Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Nỗi sợ hãi chỉ là ảo ảnh




Featured image: tiptoes-to-tatoos



Nỗi sợ là gì? Đó là cái cảm giác mà bất kỳ ai cũng có, khi tôi sợ hãi thì tim đập nhanh, máu dồn lên não, đỏ mặt, cảm giác bồn chồn, lo lắng. Và điều đâu tiên tôi nghĩ đến là bỏ cuộc, nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu này.

Khi nhìn lại chặng đường đi của tôi cho đến ngày hôm nay và cách để mình trưởng thành hơn là cách bước qua nỗi sợ của bản thân mình. Có khó chịu cũng tiến tới. Cảm giác chỉ là nhất thời và một khi tôi quen với điều đó thì nỗi sợ không còn nữa.

Theo tôi nghĩ thì ai cũng đều có “tuổi thơ dữ dội” cho riêng mình, và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn lại khoản thời gian ấy tôi càng học hỏi nhiều hơn từ cái bản năng đó. Đó là những giá trị mà khi lớn lên con người đôi khi đánh mất đi bản năng mạnh mẽ đó.

Bạn có sợ khi nhảy xuống sông, nước ngập đầu và không biết bơi?

Bạn có sợ trong những lúc dò bài trên lớp và không có một chữ trong đầu?

Bạn có sợ khi những lần mở tài liệu lúc kiểm tra và bị thầy cô phát hiện?

Bạn có sợ khi đốt tổ ong và bị ong đốt?

Bạn có sợ khi bị rắn độc cắn?

Bạn có sợ khi những lần tai nạn và thoát chết?

Bạn có sợ khi những lúc trộm trái cây và bị chủ nhà đuổi?

Bạn có sợ khi những lần đi qua nghĩa trang vào những lúc trời tối?

Bạn có sợ khi làm mất xe.

Bạn có sợ khi đốt lửa và gây ra cháy nhà?



Đó là những nỗi sợ mà tôi đã trải qua khi còn nhỏ. Và với sự thơ ngây của tuổi thơ, tôi cứ xông tới. Đến bây giờ khi đã lớn, những nổi sợ khác đang tiếp tục chi phối tôi. Nếu lúc nhỏ mặc dù sợ hãi vẫn lao tới thì bây giờ tại sao chần chừ. Có một sự so sánh ở đây. Và để giải thích cho việc này, tôi nghĩ rằng khi lớn lên, ai cũng vậy, trải nghiệm nhiều hơn, gặp nhiều nổi đau hơn, khi làm một việc gì thì luôn cân nhắc, suy tính, liệu việc đó có “bị đau đớn” không? Chính những điều đó cản trở chúng ta, ngăn cản chúng ta hành động.

Khi nhìn nhận được việc đó, tôi cảm nhận tất cả những nỗi sợ đó chỉ là ảo ảnh. Nó không tồn tại, đó là tưởng tượng của mình. Con người sống phải có mục tiêu, tôi đã có mục tiêu của mình, hành động mặc kệ sợ hãi nó sẽ giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Nỗi sợ thất bại sẽ biến mất, tôi sẽ biết cách học từ thất bại và đứng lên.
Thất bại chỉ là tạm thời nhưng bỏ cuộc là mãi mãi

Khi làm một việc đúng đắn, và tôi gặp thất bại tạm thời, tôi biết rằng đây không phải thua cuộc, đây chỉ là những phản hồi cho hành động của tôi, điều đó có nghĩa là có vấn đề nào đấy trong cách thức làm việc của tôi, thất bại tạm thời là một nỗi sợ, và để vượt qua nỗi sợ đó chỉ có tôi mới làm được. Chỉnh sửa lại kế hoạch và tiếp tục hành động, tiến lên dù sợ hãi, và chắc chắn sẽ đến lúc tôi thấy được nỗi sợ hãi là chất kích thích cho tinh thần của tôi. Nghĩ đến những nỗi sợ khi còn nhỏ và đã làm những gì để vượt qua nó – đó là cách giúp tôi luôn hành động và vượt qua những nỗi sợ của mình. Còn bạn thì sao?


“Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim.”

— Steve Jobs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét