Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Nhà gom Lá bàng -" đạo ý tưởng" như thế nào?



Mấy ngày nay, trên G+ xuất hiện nick Tannguyen Hoang

https://plus.google.com/+TannguyenHoang/posts

Theo dõi rất sát sao những bài viết cũng như những chia sẻ của tôi đối với những bài viết của Nhà Gom Lá Bàng. Buồn cười nhất là mới đây tôi nhận được cái com đầy vẻ " hăm dọa"

Tannguyen Hoang

11:27
1
Trả lời

Mọi chuyện đến đây dừng được chưa Bác Trúc Thu , tôi nghe bác nói chỉ cần đọc vài bài viết hay hai ba cái Comment là biết người khác như thế nào nên tôi thử vào chổ bác xem sao . Đến bây giờ bác biết được bao nhiêu rồi nên nhớ là bác đã viết hai comment rồi đấy . Tôi giữ cho bác một con đường lùi nên nói hoạch tẹc ra luôn cái âm mưu của bác đó .Bác sử dụng những thủ đoạn nghiệp vụ gì Bác tự về rút kinh nghiệm lại nha !!?
Xin bác đừng gửi mấy cái bài vớ vẩn đó qua G+ tra tấn hai con mắt của tôi nữa !

Láo đến mức, nó tự chia sẻ về G+ của nó rồi bảo tôi đừng  gửi qua G+. 


Cái gã NGLB đã lộ rõ bản chất của một thằng lưu manh.

Với bài viết nho nhỏ này, tôi chỉ ra sự " đạo văn", đạo ý " của cái gã bịp bợm gian manh này

Trong bài :

242. Mấy dòng về Trịnh Công Sơn
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/242-may-dong-ve-trinh-cong-son.html


Sau khi lục lọi trên mạng để chép về xào nấu, phần cuối bài gã "ra vẻ" đưa ý tưởng của vào để chứng tỏ cái " khả năng suy nghiệm" thiên tai" của gả :

". Và theo mình, khó có thể mà nói Trịnh là một ‘nhà ý niệm’ hay là một ‘tư tưởng gia’. Những lời nhạc nằm rãi rác trong các bài như như ‘Cát bụi’, ‘Dấu chân địa đàng’, ‘Cỏ xót xa đưa’, ‘Mưa hồng’, ‘Lời thiên thu gọi’của anh xuất phát từ kinh nghiệm sống, từ cảm hứng và tự nhiên, nhẹ nhàng, ‘dễ thương’, nhưng thâm trầm sâu sắc và dễ đi vào lòng người, đặc biệt là Trịnh không hề hoa mỹ hay cố ý nói về một thứ triết lý nào đó…"

Các bạn thử đọc đoạn văn này :


"Tôi lại mượn câu nói của nhạc sĩ Văn Cao để dẫn chứng: “Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là chính ở chỗ đó, ở chỗ không nhận định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người ..."( trích Trịnh Công Sơn: Người viết hát ru cho người lớn)

http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2015/04/05/36E603/


Thật là mộ sự nhận xét trùng hợp phải không các bạn.
Thật ra, chính gã đã " ăn cắp" nhận xét của nhạc sĩ Văn Cao : "không nhận định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào..." để chế biến ra câu của gả :
"đặc biệt là Trịnh không hề hoa mỹ hay cố ý nói về một thứ triết lý nào đó…"
Rất nhiều những điều tương tự như vậy trong những bài viết của gả.

Thêm đoạn này để các bạn xem " dốt giáo sư" NGLB đã tự vả vào mặt mình như thế nào


Thế nào là đạo văn?
Trước đây, LB có nghe vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo bài ‘Tình thôi xót xa’ của một nhạc sĩ Nhật là Keiko Matsui, nếu có thì rất tiếc, vì 1 phút chọn lựa nhầm lẫn!, và vì Bảo Chấn thừa sức sáng tác ra cả chục bài hay như bài này (nhưng đến nay, đọc trên mạng, LB thấy là sự việc vẫn chưa có kết luận rõ ràng). Chắc các bạn đã biết thông tin về việc ‘đạo văn’ của tổng thống Hungary là Schmitt, ‘phần lớn nội dung được dịch ra từ luận văn của nhà nghiên cứu người Bungary Nikolai Georgiev, phần khác được lấy từ một công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Đức Klaus Heineman, mà ông bị Đại học Semmelweis ở Budapest tước bỏ học vị tiến sĩ’ (theo dantri.com.vn). Và LB cũng mới đọc là ‘cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đạo văn trong luận án tiến sĩ của ông, và hệ quả là ông bị trường rút lại bằng tiến sĩ’ (theo Nguyễn Văn Tuấn - danluan.org)…
Thực ra, ta cũng chưa định nghĩa thế nào là ‘đạo văn’, với tư cách của một blogger tự do, để đơn giản và dể hiểu, LB tạm lấy vài ví dụ nôm na như sau:
-Con robot thông minh của Google rất thông minh khi phát hiện ra ‘5 từ’ của một entry này trùng với (các) entry khác. Tuy nhiên, việc giống nhau ‘5 từ’ không khẳng định việc đạo văn, vì có thể nó là thành ngữ, trích dẫn, chỉ trừ việc ai đó cố ý chế biến câu/cụm từ của người khác thành ra của mình, ví dụ: ‘con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô’ được chế biến thành ‘con nai vàng ngác ngơ, đạp trên lá khô vàng’: rõ ràng là đạo văn.
-Việc giống nhau cả đoạn văn, thậm chí tỉ lệ giống nhau rất lớn, nếu có dẫn nguồn, trong một entry so với (các) entry khác cũng không hẳn là đạo văn, vì việc trích dẫn nhiều hay ít là phương pháp tiếp cận của tác giả, ví dụ: mượn tư liệu A để dẫn ra ý tưởng ‘riêng’ của mình là B: không phải là đạo văn, vì sao?, vì đoạn văn đó chỉ được tác giả xem là một phương tiện hay một công cụ thứ cấp, thậm chí có thể thay thế đoạn văn trên bằng một ví dụ khác, có thể cho xuống phần phụ lục, hay có thể ‘delete’ nó đi, mà không ảnh hưởng đến nội dung của entry (tuy nhiên, việc copy quá nhiều tư liệu trong một entry, thiết nghĩ sẽ làm cho một người viết có lương tâm cảm thấy áy náy/khó chịu).
-Nhưng, việc 'đạo ý tưởng’ hay ‘đạo tư tưởng’ là tội vô cùng nặng, mặc dầu về mặt ngôn tử/câu cú chả có cái gì là trùng với (các) entry khác cả, có thể hình dung như việc ‘nhai lại’ các tư tưởng của các tiền bối rồi cho là của mình, ví dụ như ai đó đọc xong cuốn ‘Trang Tử nam hoa kinh’ rồi viết ra một cái gì đó na ná như vậy. Việc này rất khó phát hiện, nhưng những blogger sành sỏi có thể phát hiện ra một cách dễ dàng, và linh hồn của những kẻ ‘đạo tư tưởng’ đó có thể cho xuống địa ngục vạn kiếp không được siêu sinh.
Vậy, theo thứ tự ưu tiên:
1. nếu ông Hoàng Xuân Quế có copy nguồn của 2 thạc sĩ (Nguyễn Văn Khách và Hoàng Thị Kim Thanh, không dẫn nguồn - theo gdtd.vn) rồi dán vào luận văn của ông ta: rõ ràng là đạo văn, và ngược lại;
2. nếu nguồn tư liệu của ông Mai Thanh Quế mà bỏ đi thi cái luận văn tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế sẽ bị sụp đổ: rõ ràng là đạo văn, và ngược lại;
3. nếu ý tưởng của ông Mai Thanh Quế mà bỏ đi thi cái luận văn tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế sẽ bị sụp đổ: rõ ràng là ‘đạo ý tưởng’, và ngược lại; và
4. nếu ông HX Quế có ‘đạo văn’ hay ‘đạo ý tưởng’ thì bản thân ông Quế, người hướng dẫn ông ta làm luận văn tiến sĩ và hội đồng ‘chấm thi’ phải chịu trách nhiệm trước xã hội, vì nếu trình độ của họ quá kém để không biết đâu là ‘đạo văn’ hay ‘đạo ý tưởng’ thì không thể làm… thầy, và ngược lại.
http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/493-vu-ong-hoang-xuan-que-bi-cach-tri.html
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20131021/nguyen-van-tuan-dao-van-van-de-cua-dao-duc-khoa-hoc#sthash.WIs7Tfdt.dpuf


CHUẨN MỰC CẦN CÓ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ DÂN CHỦ



Các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam luôn gặp phải rất nhiều những điều tiếng xấu do tính cách, thói quen gây ra. Mồm nói dân chủ không có nghĩa bạn trở thành dân chủ. Cần phải đưa ra các chuẩn mực về dân chủ để lấy đó làm thước đo, thuận tiện cho việc loại trừ những "rận chủ" đội lốt dân chủ.

1. Không lợi dụng phong trào dân chủ để kiếm tiền, kiếm quyền, kiếm gái
2. Không có những phát ngôn cực đoan như "lật đổ" hay "ĐMCS"...
3. Không triệt hạ các tổ chức hay cá nhân bất đồng quan điểm với mình, kể cả Chủ nghĩa Cộng Sản
4. Không cố kiểm soát các cá nhân hay các tổ chức dưới quyền điều khiển của mình mà tạo điều kiện để các cá nhân và tổ chức đó được độc lập phát triển
5. Không cố sử dụng truyền thông để hạ thấp uy tín của đối thủ cũng như nâng tầm uy tín của mình. (Hiện nay rất nhiều nhà "rận chủ" đều lấy truyền thông như một thứ vũ khí, làm nhơ bẩn các trang mạng xã hội, đi ngược lại mục đích của truyền thông.
6. Không mắc chứng tâm thần chính trị, phát ngôn những câu vĩ đại học đòi theo các thánh như Mahatma Gandhi.
7. Không quỵ lụy bám chân nước ngoài để cầu xin viện trợ hoặc hỗ trợ cho tiến trình dân chủ


Dựa trên 7 tiêu chuẩn trên thì thấy rằng không hề có các nhà dân chủ đích thực ở Việt Nam mà chỉ toàn có rận chủ. Những con rận chủ thường chỉ biết hút máu, ký sinh vào đồng bào hải ngoại nai lưng ra làm để nuôi lũ to mồm hoặc sống bằng tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ (mà thực ra cũng từ tiền thuế máu thịt của người dân Mỹ)

Tiến trình dân chủ thật sự sẽ diễn ra khi đám rận chủ này, bất kể ký sinh vào 6700 Cây Xanh, vào Bô xít Tây Nguyên, vào Zombie Nguyễn, và nhà văn, nhà báo, dân oan... bị tiêu diệt hàng loạt. Loài rận bị tiêu diệt khi bắt đầu có xà phòng. Cần một cuộc tẩy rửa hàng loạt và diệt chủng loài rận chủ.

