" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
Phê bình của Phật giáo về Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại và Toàn cầu hóa
GSTS. K.T.S. Sarao
Nguyên Định dịch
Từ “phát triển bền vững” đã trở nên phổ biến rộng rãi sau khi được sử dụng trong báo cáo năm 1987 của Ủy ban Thế giới Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển, Tương lai chung của chúng ta, thường được gọi là Báo cáo Brundtland. Trong báo cáo này, sự cần thiết cho việc kết hợp giữa phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ công bằng xã hội và hòa nhập được giới thiệu lần đầu tiên. Định nghĩa Phát triển bền vững trong báo cáo Brundtland được sử dụng nhiều nhất là: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ” (Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển: Chương 2).
Tiếp theo hội nghị Rio +20 (với Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển) và tài liệu đúc kết được gọi là Tương lai chúng tôi muốn, Chương trình nghị sự 21, và Kế hoạch Johannesburg về Thực thi (JPOI), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, tạo điều kiện hợp tác khuôn khổ LHQ để đảm bảo rằng các chuyên viên, chương trình, nguồn lực hỗ trợ chiến lược toàn cầu, khu vực và quốc gia đều nhằm đến các khối xây dựng phát triển bền vững. Nếu xem xét các mối quan tâm nêu lên bởi Hội đồng ECOSOC, có thể nói rằng xã hội loài người ngày nay đang đi dần về ngày tận thế, chủ yếu bởi vì nó đã đi theo những gì Phật giáo gọi là con đường sai lầm (agatigamana) để phát triển.
Một e ngại như vậy cũng được nói lên trong cuốn sách nổi tiếng Các giới hạn tăng trưởng xuất bản năm 1972. Cuốn sách này kiểm tra năm biến số (dân số thế giới, công nghiệp, ô nhiễm, sản xuất lương thực, và cạn kiệt tài nguyên) trên mô hình máy tính về tăng trưởng kinh tế và dân số theo cấp số nhân với nguồn cung cấp tài nguyên hữu hạn. Những phát hiện được tìm ra là ngay cả khi nguồn tài nguyên mới được khai thác trong thời gian tới, dự trữ hiện tại thay đổi, các nguồn lực vẫn hữu hạn và cuối cùng sẽ bị cạn kiệt. Cuốn sách dự báo rằng những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, sản xuất lương thực, và ô nhiễm đều đi dần đến sự sụp đổ kinh tế và xã hội sẽ diễn ra trong thế kỷ hai mươi mốt (xem Meadows và Meadows năm 2004; Hecht 2008). Cuộc khủng hoảng này chính xác như thế nào khi lòai người phải đối mặt? Ai và những gì phải chịu trách nhiệm? Làm thế nào điều này có thể tránh được? Quan điểm Phật giáo về cuộc khủng hoảng đó là gì? Một nỗ lực được thực hiện trong bài viết này để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, trong đó giá trị đạo đức không được xem là quan trọng vì bị kiểm soát và điều hành bởi chủ nghĩa tiêu thụ và các thương gia. Trong hệ thống như vậy mục tiêu công khai của các tổ chức tài chính là kiếm tiền cho chính họ, điều mà các nhà kinh tế học gọi là tối đa hóa lợi nhuận nhưng luôn biến hóa thành chiếm đọat quyền sở hữu của cải. Tuy nhiên, như đã chỉ ra bởi Amartya Sen, “một sự rời xa tối đa hóa lợi nhuận không nhất thiết là điều lành, cũng như các tình cảm đạo đức không luôn luôn là cao quý."
Một số điều man rợ tồi tệ nhất trên thế giới đương đại đã được thực hiện bởi những kẻ phân biệt chủng tộc hiến mình hầu làm hại một số người khác, thậm chí với chi phí lớn hoặc rủi ro cho bản thân họ. Trên thực tế, quá trình này vẫn tiếp tục hiện nay với sự kiên trì không ngừng... Sự từ bỏ cuộc sống chỉ vì mình có thể đi đôi với bạo lực nhằm đạt đến lợi ích cho một nhóm hay cộng đồng (nhưng lọai trừ những người khác), và ngay cả với sự cố ý gây thiệt hại trên một nhóm hoặc cộng đồng khác” (1997 : 6).
Sản xuất và phân phối hàng hóa được độc quyền bởi các tổ chức lớn và thông qua việc sử dụng phương tiện thông minh tạo ra ham muốn vô độ cho quần chúng nhằm sở hữu nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Quảng cáo và áp lực tâm lý dưới những hình thức khác nhau được sử dụng đểtăng cường sự thèm muốn tiêu thụ tối đa và lối sống tiêu thụ quá lố đang được quảng bá rầm rộ. Khách hàng bị dụ dỗ mua hàng càng nhiều càng tốt, bất kể họ có cần hay không hay liệu có đủ tiền để trả. Do đó, mọi thứ được muakhông phải vì người ta cần dùng mà vì lòng ham muốn chúng. Trong thực tế, xã hội tiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin tưởng rằng việc sở hữu nhiều thứ là phương tiện chính để đạt hạnh phúc; do đó, tiêu thụ được chấp nhận “như một cách tự phát triển, tự thực hiện, và tự hoàn thiện” (Benton 1997: 3).
Xem tiếp (bấm vào) chi tiết nội dung trong bản PDF: »»
Giáo sư Tiến sỹ K.T.S. Sarao
Dịch Việt: Nguyên Định
Sự thật về lòng “trung thành” của nhóm thư ngỏ 61
4.11.2014 sggp.org.vn - Hiện nay, trên mạng internet có nhiều ý kiến tranh luận về bức thư ngỏ của 61 đảng viên “trung thành” gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới lăng kích của các tác giả khác nhau về cùng một vấn đề, có nhiều tác giả đăng bài phản đối kịch liệt, cũng lắm người tán thưởng vỗ tay, người nói thế này, người nói thế khác, cũng có người dùng các thủ thuật để che giấu mục đích của mình.
Với bức thư được đăng tải ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, “61 Đảng viên trung thành” đã lựa chọn thời điểm hết sức “hợp lý”, phần nào thể hiện sự "quan tâm lo lắng" của họ đến thời cuộc, đến vận mệnh của Đảng, tương lai thể chế chính trị của nước nhà.
Bản thân tôi cũng chú ý đến câu chuyện về bức thư này và đã đọc nhiều bài viết của nhiều tác giả, với nhiều hướng khác nhau. Nhất là, sau khi đọc bài của Minh Tâm về trường hợp ông Đoàn Văn Phương một trong 61 người được cho là ký tên vào thư ngỏ. Theo bài viết, ông Phương vừa không là Đảng viên, lại vừa không biết gì về bức thư này.
Sau đó, tôi đã cất công tìm hiểu thêm về những nhân vật của nhóm người tự xưng là “61 Đảng viên trung thành với Đảng” này, mà theo thông tin đăng tải là đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh và thật bất ngờ khi trường hợp của ông Phương không phải là trường hợp duy nhất, mà trong nhóm người này còn có nhiều nhân vật khác cũng gần như vậy.
Sau khi tìm hiểu, thì có 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, trong số đó, một số nhân vật thời gian gần đây nổi tiếng trên mạng với những ý kiến đi ngược đường lối chủ trương của Đảng, tham gia vào nhiều thư ngỏ khác nhau nhưng cùng một mục tiêu đó là đòi Đảng từ bỏ vị trí cầm quyền, kích động biểu tình gây mất ổn định an ninh trật tự như Kha Lương Ngãi, Hà Quang Vinh, Tương Lai, Lê Công Giàu, Hạ Đình Nguyên... Đặc biệt hơn, trong đó có người đã bỏ sinh hoạt Đảng từ lâu, không còn là Đảng viên nữa như Lữ Phương; có người thì đã đi định cư tại nước ngoài, không tham gia bất kỳ sinh hoạt nào của Đảng là Cao Lập, thế mà họ vẫn tự xưng là Đảng viên, là Đảng viên “trung thành”.
Như vậy có thể thấy rõ rằng, tự nhận là nhóm Đảng viên “trung thành” nhưng lại có nhiều người không còn là Đảng viên nữa, hay không tham gia sinh hoạt Đảng nữa, vậy nhóm người này gửi thư ngỏ với mục đích gì? Có đúng thật là vì Đảng, vì sự phát triển của đất nước không, hay là do một thế lực nào đó, một tổ chức nào đó lôi kéo, tập hợp lại, rồi mượn danh Đảng viên, mượn danh “yêu nước” mà tạo nên một sự hỗn loạn về thông tin, gieo rắc những mầm mống độc hại cho xã hội tạo nên sự bất ổn về tư tưởng, an ninh, gây nhiễu loạn, gây bất ổn trong quần chúng nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết của dân tộc. Ngoài 22 người đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, số còn lại của nhóm này phần đông đang ở Hà Nội, vậy trong số đó có trường hợp nào giống như các nhân vật vừa nêu hay không? Đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội sớm công khai để mọi người hiểu rõ bộ mặt thật của nhóm tự xưng là 61 đảng viên “trung thành” này.
Trong giai đoạn mà toàn Đảng, toàn dân đang chuẩn bị cho một đợt sinh hoạt chính trị trọng đại là Đại hội lần thứ XII của Đảng, bên cạnh những phấn đấu, quyết tâm của đại bộ phận đảng viên và quần chúng nhân dân phải chăng là một dàn hợp xướng lỗi nhịp của những cái gọi là nhóm 61, nhóm 72, nhóm café nhân quyền, nhóm họp mặt dân chủ, nhóm nhà báo, nhà văn độc lập…, cho dù khoác lên mình tấm áo mới là chống Trung Quốc, nhưng thực chất là chống lại đường lối đối ngoại sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước. Các nhóm này thông qua nhiều con đường khác nhau, nhiều phương thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cũng vẫn là tiếp tay cho Việt Tân và các tổ chức phản động lưu vong chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chống lại sự phát triển của đất nước, gây chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, cũng như làm tổn hại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng.
Mỗi một người dân đều có cách yêu nước của chính mình, nhưng yêu nước phải gắn với xây dựng và bảo vệ đất nước, đừng biến tình cảm thiêng liêng đó thành cơ hội cho việc tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bóp méo sự thật, tạo sự mơ hồ, gây ra những lệch lạc về mặt tư tưởng, tạo ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Trong muôn vàn khó khăn của thời cuộc, chặng đường đi đến đích cuối cùng còn dài, thử thách còn nhiều và chắc sẽ còn nhiều kẻ như những nhóm người này, mượn danh vì dân tộc, vì đất nước hay khoác lên mình tấm áo dân chủ rồi tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói bất chấp cả kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cho dù họ có cố gắng nói như thế nào đi chăng nữa, thực tiễn vẫn là thước đo đúng đắn nhất của chân lý, và rằng bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát tất cả những gì cản đường phát triển của đất nước của dân tộc.
Tân Vinh
http://www.sggp.org.vn/xaydungdang/2014/11/366020/#sthash.OG2TV0wj.dpuf
Họ là người Việt mình đấy!
Họ là người Việt mình đấy!
Hôm nay đọc trên nhiều trang thông tin chia sẻ bài viết “Du khách Việt quỳ gối, khóc xin hoàn tiền Iphone 6 tại Singapore”.
Bài báo viết: “anh này là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Vừa qua, trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh đã quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái… vị khách người Việt đã quỳ xuống, khóc lóc van nài nhân viên nhận lại máy. Tuy nhiên những nhân viên của cửa hàng lại cười nhạo anh, còn người qua đường chẳng ai có ý định giúp.”
