lạc quan về tương lai hơn so với 2011 là UBND và các sở ngành cấp tỉnh (75%, so với 71% năm 2011).Trong chỉ dấu cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi, 41% người trả lời đồng ý với nhận định “tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay tốt hơn so với 5 năm trước”, và có 23% không đồng ý với nhận định này.
Nhưng chỉ có 19% người trả lời hài lòng với tình hình hiện tại của nền kinh tế. Cần ghi nhận rằng so với 2011, tỷ lệ người trả lời CAMS 2014 hài lòng với tình hình kinh tế hiện tại tăng nhẹ, (2%).Nhóm Các cơ quan Quốc hội có mức độ hài lòng với nền kinh tế hiện nay cao nhất (27%), tiếp đến là Nhóm UBND và sở, ngành cấp tỉnh, thành phố (26%) và Nhóm Doanh nghiệp dân doanh trong nước (23%).
Ba nhóm có tỷ lệ hài lòng với nền kinh tế hiện nay thấp nhất là từ các cơ quan báo chí (4%), Tổ chức nghiên cứu, giảng dạy (4%) và đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (6%).
Có tới 70% người trả lời cho rằng nguyên nhân bất ổn kinh tế 5 năm qua là vì mô hình kinh tế thị trường là tốt, nhưng do việc triển khai sai lệch của cán bộ gây nên.
Gần một nửa (47%) đánh giá khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong 10 năm qua (2005-2014) là lớn/rất lớn.
Ba nhóm có tỷ lệ cao nhất cho biết khoảng cách này là lớn/rất lớn là cơ quan báo chí (72%), Các cơ quan Đảng ở Trung ương (66%) và nhóm Đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (61%).
Khảo sát tiến hành năm 2014, kết thúc vào tháng Chín tại Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An.
Các tác giả báo cáo nhận định: “Người dân nhìn thấy một nền kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ, vận hành song song với một nền kinh tế nhà nước còn ảnh hưởng rất lớn, và tình trạng ‘lưỡng thể’ này khiến cho tốc độ chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng như tốc độ chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân ở Việt Nam trong mấy năm gần đây chậm hẳn lại.”
Họ cũng chỉ ra rằng mặc dù quá nửa số người tham gia điều tra vẫn có niềm tin ở tương lai của con em, song tỷ lệ niềm tin trong CAMS 2014 đã giảm so với CAMS 2011.
Vô hướng...
Tôi đi tìm em
Ảnh hình ma mị
Một bóng chiêu hồn
Lẽo đẽo theo sau...
Em - Tôi và Bóng
Ba kẻ tìm nhau
Thành vòng tam giác
Khởi tạo hồng trần...
Lượng - Tính - Phẩm phân
Phù vân con số
Tam giác xoay vần
Sướng - Khổ định danh...
Này em, này Bóng
Tôi là duyên sinh
Một dấu chấm nhỏ
Một vòng tròn to...
Này em, này Bóng
Tôi là bàn tay
Một chuỗi luân xa
Xoay trong vô hướng...
(20/4/15)
Trí Không
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)