- Nhà độc tài -

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Xử phạt “troll” người khác trên Internet tại New Zealand – Tự do ngôn luận ở đâu?



Tại New Zealand, “troll” (tức xỏ xiên, chọc ghẹo, nói xấu… ) người khác trên Internet sẽ bị xử phạt thậm chí bỏ tù. Dự luật này đã được Quốc hội New Zealand thông qua và có tên là: “Dự luật Hành vi Giao tiếp Gây hại Qua mạng”. Bắt đầu từ tuần này, dự luật sẽ được áp dụng rộng rãi. Điều này đồng nghĩa với việc không những người dân không được “troll” nhau mà người dân cũng không được “troll” các chính khách. Những người phản đối dự luật này đều cho rằng dự luật này đã vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận của người dân. Được biết, không phải chỉ có New Zealand mà ngay tại Vương quốc Anh, một trong những chiếc nôi của Chủ nghĩa Tự do và Nhân quyền cũng đưa ra điều luật cấm “troll” này.
Xem link: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1594069/troll-nguoi-khac-tai-new-zealand-co-the-bi-bo-tu

Ngẫm lại tình trạng Việt Nam hiện nay, nếu chính phủ Việt Nam mà ra Dự luật cấm troll như ở New Zealand thì không ít các “Rận chủ” sẽ mất miếng cơm vì không còn có thể viết bài chửi rủa chính quyền kiếm tiền từ túi của Việt Tân. Các “Rận chủ” hiện nay vừa tự do chửi rủa chính quyền, tự do mạt sát và bôi nhọ các chính khách – ở đây có thể hiểu là các cá nhân, lại được tự do nhận tiền từ nước ngoài cho việc đó. Vậy mà các “Rận chủ” vẫn kêu ca ở Việt Nam không có tự do ngôn luận. Vậy phải tự do ngôn luận thế nào mới thỏa mãn các Rận chủ? Phải để cho các Rận chủ tha hồ hô hào lật đổ chính quyền mới là Tự do ngôn luận sao?

Để thực hiện quá trình xử phạt này, chính phủ New Zealand đã bắt tay với các tập đoàn của Mỹ như Google, Facebook, Twitter. Các công ty công nghệ sẽ yêu cầu người dùng phải xoá bỏ bài viết xúc phạm trong vòng 24 giờ. Khi hạn mức này trôi qua, các công ty trên sẽ tự tiến hành xoá bỏ bài viết vi phạm. Quốc hội New Zealand cũng đưa ra một định nghĩa về “troll” rất rõ ràng, rành mạch:
“Rò rỉ thông tin nhạy cảm của người khác; đe dọa, dọa nạt; sử dụng ngôn ngữ gây xúc phạm nặng nề tới người khác; dùng ngôn ngữ khiếm nhã; thường xuyên quấy rối người khác; đưa ra khẳng định sai sự thật; kích động người khác gửi tin nhắn gây hại; kích động người khác tự tử hoặc xúc phạm người khác dựa trên màu da, chủng tộc, nguồn gốc.”

Tất cả các trường hợp kể trên, người vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù. Nếu so sánh với tình trạng trên mạng xã hội Việt Nam thì có thể thấy tất cả các vi phạm trên ở phe Rận Chủ. Nhiều người bôi nhọ các cá nhân khác, đe dọa lật đổ chính quyền, mạt sát và xúc phạm các chính trị gia, report các Dư Luận viên, tuyên truyền các thông tin gây hại bất chấp sự thật, gây phân biệt chia rẽ hai miền Nam – Bắc … Xong rồi cũng chính họ lớn tiếng đòi quyền tự do ngôn luận, thật chẳng khác nào “Vừa ăn cướp vừa la làng”.

Ranh giới giữa tự do ngôn luận và tự do xúc phạm, tự do mạt sát, tự do bôi nhọ, tự do bóp méo sự thật… rất mong manh. Tự do ngôn luận là khái niệm gây ra nhiều tranh cãi nhất trong số các quyền của Nhân quyền, đó cũng là thứ quyền dễ bị lơi dụng nhất. Và đây chính là tình trạng đang xảy ra ở Việt Nam, tình trạng xảy ra ở New Zealand. Qua đó cho các Rận chủ thấy đừng to mồm kêu ca Việt Nam không có “Tự do ngôn luận” nữa nhé!
Nguồn
https://giaidieutoquoctoi.wordpress.com/2015/07/13/xu-phat-troll-nguoi-khac-tren-internet-tai-new-zealand-tu-do-ngon-luan-o-dau/

Trịnh Công Sơn: Người viết hát ru cho người lớn





Ký họa Trịnh Công Sơn của Nguyễn Trọng Khôi

Đã có khá nhiều bài viết về anh, viết vào thời anh còn sống và cho đến thời anh đã mất. Bạn bè anh cho đến người đồng thời, người ngưỡng vọng âm nhạc anh… tất cả viết, viết… Tiếng lòng, tiếng yêu thương, tiếng tri âm, và còn những thứ tiếng gì nữa…, như lúc sinh thời anh từng nói: “Sự kết thúc mọi câu chuyện đều không giống nhau”. Thế cho nên, từ nhiều bài viết cho đến những tập sách dày đã xuất bản từ sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, rồi thời gian sẽ liệu định cái kết cục của nó.

Vậy thì còn gì để nói, để viết về Trịnh Công Sơn khác hơn bao điều đã viết. Âm nhạc của anh ư? Nhiều bậc thầy âm nhạc đã nói rồi. “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra…”(Văn Cao). Tôi không rành cho lắm về âm nhạc, có điều cũng giống như trẻ thơ lúc khó ngủ được mẹ ầu ơ hát ru lên vài câu là lập tức con mắt lim dim, môi nhoẻn nụ cười, rồi say sưa cùng với giấc mơ đẹp ngủ yên lành.


Âm nhạc Trịnh Công Sơn với tôi cũng vậy! Có bao điều huyền nhiệm từ hiệu quả âm nhạc của những nhạc sĩ tài năng mang đến, mà không cứ phải theo một phạm trù logic nào để lý luận ra. Nó thuộc về siêu lý, thế cho nên không thể lý giải. Ví như có lần vô cớ tự dưng nỗi buồn ập đến, đúng hơn là từ đâu thế giới nội tại trào ra, rồi cũng tự dưng ta cất lời ca hát nghêu ngao: “Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về. Nhớ chân giang hồ. Ôi phù du từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ. Đời người như gió qua…”.


Cứ thế, ta hát lên đã đời. Hoặc là có thể hát một bài khác, nhiều bài khác của Trịnh, bỗng dưng cái nỗi buồn vô lối xuất hiện kia trở nên dìu dịu, nhè nhẹ, và tan theo từng lời ca bay bổng thanh thoát. Xin đừng cắt nghĩa ca từ Trịnh Công Sơn. Cố nhiên, bản thân ca từ, ngôn từ nào cũng đều mang trong lòng nó một tự nghĩa, thế nhưng lời trong âm nhạc Trịnh Công Sơn còn là lời thơ, lời ru, vậy nên hiệu quả của ngữ nghĩa ấy còn do tiết tấu âm thanh tạo dựng mà thành. Nhưng, nếu bảo rằng: anh đích thị là kẻ làm thơ bằng âm nhạc, thì đấy cũng là sự lặp lại như nhiều người đã nói.


Tôi lại mượn câu nói của nhạc sĩ Văn Cao để dẫn chứng: “Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là chính ở chỗ đó, ở chỗ không nhận định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi. Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa…”. Và rồi Bửu Ý viết! Và rồi Hoàng Phủ Ngọc Tường viết!…


Chúng ta cứ tha hồ đọc mà thấm tháp, mà hát lên: “Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

Hình như, có ai đó đã nói đến sự kỳ diệu của âm nhạc Trịnh đến mức chữa lành những vết thương… lòng. Nói như vậy không hẳn là cuồng tín đối với âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Đừng bao giờ hỏi một đứa bé khó ngủ hay giải thích vì sao khi nghe lời ru của mẹ cất lên là ngủ ngon lành. Âm nhạc Trịnh Công Sơn với tôi là thế đó, cụ thể là tôi đã bao lần dịu những cơn đau, xua đi những dằn vặt bất an quắt quay nội tại. Những lời ru của mẹ có khi là những lời ru buồn và nhạc Trịnh Công Sơn cũng thế“Về ngồi trong những ngày nhìn từng hôm nắng ngời, nhìn từng khi mưa bay. Có những ai xa đời quay về lại. Về lại nơi cuối trời làm mây trôi. Thôi về đi đường trần đâu có gì. Tóc xanh mấy mùa. Có nhiều khi từ vườn khuya bước về. Bàn chân ai rất nhẹ…”.


Nếu cho rằng, nhìn vào bất cứ ở đâu trong thế giới âm nhạc Trịnh Công Sơn ta cũng thấy thấp thoáng dáng dấp quê nhà của mình trong đó. Dáng dấp quê nhà đó chính là sự huyền nhiệm của lời ru. Hát lên một nỗi buồn không phải để khu trú trong nỗi buồn đó, mà là để nỗi buồn bay lên giải phóng mọi nỗi bất an nội tại.

Trịnh Công Sơn có một người bạn đồng thời với anh, đó là nhạc sĩ Tôn Thất Lan. Hình như toàn bộ ca khúc của Trịnh Công Sơn được chuyển ngữ xuất bản bằng tiếng Anh đều do Tôn Thất Lan dịch ra. Làm sao diễn dịch ra một nỗi buồn ẩn kín trong lớp vỏ ca từ. Ví dụ như: “Một cõi đi về” Tôn Thất Lan dịch ra tiếng Anh là “My own lonely world”. Ừ, thì tận cùng một thế giới cô đơn riêng mình rồi từ đó mà gọi tên. Và lạ thay, không chỉ là hát, là ru để nỗi buồn thăng hoa bay bổng, mà khi diễn dịch âm nhạc của anh ra, ta cũng có cái cảm giác khơi vợi dường như tan biến một thực tại nào đó để đuổi bắt một thế giới khác.

