" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014
NHỮNG NGƯỜI MÁY CHỐNG CỘNG KHI KHÔNG CÒN CỘNG VÀ Ở NƠI KHÔNG CÓ CỘNG
Trần Chung Ngọc
Theo định nghĩa của riêng tôi thì “Người Máy Chống Cộng” là người hoặc có cái “gen” của Thượng đế [có nghĩa là nghiện đạo]; hoặc là người loạn sắc, chỉ nhìn thấy màu đỏ; hoặc là người có những hành động chống Cộng khi không còn Cộng và ở nơi không có Cộng; hoặc là người viết lách chống Cộng mà thật ra là tự chống; hoặc là người chỉ có thể phản ứng theo tiếng chuông rung của Pavlov.... Và chúng ta phải công nhận là, ở hải ngoại quả có một số người máy. Những người máy chống Cộng này chỉ là một thiểu số, nhưng vì to miệng nhất, hung hăng nhất, nhiều khi côn đồ nhất, cho nên họ chiếm đa số những người hành động như máy, viết lách như máy.
Những người máy, vì là người máy, cho nên bộ não của họ đã được “programmed” sẵn cùng một thảo chương, tập trung vào lý luận (sic) “ad hominem” thay vì “ad rem”, có nghĩa là không thảo luận vấn đề mà chỉ tập trung vào việc đả kích cá nhân, bịa đặt moi móc đời tư, xuyên tạc sự kiện, chụp mũ lung tung, viết những bài viết tưởng tượng láo lếu để mạ lỵ, hạ thấp đối phương v..v... Đây là thủ đoạn của những người không đủ khả năng để thảo luận trên các chủ đề, cho nên phải sử dụng những thủ đoạn hạ cấp, nhiều khi rất vô giáo dục, để mong hạ được đối phương. Chúng ta thấy các thủ đoạn này có đầy trên một số trang nhà và diễn đàn công cộng.
Tôi xin lấy một thí dụ. Giả thử tôi phát biểu như sau: “Hiện nay, cờ đỏ sao vàng là lá cờ chính thức của quốc gia Việt Nam, còn lá cờ vàng ba sọc đỏ chẳng còn là lá cờ của quốc gia nào” thì chắc chắn đến 150% là sẽ có những người máy chụp mũ tôi không là tay sai của CS thì cũng là thân Cộng, đón gió trở cờ (sic) hay ăn cơm thừa canh cạn của CS v...v.... Nhưng đầu óc của những người máy không được “programmed” để biết rằng, tôi là một người Mỹ gốc Việt, phi Quốc, phi Cộng, chỉ nói lên một sự kiện mà đố ai có thể phản bác được. Họ chỉ được “programmed” để cứ `thấy nói đến cờ đỏ sao vàng mà không hợp ý họ là phát dị ứng.
Điều này có thể chứng minh rõ ràng hơn nữa qua cái gọi là “hiện tượng Phạm Minh Mẫn”. Ông Hồng Y không ý thức được rằng mình sẽ phải đối phó với những người máy chống Cộng nên “chót dại” viết lên một sự kiện: Nguyên Văn: “có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.”
H.Y. Phạm Minh Mẫn
Ông Hồng Y nêu lên một sự kiện, và chúng ta cũng đã thấy rõ, đó chính là một sự kiện. Nhưng những người máy chống Cộng lại không cho đó là một sự kiện hiển nhiên, mà từ người máy tiến sĩ, người máy bác sĩ, cho đến người máy tu sĩ, văn sĩ cùng những người máy hầm bà lằng vô tên tuổi đã chụp lên đầu ông Hồng Y của họ đủ các thứ mũ, kết án ông ấy là muốn “triệt hạ lá cờ vàng”, rồi khoác cho ông ta một áo choàng đỏ trên có ngôi sao vàng để mà tố khổ, với đủ mọi văn phong, từ hạ cấp đến ngớ ngẩn đến độ phi lý. Đây có phải là thái độ của người trí thức hay không, hay chỉ là phản ứng của những người máy? Tại sao họ không thể thảo luận về vấn đề trương cờ vàng, không đại diện cho bất cứ một quốc gia nào, trong một ngày có ý nghĩa thuần túy tôn giáo của Công giáo, có giới trẻ của 170 quốc gia tham dự. Giả thử có một bạn trẻ ở Congo, vì không biết lá cờ vàng là cái gì, nên hỏi: “Các bạn đến từ quốc gia nào vậy, cờ của bạn đẹp quá đi, nhưng mà các bạn mang nhiều cờ đến như vậy để làm gì, thường mỗi quốc gia chỉ mang một lá cờ biểu tượng cho quốc gia của họ thôi” thì giới trẻ Công giáo Mít muốn phô trương lực lượng cờ vàng trả lời như thế nào? Có dám trả lời như vậy được không: “Đây không phải là cờ của quốc gia nào, mà chỉ là cờ mà một số người Việt Công giáo lưu vong chúng tôi ở đây coi nó như là biểu tượng của chính nghĩa quốc gia dân chủ tự do.” [Phụ Chú ngoài lề: Chính nghĩa quốc gia dân chủ tự do (sic), với hơn 1 triệu quân, cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, cộng với ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe tăng, tàu bò, vũ khí nặng, vũ khí cá nhân v..v.. nhưng rút cuộc lại không thể sống trên đất nước của mình được, phải di cư ra hải ngoại để tuyên dương ở các đại hội Công giáo, và đây cũng là một sự kiện]. Giả thử anh bạn Congo lại hỏi: “Thế các bạn mang nó đến đây làm gì, đại hội giới trẻ Công giáo thế giới của chúng ta là để cho chúng ta có cơ hội chia sẻ cùng một niềm tin, học hỏi thêm “đạo lý vâng lời” của đức thánh cha chúng ta, cùng “have fun” mí nhau, và có thể mua hàng hạ giá 10% của nhà hàng Xclusive, khỏi “làm phiền” đến các nữ tu và đám trẻ con v..v...”, vậy những ý niệm chính trị như tự do dân chủ có chỗ nào ở đây, quảng cáo tự do dân chủ cho ai, cho mấy trăm ngàn giới trẻ chúng tôi đến từ 170 quốc gia?, hay là cho giáo hội Mẹ của chúng ta chưa bao giờ tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền nói chung? [Anh bạn Congo này có thể là thân Cộng, hay thân Trần Chung Ngọc nếu muốn nghĩ như vậy, ai biết được, nhưng anh ta chỉ nói lên sự thật, chỉ là sự thật, không ngoài sự thật (the truth, only the truth, nothing but the truth) ] Xin mời các người máy tiến sĩ, bác sĩ, văn sĩ, khùng sĩ, thần học sĩ, “đức vâng lời” sĩ, kể cả các tu sĩ như Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh [Người chủ trương:“Chống Cộng Nhờ Ơn Chúa Thánh Thần”, và tuyên dương “"Hãy khinh tởm sự ác! Hãy bám chặt vào sự tốt lành!" mà không chịu sờ lên gáy xem cái giáo hội của mình có ác hay không, ác như thế nào, và còn đang tiếp tục ác hay không [Thánh chiến, tòa án xử dị giáo và săn lùng phù thủy với những hình cụ tra tấn dã man nhất thế giới, toa rập với thực dân, liên kết với Hitler, giúp các tội phạm chiến tranh Đức và Croatia chạy trốn công lý, linh mục loạn dâm với sự đồng lõa bao che của Tòa Thánh và còn đang tiếp tục dài dài v…v…], Nguyễn Hữu Lễ [Người ca tụng: “Cờ Bay, Cờ Bay”] trả lời cho câu hỏi này. Im lặng là vàng, có phải không?
Chuyện “nhân dân tự vệ” còn dài dài. Trước những ngôn ngữ khoa trương như“cờ bay, cờ bay”, hay “ngạo nghễ tung bay”, hay ”chiến thắng CS huy hoàng”, hay “phô trương lực lượng” v… v… , ông Mục sư Nguyễn Quang Minh có vẻ bực mình, bèn phán một câu đại khái như sau: “Bao giờ mang về Việt Nam tung bay thì mới gọi là chiến thắng”. Thế là các người máy chống Cộng không cần biết là ông ta nói đúng hay sai, nhận định có cơ sở hay không, nhao nhao lên, hè nhau dùng thủ đoạn “ad hominem”, moi móc đời tư, chụp mũ ông ta đủ thứ là thân Cộng, làm tay sai cho CS, và gọi ông ta là “Mục súc” v..v... Đây là những thủ đoạn hạ cấp nhất trong những thủ đoạn hạ cấp. Thế các con chiên là “súc” gì, và những người chăn chiên gọi là “mục” gì? Vấn đề mà những người máy chống Cộng cần học hỏi, nếu trong đầu óc còn có chỗ nào có thể học được, là phê bình thẳng vào câu nói của ông Mục sư nói đúng hay sai, nếu sai thì sai ở chỗ nào, còn bàn đến đời tư của ông ta hay chuyện ông ta thân Cộng hay không là không thích đáng [irrelevant]. Vả chăng, trong thế giới tự do, ông ta dù có thân Cộng cũng là quyền của ông ta, không ai có quyền xía vào khuynh hướng chính trị xã hội của ông ta. Không đồng ý, tôi chỉ có thể nói là, lập trường chính trị của tôi không giống của ông, chứ tôi không thể lên án ông là có lập trường không giống tôi. Đây là bài học sơ đẳng về dân chủ và tự do cho những người nhân danh dân chủ và tự do để chống Cộng láo. Chống Cộng láo như thế nào? Đưa hình ảnh ông Mục sư Minh mặc khăn đóng áo dài ở Việt Nam rồi kêu toáng lên: “Đó, thấy không? Ông ta về VN nhiều lần mặc khăn đóng áo dài. Đứng chụp hình dưới lá cờ đỏ sao vàng, Rõ ràng là thân Cộng” rồi ra công tố khổ, mạ lỵ ông ta. Không có cái luận điệu nào ngu xuẩn như cái luận điệu này. Cứ Việt kiều nào về nước mặc khăn đóng áo dài là thân Cộng hay làm tay sai cho Cộng hay sao? Và cứ chụp hình dưới lá cờ đỏ là thân Cộng hay sao? Như vậy thì Clinton, Bush, và các nguyên thủ quốc gia khác đã đến Việt Nam trong hội nghị APEC cũng đều là “thân Cộng”?? Chống Cộng ngu như vậy mà cũng đưa lên diễn đàn công cộng.
Các người máy chống Cộng có biết rằng trên thế giới ngày nay có bao nhiêu người theo CS, có bao nhiêu tổ chức CS, có bao nhiêu đảng CS không? Hãy vào Internet, đánh chữ “Communism Today” vào chỗ Search thì sẽ thấy. Bật mí cho các người máy chống Cộng biết, hiện nay CS có mặt khắp 5 châu: Âu Châu; Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ; Phi Châu; Á Châu; Úc châu. Nguyên ở Âu Châu, các nước sau đây đều có đảng CS, hội đoàn CS, tổ chức CS v…v…, và tuy các tổ chức này không hoàn toàn nắm quyền nhưng không phải là không có ảnh hưởng trên các mặt văn hóa và xã hội:
Communist Parties today in Europe: Albania, Austria, Belarus, Belgium, Bosnia & Herzegovina, Bulgaria, Czech Republic, Denmark, Finland, France, Germany, Great Britain, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Moldova, Netherland, Norway, Poland, Portugal, Romania, Russia, San Mario, Serbia, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, Ukraine.
Lạ một điều là ở các nước ngoan đạo như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan lại có nhiều tổ chức Cộng sản nhất. Tôi đưa những tài liệu này lên không phải là để bênh vực Cộng Sản, hay để ca tụng Cộng sản, hay để kêu gọi bất cứ ai hãy theo Cộng sản, mà chỉ muốn những người máy chống Cộng hãy nhìn vào thực tế: Trong thế giới tự do này, chúng ta không có quyền lên án bất cứ ai về khuynh hướng chính trị của họ, cho nên những người máy chống Cộng, trong khi hành nghề chống Cộng, cần học bài học đầu tiên ở trên OCRegister.com là:
Những người chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu giáo dục.
[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]
Mặt khác, muốn chống Cộng thì cứ chống, nhưng đừng bao giờ ngu xuẩn đến độ quy kết những tệ đoan xã hội là chính sách của Đảng và Nhà Nước. Không phải tất cả những gì liên hệ đến Cộng Sản cũng đều là xấu cả. Bởi vì quy kết như vậy thì tôi có thể nói rằng vụ hơn 5000 linh mục loạn dâm cũng là chính sách của Vatican hay sao, dù rằng Vatican có chính sách bao che những tội phạm này? Không ai có thể đần độn đến độ có thể tin như vậy. Nhưng đây lại chính là luận điệu chống Cộng mà các người máy muốn mọi người phải tin như vậy. Muốn chống thì phải chống cho đúng, và hợp lý, chứ cái kiểu chống Cộng ruồi bu này ai mà nghe cho được. Cứ tưởng rằng ai cũng có đầu óc bó chặt như mình hay sao?
Chẳng ai có thể phủ nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ, một thời đã là biểu tượng của các chế độ quốc gia, từ 1948 đến 1954 dưới quyền Pháp, và từ 1954 đến 1975 trên thực tế dưới quyền Mỹ, nhưng dù sao cũng là một biểu tượng mà mấy chục triệu người dân sống dưới nó, và cũng có biết bao chiến sĩ hi sinh vì nó. Nhưng sau 1975 thì biểu tượng đó đã đi vào dĩ vãng của lịch sử, không còn là “quốc kỳ” mà cũng chẳng phải là biểu tượng của “di sản và tự do” [symbol of heritage and freedom] của người Việt miền Nam, vì thực chất miền Nam chẳng để lại cái di sản nào đáng giá, và các chính quyền miền Nam cũng chẳng phải là những chính quyền tự do, dân chủ theo đúng nghĩa của tự do và dân chủ.. Nếu cái di sản đó là lòng hận thù một chiều triền miên và chống Cộng cho Chúa thì thà đừng có còn hơn. Và đây cũng là một sự kiện không ai có thể chối cãi.
Lá cờ vàng không còn là “quốc kỳ” vì “quốc kỳ” là biểu tượng của một quốc gia có chủ quyền, có một lãnh thổ riêng biệt. Những người dân trong một quốc gia thì có cùng một căn cước, và thường có cùng một nguồn gốc, và theo nghĩa lịch sử, có cùng tổ tiên và các hậu duệ. Một quốc gia trải dài qua nhiều thế hệ và gồm cả những người đã quá cố. Một quốc gia thường được cả thế giới công nhận là một thực thể có căn cước riêng trong cộng đồng thế giới. Cộng đồng người Việt di cư đầy chia rẽ không hội đủ bất cứ một điều kiện nào như trên cho nên không phải là một quốc gia và tất nhiên không thể có quốc kỳ. Do đó, thực chất lá cờ vàng chỉ còn là “vang bóng một thời” của những người cố bám vào quá khứ mà không nhìn thấy hiện thực.
Những nhóm người máy chống Cộng cực đoan không hiểu được như vậy cho nên đã lạm dụng lá cờ vàng ba sọc đỏ trong những hành động vô lối, thiếu hiểu biết. Đọc dư luận về đám người không có đầu óc này trên báo Mỹ và trên Internet tôi thật sự lấy làm xấu hổ lây. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở thành biểu tượng của những đám người chống Cộng bất kể lý lẽ, những đám người giống như những băng đảng, không đại diện cho bất cứ ai, khoan nói là đại diện cho hơn 2 triệu người Việt di cư. Họ mang lá cờ đã cuốn gói chạy dài trong năm 1975 ra phô trương làm “quốc kỳ” mà chẳng hiểu thế nào là quốc với kỳ, mở đầu là nhóm “phở bò”, và bây giờ phát triển đến các nhóm “không được làm tôi cho hai chủ”, rồi mang cờ đi trương một cách rất “hào hùng” để “vinh danh” lá cờ lệ thuộc ngoại bang và thua trận mà không hề lấy đó làm ngượng, làm xấu hổ. Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói không sai, những từ ngữ huênh hoang khoác lác như“biểu dương lực lượng” hay “chiến thắng CS”, “cờ bay, cờ bay” rõ ràng là phản ánh cái “thói đời mang tính đối kháng” rồi còn gì nữa.
Rồi lại có người viết láo về ý nghĩa của màu đỏ và vàng để chống Cộng. Cái ông sống ở miền “ruộng núi” [Sơn Điền] viết bậy về màu sắc mà không biết là mình viết cái gì. Ông ta viết như sau để quảng cáo cho màu vàng trong cờ vàng ba sọc đỏ:
Sắc vàng vốn dĩ tiêu biểu cho tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa, bắt đầu từ lá cờ vàng của Trưng Vương, cũng như chiến bào mầu vàng của Bà khi cưỡi voi ra trận chống lại quân nhà Hán bên Tầu đến xâm lược nước ta năm 42 đầu Công Nguyên.
Rồi kế đến năm 246 bà Triệu Ẩu, kiện tướng "cuỡi cá kình trên biển Đông", một hình ảnh biểu tượng trong tâm người Việt để ghi nhớ công đức của Bà chỉ huy quân đội chống lại giặc Đông Ngô xâm phạm bờ cõi Việt Nam. Lịch sử ghi lại bà Triệu thường mặc áo ngắn mầu vàng cầm thương cưỡi ngựa ra trận.
Thì cứ cho là ông ta viết đúng đi, nếu ông ta có đủ tài liệu lịch sử chứng thực, nhưng chuyện mặc “hoàng bào” của các Nữ Vương hay các vua chúa khi xưa thì có gì là lạ? Nhưng cờ Bà Trưng, Bà triệu chống ai, chống giặc ngoại xâm có phải không? Thế cờ vàng ba sọc đỏ chống ai? Làm bù nhìn chống Cộng cho Pháp (Bảo Đại); Chống Cộng cho Chúa (Ngô Đình Diệm, viết mà chơi: ông Diệm mặc bộ âu phục trắng và cúi đầu trước các bộ áo chùng thâm chứ không mặc áo giáp vàng như Bà Triệu Ẩu); chống kháng chiến, chống người yêu nước hi sinh tính mạng để giành độc lập cho nước nhà, và nằm dưới quyền của ngoại quốc: Pháp rồi Mỹ, những ông chủ đã đổ trên đất nước không biết bao nhiêu là bom đạn, giết hại không biết là bao nhiêu dân lành, phá hại không biết là bao nhiêu cây cối mùa màng.. Vậy cờ vàng ba sọc đỏ lấy cái gì để mà so sánh hay tương đồng hóa với cờ vảng hay áo giáp vàng của Bà Trưng, Bà Triệu? Nếu có giống nhau thì chỉ giống cái màu vàng, còn ý nghĩa và biểu tượng hoàn toàn khác nhau. Thế mà cũng viết lên được, không hiểu đầu óc của những bậc “trí thức” như thế này thuộc loại nào.
Ông ta còn viết:
Còn cờ đỏ là mầu của máu, mầu của cách mạng vô sản. Trước đó đã có những cuộc cách mạng ôn hòa của một số nước Âu châu khi người dân tìm cách thay đổi các chế độ vua chúa phong kiến vì nhu cầu tiến bộ và phát triển.
Nhưng khi những người Cộng sản Nga làm cách mạng vô sản để nhuộm đỏ cả hoàn cầu vào đầu Thế kỷ 20, họ chọn nền cờ đỏ cũng đúng, vì đây là cuộc cách mạng đẫm máu trong suốt 100 năm, dài hơn cả hai cuộc thế chiến. Ngày nay những người Cộng sản Việt Nam tiếp tục dùng cờ máu, nhưng sự thật lá cờ máu đó nay chỉ còn đại diện cho chế độ cai trị của một nhóm người tàn dư một chủ nghĩa chính trị đã lỗi thời. Nó không thể nào tiêu biểu cho một dân tộc có lương tri và đức độ, có sức sống mãnh liệt từ bốn ngàn năm qua. Đại họa cho dân tộc Việt Nam là cờ đỏ đã làm biết bao máu đổ thịt rơi vì chiến tranh, ở bên này cũng như bên kia lằn mức.
Ông ta viết bậy, cứ như là muốn đi lên trên nơi giầy dép. Thật vậy, ông ta thử vào website: http://www.photius.com/flags/alphabetic_list.html, để nhìn xem cờ của các quốc gia trên thế giới có bao nhiêu nước có nền đỏ, và có bao nhiêu nước có màu đỏ trên đó. Chúng ta có thấy ai viết bậy và chống Cộng một cách rất ngu xuẩn và rất rẻ tiền như thế này không? Thứ nhất, màu đỏ có nhiều ý nghĩa và tượng trưng cho nhiều thứ, chứ chẳng phải chỉ là màu máu và cách mạng vô sản của Cộng sản. Tìm hiểu về màu đỏ chúng ta có thể đọc được như sau:
- Màu đỏ là màu thấy nhiều nhất trong các lá cờ của các quốc gia [Red is the color most commonly found in national flags.]
- Ở Nga sô, màu đỏ có nghĩa là đẹp. Người Bolsheviks dùng lá cờ đỏ làm biểu tượng khi họ lật đổ Nga Hoàng năm 1917. Đó là tại sao màu đỏ trở thành màu của Cộng Sản. [In Russia, red means beautiful. The Bolsheviks used a red flag as their symbol when they overthrew the tsar in 1917. That is how red became the color of communism.]
- Ở Trung Quốc, màu đỏ là màu của sự thịnh vượng và vui vẻ. Các cô dâu đều mang y phục đỏ và cửa nhà thường sơn đỏ. [In China, red is the color of prosperity and joy. Brides wear red and front doors are often painted red.]
- Màu đỏ còn giúp cho con người thêm năng lượng (more energy); hành động và sự vững tin để theo đuổi mơ ước của mình (action and confidence to go after your dream) và bảo vệ để không bị sợ hãi và lo lắng (protection from fears and anxieties).
- Màu đỏ là màu của máu, như vậy nó là biểu tượng mạnh mẽ cho sự sống và sinh khí. Nó mang lại trọng điểm cho tinh chất của sự sống và đặt nặng trên sự sống còn. [Red is the color of blood, and as such has strong symbolism as life and vitality. It brings focus to the essence of life and living with emphasis on survival.]
- Những người mang áo đỏ là binh sĩ của lãnh tụ Ý Garibaldi, người đã mang lại thống nhất cho nước Ý hiện đại trong thế kỷ 19 [The “Redshirts” were the soldiers of the Italian leader Garibaldi, who unified modern Italy in the nineteenth century.] (Lịch sử: Garibaldi cũng là tướng tiến quân vào Rome, tước đoạt tất cả đất đai của giáo hoàng [papal states], thu hẹp còn lại Vatican ngày nay chỉ rộng bằng 2 sân đá banh]
- Nhiều người có quan niệm sai lầm về màu đỏ và vàng của lá cờ Việt Nam là của Cộng sản. Hầu hết những người không phải là dân Á Châu không biết rằng màu đỏ và vàng là những màu có tính cách tích cực, tượng trưng cho sức mạnh và may mắn trong các nền văn hóa Á Châu.
[OCRegister.com: Many have a misconception of relating the red and yellow colors of the Vietnam flag to communism. Most non-Asians don’t realize that red and yellow are positive colors of strength, luck or good fortune in Asian cultures.]
Như vậy, ông Sơn Điền đã thấy mình viết bậy bạ và hẹp hòi như thế nào chưa. Không những bậy bạ hẹp hòi mà còn mù tịt về chính trị thế giới đến độ cho rằng “cờ đỏ đã làm biết bao máu đổ thịt rơi vì chiến tranh, ở bên này cũng như bên kia lằn mức.” Vậy phải chăng ngày nay “cờ đỏ” phải đấm ngực mà kêu “Mea culpa”, thú tội với Chúa?? Thế còn bom đạn của cờ “ba màu”, cờ “sao và sọc”, cờ vàng ba sọc đỏ không có dự phần nào trong cuộc chiến? và sự gây tổn hại cho đất nước thì bên nào gây nhiều hơn? Các người máy chống Cộng chuyên nghề chống một chiều, đổ tất cả tội lên đầu Cộng sản mà không biết rằng thủ phạm gây chiến ở Việt Nam chính là Vatican liên kết với các đế quốc Pháp, Mỹ, và quên mất một điều là: lá cờ đỏ đã xuất hiện từ năm 1940 trong cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và “ý nghĩa chính của lá cờ có nguồn gốc dân tộc, nói lên sự hi sinh của những người yêu nước đã đổ máu vì dân tộc và sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân trong nhiệm vụ chống ngoại xâm để giành lại độc lập và thống nhất cho đất nước” và trên thực tế đã thành công nhờ sự lãnh đạo của Việt Minh, lập thêm một trang sử oai hùng chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam. Nếu không làm sao nó có thể được người dân ủng hộ để tạo được những thành tích mà cả thế giới phải kính nể. [Hãy đọc những bài khảo cứu của giáo sư Sử Học Nguyễn Mạnh Quang] Và đây là những sự kiện lịch sử bất kể là chúng ta diễn giải, xuyên tạc nó như thế nào.