Đọc xong mà thấy tức! Thấy buồn! Những trang thông tin của người Việt mà không đứng lên nói một câu nào bảo vệ người công nhân kia! Cái tít nghe tự vả vào những người Việt biết chữ!
Ôi các bạn! Những người thường có những giấc mơ Mỹ, thường ao ước Nhật, hay khen Sing hãy dành một phút lên tiếng cho chính những người máu đỏ da vàng trên đất nước này, thay vì hả hê khi nhìn vào hình ảnh ấy!
Ở một đất nước văn minh chắc chắn có pháp luật, và rõ ràng anh công nhân kia cùng bạn gái đã gọi cảnh sát, hội bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí người dân Sing còn lên án cửa hàng nọ. Họ chẳng quan tâm đến hình ảnh người thanh niên kia quỳ hay khóc thì vậy cớ sao những người mình lại lấy đó làm tiêu điểm?
Nếu không lên tiếng bảo vệ được những người anh em đất Việt thì chí ít hãy viết một bài báo để cảnh báo cho những ai có ý định sang mua hàng bên Sing! Xin đừng hướng ánh mắt vào anh công nhân quỳ hay khóc, điều đó chẳng có ý nghĩa gì!
Họ là người Việt mình đấy!
Cách đây không lâu, trên báo là thông tin cô gái Việt bị bắt vì ăn trộm quần áo ở nước ngoài. Trộm cắp tất nhiên là sai, chẳng ai cổ vũ chuyện đó cả. Thế nhưng nhìn cái cách những người Việt đi lên giọng đạo đứa chì chiết cô gái Việt mới đáng bàn. Nào là cô gái đang làm xấu đi hình ảnh người Việt, nào là “nỗi nhục quốc gia”.
Xấu đâu, nhục đâu chưa thấy chỉ thấy người Việt không có một tiếng nói cộng đồng là nỗi nhục lớn rồi!
Mới đây, đường dây mại dâm nghìn đô bị lộ. Khỏi cần nói, một loạt hoa hậu, người mẫu được nêu tên trên báo mạng. Rồi hàng loạt ảnh được đưa lên, hoàn cảnh gia đình được bới móc trở lại. Rồi biết bao anh trí thức, bao cô mặt hoa da phấn lao nói nặng nhẹ. Biết rằng mại dâm ở nơi chưa được hợp thức hóa là sai luật, ở nơi văn hóa phương Đông nặng nề giáo lý chì chiết là khó chấp nhận. Việc làm kia là sai quá! Nhưng khi người ta đã sai rồi xin đừng bấu víu vào sai trái để hả hê trong những câu nói của mình!
Xin hãy sống và nhìn nhau như người với người! Nếu một anh làm nghề cao quý xin đừng đánh đồng những nghề khác là thấp hèn! Nếu cô có tâm hồn trong sạch xin đừng bỉu môi xem người lạc lối là bùn nhơ!
Họ là người Việt mình đấy!
Tôi đọc nhiều bài chia sẻ về những đức tính tốt của người Nhật, người Mỹ… bla.. bla.. và trong nhiều chia sẻ hầu như ai cũng có một câu kiểu “Bao người người Việt mới được vậy…” Và rồi sau đó ngồi liệt kê ra biết bao điều xấu người Việt. (Nói xấu mà, bao giờ cũng dễ hơn nói tốt)
Lòng tự tôn dân tộc dường như càng ngày càng trở nên xa xỉ. Yêu cái đẹp của nước ngoài không đồng nghĩa với việc ta co rúm, tự ti cho phép mình chê mình xấu!
Họ là người Việt mình đấy!
Đức Lộc
Gái Tây bán thân ở Sài Thành: Kiếm ăn thời vụ?
Gái Tây bán thân ở Sài Thành: Kiếm ăn thời vụ?(Công An Nhân Dân) Nâng chai bia lên, tôi quyết định đi vào chủ đề chính: "Xong cái này rồi, cô còn muốn làm gì nữa không?". Maddy nhún vai: "Tùy anh. Hồi nãy tôi từ chối ông khách kia vì tôi đã ngồi với anh". Chao ơi, mại dâm - dù chỉ là mại dâm "thời vụ" mà cách xử sự cũng đẹp ra phết dẫu rằng chỉ mới vài phút trước, Maddy chưa chắc đã biết tôi có muốn ngủ với cô hay không: "Vậy thì uống hết chai này, tôi và cô vào khách sạn. Nhưng cô có mang theo passport không?".
Cô Maddy.1.
"Sư huynh đã bao giờ nghe nói đến cái vụ gái "Tây" ở Sài Gòn bán dâm chưa?" - Hùng, "thổ địa" phố "Tây balô" hỏi tôi khi tôi cùng cậu ta ngồi uống cà phê tại một quán cóc vỉa hè gần nhà tôi.
Phố “Tây balô” là một khu vực thuộc quận 1, TP HCM, giới hạn bởi 4 con đường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Bùi Viện và Đề Thám - nơi khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là người phương Tây - kể cả châu Phi, phần lớn túi tiền có hạn, thường tìm đến cư trú, ăn uống, thuê xe đạp, xe gắn máy, đổi tiền hoặc mua tour đi đây đi đó. Tôi lắc đầu: "Có nghe loáng thoáng nhưng chẳng biết thật hay không?". Hùng cười: "Thật 100%. Nếu huynh muốn "thực tế" để viết bài thì cứ chuẩn bị "1 vé" (100USD) cùng ít tiền mời nó uống mấy chai bia, thêm vài trăm thuê phòng khách sạn là "mát trời ông Địa!".
Hùng làm nghề xe ôm, và địa bàn hoạt động của cậu ta quanh quẩn ở khu vực này. Với cái vốn tiếng Anh ba rọi, ấy thế mà cậu ta vẫn hiên ngang đưa Tây đi địa đạo Củ Chi, đi khu di tích Láng Le Bàu Cò, lại còn thuyết minh cho khách hiểu nữa chứ! Nghe kể mấy đứa bé ăn xin ở khu “Tây balô” được Hùng dạy một câu tiếng Anh "giả cầy" như sau: "Ai nô baba, nô mama. Gíp mi oăn đô la - I no papa, no mama. Give me one dollar", nghĩa là "tôi không có ba, không có má, cho tôi xin 1 đô la". Nghe xong, mấy thằng Tây cười sặc sụa nhưng vẫn móc túi cho 20 nghìn đồng!
Thật lòng thì khi nghe Hùng nói, cái máu nghề nghiệp của tôi bốc lên đến tận… mỏ ác nhưng suy đi tính lại, tôi xót "1 vé" quá bởi lẽ mục đích của tôi là tìm kiếm tư liệu để viết bài chứ không phải để làm "cái vụ kia". Hơn nữa, tôi nhớ một ông triết gia nào đó đã nói: "Muốn ăn bánh rán thì đâu nhất thiết phải nhảy vào chảo mỡ để xem cái bánh ấy được rán như thế nào" nên tôi suy ra muốn biết gái Tây hành nghề mại dâm ra sao thì chẳng lẽ cứ phải "lên giường" với họ?
Thấy tôi có vẻ ngần ngừ, Hùng giơ cả bàn tay lên như… xin thề: "Em nói thiệt chứ không xạo đâu. Mặc dù "đi khách" nhưng bọn Tây này không phải là gái chuyên nghiệp. Tụi nó chỉ kiếm thêm tiền chi phí thôi. Hễ đủ tiền đi Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ hay Phú Quốc là tụi nó ngừng, không làm nữa. Lúc đó, dù huynh có trả "5 vé" nó cũng lắc đầu".
À ra thế! Hóa ra trên cõi đời này vẫn có những người con gái bán cái "vốn tự có" của mình để lấy tiền đi du lịch chứ không phải vì "ba em ho lao, má em vỡ nợ". Ngẫm nghĩ một lát, tôi nói: "Ok, nhưng như thế này: Sau khi cậu giới thiệu tôi tiếp xúc với cô gái Tây đó thì cậu tìm một chỗ khác ngồi nhưng phải để tôi nhìn thấy cậu. Hễ thấy tôi đưa tay lên gãi đầu thì cậu điện thoại cho tôi, còn tôi nói gì mặc tôi".
Hai hôm sau, lúc 7 giờ tối tôi đến điểm hẹn gặp Hùng nhưng đến lúc ấy, tôi mới biết Hùng chẳng quen gì con bé Tây bán dâm kia cả, mà là: "Tối nào nó cũng ngồi một mình bắt khách ở quán T trên đường Bùi Viện. Sư huynh cứ tới xin ngồi chung bàn với nó rồi đặt vấn đề thôi". Tôi hơi thất vọng: "Nhưng làm sao mình biết đó là nó. Lỡ chẳng may gặp đứa đang ngồi đợi bạn thì bẽ mặt". Hùng quả quyết: "Huynh yên tâm. Lát đi ngang nếu thấy đúng là nó, em chỉ cho".
Vậy là tôi chạy xe theo Hùng từ Phạm Ngũ Lão vòng qua Nguyễn Thái Học rồi rẽ xuống Bùi Viện. Mới hơn 7 giờ tối mà các hàng quán ở đây đã có khá nhiều người ngồi, phần lớn là Tây, trẻ nhiều hơn già, trai gái lẫn lộn. Hầu hết đều uống bia Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh, bia 333 mà uống ngay trong chai chứ không rót ra ly. Thỉnh thoảng cũng có người uống bằng ly nhưng không bỏ đá, hẳn là họ sợ đá bẩn!
2. Chạy vòng vòng hơn nửa tiếng mà vẫn chưa thấy con bé Tây bán dâm đâu, tôi đã bắt đầu thấy nản, chỉ muốn quay về. Lúc từ Đỗ Quang Đẩu rẽ qua Phạm Ngũ Lão, tôi nói với Hùng: "Thôi đi thêm lần này nữa, nếu không gặp nó thì chia tay, hẹn khi khác".
Nhưng may mắn lại mỉm cười với tôi, vừa đến đường Bùi Viện, chạy chừng 500 mét thì Hùng vượt lên, qua mặt tôi: "Đó, nó mặc áo thun xanh đen ngồi ở chiếc bàn sát vỉa hè bên tay trái đó". Theo hướng Hùng chỉ, tôi thấy một cô gái tóc nâu vàng, dáng mảnh khảnh ngồi với một chai bia Sài Gòn đỏ và gói thuốc lá màu trắng. Chầm chậm tấp vào, tôi hỏi cô phục vụ: "Gửi xe ở đâu em?".
Balô kè kè trên vai nên họ được gọi là "Tây balô".
Cô phục vụ nhìn tôi: "Anh uống bia hả? Xe cứ để đó, sẽ có người dẫn vô bãi rồi đưa thẻ cho anh". Tiến đến chiếc bàn nơi cô gái Tây đang ngồi, tôi hỏi: "Sorry, is this seat taken? - Xin lỗi, chỗ này đã có ai ngồi chưa?". Cô Tây lắc đầu: "No" rồi cô cười. Tôi hỏi tiếp: "Vậy tôi có thể ngồi được không?". Cô gật: "Dĩ nhiên. Sao lại không!".
Kéo chiếc ghế nhựa, tôi ngồi đối diện với cô gái Tây rồi gọi chai Sài Gòn đỏ ướp lạnh. Lúc đem chai bia ra, cô phục vụ nhìn tôi bằng cặp mắt đầy ẩn ý. Hẳn là cô biết con bé Tây ngồi đó vì mục đích gì, và tôi đến ngồi chung cũng vì mục đích gì bởi lẽ khi đưa chai bia cho tôi, cô nói: "Bữa nay uống ủng hộ quán em nhiều nhiều một chút nghe anh".