“Ru đời đi nhé cho ta nương nhờ lúc thở than. Chân đi nằng nặng hoang mang, ta nghe tịch lặng rơi nhanh dưới khe im lìm”. Nhưng nào chỉ ru người không thôi, nhạc anh còn có sức gọi sông xa về gần, còn ru cho biển bớt đi, thôi đi nghìn trùng!
Ấy là kỷ niệm một lần thu, tôi và những người bạn văn nghệ của mình ngẫu hứng thế nào lại lang thang đất trời bãi Bụt. Ngày ấy bãi Bụt còn hoang sơ bí ẩn trong dáng núi chon von trước biển. Tôi còn nhớ ngày thu ấy vừa dứt cơn mưa, gió se se lạnh, bãi Bụt ngoài chúng tôi ra và vài cái quán vắng, còn chẳng thấy một bóng người nào. Trong cái thế giới tràn ngập sự vắng vẻ đó, người chủ quán ở bãi Bụt ngồi ngắm…gió và lầm thầm bài ca nào đó mà tôi đoán chừng là của Trịnh.

Khi gặp chúng tôi, có lẽ là những người khách đầu tiên và cũng là cuối cùng trong ngày, chị bảo: “- Ngồi xuống đây hát nhạc Trịnh Công Sơn cho…biển nghe chơi! Hồi xưa, ổng (Trịnh Công Sơn) đã có lần ra tảng đá lớn ngoài kia uống rượu cùng bạn bè và ca hát cả ngày ở đấy”. Nhìn theo hướng ngón tay chị chủ quán chỉ, chỉ thấy um tùm đùng đình, sơn quế và cây cỏ dại, và biển bao la, vậy thì hát nỗi gì? Hỏi thầm một câu hỏi ngây ngô như thế, vậy rồi bỗng dưng tôi lại véo von: “Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về, triều dương ướt đẫm cơn mê. Trời cao níu bước sơn khê…”.

Hình như những nghệ sĩ ra đi còn linh hồn của họ luôn ở lại? Có - không, tôi không thể trả lời, chỉ cứ ngây dại nhìn vào cái tảng đá chơ vơ bên mé biển, và nghe từ cây lá vây quanh tuồng như lao xao một khúc ru buồn: “Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn, gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang…”!

Nguyễn Nhã Tiên

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Giáo sư triết học " dỏm" Nhà Gom Lá Bàng





Ở bài trước, tôi đã chỉ ra sự bịp bợm, gian xảo thể hiện cái " nhân cách" của gã Nhà Gom Lá bàng. Giờ thì gã chỉ còn biết điên tiết viết chửi bóng chửi gió và thông qua nick Người hà nội bên blog Tiếng Việt tại Blog Ainu để tung ra dư luận. Gã không chỉ tự lột mặt nạ mình mà còn chỉ ra cho mọi người biết rõ hơn về " người hà nội". Các bạn xem tiếp những com của Người Hà Nội :

16-1. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 18.07.15@10:03
@ Bác Trúc Thu
Tôi đã nói, đừng nhầm tôi với bác Lá Bàng. Nếu bác Trúc Thu chưa hiểu, thì tôi đành phải giải thích thật rõ ràng:
Người Hà Nội là Một
Bác Nhà Gom Lá Bàng là Một khác
Không có gì quý hơn độc lập, tự do
Sông có thể cạn, núi có thể mòn
Song chân lý đó không thể thay đổi.
Sấm truyền vậy đã làm thủng màng nhĩ bác Trúc Thu chưa?

Ps.
1. Thế ra Người Hà Nội hiện đang sinh sống ở Hà Lan?
Tại sao bác Trúc Thu không suy luận ra ràng
"người Hà Nội sống ở Hà Nội
giống như
người Huế sống ở Huế
giống như
người Thái Nguyên sống ở Thái Nguyên
giống như
người Buôn Ma Thuột Thuột sống ở Buôn Ma Thuột
giống như
người Việt Nam sống ở Việt Nam
giống như
người Hồ Chí Minh sống ở Hồ Chí Minh
...."
2. Bác Trúc Thu làm khó tôi rồi. Tôi đành phải đề nghị Ái Nữ sửa dùm còm 8-3:
nàng BLOG
------->
nàng BLOG và nàng ÁI NỮ
Cám ơn trước.

17-2. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 19.07.15@02:18
Ái Nữ:
- Theo tôi thì bác Phạm Đình Trúc Thu chưa bao giờ thật sự đọc "Ngày Tận Thế Huyền Bí" trong blog Hơi Thở Của Vũ Trụ, bác ấy chỉ dòm ngó để tìm kiếm những thứ mà bác ấy dùng làm chất liệu để viết những bài tô vẽ hình ảnh bác ấy như một người mà bác ấy nghĩ thế là uyên thâm.

NHN:
- Thùng rỗng kêu to.
23-2. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 19.07.15@23:01
Bác Trúc Thu tặng Ái Nữ một cái thơ tình (còm 15).
Tôi mới biết thêm, bác LB thường xuyên nhận được một đống Spam chửi bới từ bác Trúc Thu.
Chẳng biết bác Trúc Thu yêu ai hơn? Ái Nữ? Lá Bàng?


23-3. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 20.07.15@05:51
"Suốt đời mày ngu vẫn là ngu. Loại chó như mày nhốt vào chuồng thì chỉ tốn cơm nuôi thôi."
Đó là thứ ngôn ngữ mà bác Trúc Thu dùng. Nay tôi có thể hình dung ra được nội dung thư rác, mà bác Lá Bàng phải nhận.

Ps. Ái Nữ đừng có "Tôi ghen với bác Trúc Thu" nhé. Tôi tạm dừng với bác Trúc Thu ở đây
---------------

Nguồn ẩn dưới mầu này.


22. Cảm nhận từ: Phạm đình trúc thu [Bạn đọc] 18.07.15@18:39
Đoạn Ps/ của người hà nội thật hay đó nha. Đúng là kiểu "tư duy Lá bàng". Hi hi...tiếc là những cái com của người hà nội và vòm trời riêng về NGLB thật không đúng chỗ. Chỗ có nó là ở bài viết này nè :
Nhà gom lá bàng - Gương mặt đạo đức và trí tuệ siêu quần
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2015/07/giao-su-triet-hoc-dom-nha-gom-la-bang.html.

24. Cảm nhận từ: Phạm đình trúc thu [Bạn đọc] 20.07.15@09:44
Hihi...Ngươi ha noi gom la bang lòi đuoi ra rồi.

"Tôi mới biết thêm, bác LB thường xuyên nhận được một đống Spam chửi bới từ bác Trúc Thu.
Chẳng biết bác Trúc Thu yêu ai hơn? Ái Nữ? Lá Bàng?"
"Suốt đời mày ngu vẫn là ngu. Loại chó như mày nhốt vào chuồng thì chỉ tốn cơm nuôi thôi."
Cứ bảo gã NGLB đăng lên cho thêm hạ xem những lời com : một đống của Trúc thu và cả cái câu Ngươi hà nội gom lá bàng vừa mới tung ra.
Ha ha... có đâu mà đăng hả người hà nội gom lá bàng. Hi hi... đừng nói là NGLB xóa hết rồi nha.
Rãnh qua đọc tiếp về cái " dốt" triết học của NGLB nha.

Và giờ tôi phải viết đôi chút về về Giáo sư Triết học dỏm này :

Tôi chỉ cần đọc một vài bài là đã nhận ra ngay cái " dốt" về triết học của gã nhưng gã vẫn " hoang tưởng" tự khoác lên mình cái mác " giáo sư triết học" để bịp thiên hạ
Trong bài :
463. Phiếm thần luận: Biết chết liền! ( bấm vào để đọc bài gốc)

Trước khi đi vào nội dung chính, LB cũng xin tâm sự tí. Số là LB có đi giảng triết, chủ yếu là cho người lớn tuổi (thầy giáo/kỹ sư - adult training) thuộc các dự án của UNDP, WB, Bộ giáo dục Hà Lan…, lai rai được 16 năm, từ 1986 đến nay. LB có viết một số entry về ‘tâm linh’, rồi nó lan dần sang chuyện bất tử/tôn giáo, mình ngại quá.
Ta hãy xem cái "hiểu biết triết học" của gã.
Ai đã từng bước qua ngưỡng cửa Trường đại học với nghành Khoa học - xã hội nhân văn thì ít nhiều cũng phải có hiểu biết về triết học và tư tưởng Phương đông như : Kinh dịch, Nho giáo, Lão tử, Khổng tử, Trang tử...huống chi là một người học chuyên ngành. Ấy thế mà riêng Giáo sư " triết học"Nhà gom Lá bàng ta tự thú : Trước đây tôi rất ân hận là… cả đời mình không hiểu về Kinh Dịch, vì đọc các sách dài dòng và rối rắm quá, tôi hỏi nhiều người nhưng… chả có ai chỉ cho.
(Lời bình cho bài viết về 'Kinh Dịch' của GS Nguyễn Lân Dũng)
( bấm vào để đọc)
Bài viết này thực ra chỉ là một bài gã nhai lại một bài viết trước đó của gã và nội dung bài này thì cũng chẳng có gì gọi là "bình" cho bài viết của Giáo sư Nguyễn lân dũng mà chỉ là một giới thiệu tóm tắt tóm tắt " kinh dịch". Và gã kết luận thật buồn cười: Kinh dịch đơn giản chỉ là một " Mô hình"

Thế nhưng, thay vì copy chép ra, gã lại tán vào để lòi ra cái" dốt" của gã."Tư tưởng cơ bản của Kinh Dịch là ‘trong vũ trụ này, chỉ có một thứ duy nhất không biến đổi, đó là sự biến đổi’, bởi vì sự vật luôn luôn biến đổi.".