Bây giờ chúng ta sang mục mấy ông người máy chống Cộng của Vatican. Tôi chỉ có thì giờ viết về ông linh mục Đinh Xuân Minh, mà tôi coi là kiểu mẫu điển hình của một người máy chống Cộng cho Chúa. Ông Minh đòi vác Chúa Thánh Thần ra chống Cộng. Vác Chúa Thánh Thần ra mà chống Cộng thì đến Tết Congo Cộng sản mới dẹp tiệm. Tại sao? Vì Chúa Thánh Thần, nguyên thủy chỉ là con Thánh Ma (Holy Ghost), chỉ có mỗi một nhiệm vụ là làm cho bà Mary mang thai Giê-su, rất có thể (xác suất bằng 0) bằng phương pháp IVF (In Vitro Fertilization) mới được khám phá ra trong vài thập niên nay, sau khi hết nhiệm vụ rồi thì ngồi chơi xơi nước, ngồi chờ khi nào mấy ông Giáo hoàng, Giám mục, linh mục gọi thì vội vàng đến ngự vào đầu óc con chiên làm cho đầu óc con chiên càng ngày càng u mê tê liệt. Điều này rõ ràng hơn gì hết nếu chúng ta đọc bài của Linh mục Đinh Xuân Minh, một người máy chống Cộng cho Chúa. Vì có Chúa Thánh Thần ngự nên văn phong của ông này là văn phong của “đao phủ văn chương và côn đồ văn hóa” [từ của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang], vì thuộc loại “đao to búa lớn” và “hung hăng như côn đồ”, chẳng khác gì Linh Mục Nguyễn Văn Lý trong Tòa Án. Đây, chúng ta hãy đọc câu mở đầu của một ông linh mục, một Chúa thứ hai của các con chiên:
“Khi chúng tôi đang viết bài này, thì được tin kẻ gian trong nhà ác tại Úc là Trần Quốc Khánh, đã ra lệnh cho thuộc hạ, những tay sai côn đồ phá rối Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc. Ngoài ra, cũng có tin trong nước cho biết rằng, chủ tịch “Ủy Ban Phá Rối Tôn Giáo” là Huỳnh Đảm, đã đưa ra chỉ thị Việt Cộng (VC) mang mật số là 317/VC/MTTW- BTT để phá đạo. Chiếu theo chỉ thị này, thì kẻ Gian sẽ trà trộn vào người Thiện là 60 người để gây sự tà gian. Xin nhắc nhở qúi vị đồng bào tự do thế này: Qúi vị mà cứ thấy mặt kẻ nào gian ác, trông ngơ ngơ ngáo ngác, mặt thì tràn đầy sắc khí là đích thị đúng hắn rồi đấy!”
Sau cuộc “chiến thắng CS” [sic] của các con chiên ở Úc, mấy ông linh mục cũng thừa thắng xông lên, hô hào con chiên chống Cộng hăng hơn nữa, chết bỏ, vì “Chúa ở cùng ta”, nên 33 năm nay không thành công thì nhất định là 330 năm hay 3330 năm nữa Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho thành công. Tại sao? Vì Cộng sản chỉ là “người rơm” mà Công giáo dựng lên để rồi như Don Quixote, chống Cộng cho Chúa nhưng thực ra chỉ chống hư vô, chống một ảo ảnh do chính mình tạo ra. Ở Việt Nam ngày nay làm gì còn Cộng sản nữa. Mỗi năm có mấy trăm ngàn người Việt “chống Cộng” về thăm quê hương, chẳng ai thấy Cộng sản ở đâu cả, có muốn chống cũng chẳng thấy đâu để mà chống.. Còn đối với Công Giáo thì Công giáo không dám để cho Cộng sản chết, vì nếu như vậy thì các con chiên Việt Nam còn cái gì để chống cho Chúa. Xưa kia thì đã theo thực dân Pháp chống quốc gia cho Pháp vì Pháp mang Chúa đến cho họ, bây giờ đâu có còn làm được như vậy nữa, cho nên phải dùng Cộng sản làm cái bung xung để chống, mà thật ra là chống quốc gia. Người Công giáo thuộc lòng câu Chúa dạy: “Không ai có thể làm tôi tớ cho 2 chủ”. Vì vậy họ chỉ có thể làm tôi tớ, tỳ nữ cho Vatican, chứ không thể làm tôi tớ cho quốc gia đã sinh ra họ và nuôi dưỡng họ. Điều này chúng ta thấy rõ nhất trong vụ “Tòa Khâm Sứ” gần đây. Tôi đã về Việt Nam 3 lần: 1996, 1998, và đưa cả gia đình về năm ngoái, 2007. Con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại, tuổi từ 9 đến ngoài 40, chẳng đứa nào thấy Cộng sản ở đâu, chúng đi chơi các nơi, ăn uống ngon lành, “vô tư”, “thoải mái”, chẳng có ai làm phiền, chẳng có ai hỏi han hay “hỏi thăm sức khỏe”. Nói đến Cộng sản là ta phải nghĩ ngay đến “đấu tranh giai cấp” hay “đấu tố địa chủ”, nhưng ngày nay mà tìm được những thứ này thì cũng như tìm ra được một người công chính ở thành Sodom, trừ ông Lot là người công chính nhất, và 2 đứa con gái.
Nói đến chuyện ông Lot trong Thánh Kinh thì tôi không thể bỏ qua đoạn văn sau đây của ông linh mục Đinh Xuân Minh, vác chuyện ông Lot ra để nguyền rủa nước Việt Nam.
Linh mục Đinh Xuân Minh
Thiên Chúa đã hủy diệt thành Salomo, vì không tìm thấy đâu ra thêm người công chính. Lúc đầu ông Lót chỉ xin tìm năm chục người công chính thôi. Nếu có, Thiên Chúa cũng tha không phạt thành. Nhưng rồi cuối cùng, giả như ông Lót tìm được mười người công chính Thiên Chúa cũng không phạt thành, vì tội lỗi của chúng gây ra quá nặng nề“ (St 18, 20b). Nhưng ông cũng không tìm ra. (Xem Sáng Thế 18, 16 tt).
Nếu tôn giáo phục vụ cho sự dữ sẽ tìm đâu ra người công chính? Chúng tôi rất lo ngại và hằng quan tâm âu lo cho Dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta đứng trước thảm họa này.
Đoạn văn này có ý nói rồi Thiên Chúa của ông Minh sẽ phạt dân tộc Việt Nam giống như đã phạt thành Sodom, trừ ông Lý (cũng là vần L) và 2 người con gái, vì cả dân tộc Việt Nam không có được 10 người công chính… như ông Lot. Nhưng chuyện này không thể xẩy ra. Tại sao? Vì ngày nay các nhà nghiên cứu tôn giáo đã đồng thuận ở điểm là: Thiên Chúa của linh mục Đinh Xuân Minh chỉ là một nhân vật tưởng tượng, không phải là thần vật, của người Do Thái khi xưa để giải thích nguồn gốc vũ trụ và con người, một trong hàng trăm giải thích khác, tùy theo mỗi nền văn hóa, phù hợp với lịch sử của Do Thái, chứ chẳng liên quan gì đến các dân tộc khác, nhất là Việt Nam. Sự thật thật là hiển nhiên đã bày ra trước mắt xung quanh chúng ta, nhưng những người mù thuộc loại “không thấy mà tin” trong Công giáo thì không muốn chấp nhận điều này vì không hợp với những điều họ đã bị nhồi sọ từ nhỏ. Mặt khác, tôi đố linh mục Đinh Xuân Minh tìm ra được một người công chính trong Công giáo, từ giáo hoàng Benedict XVI trở xuống, trong khi 93% người dân Việt Nam Phi-Công giáo, không ít thì nhiều cũng đều là người công chính. Thật vậy, muốn biết tiêu chuẩn công chính của Công giáo chúng ta cần phải trở lại chuyện ông Lot, người công chính duy nhất ở thành Sodom mà Thiên Chúa chọn, làm gương mẫu công chính cho người Công giáo Việt Nam..
Chuyện ông Lot trong Thánh Kinh của linh mục Đinh Xuân Minh vui lắm, nhưng ông ta tuyệt đối không dám kể. Đây là một trong những thủ đoạn gian manh của giới linh mục, lọc lựa trích dẫn ngoài ngữ cảnh (out of context) Thánh Kinh để cho những mục đích thấp hèn thế tục của mình. Nếu ông ta không kể thì tôi đành phải thay ông ta kể chuyện này cho nó đầy đủ. Trong cuốn “God’s Problem” của Bart D. Ehrman, tác giả tóm tắt câu chuyện trong Sáng Thế 18 & 19 về ông Lot như sau, trang 66:
Abraham có người cháu tên là Lot, sống ở thành Sodom trong đó toàn là những người xấu, đồng giống luyến ái.. Thiên Chúa quyết định hủy diệt thành Sodom này; Abraham mặc cả với Thiên Chúa và Thiên Chúa ưng thuận là nếu trong thành chỉ có 10 người công chính thì Thiên Chúa sẽ tha không hủy diệt thành. Thiên Chúa ưng thuận vì Ngài thừa biết rằng trong thành không làm gì có đến 10 người công chính, chỉ có Lot là người công chính và vợ và 2 đứa con gái. [ In this back-and-forth with his chosen one (Lot), God has an Ace up his sleeve: he knows full well there aren’t ten righteous people in the city; just Lot, his wife, and two daughters] Và Thiên Chúa sai hai “Thiên sứ trả thù” [two avenging angels] đến thành Sodom, đến ở nhà Lot. Những người dân thuộc phái nam đến đòi Lot phải trao cho họ 2 người khách để họ “bề hội đồng” [The townfolk, demanding that he (Lot) release the strangers to them so that they can gang-rape them]. Lot không chịu trao các thiên sứ ra và đề nghị cùng dân thành: “Đây, tôi có 2 đứa con gái còn trinh, tôi trao cho các người muốn làm gì thì làm.” [offers his two virgin daughters instead] Nhưng nhờ có thiên sứ can thiệp nên 2 người con gái không can hệ gì. Hôm sau gia đình Lot rời khỏi thành, Thiên Chúa hủy diệt cả thành bằng lửa và diêm sinh. Vợ Lot không nghe lời dặn của thiên sứ là không được quay lại nhìn thành, quay lại nhìn nên Thiên Chúa giết bà ta bằng cách biến bà ta thành một cột muối. Theo Thánh Kinh thì cứ không vâng lời là bị phạt [On every level, disobedience brings punishment] (Bởi vậy gần đây, giáo hoàng Benedict XVI, với sự phụ họa của các “bề trên” Công giáo Việt Nam, lo cho con chiên bị phạt nên nhắc con chiên phải triệt để thi hành “đức vâng lời” [lẽ dĩ nhiên để duy trì quyền lợi thế tục])
Tác giả chỉ viết đến đây, nhưng chuyện tiếp theo còn hấp dẫn hơn nữa, hấp dẫn đến độ không có linh mục nào dám đọc hay giảng trong nhà thờ cho các con chiên. Muốn biết hấp dẫn như thế nào, thay vì đọc thẳng Thánh Kinh, chúng ta hãy đọc một đoạn vui vui trong bài “Thiên Chúa Giết Người” [The God Murders] của Gary DeVaney nói về 4 Phiên Tòa Xử Án Thiên Chúa của ông Đinh Xuân Minh, trong đó Công Tố Viên đưa ra hơn 170 trường hợp trong Thánh Kinh để lên án Thiên Chúa đã giết người bừa bãi. Trong phiên tòa thứ nhất có đoạn sau về chuyện Thiên Chúa hủy diệt thành Sodom:
[Sáng thế 19:1-26: Thiên Chúa phá hủy các thị trấn Sodom và Gomorrah. Ông ta giết tất cả dân trong đó, kể cả những trẻ con vô tội. Vợ của Lot quay lại nhìn cảnh tàn sát đó. Thiên Chúa giết luôn bà ta bằng cách biến bà ta thành một cột muối.
Tôi buộc tội Thiên Chúa về tội giết mọi người dân ở Sodom và Gomorrah trừ Lot và 2 người con gái.
Luật sư của bị cáo (Thiên Chúa): Phản đối! 2 con gái của Lot không liên quan gì đến chuyện này.
Quan Tòa: 2 con gái của Lot thì có dính dáng gì đến chuyện Thiên Chúa giết bất cứ người nào?
Công Tố viên: Thưa quan tòa. Lot, người được Thiên Chúa chọn vì là người đạo đức, công chính, đã làm cho hai con gái của mình có mang.
Luật sư: Phản đối! Chúng ta không muốn cho hội thẩm đoàn [jury] nghe chuyện này.
Quan tòa: Tòa cũng vậy. Chấp thuận. Hội thẩm đoàn sẽ bỏ đi chuyện 2 con gái của Lot.
[Genesis 19:1-26, God destroyed the cities of Sodom and Gomorrah. He murdered all the people, including all the innocent children. Lot’s wife turned to look at the carnage. God murdered her by turning her into a pillar of salt.
Prosecutor: I charge God with the murders of all the people of Sodom and Gomorrah except for Lot and his2 daughters.
Defense: Objection! Lot's 2 daughters are irrelevant!
The Judge asked: What relevancy does Lot's 2 daughters have to with God's murdering anybody?
Prosecutor: Your honor, Lot, God’s chosen by virtue, went on to impregnate his2 daughters.
Defense: Objection! We don't want the jury to know that.
Judge: Neither do I. Sustained. The jury will disregard Lot's 2 daughters. ]
Đó là quan niệm về người công chính được Chúa chọn trong Công Giáo. Nhưng vì là người Việt Nam, hay đúng hơn là người Mỹ gốc Việt, đã sống nhiều năm trong nền văn hóa đạo đức của Việt Nam, tôi xin hỏi ông linh mục Đinh Xuân Minh, giá trị chuyện ông Lot ở trong Thánh Kinh là ở chỗ nào mà ông đưa nó lên trên diễn đàn công cộng để so sánh thành Sodom với nước Việt Nam? Thì cứ cho là cả 2 triệu đảng viên CS đều là người xấu, nhưng ông quên mất 7 triệu người Công Giáo ở trong nước hay sao. Ông lo Thiên Chúa hủy diệt nước Việt Nam, vậy 7 triệu người Công giáo, già trẻ lớn bé, chạy đi đâu? Chạy sang Đức với ông có được không? Một linh mục mà viết ngu và sặc mùi phi dân tộc như vậy, thật đúng là một người máy chống Cộng, sản phẩm đặc thù của Vatican. Nhưng ông khỏi lo, vì tôi và tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, ít ra cũng là 93%, tin chắc rằng, người Việt Nam chúng tôi, kể cả những người Cộng sản, không có ai “công chính” [sic] như Lot, người Thiên Chúa chọn, dâng 2 đứa con gái còn trinh cho đám đông bề hội đồng, và làm cho 2 đứa con gái mang thai. Ông linh mục không có một ý thức nào về luân lý và đạo đức hay sao? Hay là ý thức về luân lý và đạo đức của người Công giáo là như vậy? Nếu thế thì ông chỉ nên giảng nó trong nhà thờ cho các con chiên, không nên làm nhơ bẩn đầu óc độc giả bằng những câu chuyện nhảm nhí như vậy.
Trong thời buổi này mà ông linh mục người máy chống Cộng Đinh Xuân Minh còn mang những chuyện độc ác, loạn luân nhảm nhí trong Thánh Kinh về ông Lot ra để mà nguyền rủa hù dọa dân tộc Việt Nam thì chúng ta phải hiểu rằng cái di sản của nền đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ nó đã ăn sâu vào xương tủy giới Công giáo Việt Nam như thế nào. Chúng ta nên nhớ, linh mục là Chúa thứ hai đấy, mà Chúa thứ hai đã như vậy thì các con chiên ngu ngơ ngờ nghệch ở dưới thì còn thảm hại như thế nào. Có người nói rằng, khi Công giáo vào đâu thì nó như một tế bào ung thư xâm nhập vào một cơ thể, nó sẽ lan ra mà rất khó chữa, trừ phi phải dùng tới những phương pháp mạnh như chạy “chemotherapy” hay cắt bỏ nó đi thì cơ thể may ra mới lành lại được. Hơi quá đáng vì có tính cách tổng quát hóa nhưng không phải là không có phần nào sự thực trong đó, xét đến lịch sử xâm nhập của Công giáo vào Việt Nam và những tác hại của Công giáo mang đến Việt Nam mà sử sách đã ghi rõ, và còn kéo dài cho tới ngày nay ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại..
Đọc bài của linh mục Đinh Xuân Minh chúng ta thấy rõ ràng đầy đủ những sắc thái mê tín cuồng tín và nói láo của Alexandre de Rhodes khi xưa trong cuốnHành Trình và Truyền Giáo [Xin đọc bài về cuốn này trên giaodiemonline .com và sachhiem.net]. Sự hiểu biết của ông linh mục, mù lòa tin bướng tin càn vào cuốn Thánh Kinh, vẫn ngưng đọng ở trình độ của các thừa sai ở thế kỷ 17. Chúng ta hãy thử đọc vài đoạn thuộc loại hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường trong Thánh Kinh mà ông linh mục đưa lên để đầu độc đầu óc con chiên của ông ta. Để mua vui cho độc giả, tôi sẽ phê bình sơ sơ những đoạn này.
- Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, khi môn đệ đang trong phòng đóng kín cửa. “Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần!” (Gioan 20, 22).
- Rồi mạnh mẽ hơn, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ Tông Đồ: “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một.” (2, 2-3).
- Hai cách mà Thiên Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ được ghi chép trong Kinh Thánh, đó là sự kiện: “thổi hơi” và “lửa xuống đầu người”
- Và quan trọng hơn nữa, đó là Chúa Thánh Thần đã BIẾN ĐỔI và THÁNH HÓA con người của họ, từ một người nhút nhát thành người cam đảm không sợ hãi, từ một người yếu đuối thành người dũng cảm. Đó là biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống. [Vậy thì những chiến sĩ ôm bom ba càng chống xe tăng của Pháp là những người mà Chúa Thánh Thần đã biến đổi và Thánh hóa họ?? Hay thật.]
- Nhờ qua bích tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, người Ky tô Hữu đã đón nhận được ân huệ cao qúi biết bao. Hồng ân lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại – đó là Chúa Thánh Thần. Nhờ Bí tích rửa tội làm cho chúng ta trở nên con cái của Chúa Cha, nên người anh em của Chúa Giêsu, trở nên thành phần của Giáo Hội. (1 Cor 12, 12-25) Ai lãnh bí tích Thêm sức đều ý thức thêm được điều này, đó là: Họ trở nên những “đền thờ của Chúa Thánh Thần”.
Bích tích thêm sức đúng ý nghĩa của nó: Ngài “thêm sức” cho chúng ta, thêm sức mạnh để minh chứng trong cuộc sống chúng ta, đế chúng ta đủ khả năng làm tròn bổn phận con Chúa trong sứ vụ của Ngài trao ban. (Rm 12, 1). Ngài “đổ trên đầu” chúng ta sức mạnh của Người và biến đổi chúng ta trở nên những chiến sĩ anh dũng của Chúa dấn thân cho Sự thật, cho Lẽ phải cho sự Công chính, cho Giá trị nhân phẩm con người.
Câu đầu tiên: “Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, khi môn đệ đang trong phòng đóng kín cửa. “Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần!” (Gioan 20, 22)” là một câu mô tả một chuyện có tính cách ma thuật hay ma quỷ. Thứ nhất, đây là chuyện Giê-su đã chết rồi và là cái hồn ma hiện vào một gian phòng đã đóng kín cửa, một chuyện mà ngày nay ai còn tin thì gõ vào trán họ chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng vang lờn. Thứ nhì, ngày nay không còn ai tin là thân xác Giê-su đã sống lại, và các nhà thần học đã phải giải thích lại đó chỉ là “sự sống lại của tâm linh” (spiritual resurrection), dựa vào một câu của Thánh Phao-Lồ (Paul): 1 Cổ-Linh 15: 50: “Thưa anh em. Tôi xin nói rõ thân thể bằng xương bằng thịt và máu không thể hưởng được nước Trời, vì thân thể hư nát không thể hưởng sự sống bất diệt.” [nghĩa là, thân xác Giê-su không thể lên nước thiên đường được]. Theo Paul thì chỉ khi nào đến ngày tận thế, khi kèn đồng thổi lên, thì thân xác mới sống lại. [1 Cổ-Linh 15: 51-52: I tell you a mystery: We shall not all sleep, but we shall all be changed – in a moment, in the twinkling of an eye, at the last trumpet. For the trumpet will sound, and the dead will be raised incorruptible, and we shall be changed.] Ông linh mục Đinh Xuân Minh tưởng độc giả ai cũng ngờ nghệch như đám con chiên của ông, không biết gì về cuốn Thánh Kinh, nên muốn viết sao cũng được, muốn bịp thế nảo cũng được hay sao? Thứ ba, trong hơi của cái hồn ma Giê-su có Chúa Thánh Thần hay sao? Nguyên thủy giáo hội gọi đó là Thánh Ma (Holy Ghost), về sau mới đổi thành Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần cho nó oai một chút, chứ trong thời đại mà con người thường tin vào ma quỷ thì đó chính là con Ma được Thánh hóa. Mặt khác, đọc Tân Ước chúng ta thấy mấy trường hợp con Ma Thánh xuống ngự vào Giê-su để hướng dẫn tâm linh Giê-su. Và tất cả những tín đồ Công Giáo trong người đều có con Ma Thánh sau khi đã bị rửa tội, thêm sức, và phong chức linh mục v..v… Ông linh mục Đinh Xuân Minh, sáng sớm giậy, thử thổi ra một hơi xem có con Ma Thánh trong đó không, và mùi của con Ma Thánh như thế nào?
Sau đây, tưởng chúng ta cũng nên tìm hiểu chút ít về cái gọi là những “bí tích” trong Công Giáo. Đó là những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng bí mật của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan, như sẽ được chứng minh trong phần sau đây.
Ví dụ, trong lễ "rửa tội", sau vài lời lẩm bẩm bằng tiếng La Tinh là linh mục có thể truyền cho quỷ Sa-tăng (Ca- Tô Giáo tin rằng bất cứ ai mà chưa rửa tội thì cũng có Sa-tăng nằm vùng trong người) ra khỏi một đứa trẻ sơ sinh chưa biết gì ngoài việc bú, ngủ, ị, tè v..v.., để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần vào ngự trong người đứa nhỏ; hoặc linh mục sờ tay vào tai đứa bé là có thể làm cho đứa bé mở tâm hồn ra để đón rước Chúa. Một ví dụ khác là trong lễ Ban Thánh Thể (Eucharist) tín đồ phải tin rằng, một cái bánh nhỏ làm bằng bột, sau khi được linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu Thánh hóa, cái bánh đó biến thành thân thịt đích thực của Chúa Giêsu, ăn vào sẽ được hiệp thông cùng Chúa. Những "bí tích" trong Ca-Tô Giáo đại loại như vậy cả, trong khi giáo hội vẫn dạy tín đồ, và tín đồ cũng tin như vậy, rằng Ca- Tô Giáo là một tôn giáo "Thiên khải" chân thật duy nhất, tuyệt đối không có chút mê tín dị đoan nào, không giống như những tôn giáo thấp kém mê tín dị đoan khác. Giáo hội đã nhồi vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng tất cả những gì giáo hội bày đặt ra và bắt tín đồ phải tin đều là thật, và đó là những "bí tích" hay "nhiệm tích", nghĩa là những tích bí mật và màu nhiệm do Chúa đặt ra, cho nên tín đồ chỉ việc tin, không cần hiểu. Khi trí tuệ nhân loại chưa mở mang thì những cái gọi là "bí tích" đó được tín đồ tin theo, không bàn cãi. Nhưng tiến hóa là một định luật của vũ trụ trong đó có con người, cho nên, với trình độ hiểu biết của con người ngày nay, những niềm tin mù quáng, vô căn cứ, hoang đường, phi lôgic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. vào những "bí tích" trong Ca-Tô Giáo không còn chỗ đứng nữa, ít ra là trong giới có học, trí thức và khoa học, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội.
