Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Lạnh Giấc Đông Sang






Tác giả: đông hòa-nguyễn chí hiệp





xuôi:
Đông sang giấc lạnh thổi bên lầu
Liễu rủ bờ nương khuyết bóng nâu
Vồng nhẹ mái thuyền neo bến cuối
Lặng hờ mây khói ủ sương đầu ........ 
Sông mờ cảnh tối trời khuya vắng
Sóng lặng hồ loang gió muộn ngâu
Bồng khẽ giọng buồn ru tiếng nhạc
Chông đèn gửi lệ dấu trăng sầu



 Ngược

Sầu trăng dấu lệ gửi đèn chông
Nhạc tiếng ru buồn giọng khẽ bồng
Ngâu muộn gió loang hồ lặng sóng
Vắng khuya trời tối cảnh mờ sông
Đầu sương ủ khói mây hờ lặng
Cuối bến neo thuyền mái nhẹ vồng
Nâu bóng khuyết nương bờ rủ liễu
Lầu bên thổi lạnh giấc sang đông

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Zorba Phật





Tôi đang nói cho người của tôi sống cuộc đời một mình. Không cần thiết phải trì hoãn. Hãy tự nhiên. Tôi muốn Phật, Phật Gautam và Zorba Hy Lạp gần với nhau hơn – trở thành một. Sannyasin (người đang trên đường tìm kiếm giác ngộ - các môn đệ) của tôi phải là “Zorba Phật”. Mang trần tục và thiên đường đến gần nhau hơn; hãy để cho Thượng đế và thế giới của người có thể cùng nhau. Hãy để cho cơ thể và linh hồn của bạn là một bài ca được ca lên cùng nhau, cơ thể và linh hồn nhảy múa và hòa cùng nhau.

Tôi là người vật chất – tinh thần!
Tác giả: OSHO
Năm xuất bản: 1979

Lời giới thiệu: Người dịch: Nguyễn Đình Hách
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại, 2009

Lời giới thiệu

Các bạn đã đọc cuốn Zorba Hy Lạp của Kazantzakis chưa? Hãy đọc nó!

Cho phép tôi tạo ra thành ngữ “Chủ nghĩa khoái lạc tinh thần”, bởi vì bạn thường nghĩ chủ nghĩa khoái lạc là rất trần tục. “Ăn, uống. vui chơi hưởng lạc” đó là chủ nghĩa khoái lạc trần tục. Chủ nghĩa khoái lạc tinh thần cũng giống như vậy, và thậm chí còn nhiều hơn. Cũng có “Ăn, uống, vui chơi hưởng lạc” và cộng thêm Thượng đế. Ăn, uống, vui đùa dưới cái tên linh thiêng, dưới cái tên Thượng đế của bạn, Đức Cha của bạn trên thiên đường.

Ăn, uống, vui chơi hưởng lạc – biến chúng thành cầu nguyện của bạn. Hãy để cho ăn, uống, vui chơi hưởng lạc của bạn thành một dạng nghi lễ, một dạng cầu nguyện – cử chỉ vui vẻ rằng “ta ổn thỏa, ta hạnh phúc, rằng người đã cho ta sự sống. Ta hạnh phúc rằng ta là ta, toàn bộ lòng biết ơn của ta hiến dâng cho người”.
Chủ nghĩa khoái lạc tinh thần luôn luôn có, khi mà tôn giáo là sống động. Khi tôn giáo trở nên khô cứng giáo điều, chủ nghĩa khoái lạc hoàn toàn biến mất và tôn giáo trở thành tương phản, trái ngược với những điều mà mọi người có thể yêu thích. Thế thì khi tôn giáo không ngừng tìm kiếm những con đường và những phương tiện để làm cách nào trở nên buồn rầu, làm cách nào trở nên phiền muộn làm cách nào tiêu diệt mọi con đường của vui sướng say mê. Thế thì nó trở thành khổ hạnh.

Zorba là một trong những người tôi yêu. Tôi yêu những con người kỳ lạ. Zorba là nhân vật rất kỳ lạ - thậm chí không phải là con người thực, mà chỉ là hư cấu, nhưng với tôi ông ta trở thành gần như thực, bởi vì ông ta đại diện cho Epicurus, Charvaka và tất cả những người duy vật trên thế gian. Ông ta không chỉ đại diện cho họ mà còn đại diện theo cách tốt nhất.

Có một lần Zorba nói với ông chủ của mình: “Thưa ông chủ, ngài có mọi thứ nhưng ngài vẫn bị lỡ cuộc sống, bởi vì ngài không có một chút điên khùng trong ngài. Nếu ngài có thể có một chút điên khùng thì ngài sẽ biết cuộc đời là gì”.

Tôi có thể hiểu ông ta; không chỉ riêng ông ta mà tôi có thể hiểu tất cả những Zorba của mọi thời đại với “một chút điên khùng của họ”. Nhưng tôi không tin một chút trong bất kỳ thứ gì. Tôi là điên khùng nhất trong điều kiện con người có thể, hoàn toàn điên khùng. Nếu bạn chỉ một chút điên khùng, tất nhiên bạn sẽ hiểu chỉ một chút cuộc đời, nhưng như thế còn tốt hơn là không biết tí gì.
Zorba, Zorba nghèo khó, Zorba thất học, chỉ là người lao động… ông ta hẳn phải có tầm vóc to lớn, khỏe mạnh và một chút điên khùng. Nhưng ông ta đã có lời khuyên tuyệt vời cho bậc thầy của mình: “Hãy là một chút điên khùng”, ông ta nói. Tôi nói một chút điên khùng không đủ mà phải là hoàn toàn điên khùng! Nhưng bạn có thể cho phép mình hoàn toàn điên khùng chỉ trong thiền, ngược lại bạn sẽ là lập dị. Bạn sẽ không có khả năng thiêu hủy nó mà ngược lại nó sẽ thiêu hủy bạn. Nếu bạn không biết thiền là gì thì bạn sẽ bị thiêu cháy. Do vậy tôi đã hình thành nên tên mới: Zorba Phật.

Zorba Phật là sự tổng hợp của tôi. Tôi yêu Kazantzakis bởi ông ấy đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, nhưng tôi cũng cảm thấy hối tiếc cho ông ấy bởi vì ông ấy vẫn còn trong bong tối. Kazantzakis, ngài cần bậc thầy, một chút thiền; ngược lại ngài sẽ không bao giờ biết cuộc sống là gì.

Tôi đang nói cho người của tôi sống cuộc đời một mình. Không cần thiết phải trì hoãn. Hãy tự nhiên. Tôi muốn Phật, Phật Gautam và Zorba Hy Lạp gần với nhau hơn – trở thành một. Sannyasin (người đang trên đường tìm kiếm giác ngộ - các môn đệ) của tôi phải là “Zorba Phật”. Mang trần tục và thiên đường đến gần nhau hơn; hãy để cho Thượng đế và thế giới của người có thể cùng nhau. Hãy để cho cơ thể và linh hồn của bạn là một bài ca được ca lên cùng nhau, cơ thể và linh hồn nhảy múa và hòa cùng nhau.

Tôi là người vật chất – tinh thần.

Các sannyasin của tôi phải coi cuộc đời là rất vui vẻ hoan lạc – Thế thì bạn có thể có cả hai thế giới cùng nhau. Bạn có thể có bánh ngọt và cũng có thể ăn nó. Và đó là nghệ thuật thực sự. Thế giới này và thế giới kia, âm thanh và tĩnh lặng, tình yêu và thiền, cùng với mọi người và với một mình. Tất cả những điều đó phải sống cùng nhau một cách đồng bộ, chỉ có vậy bạn sẽ biết độ sâu nhất và độ cao nhất của bản thể bạn.
Mục lục:
Tài liệu trong cuốn sách này được lựa chọn từ nhiều bài nói của Osho cho các khán giả sống. Tất cả các bài nói của Osho đều đã được xuất bản đủ dưới dạng sách, và cũng sẵn có dưới dạng băng âm và video nguyên gốc.


Download file:

Phật Zorba – Hữu thể người toàn bộ (trích Tự truyện OSHO)


“Từ lời tôi bạn có thể bùng cháy, nhưng bạn sẽ không thể nào tìm ra bất kỳ lý thyết, học thuyết nào. Bạn có thể tìm ra cách sống, nhưng không tìm ra được giáo lý để thuyết giáo. Bạn có thể tìm ra tính cách nổi dậy hay tiêm nhiễm nhưng bạn sẽ không tìm thấy chủ đề cách mạng nào được tổ chức.