Câu này mới đọc qua thì tưởng chừng rất là " minh triết" nhưng với một người am hiểu tư tưởng " kinh dịch" thì là hiểu sai hoàn toàn, chứng tỏ người viết chẳng hiểu gì về " Dịch học".
" sự biến đổi là thứ duy nhất không biến đổi" có nghĩa là " sự biến đổi " chính là " bản thể " ( theo gã Nhà gom lá bàng)

Khái niệm về " sự biến đổi" và " bản thể " hoàn toàn khác nhau. " Bản thể" là cái tồn tại, " sự biến đổi" chính là sự vận động". " Bản thể" mang tính " tuyệt đối" ( bất dịch) , " sự vận động" mang tính biến thiên ( biến dịch)
" Dịch bao quát cả hai phần thể dụng, biến hằng của đất trời. Sự biến thiên chỉ diễn biến trên bình diện hiện tượng, còn Bản Thể vẫn thường hằng."
Các bạn có thể tham khảo :Chương 2. Dịch là biến thiên
Chương 3. Dịch là bất biến
http://nhantu.net/DichHoc/DICHKINHYEUCHI/DKYCmucluc.htm
Bản thể
(http://triethoc.edu.vn/vi/thuat-ngu-triet-hoc/thuat-ngu-chuyen-biet/thuat-ngu-hy-lap-ousia-he-ban-the-ton-tai-ban-chat_179.html)

Xem ra vị giáo sư triết học Nhà gom lá bàng này "mù tịt" về Dịch học bởi những khái niệm mang tính cơ bản nhất gã cũng không hiểu
Trong bài
463. Phiếm thần luận: Biết chết liền! ( bấm vào để đọc bài gốc)

Hãy xem gã định nghĩa vô vi như sau :
"-vô vi: ông Lão Tử (hay Trang Tử) thường mang giày rơm, sống một mình ở nơi yên tĩnh, không nhúng tay vào chuyện của thiên hạ: nó đấy."
Với gã " Vô vi" là không làm gì cả"( không nhúng tay vào chuyện của thiên hạ)
xem ra gã cũng chẳng hiểu gì về Lão Tử
Vô vi là tư tưởng của triết gia Lão Tử.
Ông nói: "Vi vô vi nhi vô bất vi". Tạm dịch là: Không làm gì mà không gì là không làm. Đây là tư tưởng "Thuận theo tự nhiên mà sống". Tự nhiên động ta động. Tự nhiên không động, ta không động"

Theo phật giáo thì "vô vi" nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không vì nhân duyên mà sinh ra, đối nghĩa với vô vi là Hữu vi, cũng thường được hiểu là "Không làm". nhưng cái "không làm" ở đây có ý nghĩa Bất hành nhi hành,là "Không làm nhưng vẫn làm", một câu nói thường được dùng trong Thiền tông để chỉ những hành động không có tác ý, không để lại dấu vết gì trong tâm của người làm.Bất hành nhi hành là một cách làm không có sự tính toán trước - ta có thể dùng từ "tuỳ cơ ứng biến" - nhưng lúc nào cũng phù hợp với thời điểm, lúc nào cũng đúng. Đó chính là vô vi nhi vô bất vi.


Láo toét hơn là cái gã " giáo sư" dỏm này lại gán cái dốt của gã cho Trịnh Công Sơn:


"-hư vô: Trịnh Công Sơn viết ‘Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo’, hay Thanh Tùng viết ‘trả về hư không, giọt nắng bên thềm’: nó đấy.


Tôi dám chắc là bảo gã trích dẫn câu này của Trịnh Công Sơn ở đâu thì gã sẽ không trích dẫn được , bởi một người am hiểu "Phật học" như Trịnh Công Sơn không thể nào lầm lẫn khái niệm : hư vô " là hư ảo" được.
Chỉ có " dốt như gã" mới nhầm lẫn. Trong bài

328. Vô thường là gì? Hư vô là gì?

http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/328-vo-thuong-la-gi-hu-vo-la-gi.html
( vào đường dẫn này mà đọc)
Gã viết
"Cô sinh viên hỏi tiếp:
-Còn hư vô là gì?
-Nói đơn giản, hư vô là hư ảo, là 'không có gì', là cái mà ta tưởng như ‘thật’ sờ sờ trước mắt, bỗng nhiên biến thành ‘ảo’ khôn lường, thậm chí biến thành con số ‘0’ to tướng. "


Hư vô được định nghĩa :


có mà như không, thực mà như hư, đạo Lão dùng để chỉ bản thể của cái gọi là đạo, cơ sở vật chất đầu tiên của vũ trụ, đồng thời cũng là quy luật của giới tự nhiên, có ở khắp nơi, nhưng không có hình tượng để thấy được.( từ điển tiếng việt).

Có thể giải thích như sau:
Tư duy con người thường rơi vào 2 cực đoan Có và Không Có vừa đối lập với không vừa nương vào không mà tồn tại ,ví dụ có hút thuốc là nương vào không hút thuốc, so sánh với không hút thì mới có cái có hút thuốc , vì thế dùng phạm trù có và không để diễn đạt chân lý thì không vói tới tới chân lý được. Chân lý có 2 bậc : 1là chân lý công ước là do một tổ chức quy định ví dụ ra đường phải đi bên phải . 2 là chân lý tuyệt đối tức là bản thể của sự vật , còn gọi là chân lý tự thân , thì không thể diễn tả bằng tư duy được nên tạm gọi la Hư Vô , nghĩa là bản tánh tự thân của sự vật t hoát khỏi mọi tư duy và khái niệm do tư duy đó tạo ra. 


Hư ảo là cái không có thực khác hẳn với hư vô là cái có mà như không có
( Các khái niệm này bạn dễ dàng tìm hiểu trên mạng)
Các bạn có thể đọc thêm bài này :

NIẾT BÀN CÓ PHẢI LÀ HƯ VÔ KHÔNG?
Narada Maha Thera
Phạm Kim Khánh dịch ( http://thuvienhoasen.org/a14341/niet-ban-co-phai-la-hu-vo-khong)


Chỉ mới đọc một 2 bài viết thì đã có hàng đống " cái sự dốt" của gã khoác lác Nhà gom lá bàng rồi. Thử hỏi một người mà những khái niệm "triết học" căn bản như vậy còn hiểu sai thì không biết gã đòi dạy ai?


Bạn nào muốn tìm hiểu về cái " dốt" của gã " thùng rỗng kêu to, giáo sư triết học dỏm" Nhà gom lá bàng thì cứ tiếp tục vào Blog gã mà đọc.


Có một điều buồn cười nhất là các bạn có thể nhận ra ngay " Cái thực tế sống và suy nghiệm" để tạo ra tư tưởng của gã chính là truyện kiếm hiệp và phim tàu đấy.


Tôi cũng xin nhắc lại với gã thì " -Tư tưởng là những suy nghiệm (tổng quát hay sâu sắc) của ai đó mà không bắt chước hay nô lệ vào tư tưởng của người khác." 


713. Sương tan chỉ đến ngang đầu ngõ thôi (Thư giãn cuối tuần)

http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/07/713-suong-tan-chi-en-ngang-au-ngo-thoi.html( vào đây để đọc)

Và gã đang biến mình thành một con vật. Thật đáng thương!

Đọc thêm :


Nhà gom lá bàng - Gương mặt đạo đức và trí tuệ siêu quần


http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2015/07/giao-su-triet-hoc-dom-nha-gom-la-bang.html

Vì sao Nhà Gom Lá Bàng phải kiểm duyệt comment!

http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2015/07/vi-sao-nha-gom-la-bang-phai-kiem-duyet.html


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Quên



Di Di





Vì em đã từng quên
Mùi anh, mùi em, mùi những chiều quyến dụ
Để lấp vào những chiều hoang vắng
Một mùi hương khác, tạm bợ, u hoài

Vì em cũng từng quên nụ cười anh sớm mai
Lúc cựa quậy đón bình mình anh lẫn lộn nhớ - quên nụ cười nào xa ngái
Thách thức gã đàn ông háo thắng, vụng dại
Cố lấp đi trong nụ cười em bé bỏng thật thà

Em từng quên
Từng quên
Từng quên...
Và thứ tha...

Có gì đâu anh giữa biển người bội bạc
Một câu hứa
Một lời thề
Một minh chứng
Có nghĩa gì đâu?
Khi ta hôn nhau
Nụ hôn xóa mờ tội lỗi
(Đã nhiều năm về trước
Ta cũng phải cố quên đi
Cho trắng sạch lòng mình)

Có nghĩa gì đâu
Chỉ một lần xưng tội
Với chúa, hay với người nào chịu nghe,
Rồi xoa đầu, tay vuốt ve
Tha cho mi lần này, lần này thôi đấy nhé
Và lại trong trắng hôn nhau
Nụ hôn không có màu
Không một mùi tội lỗi
Lẫn vào hai cái lưỡi điêu ngoa
Những trắng trong (dù gian trá)
Mị nhau, giữa những dập dồn

Người ta phải tập quên...
Tập quên...
Tập quên...

Và thứ tha...

Sự khác nhau giữa người cảm ơn và người oán hận


 Một người trong tâm thường cảm ơn người khác và một người trong lòng tràn đầy oán hận với người khác thật quá khác nhau.

Khi tiếp nhận người khác, người cảm ơn sẽ tán thưởng ưu điểm của người đó, còn người oán hận sẽ bắt bẻ khuyết điểm của người khác.

Khi tiếp nhận ân huệ, người cảm ơn sẽ cảm động rơi nước mắt, còn người oán hận thì hiềm rằng chưa đủ.

Khi tiếp nhận xin lỗi, người cảm ơn sẽ tha thứ khoan dung, còn người oán hận sẽ khí hận đầy mình.

Khi tiếp nhận giúp đỡ, người cảm ơn sẽ cảm động và nhớ về công ơn của người khác, còn người oán hận chỉ biết phàn nàn người khác không đủ chu đáo.

Khi tiếp nhận lời khuyên, người cảm ơn sẽ cảm tạ tấm lòng tốt đẹp của người khác, còn người oán hận sẽ hoài nghi người ta có ý đồ xấu.
Bên ngoài thì mỗi người đều sống trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng trên thực tế, mỗi người đều sống bên trong thế giới nội tâm của mình. Khi mỗi người cùng tiếp nhận Phật Pháp từ bi phổ độ chúng sinh, tiếp nhận Phật Pháp thuyết giảng từ bi, người cảm ơn sẽ biết ơn và tận dụng mỗi một quan ải để tiến bộ không ngừng, còn người oán hận khi gặp một quan ải sẽ không ngừng oán trách và cứ thế tạo nghiệp càng nặng, sa đọa càng sâu.