Bí tích “rửa tội” là để rửa cái tội gì? Nguyên thủy đó là “tội tổ tông” mà mọi người trên thế gian, vì cái tội vi phạm luật Chúa của Adam và Eve nên đều bị Thiên Chúa trừng phạt. Rửa cái tội đó là để lấy lại sự hòa thuận với Thiên Chúa và do đó không bị Thiên Chúa trừng phạt. Trong Tân ước viết, Luke 3: 21: John the Baptist cũng đã rửa tội cho Giê-su [Now when all the people were baptized, it came to pass that Jesus also was baptized..”] Điều này chứng tỏ Giê-su không phải là Chúa, vẫn phải mang trên người tội tổ tông truyền từ bà mẹ Mary xuống. Nếu Giê-su là một ngôi Thiên Chúa thì không cần phải rửa tội. Công giáo ngụy biện rằng Giê-su là Thiên Chúa xuống làm người, nhưng đã mang thân người và cũng đã được rửa tội thì hiển nhiên là cái thân người đó đã mang tội tổ tông được truyền xuống từ cha mẹ, những người cũng đã mang tội tổ tông. Cho nên người ta đã phải bịa ra chuyện Chúa Thánh Thần làm cho bà Mary mang thai, một chuyện mà không ai có thể tin được trong thời đại này, trừ đám con chiên đã bị tẩy não và nhồi sọ từ nhỏ và tiếp tục bị nhồi sọ cho đến ngày nay.
Thật vậy, chính giáo hoàng John Paul II, trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác, đã phải công nhận thuyết Tiến Hóa. Ông ta phát biểu năm 1996:
Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.
(The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).
Giám mục Tân Giáo (Anglican) John Shelby Spong cũng đã viết trong cuốn Why Christianity Must Change or Die:
Thuyết Tiến Hóa làm cho Adam và Eve trở nên may nhất là những nhân vật theo truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ gì cho tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay vẫn còn những tiếng nói cất lên từ những miền hẻo lánh của thế giới để chống đối thuyết này. Những tiếng nói này sẽ không bao giờ thành công. Nhân loại rõ ràng là tiến hóa theo một quá trình trải dài từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm. Không làm gì có hai cha mẹ đầu tiên (nghĩa là Adam và Eve. TCN), và do đó cái hành động bất tuân lúc đầu của hai bậc cha mẹ đầu tiên không thể nào có ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Do đó cái huyền thoại về tội tổ tông đã bị một đòn khai tử, và cái câu chuyện vững chắc về sự cứu rỗi do những người bảo vệ Ki-tô giáo dựng lên qua nhiều thời đại đã bắt đầu chao đảo.
(The theory of evolution made Adam and Eve legendary at best. Evolution was not easy for the religious establishment to accept, and still voices are raised today in remote areas of the world to resit it. Those voices will never succeed. Human life clearly evolved over a four-and-a-half-to-five-billion-year process. There were no first parents, and so the primeval act of disobedience on the part of first parents could not possibly have affected the whole human race. The myth was thus dealt a blow, and the monolithic story of salvation built by Christian apologists over the age began to totter.)
Cũng vì những sự tiến bộ trí thức của nhân loại như vậy mà các vị lãnh đạo cao cấp nhất của Ki Tô Giáo đã phải chấp nhận, cho nên ngày nay Ki Tô Giáo đã diễn giải bí tích rửa tội là một hình thức kết nạp vào Hội Thánh. Nhưng chính sự giải thích này lại cho chúng ta thấy cái vô lý trong lễ “rửa tội” cho con nít, chưa biết gì ngoài việc bú, ngủ, ị, tè. Và rửa tội không phải là hình thức kết nạp như kết nạp đảng viên mà là một hình thức cưỡng bách những đứa trẻ chưa biết gì vào trong cái ngục tù tâm linh của Ki Tô Giáo. Bởi vậy mà ngay từ cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll, một tư tưởng gia vĩ đại nhất của nước Mỹ, có tượng kỷ niệm ở Periora, Illinois, đã đưa ra một nhận định như sau:
Công giáo La Mã thật sống lâu. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.
[Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.]
Linh mục xảo quyệt thì đã đành, thí dụ như chuyện ông Lot mà ông linh mục Đinh Xuân Minh viết ở trên, vì đó là nghề của họ, lùa con người vào đàn chiên của họ, nhưng quần chúng có ngu dốt thì mới mang đứa con mới sinh của mình đi rửa tội, trong khi chúng chẳng có tội gì mà cũng chẳng biết gì. Thật vậy, sáchGiáo Lý Công Giáo viết, trong lễ rửa tội, ông linh mục hỏi: “Con xin cái gì”thì người đỡ đầu cho đứa trẻ phải trả lời “Con xin đức tin” Đứa trẻ sơ sinh chưa biết nói, trí tuệ chưa phát triển, chưa có khả năng hiểu biết, được cha mẹ hay người đỡ đầu thay mặt nó, cưỡng bách nó phải xin đức tin (faith), mà đức tin là tin vào những gì không chắc chắn có thật, trong khi điều mà nó cần khi trưởng thành là lý trí, là trí tuệ để nhìn sự vật như chúng là như vậy. Đầu óc của đứa trẻ đã bị ô nhiễm ngay từ khi sơ sinh, vì đức tin là con đường đi tới mê tín. Chẳng trách là đa số tín đồ Công giáo khi lớn lên trở nên cuồng tín vì đầu óc đã bị uốn nắn và điều kiện hóa và thuần hóa để tin mà không cần biết, không cần hiểu, vào những điều phi lý ngay từ khi vừa mới chào đời. Ông linh mục còn hỏi: Đức tin sinh ích lợi gì cho con? Và người đỡ đầu trả lời: Sinh sự sống đời đời.
Sự sống đời đời trong Công Giáo đặt căn bản trên huyền thoại về "tội tổ tông", và tin vào quyền năng "cứu rỗi" của Giêsu, sự hiện hữu của một Thiên đường, nơi Chúa ngự. Nhưng trước những khám phá của khoa học, như chúng ta đã thấy, huyền thoại Adam và Eve về tội tổ tông nay đã không còn một giá trị trí thức nào, vì trái đất đã có tuổi ít ra là 4 tỷ rưỡi năm, con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây ít ra là cả vài trăm ngàn năm, chứ không phải mới được Thiên Chúa Ki Tô "sáng tạo" ra tức thời (điều mà John Paul II đã bác bỏ) cách đây khoảng 6000 năm như những lời "mạc khải" không thể sai lầm của Thiên Chúa được ghi lại trong Thánh Kinh. Và gần đây, Giáo hoàng Gion Pôn Hai đã tuyên bố là không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây. Do đó, sự sống đời đời trên thiên đường, cái bánh vẽ ở trên trời (A pie-in-the-sky = từ của Mục sư Ernie Bringas) của Giáo hội đưa ra, nay đã không còn ý nghĩa, dù vẫn còn vô cùng hấp dẫn đối với những tín đồ muốn lên thiên đường với một giá rất rẻ, chỉ cần xin đức tin với một linh mục.
Đã phê bình thì phê bình cho chót. Vậy thực ra, thực chất của bí tích rửa tội và thêm sức là gì? Ngày nay chúng ta đã có những tài liệu viết bởi các bậc lãnh đạo Ki Tô Giáo nhiều năm trong nghề.
Sau đây chúng ta hãy đọc linh Mục Joseph McCabe viết về lễ rửa tội. Linh mục McCabe đã làm lễ này cho tín đồ trong 25 năm. Sau cùng ông đã viết sách trình bày những điều ông nhận xét về Công Giáo La mã. Ông viết rất nhiều, về đủ mọi khía cạnh của Công Giáo. Ngoài ra, ông còn viết một bộ Sử Thế Giới, bộ Sử này đã được nhiều đại học Mỹ dùng làm sách giáo khoa trong nhiều năm. Đoạn sau đây là trích từ cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Công Giáo:
"Bí tích rửa tội là để cho các trẻ sơ sinh...vì một lý do rất nghiêm trọng. Mọi hậu duệ của Adam đều mang cái tội của Adam và phải chịu trừng phạt. Mới đầu người ta tin tưởng rằng, đàn ông, đàn bà, trẻ con nào không được nước rửa tội rửa sạch cái tội tổ tông đó đi thì sẽ bị đầy đọa trong hỏa ngục vĩnh viễn. Niềm tin này thật là quá đáng, ngay cả đối với con người trong thời Trung Cổ, và các nhà Thần học bèn sửa đổi... Ai không rửa tội thì không được lên Thiên đường, Giáo hội bám chặt vào điều này. Nhưng những đứa trẻ ngây thơ vô tội không phải xuống hỏa ngục. Chúng bị đầy vào một nơi u ám, cánh tay hiện đại nối dài của hỏa ngục, và có thể sung sướng ở đây, nhưng chúng không bao giờ được thấy "nhan thánh Chúa" hoặc gặp lại cha mẹ chúng.
Do đó, đứa trẻ được mang vội tới nhà thờ chiều ngày Chủ Nhật ngay sau khi sanh. Nếu nó bị cảm lạnh và chết thì cha mẹ không được than khóc. Nó đã đi thẳng lên thiên đường, nơi tuyệt đối không có tì vết nào...Tuy nhiên, ngày nay nước rửa tội đã được làm ấm, và rồi cái lễ kỳ quặc bắt đầu..."
Linh mục McCabe tả nghi thức rửa tội như sau, sau vài câu đối thoại khôi hài với người đỡ đầu đứa trẻ:
"Ông (linh mục) nhổ vào đầu ngón tay rồi bôi vội lên miệng và mắt đứa bé và nói "Ephetha". Ông ta cho ít muối vào miệng đứa bé; đương nhiên nó vùng vẫy chống lại và khóc lên. Ông ta nghiêm trọng ra lệnh - bằng tiếng La Tinh dở ẹt - cho bất cứ những con quỷ nào trong nó ra khỏi nó và đi đến - bọn Tin Lành hay bất cứ đâu. Rồi ông đổ ít nước, đã được trừ quỷ và ban phép lành rất kỹ, lên đầu đứa bé (phải hết sức cẩn thận đổ nước lên da đầu chứ không chỉ trên tóc, nếu không đứa bé sẽ không bao giờ được lên thiên đường); và rồi cái án phạt khủng khiếp treo trên đầu nó, vì một nhân vật hoang đường tên là Adam ăn một trái táo hoang đường trong một cái vườn hoang đường dưới triều Vua Khammurabi ở Babylon, đã được ân huệ (của Chúa) hủy bỏ."
Thật khó mà có thể thảo luận bí tích số 1 này một cách nghiêm túc. Nhổ nước bọt và quỷ, dầu thánh và nước thánh, đèn cầy thắp sáng và hộp thu tiền, đã đủ hoang đường rồi, nhưng cái nguyên lý chủ yếu của lễ rửa tội này thật là không thể chịu được. Ngay cả ý tưởng đọa đầy tương đối nhẹ những đứa trẻ không rửa tội (vào một nơi u ám, cánh tay nối dài của hỏa ngục như đã viết ở đoạn trên. TCN), với tất cả sự thích hợp với thời đại mới, cũng quá ngu xuẩn để có thể viết lên thành lời. Ngày nay có những học giả Gia Tô coi chuyện Adam và vườn Eden như là "một huyền thoại thích thú." Tuy vậy, bí tích này vẫn là giáo điều xác định rõ ràng và bắt buộc của giáo hội, rằng đứa trẻ nào sinh ra đời đều phải mang "cái tội của Adam", và phải trải qua những nghi thức kỳ lạ tôi đã mô tả."
[Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 64-65: The sacrament of baptism is for infants... For a very serious reason. Every child of Adam has incurred the sin of Adam, and must pay the penalty. At first it was drastically held that every man, woman, or child who had not this stain "washed away" in the waters of baptism would burn in hell for ever. That was too much even for medieval human nature, and the theologians made a compromise...The unbaptized cannot enter heaven. The Church sticks to that. But the innocent babes do not go to hell. They go into a sort of dim modern extension of the underworld, and may even be happy there; but they will never "see God", or see their parents again.
So the babe is rushed to the church on the first Sunday afternoon after its birth. If it caches a fatal cold, the parent must not grieve. It has gone straight to heaven, absolutely spotless. The church, and often the water, are, however, now warmed, and the weird ceremony proceeds...
You spit on your finger, and daub the babe's mouth and eyes, and say to it "Ephetha". You put some salt into its mouth; which it generally resents in the usual manner and tone. You talk very severely, in bad Latin, to whatever devils there may be in the pink morsel, and bid them to go - to Protestants or anywhere. Then you pour a shell of water, very highly exorcized and blessed, over its head (taking extreme care that it touches the skin, not merely the hair, or the babe will never go to heaven); and the dreadful sentence which overhung it, because a legendary being named Adam ate a legendary apple in a legendary garden in the reign of King Khammurabi of Babylon, is mercifully cancelled.
It is difficult to discuss sacrament No. 1 seriouly. Spittle and devils, holy oils and holy water, lighted candles and collecting boxes, are bad enough, but the essential principle of the thing is intolerable. Even the comparative damnation of the unbaptized, with "every modern convenience", is too stupid for words. There are Catholic scholars now who regard Adam and Eden as "a beautiful legend"...Yet it is still the emphatic and obligatory teaching of the Church that every child born shares "the sin of Adam". and must be put through the extraordinary performance I have described.)
Đó là Linh mục McCabe viết những điều trên năm 1942 chứ không phải là Trần Chung Ngọc viết. Ngày nay, có thể một số chi tiết trong những nghi thức rửa tội đã thay đổi, như được viết trong cuốn Giáo Lý Công Giáo. Nhưng tính chất mê tín, hoang đường và phi lý trong những nghi thức rửa tội mà giáo hội vẫn còn duy trì và bắt buộc tín đồ phải tin thì vẫn còn nguyên, và ông linh mục Đinh Xuân Minh, vào thế kỷ 21, vẫn mê hoặc đầu óc con chiên bằng cái “bí tích rửa tội”. Đây chính là điều đáng nói.
Cũng vì nhận rõ được tính chất hoang đường và lỗi thời của "bí tích rửa tội", của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su, mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong bí tích rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước thời -Darwin và một sự vô nghĩa sau thời -Darwin."
[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 98-99: We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized... A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.]
Ngoài ra, học giả Công Giáo Tô Henri Guillemin, trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn cũng nhận xét về Vatican và 2 bí tích chính trong Công giáo như sau:
"Ngày nay, người nào nói đến "Rô-Ma" là nói đến Vatican, đến Tòa Thánh, đến Giáo hội Công giáo trong trung tâm quyền lực của họ... Đối với những nhà tiên tri, Rô-Ma chính là biểu tượng của các thói xấu và những sự ô nhục, và Sách Khải Huyền trong Thánh Kinh đã biến thành phố của các vua La mã khi xưa [Rô-ma] thành con "quái vật có 7 đầu và 10 sừng", "con điếm nổi danh", "mẹ đẻ của những sự đồi bại "...
.. Cái giáo hội mà ngày nay đang suy sụp , bị ngự trị bởi một giáo hoàng thuộc thời Trung Cổ [John Paul II] và theo ý tôi, dù ông ta có thay đổi kỹ thuật (để lừa dối tín đồ) đi chăng nữa, cũng không thể làm gì được để ngăn chặn sự tàn lụi một cách dứt khoát và mau chóng trong thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới cái dạng thái Rô-Ma của nó, một giáo hội phải dùng đến ảo thuật để thực hiện hai "bí tích chính" của mình. Mới đầu, với một chút nước và vài câu đối thoại khôi hài, Giáo hội giật đứa trẻ sơ sinh ra khỏi móng vuốt của con quỷ giam cầm đứa trẻ trong cái "tội tổ tông" (tác giả muốn nói đến bí tích "rửa tội". TCN), rồi, bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN).
[Henri Guillemin, Malheureuse Église: Qui dit "Rome" aujourd'hui désigne le Vatican, le Saint-Siège, l'Église catholique dans son centre et son gouvernement... Rome, pour les prophètes, c'est le symbole même des vices et des infamies, et l'Apocalypse fait de la ville des Césars la "Bête" immonde, "aux sept têtes et dix cornes", la "prostituée fameuse", "la mère des abominations".
Cette Église, qui aujourd'hui s'effondre, est régie par un pontife de type médiéval qui, même s'il amendait sa technique, ne peut plus rien, à mon sens, pour empêcher de disparaitre, pratiquement et assez vite, au cours du troisième millénaire, du moins sous sa forme "romaine", une Église qui, pour ses deux "grands sacrements", recourt à la magie. Elle arrache d'abord, avec un peu d'eau et la comédie d'un dialogue, le nouveau-né aux griffes du Démon refermées sur lui par le "péché originel", puis, au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...]
Kết quả của bí tích rửa tội là gì? Sách sách Giáo Lý Công Giáo viết, trang 153:
"Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự."
Chúng ta hãy nhớ kỹ câu này. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu về bí tích thêm sức.
Sách Giáo Lý Công Giáo viết về bí tích thêm sức, trang 180-183, viện dẫn một đoạn trong Thánh Kinh như sau:
Khi hay tin dân xứ Samari đã đón nhận lời Chúa, thì các tông đồ ở Gia Liêm liền phái Phê-rô và Gioan tới. Các vị này liền xuống xứ Samari và cầu xin cho họ được đón nhận Chúa Thánh Thần. Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi. Khi ấy Phêrô và Gioan đặt tay lên đầu họ, thì họ liền được đón nhận Chúa Thánh Thần (Tông đồ Công vụ 8, 14-17)
rồi mô tả nghi thức làm phép thêm sức như sau:
Lúc bắt đầu cử hành nghi thức, Đức Giám Mục bưóc lên bàn thờ, đoạn quay mặt ra phía các kẻ chịu phép đang quỳ trước bàn thờ. Ngài giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Đoạn Đức Giám Mục đặt tay phải lên đầu mỗi người, và lấy dầu thánh vẽ hình thánh giá trên trán mỗi người mà đọc rằng: “Cha vẽ dấu thánh giá trên trán và xức dầu thánh cứu độ cho con, nhân danh cha và con và thánh thần.”..
Khi chịu phép thêm sức, Chúa Kitô ban Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trong tâm hồn ta.
Quý độc giả có thấy gì lạ trong đoạn giáo lý trên không? Tôi xin nói để chúng ta cùng biết rằng, sách Giáo Lý Công Giáo viết rõ trong bí tích “Rửa Tội” là, vị linh mục làm lễ đã năm lần bảy lượt làm phép đuổi Sa-Tăng ra khỏi đứa con nít, nhường chỗ cho đức Chúa Thánh Thần ngự vào, và sách Giáo Lý Công Giáocũng khẳng định là: "Khi chịu phép rửa tội rồi, ta được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tới ngự trong tâm hồn. Người giáo hữu trở nên đền thờ Chúa ngự.", câu mà tôi đã xin các độc giả nhớ kỹ ở trên
Nhưng đoạn mà sách Giáo Lý Công Giáo trích dẫn từ Thánh Kinh ở trên lại cho chúng ta biết vì lý do nào mà tín đồ phải chịu làm lễ Thêm Sức: “Bởi vì Chúa Thánh Thần chưa ngự xuống trong lòng một người nào cả; họ chỉ mới chịu phép rửa tội nhân danh Chúa Giêsu mà thôi.”
Điều này chứng tỏ là trong lễ rửa tội, Chúa Thánh Thần chưa tới ngự trong tín đồ. Kết luận? Những chuyện làm phép của giới linh mục trong lễ rửa tội là do giáo hội bày đặt ra để lừa dối đám tín đồ với mục đích chính là tạo những quyền lực thần thánh giả tưởng cho giới chăn chiên. Còn nữa, đoạn mô tả nghi thức làm lễ Thêm Sức viết: Ngài (đức Giám Mục) giơ hai tay trên đầu họ để cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống tâm hồn họ. Như vậy là trong tâm hồn của đứa trẻ đã rửa tội không hề có Chúa Thánh Thần nên đến khi mười lăm, mười sáu tuổi, lúc làm lễ Thêm Sức, nó mới được đức Giám Mục cầu xin đức Chúa Thánh Thần xuống ngự trong tâm hồn nó. Vậy, lễ Rửa Tội hoàn toàn vô ích, và những điều giáo hội dạy về lễ rửa tội là không thực. Nếu lễ Rửa Tội đã là vô ích, thì có gì bảo đảm là lễ Thêm Sức có ích, và có gì bảo đảm là Chúa Thánh Thần chịu nghe theo lời sai khiến của ông giám mục xuống ngự trong tâm hồn đứa trẻ? Không có gì bảo đảm cả, trái lại, đó cũng chỉ là một luận điệu thần học lừa dối những đầu óc thấp kém, vì chúng ta cũng đã biết trong nghi thức truyền chức linh mục, khi mà đứa trẻ, sau khi chịu lễ rửa tội, rồi lễ thêm sức, lớn lên muốn làm linh mục, thì lại có cảnh “đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi người sắp được phong làm linh mục và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ.”Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng là trong lễ rửa tội và lễ thêm sức, Chúa Thánh Thần không hề nghe lời sai khiến của ông Giám mục xuống ngự trong những đứa con nít và những đứa trẻ đến tuổi dậy thì. Giả thử chúng ta tin vào cái chuyện hoang đường là có Chúa Thánh Thần thật và Người xuống ngự trong những tín đồ thật, thi hành lệnh “cầu xin” của các ông giám mục hay linh mục, trong những lễ tiết như rửa tội, thêm sức, và truyền chức linh mục, thì những điều tôi vừa trình bày ở trên đã chứng tỏ rằng sau mỗi lễ tiết, Chúa Thánh Thần lại bỏ các tín đồ đi chơi chỗ khác, thăm người tình cũ là Mary chẳng hạn, đến khi cần thì lại được mấy ông giám mục, linh mục gọi về. Về trong vài phút rồi lại bỏ đi. Cuối cùng, trong người tín đồ cũng chẳng bao giờ có Chúa Thánh Thần ngự cả. Đây là điều hiển nhiên nhất.
Linh mục Joseph McCabe đã nhận ra sự hoang đường trong nhiệm tích Thêm Sức nên đã viết trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội Ca-Tô như sau:
Bí tích “Thêm Sức” tiến hành theo cái lý thuyết đáng kính phục là khi đứa trẻ đến, hoặc gần đến, tuổi dậy thì nó cần phải được thêm sức. Có vẻ như là chúng ta kêu ca một cách khiếm nhã, nhưng chúng ta thật lấy làm ngạc nhiên tại sao đấng Toàn Năng lại chỉ ban cái sức này qua trung gian của một ông Giám Mục, và như là một phần của một lễ tiết rất cổ lỗ và hoàn toàn không thể hiểu được - đối với đứa trẻ?.. Lẽ dĩ nhiên, “bí tích” chỉ là một phần của hệ thống nhằm nâng cao giới linh mục, tạo cho họ những sự lợi ích to lớn trên đám tín đồ thông thường.
[Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 69-70: The sacrament of “confirmation” proceeds on the admirable theory that when young folk attain, or approach, the age of puberty they need “confirming” - that is to say, strengthening. It may seem ungracious to cavil, but one wonders why the Almighty grants this stregth only through a bishop, and as part of a very antique and - to the young folk - totally unintelligible ritual. The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd.]
Mục đích chính của việc bày đặt ra các bí tích đúng là như vậy. Chẳng qua chỉ để đưa giới chăn chiên lên một địa vị tự phong, thay thánh, thay thần, thay Chúa, rồi dựa vào đó để mà thống trị đám tín đồ thông thường ngờ nghệch, dùng Chúa, dùng thánh, dùng thần làm cái bung xung để bất cứ trong trường hợp nào cũng có thể đưa Chúa ra làm cái bình phong chống đỡ cho những hành động phi thánh, phi thần, rất thế tục, đượm nhiều màu sắc mê tín của những người có nhiệm vụ “chăn dắt” con chiên.
Linh mục Georges Las Vergnas có bàn về các bí tích trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma trong cuốn Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Rô-Ma. Sau đây là một đoạn điển hình:
Điều quan trọng là phải đọc đúng, không được sai lầm. Một linh mục có thể đọc lên công thức thuộc loại bí tích này mà không cần hiểu nó, và ngay cả không cần phải tin nó, nhưng để cho ảo thuật vận hành, ông ta phải làm cái gì mà giáo hội làm. Tuy nhiên, nếu ông ta nói sai một chữ thì bí tích sẽ không có tác dụng gì cả. Theo nguyên tắc, cái tinh thần của câu “Vừng ơi! Hãy mở cửa đi” (Las Vergnas ví những câu làm phép của giới linh mục với câu phù phép trong chuyện “A-li-ba-ba và những tên ăn trộm, ăn cướp.” TCN) không hề thay đổi.
Những bí tích không những chỉ vô lý mà còn có tính cách phỉ báng. Rabelais đã chẳng nói: Tôi gọi đó là “nhạo báng Thần”.
Tôi còn cho rằng tất cả “lòng mộ đạo” Công giáo chỉ là tập hợp những trò lừa bịp và cách thức để biến đổi linh mục thành một tên “lang băm” và tín đồ thành kẻ đần độn.
Linh mục biết rõ sự đần độn của con người là vô tận: họ khai thác điểm này.
[Georges Las Vergnas, Pourquoi J’ai Quitté L’Église Romaine, p. 51: Ce qui importe, c’est de prononcer sans erreur. Un prêtre peut dire la formule sacramentelle sans la comprendre, et même sans y croire, mais pour que la magie opère, it doit vouloir faire ce que fait l’Eglise. Mais s’il change une syllable rien ne va plus. Le “Sesame ouvre-toi” est, en principle, invariable..
Les sacrements ne sont pas seulement absurdes mais blasphématoires; j’appelle ca “moque-Dieu” dirait Rabelais.
J’en dis d’ailleurs autant de toute la “piété” catholique, assemblage de trucs et de recettes qui transforment le prêtre en charlatan et le fidèle en imbécile..
Le prêtre sait que la bêtise humaine est inepuisable: il en profite. ]
Hiển nhiên là linh mục Đinh Xuân Minh đã khai thác tối đa điểm này, cho nên ngày nay mà vẫn mang những điều không tưởng ra mà mê hoặc con chiên. Độc giả nào muốn tìm hiểu thực chất của các bí tích trong Công Giáo, xin hãy đọc Chương III trong cuốn Đức Tin Công Giáo, có trên trang nhà sachhiem.net.
Trước những tài liệu nêu trên của linh mục McCabe, của Giám mục Spong, của linh mục Las Vergnas và của học giả Công giáo Henri Guillemin, và trước bản văn mô tả nghi thức rửa tội trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam, các tín đồ Công giáo Việt Nam ngày nay đứng trước một vấn đề nan giải, vì họ chỉ có thể chấp nhận một trong hai điều sau đây, chứ không thể chấp nhận cùng lúc cả hai. Hai điều này có tính cách loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có điều này thì không thể có điều kia.
Một là tin vào hiệu năng của bí tích rửa tội qua quyền phép ảo thuật của linh mục hay giám mục mô tả trong nghi thức rửa tội. Vậy thì tất cả những tội lỗi của Công Giáo đối với nhân loại là tội của Chúa Ba Ngôi, vì sau khi rửa tội, Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần đã thay SaTăng tới ngự trong tâm hồn của các tín hữu Công giáo. Người giáo hữu đã trở nên đền thờ nơi Chúa ngự. Những hành động của các tín đồ Công giáo, do đó, đều không phải là do Sa Tăng có quyền khuấy khuất, vì Sa Tăng đâu có còn trong người nữa, mà chính là do sự hướng dẫn tâm linh của Chúa Thánh Thần. Vả chăng, giáo hội thường dạy các con chiên: Giáo hoàng là do sự mạc khải linh ứng của Chúa Thánh Thần cho các hồng y trong việc tuyển lựa giáo hoàng, giáo hoàng được Chúa Thánh Thần chỉ đạo, không thể sai lầm về đức tin hay đạo đức, và giáo hội là nhiệm thể của Chúa Ki Tô cho nên không thể sai lầm. Nhưng nay giáo hoàng đã chính thức xưng thú 7 núi tội lỗi mà giáo hội đã phạm đối với nhân loại và xin được tha thứ. Và chúng ta cũng đã biết đạo đức của một số Giáo hoàng trong lịch sử giáo hội và ngày nay là như thế nào. Vậy, đúng ra điều này phải được giải thích là chính Chúa Thánh Thần ngự trong các giáo hoàng, trong các tín đồ Ca-Tô, trong giáo hội, đã là nguồn gốc của mọi tội lỗi mà giáo hội cũng như những cá nhân trong giáo hội gây ra.
Hai là tin rằng tất cả những tội lỗi của giáo hội Ca- Tô đối với nhân loại không phải do Chúa chủ mưu, mà chính là do Sa Tăng khuấy khuất. Điều này đưa đến sự vô hiệu của bí tích rửa tội cũng như mọi bí tích khác mà trong đó Chúa Thánh Thần được gọi đến để can dự vào. Quyền năng đuổi bỏ Sa Tăng của linh mục là quyền giả tạo, vì đã năm lần bảy lượt đuổi Sa Tăng ra khỏi đứa trẻ để nhường chỗ cho Chúa Thánh Thần mà sau cùng Chúa Thánh Thần vẫn bị đánh bạt ra khỏi người đứa trẻ. Nói tóm lại, dù trong lễ rửa tội, hay trong bí tích thêm sức, hay ngay cả trong bí tích truyền chức linh mục v..v.. , các giám mục, linh mục đã làm đủ mọi cách, sử dụng mọi quyền phép Chúa ban cho, theo như những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất là để ngự trị đám tín đồ thấp kém, tội tổ tông vẫn không rửa được, Chúa vẫn thua Sa Tăng, đứa trẻ khi lớn lên vẫn không đủ sức chống nổi Sa Tăng, dù đã được “thêm sức”, tâm hồn người đã rửa tội và được thêm sức vẫn không có Chúa ngự, linh mục vẫn làm bậy. Những ân sủng mà linh mục thay Chúa ban cho người chịu phép rửa tội chỉ là những bánh vẽ ở trên trời, và lẽ dĩ nhiên, chẳng làm gì có sự sống đời đời, cứu cánh chung cùng của "bí tích" rửa tội, như các ông linh mục thường hứa hẹn khi làm lễ.
Qua sự phân tích 2 bí tích rửa tội và thêm sức ở trên, chúng ta đã thấy tất cả những sự lừa dối của giáo hội trong sách lược ngu dân, mê hoặc tín đồ bằng những điều hoang đường, phi lý, phi lô-gic, phản khoa học, mâu thuẫn v..v.. mà con người trong đời sống hiện đại, với những kiến thức của nhân loại ngày nay, không thể nào chấp nhận được. Tất cả các bí tích của Công Giáo đều có mặt Thánh Linh hay Chúa Thánh Thần trong đó. Chúa Thánh Thần đã biến thành công cụ của các giám mục, linh mục v..v.., vì các ông này muốn sai Chúa Thánh Thần đi đâu là Chúa Thánh Thần phải đi đó. Trong lễ rửa tội, linh mục sai Chúa Thánh Thần xuống ngự trong đứa bé còn đang khóc oe oe, nhưng rồi Chúa Thánh Thần lại bỏ đứa bé đi đâu mất, rồi lại gọi Chúa Thánh Thần xuống ngự lại trong trong lễ thêm sức, và nếu lớn lên nó có nghe ơn kêu gọi chọn nghề linh mục thì trong lễ truyền chức linh mục, ông giám mục lại phải sai Chúa Thánh Thần xuống ngự lại trong người nó. Họ nói là cầu xin, nhưng cầu xin cái gì được cái nấy, nghĩa là đấng mà họ cầu xin bắt buộc phải chấp thuận và thi hành lời cầu xin thì đó chẳng qua chỉ là một một hình thức sai khiến.
Vậy các “tiến sĩ Thần học” trong giáo hội giải thích làm sao về cái lịch sử chứa 7 núi tội ác của giáo hội mà giáo hoàng cùng “tòa thánh” vừa mới xưng thú, trong đó có các tội ác của tập thể Công giáo, của nhiều cá nhân giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, cho tới con chiên? Có cách nào giải thích ngoài điều chấp nhận những tội ác này là do hoạt động của Chúa Thánh Thần đổ ơn xuống tràn đầy để thánh hóa giáo hội? Nếu không chấp nhận điều này thì phải chấp nhận là chẳng làm gì có Chúa Thánh Thần “hằng ở cùng giáo hội”và “soi sáng cho giáo hội” hay “thánh hóa giáo hội” hay là “đền thờ trong đầu óc giáo dân”. Tất cả những luận điệu thần học mà giáo hội đưa ra chỉ là sản phẩm của một số người rất thế tục với mưu đồ thống trị đầu óc con người đằng sau cái chiêu bài thần thánh, khai thác sự yếu kém tâm linh của quần chúng thông thường.
Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần Học Uta Ranke-Heinemann đã nhận ra những điều hoang đường về vai trò của Chúa Thánh Thần ngự trong giáo hội cùng hiện diện trong các “bí tích” và viết:
Nhưng Chúa Thánh Thần này không phải là cái Tâm Linh để ngự trong giáo hội hay cá nhân, vì nó muốn lưu chuyển tới đâu thì tới, chứ không phải là tới chỗ mà giáo hội hay bất cứ cá nhân nào muốn nó phải tới. Do đó, chúng ta có thể cho rằng, giáo hội chỉ là một sản phẩm của cái tâm linh của chính mình.
[Uta Ranke-Heineman, Putting Away Childish Things, p. 212: But this Spirit is no Spirit to be possessed, because it blows where it wills and not where the Church or anyone else wants it to. We can assume, therefore, that the Church is merely a product of its own spirit.]
Tôi nghĩ rằng bài đã dài, tôi có thể ngừng ở đây được rồi tuy tôi còn rất nhiều điều muốn viết. Thay lời kết, có lẽ mấy câu thơ sau đây của nhà đại văn hào Pháp Victor Hugo trong thế kỷ 19 vẫn còn thích hợp:
Ngày nay, người dẫn dắt đàn chiên của Ngài trong bóng tối
Không phải là kẻ chăn chiên, mà là tên đồ tể đó, Chúa ạ!
(Ce qui mène aujourd’hui votre troupeau dans l’ombre
Ce n’est pas le berger, c’est le boucher, Seigneur!)
Victor Hugo, Les Châtiments, liv. 1, 2
Phản Quốc Thời Toàn Cầu Hóa
Thiên Lôi
...Bầy chiên da vàng trong và ngoài nước Việt vì thế đã nhận được ngân quỉ tài trợ từ đủ loại nguồn chìm và nổi để phá rối và khuynh loát đất nước liên tục. Mỹ đã không che giấu các “phân” (funds) này như The National Endowment for Democracy (viết tắt NED), nằm trong tài khoản của USAID và là một bộ phận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hay The International Republican Institute (IRI) đã nhận khoản 1 triệu 2 đô-la từ NED trong năm 2009 để phá hoại nội bộ các nước kém thân thiện với Mỹ... (TL)
I. Ôn Cố:
Trong sử Việt có hai nhân vật vương tôn công tử luôn được nêu danh là tội đồ phản quốc một cách ô nhục, lưu xú nghìn thu. Đó là:
1) Trần Ích Tắc (1254-1329).
Ông là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông, tước hiệu là Chiêu Quốc Vương. Lúc nhỏ đã có ý tranh đoạt ngôi vua của anh trưởng là Thánh Tông. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn cầu xin quân Nguyên gởi quân xâm lược nước Nam để giúp y lên làm vua.
Năm 1285, khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Ích Tắc lại đem cả gia đình ra hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc đành sống lưu vong ở Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc) và chết ở đấy lúc 76 tuổi.
Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần, có ý chê y hèn nhát như đàn bà vậy…
2) Lê Chiêu Thống (1765-1793)
Làm vua được 3 năm từ 1786 – 1789. Năm 1771, lúc 6 tuổi mang tên là Lê Duy Kỳ đã bị chúa Trịnh Sâm giam trong ngục Đề Lãnh cùng với chú và hai em cho mãi đến 17 tuổi mới được thả ra khi Trịnh Khải kế vị cha xưng là Trịnh Tông.
Tình hình chính trường vua Lê chúa Trịnh ở ngoài Bắc càng lúc càng hổn loạn đổ nát, nên năm 1786, Nguyễn Huệ theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh, vốn bỏ Trịnh theo Tây Sơn, lấy chiêu bài phù Lê diệt Trịnh đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Tông. Quyền bính khi đó ở cả trong tay Nguyễn Huệ. Vua Hiển Tông bấy giờ đã 70 tuổi phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên soái phù chính dực vận Uy Quốc Công, còn gả con gái thứ 21 là công chúa Lê Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Không bao lâu sau vua Hiển Tông mất, công chúa Ngọc Hân muốn Nguyễn Huệ lập anh mình là Lê Duy Cận kế vị, nhưng tông thất nhà Lê lại làm áp lực xin lập Lê Duy Kỳ lên ngôi lấy hiệu là Chiêu Thống.
Tuy vậy , nội tình ở nước ta lúc bấy giờ vẫn còn xáo trộn mất hết kỷ cương. Ở Trung bộ thì xảy ra sự tương tàn giữa anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Trong Nam, Nguyễn Ánh trong thế tuyệt vọng do sự truy sát của quân Tây Sơn đã cầu viện từ các cố đạo tây phương và quân Xiêm La. Ngoài Bắc thì Nguyễn Hữu Chỉnh sau khi diệt được dư đảng họ Trịnh là Trịnh Bồng vào năm 1786, lại muốn chuyên quyền phản Tây Sơn.
Năm 1787, Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm ra dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, xong Nhậm lại trở mặt hùng cứ phương Bắc. Năm 1788 Nguyễn Huệ tức tốc mang quân ra Bắc lần thứ hai diệt được Vũ Văn Nhậm rồi giao cho Lê Duy Cận làm giám quốc coi việc thờ cúng tôn miếu nhà Lê; xong rút về Phú Xuân lo việc tiêu diệt Nguyễn Ánh và bình định miền Nam.
Khi Vũ Văn Nhậm tảo thanh Nguyễn Hữu Chỉnh thì vua Lê Chiêu Thống đã theo lời Chỉnh chạy lên Kinh Bắc, và khi tình hình nguy khốn đã nhờ thái hậu và đứa con trai của vua Chiêu Thống qua cửa ải Thủy Khẩu gặp Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cầu xin cứu viện.
Nhà Thanh nhân dịp này định thôn tính An Nam. Năm Mậu Thân (1788), quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy mang 29 vạn quân và dân công vượt ải Nam Quan đưa Chiêu Thống về Thăng Long và phong làm An Nam quốc vương.
Trong khi Nguyễn Huệ đang chuẩn bị tiến vào Nam thì nghe tin quân Thanh đã xâm phạm bờ cõi nước Nam. Tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ liền xưng đế hiệu là Quang Trung để được chính danh kéo 10 vạn quân ra Bắc Hà, chỉ một trận quét sạch 29 vạn quân Thanh. Chiêu Thống lại phải chạy theo bại quân nhà Thanh sang Trung Quốc. Chiêu Thống vẫn chưa thôi mộng phục quốc, lại tiếp tục xin Càn Long cho quân cứu viện; nhưng Nhà Thanh thấy tình thế không lợi nên lờ đi và phong Quang Trung Nguyễn Huệ là An Nam quốc vương và nhận tiếp sứ của nhà Tây Sơn.
Trên bước đường lưu vong, năm 1792 con trai chết, năm sau Chiêu Thống thất vọng và chán nản, lâm bệnh rồi qua đời tại Yên Kinh.
Các tác giả trong tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí viết:
"Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?"
Lê Chiêu Thống đã sang cầu viện Thanh triều đem quân sang đánh Nhà Tây Sơn với hy vọng được trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông đã bị các nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi bán nước, "cõng rắn cắn gà nhà".
Đó là vào thời phong kiến, quan hệ địa lý chính trị còn đơn giản và do nhãn quan thế giới bị giới hạn, vua chúa Việt Nam mỗi khi gặp nguy cơ mất ngôi luôn nghĩ đến Thiên triều Trung Quốc mà cầu viện. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi gia tộc riêng mà quên họa mất nước luôn theo sau hành vi nông nổi “rước voi về giầy mả tổ” của mình.
Đời sống và đạo lý xã hội còn thuần nhất nên việc phán xét công tội cũng dứt khoát phân minh. Việc làm phản quốc của kẻ có vị trí càng cao thì tội càng nặng. Nhưng mấy ai học được các bài học lịch sử ấy? Vì vậy ta luôn quen nghe câu nói “Lịch sử chỉ là một sự lập lại”.
II. Thời Đại Mới:
Sau khi Hoàng đế Quang Trung bị đột tử năm 1792 tại Phú Xuân thì Nguyễn Ánh mới có cơ hội giành được ngôi vua vào năm 1802 với sự trợ giúp cật lực của ngoại bang tây phương, mở đầu cho triều Nhà Nguyễn kéo dài gần 150 năm, nhưng hết 60 năm đất nước lại bị thực dân Pháp đô hộ.
Bọn tây phương bấy giờ đang trên đường xâm chiếm các nước nhược tiểu làm thuộc địa và cướp bóc tài nguyên, đã xử dụng một vũ khí mới vô cùng lợi hại trong việc xâm lăng. Đó là đạo Ki-tô; mà riêng vùng Viễn Đông châu Á lúc bấy giờ Ca-Tô Rô-Ma là đội quân xung kích.
Những đặc điểm của kế sách này:
1) Bọn thế lực thực dân hợp tác chặc chẻ với Vatican gởi bọn cố đạo gián điệp vào nước người trước dưới vỏ bọc “truyền giáo”. Trước tiên là theo các tàu buôn ‘vô tội’ để mở rộng giao thương; và khi tình thế cho phép thì hướng dẫn cho tàu chiến vào đánh phá.
2) Trước tinh thần hiếu hòa của dân bản địa, bọn cố đạo chuẩn bị mặt trận tâm lý chiến, tuyên truyền về một chủ thuyết đạo đời xa lạ; qua đó tẩy não quần chúng tân tòng nghèo đói thất học tin vào một quyền năng hoang tưởng như Chúa Cứu Thế ở Âu Tây có giá trị cao hơn Nhà Nước bản địa.
3) Trong khi bọn cố đạo này phục tòng triệt để quyền uy vua chúa của các thế lực tây phương; chúng lại xúi giục giáo dân bản địa xem thường phép nước, quay lung lại với dân tộc mình, phá bỏ những tín ngưỡng truyền thống, xem thường thách thức nhà cầm quyền và sẳn sàng tiếp tay cho quân xâm lược khi chúng ra lệnh.
4) Từng bước xây dựng những căn cứ gọi là xóm đạo, xứ đạo để yểm trợ quân cướp nước và đối kháng với Nhà Nước bản địa, cốt làm suy yếu tiềm năng đoàn kết dân tộc và giúp vào việc mất nước được nhanh chóng hơn.
5) Điều nguy hiểm nhất của chủ thuyết kết hợp đạo đời này là sự nô lệ ngoại bang về tinh thần. Khi Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống cầu viện các hoàng đế Trung Hoa; họ chỉ tin vào một phạm trù nhân văn nhất thời. Nhưng một khi Vatican và bọn cố đạo tẩy não quần chúng bần cùng về quyền năng Thiên Chúa (mà thực chất là nằm trong tay các quyền lực của tây phương) thì họ đã phá bỏ lý luận chính trị thông thường và nâng thành một đức tin mê tín hoang đường không tranh cải được, nhưng lại có hiệu quả lâu dài khó dễ gột rửa nhanh chóng.
6) Trong khi nền tín ngưỡng Tam giáo và đạo lý truyền thống của dân tộc qua mấy ngàn năm chỉ phục vụ cho xã hội được thuần hóa đạo đức. Giòng tín ngưỡng ấy luôn luân lưu qua các triều đại một cách hài hòa và không hề đối kháng Nhà Nước để tranh giành quyền lực. Trái lại với tín ngưỡng xa lạ mới từ tây phương thì con chiên luôn được xúi giục manh động phản quốc để áp đặt cho kỳ được tôn giáo mới lên guồng máy Nhà Nước hầu dễ phục vụ cho quyền lợi của tây phương.
7) Giáo dân phản quốc không thấy mình có mặc cảm phản quốc; vì được truyền dạy rằng tiếp tay để tây phương sớm đô hộ dân tộc là một hành vi thánh thiện, là việc đạo, là thể hiện đức vâng lời tuân lệnh giáo hoàng mà rao giảng Tin Lành đến với mọi người đồng chủng, và sẳn sàng tử vì đạo nếu bị chống báng ngăn cản.
Vì vậy có kẻ chăn chiên như Hoàng Quỳnh đã từng hãnh diện tuyến bố “thà mất nước chứ không thà mất chúa!” vì quá tin tưởng vào một ông Chúa ở trên trời … phương Tây, thì thử hỏi những đầu óc con chiên ngu dại làm sao mà sáng suốt hơn được. Vì thế sự cuồng tín, cuồng đạo còn nguy hiễm hơn là cuồng vĩ.
III. Thời Đại Mới Hơn:
Khi thực dân cũ đô hộ nước ta, cùng với Vatican chúng đã hạ quyết tâm cải đạo cho kỳ được một ông vua bằng mọi phương cách; nhưng tiếc thay một Bảo Đại được nuôi dưỡng ở mẫu quốc xa rời tổ quốc khá lâu vẫn không làm thay đổi được cục diện.
Thời thế biến chuyển đã làm cho Pháp suy nhược và Mỹ thay thế vai trò thực dân mới, tiếp tục hợp tác với Vatican vì kỳ vọng vào bầy chiên bản xứ trung thành hầu lật được thế cờ. Vì thế vào năm 1954 đất nước bị bọn tây phương cấu kết chia đôi mà dân tộc Việt không hề được hỏi ý kiến hoặc trưng cầu.
Quan Toàn Quyền Pháp (JeanDecoux) và vợ ở Hà Nội
được các cấp bậc con chiên đón tiếp trọng thể
Vatican và Âu Mỹ cho dựng hai chế độ Ca-tô Diệm Thiệu ở miền Nam bất kể nguyện vọng của dân chúng để kéo đất nước vào cuộc chiến thảm thương vô vọng thêm 20 năm nữa mới chịu buông tay vào năm 1975.
Cũng vì luôn dựa dẫm vào quyền năng của Chúa trên trời và Chúa dưới đất ở Vatican; cộng thêm vào viện trợ và vũ khí của Âu Mỹ mà mấy thế kỷ qua đám chăn chiên lẫn con chiên bản xứ từ một thành phần thấp kém trong xã hội ở buổi ban đầu váo thế kỷ 16, 17 bỗng cảm thấy vụt chốc vươn lên thành anh khổng lồ Goliath trong Thánh Kinh, hoặc tựa như chó berger cậy hơi chủ tây đầm, hung hản coi Chúa luôn ở cạnh mình mà xem trời bằng vung, bộc lộ thái độ ngạo mạn khinh thường dân tộc.
Mọi việc trái với đạo lý của dân tộc, nhưng một khi được các kẻ chăn chiên tha tội nhân danh Chúa ở trên trời là xong, lương tâm không còn bị cắn rức nữa và cứ thế mà tiếp tục tiếp tay cho ngoại bang không ngần ngại.
Than ôi! thời oanh liệt qua đã gần 40 năm rồi, nhưng vì Vatican và Âu Mỹ vẫn còn hét ra lửa mữa ra khói trên vũ đài thế giới nên bầy chiên vẫn chứng nào tật nấy. Mới hoàn hồn chưa được bao lâu vì chủ bỏ chạy không kịp “di cư” toàn thể bầy chiên Việt đến “xứ tự do Vatican”, nay lại móc nối nhau trong ngoài lại mưu toan phản quốc thêm lần nữa.
IV. Cuộc Chiến Văn Hóa:
Ngày nay với các tiến bộ thông tin nhanh chóng, với vũ khí càng tối tân Âu Mỹ vẫn không từ bỏ các cuộc “thánh chiến” (crusades) vào các vùng có nền văn hóa phi Ki-tô. Khi xua quân Mỹ vào Iraq, TT. Bush con đã tuyên bố một câu trắng trợn “Đây là một cuộc chiến tranh văn hóa giữa Christian và Muslim.” Câu này đã bộc lộ tâm cảnh của các đầu óc thực dân xưa nay của Âu Mỹ, ngày nào chưa thống trị được nhân loại thì ngày ấy chiến tranh chưa thể chấm dứt.
Bầy chiên da vàng trong và ngoài nước Việt vì thế đã nhận được ngân quỉ tài trợ từ đủ loại nguồn chìm và nổi để phá rối và khuynh loát đất nước liên tục. Mỹ đã không che giấu các “phân” (funds) này như
The National Endowment for Democracy (viết tắt NED), nằm trong tài khoản của USAID và là một bộ phận của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hay The International Republican Institute (IRI) đã nhận khoản 1 triệu 2 đô-la từ NED trong năm 2009 để phá hoại nội bộ các nước kém thân thiện với Mỹ. Xem thêm ở:
http://en.wikipedia.org/wiki/National_Endowment_for_Democracy
Điều đáng để ý ở đây là trong các chương trình hoạt động quấy rối nhận tiền của NED có:
- Journal of Democracy,
- the World Movement for Democracy,
- the International Forum for Democratic Studies,
- the Reagan-Fascell Fellowship Program,
- the Network of Democracy Research Institutes, và
- the Center for International Media Assistance.
Do đó mà các loại báo … hại, giấy và mạng của các nhóm gọi là đấu tranh cho Dân chủ, Tự do tôn giáo và Nhân quyền vv… của bầy chiên vàng trên thế giới, trong đó kể cả các đài công ty làm văn nghệ giải trí, các đài VOA, BBC, RFA vv… đều đua nhau xin “phân” của Mỹ để sống qua ngày. Các chiêu bài trên chỉ là điểm cho diện là sách lược tiêu diệt nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vẫn giống như cha ông họ trước đây, bầy chiên da vàng hải ngoại lại bao thầu tất cả các dịch vụ “chống cộng có lương”. Cứ thử đọc tên các tổ chức chống cộng hằm bà lằng là đã thấy đến 90% thấp thoáng bóng dáng nhà thờ và dân Chúa.
Vì thế vụ TNT (xin đừng nhầm với chất nổ TNT – TriNitroToluene) do bầy chiên da vàng bỏ xứ đánh phèng la… lủng ở Washington DC gần đây chỉ là một hoạt động thường xuyên … kiếm cỏ trên sân chủ để gậm mà thôi. Đã bao lần bị chủ Âu Mỹ lừa gạt đưa thân vào tử lộ nhưng một khi Chúa trên trần ở Vatican vẫn còn hợp tác với tây phương thì … ta nào có oán trách gì chủ, vẫn hăng say phục vụ theo lời chủ sai bảo mà thôi. Mối hận với đồng chủng thì khó quên còn bị chủ gạt thì chỉ là chuyện nhỏ vì ta, cũng như cha ông ta vẫn còn cần chủ nuôi để mà sống cơ mà.
Cứ xem phản ứng … yên lặng của Nhà Nước Việt Nam thì đủ thấy họ chẳng xem các hoạt động ruồi bu của bầy chiên da vàng này ra gì cả. Ngay cả Vatican kia họ còn coi xem thường huống chi là bầy chiên nô lệ.
Mọi người đều lấy làm lạ là bầy chiên da vàng chiếm đoạt các môi trường truyền thông trong các cộng đồng ở xứ người rồi đua nhau … nổ như TNT đầy hoang tưởng bệnh hoạn đã gần 40 năm nay nào có thấy CSVN … run rét như họ thường tự sướng, mà đất nước lại càng giàu đẹp hùng mạnh thêm đến nổi chủ của chúng còn ‘XIN’ quay lại làm ăn.
Đồng hương ai cũng than lúc còn cả 1 triệu quân, súng ống giắt đến tận răng, chủ và Chúa luôn đứng bên cạnh mà còn bỏ của chạy lấy người thì nay chỉ còn vài tên lão chiến binh với súng nước, gậy chống cùng bình oxy và xe lăn thì còn lòe được ai mà cứ mãi nhi nhô đến chán.
Chính sách hiện nay của Nhà Nước tuy âm thầm mà thực hữu ích cho bầy chiên còn lưu lại chút lương tâm dân tộc và giúp họ “hoàn lương” là kiên quyết đập tan“hào quang bất khả xâm phạm” của đám chăn chiên bản xứ do bấy lâu nay dựa hơi ngoại bang mà ảo tưởng có được. Đến lúc con chiên nhìn ra Chúa thứ hai cuả họ cũng chỉ … là con người tầm thường và phải tuân thủ luật pháp quốc gia như mọi công dân khác thì đất nước mới yên hòa vĩnh viễn được.
Thiên Lôi
Dịch là biến thiên
Nếu chỉ dùng lý trí mà suy luận, chỉ dùng giác quan mà nhận xét, thì ta thấy Vạn Vật, Vạn Hữu biến ảo, khôn lường, không một phút giây nào ngừng nghỉ!
Sách Dịch có mục phiêu khảo sát mọi hiện tượng biến thiên của hoàn võ và suy ra các định luật chi phối các biến thiên ấy, vì thế một trong những nghĩa của Dịch là biến thiên.
Vạn Vật biến thiên, lịch sử biến thiên, tâm tư con người biến thiên. Sự kiện ấy không một ai có thể chối cãi được. Khổng tử đứng trên giòng sông nói:
Chảy trôi như thế suốt đêm ngày
Ý ngài muốn nói Vạn Vật như giòng sông trôi chảy đêm ngày, không bao giờ ngừng nghỉ.
Sách Thúy Hư Thiên viết:
Nhãn tiền vạn sự khứ như thủy
Thiên địa hà dị nhất phù âu
Tạm dịch:
Vạn sự nhãn tiền trôi tựa nước,
Đất trời bèo bọt khác chi nhau
Phật giáo nói: Vạn pháp vô thường. Vạn pháp, vì chỉ là những hiện tượng của vũ trụ, nên có sinh, có diệt, có tăng, có giảm, có thủy, có chung.
Héraclite, triết gia Hi Lạp chủ trương thuyết Vạn Vật biến thiên đã viết: Không ai vào được cùng một giòng sông hai lần... Sự đời tụ tán, vãng lai! [
Các tao nhân mặc khách cũng thường hay lấy cuộc tang thương biến đổi làm đề tài ngâm vịnh.
Ôn Như Hầu than thở:
Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.
Nguyễn Công Trứ vịnh nhân sinh:
Ôi nhân sinh là thế ấy,
Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao,
Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,
Vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín,
Vật thái mạc cùng vân biến huyễn,
Thế đồ vô lự thủy doanh hư.
Cái hình hài đã chắc thiệt chưa?
Mà lẽo đẽo khóc sầu rứa mãi.
Trời đất hỡi có hình, có hoại,
Ỷ chi chi mà chắc chắn chi chi?...
Nhìn sang phía Âu châu, ta thấy các văn gia, triết gia cổ kim phân chia thành 2 phái:
1.- Phái chủ trương Vạn Vật biến thiên đó có:
Platon Homère
Hésiode Héraclite
Hobbes Leibniz
Hegel Bergson
Whitehead v.v
Phái này thiên về quan điểm biến Dịch của vũ trụ.
2.- Phái chống đối chủ trương biến thiên, như:
Parménide Démocrite
Descartes Spinoza
Bradley Spir
Meyerson v.v.
Phái này thiên về quan điểm Hằng Cửu của vũ trụ. Thay vì đi sâu vào chi tiết và để quan niệm cho chính xác vấn đề biến thiên, chúng ta ghi nhận:
1.- Bản Thể không biến thiên
2.- Chỉ có hình thức, hiện tượng biến thiên
3.- Sự biến thiên, diễn tiến từ cực đoan này đến cực đoan khác. Á châu nói: Âm biến Dương, Dương biến Âm; Dịch cùng tắc biến. Âu châu nói: Nóng thành lạnh, lạnh thành nóng, cứng thành mềm, mềm thành cứng... Tức là biến thiên từ chính đến phản.
Quan niệm biến thiên có lẽ đã được manh nha từ hiện tượng biến dịch tuần hoàn của vũ trụ, như thủy triều, như ngày đêm, thức ngủ, hô hấp v.v....
Có lẽ vì thế mà Dịch Kinh đã nói: Cương Nhu tương thôi, nhi sinh biến hóa.
Và Héraclite đã nói: biến dịch do mâu thuẫn, do tương phản phát sinh.
Từ 2 thế kỷ nay, nguyên lý biến Dịch, cũng như các định luật biến dịch đã được khoa học và triết học Âu Châu xác nhận.
A.- Về phía Thiên Văn học người ta nhận thấy:
1.- Các vì sao vận chuyển, biển đổi phương vị luôn luôn theo những chu kỳ nhất định.
2.- Vũ trụ cũng theo định luật tụ tán.
Ngày nay vũ trụ đang trong thời kỳ bành trướng tản mạn. Điều này đã được xác nhận nhờ phương pháp tán quang, và nhờ nguyên lý Doppler - Fizeau [ Đó cũng là giả thuyết của Georges LemaÛtre đã được Hubble và Eddington xác nhận.
3.- Các vì sao cũng theo định luật thịnh suy, tiêu tức. Các vì sao ngày nay đã được phân chia ra nhiều hạng sao non, sao già, tùy theo nhiệt độ và màu sắc của sao. Thế là các vì sao cũng có sinh, trưởng, lão, tử.
B.- Về phía Vật Lý học
Sadi - Carnot (1822 - 1888) đã tìm ra nguyên lý Dương tiêu Âm trưởng, nghĩa là hoạt lực ngày một tiêu, tiềm lực ngày một tăng.
C.- Về phía Địa Lý
Lyell khám phá ra rằng mặt đất luôn luôn biến chuyển. Động cơ biến chuyển là sức gió, sức nước, sức thác, sức biển, sức sông, sức núi lửa, sức đất.
D.- Về phía Vạn Vật học:
Lamarck (1774 - 1829), Darwin (1809 - 1882), De Vries (1848 - 1935) chủ trương Vạn Vật biến hóa từ loài này sang loài khác. Động cơ phát sinh ra sự biến hóa nói trên là:
- Sự thích ứng với hoàn cảnh (Lamarck)
- Sự đấu tranh sinh tồn, ưu thắng, liệt bại (Darwin)
- Sự di truyền các đặc tính tập thành (Lamarck - Darwin)
- Sự sậu biến (Mutationnisme) (De Vries)
E.- Về phía Triết học
D.- Về phía Vạn Vật học:
Lamarck (1774 - 1829), Darwin (1809 - 1882), De Vries (1848 - 1935) chủ trương Vạn Vật biến hóa từ loài này sang loài khác. Động cơ phát sinh ra sự biến hóa nói trên là:
- Sự thích ứng với hoàn cảnh (Lamarck)
- Sự đấu tranh sinh tồn, ưu thắng, liệt bại (Darwin)
- Sự di truyền các đặc tính tập thành (Lamarck - Darwin)
- Sự sậu biến (Mutationnisme) (De Vries)
E.- Về phía Triết học
Hegel (1770 - 1831), Engels (1820 - 1895) và Karl Marx (1818 - 1883) đã làm sống động lại thuyết biến dịch mà Héraclite đã chủ trương từ 500 năm trước kỷ nguyên, mà Đông phương đã chủ trương từ 2,600 năm trước kỷ nguyên.
Hegel chủ trương: Dương tôn, Âm ti, tinh thần trọng hơn vật chất, tinh thần sinh ra vật chất, và sự biến thiên là do mâu thuẫn nội tại phát sinh; mục đích là để tinh thần ngày một phát triển, ngày một đi tới chỗ thành toàn.
Đối với Hegel, lịch sử là sự phát triển của tinh thần phổ quát trong thời gian.
Engels và Marx cũng chủ trương Vạn Vật biến
thiên, nhưng có những quan điểm ngược với Hegel. Học thuyết biến dịch của Engels và Marx được gọi là Duy vật biện chứng pháp và Duy vật sử quan.
Duy vật biện chứng pháp có thể tóm tắt như sau:
1.- Vật chất tự hữu và hằng cửu
2.- Vạn Vật biến thiên.
3.- Biện chứng pháp là khoa học khảo sát về các định luật chi phối sự biến động cả của ngoại giới, cả của tư tưởng con người.
Chữ biện chứng bao hàm 3 ý nghĩa:
a). Sự biến động nội tại của thực thể.
b). Phương pháp khảo sát thực thể trên bình diện biến thiên.
c). Hành động cách mạng để thúc đẩy sự biến động trong xã hội loài người bằng cách kính thích những mâu thuẫn nội tại.
4.- Đối với biện chứng pháp, không có gì là rốt ráo, là tuyệt đối, là thần thánh... tất cả chỉ là một quá trình liên tục của biến thiên tạm bợ.
5.- Sự biến thiên diễn biến nhờ 4 yếu tố:
a). Động lực nội tại
b). Các sự biến thiên đều ảnh hưởng lẫn nhau.
c). Biến thiên nhờ mâu thuẫn nội tại
d). Sự nhảy vọt bất thần, lượng có thể hóa thành phẩm, vật này có thể sinh vật kia, khinh khí, dưỡng khí có thể sinh ra nước; nước có thể biến thành đá, hay hóa thành hơi; vật chất nhờ đó có thể sinh ra tinh thần.
6.- Áp dụng duy vật biện chứng pháp vào quốc gia xã hội, người Mác Xít cho rằng:
a). Lịch sử đã diễn tiến không phải vì ngẫu nhiên, cũng không phải vì một quyền năng xấu tốt nào bên ngoài, mà vì những định luật bên trong.
b)- Xã hội đã diễn biến qua nhiều hình thức (xã hội cổ sơ, phong kiến, tiểu tư sản, tư bản...)
c)- Những điều kiện vật chất kinh tế, những phương tiện sản xuất, và giai cấp đấu tranh là những yếu tố, những động cơ đã thúc đẩy sự biến thiên ấy. [
d)- Cho nên họ chủ trương có thể thúc đẩy sự biến thiên tiến hóa bằng cách gây mâu thuẩn, bằng cách làm Cách mạng.
e)- Mục đích tối hậu là giải phóng con người, khỏi mọi sự tù túng lệ thuộc, để con người thống trị được thiên nhiên. [29]
Đó là đại cương Duy vật sử quan, tức là Duy Vật Biện Chứng Pháp áp dụng vào lịch sử loài người.
Trên đây ta đã toát lược học thuyết của Hegel và học thuyết Marx Engels. So với Kinh Dịch ta thấy có nhiều điểm tương đồng, tương dị.
1.- Tương đồng vì Dịch cũng như Hegel, cũng như Marx, Engels chủ trương Vạn Tượng biến thiên; biến thiên vì mâu thuẫn nội tại.
2.- Tương dị vì Dịch chủ trương Thái Cực siêu Âm Dương, siêu tinh thần và vật chất, bao quát tinh thần và vật chất, sinh ra tinh thần và vật chất, làm căn cốt cho cả tinh thần lẫn vật chất. Trái lại Hegel thì duy thần, Marx, Hegels thì duy vật.
3.- Dịch cho rằng cô Dương bất sinh, cô Âm bất hóa. Còn Hegel, cũng như Marx, Engels, chủ trương hoặc là duy có Dương (Tinh thần) hoặc là duy có Âm (vật chất) thì lấy đâu ra cặp mâu thuẫn nội tại để sinh ra biến hóa được.
4.- Dịch chủ trương dưới những hình thức biến thiên còn có Bản Thể bất biến, trái lại Marx, Engels cho rằng cái gì cũng vô thường, vô định cả.
5.- Dịch chủ trương Âm Dương có khắc nhưng lại có sinh, tức chủ trương không phải nguyên có sự đấu tranh, chống đối mới sinh ra được biến thiên, mà còn có cả sự đoàn kết, hợp tác, xây dựng nữa. Đó là điều mà Marx, Engels ít nói tới.
6.- Dịch áp dụng khoa học Dịch vào sự cải thiện nội tâm, thần thánh hóa con người, vào sự thích ứng với hoàn cảnh cho khéo léo để có một đời sống lý tưởng, Marx Engels áp dụng khoa học Dịch vào sự canh cải ngoại cảnh và vật chất.
7.- Dịch bắt chước đường lối của Trời, nên hiếu sinh, chủ nghĩa Các Mác vì vụ những thành quả nhãn tiền bên ngoài nên đã tỏ ra hiếu động, hiếu sát.
8.- Dịch cho rằng Vạn Vật, Vạn Tượng biến thiên để phát huy, tận dụng mọi khả năng, ngõ hầu cuối cùng nhận ra được Bản Thể bất biến, và trở về được với Bản Thể bất biến. Hegel cũng đã có cái nhìn cho tới chung cuộc như Dịch Kinh.
Trái lại, Marx Engels không có tầm nhìn xa như vậy và không biết, hoặc không muốn đề cập đến định luật Thiên địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. Để tổng kết lại, ta thấy rằng đứng trước hiện tượng Vạn Vật, Vạn Hữu biến thiên, Dịch kinh đã cố tìm cho ra:
1.- Những định luật chi phối sự biến thiên ví dụ như định luật sinh, trưởng, lão, tử v.v..
2.- Động cơ thúc đẩy biến thiên, tức là Âm Dương tương sinh, tương khắc.
3.- Chiều hướng biến thiên tức là hướng ngoại, hướng nội, hướng hạ, hướng thượng; ly tâm, hướng tâm v.v..
4.- Mục đích của cuộc biến thiên tức là phát huy được mọi tiềm năng, tiềm lực của mình, trở về với nguyên bản, với Tuyệt đối. Dịch muốn người học Dịch áp dụng những định luật biến dịch, những nhận định về biến dịch vào bản thân để có thể thực hiện được một đời sống lý tưởng, để có thể giúp mình, giúp người thần thánh hóa bản thân, cải thiện hoàn cảnh, cùng tiến tới một tương lai vô cùng huy hoàng và tốt đẹp.
Hegel chủ trương: Dương tôn, Âm ti, tinh thần trọng hơn vật chất, tinh thần sinh ra vật chất, và sự biến thiên là do mâu thuẫn nội tại phát sinh; mục đích là để tinh thần ngày một phát triển, ngày một đi tới chỗ thành toàn.
Đối với Hegel, lịch sử là sự phát triển của tinh thần phổ quát trong thời gian.
Engels và Marx cũng chủ trương Vạn Vật biến
thiên, nhưng có những quan điểm ngược với Hegel. Học thuyết biến dịch của Engels và Marx được gọi là Duy vật biện chứng pháp và Duy vật sử quan.
Duy vật biện chứng pháp có thể tóm tắt như sau:
1.- Vật chất tự hữu và hằng cửu
2.- Vạn Vật biến thiên.
3.- Biện chứng pháp là khoa học khảo sát về các định luật chi phối sự biến động cả của ngoại giới, cả của tư tưởng con người.
Chữ biện chứng bao hàm 3 ý nghĩa:
a). Sự biến động nội tại của thực thể.
b). Phương pháp khảo sát thực thể trên bình diện biến thiên.
c). Hành động cách mạng để thúc đẩy sự biến động trong xã hội loài người bằng cách kính thích những mâu thuẫn nội tại.
4.- Đối với biện chứng pháp, không có gì là rốt ráo, là tuyệt đối, là thần thánh... tất cả chỉ là một quá trình liên tục của biến thiên tạm bợ.
5.- Sự biến thiên diễn biến nhờ 4 yếu tố:
a). Động lực nội tại
b). Các sự biến thiên đều ảnh hưởng lẫn nhau.
c). Biến thiên nhờ mâu thuẫn nội tại
d). Sự nhảy vọt bất thần, lượng có thể hóa thành phẩm, vật này có thể sinh vật kia, khinh khí, dưỡng khí có thể sinh ra nước; nước có thể biến thành đá, hay hóa thành hơi; vật chất nhờ đó có thể sinh ra tinh thần.
6.- Áp dụng duy vật biện chứng pháp vào quốc gia xã hội, người Mác Xít cho rằng:
a). Lịch sử đã diễn tiến không phải vì ngẫu nhiên, cũng không phải vì một quyền năng xấu tốt nào bên ngoài, mà vì những định luật bên trong.
b)- Xã hội đã diễn biến qua nhiều hình thức (xã hội cổ sơ, phong kiến, tiểu tư sản, tư bản...)
c)- Những điều kiện vật chất kinh tế, những phương tiện sản xuất, và giai cấp đấu tranh là những yếu tố, những động cơ đã thúc đẩy sự biến thiên ấy. [
d)- Cho nên họ chủ trương có thể thúc đẩy sự biến thiên tiến hóa bằng cách gây mâu thuẩn, bằng cách làm Cách mạng.
e)- Mục đích tối hậu là giải phóng con người, khỏi mọi sự tù túng lệ thuộc, để con người thống trị được thiên nhiên. [29]
Đó là đại cương Duy vật sử quan, tức là Duy Vật Biện Chứng Pháp áp dụng vào lịch sử loài người.
Trên đây ta đã toát lược học thuyết của Hegel và học thuyết Marx Engels. So với Kinh Dịch ta thấy có nhiều điểm tương đồng, tương dị.
1.- Tương đồng vì Dịch cũng như Hegel, cũng như Marx, Engels chủ trương Vạn Tượng biến thiên; biến thiên vì mâu thuẫn nội tại.
2.- Tương dị vì Dịch chủ trương Thái Cực siêu Âm Dương, siêu tinh thần và vật chất, bao quát tinh thần và vật chất, sinh ra tinh thần và vật chất, làm căn cốt cho cả tinh thần lẫn vật chất. Trái lại Hegel thì duy thần, Marx, Hegels thì duy vật.
3.- Dịch cho rằng cô Dương bất sinh, cô Âm bất hóa. Còn Hegel, cũng như Marx, Engels, chủ trương hoặc là duy có Dương (Tinh thần) hoặc là duy có Âm (vật chất) thì lấy đâu ra cặp mâu thuẫn nội tại để sinh ra biến hóa được.
4.- Dịch chủ trương dưới những hình thức biến thiên còn có Bản Thể bất biến, trái lại Marx, Engels cho rằng cái gì cũng vô thường, vô định cả.
5.- Dịch chủ trương Âm Dương có khắc nhưng lại có sinh, tức chủ trương không phải nguyên có sự đấu tranh, chống đối mới sinh ra được biến thiên, mà còn có cả sự đoàn kết, hợp tác, xây dựng nữa. Đó là điều mà Marx, Engels ít nói tới.
6.- Dịch áp dụng khoa học Dịch vào sự cải thiện nội tâm, thần thánh hóa con người, vào sự thích ứng với hoàn cảnh cho khéo léo để có một đời sống lý tưởng, Marx Engels áp dụng khoa học Dịch vào sự canh cải ngoại cảnh và vật chất.
7.- Dịch bắt chước đường lối của Trời, nên hiếu sinh, chủ nghĩa Các Mác vì vụ những thành quả nhãn tiền bên ngoài nên đã tỏ ra hiếu động, hiếu sát.
8.- Dịch cho rằng Vạn Vật, Vạn Tượng biến thiên để phát huy, tận dụng mọi khả năng, ngõ hầu cuối cùng nhận ra được Bản Thể bất biến, và trở về được với Bản Thể bất biến. Hegel cũng đã có cái nhìn cho tới chung cuộc như Dịch Kinh.
Trái lại, Marx Engels không có tầm nhìn xa như vậy và không biết, hoặc không muốn đề cập đến định luật Thiên địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. Để tổng kết lại, ta thấy rằng đứng trước hiện tượng Vạn Vật, Vạn Hữu biến thiên, Dịch kinh đã cố tìm cho ra:
1.- Những định luật chi phối sự biến thiên ví dụ như định luật sinh, trưởng, lão, tử v.v..
2.- Động cơ thúc đẩy biến thiên, tức là Âm Dương tương sinh, tương khắc.
3.- Chiều hướng biến thiên tức là hướng ngoại, hướng nội, hướng hạ, hướng thượng; ly tâm, hướng tâm v.v..
4.- Mục đích của cuộc biến thiên tức là phát huy được mọi tiềm năng, tiềm lực của mình, trở về với nguyên bản, với Tuyệt đối. Dịch muốn người học Dịch áp dụng những định luật biến dịch, những nhận định về biến dịch vào bản thân để có thể thực hiện được một đời sống lý tưởng, để có thể giúp mình, giúp người thần thánh hóa bản thân, cải thiện hoàn cảnh, cùng tiến tới một tương lai vô cùng huy hoàng và tốt đẹp.
trích Dịch kinh yếu chỉ- chương 1
Người Việt hải ngoại- Bệnh Đói Anh Hùng
CAO HỮU TÂM
Khổ lắm, biết rồi nói mãi! Điếu Cầy chỉ là một quân tốt trong ván bài Mỹ-VC. Điếu Cầy có thể trở về để bành trướng Câu Lạc Bộ Báo Chí Tự Do không? Hỏi tức là trả lời rồi.
Điếu Cầy có thể coi thường luật pháp Mỹ để làm chính trị ở Mỹ không, nếu bất cứ sinh hoạt nào cũng phải ở trong khuôn khổ luật tắc của Mỹ, mà Điều Cầy không ưng? Vậy Điều Cầy làm được cái gỉ mà đồng hương "đói anh hùng" bốc đồng thái quá. Điếu Cầy và gia đình vợ con rồi sẽ được đoàn tụ là thành công lớn của tranh đấu của Điếu Cầy thôi.