Đến lúc này, tôi mới quan sát kỹ cô gái Tây mà Hùng khẳng định rằng nó bán dâm để kiếm thêm tiền đi du lịch. Chỉ khoảng 22 hay 23 tuổi, mặt cô thon, dài, mũi cao, đôi mắt tròn hơi lộ ra. Cô mặc chiếc áo thun ngắn tay màu xanh đen, quần bằng vải cotton màu vàng ngà, ngắn trên mắt cá chân, nhăn nhúm như thể đã lâu không ủi. Cổ tay bên trái cô đeo chiếc vòng gồm những hạt nhựa màu nâu, loại vòng rẻ tiền bán đầy trong những tiệm tạp hóa còn cổ tay bên phải cũng là một chiếc vòng làm bằng lưới nylon, nhìn giống như cái bông mà người ta thường dùng để kỳ cọ khi tắm! Tôi tự giới thiệu tên tôi rồi đưa chai bia lên cụng cái cốp. Cô nói: "Tôi là Maddy (là cách gọi tắt của Madelein). Tôi đã gặp anh ở đâu chưa nhỉ?".
Tôi lắc đầu: "Chưa, nhưng tôi biết cô qua một người bạn của tôi" - "Bạn anh là ai?". Tôi bịa ra một cái tên: "Minh". Cô gái Tây nhíu mắt suy nghĩ khiến những nếp nhăn trên trán nổi rõ: "Minh là ai nhỉ? Mà thôi, tôi rất vui khi gặp anh".
Những chai bia càng lúc càng tăng lên và cuộc trò chuyện giữa tôi với Maddy cũng càng lúc càng sôi nổi. Bước sang chai thứ 9, tôi bắt đầu cảm thấy "tê tê" trong lúc Maddy càng uống càng sung. Chưa biết phải "chuyển làn" như thế nào để hướng Maddy vào mục đích chính thì bên kia đường, một chiếc ôtô con màu trắng chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Đi cạnh chiếc ôtô là chiếc xe gắn máy mà thoạt nhìn, tôi đoán đó là xe ôm bởi chiếc nón bảo hiểm "sơ cua" treo lủng lẳng phía trong tấm "bửng" chắn gió và cách ăn mặc của người lái khá lèng xèng.
Băng qua đường rồi dừng lại trước mặt Maddy, anh chạy xe ôm vừa đưa tay ngoắc, vừa dùng ngón cái chỉ vào chiếc ôtô. Quay sang tôi, Maddy nói: "Excuse me, wait a few minutes, please - Xin lỗi, đợi tôi một chút".
Tôi gật đầu trong lúc Maddy đứng dậy, bước sang chiếc ôtô. Tấm kính cửa xe quay xuống nên tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt của một người đàn ông Việt, khoảng 50 tuổi. Maddy chồm đầu qua cửa nói cái gì đó với người đàn ông kia rồi ông ta nói lại, đồng thời nhìn thẳng về phía tôi. Tôi đoán có lẽ ông ta đang đặt vấn đề với Maddy còn anh xe ôm là người dẫn mối. Khoảng 2 phút sau đó, chiếc xe rồ máy, chạy thẳng. Anh chàng xe ôm đứng tần ngần một lát rồi cũng bỏ đi. Nét mặt anh ta lộ vẻ thất vọng, có lẽ là do hụt mất món tiền "cò".
3. Trở lại chỗ ngồi, Maddy không hề đề cập đến chuyện vừa xảy ra. Còn tôi, tôi cũng lờ đi như không biết. Nâng chai bia lên, tôi quyết định đi vào chủ đề chính: "Xong cái này rồi, cô còn muốn làm gì nữa không?". Maddy nhún vai: "Tùy anh. Hồi nãy tôi từ chối ông khách kia vì tôi đã ngồi với anh". Chao ơi, mại dâm - dù chỉ là mại dâm "thời vụ" mà cách xử sự cũng đẹp ra phết dẫu rằng chỉ mới vài phút trước, Maddy chưa chắc đã biết tôi có muốn ngủ với cô hay không: "Vậy thì uống hết chai này, tôi và cô vào khách sạn. Nhưng cô có mang theo passport không?". Vỗ tay vào túi quần, Maddy nói có chứ!
Đêm ở khu “Tây balô”.
Gọi là "uống hết chai này" nhưng khi bia vừa hết, Maddy đã kêu người phục vụ mang thêm 2 chai nữa. Cô nói: "Đi với tôi, anh phải chấp nhận 2 nguyên tắc. Một là phải dùng condom (bao cao su) và hai là tôi chỉ đi trong 1 giờ, giá 100 đôla". Tôi hỏi: "Nhưng nếu tôi muốn ở với cô cả đêm thì sao?". Maddy lắc đầu: "No! Tôi không over night vì sẽ gặp rắc rối với police. Còn nếu anh muốn 2 giờ thì 200 đôla và chỉ 2 giờ thôi chứ không hơn".
Chai bia thứ 11 đã gần cạn, tôi ngoắc tay ra dấu tính tiền đồng thời đưa tay lên… gãi đầu! Khi cô phục vụ cầm tờ phiếu ra, Maddy hỏi: "How much?" rồi cô quay sang tôi: "Chia đôi". Tôi lắc đầu: "Không, hôm nay tôi mời cô". Thấy Maddy vẫn cứ cho tay vào túi, tôi nói với người phục vụ: "Đừng lấy của nó đồng nào nhé".
Đúng lúc ấy, chuông điện thoại reo vang. Móc ra, tôi nghe giọng Hùng: "Rút hả sư huynh?". Sợ Maddy có thể hiểu tiếng Việt nhưng cô làm bộ như không biết, tôi nói lớn: "À, vậy hả! 30 phút nữa anh về ngay. Đợi anh nhé".
Quay sang Maddy, tôi làm ra vẻ thất vọng: "Xin lỗi, tôi vừa nhận được cuộc gọi ở nhà, kêu tôi về vì có chuyện gấp nên tôi không thể tiếp tục được". Mặt Maddy thoáng cau lại rồi cô nhún vai: "Không sao! Ai mà lại chẳng có lần rơi vào hoàn cảnh này. Anh cứ về, tôi sẽ gọi bạn tôi ra, ngồi thêm một lát nữa".
4. Tám giờ tối hôm sau, tôi quay lại quán bia T nhưng không thấy Maddy đâu cả. Hỏi người phục vụ, cô ta cho biết "có thằng cha chạy xe hơi đến đón nó đi chừng nửa tiếng rồi. Nếu anh muốn gặp nó thì anh cứ ngồi chờ vì ít khi nào nó đi quá 2 tiếng". Tôi hỏi sao em rành vậy? Cô phục vụ cười: "Thì làm ở đây lâu ngày là biết hết". Tôi hỏi tiếp, rằng những người "hành nghề" như Maddy nhiều không? Cô phục vụ đáp: "Thỉnh thoảng mới có. Bữa trước có một nhóm 3 đứa, tối nào cũng "đắt hàng". Có đứa một đêm đi 3 show nhưng tụi nó về nước rồi".
Tôi đoán người đón Maddy có lẽ là người đàn ông tối qua. Và mặc dù chỉ là mại dâm "thời vụ" nhưng ai dám chắc mai đây, khi nhận ra "tiềm năng" nơi những quý ông Việt thừa tiền, ham của lạ, mại dâm Tây sẽ ào ạt đổ vào mà Pattaya, Chieng Mai, Thái Lan là một điển hình. Tại hai nơi này, gái Pháp, gái Ý, Tây Ban Nha, Nga, Serbia, Anh, Mỹ… nhiều vô thiên lủng, trong đó không ít cô khởi đầu "nghiệp" mại dâm cũng từ việc kiếm thêm chút tiền đi du lịch.
Gần 10 giờ đêm, chiếc ôtô màu trắng dừng lại bên lề đường, gần khách sạn Maddy đang ở. Cửa xe mở ra, Maddy bước xuống. Hôm nay cô mặc chiếc áo thun vàng và cái quần đen, cũng vẫn là loại quần mà mấy bà già trầu Nam bộ hay nói "chó táp bảy ngày không tới gấu". Chẳng biết cô có thấy tôi đang ngồi một mình với chai bia hay không nhưng cô dừng lại, nhìn xuống quán T. Giây lát, cô quay người đi vào.
Gọi người phục vụ tính tiền, tôi nhớ đến câu nói của anh Quyên Cali, một cộng tác viên của tôi, hiện sống ở Santa Ana, bang California, Mỹ: "Gái Tây vốn thực dụng. Hôm trước nó rất cuồng nhiệt với mày nhưng hôm sau gặp lại, mặt nó có thể sẽ lạnh như tiền".
Mà cũng đúng thôi, Maddy và tôi có là nhân tình nhân ngãi gì đâu để phải vồ vập!
Vũ Cao
(Công An Nhân Dân)
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2014/11/84396.cand
Phố “Tây balô” là một khu vực thuộc quận 1, TP HCM, giới hạn bởi 4 con đường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học, Bùi Viện và Đề Thám - nơi khách du lịch nước ngoài, chủ yếu là người phương Tây - kể cả châu Phi, phần lớn túi tiền có hạn, thường tìm đến cư trú, ăn uống, thuê xe đạp, xe gắn máy, đổi tiền hoặc mua tour đi đây đi đó. Tôi lắc đầu: "Có nghe loáng thoáng nhưng chẳng biết thật hay không?". Hùng cười: "Thật 100%. Nếu huynh muốn "thực tế" để viết bài thì cứ chuẩn bị "1 vé" (100USD) cùng ít tiền mời nó uống mấy chai bia, thêm vài trăm thuê phòng khách sạn là "mát trời ông Địa!".
Hùng làm nghề xe ôm, và địa bàn hoạt động của cậu ta quanh quẩn ở khu vực này. Với cái vốn tiếng Anh ba rọi, ấy thế mà cậu ta vẫn hiên ngang đưa Tây đi địa đạo Củ Chi, đi khu di tích Láng Le Bàu Cò, lại còn thuyết minh cho khách hiểu nữa chứ! Nghe kể mấy đứa bé ăn xin ở khu “Tây balô” được Hùng dạy một câu tiếng Anh "giả cầy" như sau: "Ai nô baba, nô mama. Gíp mi oăn đô la - I no papa, no mama. Give me one dollar", nghĩa là "tôi không có ba, không có má, cho tôi xin 1 đô la". Nghe xong, mấy thằng Tây cười sặc sụa nhưng vẫn móc túi cho 20 nghìn đồng!
Thật lòng thì khi nghe Hùng nói, cái máu nghề nghiệp của tôi bốc lên đến tận… mỏ ác nhưng suy đi tính lại, tôi xót "1 vé" quá bởi lẽ mục đích của tôi là tìm kiếm tư liệu để viết bài chứ không phải để làm "cái vụ kia". Hơn nữa, tôi nhớ một ông triết gia nào đó đã nói: "Muốn ăn bánh rán thì đâu nhất thiết phải nhảy vào chảo mỡ để xem cái bánh ấy được rán như thế nào" nên tôi suy ra muốn biết gái Tây hành nghề mại dâm ra sao thì chẳng lẽ cứ phải "lên giường" với họ?
Thấy tôi có vẻ ngần ngừ, Hùng giơ cả bàn tay lên như… xin thề: "Em nói thiệt chứ không xạo đâu. Mặc dù "đi khách" nhưng bọn Tây này không phải là gái chuyên nghiệp. Tụi nó chỉ kiếm thêm tiền chi phí thôi. Hễ đủ tiền đi Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ hay Phú Quốc là tụi nó ngừng, không làm nữa. Lúc đó, dù huynh có trả "5 vé" nó cũng lắc đầu".
À ra thế! Hóa ra trên cõi đời này vẫn có những người con gái bán cái "vốn tự có" của mình để lấy tiền đi du lịch chứ không phải vì "ba em ho lao, má em vỡ nợ". Ngẫm nghĩ một lát, tôi nói: "Ok, nhưng như thế này: Sau khi cậu giới thiệu tôi tiếp xúc với cô gái Tây đó thì cậu tìm một chỗ khác ngồi nhưng phải để tôi nhìn thấy cậu. Hễ thấy tôi đưa tay lên gãi đầu thì cậu điện thoại cho tôi, còn tôi nói gì mặc tôi".
Hai hôm sau, lúc 7 giờ tối tôi đến điểm hẹn gặp Hùng nhưng đến lúc ấy, tôi mới biết Hùng chẳng quen gì con bé Tây bán dâm kia cả, mà là: "Tối nào nó cũng ngồi một mình bắt khách ở quán T trên đường Bùi Viện. Sư huynh cứ tới xin ngồi chung bàn với nó rồi đặt vấn đề thôi". Tôi hơi thất vọng: "Nhưng làm sao mình biết đó là nó. Lỡ chẳng may gặp đứa đang ngồi đợi bạn thì bẽ mặt". Hùng quả quyết: "Huynh yên tâm. Lát đi ngang nếu thấy đúng là nó, em chỉ cho".
Vậy là tôi chạy xe theo Hùng từ Phạm Ngũ Lão vòng qua Nguyễn Thái Học rồi rẽ xuống Bùi Viện. Mới hơn 7 giờ tối mà các hàng quán ở đây đã có khá nhiều người ngồi, phần lớn là Tây, trẻ nhiều hơn già, trai gái lẫn lộn. Hầu hết đều uống bia Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh, bia 333 mà uống ngay trong chai chứ không rót ra ly. Thỉnh thoảng cũng có người uống bằng ly nhưng không bỏ đá, hẳn là họ sợ đá bẩn!
2. Chạy vòng vòng hơn nửa tiếng mà vẫn chưa thấy con bé Tây bán dâm đâu, tôi đã bắt đầu thấy nản, chỉ muốn quay về. Lúc từ Đỗ Quang Đẩu rẽ qua Phạm Ngũ Lão, tôi nói với Hùng: "Thôi đi thêm lần này nữa, nếu không gặp nó thì chia tay, hẹn khi khác".
Nhưng may mắn lại mỉm cười với tôi, vừa đến đường Bùi Viện, chạy chừng 500 mét thì Hùng vượt lên, qua mặt tôi: "Đó, nó mặc áo thun xanh đen ngồi ở chiếc bàn sát vỉa hè bên tay trái đó". Theo hướng Hùng chỉ, tôi thấy một cô gái tóc nâu vàng, dáng mảnh khảnh ngồi với một chai bia Sài Gòn đỏ và gói thuốc lá màu trắng. Chầm chậm tấp vào, tôi hỏi cô phục vụ: "Gửi xe ở đâu em?".
Balô kè kè trên vai nên họ được gọi là "Tây balô".
Cô phục vụ nhìn tôi: "Anh uống bia hả? Xe cứ để đó, sẽ có người dẫn vô bãi rồi đưa thẻ cho anh". Tiến đến chiếc bàn nơi cô gái Tây đang ngồi, tôi hỏi: "Sorry, is this seat taken? - Xin lỗi, chỗ này đã có ai ngồi chưa?". Cô Tây lắc đầu: "No" rồi cô cười. Tôi hỏi tiếp: "Vậy tôi có thể ngồi được không?". Cô gật: "Dĩ nhiên. Sao lại không!".
Kéo chiếc ghế nhựa, tôi ngồi đối diện với cô gái Tây rồi gọi chai Sài Gòn đỏ ướp lạnh. Lúc đem chai bia ra, cô phục vụ nhìn tôi bằng cặp mắt đầy ẩn ý. Hẳn là cô biết con bé Tây ngồi đó vì mục đích gì, và tôi đến ngồi chung cũng vì mục đích gì bởi lẽ khi đưa chai bia cho tôi, cô nói: "Bữa nay uống ủng hộ quán em nhiều nhiều một chút nghe anh".
Đến lúc này, tôi mới quan sát kỹ cô gái Tây mà Hùng khẳng định rằng nó bán dâm để kiếm thêm tiền đi du lịch. Chỉ khoảng 22 hay 23 tuổi, mặt cô thon, dài, mũi cao, đôi mắt tròn hơi lộ ra. Cô mặc chiếc áo thun ngắn tay màu xanh đen, quần bằng vải cotton màu vàng ngà, ngắn trên mắt cá chân, nhăn nhúm như thể đã lâu không ủi. Cổ tay bên trái cô đeo chiếc vòng gồm những hạt nhựa màu nâu, loại vòng rẻ tiền bán đầy trong những tiệm tạp hóa còn cổ tay bên phải cũng là một chiếc vòng làm bằng lưới nylon, nhìn giống như cái bông mà người ta thường dùng để kỳ cọ khi tắm! Tôi tự giới thiệu tên tôi rồi đưa chai bia lên cụng cái cốp. Cô nói: "Tôi là Maddy (là cách gọi tắt của Madelein). Tôi đã gặp anh ở đâu chưa nhỉ?".
Tôi lắc đầu: "Chưa, nhưng tôi biết cô qua một người bạn của tôi" - "Bạn anh là ai?". Tôi bịa ra một cái tên: "Minh". Cô gái Tây nhíu mắt suy nghĩ khiến những nếp nhăn trên trán nổi rõ: "Minh là ai nhỉ? Mà thôi, tôi rất vui khi gặp anh".
Những chai bia càng lúc càng tăng lên và cuộc trò chuyện giữa tôi với Maddy cũng càng lúc càng sôi nổi. Bước sang chai thứ 9, tôi bắt đầu cảm thấy "tê tê" trong lúc Maddy càng uống càng sung. Chưa biết phải "chuyển làn" như thế nào để hướng Maddy vào mục đích chính thì bên kia đường, một chiếc ôtô con màu trắng chạy chậm lại rồi dừng hẳn. Đi cạnh chiếc ôtô là chiếc xe gắn máy mà thoạt nhìn, tôi đoán đó là xe ôm bởi chiếc nón bảo hiểm "sơ cua" treo lủng lẳng phía trong tấm "bửng" chắn gió và cách ăn mặc của người lái khá lèng xèng.
Băng qua đường rồi dừng lại trước mặt Maddy, anh chạy xe ôm vừa đưa tay ngoắc, vừa dùng ngón cái chỉ vào chiếc ôtô. Quay sang tôi, Maddy nói: "Excuse me, wait a few minutes, please - Xin lỗi, đợi tôi một chút".
Tôi gật đầu trong lúc Maddy đứng dậy, bước sang chiếc ôtô. Tấm kính cửa xe quay xuống nên tôi có thể nhìn thấy khuôn mặt của một người đàn ông Việt, khoảng 50 tuổi. Maddy chồm đầu qua cửa nói cái gì đó với người đàn ông kia rồi ông ta nói lại, đồng thời nhìn thẳng về phía tôi. Tôi đoán có lẽ ông ta đang đặt vấn đề với Maddy còn anh xe ôm là người dẫn mối. Khoảng 2 phút sau đó, chiếc xe rồ máy, chạy thẳng. Anh chàng xe ôm đứng tần ngần một lát rồi cũng bỏ đi. Nét mặt anh ta lộ vẻ thất vọng, có lẽ là do hụt mất món tiền "cò".
3. Trở lại chỗ ngồi, Maddy không hề đề cập đến chuyện vừa xảy ra. Còn tôi, tôi cũng lờ đi như không biết. Nâng chai bia lên, tôi quyết định đi vào chủ đề chính: "Xong cái này rồi, cô còn muốn làm gì nữa không?". Maddy nhún vai: "Tùy anh. Hồi nãy tôi từ chối ông khách kia vì tôi đã ngồi với anh". Chao ơi, mại dâm - dù chỉ là mại dâm "thời vụ" mà cách xử sự cũng đẹp ra phết dẫu rằng chỉ mới vài phút trước, Maddy chưa chắc đã biết tôi có muốn ngủ với cô hay không: "Vậy thì uống hết chai này, tôi và cô vào khách sạn. Nhưng cô có mang theo passport không?". Vỗ tay vào túi quần, Maddy nói có chứ!
Đêm ở khu “Tây balô”.
Gọi là "uống hết chai này" nhưng khi bia vừa hết, Maddy đã kêu người phục vụ mang thêm 2 chai nữa. Cô nói: "Đi với tôi, anh phải chấp nhận 2 nguyên tắc. Một là phải dùng condom (bao cao su) và hai là tôi chỉ đi trong 1 giờ, giá 100 đôla". Tôi hỏi: "Nhưng nếu tôi muốn ở với cô cả đêm thì sao?". Maddy lắc đầu: "No! Tôi không over night vì sẽ gặp rắc rối với police. Còn nếu anh muốn 2 giờ thì 200 đôla và chỉ 2 giờ thôi chứ không hơn".
Chai bia thứ 11 đã gần cạn, tôi ngoắc tay ra dấu tính tiền đồng thời đưa tay lên… gãi đầu! Khi cô phục vụ cầm tờ phiếu ra, Maddy hỏi: "How much?" rồi cô quay sang tôi: "Chia đôi". Tôi lắc đầu: "Không, hôm nay tôi mời cô". Thấy Maddy vẫn cứ cho tay vào túi, tôi nói với người phục vụ: "Đừng lấy của nó đồng nào nhé".
Đúng lúc ấy, chuông điện thoại reo vang. Móc ra, tôi nghe giọng Hùng: "Rút hả sư huynh?". Sợ Maddy có thể hiểu tiếng Việt nhưng cô làm bộ như không biết, tôi nói lớn: "À, vậy hả! 30 phút nữa anh về ngay. Đợi anh nhé".
Quay sang Maddy, tôi làm ra vẻ thất vọng: "Xin lỗi, tôi vừa nhận được cuộc gọi ở nhà, kêu tôi về vì có chuyện gấp nên tôi không thể tiếp tục được". Mặt Maddy thoáng cau lại rồi cô nhún vai: "Không sao! Ai mà lại chẳng có lần rơi vào hoàn cảnh này. Anh cứ về, tôi sẽ gọi bạn tôi ra, ngồi thêm một lát nữa".
4. Tám giờ tối hôm sau, tôi quay lại quán bia T nhưng không thấy Maddy đâu cả. Hỏi người phục vụ, cô ta cho biết "có thằng cha chạy xe hơi đến đón nó đi chừng nửa tiếng rồi. Nếu anh muốn gặp nó thì anh cứ ngồi chờ vì ít khi nào nó đi quá 2 tiếng". Tôi hỏi sao em rành vậy? Cô phục vụ cười: "Thì làm ở đây lâu ngày là biết hết". Tôi hỏi tiếp, rằng những người "hành nghề" như Maddy nhiều không? Cô phục vụ đáp: "Thỉnh thoảng mới có. Bữa trước có một nhóm 3 đứa, tối nào cũng "đắt hàng". Có đứa một đêm đi 3 show nhưng tụi nó về nước rồi".
Tôi đoán người đón Maddy có lẽ là người đàn ông tối qua. Và mặc dù chỉ là mại dâm "thời vụ" nhưng ai dám chắc mai đây, khi nhận ra "tiềm năng" nơi những quý ông Việt thừa tiền, ham của lạ, mại dâm Tây sẽ ào ạt đổ vào mà Pattaya, Chieng Mai, Thái Lan là một điển hình. Tại hai nơi này, gái Pháp, gái Ý, Tây Ban Nha, Nga, Serbia, Anh, Mỹ… nhiều vô thiên lủng, trong đó không ít cô khởi đầu "nghiệp" mại dâm cũng từ việc kiếm thêm chút tiền đi du lịch.