Người cảm ơn mang lòng trung nghĩa, giống như một khối nguyên liệu tốt, khi dùng có thể uốn nắn thành khối vuông khối tròn.

Người oán hận ôm lòng gian trá phản nghịch, ngay cả đem làm khối bán thành phẩm cũng không đủ tư cách, khi dùng thì phần nhiều là bại sự hư hỏng.

Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/77348

Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại

Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại



Tác giả: Chương Đông



 Khoa học hiện đại đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ngày nay. Con người ngày nay rất thích thú với nền văn minh hiện đại nhưng lại phải chịu đựng những căn bệnh hiện đại.

Nền tảng của khoa học hiện đại là quan sát trực tiếp. Khoa học hiện đại áp dụng các phương pháp kiểm tra định tính và định lượng căn cứ trên những sự vật hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy. Khi đã phát triển đến bước này, nếu chúng ta cùng ngồi lại và tĩnh tâm nhìn lại lịch sử nền văn minh nhân loại, phân tích một cách khách quan các phát hiện khảo cổ và cân nhắc một cách kỹ lưỡng về những hiện tượng kỳ bí trong xã hội này, thì chúng ta sẽ kết luận được rằng nghiên cứu khoa học ngày nay chỉ là một trong nhiều ngã rẽ có thể xảy ra trong quá trình khám phá. Chỉ là ảo tưởng khi tin rằng nền văn minh nhân loại chúng ta là nền văn minh duy nhất từng tồn tại. Nhiều phát hiện đã minh chứng rằng những nền văn minh tiền sử khác đã từng tồn tại. Để khám phá và hiểu biết toàn diện hơn về môi trường sống và vũ trụ mà chúng ta đang sống, con người phải nhận thức rằng có tồn tại các phương pháp khoa học khác, có thể là hoàn toàn khác với khoa học của chúng ta. Nếu cứ bảo thủ chối bỏ các phương pháp khả thi khác thì chúng ta chính là đang dùng cảm tính để tự kìm hãm chính mình, thay vì mang một tư tưởng khoa học chân chính. Nếu người ta đột phá ra khỏi các định kiến, quan niệm và cách suy luận được tiếp thụ từ khi sinh ra, thì nhân loại chắc chắn sẽ tìm ra được một nền khoa học tiên tiến hơn.

Khoa học hiện đại góp phần vào sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sống của con người, đồng thời đưa chất độc vào cơ thể người. Bù lại, nó chỉ mang lại cho con người sự thoải mái nhất thời. Các phát minh khoa học ngày nay dạy người ta phải đấu tranh để có được thành quả vật chất mà họ truy cầu để được đắm mình trong sự đam mê. Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Dường như chúng ta không thể hiểu được con người ngày xưa hạnh phúc như thế nào. Thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo. Họ sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu. Nó bồi bổ tâm hồn và thể xác của con người. Vậy mà con người hiện đại chỉ ưa chuộng đấu tranh trong đau khổ, muốn được bận rộn và không bao giờ được tận hưởng niềm vui khi vượt qua được mặt bên kia của một ngọn núi. Nhiều người ngày nay đã đánh mất đức tính, bao gồm sự thận trọng, cần cù, nhẫn nhịn, hòa ái và nhã nhặn.
Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại. Chúng ta giải quyết vấn nạn này như thế nào? Chỉ khi ngừng đặt mình ở góc nhìn của nền khoa học và văn minh hiện đại này, thì chúng ta mới có thể hiểu và giải quyết được.

1. Lối sống không điều độ khiến âm-dương mất cân bằng

Văn hóa Trung Hoa cổ đại tin rằng sự tương hỗ giữa âm và dương đã tạo nên vũ trụ và vạn vật. Sự vận động của vũ trụ, bao gồm mọi vật chất, là chiểu theo quy luật tương sinh và sự cân bằng âm dương. Cơ thể người là một tiểu vũ trụ. Tuy nó có cơ chế hoạt động riêng nhưng vẫn có liên hệ với toàn thể vũ trụ. Người xưa có câu: “Nhân dữ thiên địa tương tham, dữ nhật nguyệt tương ứng” (Người thuận theo trời đất và hòa hợp với mặt trăng mặt trời). “Thuận ứng tự nhiên, ngoại tị tà khí, xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm” (Thuận theo tự nhiên, ngăn ngừa tà khí, nuôi dưỡng khí dương vào mùa xuân và mùa hạ, nuôi dưỡng khí âm vào mùa thu và mùa đông). “Nghịch xuân khí thương can, nghịch hạ khí thương tâm, nghịch thu khí thương phế, nghịch đông khí thương thận” (Chống lại khí mùa xuân sẽ hại gan, chống lại khí mùa hè sẽ hại tim, chống lại khí mùa thu sẽ hại phổi, chống lại khí mùa đông sẽ hại thận). Những điều này dạy con người về mối quan hệ giữa việc điều phối cuộc sống và sự thay đổi của các mùa.

Tại mỗi thời khắc, cuộc sống phải có trật tự và hòa hợp với sự thay đổi của âm dương. Cổ nhân dạy rằng: “Người nào muốn thu khí dương thì phải ở ngoài trời vào ban ngày. Khi mặt trời mọc lúc sáng sớm cũng là lúc khí xuất hiện. Khí lên đến đỉnh điểm vào giữa trưa, và tản dần vào buổi chiều. Cánh cổng khí bị đóng lại sau khi trời tối. Do đó, con người không nên vận động gân cốt sau khi mặt trời lặn. Nếu làm ngược lại với thời khóa biểu kể trên thì cơ thể của người đó sẽ lãnh chịu hậu quả“. Rõ ràng rằng nếu sinh hoạt của con người trái với quy luật của các mùa và âm dương của ngày đêm, cơ thể người sẽ bị rối loạn. Hậu quả là sự mất cân bằng âm dương, có thể dẫn đến bệnh tật. Chẳng phải cuộc sống về đêm và các thú vui thân xác ngày nay đều mất hòa hợp với sự vận hành âm dương của vũ trụ hay sao? Người xưa nói: “Trong số mọi bệnh tật, hầu hết đều gây bởi việc thức dậy sớm, uể oải suốt cả ngày, bị kích thích vào chiều muộn, và vận động mạnh vào ban đêm“. Tức là các dấu hiệu bệnh tật của con người có một mối quan hệ nhất định với sự biến hóa âm dương. Nhiều người đã trải qua những tình huống tương tự và y học hiện đại cũng xác nhận điều này.

“Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc“. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh. Họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài, thường là hơn 100 năm. Nhiều người ngày nay lại khác hẳn. Họ nhậu nhẹt và đắm mình trong những sinh hoạt bất thường. Khi say xỉn, họ đã làm cạn sinh lực của mình. Người ta không biết cách bảo tồn sinh lực và không thu xếp đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiều người chỉ tham đắm trong các thú vui. Khi kích động, lúc trầm cảm, hành vi của họ rất thất thường. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu yếu đi ở tuổi 50.

2. Dinh dưỡng không cân đối khiến ngũ hành mất cân bằng

Người xưa tin rằng ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên mọi vật chất trong vũ trụ, gồm cả thân thể vật lý của chúng ta.

Người xưa có câu: “Ngũ vị hòa điều, bất khả thiên thị” (Năm loại mùi vị phải được giữ cho cân bằng và dù chỉ một vị cũng không thể tách rời ra). “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung” (Ngũ cốc giúp nuôi dưỡng cơ thể, ngũ quả giúp bổ trợ cơ thể; năm loại vật nuôi mang lại nhiều lợi ích, năm loại rau bổ sung dưỡng chất cho cơ thể). Nghĩa là cơ thể cần phải hấp thu chất dinh dưỡng cân bằng và con người không nên chỉ thích ăn một loại thức ăn. “Nếu một trong ngũ hành mất cân bằng sẽ sinh ra các bệnh tật tương ứng“. “Ăn mặn nhiều làm nghẽn mạch máu và đổi màu da. Ăn đắng nhiều làm khô da và rụng tóc. Ăn cay nhiều làm dây chằng nhô ra và tay teo đi. Ăn chua chiều làm yếu cơ bắp và môi nhợt nhạt. Ăn ngọt nhiều gây nhức xương và rụng tóc“. Ngày nay người ta nhấn mạnh khẩu phần ăn cân bằng, nhưng thức ăn mà họ ăn vốn dĩ đã mất cân bằng rồi. Ví dụ như, người xưa nói về ngũ cốc: lúa mỳ, bắp ngô, hạt kê, gạo và đậu. Thử hỏi bao nhiêu người ngày nay ăn đủ những loại hạt này? Thật ra, năm loại mùi vị mà người xưa đề cập đến chính là khái niệm nền tảng cho khoa học dinh dưỡng thuở xưa. Khái niệm của nó rộng lớn hơn nhiều so với dinh dưỡng học ngày nay. Dinh dưỡng học hiện đại biết rằng có nhiều hơn 20 loại dưỡng chất, nhiều loại vitamin, nguyên tố, protein, can-xi, phốt-phát, v.v. Trên thực tế, sự cấu thành nên sự sống trong vũ trụ rất phức tạp và không hề đơn giản như những gì khoa học ngày nay biết được. Dinh dưỡng học hiện đại gọi các dưỡng chất mà họ chưa xác định được là “các nguyên tố chưa biết”. Còn có rất nhiều nguyên tố chưa biết. Người ta cho rằng nhiều triệu chứng bệnh gây bởi thiếu cân bằng dinh dưỡng và không thể được chữa trị đơn giản bằng cách bổ sung can-xi và kẽm. Các khoa học gia ngày nay cũng có thể quan sát được điều này.