Phải nhân danh chống Cộng chứ, ai khờ khạo khai ra là tội tranh đấu để bản thân và gia đình vợ con tôi được lên thiên đàng Mỹ? Còn đồng bào ở hải ngoại, đâu đến nỗi nông nổi để coi Điều Cầy là một biểu tượng gì? Cứu Thế chăng? Nếu quả thật Điếu Cầy trở thành một khuôn mặt lãnh đạo, ta phải hỏi sao đồng bào lại nghèo nàn quá đáng như vậy?
VC cho Điều Cầy đi là phải đáp đúng tiêu chuẩn của VC. Điếu Cầy được đến Mỹ là phải đáng ứng nhu cầu chính trị của Mỹ. Tại sao đồng bào có thể ngây ngô đến nỗi nghĩ rằng VC hay Mỹ phải "tuân theo lệnh" của đồng bào từng chạy vắt giò lên cổ? Điếu Cầy hay Nguyễn văn Hải. Nguyễn văn Hải hay Điếu Cầy chỉ là một con thò lò hai mặt thôi, đồng bào hoàng tưởng quá, có ngày vỡ mộng! Anh hùng Lý Thối, cải lương, bốc đồng, ai cũng thấy rồi. Một Lý Thối chưa dủ sao?
Tờ báo Tự Do của Mạc Bích có thể quên, Ủy ban đặc nhiệm hay đặc sệt gì có thể quên, nhưng đồng bào có bao giờ quên căn bệnh "đói anh hùng Lý Thối" của họ đâu? Ai cũng quý anh hùng, song chẳng lẽ anh hùng phải đeo nịt vú, hay phải có tháng? Mặc dù anh hùng liệt nữ là vốn liếng vô cùng quý báu. Nhưng coi hình anh hùng núp váy, ai có thể cẩm thấy thỏa mãn được?
Tôi nghiệp cho người hải ngoại và cho Điều Cầy. Người hải ngoại nói chung chung là đói anh hùng. Hết Lý thối chống Đàm Vĩnh Hưng bằng hình thức núp váy đàn bà. Nay hải ngoại cũng đặt hết vốn liếng vào Điếu Cầy. Chẳng còn một cái gì đáng tội nghiệp, đáng khinh bỉ nào hơn.
Mỹ và VC đã CHO ĐIẾU CẦY Đi Mỹ. Tất cả những gì Điếu Cày làm được là trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Ở VN Câu lạc bộ báo chí tự do của Điếu Cầy có bao nhiều người? Ngoài này câu lạc bô của Điếu Cầy có bao nhiêu thành viên, khi họ biết sinh mạng của Điều Cầy nằm trong tay Mỹ.
Hỏi lại đi xem: Đoàn Viết Hoạt và bà vợ Nguyễn thị Thức làm được gì? Nguyễn chính Kết bao giờ về VN tranh đấu? Bà Huỳnh Kim Thành sau im tiếng kỹ quá vậy? Đến bà Trần Khải Thanh Thủy đã hết tuần trăng mật với đảng Vịt Tanh (như cách gọi của bà Khải). Anh hùng Phan đỏ lửa cũng làm được gì chưa, hay trở về bán sách độ nhật.
Theo bà Nguyễn Bích Ngọc, bị tử nạn vì tai nạn xe hơi ở Dallas, thì anh đỏ lửa nhát lắm. Lúc chưa ra khỏi nước, trong đám chửi VC, anh ngó trước ngó sau là di tản chiến thuật liền, vì anh được ngoại vi cho tiền sinh sống, sang đây hết rồi, nhưng bát cơm phiếu mẫu làm anh nghẹn họng.
Vậy quý vị chống Cộng bay trời bay đất mịt mù khói lửa, hỏi xem quý vị đã "làm được gì" cho ra hồn, cho ra ngô ra khoai?
Đấy tờ báo Tự Do của bà MB hay Ủy ban đặc nhiệm (một người), từng đón rước suy tôn anh hùng Lý Thối như chú rể bao lâu nay sao cứ im lặng, ngậm miệng ăn tiền tranh đấu? Ai lại nỡ bỏ rơi anh hùng núp váy nhục nhã thế? Đồng ý là lý do "người kuốc ra đói anh hùng," nhưng có anh hùng Lý thối không đủ no sao?
Tất cả đều là năm cha ba mẹ, không có thanh danh, uy tín thành tích gì đâu. Bon La Mã đang xin bang giáo với VC, có thằng con nào dám mó dái giáo hội đâu? Tiền, nhân sự và xca1i thế kuốc ra đông đảo không qua được nhân số chùa Bà Đanh. Báo chí, chủ nhiệm chủ bút, cộng đồng đoàn thể đều là cá mè một lũ mắc bệnh tâm thần "đói anh hùng" Lý Thối đã diễn trò xong, hay còn muốn nữa, xin Lý Thối núp váy đàn bà xuất hiện đi. Ôi chống Cộng lại chống một ca sĩ, cái trò trình diễn màn chống Cộng dựa hơi cái hĩm đàn bà sao tủi nhục và đau đớn quá. Thà im lặng vô truyền như anh Phan đỏ lửa ,mà hay, dù sao quên ơn sao được của bát cơm phiếu mấu!
Ít ra còn một thằng hề trên sâu khấu.
Thật ra, chúng ta phải hỏi Điếu Cầy là nhân vật quan trọng nào để chúng ta phải tôn vinh lên quá đáng như thế? Chẳng qua cái gọi là "chanh" đấu của Điều Cầy chỉ là cái vé đi Mỹ, rồi từ đó kéo theo gia đình con cháu. Điếu Cầy có thành thật không khi nói bị buộc phải đi Mỹ? Nếu Điều Cầy có quyết tâm "không chịu đi Mỹ" ai buộc Điều Cầy phải đi? Thiếu gì cách, kể cả cách quen thuộc của Điếu Cầy là tuyệt thực. Hoặc ngay sau khi đến Hồng Kông gọi điện thoai về cho con trai, Điều Cầy cũng có thể xin ở lại Hồng Kông để tìm cách trở về "chanh đấu"!
Thế mới thấy ngoài những ồn ào bên ngoài, Điều Cầy cũng chẳng khác gí Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Chính Kết, Bùi Kim Thành và Trần Khải Thanh Thủy, không kể đến "ông lớn" Cù Huy Hà Vũ, là Cộng sản gộc.
Đoàn viết Hoạt được bà vợ biểu tình chống Cộng nhiều nơi để cho người chồng được đi Mỹ ăn đám cưới lớn của con trai.
Nguyễn Chính Kết, cùng con gái mua nhà ở Houston, và lời hẹn trở về tiếp tục chanh đấu đã trở thành trò hề.
LS Bùi Thành, hoàn toàn giữ im lặng vô tuyến.
Bà Trần Khải Thanh Thủy, họp báo chửi Vịt Tanh. Nếu Vịt Tanh còn tiếp tục trả bà mỗi tháng 400 đô la, bà có họp báo chửi không, dù biết bà đã "sa ngã" vào ổ Vịt Tanh. Rồi còn anh Phan đỏ lửa nữa. Tân khách của ngoại vị ở VN đấy!
Tóm lại từ Bùi Tín đến Thanh Thủy đều chung một mẫu số, "chanh" đấu để được vé free đến Mỹ. Nhưng quan tâm đến sinh hoạt chung, chúng ta thấy mỗi tập họp quần chúng được hai trăm người, giữa Cộng đồng cà hai ba trăm ngàn người, người ta thấy sự nhiệt tình, mức độ ủng hộ của quần chúng thế nào rồi. Bây giờ Điều Cầy còn nóng như bánh mì mới ra lò, nhưng dần dần Điều Cầy sẽ tự điều chỉnh được để không trở thành lố lăng lãng nhách! VC đẩu ngây ngô đến độ cho đi để chống Cộng. Và còn Mỹ nữa, ân nhân của Mỹ, bằng cách nào Điều Cầy coi thường luật Mỹ?
Hãy xem tiến sĩ Nguyễn quốc Quân. Chống Cộng ghê gớm như thế mà số tham dự chào đón anh hùng không hơn 100 người (cộng cả phe nhóm đàn viên) mà công lớn được trở về là chanh đấu cho ông trở lại Mỹ là của bà vợ ông ta.!
Cùng lắm lại trở thành "anh hùng núp váy" đàn bà chống ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, được tờ báo Tự do của bà Mạc Bích ở Houston và Ủy ban đặc nhẹp "đói anh hùng" đón rước rầm rộ ở Houston, mà một tờ báo Cali đặt tên là Lý Thối và bị bệnh thần kinh.
Hãy can đảm để yên cho Điều Cầy sống trong sự sắp đặt của Mỹ và VC. Điều Cầy không làm gì được đâu, ngoài nói phét, đồng bào ta không nên bốc đồng nông nổi.
Văn học, nghệ thuật với sứ mệnh “phò chính trừ tà” (*)
(ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT HIỆN NAY DO HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC THÁNG 11 NĂM 2014 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
GS.TS ĐINH XUÂN DŨNG
1. Thực ra đề tài này hoàn toàn không mới, không có vấn đề lý luận phải bàn cãi nhiều, song thực tiễn lại đang đặt ra những vấn đề bức xúc, cả từ thực tiễn đời sống và từ thực tiễn văn học, nghệ thuật, cần trao đổi. Ngay từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, Aristote trong Nghệ thuật thi ca đã nhấn mạnh chức năng của bi kịch là “thức tỉnh tình thương và nỗi sợ hãi”, qua đó thực hiện “sự thanh lọc” (catharsis) đối với những cảm xúc của con người. Thức tỉnh tình thương và sự thanh lọc tâm hồn không có gì khác hơn là những giá trị đạo đức cao đẹp và sâu sắc của con người. Aristote đã phát hiện và khẳng định sự gặp gỡ sâu xa ngay từ bên trong quy luật về mối quan hệ giữa đạo đức và văn học, nghệ thuật. Phải chăng, bất cứ nền văn học, nghệ thuật chân chính nào cũng phải chứa đựng trong nó một chủ nghĩa nhân văn vì con người. Nội hàm của chủ nghĩa nhân văn ấy cũng không phải là cái gì khác mà chính là sự thức tỉnh tình thương và thanh lọc tâm hồn người, bảo vệ và khẳng định những giá trị đạo đức cần có cho con người theo khát vọng Chân, Thiện, Mỹ và đấu tranh chống lại những tác nhân làm thui chột, méo mó, tha hóa con người.
Đấy là nói về phương Tây. Có lẽ, cùng thời với nó, từ ngàn năm nay trong văn học, nghệ thuật phương Đông chúng ta đã quen thuộc với một định đề xuyên suốt lịch sử văn học, nghệ thuật: văn dĩ tải đạo, văn dĩ minh đạo. Tất nhiên phạm trù đạo ở đây, theo quan niệm phương Đông, là rộng lớn, ở tầm khái quát vũ trụ siêu phàm. Đó là đạo của trời đất, là quy luật vũ trụ và cuộc sống với ý nghĩa rộng lớn của nó. Nhưng khi chuyển hóa nó vào văn học, nghệ thuật để sáng tạo, để tự biểu hiện, để khám phá cuộc sống thì đạo ấy trước hết và cuối cùng chính là đạo làm người. Có thể lúc này đây có một bộ phận những người sáng tạo cho rằng quan điểm đó đã cũ. Văn học, nghệ thuật hiện đại đã có sự thay đổi, không còn những hình hài và những giá trị đã định hình trong lịch sử nhiều năm trước đây. Nhưng không thể có một kết luận khác rằng, lịch sử văn học, nghệ thuật nhân loại, từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, trong tất cả ý nghĩa chân chính và cao cả của nó, đều trực tiếp hoặc gián tiếp tìm đến, phản ánh, phát hiện, cảnh báo, dự báo và bộc lộ khát vọng về đạo đức con người. Đề dẫn này không muốn làm mất thì giờ của các nhà khoa học khi phải dẫn chứng hàng trăm ngàn các tác phẩm như vậy. Trong phạm vi của mình, đề dẫn chỉ trình bày một số nhận xét có tính khái quát về các khuynh hướng nhận thức, phản ánh đạo đức trong lịch sử văn học, nghệ thuật. Phải chăng, có thể nêu lên mấy biểu hiện như sau: Thứ nhất, có những tác phẩm không coi đạo đức là chủ đề chính của mình, người sáng tạo tìm thấy những chủ đề của riêng mình về số phận, về đường đời của loài người, của dân tộc, về cuộc đấu tranh không khoan nhượng để tự khẳng định những giá trị của chính mình trước những đau khổ và thách thức nghiệt ngã (Ví dụ như bản giao hưởng Định mệnh của Beethoven, bức tranh Guernica của Picasso,…), song chỗ đứng sâu nhất trong tâm hồn và chuẩn mực vững chắc nhất của người nghệ sĩ sáng tạo những vấn đề lớn lao đó bao giờ cũng là những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà họ khát khao bảo vệ, nuôi dưỡng và trải nghiệm. Không có nó thì không có những giá trị bất hủ. Thứ hai, người sáng tạo văn học, nghệ thuật đã vượt lên những đau đớn, dằn vặt của mình trong cuộc đời để tìm kiếm những giá trị đạo đức lý tưởng và tạo nên nhữnghình tượng cao thượng đầy sức cuốn hút, quyến rũ về nhân cách, đạo đức mà con người phải vươn tới. Đây là điều có thể coi như là sự kì diệu của văn học, nghệ thuật. Có thể loài người không vươn tới được những khát vọng ấy trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của mình nhưng loài người vẫn nuôi dưỡng, thờ phụng những hình mẫu lý tưởng tuyệt vời ấy mà nhà sáng tạo văn học, nghệ thuật, từ trong nỗi đau và khát vọng của mình, đã tìm kiếm ra. (Ở ta ai cũng thấy Nguyễn Du là như vậy và trên thế giới đã có hàng trăm những tác phẩm như thế. Ở Ấn Độ, có những trường ca trở thành những thánh ca bất hủ về đạo đức mà người dân Ấn Độ noi theo như những mẫu mực tuyệt đối. Ở Nga, hình tượng Ilia Muromét trở thành bất tử trong tâm hồn Nga). Có lẽ, khuynh hướng thứ ba phổ biến hơn trong lịch sử văn học, nghệ thuật nhân loại là năng lực phản ánh, miêu tả, khám phá đến tận cùng cuộc chiến tranh không kết thúc giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa tốt và xấu. Mặc dầu có những tác phẩm kết thúc thắng lợi của cái tốt, cái cao thượng, cái thiện, nhưng xét cho cùng, những người sáng tạo nghệ thuật đều cảm nhận sâu sắc rằng cuộc đấu tranh đó của nhân loại không có kết thúc và đây là sự phát hiện không chỉ của Triết học mà là của văn học, nghệ thuật. Hàng trăm tác phẩm, đông, tây, cổ, kim đã cố gắng khai phá ở chiều sâu nhất cuộc đấu tranh sống còn đó. Sechxpia, V. Hugo, Xecvantec, Beethoven, Picasso, Tonxtoi, Doxtoiepxki và những tên tuổi bất hủ khác ở những thời đại khác nhau, gắn với đặc trưng của từng dân tộc và từng thời kỳ lịch sử, đều là những người tiên phong phát hiện cuộc đấu tranh đó và sáng tạo những hình tượng nghệ thuật sống mãi cho nhân loại. Ai đó, lúc này cho rằng, văn học, nghệ thuật không có sức mạnh “can thiệp” trực tiếp vào cuộc đấu tranh này là sự nhầm lẫn. Lịch sử văn học, nghệ thuật nhân loại đã minh chứng điều đó. Như vậy, một chút khái quát sơ lược trên, đề dẫn chỉ muốn đề cập một ý rằng, phản ánh đạo đức xã hội, đấu tranh chống cái ác, cái thấp hèn, đen tối, bảo vệ cái cao thượng, cái tốt đẹp là nhiệm vụtự thân của văn học, nghệ thuật từ xưa đến nay, nó không chịu bất cứ một áp lực nào từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ “chính trị” nhất thời, trước mắt, mà chỉ ra cuộc đấu tranh chống cái cũ, cái lạc hậu, cái xấu, cái thấp hèn, cái ác, sự tham nhũng, thoái hóa, biến chất… là những đề tài cực kỳ quan trọng, khởi nguồn cho sáng tạo văn học, nghệ thuật. Và quan trọng hơn, bằng sự phản ánh trung thực, chân thật, sinh động những cái tiêu cực, xấu xa, thoái hóa đó; và từ đó, tạo được sức lay động tích cực đối với con người và xã hội, hướng tới và vun đắp các giá trị Chân – Thiện – Mỹ, văn học, nghệ thuật sẽ đạt được những thành tựu xứng đáng. Và đó cũng chính là lý do tồn tại và phát triển của bản thân văn học, nghệ thuật.
2. Tại sao Hội thảo của chúng ta lại tập trung bàn về vấn đề này? Có lẽ, câu trả lời dễ dàng được mọi người đồng tình là xã hội đang xuống cấp về đạo đức. Điều đó đúng nhưng có lẽ chưa đủ. Cần một chút suy nghĩ kỹ hơn, sâu hơn. Nếu nói gọn xã hội xuống cấp, tha hóa về đạo đức thì giải thích làm sao thành tựu lớn của gần 30 năm đổi mới (1986 – 2014), lại chính là do nhân dân lao động, những người bình thường của dân tộc này làm nên sự nghiệp đó. Đây hoàn toàn không phải là một công thức. Đây là sự thật lịch sử. Nhưng mặt khác, với tất cả sự tỉnh táo của mình, chúng ta đã nhận thức rõ xu hướng vận động của đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay đã và đang xuất hiện rất nhiều vấn đề lớn và phức tạp chưa từng có so với giai đoạn trước 1975, 1980. Sự tha hóa về đạo đức trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội không còn là điều bất thường mà đó là điều rất đáng lo ngại. Cho phép đề dẫn không lấy dẫn chứng cụ thể vì các nhà khoa học ở đây đều đang sống và trải nghiệm trong thực tiễn đó. Trong mong muốn của mình, đề dẫn chỉ xin trình bày một số nguyên nhân bên trong của xã hội hiện thời, vì có lẽ cùng với việc kể tả cái xấu, cái ác thì ưu thế đặc biệt, sức mạnh của văn học, nghệ thuật là năng lực đi đến tận cùng các nguyên nhân gây nên những vấn đề đạo đức đang biến động mạnh và có chiều hướng xuống cấp.
Chưa bao giờ xã hội chúng ta trong 30 năm qua lại biến đổi, biến động lớn như thế. Từ vĩ mô đến vi mô, từ gia đình đến cộng đồng, trên tất cả các lĩnh vực, những sự biến động và biến đổi đó có một đặc điểm nổi bật, đó là sự chưa kết thúc, chưa chín muồi, có nghĩa là xã hội chúng ta trong 30 năm qua đang ở giai đoạn giao thời hết sức đặc biệt. Thử nêu lên sự giao thời, sự xen kẽ của các nhân tố sau đây. Thứ nhất, chiến tranh đã kết thúc 38 năm nhưng di hại của chiến tranh, nỗi đau của chiến tranh, tâm lý con người trong chiến tranh, ở mức độ nào đó, đôi khi còn nguyên vẹn. Thứ hai, từ một xã hội bao cấp sang một nền kinh tế thị trường, cả bao cấp và cả thị trường đều chưa kết thúc, cái cũ vẫn còn bám dai dẳng, cái mới chưa thực sự định hình (các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước là điển hình tiêu biểu). Đặc điểm giao thời này tạo nên rất nhiều những vấn đề phức tạp về quan niệm và nhận chân các giá trị đạo đức trên mọi quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội và với chính mình. Thứ ba, hơn một ngàn năm xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, tâm lý nông nghiệp, tiểu nông, bon chen, chỉ biết đến phạm vi nhỏ hẹp (làng, mỗi gia đình,…) của mình. Từ tất cả những khó khăn của ngàn năm tiểu nông ấy, bắt đầu chuyển sang xã hội công nghiệp và tác phong công nghiệp, hai nhân tố trên trộn lẫn trong hầu hết các quan hệ xã hội, cùng với sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới trong xã hội công nghiệp đang hình thành lại len lỏi vào trong đời sống các “chuẩn mực” đạo đức cũ của xã hội và tâm lý tiểu nông của ngàn năm phong kiến. Thứ tư, chuyển sang thời bình, con người được sống trở lại với tất cả nhu cầu bình thường của mình, những kìm nén nhu cầu cá nhân trong chiến tranh, bước sang thời bình đều bật dậy, đó là quy luật bình thường. Song cùng với nó là sự xuất hiện của kinh tế thị trường, của nhu cầu làm giàu, của năng lực tự bảo vệ đời sống của mỗi người và mặt khác, từ sự chậm trễ, bất cập trong chỉ đạo vĩ mô mối quan hệ giữa kinh tế và phát triển văn hóa đã dẫn tới sự xuất hiện tràn lan chủ nghĩa thực dụng kinh tế và nhu cầu này đã lấn át nhu cầu tinh thần – đạo đức cần có cho con người. Từ một nhu cầu chính đáng của con người trong thời bình trở thành một sai lầm tràn lan trong đời sống xã hội. Từ một xã hội bị cấm vận, giờ đây, bắt đầu quá trình hội nhập quốc tế đầy bỡ ngỡ, khó khăn… và xuất hiện sự lựa chọn của một bộ phận công chúng, nhất là thanh niên giữa các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc với các biểu hiện đạo đức nước ngoài, cả tốt và xấu, trong đó không ít cái xa lạ, lai căng, “lố bịch” được vồ vập, bắt chước.
Những đặc điểm biến đổi, biến động bên trong rất sâu sắc trên của xã hội nước ta những năm qua đã trực tiếp tạo ra những biểu hiện mới và lạ, cả sự trăn trở tìm kiếm và cả sự lúng túng, về đạo đức. Những năm qua, một sự đảo lộn về các giá trị đạo đức đã xuất hiện và càng phổ biến (rất nhiều điều tra xã hội học đã minh chứng điều này). Ví dụ nhỏ, có kết quả điều tra chỉ ra rằng, ở một bộ phận công chúng, lòng yêu nước không còn là phạm trù hàng đầu, cốt lõi của đạo đức mà tự do cá nhân đã được đưa lên. Từ đó người ta đã bàn đến sự loạn chuẩn đạo đức, điều chưa từng có trong những năm chiến tranh. Thứ hai, sự xuất hiện cái ác, cái xấu, sự vô cảm ngày càng lan tràn trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày xưa, người ta rùng mình đến kinh sợ khi nghe tin con giết mẹ, vợ giết chồng, người thân giết nhau; nhưng ngày nay, trên báo chí những tin đau xót như vậy phổ biến hàng ngày. Người ta nói đến sự vô cảm của các cá nhân (bảo mẫu đánh đập trẻ em như xúc vật) nhưng người ta không nhắc đến sự vô cảm dưới một chiêu bài sang trọng của những người có chức, có quyền khi là thủ phạm, đồng phạm gây ra những sai lầm, phạm pháp trong phạm vi phụ trách của mình. Thứ ba, một bộ phận lớn trong xã hội, cả già và trẻ, đều đang tự mình tìm kiếm những giá trị đích thực về đạo đức và tạo nên một sự lựa chọn mới. Sự tìm kiếm, lựa chọn đó chưa kết thúc. Thứ tư, trong cuộc đấu tranh một mất một còn và không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cùng với sự tìm kiếm và lựa chọn là sự xuất hiện đầy khó khăn những giá trị mới của xã hội công nghiệp đang hình thành. Tìm hiểu những trí thức trẻ của các ngành công nghiệp lớn của nước ta, chúng ta có thể nhận biết những dấu hiệu của các giá trị mới đó. Xã hội đang cần sự khuyến khích, sự cổ vũ, sự bảo vệ, sự nuôi dưỡng những giá trị mới của xã hội công nghiệp. Thứ năm, xuất hiện một bộ phận lúng túng lựa chọn giữa thời buổi đang biến đổi này và người ta đã lảng tránh vấn đề xuống cấp, tha hóa về đạo đức để “mũ ni che tai”, cố giữ sự yên ổn của đời sống cá nhân, gia đình. Thứ sáu, đã xuất hiện một bộ phận, đặc biệt là những kẻ làm giàu không chính đáng hoặc tham nhũng, và con em của họ đã phủ nhận cơ bản những giá trị văn hóa truyền thống, sống theo kiểu ăn chơi trác táng, thỏa mãn nhu cầu vật chất, ưa chuộng, ca ngợi cuộc sống, lối sống nước ngoài, mỉa mai, chê bai những giá trị truyền thống dân tộc.