Lời tôi không chỉ là ngọn lửa. Tôi đang đặt thuốc súng đây đó, chúng sẽ nổ tung trong nhiều thế kỷ. Tôi đang đặt nhiều hơn là sự cần thiết - tôi chưa bao giờ tính hết cơ hội. Gần như từng câu điều dự định để tạo ra rắc rối cho bất kỳ ai muốn tổ chức một tôn giáo quanh tôi”.

Osho, Từ cá tính tới cá nhân

Tôi dạy một tôn giáo mới. Tôn giáo này sẽ không là Kitô giáo, không là Do thái giáo, và sẽ không là Hindu giáo. Tôn giáo này sẽ không có bất cứ tính từ nào thêm vào nó. “Tôn giáo” này không phải là tôn giáo thông thường, nó chỉ là “tính tôn giáo” - là việc “trở nên toàn bộ.”

Người của tôi sẽ phải trở thành những tia nắng đầu tiên mà sắp hiện lên bầu trời. Nó là một nhiệm vụ to lớn, nó là một nhiệm vụ hầu như bất khả, nhưng bởi vì nó là bất khả, nó sẽ khuyến dụ (seduce) tất cả những ai có một chút linh hồn nào còn sót lại trong họ. Nó sắp tạo ra một hoài vọng lớn trong tất cả những người mà có sự mạo hiểm ẩn giấu trong bản thể của họ, người dũng cảm, gan dạ, bởi vì nó thực sự sẽ tạo ra một thế giới dũng cảm mới.

Tôi nói về Đức Phật, tôi nói về Christ, tôi nói về Krishna, tôi nói về Zarathustra, để cho tất cả những gì tốt nhất và tất cả những gì tốt lành trong quá khứ có thể được bảo quản. Nhưng đây chỉ là một ít ngoại lệ. Toàn bộ nhân loại đã sống trong sự nô lệ to lớn, bị xiềng xích, bị chia chẻ, bị điên loạn (insane).


Thông điệp của tôi thì đơn giản nhưng sẽ rất khó khăn, rất gay go để làm cho nó xảy ra. Nhưng nó càng khó khăn, nó càng bất khả, thì thách thức càng lớn. Và thời điểm đã đến, bởi vì tôn giáo đã thất bại, khoa học đã thất bại. Thời điểm đã đến, bởi vì phương Đông đã thất bại, phương Tây đã thất bại. Một cái gì đó của một tổng hợp cao hơn được cần đến, trong đó Đông và Tây có thể có một cuộc gặp gỡ, trong đó tôn giáo và khoa học có thể có một cuộc gặp gỡ.Tôn giáo thất bại bởi vì nó thuộc về thế giới bên kia, và nó bỏ bê thế giới này. Và bạn không thể bỏ bê thế giới này; bỏ bê thế giới này là bỏ bê chính những gốc rễ của bạn. Khoa học đã thất bại bởi vì nó bỏ bê thế giới kia (the other wold), thế giới bên trong, và bạn không thể bỏ bê những bông hoa. Một khi bạn bỏ bê những bông hoa, cái cốt lõi nội tại nhất của tồn tại, thì cuộc sống mất hết ý nghĩa. Y như cái cây cần những gốc rễ, con người cũng cần gốc rễ, và những gốc rễ chỉ có thể ở trong đất. Cái cây cần một bầu trời rộng mở để phát triển, để đi tới chỗ trổ ra những tán lá (foliage), và có hằng ngàn bông hoa. Lúc đó, và chỉ lúc đó, cái cây mới hoàn thiện, chỉ lúc đó, cái cây mới cảm nhận tầm quan trọng và ý nghĩa ( meaning), và sự sống trở nên thiết thân (relevant).


Con người cũng ví như một cái cây. Tôn giáo đã thất bại bởi vì nó chỉ đang nói về những bông hoa. Những bông hoa đó vẫn còn mang tính triết học, trừu tượng; chúng không bao giờ hiện thực hoá (meterialize). Chúng không thể trở thành hiện thực, bởi vì chúng không được hỗ trợ bởi đất. Và khoa học đã thất bại, bởi vì nó chỉ lưu tâm đến những gốc rễ. Những gốc rễ thì xấu xí, và có vẻ như không có sự nở hoa nào.Phương Tây đang đau khổ vì quá nhiều khoa học; phương Đông đã đau khổ vì quá nhiều tôn giáo. Bây giờ, chúng ta cần một nhân loại mới mà trong đó tôn giáo và khoa học trở thành hai mặt của một hữu thể người. Và cây cầu sẽ là nghệ thuật. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng con người mới sẽ là một nhà thần bí (mystic), một nhà thơ và nhà khoa học.

Giữa khoa học và tôn giáo, chỉ nghệ thuật mới có thể là cây cầu – thi ca, âm nhạc, điêu khắc. Một khi chúng ta đã đưa con người mới này ra đời, thì trái đất có thể, lần đầu tiên, trở thành cái mà nó phải (is meant to) trở thành. Nó có thể trở thành một thiên đường: chính cái thân thể này là Phật, chính trái đất này là thiên đường.


“Những người chứng ngộ như Osho là những người vượt lên thời đại của mình. Bây giờ rất nhiều người trẻ tuổi đang đọc những tác phẩm của ông, đây là điều rất đáng mừng”

K.R.Naryanan, cựu tổng thống Ấn Độ.

“Osho sẽ được nhớ mãi như là nhà triết học vĩ đại - vị thánh và nhà huyền môn của thế kỷ hai mươi. Cuộc đời và công việc của ông vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những thế hệ tương lai, và thông điệp cốt lõi đầy sức mạnh của ông sẽ giúp chúng ta phát triển các chuản mực đạo lý mới trên khắp toàn cầu vì sự phát triển của con người”.

Tiến sĩ Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ.

Về ứng xử của Nhà nước hiện đại


Nguyễn Tất Thịnh


Trong một số lần làm việc với các cá nhân và tổ chức khác nhau, tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến cách hành xử của Nhà nước hiện đại ( xét theo phương diện luật pháp ). Tuy không phải là chuyên gia về lĩnh vực này, nhưng thực ra một trí thức thực thụ trong lĩnh vực xã hội thì đương nhiên cần hiểu biết về luật pháp nói chung và Nhà nước hiện đại…


Câu hỏi 1: Khái niệm ‘Nhà nước Pháp quyền’ tuy không mới nhưng theo khảo sát xã hội của chúng tôi thấy chỉ một bộ phận ít ỏi công dân hiểu về nó, nhưng rõ ràng đó là Nhà nước hiện đại . Ông có thể trả lời rõ ràng, ngắn gọn như thế nào?

Trả lời: Nhà nước hiện đại tất yếu phải thực thi được 5 điều của ‘Nhà nước pháp quyền’ , đó là :
Nhân đạo là gốc căn bản của cách ứng xử phổ quát xã hội. Hệ thống pháp luật phải tôn trọng, tính đến và hiện thực được điều đó ( ví dụ bỏ tử hình )
Mọi điều luật đều có thể được phát xuất từ bất kỳ pháp nhân nào trong xã hội ( ví dụ từ một công dân là nhà báo đề xuất ). Hiệu lực khi Quốc Hội thông qua, phê chuẩn
Mọi hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước chỉ dựa trên luật pháp và bằng luật pháp. Các cá nhân và tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ tuân thủ
Nhà nước phải đảm bảo và phát triển quyền con người, quyền công dân gắn với các tiêu chí văn minh định hướng phục vụ dân sinh
Sự tương tác với xã hội khác, giữa các Quốc gia dựa trên việc tìm kiếm và thiết lập sự tương thích về luật pháp, không xung đột với thông lệ và chuẩn mực quốc tế

Câu hỏi 2: Thưa ông, có thể nói vắn tắt cách hiểu về Nhà nước hiện đại như thế nào, từ đó định vị cách ứng xử đúng với Nhà nước như thế?

Trả lời:
Nhà nước hình thành, nhưng trên thực tế phải ‘vay’ của nhân dân nước mình rất nhiều thứ từ ( của cải, không gian sống, tài nguyên chung…đến sinh mạng của họ ) để có được những năng lực xây dựng và bảo vệ Quốc gia…. Sự ‘chiếm đoạt’ là đại lưu manh không thể tồn tại được nữa, và thời hiện đại, ngay cả sự ‘chiếm hữu’ của Nhà nước ( với bất cứ điều gì thuộc người dân, thuộc chung của Đất nước ) là điều không thể chấp nhận được ! Vì là khái niệm ‘đi vay / cho vay’ nên hai bên ( Nhà nước và người dân ) có sự bình đẳng đưa ra những điều kiện chính đáng. Có thể dùng Tiền để thực hiện việc đó thay cho những hình thức khác mỗi bên cần / phải / nên thực hiện nghĩa vụ với nhau ( ví dụ: trái phiếu Chính phủ …, xây dựng vùng kinh tế mới… hay đi lính nghĩa vụ, ai khi kết thúc được nhận tiền phụ cấp phục viên – là sự trả lại của Nhà nước…. ). ( Ở đây cần hiểu Tiền là hiện kim của giá trị lao động chính đáng mà người dân có được trong cơ chế thị trường lành mạnh ) .