Gần 10 giờ đêm, chiếc ôtô màu trắng dừng lại bên lề đường, gần khách sạn Maddy đang ở. Cửa xe mở ra, Maddy bước xuống. Hôm nay cô mặc chiếc áo thun vàng và cái quần đen, cũng vẫn là loại quần mà mấy bà già trầu Nam bộ hay nói "chó táp bảy ngày không tới gấu". Chẳng biết cô có thấy tôi đang ngồi một mình với chai bia hay không nhưng cô dừng lại, nhìn xuống quán T. Giây lát, cô quay người đi vào.
Gọi người phục vụ tính tiền, tôi nhớ đến câu nói của anh Quyên Cali, một cộng tác viên của tôi, hiện sống ở Santa Ana, bang California, Mỹ: "Gái Tây vốn thực dụng. Hôm trước nó rất cuồng nhiệt với mày nhưng hôm sau gặp lại, mặt nó có thể sẽ lạnh như tiền".
Mà cũng đúng thôi, Maddy và tôi có là nhân tình nhân ngãi gì đâu để phải vồ vập!
Vũ Cao
(Công An Nhân Dân)
http://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2014/11/84396.cand
Lấy vợ Mễ
Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng.
Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác, tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi, hay đánh nhau, ăn cắp, ở dơ, làm công việc " hạ tiện ", uống bia, không biết tôn trọng hàng xóm khi mở nhạc chát chình chát chinh om xòm v v... thôi thì đủ thứ tật xấu ! Chẳng phải chúng ta tự tìm ra điều đó, mà do những người đến trước dè bỉu, phê bình, mà có chắc đâu những lời phê bình đó là đúng.
Hãy đến các công sở ở vùng Orange County mà coi, người làm việc ở đây hầu hết là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha, họ nắm giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy chính quyền ( mà người Việt đã được mấy người ). Chắc ai trong chúng ta cũng đều biết và tôn trọng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà đã từng sát cánh với người Việt trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quan tâm.
Người Mễ tánh tình cởi mở và thân thiện, gặp là Como esta Senõr rối rít cả lên. Họ dù có giấy tờ hợp lệ hay không đều chịu khó làm những công việc vất vả nặng nhọc, mà các sắc dân khác không ai thèm làm kể cả người da đen.
Tôi không thể tưởng tượng được nếu không có người Mễ thì xứ Mỹ này ra sao, những ai sẽ là người dang nắng dầm mưa hái cho chúng ta từng trái dâu cho đến cái bắp cải (?)
Những người làm nghề xây dựng sẽ lấy đâu ra công nhân đào đất, tráng xi măng hay lợp mái nhà. Họ có sức khoẻ và không đòi lương cao, nhưng có điều họ không hề chung thuỷ : Tôi làm nghề Construction khá lâu và chưa thấy anh Amigo nào ở bền với mình, cho dù tôi đã từng cho một anh cái xe truck khá mới; Noel hay tết đều có phong bao lì xì riêng cho từng công nhân.
Họ hơi giống những người miền quê sông nước của tôi là bóc ngắn cắn dài, làm tới đâu lủm tới đó, không mấy khi để dành. Mua xe thì lựa mua chiếc nào chiếc nấy bự tổ chảng, uống xăng như chủ nó uống bia vậy. Mấy người làm với tôi không bao giờ chịu mua từng xâu nước ngọt 99 cent, bỏ trong thùng đá mà uống cả ngày, mà mỗi lần có xe lunch tới thì họ mua 1$/1 chai mà uống. Họ đi chợ thì ôi thôi mỗi gia đình chất đồ ăn đầy lên có khi tới hai xe lặc lè.
Chúng ta thường than phiền là người Mỹ không coi chúng ta bình đẳng, cho dù chúng ta đã thành công trên công việc và thương trường, con cháu chúng ta học rất giỏi, nhưng hãy tự xét lại chúng ta khi đối xử với những sắc dân khác coi thế nào ?
Có khi nào chúng ta lại là " Chúa chổm " phân biệt chủng tộc hay không (?)
Có rất nhiều người vẫn quen miệng gọi người da trắng là " Ông Mỹ trắng ", nhưng gọi người gốc Phi Châu là " Thằng cha Mỹ Đen ", đến người Mễ thì tụt xuống hạng thấp hơn nữa : " Mấy thằng Amigo " !
Cứ khu nào đông Mỹ trắng thì nhà có mắc hơn nhiều chúng ta cũng lăn xả vào mua; thấy ai ở khu nào đó có đa số dân Mễ là chê bai ở khu xập xệ, nhiều tội ác.
Đó là nói chung chung, còn việc cô con gái cưng mà lại dẫn về giới thiệu một anh Mễ thì ôi thôi ... cả nhà phản đối ngay lập tức.
Có những bậc cha mẹ có con lấy người Mỹ, Mễ rất phiền lòng, chẳng phải họ sợ con họ sau này khổ sở hay người đồng hương phê bình này nọ, mà ngay từ khi tổ chức đám cưới đã thấy trật rơ, nó lạt lẽo làm sao ấy, tiệc cưới ở nhà hàng cũng vậy; rồi tình suôi gia, tình bố vợ con rể nó cũng lạt nhách, gặp nhau thì cũng " How are you; I am fine; I'm glad to see you ... " rồi thế là tịt ngắc, đâu có cái cảnh anh chị suôi người Việt chúng ta ngồi kề cà nói chuyện quê hương, tâm sự hay chia sẻ vấn đề học hành của con cái v v..
Người con gái Việt lấy đàn ông Mễ không nhiều, mà có chăng nữa thì ông này cũng phải thuộc dạng cao ráo đẹp trai và tương đối có chức vụ, nhưng con trai Việt lấy gái Mễ thì khá đông, mà kết quả sống lâu dài với nhau hầu như không có mấy.
Giống dân Mễ ( nhất là con gái ) lai giữa người bổn xứ Da Đỏ và người Âu Châu rất đẹp: Da trắng, tóc dợn sóng, đôi mắt to và lông mi cong vút, còn đồ phụ tùng thì nói theo kiểu bình dân là "Vú cho một vú; đít cho một .. đít ! "
Có người nói ông trời sanh ra giống người da đen để chơi thể thao, âm nhạc và .. làm tình.
Người Mễ cũng không khác người da đen là mấy. Họ khoái đá banh, họ mê âm nhạc một cách lạ lùng, lúc nào cũng cứ cái điệu nhạc Fox chát chình, chát chinh ấy mà nghe cả ngày, mà lại mở lớn tối đa.
Họ rất thích mở Party vào ngày Thứ Bảy. Thường thì họ qui tụ bạn bè ở một công viên nào đấy, mang đồ ăn ra đó mà nướng, nghe nhạc hoặc ca hát với nhau tới chiều. Trời thật tối họ mới kéo nhau về một nhà rồi nhảy nhót đến ba bốn giờ sáng Chúa Nhật mới vãn.
Những ông chồng người Việt khởi đầu cũng còn chiều vợ mà đi dự hàng tuần, nhưng đến những chỗ này thì cứ ngồi nghệt mặt ra, vì vợ mình với bạn bè cứ xổ rặt tiếng Mễ. Khi vào Party thì ông không thích nhảy, cứ phải ngồi chờ vợ bèn nản củ tỉ quá, toàn ngồi ngáp ruồi.
Rồi càng ngày ông càng chán cái kiểu họp mặt đó, than mệt, ở nhà coi con để vợ đi chơi một mình. Cho dù có tin vợ cách mấy đi nữa, mà cô vợ hây hẩy ấy cứ đi gần sáng mới về với chồng thì thế nào cũng có vấn đề rạn nứt tình cảm.
Tại sở làm hay khi bù khú với bạn bè, ai cũng nói gái Mễ .. " cái vụ đó " khiếp lắm, họ xay như xay lúa. Khởi đầu những chàng Trai Việt cũng thích lắm, nhưng rồi đường xa mỏi gối chồn chân, đến khi sanh một vài đứa con thì không biết vì nòi giống họ như thế, hay tại ăn uống thả dàn, cứ đậu bean và bánh bột bắp mà ních, nên bà nào bà ấy sồ ra, ba vòng bằng nhau, sau đó cái vòng cần nhỏ nhất lại vượt lên đứng đầu.
Người ta nói " Người gầy là thầy đ... " nhưng như vậy không có nghĩa là người béo chịu kém thớ đâu nghen, về vụ này họ cũng khiếp lắm đấy nhé. Chạy xe dọc đường mà thấy mấy bà đẩy cái xe con nít trên side walk thì mười bà có đến chín bà là Mễ béo rồi. Họ sanh nhiều và mắn như thỏ vậy.
Có những cặp chồng Việt vợ Mễ trông rất đẹp đôi, có công việc vững chắc thế mà chỉ trên dưới 10 năm là rã !
Ngoại trừ khác biệt về văn hoá, người Việt mà ăn đồ Mễ hoài ngán lắm, như ông chồng muốn ăn canh chua cá kho tộ thì phải nấu lấy mà ăn, và cô vợ dĩ nhiên chê cái mùi nước mắm làm ông chồng tự ái phải nổi lên, thế là to tiếng cãi vã.
Anh NNT nói rằng " Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa, kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên không tặng phong bì, chỉ đem gói quà là một hộp mấy cái ly hay cái bàn ủi mà thôi, mời Mễ đi nhiều thì lỗ chỏng gọng lên ".
Tôi cũng nghe có anh kia lấy gái Mễ, nhà gái đi dự khá đông. Đám cưới xong anh được gần 20 chiếc đồng hồ treo tường, anh tặng lại cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu phải đem ra chợ trời bán được 8$/1 cái. Lời khẳm !
Nói tóm lại, dầu tình yêu không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... nhưng giả dụ con tôi mà dẫn về giới thiệu một đứa con gái Mễ, thì tôi cũng chẳng thể cản ngăn, chỉ buồn thôi vì biết chắc rằng tương lai của thằng con trai mình sẽ thê thảm, sẽ phải è cổ ra trả tiền child support cho đến chết, vì trước sau gì thì rồi chúng cũng bỏ nhau.
Thê thảm thật !
Tân Ngố
theo Banmai.com
Hoàng Hữu Phước - Tôi và Ông Trương Trọng Nghĩa
Hoàng Hữu Phước - Tôi luôn là người phục thiện nhanh chóng, vì vậy cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến Ông là tôi phải nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của Ông, theo hướng: xóa bỏ tất cả tên của Ông, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân Ông, xóa bỏ tất cả những từ ngữ chỉ thích hợp cho trang antichina.blog.com, và nhất là nội dung đi vào thực chất tập trung tranh luận thuần túy.
Hoàng Hữu PhướcMấy tháng nay mỗi khi thấy Ông Trương Trọng Nghĩa có ý kiến phát biểu miệng hoặc qua bài viết trên các báo mà tôi cho rằng không có lợi cho dư luận trong hoàn cảnh khá tế nhị của nước nhà là tôi lại viết một bài blog để nêu các điểm tranh luận.
Chẳng hạn khi các nguồn chống phá trên mạng đang dè bỉu lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà Nước, lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam không dám nói gì làm mếch lòng Trung Quốc, hoặc do có cái gọi là Công Thư Phạm Văn Đồng, hoặc nói ngắn gọn hơn là do bán nước, thì Ông Trương Trọng Nghĩa lại yêu cầu Quốc Hội phải ra Nghị Quyết về Biển Đông trong khi việc ra Nghị Quyết là bất khả thi và yêu cầu như vậy sẽ như thêm dầu vào lửa khiến dư luận hiểu không đúng về cách phản ứng của lãnh đạo Việt Nam, và tôi phải viết ngay một bài để lý giải vì sao là bất khả thi.
Là con dân Việt Nam luôn có mối lo cho tiền đồ xã tắc đối với giặc Tàu phương Bắc, cùng với bao người tôi luôn thóa mạ bọn giặc Tàu và những ai gây phương hại cho đất nước này, trong đó có cả các loại người tham nhũng, hối lộ, phản quốc, phản động, bất lương. Tôi thậm chí còn tạo blog riêng để mắng giặc Tàu (antichina.blog.com) ngay cả khi nghĩ rằng lãnh đạo đất nước ắt có nhiều người không ủng hộ sự quá khích cực đoan của mình.
Song, Ông Trương Trọng Nghĩa không phải là giặc Tàu.
Ông và tôi là nghị sĩ cùng Khóa XIII và cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông có chính kiến của Ông. Tôi có chính kiến của tôi.
Ông có thể đại diện cho cử tri trên toàn quốc. Tôi có thể đại diện cho cử tri trên toàn quốc.
Tại nghị trường Quốc hội kỳ họp này, Ông có thể bảo rằng đang tích cực chuyển tải ý kiến của cử tri qua phát biểu của Ông, và Ông có quyền tự hào chính đáng về cống hiến của Ông. Tại nghị trường Quốc hội kỳ này, tôi cặm cụi xử lý các đơn thư mà người dân ở các tỉnh Miền Bắc gởi đến và từ Thành phố Hồ Chí Minh gởi ra tôi để cầu cứu kêu oan, và tôi có quyền tự hào chính đáng về cống hiến của tôi.
Ông và tôi hoàn toàn không có tư thù cá nhân, và hoàn toàn chưa có bất kỳ cuộc đấu khẩu bất đồng ý kiến căng thẳng nào cả. Nội dung phản bác của tôi tất nhiên trên cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng, nhưng tất nhiên cách hành văn của tôi trong khi phù hợp với các bài chống giặc Tàu trên antichina.blog.com thì không chắc sẽ thích hợp với các bài chống lại ý kiến của Ông trên hhphuoc.blog.com.
Như lúc Ông nói không đúng về tôi [1] khiến tôi nhận được những thứ như thế này:
thì khi tôi viết không đúng về Ông sẽ đương nhiên khiến Ông cực kỳ tức giận. Và khi Ông tức giận, Ông lựa chọn cách gởi thư cho lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là quyền của Ông, và tôi tôn trọng quyết định lựa chọn của Ồng.
Tôi luôn là người phục thiện nhanh chóng, vì vậy cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến Ông là tôi phải nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của Ông, theo hướng: xóa bỏ tất cả tên của Ông, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân Ông, xóa bỏ tất cả những từ ngữ chỉ thích hợp cho trang antichina.blog.com, và nhất là nội dung đi vào thực chất tập trung tranh luận thuần túy.
Từ nay, những bài viết tranh luận của tôi sẽ theo cách thuần quan điểm như vậy.
Thùng nước đá [2] càng trong lành thì càng tốt cho người đọc có công tâm.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Ghi chú:
[1] Hoàng Hữu Phước. 20-11-2011. Chụp Mũ. http://hhphuoc.blog.com/?p=56
[2] Hoàng Hữu Phước. 29-8-2012. Thùng Nước Đá và Blog. http://hhphuoc.blog.com/?p=181
(Blog Hoàng Hữu Phước)
Chẳng hạn khi các nguồn chống phá trên mạng đang dè bỉu lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà Nước, lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam không dám nói gì làm mếch lòng Trung Quốc, hoặc do có cái gọi là Công Thư Phạm Văn Đồng, hoặc nói ngắn gọn hơn là do bán nước, thì Ông Trương Trọng Nghĩa lại yêu cầu Quốc Hội phải ra Nghị Quyết về Biển Đông trong khi việc ra Nghị Quyết là bất khả thi và yêu cầu như vậy sẽ như thêm dầu vào lửa khiến dư luận hiểu không đúng về cách phản ứng của lãnh đạo Việt Nam, và tôi phải viết ngay một bài để lý giải vì sao là bất khả thi.
Là con dân Việt Nam luôn có mối lo cho tiền đồ xã tắc đối với giặc Tàu phương Bắc, cùng với bao người tôi luôn thóa mạ bọn giặc Tàu và những ai gây phương hại cho đất nước này, trong đó có cả các loại người tham nhũng, hối lộ, phản quốc, phản động, bất lương. Tôi thậm chí còn tạo blog riêng để mắng giặc Tàu (antichina.blog.com) ngay cả khi nghĩ rằng lãnh đạo đất nước ắt có nhiều người không ủng hộ sự quá khích cực đoan của mình.
Song, Ông Trương Trọng Nghĩa không phải là giặc Tàu.
Ông và tôi là nghị sĩ cùng Khóa XIII và cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông có chính kiến của Ông. Tôi có chính kiến của tôi.
Ông có thể đại diện cho cử tri trên toàn quốc. Tôi có thể đại diện cho cử tri trên toàn quốc.
Tại nghị trường Quốc hội kỳ họp này, Ông có thể bảo rằng đang tích cực chuyển tải ý kiến của cử tri qua phát biểu của Ông, và Ông có quyền tự hào chính đáng về cống hiến của Ông. Tại nghị trường Quốc hội kỳ này, tôi cặm cụi xử lý các đơn thư mà người dân ở các tỉnh Miền Bắc gởi đến và từ Thành phố Hồ Chí Minh gởi ra tôi để cầu cứu kêu oan, và tôi có quyền tự hào chính đáng về cống hiến của tôi.
Ông và tôi hoàn toàn không có tư thù cá nhân, và hoàn toàn chưa có bất kỳ cuộc đấu khẩu bất đồng ý kiến căng thẳng nào cả. Nội dung phản bác của tôi tất nhiên trên cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng, nhưng tất nhiên cách hành văn của tôi trong khi phù hợp với các bài chống giặc Tàu trên antichina.blog.com thì không chắc sẽ thích hợp với các bài chống lại ý kiến của Ông trên hhphuoc.blog.com.
Như lúc Ông nói không đúng về tôi [1] khiến tôi nhận được những thứ như thế này:
thì khi tôi viết không đúng về Ông sẽ đương nhiên khiến Ông cực kỳ tức giận. Và khi Ông tức giận, Ông lựa chọn cách gởi thư cho lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là quyền của Ông, và tôi tôn trọng quyết định lựa chọn của Ồng.
Tôi luôn là người phục thiện nhanh chóng, vì vậy cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến Ông là tôi phải nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của Ông, theo hướng: xóa bỏ tất cả tên của Ông, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân Ông, xóa bỏ tất cả những từ ngữ chỉ thích hợp cho trang antichina.blog.com, và nhất là nội dung đi vào thực chất tập trung tranh luận thuần túy.
Từ nay, những bài viết tranh luận của tôi sẽ theo cách thuần quan điểm như vậy.
Thùng nước đá [2] càng trong lành thì càng tốt cho người đọc có công tâm.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Ghi chú:
[1] Hoàng Hữu Phước. 20-11-2011. Chụp Mũ. http://hhphuoc.blog.com/?p=56
[2] Hoàng Hữu Phước. 29-8-2012. Thùng Nước Đá và Blog. http://hhphuoc.blog.com/?p=181
(Blog Hoàng Hữu Phước)
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 8 Trách Nhiệm
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Nói đến "tinh thần độc lập", cần phải tiến thêm một bước nữa để bàn rộng và sâu đến cái nguyên nhân vì đâu con người hiện thời rất thiếu nhiều về tư cách ấy. Nguyên nhân ấy, chính là tinh thần vô trách nhiệm.
Bất kỳ là làm việc gì, hễ có thất bại thì đổ thừa cho không biết bao nhiêu là nguyên nhân khác ngoài mình, trừ ra mình. Tại xã hội, tại hoàn cảnh, tại mạng số, trừ vận thời... toàn là tại ngoại giới làm cho mình hư hỏng.
Tinh thần nhu nhược ấy, Epictéte bàn đến nguyên nhân nó bằng một ví dụ rất rõ ràng và đơn giản này. "Vì đâu ta có những cách phán đoán sai lầm? Phải chăng là tại cách dạy dỗ của ta lúc nhỏ. Đi, mà rủi phải vấp lấy cục đá thì vú hay mẹ, thay vì rầy ta, lại đi rầy rà với cục đá, mắng nó, đập nó, để cho ta vui lòng hả dạ. Trời ơi! Cục đá nó tội tình gì? Nó có độ trước rằng ta sẽ đụng nó để mà tránh qua chỗ khác chăng? Đến khi lớn lên, đi tắm về, mà cơm dọn chưa xong, ta nóng giận, la lối om sòm. Thay vì dạy cho ta thấy sự lầm lạc và vô nghĩa lý của cử chỉ ta, thì thấy mẹ ta lại đi rầy chị ở hay anh bếp... Đến khi ta thành nhân rồi, ra ở đời, hằng ngày trước mặt ta cũng vẫn xảy ra toàn những cảnh ngộ như thế. Khi ấy ta cũng vẫn đối đãi với nó như lúc ta còn thơ ấu. Than ôi! Đời sống của ta chỉ mãi là đời sống của một đứa con nít mà thôi sao?".
Bà Maria Montessori nói: "Đứa trẻ không tập hành động lấy một mình, không tập chỉ huy lấy hành vi của mình, không tập cai quản lấy ý chí của mình, khi lớn lên sẽ là một kẻ dễ bị dụ dỗ, sai khiến, và luôn luôn có tánh ỷ lại vào người khác. Đứa học trò thường bị rầy la quở mắng sẽ sanh lòng chán nản, không tin mình và hay sợ sệt nhút nhát. Lớn lên sẽ là kẻ có tính phục tùng và hay rủn chí, thiếu cả nghị lực tinh thần.
"Sự phục tùng mà ta bắt buộc con cái ta phải theo, sự phục tùng tuyệt đối, vô lý và bất công, đó là cách điêu luyện chúng để tránh dễ bị lôi cuốn theo những sức mạnh đui mù của xã hội.
"Trừng phạt bằng cách đem đứa có tội làm bia quở trách cho phần đông bạn tác, thật không khác nào cái khổ hình "đóng nọc" (supplice au pilori), cái đó làm cho đứa trẻ sợ điên lên, đến không còn nghị lực suy nghĩ phán đoán gì nữa cả đối với dư luận chung quanh, dẫu rằng dư luận ấy có bất công lầm lạc đến thế nào cũng mặc. Cái đó, nó làm hèn con người đi, đến mất cả lòng tin, tự trọng. Sau này, chúng sẽ là bọn người có tính quá sùng bái đui mù đối với những tay lãnh đạo, bất kỳ là họ thuộc về đảng phái nào...".
Tinh thần vô trách nhiệm, như ta thấy, do cách giáo dục sai lầm gây nên, đã ăn sâu vào tâm khảm của mỗi một người của chúng ta, nên chi, không trách vào ngày nay hạng người điềm đạm rất ít thấy.
Kẻ bao giờ cũng ỷ lại vào kẻ khác để định đoạt cuộc đời cho mình, bất cứ hành động hay tư tưởng nào, cũng phục tùng, mô phỏng theo kẻ khác, kẻ ấy không bao giờ làm tín đồ của điềm đạm được.
Họ trốn tránh trách nhiệm: bất kỳ là việc gì sự gì, họ là kẻ theo sau kẻ khác. Ở nhà thì có cha mẹ, anh chị thay thế mà tư tưởng và chỉ huy hành động cho. Lớn lên, có hội đảng, có nghiệp đoàn, có tôn giáo, luân lý, sách vở thay thế mà tư tưởng và chỉ huy hành động cho; họ không cần phải suy nghĩ lấy một mình nữa. Họ là một phần tử vô trách nhiệm trong những cuộc hưng vong trị loạn của gia đình, của quốc gia, của xã hội nhân loại.
Người vô trách nhiệm là người vô tâm, mà vô tâm, là để tâm hồn mình tha hồ cho ngoại cảnh lôi cuốn, sai sử, người như thế là người nô lệ, không thể điềm đạm được. Điềm đạm là hiện tượng của một tâm hồn tự chủ, hết sức hữu tâm trong các hành vi hay tư tưởng của mình.
Ta cần phải tập cái tánh "ham trách nhiệm" ngay từ lúc nhỏ, không thế, lớn lên khó mà trừ khử nó cho dễ dàng bởi vì "thói quen" vô trách nhiệm cũng đáng sợ vậy.
Mộc đè
Hắn cắm cúi bước nhanh trên con đường mòn xuyên qua rừng dương, xuyên qua những nấm mồ phủ đầy những trái và lá dương khô trong bóng chiều nhập nhòa. Tự dặn mình không được nhìn quanh để chế ngự nỗi sợ nhưng hắn không cưỡng lại được ý muốn liếc xéo vào miếu âm hồn bên cạnh đường mòn.
Nằm ẩn dưới tàng cây duối rậm như cái đầu tóc khổng lồ phủ bên trên, ngôi miếu âm hồn tối mờ mờ nổi rõ hai chiếc đèn bằng sứ thẳng đuột đã tróc lớp men phủ bên ngoài phơi ra lớp cốt trắng mốc, tờ giấy bản hồng điều một đầu đặt dưới lư nhang, phần còn lại thè ra bên ngoài một dải màu đỏ nhợt. Tất cả biến thành một cái mồm quái đản đầy đủ hai răng nanh và cái lưỡi ma quái le dài trong cái trí giàu tưởng tượng và cái tâm nhiều sợ hãi của hắn. Hắn phát hoảng ù chạy…
Nhà đây rồi! Ngôi nhà ngói nằm cách biệt ở đầu xóm của cha con hắn.
Quẳng chiếc ba-lô xuống đất, hắn ngồi trên mép hè dựa vào cột trụ thở dốc. Hết mệt, hắn chống tay định ngồi dậy thì nghe tiếng động sau lưng. Hắn ngoái đầu nhìn ra sau và phát hoảng nhào ngay ra sân. Con tim tội nghiệp của hắn cơ hồ muốn nổ tung vì tăng nhịp đột ngột. Trong chái nhà tối nhờ nhờ, con mèo mun đang khom mình dùng hai chân trước cào cào lên nắp cỗ quan tài, miệng kêu meo meo nhìn hắn với đôi mắt sáng quắc. “Mẹ kiếp!”. Hắn buột miệng chửi thề và đặt bàn tay xương xẩu lên ngực trái. Đó là cỗ áo quan cha hắn lo trước cho mình. Ông đóng một cặp. Một cái đã mang thân mẹ hắn về với đất. Ông đã chuẩn bị cho mình một ngày sẽ đi xa bởi không trông mong gì ở đứa con chống gậy là hắn đã ba mươi tuổi vẫn còn lông bông.
- Thằng Khả về đấy à?
Hắn quay lại. Cụ già râu tóc bạc trắng như cước chống gậy đứng ở cửa nhà trên. Cha hắn!
- Dạ. Trình cha, con mới về.
Hắn cúi đầu đáp rồi đi nhanh đến bên cha cầm lấy bàn tay gầy guộc. Hắn cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay cha già và thấy vững tin bên cạnh cha mình.
Đôi mắt người cha nhìn sâu vào đôi mắt đứa con. Hắn thấy có lỗi khi cảm nhận sự thất vọng sâu trong đôi mắt cha. Hắn nói:
- Giậm nát cả một vùng rộng lớn từ Kon Tum đến Bình Dương mà con chưa gặp được.
Người cha lắc đầu:
- Kỳ đâu phải là thứ dễ tìm. Tại sao con lại phí công đi tìm cái mù mờ trong khi để rơi cái quý nhất của đời người là tuổi thanh xuân?
***
Hắn nằm trên phản hút thuốc. Bộ phản được làm từ gốc cây gõ rục to gần bằng hai vòng tay ôm không biết bị ngã tự lúc nào. Dưới thân cây là bộ xương của một loài mãnh thú giập nát với những cái móng vuốt cong như câu liêm, bộ răng nhọn hoắt có bộ nanh dài hơn tấc. Hắn lơ đãng nhìn ra ngoài cửa sổ ngẫm nghĩ lời cha nói. Mới đây mà thời gian trôi qua nhanh quá. Đã mười năm với ước mơ đổi đời vẫn cứ còn là mơ ước. Cái tinh hoa của đất trời được kết thành nhờ một loài cây. Cái tinh mộc ấy phải chăng không để đến bàn tay thô kệch và ước mơ phàm tục của hắn chạm vào? Mười năm của tuổi xuân rụng rơi trên những nẻo đường rừng hắn đã đi qua, bỏ quên bổn phận và trách nhiệm làm con.
Hắn chớp mắt nhìn sâu vào khoảng đồng trống dưới trăng mùng bốn. Lạ quá! Hình như có những bóng người chạy nhảy trên cánh đồng một thời là bãi tập kết xác giặc để trực thăng bốc đi trong trận đánh oanh liệt mười hai ngày đêm năm nào. Và hình như có tiếng cười, tiếng khóc ai oán thoảng đến xen lẫn với tiếng “de de” trong ống tai. Hắn bỗng cứng đờ trong cảm giác rùng rợn: tê liệt sức phản kháng, vô phương vận động và nghẹn thở. Ý thức sinh tồn vùng vẫy trong tuyệt vọng… Người đàn ông vác cái hòm đi thẳng đến cửa sổ. Đôi mắt vô hồn như mắt cá chết trôi trân trân nhìn hắn. Đôi môi nhợt nhạt xám ngoét như da trâu kéo căng để lộ hàm răng trắng nhởn nhọn hoắt. Khuôn mặt ma quái xoay nghiêng, những ngón tay xương xẩu đỡ cái hòm xoay ngang dài thậm thượt… Lại ánh mắt vô hồn như mắt cá chết. Đôi môi nhợt nhạt xám ngoét, hàm răng trắng nhởn nhọn hoắt. Khuôn mặt quái đản choán gần hết cửa sổ. Hắn bất lực, kinh hoàng…
Tiếng ho sù sụ vẳng đến tai hắn như từ một thế giới nào. Xa thẳm trong ý thức hắn biết đó là tiếng ho già nua của cha già. Hắn như bị một sức nặng ngàn cân vô hình đè lên, thân thể dính chặt xuống bộ phản và cái sức mạnh ma quái đẩy trí lực hắn đến tận cùng của sự kinh hãi. Tiếng ho như cái phao cứu sinh để hắn bấu víu cố ngoi lên để sống, để bằng một cố gắng hết sức của cái tôi được tiếng ho đánh thức trong một ý thức gần như bị tê liệt, hắn vùng dậy được. Thân thể mệt bơ phờ, mồ hôi đầm đìa và sự tức tối bùng lên mãnh liệt. Hắn thở dốc vọt ngay xuống đất, chụp lấy cái rựa dựng ngay góc nhà sải những bước dài ra sân vòng lại phía cửa sổ… Chẳng có gì ngoài tàu lá chuối úa vàng bị gió thổi te rách gãy gập cuống vắt đung đưa lên con bù nhìn nghiêng ngả. “Mẹ kiếp!”. Hắn buột miệng và với tất cả sức mạnh, hắn điên tiết quay lưỡi rựa đúng ba phần tư vòng chém tàu chuối và con bù nhìn làm hai.
“Khả ơi!”. Hắn nghe tiếng cha từ trong nhà vọng ra. Hình như không phải từ buồng ngủ mà từ chỗ quan tài.
***
Mấy hôm nay trời chuyển, nghe rão từng khớp xương, nhức từng bắp thịt. Thân già như cái tráp khảm xà cừ đựng vật gia bảo đã khô giòn vệt keo gắn khảm, nhưng vật đựng trong tráp vẫn nguyên giá trị. Bằng chút sức lực cuối đời và kinh nghiệm sống một đời, người cha quyết thức tỉnh bằng được đứa con ôm giấc mộng làm giàu hoang tưởng.
Người cha chống tay ngồi dậy. Cổ họng như có con giun ngọ nguậy nhột nhạt khó chịu làm ông ho một tràng dài. Mệt quá! Già rồi, mỗi khi ho là ruột gan như lộn tùng phèo cả lên. “Nhỏ cậy cha, già cậy con”. Có thằng con độc đinh thì nó lại bắt được sức quyến rũ của mùi thơm trầm kỳ qua lời kể của những người phường điệu. Rồi mẹ nó chết mà không thấy mặt nó. Rồi ông qua tuổi bảy mươi mà vò võ một mình không con cháu. Đêm khuya nghe như có tiếng gầm gừ cào cấu nơi bộ phản trên nhà, nghe như có lời tỉ tê của mẹ nó về… Hôm nay thằng Khả về ông phải bảo nó ở hẳn lại nhà lấy vợ sinh con. Đến nỗi này thì ông phải cho nó biết số của nả của cha mẹ dành dụm một đời cho nó. Một mình già cả ở nhà ông đã chọn nơi cất giấu ít ai ngờ đến nhất.
Ông đi xuống chái nhà nơi đặt cỗ quan tài.
Ba năm sau. Chiếc quan tài đã mang thân người cha về với đất. Trước khi chết, cha Khả đã nhìn thấy đứa cháu đích tôn để thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng. Nơi trước kia đặt bộ phản bây giờ là bàn thờ phảng phất mùi nhang trầm hàng đêm. Bộ phản được kê dưới bếp để vật dụng linh tinh. Trước đó Khả nghe kể rằng những cây rừng khi ngã đè phải thú dữ thì máu của nó ngấm vào thân cây hóa thành tinh mộc. Khi xẻ cây ấy đóng giường phản để nằm thì người nhẹ vía thường bị cứng đờ không cử động được, nghẹn thở, mất hết sức lực để phản kháng như con thú bị cây đè. Cần phải có một tác động nào đó từ bên ngoài mới giải thoát được hiện trạng. Người ta gọi hiện trạng đó là “mộc đè”. Có đúng vậy không?
Truyện ngắn Phụng Tú
Lạy Phật!
Chắp tay tôi lạy ngày xưa
Phật từ muôn kiếp mà chưa đến mình
Gió chẳng động, tâm chùng chình
Tấm thân đè nặng vô minh cõi miền.
Chắp tay tôi lạy cửa thiền
Tưởng hàng Phật gỗ lặng yên suốt ngày
Mênh mang quá khứ, vị lai
84 vạn kiếp rộng dài hay chưa?
Chắp tay tôi lạy bốn mùa
Ngổn ngang vọng tưởng búa xua đến giờ
Cõi đời là thật hay mơ
Tôi không hình tướng, còn ngờ nỗi đau.
Không mong linh ứng nhiệm màu
Chỉ mong trở lại kiếp sau là mình.
Chu Minh Khôi
Đi một mình
- “Con sẽ không đợi một ngày kia…
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?”