Cổ nhân coi cơ thể người là một vũ trụ. Từ góc độ vĩ mô, chúng ta có thể hiểu và khám phá cơ thể người dựa trên âm dương và ngũ hành. Chúng ta có thể lý giải các hiện tượng vật lý trên thân thể căn cứ theo sự vận hành của khí huyết và kinh mạch, sự tương hỗ giữa ngũ hành và cân bằng âm dương. Các phương pháp y học không chỉ nhắm vào hiện tượng bề mặt mà còn nhắm vào căn nguyên ở tầng sâu hơn của cơ thể người. Đây mới là khoa học chân chính. Y học hiện đại biết rằng cơ thể người là một hệ thống phức tạp, nhưng nó chỉ nghiên cứu ở bề mặt và các hiện tượng liên quan. Hiểu biết của nó về cơ thể người rất lẻ tẻ và hời hợt. Cách điều trị của nó cũng không bao quát và rất nông cạn. Vì nó chỉ nhắm đến tầng bề mặt, hiệu quả cũng hiện ra ngoài bề mặt và dễ dàng được con người chấp nhận. Nhưng nó không thể trị được tận gốc bệnh.

Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt. Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng. Thế nhưng tất cả các sản phẩm lai tạo đó đều gây mất cân bằng “ngũ vị”. Khi ăn những loại thức ăn đó, người ta sẽ cảm thấy “ngũ vị” mất cân xứng. Người ta thường nói: “Thịt gà thả vườn ăn ngon và giàu dưỡng chất hơn“. Thật vậy, cây trồng và thú nuôi sản xuất theo quy trình công nghiệp đều bị biến dạng. Áp dụng nguyên lý “tương sinh tương khắc” cho thấy sự kích thích tăng trưởng sẽ làm giảm các đặc tính khác, chẳng hạn như chất dinh dưỡng. Do đó mức độ bổ dưỡng và chất lượng nói chung của chúng không bao giờ so được với thức ăn được sản xuất một cách tự nhiên. Khi quy trình sản suất hàng loạt càng tiếp diễn thì những sự khác biệt kể trên càng lớn hơn. Cũng giống như nhân sâm cấy ghép không bao giờ sánh được với nhân sâm tự nhiên. Nếu con người vẫn còn ăn các loại thức ăn nhân tạo như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?

3. Ô nhiễm nước và đất tràn lan

Từ giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp, nhân loại đã thúc đẩy việc hủy hoại môi trường. Từ khi bắt đầu khoan thăm dò và sử dụng xăng dầu, nhiều hóa chất đã được phát triển và nhân loại bắt đầu tàn phá và làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ, con người trong quá khứ cất giữ đồ đạc trong chum vại, đồ chứa bằng gỗ và giỏ tre hoặc liễu. Chum vại được làm ra từ đất sét nung nóng và không gây ô nhiễm môi trường. Gỗ, liễu và tre cũng không làm hại môi trường, vì chúng sinh trưởng tự nhiên và sẽ quay về với đất khi không được dùng nữa. Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến. Chẳng hạn như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa (ni-lông) đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.

Các sản phẩm hóa chất này tích tụ lại trong thiên nhiên. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, con người còn đốn cây và hủy hoại thảm thực vật, gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Động vật không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm và bị tuyệt chủng. Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể họ. Chất độc thấm vào trong cơ thể có thể gây suy nhược. Một số chất đã được lưu ý thông qua các thí nghiệm khoa học, nhưng hầu hết vẫn chưa thể được tìm ra bằng các công cụ khoa học ngày nay. Con người không thể hình dung được tác hại nghiêm trọng của các chất hóa học từ bên ngoài hấp thụ vào trong cơ thể và chúng có tác động gì đến cơ thể của mình. Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng các chất hóa học vẫn được dùng hàng ngày, mà chúng ta vẫn tin rằng chúng có ích, về lâu dài sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe. Chúng ta chỉ là chưa thể nhận ra mọi ảnh hưởng tiêu cực tại thời điểm này.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thuốc chứa 30% chất độc“. Rõ ràng rằng các chuyên gia y tế đều biết một số hợp chất trong các loại thuốc gây tác động tiêu cực cho cơ thể về lâu về dài. Người ta còn ăn các loại thức ăn, thịt, trứng có chứa một lượng lớn phân bón, hóa chất nông nghiệp và hoóc-môn còn tồn đọng. Chẳng phải chúng đều có hại cho cơ thể hay sao? Các quy định về mức độ độc hại của hóa chất nhân tạo trong các sản phẩm nông nghiệp có thể dễ dàng bị qua mặt.

Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại không chỉ cho cơ thể người mà còn cho mọi thứ trong môi trường. Nhiều bệnh tật đã được phát hiện là do tác hại của ô nhiễm. Ví dụ như vài thập kỷ trước đây, một căn bệnh lạ đã được phát hiện ở Nhật Bản. Sau đó, người ta truy ra nguồn gốc căn bệnh là từ một loại cá sống trong một con sông bị ô nhiễm.

Theo y học cổ truyền, tình huống này được phân loại thành “nhiễm độc tràn lan”.

4. Tâm trạng thất thường gây hại cho nội tạng

Y học Trung Quốc từ xưa đến nay đều nhấn mạnh vào việc tránh các thói quen có hại cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng những ai bị bệnh động mạch vành không nên kích động, và ai bị bệnh gan thì không nên giận dữ. Tục ngữ có câu: “Bạo nộ thương âm, bạo hỉ thương dương” (Quá giận làm tổn âm khí, quá vui làm tổn dương khí). “Vui động đến tim, giận động đến gan, buồn và căng thẳng động đến phổi, ưu tư động đến lá lách, và sợ hãi động đến thận“. Năm dấu hiệu này nói lên các phản ứng qua lại giữa năm nội tạng và tâm trạng một cách rất hợp lý. Các phản ứng bất thường kéo dài lên những nội tạng này sẽ gây tổn hại khí huyết và mang lại hậu quả khôn lường cho cơ thể. Kết quả là dẫn các bệnh tật ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại cũng đã phát hiệu rằng thường xuyên thay đổi tính khí sẽ dẫn đến các các phản ứng khác nhau của hệ nội tiết, và có thể gây tác động xấu cho cơ thể.

Khác với tổ tiên chúng ta, con người hiện đại cực kỳ hiếu chiến, căng thẳng và trầm cảm. Con người ngày nay rất tham lam, tự kiềm chế rất kém và tâm lý hiển thị bản thân rất mạnh mẽ. Họ còn rất đố kỵ, đầy rẫy oán hận và do đó họ luôn toan tính để giành chiến thắng, làm hại những người xung quanh và về lâu dài thì làm hại cả xã hội. Ngoài ra, con người hiện đại cũng thường xuyên lo lắng về được và mất lợi ích cá nhân, điều này tác động tiêu cực đến tinh thần của họ. Những tâm trạng xấu đó gây rối loạn hệ nội tiết và sẽ gây ra bệnh tật, không hề có ngoại lệ. Mặt khác, người xưa rất xem trọng lễ nghĩa và đạo đức, đề cao khả năng tự kiềm chế. Hành vi của họ được dẫn dắt bởi điều mà họ tin rằng là Ý trời. Họ hòa ái với nhau. Họ không truy cầu nhiều, không đòi hỏi những thứ không thể có được và không bận tâm về sự bất công. Tâm họ không chứa thù hận. Trong xã hội cổ đại cũng không tồn tại sự cạnh tranh và hiển thị bản thân. Đó là một môi trường rất ít căng thẳng. Người xưa không căng thẳng, khắc khoải, lo âu và cũng không cảm thấy phẫn nộ. Qua đó chúng ta có thể đảm bảo rằng người xưa không bị tổn hại nhờ vào tư tưởng và hành vi của họ.

5. Hãm hại lẫn nhau và gây ra vô số hành vi tạo nghiệp

Theo Phật gia tuyên giảng, mọi hành động của con người đều gây ra nghiệp thiện (đức) hoặc nghiệp ác (nghiệp lực). May mắn và bất hạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như giàu sang hay bệnh tật, là do đức và nghiệp mà người ta tích lại.

Trên thực tế, mắt thường không thể nhìn thấy được toàn bộ vũ trụ. Có nhiều chiều không gian mà con người không thể nhìn thấy. Các đường kinh mạch chính và phụ cũng như các huyệt đạo được giảng trong Trung y cổ truyền đều không tồn tại trong không gian này. Do đó các công cụ hiện đại không thể tìm thấy chúng. Nhưng chúng vẫn tồn tại. Đức và nghiệp là hai loại vật chất và cũng là một phần của cơ thể, nhưng ở trong một không gian khác. Người ta tích đức khi làm việc tốt, và chuốc lấy nghiệp lực khi hành ác. Đức và nghiệp của một người sẽ vĩnh viễn đi theo chủ nguyên thần của người đó.

Khoa học hiện đại không thể phát hiện ra các không gian khác và không thể xác nhận sự tồn tại của các Giác Giả/Thần Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, con người ngày nay sẵn sàng bất chấp thủ đoạn nhằm trục lợi cho bản thân mà rất ít khi cân nhắc đến hậu quả. Con người hãm hại lẫn nhau và nhận nghiệp lực. Con người không biết rằng nghiệp lực là nguồn gốc của mọi bệnh tật, đau khổ và tai nạn.


Chúng ta có thể tìm thấy luận thuật tương tự trong nhiều sách cổ. Y học gia Tôn Tư Mạc đã chỉ ra trong cuốn sách cẩm nang Thiên Kim Yếu Phương (Các phương thuốc quý cho trường hợp khẩn cấp) rằng sở dĩ cần đến nghề bác sĩ là vì người ta mắc phải bệnh tật gây bởi suy nghĩ và hành vi sai trái của mình. Con người rất ngoan cố và bị giới hạn trong cái khung nhận thức của mình. Họ bất lực trong việc nhận ra sự sai trái trong tư tưởng và loại bỏ các thành kiến. Họ không chịu đề cao đạo đức của mình dù cho có bị bệnh đi nữa. Ngoài ra, có một câu nói rất thâm thúy rằng: “Gió gây ra mọi căn bệnh. Khi một người im lặng, thịt của người đó săn lại và không bị gió và bệnh xâm nhập“. Căn cứ theo quan điểm của y học hiện đại, “gió” nghĩa là tất cả các vi sinh vật gây bệnh và là các triệu chứng bệnh phát triển và biến đổi nhanh chóng và có xu hướng gây co thắt (ám chỉ câu “thịt của người đó săn lại”). Cá nhân tôi lại cho rằng “gió” ở đây chính là “nghiệp lực”. Khi một người im lặng và điềm đạm, theo lẽ tự nhiên thì người ấy sẽ không làm việc ác, sẽ không sợ tích tụ nghiệp lực và không bị chất độc và tà khí xâm nhập. Vì vậy, không làm việc xấu được xem là quan trọng hơn so với việc đơn giản là có thói quen sống lành mạnh.