Còn về ‘quyền lực Nhà nước’ có được trên cơ sở ‘đi vay’ những quyền công dân của nhân dân nước mình để có năng lực thực thi pháp luật với toàn xã hội, xử sự với các vấn đề quốc tế…. Nhà nước phải trả bằng các cam kết kiến quốc và phát triển dân sinh. Không được 'lạm vay' quyền con người . Do vậy từng người dân trưởng thành phải tự nguyện hoặc phải bớt đi’ một số quyền của mình cho sự nghiệp chung, nhưng sẽ được nhận lại không chỉ là phúc lợi mà còn sự có thêm các cơ hội bản thân, của gia đình họ trong tương lai. Vì là ‘đi vay’ nên Nhà nước phải có chữ ‘TÍN’, khẳng định tư cách chính danh chính trị, chứng minh sự ‘chi dùng' và khả năng ‘hoàn trả’. Đồng thời người dân ‘cho vay – phải nhịn nhu cầu ’ thì có được quyền ‘định đoạt hợp pháp’ của ‘chủ nợ’ . Việc ‘con nợ’ dùng quyền mà nhân dân tạm ứng, cho nó vay để quỵt, quay trở lại dùng những phương cách khác nhau làm hại ‘người cho vay’ hiển nhiên là phạm pháp

Câu hỏi 3: Thời gian qua ở Nước ta có những cải cách về công tác điều tra xét hỏi và thủ tục tố tụng…Trong thời lượng ít ỏi hôm nay, xin ông cho biết những nguyên tắc cốt lõi nhất cần tuân thủ trong quá trình đó là gì?

Trả lời:
Điều này liên quan đến quyền con người ( trong mọi hoàn cảnh quyền này không thể bị mất, không ai được mặc nhiên cho mình quyền tước bỏ nó ở người khác ). Nên tiến bộ chính trị, văn minh quản trị, văn hóa ứng xử xã hội… đi vào quá trình này : cần tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản trong điều tra xét xử một công dân ‘bị nghi ngờ là có tội’ thì :

- Mỗi người dân trong quá trình đó đều được mặc nhiên ‘suy diễn vô tội’ trước khi bị tòa án chính thức kết tội
- Người tuy bị xem là đối tượng nghi vấn, nhưng họ có quyền giữ im lặng, mà không bị truy bức hoặc dùng nhục hình
- Việc tìm chứng cứ, chứng minh một người nào có tội là việc của các cơ quan nhà nước có chức năng giữ gìn và bảo vệ luật pháp

Với chủ đề hôm nay chúng ta đề cập, với ba câu trả lời của ông đã giúp chúng tôi hiểu hơn được nhiều, trân trọng cảm ơn ông!

Tâm sự của một Việt kiều về đời sống bóc lột nơi xứ người



Đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.





Theo Tạp chí Sống Mới




Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.


Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.


Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.

Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.

Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?

Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.
Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.

Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...

Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.


Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn.

VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.

Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.

Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.

Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.

Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.

Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.

Danny Nguyen

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tôn vinh hay nhạo báng danh nhân?


Tác giả: Kiều Khải

Cuốn sách “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc” có nhiều chi tiết khiến dư luận cho rằng, cuốn sách nhạo báng danh nhân, danh tướng chứ không phải tôn vinh….

Cuốn sách ra đời nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014).

Theo thông tin trên bìa sách, “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc” là cuốn sách liên kết giữa 3 nhà: NXB Văn hóa Thông tin, Nhà sách Tân Việt và Trung tâm dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học công nghệ (CTCS) – Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Đồng chủ biên: TS Nguyễn Hoàng Điệp và Đại tá – bác sĩ Đức Thông….


Những người biên soạn gồm có: Nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông – TS Nguyễn Hoàng Điệp; Bác sĩ – đại tá Đức Thông; GS.TSKH Đinh Ngọc Lân; TS Nguyễn Đức Trạch; Đại tá Nguyễn Thế Vỵ và một số tác giả, cộng tác viên khác. Đặc biệt, trong danh sách này còn ghi tên cố Thượng tướng, GS.NGND Hoàng Minh Thảo, người đã mất từ cách đây 6 năm.

Gắn râu cho Lý Thường Kiệt Điều đầu tiên cần phải nhắc đến là, trừ 12 vị tướng thời hiện đại (Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu An, Trần Văn Trà, Đoàn Khuê, Phạm Văn Trà và Hoàng Minh Thảo) có ảnh chân dung, thì với các danh nhân từ thời Nguyễn về trước (Hai Bà Trưng, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trương Định) cuốn sách sử dụng đa số các tranh minh họa từ kỹ xảo của nhóm Viettoon.

Đây là nhóm họa sĩ 8X ở TP. Hồ Chí Minh, do họa sĩ Hoàng Vi Kha chủ trương. Tôi không rõ việc sử dụng tranh minh họa này, NXB Văn hóa Thông tin và nhóm làm sách đã liên hệ bản quyền với họa sĩ Hoàng Vi Kha hay chưa, để tránh chuyện diễn viên hài Công Lý lên bìa như cuốn sách trước đó của một NXB đã mắc. Nhìn vào bìa 4 cuốn sách, thấy các anh hùng dân tộc Việt Nam vị nào cũng cầm binh khí như trong game online và hệt như binh khí trong các phim cổ trang Trung Quốc.

Điều này chứng tỏ một sự nghèo nàn về ý tưởng và thiếu hiểu biết về sử liệu. Năm 2013, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố cuốn sách “Ngàn năm áo mũ”, khảo sát về trang phục của tổ tiên ta. Tiếc thay, các nhà làm sách không liên hệ để nhờ anh tư vấn về trang phục cho một chút, lại đi ăn xổi.

Tôi nhớ rằng, từ 5 năm trước, nhà thư pháp tiền vệ Trịnh Tuấn đã chia sẻ với bạn hữu quan điểm của mình trước những bức tranh này. Anh Trịnh Tuấn coi đây là việc làm méo mó sử Việt, bôi tro trát trấu vào tiền nhân, bằng chính sự kém cỏi về văn hóa lịch sử và không hề có tính dân tộc trong bộ tranh đầy vẻ kiếm hiệp, và hầu hết na ná các nhân vật trong phim ảnh Trung Quốc.

Bạn đọc hiểu biết và có kiến thức lịch sử sẽ thấy nực cười nhất là bức ảnh chân dung Lý Thường Kiệt ở bìa 4, cũng giáp trụ sáng loáng, giáo nhọn, râu dài bạc trắng y như lão tướng Triệu Tử Long hùng dũng ra trận. Có điều, Lý Thường Kiệt là thái giám thì làm gì có râu?


Chưa hết, ở trang 79, bức tranh minh họa “Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu của 5 phụ nữ nổi bật của nhà Tây Sơn là nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc và Nguyễn Thị Dung.



Nước ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm giữ nước nên đời nào cũng sản sinh ra danh tướng. Những người còn sống ngày hôm nay định đem các danh nhân, danh tướng ra làm kinh doanh, gây dựng thương hiệu là việc làm của họ. Nhưng đã làm thì cần phải làm cho nghiêm túc, chớ đem danh nhân, danh tướng, anh hùng dân tộc ra nhạo báng. Nhìn vào bức tranh thì giống hình ảnh phim hoạt hình Nhật Bản “Thủy thủ Mặt trăng” hoặc như ngày nay là những bức ảnh minh họa trong tranh phong cách Manga dành cho nữ sinh tuổi teen. Tiêu chí hay trò đùa? Việc lựa chọn các danh tướng và sắp xếp để viết sách là một yêu cầu khoa học cẩn trọng, nghiêm túc thì đã được ban biên soạn biến thành trò đùa. Tiểu sử các nhân vật, nhiều vị được coppy từ trang tiểu sử trên mạng Internet qua trang Bách khoa thư mở Wikipedia: Đại tướng Phạm Văn Trà, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo… Nguyễn Trãi cũng được xếp vào danh tướng (trang 54 – 62). Vậy các vua nhà Trần tham gia chống giặc Nguyên – Mông như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, các tác giả xếp vào đâu? Có những danh tướng chỉ được một mẩu chưa đầy gang tay (Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư), còn như Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành đến 78 trang (từ trang 100 đến trang 178).