Nếu nhìn nhận những vấn đề đạo đức đang đặt ra bức xúc và chưa có lời giải đáp lúc này thì chắc chắn rằng văn học, nghệ thuật cần tham gia với tư cách một sức mạnh, một ưu thế như nó đã từng có trong lịch sử lâu dài của mình. Và nó không phải chỉ là phản ánh, miêu tả cái đã có, đang có mà phải góp phần vào đánh giá, bình giá, tham gia vào sự lựa chọn, dự báo, định hướng cho sự phát triển đạo đức trong một xã hội đang chuyển động sâu sắc và phức tạp, vì vậy, mục tiêu của sự khám phá đạo đức của văn học, nghệ thuật, lúc này, không phải là “các tấm bia” cố định, đứng im, mà nó đang là mục tiêu di động. Phải chăng đây là một thách thức gay gắt và là một nhiệm vụ đặc biệt của văn học, nghệ thuật Việt Nam lúc này. Nếu văn nghệ Việt Nam lúc này chỉ đứng ngoài kể tả những hành vi, sự kiện vi phạm đạo đức cho thỏa mãn những bức xúc nhất thời của mình mà không đủ sức báo động, điều chỉnh, hướng dẫn thì các tác phẩm như vậy chỉ còn là anh hề đồng chạy theo cuộc sống. Văn học, nghệ thuật phải có trách nhiệm “can thiệp trực diện” vào đạo đức xã hội bằng tiếng nói, sức mạnh của riêng mình.
3. Thử nhận định khái quát về tình hình văn học, nghệ thuật Việt Nam với vấn đề đạo đức xã hội hiện nay. 30 năm chiến tranh và gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã có những tác phẩm có sức cổ vũ sâu sắc về lý tưởng, về đạo đức và trở thành sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam. Có lẽ điều đó không nên phủ nhận, mặc dầu còn có những tác phẩm không ít những hạn chế khó tránh khỏi trong điều kiện lịch sử cụ thể. Những năm đầu đổi mới, văn học, nghệ thuật trở thành người chiến sĩ tiên phong dự báo cho sự đổi mới đồng thời lên án đến tận cùng những nhân tố đạo đức cản trở sự phát triển của xã hội và sự hình thành của những khát vọng mới. Sự lên án cái xấu, cái ác đã thức tỉnh con người đấu tranh đòi xã hội phải tốt đẹp hơn. Ví dụ như kịch Lưu Quang Vũ, Xuân Trình, Tào Mạt,… Cái đêm hôm ấy đêm gì, Người đàn bà quỳ,… Gần đây, hồi ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, truyện ngắn của Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư,… và một số bộ phim truyền hình đã tham gia với một trách nhiệm cao trong việc lên án cái ác, cái xấu. Phải nhận thấy rằng, trước thực trạng đạo đức xã hội (như đã trình bày), văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm qua đã xuất hiện một số tác phẩm thể hiện khát vọng đấu tranh quyết liệt với mong muốn, bằng sức mạnh của riêng mình, góp phần cứu vãn tình hình đạo đức xuống cấp. Sự sốt ruột và đau xót không phải của riêng ai. Nhưng tại sao lại không xuất hiện được những tác phẩm lớn? Phải chăng, nói như M. Gorki, người nghệ sĩ trong những năm qua đã không sống hết mình với cuộc đời nên không biết hết “tim đen, tim trắng” của nó? Tại sao có những motip na ná về kẻ ác, kẻ xấu mà không tạo dựng được những hình tượng chứa đựng sâu sắc sự tha hóa đạo đức đang xuất hiện hàng ngày trong đời sống? Và tại sao lại không có được những hình tượng thể hiện khát vọng của người nghệ sĩ về những tấm gương đạo đức cao thượng cần có trong cuộc đời này mặc dầu nó chưa hình thành trọn vẹn. Và điều đáng ngại hơn, tại sao lại xuất hiện những khuynh hướng lảng tránh những vấn đề đạo đức, biến văn học, nghệ thuật trở thành trò giải trí đơn thuần, đôi khi rẻ tiền với một luận điểm thiếu khoa học rằng văn học, nghệ thuật hiện đại đang giải đạo đức hóa. Tôi nhớ, Secnusepxki có nói một câu đơn giản, nếu tác phẩm của người nghệ sĩ chỉ nói về cá nhân nhỏ nhoi của mình thì tác phẩm đó không hơn một tấm dẻ rách. Điều đó không phủ nhận tác phẩm văn học, nghệ thuật đi sâu vào cá nhân, đời thường, đi vào những lĩnh vực lâu nay còn bỏ trống, nhưng chỗ đứng cuối cùng của người nghệ sĩ, người sáng tạo khi viết về cái đó vẫn là những giá trị, chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ. Cuối cùng, khi chúng ta đang nỗ lực vươn lên xã hội công nghiệp, xã hội cần phải có cái nhìn tỉnh táo, khoa học hơn về con người Việt Nam với cả ưu và khuyết điểm, tốt và xấu, những hạn chế lịch sử của nó. Trước yêu cầu phát triển đó, chúng ta cần những tác phẩm khám phá, phân tích một cách sinh động, nghiêm túc và sâu sắc về những hạn chế lịch sử của con người Việt Nam (kinh nghiệm của văn học Nhật Bản và Trung Quốc) không phải với mục đích để bôi nhọ, hạ thấp con người chúng ta, càng không chỉ tô hồng con người Việt Nam mà phải tìm thấy trong con người của chúng ta hôm nay đang có nhu cầu vượt qua chính mình để tự hoàn thiện trong xã hội công nghiệp.
4. Từ đặc trưng, bản chất, thực trạng và những đòi hỏi của thực tiễn đạo đức xã hội Việt Nam đã và đang đặt ra vấn đề trách nhiệm và lương tâm của người nghệ sĩ trong vấn đề phản ánh đạo đức xã hội. Bản đề dẫn này không có quyền và không có trách nhiệm giáo huấn, mà đây chỉ là những lời tâm sự, nghĩ suy về quy luật sáng tạo văn học, nghệ thuật trong tương quan với vấn đề đạo đức xã hội. Trước hết, đặc trưng của văn học, nghệ thuật đòi hỏi mỗi nhà văn, mỗi nghệ sĩ phải vươn mình lên là một nhà tư tưởng, đồng thời còn phải là một nhà đạo đức. “Văn dĩ minh đạo” là mệnh đề hàm nghĩa này. Nghệ sĩ sáng tạo không chỉ chuyên chở trong tác phẩm của mình những chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn làm sáng tỏ, sáng tạo, cổ vũ con người tự nguyện vươn lên những giá trị đạo đức. Mặt khác, đạo đức xã hội không chỉ là những thiết chế khô cứng, phổ quát, mà thực ra luôn tồn tại, thẩm thấu trong cuộc sống, trong những tầng vỉa sâu nhất của tâm hồn con người. Điều này đòi hỏi người nghệ sĩ phải thực sự am hiểu những giá trị, những khả năng, sự vận động của đạo đức ở chiều sâu tâm hồn con người để nắm bắt, phản ánh, dự báo và cảnh báo. Tấm gương của Doxtoiepxki lăn lộn giữa cuộc đời, trăn trở với cuộc đời, đau nỗi đau của con người để có được Tội ác và trừng phạt, tác phẩm bất hủ vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian là một bài học thực sự giá trị cho sáng tạo văn học, nghệ thuật. Hiện nay, trong đời sống văn học, nghệ thuật của ta đã xuất hiện xu hướng, một số cây bút thiếu trải nghiệm thực tế, sống chủ yếu ở thành phố, quá lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông, trình làng những tác phẩm thiếu tính chân thực, không có sức thuyết phục, chạy theo những sự kiện giật gân, câu khách mà đánh mất giá trị đích thực của văn học, nghệ thuật là sự rung cảm thẩm mỹ sâu sắc và qua đó tác động vào đạo đức, lối sống của con người. Cũng từ sự xa rời thực tiễn ấy, đã xuất hiện không ít những tác phẩm lảng tránh những vấn đề nóng bỏng của đời sống, chỉ chăm chăm cho tính giải trí rẻ tiền. Cả hai khuynh hướng đó đều là biểu hiện của sự xa rời thực tiễn, khi người sáng tạo không thể hiện được sự “ưu thời mẫn thế” của mình, và khi đó, họ đã đánh mất thiên chức cao quý của văn học, nghệ thuật.
Bám sát, am hiểu và không ngừng trăn trở với đời sống nhưng người nghệ sĩ trong phản ánh, biểu hiện những vấn đề đạo đức xã hội bao giờ cũng phải dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ, nhân văn, trong sự yêu thương và tin tưởng đối với con người. Người nghệ sĩ không chỉ kể, tả lại cái xấu, cái ác nhan nhản trong đời sống, điều mình trông thấy, hoặc thậm chí chỉ nghe nói, mà phải đứng ở chiều sâu và tầm cao của chuẩn mực đạo đức,nhất là khi phản ánh cái ác. Hiện nay có một số người sáng tạo văn học, nghệ thuật chỉ kể tả những hiện tượng mà không tìm thấy nguyên nhân bên trong, không nhìn thấy những xu hướng phát triển vì không nhận thấy đây là một cuộc đấu tranh nghiệt ngã trong xã hội lúc này, từ đó không thể hiện được niềm tin trong tác phẩm của mình. Đó là những biểu hiện khá rõ, dễ nhận biết của một số người sáng tạo và thực ra là thái độ thiếu trách nhiệm với công chúng và sau nữa là sự vô cảm đáng trách trước sự hưng vong của đạo đức xã hội, vốn là gốc rễ sự hưng vong dân tộc. Tại sao Nguyễn Du, trong bối cảnh xã hội phong kiến suy tàn lại dành những tình cảm yêu thương, trân trọng nhất cho thân phận nàng Kiều vốn bị vùi dập bởi sóng gió cuộc đời đen tối, bởi chính những khắt khe của quan niệm đạo đức chính thống, lại để lại cho đời một trong những hình tượng văn học lớn nhất, một trong những tấm gương đạo đức cho các thế hệ người Việt Nam? Đó chính là bởi tác giả xuất phát từ tình yêu thương, niềm tin vào phẩm giá con người, xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức tiến bộ để sáng tạo. Ví dụ này để thấy vai trò đặc biệt quan trọng của cái Tâm, cái Tầm, cái Tài của người nghệ sĩ trong phản ánh, sáng tạo, biểu hiện những vấn đề đạo đức xã hội.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và một số văn nghệ sĩ tham gia hội thảo.
5. Để khẳng định, phát huy cao nhất vai trò to lớn của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp chấn hưng đạo đức xã hội, xây dựng và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới, bên cạnh tài năng, tâm huyết của người sáng tạo, còn đặc biệt cần đến năng lực, trách nhiệmvà phương pháp sử dụng, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trách nhiệm này trước hết thuộc về hệ thống chính trị, về các cấp quản lý văn hóa, văn nghệ, của công tác tư tưởng - văn hóa, đồng thời là trách nhiệm của toàn xã hội. Lâu nay, hình như chúng ta không quy định rõ ràng trách nhiệm này cho một cơ quan cụ thể nào mà chỉ hô hào chung chung. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu thiếu năng lực, thiếu hiểu biết đối với lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và tinh đạo đức, trung thực trước các sự kiện, tác phẩm, tác giả văn học, nghệ thuật, có năng lực, “trực chiến” trên lĩnh vực này. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn học, nghệ thuật cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể:
- Tham gia định hướng cho hoạt động sáng tạo, góp phần tạo ra được những tác phẩm, công trình văn hóa, văn nghệ có giá trị, hướng mạnh vào việc nhận thức, phát hiện, khám phá và thể hiện đúng đắn, chân thật, sinh động sự xuất hiện nhọc nhằn của cái mới và sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong xã hội.
- Theo dõi tình hình và kết quả sáng tác, chọn lọc những tác phẩm tốt, phù hợp để sử dụng các tác phẩm đó trong các chương trình giáo dục, rèn luyện, đặc biệt sử dụng và phát huy các kết quả sáng tạo đó trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thời gian qua, chúng ta đã quan tâm đến nội dung này, song hiệu quả thực tế chưa cao.
- Chỉ đạo đưa các tác phẩm tốt giới thiệu, quảng bá, phân tích, định hướng dư luận xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai các đợt sinh hoạt tư tưởng theo chủ đề gắn với việc lựa chọn các tác phẩm tốt, phù hợp phục vụ các đợt sinh hoạt đó.
- Tổ chức bồi dưỡng, định hướng và nâng cao năng lực tiếp nhận thẩm mỹ cho công chúng, để từng bước tạo “đầu ra” cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng. Ở đây, vai trò của các nhà lý luận, phê bình, của truyền thông đại chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần tích cực hơn nữa, dành riêng cho nó cả nhân lực, vật lực và tài lực.
Thưa các vị đại biểu!
Hội thảo đặt ra 4 vấn đề, yêu cầu, gợi mở để các nhà khoa học thảo luận. Đó là vấn đề đạo đức trong văn học, nghệ thuật nhìn từ lịch sử văn học, nghệ thuật thế giới và Việt Nam; thực trạng đạo đức xã hội ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra đối với hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật; vai trò của văn học, nghệ thuật và trách nhiệm của văn nghệ sĩ tham gia xây đắp những giá trị chung của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, trách nhiệm và lương tâm của người nghệ sĩ trong việc bồi đắp, xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Bản Đề dẫn này xin bổ sung thêm vấn đề, đó là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các cấp lãnh đạo, quản lý đối với việc sử dụng và quảng bá tác phẩm văn nghệ trong đời sống. Làm được như vậy, văn hóa, văn nghệ sẽ trở thành một bộ phận khăng khít, không thể thiếu trong cuộc đấu tranh lớn của chúng ta xây dựng con người, giáo dục lý tưởng và phòng chống sự thoái hóa, biến chất tư tưởng, đạo đức, lối sống để bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của chế độ ta, đất nước ta.
10.2014
_________________________
(*) Lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014
Đâu là cây sa la gắn với sự kiện đức Phật nhập Niết bàn?
An Hoàng
Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.
Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet
Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo như ở tại Việt Nam thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.
Chúng tôi có sưu tầm hoa hàm rồng, đưa lên facebook cá nhân, hỏi ý kiến mọi người và cũng được nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi cũng thấy các trang báo khác cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.
Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.
Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.
Chúng tôi có sưu tầm hoa hàm rồng, đưa lên facebook cá nhân, hỏi ý kiến mọi người và cũng được nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi cũng thấy các trang báo khác cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.
Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
Khói sương độ lượng
Trần Hữu Khả
Ai về qua đây giữa ngày không hẹn
Cuộc trùng phùng cằn cỗi chết lâu rồi!
Phấn sắc xa đường nụ hồng nán đợi
Kiều mỵ bơ phờ gượng nét phôi pha
Hờ hững tay trần vòng ôm cỏ dại
Quấn quýt cho ai lau lách hoang đàng
Gánh nặng tiếng cười theo chân năm tháng
Vực thẳm ngọt ngào phơi đáy xót xa
Ta trả ta về dỗ dành chai đá
Bày biện vết thương cung chúc rong rêu
Hạt bụi lưu vong khấn cầu vương miện
Vay cánh phù du ngậm ngải tìm trầm
Một chấm phiêu linh cuồng si bất tận
Em ở với người ta níu hư không
Ta có hư không gửi đời lêu lổng
Tấu khúc Nguyệt Cầm chuộc tội nhớ thương
Ân phúc tựa nương khói sương độ lượng
Má hồng môi đỏ gió đuổi về trời
Chảy máu ngàn năm nợ nần réo gọi
Nhắm mắt đui mù vẻ lại thiên thu
Xóa bớt vết hằn trên lưng con thú...
Thức mơ ban mai
• Ta lầm lũi
đi vào nỗi buồn của em
Tìm một dòng sông khát nước
Nơi trú ẩn cuối cùng của những con ốc lạc
Chỉ nghe tiếng thở dài đâu đó vọng lên
Gọi đàn cá ngủ quên
Chết khô trên đất vỡ
Làm sao giữ nỗi cuộc tình đã lỡ
Ta với tay níu lại cho mình
Chút niềm tin chực mất
• Ta lặng lẽ
rơi theo câu thơ của em
Tìm một mặt trời khắc khoải
Nắng có vàng
cũng thấy đường trở lại
Không mục rữa trong đêm
Làm sao hiểu hết được những tiếng chim
Thức mơ ban mai
giữa cánh đồng chiều
Gió gọi mình rong chơi
rơi theo câu thơ của em
Tìm một mặt trời khắc khoải
Nắng có vàng
cũng thấy đường trở lại
Không mục rữa trong đêm
Làm sao hiểu hết được những tiếng chim
Thức mơ ban mai
giữa cánh đồng chiều
Gió gọi mình rong chơi
• Ta mệt mỏi
bơi trong tình yêu của em
Tìm một ngày xưa rạo rực
Những vòng tay thuồng luồng đã trôi ra biển
Không còn con sóng nào
giận dỗi đẩy đưa
Ta lặn xuống đời
Mượn mấy cánh san hô
Để em nép vào
Hối tiếc.
Tây ninh
Vũ Xuân Chinh
bơi trong tình yêu của em
Tìm một ngày xưa rạo rực
Những vòng tay thuồng luồng đã trôi ra biển
Không còn con sóng nào
giận dỗi đẩy đưa
Ta lặn xuống đời
Mượn mấy cánh san hô
Để em nép vào
Hối tiếc.
Tây ninh
Vũ Xuân Chinh
Thành phố có hai mùa mưa nắng
Lưu Thuỷ Hương
Sanh năm 1968, tại Sài Gòn
Tốt nghiệp đại học Nông Lâm, Thủ Đức
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nha khoa, Tây Bá Linh
Những tàn phai chưa kịp giã từ, lòng người đã xao xác nghĩ đến một mùa đông dài đằng đẵng. Giá băng lạnh lùng sẽ đánh cắp thời gian, để ngày rồi qua mau, đêm dài mãi vô cùng.
*
Năm đó, mùa thu đến sớm. Lá cây chưa kịp đổi màu mà trời đã nhuốm lạnh khô căm, gió táp vào mặt người rát buốt. Cái lạnh bất ngờ mùa tháng chín chẳng thể ngăn cản được niềm vui đang òa vỡ trong lòng những đứa trẻ vào ngày tựu trường đầu tiên. Những bước chân bé nhỏ cuống quýt trên hè phố. Những ánh mắt rạng rỡ háo hức trên sân trường.
Nó đứng đó, lạc lõng, co co. Nó không giống như những đứa trẻ khác, chúng xúng xính trong bộ áo quần mới phẳng phiu, ríu rít giữa bao người thân đang vây quanh, nào hoa, nào kẹo, nào quà... Nó đứng đó lặng lẽ một mình, xuề xòa trong bộ áo quần cũ kỹ, con gấu xám bạc màu nằm ngủ ngon trong tay. Giữa lúc ấy ánh mắt nó bắt gặp tôi, đôi mắt đen mở to dịu dàng. Trong một phút giây gần gũi tôi bỗng nghĩ, đó là một đứa bé đồng hương, một đứa con gái Việt Nam.
Cô giáo chủ nhiệm dõng dạc đọc tên từng đứa. Tụi nhỏ luống cuống chia tay cha mẹ, có đứa lại còn khóc thút thít, cứ như vào đến lớp rồi cô giáo sẽ giữ luôn trong đó không còn được về nhà nữa.
- Sara Hanim.
Cô bé mang tên Thổ Nhĩ Kỳ bước vội vã vào hàng, không có ai để mà nũng nịu chia tay. Tôi cứ mong nó nhìn mình một lần để mỉm cười với nó, để chia xẻ cảm giác cô đơn với một đứa bé xa lạ không cùng chủng tộc, lẻ loi giữa dòng người. Con gấu nằm trong lòng đứa bé bỗng tỉnh giấc, nó ngẩng đầu nhìn tôi cười bí hiểm:
- Aufwiedersehen - Hẹn gặp lại.
Thật buồn cười, ở thành phố hơn ba triệu dân này, người xa lạ dễ gì gặp lại nhau. Tưởng con gấu hẹn chơi, không ngờ rồi lại gặp nhau thật, mà cứ gặp hoài như mắc nợ nhau từ kiếp nào.
Một buổi chiều tôi đi làm về ngang qua bờ hồ, con gấu nằm vắt vẻo trên một gốc cây mơ mộng nhìn trời đất. Cô chủ nhỏ của nó đang nhặt lá vàng xâu lại thành chuỗi cho một đứa bé trai lẽo đẽo theo sau. Tôi không ngờ nó nhận ra mình, đôi mắt đen ngỡ ngàng long lanh. "Mẹ ơi, mẹ". Cái giọng Việt Nam rõ ràng êm ái mới dễ thương làm sao, nó làm tôi xao xuyến giữa một chiều trên đường phố châu Âu.
Từ sạp báo mới mở bên đường ló ra một mái tóc uốn quăn lù xù của một phụ nữ trung niên. Chị nhìn tôi cười sởi lởi:
- Cộng mình phải không? Ôi, quý hoá quá. Cô ghé vào đây cho tôi hỏi thăm một tí đã. Bao nhiêu năm mới lại về đây để gặp được đồng hương để trò chuyện.
Tiệm báo nhỏ xíu đóng bằng gỗ tạp, khoảng ba mét vuông, bên trong bề bộn sách báo, tạp chí, bánh kẹo, thuốc lá, nước ngọt... Còn lại một khoảng hạn hẹp vừa đủ kê hai chiếc ghế trong bầu không khí ngột ngạt. Gió từ hồ vọng đến, lao xao thuyền về. Những chiếc du thuyền trắng tấp vào bờ thả neo, hạ buồm chờ qua mùa đông.
- Họ nói gì thế hở cô?
Chị thích thú nghe đoạn thuật lại những lời đối thoại trên thuyền. Chị tấm tắc cười rồi lầm rầm kể:
- Là người giàu thích thật đấy, chẳng có những nỗi lo tủn mủn vài xu như mình. Tiếng Đức tôi thì cứ dở hơi, nghe người ta cười đùa chẳng hiểu gì cả. Bố chúng nó lại là người Thổ, tiếng Đức cũng chỉ đủ bán bánh mì Döner. Tôi lấy lão ấy dạo từ Tiệp chạy sang, nhưng sống với nhau cứ như hai người xa lạ, ù cạc không hiểu gì. Dạo bố lão ấy mất, tôi phải theo về Thổ, cứ ngỡ về vài hôm tang ma không ngờ nó lừa mình phải ở đấy đến những năm năm. Năm năm làm dâu ở Taurus*, bảy năm làm vợ lão vũ phu, bao lần bị đánh phải vào cấp cứu ở bệnh viện, cái ơn chạy giấy tờ cho tôi ở lại Đức đã chẳng còn. Khi các ông bà bác sĩ trong bệnh viện liên hệ với bên xã hội giúp đỡ cho thì tôi cũng ký luôn vào giấy ly dị và đơn khởi tố. Có lệnh tòa án hẳn hoi nhé, lão ấy bị cấm đến gần mẹ con tôi trong vòng một trăm mét. Đến gần là tôi tri hô lên cho cảnh sát bắt ngay. Con giun xéo mãi cũng quằn. Cô xem, dao phay hẳn hoi đấy. Lúc nào tôi cũng đem theo, đến gần là tôi chém ngay. Chém chết đấy!
Con dao sắc lạnh nằm trong giỏ xách. Giọng kể rin rít vô cảm cứ rờn rợn. Mà chị kể về mình cứ tỉnh bơ như kể về ai đó. Đôi mắt không vui không buồn, chúng như mặt hồ thăm thẳm bóng đêm trong những ngày mùa đông .
Mùa đông Berlin về trong nỗi buốt giá của thành phố sau cái chết của Hatun, cô gái Thổ Nhĩ Kỳ bị những người anh em ruột thịt bắn chết giữa đường phố, nhân danh cái gọi là "danh dự" gia đình Hồi giáo. Người ta xót xa tự hỏi, đâu là công lý, đâu là pháp luật của một đất nước tự do dân chủ? Những thứ trên giấy tờ đó đã chẳng thể bảo vệ cho một con người được sống, được yêu như một con người. Ở các trường trung học, đám học sinh Hồi giáo công khai ca ngợi bản án dành cho Hatun, đứa con gái phản loạn, dám từ bỏ những chuẩn mực đạo đức Hồi giáo chạy theo những dục vọng Tây phương sa đọa. Một mùa đông, người Berlin phải bất lực chấp nhận một sự thật cay đắng. Những đứa trẻ ngoại quốc sanh ra, lớn lên ở xứ sở này lòng mang đầy thù hận đối với đất nước, nơi mà - lẽ ra, lẽ ra - nó phải được xem như là một quê hương.