6. Rời xa Đạo và Pháp , tiến từng bước tới vực thẳm

Thuận theo sự phát triển của xã hội, các lợi ích vật chất đã trở nên thiết yếu đối với cuộc sống con người. Tầm quan trọng của việc giàu có về vật chất đã tăng theo cấp số nhân. Đáng tiếc thay, các tiêu chuẩn đạo đức lại trượt dốc chưa từng thấy trong lịch sử. Lối sống của con người ngày càng rời xa bản chất nguyên thủy. Tóm lại, con người đang dần rời xa Đạo và Pháp.

Một nhà hiền triết trong quá khứ đã từng giảng: “Âm dương giả, thiên địa chi Đạo dã, vạn vật chi cương kỉ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã. Trị bệnh tất cầu vu bản.” (Âm dương là Đạo của trời đất, là thứ sáng tạo nên vạn vật, là căn nguyên của mọi sự biến hóa, là nguồn gốc của sinh tử; nó ở trong đền thờ của Thần. Để trị được bệnh tật, con người phải tìm về bản tính nguyên thủy). Lối sống của người hiện đại đã lệch khỏi âm dương và gây mất ổn định ngũ hành. Con người vì tư lợi mà bất chấp thủ đoạn, tiêu chuẩn đạo đức thấp kém và không việc ác nào không làm. Hậu quả dẫn đến các loại bệnh nan y hoặc vô phương cứu chữa.

Các bậc hiền triết thời cổ đại thường dạy con người rằng phải tránh tối đa các loại tà khí và gió độc. Môi trường thời xưa không bị xáo trộn, do đó sinh khí của thiên nhiên luôn tràn đầy xung quanh họ và tinh thần của họ được nuôi dưỡng trong đó. Vì vậy họ không bị bệnh. Họ có ý chí sắt đá để tự kiềm chế bản thân và mang rất ít dục vọng. Họ sống bình an và không sợ hãi. Họ lao động chăm chỉ nhưng không lao lực. Tinh thần của họ thoải mái, sống hòa ái với môi trường xung quanh họ và thuận theo Thiên ý. Mọi mong ước của họ đều được thỏa mãn. Thức ăn thì ngon, quần áo đủ mặc. Họ an vui với cuộc đời. Họ biết tự thỏa mãn với hoàn cảnh sống của mình, dù là tầng lớp thượng lưu hay hạ lưu. Có thể nói rằng tâm hồn của họ thật trong sáng và thánh khiết đến mức không thể bị vẩn đục. Không sự giàu sang hay cám dỗ nào có thể lay động họ được. Họ sống không có sợ hãi. Họ hòa hợp với Đạo. Họ sống rất thọ, có khi hơn 100 năm, và rất linh hoạt chứ không ù lỳ. Tâm tính của họ rất mẫu mực, và không gì làm ô nhiễm được.

Thế nhưng làm sao để con người thuận theo Đạo và Pháp được? Tôi cho rằng con người nên tôn trọng quy luật tự nhiên, sống một cuộc sống đạo đức, trong sạch và phải biết tu dưỡng bản thân. Ví dụ, trẻ em ngày nay thường biếng ăn. Cha mẹ chúng có thể ép chúng ăn. Hành động đó có thể khiến đứa trẻ xem việc ăn uống là một cực hình, chứ không phải là cơ hội tốt để bồi bổ cơ thể. Không thể phủ nhận rằng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ xem việc ăn uống là không cần thiết. Thật ra, nhân loại có rất nhiều hành vi phản tự nhiên. Chúng ta có thể đảm bảo rằng chính sự phản tự nhiên ấy đã gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí và các bệnh tật bất thường trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn như bệnh béo phì. Đây là do hành vi của con người đang rời xa âm dương và xáo trộn ngũ hành. Trên thực tế, bẩm sinh con người đã có mong muốn trở về với chân ngã của mình. Chẳng phải dù nhà nghèo hay nhà giàu, dù đồ chơi nhiều bao nhiêu hoặc xịn thế nào thì trẻ em 6-7 tuổi đều thích chơi với cát sỏi và những thứ linh tinh ở môi trường xung quanh chúng hơn sao? Dù có vẻ dơ bẩn đến mấy nhưng chúng vẫn thấy vui.

Tóm lại, đây là lúc nhân loại nên quay về với bản ngã tự nhiên và hòa hợp với môi trường sống của mình. Tuy vậy, nếu xã hội vẫn không đoái hoài đến chân ngã của mình thì sự tồn tại của nhân loại sẽ gặp nguy hiểm. Con đường quay về với bản tính chân chính của mình sẽ ngày càng hẹp hơn.

Tham khảo:

1. Hồ Nãi Văn, “Rút ra bài học từ y học Trung Hoa cổ truyền để đột phá sự bế tắc của y học”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/19185
http://pureinsight.org/node/1288

Văn tự kết nối Đông-Tây: Nguồn gốc của chữ ‘lam’ (tham lam) và ‘cấm’ (điều cấm)

Văn tự kết nối Đông-Tây: Nguồn gốc của chữ ‘lam’ (tham lam) và ‘cấm’ (điều cấm)


Tác giả : Sử Thục Văn

 Trong Thánh Kinh của phương Tây có giảng rằng Thượng Đế đã dùng bùn đất để tạo nên thủy tổ đầu tiên của nhân loại là Adam và Eva. Adam và Eva sống một cuộc đời vô ưu vô lo trong vườn địa đàng. Trong vườn có hai cái cây đặc biệt, đó là cây trí huệ và cây sự sống. Nghe nói nếu ăn quả của cây trí huệ thì sẽ có thể phân rõ tốt xấu thiện ác, ăn quả của cây sự sống thì sẽ được trường sinh bất lão. Thượng Đế cảnh cáo Adam rằng tuyệt đối không được phép ăn quả của cây trí huệ. Về sau, Eva bị con rắn mê hoặc dụ dỗ mà trộm ăn quả trí huệ, còn đưa cho chồng cùng ăn, hai người họ vì vậy mà đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng.



Adam và Eva ăn trái cấm trong vườn địa đàng Eden. (Nguồn: Internet)

Trong văn tự Trung Hoa, chữ ‘lam’ (婪 – tham lam) do hai chữ ‘mộc’ (木) phía trên và một chữ ‘nữ’ (女) phía dưới tạo thành, mà song ‘mộc’ lại tạo thành chữ ‘lâm’ (林), tức là khu rừng, vườn cây. Nếu đem so với câu chuyện Eva trộm ăn trái cấm trong vườn tình cờ trùng khớp. Còn chữ ‘cấm’ (禁 – điều cấm) là do hai chữ ‘mộc’ như trên (林 – khu rừng, khu vườn) và một chữ ‘thị’ (示 – ngăn cấm) tạo thành, khái quát một cách đơn giản nhất, quả thật rất khớp với việc Thượng Đế cảnh cáo Adam tuyệt đối không được ăn quả trên cây trong câu chuyện trên.



Chiết tự ‘Lam’ và ‘Cấm’

. Điều khiến mọi người sửng sốt nhất chính là, những điều trùng hợp này trong hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây lẽ nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi sao?

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2002/10/25/18899.文字联西东:“婪”和“禁”的来源.html

Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce tiên đoán về thế kỷ 21




Tác giả: Nguyên Tuyền chỉnh lý

 “Nhà tiên tri ngủ gật” Edgar Cayce (1877-1945) rất nổi tiếng ở phương Tây, lời tiên tri của ông bao hàm nhiều lĩnh vực, độ chuẩn xác cực cao, đề cập đến các cá nhân, đoàn thể, quốc gia, tình thế thế giới, và cả hướng đi trong tương lai của nhân loại. Giống như ông có thể “thấy tận mắt” trọn đường đời của một người nào đó kể cả các chi tiết tỉ mỉ, có thể nói ra công việc trong tương lai của đứa bé còn trong tã lót. Ông còn tiên đoán chính xác về hai lần thế chiến, khủng hoảng kinh tế năm 1929, việc giành độc lập của Ấn Độ, Israel lập quốc, cùng các vấn đề hỗn loạn do chủng tộc ở nước Mỹ, Tổng thống nước Mỹ qua đời trong nhiệm kỳ, cùng với sự kiện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và thành lập thể chế xã hội mới của Nga trong vài thập niên sau, những lời tiên đoán này của ông hết thảy đều đã được nghiệm chứng. Người ta còn thành lập “Quỹ Cayce” (Edgar Cayce Foundation) để tiến hành tổng hợp và kiểm tra tất cả những lời tiên đoán của ông, kết quả thống kê đưa ra xác suất chuẩn xác khiến mọi người sợ hãi thán phục.

Cayce có niềm yêu thích đặc biệt đối với nền văn minh tiền sử Atlantis đã chìm trong Đại Tây Dương, cả đời ông đã từng đề cập vấn đề này mấy trăm lần, không chỉ tường thuật lại chi tiết, tỉ mỉ đặc trưng, mà còn tiên đoán Atlantis vào năm 1968 mới được con người phát hiện. Năm 1968, người ta quả nhiên phát hiện dưới đáy biển Bimini ở Đại Tây Dương có một con đường hình vuông bằng đá lớn, đây chính là vùng biển Atlantis mà Cayce đã miêu tả.

Nhưng Cayce lại không cho mình là có siêu năng lực, ông nói rằng những năng lực này là bản năng bẩm sinh của bất kỳ ai; chỉ có người đã loại bỏ đi chấp trước vào lợi ích cá nhân đến mức nhất định (detachment from self-interest) mới có thể có được năng lực này, và rằng khả năng của con người là vượt quá trí tưởng tượng của con người hiện đại.

Cả đời ông để lại gần 15.000 lời tiên tri, trong đó tiên tri về hướng đi tương lai của nền văn minh chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều hứng thú đối với rất nhiều người, dẫu cho có một ít nội dung cho đến nay vẫn không thể hoàn toàn giải mã.