Như vậy, chỉ mình tướng Giáp chiếm 1/3 cuốn sách dày 224 trang, khổ 16,5×26,5cm (nhiều nội dung trong 78 trang này cũng xuất hiện y nguyên ở cuốn “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân”, TS Nguyễn Hoàng Điệp – Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đồng chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin 2014). Tôi muốn dành sự hài hước cuối cùng là cố Thượng tướng, GS.NGND Hoàng Minh Thảo, người đã mất từ cách đây 6 năm, chắc chắn ông không thể nào sống lại mà cãi được với đám hậu sinh đã tự động đưa tên và dành những trang viết về ông ở trong cuốn sách.

Vừa ở trong Ban biên soạn vừa tự tôn vinh mình trong sách thì chỉ có ở… vị doanh nhân trong cuốn sách đã từng bị phê phán trước đây mà thôi!… Đọc thêm tại:http://nongnghiep.vn/ton-vinh-hay-nhao-bang-danh-nhan-post135696.html | NongNghiep.vn

CỦA MÌNH - CỦA NGƯỜI



( Tặng các quan tham nhân ngày "Thế giới chống tham nhũng")


Xưa có một cô gái mồ côi cha mẹ, không ai nuôi. Cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Tối lấy chiếu quấn nằm ngủ. Một hôm nghe nói Rằm Tháng Bảy cúng dường Tam Bảo có phước lắm, cô tự nghĩ làm sao mình tạo phước để thôi nghèo khổ.

Hôm đó xin được có hai xu, cô muốn cúng cái gì mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ vị sư đang nấu cơm: "Con xin được có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho". Vị ấy liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to, thế là chư Tăng đều được hưởng đầy đủ.

Bẵng đi một thời gian dài, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Lần lần lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường. Khi đó trong triều đình nhà Vua muốn chọn người làm vợ Thái Tử nhưng thấy mỹ nhân nào Thái Tử cũng từ chối. Vua ra lệnh cho các quan tìm người nào Thái Tử vừa ý sẽ được trọng thưởng. Bấy giờ một ông quan đi ngang vùng đó, thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.

Giờ trưa, trên đường trở về, ông thấy cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Ông đến gần nhìn, bất chợt cô bé thức dậy tốc chiếu ra. Thấy người con gái đẹp đẽ phi thường lại sống đầu đường xó chợ như vậy, ông tội nghiệp đem về nuôi. Cô được cho ăn mặc dạy dỗ đàng hoàng, tới năm cô 18 tuổi ông dẫn đến trình nhà Vua. Vua gọi Thái Tử lại, vừa thấy cô bé Thái Tử đẹp lòng ngay. Cô được Đông Cung Thái Tử cưới làm vợ.

Khi Vua băng hà, Thái Tử lên ngôi vua và cô bé trở thành Hoàng Hậu. Khi làm Hoàng Hậu cô cứ nghĩ, không biết mình đã làm gì mà được phước thế này. Chừng ấy mới nhớ chắc do việc cúng muối năm xưa mà ra. Một hôm, Hoàng Hậu sắm đủ thứ vật dụng sang trọng truyền chở đến ngôi chùa ngày xưa.


Nhưng, lúc trước chỉ với hai xu muối của cô bé ăn xin, mà thầy trụ trì nói bữa nay có đại thí chủ đến cúng dường, bảo chư Tăng đánh chiêng trống đón. Bây giờ Hoàng Hậu đem nhiều tài vật đến nhưng thầy trụ trì không đánh chuông trống đón. Lấy làm lạ, Hoàng Hậu gặp thầy trụ trì hỏi :

"Thưa Thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe chuông trống đánh rình rang. Ngày nay, con là Hoàng Hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết?”.


Thầy đáp:

"Ngày xưa hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói, nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là Hoàng Hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của dân chớ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu có gì quan trọng."

Nghe vậy, Hoàng Hậu thức tỉnh.

Thông minh xã hội ?




L’intelligence sociale – SQ ou Social Quotient.

.

Dẫn nhập

.
Nếu thông minh trí tuệ được định nghĩa như khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất trong một tình huống thì thông minh xã hội là khả năng thực hành tốt nhất các liên hệ xã hội trong sự hài hòa. Cho nên thông minh xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Một thí dụ cụ thể ? Để chọn ngành nghề, sinh viên tương lai cũng phải tự … biết mình, sở trường sở đoản để tìm nghề thích hợp hầu thể hiện bản thể trong nghề nghiệp và sống hạnh phúc. Người giàu thông minh xã hội thì sẽ như …cá với nước khi chọn các nghề có liên hệ tới tha nhân – cứu tế xã hội, sư phạm, y tế, quản trị nhân sự, …Những người khác sẽ hạnh phúc hơn với những nghề không cần nhiều giao tiếp.

Thí dụ thứ nhì : Khi nhìn sâu vào tác giả của các hiện tượng như bạo lực, tham nhũng, gây ô nhiễm môi trường, … ta sẽ thấy toàn những người chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân không nghĩ tới công ích – họ vô cảm trước cái đau hay cái hạnh phúc của người khác, … Tựu chung, đó là những người kém thông minh xã hội.

Nhà tâm lý giáo dục Mỹ Edward Lee Thorndike (1) đã định nghĩa khái niệm thông minh xã hội từ đầu thế kỷ thứ XX: Khả năng hành động khôn ngoan trong những giao tiếp xã hội, hiểu người hiểu ta, làm tốt liên hệ giữa người với nhau… Một khái niệm cần cho sự sống còn của xã hội nhưng không được bàn tới nhiều.

Thông minh trí tuệ, điển hình nhất là qua chỉ số IQ, được xem trọng, được trắc nghiệm đo đếm, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy là thông minh trí tuệ thôi không đủ để thành công trong trường đời – có những “quán quân IQ” (champions IQ hay surdoués) mà hiện ta gọi là những người có “tiềm năng trí tuệ cao” (HPI) nhưng chỉ là những người rất “tầm thường” trong xã hội.

Thậm chí có người nói rằng thiếu thông minh xã hội, dù IQ có cao đến mấy, ta cũng chỉ “thông minh bán phần”. Giới truyền thông Âu Mỹ không cần rình rang tuyên bố gì cả: họ chỉ tuyển dụng những người giàu thông minh xã hội vì thành phần này sẽ làm việc một cách hữu hiệu !


Định nghĩa thông minh xã hội


Xin nhắc lại sự tiên phong của Thorndike. Năm 1920, Thorndike (1) định nghĩa thông minh xã hội là khả năng hiểu và điều khiển người khác và là khả năng hành động đối xử hài hòa giữa người với người.

Gần đây hơn, Cantor và Kihlstrom (1987) định nghĩa thông minh xã hội như vốn hiểu biết về xã hội trong đó cá nhân đang sống và khả năng ứng xử một cách thích hợp(5).

Đó chính là nghệ thuật phân tích môi trường chung quanh ta để từ đó rút ra những “tin tức” cần thiết hầu bố trí và tìm giải pháp tốt nhất cho những liên hệ của ta với người khác trong xã hội. Có thông minh xã hội không khác nào có máy dò ra-đa cho ta những dữ kiện cần thiết để từ đó liệu cách phù hợp nhất mà ứng xử cho thuận lòng mình, hợp hoàn cảnh và vừa lòng người.

Từ đó cho ta khả năng thích hợp với mọi người, hòa đồng trong nhóm. Thông minh nhận định cách suy nghĩ của tha nhân, hiểu người đối tác và có khả năng trả lời trên cùng tầng sóng để liên hệ xã hội được hòa thuận.

Một giáo viên giàu thông minh xã hội là một giáo viên biết nhận định chính xác về những đặc thù của học trò mình để đưa bài giảng dưới dạng thích hợp, đáp ứng được nhu cầu và chờ đợi của chúng, tạo dựng sự hợp tác trong lớp và không khí phấn khởi học tập.

Dĩ nhiên, bên cạnh đó, giáo viên này cũng phải có khả năng chuyên nghiệp cao. Nhưng chuyên nghiệp thôi không đủ.

H. Gardner, cha đẻ của khái niệm thông minh đa dạng, có nêu lên sự liên hệ giữa các loại không minh khác nhau (2). Từ 1965 tới nay, O’Sullivan, và một số tác giả khác (Romneya và Pyrytb) (3), chưa thống nhất minh chứng tuyệt đối rằng thông minh xã hội độc lập với thông minh trí tuệ dù có một số nghiên cứu khẳng định điều này.