(Mẹ - Đỗ Trung Quân)
Thế rồi những ngày nắng rát cũng đi qua. Sài Thành đang trong mùa mưa, có khi mưa nhè nhẹ, khi ồ ạt đến rồi đi nhanh. Sài Gòn mùa lá đổ, những cơn mưa chiều dài lê thê, có khi đến tận nửa đêm mới tạnh… Mưa ở đây làm cho con người ta phải cứ vội vã, con đường về nhà cảm thấy xa hơn. “Tam nguyệt kiết hạ an cư” cũng đã đến ngày viên mãn. Rồi con sẽ về! Tháng Bảy. Vẫn luôn là như thế, không bao giờ gọi điện thoại để báo trước là sẽ về. Bởi con muốn bước thật chậm để hít một hơi dài là nghe mùi của đất ở quê mình, để lắng nghe tiếng hò hét inh ỏi của mấy đứa nhỏ cứ tụ tập ở đầu xóm đều đều mỗi ngày.
Không báo trước, bởi vẫn muốn được gọi “Má ơi” hoặc giả vờ gõ nhẹ vào cách cửa hỏi “Chị H. ơi! Có ở nhà không rứa?”, rồi được nghe tiếng bước chân dồn dập của mẹ từ phía sau nhà đón chào, trên môi nụ cười như tỏa nắng, ánh mắt bất ngờ, ấm lòng con những ngày dài trông đợi. Để biết, ở nhà, luôn có mẹ. Ở nhà, vẫn còn có bà ngoại, người đã nuôi tuổi thơ con lớn lên bình yên. Tuổi thơ cũng chân trần lấm đầy bùn đất nhưng không đến độ lam lũ. Về nhà, chẳng bao giờ mẹ hỏi con thích ăn cái gì, chốc chốc là thấy trong nhà có ngay món mì Quảng.
Còn nhớ hồi lên 9 tuổi, ngày tôi bước ra khỏi nhà, mẹ cứ ngồi lặng thinh ở đó và bảo tôi hãy nghĩ cho thật kỹ nghe. Thế rồi tôi phải năn nỉ anh Hai chở đến chùa xin thầy ở lại để tu học. Bắt đầu từ đó, mẹ đã dạy cho tôi biết tự lập, biết tự đi bằng đôi chân của mình, biết đứng lên sau những lần té ngã. Mặc dù, rất lâu sau này tôi mới hiểu ra điều đó. Mẹ giải thích rằng: Mẹ không dắt con đi vì đó là điều mà con yêu thích, là đường mà con đã chọn, nên con cần phải xác định, nên chi tự con phải bước đi. Dù cho bản thân mẹ tôi là một người Phật tử thuần thành. Rồi tôi khóc, nhớ mãi câu nói đó của mẹ, đã lớn lên thêm một chút…
Hồi con bé xíu, vô ưu vô lo làm sao mà tôi hiểu? Chỉ có thể nhớ, lúc chỏm tóc còn vén ngang tai, mỗi lần sau giờ tụng kinh tối, tiếng mõ vừa dứt hồi, tôi cởi vội chiếc ào tràng máng lên cửa sổ, rồi chạy ra phía trước sân, níu chiếc xe đạp của mẹ, nức nở, nước mắt ngắn dài… Có thể hiểu như là: giữa tình yêu thương của mẹ và con đường lý tưởng lúc này hãy còn chênh vênh lắm!
Cho đến ngày 20-10 năm đó, năm tôi 19 tuổi, trong dịp lễ, cô giáo đọc cho cả lớp nghe một bài viết Ba hạt đậu xanh của mẹ. Trong câu chuyện đó, người mẹ đã dạy con rằng:“Các con là những cây đậu xanh ở ngoài sân, dù không được chăm sóc tốt, không được ở những nơi sung sướng nhưng đã lớn lên vững chãi. Đó là sự tự lập các con hiểu không?” Lúc đó, tôi đã rất xúc động, không hẳn chỉ là một sự đồng cảm, mà hơn ai hết, tôi hiểu rõ mình. Tách ra khỏi đám đông, tự tìm cho mình một nơi an toàn, tôi ẩn đi những giọt nước mắt đang tự trào. Như vậy, là tôi hiểu: anh em của mình cũng là ba hạt đậu xanh của mẹ. Như vậy, là tôi biết: những cành hoa dại ngoài trời kia thì chẳng bao giờ có cảm giác “ngại gió e sương”. Tôi lớn lên từ đó. Chỉ có thể tạm gọi là như vậy.
Lúc nhỏ, hình như nhìn tôi, lúc nào cũng với cái dáng vẻ lì lợm, ít nói, chậm chạp, nhưng thật ra cũng mang chút điềm đạm, ưu tư. Cứ mỗi khi nhìn trời mưa, tôi lại nghĩ, lại tưởng tượng nhưng mà không thể nào tưởng tượng ra được, những cơn mưa xối xả, cuồn cuộn ngoài kia có bao giờ giống như những ngang trái và gian nan của cuộc đời mẹ? Bão tố có bao giờ qua đây không? Mẹ tuyệt đối là người rất mạnh mẽ, chịu thương, chịu khó, nên con cũng sẽ là như vậy! Riêng bản thân tôi đã từng nghĩ: Có khi khóc cũng là một cách nương tựa vào chính mình. Và sự thật là tôi đã lớn lên từ những giọt nước mắt. Ngày ấy xa dần, xa dần…
Người bạn đã nhắc nhở, tình thương dành cho mẹ có nói bao nhiêu, lo nghĩ chừng nào thì cũng mênh mông, rộng lớn, mãi mãi là như vậy, “vô bờ bến” không bao giờ nói hết. Thế là... Tôi tiếp nghĩ... hạt giống yêu thương thì lúc nào cũng sẵn có, thay vì cứ ưu lo thì ta hãy biểu hiện cho tình thương đó được trọn vẹn như lời của Bụt đã dạy. Mình đã rất hạnh phúc vì đã có đường đi. Như thế cả con và mẹ, khi nghĩ về nhau, lại cảm thấy rất an lòng, phải không mẹ?
Đi học xa, thỉnh thoảng tuần một đến hai lần thì tôi gọi điện thoại về hỏi thăm mẹ. Cứ như thế để mẹ cũng cảm nhận được mình vẫn luôn có mặt xung quanh đâu đó, để phòng lỡ có đúng lúc “trái gió trở trời” mẹ lại đỡ thấy tủi lòng, để mẹ thấy con dù lớn, hay đi đâu, vẫn là con của mẹ.
Thu về. Đã trung tuần tháng Bảy. Những lời kinh, khúc nhạc về ơn sinh thành của cha mẹ lại vang vọng khắp nơi, bằng tấm lòng của những người con hiếu thảo. Vu lan về là dịp để nhắc nhớ, là dịp để cho những đứa con lưu lạc khắp muôn phương, vì cuộc mưu sinh cơm áo, vì sự nghiệp..., cả là vì lý tưởng, quay về để gần gũi, để yêu thương, để thể hiện trọn sự hiếu nghĩa của mình. Tháng Bảy, con cũng được về bên mẹ. Đó là những ngày rất ngắn, nhưng niềm hạnh phúc với con, lại rất dài.
Buổi sáng cùng mẹ thức dậy, đón chào một ngày mới trong tiếng gà gáy sớm, tiếng chuông chùa phía bên kia đồng, vang lên, dội ra từ “bức tường” núi chắn. Tiếp đó thì làm những việc mà rất lâu mình không được làm, lau chùi bàn thờ, quét cái nhà, nhổ cỏ sau vườn, bắt chước mẹ, sửa soạn mấy dây bí, dây đậu, hỏi đủ thứ chuyện, nói líu lo như con chim hót giữa khu vườn rau xanh. Thỉnh thoảng cũng có cảm giác cứ hơi loanh quanh, nhưng không hề lo nghĩ, ở nhà dọn dẹp, đợi mẹ đi chợ về như một đứa con nít, nấu cho mẹ những bữa cơm chay đạm bạc. Những ngày bình yên ở “xóm núi” thật giản dị…
“Đôi khi lẩn thẩn trên non vắng
Mà vẹn ân tình với núi sông".
Hạnh phúc của những người làm nông ở quê tôi vốn đơn sơ; hạnh phúc của họ là được gieo trồng, được chăm sóc, nuôi dưỡng, rồi thu hoạch những ngày mùa. Người ta bằng lòng với những gì mình làm nên, đó là kết quả của đôi bàn tay, của sức lao động, là “gieo nhân và gặt quả”. Buổi chiều về, men theo những con đường làng là ruộng lúa hai bên, tiếng cuốc, tiếng cày va vào nhau leng keng, tiếng bước chân lớn dần…của những người nông dân trên đường đi đồng về, ghé lại hỏi thăm nhau, vang vang cả một xóm nhỏ bình yên. Tôi nép sau song cửa sổ, ngắm nhìn, “đây là mặt đất, đây là trời cao, đây là nơi đã sinh ra con…”.
Một ngày bình yên trôi.
Về nhà, tối đến không còn tiếng xe cộ chen chúc nhau, không còn đèn xanh đỏ thắp lên mọi nơi cao thấp. Thật ra, cuộc sống nơi Sài Gòn tôi vẫn cảm thấy không quen, không gần gũi. Tối ở quê xung quanh bầu trời đêm đen tịch tĩnh, vài tiếng côn trùng đâu đó, trăng ở quê chắc cũng sáng hơn trăng thành phố. Chuyến tàu đêm sẽ đi ngang qua xóm nhỏ này, tiếng còi tàu từ xa xa lại gần, rồi nhỏ dần, xa tít, chìm hẳn trong đêm. Tôi nhắm mắt niệm rằng: những gì đang xảy ra là quan trọng nhất, từng bước chân, từng hơi thở của mình đang tiếp nhau, là mầu nhiệm. Hiện tại là tuyệt vời. Quá khứ hay tương lai là ảo tưởng, không mang đến cho ta bất kỳ hạnh phúc nào trong cuộc sống của bây giờ.
Ngày mai con lại vác ba-lô lên mà đi tiếp, chỉ mong mẹ, đừng nhìn tiễn con như lưu luyến, mắt vừa ngấn lệ, trong ngần. Cuộc đời con cứ thế sẽ là những lần đến đi thầm lặng. Những chuyến đi chỉ có một mình.
Nhớ đến bài kinh con vừa đọc lại, kinh Người biết sống một mình, Đức Phật đã dạy cho chúng đệ tử lúc Ngài còn ở tịnh xá Kỳ Viên:
“Ðừng tìm về quá khứ / Ðừng tưởng tới tương lai / Quá khứ đã không còn / Tương lai thì chưa tới. / Hãy quán chiếu sự sống / Trong giờ phút hiện tại / Kẻ thức giả an trú / Vững chãi và thảnh thơi. / Phải tinh tiến hôm nay / Kẻo ngày mai không kịp / Cái chết đến bất ngờ / Không thể nào mặc cả. / Người nào biết an trú / Ðêm ngày trong chánh niệm / Thì Mâu Ni gọi là / Người biết sống một mình”.
Con cũng đã chứng kiến những lần ra đi vĩnh viễn của một đời người, mắt điềm tĩnh hơn xưa. Vì mình là con Phật, phải học cách an nhiên giữa vô thường, mẹ nhỉ? Bởi quy luật là nghiệp duyên, sinh-diệt, hợp-tan. Phải chân thành đối diện với sự thật cuộc đời. Con cũng đã không còn đánh rơi những giọt nước mắt trong mưa. Những cơn mưa ngày hôm qua đã làm mới và nuôi dưỡng cho con ngày hôm nay.
Con lại trở về, vẫn chỉ đi một mình, mang theo trong túi một đóa hoa màu hồng. Lòng vui sướng lạ!
Tạp bút TN.Tịnh Tâm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)