Thế chiến lần thứ II chính là đại nạn trong lịch sử của nhân loại, bởi vậy đối mặt với tương lai của thế giới đang đi về hướng mờ mịt, rất nhiều người đã đến xin sự chỉ dẫn của Cayce. Trước khi thế chiến thứ II bắt đầu, Cayce đã tiên đoán rằng có sự trỗi dậy của Hitler, Nhật Bản, thời gian chiến tranh kết thúc, và sau chiến tranh Nga cuối cùng sẽ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hướng về dân chủ. Nhưng giống như ông đã nói rất nhiều lời tiên tri xuất phát từ sự gợi ý từ các sinh mệnh ở không gian cao tầng hơn, tầm mắt quan sát của Cayce cũng không bị giới hạn ở bề mặt vật chất, rất nhiều giống như “tường thuật trực quan” lại vô cùng chính xác một cách tinh diệu, ý vị sâu xa mà lại khiến người ta say mê.

Khi giảng đến chiến tranh thế giới và cục diện thế giới thật ra đều liên quan đến ý thức và tội nghiệp của mọi người, Cayce đánh giá một cách sinh động tình huống của các quốc gia như sau: Như trùm tài chính, một hội kín cùng nước Đức—nơi phát nguyên chủ nghĩa cộng sản—được xưng là “khoác lên mình tấm áo của Hội huynh đệ, trở thành quỷ hút máu của thế giới”, Italia là “vì một bát súp thịt mà bán rẻ chính mình”; Nhật Bản năm 1931 xâm nhập vào Trung Quốc là muốn “trở thành lực lượng chi phối”; đế quốc Anh già nua “mặt trời không bao giờ lặn” lại “một mực tự cho là có cách nghĩ cao minh hơn các quốc gia khác”, tội của nước Pháp là “phóng đại dục vọng thân thể”; tội của Ấn Độ là “ngoại trừ tìm kiếm trong nội tâm ra, có văn minh xán lạn nhưng lại khước từ thực hiện”; tội của nước Mỹ là “đã quên mất nguyên tắc Thượng Đế là đồng tại với chúng ta”. Những bình luận trực quan này khiến người ta cảm thấy thú vị, cũng rất sâu sắc.

Tuy nhiên, những lời tiên đoán và đánh giá của Cayce đối với Trung Quốc mới là tường tận nhất.

Ngày 24 tháng 1 năm 1925, trong trạng thái tiên tri Cayce đã chủ động kể ra sự tình sẽ phát sinh ở Trung Quốc: “Giữa năm 1931, Trung Quốc sẽ ở vào một giai đoạn đặc biệt, tại Mãn Châu sẽ xuất hiện tai hoạ đổ máu…”, đây chính là nói về sự kiện Nhật Bản xâm Hoa vào 6 năm sau. Ngày 30 tháng 7 năm 1927, ông tiếp tục đọc lên tình hình mà bản thân thấy được: “Một vài sự kiện đặc biệt phát sinh ở trên thân thể người Trung Quốc, ở trên thân thể người Nhật, một số lực lượng người ngoài hành tinh xâm lấn từ bên ngoài đã có được thế lực rồi…”, điều này có chút khiến người ta khó hiểu, bởi vì lúc đó mọi người không có bao nhiêu khái niệm về người ngoài hành tinh và sự can thiệp vào nền văn minh, nhưng Cayce cũng đã nói ra.

Nhưng khiến người phương Tây kinh ngạc nhất chính là ông đã đưa ra lời tiên đoán cho một giai đoạn của Trung Quốc:

“Trung Quốc thông qua sự phát triển chậm chạp mà bảo tồn nền văn minh của mình… Nàng có một ngày sẽ thức tỉnh, cắt đứt bím tóc! Bắt đầu suy nghĩ thực tế!” Cayce tuyên bố: “Có một ngày, nơi Trung Quốc ấy sẽ là cái nôi thai nghén ra Christianity (theo ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại, nghĩa bề mặt là chỉ Cơ Đốc giáo), cũng áp dụng trong sinh hoạt của mọi người. Đúng vậy, sự kiện này đối với mọi người mà nói thì rất xa xôi, nhưng đối với Thần thì rất nhanh—rất nhanh, Trung Quốc sẽ tỉnh lại!”

Đoạn câu sau khiến người ta khó lý giải, bởi vì Cơ Đốc giáo đã ra đời từ sớm, nhưng người ta vẫn trung thực ghi lại nguyên văn lời của ông: “Yea, there in China one day will be the cradle of Christianity, as applied in the lives of men. It is far off, as man counts tune, but only a day in the heart of God. For tomorrow China will awake.”

Đối với điều này, các học giả phương Tây đã đưa ra một cách giải thích, tức là lời tiên đoán có thể chỉ về việc Trung Quốc sẽ xuất hiện một tín ngưỡng tương tự như Phật giáo, Cơ Đốc giáo, một tín ngưỡng và văn minh mới sẽ được sinh ra đời, đối với tương lai rất có ảnh hưởng, đây là lý giải không ở trên chữ nghĩa bề mặt đối với từ Christianity [1].

Cayce đối với biến hoá của tương lai cũng đề cập rất cụ thể: Ở thế kỷ 21, mọi người sẽ nhận ra trục trái đất đang di động; khí hậu biến đổi, toàn cầu sẽ ấm lên, vùng băng giá sẽ ấm áp; động đất phát sinh nhiều lần, nước biển dâng lên, một phần nước Mỹ sẽ bị ngập, phần lớn nước Nhật sẽ bị chìm; thế giới thiếu lương thực, miền Trung nước Mỹ, Argentina và Châu Phi sẽ trở thành vựa lúa của thế giới; Washington vẫn là trung tâm quyền lực của thế giới…

Mark Thueston là chuyên gia nghiên cứu các lời tiên tri của Cayce. Khi phát hiện ra tính chuẩn xác khiến người ta thán phục trong những lời tiên tri của Cayce, ông bắt đầu tiến hành biên soạn lại một cách chu đáo hơn 10.000 lời tiên đoán, đặt tên là “Lời tiên tri của Cayce về thế kỷ 21” (Cayce’s Prediction for the 21th Century), sau còn chỉnh lý thêm “Những lời tiên tri chưa trở thành hiện thực của Cayce trong thế kỷ 20″, cung cấp nghiệm chứng và tham khảo cho người đời sau, và dưới đây là chín lời tiên đoán quan trọng trong số đó:

1. Một phương pháp chữa bệnh mới sẽ xuất hiện—căn cứ vào sự lưu động và chuyển hoán trong hệ thống năng lượng của thân thể người và tâm linh;

2. Nguyên thần không chết, sự luân hồi của sinh mệnh sẽ được đại chúng phổ biến và tiếp nhận;
3. Khoa học và tâm linh chấm dứt tranh luận;

4. Bề mặt trái đất sẽ phát sinh biến đổi to lớn, kể cả sự thay đổi khí hậu;

5. Trọng tâm của thế giới sẽ chuyển về phương Đông, Trung Quốc Đại Lục sẽ chiếm vị trí trọng yếu;

6. Các phát hiện khảo cổ về văn minh tiền sử sẽ dần dần thay đổi nhận thức của nhân loại đối với lịch sử;

7. Trực giác và siêu năng lực sẽ xuất hiện rộng rãi, rất nhiều người có thể trực tiếp câu thông với không gian khác;

8. Nguyên tắc vũ trụ “Thái Nhất” [2] sẽ trở thành phép tuân thủ trong mọi hoạt động của nhân loại: một tín ngưỡng mới hoàn toàn sẽ xuất hiện, cũng chỉ đạo tất cả khoa học, chỉnh thể “Thái Nhất” của nhân loại sẽ trở thành hạch tâm cho tất cả hoạt động chính trị và kinh tế của thế giới xoay quanh, tín ngưỡng mới là ánh sáng của vũ trụ.

9. Chúa Cứu Thế sẽ đến.

Thời điểm Cayce giảng thuật những lời tiên tri này, nhân loại vẫn chưa tiến vào thời đại điện tử, và thế chiến thứ II cũng chưa kết thúc; rất rõ ràng, Cayce có năng lực và trí tuệ vượt xa phạm vi hiểu biết của thời đại ông.

“Các chòm sao và thiên tượng đang biến hoá, đến lúc đó, bản thân nhân loại sẽ bắt đầu thức tỉnh và thay đổi. Rất nhiều linh hồn vĩ đại trong lịch sử đã qua đời sẽ trở về, sinh ra ảnh hưởng cực lớn đến thế giới.” Cayce nói, đợi “khi thời gian Điều Chỉnh kết thúc”, “chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh viễn trên trái đất”.

Hôm nay, Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) bắt nguồn từ Trung Quốc truyền ra khắp nơi trên thế giới, đem đến cho nhân loại nhiều ngạc nhiên, đưa tới sự chấn động cho giới khoa học kỹ thuật, giới văn hoá, và giới tu luyện khắp toàn cầu. Sự đặc biệt của Pháp Luân Công và con đường đã qua hơn 20 năm là ăn khớp với rất nhiều lời tiên đoán trong lịch sử; trong thời đại tìm kiếm sự thật và hy vọng này, nó dẫn khởi sự chú ý của ngày càng nhiều người, mở ra hiểu biết mới về vũ trụ, thời-không, và văn minh nhân loại.

Chú thích:

[1] Christianity: trong tiếng Anh hiện đại thông thường là chỉ về Cơ Đốc giáo; thật ra trong tiếng Anh nó có rất nhiều hàm nghĩa, tiếng Anh cổ điển của từ này ngụ ý chỉ về thánh tính và niềm tin thần thánh. Trong lời tiên tri, có thể Cayce đã dùng từ này như một ẩn dụ về một loại tín ngưỡng tinh thần tương tự Cơ Đốc giáo. Ngoài ra, tra từ nguyên, Christianity có từ căn là Christ (Cơ Đốc, Chúa Cứu Thế), xuất phát từ văn bản Do Thái là Masiah (Di Trại Á), ý tức là Chúa Cứu Thế; rất nhiều học giả cận đại đã khảo chứng và phát hiện Đấng Cứu Thế (Masiah) của tôn giáo phương Tây và Phật Di Lặc (Maitreya) trong chữ Phạn có sự liên hệ, ông Tiền Văn Trung (Qian Wenzhong) gần đây đã công khai đưa ra quan điểm học thuật “Phật Di Lặc tương lai trong Phật gia và Chúa Cứu Thế của Cơ Đốc giáo là cùng một người”.

[2] Thái Nhất: là khái niệm mà các nhà triết học phương Tây đưa ra, thường chỉ về bản nguyên và cội nguồn của vạn vật trong vũ trụ.