Nhưng có một điều chắc chắn là trong xã hội của các loài kiến, chúng có thông minh xã hội cao, chúng tổ chức di chuyển, thông tin và làm việc rất tốt nhưng chúng chưa cho ra những phát minh gì để chứng tỏ khả năng thông minh trí tuệ của chúng! (xin lỗi, loài kiến không hẳn là giàu thông minh xã hội, chúng tổ chức giỏi là nhờ cấu trúc các tuyến nội tiết của chúng ! Tôi chỉ muốn khôi hài một tí).

Thông minh xã hội khác với đạo đức xã hội. Phạm trù đầu, thông minh xã hội, là khả năng, trong đó có phần sáng tạo, của một cá nhân để sống với người khác. Phạm trù thứ nhì, đạo đức xã hội, là những luật lệ mà cộng đồng lập ra để bảo đảm tôn ti trật tự, sinh hoạt và sự sống còn của xã hội. Mỗi cá nhân được xã hội hóa, dạy dỗ,… để thực thi các luật lệ đó. Vi phạm đạo đức xã hội thì sẽ bị chế tài còn yếu kém thông minh xã hội sẽ không bị ai “phạt” cả. Có chăng là sẽ kém thành công thôi !


Làm sao đo thông minh xã hội ?

George Washington social intelligence test, (GWSIT Hunt, 1928) là trắc nghiệm thông minh xã hội của Đại học Washington. Thang này đưa ra 6 mục cần đo (4):

. Trí nhớ gương mặt, tên quen và những hoàn cảnh đã gặp

. Khả năng quan sát những tình huống và kể lại các quan sát này

. Khả năng hiểu các nghĩa bóng, nghĩa ngầm mà người đối diện đang dùng

. Khả năng nhận diện trạng thái tâm lý của người đối diện

. Khả năng hiểu và thanh lọc các thông tin xã hội

. Biết khôi hài.

Thật sự, đo các items này không dễ vì nhiều khả năng nằm cùng trong một hành động. Muốn đo thì thường phải “cắt lát” , như một loại scanner của y khoa, các hành động để phân biệt những khả năng phức tạp và đa diện ở trong đó.

Rốt cuộc, tới giờ, chưa có một trắc nghiệm khả thi để đo thông minh xã hội.

Mặc dù không có “những con số đo đếm” vẫn có thể đánh giá khách quan thông minh xã hội trong những hoàn cảnh nhất định. Hiện giới chuyên môn đã hoàn thiện một sốtrắc nghiệm nhỏ để “đo” thông minh xã hội của cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù như tuyển nhân viên, hướng nghiệp, … Những trắc nghiệm này ít nhất là cho ta biết cá nhân làm trắc nghiệm “đối xử” thế nào trong những tình huống “mẫu” để từ đó đánh giá thông minh xã hội của ứng viên.

Xin kể ra đây 4 trắc nghiệm nhỏ để đo khả năng hiểu những hoàn cảnh tình huống xã hội và tâm lý của người đối diện :

- Một chuyện dang dở, ứng viên phải thêm phần chót (để xem cách kết luận của ứng viên có hợp tình hợp cảnh hay không).

- Một chuyện có khung sẵn, người làm trắc nghiệm phải chia thêm lời đối thoại chẳng hạn (để đo cách chọn ngôn từ xem có hợp với hoàn cảnh, hành động và các nhân vật trong chuyện).

- Từ một câu đối thoại duy nhất, người làm trắc nghiệm phải kể những tình tiết hợp lý với những hoàn cảnh khác nhau (để từ đó suy ra khả năng ứng phó với nhiều tình huống khác nhau của ứng viên).

- Thêm tình tiết vào một câu chuyện có nhiều khoảng thiếu (để xem ứng viên có khả năng nắm lấy vài cấu trúc tình huống có sẵn mà làm ra một câu chuyện khúc chiết, có đầu có đuôi, hợp lý).

Để tránh “sai lệch” vì khả năng ngôn ngữ của ứng viên, những trắc nghiệm này là những trắc nghiệm bằng tranh, bằng ảnh hay bằng hình hoạt họa.

Dĩ nhiên, những trắc nghiệm này đều có “mẫu những bài giải sẵn” mỗi mẫu đã được kiểm nghiệm và đã được một điểm khác nhau (5).

Về phía thực hành, Daniel Goleman (6) cũng nhân cơ hội mang lý thuyết thông minh xã hội vào ứng dụng cho quản lý nhân sự. Ông tổ chức những lớp “dạy” cách phát triển thông minh xã hội (sách về đề tài này của ông đã bán được hơn 5 triệu quyển!). Việc làm của ông thuộc phạm vi ứng dụng trong khi cơ sở khoa học chưa hoàn toàn vững chắc.

Thông minh xã hội là một khả năng. Như bất cứ một tri thức nào khác, ta có thể vun trồng. Các lớp ông Goleman dạy đúng thôi, nhưng không đúng tuyệt đối : một phần thông minh xã hội cũng như mọi thông minh khác, có cơ sở sinh học (tế bào thần kinh và cấu trúc não, có học thêm mấy cũng ít thay đổi), mặt khác thông minh xã hội là khả năng của một cá nhân trong một hoàn cảnh đặc thù thì làm sao dự trù hết tất cả các hoàn cảnh để “dạy” ?

Những hành động chứng tỏ cá nhân “giàu” thông minh xã hội
. Chấp nhận, kính trọng người đối diện

. Thấy, chấp nhận những lỗi lầm cũng như ưu điểm của đối tác

. Nhận thức được sở trường sở đoản của bản thân để phản ứng

. Chủ tâm chú ý đến và tôn trọng môi trường bên ngoài

. Đúng hẹn

. Có ý thức xã hội và ý thức về vai trò của mình trong xã hội

. Suy nghĩ trước khi nói hay hành động

. Tỏ ra tò mò đối với người và vật chung quanh

. Không có định kiến

. Đánh giá một cách toàn diện nhất, vừa hoàn thành vai trò của mình vừa trả lời chờ đợi của đối tác

. …

Thông minh xã hội đi từ đâu ?

Như tất cả mọi thông minh, thông minh xã hội là một khả năng của não. Một em bé tự kỷ không thể nào phát triển thông minh xã hội. Tức là lúc khởi thủy, phải có một não bộ không có “bệnh”, một bộ não bình thường, hay nói khác đi: có tiềm năng phát triển.

Ngay tới lúc mới chào đời có, những chú chó con thích chơi với anh em cùng đàn, có những chú khác bú mẹ xong là ra một góc cũi, không nhìn tới ai.

Đó là phần của sinh học, của di truyền,

Sau đó là … phần của xã hội để cho tiềm năng thần kinh thành hiện thực.

Ngôn ngữ là một phương tiện căn bản để phát triển thông minh xã hội: ngôn ngữ diễn tả cảm xúc từ cá nhân này sang cá nhân khác (nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa vốn ngôn ngữ và thông minh xã hội). Môi trường, cấu trúc và sinh hoạt của môi trường (con trưởng thường giàu thông minh xã hội hơn chẳng hạn; cấu trúc gia đình hạt nhân – chỉ có bố mẹ và con – hạn chế số sinh hoạt xã hội, trẻ ít có dịp sống với người khác thế nên nhà trẻ, trường mầm non là những nơi giúp trẻ phát triển thông minh xã hội cùng lúc với gia đình.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho thấy TV, và gần đây hơn, games on line không hỗ trợ cho phát triển ngôn ngữ với hậu quả sau đó, không giúp phát triển thông minh xã hội.

.

Phát minh về các tế bào thần kinh gương hay phản chiếu mới có từ thập niên chót của thế kỷ thứ XX (7), nhưng trước đó, trong những năm 1970, Hubert Montaigner, một giáo sư tâm lý người Pháp đã đưa ra lý thuyết về phản ứng gương (effet miroir)khi quan sát những liên hệ giữa “sắc diện” các bà mẹ và con nhỏ khoảng 3-4 tháng tuổi (mẹ cười thì con cười, mẹ cau có thì con cũng … nhíu mày, …) (8).

Cả hai phát minh này đều nêu lên tầm quan trọng của môi trường sống trên sự phát triển của thông minh xã hội: từng ngày, qua các liên hệ, từ từ cháu bé “dệt” các dây liên hoàn trong hệ thống não để cấu trúc nền tảng của thông minh này (phần não trước trán và hai bên mang tai). Xin nhắc lại là các tế bào thần kinh gương tiếp nhận những cảm xúc của người đối diện và ra lệnh cho ta phản ứng đúng theo tầng số của cảm xúc ấy (cảm xúc thành một … bệnh hay lây và lây nhờ các neurones miroirs !)