Gió bờ hồ thổi tốc qua những hàng cây trơ trụi, đập phành phạch vào những tờ báo treo trên khung gỗ. Nụ cười Hatun thấp thoáng trong gió đông, nụ cười mang mãi một khát vọng tự do, một niềm tin vào quyền bình đẳng của người phụ nữ. Chiều tối về nhập nhòa, tiệm báo vẫn chưa đóng cửa nằm im lìm trong bóng hoàng hôn. Chị Thanh ngồi bất động trong xó tối tăm giữa đám hàng hóa bề bộn, ánh mắt sâu thăm thẳm như bóng đêm mờ mịt vây quanh .
- Chúng nó dùng súng cô ạ, bắn vỡ cả mặt chị ruột mình trên đường mà vẫn không bằng chứng buộc tội. Không còn luật lệ gì nữa đâu. Không còn ai có thể bảo vệ được mình. Tuần vừa rồi không hiểu sao lão ấy lại tìm được đến đây, đánh què tay tôi rồi dọa sẽ bắt thằng bé đem về Thổ - Chị Thanh vén tay áo nhìn cánh tay sưng tím bất động, nghẹn ngào buông tiếng thở dài - Nó là con ông ấy, phải được nuôi dưỡng, giáo dục như một người Hồi giáo. Nếu mà tôi chết đi, các con tôi sẽ lại phải về nơi ấy, nơi tôi đã sống mòn mỏi năm năm trời, vô vọng.
*
... Dẫu tôi có chết đi cũng không dám mong anh ấy tha thứ. Tôi chỉ cầu xin anh ấy một lần hiểu cho tôi. Nhưng làm sao người ta hiểu được. Một người đã sống qua bao mùa đông ở Đức như cô cũng có hiểu gì về cái lạnh của mùa đông. Những ngày đứng mãi mười tiếng giữa trời băng giá, cả thể xác cũng không thuộc về mình mà trở nên vô tri, vô giác như đám cây khô cứng bên lề đường. Những ngày mà tất cả vốn liếng dành dụm của mình bị bọn trấn lột cướp đi, giấy tờ tị nạn của mình cũng bị cảnh sát tịch thu. Một thân một mình giữa trời tuyết phủ không còn ngày mai, không còn một chỗ để đi về, không còn một người để nắm lấy bàn tay. Những lúc ấy người ta chỉ mong một chút hơi ấm của đồng loại, để mình còn có thể trở lại thành người. Có bao giờ trong tận cùng sự cô đơn tuyệt vọng kia người ta lại tự hỏi, cái bàn tay đưa ra kéo mình lại gần đấy là của ai, cái con người muốn sưởi ấm mình đấy có phải là một thằng khốn nạn, vô loại nào không.
Khi đấy tôi chỉ muốn thoát khỏi những ngày mùa đông hai buổi đứng đường, thoát khỏi cộng đồng của những người đồng hương nơi xứ người bắn giết nhau vì miếng ăn. Cũng như những lần trốn chạy kinh hoàng qua những dãy nhà đổ nát, những cánh đồng lởm chởm cỏ gai để thoát khỏi cái cảnh, những thằng người như mình bị bọn cảnh sát Đức xô ngã xuống mặt đường, dẫm gót giày lên ngực, với câu hỏi bắn vào đầu như một bản án. "Verkaufst du Zigaretten?". Mày bán thuốc lá phải không ?
Đấy là những tháng ngày tôi cứ ngỡ mình đã đi đến tận cùng của nỗi khổ đau mà không biết, sẽ còn có những ngày nước mắt mình khô kiệt, không còn để mà khóc. Những điều như thế làm sao cô hiểu được…
*
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Mùa đông rồi cũng qua đi, nhưng khó có thể nói, từ khi nào thành phố bắt đầu mùa xuân. Từ tháng ba, khi những đóa hoa huệ một ngày bất chợt nhô lên từ lòng đất, khoe những chiếc cánh rực rỡ, mong manh như lụa để rồi chỉ vài ngày sau đó lại bị gió tuyết dập vùi. Hay từ những ngày tháng tư bất thường, khi những cô gái Berlin tóc vàng như mật, da trắng như sữa nằm khoe mình phơi nắng trên bờ cỏ, để rồi vài ngày sau lại co ro trong chiếc áo choàng khép kín. Hay vào mùa tháng năm, khi hoa đào nở rộ dọc bên bờ sông buông những trận mưa hoa trắng xóa đất trời, lúc ấy trời đã thực sự ấm áp như sang hè. Những chiếc du thuyền đã căng buồm trắng xóa dong duổi trên mặt hồ lấp lánh nắng.
Tiệm báo nằm ven bãi cỏ xanh lấm tấm hoa anh túc đỏ , hoa bồ công anh vàng. Dưới những tán sồi già thoang thoảng màu hoa tiểu thanh tú tím mong manh. Mấy con chim sẻ nhảy nhót trên cành giẻ gai, nao nức gọi bạn tình về xây tổ. Từ bên thềm tiệm báo chị Thanh te tái chạy ra nắm tay tôi tíu tít:
- Thời tiết tốt thế này lại buôn bán được. Báo chí tôi bán lấy lệ, lời vài xu, chủ yếu thu nhập nhờ vào hàng kem, nước giải khát cho khách dạo hồ. Hè này cô về Việt Nam à? Cho tôi gửi ít tiền về cho con bé ở nhà nhé. Nó năm nay đã hơn hai mươi rồi cô ạ, đang là sinh viên Sài Gòn. Ở trong đấy khí hậu tốt lắm cô nhỉ, nghe bảo chỉ hai mùa mưa nắng, quanh năm ấm áp. Thích thật! Ôi dào, hoa cứ nở đỏ rực thế này vài hôm nữa lại nóng.
*
... Không có hoa anh túc nơi nào lại đỏ thẫm như loài hoa bên hồ muối cạn Tuz Gölü**. Chỉ sau vài cơn mưa xuân hoa đã cháy bùng lên nhuộm thắm cả đồng cỏ, nhuộm đỏ cả mặt hồ muối trắng thăm thẳm bóng chiều. Cả ánh mặt trời dần tắt, đàn sếu chân dài về đậu ven đầm cũng hóa đỏ. Trong những tháng ngày mòn mỏi đấy, màu đỏ ảm đạm của một ngày hấp hối đối với tôi sao quá thê lương. Ở Tuz Gölü chỉ có hai mùa. Mùa đông, gió từ dãy núi Taurus thổi về bão bùng, rét mướt. Những cánh đồng sũng nước nhão nhoét. Trên đấy người ta cày bừa trồng tỉa các loại hoa màu xứ lạnh. Tôi theo đàn gia súc dong duổi vào những thảo nguyên dài vô tận, cỏ mặn sắc cứng cứa vào da thịt đau buốt giá. Mùa hè hạn hán, mặt hồ thênh thang khô nước, trắng xóa muối, gió từ thảo nguyên hoang dại kéo qua hồ thành bão cát mặn chát. Đất trên đồng hóa khô cứng như đá. Sau đợt cày vỡ, người ta phải dùng chày vồ đập vụn từng tảng đất để gieo hạt. Giữa cái nắng thiêu đốt, bụi mù phủ lên những tấm áo choàng đen biến những người phụ nữ trên đồng thành những bóng ma trắng xóa. Đêm về tôi ủ đôi tay sưng vù nứt nẻ vào những tấm khăn nóng, nghe tiếng gió hoang dại thổi lồng lộng qua những cánh đồng cỏ xác xơ khô khốc. Nỗi cô đơn tràn về bao bọc cuộc đời dày đặc như bóng đêm vây phủ.
Những người phụ nữ sống quanh tôi, đôi mắt họ như dòng sông giữa mùa khô, đã cạn kiệt dòng nước chỉ còn những hố rãnh chứa đầy sỏi đá. Tâm hồn họ như biển hồ kia, mặn chát khô kiệt, không còn có thể nổi sóng. Tôi làm việc chung, ăn chung với họ, những đêm hè ngồi cùng họ bên đống lửa, nghe tiếng đàn của những người chăn cừu lắc lư, uốn éo, nhưng tôi không thể nào là một người như họ, một phần của cái tập thể ấy. Sau những trận đòn đau của lão vũ phu tôi lại ngã vào vòng tay của họ, để được an ủi, chăm sóc, để rồi phải cố gắng như họ, chấp nhận cuộc sống như một định mệnh an bài.
Tôi sanh con bé Sa vào giữa mùa đông, bão tuyết phủ kín trên những con đường ra tỉnh. Ngôi làng nhỏ bị cô lập giữa thảo nguyên trắng xóa. Tôi trở dạ sanh con mình giữa những người xa lạ, giữa những bàn tay chuyên đỡ đẻ dê cừu. Trong cơn đau, nghe tiếng giông bão về gào thét cuồng nộ bên mái hiên nhà, tôi cứ sợ mình chết đi nơi đất khách quê người để rồi hóa thành ma quỷ cuốn theo những ngọn gió mùa, nghìn năm than khóc giữa thảo nguyên hoang dã, bạt ngàn. May rồi cũng mẹ tròn con vuông. Con bé lớn lên cùng những đứa trẻ khác, bò lết giữa đàn dê cừu như một đứa con của thảo nguyên. Tôi từ lúc nào cũng đã biến thành đất cát của đồng hoang, không còn tự hỏi mình là ai. Những ngày làm việc mệt nhoài không còn cả nỗi đau của thể xác, nối tiếp theo nhau che lấp khái niệm thời gian.
Mãi đến khi con bé Sa được hai tuổi, một hôm té ngã từ lưng lừa bỗng bật khóc gọi: "Mẹ ơi, mẹ!". Đó là tiếng nói quê hương tôi nghe được sau bao tháng ngày dài đằng đẵng ở Taurus. Tôi ngã dụi xuống bên cạnh con bé, muốn òa lên khóc mà nước mắt mình đã khô cạn từ bao giờ. Ôi! quê hương, nhất định sẽ có ngày tôi trở lại. Dẫu thân tàn ma dại, dẫu có bị giam cầm tận chân trời góc bể nào, trái tim tôi vẫn hướng về nơi đấy. Bởi quê hương là nơi người ta vẫn mong mỏi một ngày cuối đời tìm về, gửi lại đấy nắm xương tàn.
Không biết mẹ con tôi còn phải ở lại Taurus đến ngày nào, nếu thằng bé này không ra đời. Khi đấy ở làng không có nơi dạy học, chỉ có một trường tiểu học ở cách xa mười lăm cây số. Con bé Sa có lẽ cũng sẽ như những đứa con gái khác, lớn lên lăn lóc giữa đồng cỏ không cần chữ nghĩa. Tôi sanh được thằng quý tử, thuyết phục mãi ông ấy mới đưa về lại Đức cho con được học hành.
Tôi về lại Berlin một ngày mùa hè, nắng đổ mật vàng trên những tháp chuông ...
*
Mùa hè Berlin lạ lắm, không bao giờ có thể đoán trước mà chỉ là chờ đợi. Có những năm mưa lạnh sụt sùi, suốt mấy tháng trời người ta chỉ co ro trong chiếc áo ấm, mong mỏi một ngày nắng gắt. Có những năm nóng ấm kéo dài mãi đến giữa tháng mười, kèm theo những đợt hạn hán ngắn ngày, khô hanh hanh. Nắng say nồng trải dài mải miết làm những quả anh đào trong vườn chín sẫm, cỏ dại bên đường cháy khô và những cô gái da màu hạt dẻ nằm phơi nắng bên hồ bốc lửa ... Mẹ con bé Sara chờ tôi từ chiều. Con bé đứng bên đường ôm ghì trong tay con gấu, lúng búng một câu tiếng Việt:
- Tặng con gấu cho chị Tịnh.
Tôi cầm con gấu xám trên tay, nó nhẹ tênh, không nặng như cái vẻ ngoài dềnh dàng, xù xì. Đôi mắt của nó vàng hoe, lóng lánh như hai mảnh ve chai, cháy rực lên tinh quái. "Này cô gái, vậy là ta phải đi chung cả một đoạn đường dài". Vớ vẩn! Tôi tóm đầu gã phù thủy nhét luôn vào túi nylon.
- Cô đem con gấu về hộ - chị Thanh áy náy phân bua - con bé vẫn hay nghe tôi nhắc đến chị nó, đến làng quê cũ của mẹ. Tôi cũng định cho chúng nó về thăm quê mẹ nhưng vé máy bay cho cả ba mẹ con tốn kém quá, cái Tịnh lại đang cần tiền đi học. Hàng quán tôi cũng vừa mở không giao lại được cho ai. Thôi, cô cứ về bảo em nó gắng học, gắng để dành tiền mua một căn nhà nhỏ ở Sài Gòn để mẹ về sống chung. Tôi cũng chẳng còn mặt mũi nào mà về làng cũ, cô ạ .
*
... Dạo tôi quyết định đi lao động hợp tác, anh ấy cứ ngăn cản mãi, bảo rằng, nhà có khoai ăn khoai, có cháo húp cháo, đừng tan đàn xẻ nghé. Nhưng lúc đấy khổ quá cô ạ, chỉ nghĩ xa nhau vài năm mà đỡ khổ cả cuộc đời. Khi chia tay cứ phải nuốt nước mắt vào lòng để mà đi. Con bé Tịnh lúc ấy mới bốn tuổi, nắm hoài tay mẹ bảo: "Mẹ đi ít bữa về, mẹ sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi nhé, mẹ ơi!" Vậy rồi tôi đi biền biệt, cuộc đời trôi dạt mãi đến nay. Mười lăm năm bươn chải ở xứ người, một ngày tóc trắng như tay tôi mới hiểu. Bao nhiêu tiền thì gọi là đủ? Bao nhiêu tiền thì mua được một mảnh hạnh phúc?
Thời gian đầu xa con bé tôi nhớ nó quay quắt, nhưng đó chỉ là nỗi nhớ bình thường của người mẹ xa con. Có những lúc công việc nhọc nhằn cũng kéo tôi xa dần nỗi nhớ thương. Mãi đến khi sanh con bé Sa ở chốn quê người tôi mới nhớ cái Tịnh đến đớn đau. Những buổi chiều con bé Sa chạy theo chân tôi gọi: "Mẹ ơi, mẹ!", tôi thẫn thờ tự hỏi, không biết cái Tịnh có còn nhớ đến mẹ nó không. Tôi khao khát được gặp lại con, thèm những buổi chiều bên bờ ao kỳ rửa tay chân cho nó. Tay chân nó đen đủi, ốm khẳng khiu thương lắm. Tôi thèm được đưa cái lược cùn gãy răng lên chải mái tóc lơ thơ, khét nắng của con. Thèm nhìn thấy con ngủ trong đụm rơm, hai má lấm lem bùn đất, tấm áo vá ngắn cũn cỡn phơi cả cái rốn lồi tênh hênh. Thèm ngồi bên hè tẩn mẩn lột vỏ củ khoai lang, đưa lên miệng cho con cắn rồi nhìn cái mồm đầy khoai của nó đang toét ra cười.
Giờ đây tôi muốn viết thư cho con nhưng lại chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. "Con yêu thương của mẹ", những lời nói đấy liệu một người mẹ như tôi có còn thốt ra suôn sẻ được nữa không? Một người mẹ bỏ đi biền biệt để không còn có cả cái may mắn được ngắm nhìn con gái mình lớn lên mỗi ngày, trổ mã xinh xắn ...
*
Mà, con bé Tịnh xinh thật. Nó không xinh như một cô gái làng quê châu thổ sông Hồng. Nó đỏm dáng như một cô gái Sài Gòn thời thượng. Chiếc xe máy bóng loáng, đôi giày cao gót mỏ nhọn như mỏ chim, hàng chân mày xâm mảnh cong như hai cánh cung. Nó ngồi trong phòng khách nhà mẹ tôi, đôi lông mày cánh cung nhướng cao như sắp bật ra những mũi tên nhọn hoắt. Nó trố mắt nhìn con gấu xù lem luốc, món quà đến từ Tây Âu văn minh. Bàn tay có những cái móng hồng hồng lấp lánh của nó thộp đầu con gấu đẩy qua một bên, đếm xoèn xoẹt xấp tiền trong bao thư. Rồi nó cười nhạt thếch:
- Mẹ em buồn cười thật đấy, ở bên ấy đang kiếm tiền được lại đòi về ViệtNam làm gì. Lại cứ bảo "Sài Gòn hai mùa mưa nắng". Hai mùa mưa nắng nhạt nhẽo lắm. Mùa mưa cứ sụt sùi mãi, mọi thứ đều ẩm ướt nhòe nhoẹt. Mùa nắng thì bụi mù khô khốc. Làm gì có những mùa thu lá vàng rực rỡ, những công viên tràn ngập sắc hoa, những cánh rừng tuyết phủ trắng xóa... như những tấm hình mà mẹ vẫn gửi về. Mẹ về đây sống lại sẽ thất vọng thôi. Bố em bảo, ngày xưa mẹ là học sinh giỏi văn cấp huyện, lãng mạn mơ mộng bay bổng lắm. Mẹ chỉ thích đuổi theo những giấc mơ được tô vẽ.
Nắng Sài Gòn óng ả bên hiên nhà, những âm thanh xôn xao quen thuộc của thành phố vọng vào lãng đãng. Tôi tiễn nó ra sân, ngượng ngùng gượng gạo. Cứ mong nó nói một điều gì tử tế, một lời nhắn gửi - dù là ngắn ngủi - để tôi hoàn tất nhiệm vụ đưa thư của mình, để những ngày về thăm quê trọn vẹn những niềm vui.
Mẹ tôi đứng bên hiên lúi húi buộc lại mấy giò phong lan. Mái tóc mẹ điểm bạc lòa xòa trên trán lấm tấm mồ hôi. Con bé cất tiếng chào lễ phép:"Cháu chào bác ạ!" Bỗng nhiên rồi nó thở dài rất nhẹ, mong manh. Tiếng thở dài ấy kéo tôi đi theo Tịnh suốt con đường hẻm quanh co lúp xúp quán hàng. Hai đứa len lỏi giữa những đứa bé bò lồm cồm bắn bi trên đất, bên cụ già hàng rong gánh gồng vất vả, dưới cái nắng ngọt ngào của thành phố quê hương. Tịnh dừng xe dưới gốc cây nhãn nhà bà Tám, mắt nó vướng bụi đường hoe hoe đỏ.
*
... Mẹ em cũng chẳng còn trẻ nữa. Dạo mẹ đi em cứ khổ sở mãi. Những buổi chiều về chỉ có hai bố con trong gian nhà tranh quạnh quẽ. Bên bếp lửa bập bùng, cái bóng gầy lòm khòm của bố in trên vách đất nhập nhòa. Bố chẳng như vợ chàng Trương chỉ vào bóng mình mà dối gạt con, mẹ đấy, con đùa với mẹ đi... Bố cũng chẳng như nàng Tô Thị, bồng con lên núi chờ vợ mà chết khô, chết lãng thành đá vọng thê để được người đời xưng tụng những hư danh. Bố chỉ lọng cọng nắm tay em mà ngậm ngùi:"Mẹ sẽ không về nữa, con ạ! Bố con mình phải chịu đựng với nhau thôi. Con cố lên cùng bố". Nhưng em không tin bố, lại còn giận bố vì những lời tàn nhẫn ấy. Em vẫn nhớ lời mẹ, vẫn chờ mãi một ngày tấm áo nâu của mẹ sẽ hiện ra ở cuối con đường làng. Mẹ và em sẽ sang nhà cụ Tuấn xin con cún về nuôi... Con cún rồi cũng lớn lên, sanh con đàn cháu đống, trở thành bà, thành cố rồi chết già bên thềm nhà cụ Tuấn. Những buổi chiều vẫn trôi qua âm thầm, chỉ hai bố con bên nồi khoai luộc. Cũng khoai, cũng sắn, cũng cơm cà đấy, nhưng sao bố nấu nhạt nhẽo thế nào. Hai bố con trệu trạo nuốt rồi nhìn nhau ứa nước mắt. Mẹ vẫn không về.
Những tấm hình mẹ bên những đại lộ thênh thang lúp xúp ô-tô, trước những cửa hiệu sáng loáng ánh đèn, quần bò áo phông, cứ mỗi lúc một xa lạ đến đau lòng. Khi một ngày em hiểu, tiếng gọi "Mẹ ơi, mẹ!" mà em hằng khao khát sẽ chẳng bao giờ còn được thốt ra với thăm thẳm yêu thương tự đáy lòng, thì lúc ấy em mới tin lời bố. Bố con em chỉ còn là những cái bóng trong quá khứ của mẹ.
Giữa lúc này, khi bố em đã nguôi ngoai làm lại cuộc đời ở tuổi xế chiều, khi em nhắc đến mẹ chỉ là để khoe khoang với bạn bè chứ không còn xao xuyến thì mẹ vẫn bảo, sẽ trở về. Vẫn cứ bảo thế sau năm năm dài biền biệt không tin tức. Một ngôi nhà nhỏ cho mẹ, em cũng sẽ cố dành dụm, mưa nắng Sài Gòn cũng vẫn còn mãi đấy chờ mẹ. Nhưng em biết, mẹ sẽ chẳng quay về...
*
Lúc tôi quay vào nhà thì con gấu xù bị bỏ quên đang nằm vắt cẳng trên ghế, nó gườm gườm nhìn ra giận dỗi:
- Con bé sẽ chẳng quay lại tìm tôi đâu.
Tôi mặc kệ lời con gấu, vẫn chờ đợi, chờ hết một buổi chiều tiếng chuông gọi cửa, rồi chờ hết một tuần tiếng điện thoại reo. Ngày chuẩn bị ra đi, ngoài nỗi buồn chia tay người thân, nỗi buồn xa thành phố, còn cả món "nợ đời" phiền toái. Tôi không biết phải làm gì với con gấu ranh mãnh kia. Nó nằm co ro ở góc nhà đầy bụi bặm, giữa đám bao nylon và giấy gói hàng vừa thải ra thành rác, đôi mắt già nua mờ đục nhìn tôi van vỉ :
- Xin đừng để tôi lại với những người xa lạ. Tôi muốn trở về quê hương.
Ôi, con gấu Thổ Nhĩ Kỳ kia, quê hương mày ở đâu?
- Quê hương là nơi tôi chôn giấu những kỷ niệm yêu thương.
Vậy là con gấu theo tôi lên đường trở lại Berlin, một ngày mùa thu. Từng đàn nhạn di trú về Nam cất tiếng kêu giã từ buồn hiu hắt một góc trời. Những quả dâu dại sau một mùa say nắng tím thẫm, nằm ngủ quên trên cành khô đỏ. Lá bạch dương vàng, nắng mong manh vàng, hoa quỳ dại vàng, ngẩn ngơ bờ dậu. Con đường tôi đi vàng mải miết bên bờ một dòng sông êm đềm không bao giờ nổi sóng. Sông kia rồi sẽ về biển, khi dòng nước đã chảy mỏi mòn nhuốm đầy cát bụi thời gian, cặn bã cuộc đời. Lá kia rồi sẽ rụng về cội, khi tấm thân đã héo úa phai tàn, không còn nơi để bấu víu. Không phải bởi mùa thu mà con đường tôi đi làm bây giờ lại hóa vòng vèo dài lê thê. Có một tiệm báo cô độc, vắng chủ bên kia bờ hồ, nơi tôi sợ sẽ phải ngang qua để những dấu hỏi lặng thầm lại vây phủ lòng mình không một lời giải đáp. Không ai biết gì thêm về mẹ con chị. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy chị, khi chiếc xe cấp cứu đến chở người đàn bà bị thương, nằm thoi thóp bên bờ cỏ vào bệnh viện.
Trên bước đường luân lạc dài mờ mịt kia, có một ngày nào đó chị về đến được thành phố mơ ước, nơi có hai mùa mưa nắng?./.
Berlin, thu 2006
Chú thích:
* Taurus: tên dãy núi ở Thổ Nhĩ Kỳ, chạy dọc theo bờ Địa Trung Hải.
http://www.google.de/search?
** Tuz Gölü: tên hồ nước mặn rộng lớn bị giam hãm giữa bình nguyên nước Thổ, đang dần cạn kiệt.
http://www.google.de/search?q
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)