Những cách học sau này – kiểu dạy phương pháp nhân tâm đạo của Dale Carnegie, những bài thuyết trình của Daniel Coleman (vừa bàn ở trên) hay những phương pháp quản lý nhân sự, … cũng có kết quả nhưng .. hời hợt thôi, trên một cấu trúc não gần như đã hoàn tất rồi.

Thông minh xã hội và thông minh trí tuệ có liên hệ nhau không ?

Trong xã hội, ta vẫn thường gặp những người cực kỳ thông minh trí tụê nhưng sống xa lánh người khác, không thành công trên đường đời. Ngược lại, có những người rất tầm thường nhưng “nhập cuộc dễ dàng trong mọi tình huống”, “giỏi điều khiển binh lính”, nói điều gì ra mọi người đều tuân theo, … và thành công tốt đẹp.

Từ những quan sát này, nhiều khoa học gia đã muốn minh chứng rằng thông minh trí tụê và thông minh xã hội hoàn toàn biệt lập với nhau. Hiện cuộc “tranh cãi” chưa ngã ngũ.

Thật vậy, một số khoa học gia khác nghĩ rằng cả hai thông minh này có liên hệ (ít nhất chúng được điều khiển bởi và cùng nằm chung một phần não trong đầu ta!), nhưng liên hệ tới mức nào thì họ chưa chứng minh được – Thông minh trí tụê giúp ta nhận định nhanh, đúng và giỏi các hiện tình sự vật chung quanh ta (trong đó có cảm xúc của người đối diện) để có thể hành động một cách thích hợp.

Có thể thông minh xã hội bao gồm lòng yêu người và khả năng quên mình mà thông minh trí tuệ không có. Ở đây, nhân ái và hi sinh mình không thuộc đạo lý vì hành động yêu người và quên mình là hành động tốt nhất, có lợi cho tất cả. Tức là một hành động thuần lý trí và rất khoa học.

Tuy nhiên, ta cũng không chối cãi rằng nếu trên đời mà chỉ có những người thông minh, trong đó có thông minh xã hội, thì cuộc sống sẽ tốt hơn. Ở đây, lý luận về giá trị và luân lý “hội ngộ” cùng lý luận khoa học !

Vài minh họa cho thông minh xã hội của người đối diện mà ta quan sát được quanh ta :

1. Thí dụ dễ hiểu nhất là quan sát các cô bảo mẫu trong một nhà trẻ. Có cô chỉ đứng thẳng, với nguyên chiều cao của mình, “nói chuyện” với các cháu bé trong khi các cháu chỉ có thể thấy … đầu gối của cô. Có cô khác, vừa vào lớp xong là sà xuống đất, ngang tầm với chiều cao của trẻ, bắt đầu chơi cùng các em, đối thoại trực diện, bằng ánh mắt, bằng đôi tay, …

Trong một tình huống khác, có cô chỉ trả lời các em gọi sau 5 hay 6 giây, có cô khác đã “thấy” các em cần đến người lớn trước khi các em gọi ! …

2. Các sinh viên hiện đi học có thể đã trải nghiệm với một giáo sư nghèo thông minh xã hội: ông hay bà này có thể giảng bài suốt buổi, mắt không rời tập giáo trình, mặc cho sinh viên có tiếp thu hay không. Tương tự, có những vị giám khảo hỏi thi (vấn đáp) các thí sinh mà mắt cứ nhìn ra cửa sổ chứ không nhìn thí sinh để hiểu rõ câu trả lời, để khuyến khích thí sinh nói tiếp,…

3. Cách bắt tay (lỏng lẻo hay nồng nhiệt, … ), hướng của ánh mắt (có người chỉ nhìn mũi giày của mình trong lúc nói chuyện với người khác chẳng hạn), …

Khả năng khôi hài là một hình thức, một biểu hiện của thông minh xã hội ?

Đúng, khôi hài để giảm nhiệt một tình thế căng thẳng. Khôi hài để bắc cầu cho một liên hệ xã hội. Khôi hài để phê bình mà người bị phê bình chấp nhận dễ dàng. Khôi hài cho đời vui hơn (cho mình và cả nhóm)…

Bên Pháp, Les guignols de l’info là một chương trình khôi hài chính trị rất … thông minh. Họ nêu lên các điểm xấu của các người nổi tiếng mà các người này không trách vào đâu được (hiện nay, các nhân vật bị đem ra làm trò hề còn dùng vị thế “bị tế thần” của mình như một phương tiện PR !).

Trong các bài giảng ở trường, có giáo viên thỉnh thoảng vẫn chêm vào “một dấu hề, một chuyện vui” (tranh hí họa, một câu phản nghĩa, …) để học trò không … ngủ gật, để tập trung sự chú ý, để hạ nhiệt, hay duy nhất để giải trí, cười 15 giây – cùng cười với nhau là cùng hạnh phúc với nhau.

Chính Albert Einstein cũng nói “khôi hài là điều duy nhất có giá trị tuyệt đối trong một xã hội như xã hội chúng ta”.

Trên vi mô, có người nói “phụ nữ thích những người đàn ông làm cho họ cười”.

Nhưng xin … nghiêm chỉnh hơn tí, khôi hài được dùng rất nhiều trong đời sống các xí nghiệp. Để tạo ra đoàn kết trong các ê kip và dĩ nhiên, để tăng năng suất.

Bên Pháp, ông Serge Grudzinski mở cả phòng tư vấn về khôi hài từ 20 năm nay để tập cho thiên hạ sống chung với nhau. Và đó chỉ là một thí dụ. Bên Mỹ, Daniel Coleman cũng làm thế, khôi hài có mặt trong chương trình ông “dạy” thông minh xã hội.

Ở bệnh viện, khôi hài còn được dùng như một phương pháp trị liệu. Giúp các em bị ung thư vui sống là một thắng lợi (bằng hình thức đưa kịch với các chú hề chẳng hạn, vào nhà thương).

Để trở về vấn đề thông minh xã hội, những người săn sóc các bệnh nhân nặng ở cuối đời đều biết rằng các bệnh nhân ấy cần thấy lóe tia hi vọng qua cách diễn tả lạc quan, quên đi sự thật trong một giây phút, nơi bác sĩ hay y tá.

Cái gì cần cho một xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp ?

Ở châu Âu, trong các hướng nghiệp cho ngành học và các phỏng vấn tuyển nhân sự, các tâm lý gia thường cho vào các trắc nghiệm nhiều câu hỏi về thông minh xã hội. Các ngành nghề như cán sự xã hội, điều dưỡng, sư phạm, y tế, chăm sóc trẻ con và người cao tuổi, thẩm phán, quản lý nhân sự, bán hàng, tiếp thị… cần nhiều thông minh xã hội.

Một cách nhẹ nhàng, các tâm lý gia nói, nếu một nghề nào đó chỉ cần “nói chuyện” suốt ngày với máy tính thì sẽ không cần thông minh xã hội. Khổ nỗi, đến giờ giải lao, nhân viên ấy cũng gặp đồng nghiệp và cũng sẽ cần đối thoại chút ít với họ chứ chẳng nhẽ chỉ cúi đầu xuống cốc cà phê của mình ? Thế có nghĩa là thông minh xã hội cần cho tất cả mọi nghề !

Nhờ có thông minh xã hội, đối thoại sẽ dễ dàng hơn, người đối diện sẽ thấy dễ chịu hơn và kết quả – chữa bệnh, dạy học hay cùng hoàn thành một dự án – sẽ tốt hơn. Ở đây, tôi nói về chất lượng của công việc.

Một khái niệm khác, tối cần thiết cho các nghề y tế và giáo dục là “sự thương cảm”(empathie), tức là khả năng hiểu và chia sẻ trạng thái cảm xúc của người đối diện, tự đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện: làm sao săn sóc một người bệnh hay dạy một trẻ nhỏ nếu không thông cảm người ấy hay đứa bé ấy – hiểu những nhu cầu, đau đớn hay khổ sở của họ?

Đó là chưa nói tới phát minh gần đây về những “tế bào thần kinh gương” hay “tế bào thần kinh phản chiếu” (neurones miroirs) làm cho thông minh xã hội của một người có thể lan hay lây sang người khác: khi nhận được “tín hiệu” thông minh của ta, tế bào thần kinh phản chiếu của người đối diện sẽ phản ứng … “trên cùng tầng số”, sẽ cùng “thông minh”. Sinh hoạt xã hội sẽ hài hòa hơn, gần như cái kiểu “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” bên ta vẫn hay nói.

Thay lời kết: Thông minh xã hội và nhân từ

Đối với tôi, để sống tốt với người khác, dù làm nghề nào, kể cả “nghề” làm … cha mẹ, cũng cần thông minh xã hội (phải thương và hiểu con thì mới dạy chúng được vì dù là con của chúng ta, mỗi cháu đều có những cá tính khác nhau!).

Đó là khả năng nghe người khác, hiểu người khác, sẵn sàng chấp nhận ý tưởng mới, tự đặt lại vấn đề, kính trọng người khác, thương người, … những khả năng rất cần cho mỗi một chúng ta. Thiếu những khả năng ấy sẽ dẫn tới hiện tượng mà xã hội học gọi là la déliance (sự rời ra) mà tôi dịch một cách văn chương như “thiếu chất keo xã hội”.

Những người làm công tác lãnh đạo, quản lý xã hội càng cần có tư chất thông minh xã hội. Thông minh xã hội có thể giúp người quản lý nhận dạng các nhu cầu, các khó khăn, … của dân nhanh chóng hơn hầu có thể tìm phương tiện để thỏa mãn nhu cầu hay giải quyết vấn đề ấy. Bên ta thì gọi là cái “tâm” của nhà quản lý.

Cuối cùng, thông minh xã hội không xa gì khái niệm “Nhân-từ” bên ta. “Nhân” vốn là thương người, cảm thông với nỗi khổ đau của người khác (Nho giáo), còn “từ” là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật. Có khác chăng là khoa học dựa trên các kiểm chứng chứ không là một vấn đề tâm linh hay triết lý.


Nguyễn Huỳnh Mai

Chú thích

(1) Thorndike, E.L. (1920). Intelligence and its use. Harper’s Magazine, 140, 227-235.

(2) Gardner H., Les Formes de l’intelligence, Odile Jacob,‎ 2010.

(3) Romneya D. M. & Pyrytb M.C., Guilford’s Concept of Social Intelligence Revisited. High Ability Studies. Vol. 10, n° 2, 1999, 137-142.

(4) Hunt, T. (1928). The measurement of social intelligence. Journal of Applied Psychology, 12, 317-334.

(5) Kihlstrom J.F. và Cantor N., Social Intelligence. Trang Internet:

http://socrates.berkeley.edu/~kihlstrm/social_intelligence.htm

(6) Goleman D., Social Intelligence: The New Science of Human Relationships. Bantam, 2006.

(7) http://huynhmai.org/2013/06/16/su-thuong-cam/

(8) Hélène Dufau, « Rencontre avec Hubert Montagner », Communication et organisation [Online], 23 | 2003, Online since 01 April 2012, connection on 16 November 2014. URL : http://communicationorganisation.revues.org/2865

Nỗi sợ hãi chỉ là ảo ảnh




Featured image: tiptoes-to-tatoos



Nỗi sợ là gì? Đó là cái cảm giác mà bất kỳ ai cũng có, khi tôi sợ hãi thì tim đập nhanh, máu dồn lên não, đỏ mặt, cảm giác bồn chồn, lo lắng. Và điều đâu tiên tôi nghĩ đến là bỏ cuộc, nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này.

Khi nhìn lại chặng đường đi của tôi cho đến ngày hôm nay và cách để mình trưởng thành hơn là cách bước qua nỗi sợ của bản thân mình. Có khó chịu cũng tiến tới. Cảm giác chỉ là nhất thời và một khi tôi quen với điều đó thì nỗi sợ không còn nữa.

Theo tôi nghĩ thì ai cũng đều có “tuổi thơ dữ dội” cho riêng mình, và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn lại khoản thời gian ấy tôi càng học hỏi nhiều hơn từ cái bản năng đó. Đó là những giá trị mà khi lớn lên con người đôi khi đánh mất đi bản năng mạnh mẽ đó.

Bạn có sợ khi nhảy xuống sông, nước ngập đầu và không biết bơi?

Bạn có sợ trong những lúc dò bài trên lớp và không có một chữ trong đầu?

Bạn có sợ khi những lần mở tài liệu lúc kiểm tra và bị thầy cô phát hiện?

Bạn có sợ khi đốt tổ ong và bị ong đốt?

Bạn có sợ khi bị rắn độc cắn?

Bạn có sợ khi những lần tai nạn và thoát chết?

Bạn có sợ khi những lúc trộm trái cây và bị chủ nhà đuổi?

Bạn có sợ khi những lần đi qua nghĩa trang vào những lúc trời tối?

Bạn có sợ khi làm mất xe.

Bạn có sợ khi đốt lửa và gây ra cháy nhà?



Đó là những nỗi sợ mà tôi đã trải qua khi còn nhỏ. Và với sự thơ ngây của tuổi thơ, tôi cứ xông tới. Đến bây giờ khi đã lớn, những nổi sợ khác đang tiếp tục chi phối tôi. Nếu lúc nhỏ mặc dù sợ hãi vẫn lao tới thì bây giờ tại sao chần chừ. Có một sự so sánh ở đây. Và để giải thích cho việc này, tôi nghĩ rằng khi lớn lên, ai cũng vậy, trải nghiệm nhiều hơn, gặp nhiều nổi đau hơn, khi làm một việc gì thì luôn cân nhắc, suy tính, liệu việc đó có “bị đau đớn” không? Chính những điều đó cản trở chúng ta, ngăn cản chúng ta hành động.

Khi nhìn nhận được việc đó, tôi cảm nhận tất cả những nỗi sợ đó chỉ là ảo ảnh. Nó không tồn tại, đó là tưởng tượng của mình. Con người sống phải có mục tiêu, tôi đã có mục tiêu của mình, hành động mặc kệ sợ hãi nó sẽ giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nỗi sợ thất bại sẽ biến mất, tôi sẽ biết cách học từ thất bại và đứng lên.
Thất bại chỉ là tạm thời nhưng bỏ cuộc là mãi mãi

Khi làm một việc đúng đắn, và tôi gặp thất bại tạm thời, tôi biết rằng đây không phải thua cuộc, đây chỉ là những phản hồi cho hành động của tôi, điều đó có nghĩa là có vấn đề nào đấy trong cách thức làm việc của tôi, thất bại tạm thời là một nỗi sợ, và để vượt qua nỗi sợ đó chỉ có tôi mới làm được. Chỉnh sửa lại kế hoạch và tiếp tục hành động, tiến lên dù sợ hãi, và chắc chắn sẽ đến lúc tôi thấy được nỗi sợ hãi là chất kích thích cho tinh thần của tôi. Nghĩ đến những nỗi sợ khi còn nhỏ và đã làm những gì để vượt qua nó – đó là cách giúp tôi luôn hành động và vượt qua những nỗi sợ của mình. Còn bạn thì sao?


“Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim.”

— Steve Jobs

Thói ghen tị của người đời



Featured image: Discover Magazine


Ngày đi học, mình được nghe câu này “Nếu giỏi hơn ai đó chút xíu, họ sẽ ghen tị còn nếu giỏi hơn hẳn thì họ sẽ chuyển sang ngưỡng mộ.” Nhưng từ giai đoạn giỏi hơn chút xíu đến lúc giỏi hơn hẳn thì biết đến bao giờ? Vậy có nghĩa là trong thời gian đó sẽ luôn bị sống trong sự ghen tị của người khác?

Chiều nay ngồi đọc sách, có bài viết tựa đề là Cái chết của Chu Du, trong đó có mấy dòng viết như này:


“Đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, ai cũng biết đến nhân vật Chu Du, vì ghen tị với tài năng của Khổng Minh mà hộc máu chết. Đó là cái chết vì đố kị, mang đậm màu sắc của văn hóa Trung Hoa. Các nước lân bang càng gần khoảng cách địa lý với Trung Quốc thì càng bị cái tính này nó lây lan…

Khi mạng xã hội ra đời, âm thầm theo dõi ngày đêm. Thấy anh bạn đăng lên tấm hình mới, hai đêm mất ngủ, ra sân đá thúng đụng nia, quánh mèo quánh chó, khiến chó mèo tàn tật hết trơn. Thấy cô bạn post status đi Mỹ du lịch với chồng, nói cái con nhỏ ăn trúng gì mà may mắn thế, liền mất ngủ ba đêm, nhìn ông chồng nghèo của mình khinh khi ra mắt. Không bấm Like, chỉ đọc.

Rồi một ngày anh bạn post trên đó nói vừa mất việc thì lòng vui mừng khôn xiết, lấy bia ra uống, lần đầu tiên bấm like. Rồi thấy cô bạn post status ly hôn, ôi trong lòng vui sướng biết bao, cho chừa, cái tội hôm bữa khoe đi Mỹ với chồng nha mậy, nhảy vô comment, ghi đại loại như: “Sao vậy bạn ơi, có cần gì thì mình giúp” mà trong lòng thì ngược lại, vui sướng, vừa tắm vừa hát vang..

Người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nhóm người có chút ít tài năng không ai công nhận tài năng của nhau. Không chịu thừa nhận trên đời, có những con người, tạo hóa cho họ khả năng hơn, và dĩ nhiên họ sẽ thành công hơn. Nhà văn Trung Quốc ít ai đọc tác phẩm của người khác, chỉ say sưa đọc đi đọc lại văn mình. Nhà báo hay vài người biết viết lách cũng vậy, không ai đọc ai, nên đề tài viết ngày càng teo tóp, bó hẹp, tư tưởng càng ngày càng bảo thủ…”

Có lần 2 anh em ngồi nói chuyện, người anh kể với mình rằng anh đọc cuốn Năng đoạn kim cương, có một ý nói về con người, rằng nhiều khi họ không muốn người khác thành công. Ơ sao kì vậy? Rồi nhiều người có tài năng, dễ bị ghen ghét. Đành ra người xưa mới có câu “Ngu si hưởng thái bình”. Giống như con dao cùn, ai chả biết là để nó ở trong túi, nó sao đủ sức đâm rách túi, vì thế mà cứ yên ấm trong túi chẳng ai động vào. Nhưng con dao sắc lẹm, đặt vào túi ai cũng lo, ai cũng muốn loại bỏ ra ngoài.

Vậy nên, chả thế mà các cụ bảo “Đại trí giả ngu”, tính người đời vốn dĩ thích so sánh, thế nên khiêm nhường, che đậy vì thế mà ra đời. Làm người bình thường có cái hạnh phúc của người bình thường, bảo sao nhiều cao sĩ lại thích ẩn dật, sống với cái thú vui tao nhã.

Cũng chính câu chuyện đó mà nhiều người nói, có hạnh phúc thì đừng khoe. Ôi sao mệt thế? Hôm trước mình có đọc được câu “Life isn’t fair, but still good”, tạm dịch rằng cuộc sống vốn không công bằng, có lẽ có nhiều nghịch lí, đó là cuộc sống. Nhưng nó vẫn luôn tốt đẹp.

Câu hỏi lớn đặt ra! Thế làm sao để tránh được thói ghen tị của người đời? Ôi thì biết làm sao được, nhiều thứ ăn sâu vào văn hóa, thay đổi thì còn lâu, đành ra phải đổi từ mình trước. Học cách ghi nhận tài năng và hạnh phúc của người khác, học cách vui khi người khác vui. Không so sánh mình với bất kì ai, vì làm gì có cuộc sống của ai là giống nhau. Đó là những thứ có thể thay đổi về mặt tư duy.

Còn mặt khác, có thể đi theo nhiều trường phái khác nhau. Có những trường phái “Chân nhân bất lộ tướng”, lên mạng, vào facebook chẳng thấy gì cả ngoài cái ảnh đại diện. Có những trường phái nói không với mạng xã hội. Một số ít, lại thích với cái kiểu chỉ đọc, chỉ xem, không like, không comment, không viết stt. Đâu thì lại là phong cách “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ – Người khôn người đến chốn lao xao.” “Khôn mà hiểm độc là khôn dại – Dại mà hiền lành ấy dại khôn.”

Suy cho cùng, viết thì lan man lắm, nghĩ thì cũng lan man lắm. Chắc chỉ còn cách là mình đi con đường mình thì mình không lăn tăn, không hối hận với quyết định của mình, và đặc biệt là không bao giờ có nếu hay giá như. Hai là không bao giờ suy nghĩ và so sánh mình với người khác. Ba là làm được gì hữu ích cho đời thì cứ thế mà làm, không phải nghĩ ngợi. Bốn là “tìm nơi vắng vẻ”, tránh “chốn lao xao”, đi tìm cái hạnh phúc riêng của mình mà thăng hoa cho sướng, mình biết, mình vui, mình hạnh phúc, thế là đủ rồi; không cần khoe mẽ, vì người đời lại có tính hay khoe, đặc biệt là khoe những gì người khác không có.

Chiều thứ sáu, sau buổi trưa làm đầy ý nghĩa cho chị em ở Alpha và TGM HN, lại ngồi đau đầu vì 2 cái bài tập lớn Hình sự và Ngân hàng, sao mà mấy ngày cuối tuần phải nghiên cứu hết 2 mảng đó, thôi thì chỉ còn giải pháp là tuyệt chiêu tập trung. Rồi khóa học cuối tuần này, nhân ngày 20-10, tự nhiên có cơ hội trên trời xuống, tri ân ngày phụ nữ, tạo giá trị cho cộng đồng, có 5 suất đậc biệt lớp 5 – 12, nếu học tôi tài giỏi chỉ phải đóng có 3 triệu đồng (mà bình thường toàn 4 triệu tư). Đấy ai quyết thì cứ lấy đó làm hạnh phúc mà thay đổi, chứ sao so sánh hay ghen tị được. Vì đó là lựa chọn của mỗi người.

Nhiều khi, tự tìm khoảng lặng cho bản thân, miên man theo dự án nào đó, tìm hạnh phúc nơi riêng mình, có khi lại hay. Chắc lại áp dụng như năm nay mình làm, cứ 3 tháng dùng Facebook, sau đó lại bỏ Facebook 1 tháng, vừa là đóng mình khỏi cộng đồng mạng, trải nghiệm đời thật, vừa là dành chiêu tập trung cho một cái project của bản thân.

“Rượu nhạt uống mãi cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm”, thỉnh thoảng ta biến mất một thời gian đóng cửa facebook để mọi người đỡ thấy chán cái ông mèo suốt ngày viết mấy cái status lảm nhảm, linh tinh. Khi quay trở lại, hy vọng lợi hại gấp một phẩy hai để lại có cái mà viết, có thứ mà chia sẻ, có chuyện để cống hiến.

Đỗ Việt Cường

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tiễn ... "Quê choa"


Thiên Lý



“Lập phò” thôi đã toi rồi,
Rót ly trà nóng ngậm ngùi lòng ta...
***
Nhớ cái lúc “quê choa” ngày trước,
Thời gian lao cùng các “Bạn văn”
Sum vầy chung cảnh khó khăn,
Mà sao cái nghĩa cái tình đầy vơi?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Xu hào reo róc rách túi quần;
Cùng nhau tầng gác ghếch chân,
Chén anh chén chú bội phần say sưa;
Cũng có lúc buổi trưa cùng nhịn,
Chén trà suông rót tiễn bạn văn;
Có khi phê phán nhung nhăng,
Có khi bốc phét khen xằng lẫn nhau;
“Ký ức vụn” chụm đầu cùng đọc,
Dẫu còn nhiều dung tục, đời thường;
Bi hài xen lẫn yêu thương,
Buồn vui chia sẻ quê hương Ba Đồn...

***
Kể từ lúc bị ...ồn nó ám,
Bọ đua chen theo “rận” học đòi;
Chân teo, đầu cũng teo rồi,
"Chim to chắc đéo gì đời đã hay" (*)
Theo đuôi “rận” múa tay trong bị,
Đòi tặng hoa con khỉ Bùi Hằng;
Có khi bình loạn lăng nhăng,
Ấm a ấm ớ như thằng Việt gian;
Cũng có lúc vơ càn nói láo,
Mở miệng ra ngậm máu phun đời;
Có khi "món khắm" (*) dọn mời,
"Thuần bọ" thì giảm, thuần giòi thì tăng;
Ai chẳng muốn công bằng, dân chủ,
Chả phải riêng mình chú bất ưng...
Việc gì phải tửng từng tưng,
Nói năng nhăng nhít như thằng thần kinh;
Sao chẳng nhớ nghĩa tình sau trước,
Chú nên người nhờ nước nhờ dân...
***
Rượu ngon thôi đãi bạn đần
Không mua là bởi cóc cần phải mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo mà viết,
Viết đưa ai, ai thiết chi mô
Được tin chẳng nỡ hoan hô,
Thôi đành soạn lại câu thơ làm nhàm
Ai chán ngán dẫu van chẳng được,
Ta tuy thương, cũng mặc kệ ai...
***
Buồn trông “chiếu rượu” giờ đây,

"Nhốt đời trong kẹt" (*)… biết ngày nào ra ..
-------------
(*) Vốn là các tiêu đề của vài entry trên blog Hòa Bình.